Mục lục
4 tội danh với 55 năm tù trong bản cáo trạng J6 lịch sử của Trump
Niall Stanage, Tierney Sneed and Zachary Cohen
Chính thức cựu Tổng thống Donald Trump đã bị truy tố lần thứ ba vào thứ Ba, ngày đầu tiên của tháng 8 vì những nỗ lực bất hợp pháp nhằm lật ngược kết quả của cuộc bầu cử năm 2020. Các công tố viên cho biết trong các tài liệu buộc tội mới rằng Trump “quyết tâm duy trì quyền lực” sau khi thua cuộc bầu cử năm 2020, ông ta cùng sáu đồng phạm chưa bị truy tố đã dàn dựng một âm mưu lật ngược kết quả và dẫn đến hậu quả là ngày đáng xấu hổ 6 tháng 1 năm 2021.
Tin tức về bản cáo trạng được đưa ra ngay sau 5 giờ chiều sau cuộc họp của đại bồi thẩm đoàn Washington.
Trong một lần xuất hiện ngắn, Cố vấn đặc biệt Jack Smith đã nghiêm khắc và thẳng thắn cáo buộc Donald Trump có hành vi lừa đảo nhằm “cản trở chức năng cơ bản của chính phủ Hoa Kỳ – quy trình thu thập, kiểm đếm và xác nhận kết quả bầu cử tổng thống của quốc gia.”
Sau đây là 4 tội danh chính chính từ bản cáo trạng J6 của Donald Trump.
Đó là: a) âm mưu lừa gạt Hoa Kỳ; b) âm mưu cản trở một thủ tục tố tụng chính thức; c) cản trở và cố gắng cản trở một thủ tục chính thức; d) âm mưu chống lại các quyền.
Hai tội danh bị cáo buộc liên quan đến cản trở một thủ tục tố tụng chính thức phải chịu hình phạt khắc nghiệt nhất. Bản án tối đa cho mỗi tội là 20 năm tù.
Tội âm mưu chống lại các quyền có mức án tối đa là 10 năm, trong khi tội danh thứ tư có mức án tối đa là 5 năm.
Các công tố viên đã sử dụng một phần bản cáo trạng để nêu chi tiết các phần cấu thành của âm mưu bị cáo buộc. Trong một cáo buộc khác chống lại cựu tổng thống, các công tố viên đang dựa vào luật dân quyền thời Tái thiết nghiêm cấm các âm mưu tước đoạt quyền của một người – trong trường hợp này là “quyền bầu cử và phiếu bầu của một người được tính.”
Họ chỉ ra áp lực lên các quan chức nhà nước để thay đổi kết quả hợp pháp của cuộc bầu cử; một nỗ lực để đẩy các nhóm đại cử tri ủng hộ Trump bất hợp pháp; nỗ lực sử dụng Bộ Tư pháp để “tiến hành các cuộc điều tra tội phạm bầu cử giả”; cố gắng thúc đẩy Phó Tổng thống khi đó là Mike Pence giúp ngăn chặn việc chứng nhận các kết quả hợp pháp; và các hành động nhằm thuyết phục các thành viên của Quốc hội tiếp tục trì hoãn việc chứng nhận ngay sau cuộc bạo động ngày 6 tháng 1 năm 2021 tại Điện Capitol.
Dĩ nhiên, Donald Trump đã lên tiếng phủ nhận mọi hành vi sai trái. Điều này quá đơn giản để hiểu, vì chẳng có kẻ cắp nào cúi đầu thú nhận tội lỗi ngay khi vừa bị kết tội cả, còn nước còn tát, câu giờ là chủ yếu, cứ chối tội trước tính sau.
Nhưng trọng lực của vấn đề là hiển nhiên. Đây cũng là lần đầu tiên Trump phải đối mặt với hình phạt hình sự vì hành động của mình vào ngày 6 tháng 1 – là một trong những ngày đen tối nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Smith đang cố gắng hết sức để chứng minh Trump cố ý nói dối. Các đồng minh của Trump lên tiếng bênh vực Trump và cho rằng ông ấy tin một cách hợp pháp rằng cuộc bầu cử là gian lận và do đó, theo suy nghĩ của ông ấy, những nỗ lực lật đổ nó là nhằm mục đích để sửa sai.
