Mục lục
Báo cáo nhân quyền 2023 của EU: Việt Nam có ít tiến bộ nhưng thừa đàn áp
Liên minh Châu Âu (EU) vừa công bố báo cáo về tình hình nhân quyền của Việt Nam năm 2023, dù đã nêu ra được một số vi phạm nhân quyền của Chính phủ Hà Nội nhưng vẫn khiến giới hoạt động thất vọng.Hôm 29/5, EU công bố bản Báo cáo Nhân quyền và Dân chủ trên thế giới trong năm 2023, trong phần về Việt Nam đề cập đến việc chính quyền đàn áp giới bất đồng chính kiến, người hoạt động và chuyên gia môi trường cùng các tôn giáo độc lập, cũng như các vận động của khối này nhằm giúp Hà Nội cải thiện hồ sơ nhân quyền.Báo cáo của EU nói không gian dành cho xã hội dân sự ở Việt Nam trong năm vừa qua ngày càng bị thu hẹp với việc chính quyền gia tăng đàn áp đối với người hoạt động và các blogger cho dù quốc gia độc đảng này ở Đông Nam Á đang là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (LHQ).Khối 27 quốc gia ở Châu Âu nói Việt Nam có rất ít tiến bộ trong lĩnh vực nhân quyền trong khi tuỳ tiện bắt giữ và kết án giới hoạt động và blogger.Không những các nhà hoạt động và chuyên gia môi trường là mục tiêu trấn áp hàng đầu mà nhiều luật sư bào chữa trong các vụ án chính trị còn bị buộc tội “lạm dụng quyền tự do dân chủ” với hình phạt hà khắc trong Bộ luật Hình sự khiến một số luật sư phải đi tị nạn ở quốc gia khác.Ngoài ra, các nhóm dân tộc thiểu số và tôn giáo tiếp tục là nạn nhân của sự sách nhiễu của chính quyền địa phương Cũng theo báo cáo, Chính phủ Việt Nam trong năm 2022 ban hành Nghị định số 53 quy định chi tiết một số điều của Luật An ninh mạng tiếp tục tiếp tục làm xói mòn quyền tự do ngôn luận thông qua việc ủy quyền truy cập dữ liệu người dùng theo các điều khoản được xác định là mơ hồ liên quan đến an ninh quốc gia và trật tự công cộng.
Thượng tướng Lương Tam Quang làm Bộ trưởng Công an
Quốc hội thông qua nghị quyết phê chuẩn bổ nhiệm thượng tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Công an, giữ chức Bộ trưởng Công an nhiệm kỳ 2021-2026, chiều 6/6.Thượng tướng Lương Tam Quang 59 tuổi, quê huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên, Cử nhân chuyên ngành Điều tra tội phạm. Sự nghiệp của ông bắt đầu từ ngạch an ninh, từng giữ chức Trưởng phòng An ninh kinh tế, Cục phó An ninh kinh tế tổng hợp. Ông sau đó làm Trợ lý Thứ trưởng Công an, Phó chánh văn phòng rồi Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Công an.Năm 2019, ông giữ cương vị Thứ trưởng Công an, Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an. Tháng 1/2022, ông Quang được thăng cấp bậc hàm lên thượng tướng. Tháng 1/2021, ông Quang lần đầu trúng cử Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13 ở tuổi 56.Hôm 22/5, đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an đã được bầu giữ cương vị Chủ tịch nước.Ba ngày trước, thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Công an, được Bộ Chính trị điều động, phân công giữ chức Chánh văn phòng Trung ương Đảng.
https://baotiengdan.com/2024/06/06/thuong-tuong-luong-tam-quang-lam-bo-truong-cong-an/
Vì sao nhà báo Huy Đức bị bắt khẩn cấp?
Chiều ngày 1/6, nhà báo Huy Đức (tên thật là Trương Huy San) vắng mặt không lý do tại buổi trò chuyện chuyên đề ở chương trình Cà Phê Thứ Bảy, ở Times City Hà Nội. Không ai gọi được cho ông, và đây là chuyện bất thường vì ông Huy Đức không bao giờ bỏ hẹn mà không báo trước.Thính giá của buổi trò chuyện mang tên “Chuyển giao quyền lực thông qua các cuộc liên hôn trong lịch sử phong kiến Việt Nam” mà ông Huy Đức làm diễn giả chính, đã hoàn toàn không biết, một chuyến xe 7 chỗ mang biển số 80 của Bộ Công An đã đón ông giữa đường mang đi, theo một lệnh bắt giữ được phát đi khẩn cấp vài ngày trước đó.Đến tối Thứ Bảy, tin tức mới được truyền đi trên mạng xã hội bởi những người sống gần nhà ông Huy Đức nhìn thấy hơn chục công an thường phục, sắc phục bao vây là khám xét nhà, như khám xét một tội phạm ma túy. Đến khoảng 9 giờ tối, trang Facebook Lê Nguyễn Hương Trà đưa tin đầu tiên “Đang khám xét nhà, bắt khẩn cấp nhà báo Huy Đức”.Trước đó, trên trang Facebook của Bùi Thanh Hiếu có nói vu vơ về chuyện Huy Đức đang chỉ trích từ Nguyễn Tấn Dũng, sang Tô Lâm, rồi status cuối, chỉ trích cả ông Trọng về chuyện ảo tưởng cứ xây dựng con người lãnh đạo có đạo đức.Huy Đức liên tiếp có hai bài viết mà được cho là lý do của cuộc bắt giữ bất ngờ hôm 1/6. Đó là bài viết “Một quốc gia không thể phát triển dựa trên sự sợ hãi“ hôm 27/5, nhắm vào các mưu mô của ông Tô Lâm leo vào vị trí Chủ tịch nước, rồi đang thao túng, tổ chức cho đàn em của mình là Lương Tam Quang vào ghế Bộ trưởng Công An, vượt mặt việc đề cử và chọn lựa của hệ thống cộng sản Ba Đình.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/blog/who-was-truong-huy-duc-arrested-06022024081600.html
Việt Nam thừa nhận việc bắt nhà báo Huy Đức và LS Trần Đình Triển
Cơ quan An ninh Điều tra (ANĐT) thuộc Bộ Công an Việt Nam vào ngày 7 tháng 6 cho biết đã ra quyết định khởi tố và bắt tạm giam nhà báo Trương Huy San và luật sư Trần Đình Triển- Trưởng Văn phòng Luật sư Vì dân thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.Cả hai bị cáo buộc tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo khoản 2, Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.Cụ thể hai người bị cáo buộc đăng tải những bài viết bị cho phạm vào điều luật vừa nêu.Như tin đã loan, trước khi Cơ quan ANĐT thuộc Bộ Công an thừa nhận việc bắt hai ông Trương Huy San và Trần Đình Triển, cư dân mạng đã lên tiếng về biện pháp này.Hai tổ chức theo dõi nhân quyền là Phóng viên Không Biên giới (RSF) và Bảo vệ Ký giả (CPJ) dẫn nhiều nguồn tin xác nhận biện pháp bắt giữ đối với nhà báo độc lập Trương Huy San, bút danh Huy Đức; và kêu gọi trả tự do ngay cho ông này, hủy bỏ những cáo buộc đưa ra.Ông Trương Huy San năm nay 62 tuổi, quê Hà Tĩnh. Ông là một cựu chiến binh tham gia cuộc chiến biên giới phía Tây Nam. Ông từng làm việc cho các báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Diễn Đàn Doanh nghiệp, Nông thôn Ngày nay, Sài gòn Tiếp thị. Vào năm 2012, 2013 ông tham gia tu nghiệp tại Đại học Havard, Hoa Kỳ.Luật sư Trần Điình Triển còn là Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Hà Nội với hơn 40 năm hành nghề luật ở Việt Nam.
Nhà báo Huy Đức bị bắt giam, khởi tố; Các tổ chức nhân quyền quốc tế kêu gọi trả tự do
Các tổ chức Bảo vệ Ký giả, Ân xá Quốc tế và Văn bút Mỹ đã lên tiếng kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam thả tự do cho nhà báo nổi danh Trương Huy San cũng như bỏ mọi cáo buộc đối với nhà báo có bút danh Huy Đức sau khi ông cho đăng tải những bài viết về tình trạng bất ổn chính trị hiện tại của đất nước.Những lời kêu gọi này được đưa ra ngay trước khi tờ Tuổi Trẻ cho biết cơ quan an ninh điều tra đã khởi tố và bắt tạm giam cựu nhà báo Trương Huy San hôm 7/6. Bộ Công an được tờ báo này dẫn lời nói rằng họ ra quyết định khởi tố vụ án “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” xảy ra tại Hà Nội và các tỉnh, thành phố đối với ông Huy Đức.Một ngày trước khi có thông báo của Bộ Công an, ông Shawn Crispin, đại diện cấp cao khu vực Đông Nam Á của Tổ chức Bảo vệ Ký giả (CPJ) nói trong một thông báo rằng “Chính quyền Việt Nam cần ngay lập tức tiết lộ nơi họ đang giam giữ nhà báo Trương Huy San và trả tự do cho ông vô điều kiện.”Trước khi bị bắt, nhà báo Huy Đức đăng tải những bài viết chỉ trích gay gắt và trực diện hai nhà lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam – Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Tô Lâm, người được bổ nhiệm vào chức vụ này hôm 22/5 sau khi dẫn dắt Bộ Công an.
Tin nóng: Phó Ban Nội chính Trung ương bị bắt?!
Chúng tôi vừa nhận được tin, cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đang tiến hành điều tra ông Nguyễn Văn Yên, Phó Ban Nội Chính Trung Ương. Được biết, ông Yên bị mời về trụ sở công an điều tra hôm thứ Bảy ngày 2-6-2024 và bị câu lưu cho đến nay.Tin nội bộ cho biết, mọi thủ tục tố tụng đối với ông Nguyễn Văn Yên sẽ sớm được Bộ Công an công bố trong nay mai.Nguyễn Văn Yên sinh năm 1966, quê Mê Linh, Hà Nội. Yên từng công tác trong ngành Công an, hàm đại tá.Năm 2006, Yên là thư ký của Phó chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.Năm 2010, Yên làm Phó vụ trưởng Vụ Công tác phía Nam, Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.Năm 2013, Yên là Phó vụ trưởng phụ trách Vụ Theo dõi Xử lý các vụ án của Ban Nội chính Trung ương.Năm 2015, Yên là Vụ trưởng Vụ Theo dõi xử lý các vụ án, vụ việc của Ban Nội chính Trung ương.Từ tháng 1-2022 đến nay, Nguyễn Văn Yên được bổ nhiệm chức Phó Ban Nội Chính Trung Ương.Nguyễn Văn Yên từng bị dư luận xã hội phát hiện và chỉ trích, khi xài đồng hồ đeo tay Patek Philippe World Time Mecca, trị giá 270.000 Mỹ kim.Ngoài ra còn có tin đồn ông Nguyễn Văn Yên cặp bồ với bà Lê Y Linh, sống trong một biệt thự 400 m2, có giá 50 tỷ đồng, ở khu Biệt thự liền kề khu K Ciputra Tây Hồ (Grand Gardenville Tây Hồ). Nhưng nơi gặp gỡ, hẹn hò cặp đôi Yên — Linh thì ở chỗ khác: Căn hộ cao cấp giá 8 tỷ đồng, tại chung cư UDIC WestLake, đường Võ Chí Công, Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội
https://baotiengdan.com/2024/06/04/tin-nong-pho-ban-noi-chinh-trung-uong-bi-bat/
Sư Thích Minh Tuệ ‘tự nguyện dừng đi bộ khất thực’, tại sao?
Trang web chính thức của Ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam cho biết nhà sư Thích Minh Tuệ đã ‘tự nguyện dừng việc đi bộ khất thực’.Thông báo ngày 3/6 của Ban Tôn giáo Chính phủ nêu:“Ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) sinh năm 1981 tại xã Kỳ Văn, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tại Thôn 6, xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai, hiện không có địa chỉ cư trú cố định, chưa làm căn cước công dân. Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định ông Lê Anh Tú không phải là tu sĩ Phật giáo; bản thân ông Lê Anh Tú cũng không nhận mình là tu sĩ Phật giáo, chỉ là công dân tu học theo lời dạy của Đức Phật.”Ban Tôn giáo Chính phủ là cơ quan tương đương tổng cục trực thuộc Bộ Nội vụ, có chức năng tham mưu giúp bộ trưởng Bộ Nội vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.Thông báo của Ban Tôn giáo Chính phủ nêu:”Bắt đầu từ năm 2017 đến năm 2023, ông Lê Anh Tú tự tu, thực hành hạnh khất thực và đã 03 lần đi bộ từ Nam ra Bắc và ngược lại, trong suốt quá trình đó, việc đi lại và thực hành hạnh nguyện của ông Lê Anh Tú diễn ra thuận lợi, không có khó khăn, cản trở và không gây ảnh hưởng tới an ninh trật tự. Năm 2024 là lần thứ tư ông Tú đi bộ xuất phát từ tỉnh Khánh Hòa, theo trục đường chính lên Cao Bằng – Hà Giang và hiện nay đang đi chiều ngược trở lại, hiện đã đến khu vực miền Trung.”
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cv2248zzj9zo
Sư Thích Minh Tuệ đang ở Gia Lai?
Theo lãnh đạo Công An Tỉnh Thừa Thiên Huế, sư Thích Minh Tuệ đã được Công An Tỉnh Gia Lai “hỗ trợ” làm Căn Cước Công Dân để “bảo đảm quyền công dân theo quy định pháp luật.”Nói với báo Pháp Luật TP.HCM hôm 4 Tháng Sáu, một lãnh đạo Công An Tỉnh Thừa Thiên Huế cho hay hôm qua 3 Tháng Sáu, sau khi sư Thích Minh Tuệ “tự nguyện” dừng việc đi bộ khất thực, Công An Tỉnh Thừa Thiên Huế đã đưa nhà sư “đến nơi theo yêu cầu” và việc làm Căn Cước Công Dân cho ông do lực lượng Công An Tỉnh Gia Lai thực hiện.Đầu tiên, công an “làm việc” với sư Minh Tuệ, yêu cầu dừng cuộc bộ hành, nhưng sư thản nhiên trả lời đây là hạnh nguyện tu tập nên sẽ không có chuyện dừng bộ hành.Cùng lúc đó, công an đã ập vào bên trong lán trại và quàng các dây nhựa màu vàng xích hai tay các vị hành giả đầu đà để áp giải đưa đi, nhất là những người có hình xăm bị cưỡng bức quyết liệt.Riêng với hai sư Minh Tuệ và Tuệ Đức thì không bị trói.Bị các sư phản ứng nhưng do công an quá đông nên cuối cùng họ cũng phải đi. Tuy nhiên, không có các cuộc cãi vã to tiếng.
https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/su-thich-minh-tue-dang-o-gia-lai/
Bộ Công an: Thu hồi 300 tỉ đồng, 2 triệu USD, 500 lượng vàng, 1.000 sổ đỏ vụ án Phúc Sơn
Bộ Công an Việt Nam vừa cho biết đã thu hồi số lượng tài sản, tang vật lớn trong quá trình điều tra các vụ án xảy ra tại Tập đoàn Thuận An và Tập đoàn Phúc Sơn, đưa hàng loạt cán bộ “vào lò”.Đây là thông tin do Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, Phó chánh văn phòng Bộ Công an, công bố tại họp báo Chính phủ thường kì ngày 1/6, khi được hỏi về các đại án được dư luận quan tâm.Theo đại diện Bộ Công an, trên 300 tỷ đồng, gần 2 triệu USD, trên 500 lượng vàng và hơn 1.000 sổ đỏ đã được thu giữ, trong khi có 23 bị can đã bị khởi tố, bắt tạm giam trong vụ án liên quan đến Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn, do ông Nguyễn Văn Hậu (tức Hậu Pháo) làm Chủ tịch Hội đồng quản trị.Còn với vụ án liên quan Tập đoàn Thuận An, ông Hoàng Anh Tuyên cho hay đã khởi tố 8 bị can, thu hồi hơn 40 tỷ đồng. Hiện cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đang mở rộng điều tra làm rõ dấu hiệu sai phạm trong việc đấu thầu, triển khai các dự án của tập đoàn này; đồng thời thu hồi triệt để tài sản cho nhà nước.Trước đó, hôm 30/5, Bộ Công an cho biết hai vụ án này đã được Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực thống nhất đưa vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cgxx70341npo
Đại hội đảng Cộng hòa quảng bá nhầm bằng ảnh Tp. Hồ Chí Minh, đảng Dân chủ giễu cợt
Đại hội toàn quốc của đảng Cộng hòa (RNC) sẽ diễn ra ở thành phố Milwaukee, bang Wisconsin của Mỹ, bắt đầu từ ngày 15/7, và họ đã có sai sót lớn khi quảng bá cho sự kiện này, đó là dùng một bức ảnh chụp thành phố Hồ Chí Minh ở Việt Nam trên trang web của đại hội thay vì thành phố của Mỹ, các báo Mỹ trong đó có The Hill và Newsweek đưa tin hôm 5/6.Hình nền với ảnh chụp thành phố Hồ Chí Minh đã lan truyền trên mạng xã hội hôm thứ Ba 4/6 sau khi một phóng viên của báo Boston Globe đăng ảnh chụp lại màn hình thể hiện một phần mục “Tin tức và Cập nhật” thuộc trang web được cho là của RNC, theo The Hill và Newsweek.Newsweek cho hay Sam Brodey, phóng viên mảng chính trị Mỹ của tờ báo, viết trên X, trước đây là Twitter, rằng: “Đã vào trang web của đại hội đảng CH 2024 và thấy trang này dùng một hình nền trông không giống Milwaukee. Cũng có lý vì thực ra đây là một bức ảnh chụp thành phố Hồ Chí Minh”. Đến hôm 5/6, bài đăng này có hơn 560.000 lượt xem.Sau khi sai sót này bị chỉ ra trên X hôm 4/6, Ủy ban Toàn quốc đảng Cộng hòa đã vội vã thay bằng ảnh chụp Milwaukee, nhưng lỗi này đã bị lưu lại và những người bên đảng Dân chủ bắt đầu giễu cợt đảng Cộng hòa.“Có lẽ nếu ông Donald Trump và RNC thực sự để tâm đến việc tổ chức một chiến dịch tranh cử nghiêm túc ở Wisconsin, hẳn là họ có thể nhận ra là Milwaukee khác với thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi khích lệ họ tiếp tục nỗ lực hết mình để giành được các cử tri của thành phố Hồ Chí Minh trong khi đảng Dân chủ giành được phiếu bầu của người dân Wisconsin”, Giám đốc bộ phận phản ứng nhanh của Ủy ban Toàn quốc đảng Dân chủ Alex Floyd nói trong một tuyên bố.
Tập đoàn Nhật kiện công ty nhà nước Việt Nam vì chậm chễ thi công tuyến tàu điện ở TPHCM
Tập đoàn Hitachi của Nhật Bản đang yêu cầu một công ty đường sắt thuộc sở hữu của nhà nước Việt Nam bồi thường hơn 150 triệu USD vì sự chậm trễ nghiêm trọng trong việc xây dựng tuyến tàu điện đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh, theo truyền thông nhà nước đưa tin hôm 3/6.Hitachi là nhà thầu của tuyến Metro số 1 nối giữa Bến Thành và Suối Tiên, vốn bị lùi thời hạn hoàn thành nhiều lần và đã đội vốn hàng chục nghìn tỷ đồng. Theo truyền thông trong nước, nhà thầu Nhật Bản phụ trách mua sắm thiết bị cơ điện, đầu máy toa xe, đường ray, và bảo dưỡng cho tuyến metro này.Nhưng tập đoàn Hitachi đã khởi kiện chủ đầu tư của tuyến metro, Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM (MAUR), lên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) vì chậm chễ 4.124 ngày và đòi chi phí bồi thường gần 4.000 tỷ đồng (hơn 157 triệu USD), theo VnExpress.Đây là thông tin vừa được MAUR gửi Sở Ngoại vụ thành phố để dự thảo báo cáo Thủ tướng và Bộ Ngoại giao về giải pháp tháo gỡ vướng mắc dự án dài 20km vốn được khởi công cách đây 12 năm. Nhưng chủ đầu tư cho rằng chi phí bồi thường là đơn phương từ phía Hitachi và chưa phản ánh được những chậm trễ do chính nhà thầu gây ra cho dự án, theo Tuổi Trẻ.
VinFast bị báo lỗi sản phẩm trên toàn cầu, thu hồi hàng ngàn xe
Sau tai nạn thảm khốc gây cháy xe VinFast làm chết gia đình bốn người tại Pleasanton, California, hay vụ xe VF8 tự chạy vào trong phòng cấp cứu bệnh viện nhi đồng Đồng Nai và hàng loạt các vấn đề khác làm dấy lên lo ngại về chất lượng xe.Hãng xe điện VinFast lúc này đang phải “triệu hồi toàn cầu,” chứ không chi riêng ở Mỹ như các báo đưa tin, để thay thế túi khí không đạt tiêu chuẩn có thể nguy hiểm đến tính mạng người lái xe.Ngày 25 tháng Năm, 2024, hãng xe VinFast tiếp tục triệu hồi 2,000 xe điện của mình ở Việt Nam, gồm các mẫu VFe 34, VF5 Plus, VF 6 Plus, VF8 và VF9 vừa được hãng xe Việt Nam phát đi thông báo triệu hồi để kiểm tra, và thay thế linh kiện liên quan đến ba lỗi khác nhau.Cụ thể, VinFast xác định vấn đề đầu tiên liên quan đến 23 xe VFe34 và 131 xe VF5 Plus được sản xuất trong khoảng thời gian từ 9 Tháng Chín 2023 đến 11 Tháng Tư 2024 do lỗi từ nhà cung cấp nên trong quá trình sử dụng xe, bu-lông cố định tấm vỏ phía trên pin cao áp, năm ở vị trí trên tấm vỏ phía trên của pin cao áp, có thể bị lỏng, dẫn đến nguy cơ giảm tiêu chuẩn thiết kế chống chịu nước của pin cao áp.Để khắc phục, VinFast sẽ kiểm tra các xe trong danh sách bị nghi ngờ và sẽ siết lại lực siết bu-lông cố định tấm vỏ phía trên pin cao áp. Trong trường hợp bu-lông bị lỏng (không có lực siết) công ty này sẽ thay pin cao áp để bảo đảm tiêu chuẩn chống chịu nước của pin cao áp theo thiết kế.
34 người bị đề nghị truy tố ở giai đoạn hai vụ Vạn Thịnh Phát
Bộ Công an kết thúc điều tra giai đoạn hai vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, SCB và các đơn vị liên quan; đề nghị truy tố bà Trương Mỹ Lan và 33 bị can.Ngày 5/6, Cơ quan Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03), Bộ Công an cho biết đã đề nghị truy tố các bị can về 3 tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Rửa tiền, Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới, theo Điều 174, Điều 324 và Điều 189 Bộ luật Hình sự.C03 đã thông báo cho Ngân hàng SCB và đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan là bị hại, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích của họ biết việc kết thúc điều tra vụ án này.Trước đó, hồi tháng 12/2023, tại họp báo Bộ Công an, thiếu tướng Nguyễn Văn Thành, Cục phó C03, cho biết trong hành vi Rửa tiền, bà Lan bị nghi dùng tiền phạm tội để đầu tư bất động sản, mua gom các dự án bất động sản lớn. “Chúng tôi còn xác định có việc chuyển tiền ra nước ngoài để đầu tư nên đã ủy thác điều tra thông qua hoạt động tư pháp”, ông Thành nói.Ở hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bà Lan và đồng phạm bị cáo buộc thông qua 3 công ty Vạn Thịnh Phát để phát hành 25 lô trái phiếu trị giá hơn 30.000 tỷ đồng. Khi điều tra, cảnh sát gặp khó việc xác định bị hại. Bởi thế, Bộ Công an nhiều lần đề nghị các bị hại mua 25 lô trái phiếu của Vạn Thịnh Phát hãy liên hệ cơ quan điều tra ở nơi cư trú để trình báo, đảm bảo quyền lợi.
https://vnexpress.net/34-nguoi-bi-de-nghi-truy-to-o-giai-doan-hai-vu-van-thinh-phat-4754836.html
Việt Nam tính xây dựng các trung tâm văn hóa ở nước ngoài, bao gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc
Chính phủ Việt Nam hôm 3/6 đề xuất xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam tại một số quốc gia trọng điểm, trong đó có Mỹ, Nga, Trung Quốc, để quảng bá văn hóa ra nước ngoài. Dự án là một phần trong Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035 có mức vốn đầu tư hơn 122 tỉ đồng.Đề xuất được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Nguyễn Văn Hùng đưa ra khi báo cáo trước Quốc hội về chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa.Các trung tâm văn hóa Việt Nam dự kiến sẽ được xây dựng tại một số quốc gia “có mối quan hệ văn hóa lâu dài” như Mỹ, Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Campuchia.Theo Bộ VHTTDL, đề xuất này nhằm triển khai các nghị quyết của Đảng Cộng sản về văn hóa, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ra thế giới, phát huy sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam để nâng cao vị thế đất nước, Thanh Niên và Tiền Phong cho hay.Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng, nguồn vốn dự kiến huy động để thực hiện chương trình phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2030 là 122.250 tỉ đồng. Trong số này, vốn ngân sách trung ương hỗ trợ trực tiếp được bố trí tối thiểu khoảng 77.000 tỉ đồng (chiếm 63%), vốn ngân sách địa phương khoảng 30.250 tỉ đồng, vốn huy động hợp pháp khác dự kiến khoảng 15.000 tỉ đồng.
https://www.voatiengviet.com/a/7640620.html
Dân chủ hóa ở Việt Nam: Tiếng kêu trên hoang mạc?
Với sự xuất hiện tân Chủ tịch nước – Đại tướng Tô Lâm có bàn tay sắt và ‘cơ sở hạ tầng’ bao gồm các tướng lĩnh Công an được bố trí tại các vị trí chủ chốt của Đảng và Nhà nước, dân chủ hóa ở Việt Nam ngày càng u ám…Ngày 4/6, mạng xã hội rộ tin Bộ Công an (BCA) đã tiến hành điều tra ông Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng ban Nội chính. Ông Yên bị mời về trụ sở công an hôm 2/6 và bị câu lưu cho đến nay, theo thông tin từ mạng xã hội và chưa thể kiểm chứng. Tin này lại dấy lên đồn đoán rằng hai phe đang đánh nhau to để giành quyền lực (1). Trước đó, ngày 3/6/2024, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa trao Quyết định của Bộ Chính trị (BCT) điều động Thứ trưởng BCA Nguyễn Duy Ngọc (quê Hưng Yên), giữ chức Chánh Văn phòng Trung ương Đảng (VPTWĐ) (2). Theo nguồn tin nội bộ, chiều ngày 28/5, BCA đã có phiên họp ‘đặc biệt’ để lấy phiếu tín nhiệm, đề nghị BCT cử Thứ trưởng Lương Tam Quang (cũng quê Hưng Yên), giữ chức Bộ trưởng BCA. Như vậy, cuộc họp này đã ‘vô hiệu hóa’ Quyết định trước đây cử Thứ trưởng Trận Quốc Tỏ điều hành hoạt động của BCA. Giới phân tích đánh giá đây thực chất là ‘cuộc đảo chính mềm’ của băng Hưng Yên tái xác lập trật tự tại BCA (3). BCT từng có kế hoạch bố trí Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú thay vị trí ông Tô Lâm ở BCA, nhưng đã không đạt được đồng thuận.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/blog/vietnam-democratization-process-06052024093128.html
Tổ chức vận động cho lao động cảnh báo với Bộ Thương mại Mỹ về yếu tố Trung Quốc trong thương mại Việt Nam
Tổ chức phi chính phủ vận động cho quyền của người lao động Vietnam Worker Defenders (VWD) có trụ sở ở California vừa kêu gọi Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo xem xét mối quan hệ “chặt chẽ” giữa Việt Nam và Trung Quốc, trong số nhiều yếu tố khác, khi đánh giá yêu cầu của Việt Nam được ra khỏi danh sách các nước có nền kinh tế phi thị trường của Hoa Kỳ.Trong bức thư ngỏ gửi bà Raimondo, được công bố hôm 1/6, VWD nói rằng Việt Nam là “nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa” như được ghi trong hiến pháp của quốc gia Đông Nam Á và “không phải là một nền kinh tế thị trường dưới bất kỳ hình thức nào.”Bộ Công Thương Việt Nam nộp đơn yêu cầu Bộ Thương mại Mỹ đánh giá lại tình trạng nền kinh tế phi thị trường, mà Mỹ áp đặt cho Việt Nam hơn 20 năm qua, ngay trước khi Tổng thống Joe Biden đến Hà Nội để nâng cấp quan hệ giữa hai nước lên đối tác chiến lược toàn diện hồi tháng 9 năm ngoái. Bộ Thương mại Mỹ sẽ đưa ra quyết định vào ngày 26/7.Việt Nam lập luận rằng họ nên được gỡ bỏ nhãn nền kinh tế phi thị trường vì những cải cách kinh tế gần đây và cho rằng việc tiếp tục áp đặt quy chế này là không tốt cho mối quan hệ song phương ngày càng gắn bó mà Washington xem là để đối trọng với Trung Quốc.
Mỹ ve vãn, Campuchia tuyên bố không muốn bị lôi kéo
Mỹ muốn thiết lập lại các chương trình huấn luyện quân sự với Campuchia trong bối cảnh Phnom Penh ngày càng rơi vào quỹ đạo của Bắc Kinh. Trong khi đó, ông Hun Sen đề nghị Mỹ không dùng Campuchia để cạnh tranh địa chính trị.Đây là những nét chính trong trong chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đến Campuchia vào ngày thứ Ba 4/6.Ông Austin đã có các cuộc gặp với Thủ tướng Hun Manet, cựu Thủ tướng Hun Sen, người đang giữ chức Chủ tịch Thượng viện, và Bộ trưởng Quốc phòng Tea Seiha.Đây cũng là cuộc gặp đầu tiên giữa ông Austin và ông Hun Manet, hai cựu sinh của học viện quân sự danh giá West Point (Mỹ), kể từ khi người con trai cả của ông Hun Sen chính thức kế thừa cha mình, nhậm chức thủ tướng vào tháng 8/2023.Theo Khmer Times hôm 5/6, ông Hun Sen đã yêu cầu Mỹ không đưa Campuchia vào trong chiến lược cạnh tranh địa chính trị của mình và khẳng định Campuchia đang thực thi chính sách ngoại giao dựa trên luật pháp.Ông Hun Sen cũng bày tỏ sự ủng hộ việc cải thiện mối quan hệ song phương giữa hai nước và cho rằng cho đến nay, cả hai phía đều thiếu sự tin tưởng lẫn nhau, thiếu thông tin và đánh giá sai lệch dẫn đến những hiểu lầm cho đôi bên.Chủ tịch Thượng viện Campuchia nhấn mạnh đối thoại trong lĩnh vực quốc phòng là ưu tiên để tạo dựng sự tin tưởng lẫn nhau và tránh thông tin bị thất thoát
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c722qn7pde1o
Donald Trump có thể tranh cử tổng thống Mỹ từ sau song sắt?
Vào một ngày chưa từng có tiền lệ trong nền chính trị của nước Mỹ, ông Donald Trump đã trở thành vị cựu tổng tổng đầu tiên bị kết tội hình sự.Hầu hết các chuyên gia đều cho rằng không có khả năng ông Trump sẽ ngồi tù cho 34 tội danh bị kết tội vào hôm thứ Năm 30/5 tại tòa án ở New York.Trước đó, vào ngày 30/5 theo giờ Mỹ, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bị tuyên “có tội” với toàn bộ 34 tội danh trong vụ truy tố làm giả hồ sơ kinh doanh để chi tiền bịt miệng sao khiêu dâm Stormy Daniels.Ông Trump có thể kháng cáo – một quy trình có thể kéo dài hơn khuôn khổ cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 tới và ngay cả khi đã có phán quyết, thì một khoản phạt, bị quản chế hoặc giám sát có thể là những kết cục khả dĩ hơn.Nhưng thậm chí trong kịch bản xấu nhất là bị tù giam thì ông Trump có thể tiếp tục là một ứng viên tổng thống (và thậm có chí có khả năng là tổng thống Mỹ từ bên trong nhà tù).Ông Donald Trum hôm Chủ nhật 2/6 cho biết sẽ chấp nhận bị quản thúc tại gia hoặc ở tù nhưng cho rằng công chúng sẽ khó khăn để chấp nhận điều này.Dự kiến ông Trump sẽ bị giam giữ vào ngày 11/7 tới đây, bốn ngày trước khi Đảng Cộng hòa tiến hành đại hội toàn quốc từ ngày 15-18/7 để chính thức chọn ra ứng viên tranh cử với Tổng thống đương nhiệm Joe Biden trong cuộc bầu cử vào tháng 11 tới.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cekk3g10vnvo
Tổng thống Zelensky công du Philippines vận động cho hội nghị hòa bình Ukraina
Công du Philippines hôm nay 03/06/2024, tổng thống Volodymyr Zelensky thông báo kế hoạch mở đại sứ quán Ukraina tại Manila ngay trong năm 2024. Tiếp tục các hoạt động ngoại giao vận động các đối tác châu Á tham gia đông đảo hội nghị vãn hồi hòa bình cho Ukraina dự trù mở ra tại Thụy Sĩ ngày 15-16/06/2024, nguyên thủ Ukraina cảm ơn tổng thống Marcos Jr. dự trù tham dự sự kiện này. Hãng tin Mỹ AP ghi nhận, Philippines trải thảm đỏ đón tổng thống Ukraina với những nghi lễ trịnh trọng nhất, nhưng chưa chính thức xác nhận tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. sẽ đích thân dự hội nghị vì hòa bình cho Ukraina hay không.Dù vậy trong cuộc họp báo sau cuộc hội đàm với nguyên thủ Philippines sáng nay, tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố, « rất hân hạnh » vì sự có mặt của tổng thống Marcos Jr. tại Thụy Sĩ và đây là « một tín hiệu rất mạnh » trong tiến trình vãn hồi hòa bình cho Ukraina. Đáp lại, tổng thống Philippines tuyên bố « tiếp tục các nỗ lực vì hòa bình và để chấm dứt xung đột » đang diễn ra tại Ukraina .Trong bài phát biểu hôm qua 02/06/2024 tại Đối Thoại An Ninh Shangri La, Singapore, tổng thống Volodymyr Zelensky cho rằng Trung Quốc không còn giữ lập trường trung lập về cuộc xung đột ở Ukraina như vẫn khẳng định và ông đã mạnh mẽ chỉ trích Bắc Kinh đứng về phía Nga, thọc gậy bánh xe, ngăn cản hội nghị hòa bình sẽ được tổ chức tại Thụy Sĩ trong hơn một chục ngày nữa.
Mexico có nữ tổng thống đầu tiên: Claudia Sheinbaum
Ứng cử viên Claudia Sheinbaum, một chuyên gia khí hậu từng đoạt Giải Nobel, sẽ trở thành nữ tổng thống đầu tiên trong lịch sử Mexico sau khi chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử, hứa sẽ tiếp tục công việc của người thầy và cũng là vị tổng thống sắp mãn nhiệm Andres Manuel Lopez Obrador, nguồn tin thông tấn xã Reuters cho hay hôm Thứ Hai, 3 Tháng Sáu. Bà Sheinbaum, 61 tuổi, gốc Do Thái, giành được từ 58 phần trăm đến 60.7 phần trăm số phiếu bầu theo lời công bố của ủy ban tuyển cử trung ương vào khuya hôm Chủ Nhật, tức là mức ủng hộ cao nhất dành cho một ứng cử viên trong số bất cứ ứng cử viên tổng thống nào ở Mexico kể từ khi nước này chấm dứt chế độ độc đảng cai trị từ năm 2000 cho tới nay.Khi chấp nhận chiến thắng, nữ tổng thống tân cử ngỏ lời cảm tạ Tổng Thống Lopez Obrador, gọi ông là “một nhân vật xuất sắc có một không hai đã thành công chuyển đổi Mexico tới một tương lai tươi sáng hơn.”Vị đương kim tổng thống đã có công tăng gấp đôi mức lương tối thiểu ở Mexico, giảm bớt tình trạng nghèo khó và làm cho đồng peso vững mạnh hơn cũng như hạ thấp mức thất nghiệp trong nước, những thành công khiến ông được dân chúng đặc biệt ngưỡng mộ và cũng còn giúp cho bà Sheinbaum chiến thắng trong cuộc bầu cử vừa qua.
https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/mexico-co-nu-tong-thong-dau-tien-claudia-sheinbaum/
Phó bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc kêu gọi Mỹ ngừng ‘bôi nhọ’ nước này
Phó Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Mã Triều Húc kêu gọi Mỹ ngừng “bôi nhọ” Trung Quốc và hãy thôi áp đặt các chế tài “mang tính lạm dụng” lên các công ty Trung Quốc tại các cuộc hội đàm tuần này ở Washington, bộ ngoại giao Trung Quốc cho biết hôm thứ Sáu.Ông Mã hội kiến Phó Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Kurt Campbell và phó cố vấn an ninh quốc gia Jon Finer vào ngày thứ Năm, một ngày sau khi Mỹ cáo buộc lãnh đạo Bắc Kinh ủng hộ cuộc chiến của Nga ở Ukraine và nói Trung Quốc có thể đối mặt với các chế tài tiếp theo của phương Tây.“(Chúng tôi) kêu gọi Mỹ ngừng bôi nhọ và gây áp lực lên Trung Quốc, ngừng áp đặt các chế tài đơn phương mang tính lạm dụng lên các doanh nghiệp Trung Quốc, và đóng vai trò mang tính xây dựng trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine,” bộ ngoại giao Trung Quốc dẫn lời ông Mã nói với ông Campbell.Ông Mã nói quan hệ Trung-Mỹ đang ở “giai đoạn hệ trọng” là đi vào ổn định sau khi xấu đi và gọi vấn đề Đài Loan là “vấn đề quan trọng, nhạy cảm và dễ bùng nổ nhất” giữa Bắc Kinh và Washington.
Hàn Quốc đình chỉ hiệp ước quân sự với Triều Tiên vì vụ khí cầu rác
Hàn Quốc có kế hoạch đình chỉ thỏa thuận quân sự đã ký với Triều Tiên vào năm 2018 vốn nhắm giảm bớt căng thẳng, theo văn phòng tổng thống cho biết hôm 3/6, sau khi Seoul cảnh báo sẽ có phản ứng mạnh mẽ đối với các khí cầu do Bình Nhưỡng thả để mang rác đến Hàn Quốc.Triều Tiên đã thả hàng trăm khí cầu qua biên giới, thả rác khắp Hàn Quốc. Hàn Quốc gọi đây là hành động khiêu khích và bác bỏ tuyên bố của Bình Nhưỡng rằng hành động này được thực hiện để gây phiền toái cho nước láng giềng.Hội đồng An ninh Quốc gia cho biết họ sẽ nêu ra kế hoạch đình chỉ toàn bộ thỏa thuận quân sự để nội các phê duyệt tại cuộc họp vào ngày 4/6.Hội đồng cho biết trong một tuyên bố rằng việc đình chỉ thỏa thuận sẽ mở đường cho Hàn Quốc tiến hành huấn luyện gần biên giới quân sự và thực hiện “các biện pháp đầy đủ và ngay lập tức” để đáp trả hành động khiêu khích của Triều Tiên.
80 năm D-Day : Thế giới lại đối mặt với chiến tranh với nhiều đảo lộn
Đúng vào ngày 06/06 cách đây 80 năm, cuộc đổ bộ quy mô của Đồng minh xuống Normandie đã giúp giải phóng châu Âu khỏi ách phát-xít Đức. Đây là chủ đề chính của các báo Pháp ra hôm nay 06/06/2024. Le Figaro đăng ảnh các quân nhân đồng minh đang bơi vào bãi biển với dòng tít lớn « Ngày 6 tháng Sáu 1944 : Vinh danh những anh hùng của tự do ». La Croix chạy tít « Một D-Day trong bóng tối của Nga », Libération chọn chân dung tổng thống Ukraina làm ảnh trang nhất và chơi chữ « D-Day : Ngày mang dấu ấn Ukraina nhất » thay cho « Ngày dài nhất »Le Figaro thuật lại việc « 48 cựu chiến binh Mỹ trong Đệ nhị Thế chiến lên máy bay đến Normandie ». Năm thứ ba liên tiếp, công ty hàng không Delta Airlines hợp tác với hiệp hội Best Defense Foundation và Michelin USA cố gắng vận chuyển tối đa các cựu chiến binh cùng với những người đi kèm trong điều kiện tiện nghi nhất.Không khí vui tươi tràn ngập trong hành khách, và nhân viên sân bay, trong chuyến đi có lẽ là lần cuối của họ, tốn kém hàng triệu đô la. Việc hậu cần là bài toán khó cho những người khách xấp xỉ 100 tuổi bay xuyên Đại Tây Dương. Caen không có phi đạo đủ dài cho Boeing 767, rốt cuộc người ta chọn Cherbourg và Deauville. Hàng đoàn trẻ em tưng bừng đón tiếp họ hôm thứ Hai 03/06 với những lá cờ Pháp, Mỹ, có sự hiện diện của phu nhân tổng thống Pháp.
Động lực thúc đẩy ông Zelensky dự Đối thoại Shangri-La
Bất ngờ tới Singapore dự Đối thoại Shangri-La, ông Zelensky dường như muốn nhấn mạnh mối liên kết an ninh Âu – Á, từ đó vận động thêm ủng hộ cho Ukraine.Tối 1/6, hàng chục phóng viên, khách mời và diễn giả tập trung tại sảnh khách sạn Shangri-La, Singapore, bàn tán về một vị khách bất ngờ đang trên đường đến dự Đối thoại Shangri-La, hội nghị an ninh, quốc phòng hàng đầu khu vực châu Á – Thái Bình Dương.Họ cố gắng tìm vị trí quan sát thuận lợi ở sảnh và chờ đợi hơn một giờ. Diễn giả mà họ đang chờ đợi thậm chí không đến từ khu vực châu Á – Thái Bình Dương.Cuối cùng, lúc 18h, Tổng thống Ukraine Volodomyr Zelensky bước vào với chiếc áo phông quân đội thường thấy. Ngay khi vừa xuất hiện, ông được chào đón như một ngôi sao.Các phóng viên ảnh bấm máy liên hồi, trong khi quan khách rút điện thoại ra quay phim, chụp ảnh Tổng thống Ukraine bước đi giữa dàn vệ sĩ, tạo nên bầu không khí náo nhiệt vào cuối ngày thứ hai của Đối thoại Shangri-La.Ngày hôm sau, ông đưa ra bài phát biểu cuối cùng của hội nghị, nhấn mạnh xung đột Nga – Ukraine là mối lo ngại với toàn thế giới. “Chúng tôi đang tham gia vào một cuộc xung đột tác động tới tất cả mọi người”, ông nói.
https://vnexpress.net/dong-luc-thuc-day-ong-zelensky-du-doi-thoai-shangri-la-4753540.html
Lãnh đạo Mỹ cáo buộc Thủ tướng Israel kéo dài xung đột ở Gaza vì quyền lực
Có lí do để mọi người rút ra kết luận đó”, ông Biden bày tỏ trong một cuộc phỏng vấn đăng tải trên tạp chí Time ngày 4/6. Phát biểu này tương đồng với quan điểm đang phổ biến ở Washington và thủ đô của nhiều nước khác rằng, nhà lãnh đạo Israel đang sử dụng cuộc xung đột ở Dải Gaza vì mục đích chính trị. “Trước khi cuộc xung đột bắt đầu, ông ấy (Netanyahu) đã phải hứng chịu đòn giáng từ quân đội Israel vì muốn sửa đổi Hiến pháp, cải cách tòa án. Do đó, một cuộc tranh luận nội bộ trong nước dường như sẽ dẫn đến hậu quả”, lãnh đạo Nhà Trắng nói.Theo CNN, ông Biden ám chỉ đến các đề xuất cải cách tư pháp gây tranh cãi của ông Netanyahu, dẫn đến làn sóng biểu tình rầm rộ chống chính phủ Israel trước vụ đột kích đẫm máu của các tay súng Hồi giáo Hamas vào lãnh thổ nước này ngày 7/10/2023, châm ngòi cho chiến dịch tấn công quân sự đáp trả của Tel Aviv vào Dải Gaza suốt gần 8 tháng qua.Tổng thống Mỹ thừa nhận hiện rất khó để đánh giá ông Netanyahu có thay đổi quan điểm hay không. Song, ông cho rằng cách tiếp cận đó “đã không hữu ích”.Tuần trước, ông Biden đã công khai một đề xuất mới nhằm chấm dứt xung đột ở Gaza và bảo đảm tự do cho các con tin vẫn còn trong tay Hamas. Giới quan sát nhận định, động thái phản ánh tổng thống Mỹ ngày càng mất kiên nhẫn đối với tình trạng bế tắc trong các cuộc đàm phán về con tin.Cho đến nay, ông Netanyahu vẫn chưa công khai ủng hộ đề xuất hòa bình nói trên, trong khi một số thành viên trong chính phủ cực hữu của ông đe dọa sẽ từ chức nếu kế hoạch được phê chuẩn.
Tổng thống Ukraina Zelensky thăm cấp Nhà nước tại Pháp, tìm kiếm hậu thuẫn quân sự
Hôm nay, 07/06/2024, tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky có chuyến thăm cấp Nhà nước tại Pháp, một ngày sau khi dự lễ tưởng niệm 80 năm cuộc đổ bộ Normandie. Nguyên thủ Ukraina được tổng thống Pháp tiếp đón tại điện Elysée để thảo luận về những « nhu cầu » của Kiev để đối phó với Matxcơva. AFP cho biết, trước cuộc gặp với đồng nhiệm Pháp, tổng thống Ukraina đã có bài phát biểu 20 phút trước Quốc Hội Pháp ở điện Bourbon. Trước sự hiện diện của các nghị sĩ, tổng thống Zelensky lấy làm tiếc rằng « châu Âu không còn là một châu lục yên bình ». Khi coi tổng thống Nga Vladimir Putin là « kẻ thù chung » của Ukraina và châu Âu, ông Zelensky hối thúc các đồng minh « làm nhiều hơn » để hỗ trợ Kiev trước cuộc chiến xâm lược của Nga.Theo Le Monde, sau bài phát biểu ở Quốc Hội Pháp, tổng thống Ukraina có cuộc gặp với bộ trưởng Quân Lực Pháp Sebastien Lecornu, tham quan cơ sở sản xuất vũ khí Pháp – Đức của KNDS ở Versailles gần Paris. KNDS là một trong số các ngành công nghiệp quốc phòng chính yếu tại châu Âu chuyên về các trang thiết bị quân sự trên bộ như chế tạo xe tăng chiến đấu, hệ thống đại pháo cũng như là loại đại bác Caesar mà Pháp cung cấp cho Ukraina. Theo dự kiến, doanh nghiệp này sẽ đến lập cơ sở tại Ukraina.
Đại sứ Úc Kevin Rudd: Chiến tranh Đài Loan sẽ ‘thay đổi thế giới’
Đại sứ Úc tại Mỹ Kevin Rudd cảnh báo rằng hậu quả toàn cầu của một cuộc chiến nhằm vào Đài Loan sẽ lớn như tác động của Chiến tranh thế giới thứ hai, biến thế giới thành ‘nơi hoàn toàn khác’.Nếu Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, vốn vừa bước sang tuổi 71 trong tháng này, muốn cuối cùng cũng thống nhất quốc gia với Đài Loan, ông có thể sẽ hành động trong thập kỷ tới trước khi ông 80 tuổi, ông Rudd nói trong một bài phát biểu tại Honolulu hôm 6/6. “Sẽ là ngớ ngẩn nếu chúng ta phớt lờ trong các tín hiệu quân sự của Trung Quốc ngày càng rõ ràng, bao gồm xu hướng các cuộc tập trận quân sự gần đây nhất của họ,” ông Rudd, vốn từng hai lần giữ chức thủ tướng Úc trong thập kỷ trước, cho biết.Liệu Trung Quốc có hành động hay không sẽ phụ thuộc vào cách họ nhìn nhận về sự răn đe của Mỹ mạnh đến đâu, ông nói thêm.Mỹ đã bày tỏ quan ngại về hoạt động quân sự của Trung Quốc ở gần Đài Loan, kể cả sau cuộc bầu cử tổng thống của hòn đảo này và lễ nhậm chức của tân Tổng thống Lại Thanh Đức hồi tháng trước. Trung Quốc đã cảnh báo Mỹ không được can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc liên quan đến Đài Loan.
Thông điệp của ông Putin khi dọa cấp vũ khí cho đồng minh tập kích phương Tây
Ông Putin dọa chuyển vũ khí cho các đồng minh, đối tác để tập kích phương Tây, nhằm tăng mức độ răn đe khi Mỹ nới hạn chế cho Ukraine tấn công lãnh thổ Nga.”Nếu phương Tây cho rằng có thể cung cấp vũ khí tầm xa tới chiến trường Ukraine để tiến hành các cuộc tập kích vào lãnh thổ Nga, tại sao chúng tôi không có quyền gửi những thứ tương tự tới một số vùng lãnh thổ, nơi chúng có thể được dùng để tập kích cơ sở nhạy cảm của họ”, Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 5/6 tuyên bố bên lề diễn đàn kinh tế ở St. Petersburg.Nga từ lâu phản đối việc phương Tây cung cấp vũ khí cho Ukraine và nhiều lần đe dọa có động thái đáp trả hành động của Mỹ cùng đồng minh. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên ông Putin công khai đề cập phương án cung cấp vũ khí cho các đồng minh, đối tác của Nga để tấn công lợi ích của phương Tây.Lời đe dọa được tung ra trong bối cảnh Mỹ và đồng minh gần đây cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa mà phương Tây cung cấp để tập kích mục tiêu quân sự trên lãnh thổ Nga, nhằm đối phó chiến dịch tấn công ở Kharkov.
Tổng thống Biden hứa không ân xá con trai, nói ông Trump được xét xử công bằng
Trong ngày 6/6, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc phỏng vấn với đài ABC News ở Normandy, Pháp. Tại đây, ông chủ Nhà Trắng tuyên bố sẽ không ân xá cho con trai là Hunter Biden – người đang bị xét xử ở bang Delaware về cáo buộc sở hữu súng trái phép.Khi người dẫn chương trình hỏi rằng liệu ông Biden có loại trừ khả năng ân xá cho con trai hay không, ông Biden trả lời “có”. Tổng thống Mỹ cũng nói “có” khi được hỏi có chấp nhận phán quyết của phiên tòa diễn ra tại Delaware hay không.Hunter Biden bị cáo buộc không tiết lộ việc sử dụng ma túy bất hợp pháp khi mua một khẩu súng lục năm 2018, hành vi trái với pháp luật Mỹ. Con trai của Tổng thống Mỹ đã bác bỏ toàn bộ cáo buộc, nhưng trong trường hợp bị tuyên có tội, Hunter có thể đối mặt với mức án 25 năm tù. Theo Bộ tư pháp Mỹ, vì cáo buộc nhắm vào Hunter là do tòa án cấp liên bang thụ lý, nên Tổng thống Biden có quyền ân xá cho con trai.Trong cuộc phỏng vấn, ông Biden cũng đề cập tới việc người tiền nhiệm Donald Trump bị tòa án New York tuyên có tội. “Ông Trump đã được xét xử công bằng bởi bồi thẩm đoàn. Phản ứng của ông ấy là hành vi phá hoại nhà nước pháp quyền”, Tổng thống Biden cho biết.
Xem thêm:
Tô Lâm phá vỡ thông lệ, quyết liệt tranh giành quyền lực
Biến động nhân sự cấp cao ở Trung ương
Tham nhũng hủy hoại chế độ toàn trị, cảnh báo đỏ về mô hình chuyên chế trở lại