Seite auswählen

Mục lục

Nhân quyền Việt Nam: ‘Một năm u ám’

Việt Nam vẫn chưa cải thiện được vị trí trong các bảng xếp hạng về nhân quyền của quốc tế. Báo cáo toàn cầu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) 2024 công bố tại Bangkok hôm 12/1 tóm tắt tình hình nhân quyền của Việt Nam năm 2023 bằng từ ‘u ám’. Trước đó, hôm 4/1, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói rằng Việt Nam sẽ bị đưa vào danh sách Quan ngại Đặc biệt về tự do tôn giáo.Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc khu vực châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết: “Chính phủ Việt Nam đã cố gắng mô tả mối quan hệ được cải thiện với Hoa Kỳ và các chính phủ khác như một giải pháp thay thế cho tình hình nhân quyền đang xấu đi trong nước. Các đối tác thương mại quốc tế và các nhà tài trợ của Việt Nam nên ngừng cho phép các tiêu chuẩn kép trắng trợn làm suy yếu áp lực buộc Hà Nội phải thực hiện nghĩa vụ nhân quyền của mình.”.Việt Nam hiện đang giam giữ 160 người chỉ vì họ thực hiện các quyền dân sự và chính trị của mình một cách ôn hòa, báo cáo của HRW cho hay.Trong 10 tháng đầu năm 2023, tòa án ở Việt Nam đã kết tội ít nhất 28 nhà hoạt động và tuyên họ các án tù dài hạn. Những người này gồm Trương Văn Dũng, Nguyễn Lân Thắng, Trần Văn Bang, Bùi Tuấn Lâm, Đặng Đăng Phước. Cảnh sát đã giam giữ ít nhất 19 người trước khi xét xử với các cáo buộc có động cơ chính trị, trong đó có các cựu tù chính trị Nguyễn Hoàng Nam và Lê Minh Thể.Năm 2023 là năm Việt Nam được ghi nhận đã mở rộng đối tượng đàn áp sang các nhà hoạt động xã hội dân sự.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c03yyr6npp3o

Ông Nguyễn Phú Trọng xuất hiện tại Quốc hội, trông yếu hơn

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sau nhiều tuần vắng bóng đã xuất hiện tại phiên khai mạc kỳ họp bất thường của Quốc hội khóa 15 vào sáng ngày 15/1 năm 2023, hình ảnh trực tiếp của các kênh truyền hình trong nước cho thấy.Ông Trọng, 79 tuổi, đã không xuất hiện trong suốt ba tuần lễ qua và bỏ qua các sự kiện tiếp quốc khách mà lẽ ra ông phải có mặt như tiếp Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone và Tổng thống Indonesia Joko Widodo, làm dấy lên những đồn đoán về tình hình sức khỏe của ông.Hình ảnh trên bản tin thời sự 9h sáng ngày 15/1 của Đài Truyền hình Việt Nam, tức VTV, cho thấy trước giờ khai mạc kỳ họp, ông Trọng đã được Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nắm tay đi giữa các nhà lãnh đạo hàng đầu khác của Việt Nam như Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thường trực Ban bí thư Trương Thị Mai.
Trước đó, cũng trên hình ảnh của VTV, ông Trọng vẫn được ông Huệ nắm tay và lần lượt bắt tay các ông Thưởng và ông Chính.

https://www.voatiengviet.com/a/ong-nguyen-phu-trong-xuat-hien-tai-quoc-hoi-trong-yeu-hon/7440107.html

Lần ‘ẩn-hiện” mới nhất của ông Nguyễn Phú Trọng và những đồn đoán liên quan!

Ông Nguyễn Phú Trọng vào ngày 26 tháng 12 năm 2023 xuất hiện trong cuộc gặp người đứng đầu đảng Cộng sản Nhật Bản Kazuo Shii khi ông này đến thăm Việt Nam.Sau đó, ông Trọng không xuất hiện để đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone trong chuyến thăm hai ngày 6 và 7 tháng 1 năm 2024; tiếp đó, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam cũng không ra mặt tiếp Tổng thống Indonesia Joko Widodo thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 11 đến 13 tháng 1 năm 2024.Mạng báo Bloomberg dẫn các nguồn tin giấu tên cho biết ông Trọng phải nhập viện. Đây cũng là thông tin được mạng xã hội đồn đoán khi ông Trọng vắng mặt trong các buổi tiếp đón các nguyên thủ Indonesia và Lào.Đến sáng 15 tháng 1 năm 2024, ông Trọng xuất hiện tại lễ khai mạc kỳ họp bất thường thứ 5 của Quốc hội với tư cách “khách mời và lãnh đạo Đảng, Nhà nước.”Chuyện một số lãnh đạo đột nhiên không xuất hiện trước công chúng một thời gian rồi lại xuất hiện, hoặc tử vong như trường hợp ông Nguyễn Bá Thanh đi Mỹ, ông Trần Đại Quang đi Nhật, ông Phùng Quang Thanh đi Pháp… khiến công luận đặt ra nhiều đồn đoán.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/what-to-see-through-mr-nguyenphutrong-s-disappearance-and-sudden-appearance-01162024131628.html

Bắt tạm giam cựu Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Tử Quỳnh

Ông Nguyễn Tử Quỳnh – cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh bị bắt với cáo buộc nhận hối lộ.Ngày 19/1, Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an xác nhận với P.V  VietNamNet, việc khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Tử Quỳnh diễn ra khi Cơ quan CSĐT Bộ Công an mở rộng vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Ban Quản lý dự án Công trình xây dựng Y tế thuộc Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh, Công ty AIC và các đơn vị có liên quan. Cùng ngày, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) ra quyết định khởi tố bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự “Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” đối với vụ án nêu trên.Đồng thời ra các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét đối với: Nguyễn Tử Quỳnh, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh;  Nguyễn Hạnh Chung, nguyên Giám đốc Sở Y tế, hiện là Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh về tội “Nhận hối lộ” quy định tại khoản 4 Điều 354 Bộ luật Hình sự năm 2015; Nguyễn Văn Nhường, nguyên Phó Chủ tịch UBND về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”;Ngoài ra, C03 ra quyết định khởi tố bị can đối với Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng Giám đốc Công ty AIC về tội “Đưa hối lộ” quy định tại khoản 4 Điều 364 Bộ luật Hình sự năm 2015

 https://vietnamnet.vn/bat-tam-giam-cuu-chu-tich-tinh-bac-ninh-nguyen-tu-quynh-2236902.html

Bắt giam Nguyễn Công Khế và Nguyễn Quang Thông, 2 cựu tổng biên tập báo Thanh Niên

