Seite auswählen

Cánh tay nối dài của đại sứ quán Việt Nam tại Đức?

 

Một hiệp hội sắp được thành lập với ý đồ đại diện cho cộng đồng người Việt tại Đức và đã bị chỉ trích về ý đồ này.
——

Nhật báo Đức TAZ ngày 1-12-2023
Tác giả Marina Mai

Chủ nhật này (ngày 3-12-2023), “Liên hiệp Hội người Việt tại Đức” (LHHNV tại Đức) sẽ được thành lập. Hiệp hội này muốn trở thành tổ chức đầu não cho tất cả các hội đoàn của người Việt trên khắp nước Đức và cố gắng trở thành một tổ chức công ích, phi lợi nhuận. Theo Điều lệ, LHHNV tại Đức có mục đích “đại diện chính thức cho Cộng đồng người Việt ở Đức, là người phát ngôn chính thức” trước chính quyền Đức cũng như truyền thông Đức. Tuy nhiên, khi quan sát kỹ hơn, người ta có ấn tượng rằng hiệp hội này là một cánh tay nối dài của đại sứ quán Việt Nam tại Đức, với mục đích chính trị là tranh thủ cộng đồng người Việt cho nhà nước Việt Nam.

 

Nhật báo Taz của Đức đăng bài hôm 01.12.2023 về việc thành lập Liên hiệp hội người Việt tại Đức.

 

Sự thật, ít nhất là đại sứ quán Việt Nam đã hỗ trợ với mức độ rất lớn trong việc thành lập hiệp hội này. Theo tin Thoibao.de, Ban trù bị cho hiệp hội được ra đời tại đại sứ quán Việt Nam ở Berlin hồi mùa hè năm ngoái 2022 và những người được mời đều là những người thân cận với nhà nước Việt Nam. https://thoibao.de/blog/2022/08/29/thanh-lap-tong-hoi-nguoi-viet-toan-lien-bang-duc-dai-su-chi-dao-bo-quoc-phong-kiem-phieu

Chủ trì cuộc họp chính là đại sứ Việt Nam tại Đức Vũ Quang Minh. Chủ tịch Ban trù bị là ông Nguyễn Văn Hiền, chủ chợ Đồng Xuân Berlin, chợ châu Á lớn nhất nước Đức. Ông là người thường xuất hiện trên truyền thông nhà nước Việt Nam và từng được nhà nước Việt Nam (chính xác là Bộ Công an) vinh danh năm 2015 vì những đóng góp cho an ninh Việt Nam.

https://www.welt.de/politik/deutschland/article235079652/Hanois-Spione-in-Berlin.html

Tuy nhiên, việc thành lập hiệp hội đang gây nhiều tranh cãi trong cộng đồng người Việt. Theo truyền thông Việt ngữ, một số thành viên đã ra khỏi Ban trù bị. Tất nhiên, Ban trù bị làm công việc vận động các hội đoàn. Thành viên của hai hội đoàn, mà họ không muốn nêu tên, nói với tờ TAZ: “Chúng tôi phải tham gia, tất cả các hội đoàn khác cũng tham gia”. Và: “Đại sứ quán Việt Nam muốn chúng tôi tham gia. Tại sao chúng tôi không nên làm điều đó?”

Người bày tỏ công khai sự chỉ trích là bác sĩ Hoàng Mỹ Lâm, thuộc Liên Hội người Việt Tị nạn tại CHLB Đức – những thuyền nhân tị nạn Việt sau năm 1975. Bà nói với tờ TAZ: “Nếu hiệp hội mới tự nhận là đại diện chính thức của toàn bộ cộng đồng người Việt ở Đức, thì đó là đánh lừa công chúng. Là nạn nhân của chế độ chuyên chế cộng sản, chúng tôi coi trọng các giá trị của tự do cũng như sự đa dạng và sẽ không cho phép mình bị đặt dưới một tổ chức thống nhất do đại sứ quán Việt Nam dựng lên”.

