Seite auswählen

Nhà văn Vũ Ngọc Tiến và Hoa lạc thiền môn

 

Thái Hạo

20-6-2024

 

Nhà văn Vũ Ngọc Tiến. Nguồn: VNN

Ngày hôm qua, nhà văn Vũ Ngọc Tiến đã trút hơi thở cuối cùng, từ giã cõi ta bà để đi về miền mây trắng.

Hoa lạc thiền môn” có lẽ là tác phẩm được xuất bản cuối cùng của ông lúc sinh thời, đó là ngày 23 tháng 5 năm 2024, trên Văn Việt.

Tôi có duyên và cả vô duyên với nhà văn Vũ Ngọc Tiến, khi ngày ngày được trò chuyện với ông và bên ông trong một hộp tin nhắn nhỏ, nhưng lại chưa một lần gặp mặt. Tôi có biết một Vũ Ngọc Tiến thành đạt trên đường công danh sự nghiệp; tôi cũng có biết một Vũ Ngọc Tiến lận đận trên nẻo văn chương – tập truyện “Rồng đá” của ông và Lê Mai do Nhà xuất bản Đà Nẵng ấn hành đã bị thu hồi vì “có nội dung không phù hợp”, tiểu thuyết Quỷ Vương cũng chịu số phận long đong chìm nổi…
Cách đây gần một tháng, thật lạ, truyện ngắn “Hoa lạc thiền môn” của ông đi lạc. Mấy tháng trôi qua, nó đã lang thang đâu đó cho đến một ngày được nhắc nhớ. Tôi đọc, một truyện không quá mới về nội dung, cũng không phải tân kỳ trong lối kể, nhưng thời điểm truyện được xuất bản, với ông, một người sắp ra đi, phải gọi là một duyên lành chăng?
Truyện kể về một người phụ nữ xinh đẹp, sắc sảo tên là Thạch Tiểu Hoa, nhưng vốn xuất thân hèn kém nên phải chịu số phận sầu thảm, bị bán vào nhà một đại gia để làm thiếp. Người đàn bà này vì “hận đời” nên đã dùng trí thông minh và sự mưu lược của mình, lần lượt hãm hại người chồng và vợ con của chồng, chiếm hết gia sản. Nhân lúc Chiến tranh thế giới thứ II loạn lạc, Thạch Tiểu Hoa bắt tay làm ăn với các thế lực hắc ám, đã giàu càng giàu hơn. Nghề chính của bà là nuôi một giống mèo lớn để giết thịt lấy da, cung cấp cho ngành thời trang. Hàng vạn con mèo được nuôi bằng loại chuột bao tử (chuột mới sinh), và bị giết trong sự tàn ác ghê rợn. Tất cả cái công việc tàn nhẫn ấy, bà giao cho tay chân của mình làm, và chỉ ngồi đếm tiền, chưa một lần ghé đến “công xưởng”. Chỉ tới khi, trong một chuyến dẫn khách đến “tham quan” trại mèo, tận mắt chứng kiến cảnh máu me và chết chóc rùng rợn, bà mới bàng hoàng, rồi phát điên. Sau những ngày rơi vào trạng thái loạn thần, bà dần hồi tỉnh, quyết định bỏ hết tất cả và “rơi” vào cõi Phật, trở thành thiền ni Từ Đàm. Với công đức và đạo hạnh suốt phần đời còn lại của mình khi đã trở thành một lão thiền sư uyên bác, bà được dân chúng yêu mến, kính trọng và lễ bái.
Nhân vật “tôi” trong truyện là một thương gia, sau chuyến đi gặp đối tác ở Quảng Châu, mặc chiếc áo lông thú quý giá và yêu thích, lặn lội tìm đến nghe thiền ni Từ Đàm thuyết pháp. Nhìn thấy “tôi” với chiếc áo của mình, thiền sư mặt liền biến sắc, thẳng tay “mời” khách ra ngoài. Về khách sạn, người bạn thương gia mới kể về lai lịch của vị ni sư cho ông nghe. Khách “đốn ngộ”. Và cảm thán: “Những cánh hoa đá dãi dầu mưa nắng, chịu đựng bao mùa giá rét vẫn nguyên vẹn màu xanh sự sống. Cả khi một cánh hoa rơi xuống cũng tự bám đất mọc rễ mới rồi lớn dần thành cây hoa đá khác, như nàng Thạch Tiểu Hoa rơi vào cửa thiền đã thành Thiền ni Từ Đàm. Mới hay hết thảy mọi thứ quyền uy, tiền bạc chỉ là ảo ảnh phù du. Chỉ có đức hạnh và tình người hướng thiện là trường tồn, vượt lên trên mọi biên giới của không gian, thời gian”.
Tôi nhắn với bác Vũ Ngọc Tiến một câu, đại ý rằng, “Hoa lạc thiền môn” đi lạc và được xuất bản vào thời điểm này có khi lại là một điều hay! Ông ngạc nhiên, nhưng không hỏi lại, tôi cũng không nói thêm. Giờ này ông đã ra đi. Tôi băn khoăn mãi vì đã không nói rõ rằng: bởi lúc đó “hiện tượng Minh Tuệ” đang nổi lên như một sự kiện văn hóa làm chấn động cả nước, và “Hoa lạc thiền môn” đã “rơi” đúng vào cơn bão ấy như một sự hội ngộ thật đẹp và lành thiện, nơi “cửa Phật”. Nhưng rồi, giờ này, tôi tin, dù mình đã không nói ra, nhưng hơn ai hết, ông hiểu, và hiểu sâu sắc những kỳ ngộ trong đời, nhất là với một người đã trải qua tất cả những dâu bể của cuộc sống và lại là lúc đang sắp buông bỏ thân mạng để về với “thiền môn”.
Tháng 8 năm 2016, khi cuốn Quỷ Vương gặp rắc rối, Nhà văn Vũ Ngọc Tiến trong “Lời thưa và cáo lỗi” gửi đến bạn đọc, đã trích lại một câu trong sách này: “Độc tôn một hệ tư tưởng tất sẽ dẫn đến độc quyền chân lý, con người dễ bị mê lạc, cái ác lấn cái thiện, thói kiêu căng và tự mãn, ích kỷ và gian dối sẽ lộng hành trong xã hội”.
Biết nhà văn Vũ Ngọc Tiến chưa lâu, được gần ông chưa nhiều, nhưng tôi vẫn thấy ở ông toát lên cốt cách của một “Kẻ sĩ thời loạn” (tên một cuốn sách của ông): đau trước những giả dối, suy bại; nổi giận trước những độc ác phi nhân. Ông bộc trực, thẳng ngay, nhưng luôn đằm thắm và bao dung.