Một luật sư của Trump, John Lauro, nói với Fox News hôm thứ Ba rằng, ông ta muốn chờ xem làm thế nào các công tố viên có thể “chứng minh ngoài sự nghi ngờ hợp lý” rằng Trump tin rằng tuyên bố của ông về cuộc bầu cử gian lận là sai. John Lauro sẽ không phải chờ đợi lâu vì các công tố viên sẽ đưa ra một trường hợp như vậy trong bản cáo trạng.
Họ cho rằng Trump “đã nhiều lần được thông báo rằng những tuyên bố của ông ấy là không đúng sự thật – bởi những người mà ông ấy dựa vào để xin lời khuyên thẳng thắn về các vấn đề quan trọng và những người có vị trí tốt nhất để biết sự thật.”
Trump đã “lan truyền những lời dối trá rằng đã có gian lận kết quả trong cuộc bầu cử và rằng ông ấy đã thực sự thắng” bản cáo trạng nêu rõ, đồng thời nói thêm rằng “các tuyên bố là sai và Bị cáo biết chúng là sai.” Nhưng dù sao thì bị cáo cũng đã phổ biến chúng – và để làm cho những tuyên bố cố ý sai trái của mình có vẻ hợp pháp, tạo ra bầu không khí ngờ vực và giận dữ dữ dội, ông ta đã khiến giới truyền thông cánh hữu tiếp tục tung ra những thuyết âm mới để củng cố cho những lời nói dối nhằm làm xói mòn niềm tin của công chúng vào việc điều hành cuộc bầu cử.
Bản cáo trạng cáo buộc rằng Trump và các đồng phạm của ông ta đã lừa một cách hiệu quả các cá nhân từ bảy tiểu bang được nhắm mục tiêu để tạo và gửi các chứng chỉ khẳng định họ là cử tri hợp pháp.
Mục tiêu là tạo ra một “cuộc tranh cãi giả mạo” tại thủ tục chứng nhận ở các bang đó vào ngày 14 tháng 12 năm 2020 và “đặt Phó Tổng thống – chủ tọa vào ngày 6 tháng 1 với tư cách là Chủ tịch Thượng viện – để thay thế các đại cử tri hợp pháp” bằng những cử tri giả của Trump.
Các công tố viên đưa vào danh sách đó có cái tên Mike Pence, các lãnh đạo cấp cao của Bộ Tư pháp, các luật sư cấp cao của Tòa Bạch Ốc và các thành viên cấp cao trong nhóm vận động bầu cử năm 2020 của Trump.
Vụ án thực sự sôi nổi bởi một số chi tiết sống động, bao gồm một cố vấn cấp cao của chiến dịch viết trong một email nội bộ đầy thất vọng về điều mà các công tố viên gọi là “tuyên bố sai liên tục” liên quan đến kết quả kiểm phiếu bầu cử ở khu vực Atlanta.
Người cố vấn này viết rằng: “Khi nhóm pháp lý về chiến dịch và nghiên cứu của chúng tôi không thể sao lưu bất kỳ khiếu nại nào do Nhóm pháp lý của Lực lượng tấn công ưu tú của chúng tôi đưa ra, bạn có thể thấy lý do tại sao chúng tôi thua hầu hết 32 trường hợp thưa kiện của mình.”
Một ví dụ khác là về việc Trump nói với Mike Pence vào cuối tháng 12 năm 2020 rằng Bộ Tư pháp đang phát hiện ra “những vi phạm lớn” trong cách thức tiến hành cuộc bầu cử – đây là điều mà Trump biết chắc chắn là không đúng sự thật. Nhưng theo bản cáo trạng, Pence đã trả lời Trump rằng: “Ông biết đấy, tôi không nghĩ mình có quyền thay đổi kết quả,”
Liệu những điểm như vậy có lật đổ được sự biện hộ của Trump hay không lại là một vấn đề khác.
Cuộc tranh luận về việc ông ta cố tình nói dối, hay tin tưởng một nhóm cố vấn này hơn một nhóm cố vấn khác, sẽ là trọng tâm của bất kỳ thử nghiệm cuối cùng nào.
