Việc các đồng bị can với ông Trump trong vụ truy tố ở Georgia về can thiệp bầu cử lần lượt nhận tội sẽ ‘rất nguy hiểm cho ông Trump’ khi họ sẽ phải khai hết sự thật cũng như phải đưa ra các bằng chứng chứng minh cho lời khai của mình, một vị luật sư ở California nhận định với VOA.
Bà Jenna Ellis, luật sư cánh hữu thuộc đội ngũ tranh cử của cựu Tổng thống Donald Trump hồi năm 2020, hôm 24/10 đã trở thành người mới nhất nhận tội trước cáo trạng hình sự về can thiệp bầu cử ở bang Georgia.
Cáo trạng của bà Fani Willis, biện lý liên bang hạt Fulton, bang Georgia, cáo buộc ông Trump và 18 đồng phạm, trong đó có bà Ellis, âm mưu lật ngược chiến thắng của ông Joe Biden trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 ở bang Georgia.
Khóc và hối hận
Theo cáo trạng này, bà Ellis đã kêu gọi các nghị sỹ bang ở các bang dao động quan trọng mà ông Biden thắng bổ nhiệm các đại cử tri giả để bỏ phiếu cho ông Trump.
Bà Ellis, 38 tuổi, đã nhận tội tại Tòa Thượng thẩm Hạt Fulton đối với tội hỗ trợ và tiếp tay cho các tuyên bố và bài viết sai sự thật về gian lận phiếu bầu.
Trong tuyên bố nhận tội, bà Ellis xuất hiện vừa khóc vừa nói trước Thẩm phán Scott McAfee rằng bà hối hận về hành động của mình sau thất bại bầu cử của ông Trump.
“Là luật sư và cũng là tín đồ Thiên chúa giáo, tôi rất đặt nặng trách nhiệm luật sư của mình và tôi cố gắng làm một người có tư cách đạo đức đàng hoàng trong tất cả các việc làm của mình,” bà Ellis phát biểu.
“Tôi tin rằng việc thay mặt cho Tổng thống Trump thách thức kết quả bầu cử nên được thực hiện một cách công bằng và hợp pháp,” bà nói, nhưng ‘tôi đã không làm tròn bổn phận’.
“Nếu lúc đó tôi biết những gì mà bây giờ tôi mới biết thì tôi sẽ từ chối đại diện cho ông Donald Trump để thách thức kết quả bầu cử,” bà nói.
Theo thỏa thuận nhận tội này, bà Ellis sẽ tránh được án tù, thay vào đó bà chỉ bị 5 năm quản chế và phải trả 5.000 đô la tiền bồi thường, cộng với 100 giờ lao động công ích và phải viết thư xin lỗi người dân Georgia.
Bà cũng phải ra khai chứng trung thực tại tất cả các phiên xử các đồng bị cáo khác trong vụ án, bao gồm cả ông Trump.
Trước bà Ellis, đã có ba đồng bị can khác đã nhận tội, bao gồm các luật sư Sidney Powell, Kenneth Chesebro và người đóng tiền bảo lãnh Scott Hall. Những người này đã chịu ra khai sự thật chống lại các bị can còn lại trong vụ án.
Bà Sidney Powell đã nhận tội hôm 19/10 về tội nỗ lực lật ngược thất bại của Donald Trump trong cuộc bầu cử năm 2020 ở Georgia. Đổi lại, bà sẽ chịu mức án quản chế sáu năm, nộp phạt 6.000 đô la và sẽ phải viết thư xin lỗi người dân Georgia.
Ông Trump chưa nói gì về việc bà Ellis nhận tội, nhưng ông đã viết trên Truth Social rằng bà Sidney Powell ‘chưa bao giờ’ là luật sư của ông mặc dù bà Powell đã từng là thành viên chính thức trong đội ngũ pháp lý của ông Trump hồi năm 2020.
‘Áp lực phải nhận tội’
Trao đổi với VOA từ Little Saigon, bang California, Luật sư Nguyễn Quốc Lân, giải thích rằng mặc dù việc các bị can này nhận tội ‘hoàn toàn là tự nguyện’ nhưng họ đã đối mặt với sức ép rất lớn từ phòng biện lý của bà Fani Willis.
