Seite auswählen

„Ở những nước có chế độ coi thường trí thức, …hay khi giai cấp trí thức không ý thức được trách nhiệm và tầm quan trọng của mình, không giữ được tinh thần kẻ sĩ, thì đất nước đó sẽ nhận lấy những hậu quả thê thảm giống như những gì chúng ta đã chứng kiến trên đất nước Việt Nam trong hơn một thế kỷ qua”

 

Lý Ngọc Cương

Thời nào TRÍ THỨC cũng được mọi người kỳ vọng vì họ may mắn được đi học và hiểu biết nhiều. Mở đầu bài viết “Fukuzawa – người khai sáng ra nước Nhật hiện đại”, Ông Phạm Hoài Nam cho rằng: “Đối với bất cứ dân tộc nào, văn minh hay lạc hậu, nghèo đói hay thịnh vượng, tự do hay nô lệ…đều tuỳ thuộc ở thành phần trí thức. Họ là đầu máy của con tàu, là xương sống của đất nước, là nhịp cầu giữa chánh quyền và người dân, là những nhà giáo dục mở mang trí tuệ quần chúng, là thành phần chủ lực thực hiện những chương trình của đất nước. 

 Ở những nước có chế độ coi thường trí thức, …hay khi giai cấp trí thức không ý thức được trách nhiệm và tầm quan trọng của mình, không giữ được tinh thần kẻ sĩ, thì đất nước đó sẽ nhận lấy những hậu quả thê thảm giống như những gì chúng ta đã chứng kiến trên đất nước Việt Nam trong hơn một thế kỷ qua”(1)

 

Thời xưa, giới trí thức được gọi là kẻ sĩ, chẳng những được vua chúa trong dụng mà còn được dân chúng kính nể. Lúc bấy giờ, kẻ sĩ được đứng đầu trong các chức vụ của triều đình;ngoài thứ dân, nghề lao động bằng trí óc cũng được xem trọng hơn các nghề khác. (“Tước hữu ngũ, sĩ cư kỳ liệt; dân hữu tứ, sĩ vi chi tiên).

Tại sao thời đó kẻ sĩ được trọng vọng và kính nể như vậy? Phài chăng vì họ có sĩ khí nhờ tu thân theo hệ tư tưởng Nho Giáo? (“Tự thiên tử dĩ chí ư thứ dân, nhất thị giai dĩ tu thân vi bản = từ vua cho đến dân, ai cũng lấy việc tu thân làm gốc). Họ tự hào “Có giang sơn thì sĩ đã có tên” nên họ luôn ý thức trách nhiệm của minh đối với dân với nước. Họ xem việc thi đỗ làm quan như cách thế để phục vụ quốc gia dân tộc. (2)

 

Dưới thời Pháp thuộc, dù chịu ảnh hưởng của tư tưởng Tây Phương, nhưng kẻ sĩ vẫn luôn giữ tròn tiết tháo của mình. Gương sáng của các cụ Phan Đình Phùng, Trần Quý Cáp, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn An Ninh, Phan Thanh Giản, Hoàng Diệu và hằng hà sa số kẻ sĩ khác đời đời chiếu sử xanh. Tuy nhiên, vì sống dưới chế độ bị trị khá lâu, đa số đồng bào ta chấp nhận thân phận nô lệ nên dễ phát sanh tâm lý cầu an, hèn nhát, ích kỷ. (3)

 

Rồi theo thời gian, nhất là khi tiếp cận chủ nghĩa thực dụng và chủ nghĩa cộng sản, đa số trí thức chừng như đã quên thiên chức của mình nên không còn được kính trọng như xưa nữa, một số khác lại sống trong ảo tưởng nên bị dư luận chế diễu, khinh thường. Về phía chánh quyền, Mao Trạch Đông xem trí thức còn thua cục phân vì phân ít ra còn để bón cây cối, rau cải. Trùm cộng Sản Nga, Vladimir Lenin xem “bọn trí thức như những tên ngốc hữu dụng”. Điều nầy rất đúng, vì nếu không có những cục phân trí thức đó cố vấn thì một người không có bằng tiểu học như Hồ Chí Minh làm sao có thể lãnh đạo được đảng Cộng Sản; một người chuyên nghề thiến heo như Đỗ Mười làm sao có thể đảm nhiệm chức vụ Tổng Bí Thư, một y tá xã ấp chuyên rình rập khủng bố ám sát như Nguyễn Tấn Dũng làm sao có thể gánh vác trách vụ Thủ Tướng và hằng hà sa số cán bộ ngu dốt khác có thể ngồi trên đầu trên cổ người dân trong nước?

 

Về phía bàng dân thiên hạ, vào thập niên sáu mươi (?), không biết bực mình chuyện gì, Chu Tử, chủ nhiệm nhật báo SỐNG, đã miệt thị trí thức là “bọn chồn lùi”. Lúc sinh viên xuống đường chống Nguyễn Khánh manh nha thiết lập chế độ quân phiệt tại Miền Nam, họ gọi “trí thức là bọn khiếp nhược” vì thờ ơ trước tình hình dầu sôi lửa bỏng của đất nước.

