Seite auswählen

Hoa Kỳ không lùi bước trước thách thức của Putin và Hamas

Tổng Thống Joe Biden 

Saigon Nhỏ

 

Minh họa của Brian Stauffer cho báo The Washington Post

LTS: Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden vừa có một bài bình luận dài trên nhật báo The Washington Post trình bày quan điểm của ông và của chính phủ Hoa Kỳ trước những cuộc khủng hoảng sâu sắc do chiến tranh xâm lược của Vladimir Putin ở Ukraine và cuộc chiến tranh giữa Israel và tổ chức Hamas ở dải Gaza. Đây là những vấn đề mà người dân Mỹ, và cộng đồng người Mỹ gốc Việt, rất quan tâm; tòa soạn SGN mạn phép dịch ra tiếng Việt để bạn đọc tham khảo; nguyên văn tiếng Anh theo đường dẫn (link) ở cuối bài.

Ngày nay thế giới đang đối mặt một bước ngoặt, những lựa chọn mà chúng ta đưa ra – kể cả trong các cuộc khủng hoảng ở Châu Âu và Trung Đông – sẽ quyết định hướng đi tương lai của các thế hệ mai sau.

 

Thế giới của chúng ta sẽ như thế nào sau những xung đột này?

Liệu chúng ta có ngăn chặn năng lực thực hiện tội ác thuần túy, không pha trộn của Hamas? Liệu một ngày nào đó người Israel và người Palestine có thể chung sống bên nhau trong hòa bình, với hai nhà nước cho hai dân tộc?

Liệu chúng ta có buộc Vladimir Putin phải chịu trách nhiệm về hành vi gây hấn của ông ta, để người dân Ukraine có thể sống tự do và châu Âu vẫn là điểm tựa cho hòa bình và an ninh toàn cầu?

Và câu hỏi bao trùm: Liệu chúng ta sẽ không ngừng theo đuổi tầm nhìn tích cực cho tương lai hay chúng ta sẽ cho phép những người không chia sẻ các giá trị của chúng ta lôi kéo thế giới đến một nơi nguy hiểm và chia rẽ hơn?

Cả Putin và Hamas đều đang đấu tranh để xóa bỏ các nền dân chủ láng giềng khỏi bản đồ thế giới. Cả Putin và Hamas đều hy vọng sẽ làm sụp đổ sự ổn định và hội nhập của một khu vực rộng lớn hơn và lợi dụng tình trạng hỗn loạn xảy ra sau đó. Nước Mỹ không thể và sẽ không để điều đó xảy ra. Vì lợi ích an ninh quốc gia của chính chúng ta – và vì lợi ích của toàn thế giới.

Hoa Kỳ là một quốc gia thiết yếu. Chúng ta tập hợp các đồng minh và đối tác đứng lên chống lại những kẻ xâm lược và tiến tới một tương lai tươi sáng hơn, hòa bình hơn. Thế giới trông cậy chúng ta để giải quyết những vấn đề của thời đại. Đó là nhiệm vụ của người lãnh đạo và nước Mỹ sẽ lãnh đạo. Vì nếu chúng ta tránh xa những thách thức của ngày hôm nay, nguy cơ xung đột có thể lan rộng và cái giá để giải quyết nguy cơ đó sẽ ngày càng tăng. Chúng ta sẽ không để điều đó xảy ra.

Niềm tin này là gốc rễ trong cách tiếp cận của tôi: hỗ trợ người dân Ukraine khi họ tiếp tục bảo vệ quyền tự do của mình chống lại cuộc chiến tàn khốc của Putin.

Từ hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỷ qua chúng ta biết rằng khi xâm lược ở châu Âu không bị đáp trả, khủng hoảng sẽ không tự cháy rụi. Nó sẽ trực tiếp lôi kéo nước Mỹ. Đó là lý do tại sao cam kết của chúng ta với Ukraine hôm nay là đầu tư vào an ninh của chính chúng ta, ngăn chặn một cuộc xung đột rộng lớn hơn vào ngày mai.

