Seite auswählen

Mục lục

Bộ Chính trị ra quyết định mới về kỷ luật đảng viên cấp cao, cho thấy điều gì?

Thường trực Ban Bí thư Lương Cường đã ký Quyết định 165 của Bộ Chính trị ban hành quy trình ba bước xem xét, thi hành kỷ luật với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 6/6/2024, thay thế cho Quyết định 195/2008 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình Ban Chấp hành Trung ương xem xét, thi hành kỷ luật đối với đảng viên là Ủy viên Trung ương Đảng.Tính đến nay, Trung ương Đảng khóa 13 đã có 21 người thôi nhiệm vụ (không kể người những người thôi nhiệm do các nguyên nhân tự nhiên như chết, sức khỏe…). Trong đó, 11 người bị khởi tố hoặc kỷ luật, 10 người “xin thôi” vì đã vi phạm những điều đảng viên không được làm. Trong số người “xin thôi” này có tới sáu người thuộc Bộ Chính trị hoặc Ban Bí thư – những nhân vật thuộc nhóm quyền lực nhất. Mới đây, ngày 15/6, ông Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật vì “vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc”.Theo một số nhà quan sát, quyết định mới về quy trình ba bước xem xét, thi hành kỷ luật nói trên chỉ là cách công khai hóa thủ tục lâu nay. Quy trình này gồm: bước chuẩn bị, bước tiến hành kỷ luật, bước kết thúc.Bước 1, Ủy ban Kiểm tra Trung ương trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư hồ sơ vụ việc gồm tờ trình, báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật tổ chức Đảng, đảng viên vi phạm và tài liệu có liên quan.Sau đó, Văn phòng Trung ương Đảng sao gửi hồ sơ vụ việc mà Ủy ban Kiểm tra Trung ương trình lên Bộ Chính trị, Ban Bí thư và hồ sơ mà Bộ Chính trị trình đến các ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng theo quy chế làm việc

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c6ppe1kdkejo

Đinh Tiến Dũng, bí thư Hà Nội, bị ‘sờ gáy’ do ‘dính’ vụ Vạn Thịnh Phát, AIC

Sau nhiều tháng có tin đồn, ông Đinh Tiến Dũng, bí thư Hà Nội, vừa bị Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương đề nghị kỷ luật do dính sai phạm liên quan hai tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Tiến Bộ Quốc Tế (AIC).Báo Dân Việt hôm 15 Tháng Sáu dẫn thông báo của cơ quan nêu trên cho hay, khi còn làm bộ trưởng Tài Chính, ông Dũng “thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo” khi ban hành cơ chế, chính sách về phát hành, giao dịch trái phiếu, trong đó có các doanh nghiệp liên quan tập đoàn Vạn Thịnh Phát, An Đông, AIC và các công ty con của doanh nghiệp này.Sai phạm của ông Dũng bị cho là “gây hậu quả nghiêm trọng, khó khắc phục, có nguy cơ thất thoát, lãng phí lớn ngân sách nhà nước và thiệt hại cho nhà đầu tư trái phiếu, ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư, kinh doanh và trật tự an toàn xã hội, gây dư luận xấu, làm giảm uy tín của tổ chức đảng…”Hiện chưa rõ ông Đinh Tiến Dũng có được đảng “giơ cao, đánh khẽ” hay sẽ bị mất ghế bí thư như tin đồn trên mạng xã hội.Hồi Tháng Hai, thời điểm ông Trần Tuấn Anh, trưởng Ban Kinh Tế Trung Ương, “tự nguyện” làm đơn xin thôi chức, giới quan sát đã dự báo người kế tiếp “về vườn” vì có sai phạm trong quá khứ sẽ là ông Đinh Tiến Dũng.

https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/dinh-tien-dung-bi-thu-ha-noi-bi-so-gay-do-dinh-vu-van-thinh-phat-aic/

Bắt thêm viện trưởng, viện phó Viện Pháp y tâm thần trung ương Biên Hòa

Ngày 16-6, Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an đã bắt thêm bác sĩ Lê Văn Hùng – viện trưởng, và bác sĩ Nguyễn Thành Công – phó viện trưởng Viện Pháp y tâm thần trung ương Biên Hòa. Cảnh sát cũng đã thực hiện việc khám xét nơi ở và nơi làm việc của hai bác sĩ Hùng và Công.Trước đó, Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an cũng đã bắt ông Bùi Thế Hùng, nguyên viện trưởng viện này.Đồng thời, bắt bác sĩ Phạm Văn Thắng (phó trưởng khoa điều trị nam 4) và bà Lâm Thị Ánh Hồng (điều dưỡng trưởng khoa giám định), bác sĩ Nguyễn Văn Trọng (trưởng khoa điều trị bắt buộc nhóm nghiện chất) và bác sĩ Hà Ngọc Khánh thuộc Viện Pháp y tâm thần trung ương Biên Hòa.Trong nhiều ngày, Cục Cảnh sát hình sự đã triệu tập nhiều bác sĩ ở viện để làm việc. Cụ thể, cơ quan điều tra đã triệu tập bà Lý Thị Hoài Nam (trưởng khoa điều trị theo yêu cầu), ông Nguyễn Văn Thành (phó trưởng khoa phụ trách khoa điều trị bắt buộc nữ tổng hợp) và ông Nguyễn Thành Quang (nguyên trưởng phòng kế hoạch tổng hợp kiêm trưởng khoa giám định).Như Tuổi Trẻ Online đã thông tin, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã bắt giữ một số bác sĩ có liên quan đến việc giám định sức khỏe bệnh nhân để điều tra, làm rõ một số hồ sơ có liên quan đến kết quả giám định, điều trị những bệnh nhân liên quan đến các vụ án.Hiện Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an vẫn đang tiếp tục mở rộng điều tra.

https://tuoitre.vn/bat-them-vien-truong-vien-pho-vien-phap-y-tam-than-trung-uong-bien-hoa-20240616135741224.htm

Nữ Chủ tịch huyện Nhơn Trạch, người mất trộm hơn 170 tỷ đồng, kê khai tài sản không trung thực

Bà Nguyễn Thị Giang Hương, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân (UBND) huyện Nhơn Trạch, bị Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai kỷ luật cách chức Phó Bí thư Huyện ủy Nhơn Trạch nhiệm kỳ 2020-2025 do không trung thực trong kê khai tài sản.Truyền thông Nhà nước loan ngày 15/6 cho biết Ủy Ban Kiểm Tra (UBKT) thuộc Tỉnh ủy Đồng Nai đã tiến hành xác minh tài sản, thu nhập đối với bà Nguyễn Thị Giang Hương và kết luận rằng bà này qua những lần kê khai tài sản, thu nhập đều không trung thực; quanh co, đối phó, che giấu nguồn gốc những khoản không kê khai; không cung cấp cho Tổ Xác minh Tài sản, thu nhập các hồ sơ liên quan việc sở hữu những tài sản, thu nhập kê khai ra.Hôm 13/6, UBKT thuộc Tỉnh ủy Đồng Nai có đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai quyết định thi hành kỷ luật đối với bài Nguyễn thị Giang Hương theo cáo buộc vừa nêu.Trước đó, vào đầu tháng 3/2024, bà Nguyễn Thị Giang Hương bị một nhóm người dùng các thủ thuật lấy đi hơn 170 tỷ đồng trong tài khoản. Số tiền trên được để trong nhiều tài khoản và bị nhóm người này rút liên tục từ ngày 3 đến 11/3.Sau khi sự việc xảy ra, bà Hương đã trình báo công an.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/dong-nai-female-chairwoman-who-had-lost-vnd170-billion-deprived-of-deputy-party-chief-title-06162024050635.html

Một phụ nữ Mỹ gốc Việt bị an ninh sân bay TSN bắt giữ và đánh đập

 Câu chuyện của bà Nguyễn Thị Bích Hạnh kể lại chuyến về thăm quê, bất ngờ đã trở thành một vụ bắt giữ, đánh đập, thậm chí hai đứa con bị tách ra khỏi bà dù có một bé trong tình trạng nguy cấp, khiến bất cứ ai nghe được cũng rùng mình về sự tàn bạo của công an CSVN.Bà Hạnh, cư ngụ tại North Carolina, về Việt Nam thăm mẫu thân ở Nghệ An vào ngày 7 Tháng Sáu, khi đến sân bay Tân Sơn Nhất đã không thể nhập cảnh bình thường. Nhân viên an ninh sân bay sau khi xem sổ thông hành của bà, rồi im lặng giao qua cho một nhân viên an ninh khác, đưa bà đi đến khu vực chờ riêng. Nơi đó, công an cửa khẩu thông báo là bà không được nhập cảnh vào Việt Nam vì “lý do an ninh.” Bà Hạnh có hỏi cụ thể lý do an ninh là như thế nào, vì bà chỉ là một phụ nữ về thăm nhà với hai con nhỏ, Thiên Ân (12 tuổi) và An Việt (4 tuổi). Thế nhưng viên công an không nói lý do, cũng không có giấy tờ gì xác minh lệnh này, chỉ nói bà phải quay lại ngay.Bà Hạnh đành đồng ý, nhưng lúc đó, chuyến bay dài khiến đứa con nhỏ 4 tuổi của bà vốn bị bệnh về phổi, trở nên khó thở. Bà Hạnh xin bác sĩ sân bay khám và xem qua em bé giúp trước khi bà đi về, nhưng từ đó, mọi chuyện đột nhiên trở nên phức tạp và thô bạo.Lúc đó gần 12 giờ đêm tại Việt Nam, bà Hạnh khẩn khoản xin giúp nhưng công an từ chối, bà chỉ còn cách xin cho lấy hành lý để tìm thuốc cho con. Điện thoại của bà không có sóng một cách kỳ lạ, nên khi muốn liên lạc cho chồng là ông Thái Văn Tự ở  Mỹ biết là mẹ con bà phải quay về, nhưng bà không sao gọi được. Vì vậy, bà nhờ đứa con nhỏ đi mua giùm một sim điện thoại Viettel bán ở sân bay để gọi, nhưng cũng không được.

https://saigonnhonews.com/thoi-su/viet-nam/mot-phu-nu-my-goc-viet-bi-an-ninh-san-bay-viet-nam-bat-giu-va-danh-dap/

Ban Tôn giáo Chính phủ tỉnh Gia Lai bị yêu cầu nộp lại hơn tám tỷ đồng vì chi sai mục đích

Dùng kinh phí công tác tôn giáo để chi các khoản không có trong quy định, cơ quan quản lý Nhà nước về tôn giáo của tỉnh Gia Lai chỉ bị yêu cầu nộp lại số tiền đã chi sai.Mạng báo Tuổi trẻ online hôm 12/6 cho hay, cơ quan Thanh tra tỉnh Gia Lai đã ban hành kết luận thanh tra đối với Sở nội vụ về việc quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí.Qua thanh tra, phát hiện Ban Tôn giáo tỉnh (thuộc Sở Nội vụ) dùng kinh phí cấp cho công tác tôn giáo để tự đặt ra các khoản chi trái quy định của Luật Ngân sách và các văn bản hướng dẫn thi hành, với số tiền 8,35 tỷ đồng trong vòng năm năm từ năm 2015.Thanh tra tỉnh Gia Lai đề nghị UBND tỉnh yêu cầu trưởng Ban Tôn giáo và các cá nhân có liên quan nộp lại số tiền sai phạm 8,35 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước, kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo kiểm điểm, xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân liên quan.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/gia-lai-province-governmental-agency-on-religions-asks-to-return-misused-fund-06122024085139.html

Công an Thái Bình đang truy lùng cựu TNLT Đặng Thị Huệ

Cựu tù nhân lương tâm Đặng Thị Huệ (hay còn gọi là Huệ Như), người mãn hạn tù đầu năm 2023, lên tiếng kêu cứu vì bị công an tỉnh Thái Bình truy lùng nhiều ngày nay.Bà Huệ, 44 tuổi, từng bị Tòa án nhân dân huyện Sóc Sơn (Hà Nội) tuyên 18 tháng tù trong phiên tòa hồi tháng 5/2020 về tội danh “gây rối trật tự công cộng” vì các hoạt động phản đối các trạm thu phí giao thông đặt không đúng vị trí để thu phí (BOT bẩn) ở nhiều địa phương, trong đó có Trạm thu phí BOT Bắc Thăng Long-Nội Bài.Tòa án cấp phúc thẩm sau đó tuyên giảm án ba tháng đối với bà Huệ xuống còn 15 tháng, cộng với bản án 24 tháng tù treo trước đó về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” nên phải chấp hành hình phạt chung là 39 tháng tù.Trong cuộc phỏng vấn với Đài Á Châu Tự Do (RFA) ngày 06/6 từ một địa điểm an toàn, bà Huệ cho biết Cơ quan An ninh Điều tra của Công an tỉnh Thái Bình đang sử dụng nhiều biện pháp để truy tìm nơi bà đang ẩn náu.Chiều ngày 13/5, bà đi trên một xe khách 16 chỗ từ Hà Nội đến khu vực gần cầu Tân Đệ, tỉnh Thái Bình thì xuống xe. Bà vừa đứng trước ngõ nghe điện thoại thì một chiếc xe van trờ tới, sáu người bịt khẩu trang trong đó có một người mặc sắc phục công an xuống xe xông tới, nhanh chóng khống chế đưa bà lên xe.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/police-in-thai-binh-chasing-former-prisoner-of-conscience-dang-thi-hue-06062024041358.html

Tổng thống Putin thăm Việt Nam tuần tới trong bối cảnh có đủ ‘Tứ Trụ’?

Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ tới thăm Việt Nam và Bắc Hàn vào tuần tới, báo Vedomosi của Nga đưa tin hôm 10/6.Một nguồn tin cho Reuters hay rằng chuyến thăm Việt Nam của ông Putin dự kiến sẽ diễn ra vào 19-20/6 nhưng vẫn chưa ấn định. Đại sứ Nga tại Bắc Hàn Alexander Matsegora xác nhận với trang Vedomosti rằng chuyến thăm của ông Putin tới Bình Nhưỡng đang được “tích cực chuẩn bị”.Báo này đưa tin ông Putin có thể thăm Việt Nam sớm nhất là vào tháng Sáu và rất có thể là ngay sau chuyến thăm Bắc Hàn.Một quan chức ở Việt Nam nói với Reuters rằng tuy ngày thăm đã được thống nhất, chương trình nghị sự vẫn đang được thảo luận. Cũng theo quan chức này, những vấn đề liên quan tới năng lượng, hợp tác quân sự, giải quyết vấn đề thanh toán và một thỏa thuận trong lĩnh vực giáo dục dự kiến sẽ nằm trong chương trình nghị sự.Ngay từ trước chuyến thăm Bắc Kinh của ông Putin ngày 16-17/5, đã có các thông tin về khả năng ông Putin sẽ thăm Việt Nam sau đó.Hà Nội thậm chí được cho là đã hoãn cuộc họp với quan chức hàng đầu Liên minh châu Âu (EU) – vốn đã được lên lịch vào 13-14/5 – để chuẩn bị cho khả năng ông Putin thăm Việt Nam vào thời gian này.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c6pp082q7n6o

Chỉ thị mật 24 của Việt Nam khiến nhóm tư vấn EU quan ngại

Nhóm Tư vấn Nội địa Liên minh châu Âu (DAG EU) công bố báo cáo bày tỏ quan ngại sâu sắc về Chỉ thị mật 24 liên quan đến an ninh quốc gia của Việt Nam.Nhóm DAG EU được thành lập theo cam kết trong Chương 13 về Thương mại và Phát triển bền vững (TSD) của Hiệp định Thương mại Tự do giữa Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam (EVFTA).Báo cáo của DAG EU được đưa ra sau cuộc họp của nhóm này với các đại diện doanh nghiệp, người lao động và các tổ chức phi chính phủ tại Brussels (Bỉ).Chỉ thị 24-CT/TW do Bộ Chính trị ban hành ngày 13/7/2023 về “Bảo đảm vững chắc an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng”, đóng dấu “Mật”, được Dự án 88 (một tổ chức phi chính phủ quốc tế về vận động nhân quyền cho Việt Nam) tiết lộ hồi tháng Ba.Chỉ thị này yêu cầu các thành viên ĐCSVN ngăn chặn việc hình thành các tổ chức chính trị độc lập, kiểm soát quyền tự do ngôn luận và kiểm soát việc phổ biến các tài liệu chỉ trích đảng cầm quyền hoặc phủ nhận quyền tự do hội họp, tăng cường giám sát công dân và kiểm soát các công đoàn độc lập.Nhóm DAG EU cho rằng chỉ thị này đi ngược lại các cam kết trong Chương 13 về Thương mại và Phát triển bền vững của EVFTA.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cjlld9grw6no

Việt Nam : Ai sẽ thay tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ?

“Tứ Trụ” Việt Nam tạm ổn sau những bất ngờ liên tiếp về nhân sự, đặc biệt với việc hai chủ tịch nước và một chủ tịch Quốc Hội lần lượt từ chức. Giới quan sát quốc tế lưu ý là những xáo trộn trong thượng tầng lãnh đạo không phải là chuyện lạ trước mỗi kỳ Đại Hội đảng nhưng lần này là “chuyện chưa từng có trong lịch sử”, công khai hơn và chưa có dấu hiệu chấm dứt vì còn 19 tháng nữa mới tới Đại Hội đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ XIV với việc bầu tổng bí thư mới. Ai sẽ thay thế ông Nguyễn Phú Trọng trong cương vị tổng bí thư đảng ? Câu hỏi này được truyền thông quốc tế quan tâm đặc biệt kể từ khi Quốc Hội phê chuẩn thay đổi nhân sự vào tháng 05/2024 : ông Trần Thanh Mẫn làm chủ tịch Quốc Hội, bộ trưởng Công An Tô Lâm trở thành chủ tịch nước, bà Trương Thị Mai được cho thôi làm đại biểu Quốc Hội và các chức ủy viên bộ Chính Trị, ủy viên ban Chấp hành Trung ương Đảng. Bà Mai là ủy viên bộ Chính Trị thứ 6 phải từ chức từ năm 2022 trong khuôn khổ chiến dịch chống tham nhũng.Bộ Chính Trị hiện nay có 16 ủy viên, thay vì 18 như đầu Đại Hội lần thứ XIII của Đảng năm 2019, với 4 ủy viên mới được bầu bổ sung trong tháng 05/2024. Trong số này chỉ có 12 ủy viên có thể đáp ứng được yêu cầu tiên quyết là hoàn thành ít nhất một nhiệm kỳ 5 năm trong bộ Chính Trị để được đề cử làm tổng bí thư.Trong số này, hai vị trí trong “Tứ Trụ” được đề cấp nhiều nhất, gồm chủ tịch nước Tô Lâm, thủ tướng Phạm Minh Chính. Cả hai “ứng viên nổi bật” này đều sẽ quá tuổi nghỉ hưu theo quy định là 65 khi diễn ra Đại Hội toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, dự kiến vào tháng 1/2026 nên sẽ cần được coi là “trường hợp đặc biệt”. Ông Tô Lâm được các nhà quan sát về chính trị Việt Nam cho là “đang trên đường hướng tới chiếc ghế tổng bí thư”, đặc biệt là vị trí bộ trưởng Công An đã được giao cho cộng sự thân tín của ông là thứ trưởng Lương Tam Quang, theo ghi nhận của trang The Diplomat ngày 07/06. Nhà nghiên cứu Nhật Bản Futaba Ishizuka, Viện Kinh tế Phát triển JETRO, lưu ý trên trang Nikkei ngày 22/05 : “Việc ông Tô Lâm duy trì ảnh hưởng trong bộ Công An sẽ là một trong những yếu tố then chốt quyết định liệu ông có thể trở thành tổng bí thư hay không”.

https://www.rfi.fr/vi/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD-vi%E1%BB%87t-nam/20240610-viet-nam-ai-se-thay-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong

Chủ tịch nước Tô Lâm đã nói gì với Đại sứ Hùng Ba của Trung Quốc?

Chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm hôm 11/6 nói với Đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội, ông Hùng Ba, rằng điều quan trọng là các tranh chấp trên biển phải được giải quyết và lợi ích của mỗi quốc gia được tôn trọng, theo Văn phòng Chủ tịch nước.Cuộc tiếp đón diễn ra tại Phủ Chủ tịch, Hà Nội trong bối cảnh hai nước hướng tới kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm tới.Trong cuộc gặp, ông Tô Lâm nhắc lại tình láng giềng “núi liền núi, sông liền sông”, “vừa là đồng chí, vừa là anh em” giữa hai nước, theo báo điện tử Chính phủ. Hai ông cũng nhắc lại các chuyến thăm nhau mang tính “lịch sử” của ông Nguyễn Phú Trọng và ông Tập Cận Bình trong các năm 2022 và 2023 – khi hai bên nhất trí cùng xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai.Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, nhưng hai nước láng giềng do đảng cộng sản lãnh đạo đã bị lôi kéo vào cuộc tranh chấp hàng hải kéo dài nhiều năm ở Biển Đông, bài viết trên Reuters bình luận.Ông Tô Lâm nói tại cuộc gặp ở Hà Nội rằng các nước cần tôn trọng lợi ích hợp pháp của nhau.Hai bên cần “tích cực tìm kiếm các giải pháp thỏa đáng, phù hợp với luật pháp quốc tế”, ông Tô Lâm nói.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cglled5r3rko

Phá vỡ thông lệ, Tô Lâm quyết liệt tranh giành quyền lực

Sau nhiều ngày im lặng, cuối cùng nhà cầm quyền Việt Nam đã công bố thông tin về việc bắt giữ và truy tố nhà báo Huy Đức, tên thật là Trương Huy San và có biệt danh là Osin, và Luật Sư Trần Đình Triển.Truyền thông trong nước dẫn nguồn từ Bộ Công An đưa tin ngày 7 Tháng Sáu, Cơ Quan An Ninh Điều Tra đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can hai nhân vật nổi tiếng này và cáo buộc họ “tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo Điều 331 Bộ Luật Hình Sự.” Căn cứ của lời cáo buộc này được cho là các bài viết gần đây của hai ông đăng trên trang Facebook cá nhân của họ. Nếu bị kết tội theo Khoản 2 của Điều 331, các ông này có thể phải chịu bản án tới bảy năm tù.Đây là một điều luật quái đản, không thấy ở luật lệ của bất cứ quốc gia nào ngoài khối cộng sản, nó buộc người dân vào tội lợi dụng những thứ không hề có – là các quyền tự do dân chủ – mà cũng không xác định nạn nhân bị lợi dụng là ai, ai là kẻ có lợi ích bị xâm phạm. Chung quy, đây là một thứ luật rừng do guồng máy cai trị đặt ra để trừng phạt những ai có tiếng nói mà họ nghe không thuận tai. Trước hai ông này, đã có rất nhiều nhà báo, luật sư bị tống vô tù vì điều luật mơ hồ và phản động này, có người chỉ vì vô tình viết một vài ý kiến trái chiều trên mạng xã hội.Đáng chú ý là việc tống giam nhà báo Huy Đức và Luật Sư Trần Đình Triển xảy ra ngay sau khi ông Tô Lâm giành được ghế chủ tịch nước và hoàn thành bước đầu kế hoạch cài những đàn em thân tín, cùng quê Hưng Yên, từ Bộ Công An vào chức vụ điều hành những cơ quan quan trọng nhất của guồng máy cai trị. Theo sự sắp xếp của ông Tô Lâm, Tướng Nguyễn Duy Ngọc, thứ trưởng Bộ Công An, ngồi vào ghế chánh Văn Phòng Trung Ương Đảng, giữ tay hòm chìa khóa của Ban Bí Thư và Bộ Chính Trị; Tướng Lương Tam Quang, thứ trưởng, làm bộ trưởng Công An.

https://saigonnhonews.com/thoi-su/van-de-hom-nay/pha-vo-thong-le-to-lam-quyet-liet-tranh-gianh-quyen-luc/

Vạn Thịnh Phát: lời khai của bị can đã chết về kế hoạch lừa đảo trái phiếu

Vụ án Vạn Thịnh Phát có đến ba bị can đột ngột tử vong. Trong đó, bà Nguyễn Phương Hồng, ông Nguyễn Tiến Thành là những mắt xích quan trọng trong vụ án lừa đảo trái phiếu tại Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB. Ở giai đoạn 2 của vụ án, bà Trương Mỹ Lan và 33 bị can khác có khả năng đối mặt với ba tội: “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Rửa tiền” và “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.Theo Bộ Công an, ba nhân vật trong vụ án đã chết là bà Nguyễn Phương Hồng, ông Nguyễn Tiến Thành và ông Nguyễn Ngọc Dương đều phạm vào tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Tội này có liên quan đến việc người dân mua trái phiếu tại SCB. Tuy nhiên, ba bị can này đã chết nên cơ quan điều tra không xem xét trách nhiệm hình sự nhưng vẫn bị ngăn chặn giao dịch tài sản. Đáng chú ý, kết luận điều tra cho thấy bà Trương Mỹ Lan cùng bà Nguyễn Phương Hồng bị bắt vào ngày 7/10/2022 và đến ngày 9/10/2022 thì bà Hồng chết – khi đã bị khởi tố bị can.Bà Hồng còn được cho là người đề xuất bà Trương Mỹ Lan dùng Công ty An Đông phát hành trái phiếu nhằm xử lý các khoản nợ của Ngân hàng SCB.Thời điểm bị bắt, bà Hồng Nguyễn là thành viên HĐQT Ngân hàng SCB và là trợ lý Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cerrnwd2g7ko

Bà Trương Mỹ Lan dùng công ty ‘ma’ chuyển trái phép 4,5 tỷ USD qua biên giới

Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan dùng nhiều công ty ma và hợp đồng khống để vận chuyển trái phép 4,5 tỷ USD qua biên giới trong 10 năm, C03 cáo buộc.Trong kết luận điều tra vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát giai đoạn hai, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03, Bộ Công an) xác định từ tháng 10/2012 đến 10/2022, bà Lan và đồng phạm đã vận chuyển trái phép 4,536 tỷ USD, tương đương 106.730 tỷ đồng qua biên giới.Cụ thể, 21 công ty thuộc Vạn Thịnh Phát thực hiện 78 giao dịch chuyển tiền ra nước ngoài trái phép, tổng 1,5 tỷ USD; 21 công ty nhận tiền từ nước ngoài chuyển về trái phép qua 152 giao dịch, tổng 3 tỷ USD.Cơ quan điều tra cho rằng việc chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài và nhận tiền từ nước ngoài về Việt Nam đều được bà Lan và đồng phạm thực hiện qua hợp đồng “khống” mua bán cổ phần, vốn góp, tư vấn, vay nợ giữa công ty tại Việt Nam và công ty, tổ chức nước ngoài. Pháp nhân chuyển và nhận tiền là các công ty “ma”, không bộ máy nhân sự, không hoạt động thực tế.Bà khai tiền nhận từ nước ngoài chuyển về Việt Nam là vay, tiền chuyển ra nước ngoài là để trả nợ.

https://vnexpress.net/ba-truong-my-lan-dung-cong-ty-ma-chuyen-trai-phep-4-5-ty-usd-qua-bien-gioi-4756810.html

Sư Thích Minh Tuệ: Nhu cầu bức thiết thanh lọc Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Dù hành trình bộ hành đặc biệt của sư Thích Minh Tuệ đã dừng lại nhưng còn đó nhu cầu cấp thiết cần thanh lọc Giáo hội Phật giáo Việt Nam – tổ chức không công nhận ông là tu sĩ, theo một số nhà quan sát. Dưới sự quản lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tổ chức duy nhất đại diện cho Phật giáo Việt Nam được chính quyền công nhận, chùa chiền ở Việt Nam ngày càng nở rộ, tượng Phật ngày càng đồ sộ.Có khoảng 19.000 ngôi chùa khắp cả nước, tính tới năm 2020, theo thống kê của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.Một số chùa đặc biệt giàu có, như chùa Ba Vàng của Trụ trì Thích Trúc Thái Minh thu tới 41 tỷ đồng/tháng tiền công đức.Bất chấp sự phát triển về hình thức và quy mô, tinh thần chánh pháp và tu học đi xuống, theo TS Nguyễn Hữu Liêm trong một bài viết trên BBC năm 2022Giáo hội Phật giáo Việt Nam xác định mục đích của mình là phụng sự lý tưởng “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”.Điều này được nêu rõ trong Hiến chương của giáo hội và được nhấn mạnh tại Hội nghị lần thứ 2 khóa 9, nhiệm kỳ 2022 – 2027 vào ngày 27/12/2022.Theo đó, các tăng ni của giáo hội, đặc biệt là các bậc chức sắc, tích cực tham gia những nhiệm vụ chính trị mà Đảng Cộng sản Việt Nam giao phó.Nhiều sư thầy thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam, hoạt động tuyên truyền chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam và được tuyên dương là có thành tích ngăn chặn các “âm mưu xuyên tạc, kích động phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc”.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cd11re3kxnwo

‘Đừng giỡn mặt với Hun Sen’: Lãnh đạo Campuchia đã gặp sếp CIA?

Cựu Thủ tướng Hun Sen xác nhận đã có cuộc gặp với Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) William Burns vào ngày 2/6 vừa qua ở thủ đô Phnom Penh. Ông Hun Sen viết trên Facebook ngày 12/6:”Các cuộc họp quan trọng nhất là với Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ James Clapper tại Phnom Penh vào năm 2011, Giám đốc CIA David Petraeus tại Phnom Penh vào năm 2012 và Giám đốc CIA Bill Burns tại thành phố Takhmao vào năm 2024..Ông Hun Sen còn cho biết, ngoài các cuộc gặp mặt trực tiếp, ông đã cử đại diện đến gặp lãnh đạo CIA tại thủ đô Washington DC trong quá khứ.”Hợp tác chính của chúng tôi là chống chủ nghĩa khủng bố, không phải chống lại bất kỳ quốc gia nào. Campuchia cũng có hợp tác tình báo với các nước khác, đây cũng là quy trình bình thường của một quốc gia có chủ quyền.Ông William Burns, một quan chức có kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực ngoại giao, đã nhậm chức Giám đốc CIA vào năm 2021 dưới thời Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ông từng là thứ trưởng Ngoại giao Mỹ (2011-2014), chủ tịch Quỹ Carnegie vì Hòa bình quốc tế, đại sứ Mỹ tại Jordan (1998-2001), trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề cận Đông (2001-2005), đại sứ Mỹ tại Nga (2005-2008).

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cd11lx5l79zo

Tân chủ tịch nước Việt Nam mong muốn tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc được kiểm soát tốt

Tân Chủ tịch nước Việt Nam, ông Tô Lâm, vào ngày 11 tháng 6 bày tỏ với Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, ông Hùng Ba, rằng điều quan trọng là kiểm soát tốt vấn đề tranh chấp lãnh hải và quyền lợi của mỗi quốc gia phải được tôn trọng.Reuters loan tin trong cùng ngày dẫn thông cáo của Phủ Chủ tịch về bày tỏ của ông Tô Lâm như vừa nêu.Theo thông cáo của Phủ Chủ tịch nước Việt Nam, ông Tô Lâm, phát biểu trong cuộc gặp ở Hà Nội với Đại sứ Trung Quốc Hùng Ba rằng các quốc gia phải tôn trọng quyền lợi hợp pháp của nhau; và hai phía Việt Nam – Trung Quốc cần tích cực tìm những giải pháp thích hợp phù hợp với luật pháp quốc tế để giải quyết tranh chấp trên biển.Mặc dù Trung Quốc hiện là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, hai nước trong suốt nhiều năm có tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.Vào ngày 30 tháng 5 vừa qua, Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng bày tỏ quan ngại về sự hiện diện của một tàu khảo sát của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.Tại cuộc gặp ngày 11 tháng 6 ở Hà Nội với Đại sứ Trung Quốc Hùng Ba, Chủ tịch nước Tô Lâm của Việt Nam phát biểu rằng công tác phát triển tình hữu nghị và hợp tác với phía Trung Quốc là lựa chọn chiến lược và là một ưu tiên trong chính sách ngoại giao của Hà Nội.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-president-wants-maritime-disputes-with-china-to-be-well-managed-06112024084501.html

Biển Đông và Đệ Tam Thế Chiến

Từ ngày 15 Tháng Sáu, lực lượng Cảnh Sát Biển (Hải Cảnh) Trung Quốc sẽ bắt đầu khám tàu và bắt người trên các vùng biển theo một quy định mới có tên “Thủ tục thực thi luật hành chánh của các cơ quan tuần duyên” do chính phủ nước này ban hành hôm 15 Tháng Năm.Hành động mới của Trung Quốc chắc chắn làm leo thang xung đột trên Biển Đông, thậm chí khơi mào đụng độ quân sự trực tiếp với Hoa Kỳ và mở màn cuộc chiến tranh Đệ Tam Thế Chiến.Quy định nói trên cho phép Hải Cảnh Trung Quốc chặn đường, lên tàu điều tra và bắt giữ mọi nhân sự và tàu bè của “những người nước ngoài xâm phạm hoặc có hành vi hỗ trợ xâm phạm lãnh hải hoặc vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, gây nguy hiểm cho an ninh và lợi ích quốc gia của Trung Quốc.” Trong những vụ đơn giản, người và tàu thuyền vi phạm sẽ bị giam giữ tới 30 ngày không cần xét xử; còn trong những vụ phức tạp, thời hạn giam giữ có thể kéo dài tới 60 ngày. Hải Cảnh Trung Quốc cũng được phép sử dụng vũ lực để khống chế những người chống đối việc bắt giữ.Những người am hiểu luật pháp đều cho rằng đây là điều chưa từng có trong luật pháp và thông lệ quốc tế. Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) quy định mọi quốc gia đều có quyền tự do hàng hải và hàng không ở tất cả các vùng biển quốc tế, thậm chí được quyền “đi qua vô hại” trong lãnh hải rộng 12 hải lý của các quốc gia ven biển mà không cần phải khai báo. Bằng việc ban hành và thực thi một quy định chưa từng có như vậy, Trung Quốc mặc nhiên biến Biển Đông thành một cái “ao nhà” của họ, theo ngôn ngữ pháp lý là “vùng nội thủy,” ở đó họ tùy tiện áp dụng luật quốc nội bất chấp thực tế đây là vùng biển nhộn nhịp nhất của hàng hải thế giới.

https://saigonnhonews.com/thoi-su/van-de-hom-nay/bien-dong-va-de-tam-the-chien/

Pháp: Khoảng 200 cuộc biểu tình phản đối cực hữu trên khắp cả nước

Chưa đầy một tuần sau quyết định bất ngờ giải tán Quốc Hội để bầu cử sớm của tổng thống Pháp hôm 00/06/2024, dân chúng Pháp trong kỳ nghỉ cuối tuần, 15 và 16/06/2024, xuống đường đông đảo để phản đối phe cựu hữu, theo lời kêu gọi của các nghiệp đoàn, hiệp hội và của liên minh các đảng phái cánh tả Mặt trận Bình dân mới. Theo AFP, khoảng 200 cuộc tuần hành dự kiến diễn ra trên cả nước trong hai ngày cuối tuần này. Biểu tình đã bắt đầu từ sáng nay tại Bayonne, Toulon ou Valenciennes. Tại thủ đô Paris, đoàn tuần hành chiều nay dự kiến sẽ di chuyển theo tuyến đường quen thuộc, từ quảng trường République qua Bastille và kết thúc tại quảng trường Nation. Lyon sẽ biểu tình ngày mai.Theo nguồn tin cảnh sát, dự kiến sẽ có khoảng từ 300 đến 350 nghìn người tham gia, riêng tại Paris từ 50 đến 100 nghìn người. 21 nghìn cảnh sát được huy động để duy trì trật tự. Năm nghiệp đoàn CFDT, CGT, UNSA, FSU và Solidaires kêu gọi dân chúng xuống đường. Riêng ba nghiệp đoàn FO, CFE-CGC và CFTC không kêu gọi biểu tình, vì chủ trương ‘‘không tham gia chính trị’’. Trả lời đài France Intere, lãnh đạo nghiệp đoàn CFDT, Marylise Léon, khẳng định nước Pháp đang ở vào ‘‘một thời điểm lịch sử’’, cần đến sự tham gia đông đảo của dân chúng để ‘‘chống lại kế hoạch hủy diệt của cánh cực hữu đối với người lao động’’.Theo AFP, liên minh các đảng phái cánh tả trong Mặt trận Bình Dân mới sẽ đo lường được mức độ hưởng ứng của dân chúng qua các cuộc tuần hành cuối tuần. Mặt trận Bình Dân mới, bao gồm đảng Cộng Sản – PCF, Nước Pháp Bất Khuất – LFI, đảng Sinh Thái – EELV và đảng Xã Hội – PS, được thành lập hôm thứ Hai 10/06, vừa đúc kết được cương lĩnh tranh cử và đề cử các ứng viên chung ngày hôm qua, 14/06.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20240615-ph%C3%A1p-kho%E1%BA%A3ng-200-cu%E1%BB%99c-bi%E1%BB%83u-t%C3%ACnh-ph%E1%BA%A3n-%C4%91%E1%BB%91i-c%E1%BB%B1c-h%E1%BB%AFu-tr%C3%AAn-kh%E1%BA%AFp-c%E1%BA%A3-n%C6%B0%E1%BB%9Bc

Thượng đỉnh G7: TT Biden sẽ chú trọng vào viện trợ cho Ukraine và Trung Quốc giúp Nga

Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 12/6 đã đáp máy bay đến Ý để tham dự hội nghị với các nhà lãnh đạo G7 nhằm gia tăng áp lực lên Nga xung quanh cuộc chiến ở Ukraine và Trung Quốc do sự ủng hộ của họ dành cho Moscow và năng suất công nghiệp dư thừa.Các nhà lãnh đạo G7 đến hội nghị thượng đỉnh lần này để tìm kiếm giải pháp cho nhiều vấn đề cấp bách của thế giới trong lúc ở trong nước họ đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn.Lãnh đạo các nền kinh tế phát triển nhất thế giới sẽ giải quyết nhiều thách thức trong cuộc họp thượng đỉnh diễn ra từ ngày 13 đến 15/6, bao gồm cuộc chiến ở Ukraine và ở Trung Đông, mất cân bằng thương mại với Trung Quốc, các mối đe dọa của trí tuệ nhân tạo và những thách thức đang nổi lên ở châu Phi.Các nhà lãnh đạo G7 sẽ công bố các biện pháp trừng phạt và kiểm soát xuất khẩu mới đối với Nga nhằm vào các thực thể và các mạng lưới hỗ trợ cho quân đội của ông Vladimir Putin đang xâm lăng Ukraine, phát ngôn nhân Nhà Trắng John Kirby cho biết hôm 11/6. “Chúng tôi sẽ tiếp tục làm tăng cái giá phải trả của cỗ máy chiến tranh Nga,” ông Kirby cho biết.

https://www.voatiengviet.com/a/thuong-dinh-g7-tt-biden-se-chu-trong-vao-vien-tro-cho-ukraine-va-trung-quoc-giup-nga/7652828.html

Hội Đồng Bảo An LHQ ủng hộ kế hoạch ngưng bắn giữa Israel và Hamas

Hôm Thứ Hai, 10 Tháng Sáu, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc ủng hộ một đề nghị do Tổng Thống Mỹ Joe Biden đưa ra về một cuộc ngưng chiến giữa Israel và Hamas tại Dải Gaza, đồng thời thúc giục quân bạo động người Palestine chấp nhận thỏa hiệp chấm dứt cuộc chiến tranh kéo dài đã tám tháng nay, thông tấn xã Reuters loan tin.Tổ chức Hamas đã lên tiếng hoan nghênh việc thế giới chấp nhận quyết nghị do Hoa Kỳ soạn thảo và tuyên bố rằng họ sẵn sàng hợp tác với các nhà hòa giải trong việc thực hiện các nguyên tắc được đề ra trong kế hoạch đó, miễn là nó phù hợp với “các đòi hỏi của người dân và cuộc kháng chiến của chúng tôi.”Nga bỏ phiếu trắng trong cuộc đầu phiếu về quyết nghị nói trên tại Liên Hiệp Quốc trong khi 14 nước thành viên còn lại trong Hội Đồng bỏ phiếu thuận cho kế hoạch gồm ba giai đoạn do Tổng Thống Joe Biden công bố vào hôm 31 Tháng Năm và được nhà lãnh đạo Mỹ mô tả là dựa trên một đề nghị của Israel. “Hôm nay chúng ta đã bỏ phiếu cho hòa bình,” Đại Sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc Linda Thomas-Greenfield nói với Hội Đồng sau cuộc đầu phiếu. Quyết nghị được Liên Hiệp Quốc thông qua hoan nghênh đề nghị ngưng chiến mới nhất, cho biết rằng Israel đã chấp nhận rồi và kêu gọi Hamas cũng tán thành, đồng thời “thúc giục đôi bên thực hiện đầy đủ các điều khoản trong quyết nghị ngay tức thì và vô điều kiện.”

https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/hoi-dong-bao-an-lhq-ung-ho-ke-hoach-ngung-ban-giua-israel-va-hamas/

EU áp thêm thuế lên xe điện Trung Quốc lên đến 38%

Ủy ban châu Âu hôm 12/6 nói với các hãng sản xuất ô tô rằng họ sẽ áp thuế bổ sung lên tới 38,1% đối với xe hơi điện nhập khẩu từ Trung Quốc từ tháng Bảy tới, động thái mà Trung Quốc gọi là bảo hộ nhưng ngành công nghiệp xe hơi nước này lại cho là ‘không có tác động lớn’.Chưa đầy một tháng sau khi Washington tăng thuế nhập khẩu xe điện Trung Quốc gấp bốn lần lên mức 100%, Brussels cho biết họ sẽ áp thuế bổ sung 17,4% lên BYD, 20% lên Geely và 38,1% lên SAIC, ngoài mức thuế 10% hiện tại, vì điều mà họ nói là chính phủ Trung Quốc trợ cấp quá mức.Các mức thuế bổ sung này tương đương với các hãng sản xuất ô tô phải mất thêm hàng tỷ euro chi phí vào thời điểm họ đang khốn đốn với nhu cầu chậm lại và giá giảm ở trong nước, theo tính toán của Reuters dựa trên dữ liệu thương mại năm 2023 của EU.Động thái này diễn ra khi các hãng ô tô châu Âu đối mặt thách thức từ dòng xe điện giá rẻ từ các đối thủ Trung Quốc.

https://www.voatiengviet.com/a/eu-ap-them-thue-len-xe-dien-trung-quoc-len-den-38-/7653063.html

Người Philippines ủng hộ dùng biện pháp quân sự chống Trung Quốc trên Biển Đông

Khảo sát cho thấy 73% người Philippines được hỏi ủng hộ việc khẳng định chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông bằng các hành động quân sự, bao gồm mở rộng quy mô tuần tra và tăng cường hiện diện của quân đội trên biển.Số liệu trên được lấy từ kết quả khảo sát của Octa Research, một công ty khảo sát và nghiên cứu ở Philippines. Cuộc khảo sát được thực hiện trên 1.200 công dân Philippines vào tháng 3 và được công bố hôm 7/6.Theo bài viết ngày 10/6 trên báo South China Morning Post (SCMP), các nhà phân tích đánh giá con số 73% nói trên phản ánh sự ủng hộ ngày càng lớn của người dân đối với lập trường ngày càng cứng rắn của Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. về tranh chấp lãnh thổ.Bên cạnh đó, có 68% người được hỏi cho rằng Philippines cần hiện đại hóa và tăng cường năng lực quân sự để bảo vệ chủ quyền đất nước.Vào cuối tháng 3/2024, trong bối cảnh leo thang căng thẳng với Trung Quốc, Tổng thống Marcos Jr đã ra lệnh cho chính phủ Philippines tăng cường khả năng phối hợp an ninh hàng hải để đối mặt với “một loạt các thách thức nghiêm trọng” đối với tính toàn vẹn lãnh thổ và hòa bình.Ngoài yếu tố quân sự, giải quyết tranh chấp bằng ngoại giao cũng được người dân Philippines ủng hộ.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cx990zvn95po

Trung Quốc kêu gọi vai trò lớn hơn của BRICS trong khi các lệnh trừng phạt của phương Tây gia tăng

Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị nói hôm 11/6 rằng Trung Quốc đã thúc giục các quốc gia thành viên của BRICS đảm nhận trách nhiệm lớn hơn và thể hiện mình là một tổ chức hòa nhập với thế giới, sau khi có các lệnh trừng phạt và hạn chế thương mại của phương Tây áp đặt lên nước này.Nhiều công ty Trung Quốc đã phải đối mặt với các lệnh trừng phạt của phương Tây vì ủng hộ cuộc chiến của Nga ở Ukraine và Ủy ban châu Âu chuẩn bị công bố thuế quan trong tuần này đối với xe điện của Trung Quốc nhằm bảo vệ các nhà sản xuất ô tô châu Âu.Tuần này, Nhóm G7 dự kiến sẽ phát đi cảnh báo cứng rắn tới các ngân hàng nhỏ hơn của Trung Quốc giúp Nga trốn tránh các lệnh trừng phạt của phương Tây, Reuters đưa tin, dẫn các nguồn tin.Phát biểu tại cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao các nước thuộc BRICS ở Nizhny Novgorod của Nga, ông Vương nói rằng việc chính trị hóa các vấn đề kinh tế đã gia tăng cùng với các lệnh trừng phạt đơn phương và rào cản công nghệ mà không nêu tên bất kỳ quốc gia nào. Phát biểu của ông đã được Bộ của ông công bố.BRICS, vốn bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi nhằm mục đích chống lại sự thống trị của phương Tây trong trật tự thế giới, đã mở rộng thêm một số thành viên sau khi Ai Cập, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Iran và Ethiopia gia nhập vào đầu năm nay.

https://www.voatiengviet.com/a/7651696.html

Trung Quốc chặn trực thăng Hà Lan gần Thượng Hải, chỉ trích Amsterdam ‘gây hấn’

Sputnik dẫn lời phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Trung Quốc Zhang Xiaogang hôm 11/6 cáo buộc quân đội Hà Lan đã tạo ra tình huống nguy hiểm ở Biển Hoa Đông khi “lợi dụng sứ mệnh thực thi lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc với Triều Tiên”Theo ông Zhang, Bắc Kinh yêu cầu Amsterdam hạn chế mọi hoạt động của lực lượng vũ trang Hà Lan trong khu vực, đồng thời tuyên bố sẽ có các biện pháp quyết liệt nhằm đáp trả những hành động “khiêu khích và gây hấn” gần lãnh thổ Trung Quốc.Cảnh báo trên được đưa ra sau khi Amsterdam tố cáo một trực thăng và 2 máy bay chiến đấu của quân đội Trung Quốc đã “quấy rối” một trực thăng thuộc biên chế của tàu khu trục HNLMS Tromp của Hà Lan ở Biển Hoa Đông. Phía Hà Lan giải thích, vụ việc xảy ra ở không phận quốc tế và tàu khu trục đang giám sát việc thực thi các nghị quyết trừng phạt Triều Tiên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.Tuy nhiên, Trung Quốc bác bỏ lời giải thích này, đồng thời cáo buộc trực thăng thuộc biên chế tàu HNLMS Tromp của Hải quân Hoàng gia Hà Lan đã xâm phạm không phận phía đông Thượng Hải. Theo Bắc Kinh, quân đội Trung Quốc đã phải triển khai các chiến đấu cơ để trục xuất trực thăng vi phạm khỏi khu vực sau khi khuyến cáo phi hành đoàn.

https://vietnamnet.vn/trung-quoc-chan-truc-thang-ha-lan-gan-thuong-hai-chi-trich-amsterdam-gay-han-2290618.html

Hồng Kông: Chính quyền hủy hộ chiếu của 6 nhà tranh đấu dân chủ đã sang Anh

Chính quyền Hồng Kông hôm nay 12/06/2024 tuyên bố sẽ vận dụng luật an ninh quốc gia mới để hủy hộ chiếu của 6 nhà tranh đấu dân chủ đã “bỏ chạy” sang Anh Quốc, những người mà chính quyền Hồng Kông xem là “tội phạm”. Theo AFP, một phát ngôn viên của chính quyền Hồng Kông hôm nay khẳng định rằng sáu nhà hoạt động này “đang tiếp tục công khai tham gia vào các hoạt động đe dọa an ninh quốc gia” “do đó, chúng tôi đã triển khai các biện pháp trừng phạt họ”, trong đó có việc “hủy” hộ chiếu Hồng Kông.Sáu người bị hủy hộ chiếu là ông La Quán Thông (Nathan Law), một gương mặt tiêu biểu của phong trào dân chủ và cũng là cựu dân biểu Hồng Kông. Năm người còn lại là ông Mông Triệu Đạt (Christopher Mung Siu-tat), Trịnh Văn Kiệt (Simon Cheng), Lưu Tổ (Finn Lau), Hoắc Gia Chí (Fok Ka-chi) và Thái Minh Đạt (Choi Ming-da).Các nhà hoạt động dân chủ này bị buộc tội thông đồng với nước ngoài, kích động ly khai và lật đổ, vi phạm luật an ninh quốc gia và có thể bị phạt tù chung thân.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20240612-h%E1%BB%93ng-k%C3%B4ng-ch%C3%ADnh-quy%E1%BB%81n-h%E1%BB%A7y-h%E1%BB%99-chi%E1%BA%BFu-c%E1%BB%A7a-6-nh%C3%A0-tranh-%C4%91%E1%BA%A5u-d%C3%A2n-ch%E1%BB%A7-%C4%91%C3%A3-sang-anh

Hunter Biden bị kết tội súng ống, Joe Biden chấp nhận

Tổng Thống Joe Biden đưa ra tuyên bố đáp lại việc con trai ông là Hunter Biden, bị kết án ba tội trạng liên quan tới súng ống tại tòa án liên bang ở Delaware hôm Thứ Ba, 11 Tháng Sáu, trong đó Biden nói rằng ông sẽ chấp nhận kết quả của vụ án và vẫn thương con trai. Tổng Thống Biden trở về Delaware vào chiều Thứ Ba sau phiên tòa tuyên án và được truyền thông chụp hình đang ôm Hunter Biden, theo Đài CBS News.Bồi thẩm đoàn xác định Hunter Biden mua và sở hữu súng bất hợp pháp trong thời gian ông nghiện cocaine, vi phạm luật liên bang cấm người sử dụng ma túy bất hợp pháp sở hữu súng. Tòa án vẫn chưa ấn định ngày tuyên án.“Như tôi có nói vào tuần trước, tôi là tổng thống, nhưng tôi cũng là một người cha,” Tổng Thống Biden nói. “Jill và tôi yêu con trai, và chúng tôi rất tự hào về con người hiện tại của Hunter Biden. Ai có thân nhân chống chọi với chứng nghiện ngập mới thấu hiểu cảm giác tự hào khi thấy họ vượt qua nghịch cảnh để trở nên mạnh mẽ và kiên cường trong tiến trình bình phục. Tôi cũng có nói vào tuần trước, tôi sẽ chấp nhận kết quả của vụ án này và sẽ tiếp tục tôn trọng tiến trình tố tụng trong lúc Hunter xem xét việc kháng cáo. Jill và tôi sẽ luôn luôn sát cánh cùng Hunter và những người còn lại trong gia đình bằng tình yêu thương và sự ủng hộ của chúng tôi. Không gì có thể thay đổi điều đó.”

https://www.nguoi-viet.com/hoa-ky/hunter-biden-bi-ket-toi-sung-ong-joe-biden-chap-nhan/

Lý do Nga tấn công cơ sở năng lượng Ukraine, S-300 và S-400 ở Crưm bị tập kích

Theo hãng tin RT, hôm 11/6, ông Peskov nói với các nhà báo rằng sẽ tốt hơn là trả lời câu hỏi liệu các cơ sở năng lượng của Ukraine có phải là mục tiêu hợp pháp của quân đội Nga hay không, khi ông được hỏi lý do Moscow tấn công mạng lưới điện của Kiev. Ông Peskov nhấn mạnh, “chắc chắn, trong một số trường hợp cụ thể, lưới điện có liên quan đến cơ sở hạ tầng quân sự” của Ukraine. Những đợt tấn công của Nga vào hàng loạt nhà máy nhiệt điện và thủy điện ở Ukraine đã buộc các công ty năng lượng của Ukraine phải cắt điện luân phiên trên toàn quốc trong những tuần gần đây.Tại Berlin hôm 11/6, Tổng thống Volodymyr Zelensky cũng cho biết, năng lượng ở Ukraine vẫn là “một trong những mục tiêu chính của Nga”. Ông nói thêm, chiến dịch tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái (UAV) của Nga đã phá hủy 9 gigawatt công suất phát điện của Ukraine bao gồm 80% nhiệt điện và 1/3 thủy điện.Kể từ khi xung đột ở Ukraine bùng nổ vào tháng 2/2022, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố các cuộc tấn công bằng tên lửa và UAV chỉ nhằm vào cơ sở quân sự và hạ tầng năng lượng, những nơi phục vụ ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine.

https://vietnamnet.vn/ly-do-nga-tan-cong-co-so-nang-luong-ukraine-s-300-va-s-400-o-crum-bi-tap-kich-2290969.html

 Bầu cử Nghị Viện Châu Âu : Liên minh trung-hữu vẫn giữ được đa số, bất chấp phe cực hữu trỗi dậy

Theo kết quả bầu cử hôm Chủ Nhật, 09/06/2024, tại Nghị Viện Châu Âu, cánh hữu và cánh trung vẫn chiếm đa số, trong đó đảng Nhân Dân Châu Âu (EPP) giành được 184 ghế, Liên minh Tiến Bộ Xã Hội và Dân Chủ (S&D) 139 ghế và đảng Đổi Mới Châu Âu 80 ghế. Các nhóm chính trị tại Nghị Viện Châu Âu, hiện đang thành lập một “liên minh lớn” cho nhiệm kỳ mới của Nghị Viện, mà theo những tính toán, điều này sẽ giúp họ có được 403 ghế trong tổng số 720 ghế. Tuy nhiên con số này vẫn ít hơn so với tổng số ghế trước đó trong Nghị Viện mãn nhiệm.Trong khi đó, phe cực hữu đang trỗi dậy mạnh mẽ, đặc biệt là tại Pháp và Đức. Đảng Tập Hợp Dân Tộc Pháp chiếm ưu thế với hơn 31,5% số phiếu bầu, bỏ xa đảng Phục Hưng của tổng thống Macron (14,6%). Còn tại Đức, đảng cực hữu Alternative for Germany (AfD) dù vướng nhiều tai tiếng nhưng vẫn về nhì với 15,9% số phiếu, bỏ xa đảng Dân Chủ Xã hội (13,9%) và đảng Xanh (11,9%).Tuy nhiên, phe cực hữu vẫn bị chia rẽ trong Nghị Viện Châu Âu do có nhiều khác biệt, đặc biệt là về mối quan hệ với Nga. Do vậy, theo giới phân tích, các phe này khó có thể lập được liên minh.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20240610-b%E1%BA%A7u-c%E1%BB%AD-ngh%E1%BB%8B-vi%E1%BB%87n-ch%C3%A2u-%C3%A2u-li%C3%AAn-minh-trung-h%E1%BB%AFu-v%E1%BA%ABn-gi%E1%BB%AF-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-%C4%91a-s%E1%BB%91-b%E1%BA%A5t-ch%E1%BA%A5p-phe-c%E1%BB%B1c-h%E1%BB%AFu-tr%E1%BB%97i-d%E1%BA%ADy

Hội nghị tái thiết Ukraina ở Đức: Phục hồi khẩn cấp lĩnh vực năng lượng bị Nga phá hủy

Hội nghị bàn về tái thiết Ukraina diễn ra trong hai ngày, hôm nay 11/06 và ngày mai 12/06/2024 tại Berlin, Đức, với sự tham gia của tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky. Trên mạng X hôm qua, 10/06, tổng thống Ukraina nhấn mạnh: ‘‘Ưu tiên số một của chúng tôi là các giải pháp khẩn cấp cho lĩnh vực năng lượng’’. Tham dự hội nghị tái thiết Ukraina tại Berlin, có gần 600 doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực như năng lượng, y tế hay cơ sở hạ tầng, cùng đại diện nhiều quốc gia trong đó có 10 lãnh đạo chính phủ. Đây là hội nghị tái thiết Ukraina lần thứ ba và là hội nghị đầu tiên được tổ chức tại một quốc gia thuộc Liên Hiệp Châu Âu. Hai hội nghị trước được tổ chức tại Thụy Sĩ (2022) và Anh (2023). Theo The Guardian, hội nghị tại Berlin sẽ chuyển hướng từ mục tiêu bàn việc tái thiết sau chiến tranh sang các mục tiêu khẩn cấp, đặc biệt là ngăn chặn tình trạng mất điện dự kiến kéo dài trên quy mô lớn trong mùa đông. Bà Mattia Nelles, giám đốc điều hành của Văn phòng Đức-Ukraina, kêu gọi : “Hãy ngừng nói về mục tiêu tái thiết dài hạn không gắn gì với thực tế. Ngoài việc cung cấp đủ vũ khí và đạn dược cho Ukraina, cũng cần tập trung vào việc xây dựng hệ thống năng lượng vững chắc có khả năng phục hồi nhanh chóng. Với hơn 50% sản lượng năng lượng quốc gia bị phá hủy hiện nay, tình hình đang ngày càng nghiêm trọng.”Tuy nhiên, thách thức với Ukraina không chỉ là các đầu tư về tài chính và phương tiện mà còn là tệ nạn tham nhũng. Trước thềm hội nghị tại Berlin, một diễn biến mới tại Kiev gây lo ngại cho các đối tác phương Tây. Hôm qua, 10/06, quan chức phụ trách tái thiết Ukraina, ông Mustafa Nayyem, quyết định từ chức, đồng thời cáo buộc chính quyền Zelensky ngăn cản ông thực thi phận sự.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20240611-h%E1%BB%99i-ngh%E1%BB%8B-t%C3%A1i-thi%E1%BA%BFt-ukraina-%E1%BB%9F-%C4%91%E1%BB%A9c-ph%E1%BB%A5c-h%E1%BB%93i-kh%E1%BA%A9n-c%E1%BA%A5p-l%C4%A9nh-v%E1%BB%B1c-n%C4%83ng-l%C6%B0%E1%BB%A3ng-b%E1%BB%8B-nga-ph%C3%A1-h%E1%BB%A7y

Phó Tổng thống Mỹ công bố 1,5 tỉ đôla viện trợ cho Ukraine

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris công bố viện trợ hơn 1,5 tỉ đôla, một phần cho ngành năng lượng của Ukraine và tình hình nhân đạo của nước này trong bối cảnh cuộc xâm lược của Nga kéo dài đã 27 tháng.Loan báo được đưa ra khi bà Harris tham dự hội nghị thượng đỉnh hòa bình Ukraine ở Lucerne, Thụy Sĩ, nơi bà hội kiến Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy và phát biểu tại phiên họp toàn thể của hội nghị thượng đỉnh.Văn phòng của phó tổng thống cho biết 1,5 tỉ đôla bao gồm 500 triệu tài trợ mới cho hỗ trợ năng lượng và chuyển 324 triệu trong ngân khoản đã công bố trước đó sang cho sửa chữa cơ sở hạ tầng năng lượng khẩn cấp và các nhu cầu khác ở Ukraine.“Những nỗ lực này sẽ giúp Ukraine ứng phó các cuộc tấn công mới nhất của Nga nhắm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine bằng cách hỗ trợ sửa chữa và phục hồi, cải thiện khả năng chống chịu của Ukraine trước những gián đoạn nguồn cung năng lượng và đặt nền móng để sửa chữa và mở rộng hệ thống năng lượng của Ukraine,” văn phòng của bà Harris nói.Bà cũng loan báo hơn 379 triệu đôla hỗ trợ nhân đạo từ Bộ Ngoại giao và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ để giúp đỡ những người tị nạn và những người khác bị ảnh hưởng bởi chiến tranh.

https://www.voatiengviet.com/a/pho-tong-thong-my-cong-bo-vien-tro-cho-ukraine-hoi-nghi-thuong-dinh/7657499.html