 

Trước đây khoản hơn chin năm, trên diễn đàn thảo luận về trí thức Việt Nam trong tạp chí HỢP LƯU, nhà văn Phạm Thị Hoài có một cái nhìn rất bi quan về nhân cách của trí thức, theo đó thì giới trí thức xưa nay là “hèn, nhu nhược, cầu an”, chưa bao giờ thoát ra khỏi sự cám dỗ của quyền lực do nhà cầm quyền ban phát và chưa bao giờ tự tin, mở trí học hỏi một cách nghiêm túc để thấy cái dở của mình và cái hay của người hầu xứng đáng với thiên chức và đáp ứng kỳ vọng của dân tộc. Họ chỉ học lơ tơ mơ để làm quan văn như một thứ thư lại, kết cuộc đất nước từ thế hệ nầy sang thế hệ khác không phát triển nổi, luôn luôn đội sổ. (4)

 

Ông Đỗ Minh Tuấn, có lẽ suy diễn từ cái nhìn bi quan của Bà Phạm Thị Hoài nên đã xem trí thức Việt Nam như một thứ “dương vật buồn thiu” không làm tròn chức năng của mình. (4)

 

Giới trí thức có thực sự đáng “TỘI”, đáng bị phỉ nhổ như vậy không? Thế nào mới gọi là trí thức? Theo Ông Nguyễn Vy Khanh: “người trí thức, ngoài bằng cấp hay chuyên môn bất kể cao thấp mà có ưu tư chuyện chung. Còn những người có bằng cấp mà làm việc chuyên môn hoặc chỉ nhằm vinh thân phì gia thì chỉ nên gọi là khoa bảng hay chuyên viên. Người trí thức hôm nay, tuỳ thời đại, nếp sống thay đổi vẫn có tâm hồn và chức năng của một kẻ sĩ của thời xưa. Nhà văn, giáo sư, bác sĩ, kỹ sư v. v. . . đều như nhau, đều có bổn phận và trách nhiệm đối với xã hội, dân tộc. . , ngay cả thất phu còn hữu trách, huống gì là trí thức”(4).

 

Triết gia J. P. Sartre có một quan niệm về trí thức cũng rất xác đáng: “Nếu ai đó chế ra quả bôm nguyên tử, thì người đó là bác học, chỉ khi nào ông bác học đó ý thức được cái vũ khí giết người ghê gớm ấy, đứng lên hô hào chống bôm nguyên tử, lúc đó ông ta là trí thức”. Giáo sư Cao Huy Thuần, một trí thức “đỏ đậm”, có một định nghĩa khá độc đáo về trí thức: “Ai đánh thứckhông cho xã hội ngủ, người đó là trí thức, bất kể họ là ai”(5)

 

Nếu đồng ý đinh nghĩa của Ông Nguyễn Vy Khanh chí lý thì Bác Sĩ Bùi Trọng Cường, Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Queensland, Bs Nguyễn Mạnh Tiến, cựu Chủ Tịch CĐ/NVTD Liêng Bang Úc Châu. . . là những chuyên viên y khoa nhưng rất xứng đáng là những trí thức vì đã tích cực dấn thân phục vụ Cộng Đồng, vận động chánh giới Úc yểm trợ công cuộc tranh đấu về nhân quyền, tư do, dân chủ cho Việt Nam.

 

Trước đây, cố Bs Nguyễn Đức Hùng, Bs Phạm Hữu Phước cũng đã dấn thân phục vụ CĐ/NVTD trong vai trò Chủ Tịch, cố Bs Thái Đắc Bùi, chiến hữu của cố giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, đã tham gia Liên Minh Dân Chủ Việt Nam để tranh đấu cho một Việt Nam độc lập, tự do, dân chủ, phú cường, tiến bộ.

 

Hiện nay, tại Melbourne, Bs Thái Thị Thu Nguyệt, một lương y như từ mẫu nhưng lúc nào cũng ưu tư, xót đau cho thân phận của quốc gia dân tộc dưới sự cai trị tham tàn, phản dân hại nước của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Bà đang tham gia “LỰC LƯỢNG DÂN TỘC CỨU NGUY TỔ QUỐC” trong chức vụ Phó Chủ Tịch Hội Đồng Cố Vấn và Yểm Trợ đặc trách Úc Châu do Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ, Ông Trần Quốc Bảo, Ông Ngô Quốc Sĩ…sáng lập. Bà kêu gọi mọi người công dân Việt Nam hãy chung lòng, chung sức cứu dân, cứu nước trước thảm họa suy thoái và họa mất nước về tay Trung Cộng. Bà có tài hùng biện, lại có tinh thần hòa đồng trong các sinh hoạt của Cộng Đồng nên rất được đồng hương Melbourne cảm mến, kính trọng. Như vậy, nghề của Bà là bác sĩ, nghiệp của Bà là hoạt động chánh trị cứu dân cứu nước. Bà là niềm hãnh diện của giới nữ lưu tại Victoria. Những vị bác sĩ trên đây thật rất chánh danh là những trí thức.

 

Còn Nguyễn Hữu Liêm thì sao?

Nguyễn Hữu Liêm có bằng M. A. về Triết. Sau khi về Việt Nam tham dự Đại Hội Việt Kiều do Việt Cộng tổ chức, NHL viết bài ca ngợi CS một cách trơ trẻn, vô liêm sĩ. Theo nhà văn Sơn Tùng (Luật Sư?): “một người tự nhận là trí thức mà không thấy nổi bức tranh toàn cảnh là thiếu sự minh triết, tự hiến thân làm chậu cảnh cho một bạo quyền cuối mùa là không có trí, không cảm thấy bất bình và không hề nhắc đến sự đàn áp những chiến sĩ dân chủ ở Việt Nam, trong đó có nhiều trí thức chính danh là không có tâm. Không có minh triết, không có trí và không có tâm thì không phải là trí thức. ”(6)

 

Nhà văn Nguyễn Thị Hoàng Bắc, trước năm 1975 là giáo sư Việt Văn tại trường Trung Học ở Phan Thiết, sau khi về thăm Việt Nam, Bà viết bài nịnh hót xác chết Hồ Chí Minh và chế độ CS phản dân hại nước, Bà bị học trò cũ, trong đó có nhà văn quân đội Phạm Tín An Ninh phản bác, khinh thường. Trần Chung Ngọc cũng vậy, trước đây là sĩ quan thuộc quân lực VNCH, được học bổng sang Mỹ du học lấy bằng Tiến sĩ, không biết ăn phải thứ gì của VC mà trở nên mù lòa, không thấy HCM và đảng CSVN là tội đồ của dân tộc?! Trần Chung Ngọc bị một số người chế diễu là Trần Chung Ngược.

