Seite auswählen

Mục lục

Nhà hoạt động Nguyễn Tiến Trung điều trần tại Geneva về nhân quyền, dân chủ

Tại các diễn đàn bên lề Liên Hiệp Quốc (LHQ) ở Geneva, nhà hoạt động Nguyễn Tiến Trung vừa lên án “chế độ độc tài Cộng sản Việt Nam” và cho rằng Hà Nội bóp nghẹt những tiếng nói kêu gọi dân chủ trong nước và đàn áp xuyên quốc gia đối với giới hoạt động.Phát biểu trụ tại một hội nghị nhân quyền quốc tế hôm 14/5 ông Trung nói: “Trong nhiều thập kỷ, chính quyền đã làm mọi thứ có thể để đè bẹp phe chính trị đối lập. Họ rình rập, quấy rối, bỏ tù và tra tấn bất cứ ai dám phản đối, họ tỏ ra ít quan tâm đến nhân quyền”.Còn tại một hội nghị Thượng đỉnh Geneva vì Nhân quyền và Dân chủ, được tường thuật trực tiếp hôm 15/5, ông Trung nói: “Hai thập kỷ đấu tranh cho nhân quyền và dân chủ của tôi đã phải trả giá đắt. An ninh mặc thường phục canh gác nhà tôi vào ban ngày và đột kích vào ban đêm. Họ đe dọa người chủ doanh nghiệp nên không ai dám thuê tuyển tôi. Họ muốn cô lập tôi về mặt kinh tế lẫn xã hội”.Tại hai diễn đàn này, ông Trung thuật lại quãng thời gian 20 năm tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền của bản thân ông, từ thời còn là sinh viên, du học, đi bộ đội và bị giam cầm cho đến khi ra tù và bị an ninh Việt Nam gây khó dễ.“Thông điệp chính của tôi sau câu chuyện của tôi để nói lên là chế độ đàn áp của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với người dân Việt Nam như thế nào. Bản thân tôi chỉ là một câu chuyện rất nhỏ trong số hàng triệu câu chuyện khác là cái nạn nhân của chế độ Cộng sản Việt Nam. Ngoài ra thì tôi cũng muốn nói lên nhu cầu cấp thiết cần phải liên kết giữa các phong trào dân chủ trên toàn thế giới, cũng như là các quốc gia dân chủ”, ông Trung trao đổi với VOA sau khi phát biểu tại hai sự kiện trên. Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa phản hồi ngay yêu cầu bình luận của VOA về các bài phát biểu của ông Trung.

https://www.voatiengviet.com/a/nha-hoat-dong-nguyen-tien-trung-dieu-tran-tai-geneva-ve-nhan-quyen-dan-chu/7615748.html

Trung ương Đảng sắp họp: bố trí nhân sự cho ‘Tứ Trụ’?

Lịch làm việc mới cập nhật của một số ủy viên Trung ương Đảng cho thấy Ban Chấp hành Trung ương Đảng sẽ có hội nghị trong tuần này. Khả năng cao là cuộc họp sẽ tập trung bàn các vấn đề nhân sự quan trọng, bao gồm các chức danh chủ chốt của Đảng và nhà nước, cũng như công bố kỷ luật một số cán bộ.Sau sự ra đi của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trong vòng chỉ hơn một tháng, “Tứ Trụ” Việt Nam hiện còn trống hai ghế. Trong bối cảnh Quốc hội sẽ có kỳ họp thường kỳ khai mạc vào ngày 20/5, nhiều nhà quan sát đã nhận định với BBC rằng chức danh chủ tịch nước và chủ tịch Quốc hội có thể sẽ chính thức được đưa ra để Quốc hội Việt Nam xem xét trong đợt này. Với quy trình chọn lãnh đạo của Việt Nam – Đảng quyết trước rồi mới đến Quốc hội làm thủ tục bầu, dự kiến Ban Chấp hành Trung ương Đảng sẽ họp để chọn nhân sự trước ngày 20/5. BBC phát hiện lịch làm việc mới được cập nhật của một số ủy viên Trung ương Đảng cho thấy những người này sẽ đi “họp Trung ương” từ ngày 16-18/5 tại Hà Nội. Vào ngày 20/3, Trung ương Đảng đã họp bất thường để quyết định cho ông Võ Văn Thưởng thôi các chức vụ trong đảng và nhà nước, bao gồm chức chủ tịch nước. Tương tự, ngày 26/4, Trung ương Đảng đã tổ chức hội nghị để cho ông Vương Đình Huệ thôi các chức vụ đang nắm giữ, bao gồm chức chủ tịch Quốc hội.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c034r055m3ro

‘Mây ngũ sắc’ ở Sài Gòn báo hiệu Hải ‘vào lò,’ Nên vào ‘tứ trụ?’

Mạng xã hội dấy lên nhiều bàn tán xoay quanh cảnh tượng “mây ngũ sắc” xuất hiện trên bầu trời ở Sài Gòn vào chiều 12 Tháng Năm.Theo tờ Tuổi Trẻ cùng ngày mô tả: “Những đám mây ngũ sắc tuyệt đẹp xuất hiện trên bầu trời Sài Gòn. Sau các lớp mây dày tỏa ra các gam màu xanh, đỏ, vàng, hồng, tía xen lẫn vào nhau. Những lớp màu này hòa trộn vào nhau trông thích mắt và huyền ảo.”“Một số thời điểm mây trải dài từ vòm trời đến tận đường chân trời như dải lụa nhiều màu lơ lửng trong không gian,” bản tin viết.Trong khi đó, ông Ngọc Vinh, cựu thư ký tòa soạn tờ Tuổi Trẻ úp mở trên trang cá nhân: “Thấy bà con bàn tán nhiều về đám mây ngũ sắc rất đẹp trên bầu trời thành Hồ hôm nay. Đó là dấu hiệu kép cho biết trùm thành Hồ cũ [Lê Thanh Hải, cựu bí thư] sẽ ‘vô lò,’ còn trùm thành Hồ hiện tại [Nguyễn Văn Nên] thì sắp nhổ neo ra trung ương đó mà.”Ông Ngọc Vinh đưa ra bình luận trong lúc trên mạng xã hội có suy đoán về khả năng ông Lê Thanh Hải sắp bị bắt, sau hai lần bị kỷ luật đảng, do “bảo kê” cho bà Trương Mỹ Lan, cựu chủ tịch tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/may-ngu-sac-o-sai-gon-bao-hieu-le-thanh-hai-vao-lo-nguyen-van-nen-vao-tu-tru/

Trung ương Đảng họp: người thăng tiến, kẻ bị trừng phạt và những điểm đáng lưu ý

Ngày đầu tiên của Hội nghị Trung ương 9 khóa 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chứng kiến những biến động dữ dội ở thượng tầng của nền chính trị quốc gia. Thấy gì từ những diễn biến này?Hội nghị lần này diễn ra từ ngày 16/5 đến 18/5, giữa bối cảnh nhân sự cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam có nhiều biến động dữ dội.Chỉ từ đầu năm 2024 đến trước hội nghị đã có 3 ủy viên Bộ Chính trị, bao gồm 2 người trong “Tứ Trụ”, bị cho thôi chức, miễn nhiệm.Do đó, hội nghị này được chờ đợi sẽ đưa ra những quyết định quan trọng về các vị trí lãnh đạo Đảng và Nhà nước.Dù thế, thông tin về kỳ họp đã không được Trung ương Đảng công bố cho đến sau thời điểm khai mạc.Và chỉ trong ngày đầu tiên của hội nghị đã có nhiều dấu hiệu và diễn biến quan trọng được ghi nhận:Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tái xuất sau thời gian dài không xuất hiện.Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai bị cho thôi chức.Đại tướng Lương Cường làm thường trực Ban Bí thư.Bổ sung 4 người vào Bộ Chính trị.Giới thiệu nhân sự để bầu chủ tịch nước và chủ tịch Quốc hội (chưa công bố cụ thể).Kỷ luật một số nhân vật cấp cao, trong đó có cựu Bí thư Thành ủy TP HCM Lê Thanh Hải.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c6py2792nelo

Bà Trương Thị Mai thôi chức Thường trực Ban Bí thư

Bộ Chính trị thông báo Bà Trương Thị Mai thôi chức Thường trực Ban Bí thư và người thay bà là đại tướng Lương Cường, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.Quyết định phân công được Bộ Chính trị báo cáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng trước Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13, sáng 16/5.Tại phiên làm việc đầu tiên của hội nghị, Ban Chấp hành Trung ương đồng ý để bà Trương Thị Mai thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13 và nghỉ công tác, theo nguyện vọng cá nhân.Trung ương đánh giá bà Mai được đào tạo cơ bản, trưởng thành từ cơ sở; được phân công giữ nhiều chức vụ lãnh đạo quan trọng của Đảng và Nhà nước. Trong suốt quá trình công tác và trên các cương vị lãnh đạo, bà luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, có nhiều đóng góp quan trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Đảng và hoạt động của Quốc hội.Tuy nhiên, theo báo cáo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, trong thời gian giữ cương vị Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương, bà đã có một số vi phạm, khuyết điểm trong việc thực hiện Quy định về những điều đảng viên không được làm, Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên.Những vi phạm này “ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và cá nhân”. Vì vậy, bà Mai đã có đơn xin thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác.Chiều cùng ngày, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành nghị quyết về việc cho thôi nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa 15 với bà Trương Thị Mai. Hôm 13/5, bà đã có đơn xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội.Bà Trương Thị Mai 66 tuổi, quê tỉnh Quảng Bình nhưng sinh sống ở TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Bà là Ủy viên Bộ Chính trị hai khóa 12-13, Ủy viên Trung ương Đảng 4 khóa 10-13, đại biểu Quốc hội 6 khóa 10-15.

https://boxitvn.blogspot.com/2024/05/ba-truong-thi-mai-thoi-chuc-thuong-truc.html

Lê Minh Hưng, con trai cố bộ trưởng Công An, nhận nửa ghế của Trương Thị Mai

Không ngoài dự đoán, ông Lê Minh Hưng, chánh Văn Phòng Trung Ương Đảng, vừa được Bộ Chính Trị CSVN cho làm trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương, tức một nửa ghế của bà Trương Thị Mai.Ông Hưng, 54 tuổi, được biết đến là con trai ông Lê Minh Hương, cố bộ trưởng Công An.Cùng với việc chỉ định ghế mới nhất cho ông Hưng, đảng cũng chia một nửa ghế còn lại của bà Mai, tức chức thường trực Ban Bí Thư cho ông Lương Cường, đại tướng, chủ nhiệm Tổng Cục Chính Trị Quân Đội Việt Nam.Theo tạp chí Tri Thức (ZNews) hôm 16 Tháng Năm, thành tích nổi bật nhất của ông Hưng là “một trong những người lãnh đạo trẻ nhất trong lịch sử ngành Ngân Hàng Việt Nam khi được bổ nhiệm làm thống đốc ở tuổi 46.” Đáng lưu ý, hồi đầu Tháng Mười Hai năm ngoái, trên diễn đàn Facebook “Nhóm Chúng Tôi Ghét Lừa Dối,” có ý kiến của tác giả Trà My cho rằng lẽ ra ông Lê Minh Hưng phải là một trong ba thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước “phải chịu trách nhiệm chính trong vụ án Vạn Thịnh Phát,” cùng với ông Nguyễn Văn Bình và bà Nguyễn Thị Hồng.Tác giả Trà My viết thêm rằng, sở dĩ ông Lê Minh Hưng không bị truy cứu trách nhiệm trong vụ án Vạn Thịnh Phát là do ông này “có cả một thế lực cánh Hà Tĩnh đồng hương phía sau, như Trương Tấn Sang (cựu chủ tịch nước) chống lưng.”Tác giả này cũng nêu suy đoán rằng, việc Bộ Chính Trị cho dừng điều tra vụ án Vạn Thịnh Phát lên cấp cao hơn, theo yêu cầu của ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư CSVN, với mục đích cứu ông Lê Minh Hưng – một “thái tử đỏ” được ông Trọng hết mực tin tưởng.

https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/le-minh-hung-con-trai-co-bo-truong-cong-an-nhan-nua-ghe-cua-truong-thi-mai/

Chính trị Việt Nam xáo động, tại sao Trung Quốc được nhắc tới?

Quan sát những biến động chính trị từ trong vài tháng đầu năm ở Hà Nội, nhiều nhà phân tích quốc tế đưa ra các nhận định và câu hỏi lớn về tương lai của Việt Nam.Bài viết của tác giả Bill Hayton được đăng tải trên trang web của Chatham House (Viện nghiên cứu Quốc tế Hoàng gia Anh) tập trung nhiều hơn tới sự ảnh hưởng của chính trị tới chính sách ngoại giao của Việt Nam.Theo Tiến sĩ Hayton, tình hình chính trị của Việt Nam cho thấy việc Hà Nội đang dần rời xa phương Tây và nghiêng dần về phía Trung Quốc.Trong khi đó, Bloomberg, một lần nữa, tiếp tục xoáy vào tác động của “bất ổn chính trị” tới nền kinh tế Việt Nam.Nhìn lại những biến động vài tháng gần đây trong chính trường Việt Nam, có một số sự kiện đáng chú ý sau:Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng mất chứcChủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ mất chức.Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Thái Hà bị bắt.Ủy viên Bộ Chính trị Trần Tuấn Anh mất chức.Vụ trưởng Vụ pháp chế thuộc Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Bình bị bắt.Cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị khởi tố, bắt tạm giam..Cựu Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải bị đề nghị kỷ luật.  Một số ủy viên Trung ương Đảng, đại biểu Quốc hội bị khởi tố.  Các doanh nghiệp lớn bị điều tra, kéo theo đó là sự liên lụy của các quan chức (Vạn Thịnh Phát, Phúc Sơn, Thuận An…

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c87z6g6ymgyo

Ông Lê Thanh Hải: Bộ Chính trị đề nghị kỷ luật, tiếp theo là gì?

Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề nghị kỷ luật các ông Lê Thanh Hải, Mai Tiến Dũng, Dương Văn Thái; đồng thời kỷ luật cảnh cáo các ông Lê Hoàng Quân, Nguyễn Thành Phong.Hôm 14/5, Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.Việc xem xét này được thực hiện sau khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng có báo cáo về các vi phạm, sai phạm của các cá nhân, tổ chức liên quan đến vụ án tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC). Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã đề nghị xem xét kỷ luật.Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư nhận thấy Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM nhiệm kỳ 2010-2015 đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy định của Đảng, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm trong công tác quản lý nhà nước về quản lý, sử dụng đất, tài chính, tài sản, đầu tư, quy hoạch, xây dựng trên địa bàn, kéo dài qua các thời kỳ, gây hậu quả nghiêm trọng; nguy cơ thiệt hại, thất thoát rất lớn tiền, tài sản của nhà nước và nguồn lực xã hội, để xảy ra các vụ án hình sự nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, nhiều tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên bị kỷ luật, xử lý hình sự, gây dư luận bức xúc, làm giảm uy tín của tổ chức đảng và chính quyền thành phố.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c6pyy4z9r97o

Ông Thích Minh Tuệ nói ‘chưa từng nhận là tu sĩ’