Vĩnh biệt ông, nhà văn, bác Vũ Ngọc Tiến. Tin rằng, như truyện ngắn cuối cùng mới đăng giữa “cơn bão Minh Tuệ”, ông sẽ “lạc thiền môn” trong sự buông bỏ để về bên những lành vững, “vẫn nguyên vẹn màu xanh sự sống”. Bởi “Chỉ có đức hạnh và tình người hướng thiện là trường tồn, vượt lên trên mọi biên giới của không gian, thời gian”.

Một kỷ niệm với anh Vũ Ngọc Tiến: Nói ngắn về Quỷ vương

Thái Kế Toại

image

Tôi thích Qu vương vì mấy lẽ:

Thứ nhất, Qu vương được tác giả viết với một bút pháp hiện đại, đồng hiện trên mạch tâm linh tức là mạch hồi tưởng đan xen hiện tại của hai nhân vật trẻ tuổi yêu nhau từ quá khứ 500 năm trước.

Thứ hai, hai cốt truyện đan xen đều có điểm chung là hai giai đoạn của đất nước mà yêu cầu đổi mới, và cuộc đấu tranh chống lối sống suy thoái, mục nát của tầng lớp cầm quyền là chuyện sống còn với dân tộc, thời cuối nhà Lê sơ – Nhà Mạc và hiện nay.

Thứ ba, là những nhân vật trí thức chân chính và trí thức hư hỏng có sự đối chọi gay gắt trong cuộc bảo vệ các giá trị của con người, của dân tộc mà vai trò của trí thức chân chính rất quan trọng.

Thứ tư, là giữa hai giai đoạn lịch sử, Vũ Ngọc Tiến đã làm sáng rõ một giai đoạn quan trọng là giai đoạn chuyển tiếp quyền lực từ những ông vua Qu vương của nhà Lê sơ sang nhà Mạc, tiến hành một cuộc canh tân lại đất nước kiệt quệ với vai trò của Minh quân Mạc Đăng Dung. Việc này còn có những bài học sâu sắc cho hôm nay.

Thứ năm, là trong kết cấu mở tác giả không ngần ngại mô tả giai đoạn hiện tại chân thực và tàn nhẫn sự thối nát cùng sự tranh giành quyền lực của các nhân vật hiện tại để người đọc tự tìm lấy lời kết và ý kiến của mình.

Qu vương là kết quả sáng tạo tâm huyết của một nhà văn có nhiều trăn trở, không thờ ơ với nhân dân cần lao và thời cuộc. Tất nhiên là nếu như mối quan hệ nhân duyên hóa kiếp của hai nhân vật trẻ tuổi được kết hợp nhuần nhụy hơn, một số đoạn triết lý về thời cuộc của hai giai đoạn bới lộ liễu hơn thì Qu vương sẽ là một cuốn tiểu thuyết hoàn hảo hơn.

Tôi có suy nghĩ là dầu kết cục sau này nhà Mạc bị đánh bại bởi các thế lực phong kiến bảo thủ, phản động nhất Việt Nam lúc đó với chiêu bài khôi phục nhà Lê, xoay ngược bánh xe lịch sử nhưng những thành tựu về văn hóa, giáo dục, kinh tế nhà Mạc để lại cho đất nước vẫn còn tác động vào đời sống dân tộc cho tới hôm nay.

Còn với những nhân vật trí thức hư hỏng đang nắm giữ quyền lực bộ máy hiện tại và cái kết bỏ ngỏ của Qu vương đang đặt ra cho chúng ta một câu hỏi lớn mà chưa có câu trả lời.

Tháng Ngâu Bính Thân

Thương tiếc anh Vũ Ngọc Tiến

Văn Việt

image

Bàng hoàng khi được tin anh Vũ Ngọc Tiến đột ngột qua đời sáng hôm qua, 5g30 ngày 19.6.2024.

Nhà văn Vũ Ngọc Tiến sinh ngày 12.12.1946 tại làng Yên Thái, phường Bưởi, Hà Nội. Anh viết nhiều thể loại: ký, phóng sự, điều tra, truyện ngắn, phê bình tiểu luận, … Anh là tác giả của khoảng gần 100 kịch bản, lời bình phim tài liệu; của các tập truyện ngắn: C nhân (1997), Mười hai con giáp (1998), Ti ác và sám hi (1999), Nhng truyn ngn v tình yêu (2001); tiểu thuyết lịch sử: Khói mây Yên T (2001), Quân sư Đào Duy T (2002), Giao Châu t nghĩa (2002), Ba nhà ci cách (2007), Sóng hn sông Lô (2013), Qu vương (2016), K sĩ thi lon (2019); của tập truyện ký Hà Nội và tôi, …

image

Một số tác phẩm của nhà văn Vũ Ngọc Tiến

Vũ Ngọc Tiến đa tài. Nhưng trên hết, là tấm lòng nồng nhiệt đối với đất nước. Không phải ngẫu nhiên mà anh dành nhiều tâm sức nhất cho loại tiểu thuyết lịch sử và dưới lớp tro của câu chuyện xưa qua ngòi bút của anh bao giờ cũng ẩn giấu than hồng của hiện tại đau đớn.

Nhiều năm nay, nhất là khi Vũ Ngọc Tiến chuyển vào sống ở Sài Gòn, anh đã là người bạn thân thiết của diễn đàn Văn Việt.

Ban Biên tập Văn Việt xin chia buồn với chị Nguyễn Minh Thi, người bạn đời xiết bao tình nghĩa của anh Vũ Ngọc Tiến, mong chị vượt qua nỗi đau to lớn này.

Xin cầu nguyện linh hồn anh Vũ Ngọc Tiến yêu quý sớm siêu thoát.

image