 

Nhà văn Chu Tất Tiến gọi những người trong Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam và những người trong thành phần thứ ba trước năm 1975 như Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Thị Định, Ngô Bá Thành, Dương Huỳnh Hoa, Tạ Bá Tòng, Huỳnh Tấn Mẩm, Lê Văn Nuôi, Lý Quý Chung, Hồ Ngọc Nhuận, Ngô Công Đức…. là những trí thức mê sảng vì họ lú lẩn chạy theo bọn quỹ đỏ, kết cuộc thân tàn ma dại, mang hận cho đến chết. Vậy mà hiện nay vẫn còn một số người có học thức vẫn chưa sáng mắt, thật không hiểu nỗi?!(7)

 

Trước đây khá lâu, có lẽ là chứng nhân, Ông Nguyễn Văn Lục có viết một đề tài rất phong phú về“Trí thức Miền Nam hai mươi năm nhập cuộc 1955-1975”(8). Mở đầu, Ông trích dẫn một danh ngôn rất hay của E. Mounier: “Đôi khi lịch sử cũng ban thưởng cho kẻ cứng đầu, và một hòn đá đặt đúng chỗ có thể chuyển hướng cả một dòng sông”. (8) Theo Ông, người trí thức chân chính phải là người có xác tín (convictions), có lý tưởng, tự nhận mình có sứ mệnh thiêng liêng: “Không có xác tín thì không gữi đi được những thông điệp có tầm cở nhân loại, không đeo đuổi được lý tưởng giải thoát con người ra khỏi những trầm luân của chiến tranh, của bạo lực, của sự bóc lột và chà đạp lên nhân phẩm. Tiếng nói của họ trở thành lương tâm thời đại, đem lại niềm hy vọng và niềm an ủi cho những kẻ bị áp bức. ” Ông phân tích chi li thế nào là trí thức thiên tả, trí thức khuynh tả, trí thức ảo tưởng, trí thức nguỵ tín, trí thức theo cộng sản. Ông ca ngợi “những trí thức dấn thân”, nhập cuộc bằng hành động cụ thể, ngay cả tranh đấu để lật đổ cái cơ chế hiện hữu bằng một cơ chế mới. Đó là Nhóm trí thức Caravell gồm các Ông Phan Khắc Sửu, Trần Văn Hương, Phan huy Quát, Trần Văn Văn, Trần Văn Tuyên, Trần Văn Đỗ, Nguyễn Lưu Viên, Huỳnh Kim Hữu, Trần Văn Lý, Nguyễn Tiến Hỷ, Lê Ngọc Chấn, Lê Quang Luật, Lương Trọng Tường, Nguyễn Tăng Nguyên, Phạm Hữu Chương, Tạ Chương Phùng, Trần Lê Chất, Hồ Văn Vui.

 

Loại trí thức thiên tả cũng dấn thân nhưng không nhập cuộc, thường dùng ngòi bút để phản kháng như các Ông Phan Khôi, Nguyễn Mạnh Tường, Lý Chánh Trung, Lm. Nguyễn Ngọc Lan, Lm. Chân Tín…Về sau, khi biết được bộ mặt thật của CS, họ cũng viết bài phản kháng nhưng đã quá trể. Họ mang danh trí thức nhưng không “thức”, họ bị CS vứt ra bên lề xã hội, đày đọa cho đến chết; những người còn sống vất vưởng thì chẳng còn ai tin cậy vì bản thân họ chẳng có cái mà Ông Nguyễn Văn Lục gọi là “moral authorities” (vị thế tinh thần). Ông cho biết, theo hồi ký của Võ Long Triều, số sinh viên Miền Nam du học tự túc tại Pháp rất đông, họ không được Toà Đại Sứ VNCH ưu ái nâng đỡ nên bị Hội Ái Hữu Sinh Viên do CS thành lập dụ dỗ. Đa số những sinh viên nầy đã trở thành những trí thức ảo tưởng, nguỵ tín, thân cộn Sau ngày Quốc Hận 30. 4. 1975, một số “trí ngủ” nầy đã về nước phục vụ theo những lời đường mật giả trá của CS, họ vỡ mộng, âm thầm ly khai hoặc tìm cách vượt biên theo đoàn người tỵ nạn. Một thiểu số “trí ngủ” khác được CS ưu đãi dành cho một số quyền lợi để đền công khuyển mã, họ trở nên giàu có, từ “hồng”, họ trở nên “đỏ đậm”(8)

Theo Nho Giáo, kẻ sĩ có 4 đức tính cao qúy là lễ, nghĩa, liêm, sỉ (“lễ, nghĩa, liêm, sỉ, thị vi tứ quý”); theo đó, dù chữ sỉ được đặt sau cùng nhưng quan trọng nhứt vì nếu có “SỈ” thì có các đặc tính khác như: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín…Có lẽ cũng nghĩ như vậy nên Ông Nguyễn Văn Lục cho rằng người có học mà biết nhục, biết hổ thẹn thì có thể được xem là người trí thức. Ông viết: “trí thức phải làngười biết ngượng”, nhưng tiền bạc và danh vọng đã làm họ mất thiên lương, bán linh hồn cho quỹ đỏ chẳng chút xấu hổ. (9)