Họ phải tính toán, cân nhắc trước đề nghị của biện lý rằng nếu họ phải ra tòa và bị kết tội thì họ sẽ bị mức án rất nặng cho các tội đại hình, chi bằng nhận tội thì họ sẽ được biện lý cho hưởng hình phạt nhẹ nhất. Đổi lại, họ phải cộng tác với văn phòng biện lý và khai hết sự thật mà họ biết, luật sư Lân cho biết.
Nếu họ khai thành khẩn, đúng sự thật thì sẽ được thực hiện thỏa thuận nhận tội, bằng không ‘sẽ bị đề nghị mức án tối đa’, cũng theo lời luật sư này.
“Ở đây có sự cố vấn của các luật sư của họ. Các luật sư này ở trong thế là phải lấy cái gì tốt nhất cho thân chủ. Họ có thể thấy nhận tội là lựa chọn tốt nhất,” Luật sư Lân nói.
Trả lời câu hỏi các bị can lần lượt nhận tội sẽ tác động đến những bị can chưa nhận tội như thế nào, ông Lân cho biết: “Đương nhiên nó tạo áp lực lên những người còn lại rất nhiều. Nên nhớ rằng những người nhận tội này cũng là luật sư. Họ biết rõ thực tế của vấn đề luật pháp này.”
Một áp lực là những bị can còn lại biết rằng những người nhận tội sẽ khai ra hết, gây nguy hiểm cho họ. Khi đó họ ‘càng cố cãi thì càng chết’ nên ‘chẳng thà nhận tội sớm trước khi có người kế tiếp nhận tội’.
Theo phân tích của ông thì người nào nhận tội càng sớm thì càng nhận được nhiều điều kiện có lợi hơn, còn nếu nhận tội càng trễ thì lời khai của họ sẽ không còn giá trị gì nhiều vì những điều họ khai có thể đã được người khác khai hết rồi.
Ông nói ông tin rằng trong thời gian sắp tới những bị can còn lại ‘sẽ tranh nhau nói với phòng biện lý là cho tôi nhận tội’.
“Những người nhận tội đương nhiên là để giữ tương lai, sự sống còn của họ nên họ phải khai hết. Họ phải khai một cách thành khẩn để được sự đồng cảm, sự thương xót của biện lý để cho họ ân huệ được hưởng mức án nhẹ.”
Vị luật sư này cho rằng trước áp lực nhận tội từ những bị can khác, cũng có khi ‘can phạm chủ chốt là ông Donald Trump sẽ đồng ý nhận một số tội để tránh hình phạt nặng’.
‘Đẩy nhanh vụ án’
Ông cho biết thỏa thuận nhận tội trong hệ thống tư pháp Mỹ là ‘tiến trình hoàn toàn hợp pháp, rất là bình thường trong bất cứ vụ án nào có nhiều can phạm’ với mục đích là đẩy nhanh tiến trình xét xử.
“Tiến trình xét xử sẽ nhanh hơn rất nhiều vì sẽ bớt đi bị can, sẽ có thêm nhân chứng, bằng chứng hỗ trợ những gì biện lý đã có,” ông giải thích và cho rằng cơ hội thành công của biện lý Fani Willis trong vụ án sẽ nhiều hơn.
Khi được hỏi lời khai của những người đã nhận tội liệu có đáng tin, Luật sư Nguyễn Quốc Lân nói họ phải ‘đưa ra bằng chứng để xác nhận lời khai của mình’ và đó là ‘cái nguy hiểm cho những người còn lại’.
“Họ không cần chứng minh họ không có tội vì họ đã nhìn nhận là họ có tội rồi. Họ chỉ cần chứng minh những gì họ nói là sự thật,” ông phân tích.
Những người nhận tội có động lực phải trưng ra bằng chứng càng nhiều càng tốt để chứng tỏ họ thành khẩn, ông nói thêm, và nghĩa vụ của họ là ‘phải cung cấp những gì mà biện lý thấy cần để buộc tội những ngời còn lại’.