Ông Thích Minh Tuệ nói từng đi tu, nhưng chưa có duyên ở chùa và cảm thấy chưa xứng đáng làm tu sĩ bởi “đạo đức của mình chưa đạt đến cảnh giới đó”.Trưa 17/5, trên hành trình từ Bắc trở vào Nam, ông Thích Minh Tuệ, tên thật là Lê Anh Tú, 43 tuổi, dừng chân nghỉ ngơi tại bãi đất trống ở xã Cẩm Thịnh, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Hàng trăm người đã vây quanh ông nghe trò chuyện, trong đó có một số đàn ông mặc trang phục giống người tu hành. Khi nói chuyện, ông Tú luôn xưng là “con”.Chia sẻ với VnExpress, ông Tú cho biết quê gốc ở xã Kỳ Tân, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1994, gia đình chuyển vào tỉnh Gia Lai sinh sống. Trước đây ông từng có thời gian ngắn tu tập tại một ngôi chùa, được đặt pháp danh là Thích Minh Tuệ. “Minh có nghĩa là sáng, tuệ là trí tuệ, ý nghĩa cái tên là con đường soi sáng. Sau này khi cảm thấy không còn duyên ở chùa, con ra ngoài và vẫn giữ pháp danh này”, ông giải thích.Ông Tú cho hay mình không phải là tu sĩ Phật giáo, không tu tập và không là nhân sự của bất cứ ngôi chùa, cơ sở tự viện nào của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Những năm qua, ông chỉ nghe lời giảng của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, tập học tu hạnh đầu đà. Tu hạnh này có 13 pháp khổ hạnh, trong đó hạnh đầu đà là một trong những pháp môn cao nhất và kinh điển nhất của Phật pháp. Người tu hạnh đầu đà chấp nhận những khó khăn trong các vấn đề ăn, mặc, ở (mặc áo vá, khất thực, ngày ăn một bữa, không nhận tiền cúng dường, khước từ mọi tiện nghi…).

https://vnexpress.net/ong-thich-minh-tue-noi-chua-tung-nhan-la-tu-si-4747381.html

Đảo chính đang diễn ra tại Việt Nam

Giữa cơn rối ren chính trị của chế độ, nếu chỉ nhìn vào sự hạ bệ cá nhân các tên tuổi Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam, Hoàng Trung Hải, Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ và sắp tới đây là Trương Thị Mai, vì những nghi vấn tham nhũng, trục lợi cá nhân… thì chúng ta chưa nhìn thấy hết sự tầm vóc sự việc.Chúng không đơn giản chỉ là việc chống tham nhũng qua công cuộc “đốt lò” mà ông Nguyễn Phú Trọng phát động trong nhiều năm qua với mục tiêu chỉnh đốn đảng CSVN.Hãy nhìn rộng ra, trong vỏn vẹn chưa đầy hai tháng, rằng tất cả quyền lực nhà nước cao nhất từ một chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, một thường trực Ban Bí Thư Trung Ương Đảng… và trên tất cả, quyền lực của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí Thư đảng… đều rơi vào sự tê liệt từ một môi trường chính trị vốn thường hãnh diện về sự ổn định, mới thấy tầm vóc nghiêm trọng của sự việc.Gọi đúng tên, đó chính là sự đảo chính ở Việt Nam!Không cần quá hiểu biết về chính trị, thì công chúng cũng sẽ dễ dàng nhìn ra thấy bàn tay cầm trịch cuộc đảo chính của ông Tô Lâm, đại tướng, bộ trưởng Bộ Công An.Theo thang bậc trong đảng, ông Tô Lâm chỉ đứng ở vị thế thứ năm sau tứ trụ. Nhưng sau khi ra tay đảo chính, hạ bệ hai trong số bốn trụ, thì tuy chưa từng một ngày thay đổi chức vụ, nhưng ông Tô Lâm hầu như đang nắm giữ vị thế số một, trên cả ông Nguyễn Phú Trọng đang bị cách ly với xã hội bên ngoài với danh nghĩa bệnh tật do tuổi già.

https://saigonnhonews.com/thoi-su/viet-nam/dao-chinh-dang-dien-ra-tai-viet-nam/

Tàu chiến Ấn Độ cập quân cảng Cam Ranh, tăng cường quan hệ quốc phòng

Hộ tống hạm săn ngầm INS Kiltan của Hải quân Ấn Độ đã cập quân cảng Cam Ranh ở tỉnh Khánh Hòa hôm Chủ nhật 12/5 và lưu tại đây đến ngày 15/5.Hải quân Ấn Độ đã cử một đội gồm 3 tàu chiến – INS Delhi, INS Shakti và INS Kiltan – thực hiện sứ mệnh trên Biển Đông.Đây là một hoạt động của Hạm đội Miền Đông thuộc Hải quân Ấn Độ.Trong nhóm tàu này, hai tàu chiến đã cập cảng ở Malaysia và một tàu chiến đến Việt Nam.Chuyến thăm của tàu INS Kiltan sẽ kết thúc với cuộc diễn tập diễn tập phối hợp trên biển với Hải quân Nhân dân Việt Nam.INS Kiltan là một trong 4 tàu hộ tống săn ngầm trong Dự án P28 (lớp tàu Kamorta) do Ấn Độ thiết kế.Các tàu chiến Ấn Độ đã cập cảng Cam Ranh trong thời gian qua có tàu đổ bộ Airavat hồi tháng 7/2023, tàu khu trục INS Kolkata vào năm 2019, tàu hộ vệ mang tên lửa INS Satpura và khinh hạm tên lửa INS Kirch hồi năm 2016.Trong đợt công tác hiện tại, hai tàu chiến INS Delhi and INS Shakti đã cập cảng Kota Kinabalu của Malaysia.Tại Malaysia, hải quân hai nước sẽ có diễn tập để tăng cường khả năng phối hợp. Gần đây Ấn Độ và Malaysia đã hoàn tất hai cuộc tập trận quân sự chung là MILAN 2024 và Ex Samudra Lakshmana 2024.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cv27y772j30o

Chỉ số thượng tôn pháp luật năm 2023 của Việt Nam

Hàng năm, tổ chức WJP (World Justice Project: Dự Án Công Lý Thế Giới) thực hiện các cuộc khảo sát, đánh giá hơn 100 quốc gia trên thế giới để xếp hạng nước nào có “Chỉ số Thượng tôn Pháp luật” (Rule of Law Index: RLI) cao nhất. Năm 2023, tổ chức này cũng đã thực hiện các cuộc khảo sát ở 142 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.Chỉ số mà WJP công bố dựa vào khảo sát của các chuyên gia và hộ gia đình. Số điểm trung bình của mỗi quốc gia dựa trên tám yếu tố: Hạn chế quyền lực của chính phủ, không tham nhũng, chính phủ cởi mở, quyền cơ bản, trật tự và an ninh, chấp pháp, tư pháp dân sự và hình sự.Bằng phương pháp tổng hợp công phu và khoa học, chỉ số RLI do WJP công bố có giá trị hàng đầu thế giới, với các đặc điểm nguyên gốc và độc lập.Theo WJP, Việt Nam bị xếp hạng 87 trong số 142 nước. Xếp hạng theo khu vực, Việt Nam hạng 11 trên 15 nước và theo thu nhập là 11 trong số 37 nước. Việt Nam đạt được 0,49 điểm trong tổng số 1 điểm .Điểm số cụ thể của Việt Nam như sau:1. Những biện pháp hạn chế quyền hành của chính phủ: 0,45 điểm.2. Không có tham nhũng: 0,42 điểm.3. Chính phủ mở: 0,45 điểm.4. Quyền cơ bản: 0,45 điểm.. Trật tự và An ninh: 0,78 điểm.. Chấp pháp: 0,44 điểm. Tư pháp dân sự: 0,45 điểm.8. Tư pháp hình sự: 0,46 điểm.Nhìn về tương lai toàn cảnh, chỉ số này tiên đoán hệ thống pháp quyền của Việt Nam sẽ ngày càng tồi tệ hơn, nhưng WJP không giải thích chi tiết.

https://baotiengdan.com/2024/05/12/chi-so-thuong-ton-phap-luat-nam-2023-cua-viet-nam/

Thêm hai người dân Đồng Tâm ra tù trước hạn, một người tố bị điều tra viên tra tấn

Một trong hai người dân trong vụ án Đồng Tâm vừa ra tù cuối tuần qua tố cáo bị các điều tra viên dùng nhục hình, bắt phải nhận tội thời điểm hơn bốn năm trước.Hôm 09/5/2024, hai ông Bùi Văn Tiến và Lê Đình Quân được trả tự do trước thời hạn tám tháng so với bản án tù năm (05) năm về tội danh “chống người thi hành công vụ” theo Điều 330 của Bộ luật Hình sự.Cả hai nằm trong số 29 người dân bị bắt vào rạng sáng ngày 09/1/2020 khi Công an thành phố Hà Nội điều động gần 3.000 cảnh sát cơ động tấn công vào làng Hoành, xã Đồng Tâm và bắn chết cụ Lê Đình Kình tại phòng ngủ.Trong phiên toà ngày 14/09/2020, có 19 người được chuyển tội danh từ “giết người” sang “chống người thi hành công vụ,” 10 người trong số này bị tuyên án tù treo, 9 người bị án tù giam và hiện chỉ còn bà Bùi Thị Nối, con nuôi của cụ Kình – là vẫn còn thụ án tù sáu năm với tội danh này.Ông Lê Đình Quân, 48 tuổi, đi làm ăn ở các tỉnh xa và về nhà để nghỉ Tết được hai ngày thì vụ việc ở Đồng Tâm xảy ra. Thời điểm các lực lượng công an tấn công vào làng Hoành, ông Quân ra khỏi nhà đánh kẻng báo động,

https://www.rfa.org/vietnamese/news/one-of-two-freed-residents-in-dong-tam-accuses-hanoi-police-of-torture-05132024061547.html

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Đại diện Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Bà Uzra Zeya nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.Bà Uzra phát biểu như trên tại buổi lễ kỷ niệm Ngày Nhân quyền Việt Nam lần thứ 30 (11/5/1994 – 11/5/2024) được diễn ra ở Thủ đô Washington DC, Hoa Kỳ trong ngày 14/5.Bà Uzra Zeya -Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền, tại buổi lễ còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công. Bà nói:“Tiếp tục có nhiều báo cáo về các vụ chính quyền bắt giữ, hành hung, câu lưu, hạn chế đi lại cũng như tịch thu và phá hủy tài sản của tín đồ các tổ chức tôn giáo không được chính phủ công nhận hoặc không đăng ký.Như nhiều người trong số các bạn đã biết, Ngoại trưởng Antony Blinken, đã chỉ định Việt Nam là một quốc gia trong danh sách theo dõi đặc biệt vì đã thực hiện hoặc dung túng cho những hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo.”

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/us-deputy-secretary-of-state-vietnam-continues-to-restrict-basic-freedoms-seriously-05142024151721.html

 Kinh tế thị trường cho Việt Nam, mong Washington không mắc lỡm Hà Nội

Hoa Kỳ đang bước vào giai đoạn nước rút phải xác định liệu có công nhận Việt Nam là “nền kinh tế thị trường” hay không. Và cũng như nhiều quyết định quan trọng khác trong quan hệ giữa hai nước, lần này có khả năng Hoa Kỳ lại bị mắc lỡm bởi những lời đường mật của Hà Nội.Chính phủ Việt Nam đang vận động ráo riết để được Mỹ công nhận là nền kinh tế thị trường, từ đó hàng hóa Việt Nam có điều kiện thuận lợi hơn để xuất cảng vào Mỹ và nhiều nước khác.Cho đến nay, Việt Nam cùng một số nước “cựu” cộng sản như Nga, Trung Quốc, Belarus… nằm trong danh sách “12 nền kinh tế phi thị trường” của Mỹ. Bị liệt vào “nền kinh tế phi thị trường,” hàng hóa các nước này khi xuất cảng vào Mỹ thường bị soi kỹ, bị các nhà sản xuất nội địa của Mỹ kiện và thường bị áp các mức thuế chống trợ cấp, thuế chống bán phá giá. Một ví dụ, mặt hàng tôm nuôi đông lạnh xuất cảng vào Mỹ của các doanh nghiệp Việt Nam (phi thị trường) hiện phải chịu thuế 25.76% trong khi mặt hàng tương tự của Thái Lan chỉ chịu thuế 5.34%.Từ giữa năm ngoái đến nay, các nhà lãnh đạo Việt Nam tận dụng mọi cơ hội tiếp xúc với phía Mỹ để khẩn khoản nài nỉ Washington công nhận nền kinh tế Việt Nam là “kinh tế thị trường.” Tháng Chín, 2023, chỉ một tháng sau khi quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ được nâng lên mức “đối tác chiến lược toàn diện,” ông Phạm Minh Chính, thủ tướng,

https://saigonnhonews.com/thoi-su/viet-nam/kinh-te-thi-truong-cho-viet-nam-mong-washington-khong-mac-lom-ha-noi/

Giá vàng ‘điên loạn’, phải bỏ độc quyền nhà nước mới hết?

Trái với kỳ vọng giảm nhiệt thông qua đấu thầu, giá vàng ở Việt Nam liên tiếp xô đổ các kỷ lục, thiết lập đỉnh mới hơn 92 triệu đồng/lượng vào ngày 10/5, khiến Chính phủ phải vào cuộc.Văn phòng Chính phủ Việt Nam hôm 10/5 đã ban hành văn bản thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tại cuộc họp về các giải pháp quản lý thị trường vàng trong thời gian tới.Theo đó, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu khẩn trương rà soát, đánh giá toàn diện kết quả triển khai các giải pháp quản lý thị trường vàng của Ngân hàng Nhà nước trong thời gian qua.”Việc này phải báo cáo Thủ tướng kết quả trong tháng 5, không để chậm trễ hơn nữa,” ông Khái yêu cầu.Lãnh đạo Chính phủ cũng tiếp tục yêu cầu quản lý chặt sản xuất và kinh doanh vàng miếng, xử nghiêm các trường hợp buôn lậu, thẩm lậu, trục lợi, đầu cơ, thao túng, đẩy giá, cạnh tranh không đúng quy định, chuyển ngay hồ sơ vi phạm sang Bộ Công an.Trên thực tế, lãnh đạo Chính phủ đã nhiều lần đưa ra chỉ đạo với ngành ngân hàng trong bối cảnh giá vàng tăng vọt, bất chấp nhà điều hành đấu thầu tăng cung cho thị trường. Các nỗ lực thanh tra, đấu thầu đã được triển khai để chấn chỉnh hoạt động của thị trường vàng. Tuy nhiên, tất cả các giải pháp đến nay đã không phát huy tác dụng.Trả lời BBC News Tiếng Việt hôm 11/5, Tiến sĩ Công Phạm, Giảng viên cấp cao tại Đại học Deakin (Úc), nhận định vấn đề đáng quan tâm hiện nay là cách biệt giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c296k6gr76zo

Kỷ luật nhiều đảng viên của Tổng công ty Lương thực miền Nam, BV Tâm thần TW 2

Ủy ban kiểm tra Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh đã có thông báo kết quả kiểm tra, đề nghị thi hành kỷ luật nhiều đảng viên của Tổng công ty Lương thực miền Nam (VINAFOOD II). Cụ thể, truyền thông trong nước loan trong ngày 13/5, Ủy ban kiểm tra (UBKT) thành ủy thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi đảng với ông Vũ Bá Vinh, nguyên ủy viên ban thường vụ đảng ủy, nguyên Chủ nhiệm UBKT đảng ủy, nguyên thành viên hội đồng thành viên kiêm trưởng ban Kiểm soát nội bộ VINAFOOD II.UBKT cũng kiểm tra dấu hiệu vi phạm với ông Trương Thanh Phong, nguyên Phó bí thư đảng ủy, nguyên Tổng giám đốc VINAFOOD II.Ông Phong được nói với vai trò là Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc VINAFOOD II, đã có khuyết điểm, vi phạm, chịu trách nhiệm chính, vai trò người đứng đầu khi để xảy ra các sai phạm trong quản lý, sử dụng khu đất tại địa chỉ 132 Bến Vân Đồn, phường 6, quận 4, gây thiệt hại tài sản Nhà nước.Trong cùng ngày, UBKT Thành ủy cũng đã kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với ông Nguyễn Văn Thọ, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2.UBKT kết luận, trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2010, ông Thọ đã có khuyết điểm, vi phạm trong công tác lãnh đạo, quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước không đúng mục đích; chỉ đạo ký hợp đồng liên doanh liên kết, khai thác mặt bằng không đúng quy định pháp luật, gây thiệt tài sản Nhà nước.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/many-party-members-of-vinafood-ii-and-central-mental-hospitals-disciplined-05132024081835.html

Việt Nam mất hàng tỷ USD tiền tài trợ do thực trạng bế tắc chống tham nhũng

Việt Nam đã mất ít nhất 2,5 tỷ USD tiền tài trợ từ nước ngoài trong vòng ba năm qua, và còn có thể mất thêm 1 tỷ USD do thực tế hành chính bị tê liệt.Reuters loan tin độc quyền ngày 17 tháng 5 dẫn nguồn từ văn thư của Liên hiệp quốc, Ngân hàng Thế giới và các nhà tài trợ nước ngoài gửi cho Thủ tướng Chính phủ Hà Nội Phạm Minh Chính mà hãng này đọc được.Thư do các đại diện của LHQ, WB tại Việt Nam ký và thêm 18 đại sứ các nước ở Hà Nội cùng tham gia; trong đó có đại sứ Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Nhật Bản…Thư nêu rõ chừng 1 tỷ USD quỹ phát triển đang chờ được duyệt chuẩn thuận, và 2,5 tỷ USD phải trả lại do hết hạn tài trợ. Số liệu này tương đương gần 1% tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Việt Nam.Nguồn tài trợ hết hạn có thể làm chậm các dự án cần thiết như nâng cấp cơ sở hạ tầng…Công cuộc chống tham nhũng được mệnh danh “đốt lò” do ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khởi xướng đang tạo ra một dạng “tê liệt” vì giới chức trách chậm hoặc không dám phê duyệt do sợ phạm phải những quy định phức tạp, rối rắm hiện nay.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-forfeits-billions-of-dollars-in-foreign-aid-amid-anti-graft-freeze-05172024100109.html

Bắc Kinh tố Việt Nam chiếm đóng nhiều đảo san hô của Trung Quốc ở Biển Đông

Ngày 14/05/2024, một tổ chức nghiên cứu Trung Quốc công bố một báo cáo, lên án Hà Nội trong ba năm qua đã cải tạo và mở rộng đất đai ở Biển Đông nhiều hơn so với bốn thập kỷ trước. Tổ chức này của Trung Quốc còn cảnh báo rằng những hoạt động này của Việt Nam có thể « gây phức tạp và mở rộng » tranh chấp trong khu vực. Theo báo South China Morning Post, trong một báo cáo đề tựa « Xây dựng trên các đảo và rạn san thuộc quần đảo Nam Sa bị Việt Nam, Philippines và Malaysia chiếm đóng », ông Lưu Hiểu Bác (Liu Xiaobo), giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hải dương thuộc Viện Grandview và cũng là tác giả của báo cáo, cho rằng « Việt Nam đã tiến hành mở rộng lãnh thổ quy mô lớn trên một số đảo và rạn san hô, bổ sung thêm ba cây số vuông đất mới, vượt xa tổng quy mô xây dựng trong 40 năm trước. »Báo cáo của ông Liu còn tố cáo Việt Nam « chiếm đóng nhiều đảo và rạn san hô của Trung Quốc hơn, cho trú đóng binh sĩ nhiều hơn và xây dựng nhiều cơ sở hơn bất kỳ quốc gia ven biển nào khác ở Biển Đông ».Vẫn theo báo cáo này, Việt Nam trong năm 2021 đã sử dụng máy hút bùn, tàu nạo vét có trang bị máy cắt để khai hoang, nạo vét đá, đất sét, phù sa và cát.Trong một báo cáo khác được công bố hồi tháng 12/2023, dựa vào các dữ liệu do tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế) công bố tháng 11/2023, Grandview từng cho rằng Việt Nam có thể đã học kinh nghiệm từ Trung Quốc khi « cực kỳ kín đáo và bí mật » xây dựng các đảo nhằm tránh thu hút sự chú ý của quốc tế, và « quy mô xây dựng mở rộng đất đai của Việt Nam tại quần đảo Nam Sa dự kiến sẽ tiếp tục được mở rộng ».

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20240515-b%E1%BA%AFc-kinh-t%E1%BB%91-vi%E1%BB%87t-nam-chi%E1%BA%BFm-%C4%91%C3%B3ng-nhi%E1%BB%81u-%C4%91%E1%BA%A3o-san-h%C3%B4-c%E1%BB%A7a-trung-qu%E1%BB%91c-%E1%BB%9F-bi%E1%BB%83n-%C4%91%C3%B4ng

Trung Quốc, Campuchia tập trận lớn, Việt Nam lo ngại gì?

Cuộc tập trận chung Rồng Vàng năm 2024 giữa Trung Quốc và Campuchia sẽ diễn ra vào ngày 16/5 với sự tham gia của hơn 2.000 quân nhân, 69 xe tăng, 14 tàu chiến và 2 trực thăng.Hôm 13/5, tàu Trung Quốc đã cập cảng Sihanoukville của Campuchia để đưa quân tới. Đây là cuộc tập trận Rồng Vàng lần thứ 6 và sẽ kéo dài 15 ngày (16 – 30/5) tại Trung tâm Huấn luyện Cảnh sát Quân sự tại tỉnh Kampong Chhnang và Căn cứ Hải quân Ream Preah ở tỉnh Sihanoukville (Campuchia).Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết chủ đề của cuộc tập trận là “các hoạt động chung chống khủng bố và cứu trợ nhân đạo”.Thiếu tướng Thong Solimo, người phát ngôn của Quân đội Hoàng gia Campuchia (RCAF), thông tin: “Cuộc tập trận nâng cao khả năng quân sự, tăng cường việc sử dụng vũ khí mới với công nghệ tiên tiến và nâng cấp kỹ năng chiến đấu của quân đội, nhưng nó không đe dọa hay gây hại cho bất kỳ quốc gia nào.”Ông Solimo nói thêm rằng cuộc tập trận sẽ sử dụng các phương tiện chiến đấu, vũ khí, súng cầm tay, thiết bị rà phá bom mìn, thiết bị bảo vệ chống bệnh truyền nhiễm, thiết bị phòng chống vũ khí hóa học, thiết bị liên lạc và tàu đổ bộ Type-071.Liên quan đến sự kiện này, Đại tướng Chhum Sucheat, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Campuchia, cho biết:“Bộ quốc phòng hai nước nhất trí rằng hải quân Trung Quốc sẽ đào tạo cho hải quân Campuchia các kỹ thuật sử dụng tàu và vũ khí cũng như các công nghệ mới khác.”

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cnkee109nw9o

Thủ tướng Chính: Việt Nam coi phát triển quan hệ với Trung Quốc là ‘ưu tiên hàng đầu’

Trong cuộc gặp với các doanh nghiệp Trung Quốc tại Trụ sở Chính phủ hôm 14/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề cập tới quan hệ với Bắc Kinh, nói rằng quan hệ với Trung Quốc là ‘ưu tiên hàng đầu’.Cổng thông tin chính phủ Việt Nam (VGP News) dẫn lời ông Chính nói rằng phía Việt Nam “luôn coi phát triển quan hệ hữu nghị với Trung Quốc là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu trong tổng thể đường lối đối ngoại”.Ông Chính cũng được trích lời “đánh giá cao và trân trọng cảm ơn sự đóng góp thiết thực, hiệu quả của các doanh nghiệp Trung Quốc đối với sự phát triển của kinh tế – xã hội Việt Nam và với quan hệ Đối tác Hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc thời gian qua”.Theo VGP News, đây là cuộc gặp đầu tiên của thủ tướng chính phủ Việt Nam với đại diện cộng đồng doanh nghiệp Trung Quốc và điều đó, theo ông Chính, thể hiện “sự coi trọng của chính phủ Việt Nam với các doanh nghiệp Trung Quốc, sự lắng nghe, chia sẻ với các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có doanh nghiệp Trung Quốc, với tinh thần đã nói là làm, đã cam kết phải thực hiện, đã làm, đã thực hiện là có sản phẩm cụ thể, hiệu quả cân đong đo đếm được”.

https://www.voatiengviet.com/a/7610503.html

Putin thăm Tập, “đượm tình đồng chí”

Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cam kết hợp tác với người đồng cấp Vladimir Putin để giúp hai quốc gia “hồi sinh” trong một ngày hội đàm tại Bắc Kinh, đồng thời khẳng định Trung Quốc sẽ “luôn luôn là hảo đồng minh” của Nga, truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin được Reuters ghi nhận.Putin tới Trung Quốc vào Thứ Năm, 16 Tháng Năm trong chuyến thăm cấp nhà nước kéo dài hai ngày, gồm có các cuộc đàm phán chi tiết về Ukraine, Á Châu, năng lượng và thương mại với họ Tập, người có quyền lực tối thượng ủng hộ Putin trên phương diện chính trị và là đối thủ địa chính trị của Hoa Kỳ.“Bang giao song phương Trung-Nga rất khó để có được thành tựu ngày nay và đôi bên cần trân trọng và cùng nhau cố kết,” họ Tập nói với Putin khi hai lãnh tụ tương hội tại Đại Lễ Đường Nhân Dân Bắc Kinh.Trung Quốc và Nga tuyên bố quan hệ đồng minh “không giới hạn” vào Tháng Hai 2022 khi Putin viếng thăm Bắc Kinh chỉ vài ngày trước khi khai triển hàng chục ngàn binh sĩ xâm lược Ukraine, gây ra cuộc chiến trên bộ đẫm máu nhất tại Âu Châu tính từ thời kỳ Đệ Nhị Thế Chiến.Bằng cách chọn Trung Quốc trong chuyến công du ngoại quốc đầu tiên từ lúc tuyên thệ nhậm chức vào tháng này với nhiệm kỳ sáu năm sẽ giúp Putin nắm quyền ít nhất cho tới 2030, Putin đang muốn cả thế giới biết rằng ông ưu tiên những gì và tình bằng hữu giữa ông và họ Tập bền chặt ra sao.“Điều quan trọng là bang giao Nga-Trung không có tính cách chớp thời cơ và không nhắm vào bất kỳ ai,” hãng thông tấn RIA Novosti do nhà nước Nga điều hành dẫn lời Putin.

https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/putin-tham-tap-duom-tinh-dong-chi/

Biden và Trump sẽ tranh luận vào Tháng Sáu và Tháng Chín

Tổng Thống Joe Biden và cựu Tổng Thống Donald Trump đồng ý hôm Thứ Tư, 15 Tháng Năm, sẽ có hai buổi tranh luận vào Tháng Sáu và Tháng Chín, nhưng không có gì chắc chắn vì hai bên có quá nhiều điểm tương khắc.Hai bên đồng ý về thời khóa biểu cuộc tranh luận sau khi phe Dân Chủ thông báo rằng Biden sẽ không tham dự cuộc tranh luận dành cho ứng cử viên tổng thống bảo trợ bởi một ủy ban phi đảng phái vốn có kinh nghiệm tổ chức các buổi tranh luận như thế từ hơn ba thập niên qua.Thay vào đó, ban vận động tranh cử cho Biden đề nghị các cơ quan truyền thông đứng ra trực tiếp tổ chức cuộc tranh luận cho hai ứng cử viên được xem là đại diện Đảng Dân Chủ và Đảng Cộng Hòa. Buổi tranh luận đầu tiên được đề nghị vào cuối Tháng Sáu và buổi thứ nhì trong Tháng Chín khi cử tri bắt đầu tiến trình bỏ phiếu sớm. Trong một bài đăng trên mạng Truth Social, Trump cũng nói ông sẵn sàng và mong muốn tranh luận với Biden vào hai thời điểm nêu trên.Vài giờ sau, Biden cho hay ông nhận lời mời tranh luận từ Đài CNN vào ngày 27 Tháng Sáu, nói thêm, “Giờ tới phiên ông, Donald. Như ông bảo: bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào.” Ban vận động cho Trump chưa trả lời đề nghị tranh luận ngày 27 Tháng Sáu.

https://www.nguoi-viet.com/hoa-ky/biden-va-trump-se-tranh-luan-vao-thang-sau-va-thang-chin/

Putin bất ngờ đưa chuyên gia kinh tế lên làm bộ trưởng quốc phòng thay Shoigu

Hôm Chủ Nhật, 12 Tháng Năm, Tổng Thống Nga Vladimir Putin đã bất ngờ đưa một kinh tế gia lên làm tân bộ trưởng quốc phòng, nhấn mạnh tới yếu tố kinh tế trong cuộc chiến tranh Nga-Ukraine nhằm sử dụng ngân sách quốc phòng sao cho hiệu quả hơn và đưa ra nhiều sáng kiến hơn để thắng cuộc chiến tại Ukraine, nguồn tin thông tấn xã Reuters cho hay.Sau hơn hai năm lâm chiến tại Ukraine với những tổn thất nặng nề cho cả hai bên, nhà lãnh đạo Nga nay đưa ông Andrei Belousov, một cựu phó thủ tướng đặc trách kinh tế, lên thay đồng minh lâu đời của mình, là Sergei Shoigu, 68 tuổi, để làm bộ trưởng quốc phòng.Điện Kremlin cho biết Tổng Thống Putin muốn ông Shoigu, lãnh đạo bộ quốc phòng từ 2012 tới nay và cũng là một người bạn và một đồng minh lâu đời của mình, trở thành tổng thư ký Hội Đồng An Ninh quốc gia đầy thế lực của Nga, thay thế vị chủ tịch đương nhiệm Nikolai Patrushev, đồng thời đảm nhiệm luôn việc điều hành tổ hợp quân sự-kỹ nghệ của Liên Bang Nga.

https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/putin-bat-ngo-dua-chuyen-gia-kinh-te-len-lam-bo-truong-quoc-phong-thay-shoigu/

Gaza : Mỹ vẫn cung cấp vũ khí mặc dù Israel « có thể » đã vi phạm luật quốc tế

Bộ Ngoại Giao Mỹ trong báo cáo công bố ngày 10/05/2024, cho rằng « có nhiều khả năng » Israel đã « vi phạm luật nhân đạo quốc tế » ở Gaza nhưng không thể kết luận dứt khoát về việc này. Và do vậy, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục cấp vũ khí cho Israel. AFP cho biết, bản báo cáo rất được trông đợi và được chuyển đến Quốc Hội Mỹ hôm qua, nhìn nhận việc tin rằng « Israel đã sử dụng các loại vũ khí không phù hợp với luật nhân đạo quốc tế và luật lệ nước Mỹ » « điều hợp lý », do của Israel lệ thuộc đáng kể vào nhiều loại vũ khí được sản xuất tại Mỹ.Báo cáo này cũng cho rằng Hoa Kỳ khó có thể đưa ra một kết luận rõ ràng do bản chất cuộc xung đột, và do thiếu các thông tin đầy đủ. Hãng tin Pháp AFP lưu ý, trong trường hợp ngược lại, Hoa Kỳ có lẽ buộc phải ngừng cung cấp vũ khí cho Israel trong cuộc chiến chống phe Hamas, được tiến hành nhằm đáp trả cuộc tấn công đẫm máu của phong trào Hồi giáo cực đoan Palestine ngày 07/10/2023.Tuy nhiên, bất chấp những « mối quan ngại sâu sắc », bản báo cáo của bộ Ngoại Giao Mỹ kết luận rằng viện trợ quân sự của Mỹ đã mang lại « các bảo đảm đầy đủ đáng tin cậy và khả tín cho phép tiếp tục cung cấp vũ khí ». Một quan chức cao cấp Mỹ, xin ẩn danh, cho biết Washington vẫn tiếp tục giám sát về việc sử dụng vũ khí Mỹ trên chiến trường.Vế thứ hai của báo cáo bộ Ngoại Giao Mỹ đề cập đến viện trợ nhân đạo cho dải Gaza. Dù đánh giá là Israel, thông qua « các hành động hay sự bất động », đã góp phần gây ra thảm họa nhân đạo, nhưng Mỹ cũng không đưa ra kết luận là chính quyền Israel đã cố tình « cấm hay hạn chế » việc tiếp tế và vận chuyển hàng viện trợ.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20240511-gaza-m%E1%BB%B9-v%E1%BA%ABn-cung-c%E1%BA%A5p-v%C5%A9-kh%C3%AD-m%E1%BA%B7c-d%C3%B9-israel-c%C3%B3-th%E1%BB%83-%C4%91%C3%A3-vi-ph%E1%BA%A1m-lu%E1%BA%ADt-qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF

Mỹ, Trung Quốc gặp nhau tại Geneva để thảo luận về rủi ro từ AI

Các quan chức Mỹ cho biết, Mỹ và Trung Quốc sẽ gặp nhau tại Geneva hôm 14/5 để thảo luận về trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến, đồng thời nhấn mạnh rằng các chính sách của Washington sẽ không được mang ra đàm phán ngay cả khi các cuộc trao đổi khám phá việc giảm thiểu rủi ro từ công nghệ mới nổi.Chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã tìm cách trao đổi với Trung Quốc về một loạt vấn đề để giảm bớt sự hiểu lầm giữa hai đối thủ. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã thảo luận về chủ đề AI vào tháng 4 tại Bắc Kinh, nơi họ đồng ý tổ chức các cuộc đàm phán song phương chính thức đầu tiên về chủ đề này.Bộ Ngoại giao Mỹ đã thúc ép Trung Quốc và Nga phải thống nhất với tuyên bố của Mỹ rằng chỉ có con người, chứ không bao giờ là trí tuệ nhân tạo, đưa ra quyết định triển khai vũ khí hạt nhân.“Đây là cuộc họp đầu tiên thuộc loại này. Vì vậy, chúng tôi dự kiến sẽ có một cuộc thảo luận về đầy đủ các rủi ro, nhưng sẽ không đưa ra tuyên bố trước nào về bất kỳ chi tiết cụ thể nào vào thời điểm này”, một quan chức chính quyền cấp cao nói với các phóng viên trước cuộc họp khi được hỏi liệu Mỹ sẽ ưu tiên vấn đề vũ khí hạt nhân hay không.

https://www.voatiengviet.com/a/7609018.html

Thủ tướng Lý Hiển Long từ chức, Singapore công bố nội các mới

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long hôm nay (13/5) đã gửi thư xin từ chức cho Tổng thống nước này Tharman Shanmugaratnam.Theo trang Strait Times, nội dung bức thư xin từ chức của ông Lý Hiển Long đã hé lộ kế hoạch chuyển giao quyền lực cho người kế nhiệm ở thời điểm ông 70 tuổi. Tuy nhiên, kế hoạch đó đã bị gác lại do dịch Covid-19 bùng phát. “Sau đại dịch, chúng ta đã tiến hành việc chọn người kế nhiệm tôi. Vào ngày 14/4/2022, ông Lawrence Wong (tên tiếng Hoa là Hoàng Tuần Tài) đã được chọn làm người sẽ kế nhiệm tôi. Đã 2 năm kể từ thời điểm đó, giờ ông ấy đã sẵn sàng chèo lái Singapore”, một đoạn trong bức thư xin từ chức của Thủ tướng Lý viết. Dự kiến, nội các Chính phủ Singapore của Thủ tướng Lý cũng sẽ từ chức trong ngày 15/5. Trong thông cáo được Tổng thống Singapore Tharman Shanmugaratnam đưa ra hôm nay, ông đã chấp thuận việc từ chức của Thủ tướng Lý, đồng thời ca ngợi những đóng góp của ông Lý đối với quốc đảo này. “Ông đã giúp Singapore có được vị thế độc nhất trên thế giới, với tiếng nói lý trí và cam kết nguyên tắc đối với luật pháp quốc tế và lợi ích toàn cầu”.Cũng trong thông cáo trên, Tổng thống Shanmugaratnam khẳng định sẽ bổ nhiệm ông Lawrence Wong  làm Thủ tướng Singapore, và yêu cầu ông này thành lập nội các mới trong ngày 15/5.

https://vietnamnet.vn/thu-tuong-ly-hien-long-tu-chuc-singapore-cong-bo-noi-cac-moi-2280482.html

Singapore có thủ tướng mới

Ngày 15/05/2024, phó thủ tướng Hoàng Tuần Tài (Lawrence Wong) chính thức thay ông Lý Hiển Long làm thủ tướng Singapore. Kinh tế gia 51 tuổi là chính trị gia thứ hai không thuộc gia đình họ Lý và là thủ tướng thứ 4 điều hành đảo quốc giàu có kể từ khi giành độc lập năm 1965. Ông Hoàng Tuần Tài (Lawrence Wong Shyun Tsai), tốt nghiệp đại học ở Mỹ, từng giữ chức bộ trưởng Tài Chính, được chọn làm người thay thế thủ tướng Lý Hiển Long ngay năm 2022. Ông thuộc thế hệ nghị sĩ mới của đảng Hành động Nhân dân (PAP) cầm quyền liên tục từ năm 1965. Tuy nhiên, theo nhà phân tích chính trị Mustafa Izzuddin, thuộc Phòng tư vấn Solaris Strategies Singapore, được AFP trích dẫn, tân thủ tướng « mang phong cách lãnh đạo thích hợp hơn với một thế hệ khác » dù « các nguyên tắc cơ bản của Singapore sẽ không thay đổi ».Trả lời RFI ngày 15/05, nhà sử học Pháp Jean-Louis Margolin, giảng viên lịch sử đương đại chuyên về Singapore, nhận định về thách thức lớn đối với tân thủ tướng :« Từ năm 1959, gia tộc Lý, trước tiên là ông Lý Quang Diệu, tiếp theo là con trai Lý Hiển Long vừa mới nghỉ hưu, đã điều hành đảo quốc trong khoảng 53 năm. Vấn đề đặt ra là liệu ông Hoàng Tuần Tài xây dựng được uy tín riêng hay không. Đây là điều mà phần nào thủ tướng (Ngô Tác Đống), người được coi là giai đoạn chuyển tiếp giữa hai thế hệ nhà Lý, nắm quyền trong khoảng hơn 10 năm, đã không làm được. Ông đã không thay đổi được tâm lý của một xã hội bị gia đình gần như được coi là hoàng tộc thống trị. Tuy vậy, trong gia hoàng tộc hiện bị chia rẽ này, không có người có khả năng tiếp nối. Do đó có nhiều khả năng là tân thủ tướng có thể chứng tỏ nổi trội hơn người tiền nhiệm không xuất thân từ gia đình họ Lý ».

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20240515-singapore-c%C3%B3-th%E1%BB%A7-t%C6%B0%E1%BB%9Bng-m%E1%BB%9Bi

Mũi tấn công của Nga phơi bày điểm yếu trên phòng tuyến Ukraine

Chiến dịch vượt biên giới tấn công vào Kharkov mà Nga phát động cho thấy Ukraine thiếu nhân lực và khí tài nghiêm trọng, cùng khả năng phòng không kém.Đối với Ukraine, tháng 5 ngày càng trở thành khoảng thời gian khốc liệt nhất.Thành phố Vovchansk ở tỉnh Kharkov mà lực lượng Ukraine tái kiểm soát hơn 18 tháng trước cuối tuần qua chứng kiến những cuộc pháo kích và không kích dữ dội của Nga. Lực lượng Nga sau đó bất ngờ mở chiến dịch tấn công dọc theo biên giới dài khoảng 100 km, nhằm chọc thủng phòng tuyến của Ukraine trong khu vực.Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cùng các quan chức Ukraine cho biết nỗ lực tiến quân của Nga vào Vovchansk bị chặn đứng, song lực lượng Nga đã cắt đứt nhiều tuyến đường tới thành phố.Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố đã thọc sâu vào phòng tuyến Ukraine và kiểm soát 9 làng dọc biên giới Kharkov chỉ trong hai ngày tấn công, kết quả mà lực lượng nước này phải mất nhiều tháng mới đạt được tại mặt trận miền đông.Tổng tư lệnh quân đội Ukraine Oleksandr Syrsky thừa nhận lực lượng nước này đối mặt tình thế khó khăn ở Kharkov, song cho biết họ đang làm tất cả những gì có thể để giữ vững phòng tuyến.

https://vnexpress.net/mui-tan-cong-cua-nga-phoi-bay-diem-yeu-tren-phong-tuyen-ukraine-4745231.html