 

Ông Nguyễn Văn Chính, nhà văn viết cho BBC. Vietnamese. com. từ HàNội có cho biết một số giới chức trong nước như sau: (10)

 

  1. -Ô. Phan Quang, nguyên Chủ Tịch Hội Nhà Báo VN, cho rằng “trí thức phải là người không được quyền hèn, không thể hèn”;
  2. -Bà Nguyễn Thị Binh, nguyên là Phó Chủ Tịch Nước, đã nghỉ hưu, cho rằng: ”trí thức có biểu hiện xu thời, nhưng cũng có những trí thức giữ được tiết tháo của mình”;
  3. -Nhà báo Hữu Thọ, nguyên là Trưởng Ban Tư Tưởng Văn Hóa của đảng CS, nay đã nghỉ hưu, thẳng thắng nhận rằng: “trí thức thời nay có xu nịnh và hèn”;
  4. -Bác sĩ Phạm Song, nguyên Bộ Trưởng Y Tế, công nhận: “có sự khiếp nhược của trí thức hiện nay. Ông ca ngợi Giáo Sư Hoàng Tuỵ và Giáo Sư Hồ Ngọc Đại dám nói lên sự thật, dám phản đối quyết liệt những gì họ cho là sai trái”;
  5. -Tiến sĩ Chu Hảo, nguyên Thứ Trưởng Bộ Giáo Dục Đào Tạo, Giám Đốc nhà xuất bản Trí Thức, cho biết nhiều trí thức “phải náu mình vì không muốn bị loại ra khỏi cuộc chơi, vì muốn bảo trọng để khỏi mất phương tiện sinh sống. ”

 

Ở trong nước, Ông Hoàng Cúc, xoay quanh kinh nghiệm quá khứ đến hiện tại ở các nước CS trên thế giới và VN, có bài viết về “Trách nhiệm của trí thức” rất hay. Ông cho rằng: Chánh quyền CS nơi nào cũng dùng mọi thủ đoạn tàn ác để áp bức tinh thần và thể xác của người dân xứ họ. Lỗi tại ai? Vì miếng cơm manh áo, đám trí thức được xem là người có ăn học, sẵn sàng bán rẻ lương tâm, luồn cúi cái ác, mà lẽ ra họ phải nhận thức vai trò ngăn ngừa, cảnh báo và chống lại cái ác có tổ chức. Sự lặng im và khiếp nhược của họ là tự thú đồng loã, tiếp tay cho caí ác. Họ đáng tội với dân tộc, với lịch sử. Ông trích dẫn câu nói rất thấm thía của Mục Sư Martin Luther King: “Thế hệ của chúng ta phải sám hối, không phải vì những việc làm xấu xa của kẻ độc ác, mà là sự im lặng của người tốt” (We shall have to repent in this generation, not so much for the evil deeds of the wicked people, but for appalling silence of the good people)(11)

 

Ở Việt Nam, Viện Nghiên Cứu Phát Triển (IDS) được thành lập vào ngày 27. 9. 2007, đã có những phản biện xây dựng, chỉ rõ những sai trái, giúp nhà nước điều chỉnh các chánh sách sao cho hợp lý, họ đã nhận được nhiều sự ngưỡng mộ của nhiều tầng lớp dân chúng. Tuy nhiên, vào ngày 14. 9. 2009, Viện nầy tuyên bố giải thể để phản đối Quyết Định 97 của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, buộc các bài phản biện của giới khoa học phải trình cho các cơ quan nhà nước trước khi công bố, vi phạm luật pháp VN. (12). Hành động giải thể nầy bị chê là hèn, khiếp nhược, không dám bảo vệ sự thật khách quan của khoa học, không dám đương đầu với bọn cầm quyền ngu dốt, bị họ lừa, khớp mỏ nhốt vào rọ để bọn phản dân hại nước ăn no ngủ yên, không còn sợ ai quấy rầy nữa.

 

Trong bài viết “Sự im lặng hay là nổi oan khiên của trí thức”, Ông Vũ Hoài Nam có viện dẫn bản dịch của Ông Trịnh Hữu Tuệ về sự phẩn nộ của Ô. Victor Klemperer như sau: “Nếu có ngày tình thế thay đôỉ và số phận những kẻ thua trận nằm ở trong tay tôi, tôi sẽ tha thứ đám dân thường. Thậm chí, tôi sẽ tha thứ một số lãnh đạo – họ có lẽ cũng chỉ là những kẻ thực lòng và không biết mình làm gì. Nhưng tôi sẽ treo cổ hết các trí thức, và tôi sẽ treo các giáo sư cao hơn một mét;tôi sẽ để chúng trên cột đèn chừng nào vệ sinh còn cho phép. ”(13)

 

Sự phẩn nộ đó có chánh đáng không? Ngày xưa Tần Thuỷ Hoàng cũng đốt sách và chôn nho sĩ. Bọn VC, sau khi cưởng chiếm Miền Nam, cũng đốt sách và trù dập trí thức. Họ xem trí thức là kẻ thù số 1 cần phải tiêu trừ trong sách lược: “trí, phú, địa, hào, đào tận gốc, tróc tận rể”. Trao cho giới trí thức sứ mệnh dìu tiến con người, dìu tiến xã hội, dìu tiến quốc gia dân tộc có nặng quá không? Hãy quan sát xã hội loài ong, loài kiến, chúng còn có trách nhiệm liên đới, huống chi loài người được mệnh danh tối linh hơn vạn vật?!