Tuy nhiên, luật sư của các bị can còn lại có thể lập luận trước tòa rằng ‘những người nhận tội khai như vậy chỉ để được nhẹ tội, để chiều lòng biện lý chứ không phải nói sự thật’.
Khi được hỏi liệu các bị can có phối hợp với nhau để cùng chối tội hoặc nhận tội hay không, ông cho rằng điều đó còn tùy thuộc vào luật sư của họ.
“Thông thường các luật sư chỉ biết bảo vệ thân chủ của họ và họ không tin bất kỳ người tòng phạm nào,” ông nói. “Các luật sư có thể khuyên thân chủ lo cho bản thân họ trước tiên và tốt nhất là đừng làm cho tội của mình nặng hơn.”
Các luật sư của các bị can khác nhau có thể phối hợp với nhau về lập luận bằng chứng, cũng theo lời ông Lân, nhưng việc này ‘rất là mạo hiểm’ vì ‘biết đâu người kia có thể rò rỉ ra ngoài gây hại cho thân chủ của họ’.
Do đó, ông cho rằng nhiều khả năng các bị can trong vụ án này ‘sẽ là thân ai nấy lo’. Họ cũng không thể nghĩ cho ông Trump nếu ông Trump không giúp họ trang trải chi phí luật sư.
Ảnh hưởng đến Trump thế nào?
Luật sư Lân cho biết cho dù mọi việc đi đến chỗ xác nhận là có can thiệp vào bầu cử nhưng điểm mấu chốt để kết tội ông Trump trong vụ án này là chứng minh được rằng trong suy nghĩ của ông Trump, ông biết rằng việc lật ngược kết quả bầu cử ở Goergia là sai trái mà ông vẫn làm.
“Ông Trump có thể nói rằng tôi cần phải đấu tranh cho cử tri của tôi, cho đất nước của tôi và tôi chỉ nghe theo lời khuyên của các luật sư, họ bảo sao tôi làm vậy,” ông nói và cho biết chưa có ai khai rõ ràng là ông Trump đã nhìn nhận mình đã thua và cần phải có hành động lật ngược bầu cử.
Cho nên biện lý Fani Willis sẽ cần phải moi ra lời khai và bằng chứng từ những người thân cận với ông Trump rằng ông ‘thừa biết mình đã thua ông Biden’.
Về việc ông Trump phủ nhận có quan hệ với các bị can đã nhận tội, chẳng hạn như bà Sidney Powell, ông Lân nói việc ông Trump nói là một chuyện, nhưng bồi thẩm đoàn có tin được hay không là chuyện khác, và họ sẽ xem những bằng chứng, những phát biểu của ông Trump trước đó.
Xem thêm:
Sidney Powell nhận tội và đồng ý làm nhân chứng
Vụ xử ở Georgia: Luật sư ‘đồng phạm’ với Trump không tin lời ‘dóc tổ’
Unter Tränen hat Donald Trumps ehemalige Anwältin Jenna Ellis diese Woche vor Gericht in Atlanta ihr Geständnis abgelegt und die Bevölkerung des Gliedstaates Georgia um Entschuldigung gebeten. Reuevoll blicke sie auf die Zeit zurück, in der sie den damaligen Präsidenten in seinem Versuch unterstützt hatte, das Ergebnis der Präsidentenwahl umzustürzen. Sie habe es unterlassen, die Behauptungen über angeblichen Wahlbetrug auf ihren Wahrheitsgehalt zu überprüfen. Wenn sie damals gewusst hätte, was sie heute wisse, hätte sie Trump in diesen Verfahren nicht vertreten, erklärte Ellis.
Die Juristin ist eine der insgesamt 19 Beschuldigten im Verfahren wegen Wahlmanipulation in Georgia, in dem die Staatsanwältin Fani Willis Mitte August Anklage erhoben hatte. Sie bekannte sich nun der Beihilfe zu Falschaussage und Falschbeurkundung schuldig. Im Gegenzug werden die ursprünglich erhobenen, schwereren Anschuldigungen fallengelassen – unter anderem jene, Teil einer kriminellen Vereinigung mit dem Ziel des Wahlbetrugs gewesen zu sein.