Nhưng phản ứng nhanh chóng của Trump đã gây ra tranh cãi của sự việc. Trump đã viết trên Truth Social ngay trước khi bản cáo trạng được công khai bằng lời lẽ miệt thị người khác rằng: “Jack Smith loạn trí” đang thúc đẩy đại bồi thẩm đoàn phê chuẩn các cáo buộc vì cố vấn đặc biệt muốn “can thiệp” vào cuộc bầu cử năm 2024.
Tuyên bố cho rằng các cuộc điều tra pháp lý mà cựu tổng thống phải đối mặt “gợi nhớ đến Đức Quốc xã trong những năm 1930.” Sự so sánh này đã gây ra tranh cãi ngay lập tức.
Jonathan Greenblatt, Giám đốc điều hành của Liên đoàn Chống phỉ báng nói rằng: “Bất kỳ nỗ lực nào nhằm vẽ ra một sự tương đồng như vậy đều “đáng xấu hổ”.
Trump đang giữ vị trí dẫn đầu trong cuộc bầu cử sơ bộ tổng thống của Đảng Cộng hòa và tất cả các đối thủ của ông ta đã phải vất vả để giành được sự ủng hộ nhằm chống lại ông ta. Bản cáo trạng J6 mới nhất này đặt ra cho họ một tình thế tiến thoái lưỡng nan về chính trị.
Điều bắt buộc là phải tách mình ra khỏi Trump nếu họ muốn có bất kỳ cơ hội thực sự nào để đánh bại ông ta. Nhưng cũng có những mối nguy hiểm trong việc xa lánh những cử tri Đảng Cộng hòa đã tập hợp xung quanh cựu tổng thống sau hai bản cáo trạng trước đó của ông ta.
Duy nhất chỉ có Mike Pence đặt ra một ranh giới rõ ràng hơn nhiều giữa ông và Trump. Cựu phó tổng thống Mike Pence cho biết bản cáo trạng đưa ra một “lời nhắc nhở nghiêm túc” rằng “bất kỳ ai đặt mình lên trên Hiến pháp sẽ không bao giờ được làm Tổng thống Hoa Kỳ.”
Những ứng cử viên khác nghiêng về phía tiêu cực, yếm thế hơn. Doanh nhân Vivek Ramaswamy tuyên bố sẽ ân xá cho Trump nếu ông ấy trở thành tổng thống, trong khi cựu Thống đốc tiểu bang New Jersey, Chris Christie nói rằng Trump đã “khiến nhiệm kỳ tổng thống của ông ấy phải nhận sự xấu hổ”.
Những ứng cử viên còn lại đã phản ứng với bản cáo trạng J6 bằng sự im lặng, điều này đã phản ảnh sự khó chịu của cuộc bầu cử sơ bộ của GOP.
Về mặt pháp lý, vụ án xem ra có thể mang đến những trừng phạt nặng nề, nhưng tác động của nó đối với chính GOP lại không nhiều. Không có bằng chứng nào cho thấy hai bản cáo trạng trước đây của Trump đã làm tổn thương ông ta trong số các cử tri Đảng Cộng hòa, và với cáo trạng J6 mới nhất này có lẽ cũng không khác, cử tri Cộng hòa và thần dân MAGA không còn đặt nặng vấn đề nhân cách, đạo đức và sự gương mẫu cần có của một ứng viên Tổng thống như trước đây nữa.
Trong một cuộc thăm dò của New York Times/Siena College được công bố hôm thứ Hai, chỉ có 17% cử tri thuộc Đảng Cộng hòa và những người ủng hộ Đảng Cộng hòa cho rằng Trump đã phạm “những tội nghiêm trọng” trong bất kỳ vấn đề nào đã được các nhà điều tra công bố. Chỉ với khảo sát này đã cho thấy một con số đáng sợ, hơn 85% cử tri vẫn quyết tâm ủng hộ giáo chủ bất chấp ông ta có nhận 3 hay 30 cáo trạng, không hề hấn gì. Đây chính là bước khó nhất cho các ứng cử viên khác trong đảng Cộng hòa trước cuộc bầu cử sơ bộ sắp tới.
Trong một cuộc thăm dò của Economist/YouGov được công bố vào tuần trước, 70% đảng viên Cộng hòa đã khẳng định một cách không chính xác rằng chiến thắng năm 2020 của Biden là không chính đáng.
Tất nhiên, phía công chúng, cử tri lại là một vấn đề khác. Trong cuộc thăm dò của Economist, 2/3 số người trưởng thành thừa nhận chiến thắng của Biden là hợp pháp, bao gồm 68% người độc lập. Và cuộc thăm dò tương tự cho thấy công chúng nói chung, với đa số khiêm tốn 43% người tin rằng Trump đã vi phạm luật vào khoảng ngày 6 tháng 1.
Khi cuộc điều tra đang diễn ra và có khả năng những người khác sẽ bị buộc tội như một phần của cuộc điều tra, thủ tục tố tụng hình sự chống lại Trump sẽ diễn ra tại tòa án liên bang ở DC, bắt đầu với sự xuất hiện của ông ta trước một thẩm phán sơ thẩm dự kiến vào thứ Năm.
Có khả năng tại lần xuất hiện đó, ông ta sẽ đưa ra lời bào chữa của mình và Thẩm phán quận Hoa Kỳ Tanya Chutkan – một người được Obama bổ nhiệm, người được chỉ định vụ án – sẽ chủ trì quá trình tố tụng trong tương lai. Bà ấy đã nổi tiếng là một người kết án đặc biệt khắc nghiệt trong các vụ bạo loạn ngày 6 tháng 1 và tại một quá trình tuyên án như vậy, bà ấy nói rằng “đất nước đang theo dõi để xem hậu quả của điều gì đó chưa từng xảy ra ở đất nước này trước đây.”
Lời kết:
Khi nói đến lĩnh vực GOP, cả các cử tri và các nhà lập pháp cũng như những thần dân MAGA, một điều rất dễ nhận ra, đó là Trump vẫn được ủng hộ mạnh mẽ như chưa hề có cáo trạng nào xảy ra. Đây chính là điều khó hiểu nhất trong một đất nước dân chủ và văn minh bậc nhất thế giới nhưng tư duy và nhận thức của nhiều người dân lại cổ hủ, mê tín dị đoan, sùng bái lãnh đạo chẳng khác gì tại một quốc gia khốn khổ, lạc hậu, không được tiếp xúc với nền văn minh của nhân loại trong thế kỷ 19.
Thật lạ và khó hiểu!
Niall Stanage, Tierney Sneed and Zachary Cohen
Translated & Summarized: Việt Linh
https://thehill.com/homenews/campaign/4132503-five-takeaways-from-trumps-indictment-for-trying-to-overturn-the-2020-election/https://edition.cnn.com/2023/08/01/politics/takeaways-trump-indictment-january-6/index.html
Tư pháp Mỹ tống đạt cáo trạng truy tố ông Trump trong vụ án thứ ba
Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump ra trình diện tòa hôm nay, 03/08/2023, tại Washington. Tư pháp thông báo cho ông các tội danh trong lần truy tố thứ ba. Theo công tố viên đặc biệt Jack Smith, ông Trum đã cố tìm cách đảo ngược kết quả bầu cử tổng thống năm 2020.
Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc mít tinh vận động tranh cử ở Erie, Pennsylvania, Hoa Kỳ, ngày 29/07/2023. REUTERS – LINDSAY DEDARIO
Từ Washington, thông tín viên Guillaume Naudin tường trình:
Vào lúc 4 giờ chiều giờ địa phương, Donald Trump được triệu tập tới Tòa án Liên bang ở Washington, nơi đã xét xử hầu hết những người bị truy tố vì liên quan đến vụ tấn công vào trụ sở Quốc Hội lưỡng viện ngày 06 /01/2021. Trụ sở tòa cũng rất gần nơi xảy ra vụ tấn công.
Cựu tổng thống đã quen với các thủ tục. Hồ sơ tội trạng trong vụ án sẽ được mở ra. Dấu vân tay sẽ được lấy. Sau đó, giống như bất kỳ người nào được cho là có tội, ông sẽ được áp giải đến phòng xét xử để đối mặt với thẩm phán, người sẽ thông báo cho ông bốn tội danh. Như ông đã làm cho đến nay trong hai trường hợp trước đó, Stormy Daniels ở New York và hồ sơ tài liệu mật ở Florida, Donald Trump sẽ tuyên bố mình vô tội.
Bị câu lưu và lấy dấu tay, Trump vẫn không nhận tội, sẽ trở lại tòa ngày 28 Tháng Tám
WASHINGTON, DC (NV) – Cựu Tổng Thống Donald Trump bị tòa câu lưu và lấy dấu tay, nhưng không bị còng, khi ông trình diện cơ quan tư pháp liên bang ở Washington, DC hôm Thứ Năm, 3 Tháng Tám, sau khi bị truy tố âm mưu lật ngược kết quả bầu cử tổng thống mà ông bị thua ông Joe Biden hồi năm 2020.
Theo AP, ông Trump sau đó không nhận tội, rồi được thả, và sẽ phải trở lại tòa vào ngày 28 Tháng Tám.
Hôm 1 Tháng Tám, ông Jack Smith, công tố viên đặc biệt, đưa ra bản cáo trạng, trong đó vị cựu tổng thống bị truy tố bốn tội:
1-Lường gạt quốc gia bằng cách sử dụng tuyên truyền thiếu trung thực, gian lận, và lừa dối để cản trở quá trình bỏ phiếu của các đại cử tri.
2- Âm mưu cản trở một cuộc đếm phiếu chính thức.
2-Cản trở và tìm cách cản trở hoạt động hiến định của Quốc Hội vào ngày 6 Tháng Giêng, 2021 mà trong đó các nhà lập pháp xác nhận kết quả bầu cử của đại cử tri các tiểu bang.
4-Hành động chống lại quyền bầu cử và việc kiểm phiếu.
Đây là lần đầu tiên cựu tổng thống trả lời các cáo buộc liên bang về việc ông nỗ lực một cách trắng trợn, dối trá để lật ngược kết quả bầu cử 2020 và ngăn chặn việc chuyển giao tổng thống một cách êm thấm.
Ông Trump xuất hiện trước một chánh án liên bang trong tòa nhà E Barrett Prettyman, nơi các quan tòa xử và kết án hơn 1,000 người tham gia gây bạo loạn tại Quốc Hội, hôm 6 Tháng Giêng, 2021.
Tòa án này cũng đối diện với tòa nhà Quốc Hội nơi diễn ra bạo động mà đa số người tham gia đều khai trước tòa là họ nghe lệnh của vị tổng tư lệnh quân đội lúc đó.
Công Tố Viên Đặc Biệt Jack Smith cũng có mặt tại phòng xử án, ông ngồi ở hàng ghế đầu, phía sau các công tố viên thụ lý vụ án này.
Ông Trump ngồi cùng với hai luật sư của mình, ông John Lauro và ông Todd Blanche.
Ba cảnh sát bảo vệ Quốc Hội bị hành hung trong ngày 6 Tháng Giêng, 2021 được nhìn thấy bước vào tòa án.
Ông Trump nói rằng ông vô tội và nhóm pháp lý của ông đã mô tả trường hợp mới nhất là một cuộc tấn công vào quyền tự do ngôn luận của ông. Vụ này là một phần trong loạt rắc rối pháp lý leo thang đang diễn ra đối với cựu tổng thống, xảy ra gần hai tháng sau khi ông Trump không nhận tội đối với hàng chục tội đại hình liên bang cáo buộc ông tích trữ tài liệu mật một cách bất hợp pháp và cản trở nỗ lực của chính phủ nhằm lấy lại những hồ sơ này.
Bản cáo trạng ông Smith đưa ra là kết quả cuộc điều tra sâu rộng liên quan đến lời khai của hàng chục phụ tá và cố vấn của ông Trump, bao gồm cả cựu Phó Tổng Thống Mike Pence liên quan đến các vấn đề về đặc quyền hành pháp và tâm trạng của cựu tổng thống sau khi ông bị thua ông Joe Biden.
Bản cáo trạng tiết lộ mức độ của âm mưu mà ông Trump bị cáo buộc và những tác động của hành động này đối với đất nước.
Đây là lần thứ nhì ông Smith truy tố cựu Tổng Thống Trump trong vòng chưa đầy hai tháng.
Hồi đầu Tháng Sáu, ông Smith trình bày bản cáo trạng gồm 37 tội danh, cáo buộc cựu tổng thống tàng trữ tài liệu mật và cản trở cuộc điều tra.
Hồi Tháng Ba, ông Trump cũng bị Công Tố Viên Alvin Bragg của Manhattan County ở New York truy tố tội hình sự liên quan đến vụ “bịt miệng” cô Stormy Daniels trong cuộc bầu cử tổng thống 2016. (MPL) [đ.d.]
William Barr cảnh báo Cộng hoà việc bị cuốn vào cuộc “tàn sát” của Trump
(The Hill) – Cựu Tổng trưởng Tư pháp Bill Barr cảnh báo Cộng hoà nên “cẩn trọng” để không bị cuốn vào “cuộc tàn sát” của cựu Tổng thống Donald Trump, sau khi giám đốc bảo dưỡng Mar-a-Lago bị đưa vào cáo trạng tài liệu Mật vào tuần trước.
Carlos de Oliveira vào thứ 5 tuần trước bị truy tố trong cáo trạng thay thế, cùng với phụ tá riêng và đồng phạm của ông Trump, Walt Nauta, bị cáo buộc hỗ trợ cựu Tổng thống tìm cách xoá băng hình giám sát tại Mar-a-Lago.
“Trung thành là con đường 1 chiều đối với Trump,” Barr chia sẻ ý kiến trên CNN vào tối thứ Tư. “Về nhiều mặt, hai người này ở Mar-a-Lago đại diện nhiều người Cộng hoà, những người cảm thấy họ phải bảo vệ và bênh vực người đàn ông này bất kể ông ta làm chuyện gì, và sát cánh cùng với ông ta.”
“Tôi nghĩ họ phải cẩn trọng, không thì sẽ kết cục cuốn vào cuộc tàn sát của ông ta,” cựu Tổng trưởng Tư pháp nói tiếp.
Công tố viên Đặc biệt bổ sung thêm những cáo buộc bổ sung đối với ông Trump trong cáo trạng mới vào thứ 5 tuần trước về nỗ lực xoá băng hình giám sát tại Mar-a-Lago, cũng như việc cất giữ tài liệu Mật quốc phòng được ông ta đem ra khoe khoang với những người không có miễn trừ an ninh trong một cuộc họp ở Bedminster, New Jersey, vào tháng 7 năm 2021.
“Ông ta gây hậu quả huỷ hoại những cuộc sống như vậy, những người xông vào Điện Capitol, những người này, nhiều trong số họ phục vụ ông ta trong chính phủ bị kéo vào mọi thứ,” Barr nói thêm.
Donald Trump vào thứ Ba cũng bị Jack Smith truy tố 4 tội danh liên quan đến nỗ lực đảo ngược kết quả bầu cử 2020. Trong cáo trạng 45 trang, công tố viên cáo buộc cựu Tổng thống tham gia vào 3 âm mưu, gồm âm mưu lường gạt Hoa Kỳ, âm mưu cản trở thủ tục chứng nhận kết quả bầu cử ngày 6 tháng 1 năm 2021, và âm mưu chống tước quyền bỏ phiếu của cử tri. Ngoài ra, ông ta cũng bị cáo buộc cản trở và tìm cách cản trở một thủ tục chính thức.
Trong khi cho rằng, sẽ rất khó thuyết phục Cộng hoà rằng, cáo trạng 6/1 “không mang động cơ chính trị,” nhưng cựu Tổng trưởng Tư pháp tin cáo trạng “hợp pháp.”
“Về mặt pháp lý, tôi không nhìn thấy vấn đề gì với bản cáo trạng,” Barr nói. “Tôi nghĩ, nó không lạm dụng. Bộ Tư pháp không hành động để vũ khí hoá Bộ bằng tố tụng tổng thống vì âm mưu phá hoại thủ tục đại cử tri.”
Hương Giang (Theo The Hill)
Đồng phạm 6/1 John Eastman tuyên bố không hợp tác với công tố viên
(New York Times) – Luật sư đại diện ông John Eastman – kiến trúc sư kế hoạch trọng tâm trong nỗ lực ông Donald Trump đảo ngược kết quả bầu cử 2020 – vào thứ 5 cho biết, ông đoan chắc “99,99 phần trăm” thân chủ nằm trong số đồng phạm chưa được nêu danh trong bản cáo trạng truy tố cựu Tổng thống ở Washington trong tuần này.