 

Chợt nhớ cuộc phỏng vấn của Ô, Vũ Nhuận, xướng ngôn viên chương trình việt ngữ đài SBS (Sydney) với Ô. Trưởng Ban Tổ Chức Đại Hội Cựu Sinh Viên Đại Học Chính Trị Kinh Doanh Đà Lạt ngày 21. 11. 2010. Được hỏi mục đích của Đại Hội nầy, Ô. Trưởng Ban Tổ Chức cho biết chỉ để thầy trò “hoà lạc”, tức để chung vui thôi. Bà cựu sinh viên khóa 1 cũng cho biết thêm: “tuổi già thường sống về quá khứ, gặp lại thầy xưa, bạn cũ để nhớ lại thời kỳ vàng son thời sinh viên có nhiều kỹ niệm đẹp. Đó cũng là một nhu cầu của sự sống”. Nhiều người dự đoán trong Đại Hội nầy chắc thầy trò cũng sẽ thảo luận về tình hình đất nước và ít nhất cũng sẽ công bố một tuyên ngôn lên án bọn tội đồ CS phản dân hại nước và ủng hộ những người đang nằm gai nếm mật tranh đấu cho tự do dân chủ ở trong nước, nhưng họ đã thất vọng ê chề sau khi nghe buổi phỏng vấn nầy.

Tội đồ Hồ Chí Minh đã chôm kế sách “bách niên chi kế mạc như thụ nhân” (lập kế hoạch trăm năm, không gì lợi bằng trồng người) của Quản Trọng, một quân sư lỗi lạc của Tề Hoàn Công, đã đào tạo hàng hàng lớp lớp cán bộ phản dân hại nước, tàn phá tổ quốc tan hoang. Những giáo sư sáng lập Đại Học Chính Trị Kinh Doanh Đà Lạt chắc cũng đã mượn kế hoạch của Quản Trọng để đặt tên trường là Đại Học Thụ Nhân, với tiêu chí đào tạo nhân tài để phục vụ cho đất nước, nhưng họ đã quên mục tiêu cao cả của trường, quên chí nguyện lúc nhập môn. Ở trong nước, biết bao người, kể cả phụ nữ chân yếu tay mềm, đã và đang bị CS hành hạ, đoạ đày trong ngục tù vì đã tích cực dấn thân tranh đấu cho độc lập, tự do, dân chủ. . , thế mà ở ngoài nước, những người được đào tạo từ một “Đại Học Trồng Người” với đầy đũ kiến thức kinh bang tế thế, gặp nhau chỉ để “chơi”, thật đáng tiếc!!! Trong ngày khai mạc Đại Hội Thụ Nhân lại không có chào quốc kỳ và hát quốc ca. . Trước năm 1975, Đại Học Thụ Nhân có treo cờ vàng ba sọc đỏ ở sân trường. Cựu sinh viên của trường cũng đã từng đứng dưới cờ nâỳ. Quốc kỳ VNCH là biểu tượng của Người Việt Quốc Gia, đã có hằng triệu người chết dưới lá cờ nầy để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ chánh nghĩa, bảo vệ tự do dân chủ. Đó là biểu tượng có tính cách lịch sử, tại sao Ban Tổ Chức Đại Hội Thụ Nhân lại không nghiêm chỉnh, trang trọng chào kính?

 

Ông Ngô Thanh Tâm, một cựu sinh viên của Đại Học Chính Trị Kinh Doanh Đà Lạt cho biết một số điều khó hiểu trong Đại Hội Thụ Nhân sẽ được tổ chức tại Paris vào năm 2012, theo đó thì sẽ không đặt vấn đề treo cờ vì “tinh thần đại học phi chánh trị, cựu sinh viên Đại học Đà Lạt chứ không phải đảng viên Đảng Đại Học Đà Lạt” (14). Ông đưa ra một số lý luận để phản bác rất vững chắc, chánh đáng, hợp lý: Cờ vàng ba sọc đỏ không phải là cờ đảng. Cờ vàng ba sọc đỏ mất lảnh thổ để cắm, nhưng nó lại đi theo những con người sống chết vì nó, gián tiếp vì nó mà được cứu vớt. Cờ vàng không những là biểu tượng của một quốc gia đã mất mà còn là biểu tượng cho những giá trị phải phục hồi. Nói như Bà Hà Lê Bích Thủy, thiếu lá cờ vàng tôi không có căn cước…Vì tôi không có đất để cắm nó nên tôi càng phải trưng nó lên. Dù nguỵ tín và nguỵ biện bao nhiêu, nếu chối bỏ lá cờ trong một dịp quan trọng như đại hội nầy, chúng ta sẽ bị rối loạn nhân cách. (Thật không có ngôn từ nào đúng hơn, chính xác hơn, hay hơn). Để chửa bệnh rối loạn nầy, nên từ bỏ tư cách tị nạn chánh trị, trở về làm người tha phương cầu thực. Nhiệm vụ của Ban Tổ Chức là phải quay về Trường Mẹ đúng hướng…. , với những giá trị mà chúng ta đã học, hành và ấp ủ. Ngôi trường và những giá trị ấy gắn liền với lá cờ vàng. Cựu sinh viên “Thụ Nhân” phải là những kẻ sĩ yêu nước, không thể để mất niềm hảnh diện về một căn cước cao quý và niềm hy vọng chánh đáng. Trường Mẹ, tức Đại Học ThụNhân treo cờ, chào cờ;cựu sinh viên không có lý do để từ chối treo cờ, chào cờ. Khắp Âu, Mỹ, Úc, trong các lễ hội công cộng, Ban Tổ Chức đều treo cờ, chào cờ”.