Das Ergebnis dieses sogenannten «plea deal» mit der Staatsanwaltschaft ist eine vergleichsweise milde Strafe: Ellis wurde zu fünf Jahren Gefängnis auf Bewährung, einer Zahlung von 5000 Dollar und hundert Stunden gemeinnütziger Arbeit verurteilt.
«Plea deals» sind nicht die Ausnahme, sondern die Regel
Innerhalb von nur einer Woche ist sie bereits die dritte Person aus Trumps damaligem Team von Anwälten, die einen solchen «plea deal» mit Willis eingegangen sind. Zuvor hatte Kenneth Chesebro sich in dem Verfahren wegen eines Verbrechens schuldig bekannt, während Sidney Powell sechs Vergehen eingestand.
Powell ist die bekannteste Figur dieses Trios. Sie erlangte nach dem Wahlsieg Joe Bidens im November 2020 über die USA hinaus Berühmtheit, weil sie Trumps Betrugsvorwürfe mit wilden Verschwörungstheorien zu untermauern versuchte. In einer aufsehenerregenden Pressekonferenz erklärte sie an der Seite von Ellis und Trumps früherem Anwalt Rudy Giuliani, Venezuela, Kuba und auch China hätten die Wahl beeinflusst. Unter anderem seien dafür Wahlcomputer manipuliert worden.
Einen Monat später nahm Powell an einem laut Zeugenaussagen überaus hitzigen Treffen mit Trump und weiteren Personen im Weissen Haus teil. Bei diesem wurden unter anderem die Verhängung des Ausnahmezustands und die Konfiszierung von Wahlmaschinen erwogen.
Ihre abwegigen Vorschläge und die Nähe zu Trump machen den «plea deal» Powells mit der Staatsanwaltschaft in Georgia besonders brisant. Obwohl sie laut der Anklage von Fani Willis eine wichtige Rolle einnahm beim Versuch der Wahlmanipulation, lässt die Staatsanwältin ihren zentralen Vorwurf auch bei Powell fallen: die Teilnahme an einer kriminellen Vereinigung nach der einst zur Bekämpfung des organisierten Verbrechens eingeführten Rico Act. Dafür hätten bis zu zwanzig Jahre Gefängnis gedroht.
Stattdessen kommt Powell nun mit sechs Jahren auf Bewährung und einer Zahlung von 6000 Dollar davon, sie muss sich zudem in einem Brief an die Bevölkerung von Georgia entschuldigen. Auch Ellis und Chesebro entgehen einer Haftstrafe trotz Taten, die laut Willis’ Anklage die Demokratie gefährdeten.
Solche Abkommen zwischen den Anklagebehörden und den Beschuldigten sind im amerikanischen Rechtssystem keine Ausnahme, sondern die Regel. Über 90 Prozent der Strafverfahren werden auf diese Weise beigelegt und nicht durch das Urteil eines Gerichts. Die Gründe dafür sind vielfältig. Geschworenenprozesse sind langwierig und teuer, ohne die «plea deals» wäre die Justiz völlig überlastet. Die Ankläger erlangen so auch bei allenfalls wackliger Beweislage einen Schuldspruch und können sich auf Fälle konzentrieren, denen sie mehr Bedeutung zumessen. Die Beschuldigten wiederum entgehen dem Risiko einer höheren Strafe und möglicherweise demütigenden öffentlichen Verhandlungen.
Allerdings verzichten sie dafür auf ihr Recht auf einen fairen und unabhängigen Prozess, was immer wieder Anlass für Kritik an diesen Vereinbarungen ist. Die Mehrheit der Angeklagten in den USA ist arm, und überdurchschnittlich oft handelt es sich um Angehörige ethnischer Minderheiten. Aus Angst vor den Kosten eines langen Verfahrens bekennen sie sich schuldig oder werden von überlasteten Pflichtverteidigern zu einem «plea deal» gedrängt, auch wenn sie intakte Chancen auf einen Freispruch hätten.