Luật sư Harvey Silverglate cho CNN hay, ông và luật sư chánh Charles Burnham dự tính sẽ gởi bản ghi nhớ cho công tố viên liên bang, trình bày lập luận rằng, Eastman hành động trong phạm vi “luật sư cố vấn thân chủ, và lời khuyên của ông hợp pháp, nên không nên bị truy tố.”
“Chúng tôi nói thêm, nếu bị truy tố, ông ấy sẽ ra toà xét xử,” luật sư Silverglate nói. “Nếu bị kết tội, ông ấy sẽ kháng án. Đây không phải là vụ có bất cứ thương lượng nhận tội nào trong tương lai.”
Là giáo sư luật ở California, Eastman là trọng tâm của cuộc điều tra nỗ lực của ông Trump bám víu quyền lực kể từ tháng 6 năm 2o22, khi các nhà điều tra thu giữ điện thoại của ông ta. Eastman khớp với mô tả về Đồng phạm 2 trong cáo trạng 4 tội danh chống lại ông Trump.
Công tố viên quan tâm đến Eastman vì ông ta viết 2 bản ghi nhớ cho ông Trump trong những ngày cuối nhiệm kỳ, trong đó khuyên Tổng thống nên gây áp lực đối với Phó Tổng thống Mike Pence, buộc ông đơn phương tuyên bố Trump là người đắc cử trong thủ tục chứng nhận phiếu cử tri đoàn diễn ra tại Điện Capitol vào ngày 6 tháng 1 năm 2021.
Trong những đổi trong khoản thời gian đó, cá nhân Eastman hối thúc ông Pence theo cách như vậy, kiểm phiếu đại cử tri giả đã bỏ phiếu cho Trump ở những tiểu bang ông ta thua Tổng thống Joe Biden.
Trong cuộc phỏng vấn trên CNN, Silverglate phủ nhận thân chủ đang hối thúc Mike Pence vi phạm luật. “Không, tôi không thừa nhận rằng ông ấy đã yêu cầu Phó Tổng thống vi phạm luật,” luật sư nói. Tuy nhiên, Silverglate thừa nhận, lý thuyết về luật mà Eastman đang ủng hộ là “một quan điểm rất thiểu số”.
Cựu Phó Tổng thống Mike Pence gần đây khi nói về toán luật sư cố vấn pháp lý cho ông Trump vào lúc đó gọi họ là “luật sư lập dị”.
Eastman cũng tham gia cố vấn ông Trump đệ đơn kiện thách thức kết quả bầu cử 2020 ở Georgia. Trong vụ kiện này, Trump ký một văn bản hữu thệ rằng thông tin trong đó đúng sự thật, mặc dù Eastman cho bết không phải như vậy. Luật sư Silverglate tìm cách giảm nhẹ sự quan trọng của vụ kiện thất bại, bảo rằng thân chủ “có nghĩa vụ đạo đức” đưa ra lập luận “có lợi cho thân chủ của mình.”
“Một lần nữa,” Silvergalate nói. “Ông ấy là một luật sư tranh cãi hết mình cho thân chủ.”
Hương Giang (Theo New York Times)
Alles nur eine Hexenjagd? Die vielen juristischen Probleme von Donald Trump
04.08.2023
Der Prozess um seine Rolle beim Angriff auf das Kapitol ist nur einer von vielen: Der ehemalige US-Präsident und führende Präsidentschaftskandidat der Republikaner, Donald Trump, muss sich gerade mit einer Menge Verfahren herumschlagen – von Verleumdungsklagen über Betrug bis hin zur Verschwörung. In allen Fällen beteuert der 77-Jährige seine Unschuld und spricht von einer politisch motivierten Hexenjagd. Hier eine Übersicht über Trumps juristische Schwierigkeiten.
Angriff auf das Kapitol
Am 6. Januar 2021 stürmten nach einer Kundgebung Trumps dessen Anhänger das Kapitol in Washington. Sie wollten verhindern, dass die Abgeordneten Joe Bidens Sieg bei der Präsidentschaftswahl im November 2020 offiziell bestätigen. Trump muss sich im Zusammenhang mit diesen Vorgängen und versuchter Wahlverfälschung vor einem Bundesgericht verantworten. In einer am Dienstag veröffentlichten Anklageschrift wird ihm unter anderem vorgeworfen, sich mit sechs Personen verschworen zu haben, um das Ergebnis der Wahl abzuändern.
