Seite auswählen

19.08.2023

 

Người Việt hải ngoại

Giáo thọ cư sĩ dòng tu Tiếp hiện được trao tặng Huân chương Quốc gia Pháp

https://boxitvn.blogspot.com/2023/08/giao-tho-cu-si-dong-tu-tiep-hien-uoc.html

BVN

Ngày 14.05.2023, lồng trong khung cảnh đại lễ VESAK (Phật Đản) tại Chùa Quốc tế Vincennes, Paris, chị Chân Tuệ Uyển (Võ Thị Minh Tri) Giáo thọ cư sĩ thuộc dòng tu Tiếp Hiện, một học trò của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, đã được trao tặng Huân chương Hiệp sĩ Quốc gia Pháp – Chevalier de l´Ordre National du Mérite.

Huân chương Quốc gia Pháp do Tổng thống Charles de Gaulle lập ra năm 1963, là một trong hai huân chương lớn cấp quốc gia của Pháp, được chia thành 5 bậc từ cao đến thấp, để vinh danh những công trạng xuất sắc đạt được trong khi đảm nhận một chức năng công cộng, dân sự hoặc quân sự. Huân chương Hiệp sĩ “Chevalier” xếp bậc thứ 5.

Từ cộng đồng người Việt tại Pháp có sự hiện diện của các vị xuất gia từ các chùa Khánh Anh, Khuông Việt và thiền viện Hơi Thở Nhẹ thuộc Đạo tràng Mai thôn (Làng Mai).

Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Hải ngoại và Tôn giáo, Gérald Darmanin ca ngợi sự đóng góp quý báu của Giáo thọ Minh Tri-Chân Tuệ Uyển vào những tiến triển của Tổng hội Phật Giáo Pháp trong suốt khoảng thời gian từ 2003 tới nay, giúp Tổng hội trở thành một gạch nối giữa những phật tử gốc Á châu và những phật tử sinh ra tại Pháp. Chị đã lần lượt giữ những vai trò điều hành cũng như Phó chủ tịch, CHOMEhủ tịch và thành viên rất tích cực của Hội đồng Quản trị.

20.08.2023

 

Thượng đỉnh ‘‘Trại David’’: Mỹ-Nhật-Hàn lên án Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20230819-th%C6%B0%E1%BB%A3ng-%C4%91%E1%BB%89nh-tr%E1%BA%A1i-david-m%E1%BB%B9-nh%E1%BA%ADt-h%C3%A0n-l%C3%AAn-%C3%A1n-trung-qu%E1%BB%91c-g%C3%A2y-h%E1%BA%A5n-%E1%BB%9F-bi%E1%BB%83n-%C4%91%C3%B4ng

Sau cuộc hội kiến tại Trại David, Hoa Kỳ, tổng thống Mỹ Joe Biden, thủ tướng Nhật Fumio Kishida và tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã có cuộc họp báo chung. Ba bên ra tuyên bố ‘‘Tinh thần Trại David’’. Lên án ‘‘các hành xử’’ của Trung Quốc ở Biển Đông là một trong các nội dung chính của tuyên bố chung Mỹ-Nhật-Hàn, hôm qua 18/08/2023.

Lãnh đạo ba nước nhất trí tổ chức cuộc họp cấp chuyên viên để xây dựng kế hoạch tập trận thường niên Mỹ, Hàn, Nhật trong vòng nhiều năm. Ba nước sẽ xúc tiến tổ chức định kỳ tập trận chống hải tặc, tập trận chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt trên biển, tập trận phòng thủ tên lửa trên biển, tập trận chống tàu ngầm, tập trận đối phó với thảm họa sự cố, và viện trợ nhân đạo.