Erfolg oder Scheitern der Staatsanwältin?
Die milderen Strafen nach einer Vereinbarung mit der Anklage können in der Öffentlichkeit zudem den Eindruck mangelnder Gerechtigkeit erwecken. Oft sind diese jedoch an die Bedingung geknüpft, dass der Verurteilte der Strafverfolgungsbehörde bei der Aufklärung eines Falls hilft. Diese Überlegung steht für Fani Willis zweifellos im Vordergrund. Alle drei Trump-Anwälte sagten im Rahmen ihrer «plea deals» zu, mit der Staatsanwaltschaft zusammenzuarbeiten und als Zeugen zur Verfügung zu stehen.
Aus diesem Grund werden die Vereinbarungen von vielen Experten als Erfolg für Willis’ Strategie gewertet. Anders als der Sonderermittler Jack Smith, der die Manipulationsversuche auf Bundesebene untersucht und dabei bisher ausschliesslich Trump selbst anklagte, nahm die Staatsanwältin in Atlanta auf Basis der Rico Act diverse an den Machenschaften Beteiligte ins Visier.
Das Vorgehen ist riskant, weil es das Verfahren verzögert und zu überfrachten droht. Kay Levine, Strafrechtsprofessorin der Emory-Universität in Atlanta, sagt gegenüber der «New York Times» indes, so funktionierten diese Anti-Mafia-Gesetze. Man biete den weniger bedeutenden Akteuren einer mutmasslichen kriminellen Vereinigung gute Deals an, «damit sie helfen, die grossen Fische zu fangen». Fani Willis wandte diese Taktik schon in der Vergangenheit erfolgreich an.
Die grossen Fische sind in diesem Fall etwa Trumps führender Anwalt Rudy Giuliani und natürlich der ehemalige Präsident selbst. Für eine Verurteilung muss Willis die Geschworenen davon überzeugen, dass dieser vorsätzlich handelte – also wusste, dass er unrechtmässig vorgeht. Das ist eine hohe Hürde, weil Trump argumentieren kann, er sei damals nur der Empfehlung seiner Anwälte gefolgt. Sagen Powell und Ellis dagegen aus, sie agierten nach Anweisungen Trumps und nicht umgekehrt, wird die Situation für den ehemaligen Präsidenten schwieriger – im Prozess in Georgia, aber auch im Verfahren von Jack Smith auf Bundesebene.
Denkbar ist zudem, dass aus Furcht vor den Aussagen Powells und Ellis’ auch Giuliani zu einem «plea deal» bereit ist, um das Risiko einer langen Gefängnisstrafe abzuwenden. Das wäre für Trump die noch grössere Gefahr.
Allerdings weiss niemand, was Powell, Ellis und Chesebro in den Verhandlungen mit den Staatsanwälten ausgesagt haben und was sie gegen weitere Beschuldigte aussagen werden. Wie wertvoll ihre Zusammenarbeit mit den Ermittlern ist, bleibt deshalb vorerst Spekulation.
Der ehemalige Staatsanwalt und konservative Publizist Andrew McCarthy interpretiert die Schuldbekenntnisse des Trios denn auch als Zeichen des Scheiterns von Fani Willis. Üblicherweise verlangten Staatsanwälte in «plea deals» so früh in einem Verfahren Geständnisse in einem zentralen Anklagepunkt – in diesem Fall also demjenigen der Bildung einer kriminellen Vereinigung. Dazu kam es nicht. Dass keiner der Verurteilten auch nur einen Tag ins Gefängnis müsse, zeige, dass dieser Vorwurf haltlos sei, schreibt McCarthy in der «National Review».
Immerhin aber haben nur zwei Monate nach der Anklage bereits drei Anwälte Trumps zugegeben, unrechtmässig gehandelt zu haben. Abgesehen von der juristischen habe dies auch eine politische Bedeutung, findet der konservative «New York Times»-Kolumnist David French. Wenn Trumps loyalste Anwälte Untaten eingeständen, sollte das den Republikanern vor Augen führen, dass die Behauptung vom Wahlbetrug auf einem Berg von Lügen gebaut worden sei.