Zurückgehaltene Regierungsdokumente
Bei einer Durchsuchung von Trumps Anwesen Mar-a-Lago in Florida am 8. August 2022 beschlagnahmte die Bundespolizei FBI 13.000 Dokumente. Etwa 100 davon waren als Verschlusssache markiert und einige als streng geheim, womit sie der höchsten Geheimhaltungsstufe unterliegen. Trump wurde am 8. Juni wegen des unrechtmäßigen Besitzes von Dokumenten zur nationalen Sicherheit angeklagt. Er soll sie widerrechtlich behalten haben, als er das Weiße Haus verließ und anschließend Ermittler dazu belogen haben. Trump hat auf nicht schuldig plädiert. Am 28. Juli wurde die Anklage ausgeweitet. Der Prozess ist für den 20. Mai 2024 angesetzt.
Ringen um Wahlausgang in Georgia
Bei der Präsidentschaftswahl 2020 setzte sich der damalige Herausforderer und anschließende Wahlsieger Biden unter anderem in Georgia gegen Trump durch, allerdings nur sehr knapp. Trump soll versucht haben, im Nachhinein das Ergebnis in Georgia umzudrehen. Die Entscheidung, ob gegen Trump oder jemand anderen in der Sache Anklage erhoben wird, liegt bei Bezirksstaatsanwältin Fani Willis. Eine Entscheidung über eine Anklage wird bis zum 1. September erwartet. Rechtsexperten zufolge könnten Trump mindestens drei Verstöße gegen Wahlgesetze des Bundesstaats zur Last gelegt werden.
Klage in New York zu mutmaßlichem Betrug
Die New Yorker Generalstaatsanwältin Letitia James hat Trump und den nach ihm benannten Familienkonzern, die Trump Organization, im September 2022 wegen Betrugs verklagt. Der Vorwurf der Demokratin: Zwischen 2011 und 2021 soll der Firmenwert manipuliert worden sein. Trump soll sein Vermögen aufgebläht haben, um etwa günstiger an Kredite zu kommen. Die Zivilklage zielt darauf ab, Trump und seine Kinder Donald Junior, Eric und Ivanka dauerhaft von der Führung von Unternehmen im Bundesstaat New York auszuschließen. Zudem will James erreichen, dass die Trumps mindestens 250 Millionen Dollar zurückzahlen, die angeblich durch Betrug erlangt wurden. Der Prozess ist für den 2. Oktober 2023 angesetzt.
New Yorker Schweigegeld-Fall
Die Geschworenen einer New Yorker Grand Jury haben Trump angeklagt, vor der Wahl 2016 Geschäftsunterlagen im Zusammenhang mit einer Schweigegeldzahlung an einen Pornostar gefälscht zu haben. Sein ehemaliger Anwalt Michael Cohen zahlte demnach Stormy Daniels 130.000 Dollar für ihr Schweigen über eine sexuelle Begegnung mit Trump. Diese soll nach ihrer Darstellung 2006 stattgefunden haben. Trump plädierte auf nicht schuldig zu den insgesamt 34 Anklagepunkten. Er hat bestritten, eine sexuelle Begegnung mit Daniels gehabt zu haben, räumte jedoch ein, Cohen seine Zahlung an sie erstattet zu haben. Der Prozess ist für den 25. März 2024 angesetzt.
New Yorker Verleumdungsklagen
Ein Bundesgericht in Manhattan hat Trump des sexuellen Missbrauchs der Schriftstellerin E. Jean Carroll in den 90er Jahren und anschließende Verleumdung 2022 schuldig gesprochen. Er wurde zu einer Zahlung von fünf Millionen Dollar verurteilt. Trump hat Berufung eingelegt. Carroll fordert in einer getrennten Verleumdungsklage mindestens weitere zehn Millionen Dollar, nachdem Trump das Urteil kritisiert hatte. Er hat bestritten, Carroll getroffen zu haben, und nennt die Vorwürfe erfunden. Ein Prozess ist für den 15. Januar 2024 angesetzt.