Thông cáo chung còn nhấn mạnh đến hợp tác ba bên về cả quân sự, chia sẻ thông tin về công nghệ, kinh tế, và vũ trụ, việc “ba nước sẽ mạnh hơn khi hợp thành một” và phản đối mọi hành động vũ lực nhằm thay đổi hiện trạng giữa Trung Quốc và Đài Loan. Những điều này cho thấy dường như rõ ràng là họ sẵn sàng vượt ra ngoài những giới hạn hiện có của hợp tác an ninh ba bên’’

Nhật Bản lần đầu tiên chỉ đích danh Trung Quốc là mối đe dọa an ninh khu vực

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20230819-nh%E1%BA%ADt-b%E1%BA%A3n-l%E1%BA%A7n-%C4%91%E1%BA%A7u-ti%C3%AAn-ch%E1%BB%89-%C4%91%C3%ADch-danh-trung-qu%E1%BB%91c-l%C3%A0-m%E1%BB%91i-%C4%91e-d%E1%BB%8Da-an-ninh-khu-v%E1%BB%B1c

Lần đầu tiên Nhật Bản chấp nhận những ngôn từ mạnh mẽ chỉ trích đích danh Trung Quốc như là mối đe dọa an ninh trong khu vực, trong tuyên bố chung sau cuộc gặp thượng đỉnh ba bên tại Trại David, Mỹ, hôm 18/08/2023. Bắc Kinh vốn dĩ là đối tác kinh tế quan trọng đầu của của Tokyo. Trung Quốc tiêu thụ 20% hàng xuất khẩu của Nhật.

21.08.2023

Trước thềm thượng đỉnh BRICS, tổng thống Nam Phi xác định chiến lược đối ngoại

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20230821-tr%C6%B0%E1%BB%9Bc-th%E1%BB%81m-th%C6%B0%E1%BB%A3ng-%C4%91%E1%BB%89nh-brics-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-nam-phi-x%C3%A1c-%C4%91%E1%BB%8Bnh-chi%E1%BA%BFn-l%C6%B0%E1%BB%A3c-%C4%91%E1%BB%91i-ngo%E1%BA%A1i

Từ ngày 22-24/08/2023, thành phố Johannesburg tiếp đón nguyên thủ các nước Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ và ngoại trưởng Nga cùng nhiều lãnh đạo chính phủ khối phương Nam toàn cầu đến dự thượng đỉnh BRICS. Hôm qua, 20/08/2023, tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa, đã nêu rõ chiến lược đối ngoại của đất nước.  Trong bài phát biểu được phát trực tiếp trên truyền hình, tổng thống Nam Phi tuyên bố sẽ « không để đất nước bị lôi kéo vào một cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc trên thế giới. Nam Phi cam kết đi theo đường lối không liên kết ».  

Ông nói : “Hơn 20 nước từ khắp nơi trên thế giới đã chính thức nộp đơn xin gia nhập BRICS. Nam Phi ủng hộ tăng số thành viên. Một phiên bản mở rộng có thể sẽ đại diện một nhóm nước đa dạng hơn, với nhiều hệ thống chính trị khác nhau, và chia sẻ một khao khát chung : Thiết lập một trật tự thế giới cân bằng hơn.” 

Hà Lan và Đan Mạch cấp chiến đấu cơ F-16 cho Ukraina

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20230821-h%C3%A0-lan-v%C3%A0-%C4%91an-m%E1%BA%A1ch-c%E1%BA%A5p-chi%E1%BA%BFn-%C4%91%E1%BA%A5u-c%C6%A1-f-16-cho-ukraina

Hai ngày sau khi Hoa Kỳ bật đèn xanh cho phép các đồng minh cung cấp chiến đấu cơ F-16 cho Ukraina, hôm qua 20/08/2023, Hà Lan và Đan Mạch thông báo trong thời gian tới, chuyển giao cho Kiev loại máy bay này mà Ukraina đã yêu cầu từ lâu. Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky hoan nghênh quyết định nói trên.

Đan Mạch cho biết cụ thể, họ sẽ cung cấp cho Ukraina 19 chiến đấu cơ F-16, Ukraina sẽ nhận được 6 máy bay vào cuối năm nay, 8 chiếc vào năm 2024 và 5 chiếc vào năm 2025.  F-16 hiện đang được thay thế bằng F-35 ở Hà Lan.  Không quân Hoàng gia Hà Lan hiện có 42 F-16, trong đó 24 chiế hiện sẵn sàng để sử dụng.

22.08.2023

 

Thái Lan: Ông Srettha được bầu làm thủ tướng; ông Thaksin hồi hương, vào tù

https://www.voatiengviet.com/a/thai-lan-ong-srettha-duoc-bau-lam-thu-tuong-ong-thaksin-hoi-huong-vao-tu/7235299.html

Trùm bất động sản Thái Lan Srettha Thavisin thuộc đảng Pheu Thai vừa được bầu làm thủ tướng sau chiến thắng quyết định trong cuộc bỏ phiếu tại quốc hội hôm 22/8, cùng lúc, nhân vật lãnh đạo chạy trốn của cùng đảng với tân thủ tướng – ông Thaksin Shinawatra – đã có cuộc hồi hương lịch sử sau nhiều năm sống lưu vong và bị đưa thẳng vào tù, theo Reuters. Ông Srettha giành được sự ủng hộ của 2/3 quốc hội 

24.08.2023

 

BRICS mời 6 nước gia nhập

https://vnexpress.net/brics-moi-6-nuoc-gia-nhap-4645582.html

BRICS quyết định mời 6 quốc gia vào khối, gồm Argentina, Ai Cập, Iran, Ethiopia, Arab Saudi và UAE.

“Chúng tôi đã quyết định mời 6 nước này trở thành thành viên chính thức của BRICS. Tư cách thành viên của họ sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2024”, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh ở Johannesburg ngày 24/8. Trước hội nghị, các quan chức Nam Phi cho biết hơn 40 quốc gia bày tỏ quan tâm gia nhập BRICS và 22 quốc gia đã chính thức yêu cầu được kết nạp.

Trung Quốc cấm nhập khẩu hải sản Nhật Bản

https://vnexpress.net/trung-quoc-cam-nhap-khau-hai-san-nhat-ban-4645549.html

 Trung Quốc thông báo cấm nhập khẩu toàn bộ hải sản từ Nhật Bản, sau khi Tokyo bắt đầu đợt xả nước thải hạt nhân ra biển đầu tiên.

“Chúng tôi đình chỉ nhập khẩu các sản phẩm thủy hải sản nguồn gốc Nhật Bản từ 24/8. Quyết định nhằm ngăn chặn một cách toàn diện các rủi ro an toàn thực phẩm do ô nhiễm phóng xạ từ nước thải hạt nhân Fukushima gây nên. Chúng tôi bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng Trung Quốc và đảm bảo an toàn cho thực phẩm nhập khẩu”, Cơ quan Hải quan Trung Quốc hôm nay ra thông báo.

Trung Quốc ra quyết định vài giờ sau khi Nhật Bản tiến hành xả nước thải hạt nhân qua xử lý từ nhà máy Fukushima Daiichi ra Thái Bình Dương. Bắc Kinh chỉ trích hành động này “cực kỳ ích kỷ và vô trách nhiệm, gây rủi ro toàn cầu, ảnh hưởng thế hệ tương lai”.

Trước đó, Trung Quốc đã cấm nhập khẩu thực phẩm từ 10 trên 47 tỉnh Nhật Bản vào tháng 7. Năm ngoái, nước này nhập khẩu hơn 500 triệu USD thủy hải sản từ Nhật Bản.

Nhật sẽ thải tổng cộng 7.800 tấn nước ra biển trong 17 ngày tới, liên tục 24h/ngày kể từ hôm nay. Tokyo và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) cho hay nước được xử lý triệt để loại bỏ các đồng vị phóng xạ, chỉ để lại tritium, một trong hai đồng vị phóng xạ của hydro.

Nhật Bản khẳng định nước thải sẽ dưới giới hạn nồng độ tritium trong nước thải là 1.500 Bq/l (becquerel/lít), thấp hơn 7 lần so với mức khuyến cáo của WHO là 10.000 Bq/l đối với nước uống. Dù vậy, đánh giá của IAEA và Nhật gây nhiều tranh cãi trong dư luận và giới chuyên gia.