 

 

Một người lính Ukraine kiểm tra đạn dược tại mặt trận Bakhmut ở tỉnh Donetsk hôm 18 tháng Mười 2023. Ảnh Diego Herrera Carcedo/Anadolu via Getty Images

Chúng ta giữ quân đội Mỹ bên ngoài cuộc chiến này bằng cách hỗ trợ người dân Ukraine dũng cảm bảo vệ tự do và quê hương của họ. Chúng ta cung cấp cho họ vũ khí và hỗ trợ kinh tế để họ ngăn chặn động cơ chinh phục của Putin trước khi xung đột lan rộng hơn.

Hoa Kỳ không làm điều này một mình. Hơn 50 quốc gia đã tham gia cùng chúng ta để bảo đảm rằng Ukraine có tất cả những gì họ cần để tự vệ. Các đối tác của chúng ta đang gánh vác phần lớn trách nhiệm kinh tế trong việc hỗ trợ Ukraine. Chúng ta cũng đã xây dựng một NATO mạnh mẽ và đoàn kết hơn, giúp tăng cường an ninh của chúng ta thông qua sức mạnh của các đồng minh, đồng thời nói rõ rằng chúng ta sẽ bảo vệ từng tấc lãnh thổ của NATO để ngăn chặn cuộc xâm lược xa hơn của Nga. Các đồng minh của chúng ta ở châu Á cũng đang sát cánh cùng chúng ta để hỗ trợ Ukraine và buộc Putin phải chịu trách nhiệm, bởi vì họ hiểu rằng sự ổn định ở châu Âu và ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương có mối liên hệ cố hữu với nhau.

Trong suốt lịch sử, chúng ta cũng đã thấy các cuộc xung đột ở Trung Đông có thể gây ra hậu quả như thế nào khắp toàn cầu.

Chúng ta cương quyết sát cánh cùng người dân Israel khi họ tự bảo vệ mình chống lại chủ nghĩa hư vô giết người của Hamas. Vào ngày 7 tháng Mười, Hamas đã tàn sát 1,200 người, trong đó có 35 công dân Mỹ, trong một hành động tàn bạo tồi tệ nhất đối với người Do Thái chỉ trong một ngày, kể từ Holocaust. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cha mẹ, ông bà, người khuyết tật, thậm chí những người sống sót sau thảm họa diệt chủng Holocaust… đều bị sát hại. Toàn bộ gia đình bị tàn sát ngay tại nhà của họ. Thanh niên bị bắn gục tại lễ hội âm nhạc. Nhiều thi thể đầy vết đạn và bị đốt cháy đến mức không thể nhận dạng. Và hơn một tháng qua, gia đình của hơn 200 con tin bị Hamas bắt giữ, bao gồm cả trẻ sơ sinh và người Mỹ, đã sống trong cảnh địa ngục, hồi hộp chờ đợi xem người thân của họ còn sống hay đã chết. Vào thời điểm tôi viết bài này, đội của tôi và tôi đang làm việc từng giờ, làm mọi việc có thể để các con tin được thả ra.

Và trong khi người Israel vẫn còn bàng hoàng và tổn thương nặng nề từ cuộc tấn công này, Hamas đã hứa rằng họ sẽ không ngừng nỗ lực lặp lại vụ 7 tháng Mười. Họ đã nói rất rõ ràng rằng họ sẽ không dừng lại.

Dân tộc Palestine xứng đáng có một nhà nước của riêng mình và một tương lai không có Hamas. Tôi cũng rất đau lòng trước những hình ảnh ở Gaza và cái chết của hàng ngàn thường dân, kể cả trẻ em. Trẻ em Palestine đang khóc vì mất cha mẹ. Cha mẹ viết tên con mình lên tay hoặc chân chúng để chúng có thể được nhận diện nếu điều xấu nhất xảy ra. Các y tá và bác sĩ Palestine đang cố gắng hết sức để cứu mọi mạng sống quý giá mà họ có thể, với rất ít hoặc không có nguồn lực. Mỗi sinh mạng người Palestine vô tội bị mất đi đều là một thảm họa xé toang các gia đình và các cộng đồng.

 

Biểu tình ủng hộ trẻ em Palestine trước Tòa Bạch Ốc hôm nay Chủ nhật 19/10/2023. Ảnh Celal Gunes/Anadolu via Getty Images

Mục tiêu của chúng ta không đơn giản là dừng chiến tranh ngày hôm nay – mà phải chấm dứt chiến tranh vĩnh viễn, phá vỡ cái chu kỳ bạo lực không ngừng, xây dựng một cái gì đó mạnh mẽ hơn ở Gaza và trên khắp Trung Đông để lịch sử không tiếp tục tự lặp lại.

Chỉ vài tuần trước ngày 7 tháng Mười, tôi đã gặp Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ở New York. Chủ đề chính của cuộc trò chuyện đó là một loạt các cam kết quan trọng sẽ giúp cả Israel và các vùng lãnh thổ Palestine hội nhập tốt hơn vào khu vực Trung Đông rộng lớn hơn. Đó là ý tưởng đằng sau sáng kiến hành lang kinh tế kết nối Ấn Độ với châu Âu thông qua Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Ả Rập Saudi, Jordan và Israel, mà tôi đã công bố cùng với các đối tác tại Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Ấn Độ vào đầu tháng Chín. Sự hội nhập mạnh mẽ hơn giữa các quốc gia tạo ra những thị trường có thể dự đoán được và thu hút nhiều vốn đầu tư hơn. Kết nối khu vực tốt hơn – bao gồm cơ sở hạ tầng vật chất và kinh tế – hỗ trợ công việc làm nhiều hơn và nhiều cơ hội hơn cho giới trẻ. Đó là những gì chúng tôi đang nỗ lực biến thành hiện thực ở Trung Đông. Đó cũng là một tương lai không có chỗ cho bạo lực và hận thù của Hamas. Và tôi tin rằng âm mưu tiêu diệt hy vọng về tương lai đó là một lý do khiến Hamas gây ra cuộc khủng hoảng hiện nay.

Điều này rất rõ ràng: Giải pháp hai nhà nước là cách thức duy nhất để đảm bảo an ninh lâu dài cho cả người dân Israel và người dân Palestine. Mặc dù hiện nay tương lai đó có vẻ xa vời hơn lúc nào, nhưng cuộc khủng hoảng này đã khiến giải pháp đó trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

 

Giải pháp hai nhà nước – hai dân tộc sống cạnh nhau với các mức độ bình đẳng về tự do, cơ hội và nhân phẩm – là nơi mà con đường hòa bình phải dẫn tới. Để đạt đến đó cần phải có những cam kết từ người Israel và người Palestine, cũng như từ Hoa Kỳ cũng như các đồng minh và đối tác của chúng ta. Công việc đó phải bắt đầu ngay bây giờ.

Để đạt được mục tiêu ấy, Hoa Kỳ đã đề nghị những nguyên tắc căn bản về cách vượt qua cuộc khủng hoảng này, tạo cho thế giới một nền tảng để xây dựng.

Để bắt đầu, Gaza phải không bao giờ được dùng làm căn cứ cho chủ nghĩa khủng bố nữa. Sẽ không được phép cưỡng bức di dời người Palestine khỏi Gaza, không tái chiếm, không bao vây hoặc phong tỏa và không thu hẹp lãnh thổ. Và sau khi cuộc chiến này kết thúc, tiếng nói của người dân Palestine và nguyện vọng của họ phải là trung tâm của việc quản lý Gaza thời hậu khủng hoảng.

Khi chúng ta nỗ lực vì hòa bình, Gaza và Bờ Tây phải được thống nhất dưới một cơ cấu quản lý duy nhất, cuối cùng là dưới một Chính quyền Palestine đang hồi sinh, vì tất cả chúng ta đều hướng tới giải pháp hai nhà nước. Tôi đã nhấn mạnh với các nhà lãnh đạo Israel rằng bạo lực cực đoan chống lại người Palestine ở Bờ Tây phải chấm dứt và những người thực hiện bạo lực đó phải bị truy cứu trách nhiệm. Hoa Kỳ sẵn sàng thực hiện các bước đi của riêng mình, bao gồm cả việc ban hành lệnh cấm nhập cảnh đối với những kẻ cực đoan tấn công dân thường ở Bờ Tây.

Cộng đồng quốc tế phải cam kết nguồn lực để hỗ trợ người dân Gaza ngay sau cuộc khủng hoảng hiện nay, bao gồm các biện pháp an ninh tạm thời và thiết lập cơ chế tái thiết để đáp ứng bền vững nhu cầu lâu dài của Gaza. Và điều bắt buộc là sẽ không bao giờ có mối đe dọa khủng bố nào xuất phát từ Gaza hay Bờ Tây nữa.

Nếu chúng ta có thể đồng ý về những bước đầu tiên này và thực hiện chúng cùng nhau, chúng ta có thể bắt đầu tưởng tượng ra một tương lai khác. Trong những tháng sắp tới, Hoa Kỳ sẽ nỗ lực gấp đôi nhằm thiết lập một Trung Đông hòa bình, hội nhập và thịnh vượng hơn – một khu vực mà một ngày như ngày 7 tháng Mười là không thể tưởng tượng được.

Trong thời gian chờ đợi, chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực ngăn chặn cuộc xung đột này lan rộng và leo thang hơn nữa. Tôi đã ra lệnh cho hai nhóm hàng không mẫu hạm Mỹ tới khu vực để tăng cường khả năng răn đe. Chúng tôi đang truy lùng Hamas, những kẻ tài trợ và tạo điều kiện cho hoạt động khủng bố của tổ chức này, áp dụng nhiều đợt trừng phạt nhằm làm suy giảm cơ cấu tài chính của Hamas, cắt nguồn tài trợ từ bên ngoài và ngăn chặn khả năng tiếp cận các kênh tài trợ mới, bao gồm cả qua mạng xã hội. Tôi cũng đã nói rõ rằng Hoa Kỳ sẽ làm tất cả những gì cần thiết để bảo vệ quân đội và nhân viên Hoa Kỳ đóng quân trên khắp Trung Đông – và chúng tôi đã phản ứng nhiều lần trước các cuộc tấn công chống lại chúng tôi.

Tôi cũng đã ngay lập tức tới Israel – là tổng thống Mỹ đầu tiên làm như vậy trong thời chiến – để thể hiện tình đoàn kết với người dân Israel và tái khẳng định với thế giới rằng Hoa Kỳ luôn ủng hộ Israel. Israel phải tự vệ. Đó là quyền của họ. Và khi ở Tel Aviv, tôi cũng khuyên người Israel đừng để sự tổn thương và giận dữ khiến cho họ mắc phải những sai lầm mà chính chúng tôi đã mắc phải trong quá khứ.

 

 

Trong cuộc gặp các nhà lãnh đạo Israel (Thủ tướng B. Netanyahu, giữa, và Bộ trưởng QP Yoav Gallant, bên phải) tại Tel Aviv hôm 18/10, ông Biden khuyên họ đừng để sự tổn thương và giận dữ khiến cho họ mắc phải những sai lầm mà chính người Mỹ đã mắc phải trong quá khứ. Ảnh Israeli Ministry of Defense / Handout/Anadolu via Getty Images

Ngay từ đầu, chính quyền của tôi đã kêu gọi tôn trọng luật nhân đạo quốc tế, giảm thiểu thiệt hại về sinh mạng vô tội và ưu tiên bảo vệ thường dân. Sau cuộc tấn công của Hamas vào Israel, viện trợ cho Gaza bị cắt, lương thực, nước và thuốc dự trữ cạn kiệt nhanh chóng. Trong chuyến đi tới Israel, tôi đã hợp tác chặt chẽ với các nhà lãnh đạo Israel và Ai Cập để đạt được một thỏa thuận khởi động lại việc cung cấp hỗ trợ nhân đạo thiết yếu cho người dân Gaza. Trong vài ngày sau đó, các xe tải chở hàng tiếp tế lại bắt đầu vượt qua biên giới. Hiện nay, gần 100 xe tải chở hàng viện trợ từ Ai Cập đi vào Gaza mỗi ngày và chúng tôi tiếp tục nỗ lực để tăng lượng viện trợ lên gấp nhiều lần. Tôi cũng ủng hộ việc tạm dừng nhân đạo trong cuộc xung đột để cho phép dân thường rời khỏi các khu vực đang có giao tranh và giúp đảm bảo viện trợ đến được những người cần giúp đỡ. Israel đã thực hiện bước bổ sung để tạo ra hai hành lang nhân đạo và thực hiện tạm dừng tấn công bốn giờ mỗi ngày trong cuộc giao tranh ở phía bắc Gaza để cho phép thường dân Palestine tản cư đến các khu vực an toàn hơn ở phía nam.

Điều này hoàn toàn trái ngược với chiến lược khủng bố của Hamas: ẩn núp giữa dân thường Palestine; sử dụng trẻ em và người vô tội làm lá chắn sống; đặt các đường hầm cho quân khủng bố bên dưới các bệnh viện, trường học, nhà thờ Hồi giáo và các tòa nhà dân cư; tối đa hóa cái chết và sự đau khổ của những người dân vô tội – Israel và Palestine. Nếu Hamas quan tâm đến sinh mạng của người Palestine, họ nên thả tất cả con tin, giao nộp vũ khí và giao nộp các thủ lĩnh cũng như những người chịu trách nhiệm gây ra vụ ngày 7 tháng Mười.

Chừng nào Hamas còn bám vào hệ tư tưởng hủy diệt của mình thì lệnh ngừng bắn không phải là hòa bình. Đối với các thành viên Hamas, mỗi lệnh ngừng bắn là thời gian họ lợi dụng để xây dựng lại kho tên lửa, bố trí lại chiến binh và bắt đầu lại việc giết chóc bằng cách tấn công người vô tội. Nếu Hamas tiếp tục nắm quyền kiểm soát Gaza thì sẽ một lần nữa tiếp tục duy trì sự thù ghét của họ và từ chối cơ hội xây dựng điều gì đó tốt đẹp hơn cho người dân Palestine.

Và ở trong nước, vào khoảnh khắc mà nỗi sợ hãi và nghi ngờ, tức giận và thịnh nộ dâng trào, chúng ta phải nỗ lực hơn nữa để giữ vững những giá trị tạo nên con người của chúng ta. Chúng ta là một quốc gia tự do tôn giáo và tự do ngôn luận. Tất cả chúng ta đều có quyền tranh luận, không đồng ý và phản đối một cách hòa bình mà không sợ bị nhắm mục tiêu ở trường học, nơi làm việc hoặc ở những nơi khác trong cộng đồng của chúng ta.

Trong những năm gần đây, quá nhiều sự căm ghét đã được hà hơi tiếp sức, thúc đẩy sự phân biệt chủng tộc và sự gia tăng đáng báo động của chủ nghĩa bài Do Thái ở Mỹ. Điều đó càng gia tăng sau vụ tấn công ngày 7 tháng Mười. Các gia đình Do Thái lo sợ bị nhắm mục tiêu ở trường học, trong khi đeo các biểu tượng đức tin của họ trên đường phố hoặc trong cuộc sống hàng ngày. Đồng thời, rất nhiều người Mỹ theo đạo Hồi, người Mỹ gốc Ả Rập và người Mỹ gốc Palestine, cũng như nhiều cộng đồng khác, đã phẫn nộ và tổn thương, lo sợ sự trỗi dậy của chủ nghĩa bài Hồi giáo và sự mất lòng tin mà chúng ta đã chứng kiến sau vụ Mười Một Tháng Chín [2001].

Chúng ta không thể vô cảm đứng nhìn khi sự căm ghét trỗi dậy. Chúng ta phải bác bỏ dứt khoát chủ nghĩa bài Do Thái, bài Hồi giáo, các hình thức thù ghét và thiên vị khác. Chúng ta phải từ bỏ bạo lực, đả kích cay độc và coi nhau không phải là kẻ thù mà là những đồng bào Mỹ.

Trong thời điểm có quá nhiều bạo lực và đau khổ – ở Ukraine, Israel, Gaza và rất nhiều nơi khác – thật khó tưởng tượng rằng có thể có điều gì đó khác biệt. Nhưng chúng ta không bao giờ được quên bài học mà chúng ta học đi học lại trong suốt lịch sử của chúng ta: Từ những bi kịch và biến động lớn có thể sinh ra những tiến bộ lớn. Thêm hy vọng. Thêm tự do. Bớt cuồng nộ. Bớt than vãn. Bớt chiến tranh. Chúng ta không được để mất quyết tâm theo đuổi những mục tiêu đó, bởi lúc này là lúc cần nhất một tầm nhìn rõ ràng, các ý tưởng lớn và lòng dũng cảm chính trị. Đó là chiến lược mà chính quyền của tôi sẽ tiếp tục dẫn đầu – ở Trung Đông, ở Châu Âu và trên toàn cầu. Mỗi bước chúng ta đi tới tương lai đó là một bước tiến bộ giúp thế giới an toàn hơn và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ an ninh hơn.

Huỳnh Hoa dịch

Nguyên văn: Joe Biden: The U.S. won’t back down from the challenge of Putin and Hamas (The Washington Post – November 18, 2023)

Washington Post: Joe Biden: The U.S. won’t back down from the challenge of Putin and Hamas
[President Joe Biden, 11/18/23]

The White House

Today, the world faces an inflection point, where the choices we make — including in the crises in Europe and the Middle East — will determine the direction of our future for generations to come.

What will our world look like on the other side of these conflicts?

Will we deny Hamas the ability to carry out pure, unadulterated evil? Will Israelis and Palestinians one day live side by side in peace, with two states for two peoples?

Will we hold Vladimir Putin accountable for his aggression, so the people of Ukraine can live free and Europe remains an anchor for global peace and security?

And the overarching question: Will we relentlessly pursue our positive vision for the future, or will we allow those who do not share our values to drag the world to a more dangerous and divided place?

Both Putin and Hamas are fighting to wipe a neighboring democracy off the map. And both Putin and Hamas hope to collapse broader regional stability and integration and take advantage of the ensuing disorder. America cannot, and will not, let that happen. For our own national security interests — and for the good of the entire world.

The United States is the essential nation. We rally allies and partners to stand up to aggressors and make progress toward a brighter, more peaceful future. The world looks to us to solve the problems of our time. That is the duty of leadership, and America will lead. For if we walk away from the challenges of today, the risk of conflict could spread, and the costs to address them will only rise. We will not let that happen.

That conviction is at the root of my approach to supporting the people of Ukraine as they continue to defend their freedom against Putin’s brutal war.

We know from two world wars in the past century that when aggression in Europe goes unanswered, the crisis does not burn itself out. It draws America in directly. That’s why our commitment to Ukraine today is an investment in our own security. It prevents a broader conflict tomorrow.

We are keeping American troops out of this war by supporting the brave Ukrainians defending their freedom and homeland. We are providing them with weapons and economic assistance to stop Putin’s drive for conquest, before the conflict spreads farther.

The United States is not doing this alone. More than 50 nations have joined us to ensure that Ukraine has what it needs to defend itself. Our partners are shouldering much of the economic responsibility for supporting Ukraine. We have also built a stronger and more united NATO, which enhances our security through the strength of our allies, while making clear that we will defend every inch of NATO territory to deter further Russian aggression. Our allies in Asia are standing with us as well to support Ukraine and hold Putin accountable, because they understand that stability in Europe and in the Indo-Pacific are inherently connected.

We have also seen throughout history how conflicts in the Middle East can unleash consequences around the globe.

We stand firmly with the Israeli people as they defend themselves against the murderous nihilism of Hamas. On Oct. 7, Hamas slaughtered 1,200 people, including 35 American citizens, in the worst atrocity committed against the Jewish people in a single day since the Holocaust. Infants and toddlers, mothers and fathers, grandparents, people with disabilities, even Holocaust survivors were maimed and murdered. Entire families were massacred in their homes. Young people were gunned down at a music festival. Bodies riddled with bullets and burned beyond recognition. And for over a month, the families of more than 200 hostages taken by Hamas, including babies and Americans, have been living in hell, anxiously waiting to discover whether their loved ones are alive or dead. At the time of this writing, my team and I are working hour by hour, doing everything we can to get the hostages released.

And while Israelis are still in shock and suffering the trauma of this attack, Hamas has promised that it will relentlessly try to repeat Oct. 7. It has said very clearly that it will not stop.

The Palestinian people deserve a state of their own and a future free from Hamas. I, too, am heartbroken by the images out of Gaza and the deaths of many thousands of civilians, including children. Palestinian children are crying for lost parents. Parents are writing their child’s name on their hand or leg so they can be identified if the worst happens. Palestinian nurses and doctors are trying desperately to save every precious life they possibly can, with little to no resources. Every innocent Palestinian life lost is a tragedy that rips apart families and communities.

Our goal should not be simply to stop the war for today — it should be to end the war forever, break the cycle of unceasing violence, and build something stronger in Gaza and across the Middle East so that history does not keep repeating itself.

Just weeks before Oct. 7, I met in New York with Israeli Prime Minister Benjamin Netanyahu. The main subject of that conversation was a set of substantial commitments that would help both Israel and the Palestinian territories better integrate into the broader Middle East. That is also the idea behind the innovative economic corridor that will connect India to Europe through the United Arab Emirates, Saudi Arabia, Jordan and Israel, which I announced together with partners at the Group of 20 summit in India in early September. Stronger integration between countries creates predictable markets and draws greater investment. Better regional connection — including physical and economic infrastructure — supports higher employment and more opportunities for young people. That’s what we have been working to realize in the Middle East. It is a future that has no place for Hamas’s violence and hate, and I believe that attempting to destroy the hope for that future is one reason that Hamas instigated this crisis.

This much is clear: A two-state solution is the only way to ensure the long-term security of both the Israeli and Palestinian people. Though right now it may seem like that future has never been further away, this crisis has made it more imperative than ever.

A two-state solution — two peoples living side by side with equal measures of freedom, opportunity and dignity — is where the road to peace must lead. Reaching it will take commitments from Israelis and Palestinians, as well as from the United States and our allies and partners. That work must start now.

To that end, the United States has proposed basic principles for how to move forward from this crisis, to give the world a foundation on which to build.

To start, Gaza must never again be used as a platform for terrorism. There must be no forcible displacement of Palestinians from Gaza, no reoccupation, no siege or blockade, and no reduction in territory. And after this war is over, the voices of Palestinian people and their aspirations must be at the center of post-crisis governance in Gaza.

As we strive for peace, Gaza and the West Bank should be reunited under a single governance structure, ultimately under a revitalized Palestinian Authority, as we all work toward a two-state solution. I have been emphatic with Israel’s leaders that extremist violence against Palestinians in the West Bank must stop and that those committing the violence must be held accountable. The United States is prepared to take our own steps, including issuing visa bans against extremists attacking civilians in the West Bank.

The international community must commit resources to support the people of Gaza in the immediate aftermath of this crisis, including interim security measures, and establish a reconstruction mechanism to sustainably meet Gaza’s long-term needs. And it is imperative that no terrorist threats ever again emanate from Gaza or the West Bank.

If we can agree on these first steps, and take them together, we can begin to imagine a different future. In the months ahead, the United States will redouble our efforts to establish a more peaceful, integrated and prosperous Middle East — a region where a day like Oct. 7 is unthinkable.

In the meantime, we will continue working to prevent this conflict from spreading and escalating further. I ordered two U.S. carrier groups to the region to enhance deterrence. We are going after Hamas and those who finance and facilitate its terrorism, levying multiple rounds of sanctions to degrade Hamas’s financial structure, cutting it off from outside funding and blocking access to new funding channels, including via social media. I have also been clear that the United States will do what is necessary to defend U.S. troops and personnel stationed across the Middle East — and we have responded multiple times to the strikes against us.

I also immediately traveled to Israel — the first American president to do so during wartime — to show solidarity with the Israeli people and reaffirm to the world that the United States has Israel’s back. Israel must defend itself. That is its right. And while in Tel Aviv, I also counseled Israelis against letting their hurt and rage mislead them into making mistakes we ourselves have made in the past.

From the very beginning, my administration has called for respecting international humanitarian law, minimizing the loss of innocent lives and prioritizing the protection of civilians. Following Hamas’s attack on Israel, aid to Gaza was cut off, and food, water and medicine reserves dwindled rapidly. As part of my travel to Israel, I worked closely with the leaders of Israel and Egypt to reach an agreement to restart the delivery of essential humanitarian assistance to Gazans. Within days, trucks with supplies again began to cross the border. Today, nearly 100 aid trucks enter Gaza from Egypt each day, and we continue working to increase the flow of assistance manyfold. I’ve also advocated for humanitarian pauses in the conflict to permit civilians to depart areas of active fighting and to help ensure that aid reaches those in need. Israel took the additional step to create two humanitarian corridors and implement daily four-hour pauses in the fighting in northern Gaza to allow Palestinian civilians to flee to safer areas in the south.

This stands in stark opposition to Hamas’s terrorist strategy: hide among Palestinian civilians. Use children and innocents as human shields. Position terrorist tunnels beneath hospitals, schools, mosques and residential buildings. Maximize the death and suffering of innocent people — Israeli and Palestinian. If Hamas cared at all for Palestinian lives, it would release all the hostages, give up arms, and surrender the leaders and those responsible for Oct. 7.

As long as Hamas clings to its ideology of destruction, a cease-fire is not peace. To Hamas’s members, every cease-fire is time they exploit to rebuild their stockpile of rockets, reposition fighters and restart the killing by attacking innocents again. An outcome that leaves Hamas in control of Gaza would once more perpetuate its hate and deny Palestinian civilians the chance to build something better for themselves.

And here at home, in moments when fear and suspicion, anger and rage run hard, we have to work even harder to hold on to the values that make us who we are. We’re a nation of religious freedom and freedom of expression. We all have a right to debate and disagree and peacefully protest, but without fear of being targeted at schools or workplaces or elsewhere in our communities.

In recent years, too much hate has been given too much oxygen, fueling racism and an alarming rise in antisemitism in America. That has intensified in the wake of the Oct. 7 attacks. Jewish families worry about being targeted in school, while wearing symbols of their faith on the street or otherwise going about their daily lives. At the same time, too many Muslim Americans, Arab Americans and Palestinian Americans, and so many other communities, are outraged and hurting, fearing the resurgence of the Islamophobia and distrust we saw after 9/11.

We can’t stand by when hate rears its head. We must, without equivocation, denounce antisemitism, Islamophobia, and other forms of hate and bias. We must renounce violence and vitriol and see each other not as enemies but as fellow Americans.

In a moment of so much violence and suffering — in Ukraine, Israel, Gaza and so many other places — it can be difficult to imagine that something different is possible. But we must never forget the lesson learned time and again throughout our history: Out of great tragedy and upheaval, enormous progress can come. More hope. More freedom. Less rage. Less grievance. Less war. We must not lose our resolve to pursue those goals, because now is when clear vision, big ideas and political courage are needed most. That is the strategy that my administration will continue to lead — in the Middle East, Europe and around the globe. Every step we take toward that future is progress that makes the world safer and the United States of America more secure.

###