 

Còn cựu sinh viên Học Viện Quốc Gia Hành Chánh thì sao? Theo tường trình Đài VOA của Bà Ngọc Hân từ Sydney ngày 30. 11. 2009 thì Ban Chấp Hành Hội Cựu Sinh Viên QGHC “luôn luôn theo dõi tất cả những sinh hoạt bên ngoài cũng như bên trong nước. Hội chuẩn bị một lực lượng hậu duệ mà hiện giờ đã tốt nghiệp đũ mọi ngành nghề tại Úc. T rong tương lai, nếu có điều kiện-chẳng hạn như VN trở thành một quốc gia tự do dân chủ thực sự-lực lượng hậu duệ nầy sẽ trở về phục vụ đất nước”. Sau khi nghe bài tường trình nêu trên hoặc đọc bài tường trình trong tuần báo Dân Việt (Sydney) ngày 4. 12. 2009 chắc có nhiều người thắc mắc: Hội chỉ “theo dõi tất cả những sinh hoạt bên ngoài và bên trong nước để chơi vậy thôi sao?Lực lượng hậu duệ đã an cư lạc nghiệp ở Úc, có chắc tụi nó sẽ về phục vụ đất nước không? Cha mẹ tụi nó bị dị ứng về chánh trị, có thái độ phi chánh trị, vô cảm, vô tình, vô trách nhiệm, vô tích sự, đặt chánh trị ra ngoài Hội, Hội chỉ có mục đích tương trợ, tương thân, tương ái…, tức là nếu có tứ thân phụ mẫu của hội viên hoặc hội viên qua đời, nếu gần thì mua vòng hoa phúng điếu, nếu xa thì đăng báo phân ưu; nếu hội viên đau bịnh thì gọi điện thoại hoặc đến thăm viếng, tức chỉ lo làm chuyện ruồi bu, không chịu dấn thân vào các sinh hoạt của Cộng Đồng, các sinh họat chánh trị của các tổ chức cứu dân cứu nước để làm gương cho con cháu thì làm sao thúc đẩy tụi nó về nước phục vụ Quốc Gia Dân Tộc?”

 

Theo Ông Bùi Chánh Thời: “Người ta có quyền đòi hỏi nhiều hơn từ người trí thức VN. Tuy nhiên, con người thường hay bị hạn chế trong hoàn cảnh nào đó, nếu không có cơ hội hay những yếu tố khác góp vào thì khó mà vượt qua được cái hoàn cảnh ấy. Chúng ta không thể đòi hỏi ở người trí thức một loại phong trào quần chúng. Nhưng hành động của họ có khả năng tác động vào quần chúng một cách mạnh mẽ…, nếu không có bài Bình Ngô Đại Cáo của Cụ Nguyển Trải, liệu cuộc kháng chiến chống quân Minh có kết thúc trong mười năm không?”(3)

 

Lời biện minh cho những người trí thức của Ông Bùi Chánh Thời có thể an ủi một số người có học thức vị kỷ, cầu an nhưng không giải thích được nghịch lý tại sao ở trong nước, sống trong hoàn cảnh khốn cùng mà trí thức vẫn can đảm đứng lên đòi công lý bất chấp sự đàn áp tàn bạo của CS? Vã lại, nếu không làm được việc LỚN như tạo một phong trào quần chúng như “Lực Lượng Dân Tộc Cứu Nguy Tổ Quốc” của Lm. Nguyễn Hữu Lễ, Ô. Trần Quốc Bảo…, Bà Bs. Thái Thị Thu Nguyệt, hoặc các đoàn thể chánh trị khác thì…. có thể làm những công việc nhỏ như: tham dự các buổi sinh hoạt của các đoàn thể chánh trị, các đoàn thể cựu quân nhân…, để yễm trợ tinh thần và vật chất cho họ, tham dự các sinh hoạt của Cộng Đồng NVTD, tham dự các cuộc biểu tình chống Việt Gian Vinh Danh Cờ Vàng, đòi giải thể chế độ CSVN, chống Trung Quốc xâm lược, tham dự các buổi tiệc gây quỹ giúp Cộng Đồng, giúp thương phế binh VNCH, không tham dự các buổi trình diễn văn nghệ của cộng nô do Việt gian tổ chức, thậm chí phải có thái độ chánh trị nhỏ hơn như…. nhứt định không mua hàng hóa của Trung Quốc. Những người mang danh có học thức mà cứ trùm chăn ngủ hoài thì thật đáng hổ thẹn!

 

Chợt nhớ danh ngôn của Hàn Phi Tử, nhà lập thuyết pháp trị của Trung Quốc cổ thời. Danh ngôn nâỳ có thể thích ứng cho bất cứ dân tộc nào đang đối diện với họa diệt vong như Việt Nam hiện tại: “Nước mất mà không biết là bất trí, biết mà không lo liệu là bất trung, lo liệu mà không dấn thân hy sinh là bất dũng”.

 

Những cựu sinh viên của các Đại Học Y Khoa, Dược Khoa, Văn Khoa, Luật Khoa, Khoa Học…. , nếu bị dị ứng về chánh trị thì có thể cảm thông được vì họ “vô tri bất mộ” (không biết nên không thích). Họ không ý thức được “con người là một con vật chánh trị” như Aristote đã luận giải. (L’homme est un animal politique). Còn cựu sinh viên Đại Học Thụ Nhân và cựu sinh viên Học Viện QGHC được trang bị đầy đũ kiến thức về chánh trị mà có thái độ phi chánh trị thì không hiểu nổi! Bà Hà Lê Bích Thủy có một bài viết rất sâu sắc để tặng cho những ai bị dị ứng với hai từ chánh trị. (15). Mở đầu, Bà trích dẫn và chuyển ngữ câu nói thời danh của Plato, theo đó thì “một trong những hình phạt về sự từ chối không tham gia chánh trị lá cuối cùng bạn sẽ bị cai trị bởi những kẻ kém cỏi hơn mình”(One of the penalties for refusing to participate in politics is that you end up being governed by your inferiors). Bà nhận định: “Làm chánh trị là một quyền trong các nhân quyền mà nếu bị tước đoạt hay chính mình u-mê từ chối quyền nầy thì cuộc sống sẽ hoàn toàn vô nghĩa và vô vị. Thế giới loài người có trật tự, quy củ, khác biệt thế giới súc vật hổn độn, hổn loạn là vì loài người có quyền tham gia trong quá trình tổ chức hay điều hành công việc của xã hội mà mình đang sống. Hiện tượng TEA Party tại Hoa Kỳ là một chứng cớ hùng hồn cho người ta hy vọng rằng làm chánh trị là một quyền, một bổn phận cao cả nhất mà một công dân yêu nước cần và phải thi hành. Nhà cầm quyền CS đã dùng mọi thủ đoạn, mọi hành vi vô nhân đạo để độc quyền cai trị hơn 80 triệu đồng bào và tiêu diệt quyền làm chánh trị của những nhà trí thức chân chính và can đảm khác chánh kiến với họ. Có một điều nghịch lý là những người trí thức ở trong nước dù đang bị nhà cầm quyền khủng bố tinh thần lẫn vật chất nhưng họ vẫn luôn khao khát quyền được làm chánh trị để cứu dân cứu nước thì ở tại Hoa Kỳ, với thừa thải phương tiện và điều kiện, một số trí thức người Việt haỉ ngoại lại điềm nhiên từ chối tham gia các hoạt động chánh trị. ” Ở Úc và các nơi khác chắc cũng vậy. Tại sao???

 

Tiến sĩ Chu Hảo cho rằng: “Một cơ chế bảo đảm tự do tư tưởng và độc lập sáng tạo thì mới xây dựng được một tầng lớp trí thức đúng nghĩa”(10). Nhận định nầy không giải thích được nghịch lý tại sao ở VN sau 1975, dưới chế độ phi dân chủ, quyền tự do tư tưởng bị chà đạp, lại sản sanh ra những nhà trí thức dũng cảm, liêmsỉ, có tinh thần dấn thân cứu dân cứu nước phi thường, sẵn sàng sống chết cho lý tưởng phục vụ quốc gia dân tộc như Lm Nguyễn Văn Lý, các luật sư Cù Huy Hà Vũ, Lê thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài, Lê Công Định, Lê Chí Quang, Nguyễn Phong Tần, Trần Thị Hương Trà, nhà văn Nguyễn Mạnh Hảo, Bs Phạm Hồng Sơn, Ts Nguyễn Tiến Trung, Ks Đỗ Nam Hải, các Ông Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Vũ Bình, các cô Đỗ Thị Minh Hạnh, Phạm Thị Thanh Nghiên …. . ;trong khi đó, ở miền nam Việt Nam trước năm 1975 và sau nầy ở rải rác khắp nơi trên thế giới, dưới cơ chế bảo đảm tự do tư tưởng và độc lập sáng tạo nhưng đâu có xây dựng được bao nhiêu trí thức đúng nghĩa?!Theo nhà Phật thì”tất cả đều do tâm tạo”, nhưng chữ TÂM theo Phật Giáo có ý nghĩa cao thâm không dễ gì vói tới. Cho nên, hy vọng những người “Sống Với Chữ”(16), có kiến thức hàn lâm như Gs, Nguyễn Hưng Quốc, may ra ra mới có thể lý giải được nan đề nầy.

 

Trước đây không lâu, mở đầu bài viết “Trí thức VN muốn để lại di chúc nào?”(17), Ông Nguyễn Gia Kiểng đã dẫn nhập hai câu thơ rất thấm thía của thi sĩ Nguyễn Chí Thiện: “Và những bào thai trong bụng mẹ lỡ sinh ra, / Suốt đời nguyền rủa lũ ông cha”. Ông đã trích dẫn một số nhận đinh rất hay của một số trí thức ưu tú đang được chế độ CS ưu đãi ở trong nước đệ trình Đại Hội 11 của đảng CSVN nhằm chấn chỉnh nhiều sai trái của Chánh Phủ nhưng không được chấp nhận. Ông chua xót: “Chủ nghĩa CS phủ nhận vai trò lãnh đạo của trí thức… Thảm kịch lớn nhứt của đất nước hiện nay là trí thức không lãnh đạo mà còn bị lãnh đạo, trí tuệ phải phục tùng bạo lực. . ”Cuối bài viết, Ông kết luận” Hội nghị muốn để lại cho hậu thế một di chúc rằng năm 2010 có những trí thức không dốt nát, nhưng giữa dốt nát và hèn nhát, ký ức nào tủi hổ hơn cho con cháu?”

