Is the Renaissance nude religious or erotic?
Cath Pound
A new exhibition explores how the naked form revolutionised painting and sculpture. Cath Pound looks at shifting attitudes and what they reveal about society and sexuality.
Renaissance artists transformed the course of Western art history by making the nude central to artistic practice. The revival of interest in classical antiquity and a new focus on the role of the image in Christian worship encouraged artists to draw from life, resulting in the development of newly vibrant representations of the human body.
The ability to represent the naked body would become the standard for measuring artistic genius but its portrayal was not without controversy, particularly in religious art.
Although many artists argued that athletic, finely proportioned bodies communicated virtue, others feared their potential to incite lust, often with good reason.
The Renaissance Nude at the Royal Academy in London explores the development of the nude across Europe in its religious, classical and secular forms – revealing not only how it reached its dominant position, but also the often surprising attitudes to nudity and sexuality that existed at the time.
Dosso Dossi, Allegory of Fortune, c. 1530 (C redit: The J. Paul Getty Museum, Los Angeles)
Nudity had appeared regularly in Christian art throughout the 13th and 14th Centuries. As Jill Burke, co-editor of the exhibition catalogue, says: “The first figure that is nude repeatedly is the figure of Christ.”
But from the 14th Century, there was a major shift in people’s attitudes to Christian art and the way it could be used in private devotion and worship. “They were interested in the idea of empathy and using images as a way of really feeling the pain of Christ and the saints,” says Burke.
As a result, artists strove to make images more truthful, with the figure of Christ, the Saints and other religious figures gradually becoming more tangible.
This development is evident in the figures of Adam and Eve, painted by Jan van Eyck for his masterful Ghent altarpiece (completed 1432).
Thought to be among the first drawn from life, they are astonishingly rich in observed detail. Adam is shown to have sunburned hands while the linea nigra running over Eve’s gently protruding abdomen clearly reveals her to be pregnant.
Jan van Eyck’s Ghent altarpiece (Credit: Alamy)
In their portrayals of the nude, Van Eyck and other northern artists were drawing on a rich, complex native tradition that incorporated not only religious art but also secular themes, including bathing and brothel scenes, produced in media ranging from manuscripts to ivory reliefs. Their development of the rich, lustrous oil painting technique would allow for a far greater level of naturalism.
Naked eye
Northern artists also benefitted from a generally relaxed attitude to nudity. “There’s a lot of nakedness in things like pageants in the North,” says Burke. This was in marked contrast to Italy, where “they had really prescriptive ideas about seeing women’s bodies, even in marriage. The husband shouldn’t see his wife naked for example,” says Burke.
Italians also believed the female body was fundamentally inferior, as according to Aristotle they were not formed properly in the womb, lacking the heat to push out genitalia.
Although Italian patrons enthusiastically collected Northern female nudes, perhaps unsurprisingly most 15th-Century Italian artists chose to focus on the male body, although there were notable exceptions such as Botticelli.
Raphael, The Three Graces, c. 1517-18 (Credit: Royal Collection Trust/ Her Majesty Queen Elizabeth II 2019)
Drawing on humanist culture and readily available examples of classical statuary, artists began to produce idealised images modelled on the antique.
Ghiberti’s panel for the Baptistery doors of Florence cathedral (c 1401-3), which many scholars see as the inception of the Renaissance nude, shows a heroically posed Isaac, the rippling muscles of his chest exquisitely defined in bronze.
Also in Florence, Donatello created an unashamedly sensual sculpture of David (1430-40), his lithe body and languid pose designed for a culture which readily accepted that “men will find the body of a beautiful young man erotic”, explains Burke.
Indeed, despite being illegal, same-sex relations appear to have been very much the norm. “More than half of all Florentine men were indicted for having sex with other men in the 15th Century,” says Burke.
Saint Sebastian was a favourite subject – but it was not only men who were inflamed by his form.
An example by Fra Bartolommeo in the Church of Saint Marco in Florence “had to be moved because they thought the female congregation were looking at it too eagerly and having evil thoughts about it”, says Burke.
Agnolo Bronzino, Saint Sebastian, c. 1533 (Credit: Museo Nacional Thyssen-Bornemisza, Madrid)
Despite the unfortunate outcome, there can be no doubting Fra Bartolommeo’s sincere intentions.
The same cannot be said for the early 15th-Century illuminated Books of Hours, created for the Duke of Berry by the Limbourg brothers.
Ostensibly for private devotion, they included images of figures such as Saint Catherine with a pinched-in waist, high-set breasts and delicate pale flesh, which bordered on the erotic.
Jean Fouquet painted the king’s mistress, Agnès Sorel, as the Virgin Mary, her perfectly circular left breast bared to a distinctly uninterested Christ child
Works such as this set the stage for the ongoing fusion of the spiritual with the sensual in religious art in France. Jean Fouquet’s arrival at the court of Charles VII only heightened this propensity. His portrayal of the king’s mistress, Agnès Sorel, as the Virgin Mary (1452-55), her perfectly circular left breast bared to a distinctly uninterested Christ child, was one of the most bizarre examples.
Madonna surrounded by Seraphim and Cherubim, by Jean Fouquet, 1452 (Credit: Royal Museum of Fine Arts Antwerp, Belgium)
These developments did not go unnoticed by the Church and, after the Reformation of 1517, religious imagery was banned from places of worship. Artists in Protestant nations responded by turning to secular and mythological themes of nudity, with Lucas Cranach the Elder producing some 76 depictions of Venus. It gave artists the “option to explore these themes outside of the religious sphere which allowed for a huge amount of freedom”, says the Royal Academy’s Assistant Curator, Lucy Chiswell.
The portrayal of nude woman as witches also became popular. In highlighting their supposed sexual power over men and the need for this to be controlled, it fed into the growing witch craze that saw thousands of women executed.
“It’s not making the nude grotesque in any way, but it’s associating them with these demonic, very strong controlled figures,” says Chiswell.
Titian, Venus Rising from the Sea, c. 1520 (Credit: National Galleries of Scotland)
Italy, too, was increasingly adapting classical themes spurred by the expanding interest in humanist literature and poetry.
The Venetian artists Giorgione and Titian produced gloriously voluptuous nudes.
But despite their evident eroticism, these paintings were often based on descriptions of classical nudes, allowing their owners to claim their interest was intellectual rather than sexual.
In any case, as Burke points out, “one of the testaments of the skill of the artist is to produce a bodily reaction in the viewer – so if you felt erotically aroused by, say, Titian’s Venus of Urbino that was a testament to the skill of Titian.”
Having purely classical nudes was one thing but the influence of the antique in Catholic religious art was becoming increasingly contentious. Michelangelo, along with the Christian humanists and clerics within his circle, believed a beautiful body to be the emblem of human virtue and perfection.
But his attempts to reinvigorate Christian art by embracing ancient pagan models in his depictions of Biblical figures for the Sistine Chapel, particularly in The Last Judgement (1536-41), proved too much for the Church. After his death, the genitalia of the figures were covered in drapery.
After Michelangelo’s death, the figures he painted in the Sistine Chapel were covered in drapery (Credit: Alamy)
But despite the Church’s prudery, Michelangelo’s genius was instrumental in the nude coming to be seen as the highest form of artistic expression.
After the Sistine Chapel, “everyone wanted their artists to paint nudes”, says Burke.
Over time, the nude may have become predominantly female: but for two centuries, the beauty of both sexes was celebrated by some of the greatest artists who have ever lived.
BBC
Nét gợi tình trong tranh khỏa thân thời Phục hưng
- Cath Pound
- BBC Culture
Các nghệ sĩ thời Phục hưng đã làm thay đổi lịch sử nghệ thuật phương Tây với việc lấy hình ảnh khỏa thân làm nội dung tâm điểm để thể hiện cái đẹp.
Mối quan tâm trở lại đối với những hình thức thờ cúng cổ điển và việc hình ảnh giữ vai trò quan trọng trong nghi lễ thờ phụng Ki-tô giáo khiến các nghệ sỹ thời đó dùng người mẫu thật để vẽ, từ đó dẫn tới việc phát triển những cách mới, thể hiện cơ thể con người một cách đầy xúc cảm.
Khả năng thể hiện cơ thể trần truồng trở thành tiêu chuẩn đo lường tài năng nghệ thuật, nhưng điều này không phải là không gây tranh cãi, đặc biệt là trong các chủ đề ngợi ca tôn giáo.
Nhiều nghệ sĩ nói cơ thể khoẻ mạnh, cân đối sẽ toát ra sự tốt đẹp, nhưng những người khác sợ rằng vẻ đẹp đó sẽ khơi dậy nỗi ham muốn, thèm khát nhục dục.
Triển lãm ‘Hình ảnh Khỏa thân thời Phục hưng’, mở tại Viện Nghệ thuật Hoàng gia ở London, giới thiệu về sự phát triển của hình ảnh khỏa thân trong nghệ thuật châu Âu, được thể hiện dưới các hình thức tôn giáo, cổ điển và thế tục.
Triển lãm này không chỉ tiết lộ cho ta biết làm thế nào mà hình ảnh khỏa thân đạt được vị trí thống trị trong nghệ thuật thời Phục hưng, mà còn cho biết về những phản ứng, mà thường là ngạc nhiên, đối với vấn đề khoả thân và tính dục trong thời đó.
Hình ảnh khoả thân đã xuất hiện thường xuyên trong nghệ thuật ngợi ca Kitô giáo suốt Thế kỷ 13 và 14.
Như Jill Burke, đồng biên tập danh mục triển lãm, nói, thì “hình ảnh khỏa thân đầu tiên được thể hiện lặp đi lặp lại chính là Chúa Jesus.”
Nhưng từ Thế kỷ 14, đã có sự thay đổi lớn trong thái độ của mọi người đối với các tác phẩm nghệ thuật ca ngợi Ki-tô giáo và cách thức nó được sử dụng trong việc thờ phụng, sùng bái cá nhân.
“Họ quan tâm đến việc đồng cảm, và dùng những hình ảnh đó để có thể thực sự cảm nhận sự đau đớn của Chúa Jesus và các thánh,” Burke nói.
Do đó, các nghệ sĩ cố gắng làm cho hình ảnh Chúa Jesus trở nên chân thực hơn, các vị thánh và các nhân vật tôn giáo khác dần trở nên gần gũi hơn.
Điều này được thể hiện rõ qua nhân vật Adam và Eva, được Jan van Eyck vẽ trong kiệt tác của mình, bộ tranh khổng lồ trang trí nơi bệ thờ của Nhà thờ St. Barvia, Ghent, Bỉ (hoàn thành năm 1432).
Có lẽ là một trong những hình ảnh đầu tiên vẽ dựa trên người mẫu sống động, các nhân vật trong tranh được thể hiện vô cùng chi tiết, tỉ mỉ. Adam có đôi bàn tay rám nắng trong khi đường sọc nâu mờ mờ trên bụng Eve cho thấy rõ nàng đang mang thai.
Trong các tác phẩm thể hiện hình ảnh khỏa thân, Van Eyck và các nghệ sĩ Bắc Âu khác vẽ về chủ đề truyền thống bản địa phong phú, sinh động. Họ không chỉ mô tả đề tài tôn giáo mà còn cả các chủ đề thế tục, bao gồm các cảnh tắm gội và cả cảnh tượng trong nhà thổ, được thể hiện trên các loại hình nghệ thuật từ ký họa đến các bức phù điêu trên ngà voi.
Nhờ có sự phát triển về kỹ thuật vẽ tranh sơn dầu sinh động rực rỡ, các nghệ sỹ đã có thể thể hiện chủ nghĩa tự nhiên ở mức độ cao hơn nhiều so với trước.
Mắt trần
Các nghệ sĩ miền bắc cũng được lợi từ việc mọi người có thái độ nhìn chung là khá thoải mái, cởi mở đối với chuyện khoả thân.
“Có rất nhiều cảnh khoả thân trong những sự kiện như các trong các đám rước lộng lẫy ở Bắc Âu,” Burke nói. Điều này trái ngược hoàn toàn với Ý, “nơi có những quan điểm truyền thống về việc nhìn ngắm cơ thể người phụ nữ, ngay cả trong hôn nhân. Chẳng hạn như người chồng cũng không nhìn ngắm vợ khỏa thân,” Burke nói.
Người Ý cũng cho rằng cơ thể phụ nữ về cơ bản là thấp kém, vì theo triết gia Hy Lạp cổ đại Aristotle thì phụ nữ không được hoài thai tử tế trong bụng mẹ, không đủ nhiệt để bộ phận sinh dục nhô ra ngoài.
Mặc dù những nhà bảo trợ người Ý rất nhiệt thành sưu tầm các tác phẩm phụ nữ khỏa thân của Bắc Âu, nhưng có lẽ không mấy ngạc nhiên khi hầu hết các nghệ sĩ Ý Thế kỷ 15 đã chọn tập trung vào cơ thể nam giới, tuy cũng có những trường hợp ngoại lệ đáng chú ý như Botticelli.
Dựa trên phông văn hoá nhân văn và các tác phẩm điêu khắc cổ điển đã có, các nghệ sĩ bắt đầu sáng tác ra những hình ảnh mang tính lý tưởng.
Tác phẩm mà Ghiberti sáng tác lên cánh cửa Baptistery của thánh đường Florence (hoàn thành 1401-1403) được nhiều học giả coi là sự khởi đầu của việc sáng tác hình ảnh khỏa thân thời Phục hưng. Trong tác phẩm này, chàng Isaac anh hùng cơ bắp cuồn cuộn trên ngực được thể hiện vô cùng tinh tế trên chất liệu đồng.
Cũng tại Florence, Donatello sáng tác tác phẩm điêu khắc chàng David gợi cảm vô song (1430-40); cơ thể mềm mại và tư thế duyên dáng của bức tượng nhằm đáp ứng khiếu thẩm mỹ của một nền văn hóa vốn chấp nhận quan điểm “đàn ông cảm thấy cơ thể của một chàng trai trẻ đẹp rất gợi tình,” Burke giải thích.
Thật vậy, dù chính thức bị coi là bất hợp pháp nhưng quan hệ đồng tính dường như đã trở thành chuyện bình thường. “Hồi Thế kỷ 15, quá nửa số đàn ông Florence bị truy tố vì có quan hệ tình dục đồng tính,” Burke nói.
Thánh Sebastian là một nhân vật được yêu thích – mà không chỉ đàn ông mới cảm thấy bị cơ thể Thánh Sebastian hấp dẫn.
Tác phẩm của danh hoạ Fra Bartolommeo tại Nhà thờ Thánh Marco ở Florence “đã phải di chuyển đi nơi khác vì các con chiên mộ đạo là phụ nữ đã nhìn ngắm một cách khát khao quá đáng và nảy sinh những ý nghĩ xấu xa trong đầu”, Burke nói.
Tuy tác phẩm gây ra hậu quả đáng tiếc như trên, nhưng không ai nghi ngờ gì về những mục đích trong sáng của Fra Bartolommeo.
Thế nhưng không thể nói vậy về các cuốn kinh cầu nguyện Books of Hours, do anh em nhà Limbourg (Paul, Jean và Herman de Limboug) sáng tác hồi đầu Thế kỷ 15 cho Công tước xứ Barry.
Để tỏ lòng sùng bái cá nhân, trong đó có những hình ảnh về các nhân vật như Thánh Catherine với vòng eo thắt đáy lưng ong, bộ ngực nhô cao và làn da xanh xao tinh tế, gợi tình.
Những tác phẩm như vậy tạo tiền đề cho sự kết hợp giữa yếu tố tôn giáo với cảm xúc nhục dục trong các tác phẩm mang màu sắc tôn giáo ở Pháp.
Các tác phẩm của Jean Fouquet vẽ cho vương triều Vua Charles VII đẩy khuynh hướng này lên tới đỉnh cao.
Bức hoạ ông vẽ người tình của đức vua, Agnès Sorel, trong hình dáng Đức Mẹ Đồng Trinh (1452-55), với bầu ngực trái để trần, căng tròn hoàn mỹ, hướng về phía Chúa Hài đồng đang ngồi hờ hững, là một trong những ví dụ kỳ hoặc nhất.
Những diễn biến này đã không lọt qua được sự chú ý của Giáo hội và sau cuộc Cải cách Tin Lành năm 1517, hình ảnh tôn giáo như vậy đã bị cấm ở những nơi thờ phụng tôn nghiêm.
Các nghệ sĩ ở các quốc gia Tin Lành phản ứng bằng cách chuyển sang các chủ đề khỏa thân thế tục và thần thoại, với Lucas Cranach the Elder sáng tác khoảng 76 tác phẩm mô tả thần Vệ nữ.
Điều này đã khiến các nghệ sĩ “chọn khám phá những chủ đề bên ngoài phạm vi tôn giáo, qua đó làm bùng nổ tính tự do”, Lucy Chiswell, Trợ lý Giám tuyển tại Viện Nghệ thuật Hoàng gia, nói.
Chân dung người phụ nữ khỏa thân được thể hiện qua hình ảnh phù thủy cũng trở nên phổ biến.
Để làm nổi bật sức mạnh tính dục của phụ nữ đối với đàn ông và nhu cầu cần phải kiểm soát sức mạnh này, các hình vẽ chân dung tập trung vào cơn sốt săn phù thủy đang ngày càng tăng khiến hàng ngàn phụ nữ bị xử tử.
“Nó không hề làm cho hình ảnh khỏa thân trở nên kỳ quặc mà gắn chúng với những nhân vật quỷ dữ bị kiềm chế dữ dội này,” Chiswell nói.
Ý cũng vậy, ngày càng hướng tới các chủ đề cổ điển, do văn học, thơ ca ngày càng được quan tâm.
Các nghệ sĩ vùng Venice như Giorgione và Titian đã sáng tác những bức tranh khoả thân đầy vẻ khêu gợi quyến rũ, lộng lẫy. Tuy đậm chất gợi tình nhưng những tác phẩm này thường dựa trên các nội dung mô tả hình ảnh khoả thân cổ điển, khiến các chủ sở hữu tranh có thể tuyên bố rằng họ quan tâm tới tri thức chứ không phải tính dục.
Trong mọi trường hợp, như Burke chỉ ra, “một trong những minh chứng cho tài năng của người nghệ sĩ là khiến cơ thể người xem phải phản ứng – cho nên nếu bạn cảm thấy bị khơi gợi ham muốn tình dục khi ngắm bức tranh Thần Vệ nữ Urbino của danh hoạ Titian thì đó chính là một minh chứng cho tài năng của Titian.”
Thể hiện những hình ảnh khoả thân thuần túy cổ điển là một chuyện, nhưng ảnh hưởng của phong cách nghệ thuật cổ trong nghệ thuật phục vụ Công giáo lại là chuyện khác – thứ này đang ngày càng gây tranh cãi.
Michelangelo cùng những người Thiên chúa giáo theo chủ nghĩa nhân văn và các giáo sĩ thân hữu của ông tin rằng một cơ thể đẹp đẽ chính là biểu tượng của đức hạnh và sự hoàn hảo của con người.
Thế nhưng những nỗ lực của ông trong việc lấy các hình mẫu tà giáo cổ xưa để mô tả các nhân vật trong Kinh Thánh khi vẽ trang trí cho Nhà nguyện Sistine, đặc biệt là trong bức tranh tường Sự phán xét cuối cùng (The Last Judgement) (1536-41) bị coi là đi quá xa so với tiêu chuẩn của Giáo hội. Sau khi Michelangelo qua đời, bộ phận sinh dục của các nhân vật đều bị che đi.
Bất chấp sự kiềm toả chặt chẽ của Giáo hội, tài năng lỗi lạc của Michelangelo đã góp phần tạo dựng khiến trào lưu thể hiện hình ảnh khỏa thân được coi là hình thức biểu đạt nghệ thuật cao nhất.
Sau những hình vẽ trang trí cho Nhà nguyện Sistine, “mọi người đều muốn các họa sĩ vẽ tranh khỏa thân”, Burke nói.
Theo thời gian, hình ảnh khỏa thân chủ yếu nhằm thể hiện vẻ đẹp của phụ nữ, nhưng trong một giai đoạn kéo dài hai thế kỷ, vẻ đẹp của cả hai giới đã cùng được tôn vinh bởi một số trong các danh hoạ vĩ đại nhất sống thời kỳ đó.
Triển lãm hội hoạ khỏa thân thời Phục hưng được trưng bày tại Viện Nghệ thuật Hoàng gia ở London từ ngày 3/3/2019 đến ngày 2/6/2019.