Mục lục
Hồ sơ đen về những kẻ bội phản chính trị ̵ Trahison politique ̵ trong nhóm trí thức thành phần thứ ba
„Mục đích tối hậu của Hồ sơ đen này là lột trần chân tướng của kẻ đứng đằng sau là đảng Cộng Sản ở Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam, qua hai hồ sơ đen này, bộc lộ bản chất tàn độc nhất, dã man một cách tinh vi nhất, thất nhân tâm nhất và cũng xảo trá nhất.“
Nguyễn Văn Lục
Có thể có hai Hồ sơ đen: hồ sơ đen trong nước sau 1975 và một hồ đen ngoài nước.
Hồ sơ đen thứ nhất nói về tội ác của cộng sản trong việc xô đẩy người miền Nam tìm con đường thoát đi ra biển. Hồ sơ này đã được Michel Tauriac và nhà báo Hồ Văn Đồng gọi là Hồ sơ đen về chủ nghĩa cộng sản (1), Le dossier noir du communisme. Hồ sơ này nhằm tố cáo về những chính sách tội ác của người cộng sản đối với người dân miền Nam. Từ đánh tư sản mại bản đến đổi tiền và cuối cùng họ bị đẩy ra biển để tịch thu nhà cửa.
Những nạn nhân cộng sản chết trên biển trở thành lời tố cáo tính cách dã man và tàn bạo đối với lương tâm nhân loại. Và thế giới đã gọi họ là những thuyền nhân, Boat People.
Đây là một hồ sơ đen như một tội ác diệt chủng (génocide) của chế độ cộng sản chống lại con người. Bộ nội vụ cộng sản đã đề ra Kế Hoạch II nhằm quét sạch những thành phần ‘rác rưởi’ thuộc ngụy quân, ngụy quyền, ném họ ra biển.
Trong Hồi Ký của đại tá Châu Thái Hùng, ông cho biết việc mua bãi tại tỉnh Đồng Nai, các xã ấp cứ lấy một cây vàng cho hai đầu người. 100 thuyền nhân thì phải trả 50 cây vàng.
Cũng theo viên đại tá này:
“Thời gian sau tình hình còn diễn biến theo chiều hướng phức rạp hơn. Đó là việc Bộ Nội Vụ ra chỉ thị cho phép các cơ quan công an các tỉnh được quyền tổ chức vượt biên (Lúc bấy giờ gọi là đi bán chính thức)”(2).
Chính sách của Bộ Nội Vụ chẳng khác gì một cuộc xuất khẩu người để tịch thu nhà cửa, vàng bạc.
Ông Bùi Xuân Quang ở Paris đã để công viết một tập hồ sơ đồ sộ gồm phối hợp vấn đề địa chính trị, géopolitique, vấn đề lịch sử, xã hội trong một cuốn sách dầy 821 trang.
Ông có đề cập đến vấn đề thuyền nhân mà theo ông Bùi Xuân Quang trong La troisième guerre D’Indochine, 1975-1999 (3) đem lại cho ngân khố chính quyền cộng sản là 25 tấn vàng. Số vàng ấy trị giá tính ra tiền là 2 tỉ rưỡi Mỹ Kim.
Trong khi đó, số người bỏ mình trên biển hiện nay là bao nhiêu? Không một tài liệu nào cho biết chính xác cả. Có người cho rằng cứ ba người sống sót thì có một nạn nhân xấu số.
Dù không có con số chính xác thì hồ sơ đen tội phạm này của chế độ cộng sản Hà Nội cũng cần đưa ra trước một tòa án Quốc tế. Trước khi bị xô đẩy ra biển, họ đã mất nhà mất cửa, phải nộp vàng bạc cho mỗi đầu người.
Họ đã bị trấn lột khi ra đi chỉ còn hai bàn tay trắng. Khi đến được xứ người. Bọn tay chân của Hà Nội, đặc biệt qua Hội Việt Kiều Đoàn kết tại Canada một lần nữa, trấn lột họ một cách tự nguyện: Họ com cóp từng đồng một để gửi về cho thân nhân còn kẹt lại bên nhà. Nghĩa là họ bị trấn lột đến hai lần: Lúc ra đi và ngay cả lúc đến định cư ở xứ người. Michel Tauriac gọi họ là những con bò sữa bị vắt sữa đến hai lần. Vắt lúc ra đi và lúc tới nơi.
Câu chuyện Hồ sơ đen thứ hai -cũng là mục tiêu chính của bài này- được viết lại ngày hôm nay về nhóm sinh viên thiên tả nằm trong một tổ chức có tên là Hội Việt Kiều Yêu Nước Tại Ca-na-đa (4), là một câu chuyện của quá khứ cách đây có thể trên 40 năm. Tưởng đã chìm vào dĩ vãng mà nhiều người trong cuộc tin chắc rằng họ có thể hạ cánh an toàn, gác lại chuyện dĩ vảng và an hưởng tuổi già vì nay họ đều sấp sỉ tuổi 70 trở lên.
Câu chuyện xem ra không đơn giản như họ nghĩ! Và dứt khoát những người tỵ nạn là thuyền nhân trên biển còn sống sót sẽ không bao giờ quên được chuyện đó.
Hồ sơ đen thứ nhất có thể đã được nhiều tác giả, nhiều sách vở đề cập tới.
Nhưng hồ sơ đen thứ hai thì hầu như đã bị chìm trong quên lãng nay được khơi lại như một hồ sơ nóng. Những người trong cuộc cần hiểu rằng, họ gián tiếp tay với chính sách của cộng sản Hà Nội. Họ là cánh tay nối dài của cộng sản Hà Nội bằng cách trấn lột tiền bạc, biến những người miền Nam còn kẹt lại trong nước thành một thứ con tin.
Hiện nay, một loạt hồ sơ đen về những ai thuộc nhóm sinh viên ‘phản chiến’ và được gọi là thành phần thứ ba ra ánh sáng công luận về những điều họ nói và nhất là về những điều họ làm.
Đây là một công việc làm nghiêm chỉnh, mất nhiều công sức tìm tòi tài liệu nguồn! Đưa ra tập hồ sơ đen (Dossier noir) của Hội Việt Kiều Yêu Nước Tại Canada này không nhằm riêng rẽ một cá nhân nào. Và các tài liệu được trích dẫn đều dựa trên những nguồn khả tín nhất hoặc trên băng thu âm, trên tài liệu viết thành sách, trên các báo chí của thời đó.
Nó có giá trị của loại tài liệu mang đúng tiêu chuẩn khoa học, đạt trình độ tri thức luận và nhận thức luận cao.
Nói một cách nôm na, tập Hồ sơ đen này dựa trên giấy trắng mực đen, có ngày tháng, có hình ảnh đi kèm, không thêm bớt và vì thế khả năng phản biện và phủ nhận hầu như là điều không thể.
Nó có giá trị thuyết phục ngay đối với những người có tên trong Hồ sơ. Họ chỉ còn biết im lặng tâm phục, khẩu phục!
Mục đích tối hậu của Hồ sơ đen này là lột trần chân tướng của kẻ đứng đằng sau là đảng Cộng Sản ở Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam, qua hai hồ sơ đen này, bộc lộ bản chất tàn độc nhất, dã man một cách tinh vi nhất, thất nhân tâm nhất và cũng xảo trá nhất.
Người viết xin thú nhận rằng khi lần đầu tiên tiếp nhận tập tài liệu The Vietcong Front in Quebec – Mặt trận Việt Cộng ở Québec của Gilbert Gendron vào khoảng đầu tháng tư. Người viết đã hoan hỉ đọc. Nhưng đọc xong lần đầu thì như thể đụng phải một bức tường. Đọc lần hai và đọc đến lần thứ ba.
Nhiều chi tiết quá, không sao nhớ hết được. Đọc trước quên sau. Đọc lại tưởng như chưa đọc.
May mắn là sau đó có bài của Trà Mi, Đứng ngoài cuộc chiến. Bài này nó cho thấy một cái trahison politique của đám sinh viên trẻ, trốn lính, nhưng lại mang mặt nạ yêu nước lý tưởng, chống chiến tranh mà tiêu biểu là bốn người trong một cuộc phỏng vấn của John G. Rogers, viết từ 45 năm trước, 14-6-1970, cho tạp chí Parade và cũng đăng trên tờ Washington Post, một tờ báo thường có truyền thống chẳng mấy tốt đẹp gì với miền Nam Việt Nam cả. Bốn người này có thể nay chẳng nhớ họ đã phát biểu gì trong cuộc phỏng vấn đó. Bốn người trong bức hình là Lương Châu Phước, Đỗ Đức Viên, Trần Tuấn Dũng và Nguyễn Văn Nhã.
Sinh viên “yêu nước” trốn quân dịch không về nước: (từ trái qua phải): Lương Châu Phước, Đỗ Đức Viên, Trần Tuấn Dũng, và Nguyễn Văn Nhã. 1970. Nguồn: Tạp chí PARADE/Washington Post June 14, 1970
Người nào trông mặt mũi cũng thông minh, bảnh bao mà tâm địa sao hèn kém thế. Bọn trốn lính!
Với lời chú thích mỉa mai của người đi phỏng vấn ngay từ năm 1970 mà các chàng ‘ngây thơ’ chẳng hiểu rõ thâm ý của nhà báo.
“Sitting out the war: South Vietnamese students evade service by refusing to go home. Most arrived on Canadian government scholarship.”
Người viết xin tạm dịch với vốn tiếng Anh ăn đong như sau:
Ngồi ngoài cuộc chiến ở Montréal: các sinh viên của miền Nam đã trốn lính bằng cách từ chối quay trở về miền Nam. Hầu hết họ đã đến đây qua học bổng của chính quyền Canada.
Trong đó, trừ Đỗ Đức Viên, ba người kia sau này đều có chức vụ, giữ vai vế quan trọng trong Hội Việt Kiều Yêu Nước Tại Ca-na-đa. Định mệnh sắp xếp chăng?
Trong hình, người viết, do một người bạn đã giúp, nhận diện ra Nguyễn Văn Nhã giống hệt nhà văn Y Uyên, một chuẩn úy Địa phương quân đã hy sinh tại Phan Thiết. Đúng là cha mẹ sinh con, trời sinh tính. Người anh làm anh hùng, thằng em bất nghĩa theo giặc!
(T) Thầy giáo/nhà văn Y-Uyên | Circa 1968. (P) SV phản chiến Nguyễn Văn Nhã, 1970.
Tiếp đến bài của Lê Quốc Trinh, Lời sám hối muộn màng. Có thể Lê Quốc Trinh đã cho nổ một quả bom nổ chậm trong nội bộ đám Việt kiều yêu nước. Lời văn, giọng điệu chân thật, chữ dùng hầu như chưa gọt dũa, còn nguyên vẹn bản chất con người của một người có thói quen ‘cầm búa sửa nhà’, tay chắc dính dầu, bùn đất vì vốn là kỹ sư làm trong ngành mỏ như tác giả tự mô tả.
Chính ở chỗ đó làm nên cái đẹp của tác giả.
Tác giả mở đầu, Hôm nay ngày 3 tháng 3 năm 2015, tôi quyết định viết bài sám hối…
Và lời cuối trong bài Sám Hối:
“Nghĩ lại thời gian đã qua, tôi thầm tiếc nuối cho một đời thanh niên đã bị lừa dối, bị đánh cắp và cảm thấy rất ăn năn vì đã không trực tiếp góp phần với cuộc đấu tranh đòi lại công lý cho toàn thể nhân dân miền Nam.”
Tôi đã đọc nhiều những sách viết về thái độ phản tỉnh của các nhà văn trí thức như Thanh Lãng, Chân Tín, Lê Hiếu Đằng, Tiêu Dao Bảo Cự, Đào Hiếu, Ngô Công Đức, Trần Đức Thảo, Tô Hải, Hoàng Hữu Quýnh, Nguyễn Văn Trấn, Trần Độ, Hà Sĩ Phu, Hoàng Minh Chính, v.v…
Nhưng đây là lời sám hối khác hẳn các trường hợp trên.
Không phải người trong đảng, hoạt động nhiều năm trong lòng chế độ. Nhưng ông là một cựu sinh viên ở hải ngoại, có trình độ, có dịp sống trong môi trường xã hội chính trị có truyền thống dân chủ. Vậy mà từ năm 1973, ông đã tự nguyện hoạt động cho Cộng Sản qua hội Việt kiều yêu nước.
Lời thổ lộ của ông mộc mạc mà cũng trung thực nhất! Thẳng thừng không úp mở.
Và theo đúng tinh thần ngưởi chủ chiên trong Phúc Âm kể lại là mỗi khi có một con chiên trở về thì người chủ chiên sai mở tiệc ăn mừng sự trở về ấy. Tôi cũng có niềm hân hoan ấy khi đọc Lời sám hối của Lê Quốc Trinh. Ông Lê Quốc Trinh đã có thời là bè bạn, là đồng chí của những thành viên trong Hội Việt Kiều Yêu Nước Tại Ca-na-đa. Mặc dầu gia nhập hội trễ năm 1973, nhưng ông là người có công đóng từng cái bàn, cái ghế, ngăn phòng, sửa chữa hội quán ở số 1450 Beaudry, năm 1980. Những tiết lộ của ông giúp phần đông bạn đọc, những ‘boat People’ hiểu được cái tổ chức trên cũng như công việc của họ.
Tuy nhiên tôi cũng không đến nỗi quá ngây thơ đển tin rằng một ngày nào đó những Nguyễn Văn Nhã, Trần Tuấn Dũng, Quách Tinh Văn, Lương Châu Phước lại có thể có lời sám hối tương tự.
Bởi vì trong một bài viết nhan đề Nhân đi thăm Tích Lan, trong nhóm sinh viên Colombo 1964, ông Lương Châu Phước trong phần kết luận có viết:
“Thôi thì cũng phãi tự tha thứ và tự an ủi rằng ít ra là mình biết nhớ ơn, dù có muộn màng và sau khi đã nhận lãnh sự giúp đỡ, đã không làm điều gì sai quấy, không đem phiền muộn cho ai…”
Điều này cho thấy, ông Lương Châu Phước không nhận thức rõ được việc làm của ông trong Hội Việt kiều yêu nước của ông. Tôi đã có dịp đọc tờ Đất Việt do ông làm “Tổng biên tập”. Một số nội dung báo Đất Việt cho thấy tính cách tuyên truyền từ cách chọn bài, chọn tác giả, chọn thông tin, tên tuổi các ông cộng sản như Nguyễn Cơ Thạch, Võ Văn Kiệt, Trần Bạch Đằng. Chắc rằng ông đã viết sai sự thật hay che dấu sự thật không ít.
Cộng tác viên trong nước thì có Trần Bạch Đằng, Sơn Nam, Vũ Hạnh, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Ngọc Linh. Đặc biệt đăng truyện dài Ông cố vấn của Hữu Mai. Hữu Mai là Trần Bạch Đằng.
Cảm tưởng của tôi là nó giống như một tờ báo đảng ở Sài Gòn. Báo in và xuất bản ở Montréal của Hội Việt kiều mà tuyệt nhiên không có bài vở, sinh hoạt ở đây!
Chỉ xin gửi đến ông một số đề thi tú tài hai bên Pháp năm nay cho 685.000 thí sinh. Riêng thí sinh ban Khoa học thực nghiệm (S) thì đề thi triết năm nay như sau:
“La politique échappe-t-elle à l’exigence de la vérité?” Làm chính trị có cần tôn trọng sự thật không?
Chắc là ông không làm được bài thi này. Tôi là thầy giáo dạy môn Triết, đành đánh rớt ông thôi!
Với tư cách một người đọc, một người đứng xa, đứng ngoài không có quan hệ quen biết gì với đám người trong tổ chức trên, trừ một hai người vốn quen biết sẵn, tôi xin đóng góp như cái nhìn thứ hai (second regard) vào tổ chức này.
Cái nhìn của người viết mang tính cách đánh giá và phê phán cá nhân cũng như tổ chức này và đặt ra một số câu hỏi.
Hài danh tính một số thành viên phản bội chính trị trong tập Hồ sơ đen ở hải ngoại
Cho đến nay, đa số trong số gần 40.000 người Việt sinh sống và định cư ở Montréal đã không hề biết gì về những thành viên trong tổ chức hội Việt kiều yêu nước cũng như công việc họ làm.
Đó là một thiếu sót mà người viết thấy cần thiết phải làm.
Nhiều người từng là thành viên của nhóm Hồ sơ đen Việt kiều yêu nước nay đã chọn sự im lặng và tránh mọi tiếp xúc hay tránh không muốn cho phỏng vấn.
Tại sao họ phải làm như vậy?
Chỉ vì nay họ biết cái trách nhiệm, cái sai phạm mà họ đã làm trong quá khứ cách đây 40 năm! Họ không muốn ai nhắc tới nữa.
Tiêu đề Trahison Politique là muốn nhấn mạnh là tất cả thành viên của Hội này đều gốc gác ở miền Nam hoặc di cư từ Bắc vào Nam trong cuộc di cư năm 1954-55. Họ đã được ăn học, giáo dục đến nơi đến chốn cho đến lúc đỗ xong hai bằng tú tài.
Không có miền Nam, không có nền giáo dục tốt đẹp của miền Nam, không có sự chọn lựa công bằng trong sự tuyển chọn thì dù họ học giỏi – Tôi nhận thức một cách không khâm phục – khi trong thâm tâm, họ cho rằng, họ giỏi nên chẳng cần ai, họ đương nhiên được đi du học.
Nói thật, không có những điều kiện ắt cỏ và đủ ở miền Nam. Thân phận họ không được như vậy!
Vậy mà họ chưa một lần biết cám ơn miền Nam. Họ cũng chưa hề đóng góp công sức ngay cả phục vụ trong quân ngũ như những thanh niên khác đồng lứa tuổi với họ.
Họ thiếu cái tình con người mới không hiểu rằng biết bao nhiệu thanh niên cùng trang lứa với họ đã phải nhập ngũ, ra chiến trường và chết thay cho họ. Tôi đọc Đỗ Lệnh Dũng của Lê Thiệp và cảm thức được cái oan nghiệt của cuộc chiến tranh(5). Mười tám tuổi, hào hùng, lúc nào điếu thuốc lá cũng trên môi như một thách thức, từ giã tuổi trẻ Sài Gòn, từ giã cha mẹ, nhập ngũ, rồi mất tích giữa Chiến Khu D sau một trận đánh dữ dội.
Thử hỏi xem họ có cái gì hơn Đỗ Lệnh Dũng?
Trường hợp Nguyễn Văn Nhã, Nguyễn Văn Hương và nhà văn Y Uyên
Tôi biết nhà văn Y Uyên đã lâu. Nhưng lại không bao giờ có ý tưởng liên kết nhà văn chết trước 1975 với hai người em của ông ở Canada, cho đến khi tôi viết bài này.
Thật là một cái duyên kỳ lạ.
Gia đình Y Uyên vốn người Bắc di cư. Ông cụ bị cộng sản lên án tử hình khiếm diện. Năm 1954, ông cùng với đại gia đình di cư vào Nam và định cư tại Gò Vấp, nơi có đông đồng bào công giáo di cư lập nghiệp. Gia đình ông theo đao Phật. Căn nhà của gia đình Y Uyên ở số 109-2C đường Thống Nhất, quận 11, Gò Vấp.
Ngày 8 tháng 1, năm 1969, nhà văn Y Uyên đã vĩnh viễn ra đi. Trước khi ra đi, anh cũng đã gửi cho Ng., người yêu của anh, kể chuyện về đêm Noel lạnh lẽo ở núi đồi với một lời chúc, Mừng em ăn tết, năm mới thật nhiều bánh kẹo.
Năm nào gia đình anh cũng làm lễ giỗ, tổ chức long trọng và mời bạn bè anh đến dự. Nguyễn Văn Hương, em ông, là người mong muốn tái bản 6 tác phẩm của anh mình.
Như nhiều thanh niên khác đã không được cái may mắn như họ và nhiều người đã hy sinh vì lý tưởng quốc gia như trường hợp chuẩn úy Nguyễn Văn Uy – bút hiệu Y Uyên. Ông đã hy sinh tại đồi Nora, gần chân núi Tà Lon (còn gọi là Tà Zon, Tà Dôn), Bình Thuận năm 1969, lúc vừa 29 tuổi.
Chuẩn úy Nguyễn Văn Uy – nhà văn Y Uyên – trước hầm trú ẩn ở đồn Nora, vùng núi Tà Dôn, Bình Thuận. 1969. Nguồn Thư quán Bản thảo số tháng 2/2005
Bạn bè thân hữu, nhà văn rất đông trong tạp chí Văn đã ra số tưởng niệm ông. Tên tuổi nhiều người như Thư Trung, Võ Hồng, Mường Mán, Huỳnh Phan Anh, Thanh Tâm Tuyền, Trần Phong Giao, Cao Thoại Châu, Trùng Dương, Nguyễn Mạnh Côn, Trần Hiền Ân, Lê Bá Lăng và người bạn chí thiết của ông Mang Viên Long, v.v…
Nhắc tới ông, vì ông là anh ruột của những kẻ đã phản bội miền Nam là Nguyễn Văn Nhã, và Nguyễn Văn Hương.
Thật uổng phí cho sự hy sinh cao cả của cố thiếu úy Nguyễn Văn Uy. Và cũng thật đáng hổ thẹn vì ông có hai người em ruột bất xứng.
Ông Nguyễn Văn Nhã nay là đại gia. Người ta nói với tôi như thế. Vợ ông cũng là thứ đại gia giầu ngất ngưởng. Ông không thể ngờ rằng có ngày hôm nay, có một nhóm người cầm bút trước 1975 trong Thư quán Bản thảo. Họ đã có lòng và bỏ công sức thời giờ cũng như tiền bạc, đã sưu tập tất cả truyện ngắn của nhà văn Y Uyên. Và in lại trong Tuyển Tập truyện thời chiến của nhà văn có tên tuổi mà tuổi đời mới 29, người miền Nam, một chiến sĩ Việt Nam Công Hòa đã nằm xuống năm 1969.
Tôi xin trích lại một bài thơ cuả Trần Hiền Ân đăng trên Bách Khoa tháng 01-69 để tưởng nhớ Y Uyên với những câu:
“Mình tôi ngồi đây thương tiếc anh
Càng thêm căm uất cuộc tương tranh
Đầy sông máu đục tình huynh đệ
Xương trắng từng phơi biết mấy thành”
Tôi cũng xin trích dẫn lời giới thiệu tập sách của nhà văn Y Uyên được Thư Quán Bản Thảo in lại ở hải ngoại:
“Việc sưu tầm 9 truyện ngắn này quả thật là cả một sự khó khăn đối với chúng tôi… Chúng tôi phải nhờ những bạn bè cầm bút cũ trong nước ra công tìm kiếm những sáng tác của ông đăng rải rác trên những tạp chí văn học miền Nam trước 1975 […] Những trang tạp chí ấy hôm nay đã ố vàng với thời gian, nhưng truyện ngắn của Y Uyên vẫn không-và-không-bao- giờ ‘ố vàng’ trong lòng độc giả miền Nam, trong lòng bạn bè của ông hôm nay.”(6)
Là trai thời binh lửa thì chuyện gục ngã ở sa trường là chuyện thường ngày trong suốt cuộc nội chiến Việt Nam. Nhưng cái chết của chuẩn úy Nguyễn Văn Uy không phải là một cái chết bình thường. Xin trích một đoạn trong bài Núi Tà Dôn và dấu chân Uy của Lê Văn Chính (Sương Biên Thùy) đã đăng trong Tạp Chí Văn, số 129, phát hành ngày 1 tháng 5 năm 1969 – Số đặc biệt thương nhớ Y-Uyên.
“11.1.1969
Tôi nghĩ Uy sẽ không bị chết nếu bị bắt, nếu Uy biết cách nói cho những người ở phía bên kia biết Uy là một nhà văn. Tôi cũng nghĩ đến trường hợp, sau khi bị bắt, Uy sẽ được ra Hà Nội, và guồng máy tuyên truyền phía bên kia sẽ khai thác nhà văn của chúng ta. Nhưng tất cả những điều tôi tưởng tượng đều trái ngược với thực tế, một thực tế phũ phàng, tàn nhẫn: Y Uyên, sau khi chết rồi, còn bị bắn bồi mấy phát súng ở mắt, tai và đâm bồi thêm mấy nhát dao ở hai cánh tay và hai bên hông.
Tôi không có mặt khi bạn hữu tẩm liệm chàng, nhưng Học nói lại những nhận định như thế khi quan sát xác chết với những dấu đạn, dấu dao trên mình chàng. Có những dấu đạn người ta biết được là từ đâu, như thế nào, và người ta cũng biết được những dấu đạn nào là vô ích, là của hận thù. Trên thân xác của Uy, khi chở về Quân y viện, có những dấu đạn thừa, những dấu dao vô lối. Những dấu đạn, vết dao không thể cắt nghĩa được. Nếu không phải là chúng có từ những thù hận ghê gớm, những chất ngất căm hờn, thì không thể làm sao tìm ra lý do giải thích sự hiện diện của chúng trên thân hình một người đã chết.
Từ những dấu đạn vết dao đó, tôi có một nhận định về những người ở bên kia chiến tuyến. Tôi không hiểu bằng cách nào, trong cuộc chiến tương tàn, ròng rã hơn hai mươi năm này, những người lãnh đạo cộng sản đã dạy cho binh lính của họ như thể nào để lòng thù hận chất ngất mênh mông đến thế? Tôi chấp nhận những viên đạn thứ nhất là hợp lý – Ừ, thì cứ cho là hợp lý. Nhưng những viên đạn bắn bồi, những nhát dao đâm thêm trên một xác thân đã chết là những viên đạn, những nhát dao không thể cắt nghĩa, không thể chấp nhận được. Những người Cộng sản Việt Nam đã làm những điều dã man như thế, khởi đi từ lòng thù hận, từ sự cuồng tín. Từ đó, chúng ta có một nhận thức mới, họ mù quáng trong khi chiến đấu, họ không mảy may hiểu về những căn nguyên cuộc chiến tương tàn này.”(7)
Tôi tự hỏi, cách ứng xử nào được coi là tốt đẹp nhất, nếu tôi là em của của cố thiếu úy Nguyễn Văn Uy!
Tôi cũng hỏi Nguyễn Văn Nhã, Nguyễn Văn Hương như thế. Tôi thật sự không hiểu được con người các ông Nhã và Hương. Họ đã có một người anh, một nhà văn, một người anh đã hy sinh ngoài chiến trường(8).
Khi Nguyễn Thái Bình, một sinh viên du học ở Hoa Kỳ, ngày 1 tháng 7, 1972 trên đường về nước, âm mưu cướp máy bay và bị giết, xác ném xuống phi đạo thì một số người trong HVKYNTC mà hai ông Hương và Nhã là thành phần lãnh đạo đã định chiếm lãnh sự quán của Mỹ ở Montreal để trả thù cho đồng chí/không tặc(9). Tôi lại tự hỏi, thế những người thân cộng đó và cả hai anh Hương và Nhã đã nghĩ gì và đã định làm gì khi biết chuẩn úy Nguyễn Văn Uy chết như thế nào bên một dòng suối ở chân núi Tà Dôn vào ngày 8 tháng 1, 1969.
Biết cái chết của anh mình do cộng sản cuồng tín sát hại một cách dã man, làm thế nào họ vẫn có thể nhẫn tâm cúi đầu làm tay sai cho cộng sản?
Tôi chỉ hỏi họ điều đó thôi. Điều mà tôi cũng đã hỏi tiến sĩ triết học Thái Kim Lan, cha bị Việt Minh sát hại lúc 5 tuổi chỉ vì làm công chức bưu điện cho Pháp. Nghĩ tới cảnh mồ côi cha, biết bao thiệt thòi, vậy mà cũng cúi đầu đi theo cộng sản?
Thật sự tôi không hiểu được họ, Tôi không thể nào hiểu được họ. Họ có đầu không, có trái tim không? Có một chút lòng thương tiếc anh mình không?
Và nhất là họ có còn bản tính người không? Nếu không, họ còn thua cả loài súc vật.
Hoàn cảnh miền Nam mà mỗi người mỗi phía là hoàn cảnh không tránh được. Phần tôi, tôi có một người anh ruột, bị tù cộng sản trên suốt 20 năm. Và tôi nghĩ rằng, tôi không cần biết họ là ai, là cộng sản hay không cộng sản. Kẻ nào ám hại anh tôi thì tôi căm thù họ suốt đời.
Tâm trạng ấy, tại sao lại không có được nơi Nguyễn Văn Nhã, Nguyễn Văn Hương?
Sau đây, tôi xin ghi chép đầy đủ tên một số những thành viên của Hội Việt Kiều Đoàn Kết Tại Ca-na-đa.
- Vĩnh Anh.
- Võ Văn Bang, đại gia ở Việt Nam.
- Tạ Công Bằng, về Việt Nam và chết đuối một cách bí ẩn ở sông Trà Khúc.
- Thục Bình.
- Phan Minh Dũng và vợ.
- Trần Tuấn Dũng, Phân hội trưởng Phân hội Sinh viên HĐKVKTC, Phó Giám Đốc Vinamedic Inc., công ty xuất cảng dược phẩm và vải may mặc, thành lập năm 1981, thuộc nhóm Đổi Mới, có mặt ở Hà Nội năm 1988.
- Phan Kim Điển, thành viên Hội đồng quản trị Q.T.K Express Inc và CIIC Internatioal Investment & Trade Corporation mà giám đốc là Nguyễn Văn Hương.
Phí Thịnh Đức, giáo sư khoa kỹ sư Điện tại đại học Moncton. - Hoàng Hải Học, giáo sư trường Ecole Polytechnique, Montreal, không có mặt ở trong phiên họp tháng 10, 1988, nhưng được cộng sản giao trách nhiệm trong buổi họp giải quyết tranh chấp hai phe.
- Nguyễn Mạnh Hùng, dạy khoa kinh tế đại học Laval, sinh hoạt văn học với bút hiệu Nam Dao.
- Nguyễn Văn Hương, cựu chủ tịch HĐKVK đến năm 1986, giám đốc Q.T.K. Express Inc., và CIIC Internatioal Investment & Trade Corporation, em của nhà văn Y-Uyên. Nay thì Nguyễn Văn Hương thường ở Việt Nam.
- Lưu Liên, nhân viên quản lý của Laser Express Inc. Bị thất sủng và khai trừ ra khỏi mọi chức vụ.
- Phí Thịnh Long, Toronto.
- Nguyễn Xuân Lộc.
- Tôn Nữ Thị Nga, Chủ tịch Vietimex.Inc, vốn là 98.000 đô la, Lưu Liên Phó chủ tịch, Huỳnh Hữu Tuệ, Phó chủ tịch và Lê Tiền Phong, Tổng thư ký.
- Nguyễn Văn Nhã, Phân Hội trưởng, Phân hội Trí thức HĐKVKTC, Giám đốc Vietimex Inc. và Giám Đốc Vinamedic Inc. Nhã còn thành viên Mặt Trận tổ quốc. Nhã thuộc nhóm đa số thuộc Thành Viên Ban Thường Vụ. Nhã cũng có mặt theo sự triệu tập của Hà Nội năm 1988 để giải quyết tranh chấp giữa hai phe: Phe Thường vụ và phe Đổi Mới. Công ty Vinamedic của Nhã có những thùng thuốc gửi bằng Telex về Việt Nam. Có các thùng 55 đô la Mỹ, thùng 100 đô la Mỹ và thùng 200 đô la Mỹ. Có những thùng đặc biệt lên đến 220 đô la và 320 đô la.
- Oanh, trong nhóm Thường Vụ.
- Lê Tiền Phong, Thái Thị Khánh Hạnh, vợ Lê Tiền Phong; chồng về Việt Nam năm 1988, theo lệnh triệu tập của Hà Nội, ở trụ sở Ban Việt Kiều Trung Ương. Ông đứng về phe Thường vụ-Kinh doanh như trong hồ sơ Vixileaks của Trần Giao Thủy tiết lộ. Ông đã qua đời vì ung thư phổi khi quay trở lại Canada.
- Đinh Văn Phước và vợ.
- Lương Châu Phước, nguyên Tổng Biên Tập (Chức vụ giống hệt như ở Việt Nam sau 1975) tờ Đất Việt, được trả lương, được cung cấp xe hơi. Đã mất job chủ báo từ năm 1987 nhưng cũng về Việt Nam năm 1988, thuộc Nhóm Đổi Mới. Hội Việt Kiều đoàn kết vỡ làm hai năm 1990, và hoàn toàn ngưng hoạt động sau 1991. Nay Lương Châu Phước lấy cửa chùa làm nơi nương tựa. Bỏ dao thành Phật.
- Lê Phúc và vợ
- Lê Hữu Phùng, bác sĩ tốt nghiệp ở Pháp. Chủ tịch ủy ban cố vấn HĐKVKTC, thành viên Hội Đồng quản trị Laser Express.
- Dương Quý
- Nguyễn Minh Sang, đại úy nha sĩ, đào ngũ. Chụp hình cùng vợ con, trên mặt bàn còn để chiếc mũ kêpi sĩ quan, nhưng đằng sau treo cờ giải phóng. Ở Toronto, đã cộng tác với tờ Đất Việt. Con trai y, cũng là nha sĩ, cũng đi theo vết chân lấm bùn của bố. Cha nào con nấy!
- Đỗ Lâm Sinh.
- Nguyễn Kỳ Toàn, dạy đại học Quebec tại Trois-Rivières.
- Nguyễn Thị Thanh, vợ Lương Châu Phước.
- Lê Quốc Trinh, kỹ sư khai khoáng. Tác giả Lời sám hối muộn màng, Đôi lời tâm sự và bài Yêu nước hay yêu tiền đã đăng trên DCVOnline.net
- Võ Văn Trương, giáo sư đại học Moncton.
- Võ Quang Tu, nhân viên của tòa đại sứ Việt cộng năm 1979. Trong Hội Đồng Quản trị của công ty Laser Express Inc. thành lập tháng 7, năm 1980 cùng với Lê Hữu Phùng, Mai Tất Đắc, Nguyễn Cao Đàm, Nguyễn Như Thường. Trị giá cơ sở địa ốc của công ty là 239.900 đô la vào năm 1986.
- Nguyễn Đức Tuấn.
- Phạm Ngọc Tuấn, trong Hội Đồng Quản trị Vietimex Inc. Công ty này giải thể năm 1997.
- Huỳnh Hữu Tuệ, giáo sư khoa kỹ sư Điện, chủ tịch HNVTC từ năm 1986, thuộc nhóm Thường Vụ, có mặt năm 1988 trong vụ tranh chấp giữa hai nhóm: Thường Vụ và Đổi Mới, hiện tình nguyện về dạy học tại trường Đại Học Quốc Tế trong Đại Học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh. Việt Nam.
- Lý Thanh Tùng.
- Nguyễn Quát Ti.
- Quách Tinh Văn, có anh ruột là Quách Tinh Cần, đỗ thủ khoa sĩ quan Đà Lạt, khóa 20, ngày 20-11-1965. Quách Tinh Cần sau đó làm sĩ quan tùy viên cho đại tướng Cao Văn Viên. Đây là một hoàn cảnh bi kịch của miền Nam khi gia đình chia hai, mỗi người đứng về một phía. Quách Tinh Văn, Phó Giám đốc Vietimex Inc., Phó Giám đốc Laser Express Inc., Phó Giám đốc Vinamedic Inc. chuyển hàng về Việt Nam.
- Đỗ Đức Viên.
- Phùng Kim Vy, vợ Nguyễn Văn Nhã, sang Canada năm 1975, là giám đốc Saigon Tours, Montréal, Giám đốc Khu du lịch Thiên Phú – Seahorse Resort Phan Thiết, Phó chủ nhiệm Câu lạc bộ Doanh nhân Việt kiều, hiện là Chủ tịch HĐQT The Cliff Resort & Residences (Khu nghỉ dưỡng Dốc Đá) ở Phan Thiết (Bình Thuận), v.v.
(T) Cựu Thủ khoa Trường Võ Bị Quốc gia Việt Nam – Khóa 20, cựu đại úy VNCH Quách Tinh Cần (2010). (P) SV thân cộng, doanh nhân Quách Tinh Văn
Trong số những người trên, có nhiều cấp độ tham gia: tham gia ít hay nhiều, tích cực hay không tích cực, tham gia như một cảm tình viên hay vì tò mò.
Có nhiều người tham gia nhưng vẫn giữ được tinh thần tự trọng, có nhân cách.
Có người tham gia chỉ vì tiền, vì quyền lợi. Có những người bị lợi dụng. Có những người là nạn nhân. Có những người bị thất sủng, bị khai trừ. Có những người nay chỉ có tên mà thực sự họ đã tránh xa, không dính dáng với chuyện làm ăn của hội. Có những người chỉ có tiếng mà không có miếng.
Nói chung có một sự phức tạp ràng buộc trong cách thức tham gia vào Hội. Điều thứ hai, khi hội có liên hệ chặt chẽ với tòa đại sứ cộng sản ở Ottawa thì chỉ những thành viên nào tỏ ra ‘biết điều’ mới được tin dùng.
Như trường hợp bác sĩ Lê Hữu Phùng mà chức vụ chính thức là Chủ Tịch Ủy Ban Cố vấn! The President of UGVC’s Committee of counsellors. Ai cũng thừa hiểu rằng chức vụ đó chỉ có danh tước mà không có quyền hành gì trong nội bộ tổ chức. Và cũng chẳng chấm mút ăn được cái giải gì cả.
Một trường hợp khác, Trần Tuấn Dũng, Đỗ Đức Viên, Nguyễn Xuân Lộc. Cả ba đều làm cho một hiệu sách nhỏ có tên Librairie Hồ Chí Minh, ở số 72, đường Prince Arthur, phía Đông, Montreal. Họ đã bị bắt lầm trong sự kiện Khủng hoảng tháng Mười tại Canada (October Crisis, 1971) vì đã có mặt ở một chỗ đáng lẽ họ không có mặt, nhà của một nhân vật trong danh sách cảnh sát cần bắt giữ. Họ không phải là mối quan tâm của chính phủ Canada và đã được phóng thích vài ngày sau đó.
Có trường hơp đặc biệt như trường hợp vợ chồng Nguyễn Tấn Phục và Hoàng Thị Vĩnh Thủy; cả hai đã tình nguyện về Việt Nam năm 1977. Đến năm 1979, biết rõ bộ mặt thật của chế độ và quyết định trốn được sang Mã Lai và nhờ có hai con có quốc tịch Canada nên được bốc đi ngay sang Canada.
Từ đó, họ chọn thái độ quy ẩn. Thái độ này, tôi cho là đáng trách. Đáng lẽ họ nên cho đồng bào ở đây biết rõ nguyên do nào họ phải liều chết trốn ra khỏi Việt Nam.
Họ còn sợ cái gì? Không lẽ bóng ma cộng sản vẫn chập chờn trong giấc ngủ của hai vợ chồng sau 40 năm? Cộng đồng người Việt ở đây rộng tay đón họ như thể đón đứa con trở về như một niềm vui, như xóa sạch nợ nần, ân oán!
Nợ nần ai làm người đó trả. Họ có làm gì đâu?
Nhưng thực chất những người vừa nêu tên tuổi trên kia họ là ai mới được?
Thưa đó là những thành phần có ăn học, được các chính phủ thời Đệ Nhất và Đệ Nhị cộng hòa cho học bổng đi học tại Pháp, tại Mỹ, tại Tân Tây Lan và tại Đức, Thụy Sĩ và nhất là tại Canada. Trong đó có 40 người đi với học bổng của chương trình Colombo vào năm 1964.
Ông Huỳnh Văn Lang, một sinh viên du học lớp thế hệ 1945-1955 đã nhận xét về thế hệ sinh viên du học của ông như sau:
“Phải nói ngay là số người ra đi rồi còn về làm được cái gì thì thật ra quá ít ỏi… Xã hội Việt Nam đầu tư vào sinh viên Việt Nam trong thập niên 1945-1955 kể như hoàn toàn thua lỗ. Một tỉ dụ cụ thể: chiếc tầu Champollion của tôi đi đã chở theo 240 sinh viên mà sau đó 5, 6 năm, khi về nước, tôi chỉ gặp ba sinh viên học hành thành đạt và đã về làm việc ở quê nhà trong đó có anh Ngô Trọng Anh, Nguyễn Quang Lệ, Hoàng Anh Tuấn và không biết có ai khác nữa không. Thật là một mất mát quá lớn cho Quốc gia […] Nhưng dù sao đi nữa tỉ lệ người ra đi và trở về có thể phỏng định không quá 10% mà trong số 10% này còn phải kể là hết phân nửa chỉ trở về với một cái bằng nhảy đầm hay thợ rửa hình là cùng.”(10)
Ông Huỳnh Văn Lang còn nhận xét thêm là Pháp có ý viện trợ kỹ thuật và y tế cho Việt Nam vào năm 1961 là 12 bác sĩ đủ các ngành.
“Trong khi đó, ở trong nước gom tất cả các bác sĩ tốt nghiệp y khoa Hà Nội và Sài gòn và cả từ các trường y khoa bên Paris và Montpellier bên Pháp về thì chỉ gom được 158 ông. Trong khi đó chỉ trong vùng Métropolitain Paris đã có đến trên 260 bác sĩ người Việt đang hành nghề, có nhiều bác sĩ chuyên môn. Thế thì ai viện trợ cho ai ?”
Một nhận xét cuối cùng của ông Huỳnh Văn Lang:
“Ngoài những sinh viên làm chính trị, một số lớn sinh viên Việt Nam con ông cháu cha đi qua Pháp là để trốn lính và chơi bời hơn là học hành. Lúc bấy giờ xã hội Pháp còn nghèo nàn quá, các cô gái Pháp lại rất dễ dãi với sinh viên Việt Nam, vì sinh viên Việt Nam rất hào phóng, đồng bạc Việt Nam ăn những 17 quan, những bao gạo trắng ba, bốn ký và nhất là những gói tiêu đen một hai ký là những món hàng thị trường Pháp đang đòi hỏi thật mạnh mà nhiều sinh viên Việt Nam sanh ra chuyên môn chợ đen hàng hóa, không kém gì chợ đen đồng quan Pháp.”(11)
Hoạt cảnh mà ông Huỳnh Văn Lang mô tả về giới sinh viên du học dưới thời Bảo Đại có phần bát nháo không phản ảnh thực trạng giới sinh viên thế hệ 1960. Nhiều sinh vên thế hệ 1950 được gửi sang Pháp là loại con ông cháu cha nên đã không học được.
Nhưng nó cũng hé lộ cho thấy một góc tối về một số sinh viên do những hoàn cảnh riêng đã không đáp ứng được đòi hỏi chung của trình độ đại học ở nước ngoài. Cộng thêm những trở ngại về ngôn ngữ, cuộc sống cô độc thiếu sự nâng đỡ và chia xẻ khi gặp những khó khăn.
Bản thân người viết có biết một trường hợp một nữ sinh viên con nhà có một vị thế ưu đãi trong xã hội được gia đình gửi đi du học. Có thể là vì gặp những khó khăn trong việc học, cô đã sống cuộc sống ngoài khuôn khổ, rồi cặp với một sinh viên ngoại quốc và tụt sâu xuống một bực nữa, cô trở thành gái điếm đứng đường. Số phận kết thúc một cách bi thảm là cô đã bị bọn du đãng giết và vứt ra đường như xác vô thừa nhận!
Việc một số sinh viên trở thành thiên tả, xoay ra hoạt động chính trị có phần do những lý do chẳng có gì là chính trị cả.
40 sinh viên theo chương trình Colombo đến Canada đáng lẽ phải về nước làm việc sau thời hạn bốn năm thì hầu như đều tìm cách trốn ở lại.
Năm 1957, Tổng thống Ngô Đình Diệm có yêu cầu ông Huỳnh Văn Lang đi một vòng thế giới tìm hiểu xem sinh hoạt, đời sống của sinh viên đi du học. Khi về ông Lang báo cáo với ông Diệm một kết quả thật phũ phàng là hầu hết sa vào chuyện đàn bà con gái. Đa số sống bất hợp pháp nên cũng lấy vợ đầm để hợp thực hóa. Ngay cả làm hôn thú với các cô gái ăn sương ở tiệm Rickshaw ( 力車, Lực Xa, Xe Kéo) ở phố Tầu Montréal nếu cần để được ở lại chính thức.
Cũng do tình trạng hôn nhân tạm bợ đó mà nhiều cặp đã đổ vỡ, nhất là từ năm 1975 có nhiều cô gái trẻ đẹp tỵ nạn mới tới!
Cũng cần nói thẳng là nữ sinh viên Việt Nam không muốn lấy mấy anh sinh viên thân cộng này.
Phần Tổng thống Diệm, sau đó đã cho thiết lập một quán cơm Việt Nam đầu tiên cho sinh viên Việt Nam tại Paris. Rất tiếc những ngươi có trách nhiệm quản lý quán cơm đã tham lam đến cuối cùng phải đóng cửa.
Những gì ông Huỳnh Văn Lang nhận xét là một thực tế nan giải.
Đã thế ở lại là trốn lính, là bất hợp pháp nên tìm cách biện minh cho việc ở lại mang một ý nghĩa chính đáng, cao cả. Không muốn về, vì sợ chết rồi đổ cho đó là cuộc chiến phi nghĩa trong một xã hội tham nhũng!
Thế là trở thành kẻ phản chiến, thành phần thứ ba tạo cho họ một cái căn cước của những người sinh viên trí thức có chính nghĩa, có lý tưởng.
Thật ra bản chất thực sự của họ là hèn nhát, ích kỷ, ham sống sợ chết, phản bội lại miền Nam!
Ở đây, chúng tôi cũng không muốn nói tới các trường hợp các sinh viên ở Pháp, ở Mỹ như Cao Huy Thuần, Thái Thị Kim Lan (Munich, Đức), Nguyễn Ngọc Giao, Trương Hồng Quang, Vũ Quang Việt, Trần Hữu Dũng, Trần Văn Thọ (Nhật). Đây là loại sinh viên đã thành công, có bằng cấp và do những hoàn cảnh ngoài sự thẩm đoán của người ngoài cuộc đã trở thành những kẻ thiên tả, rồi lực lượng thứ ba.
Ca sĩ Joan Baez, một nhân vật phản chiến nổi tiếng viết thư cho chính quyền CSVN yêu cầu tôn trọng nhân quyền 4 năm sau ngày đợt sóng thuyền nhân bỏ nước ra đi trốn chế độ cộng sản. Ảnh: Lisa Pacino.
Nói chung họ chỉ tả theo sách vở. Họ chỉ là lý thuyết gia sách vở không vượt ra khỏi khuôn khổ trường ốc. Họ cũng muốn đóng góp đôi chút gì, cũng viết cho Đảng đọc. Đảng không đọc, Đảng vứt sọt rác. Người có chút chữ nghĩa như tôi, đọc họ thấy nó thối um lên vì là chuyện trên trời dưới biển. Tôi nói thật. Sắp tới đây, họ tổ chức Hội Thảo ở Munich. Bà Thái Kim Lan sẽ thuyết trình về đề tài: 40 năm sau – Nhìn lại Văn hóa Việt trong viễn tượng Khai Sáng. Văn hóa, giáo dục Việt Nam hiện bây giờ là một cái bãi rác, đi qua mùi hôi thối xông lên nghẹt mũi. Vậy mà có một chị từng được nhà nước vinh danh trong số 17 Việt Kiều có đủ can đảm bàn về giáo dục trong mối tương quan với chủ thuyết Khai Sáng.
Viết, thuyết trình đề tài như thế chẳng khác gì chửi cha giáo dục và văn hóa của người cộng sản.
Trong tài liệu của tác giả Gendron, cuốn The Vietcong Front in Quebec (Mặt trận Việt Cộng ở Québec) trong lời mở đầu, họ đánh giá rất thấp tổ chức Việt kiều yêu nước – như một thứ băng đảng – một thứ bên lề như một số đảng phái tả phái đủ loại ở Canada với một tập hồ sơ buôn bán, chuyển tiền có bằng cớ do những người lãnh đạo có đầu óc cộng sản thuộc loại bất trị(12).
Trong nhiều năm nay, ít lắm là 10 năm trở lại đây, nhiều người trong bọn họ đã chọn lựa thái độ ẩn náu, im lặng vì biết việc mình làm là bất nghĩa, bất nhân theo cộng sản. Tuy nhiên chỉ còn một vài người trong số họ vẫn muốn xuất đầu lộ diện vì quyền lợi vật chất của họ có liên quan đến cộng sản bên nhà.
Đó là trường hợp như Quách Tinh Văn chẳng hạn. Đó cũng là lý do để tác giả Lê Quốc Trinh viết bài Yêu nước hay yêu tiền? Theo ông Lê Quốc Trinh trong số 22 người đại diện ký tên dưới Lá thư ngỏ gửi Ngài Andrew Scheer và các dân biểu không đồng ý với dự luật S-219, 30 tháng tư, Ngày Hành Trình Tìm Tự Do, người đi thu thập chữ ký phản đối tại Montréal là Quách Tinh Văn, từng là thành viên lãnh đạo nòng cốt của hội Việt kiều yêu nước. Quách Tinh Văn cũng từng là Phó Giám đốc Vietimex Inc., Phó Giám đốc Laser Express Inc., Phó Giám đốc Vinamedic Inc. chuyển hàng về Việt Nam.
Sau 1975, phần đông bọn họ lần lượt đã tìm đường trở về Việt Nam để xem tình thế, để kiếm một địa vị, để về giúp giảng dạy. Và cũng không thiếu kẻ quay trở về với áo mũ xênh xang, lợi dụng và tham lam nhiều thứ.
Tôi đã biết có những kẻ về thu mua tranh ảnh với giá vài chục đô la một bức tranh của những họa sĩ nổi tiếng đem sang đây để trục lợi. Mua một bán gấp trăm, gấp ngàn lần hơn. Mua đồ cổ chất đầy nhà, nạo vét cái gì còn có thể nạo vét được của triều đình nhà Nguyễn của các gia đình thuộc Hoàng tộc nay phải bán tống bán táng lấy tiền đong gạo.
Rồi còn về mua nhà, mua cửa, mua đất đai, mua một lời mười. Có nhà ở những khu quan trọng nhất, sang nhất Sài gòn như một tiểu Cali giữa Sài gòn!
Không ai quên được, mỗi người di tản phải ra đi là đã bị trấn lột đến không còn gì nữa. Mất nhà hay “hiến” nhà, gom góp tiền bạc đổi ra vàng để mua vé đi tìm tự do, mua bãi với hàng trăm ngàn nỗi hiểm nguy.
Sang đến đất tự do, tiếng Tây, tiếng u nhiều người chưa rành đã cắm đầu cắm cổ đi làm – làm bất cứ nghề gì – lương tối thiểu từ 3 đồng đến 3 đô la rưỡi một giờ. Mỗi tháng trừ thuế còn được vài trăm bạc đã lo tích lũy để gửi các thùng quà 50 đô la cho đến 350 đô la về cho gia đình ở Việt Nam.
Bọn Việt kiều yêu nước đã như những kẻ không tim, không óc, không có tình nghĩa đồng bào một lần nữa chúng trấn lột người di tản.
Tất cả bà con, anh em, vợ con những người di tản còn kẹt lại ở Việt Nam trở thành con tin của bọn tay sai cộng sản. Người di tản không còn con đường nào khác phải gửi tiền về Việt Nam nuôi béo bọn cộng sản. Kiều hối từ một vài tỉ lên đến mười mấy tỉ một năm.
Chúng ta thù ghét cộng sản chỉ muốn chúng bị xóa sổ. Nhưng thật mâu thuẫn, chúng ta đang tiếp máu, nuôi béo chúng. Cạnh cái tổ chức Việt kiều yêu nước làm tay sai trực tiếp cho cộng sản, nhiều chủ tiệm thuốc Tây của người Việt di tản ở Canada và cả bên Mỹ cũng làm giàu hốt bạc cũng vô tình làm trung gian gửi tiền cho bọn chúng.
Tôi có cần phải kể tên các hiệu thuốc Tây tại đây và bên Mỹ ra không nhỉ? Một số chủ tiệm thuốc tây người Việt ngay khi còn miền Nam cũng đã từng buôn lậu thuốc tây cho Việt Cộng. Họ là những người chỉ cần biết có tiền. Họ ăn nên làm ra nên các buổi gây quỹ, chống cộng phần đóng góp của họ có thể hậu hỹ hơn người khác!
Nghĩ mà chua chát.
Nếu nhìn lại miền Nam sau 1975 thì quả thực các công ty làm ăn buôn bán của đám Việt kiều yêu nước tại Montréal đã tiếp máu cho chính quyền cộng sản vì cộng sản đã rơi vào tình trạng cạn kiệt ngoại tệ.
Không có nguồn ngoại tệ chảy về duy nhất tập trung tại Canada thì không biết số phận Việt Nam thập niên 1980 trở đi sẽ ra sao? Sụp đổ chăng?
Tình trạng kiệt quệ của Việt Nam từ 1965-1985
Chúng ta cần ghi nhận rằng kể từ 1965 đến 1975, khi phát động cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam, chế độ cộng sản Hà Nội đã vận hành bởi một chế độ kinh tế thời chiến.
Các chỉ số văn hóa xã hội kinh tế như mức sống, trình độ học vấn, nạn mù chữ, trình độ học hết tiểu học, trung học, lợi tức đầu người năm, tuổi thọ trung bình, tổng số y sĩ phần trăm so với dân số, bao nhiêu đầu sách xuất bản đều là những thống kê vô nghĩa không cần xét tới. Mọi chuyện liên quan đến đời sống, đến phát triển kinh tế đến cải tiến xã hội đều tạm thời được xếp lại.
Nói chi những thống kê về mức tăng trưởng năm, mức đầu tư, mức lạm phát, mức sản xuất nông nghiệp, sản xuất kỹ nghệ. Mức nhập khẩu, xuất khẩu.
Không ai bận tâm tới những con số ấy. Đất nước chìm đắm trong sự trì trệ, lạc hậu và không phát triển.
Mệnh lệnh quyết liệt, vắn gọn cho mọi người là tất cả cho tiền tuyến.
Hậu phương chẳng những cung cấp người cho chiến trường mà người dân còn phải hy sinh từ miếng ăn, miếng mặc nuôi quân đội. Sản xuất hầu như ngưng trệ.
Vì thế, khẩu phần ăn của người dân bị cắt đi một cách thảm bại. Gạo không đủ nuôi dân vì nông dân phải bỏ ruộng nương, bỏ sản xuất xung phong ra chiến trường.
Khẩu phần ăn nay giảm xuống còn ¼ là gạo với ¾ là sắn hay khoai lang.
Sinh hoạt kinh tế nay giản lược vào thứ kinh tế mua chui, bán chui để có thêm phẩm chất cho khẩu phần. Vì không đủ thực phẩm cung cấp nên giá chợ đen cao gấp 6 lần giá chính thức.
Vì thế trong dân chúng có những câu vè chế diễu như sau:
“Đại cán biển thủ, trung cán chợ đen, tiểu cán cửa hậu.”
Hay những câu đại loại:
“Cán lớn ăn xoay, cán nhỡ truyền tay, cán nhỏ chực ngay cửa hậu”(13)
Bọn này trở thành giai cấp trung lưu thành thị sống bám vào một thứ kinh tế tiểu ngạch như một cái bình thông đáy. Của cải tiêu dùng giao lưu từ chỗ giá thấp chuyền đến chỗ giá cao kiếm lời theo đúng nguyên tắc nước ở hai bình thông đáy.
Đã thế, ngay sau 1975, viện trợ của Trung cộng cho Việt Nam bị chấm dứt ngay. Khi có xung đột hai bên, nhiều cơ sở kinh doanh, nhiều công trình xây dựng bị Trung cộng bỏ dở, rút người về.
Các ngân khoản vay mượn Liên Xô cho nhu cầu chiến tranh bị cắt giảm hơn một nửa. Đồng thời Liên Xô cũng yêu cầu Việt Nam trả những món nợ trong thời chiến.
Thay vì trả nợ, Việt Nam đã xuất cảng lao động mỗi năm 20.000 nhân công xuất cảng sang Liên Xô để trừ nợ.
Việc thống nhất Nam Bắc năm 1975 nhất thời đã trở thành một món bổng lộc trời cho.
Miền Nam với vốn liếng, kho hàng dự trữ, vật tư, tiền đô la vàng bạc, của cải đồ dùng ít lắm cũng nuôi cả hai miền được một hai năm trước khi nạn đói xảy ra.
Hàng hóa trong Nam ùn ùn được chuyên trở ra Bắc như tủ lạnh, tivi, quạt máy, xe gắn máy, Radio, cát sét, nồi cơm điện và đồ gia dụng.
Cả một thị trường tiêu thụ mới mọc lên ở miền Bắc.
Những chiếc quạt máy, xe đạp trong Nam đã loại ra khỏi thị trường các quạt máy của Tầu với giá rẻ.
Thời đó thì ai ai cũng có thể mua một chiếc xe đạp giá rẻ (60 đồng so với 400 đồng trước dây) mà không cần đăng ký chờ đợi. Rồi thị trường thuốc tây, vải may mặc trong Nam ùn ùn ra Bắc đổi lại xăng dầu từ Bắc đổ vào Nam.
Tuy nhiên chỉ không bao lâu sau thì nguồn hàng hóa ngay cả trong Nam cũng cạn kiệt. Nguồn ngoại tệ trong nước trở thành rỗng tuếch.
Chính quyền vội mang 16 tấn vàng còn để lại trong ngân hàng Quốc gia sang Liên Xô để đổi lấy một số ngoại tệ.
Sự bóc lột vơ vét của cải trong miền Nam từ việc đánh tư sản, đổi tiền, xuất khẩu người cũng chẳng khác bao nhiêu như câu chuyện cách đây 85 năm. Năm 1930, nhiều nông dân miền Bắc được thực dân Pháp mướn sang tân đảo Nouvelle-Caledonie làm phu thợ mỏ, giao kèo 5 năm với đồng lương chết đói. Hết hạn 5 năm bị cưỡng ép ở lại đến dần dần trở thành dân bản xứ.
Vậy mà bọn cộng sản cũng móc nối được và từ năm 1960, kiều bào có bao nhiêu tiền dành dụm trong bao nhiêu năm trời với mồ hôi nước mắt cũng bị khuyến dụ gửi tiền về cho ‘Bác Hồ’. Số tiền mỗi lần không nhiều – vài trăm ngàn Francs. Nhưng lại rất lớn so với đồng lương thợ mỏ. Kiều bào còn ngu dại nghe lời khuyến dụ bảo nhau gom tiền mua xe hơi Peugeot 403 từ Pháp gửi về Hà Nội biếu bác Hồ.
Bản chất cộng sản là thế đấy! Giàu họ bóc lột theo giàu, nghèo họ bóc lột theo nghèo.
Một cửa hàng gạo tại Sài Gòn cuối thập niên 1970.
Việc trình bày tóm lược tình trạng kiệt quệ kinh tế của Việt Nam sau 1975 cho thấy nguồn ngoại tệ chảy về từ nước ngoài từ Mỹ, Canada, Pháp đã giúp Việt Nam thoát cảnh kiệt quệ ngoại tệ.
Người ta được biết năm 1981, Việt Nam còn tạm đóng cửa tòa đại sứ Canada vì không có đủ tiền trang trải chi phí.
Chắc hẳn công đóng góp của Việt Kiều hải ngoại trước 1975 và sau 1975 là không nhỏ.Trước 1975 là một hỗ trợ chính trị cho công cuộc giải phóng miền Nam. Sau 1975 đến 1990 là phong trào hỗ trợ kinh tế, cứu đói cho chính quyền cộng sản trong nước.
Trước 1975, những việc họ làm thời tuổi trẻ nay nhìn lại đã có ý nghĩa của một vấn đề lịch sử! Họ trở thành thứ tay sai cho cộng sản Bắc Việt. Đó cũng là trường hợp tiêu biểu của cựu sinh viên Ngô Vĩnh Long. Ngô Vĩnh Long từng hãnh diện với thành tích là đã tổ chức được một nhóm sinh viên Việt Nam đột nhập và chiếm giữ tòa Lãnh sự của chính quyền Sài Gòn, tại New York trong lúc các nhân viên chính quyền Sài Gòn ra ngoài ăn trưa. Việc đột nhập này vào ngày 10.2.1972 và sau đó đưa ra những lời tuyên bố với thế giới về những đòi hỏi của nhân dân Việt Nam. Nhân dân Việt Nam là ai? Họ đòi hỏi gì? Hay chỉ là chính bọn họ, vỏn vẹn chưa tới mười người(14)? Sau này, trả lời phỏng vấn của đài BBC vào ngày 28.9.2013, ông Ngô Vĩnh Long nhận xét một cách chua chát: Đảng đang làm mất thời gian của nhân dân và và các giới trong xã hội.
Có lẽ đây là đóng góp có ý nghĩa nhất của ông. Và đã có bao nhiêu sinh viên ở Mỹ, ở Pháp, ở Canada hành động một cách “hồ đồ” như ông?
Chẳng những thế việc họ làm thời sinh viên nếu nhìn ở góc độ con người rõ ràng là một việc phản bội lại miền Nam Việt Nam. Nhiều người trong bọn họ ‘phản chiến’ chống chiến tranh mà thực chất họ trốn lính, muốn an thân. Điều này phơi bầy tính chất ngụy tín, phỉnh gạt của họ như trong bài báo của John G. Rogers, do Trà Mi dịch(15).
Theo thiển ý của tôi, nội dung bài báo của 45 năm về trước đã bóc trần sự thật, lột mặt nạ những kẻ vênh váo nhân danh lý tưởng mà thực sự chỉ là những kẻ đứng ngoài cuộc chiến!
Những việc biểu tình, tranh đấu, những lời tuyên bố như của cựu sinh viên du học Lương Châu Phước nói:
“Chúng tôi làm thế nào đó phải xây dựng được một cuộc sống tốt hơn cho người Việt Nam. Cuộc sống ở Sài Gòn nay đã trở thành điên cuồng. Nào là Cadillacs, Chryslers, tivi, máy rửa bát, nhưng ở nông thôn thì chẳng có gì hết ngoài tàn phá và những điều bất hạnh.”(16)
Trong khi đó, bản thân Lương Châu Phước thì visa đã hết hạn từ năm 1968. Phước ở lì Canada. Chính quyền Canada đã đưa ra tòa, nhưng rồi cũng không có quyết định trục xuất Phước về Việt Nam. Cũng vậy Lê Phúc tuyên bố:
“Tôi không bao giờ có thể cho phép bản thân mình tham dự vào cuộc chiến tranh phá hoại hay làm bất cứ điều gì liên hệ với chính quyền Sài Gòn tham nhũng!”
Trong khi đó, bản thân Lương Châu Phước là một công chức đào nhiệm trốn từ Mỹ qua Canada. Nguồn Washington Post, 14-6-1970.
Sau 1975, do hoàn cảnh Việt Nam bị Mỹ cấm vận. Mọi giao thương, liên lạc đều bị cấm cửa. Nhóm Việt Kiều yêu nước ở Canada đương nhiên có lợi thế, có đất làm ăn – một thứ làm giàu bất chính dựa trên mồ hôi và sức lao động của những người mới định cư ở nước ngoài.
Họ đã chẳng có chút lòng giúp đỡ những đồng bào mới tới mà còn thừa dịp bóc lột từng đồng xu của họ. Lo giúp đồng bào mới tới như hướng dẫn, thông dịch, làm thủ tục giấy tờ, lo hướng dẫn tìm công việc làm đều do các sinh viên quốc gia tình nguyện đứng ra làm.
Bọn sinh viên Việt kiều yêu nước đứng ngoài. Bọn họ còn tuyên bố, các boat people đều là những thành phần người tỵ nạn kinh tế chứ không phải chính trị. Nay họ rất sung sướng gửi tiền về giúp bà con bên nhà một cách tự ý.
“The Committee purported to prove the validity of its viewpoint with a catalogue of statistics, dates and quotations indicating that Viet Nam shares the world–wide concern for its emigrants and has cooperated with the United Nations to resolve this problem from the outset and that most of those who leave Viet Nam do so because of severe economic conditions.”(17)
Thật đúng là những kẻ bất nhân.
Nguồn ngoại tệ hầu như chỉ có đường chuyển vận duy nhất nằm trong tay chính quyền cộng sản. Việc chuyển những số tiền lớn từ bên này gửi về Việt Nam đã bị Thượng viện Quốc Hội Mỹ mở cuộc điều tra về hoạt động bất hợp pháp chuyển tiền về Việt Nam.
Số tiền được nêu ra là 140 triệu đô la mỗi năm. McPhail cho rằng phần lớn số tiền 140 triệu đô la là tiền của cộng đồng tỵ nạn cộng sản tại Bắc Mỹ(18).
Phần suy nghĩ của tôi thì có thể số tiền đó còn lớn hơn nhiều.
Họ đã có một thời như thế! Thời đảo điên và lừa lọc của cộng sản!
Họ tưởng là họ có lý tưởng, có chính nghĩa. Nói cho đẹp thế thôi, cùng lắm họ chỉ là những kẻ ảo tưởng có thời đi buôn mộng. Le marchand de rêve. Nhưng nhiều phần, nói cho rốt ráo, họ chỉ là những kẻ thời cơ, chụp giựt, không có căn bản đạo làm người ở đời, có trước có sau và có cội nguồn!
Cuối cùng họ trở thành những kẻ lưu lạc, kẻ vô thừa nhận từ hai phía.
Vào thập niên 1950-1960, đã có một lớp sinh viên thuộc thế hệ thứ nhất như ông Huỳnh Văn Lang sang học ở Đại Học Laval, Québec. Theo Hồi ký của ông, ông đã bỏ trốn từ Pháp sang học ở Đại học Laval năm 1951 và ông là người Việt Nam duy nhất ở đây. Ông đã học về ngành kinh tế trong ba năm từ 1951-1954.
Có những sinh viên khác như Phạm Nam Trường lại có học bổng của Nam Phương Hoàng hậu năm 1952.
Nữ sinh viên năm 1957 còn có chị Đỗ Thị Soi là một trong ba nữ sinh viên đầu tiên đang theo học ở Montréal.
Thời kỳ 1951, Việt Nam đã gia nhập Plan Colombo. Kế hoạch Colombo mà biểu hiệu là: Planning. Prosperity. Together.
Và từ đó mỗi năm sinh viên Việt Nam được gửi sang Canada, tỉnh bang Québec, học ở đại học Laval. Tôi có nói chuyện với một cựu sinh viên đại học Laval, nay đã lấy vợ đầm cho hay, thời đó sinh viên lo học và không có vấn đề chính trị, chính em gì cả.
Nhưng mốc điểm thay đổi sinh hoạt chính trị của sinh viên du học là khi có đợt 40 sinh viên Nam Nữ từ Sài Gòn sang Canada du học theo Plan Colombo niên học 1964.
Sau chương trình 4 năm, 1964-1968, đáng lẽ họ phải về nước làm việc. Nhưng phần lớn đã chọn ở lại. Sự chọn ở lại này có thể có nhiều nguyên do: Nguyên do chính yếu là gia cảnh là đã lập gia đình với người ngoại quốc. Thứ đến là do hoàn cảnh chiến tranh. Nguyên do này cũng được ông Huỳnh Văn Lang, một cựu sinh viên của đại học Laval nhìn nhận khi ông có dịp đi một vòng các nước để kêu gọi sinh viên về nước làm việc theo lời kêu gọi của ông Ngô Đình Diệm.
Tôi đặt giả thiết sự thành lập Hội Việt kiều yêu nước là do 4 người được nêu tên tuổi, hình ảnh và trả lời phỏng vấn trong bài Đứng ngoài cuộc chiến?
Tháng tư, 1970, Liên hiệp người Việt ở Canada ‘Union Générale des Vietnamiens au Canada’ (Union des Vietnamiens au Canada) Canada được thành lập. Trong đó phần lớn thành viên có xu hướng ngả theo cộng sản. Hay ít ra chịu ảnh hưởng sự tuyên truyền của cộng sản(19).
Cuối cùng thì cuộc đấu đá nhau giữa các thành viên đã được triệu tập ngay tại Hà Nội. Những tiết lộ qua một cuộn băng đã công bố cho thấy nhóm cựu sinh viên Việt Kiều yêu nước chỉ là thứ tay sai cho Hà Nội.
Họ tỏ ra hèn nhát, khúm núm sợ hãi và kiểm điểm thú tội.
Tôi chăm chú, tập trung để đọc những lời nói của bảy thành viên Việt kiều yêu nước thưa bẩm, khúm núm với đại diện chính quyền cộng sản. Họ còn tự kiểm thảo, nhận khuyết điểm trước những ông chủ của họ. Họ còn xin sỏ như trường hợp Lương Châu Phước mong giữ lại chức vụ Tổng Biên tập tờ báo.
Những thành viên hoặc đã về Hà Nội dự phiên họp theo lệnh của cộng sản hay có liên hệ trực tiếp gồm có 3 phụ nữ và 14 đàn ông như sau:
Thái Thị Khánh Hạnh, Lê Thị Thanh, Oanh, Lê Tiền Phong (chết), Nguyễn Văn Nhã, Trần Tuấn Dũng, Lương Châu Phước, Võ Quang Tu, Quách Tinh Văn, Hoàng Hải Học, Huỳnh Hữu Tuệ, Nguyễn Văn Hương, Phan Kim Điểm, Lê Hữu Phùng, Lưu Liên, Hoàng Bích Sơn và Bùi Đức Lập(20). Hoàng Bích Sơn và Bùi Đức Lập đại diện cho chính quyền Hà Nội.
Tuy nhiên chính thức chỉ có 7 người có mặt lên tiếng trong cuốn băng ấy.
Cuối năm 1989, hai công ty Vinamedic Inc. và Q.T.K. Express Inc cũng đồng loạt đóng cửa.
Riêng Laser Express Inc. tiếp tục hoạt động đến năm 1999, rồi tái hoạt động năm 2004, thêm được hai năm và đóng cửa lần cuối năm 2006.
Việc tiết lộ cuốn băng này hẳn làm cho nhiều thành viên của Hội Việt kiều yêu nước cảm thấy khó xử. Ít lắm thì đối với bảy người có tên tuổi, có tiếng nói trong cuộc tranh cãi này tại Hà Nội.
Nội dung cuộc tranh chấp này gay go hơn, kéo dài trong nhiều năm chỉ vì bổng lộc chia không đều. Kẻ có ăn, kẻ không được gì. Bổng lộc thu tóm vào tay một vài người như Nguyễn Văn Nhã và vợ, Quách Tinh Văn, v.v…
Sau khi hết cấm vận, khi liên lạc giữa Hoa Kỳ và Hà Nội được bình thường hóa, tôi nghĩ rằng, Hà Nội đã đến lúc không cần đến bọn trung gian ở Canada nữa.
Hội tan rã và mạnh ai người đó kiếm sống.
Viết về giai đoạn này và những thành viên Hội Việt kiều này hầu hết đều chọn lựa thái độ quy ẩn.
Tôi không biết nên chọn lựa thái độ nào thích hợp nhất: Hoặc tội nghiệp cho họ hay khinh thường họ. Họ có ăn học, phần lớn có công ăn việc làm nơi xứ người, hà cớ gì phải rui rúi kéo nhau về Hà Nội nhờ phân xử, rồi khúm núm sợ hãi.
Thật sự, không cách nào tôi hiểu được họ.
Với tư cách người cầm bút, tôi có bổn phận trình bày lại một giai đoạn đã qua. Và đã có một thời như thế. Một thời mà ngay những kẻ trong cuộc cũng tự cảm thấy có điều gì mà chính họ phải tự xét mình và tự sám hối.
Lời sám hối dù muộn màng vẫn được mọi người trông đợi.
Cũng xin đưa ra đây một vụ giết người xảy ra vào 21 tháng 11, năm 1972 giữa 3 sinh viên trong Hội Việt kiều Đoàn kết tại Canada. Tờ The Montreal Gazette đã đưa tin, Trà Mi lược dịch mà không có lời bình luận(21).
Vụ thứ hai như một cảnh báo đồng bào người Việt sinh sống ở Montréal cho thấy bàn tay cộng sản luôn luôn thọc vào nội bộ cộng đồng để phủ dụ, tuyên truyền, phá rối hù dọa, v.v…
“Bộ ngoại giao Canada công bố ra lệnh trục xuất Hồ Xuân Đích, đệ nhị tham vụ của Đại sứ quán nước CHXHCN Việt Nam trong vòng 72 giờ phải rời khỏi Canada. Lý do: đã có những hành vi can thiệp vào sinh hoạt nội bộ của cộng đồng người Việt Nam tại Canada nhằm làm áp lực, gây ảnh hưởng về ý thức hệ và lòng trung thành của cư dân gốc Việt tại Canda. Cảnh sát Liên bang Canada cho biết Hồ Xuân Đích đã đe dọa người Việt tại Canada sẽ trả thù thân nhân của họ còn sinh sống tại Việt Nam.”(22)
Báo Ottawa Journal, 30 tháng 3, 1979, trang 5
Ngay sau vụ Hồ Xuân Đích bị trục xuất, HĐKVKTC lập tức mở cuộc họp báo biện hộ. Phó chủ tịch HĐKVKTC Lương Châu Phước, nói, “không có gì đáng trách trong việc tha thiết kêu gọi đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng Việt”. Thêm nữa, Lê Hữu Phùng và Nguyễn Văn Hương cũng đã gởi thư cho chính phủ Canada “mô tả một cách tốt đẹp vai trò của Đại sứ quán Việt Nam trong việc thúc đẩy tình đoàn kết và tình hữu nghị giữa cộng đồng của chúng tôi và người dân Canada” và yêu cầu chính phủ Canada “thể hiện thiện chí hơn trong mối quan hệ với Việt Nam”(23).
Nhìn lại bối cảnh sinh hoạt chính trị trong 40 năm ở Montreal qua không khỏi có những suy nghĩ.
- Người Việt Nam hiện nay sinh sống làm ăn và đã hội nhập tốt đẹp nơi xứ người. Ngay từ 1975 thì đã có tổ chức, hội đoàn nọ kia đủ loại. Cũng đã có chủ tịch cộng đồng được bầu bán và hoạt động cả 40 năm nay. Vậy mà chúng ta vẫn chưa có một cơ sở cho riêng cộng đồng, vẫn phải thuê mướn và lúc nào cũng ở trong tình trạng cheo leo về tài chánh.
- Trong khi đó, Hội Việt Kiều yêu nướcleo teo chưa tới trăm người đã ngay từ thập niên 1970 đã có một cơ ngơi rộng lớn khang trang để sinh hoạt, buôn bán và cũng là nơi đã mở ra nhiều cuộc hội thảo quốc tế cho các hội đoàn bạn.
- Cộng đồng người Việt cũng có một tờ báo Quốc Gia chính thức, nhưng báo đã không đáp ứng được tâm tư, nguyện vọng của thành viên cộng đồng. Báo in ra không biết được bao nhiêu số, có bao nhiêu người đọc và hiện nay sự sống còn không biết nữa. Lỗi tại ai?
- Càng ngày sinh hoạt cộng đồng càng mang tính hình thức, tổ chức một vài lễ lạc và ít có những sinh hoạt ngang tầm với một con số người Việt mỗi ngày mỗi lớn mạnh, mỗi ngày mỗi trẻ trung hóa. Ai cũng cảm thức được sự thiếu hụt một sự kế thừa vốn làm nên sức phát triển của cộng đồng. Bốn mươi năm rồi vẫn từng ấy khuôn mặt, từng ấy não trạng vừa cứng nhắc, vừa thiếu nhạy bén, vừa tụt hậu. Ấy là sự đố kỵ chia rẽ, phân cách vốn làm nên căn tính người Việt.
- Trong suốt những năm thông qua tờ báo Quốc Gia từ lúc nó có mặt, tôi không biết có lần nào, trường hợp nào, tác giả nào lên tiếng tố cáo một lần tổ chức Việt kiều yêu nước và những công việc họ làm tại ngay Montreal này không? Tố cáo nhau thì có, có rất nhiều và không thiếu người là nạn nhân bị truy chụp của tờ báo Quốc Gia? Có cần tôi đưa ra bằng cớ không?
- Rất may là cái tổ chức Việt kiều, vì tranh dành quyền lợi, vì chia chác không đều đã chia ra hai phe đấm đá nhau không cách nào hòa giải được đã giúp cộng đồng người Việt Nam tạm thời bớt được một kẻ thù? Nhưng tương lai thì sao?
- Mới đây nhất cả những người quốc gia chống Cộng được coi là “có uy tín và thẩm quyền nhất” lên tiếng chống đối đạo luật Hành Trình tìm Tự do trước và sau khi được Quốc Hội Canada phê chuẩn. Nhưng cạnh đó, Nhóm Việt Kiều yêu nước mà đại diện tiêu biểu là Quách Tinh Văncũng đệ đơn phản đối đạo luật trên. Chưa kể chính quyền cộng sản đã gửi những công hàm ngoại giao chính thức của chính quyền Hà Nội phản đối công khai tinh thần đạo luật cũng như danh xưng của đạo luật. Điều này làm cho chúng tôi phải có thái độ ứng xử thế nào cho thỏa đáng? Đặc biệt là những người quốc gia lên tiếng phản đối cũng chỉ nhắm đích danh vào Thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải hoặc nhắm vào đả kích lẫn nhau và không đụng chạm gì đến nhóm Việt kiều yêu nước cũng như chính quyền cộng sản(24). Khi cộng sản cũng chống đạo luật ấy và người quốc gia cũng chống thì sự thật phải được hiểu thế nào?
Trước khi chấm dứt bài này, tôi xin thú thực là tôi có cảm thức là đã làm xong một nhiệm vụ của một người quốc gia chống cộng sản.
Việc tôi nêu ra những khuyết điểm của cộng đồng thì ai cũng đều biết như vậy. Đáng lẽ những người lãnh đạo có trách nhiệm thì phải có trách nhiệm sửa đổi. Nhưng xem ra chẳng những họ sẽ chẳng thay đổi gì mà còn có thể oán hận những người lên tiếng!
Thế thì làm sao khá được? Và sau này rất có thể sự tồn tại của cộng đồng chỉ còn là vấn đề thời gian mà thôi!
Nguyễn Văn Lục
Chú thích:
(1) Michel Tauriac là nhà văn am hiểu đời sống và sinh hoạt của người Việt Nam. Ông là nhà văn có hơn 30 tác phẩm trong đó có cuốn La nuit du Tet ( Đêm Giao thừa). Nhân vật chính là Mạnh, sau này trở thành một bác sĩ, sinh sống và làm việc ở bên Pháp. Ông có đầy đủ tất cả, trừ người anh của ông bị cộng sản bắt cóc đi mất. Nỗi băn khoăn của Mạnh là giữ gìn bản sắc người Việt, duy trì cội nguồn. Nhưng bị xâu xé, dằng co giữa hai nền văn hóa và lo sợ sẽ đánh mất cội nguồn và không còn có uy quyền trên con cái nữa!!
(2) Đại tá Châu Thái Hùng, Một cuộc đời đầy thử thách, trang 194.
(3) Bùi Xuân Quang, La troisième guerre d’Indochine, 1975-1999, Sécurité et géopolitique en Asie du Sud-est, Paris, Pharmattan, 2000, 821 trang.
(4) Tổ chức có ít lắm 4, 5 danh xưng tùy theo mỗi thời kỳ như Hội Đoàn kết Việt kiều tại Canada, Hội Người Việt Nam Tại Canada, Liên Hiệp người Việt Nam tại Canada, v.v.
(5) Lê Thiệp, Đỗ Lệnh Dũng, nxb Tiếng Quê Hương.
(6) Y Uyên, Tuyển truyện Thời chiến, trang 5.
(7) Lê Văn Chính (Sương Biên Thùy, bút hiệu sau này là Lê Mai Lĩnh) Núi Tà Dôn và dấu chân Uy, Thư quán Bản thảo, Tưởng nhớ Y-Uyên, 1943-1969, năm thứ 3, tập 18, tháng 2, 2005, trang 77-78
(8) Văn miền Nam, truyện ngắn, tập III, trang 1581. Truyện ngắn Bão Khô. Y Uyên, tên thật Nguyễn Văn Uy, sinh năm 1940 nhưng trên giấy tờ ghi 6-8-1943, tại làng Dục Nội, quận Đông Anh, tỉnh Phúc Yên, Bắc Việt. Trước 1975, ông có cho xuất bản nhiều tuyển tập truyện ngắn như: Tượng đá sườn non, 1966, Bão Khô, 1966. Quê Nhà, 1967 Ngựa tía (truyện dài), 1967 Chiếc xương lá mục, 1968. Đuốc sậy, 1969. Có loài chim lạ. Trần Phong Giao đã cho xuất bản tập Có loài chim lạ, Tân Văn, năm 1971 nhân ngày giỗ của anh. Nhà văn Y Uyên dạy học tại Tuy Hòa (1964-68). Nhập ngũ khóa 27 Thủ Đức. Tử trận ngày 8-1-1969 trong trận phục kích, bên dòng suối, dưới chân núi Tà Zon, gần đồn Nora, Phan Thiết.
(9) Trần Giao Thủy, Khủng bố hay anh hùng? DCVOnline, 27 tháng 2, 2015.
(10) Ký ức Huỳnh Văn Lang, nxb Trình Bày, 2011, trang 363
(11) Ibid., trang 362
(12) Gilbert Gendron, B.A, The Viet cong Front in Quebec, C-FAR, 1987, trang 3
(13) Philippe Pépin, Parcours d’une nation, Hành trình một dân tộc, bản dịch của Nguyễn Khánh Long (đã quá vãng), các trang 130-135
(14) Ngô Vĩnh Long còn khoe đóng góp 300 bài viết. Chẳng hiểu có bài viết nào được chính quyền cộng sản dùng hay không?
(15) John G. Rogers, Canada – New Sanctuary for the South Vietnamese” Parade, June 14, 1970. Trà Mi dịch, DCVOnline.net, ngày 1/5/2015.
(16) John G. Rogers, Ibid., DCVOnline.net, ngày 1/5/2015
(17) Gilbert Gendron, Ibid., trang 37
(18) Trần Giao Thủy, Vixileaks, phần I, ngày 6-6-2015
(19) Họ chủ trương tập họp mọi người Việt Nam ở Canada trong những hoạt động chung.
- Hợp tác với tất cả những phong trào hòa bình cho Việt Nam, nhất là các phong trào tranh đấu cho hòa bình ở hải ngoại, dân chủ, thịnh vượng và trung lập.
Thực tế, họ đã hợp tác với phong trào phản chiến Bắc Mỹ được Edward Martin Sloan thành lập năm 1969. Edward Martin Sloan có nhiều quan hệ quốc tế rộng rãi theo nhà báo Nick Auf Der Maur. Theo Maur, Martin Sloan có quan hệ Hội đồng Hòa Bình thế giới ở Helsinki. - Nhóm Liên Hiệp người Việt yêu nước ở Canada còn tham dự vào các sinh hoạt tả phái như các nhóm Old Left- Parti Communist, Ligue des Jeunesses Communistes, Vietnam Moratory Committee, The New Left, ngay cả The Troskytes Workers’ Socialist League dưới sự tài trợ tờ Combat.
- Năm 1971, nhóm Việt kiều yêu nước chuẩn bị đón tiếp 5 thành viên của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, nhưng bị chính quyền Canada từ chối cho nhập cảnh. Sloan đã viết thư phản đối chính quyền Canada. Trong dịp này, nhóm Việt kiều yêu nước tổ chức mừng vụ Tết Mậu Thân đồng thời cho chiếu phim Chiến thắng Điện Biên Phủ sản xuất tại Hà Nội.
- Ba năm sau, nhóm Việt kiều yêu nước lại tổ chức đón tiếp một “phái đoàn chính phủ Cách Mạng lâm thời miền Nam”. Một lần nữa Visa của họ bị từ chối. Một lần nữa Sloan rồi SUCO, Oxfam-Quebec, Amnesty international, the CEQ, CSN và FTQvv… đã cùng hiệp đồng lên tiếng phản đối chính quyền Canada.
- Tháng hai, 1975, để phản đối chính sách đối xử với tù nhân chính trị ở miền Nam, luật sư Georges Le Bel với sự bảo trợ của nhà báo Nick Auf Der Maur, giám mục Guy Bélanger, thượng nghị sĩ Therese Casgrain và một loạt những tổ chức vừa nêu trên dưới danh hiệu Union des Vietnamiens au Canada.
- Tháng 7, 1977, đại sứ cộng sản của Việt Nam, Trần Tuấn Anh đến phi trường Mirabel. Có khoảng 50 thành viên Việt kiều yêu nước ra đón tiếp, do một ủy ban tổ chức do Vinh Quy cầm đầu.
- Ngoài ra, hội Việt kiều yêu nước còn tham gia vào nhiều những sinh hoạt Quốc tế như tham gia vào việc đoàn kết với dân tộc Uruguay năm 1978. Với đảng xã hội Chí Lợi, năm 1982, ủng hộ chính nghĩa Liban-Palestine.
- Trụ sở của hội Việt Kiều yêu nước, số 1450 đường Beaudry thường được dùng để tổ chức những buổi hội thảo này.
(20) Trần Giao Thủy, Ibid., DCVOnline.net, 6 tháng 6, 2015.
(21) Trà Mi, Chuyện chém bay đầu trong nhóm sinh viên thân cộng tại Montreal, DCVOnline 21/6/2015
(22) Lê Quốc Trinh, Yêu nước hay yêu tiền của, DCVOnline, 30 tháng tư 2015. Chú thích của DCVOnline trích từ Gilbert Gendron, Ibid, trang 61.
(23) Gilbert Gendron, Ibid., trang 33-34
(24) Đọc thêm Trần Giao Thủy, Về Dự luật “Ngày Hành trình tìm Tự do” tại Canada, DCVOnline, February 15, 2015.
Phụ trang:
Lời sám hối muộn màng (của Lê Quốc Trinh)
“Em muốn nhắn gửi những người bạn không đồng quan điểm với em rằng: ‘Chúng mình là người lớn.“
Hãy sống thế nào cho ra người lớn.’ Đừng để con trẻ phải gánh chịu. Đừng để con trẻ chất vấn vì đó đúng là một điều đáng nhục. Mình chính là nhân tố thay đổi xã hội, thay đổi thể chế để giúp Việt Nam trở nên tốt hơn, người dân Việt Nam được sống an nhiên hơn.” – Anna Huyền Trang
Hôm nay ngày 3 tháng 3 năm 2015, tôi quyết định viết bài sám hối này để dứt khoát với những sai lầm trong quá khứ và nhân dịp chính thức xin lỗi tất cả người dân miền Nam (từ vĩ tuyến 17 trở xuống) cùng với hàng triệu người Việt Nam di tản trốn ngục tù cộng sản, đã hy sinh hay đang sinh sống khắp nơi trên thế giới.
Trước hết tôi xin tự giới thiệu. Tôi tên là Lê Quốc Trinh, sinh năm 1948 cư ngụ tại Canada từ năm 1967, là kỹ sư cơ khí về hưu, gia đình gốc Việt Nam, nuôi dưỡng con cái theo truyền thống Việt Nam. Cha mẹ tôi là người miền Bắc, 1945 di cư vào Nam. Tôi sinh ra và lớn lên ở miền Nam Việt Nam, tại Saigon thân yêu; tôi được hấp thụ một nền giáo dục cao thượng, nhân bản, nồng nàn yêu nước dưới chính thể Việt Nam Cộng hòa; vì thế, tôi không thể nào quên công ơn của toàn thể nhân dân và chính phủ miền Nam đã góp phần đào tạo tôi thành một con người lương thiện, biết tư duy và có tình cảm.
Lời xin lỗi
Trước hết tôi thành thật xin lỗi cố tổng thống Ngô Đình Diệm vì hành động theo đuôi phong trào Phật giáo xuống đường chống đối chính phủ trong lúc không hiểu rõ nguồn cơn và sự thật của vấn đề. Năm 1963 tôi còn là một thanh niên trẻ tuổi bồng bột; là một học sinh trường trung học Võ Trường Toản, sát cạnh dinh tổng thống nên tôi dễ dàng bị lôi cuốn theo những đoàn biểu tình một cách thiếu ý thức. Qua đến Canada tôi tìm, hiểu được thêm nhiều chi tiết lịch sử, được nghe các nhân chứng kể lại về phong trào Phật giáo, và tôi truy ra được nguồn gốc của sự kiện. Tôi sẽ trình bày rõ thêm về vấn đề sau này.
Thứ hai, tôi thành thật xin lỗi gần hai triệu người tị nạn miền Nam Việt Nam đã vượt biển, vượt biên đi tìm tự do(1), vì những hành vi khi tôi sinh hoạt và đóng góp tích cực cho Hội Việt Kiều Yêu Nước tại Canada (HVKYNTC), từ năm 1973 đến năm 1990. Tôi đã vô tình tiếp tay cho một tổ chức ủng hộ và phục vụ cho Đảng Cộng sản và Nhà Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sau này là CHXHCN Việt Nam, làm những việc góp phần xây dựng cho một chế độ phi nhân bản, phản khoa học tại quê nhà. Tôi sẽ tiếp tục trình bày cặn kẽ những sự kiện xảy ra ở trong tổ chức này này để tất cả bạn đọc có thể thấy rõ bộ mặt thật của một nhóm người gọi là trí thức thân Cộng trong thời gian Hội còn hoạt động (1969-1990) và cho đến ngày nay.
Thứ ba, tôi thành thật xin lỗi các bác, các anh chị, công chức chính phủ và toàn thể các chiến sĩ, sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng hòa đã hy sinh để bảo vệ tự do – trong gần 21 năm, 1954-1975 – và đời sống của người dân miền Nam Việt Nam. Tôi rời Sài Gòn, du học từ cuối năm 1967, nên không có công lao gì trong công cuộc chiến đấu đầy xương máu chống cộng sản xâm lược từ phía Bắc. Có quá nhiều tấm gương hy sinh quả cảm của sĩ quan và binh sĩ quân lực Việt Nam Cộng hòa mà tôi không biết đến, đó là lỗi lầm và thiếu sót của tôi. Đến nay nhờ thông tin quảng bá trên mạng lưới Internet và qua thông tin cặn kẽ từ nhiều trang báo mạng hải ngoại mà tôi mới thực sự hiểu nỗi thống khổ và hy sinh của các anh chị, các bác trong hàng ngũ quân cán chính Việt Nam Cộng hòa.
Danh dự -Tổ quốc: Một chiến sĩ Thủy quân lục chiến VNCH bị thương trong cuộc chiến đấu bảo vệ người dân Sài Gòn chúng trong cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân 1968. Nguồn: Angelo Cozzi/Mondadori Portfolio via Getty Images
Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi suy nghĩ
Thật tình mà nói, tôi đã hoạt động tích cực ở đủ mọi lĩnh vực trong một tổ chức thân cộng hơn 17 năm ròng nhưng không hề bị tư tưởng Mác Lê ảnh hưởng vì những yếu tố sau:
– Là người suy nghĩ độc lập, bướng bỉnh, không a dua và không quỵ luỵ từ nhỏ;
– Thích đọc sách, truyện, bị lôi cuốn theo lối sống miền Nam ngày trước, chịu nhiều ảnh hưởng của nền văn hoá miền Nam dân chủ tự do.
– Gần 40 năm hoạt động trong ngành công nghiệp khai khoáng và hoá dầu của Canada tôi đã học được nhiều điều hay về cách tổ chức, tư duy, cách làm việc trung thực của hệ thống tư bản Bắc Mỹ. Điều này đã giúp tôi đã gạn bỏ đi nhiều tàn dư rơi rớt trong lối học từ chương của Việt Nam thời xưa cũng như tinh thần bảo thủ phương Đông; kinh nghiệm làm việc đã giúp tôi hiểu rõ xã hội tư bản hơn và tránh được cạm bẫy dụ dỗ của ý thức hệ cộng sản Mác Lê, và đã giúp cho tôi có cái nhìn chính xác về những con người trí thức thiên tả tháp ngà trong Hội VKYNTC.
– Tôi cũng có được những tấm gương yêu nước dưới thời thực dân Pháp từ những bậc tiền bối của gia đình. Ông ngoại tôi, cụ cử Nguyễn Hữu Cầu, ông bác tôi, cụ Từ Long Lê Đại, là hai trong số những sáng lập viên Trường Đông Kinh Nghĩa Thục, đã từng bị thực dân Pháp bắt giam đầy ra đảo hơn 17 năm trời. Bác tôi, cư sĩ Phật học nổi tiếng Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha, người soạn ra bộ Hán Việt Tự Điển lừng danh, cũng từng bị Việt Minh đem ra đấu tố trong Cải Cách Ruộng Đất 1954 khiến ông đã phải trầm mình tự tử để minh oan. Tôi sẽ có dịp nói nhiều đến những kỷ niệm khó quên về mặt tâm linh với bác Hai Kha Thiều Chửu cùng con cháu hậu duệ đã giúp tôi lần dò tìm lại truyền thống yêu nước của giòng giõi nhà Nguyễn Đông Tác ở Hà Nội.
– Là một trong những thành viên tích cực hoạt động giúp HVKYNTC vì tôi nghĩ rằng mình đang góp phần giúp ích cho quê hương; với kinh nghiệm của một kỹ sư cơ khí thích thiết kế và sáng tạo, tôi là người phụ trách chính về công cuộc cải tạo xây dựng lại Hội quán, số 1450 đường Beaudry, Montreal, giúp cho Hội đoàn này có cơ sở vật chất vững mạnh để phát triển thịnh vượng từ năm 1984 đến 1990. Và tôi cũng có một số hiểu biết nhất định về nhiều vấn đề liên quan đến những công ty kinh doanh do một số nhân vật trong ban lãnh đạo Hội đứng đầu. Tôi sẽ trở lại vấn đề này ở những bài sau.
1450 Rue Beaudry, Montréal H2L 3E5: Trụ sở kinh tài của Hôi VKĐK thời Việt Nam bị cấm vận đến khi tan vỡ
(1984-1990). Nguồn: Google Maps.
– Mẹ tôi là một hình ảnh tiêu biểu của người phụ nữ Việt Nam, tận tuỵ tần tảo hy sinh xây dựng gia đình, nuôi nấng con cái. Nhà in Hưng Long, ở Chợ Cũ Saigon, do mẹ tôi thành lập từ 1960, đã từng in ấn rất nhiều kinh sách nhà Phật. Tôi là thầy cò, có trách nhiệm kiểm tra văn tự, lỗi chính tả trước khi lên khuôn. Do đó tôi có cơ duyên tiếp xúc với triết lý nhà Phật sớm; sau này, qua nhiều tác phẩm của bác Thiều Chửu tôi lại có dịp tìm hiểu nghiên cứu thâm sâu về đạo Phật. Mạng lưới Internet cùng với nhiều diễn đàn đã giúp tôi hiểu rõ phong trào Phật giáo thời 1963, cùng với kinh nghiệm sống trong xã hội tự do dân chủ tư bản ở Bắc Mỹ đã khiến tôi đã phải tự thay đổi tư duy để có quan điểm đúng đắn về lĩnh vực tôn giáo tâm linh;
– Tôi là người thích âm nhạc từ nhỏ, tự học thổi sáo, chơi khẩu cầm, đánh đàn mandoline, và tôi đã đi vào thế giới tân nhạc Việt Nam với cả trái tim nồng nhiệt. Tôi đã từng mời nhiều em khiếm thị ở trường Mù Saigon đến nhà giúp tôi học thêm về lý thuyết và thực hành âm nhạc. Tôi biết đến nhạc tiền chiến rất sớm, thưởng thức nhiều bản nhạc xa xưa ngay tại miền Nam trong những năm 1960, những tác phẩm mà chính quyền cộng sản miền Bắc đã nghiêm cấm. Tôi sưu tầm những bản hùng sử ca Việt Nam từ thời kháng chiến chống thực dân Pháp để hiểu rõ thêm bối cảnh lịch sử và tâm tư của nhiều nhạc sĩ dân gian nổi tiếng. Tôi sẽ trình bày cặn kẽ thêm sau này.
Đối tượng của lời sám hối
Tôi biết trước những hậu quả khó tránh khỏi khi viết bài đăng tải rộng rãi trên các trang báo Mạng. Trước tiên là tình bạn hữu có thể sẽ bị sứt mẻ trầm trọng với những người tôi từng sát cách sinh hoạt trong HVKYNTC; sau nữa là những thay đổi có thể có trong quan hệ gia đình từ Canada cho đến Việt Nam. Tôi chấp nhận tất cả và xem như đó là cái giá có thể phải trả; tôi sẽ chấp nhận, chịu đựng mọi hệ quả để lương tâm được thanh thản không còn bị giầy vò.
Tuy nhiên, tôi xin phép có đôi lời nhắn gởi đến với tất cả các anh chị bạn bè quý mến trong Hội.
Thân gửi các anh chị em quý mến trong Hội,
Tôi đã kiên nhẫn chờ đợi phản ứng của các anh chị em hơn hai năm qua, từ khi tôi viết và đăng trên Mạng bài “Sự thật nằm sau bức công hàm Phạm Văn Đồng 1958”(2). Tôi đã gửi riêng cho các anh chị bài viết đó qua e-mail để giúp các anh chị tìm hiểu rõ hơn nội dung bức công hàm và bối cảnh lịch sử xung quanh sự kiện rất quan trọng này. Thế nhưng tôi đã hoài công và vô cùng thất vọng, vì không được một câu trả lời dù đồng ý hay phản đối lập luận của tôi. Tôi xin phép được nhắc lại bài viết đó để anh chị đọc lại và cho cộng đồng người Việt hải ngoại cùng xem và phê phán.
Hai năm trôi qua, những gì xảy ra ở Biển Đông, xung quanh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã đủ để chứng minh cho những lập luận, phân tích và nhận định của tôi. Trung cộng càng ngày càng hung hăng, xâm lấn ngang ngược. Trong khi đó thì tập đoàn lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà Nước CHXHCN Việt Nam lại càng co vòi, lép vế, ngậm miệng nín khe. Họ cùng ngồi yên, nhìn ngư dân Việt Nam bị cướp phá uy hiếp. Tất cả đều chứng tỏ lãnh đạo Việt Nam chỉ là một bè lũ bù nhìn, bán nước. Họ đã lấy giang san lãnh thổ đem bán – bằng văn tự – cho lũ láng giềng hung tợn phương Bắc, để nhận được viện trợ vũ khí đạn dược, nhiên liệu thực phẩm, hầu thực hiện mưu đồ chiếm nốt miền Nam trù phú phì nhiêu. Trong khi đó, ngay sau khi Trung cộng đưa Tuyên bố về Lãnh hải ngày 4 tháng 9, 1958 chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, bằng hành động, đã khẳng định chủ quyền lãnh thổ ở đảo Quang Hòa(3) và ở quần đảo Hoàng Sa bằng trận hải chiến năm 1974, cũng như những công văn gởi đến Liên Hiệp Quốc phản đối CHNDTH vi phạm trắng trợn chủ quyền Việt Nam(4).
Công văn của Đại sứ VNCH Nguyễn Hữu Chí gởi Chủ tịch HĐ Bảo an LHQ, Gonzalo Facio, phản đối CHNDTH trắng trợn vi phạm chủ quyền Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa, trang 1/5 (New York, 18/01/1974). Nguồn: Wilson Center. Digital Archive, International History Declassified
Các anh chị theo dõi sát tình hình Biển Đông từ lúc dàn khoan HD-981 lừng lững đi vào lãnh hải Việt Nam và ngang nhiên cắm sào thăm dò dầu khí của Việt Nam. Các anh chị cũng đã xuống đường phản đối theo đúng chỉ thị… rồi sau đó mọi việc, một cách êm thắm, lại đâu vào đó. Trung cộng vẫn tiếp tục ngang nhiên xâm phạm biển đảo Việt Nam, và anh chị vẫn im hơi lặng tiếng. Đó có phải là hành động và tư cách của những con người trí thức hải ngoại, những người đã từng hấp thụ một nền giáo dục nhân bản, khai phóng của miền Nam Việt Nam, những người từng vỗ ngực tự xưng là Việt Kiều Yêu Nước Tại Canada?
Tôi rất mong các anh chị suy nghĩ lại, đặt quyền lợi đất nước và con người Việt Nam lên trên tất cả mọi quan hệ lợi nhuận riêng tư với chế độ cộng sản đương quyền, để cùng nhau lên tiếng sám hối vì an nguy của cơ đồ tổ quốc. Cơ hội để cứu nguy cho đất nước không còn nữa đâu! Hơn 60 năm qua, chủ nghĩa cộng sản ngấm quá sâu vào não trạng người dân miền Bắc, toàn thể Bộ Chính trị đảng cộng sản và tập đoàn lãnh đạo Nhà Nước Cộng sản Việt Nam đã và đang bị thế lực từ phương Bắc uy hiếp, mua chuộc, ly gián. Bài học lịch sử về tình báo, nội gián Trọng Thủy-Mỵ Châu vẫn là tấm gương lớn cho hậu thế luận cổ suy kim. Giặc bên ngoài và bè lũ tay sai nội gián bên trong đã và đang gặm nhấm, bào mòn truyền thống yêu nước chống xâm lược của dân tộc, các anh chị chưa thấy sao? Nếu quả thật văn kiện bí mật từ Hội Nghị Thành Đô năm 1990(5) có thật, vì Đảng và Nhà Nước Việt Nam vẫn còn ngậm miệng nín khe trước sức ép dư luận trong nước [xem thêm Kiến Nghị của 61 vị nhân sĩ tướng tá QĐND Việt Nam năm 2014], thì chúng ta chỉ còn không tới 5 năm để lên tiếng phản kháng và để nuôi hy vọng dân tộc Việt Nam sẽ thoát khỏi ách thống trị Đại Hán. Các anh chị không cảm thấy quan tâm, áy náy và trăn trở trước vấn đề nghiêm trọng này hay sao?
Nguyện vọng tương lai
Nghĩ lại thời gian đã qua, tôi thầm tiếc nuối cho một đời thanh niên đã bị lừa dối, bị đánh cắp, và cảm thấy rất ăn năn vì đã không trực tiếp góp phần với cuộc đấu tranh đòi lại công lý cho toàn thể nhân dân miền Nam. Tôi cảm thấy xấu hổ khi có lúc đã sử dụng ngôn ngữ tuyên truyền của chủ nghĩa cộng sản một cách vô ý thức. Nay là lúc cần phải phân tích và tìm hiểu cặn kẽ, nhận định rạch ròi xem ai mới chính là những kẻ “phản động, phản quốc, bù nhìn, tay sai ngoại bang”. Như thế là một phần nhỏ góp vào việc viết đúng sự thực lịch sử Việt Nam cận đại, đặt quân cán chính và người dân miền Nam Việt Nam cũng như hàng triệu người tị nạn cộng sản khắp nơi vào đúng vị trí trong lịch sử nước nhà. Lời sám hối của chúng ta có thể là những nhúm lửa nhỏ đốt cháy những ngôn từ tuyên truyền của tập đoàn cộng sản đang tiếp tục lừa bịp nhân dân Việt Nam và cả những thế hệ tiếp nối của chúng ta.
Tôi rất mong được đứng nghiêm, chào lá cờ vàng ba sọc đỏ của Việt Nam Cộng hòa và cất cao tiếng, hát bài Tiếng Gọi Thanh Niên (Quốc Ca Việt Nam Công hòa) ngày trước. Tôi rất mong được trở về quê hương như một kỹ sư đã nghỉ hưu, đem 40 năm kinh nghiệm ở xứ người góp phần phục vụ đất nước trước khi chết.
Đường Hàm Nghi – Sài Gòn 1967, ngày ấy tôi đi. Photo: Donald Jellema
Lê Quốc Trinh
Montréal, Canada
4 tháng 3, 2015
© 2015 DCVOnline
DCVOnline minh họa và chú thích
(1) 1,642,179 người đã rời bỏ Việt Nam (kể cả người gốc Hoa và người miền núi) đi tị nạn khắp thế giới trong giai đoạn 1975 – 1997. Canada đã nhận định cư cho 163,415 người. Nguồn: Robinson, W. Courtland, Terms of Refuge,United Nations High Commissioner for Refugees, London: Zed Books, 1998 p. 270, 276, Appendix 2; Far Eastern Economic Review, June 23, 1978, p. 20.
(2) Lê Quốc Trinh, Sự thật nằm sau “Bức công hàm Phạm Văn Đồng 1958”, Dân Làm báo, 30/04/2013.
(3) Năm 1957, hãng thông tấn Tân Hoa (New China News Agency) của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đưa tin “quân đội miền Nam Việt Nam của Ngô Đình Diệm” đã chiếm đóng các đảo Hữu Nhật (Robert), đảo Hoàng Sa (Pattle), đảo Quang Ánh (Money) thuộc quần đảo Hoàng Sa. (Nguồn: South Vietnam Troops Illegally Occupied Chinese Island, NCNA, New China News Agency Peking, March 6, 1957 in SCPM, no. 1486 (March 11, 1957), p.22 trích dẫn lại trong Hungdah Chiu & Choon‐Ho Park (1975): Legal status of the Paracel and Spratly Islands, Ocean Development & International Law, 3:1, 1-28).
Ngày 4 tháng 9, 1958 chính phủ nước CHNDTH công bố Tuyên bố Lãnh hải 12 hải lý kể cả các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cũng như Bãi Macclesfield (quần đảo Trung Sa). Ngày 22 tháng Hai, 1959, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã trả lời Trung Cộng bằng hành động, Hải quân VNCH đã đến đảo Quang Hòa bắt 82 ngư dân Trung Hoa (sau đó đã trả tự do) và một tháng sau đó lại khẳng định chủ quyền của Việt Nam một lần nữa, cũng tại đảo Quang Hòa. (Nguồn:Statement of the Ministry of Foreign Affairs on the Encroachment upon Our Territorial Sovereignty and the Capture of Our Fishermen by the South Vietnamese Authorities, February 27, 1959, in Chung-hua jen-min kung-ho-kuo tui-wai kuan-hsi wen-chien-chi, vol. 6, 1959, pp. 27-28; Further Statement by the Ministry of Foreign Affairs of the People’s Republic of China Protesting the Illegal Acts of the South Vietnamese Authorities on the Encroachment of Our Territorial Sovereignty, Capture and Mistreatment of Our Fishermen, April 5, 1959, ibid., pp. 37-38 trích dẫn lại trong Hungdah Chiu & Choon‐Ho Park (1975): Legal status of the Paracel and Spratly Islands, Ocean Development & International Law, 3:1, 1-28).
(4) Thư của Đại sứ Nguyễn Hữu Chí gởi ông Gonzlio Facio, Chủ tịch HĐ Bảo an LHQ, Văn phòng Quan sát viên Thường trực, Việt Nam Cộng hòa, tại Liên Hiệp Quốc, Số 2142 UN/VN và 2143 UN/VN. Thư của Đại sứ Nguyễn Hữu Chí gởi ông Kurt Waldheim, Tổng thư ký LHQ, Văn phòng Quan sát viên Thường trực, Việt Nam Cộng hòa, tại Liên Hiệp Quốc, Số 2144 UN/VN.
(5) Nguyễn Trọng Vĩnh – Mặc Lâm (RFA), Hậu quả sau hội nghị Thành Đô? RFA, 2012-10-09
Nguồn: Đàn Chim Việt (2015)