 

Chúng ta có hy vọng gì không? Chắc là có. Ngày xưa, cụ Nguyễn Trải đã nói:’Đất nước có lúc thịnh, lúc suy, nhưng anh hùng hào kiệt thời nào cũng có”. Ở trong nước có rất nhiều nhà trí thức đang tranh đấu cho độc lập, tự do, dân chủ như đã nêu trên. Ở hải ngoại cũng có nhiều nhà trí thức luôn hằng sống với thiên chức của mình, đã hỗ trợ cho những nhà dân chủ ở trong nước. Trước đây, thế hệ già đã lầm khi nghĩ rằng sau khi họ chết, giới trẻ sẽ không biết gì về CS, CS sẽ “trường trị giang hồ”; trái lại, qua phương tiện truyền thông siêu việt, giới trẻ biết bộ mặt thật gian trá, tàn bạo của CS còn sâu xa hơn nhiều. Với kiến thức phong phú, với bầu nhiệt huyết năng động, giới trẻ chống CS còn mạnh mẽ, hữu hiệu hơn cha-ông-chú-bác của họ bội phần. Những cuộc biểu tình thành công ngoạn mục được tổ chức ở Tiểu Bang và Liêng Bang Úc Châu bởi giới trẻ để chống Việt Gian Vinh danh Cờ Vàng, đòi đảng CS trao trà quyền lãnh đạo đất nước cho toàn dân, chống Trung Quốc xâm chiếm lãnh thổ VN…đã minh chứng điều đó.

 

Thật phấn khởi biết bao sau khi đọc những nhận định vô cùng sâu sắc về tình hình thế giới và hiện tình đất nước của những trí thức trẻ như: Huỳnh Thục Vy, Trần Thị Hương Trà, Hoàng Lan, Nguyễn Quang Duy, Hồ Nguyễn…. và cảm động biết chừng nào khi đọc lời thơ của Joyce Anne Nguyễn, một trí thức trẻ, 16 tuổi, chắc chưa có Tú Tài, đáng cháu nội, cháu ngoại của chúng ta: ”Đừng bảo tôi im vì tôi 16 tuổi; đừng bảo tôi im và bảo tôi chưa đũ trải nghiệm;đừng bảo tôi im và bảo tôi thiếu hiểu biết;đừng bảo tôi im và kết tội tôi chỉ copy và paste; đừng bảo tôi im vì bạn im. ”

 

Tìm hiểu chân dung của người trí thức là một vấn đề lớn và bất tận. Thôi thì, “Lời quê góp nhặt dong dài”(thơ của đại thi hào Nguyễn Du). Mong sao trí thức đoái hoài nước non.

 

Lý Ngọc Cương (Melbourne)

 

 

Tài liệu tham khảo:

 

(1)”Fukuzawa-người khai sáng ra nước Nhật hiện đại” của Ô.Phạm Hoài Nam-Việt Luận số 2559-Thứ sáu 3.6.2011,trang 62;

 

(2)”Sĩ khí” của Ô.Lê Văn Ngọc-Giai phẩm Việt Luận năm Tân Mão 2011,trang 86;

 

(3)”Biện minh cho người trí thức” của Ô.Bùi Chánh Thời-tạp chí Hợp Lưu số 61,tháng 10-11 năm 2001,trang 41;

 

(4)”Trí thức VN,dương vật buồn thiu” của Ô.Đỗ Minh Tuấn,tạp chí Hợp Lưu số 61 nêu trên,trang 34;

 

(4)”Vấn đề người trí thức VN” của Ô. Nguyễn Vy Khanh, tạp chí Hợp Lưu số 61 nêu trên,trang 55;

 

(5)”Trí thức,trí ngủ,trí trá” của Ô.Lê Phú Khải,Việt Luận số 2547,Thứ sáu 22.4.2011,trang55;

 

(6)”Vẫn là loại trí thức ấy” của Ô.Sơn Tùng,Việt Luận số 2422,Thứ sáu 18.12.2009,trang 52;

 

(7)”Thư ngỏ gởi những người trí thức mê sảng” của Ô.Chu Tất Tiến, tuần báo TV Victoria (không biết số,ngày..),trang 60 ;

 

(8)”Trí thức miền Nam,hai mươi năm nhập cuộc 1955-1975” của Ô.Nguyễn Văn Lục,tạp chí Hợp Lưu số 84 tháng 8&9 năm2005;

 

(9)”Trí thức phải là người biết ngượng.Trí thức thiên tả,trí thức khuyng tả hải ngoại,Việt Luận số 2099,thứ sáu 1.9.2006,trang 44;

 

(10)”Khiếp nhược hay là đang náu mình” của Ô.Nguyễn Đình Chính,tuần báo TV Victoria,trang 44(không biết số, ngày);

 

(11)”Trách nhiệm cũa trí thức” của Ô.Hoàng Cúc(VN),tuần báo TV Victoria,trang 71;

 

(12)”Nhắn gữi trí thức:im lặng là hèn nhát”,theo Blog Gió Wind,Việt Luận số 2398-Thứ sáu 25.9.2009,trang 62;

 

(13)“Sự im lặng hay là nổi oan khiên của trí thức” của Ô.Vũ Hoài Nam,Việt Luận số 2388,Thứ sáu 21.8.2009,trang 67;

 

(14)”Ba điều khó hiểu trong Đại Hội Thụ Nhân 2012 tại Paris” của Ô. Ngô Thanh Tâm,Việt Luận số 2542,Thứ ba 5.4.2011,trang 29;

 

(15)”Viết tặng cho những ai bị dị ứng với hai từ chánh trị” của Bà Hà Lê Bích Thủy,Việt Luận số 2517,Thứ sáu 10.12.2010,trang 49;

 

(16)” Sống Với Chữ”, tên một quyển sách của Tiến Sĩ Nguyễn Hưng Quốc, giáo sư tại Đại Học VUT, Melbourne;

 

(17)”Trí thức VN muốn để lại di chúc nào” của Nguyễn Gia Kiểng, Việt Luận Xuân Tân Mão 2011,trang 6