Hôm 16 Tháng Giêng, Cơ Quan An Ninh Điều Tra Công An ở Sài Gòn đã khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Công Khế và ông Nguyễn Quang Thông, cả hai đều là cựu tổng biên tập báo Thanh Niên, để điều tra về cáo buộc tội “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí.”Truyền thông tại Việt Nam dẫn lời ông Tô Ân Xô, phát ngôn viên Bộ Công An, xác nhận sự việc và cho biết công an đang khám xét chỗ ở, nơi làm việc của hai bị can trên.Báo Pháp Luật TP.HCM cho biết cơ quan điều tra cáo buộc ông Nguyễn Công Khế trong lúc giữ chức chủ tịch Hội Đồng Quản Trị công ty Cổ Phần Tập Đoàn Truyền Thông Thanh Niên, và ông Nguyễn Quang Thông khi là tổng biên tập báo Thanh Niên, “có vi phạm trong quá trình triển khai dự án cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại và căn hộ cao cấp tại khu đất số 151-155 Bến Vân Đồn, phường 6, quận 4, Sài Gòn.”Theo cơ quan điều tra, vào ngày 10 Tháng Giêng, 2008, báo Thanh Niên được cho chủ trương mua chỉ định khu đất trên của nhà máy Thuốc Lá Vĩnh Hội để xây trụ sở tòa soạn. Khi đó, ông Nguyễn Công Khế là tổng biên tập đã ký hợp đồng hợp tác với công ty Truyền Thông Thanh Niên và công ty Cổ Phần Du Lịch và Dịch Vụ Vinpearl của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, để thành lập công ty Cổ Phần Bất Động Sản Thanh Niên. Báo Thanh Niên góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng khu đất 151-155 Bến Vân Đồn.Ông Nguyễn Công Khế cùng ông Nguyễn Quang Thông hiện bị cáo buộc đã có những vi phạm về chuyển nhượng cổ phần, chấm dứt hợp đồng khiến toàn bộ khu đất rơi vào tay tư nhân, gây thất thoát tài sản nhà nước.Ông Nguyễn Công Khế, 70 tuổi, quê Quảng Nam, giữ chức tổng biên tập báo Thanh Niên từ năm 1988 đến 2009.

https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/nguyen-cong-khe-va-nguyen-quang-thong-cuu-tong-bien-tap-bao-thanh-nien-bi-bat/

Hàng loạt lãnh đạo tỉnh Quảng Nam bị kỷ luật

Ông Trần Lưu Quang, phó thủ tướng, đã ký quyết định kỷ luật khiển trách ông Lê Trí Thanh, chủ tịch tỉnh Quảng Nam, và cảnh cáo ông Nguyễn Hồng Quang, phó chủ tịch tỉnh này, hôm 18 Tháng Giêng do “có vi phạm, khuyết điểm trong công tác.”Theo báo VNExpress, ngoài hai lãnh đạo đương nhiệm kể trên bị kỷ luật, ông Đinh Văn Thu, cựu chủ tịch tỉnh, và ông Huỳnh Khánh Toàn, cựu phó chủ tịch tỉnh Quảng Nam, cũng bị kỷ luật cảnh cáo.Riêng ông Trần Đình Tùng bị xóa tư cách chức vụ phó chủ tịch tỉnh Quảng Nam nhiệm kỳ 2016-2021. Trước đó hồi giữa Tháng Mười Một, 2023, Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương kết luận Ban Cán Sự Đảng Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Quảng Nam “vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo.”Hậu quả, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh và nhiều tổ chức, cá nhân “vi phạm quy định của đảng, pháp luật của nhà nước trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 và tiếp nhận công dân về nước phòng, chống dịch; quản lý, sử dụng đất đối với một số dự án đầu tư và thực hiện các dự án/gói thầu do công ty Cổ Phần Tiến Bộ Quốc Tế (AIC) thực hiện; nhiều cán bộ, đảng viên bị xử lý hình sự.”

https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/hang-loat-lanh-dao-tinh-quang-nam-bi-ky-luat/

Bắt 1 cán bộ hải quan TP.HCM liên quan vụ buôn lậu 1.200 container hàng hóa

Ngày 15/1, Công an TP.HCM cho hay, quá trình mở rộng điều tra vụ án buôn lậu 1.200 container hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam, đến nay Cơ quan CSĐT Công an TP đã khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Vũ Xuân Đồng (43 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh) về tội “Buôn lậu”.Ông Vũ Xuân Đồng nguyên là công chức hải quan thuộc bộ phận kiểm hóa của Đội thủ tục hàng hóa nhập khẩu, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực I, TP.HCM và hiện đang là công chức hải quan thuộc Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực III, Cục Hải quan TP.HCM.Cơ quan điều tra xác định, ông Đồng đã giúp sức tích cực cho hoạt động phạm tội của các đối tượng trong việc che giấu hành vi phạm tội, giúp cho các đối tượng làm thủ tục thông quan khi ông Đồng là công chức được phân công kiểm tra thực tế hàng hóa…Từ đó, đường dây buôn lậu của Hoàng Duy Tiến (cựu đại úy) và Võ Văn Đông (cựu trung tá của Đội phòng, chống buôn lậu thuộc Phòng Cảnh sát Kinh tế (PC03, Công an TP.HCM) đã nhập lậu 1.200 container hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam.

https://vietnamnet.vn/bat-1-can-bo-hai-quan-tp-hcm-lien-quan-vu-buon-lau-1-200-container-hang-hoa-2239868.html

Cán bộ nộp lại tiền tham nhũng – “khắc phục hậu quả” hay “mua bán công lý”?

“Trong nhiều vụ đại án liên quan đến hành vi tham nhũng của các quan chức được xét xử trong thời gian gần đây cho thấy việc khắc phục hậu quả đang dần biến tướng thành những tính toán đầy lý tài.” – Luật sư Đặng Đình Mạnh.Một loạt các quan chức nhà nước trong các vụ đại án tham nhũng được nói là đã nộp tiền khắc phục hậu quả, lấy đó làm tình tiết giảm nhẹ án phạt tù.Luật sư Đặng Đình Mạnh cho biết Luật hình sự Việt Nam có quy định về việc khắc phục hậu quả và xem đó là một trong các tình tiết giảm nhẹ hình phạt:“Điều này mang lại nhiều ý nghĩa và lợi ích tích cực, một mặt hậu quả gây ra cho xã hội hoặc cho cá nhân được giảm thiểu và mặt khác, bị cáo được gia giảm sự chế tài vì sự phục thiện, hối lỗi của mình.”Theo điều 51 BLHS năm 2015 quy định về “Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự”, có 22 tình tiết được xem xét để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, trong đó có việc “Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả”.Ngoài ra, Điều 40 BLHS năm 2015 còn quy định không thi hành án tử hình đối với người phạm tội tham ô tài sản hoặc nhận hối lộ mà đã nộp lại ít nhất 3/4 số tiền đã trục lợi bất chính.Do đó, một loạt các cựu quan chức là bị cáo trong các vụ đại án về kinh tế trong thời gian gần đây cũng đã nộp lại số tiền tham ô, hối lộ.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/many-former-officials-reimburse-corruption-money-01172024104440.html

Các cựu binh Hoàng Sa và thân nhân thăm nhà trưng bày Hoàng Sa

Sáng nay, 18-1-2024, Tiến sĩ Lê Tiến Công, Giám đốc Nhà Trưng bày Hoàng Sa, đồng thời là Chánh Văn phòng UBND huyện đảo Hoàng Sa, đã tiếp đoàn khách đặc biệt, gồm: Năm cựu binh của VNCH tham gia trận Hải chiến bảo vệ bất thành Hoàng Sa ngày 19-1-1974 và bốn người con của những người lính VNCH đã hy sinh trong trận Hải chiến này.Chuyến đi của Đoàn do Chương trình Nhịp Cầu Hoàng Sa tài trợ và tổ chức.Sau đúng 50 năm Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, những nhân chứng quan trọng nhất lần đầu đến nơi trưng bày những bằng chứng về chủ quyền phần lãnh thổ thiêng liêng của Việt Nam này và những chứng tích về quân xâm lược. Nơi đây cũng lưu giữ nhiều kỷ vật thiêng liêng của đồng đội, của cha anh họ. Không phải người Việt nào cũng từng biết đến địa chỉ lịch sử – văn hóa đặc biệt này.Các thành viên trong đoàn đã được TS Trần Đức Anh Sơn giới thiệu tỉ mỉ về sự hình thành Nhà Trưng bày Hoàng Sa, xuất xứ và ý nghĩa của các hiện vật, qua đó hình dung được quá trình đấu tranh lâu dài, cam go nhằm khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa dựa trên các căn cứ của luật pháp quốc tế về Biển.Các hiện vật trưng bày cũng như cách sắp xếp tiêu đề từ ngoài vào trong đều thế hiện rõ một sự thật: Hoàng Sa là của Việt Nam đã bị Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm vào ngày 19-1-1974.

https://baotiengdan.com/2024/01/19/cac-cuu-binh-hoang-sa-va-than-nhan-tham-nha-trung-bay-hoang-sa/

50 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa: Chính phủ cần xây đài tưởng nhớ sự kiện này!

Các tổ chức xã hội dân sự (XHDS) độc lập yêu cầu chính quyền Việt Nam ghi sự kiện Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa từ tay Việt Nam Cộng Hoà 50 năm trước vào lịch sử của dân tộc, đồng thời xây đài tưởng nhớ.Tuyên bố về 50 năm ngày Hoàng Sa bị Trung Quốc cưỡng chiếm được các tổ chức như Câu Lạc bộ Lê Hiếu Đằng, Lập quyền dân, Diễn đàn Bauxite Việt Nam… công bố vào ngày 15/01, bốn ngày trước ngày tưởng niệm trận hải chiến Hoàng Sa, trong đó 74 quân nhân Việt Nam Cộng Hoà tử trận và bị Trung Quốc chiếm giữ quần đảo này từ đó tới nay.Tuyên bố nhắc lại khi đó Hoàng Sa thuộc quyền quản lý của Chính phủ Việt Nam Cộng Hoà và Bắc Kinh đã lợi dụng cuộc nội chiến ở Việt Nam để sử dụng vũ lực chiếm đoạt quần đảo.Theo tuyên bố, Trung Quốc là phía xâm lược còn các quân nhân của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đã hy sinh trong trận chiến chống quân xâm lược. Do vậy, họ nên được vinh danh như những anh hùng của dân tộc và Việt Nam cần phải công nhận sự cống hiến xương máu của họ trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/independent-ngos-urge-vietnam-to-build-monument-for-paracels-01182024041602.html

Đức Giáo Hoàng tiếp phái đoàn đảng CSVN, chuẩn bị chuyến thăm Việt Nam

Đức Giáo Hoàng Francis vừa gặp một phái đoàn đảng CSVN hôm Thứ Năm, 18 Tháng Giêng, và ngoại trưởng Tòa Thánh nói rằng vị giáo chủ Công Giáo hoàn vũ rất mong muốn thăm Việt Nam trong bối cảnh hai phía nâng cấp quan hệ ngoại giao, theo Reuters.Sự kiện này xảy ra sau khi Đức Giáo Hoàng gặp ông Võ Văn Thưởng, chủ tịch nước, và phu nhân tại Vatican hồi Tháng Bảy năm ngoái, và hai bên thông báo đồng ý mở văn phòng thường trú Tòa Thánh tại Hà Nội, lần đầu tiên kể từ khi cuộc chiến Việt Nam chấm dứt hồi năm 1975. Hôm 23 Tháng Mười Hai, 2023, Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm Tổng Giám Mục Marek Zalewski làm đại diện thường trú tại Việt Nam. Tổng Giám Mục Zalewski hiện là sứ thần Tòa Thánh ở Singapore và là đại diện không thường trú tại Việt Nam.Theo báo Tuổi Trẻ, dự kiến, Tổng Giám Mục Marek Zalewski sẽ đến Việt Nam ngày 31 Tháng Giêng.Hình ảnh của Vatican News cho thấy, phái đoàn đảng CSVN do ông Lê Hoài Trung, bí thư trung ương đảng và là trưởng Ban Đối Ngoại Trung Ương, dẫn đầu, bao gồm 16 người, cũng gặp Tổng Giám Mục Paul Gallagher, ngoại trưởng Vatican.Vatican News trích lời Tổng Giám Mục Gallagher nói rằng cuộc họp giữa Đức Giáo Hoàng và phái đoàn Việt Nam “rất tích cực.”

https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/duc-giao-hoang-tiep-phai-doan-dang-csvn-chuan-bi-chuyen-tham-viet-nam/

Báo ở Việt Nam đồng loạt gỡ tin ‘công trình của Vingroup’ bị sập ở Nha Trang

Toàn bộ các báo ở Việt Nam phải gỡ bỏ bản tin liên quan vụ tháp chuông ở nhà ga cáp treo tại cảng Nha Trang, phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, bị sập vào sáng hôm 14 Tháng Giêng.Trước đó, trong bản tin, các báo không đề cập chi tiết đây là công trình do tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đầu tư.Tuy nhiên trang mạng “VHS Real Estate” cho hay, dự án “Vinpearl Island Condotel Hòn Tre (Vinoasis Nha Trang) thuộc Đảo Hòn Tre, phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà và chủ đầu tư dự án là Tập Đoàn Vingroup. Diện tích dự án: 2.2 ha. Quy mô dự án: 6 toà căn hộ khách sạn. Độ cao trung bình: Khoảng 10 tầng. Đơn vị thiết kế: Aedas (tập đoàn lớn thứ 5 thế giới). Đơn vị quản lý và vận hành: Thương hiệu Vinpearl.”Theo bản “web cache” do Google lưu lại, bản tin của VNExpress hiện đã bị gỡ, viết: “Phần bị sập thuộc dự án rộng hàng ngàn mét vuông chạy dọc biển, ở phường Vĩnh Nguyên, xây theo kiến trúc Châu Âu. Đây cũng phần tháp cao nhất của công trình.”

https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/bao-o-viet-nam-dong-loat-go-tin-cong-trinh-cua-vingroup-bi-sap-o-nha-trang/

50 năm Hải chiến Hoàng Sa: Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai đã hành động như thế nào?

Trung Quốc đã chuẩn bị gì cho Hải chiến Hoàng Sa 1974 mà họ gọi là “Tự vệ Phản kích Tây Sa”? Báo nhà nước Trung Quốc tiết lộ hành động của các lãnh đạo Bắc Kinh quanh thời điểm quan trọng này. Lúc 10 giờ sáng ngày 18/1/1974, khi Mao Trạch Đông còn chưa thức giấc, một văn bản đã được đặt ngay ngắn trên bàn làm việc của ông. Đó là bản báo cáo do Thủ tướng Chu Ân Lai và Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Diệp Kiếm Anh ký, tường trình tình hình Hoàng Sa và kế hoạch “bảo vệ” quần đảo này.Liên tục trong một tuần trước đó, căng thẳng Hoàng Sa leo thang không chỉ trên bình diện ngoại giao mà cả trên thực địa.Thức dậy, Mao vừa xem báo cáo, vừa “chìm sâu vào suy nghĩ”, trong đó là cả một đoạn sử về giằng co chủ quyền Hoàng Sa từ khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa lập quốc cho tới những diễn biến vừa qua. Với Mao, quyết định lần này không chỉ có ý nghĩa với riêng Trung Quốc mà còn vì “ổn định thế cục thế giới”. Nghĩ đến đấy, Mao bèn cầm bút phê lên hai chữ: “Đồng ý”, đoạn nói: “Xem ra không đánh một trận thì không bảo vệ được quyền và lợi ích của Trung Quốc trên biển”.Đó là cách tờ báo chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc mô tả quá trình phê duyệt đề xuất đánh Hoàng Sa của Mao. Hải chiến Hoàng Sa là trận chiến với nước ngoài đầu tiên trong lịch sử hiện đại của hải quân Trung Quốc. Đó cũng là trận đánh cuối cùng do Mao Trạch Đông quyết định. Khi ấy Mao giữ chức Chủ tịch Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và đã 81 tuổi, độ tuổi mà ông tự trào là sắp phải “đi gặp Marx”.Sau khi được Mao đồng ý, Chu Ân Lai cùng bộ sậu Quân ủy Trung ương lên phương án tác chiến.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cmmd3rzdd5no

Lãnh đạo Hà Nội nhất quán chính sách “một Trung Quốc” còn người dân Việt Nam mừng cho Đài Loan tiếp tục có dân chủ

Chính phủ Việt Nam tái khẳng định việc ủng hộ chính sách “một Trung Quốc” ngay sau khi cuộc bầu cử dân chủ ở Đài Loan kết thúc với việc ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân Tiến (DPP) Lại Thanh Đức (Lai Ching-te) lên nắm quyền, một chiến thắng được các nền dân chủ thế giới đón nhận nhưng cũng được xem là có thể gây thêm căng thẳng ở Biển Đông.Cử tri ở Đài Loan hôm 13/1 đưa ông Lại lên kế nhiệm bà Thái Anh Văn, vốn không thể tái tranh cử sau hai nhiệm kỳ liên tiếp làm tổng thống Đài Loan. Việc bầu chọn của người dân Đài Loan đã mạnh mẽ bác bỏ áp lực của Trung Quốc thúc ép họ khước từ ông Lại, một ứng cử viên mà Bắc Kinh gọi là “kẻ ly khai” và “kẻ gây rối.”Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken đã chúc mừng ông Lại với chiến thắng này cũng như người dân Đài Loan vì đã “thể hiện sức mạnh của hệ thống dân chủ và quy trình bầu cử vững mạnh của họ,” theo Reuters. Tương tự, theo hãng tin Anh, bộ trưởng Ngoại giao Anh và Nhật cũng như bộ ngoại giao của Đức và Pháp đều gửi lời chúc mừng.Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. cũng đã gửi lời chúc mừng tới chính quyền vừa đắc cử của Đài Loan trong khi Bộ Ngoại giao Singapore đưa ra bình luận trong đó ca ngợi “tình hữu nghị lâu dài và gần gũi với Đài Loan.

https://www.voatiengviet.com/a/chinh-phu-ha-noi-nhat-quan-chinh-sach-mot-trung-quoc-nguoi-dan-viet-nam-mung-cho-dai-loan-tiep-tuc-co-dan-chu/7443673.html

Philippines khó hình thành được liên minh với Việt Nam ở Biển Đông ?

Căng thẳng do tranh chấp chủ quyền Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc không ngừng gia tăng từ những tháng cuối năm 2023. Manila càng tỏ ra  kiên quyết, Bắc Kinh càng gây sức ép. Ngày 15/01/2024, Philippines thông báo cải tạo cơ sở hạ tầng tại 9 đảo ở quần đảo Trường Sa để quân đội có thể đồn trú lâu dài. Về đối ngoại, Manila thắt chặt quan hệ với đồng minh, mở rộng hợp tác quân sự với các nước để củng cố tiềm lực đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông. Philippines vừa nhận được thêm sự hỗ trợ từ Đức. Trong chuyến công du Manila tuần trước, ngoại trưởng Annalena Baerbock thông báo sẽ cung cấp thêm cho lực lượng tuần duyên Philippines 4 drone Trinity F90+ nằm trong gói hỗ trợ 129 triệu euro của chính phủ Đức và bổ sung cho hai drone đã cấp vào năm 2022. Philippines cũng thắt chặt hợp tác với Nhật Bản, Ấn Độ, Úc… Tuy nhiên, khó khăn lớn lại đến từ ngay « sân nhà ». Ngày 30/12/2023, trước khi Indonesia hết nhiệm kỳ chủ tịch luân phiên, ASEAN ra tuyên bố kêu gọi các nước có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông « kiềm chế »« tránh mọi hành động có thể khiến tình hình thêm căng thẳng ». Trong khi đó, Bộ Quy Tắc Ứng Xử (COC) được khởi động đàm phán từ năm 2002 vẫn giậm chân tại chỗ.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20240116-philippines-kh%C3%B3-h%C3%ACnh-th%C3%A0nh-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-li%C3%AAn-minh-v%E1%BB%9Bi-vi%E1%BB%87t-nam-%E1%BB%9F-bi%E1%BB%83n-%C4%91%C3%B4ng

Mỹ: ‘Không cách nào’ giải quyết an ninh Israel và chiến tranh Gaza nếu không có nhà nước Palestine

“Không có cách nào” để giải quyết các thách thức an ninh lâu dài của Israel trong khu vực và những thách thức ngắn hạn trong việc tái thiết Gaza mà không thành lập một nhà nước Palestine, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller nói hôm 18/1.Phát biểu tại một cuộc họp báo ở Washington, ông Miller nói Israel đang có cơ hội ngay lúc này khi các nước trong khu vực sẵn sàng cung cấp sự đảm bảo an ninh cho Israel.“Nhưng không có cách nào giải quyết những thách thức dài hạn của họ nhằm mang lại an ninh lâu dài và không có cách nào giải quyết những thách thức ngắn hạn trong việc tái thiết Gaza và thiết lập chính quyền ở Gaza cũng như cung cấp an ninh cho Gaza mà không thành lập một nhà nước Palestine”.Phát biểu này được đưa ra sau khi Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nói trong một cuộc họp báo rằng ông đã nói với Washington rằng ông phản đối bất kỳ nhà nước Palestine nào mà không đảm bảo an ninh cho Israel.

https://www.voatiengviet.com/a/7447069.html

Mỹ sờ gáy nguyên liệu may mặc Trung Quốc

Áp dụng đạo luật ngăn chặn lao động cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ (UFLPA) kể từ khi đạo luật ra đời vào tháng 6 năm 2022. Mới đây, gần 1.000 lô hàng quần áo và giày dép của Trung Quốc nhập vào Hoa Kỳ đã bị hải quan tịch thu vì chất liệu vải may mặc có xuất xứ từ Tân Cương, nơi Trung Quốc dùng tù binh Ngô Duy Nhĩ (Uyghur) để cưỡng bức lao động.Luật UFLPA (Uyghur Forced Labor Prevention Act : Chống Cưỡng Bức Lao Động Người Ngô Duy Nhĩ) quy định rằng hàng hóa nào chỉ có một tỉ lệ bất kỳ nào từ Tân Cương là không hợp lệ. Nếu được “thông quan” phải chứng minh được nguồn gốc.Hiện nay Tân Cương ở Trung Quốc là trung tâm sản xuất bông (cotton) của Trung Quốc, đến 86% bông của Trung Quốc được trồng ở đó và chiếm khoảng 20% nguồn cung ứng bông cho toàn thế giới”. Vì vậy, sờ đâu cũng sẽ dính vào bông Tân Cương.Nhưng không chỉ Trung Quốc bị lãnh đạn, trong số 982 lô hàng may mặc hoặc giày dép bị hải quan Mỹ bắt giữ, có 534 lô hàng có xuất xứ từ Trung Quốc, 370 lô hàng đến từ Việt Nam và 111 lô hàng từ nơi khác. Tính theo giá trị hàng hóa, lô hàng bị tịch thu của Việt Nam cao nhất với 20 triệu USD. Hàng hóa bị tịch thu từ Trung Quốc trị giá 19 triệu USD.

https://baotreonline.com/tin-tuc/tin-hk-tg/my-so-gay-nguyen-lieu-may-mac-trung-quoc.baotre

Thế giới chuẩn bị cho khả năng ông Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ

Khi Thủ tướng Kaja Kallas của Estonia có chuyến thăm tới Washington vào tháng 11 năm ngoái, bà không chỉ gặp các quan chức Nhà Trắng, mà còn có các cuộc thảo luận với các đồng minh chủ chốt của cựu Tổng thống Donald Trump.Trước đó 1 tháng, Ngoại trưởng Estonia đã tới Mỹ, thăm nhà máy của tập đoàn công nghiệp quốc phòng Lockheed Martin Corp. ở bang Arkansas. Tại đây, ông cảm ơn công nhân viên làm việc tại nhà máy này vì những đóng góp của họ cho an ninh của Estonia – thông qua việc Lockheed Martin cung cấp nhiều máy phóng tên lửa HIMARS sản xuất tại nhà máy này cho Estonia. “Một việc quan trọng là chúng tôi cần mang thông điệp này không chỉ tới Washington mà còn tới các bộ phận khác của xã hội Mỹ, tới những tiểu bang có lẽ có quan điểm thận trọng hơn một chút”, Ngoại trưởng Margus Tsahkna nói với báo giới.Những cử chỉ thân mật này là một ví dụ về việc các quốc gia trên thế giới đang chuẩn bị một cách tinh tế nhưng vội vã cho khả năng ông Trump trở lại Nhà Trắng – hãng tin Bloomberg nhận định. Khả năng đó đã tăng lên sau khi ông Trump giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc bầu cử sơ bộ của Đảng Cộng hoà tại bang Iowa vào đầu tuần này, tiến thêm một bước tới giành vị trí đại diện cho đảng trong cuộc đua với Tổng thống đương nhiệm Joe Biden vào tháng 11 năm nay.

https://vneconomy.vn/the-gioi-chuan-bi-cho-kha-nang-ong-trump-tai-dac-cu-tong-thong-my.htm

Ukraine tuyên bố đã bắn hạ một máy bay do thám A-50 quan trọng của Nga

Quân đội Ukraine nói đã bắn hạ một máy bay do thám của quân đội Nga trên Biển Azov, điều mà các nhà phân tích cho rằng sẽ là một đòn giáng mạnh vào không quân của Moscow.Tư lệnh quân đội, Tướng Valerii Zaluzhnyi cho biết lực lượng không quân đã “phá hủy” một máy bay phát hiện radar tầm xa A-50 và một trung tâm điều khiển trên không Il-22.Phi cơ A-50 đảm nhận nhiệm vụ phát hiện hệ thống phòng không và điều phối mục tiêu cho các máy bay phản lực Nga.Ukraine đã phải nỗ lực rất nhiều để đạt được những bước tiến đáng kể trong thời gian gần đây các lực lượng của Nga ở miền đông nam.Một cuộc họp ngắn của Bộ Quốc phòng Anh hôm 23/2 cho biết Nga “nhiều khả năng” là có 6 chiếc A-50 đang hoạt động. Việc làm ra những chiếc máy bay này có thể tiêu tốn hàng trăm triệu USD.BBC không thể xác minh vụ tấn công.Các quan chức Nga cho biết họ “không có thông tin” về các cuộc tấn công, nhưng các nhà bình luận ủng hộ chiến tranh nổi tiếng của Nga thì nói việc mất đi một chiếc A-50 sẽ có tác động lớn.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cd1w9j97jelo

Giao thương Nga-Trung 2023 tăng vọt trong khi thương mại Mỹ-Trung lao dốc

Dữ liệu chính thức từ Bắc Kinh hôm 12/1 cho thấy thương mại giữa Trung Quốc và Nga đạt mức cao kỷ lục vào năm 2023, trong khi thương mại giữa Trung Quốc với Mỹ giảm lần đầu tiên sau 4 năm do căng thẳng địa chính trị.Số liệu hải quan cho thấy thương mại Trung Quốc-Nga đạt hơn 240 tỷ đô la, vượt mục tiêu 200 tỷ đô la mà hai nước láng giềng đặt ra trong các cuộc gặp song phương vào năm ngoái.Con số này là một kỷ lục đối với hai nước, vốn đã trở nên thân thiết hơn về mặt chính trị và kinh tế kể từ khi Moscow xâm chiếm Ukraine vào năm 2022.Bắc Kinh đã bị các nước phương Tây chỉ trích vì lập trường của họ trong cuộc chiến Ukraine, điều mà Trung Quốc khẳng định là trung lập.Trung Quốc đã từ chối chỉ trích cuộc xâm lược của Moscow.Theo dữ liệu, các số liệu thương mại thể hiện mức tăng hàng năm là 26,3%.Ngược lại, thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc giảm lần đầu tiên kể từ năm 2019.

https://www.voatiengviet.com/a/giao-thuong-nga-trung-2023-tang-vot-trong-khi-thuong-mai-my-trung-lao-doc/7438115.html

Mỹ tiếp tục tấn công thêm các mục tiêu của Houthi ở Yemen

Quân đội Mỹ hôm Thứ Ba, 16 Tháng Giêng, đã tiến hành một cuộc tấn công mới tiêu diệt bệ phóng bốn hỏa tiễn đạn đạo chống hạm của Houthi, theo Reuters dẫn nguồn từ hai giới chức. Giới chức cho biết các hỏa tiễn này bị tấn công vì đang được chuẩn bị nhằm vào các tàu bè trong khu vực.Nhưng không giống như các cuộc tấn công ban đầu của Mỹ vào tuần trước nhằm vào các mục tiêu đã được lên kế hoạch trước, các cuộc tấn công hôm Thứ Ba dường như cho thấy quân đội Mỹ sẽ chủ động truy đuổi các rủi ro tấn công mà Houthi có thể mở ra.Nếu được xác nhận, điều này sẽ mở ra một thái độ quyết đoán hơn nhiều của quân đội Hoa Kỳ đối với phiến quân Houthi.Hôm Thứ Hai, Bộ Tư Lệnh Trung Ương Hoa Kỳ cho biết chiếc tàu chở hàng Gibraltar Eagle do Mỹ sở hữu và vận hành, trúng hỏa tiễn đạn đạo chống hạm của nhóm Houthi.Hãng vận tải Eagle Bulk Shipping có trụ sở tại Hoa Kỳ cho biết, chiếc tàu bị trúng một “vật thể không xác định” khi đang di chuyển cách Vịnh Aden 100 dặm, bị hư hại nhẹ ở hầm chứa hàng và không có thủy thủ nào bị thương.Eagle Bulk cho biết trong một tuyên bố: “Con tàu bị bắn trúng khiến có hư hại nhẹ ở hầm chứa hàng nhưng vẫn ổn định và đang rời khỏi khu vực.”

https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/my-tiep-tuc-tan-cong-them-cac-muc-tieu-cua-houthi-o-yemen/

Houthi nã tên lửa vào khu trục hạm Mỹ, Đức tính điều tàu chiến tới Biển Đỏ

Thông cáo từ US CENTCOM cho hay, vụ tập kích tên lửa được lực lượng Houthi thực hiện nhằm vào tàu khu trục USS Laboon của nước này diễn ra lúc 16h45 ngày 14/1 (giờ Yemen), khi tàu này hoạt động ở khu vực Biển Đỏ.“Tên lửa hành trình chống hạm của Houthi đã bị bắn hạ ở vùng biển gần thành phố cảng Al Hudaydah, Yemen bởi chiến cơ Mỹ. Không có báo cáo thương vong về người hay tài sản trong vụ tập kích trên”, Thời báo Israel dẫn thông cáo được US CENTCOM đăng trên mạng xã hội X, viết.Theo Thời báo Israel, hai quốc gia Mỹ và Anh gần đây đã thực hiện các cuộc không kích nhằm vào nhiều mục tiêu quân sự của Houthi nằm trên lãnh thổ Yemen, gây ra một số thiệt hại về khí tài và nhân lực cho lực lượng này. Phát ngôn viên của Houthi sau đó nhấn mạnh động thái trên của Mỹ và Anh “sẽ không thể ngăn cản nhóm này có quan điểm ủng hộ người Palestine”, đồng thời cảnh báo sẽ có các biện pháp đáp trả tương xứng.

https://vietnamnet.vn/houthi-na-ten-lua-vao-khu-truc-ham-my-duc-tinh-dieu-tau-chien-toi-bien-do-2239606.html

Tàu hàng Mỹ trúng tên lửa ngoài khơi Yemen

Cơ quan giám sát hàng hải Anh cho biết một tàu hàng Mỹ trúng tên lửa ngoài khơi thành phố Aden của Yemen, nhưng chưa công bố thêm thông tin.Cơ quan Điều hành Thương mại Hàng hải Vương quốc Anh (UKMTO), do hải quân Anh điều hành, hôm nay thông báo một tàu hàng bị trúng tên lửa khi di chuyển cách thành phố Aden của Yemen khoảng 177 km về phía đông nam.”Thuyền trưởng thông báo tên lửa lao từ trên xuống và đánh trúng mạn trái tàu”, UKMTO cho hay nhưng không công bố danh tính phương tiện. Cơ quan này thông báo đang điều tra về sự việc và khuyến cáo tàu hàng trong khu vực duy trì cẩn trọng.Hãng tư vấn an ninh hàng hải Ambrey, có trụ sở chính tại Anh, cho biết mục tiêu của tên lửa là tàu chở hàng rời thuộc sở hữu của doanh nghiệp Mỹ, treo cờ Quần đảo Marshall và không liên quan đến Israel. Cuộc tập kích gây cháy khoang hàng trên tàu, nhưng không gây thương vong và tàu vẫn bảo đảm khả năng đi biển.

https://vnexpress.net/tau-hang-my-trung-ten-lua-ngoai-khoi-yemen-4701144.html

Các nước Thái Bình Dương họp ở Trung Quốc để cập nhật luật lệ về các cuộc chạm trán

Giới chức hải quân từ các quốc gia giáp Thái Bình Dương như Nhật, Nga, Mỹ từ ngày 16/1 sẽ họp tại thành phố Nam Kinh của Trung Quốc để bàn chuyện cập nhật các quy định về các cuộc chạm trán bất ngờ, cùng các vấn đề khác, truyền thông nhà nước cho biết.Cuộc đàm phán kéo dài ba ngày giữa 70 đại diện từ 30 quốc gia diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Biển Đông, đặc biệt là các cuộc chạm trán trên biển giữa Trung Quốc với Philippines. Hai nước có tuyên bố chủ quyền khác nhau trên tuyến đường thủy chiến lược này đã liên tục cáo buộc nhau về hành vi gây hấn trong nhiều tháng qua.Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, thủy lộ để vận chuyển các chuyến hàng trị giá hơn 3 ngàn tỷ đô la mỗi năm, nơi mà Brunei, Malaysia, Đài Loan và Việt Nam cũng có tuyên bố chủ quyền.Đầu tuần này, Manila tuyên bố Philippines sẽ phát triển các hòn đảo ở Biển Đông mà nước này coi là một phần lãnh thổ của mình để quân đội có thể sinh sống tại những hòn đảo này.Trung Quốc thỉnh thoảng cũng cáo buộc các tàu hải quân Mỹ xâm nhập trái phép vùng biển mà Bắc Kinh nhận là của họ ở Biển Đông. Tuy nhiên, hải quân Mỹ khẳng định các hoạt động thường lệ của họ ở vùng biển quốc tế là phù hợp với luật pháp quốc tế.Cuộc họp nhóm công tác tuần này đặt nền móng cho Hội nghị chuyên đề Hải quân Tây Thái Bình Dương hai năm một lần được tổ chức tại thành phố Thanh Đảo vào tháng Tư năm nay. Sự kiện này được tổ chức lần cuối tại Nhật Bản vào tháng 11 năm 2022.

https://www.voatiengviet.com/a/7443366.html

Mỹ muốn Nhật Bản giúp tàu chiến sẵn sàng chiến đấu ở châu Á

Mỹ và Nhật Bản đang tìm kiếm một thỏa thuận để các nhà máy đóng tàu của Nhật thường xuyên đại tu và bảo trì các tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ để chúng có thể ở lại vùng biển châu Á sẵn sàng cho bất kỳ cuộc xung đột tiềm ẩn nào, Đại sứ Mỹ tại Nhật Bản Rahm Emanuel cho biết hôm 19/1.“Trung Quốc theo dõi những tàu nào ra vào (vùng biển châu Á). Đây không phải là bí mật, họ biết chuyện gì đang xảy ra. Vì vậy, họ đánh giá khả năng răn đe của bạn,” Đại sứ Emanuel nói với các phóng viên tại căn cứ hải quân Yokosuka gần Tokyo. Theo một báo cáo thường niên được Lầu Năm Góc công bố vào tháng 10, Trung Quốc có hơn 370 tàu chiến và tàu ngầm, tăng so với con số 340 tàu mà họ có vào năm 2023, khiến nước này trở thành lực lượng hải quân lớn nhất thế giới về mặt số lượng.Theo ĐS Emanuel, việc sử dụng ụ tàu khô của Nhật Bản sẽ giảm bớt áp lực cho các xưởng tàu của Mỹ đang phải vật lộn với lượng tồn đọng bảo trì lên tới 4.000 ngày và cho phép họ tập trung vào việc đóng tàu để Hoa Kỳ mở rộng đội tàu của mình.

https://www.voatiengviet.com/a/my-muon-nha-may-dong-tau-nhat-ban-giup-tau-chien-san-sang-chien-dau-o-chau-a/7447154.html

Ông Thaksin có thể được thả vào tháng sau

Quan chức cơ quan cải huấn Thái Lan nói cựu thủ tướng Thaksin đủ điều kiện hưởng ân xá vào tháng sau do vấn đề sức khỏe và tuổi tác.”Xét theo tiêu chuẩn, ông Thaksin đủ điều kiện hưởng ân xá đặc biệt”, Phó cục trưởng Cục Cải huấn Thái Lan Sitthi Sutivong trả lời các phóng viên ngày 17/1 khi được hỏi liệu cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra có được trả tự do vào tháng sau hay không.Tuy nhiên, ông Sitthi nói thêm cơ quan của ông vẫn chưa nhận được đề nghị từ nhà tù Bangkok về việc ân xá cho cựu thủ tướng Thaksin.Ông Thaksin, 74 tuổi, trở về Thái Lan hồi tháng 8/2023 và bị bắt ngay sau đó. Ông bị kết án 8 năm tù vì tội lạm dụng quyền lực và được hoàng gia Thái Lan ân xá xuống còn một năm tù. Chỉ vài giờ sau khi chuyển tới nhà tù ở Bangkok, ông Thaksin nhập viện và được chuyển vào Bệnh viện Đa khoa Cảnh sát. Cựu thủ tướng Thái vẫn ở trong bệnh viện này.Nhiều nhóm hoạt động phản đối ông Thaksin cáo buộc ông được đối xử ưu ái và chỉ ra rằng kể từ khi cựu thủ tướng Thái Lan về nước, ông chưa phải ngồi tù một ngày nào.Cục Cải huấn Thái Lan tuần trước nói ông Thaksin bị nhiều bệnh nặng nên có thể gặp nguy hiểm tính mạng nếu quay lại nhà tù. Một bác sĩ gần đây cho biết ông Thaksin bị tăng huyết áp, hẹp mạch máu, viêm gan B và đã trải qua hai cuộc phẫu thuật kể từ khi nhập viện.Ông Thaksin hồi hương vào thời điểm Thái Lan có chính quyền mới do Pheu Thai, đảng có liên hệ với gia đình ông, lãnh đạo. Ông Thaksin giữ chức thủ tướng Thái Lan từ năm 2001 nhưng bị lật đổ trong cuộc đảo chính quân sự năm 2006. Ông sau đó rời đất nước, sống lưu vong từ năm 2008.

https://vnexpress.net/ong-thaksin-co-the-duoc-tha-vao-thang-sau-4702022.html

Nga phát triển quan hệ với Triều Tiên trong mọi lĩnh vực

Người phát ngôn Điện Kremlin, Dmitry Peskov hôm nay (17/1) cho biết, Nga dự định thúc đẩy quan hệ với Triều Tiên trong mọi lĩnh vực, kể cả những lĩnh vực nhạy cảm.Hãng tin Tass dẫn lời ông Peskov nói, cuộc gặp ngày 16/1 giữa Tổng thống Putin và Ngoại trưởng Triều Tiên Choe Son Hui tập trung vào việc phát triển hợp tác giữa hai nước. “Hai bên đã thảo luận về quan hệ song phương nói chung cũng như tình hình trên Bán đảo Triều Tiên. Đã có sự trao đổi quan điểm về những vấn đề quốc tế cấp bách nhất nhưng trọng tâm là phát triển quan hệ song phương”. Khi được hỏi liệu hai nước đã thảo luận về hợp tác quốc phòng chưa, ông Peskov trả lời: “Chúng tôi đã nhiều lần đề cập và tôi sẵn sàng nhắc lại điều đó – Triều Tiên là một đối tác quan trọng của Nga và Nga dự định thúc đẩy quan hệ trong mọi lĩnh vực, kể cả những lĩnh vực nhạy cảm”. Tối qua, Tổng thống Putin đã tiếp Ngoại trưởng Triều Tiên Choe Son Hui lẫn Ngoại trưởng Sergey Lavrov. Hai nhà ngoại giao đã thông báo ngắn gọn với Tổng thống Putin về những thỏa thuận mà họ đạt được trước đó trong cùng ngày.Ông Lavrov chỉ ra rằng Moscow đánh giá cao sự hỗ trợ của Bình Nhưỡng đối với chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine và mong đợi sự hợp tác hiệu quả giữa hai nước trong khuôn khổ Liên Hợp Quốc và các tổ chức đa phương khác.

https://vietnamnet.vn/nga-phat-trien-quan-he-voi-trieu-tien-trong-moi-linh-vuc-2240692.html

Căng thẳng biên giới châm ngòi loạt cuộc tập kích Iran – Pakistan

Những nhóm phiến quân tại vùng Balochistan gây căng thẳng âm ỉ giữa Iran và Pakistan, leo thang với các cuộc không kích giữa hai nước vào lãnh thổ của nhau.Balochistan là vùng đất lịch sử ở Tây Nam Á, nằm ở rìa đông nam cao nguyên Iran, tiếp giáp với tiểu lục địa Ấn Độ và biển Arab. Đây là khu vực sinh sống lâu đời của người Baloch và hiện được chia thành ba khu vực thuộc về ba quốc gia, gồm tỉnh Balochistan của Pakistan, tỉnh Sistan – Baluchestan của Iran và vùng miền nam Afghanistan.Do những biến cố phức tạp trong lịch sử cũng như những diễn biến mới trong căng thẳng địa chính trị hiện nay ở Trung Đông, đường biên giới dài 900 km phân cách hai tỉnh Balochistan của Pakistan và Sistan – Baluchestan của Iran đang trở thành mồi lửa mới trong quan hệ giữa hai quốc gia láng giềng, với đỉnh điểm là các cuộc không kích vào mục tiêu trên lãnh thổ của nhau giữa hai bên.Cả Tehran lẫn Islamabad đều tuyên bố nhắm mục tiêu là phiến quân đang ẩn náu trên lãnh thổ nước kia, thực trạng đã kéo dài hai thập kỷ qua, khiến đường biên giới Iran – Pakistan hiếm khi yên bình.Iran là bên nổ phát súng đầu tiên khi mở cuộc không kích ngày 16/1 vào tỉnh Balochistan, khiến hai trẻ thiệt mạng và nhiều người bị thương, theo thông cáo từ Islamabad. Tehran khẳng định họ “chỉ nhắm vào các phần tử khủng bố Iran đang hoạt động trên lãnh thổ Pakistan” và không nhắm vào công dân nước láng giềng.

https://vnexpress.net/cang-thang-bien-gioi-cham-ngoi-loat-cuoc-tap-kich-iran-pakistan-4702388.html

Bắc Hàn thí nghiệm drone mang võ khí nguyên tử lặn dưới nước, đáp trả các cuộc tập trận của địch

Hôm Thứ Sáu, 19 Tháng Giêng, Bắc Hàn cho biết họ đã thí nghiệm loại drone mang đầu đạn nguyên tử tấn công lặn dưới nước để đáp ứng với các cuộc tập trận hỗn hợp trong tuần của Nam Hàn, Hoa Kỳ và Nhật Bản giữa lúc họ tiếp tục đổ lỗi cho các quốc gia thù địch đã làm gia tăng mối căng thẳng trong vùng, thông tấn xã AP loan tin.Cuộc thí nghiệm kiểu drone này, có khả năng phá hủy tàu bè và bến cảng, diễn ra mấy ngày sau khi lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un tuyên bố hủy bỏ lập trường thống nhất trong hòa bình với Nam Hàn từ lâu nay, và rằng đất nước ông sẽ viết lại hiến pháp để liệt Nam Hàn vào loại ngoại bang thù địch nhất của Bắc Hàn.Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đã lên tới mức cao nhất trong nhiều năm qua khi họ Kim gia tăng các cuộc thí nghiệm võ khí và đe dọa sẽ mở cuộc chiến tranh nguyên tử. Hoa Kỳ và các đồng minh Á Châu của họ đã đáp ứng bằng cách tăng cường các cuộc tập trận hỗn hợp mà họ Kim cho là những cuộc thao dượt để xâm lăng Bắc Hàn.

https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/bac-han-thi-nghiem-drone-mang-vo-khi-nguyen-tu-lan-duoi-nuoc-dap-tra-cac-cuoc-tap-tran-cua-dich/