Một nữ quản trị xí nghiệp sinh sống ở Đức 14 năm cũng chỉ trích LHHNV tại Đức. “Đại sứ quán Việt Nam luôn khởi xướng thành lập các hiệp hội để kiểm soát người Việt ở Đức và nó cũng xảy ra ở các nước châu Âu khác. Họ không thể tạo ra một nước Việt Nam nhỏ trong lòng nước Đức”. Bà không muốn đưa tên mình lên trên báo vì lo ngại cho người thân còn ở Việt Nam.

Ông Lars Leuschner, chuyên gia về luật hội đoàn tại Đại học Osnabrück – Đức, cho rằng liệu hiệp hội mới có thể hoạt động công ích (phi lợi nhuận) hay không nếu nó không cho những người chỉ trích chính phủ Việt Nam làm thành viên và liệu nó có hoạt động chính trị hay không. Tuy nhiên, ông cho biết thêm, luật lệ không nói rõ ràng, chính xác về việc này.

Về chỉ trích đối với hiệp hội mới, Ban trù bị thành lập hiệp hội không muốn bình luận với tờ TAZ. Họ từ chối trả lời các câu hỏi qua điện thoại và cũng không trả lời những câu hỏi được gửi tới bằng văn bản.

Ở một số nước EU khác, như Cộng hòa Séc và Slovakia, cũng đã thành lập các Liên hiệp Hội người Việt. Tại Đức, một hiệp hội như thế đã từng được thành lập hồi năm 2011, nhưng sau đó đến năm 2018 nó đã bị giải thể do tranh chấp nội bộ. Xem chi tiết ở đây: https://baotiengdan.com/2018/12/10/toa-an-duc-ra-phan-quyet-giai-the-lien-hiep-nguoi-viet-toan-lien-bang-duc-do-dsq-viet-nam-tai-berlin-dung-len/

 

Đại sứ Vũ Quang Minh (mé trái) và ông Nguyễn Văn Hiền (mé phải – chủ chợ Đồng Xuân Berlin ) và những “nhân vật” người Việt trong ban trù bị “Liên hiệp hội người Việt tại Đức”.

 

Đại sứ Vũ Quang Minh phát biểu chỉ đạo thành lập “Liên hiệp Hội người Việt tại Đức” tại Đại sứ quán Việt Nam ở Berlin hôm 28.08.2022

 

Đại tá Nguyễn Tuấn Minh, trưởng văn phòng Tùy viên Quốc phòng Việt Nam tại Đức – Trưởng ban kiểm phiếu “Liên hiệp Hội người Việt tại Đức” đọc thông báo và kết quả kiểm phiếu hôm 28.08.2022 tại Đại sứ quán Việt Nam ở Berlin

 

Đại tá Nguyễn Tuấn Minh kiểm phiếu bầu hôm 28.08.2022 tại Đại sứ quán Việt Nam ở Berlin ( Người đứng bên trái , phía trên cùng)

 

Đại tá Nguyễn Tuấn Minh đọc kết quả phiếu bầu “Liên hiệp Hội người Việt tại Đức” .

 

Nhật báo taz bản in, phát hành hôm 1.12.2023 tại Đức về vụ thành lập “Liên hiệp Hội người Việt tại Đức” tại chợ Đồng Xuân Berlin.

Nguồn: https://taz.de/!5973291/

Hiếu Bá Linh (Biên dịch)

Verein für Vietnamesen in Deutschland:Botschaft half bei Gründung

Ein neuer Verein will die vietnamesische Gemeinschaft in Deutschland vertreten. Doch an der Unabhängigkeit gibt es deutliche Zweifel.

Staatswappen von Vietnam

Staatswappen an der Fassade der vietnamesischen Botschaft in BerlinFoto: Schöning/imago

BERLIN taz | Am Sonntag, 3. Dezember, gründet sich die „Vietnamesische Bundesvereinigung in Deutschland e. V.“. Der Verein will ein Dachverband aller vietnamesischen Integrationsvereine bundesweit sein und strebt die Gemeinnützigkeit an. Laut Satzung will der Verein als offizieller Vertreter der vietnamesischen Gemeinschaft in Deutschland auftreten und gegenüber Behörden sowie Medien sprechen. Bei genauerer Betrachtung entsteht jedoch der Eindruck, dass der Verein der verlängerte Arm der vietnamesischen Botschaft in Deutschland ist. Mit dem Ziel, die vietnamesische Gemeinde politisch für den vietnamesischen Staat zu vereinnahmen.

Die Botschaft hat jedenfalls in erheblichem Maße Geburtshilfe geleistet. Dort wurde laut der Exilzeitung Thoibao.de im Sommer 2022 das Vorbereitungs­komitee für den Verein gegründet und dazu Personen eingeladen, die dem vietnamesischen Staat nahe stehen.

Der Bot­schafter selbst soll die Versammlung geleitet haben. Vorsitzender der Vorbereitungskommitees war der Chef des Dong-Xuan-Centers in Berlin, des größten Asiamarktes in Deutschland, Nguyen Van Hien. Ein Mann, der in vietnamesischen Staatsmedien sehr präsent ist und vom vietnamesischen Staat 2015 für seine Verdienste um die Sicherheit Vietnams ausgezeichnet wurde.

Innerhalb der vietnamesischen Gemeinde ist die Vereinsgründung aber umstritten. Mehrere Mitglieder haben laut vietnamesischsprachigen Medien die Vorbereitungsgruppe bereits verlassen. Unter den Integrationsvereinen hat die Vorbereitungsgruppe des neuen Dachverbandes allerdings Lobbyarbeit geleistet. Mitarbeiter zweier beteiligter Vereine, die beide nicht mit ihrem Namen zitiert werden wollen, sagen der taz: „Da müssen wir schon mitmachen, alle anderen Vereine machen ja auch mit.“ Und: „Die vietnamesische Botschaft will, dass wir mitmachen. Warum sollen wir das nicht tun?“

Früherer Verband wegen Streit aufgelöst

Eine, die ihre Kritik offen äußert, ist die Ärztin My Lam Hoang vom Bundesverband vietnamesischer Flüchtlinge – jener Vietnamesen, die nach 1975 als Bootsflüchtlinge aus Vietnam flohen. „Wenn der neue Verband behauptet, offizieller Vertreter der gesamten vietnamesischen Gemeinschaft in Deutschland zu sein, täuscht er die Öffentlichkeit“, sagt sie der taz. „Als Opfer kommunistischer Gewaltherrschaft schätzen wir die Werte der Freiheit und Vielfalt und lassen uns nicht unter einem mit Hilfe der vietnamesischen Botschaft gegründeten Einheits-Dachverband subsumieren.“

Eine Betriebswirtin, die seit 14 Jahren in Deutschland lebt, sieht den Bundesverband ebenfalls kritisch. „Die vietnamesische Botschaft initiiert immer neue Vereine, um die Vietnamesen hier zu kontrollieren, und das geschieht auch in anderen europäischen Staaten. Sie können doch kein kleines Vietnam aus Deutschland machen.“ Ihren Namen will sie mit Rücksicht auf ihre Verwandten in Vietnam nicht in der Zeitung lesen.

Lars Leuschner, Vereinsrechts­experte an der Universität Osnabrück, hält es für fraglich, ob der neue Verein gemeinnützig sein kann, falls er Personen, die der vietnamesischen Regierung kritisch gegenüberstehen, den Zutritt verwehrt und falls er sich politisch betätigt. Die rechtlichen Vorgaben seien da allerdings unpräzise, fügt er an.

Zur Kritik am neuen Dachverband will sich das Vorbereitungskommitee gegenüber der taz nicht äußern. Der Organisator lehnte ab, Fragen am Telefon zu beantworten. Schriftliche Fragen ließ er unbeantwortet.

Dachverbände vietnamesischer Vereine gibt es in mehreren EU-Staaten, etwa Tschechien und Slowakei. In Deutschland gab es bis 2018 einen Dachverband. Er wurde auch wegen interner Streitigkeiten aufgelöst.

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen