Seite auswählen

Mục lục

Việt Nam: Chủ tịch Võ Văn Thưởng từ chức

Theo báo chí trong nước, hôm nay, 20/03/2024, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam đã “đồng ý để chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thôi giữ các chức vụ” trong Đảng và nhà nước. Thông cáo của Văn phòng Trung ương Đảng giải thích: “Theo báo cáo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, ông Thưởng đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm, Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là ủy viên Bộ Chính Trị, ủy viên Ban Bí Thư, ủy viên Ban Chấp Hành Trung ương Đảng và chịu trách nhiệm người đứng đầu theo các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.” Thông cáo nhấn mạnh: “Những vi phạm, khuyết điểm của ông Võ Văn Thưởng đã gây dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước và cá nhân ông”. Tuy nhiên, thông cáo không nói rõ đó là những vi phạm gì.Cũng theo Văn phòng Trung ương Đảng, “nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và nhân dân, ông Thưởng đã có đơn xin thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác”.Trong những ngày qua, đã có nhiều tin đồn về việc chủ tịch nước Võ Văn Thưởng sẽ buộc phải từ chức. Quyết định của Trung ương Đảng sẽ được Quốc Hội chính thức hóa trong một phiên họp bất thường bàn về “công tác  nhân sự” vào ngày mai, 21/03.Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân sẽ tạm giữ chức chủ tịch nước cho đến khi tìm được người thay thế ông Võ Văn Thưởng.Chủ tịch nước là một chức vụ phần lớn mang tính chất nghi thức, nhưng bất cứ ai nắm giữ chức vụ này đều có lợi thế trong cuộc chạy đua để kế nhiệm ông Trọng, dù là với tư cách quyền tổng bí thư hay chính thức được bầu sau Đại hội Đảng Cộng sản kỳ tới vào năm 2026. 

https://www.rfi.fr/vi/vi%E1%BB%87t-nam/20240320-vi%E1%BB%87t-nam-ch%E1%BB%A7-t%E1%BB%8Bch-v%C3%B5-v%C4%83n-th%C6%B0%E1%BB%9Fng-t%E1%BB%AB-ch%E1%BB%A9c

 

Chính trường Việt Nam sau khi phế truất ông Võ Văn Thưởng

Hôm 20/3/2024, Quốc hội Việt Nam cho biết sẽ họp bất thường ngày 21/3 để quyết định về “công tác nhân sự”, bãi nhiệm chức chủ tịch nước của ông Võ Văn Thưởng. Cuộc họp bất thường của Quốc hội Việt Nam ngày 21/3 là bước tiếp theo, ngay sau khi BCH Trung ương ĐCSVN tuyên bố chấp thuận đơn từ chức của ông Võ Văn Thưởng hôm 20/3/2024. Điều này xác nhận thông tin mà hãng tin Reuters đã loan trước đó ba ngày, dẫn nguồn từ một số quan chức trong nước. Trao đổi với RFA về sự kiện ông Võ Văn Thưởng từ chức, Giáo sư Zachary M. Abuza tại Đại học Chiến tranh Quốc gia Mỹ (NWC), nói rằng “Đó chính xác là lặp lại những gì đã xảy ra vào tháng 2 năm 2023 với việc phế truất Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc.”Theo GS. Zachary, việc ông Võ Văn Thưởng từ chức chủ tịch nước, tiếp nối vụ việc tương tự của ông Nguyễn Xuân Phúc chỉ sau khoảng một năm, phản ánh rất nhiều điều trong hệ thống chính trị Việt Nam. Ông nói: “Tôi nghĩ đó không phải là vấn đề của nhiệm kỳ chủ tịch nước. Chúng ta có thể thấy rất rõ ràng là trong Bộ Chính trị, những người như Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đã sử dụng quyền điều tra của mình. Ông ấy có nhiều quyền lực và nguồn lực điều tra để truy lùng những vi phạm chính trị.”Đối với trường hợp ông Nguyễn Xuân Phúc, GS. Zachary cho rằng ông Phúc đã nhận được “sự ủng hộ và ân sủng” của Nguyễn Phú Trọng. Nhưng rồi ông Nguyễn Phú Trọng từng giận dữ vì ông Phúc ra sức tranh cử chức Tổng Bí thư tại Đại hội Đảng lần thứ XIII vào năm 2021. Còn ông Võ Văn Thưởng, người vừa bị ban lãnh đạo ĐCSVN phế truất và sẽ bị Quốc hội cách chức ngày 21/3, theo GS. Zachary, có lẽ thực sự gần gũi với Tổng Bí thư hơn

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vietnamese-politics-after-the-deposition-of-mr-vo-van-thuong-03202024110150.html

 

Trương Mỹ Lan và Võ Văn Thưởng: Lát cắt trong show diễn ngàn đại cảnh

Ngày 5/3/2024 toà án nhân dân TPHCM đưa vụ án Vạn Thịnh Phát ra xét xử, Báo chí rầm rộ đưa tin dự kiến kéo dài 2 tháng và có thể xử cả cuối tuần với 86 bị cáo, 10 kiểm sát viên, 200 luật sư, khoảng 6 tấn hồ sơ với hơn 1 triệu bút lục, khoảng 2,400 người liên quan.Thế nhưng chỉ mới hơn 2 tuần Viện Kiểm Sát (VKS) đã đề nghị mức án tử hình cho Bà Lan và nhân dân đã kịp bước qua một mối quan tâm khác là Hội nghị Trung Ương Đảng và kỳ họp bất thường của Quốc Hội, với nhiều chương trình nghị sự quan trọng hơn, liên quan trực tiếp đến người đại diện cho chính thể quốc gia.Với tư cách là một người nộp thuế, tôi cứ nghĩ về bà Trương Mỹ Lan làm thất thoát đến 489.000 tỷ đồng của Nhân dân; với tư cách là một công dân đã từng bỏ phiếu, tôi cứ nghĩ về ông Võ Văn Thưởng, vị Nguyên thủ quốc gia được quốc hội phê duyệt cách đây hơn 1 năm, bị Đảng “phế truất”, đứng ngoài mọi hành vi chính trị của công dân trong một nước.Nó đặt ra cho chúng ta câu hỏi lớn hơn về mối quan hệ giữa cá nhân và Nhà nước. Làm sao Nhân dân có thể giúp xây dựng một nhà nước tốt và ngược lại có thể bảo vệ mình khỏi một Nhà nước hư hỏng?

https://baotiengdan.com/2024/03/21/truong-my-lan-va-vo-van-thuong-lat-cat-trong-show-dien-ngan-dai-canh/

 

Người dân phản ứng ra sao khi thêm một Chủ tịch nước từ chức?

Quốc hội Việt Nam chính thức miễn nhiệm chức Chủ tịch nước đối với ông Võ Văn Thưởng trong ngày 21 tháng 3 năm 2024. Ông Thưởng, trước đó đã nộp đơn từ chức trước Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sau một năm 18 ngày giữ chức vụ này.Người tiền nhiệm của ông là ông Nguyễn Xuân Phúc, từ chức sau gần hai năm đảm nhiệm chức vụ sau khi thay cho ông Nguyễn Phú Trọng. Ông Trọng giữ chức chủ tịch nước gần hai năm rưỡi, thay ông Trần Đại Quang, tử vong do bệnh lạ vào ngày 21 tháng 9 năm 2018. Ông Trần Đại Quang cũng chỉ giữ chức chủ tịch nước được gần hai năm rưỡi thì mất.Như thế, tính từ khi ông Quang nhận chức chủ tịch nước là tháng 4 năm 2016, đến nay mới có tám năm nhưng có đến bốn vị chủ tịch nước, tức không có ai làm hết nhiệm kỳ, vì nhiều lý doMột số người dân cho rằng, việc chức vụ Chủ tịch nước liên tục bị thay thế, khiến họ cảm thấy hoang mang. Ông Nguyễn Khắc Toàn ở Hà Nội nói với RFA:“Ông Võ văn Thưởng đã được lựa chọn rất kỹ; được đào tạo, dìu dắt từ ông Nguyễn Phú Trọng. Ông Trọng rất tự hào và tâm đắc về nhân vật này. Ổng từng khoe đây là một nhân vật rất trẻ được dìu dắt từ cán bộ cơ sở, cán bộ đoàn đi lên, không có tì vết gì.Thế mà trong mấy năm qua, chẳng có vị chủ tịch nước nào làm tròn nhiệm kỳ năm năm cả. Người dân Việt Nam cũng rất là hoang mang, nghi ngờ về công tác nhân sự yếu kém. Và đội ngũ quan chức lãnh đạo ở thượng tầng là có vấn đề. Có một cái gì đó không bình thường. Điều này ảnh hưởng rất nặng đến người dân đấy. Từ những người dân không bao giờ để ý gì đến chính trị, hoặc những người rất tin thể chế chính trị này cũng phải hoang mang, ngờ vực”.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/how-do-people-react-when-another-president-resigns-03212024115135.html

 

Việt Nam kết án 2 nhà hoạt động Khmer Krom về tội ‘lợi dụng quyền tự do dân chủ’

Một toà án tại Việt Nam hôm 20/3 tuyên phạt hai nhà hoạt động người Khmer Krom tổng cộng 7 năm 6 tháng tù giam về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo Điều 331, điều luật mà các tổ chức nhân quyền cho là được đặt ra để hạn chế quyền tự do biểu đạt của người dân.Tại phiên toà sơ thẩm ở TAND huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh, ông Thạch Cương, 37 tuổi, đã bị tuyên phạt 4 năm tù, và ông Tô Hoàng Chương, 38 tuổi, bị tuyên án 3 năm 6 tháng tù. Cả hai ông đều bị cáo buộc phạm tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ”.Cáo trạng của toà án nói hai ông trong thời gian từ năm 2021 – 2023 đã sử dụng các tài khoản Facebook tên “Cuong Thach” và “TO Hoang Chuong” để phát trực tiếp video clip của bản thân và đăng, chia sẻ bài viết, hình ảnh, video của cá nhân, trang mạng nước ngoài “có nội dung gây ảnh hưởng đến đoàn kết dân tộc, tôn giáo; xuyên tạc chính quyền, xuyên tạc lịch sử Việt Nam, xúc phạm uy tín của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam”.Ông Thạch Cương và Tô Hoàng Chương bị bắt vào ngày 31/7/2023 sau khi bị xử phạt hành chính trước đó về “hành vi đăng thông tin sai sự thật, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức”.Cả hai đều là những nhà hoạt động cho quyền của người Khmer Krom ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.Nhận định về bản án dành cho hai nhà hoạt động trên, ông Phil Robertson, Phó giám đốc châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), nói với VOA:“Tôi cho rằng việc chính quyền Việt Nam đàn áp các nhà hoạt động Khmer Khrom thực sự dường như không có giới hạn nào cả. Ngày càng có nhiều người trong cộng đồng Khmer Khrom bị dính vào những cáo buộc không có thật theo Điều 331 này”.

https://www.voatiengviet.com/a/7536494.html

 

Người gốc Việt ‘đâm chém,’ giành lãnh địa chợ Đồng Xuân ở Đức

Nhà chức trách Berlin, Đức, ghi nhận có ba người đàn ông gốc Việt bị thương nặng trong cuộc hỗn chiến xảy ra tại chợ Đồng Xuân.Theo tường thuật của báo Welt.de hôm 16 Tháng Ba, ba người đàn ông gốc Việt, 35, 36 và 37 tuổi, không được nêu danh tính, dùng dao rựa và thanh gỗ tấn công nhau trong khu chợ.Cả ba đều bị thương chí mạng nhưng được đưa đi cấp cứu kịp thời nên giữ được mạng sống.Một người đàn ông khác 36 tuổi bị “nhiều vết cắt” trong vụ việc và cũng đang phải chữa trị tại bệnh viện.Cảnh sát xác định một người đàn ông gốc Việt 36 tuổi là nghi can và đang truy lùng những đồng phạm của ông này.Theo thông tin ban đầu của nhà chức trách, một nhóm người gốc Việt nhóm xảy ra cự cãi và đánh nhau với một nhóm khác.Sau vụ xô xát, một số người đã bỏ trốn.Stephan Weh, đại diện cảnh sát, bình luận: “Chợ Đồng Xuân được ghi nhận là hang ổ của các băng nhóm buôn lậu và buôn người xuyên quốc gia. Nơi này cũng được coi là điểm nóng ma túy trung tâm của cộng đồng người gốc Việt.”

https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/nguoi-goc-viet-thanh-toan-gianh-dia-ban-tai-cho-dong-xuan-o-berlin/

 

Nguyễn Thái Học lên chức quyền bí thư Lâm Đồng, từng ủng hộ luật sư tố thân chủ

Ông Nguyễn Thái Học, 52 tuổi, phó ban Nội Chính Trung Ương đảng CSVN, vừa lên chức quyền bí thư Tỉnh Ủy Lâm Đồng vào hôm 17 Tháng Ba, thay cho ông Trần Đức Quận, người bị bắt vì cáo buộc nhận hối lộ hồi cuối Tháng Giêng vừa qua.Theo quy trình bổ nhiệm cán bộ, sau khi được đảng cho ghế quyền bí thư tỉnh, ông Học sẽ được đảng bộ tỉnh Lâm Đồng bầu vào chức bí thư tỉnh ủy với “đa số phiếu.”Theo tạp trí Tri Thức (ZNews) hôm 17 Tháng Ba, tại buổi lễ nhận nhiệm vụ, ông Học “nguyện sẽ gắn bó máu thịt, dốc sức, chung lòng làm việc, xem Lâm Đồng như quê hương thứ hai, cố gắng phấn đấu làm việc, rèn luyện, gìn giữ bản thân thật tốt, đoàn kết…”Bên cạnh đó, ông Học “cam kết sẽ sống và làm việc hết mình” để “làm cho nắng hửng lên, nắng nhiều, nắng đẹp trên vùng đất Lâm Đồng bao la, hùng vĩ.”Ông Nguyễn Thái Học được ghi nhận có bằng cử nhân Luật và tiến sĩ Khoa Học Chính Trị.Tên tuổi ông Học gắn với phát ngôn gây chú ý khi làm đại biểu Quốc Hội hồi năm 2017.Theo tường thuật tại nghị trường ở thời điểm đó của báo VOV, tại buổi góp ý về dự luật “Luật Sư Tố Giác Thân Chủ,” trái với phần lớn các luật sư phản đối điều luật, ông Học cho rằng điều này “phù hợp với trách nhiệm của luật sư, vừa bảo vệ quyền lợi thân chủ của mình, đồng thời bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.”

https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/quyen-bi-thu-lam-dong-tung-ung-ho-luat-su-to-giac-than-chu/

 

Giới hoạt động gốc Việt tham gia các diễn dàn bên lề Thượng đỉnh Dân chủ Thế giới

Nhiều nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền gốc Việt từ Mỹ và châu Âu vừa đến Hàn Quốc để tổ chức các sự kiện bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Dân chủ Thế giới 2024, cùng chung nỗ lực nâng cao các giá trị dân chủ tại Việt Nam và trên thế giới.Hôm 19/3, Liên minh vì Dân chủ cho Việt Nam, một mạng lưới các nhóm tranh đấu vì dân chủ cho Việt Nam tại hải ngoại và trong nước, tổ chức Diễn đàn dân chủ Việt Nam bên thềm hội nghị thượng đỉnh quốc tế diễn ra tại Seoul từ ngày 18-20/3.Có mặt tại Seoul, bác sĩ nha khoa Elise Phạm ở Na Uy, thuộc Ban điều hành Liên minh vì Dân Chủ cho Việt Nam, đồng thời là thành viên Hội đồng chỉ đạo của Liên minh Dân chủ Toàn cầu, chia sẻ ý kiến với VOA về sự kiện này:“Cao trào đấu tranh dân chủ trên toàn thế giới đang ở tầm cao, điển hình là khi chúng tôi dự Hội nghị Thượng đỉnh tại Nam Hàn, đã cho thấy phong trào đấu tranh cho dân chủ trên thế giới đang diễn ra rất sôi nổi và mãnh liệt. Trong khi đó, chế độ Cộng sản Việt Nam vẫn còn độc tài, toàn trị, họ vẫn bắt bớ và trấn áp những tiếng nói đấu tranh cho dân chủ”.“Một lần nữa, nhà cầm quyền Việt Nam đã không được mời tham dự cuộc Hội nghị Thượng đỉnh Dân chủ, lần này được tổ chức ngay tại Seoul, Hàn Quốc. Qua đó, họ phải thấy rằng đối tác không có nghĩa là đồng minh, chiến lược không có nghĩa là chung chiến tuyến, và toàn diện không có nghĩa là chung những giá trị căn bản”, bác sĩ Trần Quốc Hưng tại Hoa Kỳ, Điều phối viên của Liên minh vì Dân chủ cho Việt Nam, người tham gia và điều phối chuỗi các sự kiện bên lề Hội nghị Thượng đỉnh, chia sẻ suy nghĩ với VOA. “Chấp nhận cùng chung vận mệnh với Trung Cộng, Cộng sản Việt Nam đang đi ngược lại trào lưu thế giới và đưa đất nước vào một vị thế nguy hiểm mà họ phải chịu trách nhiệm với công lý và lịch sử”.

https://www.voatiengviet.com/a/gioi-hoat-dong-goc-viet-tham-gia-cac-dien-dan-ben-le-thuong-dinh-dan-chu-the-gioi/7536475.html

 

Ngoại trưởng Mỹ: Quan hệ giữa Mỹ và Philippines rất ‘keo sơn’

Trong chuyến thăm Manila hôm nay (19/3), ông Blinken tái khẳng định cam kết an ninh “sắt đá” của Mỹ với Philippines.Gần đây, những bất đồng trong yêu sách trên Biển Đông đã khiến căng thẳng gia tăng giữa Manila và Bắc Kinh.“Những vùng biển này đóng vai trò quan trọng trong an ninh và kinh tế Philippines,” ông Blinken đánh giá.“Chúng cũng rất quan trọng đối với lợi ích của các quốc gia khác trong khu vực, cũng như của Mỹ và thế giới,” ông Blinken phát biểu tại cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Philippines Enrique Manalo.“Đó là lý do tại sao Mỹ sẽ tiếp tục sát cánh với Philippines, đảm bảo việc duy trì, tuân thủ các cam kết và hiệp định quốc phòng song phương.”Theo một quan chức cấp cao khác của Bộ Ngoại giao Mỹ, ông Blinken cũng sẽ thảo luận vấn đề thương mại với các quan chức Philippines. Chuyến thăm cũng được coi là sự ủng hộ từ Mỹ dành cho Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr.Trái ngược với người tiền nhiệm thân Trung Quốc Rodrigo Duterte, ông Marcos Jr nghiêng nhiều hơn về phía Mỹ.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c72ejl9n28yo

 

Siêu dự án kênh Phù Nam Techo khiến Campuchia rời xa Việt Nam, ngả về Trung Quốc?

Thủ tướng Campuchia Hun Manet được cho đang muốn giảm dần sự phụ thuộc vào Việt Nam qua siêu dự án lịch sử, kênh đào Phù Nam Techo.Ngay từ cái tên của siêu dự án đã mang đầy dụng ý, gợi nhắc đến Vương quốc Phù Nam cổ xưa, được hình thành khoảng thế kỷ thứ 1 hoặc 2 trước công nguyên, kéo dài đến thế kỷ thứ 7, bao trùm một phần Malaysia, Thái Lan, một khu vực hạ lưu sông Mekong gồm Đồng bằng sông Cửu Long ngày nay.Vương quốc này đóng một vai trò quan trọng trong những diễn ngôn dân tộc chủ nghĩa tại Campuchia khi muốn khẳng định sự hiện diện của dân tộc Khmer cách đây hàng ngàn năm tại vùng hạ lưu sông Mekong và tại Đồng bằng sông Cửu Long.Ở Campuchia từng có niềm tin rằng họ đã để mất Kampuchea Krom (Kampuchea Hạ) và đảo Koh Tral (đảo Phú Quốc hiện nay) vào tay Việt Nam khi Pháp cắt khỏi lãnh thổ của Vương quốc Kampuchea và cho nhập vào Việt Nam.Những tranh cãi về việc người Khmer đã từng làm chủ vùng đất Đồng bằng sông Cửu Long âm ỉ cho đến tận ngày nay.Quay lại hiện tại, dự án kênh đào Phù Nam Techo (Funan Techo) xuất hiện trong bối cảnh Campuchia đang ngày càng xích lại gần với Trung Quốc trong bối cảnh Bắc Kinh tiếp tục gia tăng sức ảnh hưởng ở các quốc gia lưu vực sông Mekong, nổi bật là Lào và Campuchia, hai nước láng giềng có quan hệ đặc biệt với Việt Nam.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c72l7ykxyqro

 

Đức : Khi đầu tầu kinh tế của châu Âu « mệt mỏi »…

Nước Đức đang gặp bất ổn. Kinh tế trì trệ do tăng trưởng bị suy giảm. Chính trường Đức bị phân mảnh và phân hóa sâu sắc. Gần đến kỳ bầu cử Nghị Viện Châu Âu và bầu cử vùng tại Đức, AFD, đảng cực hữu dường như đã thu hút được khoảng 20% ý định bỏ phiếu, theo một thăm dò. Liên minh cầm quyền tại Đức bên bờ tan vỡ và vị thế của thủ tướng Olaf Scholz đang bị lung lay. Phải chăng mô hình kinh tế – xã hội Đức đang đến hồi kết ? Tại Diễn đàn Davos tháng 1/2024, bộ trưởng Tài Chính Đức, Christian Lindner phải thừa nhận « Đức không phải là một người bị bệnh mà là một người mệt mỏi sau giấc ngủ ngắn ». Quả thật, nước Đức thời hậu chiến chưa bao giờ bị căng thẳng như lúc này khi phải đối mặt với ba cuộc khủng hoảng cùng một lúc : Kinh tế, Xã hội và Chính trị.Chưa có một thủ tướng Đức nào lại bị mất tín nhiệm nhiều như ông Olaf Scholz. Từ tháng Giêng 2024, chính phủ Đức đối mặt với nhiều cuộc đình công của nhân viên đường sắt, sự bất mãn của giới y sĩ và nhiều cuộc biểu tình quy mô lớn của nông dân và tài xế vận tải đường dài.Trong khi đó, theo một thăm dò gần đây, đảng AFD ( Con đường khác cho nước Đức )  một đảng cực hữu hoài nghi châu Âu, bài di dân, dường như có được 20% ý định bỏ phiếu, chỉ đứng sau đảng Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo Đức ( 30% ý định bỏ phiếu ). Chính trường Đức còn bị phân mảnh khi có thêm một đảng chính trị bài di dân và thân Kremlin, nhưng thuộc cánh tả.Trả lời RFI Tiếng Việt, nhà nghiên cứu Marie Krpata, Ủy ban Quan hệ Pháp – Đức, Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (IFRI) trước hết nhận định Đức đang đối mặt với nhiều thách thức to lớn.

https://www.rfi.fr/vi/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD-ti%C3%AAu-%C4%91i%E1%BB%83m/20240321-%C4%91%E1%BB%A9c-khi-%C4%91%E1%BA%A7u-t%E1%BA%A7u-kinh-t%E1%BA%BF-c%E1%BB%A7a-ch%C3%A2u-%C3%A2u-m%E1%BB%87t-m%E1%BB%8Fi

 

IMF ​​đồng ý cho Ukraine vay 880 triệu USD, dự báo chiến tranh dần kết thúc trong năm 2024

Ban điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hôm 21/3 phê duyệt đợt đánh giá thứ ba về chương trình cho Ukraine vay 15,6 tỷ USD, cho phép giải ngân 880 triệu USD để hỗ trợ ngân sách và nâng tổng số tiền giải ngân lên 5,4 tỷ USD, Reuters dẫn thông tin từ IMF cho biết.Tổ chức IMF cho hay những rủi ro mà Ukraine phải đối mặt vẫn đặc biệt cao, nhất là những bất ổn xung quanh cuộc chiến với Nga và triển vọng về nguồn tài chính bên ngoài. Mặc dù vậy, người đứng đầu phái bộ của cơ quan này ở Ukraine, ông Gavin Gray, nói rằng quỹ vẫn kỳ vọng cuộc chiến ở Ukraine sẽ dần kết thúc vào cuối năm 2024.Ông Gray nói với các phóng viên rằng hiệu suất tổng thể của Ukraine trong chương trình Quỹ mở rộng với IMF vẫn tốt trong năm đầu tiên và Kyiv đã đáp ứng tất cả ngoại trừ một trong các tiêu chí về hiệu quả định lượng. Ukraine sẽ nhận được tiền trong những ngày tới, ông Gray nói. Đó có thể là tin đáng mừng khi Quốc hội Mỹ tiếp tục tranh luận về việc phê duyệt gói viện trợ bổ sung trị giá 61 tỷ USD cho Ukraine. Ông Gray cho biết IMF sẽ phải nghiên cứu tác động lên mức nợ của Ukraine nếu các nhà lập pháp Mỹ quyết định chuyển một phần nguồn tài trợ đó thành khoản vay thay vì trợ cấp.

https://www.voatiengviet.com/a/imf-dong-y-cho-ukraine-vay-880-trieu-usd-du-bao-chien-tranh-dan-ket-thuc-trong-nam-2024/7538057.html

 

Ông Trump nói nếu thất cử vào tháng 11, nền dân chủ Mỹ ‘sẽ chấm dứt’

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 16.3 nói rằng nếu ông không giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11, điều đó sẽ đồng nghĩa nền dân chủ Mỹ có thể kết thúc. Ông Trump đã mở đầu bài phát biểu của mình ở thành phố Dayton thuộc bang Ohio (Mỹ) ngày 16.3 bằng lời tri ân tới những người ủng hộ ông đang ngồi tù vì bạo loạn tại Điện Capitol vào ngày 6.1.2021, khi họ tìm cách ngăn chặn việc chứng nhận chiến thắng của Tổng thống Joe Biden trong cuộc bầu cử năm 2020. Ông Trump chào và gọi họ là “những người yêu nước” và “con tin”, theo Reuters.Ông Trump còn lặp lại khẳng định rằng thất bại trong cuộc bầu cử năm 2020 của ông trước Tổng thống Biden là do gian lận bầu cử mà không đưa ra bằng chứng xác thực nào.Cũng trong bài phát biểu, ông Trump dự đoán rằng nếu ông không giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào ngày 5.11, nền dân chủ Mỹ sẽ chấm dứt, theo Reuters.”Nếu chúng ta không thắng cuộc bầu cử này, tôi không nghĩ các bạn sẽ có một cuộc bầu cử khác ở đất nước này”, ông Trump phát biểu trước những người ủng hộ.Trong phần giữa của bài phát biểu về việc áp thuế đối với ô tô nhập khẩu và sự cạnh tranh của nước ngoài đối với ngành công nghiệp ô tô Mỹ, ông Trump nhấn mạnh: “Nếu tôi không đắc cử, đó sẽ là một cuộc tắm máu cho cả nước”.

https://thanhnien.vn/ong-trump-noi-neu-that-cu-vao-thang-11-nen-dan-chu-my-se-cham-dut-185240317091752694.htm

 

Chiến dịch gây quỹ của Trump hụt hơi giữa rắc rối tiền phạt

Khi Donald Trump đối mặt khủng hoảng tiền phạt vì thua kiện, chiến dịch gây quỹ của ông cũng không thể thu hút được nhiều nguồn tài trợ.Chiến dịch tranh cử của Tổng thống Joe Biden tuần này tiếp tục khoe về những thắng lợi trong nỗ lực gây quỹ trước thềm bầu cử tháng 11. Nhóm của ông Biden ngày 20/3 thông báo họ có 71 triệu USD trong tài khoản tính tới cuối tháng 2, gấp hơn hai lần so với số tiền 33,5 triệu USD của cựu tổng thống Donald Trump.Chỉ riêng trong tháng 2, chiến dịch của ông Biden huy động được 21,3 triệu USD và chi 6,3 triệu USD, trong khi của nhóm ông Trump thu về 10,9 triệu USD và chi 7,8 triệu USD.Khoảng cách giữa hai bên đã được nới rộng từ cuối tháng 1, khi chiến dịch của ông Biden kết thúc tháng với 56 triệu USD trong tài khoản, còn ông Trump có khoảng 30 triệu USD trong tay.”Thật đáng ngại. Tất cả những gì tôi có thể nói là họ cần phải làm tốt hơn. Tôi vẫn tin ông ấy có thể giành chiến thắng, nhưng họ phải giữ được thế cạnh tranh. Song điều đó không xuất hiện ngay lúc này”, một chiến lược gia đảng Cộng hòa nói ngày 21/3.Ủy ban Quốc gia đảng Cộng hòa (RNC), nơi điều phối nỗ lực gây quỹ của đảng phục vụ chiến dịch tranh cử, gần đây thay đổi lãnh đạo, khi Michael Whatley, đồng minh của ông Trump, được bầu làm tân chủ tịch. Lara Trump, con dâu ông Trump, giữ ghế đồng chủ tịch. Ngay sau đó, RNC sa thải loạt nhân sự cấp cao. “Tiền không quyết định tất cả. Song việc thiếu tiền mặt và sa thải nhân viên khiến nhiều cử tri lo sợ rằng các quỹ tranh cử của RNC sẽ được sử dụng để trả chi phí pháp lý cho các luật sư của ông Trump”, Doug Heye, chiến lược gia lâu năm đảng Cộng hòa, nói.

https://vnexpress.net/chien-dich-gay-quy-cua-trump-hut-hoi-giua-rac-roi-tien-phat-4725221.html

 

Nghị sĩ Cộng hòa yêu cầu phế truất Chủ tịch Hạ viện Mỹ

Nghị sĩ Marjorie Greene đề xuất bãi nhiệm Chủ tịch Hạ viện Mỹ, khởi động quy trình có thể khiến ông Mike Johnson mất chức.Nghị sĩ Cộng hòa theo đường lối cứng rắn Marjorie Taylor Greene hôm 22/3 thông báo nộp đơn “đề xuất bãi nhiệm” Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson, sau khi ông phớt lờ nhiều thành viên trong đảng Cộng hòa nhằm thông qua dự luật ngân sách 1.200 tỷ USD giúp chính phủ Mỹ thoát nguy cơ đóng cửa từ rạng sáng 23/3.Dự luật ngân sách được Hạ viện Mỹ thông qua với 286 phiếu ủng hộ và 134 phiếu chống, chấm dứt cuộc tranh cãi kéo dài hơn 6 tháng về quy mô chi tiêu của chính phủ Mỹ trong năm tài khóa 2024. Nó sẽ tiếp tục gia tăng nợ công của Mỹ, vốn đang ở mức gần 34.600 tỷ USD.Thượng viện Mỹ còn vài giờ để thông qua dự luật này trước khi một phần chính phủ Mỹ ngừng hoạt động.Động thái đề xuất bãi nhiệm cũng có thể tái châm ngòi những cuộc tranh đấu nội bộ trong đảng Cộng hòa, giữa phe bảo thủ và nhóm ủng hộ nhiệt thành của cựu tổng thống Donald Trump.

https://vnexpress.net/nghi-si-cong-hoa-yeu-cau-phe-truat-chu-tich-ha-vien-my-4725642.html

 

Tái đắc cử với hơn 87% số phiếu, tổng thống Putin tuyên bố không ai có thể hù dọa, chà đạp nước Nga

Ủy Ban Bầu Cử Nga, được hãng tin chính thức Ria Novosti trích dẫn, cho biết, theo kết quả kiểm 99 % số phiếu, tổng thống Nga Vladimir Putin đắc cử thêm một nhiệm kỳ mới với hơn 87 % cử tri ủng hộ. Trước khi kết quả chính thức được công bố, tổng thống Vladimir Putin sáng nay cảnh cáo phương Tây về nguy cơ xung đột giữa Nga với NATO. Theo ông, « rất rõ ràng » là kịch bản đó sẽ đẩy nhân loại « đến gần với Thế Chiến Thứ Ba ». Chủ nhân điện Kremlin nói thêm : « Đương nhiên không ai muốn điều đó xảy ra ».Tối Chủ Nhật 17/03/2024, tổng thống Putin cảm ơn cử tri đã « hỗ trợ và tin tưởng » bỏ phiếu cho ông, đồng thời cam kết nước Nga dưới sự dẫn dắt của ông sẽ không bao giờ để bất kỳ một ai « hù dọa hay chà đạp ». Trước thềm một nhiệm kỳ thứ 5, ông Putin đánh giá kết quả bầu cử lần này là một sự kiện « lịch sử » như tường thuật của thông tín viên RFI Anissa El Jabri từ Matxcơva :« Sự ủng hộ của toàn dân được báo trước và được tổng thống Nga xem như là một sự ủy thác để ông toàn quyền định đoạt về chiến tranh. Điều này đã được khẳng định qua lá phiếu của cử tri tại vùng Belgorod nơi đã liên tục bị oanh kích trong những ngày qua. Tại đây tỉ lệ ủng hộ Vladimir Putin là 96,45 %. Tương tự như vậy tại các vùng lãnh thổ của Ukraina bị Nga chiếm đóng từ 2022 : 95% ở Donetsk hay 92% tại Zaporijia.Tổng thống Putin khoe với thế giới một nước Nga không có ý định thay đổi chiến lược về quân sự mà trái lại như chính ông đã tuyên bố tối qua : Quyết tâm và lý trí của chúng ta vững chắc, bất chấp những ai muốn hù dọa chúng ta đến đâu, bất chấp những ai muốn chà đạp chúng ta đến đâu. Trong lịch sử, không một ai có thể hù dọa, chà đạp chúng ta và điều này   không xẩy ra và sẽ không bao giờ xẩy ra.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20240318-t%C3%A1i-%C4%91%E1%BA%AFc-c%E1%BB%AD-v%E1%BB%9Bi-h%C6%A1n-87-s%E1%BB%91-phi%E1%BA%BFu-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-putin-tuy%C3%AAn-b%E1%BB%91-kh%C3%B4ng-ai-c%C3%B3-th%E1%BA%BF-h%C3%B9-d%E1%BB%8Da-ch%C3%A0-%C4%91%E1%BA%A1p-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-nga

 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng Tổng thống Nga Putin tái đắc cử

Nhân dịp ông Vladimir Putin được bầu lại làm Tổng thống Liên bang Nga, thay mặt Đảng, Nhà nước Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có thư chúc mừng Tổng thống Vladimir Putin.Theo kết quả từ Ủy ban Bầu cử Trung ương Nga, sau khi kiểm 82,76% số phiếu bầu, ứng cử viên độc lập Vladimir Putin giành được 87,18% số phiếu ủng hộ.Ông Putin (71 tuổi) là Tổng thống Nga từ năm 2000 đến 2008 và 2012 đến nay. Ông từng giữ vị trí Thủ tướng giai đoạn 2008-2012. Ngày 17/3, các cử tri Nga tại Việt Nam đã bỏ phiếu bầu Tổng thống Nga, tại 4 điểm bỏ phiếu: Đại sứ quán Nga (Hà Nội), Tổng Lãnh sự quán Nga tại Đà Nẵng, Tổng Lãnh sự quán Nga tại TP.HCM và “Làng Nga” Vietsovpetro (Vũng Tàu). Trước đó, vào ngày 6/3, một số cử tri Nga đã bỏ phiếu trước thời hạn tại Nha Trang (Khánh Hòa).5 điểm bỏ phiếu ở Việt Nam nằm trong số 281 điểm bầu cử bên ngoài Nga tại 144 nước. Tại hai điểm bầu cử Đà Nẵng và Hà Nội, có sự hoạt động của các quan sát viên quốc tế đã đăng ký.

https://vietnamnet.vn/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-chuc-mung-tong-thong-nga-putin-tai-dac-cu-2260978.html

 

Ukraine bắn hạ 17 trong số 22 drone của Nga

Hệ thống phòng không Ukraine đã bắn hạ 17 trong số 22 máy bay không người lái (drone) của Nga trên 9 vùng của Ukraine trong cuộc không kích khiến một tòa nhà dân cư bị cháy vào đầu giờ ngày 18/3, các quan chức cho biết.
Không có thương vong được báo cáo từ vụ cháy ở thành phố trung tâm Kryvyi Rih, nơi các lực lượng cứu hộ có thể sơ tán người dân và vô hiệu hóa hỏa lực của máy bay không người lái trước khi nó nổ tung, giới chức địa phương cho biết.
Tại khu vực trung tâm Kirovohrad, vụ không kích đã làm hư hại các cơ sở công nghiệp tư nhân và các tòa căn hộ gần đó, nhưng không ai bị thương, Thống đốc Kirovohrad, ông Andriy Raykovych, viết trên Telegram.Nga cũng đã phóng bảy rốc két vào các mục tiêu ở Ukraine trong đêm, không quân Nga cho biết trong một tuyên bố trên Telegram.Một cuộc không kích bằng tên lửa trong đêm vào khu vực đông Kharkiv đã làm hư hại một trạm cứu hỏa và làm một người bị thương, cơ quan cứu hộ khẩn cấp nhà nước cho biết.Hiện chưa rõ điều gì đã xảy ra với các tên lửa và máy bay không người lái không bị phá hủy.

https://www.voatiengviet.com/a/ukraine-ban-ha-17-trong-so-22-drone-cua-nga/7532158.html

 

Israel quyết tâm chiếm Rafah bất chấp ‘khả năng xích mích’ với Mỹ

Israel sẽ nắm quyền kiểm soát Rafah ngay cả khi điều này gây ra rạn nứt với Hoa Kỳ, một quan chức cấp cao của Israel cho biết hôm thứ Năm, đồng thời mô tả thành phố Gazan chật cứng người tị nạn là pháo đài cuối cùng của Hamas, nơi chứa chấp một phần tư số chiến binh của nhóm này.Viễn cảnh xe tăng và quân đội tấn công Rafah khiến Washington lo lắng vì không có kế hoạch sơ tán cho hơn một triệu người Palestine đang trú ẩn ở đó kể từ khi bị di tản đến đây từ những nơi khác ở Dải Gaza trong cuộc chiến kéo dài 5 tháng qua.Thủ tướng Benjamin Netanyahu từng cam kết đảm bảo sơ tán thường dân và viện trợ nhân đạo, những biện pháp mà các trợ lý hàng đầu của Israel sẽ thảo luận tại Nhà Trắng trong những ngày tới, theo lệnh của Tổng thống Mỹ Joe Biden.“Chúng tôi khá tự tin rằng chúng tôi có thể làm điều này hiệu quả, không chỉ về mặt quân sự mà còn về mặt nhân đạo, nhưng họ ít tin tưởng rằng chúng tôi có thể làm được điều đó”, một trong những đặc phái viên của Israel, Bộ trưởng Bộ Chiến lược Ron Dermer cho biết trên chương trình podcast có tên “Call Me Back with Dan Senor”.

https://www.voatiengviet.com/a/7536984.html

 

Israel đột kích bệnh viện lớn nhất Gaza

Quân đội Israel đưa quân vào Al-Shifa, bệnh viện lớn nhất Dải Gaza, nói rằng họ nhận được tin tình báo lực lượng Hamas đang sử dụng bệnh viện làm căn cứ.”Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) đang tiến hành chiến dịch có độ chính xác cao trong các khu vực hạn chế ở bệnh viện Al-Shifa, sau khi nhận được thông tin tình báo yêu cầu phải có hành động ngay lập tức”, chuẩn đô đốc Daniel Hagari, phát ngôn viên IDF, thông báo ngày 18/3.”Chúng tôi biết các quan chức cấp cao của Hamas đã tập hợp ở trong bệnh viện và đang sử dụng nó để điều phối các cuộc tấn công nhằm vào Israel”, ông nói thêm.IDF cho biết đã yêu cầu người dân Gaza rời khỏi bệnh viện Al-Shifa ngay lập tức, thêm rằng binh sĩ nước này đã được lệnh “không gây thiệt hại cho bệnh nhân, dân thường, đội ngũ y bác sĩ và dụng cụ y tế”. Quân đội Israel cũng cử người biết nói tiếng Arab đi cùng các binh sĩ để có thể đối thoại với những bệnh nhân còn ở lại bệnh viện.Các nhân chứng cho biết IDF đã thả tờ rơi viết bằng tiếng Arab, trong đó có ghi hướng dẫn cách sơ tán cùng cảnh báo “các bạn đang ở trong vùng chiến sự nguy hiểm”.IDF và cơ quan an ninh Shin Bet cho biết các tay súng Hamas ẩn nấp bên trong các tòa nhà của bệnh viện và nhắm bắn vào binh sĩ Israel. Lực lượng nước này bắn trả, khiến một số thành viên của nhóm thiệt mạng và bị thương.Bộ Y tế do Hamas điều hành ở Dải Gaza cho biết đã có hàng chục người thương vong. Lực lượng cứu hộ chưa thể tiếp cận những người này do giao tranh đang diễn ra quá ác liệt.

https://vnexpress.net/israel-dot-kich-benh-vien-lon-nhat-gaza-4723789.html

 

Dẫn đầu danh sách các mối đe dọa cho Mỹ: Trung Quốc, chứ không phải Nga

Cuộc chiến của Nga ở Ukraine – được các quan chức hàng đầu của Mỹ miêu tả là gây nguy hiểm cho chính nước Mỹ – vẫn đứng sau Trung Quốc khi nói đến các mối đe dọa lâu dài đối với an ninh của Mỹ, theo một quan chức cấp cao của Ngũ Giác Đài.Lời cảnh báo từ ông Ely Ratner, phụ tá Bộ trưởng Quốc phòng về các vấn đề an ninh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, được đưa ra trong lời khai chứng được chuẩn bị cho phiên điều trần ngày 20/3 của Ủy ban Quân vụ Hạ viện về những thách thức an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. “Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tiếp tục đề ra thách thức toàn diện và nghiêm trọng nhất đối với an ninh quốc gia của chúng ta,” ông Ratner sẽ nói với các nhà lập pháp Mỹ như vậy, theo bản sao lời mở đầu bài diễn văn của ông mà VOA có được.“Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vẫn là quốc gia duy nhất với ý chí và khả năng thống trị khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương ngày càng tăng và thay thế Hoa Kỳ,” ông Ratner cảnh báo. Vẫn theo phần trình bày của ông, “Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đang theo đuổi các mục tiêu xét lại của mình bằng các hoạt động cưỡng ép ngày càng tăng ở Eo biển Đài Loan, Biển Đông và Biển Hoa Đông, dọc theo Đường Kiểm soát Thực tế với Ấn Độ và xa hơn nữa”.Đây không phải là lần đầu tiên ông Ratner đề cập đến mối đe dọa ngày càng tăng từ Bắc Kinh.

https://www.voatiengviet.com/a/dan-dau-danh-sach-cac-moi-de-doa-cho-my-trung-quoc-chu-khong-phai-nga/7536064.html

 

Quan chức NATO kêu gọi đồng minh đừng bi quan về Ukraine

Lãnh đạo phái đoàn NATO thăm Ukraine kêu gọi các nước thành viên gia tăng hỗ trợ và “đừng phạm sai lầm bi quan quá mức trong năm 2024″.”Thế giới từng lạc quan quá mức trong năm 2023, chúng ta cũng không nên phạm lại cùng sai lầm và tỏ ra bi quan quá mức vào năm 2024″, đô đốc Rob Bauer, lãnh đạo Ủy ban Quân sự NATO, ngày 21/3 bình luận về tình hình chiến sự Ukraine.Bauer đang dẫn đầu phái đoàn NATO thăm Ukraine, tham dự sự kiện Diễn đàn An ninh Kiev cùng các quan chức quốc phòng châu Âu và chuyên gia quân sự. Đây là phái đoàn quân sự cấp cao đầu tiên của NATO đến thăm Kiev kể từ khi chiến sự bùng nổ vào tháng 2/2022.Ông nhận định xung đột Nga – Ukraine đã thay đổi nhiều phương diện của chiến tranh hiện đại. Tuy nhiên, Ukraine đã chứng tỏ khả năng chiến đấu bền bỉ lẫn thích ứng nhanh chóng trong hơn hai năm chiến sự.”Người bi quan sẽ không thể thắng trận. Với hỗ trợ từ chúng ta, Ukraine đủ khả năng giành thắng lợi”, ông nói.Bauer khẳng định chuyến thăm Ukraine của ông “đã chứng tỏ NATO và Ukraine đang gần nhau hơn bao giờ hết”, đồng thời chia sẻ niềm tin rằng Ukraine sẽ sớm được tham gia liên minh.Ukraine đã nộp đơn xin gia nhập NATO với lộ trình đặc cách vào tháng 9/2022. Liên minh đến nay vẫn chưa thể đặt ra kế hoạch đàm phán gia nhập cho Kiev. Tuyên bố chung của hội nghị thượng đỉnh NATO vào tháng 7/2023 chỉ khẳng định “tương lai của Ukraine là ở trong NATO” và liên minh sẽ gửi lời mời Ukraine gia nhập khi các điều kiện cho phép.

https://vnexpress.net/quan-chuc-nato-keu-goi-dong-minh-dung-bi-quan-ve-ukraine-4725149.html

 

Đề phòng Nga, Đức chi gần 9 tỷ USD mua tên lửa tầm xa của Mỹ

Không quân Đức đặt mua 75 tên lửa hành trình của Mỹ với giá 8,7 tỷ USD để tăng cường năng lực cho hệ thống phòng thủ quốc gia.Theo tờ Telegraph, tên lửa JASSM-ER của Mỹ có tầm bắn khoảng 900km, gần tương đương với hệ thống tên lửa Taurus mà Thủ tướng Đức Olaf Scholz vẫn từ chối gửi cho Ukraine.Thông tin Không quân Đức đặt mua 75 tên lửa JASSM-ER được công bố, sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho hay Berlin sẽ đảm bảo năng lực “sẵn sàng chiến tranh” bằng cách tăng mạnh ngân sách và nguồn lực cho quân đội quốc gia (Bundeswehr).Ngoài ra, động thái của Đức được đưa ra sau khi có những lo ngại về nguy cơ xung đột Nga – NATO có thể bùng nổ trong 5 – 8 năm tới.Hiện chưa rõ liệu Berlin đặt mua tên lửa của Mỹ cho mục đích dự trữ, hay sử dụng chúng để thay thế cho những tên lửa sắp được gửi tới một quốc gia khác.Truyền thông Đức trước đó đưa tin, Bộ trưởng Scholz đã đàm phán với Anh về việc tên lửa Taurus được gửi tới Anh, và sau đó London sẽ gửi tên lửa Storm Shadow cho Ukraine. Động thái này sẽ cho phép Đức gián tiếp cung cấp cho Ukraine nhiều tên lửa tầm xa hơn, mà không vi phạm giới hạn đỏ của Thủ tướng Scholz liên quan tới chuyển giao Taurus cho Kiev.Theo tờ Bild, tên lửa JASSM-ER của Mỹ có thể được sử dụng để thay thế cho kho tên lửa Taurus của Đức. 

https://vietnamnet.vn/de-phong-nga-duc-chi-gan-9-ty-usd-mua-ten-lua-tam-xa-cua-my-2262160.html

 

Israel tuyên bố đã bắt giữ hàng trăm chiến binh  ở bệnh viện Gaza

Lực lượng Israel đã bắt giữ hàng trăm chiến binh Hamas và Thánh chiến Hồi giáo, bao gồm một số quan chức an ninh và chỉ huy quân sự, trong cuộc đột kích kéo dài nhắm vào bệnh viện chính của Gaza, người phát ngôn chính của quân đội cho biết.Quân đội Israel đã tiến vào Bệnh viện Al Shifa ở thành phố Gaza vào sáng sớm ngày 18/3 và rà soát khu phức hợp rộng lớn mà quân đội nói được kết nối với mạng lưới đường hầm được sử dụng làm căn cứ cho các chiến binh Palestine.Phía Israel cho biết quân đội đã tiêu diệt hàng trăm chiến binh trong chiến dịch này và cũng bắt giữ hơn 500 nghi phạm, trong đó có 358 thành viên của các nhóm chiến binh Hồi giáo Hamas và Thánh chiến Hồi giáo, con số lớn nhất bị bắt cùng lúc kể từ khi bắt đầu cuộc chiến gần sáu tháng trước.Chuẩn đô đốc Daniel Hagari, người phát ngôn chính của quân đội Israel, cho biết các đơn vị lực lượng đặc biệt đã sử dụng “chiến thuật đánh lừa” để gây bất ngờ cho các chiến binh và đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho Hamas và Thánh chiến Hồi giáo.Trong số những người bị bắt giữ có ba chỉ huy quân sự cấp cao của Thánh chiến Hồi giáo và hai quan chức Hamas chịu trách nhiệm về các hoạt động ở Bờ Tây bị chiếm đóng cũng như các quan chức an ninh nội bộ khác của Hamas.

https://www.voatiengviet.com/a/7538603.html

 

Nga, Trung Quốc phủ quyết đề xuất của Mỹ tại HĐBA về xung đột Gaza

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA) đã không thể thông qua nghị quyết do Mỹ đề xuất về xung đột Israel – Hamas ở Dải Gaza, sau khi Nga và Trung Quốc cùng bỏ phiếu phủ quyết.BBC đưa tin, HĐBA hôm nay (22/3) đã nhóm họp ở New York để tiến hành bỏ phiếu phê duyệt đề xuất nghị quyết do Mỹ soạn thảo về giải pháp cho cuộc xung đột ở Dải Gaza.Theo Reuters, dự thảo nghị quyết này kêu gọi Israel và Phong trào Hồi giáo Hamas thực hiện “một lệnh ngừng bắn ngay lập tức”, kéo dài khoảng 6 tuần để tạo điều kiện cho trao đổi con tin – tù nhân, đồng thời bảo vệ dân thường và cho phép các chuyến hàng viện trợ nhân đạo tới Gaza.Nghị quyết đánh dấu sự cứng rắn hơn nữa trong lập trường của Mỹ đối với Israel. Trước đó, trong cuộc xung đột kéo dài suốt 5 tháng qua, Washington đã tránh dùng từ “ngừng bắn” và bác bỏ các đề xuất kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức.Phát biểu tại cuộc họp của HĐBA ngày 22/3, Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Linda Thomas-Greenfield hối thúc các nước thành viên bỏ phiếu ủng hộ dự thảo nghị quyết mới của Washington.”Mỹ, Ai Cập và Qatar đang làm việc suốt ngày đêm trong khu vực để đảm bảo lệnh ngừng bắn ngay lập tức và lâu dài như một phần của thỏa thuận dẫn tới việc trả tự do cho tất cả con tin đang bị Hamas và các nhóm khác bắt giữ, đồng thời giúp chúng ta giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo thảm khốc ở Gaza”, bà Thomas-Greenfield nói.Tuy nhiên, dự thảo nghị quyết của Mỹ rốt cuộc đã không được HĐBA phê chuẩn do chỉ có 11 nước bỏ phiếu ủng hộ, 3 nước gồm Nga, Trung Quốc và Algeria bỏ phiếu chống, Guyana bỏ phiếu trắng.
https://vietnamnet.vn/nga-trung-quoc-phu-quyet-de-xuat-cua-my-tai-hdba-ve-xung-dot-gaza-2262661.html

 

Trung Quốc, Nga đạt thỏa thuận an ninh tại biển Đỏ với Houthi

Lực lượng Houthi ở Yemen đã đảm bảo với Trung Quốc và Nga rằng tàu thuyền của hai nước này có thể đi qua biển Đỏ và vịnh Aden mà không bị tấn công.Hãng tin Bloomberg ngày 21-3 dẫn một số nguồn tin cho biết, Trung Quốc và Nga đạt được thỏa thuận trên với lực lượng Houthi sau các cuộc đàm phán tại Oman giữa các nhà ngoại giao hai nước này với ông Mohammed Abdel Salam, một trong những nhân vật chính trị hàng đầu của lực lượng Houthi. Đổi lại, Nga và Trung Quốc có thể đưa ra sự ủng hộ về chính trị đối với lực lượng này tại các cơ quan, tổ chức quốc tế như Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Tháng 1 vừa qua, ông Mohammed al-Bukhaiti, một quan chức cấp cao của Houthi khẳng định vùng biển xung quanh Yemen vẫn an toàn đối với những tàu không có mối liên hệ với một số quốc gia, trong đó có Israel.Thỏa thuận trên được công bố trong bối cảnh tình hình bất ổn gia tăng trên biển Đỏ khi lực lượng Houthi liên tục tấn công các tàu thương mại quốc tế ở khu vực này kể từ giữa tháng 11 năm ngoái, với lý do các vụ tấn công này nhằm phản đối chiến dịch quân sự của Israel ở Gaza.

https://www.sggp.org.vn/trung-quoc-nga-dat-thoa-thuan-an-ninh-tai-bien-do-voi-houthi-post731780.html

 

Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế ‘kiềng ba chân’ trong quan hệ quốc tế?

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Nhật Bản, Mỹ và Philippines sẽ lần đầu tiên được tổ chức tại Mỹ vào giữa tháng 4 này. Có nhiều ý nghĩa đằng sau sự kiện lần đầu tiên này, đặc biệt nó kết nối lợi ích quan trọng của cả ba bên ở thời điểm hiện tại. Theo tờ Nikkei Shimbun ngày 20/3, Nhật Bản, Mỹ và Philippines sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh ba bên lần đầu tiên vào ngày 11/4 tới nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an ninh, bao gồm cả việc tiến hành các cuộc tập trận chung.Chính phủ các nước Nhật-Mỹ-Philippines công bố nội dung trên vào ngày 19/3. Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio dự kiến thực hiện chuyến thăm cấp nhà nước đến Mỹ và tham dự hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Joe Biden tại Washington vào ngày 10/4. Ông Biden sẽ mời Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. và lãnh đạo của ba nước nói trên gặp nhau lần đầu tiên vào ngày 11/4.Nikkei Shimbun nhận định việc xây dựng một “nhóm có cùng chí hướng” ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương với cốt lõi là liên minh Nhật-Mỹ và “không thể lay chuyển” ngay cả khi có sự thay đổi chính quyền là rất cần thiết vào lúc này, trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng có những động thái hung hăng trên Biển Hoa Đông và Biển Đông.Trong một tuyên bố ngày 18/3 (theo giờ Mỹ), Thư ký báo chí Nhà trắng Jean Pierre nhấn mạnh: “Ba nước sẽ thúc đẩy hợp tác dựa trên tầm nhìn chung và cam kết mạnh mẽ đối với các giá trị chung của nền dân chủ”.Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshimasa Hayashi nêu rõ trong cuộc họp báo ngày 19/3 rằng: “Việc tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực với các quốc gia có cùng quan điểm như Philippines với liên minh Nhật-Mỹ làm nòng cốt, là điều cần thiết để duy trì hòa bình và thịnh vượng trong khu vực”. Theo Nikkei Shimbun, tại hội nghị thượng đỉnh sắp tới, ba nước dự kiến trao đổi quan điểm về việc tăng cường tập trận chung giữa Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản với quân đội Mỹ và Philippines, củng cố chuỗi cung ứng các vật liệu quan trọng cũng như hợp tác trong lĩnh vực khử carbon

https://baoquocte.vn/my-sap-to-chuc-thuong-dinh-ba-ben-se-co-them-mot-the-kieng-ba-chan-trong-quan-he-quoc-te-265056.html

 

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen