Seite auswählen

Mục lục

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời: Tại sao ông Tô Lâm là ứng viên kế nhiệm hàng đầu?

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời giữa nhiệm kỳ, ai sẽ kế nhiệm? Nhiều chú ý đang đổ dồn vào Chủ tịch nước Tô Lâm.Giáo sư Alexander L Vuving tại Trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á-Thái Bình Dương Daniel K. Inouye (Mỹ) ngày thứ Sáu 19/7 đánh giá rằng ông Tô Lâm “đang đứng trước cơ hội lớn nhất” để kế nhiệm ông Trọng.David Hutt, nhà nghiên cứu từ Viện Trung Âu về Nghiên cứu châu Á (CEIAS), ngày 19/7 có chung nhận định. “Ông Tô Lâm dường như là một sự thay thế. Ông Phạm Minh Chính không thể vừa làm thủ tướng vừa làm tổng bí thư được. Vì vậy, ông Tô Lâm sẽ có thêm 16 tháng tới để giành lợi thế trước Đại hội Đảng lần thứ 14. Nhưng từ giờ tới đó nhiều diễn biến có thể xảy ra và ai cũng có quân bài tủ, điều này còn phụ thuộc vào việc ông Tô Lâm có thể giữ đủ đồng minh hay không. Tôi cũng muốn nhắc lại là đã từng có suy nghĩ ông Nguyễn Phú Trọng sẽ thua ông Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc tranh đua quyền lực vào năm 2016,” nhà nghiên cứu David Hutt nói với BBC.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cxx2e37gdw6o

Di sản của ông Nguyễn Phú Trọng về kinh tế

BBC điểm báo nước ngoài đánh giá di sản của ông Nguyễn Phú Trọng. Kết luận là: “Kinh tế Việt Nam khởi sắc dưới thời ông Nguyễn Phú Trọng”. Theo tôi, không phải “quốc tế” nói cái gì cũng đúng.Nếu ta đọc kết quả thăm dò của Việt Nam (năm 2023) về mức lương bình quân của công nhân thì ta sẽ có nhận định khác. Báo Thanh Niên ngày 9-8-2023, có đoạn viết:“Qua khảo sát, rất đông NLĐ tiền lương, thu nhập không đảm bảo chi tiêu tối thiểu, sinh hoạt. Chỉ có 24,5% NLĐ cho hay, tiền lương và thu nhập chỉ vừa đủ đáp ứng 100% chi tiêu cho cuộc sống; 75,5% NLĐ trả lời cho biết thu nhập hiện tại không đáp ứng đủ nhu cầu chi tiêu của họ. Thậm chí, có trường hợp thu nhập chỉ đáp ứng được 45% nhu cầu chi tiêu”…Tức là trung bình, 75% nhân công Việt Nam có lương không đủ sống.Theo cách tính toán của các chuyên gia kinh tế Việt Nam thì 1 đô la ở Việt Nam có trị giá (mua) gấp ba lần giá chính thức.Không biết chuyên gia lấy “điểm chuẩn” ở đâu để tính toán? Nếu lấy giá vàng làm chuẩn thì sức mua 1 đồng đô la ở Việt Nam đôi lúc chỉ còn 60 cents.Tôi cũng thấy giá nhu yếu phẩm, kiểu xăng dầu, điện, nước… ở Việt Nam không kém giá bên Mỹ, bên Pháp. Giá nhà cửa ở Việt Nam trung bình đắt hơn bên Pháp (ngay cả bên Mỹ).Chuyên gia quốc tế nghĩ sao khi lương công nhân Việt Nam nhịn ăn, nhịn mặc… suốt 200 năm vẫn không đủ để mua một căn hộ?GDP tăng 8% trong khi điện tăng 11%. Hàng tháng các báo cáo ghi nhận, số xí nghiệp giải thể nhiều hơn số xí nghiệp mở cửa.Kết luận của chuyên gia quốc tế là “có vấn đề”.

https://baotiengdan.com/2024/07/26/di-san-cua-ong-nguyen-phu-trong-ve-kinh-te/

 “Ngoại giao đám tang” xoay quanh sự ra đi của ông Nguyễn Phú Trọng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời, Hoa Kỳ cử Ngoại trưởng Antony Blinken, Trung Quốc cử Chủ tịch Chính hiệp Vương Hỗ Ninh, Nhật Bản cử cựu Thủ tướng Yoshihide Saga, Hàn Quốc cử Thủ tướng Han Duck-soo, Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của EU, Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu phụ trách đối ngoại Josep Borrell đến viếng đám tang. Mặc dù chuyến thăm của ông Blinken nằm trong khuôn khổ chuyến thăm nhiều nước Đông Nam Á và cuối cùng ông Blinken đã phải hoãn chuyến đi vì vấn đề Trung Đông, ông sẽ vẫn đến Việt Nam để thăm hỏi gia đình ông Trọng.  Tại sao có quá nhiều nước cử lãnh đạo đến viếng tang lễ một nhà lãnh đạo ý thức hệ giáo điều như ông Nguyễn Phú Trọng? Điều đáng lưu ý nhất, theo GS Nguyễn Văn Chữ, nguyên Trưởng khoa Kinh tế Đại học Houston at Downtown, là sự “cộng hưởng” của các bên khiến họ không thể không cử người đến viếng tang nhà lãnh đạo ý thức hệ giáo điều như ông Trọng. Ông giải thích: “Về vấn đề ngoại giao, tôi nghĩ có sự cộng hưởng, ảnh hưởng của các bên. Ví dụ, Mỹ cử ông Blinken đến Việt Nam thì Trung Quốc không thể gửi một người không danh tiếng tới đó mà cũng phải làm tương tự. Cái này giống như “game theory” (lý thuyết trò chơi) trong chính trị. Người này đoán người kia làm gì rồi chuẩn bị một cách làm để đáp lại. Mỹ gửi ông Blinken đi mà Trung Quốc cử ông thấp hơn thì cũng kì. Cho nên nó cũng giống như “trò chơi,” chuyện này nó kéo theo chuyện kia xảy ra.” 

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/funeral-diplomacy-revolves-around-the-passing-of-nguyen-phu-trong-07262024073934.html

Di sản của Tổng Bí thư thứ 12 gồm những gì?

Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư thứ 12 của đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) vừa qua đời hôm 19/7/2024. Sau sự kiện này, có rất nhiều nhận định, ý kiến khác nhau cả về công trạng lẫn trách nhiệm của ông đối với đảng CSVN nói riêng và hiện trạng chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục ở Việt Nam nói chung. Đó cũng là lý do không thể không ngẫm nghĩ xem thật ra di sản của ông Trọng gồm những gì…Ông Trọng là người đầu tiên được các thành viên chủ chốt trong đảng CSVN đề cử, bỏ phiếu bầu làm Tổng Bí thư trái với Điều lệ của chính tổ chức này. Trong điều lệ, đảng CSVN từng xác định, không chấp nhận bất kỳ ai giữ vai trò Tổng Bí thư quá hai nhiệm kỳ. Trường hợp ông Trọng trở thành “trường hợp đặc biệt”, một “ngoại lệ”!Ông Trọng là người thứ hai đảm nhiệm vai trò Tổng Bí thư qua đời khi đang tại chức. Người đầu tiên là ông Lê Duẩn. Ông Lê Duẩn giữ vai trò Tổng Bí thư gần 26 năm và đảng CSVN chỉ đề cử – chọn người kế nhiệm Tổng Bí thư thứ bảy khi ông Lê Duẩn qua đời vào tháng 7 năm 1986. Sau ông Lê Duẩn, ông Trọng là người thứ hai có thời gian tại vị lâu nhất (hơn 13 năm) và cũng qua đời lúc đang đương nhiệm.Dẫu sức khỏe suy sụp, ông Trọng không buông bỏ vai trò quyết định cả đường hướng hoạt động của đảng CSVN lẫn lựa chọn, sắp đặt nhân sự lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam trong giai đoạn từ 2026 đến 2030. Chỉ sau khi ông Trọng trở thành Tổng Bí thư (2011), BCH TƯ đảng CSVN mới thành lập “Tiểu ban nhân sự” để nhiệm kỳ này “quy hoạch” lãnh đạo các cấp của nhiệm kỳ sau.

https://baotiengdan.com/2024/07/22/di-san-cua-tong-bi-thu-thu-12-gom-nhung-gi/

Nguyễn Phú Trọng – ‘người cộng sản kiên định cuối cùng’ và di sản ‘đốt lò’

Một trong những câu hỏi được đặt ra mỗi khi có một lãnh tụ qua đời là di sản người đó để lại cho đất nước là gì. Điều này không ngoại lệ đối với trường hợp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nhìn lại sự nghiệp ông Nguyễn Phú Trọng trong gần ba nhiệm kỳ ở vị trí quyền lực nhất trong hệ thống chính trị Việt Nam, giới quan sát nhận định rằng một trong các di sản đáng chú ý của ông phải kể đến công cuộc “Đốt lò” mà ông bắt đầu thực hiện từ năm 2013. Nỗ lực này thành công hay thất bại?Về con số, có 167.700 cán bộ, đảng viên đã bị kỷ luật, nhiều người bị xử lý hình sự trong giai đoạn 2012-2022, theo Tạp chí Tổ chức Nhà nước của Bộ Nội vụ. Con số này nếu tính tới thời điểm hiện nay (2024) chắc hẳn còn cao hơn nữa.Hiệu ứng của chiến dịch này là khoảng 60.000 người từ chức chỉ trong giai đoạn 2021-2023 trong khi số cán bộ của khu vực công chỉ có khoảng 2,5 triệu.Chỉ riêng trong hai năm 2023 và 2024, hàng loạt lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam đã mất chức, trong đó phải kể đến hai chủ tịch nước là ông Nguyễn Xuân Phúc (bị miễn nhiệm tháng 1/2023) và ông Võ Văn Thưởng (bị miễn nhiệm tháng 3/2024), hai phó thủ tướng là ông Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam (tháng 1/2023), và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bị miễn nhiệm ngày 2/5/2024.

Tiếp đó, vào giữa tháng 5, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai cũng mất chức.Đây được coi là các cơn địa chấn trong chính trường Việt Nam.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/ckrgmezy4jmo

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Ông Trọng, người mà chiến dịch chống tham nhũng đã bị ông Tô Lâm tiến chiếm để loại bỏ đối thủ, đã phá vỡ các chuẩn mực và quy tắc quan yếu của Đảng.Ngày 19/7, Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) thông báo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời. Một ngày trước đó, họ thông báo rằng ông Trọng, chính trị gia 80 tuổi được xem là người có quyền lực nhất đất nước, đã được miễn nhiệm vì lý do sức khỏe.Ông đã không tham dự số cuộc họp quan trọng trong những tháng gần đây và thậm chí khi tham dự, ông có vẻ không khỏe mạnh và đi không vững. Ông đã bị đột quỵ vài năm trước nhưng dường như sau đó đã hồi phục.Tuy nhiên, nhiệm kỳ thứ ba gần như chưa từng có tiền lệ của ông đã bị cắt ngắn.  Ông Tô Lâm, Bộ trưởng Công an – người vừa được thăng chức Chủ tịch nước vào tháng trước, giờ đây sẽ đảm nhận nhiệm vụ của ông Trọng.Lãnh đạo Đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.  Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục”. Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của Đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

 

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/nguyen-phu-trong-left-vietnams-communist-party-ripe-for-strongman-rule-07222024183500.html

Còn về biển Đông, di sản của TBT Nguyễn Phú Trọng là gì?

Không thấy học giả nào bàn luận tới [di sản của TBT Nguyễn Phú Trọng về biển Đông], từ học giả quốc tế đến học giả quốc nội. Di sản lớn nhứt là việc ra luật về “danh mục bí mật độ tuyệt mật của đảng” tháng 11 năm 2020. Theo văn bản này thì mọi vấn đề liên quan đến chủ quyền lãnh thổ, biển đảo… từ thời điểm đó trở thành “chuyện tuyệt mật của đảng”.Từ đó đến nay, báo chí Việt Nam hầu như bị “giới nghiêm”, không nhà báo nào dám viết bài liên quan đến vấn đề biển, đảo nữa. Bất kỳ ai nói, hay viết về chuyện này có thể bị buộc vào tội “tiết lộ bí mật quốc gia”. Đây là tội rất nặng, chiếu theo Bộ luật Hình sự.Vì sao ông Trọng không muốn dân chúng bàn luận về những vấn đề này? Theo tôi biết, không phải vì “trà Việt Nam không ngon bằng trà Trung Quốc”, mà vì ông Trọng quyết định giải quyết tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Việt Nam và Trung Quốc bằng cách “khai thác chung” với Trung Quốc. Một cách nôm na, “khai thác chung” có nghĩa tương tự ruộng đồng của Việt Nam từ nay nông dân Việt Nam sẽ cầy cấy chung với nông dân của Trung Quốc. Lúa gạo không biết sẽ chia bằng cách nào?.Theo tôi thấy, Việt Nam nhượng bộ Trung Quốc trên mọi vấn đề ở Biển Đông. Việt Nam yêu cầu Repsol rút giàn khoan, bất chấp khoản tiền bồi thường hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỉ, đô la, vì yêu sách của Trung Quốc. ExxonMobil cũng rút giàn khoan ở mỏ Cá voi xanh, có lẽ vì bị Trung Quốc đe dọa…Theo tôi biết, qua một số tài liệu đến từ cuộc hội thảo về Biển Đông giữa học giả Việt Nam và học giả Trung Quốc, vùng khai thác chung còn có thể là vùng Tư Chính.

https://baotiengdan.com/2024/07/24/con-ve-bien-dong-di-san-cua-tbt-nguyen-phu-trong-la-gi/

Quan ngại về viễn cảnh nhân quyền u ám thời Tô Lâm

Một số chuyên gia nhân quyền bày tỏ quan ngại sâu sắc về một viễn cảnh nhân quyền Việt Nam đầy u tối trong tương lai, khi ông Tô Lâm – cựu Bộ trưởng Công an – hiện là người nắm quyền lực cao nhất trong hệ thống chính trị Việt Nam.Ông Nguyễn Đình Thắng, chủ tịch BPSOS, một tổ chức chuyên vận động cho nhân quyền Việt Nam bày tỏ quan ngại khi ông Tô Lâm, vốn đã “khét tiếng” với những vụ đàn áp nhân quyền, nay lại thâu tóm hết quyền lực thì nhân quyền ở Việt Nam trong tương lai sẽ tồi tệ hơn rất nhiều:  “Có nhiều lý do để mà quan ngại lắm. Tôi nghĩ rằng nó (nhân quyền – PV) sẽ xấu đi rất nhiều. Trừ khi có những yếu tố ngoại cảnh mà nó tác động không lường trước được, chứ bình thường thì nó sẽ xấu đi rất nhiều vì nhiều lý do.” Theo ông Thắng, ông Nguyễn Phú Trọng, trong 13 năm làm Tổng bí thư của Đảng gần như đã xóa bỏ hết tất cả những quy định, định chế trong nội bộ của Đảng Cộng sản, đặc biệt là trong Bộ Chính trị. Ví dụ như việc ông Trọng ở lại làm Tổng bí thư đến nhiệm kỳ thứ 3: “Khi chuyển giao lại cho Tô Lâm thì các  định chế không còn nữa. Thành ra Tô Lâm rất dễ để dàng bước vào và ngồi trong cái ghế của ông Nguyễn Phú Trọng và tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa cái sự độc đoán của một cá nhân.”

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/to-lam-human-rights-violation-07242024140733.html

FIDH, VCHR kêu gọi EU yêu cầu Việt Nam trả tự do ngay cho những nhà bảo vệ quyền môi trường

Liên minh Quốc tế Nhân quyền (FIDH) và Ủy ban Bảo vệ quyền làm người Việt Nam (VCHR) vào ngày 24/7 công bố thư chung trước chuyến công tác tại quốc gia Đông Nam Á này của Đại diện Cấp cao Liên minh Châu Âu (EU) đặc trách an ninh và đối ngoại, ông Josep Borell.Thư ngỏ phát đi từ Paris cho biết chuyến công tác tại Việt Nam của ông Josep Borell sẽ diễn ra từ ngày 29 đến 31/7. Mục đích để thảo luận với Chính phủ Hà Nội về việc củng cố mối quan hệ giữa hai phía về các vấn đề an ninh, phát triển bền vững và chính sách đối với tình trạng biến đổi khí hậu.Chuyến làm việc của ông Josep Borrell được cho biết diễn ra vào khi Hà Nội sẽ được nhận khoản 15,5 tỷ USD tài trợ từ EU và các quốc gia công  nghiệp phát triển G7 theo thỏa thuận Đối tác Chuyển đổi năng lượng Công bằng (JEPT). Đây là cơ chế nhằm hỗ trợ cho Việt Nam, một quốc gia lệ thuộc nặng nề vào than đá, chuyển đổi năng lượng sang các loại tái tạo giảm lệ thuộc vào năng lượng hóa thạch.Việt Nam cũng có cam kết giảm phát thải xuống mức bằng 0 và tham gia vào công cuộc giảm thiểu tình trạng biến đổi khí hậu.Mặc dù đưa ra cam kết như thế với quốc tế, Việt Nam đồng thời tiến hành việc bách hại những nhà bảo vệ quyền môi trường và các tổ chức xã hội dân sự. Kể từ giữa năm 2021, Hà Nội đã cho bắt giam và kết án tù đối với ít nhất sáu nhân vật nổi bật về bảo vệ khí hậu; các tổ chức của họ bị buộc đóng cửa. Cả sáu người đều tham gia hoạt động trong lĩnh vực chuyển đổi khỏi than đá vào thời điểm họ bị bắt.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/eu-foreign-policy-chief-josep-borrell-should-call-for-the-immediate-release-of-environmental-rights-defenders-in-his-visit-to-vietnam-07252024093118.html

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Chủ tịch nước Tô Lâm trở thành người quyền lực nhất Việt Nam khi kiêm nhiệm chức tổng bí thư đảng Cộng Sản từ ngày 18/07/2024. Giới quan sát và truyền thông phương Tây đều cho rằng ông Tô Lâm « có khả năng củng cố quyền lực hơn nữa ».Là người trực tiếp chống tham nhũng và cũng là « người cuối cùng trụ lại », ông Tô Lâm sẽ tiếp tục sự nghiệp của ông Nguyễn Phú Trọng nhưng « phục vụ cả lợi ích riêng », theo nhận định của giáo sư Zachary Abuza, Trường Chiến tranh Quốc gia Washington.Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là « bước đệm » cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là « một thắng lợi hoàn toàn » của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).Ông đánh giá : « Đây là một chính trị gia vô cùng quyền lực, nhận được sự ủng hộ của một bộ (Công An) nằm trọng tâm của dự án chính trị. Chúng ta sẽ thấy một sự cá nhân hóa quyền lực xung quanh ông ». Trả lời RFI Tiếng Việt ngày 19/07, chuyên gia về Việt Nam Benoît de Tréglodé, nhấn mạnh sẽ « không có đoạn tuyệt », mà là « tiếp nối » chính sách của người tiền nhiệm. Có nghĩa là chiến dịch « đốt lò » sẽ tiếp diễn, nhưng được điều phối để tránh ảnh hưởng sức hấp dẫn của Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

https://www.rfi.fr/vi/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD-vi%E1%BB%87t-nam/20240722-kiem-hai-chuc-vu-ctn-va-tbt-ong-to-lam-nam-tron-quyen-luc-o-viet-nam

Bắt đầu xét xử ông Trịnh Văn Quyết, tỷ phú từng giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam

Tòa án ở Hà Nội hôm 22/7 bắt đầu xét xử cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết và 49 người khác trong vụ án tham nhũng mới nhất nhắm vào giới doanh nhân thượng lưu của quốc gia Cộng sản.Ông Trịnh Văn Quyết, 49 tuổi, bị cáo buộc 2 tội Thao túng thị trường chứng khoán và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trị giá 3.620 tỷ đồng (khoảng 146 triệu USD).Ông bị bắt vào tháng 3/2022, dẫn đến việc bắt giữ 49 người được cho là đồng phạm, trong đó có hai em gái của ông và cựu chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM.Phiên tòa xử ông Quyết và đồng phạm diễn ra chỉ vài ngày sau cái chết của cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, người được coi là người dẫn đầu cuộc trấn áp nạn tham nhũng ở cấp cao nhất.Đảng cho biết ông Trọng, 80 tuổi, qua đời hôm thứ Sáu tại một bệnh viện quân đội ở Hà Nội “vì tuổi già và bệnh hiểm nghèo”, một ngày sau khi Bộ Chính trị ra thông báo ông Tô Lâm được giao nhiệm vụ đảm nhận công việc tổng bí thư để ông Trọng “tập trung điều trị tích cực”.Truyền thông Việt Nam dẫn cáo trạng cho biết ông Trịnh Văn Quyết bị cáo buộc chiếm đoạt 3.620 tỷ đồng từ năm 2017 đến năm 2022, trên cương vị là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC, với ngành nghề chính là kinh doanh bất động sản, chứng khoán, dịch vụ du lịch.FLC có 15 công ty con, 2 công ty liên kết và có 5 mã cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán.Cáo trạng nói ông Quyết đã chỉ đạo thuộc cấp tăng khống vốn góp vào công ty con, từ đó bán ra thành công 391 triệu cổ phiếu cho hơn 30.400 nhà đầu tư, chiếm đoạt 3.620 tỷ đồng. Hành vi này khiến ông bị cáo buộc tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

https://www.voatiengviet.com/a/7708073.html

Bắt giam nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Linh Ngọc

Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Bộ Công an) vừa bắt giam ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT để điều tra tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Bộ Công an) đang điều tra vụ án “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên; Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng; Buôn lậu; Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có; Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn Thái Dương và các đơn vị liên quan.Căn cứ kết quả mở rộng điều tra vụ án, ngày 22/7/2024, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét đối với 5 bị can về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, quy định tại Khoản 3 Điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015.Các bị can gồm: Nguyễn Linh Ngọc, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; Nguyễn Văn Thuấn, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam; Hoàng Văn Khoa, nguyên Vụ trưởng Vụ Khoáng sản, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam; Hồ Đức Hợp, Giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Yên Bái;

 https://vietnamnet.vn/bat-giam-nguyen-thu-truong-bo-tai-nguyen-va-moi-truong-nguyen-linh-ngoc-2304574.html

Project88: Nhà hoạt động môi trường Ngô Thị Tố Nhiên bị kết án 42 tháng tù

Trang mạng chuyên về nhân quyền Việt Nam Project88 hôm qua, 23/07/2024 cho biết nhà hoạt động môi trường Ngô Thị Tố Nhiên đã bị kết án 42 tháng tù trong một phiên xử kín. Án tù đối với giám đốc ‘‘tổ chức tư vấn năng lượng độc lập duy nhất’’ ở Việt Nam được tuyên vào ngày 27/06, một tháng trước chuyến công du Hà Nội của lãnh đạo ngoại giao Liên Âu Josep Borrell vào cuối tháng 7, mà trọng tâm là phát triển bền vững và khí hậu. Bà Ngô Thị Tố Nhiên bị bắt hồi tháng 09/2023, một tháng sau khi một nhóm các nhà tài trợ quốc tế – gồm Hoa Kỳ và các nước Liên Âu – cam kết huy động 15,5 tỉ đô la để hỗ trợ Việt Nam trong khuôn khổ Đối tác Chuyển đổi Năng lượng Công bằng (JETP), khuyến khích việc từ bỏ dần than đá và phát triển mạnh các năng lượng tái tạo. Tổ chức Sáng kiến về Chuyển đổi Năng lượng Việt Nam (VIETSE) của bà Ngô Thị Tố Nhiên tham gia vào việc triển khai dự án nói trên.Lãnh đạo ngoại giao Liên Âu dự kiến sẽ làm việc tại Hà Nội trong ba ngày, từ 29 đến 31/07/2024. