Mục lục
Bài phát biểu của bà Christel Neudeck trong lễ tưởng niệm cố t/s Rupert Neudeck ngày 30.09.2023 tại Troisdorf
Quý khách thân mến, các bạn nam nữ thân mến!
Tôi tin rằng sau khoảng 44 năm gắn bó bên nhau, tôi có thể gọi các bạn như vậy. Như tôi được biết, các bạn đã dành cho Rupert một sự tôn trọng rất đặc biệt và ông cũng muốn các bạn đến xem các cuộc triển lãm tại đây.
Hôm nay tôi muốn thú nhận với các bạn một điều: Khi tôi và Rupert vẫn còn khỏe mạnh, tôi đã nói với anh ấy rằng, tôi muốn chết trước anh ấy. Khi anh ta hỏi tại sao, tôi trả lời rằng tôi chưa xứng đáng với lòng biết ơn của „những người Việt Nam của chúng tôi“. Bây giờ đây, tôi vẫn còn sống và đang đứng trước các bạn ngày hôm nay với cùng niềm vui của anh ấy dành cho „những người Việt Nam của chúng tôi“. Và vì Rupert luôn tin rằng, sự sống vẫn tiếp nối sau cái chết, nên tôi chắc chắn một điều: hôm nay anh ấy đang hiện diện nơi này với chúng ta!
Nhiều người trong số các bạn có mặt ở đây hôm nay, có cha, có mẹ hoặc thậm chí ông bà của các bạn đã liều mình trốn chạy ngoài Biển Đông, nên tôi muốn kể cho các bạn nghe về một khía cạnh trong cuộc đời của Rupert mà có thể các bạn chưa được nghe từ các bậc sinh thành của các bạn.
Rupert là một người có niềm tin sâu sắc trong đạo Thiên Chúa. Phúc âm yêu thích của ông là đoạn nói về người Samarita nhân hậu nhưng luôn bị người ta khinh thường. Và rồi ai đã giúp đỡ người bị thương khi rơi vào tay bọn trộm cướp? Chính lại là người Samarita bị khinh thường này, trong khi những người khác thì vẫn thản nhiên đi ngang qua.
Rupert lấy bằng tiến sĩ về đạo đức chính trị từ Jean-Paul Sartre và Albert Camus, cả hai đều là các triết gia „vô thần“. Năm 1979, khi chúng tôi thuê con tàu Cap Anamur, thì Jean-Paul Sartre đã là một trong những triết gia nổi tiếng nhất châu Âu. Tại Paris, ông đã vận động để cứu vớt những thuyền nhân Việt Nam tị nạn.
Một trong những điều ông nói là: „Con người chúng ta bị kết án là sự tự do“. Bị kết án? Ông quan niệm rằng, chúng ta phải tự chịu trách nhiệm cho bất cứ những gì chúng ta đã trải qua, những gì chúng ta đã làm trong suốt cuộc đời mình. Có lẽ ông ấy sẽ phải ngạc nhiên khi thấy có biết bao nhiêu người trong các bạn, hoặc cha mẹ, hoặc ông bà của các bạn đã thực sự làm điều này. Họ đã phải trải qua nhiều điều khủng khiếp và ngay sau đó với nguồn nghị lực đáng kinh ngạc, họ lập tức bắt đầu xây dựng lại cuộc sống mới ngay trên quê hương mới của mình. Việc họ làm nên được điều đó luôn là một điều bí ẩn đối với tôi. Những kỳ vọng ấy có lẽ đôi khi làm chính các bạn phải bận tâm… Nhưng ông Wolfgang Schäuble đã nói rất đúng: “Nếu có một ví dụ nào đó cho thấy sự hội nhập không phải là mối đe dọa mà là sự phồn thịnh, thì đó chính là câu chuyện của những người Việt Nam đang chung sống giữa chúng ta”.
Albert Camus là triết gia và là nhà văn thứ hai mà Rupert đã từng đề cấp đến. Camus đã viết một cuốn sách mang tên „Bệnh dịch hạch“ mà tôi đã tặng cho các thành viên của chúng tôi. Có thể bạn nên đọc một lần và cuốn sách này vẫn còn phù hợp đến bây giờ. Có một đoạn thực sự khiến chúng tôi rất cảm kích: Bác sĩ Dr. Rieux làm việc không mệt mỏi. Nhà báo Rambert muốn bỏ trốn nhưng không thành công. Trong một cuộc trò chuyện căng thẳng, Rieux nói với nhà báo rằng: „Bạn không cần phải xấu hổ khi đi tìm hạnh phúc“. Và Rambert trả lời anh ta: „Nhưng người ta có thể xấu hổ khi chỉ biết giữ lấy hạnh phúc ấy cho riêng mình“. Điều này muốn nói lên rằng: Các bạn có thể mang lại một phần hạnh phúc của mình cho những người không được sinh ra ở nơi đầy nắng ấm trong cuộc đời. Chính thân sinh của các bạn cũng đã làm nên điều này. Trong vài năm đầu tiên sau cuộc trốn chạy, thân sinh của các bạn đã hỗ trợ nhiều dự án khác của chúng tôi trong các lễ hội ở Troisdorf. Tôi đã quan sát điều này từ 40 năm trước và vẫn tự hỏi rằng, họ là những con người tuyệt vời nào đã đến với chúng tôi.
Tuần trước Heribert Prantl đã viết trên tờ Süddeutsche Zeitung như sau: “Tôi không thể chịu đựng nổi nếu chỉ biết khoanh tay đứng nhìn mà thôi“. Câu nói này đến từ Rupert Neudeck… „Ông ấy là sự kết hợp lý tưởng giữa chủ nghĩa duy tâm và trí thông minh thực tế.” Tôi thích câu nói này, bởi vì chúng tôi đã tìm được rất nhiều thành viên giống như vậy và với họ, chúng tôi có thể đạt thêm được rất nhiều điều.
Sau cùng, tôi muốn trích một câu trong Kinh Thánh: „Hãy yêu thương tha nhân như yêu thương chính mình“. Nghe qua thì có vẻ đơn giản, nhưng đôi khi lại rất khó khăn. Và đây là điều tôi cầu chúc các bạn: „Các bạn hãy yêu quý chính mình để rồi sau đó các bạn cũng có thể giúp đỡ những người khác“.
Die Rede von Frau Christel Neudeck bei der Gedenkfeier für Rupert Neudeck am 30.9.2023 in Troisdorf
Liebe Gäste, liebe Freundinnen und Freunde!
Ich glaube, dass ich Euch nach zum Teil 44 Jahren Verbundenheit so nennen darf. Wie ich weiß, verehrt Ihr Rupert in ganz besonderer Weise und möchtet Euch auch die Ausstellungen hier ansehen.
Heute möchte ich Euch etwas gestehen: Als Rupert und ich noch topfit waren, sagte ich ihm, dass ich vor ihm sterben wolle. Auf seine Warum-Frage antwortete ich, dass ich der Dankbarkeit „unserer Vietnamesen“ nicht gewachsen sei. Nun habe ich ihn überlebt und stehe heute mit der gleichen Freude wie er über „unsere Vietnamesen“ vor Euch. Da Rupert an ein Weiterleben nach dem Tode glaubte, bin ich sicher: Heute ist er bei uns!
Da heute viele von Euch dabei sind, deren Eltern oder gar Großeltern die Flucht über das Südchinesische Meer gewagt haben, möchte ich Euch von einer Facette aus Ruperts Leben berichten, die Ihr vielleicht von Euren Eltern noch nicht gehört habt.
Rupert war ein tiefgläubiger Christ. Sein Lieblingsevangelium war das vom Barmherzigen Samariter. Die Samariter wurden verachtet. Und wer half dem Verwundeten, der unter die Räuber gefallen war, genau dieser verachtete Samariter, die anderen gingen vorüber.
Rupert hat promoviert über Die politische Ethik bei Jean-Paul Sartre und Albert Camus, über zwei ‚Atheisten‘. Sartre war 1979, als wir die Cap Anamur charterten, einer der bekanntesten Philosophen Europas. Er setzte sich in Paris für die Rettung der vietnamesischen Bootsflüchtlinge ein.
Er sagte u.a.: „Wir sind zur Freiheit verurteilt“. Verurteilt? Er war der Meinung, dass egal was wir erlebt haben, es an uns liegt, was wir aus unserem Leben machen. Er würde staunen, wie viele von Euch bzw. Eurer Eltern oder Großeltern das tatsächlich getan haben. Sie hatten Schreckliches erlebt und begannen hier in ihrer neuen Heimat sofort mit unglaublicher Energie ein neues Leben aufzubauen. Mir war oft schleierhaft, wie sie das geschafft haben. Wahrscheinlich hat Euch ihr Ehrgeiz manchmal ganz schön genervt…. Aber Wolfgang Schäuble sagte mit Recht: „Wenn es ein Beispiel gibt, dass Integration keine Bedrohung ist sondern eine Bereicherung, so ist es die Geschichte der Menschen aus Vietnam, die unter uns leben.“
Albert Camus war der zweite Philosoph und Schriftsteller, über den Rupert gearbeitet hat. Camus hat ein Buch geschrieben, dass wir den Mitarbeitern mitgegeben haben in die Projekte: Die Pest. Vielleicht lest ihr es einmal, es ist immer noch sehr aktuell. Da gibt es eine Szene, die uns sehr beeindruckt hat. Der Arzt Dr. Rieux arbeitet unermüdlich. Der Journalist Rambert will abhauen, schafft es dann aber nicht. In einem intensiven Gespräch sagt Rieux dem Journalisten: „Man muss sich nicht schämen, das Glück zu suchen“. Und Rambert antwortet ihm:“ Aber man kann sich schämen allein glücklich zu sein“. Darum geht es, von seinem Glück kann man denen etwas abgeben, die nicht auf der Sonnenseite des Lebens geboren wurden. Auch das haben Eure Eltern getan. Schon in den ersten Jahren nach ihrer Flucht haben sie bei den Festen hier in Troisdorf unsere anderen Projekte unterstützt. Ich habe das vor 40 Jahren beobachtet und mich gefragt, was das wohl für wunderbare Menschen sind, die da zu uns gekommen sind.
In der letzten Woche schrieb Heribert Prantl in der Süddeutschen Zeitung: „Ich kann es nicht ertragen, nur zuschauen zu können“: Der Satz stammt von Rupert Neudeck….. „Er war eine Idealkombination von Idealismus und praktischer Intelligenz.“ Der Satz hat mir gefallen, denn wir haben ganz viele Mitarbeiterinnen und Mitarbeiter gefunden, die auch so waren und mit denen wir zusammen viel bewirken konnten und immer noch können.
Zum Schluss möchte ich einen Satz aus der Bibel zitieren: „Liebe deinen Nächsten wie dich selbst“. Das klingt so einfach, ist aber manchmal ziemlich schwierig. Das wünsche ich Euch: „Dass Ihr Euch selbst liebt und mögt und dann auch anderen helfen könnt“.