Tổng thống Zelenskyy hoãn công du nước ngoài, bộ binh Nga tiến vào thị trấn biên giới Ukraine

Tổng thống Volodymyr Zelenskyy đã hoãn mọi chuyến công du nước ngoài khi tình hình chiến trường tiếp tục xấu đi vào thứ Tư (15/5) và Kyiv cho biết bộ binh Nga đã tiến vào thị trấn biên giới phía đông bắc Vovchansk ở vùng Kharkiv.Việc chiếm được thị trấn cách biên giới 5 km sẽ là thắng lợi đáng kể nhất của Nga kể từ khi nước này tiến hành cuộc tấn công vào vùng Kharkiv hôm thứ Sáu, mở ra một mặt trận mới và buộc Kyiv phải gấp rút tăng viện.Cuộc tấn công khiến lực lượng bị kéo dãn và cạn kiệt của Ukraine mất cân bằng trước tình hình mà ông Zelenskyy nói có thể là một cuộc tấn công lớn của Nga trong những tuần tới. Moscow đã dần dần chiếm được lãnh thổ ở phía đông trong nhiều tháng.Oleksiy Kharkivskiy, cảnh sát trưởng tuần tra ở Vovchansk, cho biết trên Facebook: “Tình hình vô cùng khó khăn. Kẻ thù đang chiếm giữ các vị trí trên đường phố của thị trấnVovchansk”.Quân đội Ukraina đã rút lui về các vị trí “có lợi hơn” ở hai khu vực của Kharkiv, bao gồm cả khu vực Vovchansk, quân đội cho biết vào cuối ngày thứ Ba..Quân đội Ukraine nói quyết định này là “hậu quả của hành động tấn công và đánh phá dữ dội của kẻ thù” và được thực hiện “để bảo vệ tính mạng của các quân nhân chúng ta và để tránh tổn thất”.

https://www.voatiengviet.com/a/7612997.html

Ukraina : Kiev dồn dập oanh kích bán đảo Crimée

Theo thông cáo của bộ Quốc Phòng Nga, Ukraina tiến hành một cuộc tấn công bằng drone trong đêm 16 rạng sáng ngày 17/05/2024 nhắm vào bán đảo Crimée đã bị Matxcơva thôn tính. Nhiều khu vực tại thành phố Sébastopol bị mất điện, một kho xăng ở vùng tây nam nước Nga bị đốt cháy. Thông cáo của bộ Quốc Phòng Nga cho biết đã vô hiệu hóa được 51 drone của đối phương trong khu vực bán đảo Crimée, hơn 40 chiếc khác trong các vùng Krasnodar, Belgorod và Koursk thuộc lãnh thổ của Nga. Ít nhất 2 người thiệt mạng, một kho xăng bị đốt cháy. Thống đốc Krasnodar trên mạng Instagram xác nhận « nhiều cơ sở dân sự » tại hải cảng Novorossiik hướng ra Biển Đen bị tấn công. Nhiều khu vực trong thành phố cảng Sébastopol bị mất điện. Chính quyền Sébastopol ra lệnh đóng cửa các trường học và nhà trẻ trong ngày hôm nay. Trước mắt Ukraina chưa nhận trách nhiệm về các vụ tấn công nói trên. 

Hãng tin Anh Reuters căn cứ vào ảnh vệ tinh do tập đoàn Mỹ Maxar cung cấp, cho biết trong tuần các đợt tấn công của Ukraina đã gây thiệt hại cho căn cứ không quân của Nga Belbek. Ba chiến đấu cơ và một kho xăng gần đó đã bị hư hại. Hãng tin Anh nhắc lại Ukraina sử dụng ngày càng nhiều drone có khả năng bay xa và tên lửa để nhắm vào các mục tiêu chiến lược ở cách xa các đường chiến tuyến. Tại mặt trận miền đông, trong tuần quân Nga đã chiếm được hơn 270 km vuông. Tối qua, tổng thống Zelensky đến Kharkiv thị sát. Ông cho biết tình hình tại đây « tạm ổn định ». Sáng nay, tư lệnh quân đội Ukraina Oleksandr Syrsky trên mạng xã hội Facebook nhìn nhận quân Nga đã khởi động chiến dịch tấn công nhắm vào Kharkiv « sớm hơn dự báo » với mục đích buộc Kiev phải « huy động thêm lính dự bị ». 

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20240517-ukraina-kiev-d%E1%BB%93n-d%E1%BA%ADp-oanh-k%C3%ADch-b%C3%A1n-%C4%91%E1%BA%A3o-crim%C3%A9e

Putin tuyên bố Nga đang thiết lập vùng đệm ở khu vực Kharkiv của Ukraine

Tổng thống Vladimir Putin hôm thứ Sáu cho biết các lực lượng Nga tiến vào phía đông bắc Ukraine đang tạo ra một vùng đệm để bảo vệ Nga khỏi các cuộc tấn công và nói rằng phương Tây thật “bệnh hoạn” nếu họ nghĩ rằng họ có thể đưa ra các điều khoản cho Moscow.Phát biểu với các phóng viên trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc sau khi thảo luận về Ukraine trong cuộc hội đàm với ông Tập Cận Bình, ông Putin nói rằng quân đội Nga đang tiến hành theo kế hoạch sau nhiều cuộc tấn công chết chóc của Ukraine vào khu vực Belgorod của Nga.“Đối với những gì đang xảy ra ở hướng Kharkiv. Đây là lỗi của họ (Ukraine) vì họ đã pháo kích và thật không may, lại pháo kích vào các khu dân cư ở khu vực biên giới, bao gồm cả Belgorod”, ông Putin nói.“Thường dân đang chết ở đó. Đó là điều hiển nhiên. Họ đang bắn thẳng vào trung tâm thành phố, vào các khu dân cư. Và tôi đã nói công khai rằng nếu tình trạng này tiếp diễn, chúng tôi sẽ buộc phải tạo ra một vùng an ninh, một vùng đệm. Đó là những gì chúng tôi đang làm”.Khi được hỏi liệu quân đội Nga có kế hoạch giành quyền kiểm soát Kharkiv gần đó, thành phố lớn thứ hai của Ukraine hay không, ông Putin nói:“Đối với Kharkiv, hiện nay chưa có kế hoạch nào như vậy”.

https://www.voatiengviet.com/a/7616380.html

Thủ tướng Slovakia vừa bị bắn là người ‘chống Ukraine, muốn thân Việt Nam’?

Thủ tướng Slovakia Robert Fico đã qua khỏi tình trạng hiểm nghèo. Ông bị trọng thương sau khi trúng vài phát đạn hôm 15/5 tại thị trấn Handlova, cách thủ đô Bratislava 180 km về phía đông bắc.Vụ tấn công xảy ra khi ông Fico đang rời một cuộc họp của chính phủ tại Handlova vào khoảng 14 giờ 30 (19 giờ 30 tại Việt Nam). Các thước phim cho thấy hung thủ đã bắn vị thủ tướng 5 phát vào bụng, tay và chân.Ông được trực thăng đưa tới một bệnh viện gần đó trước khi chuyển tới một bệnh viện khác tại thị trấn Banska Bystrica.Tổng thống Slovakia, bà Zuzana Caputova, nói rằng bà bị sốc trước hành động “tàn bạo và dã man” này.Phó Thủ tướng Slovakia Tomas Taraba cuối hôm thứ Tư 15/5 nói với BBC rằng ca phẫu thuật của ông Fico đã diễn ra tốt đẹp.“Tình trạng của ông ấy hiện không còn nguy kịch,” ông Taraba nói.Trước đó, các quan chức Slovakia cho biết vị thủ tướng đã ở trong tình trạng “hiểm nghèo”.Cảnh sát đã bắt giữ nghi phạm – một người đàn ông 71 tuổi sống ở một ngôi làng miền trung Slovakia.Tổng thống Mỹ Joe Biden lên án đây là “hành động bạo lực khủng khiếp” và cho biết đại sứ quán Mỹ đang liên lạc chặt chẽ với chính phủ Slovakia và sẵn sàng hỗ trợ.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c3gqg2901w7o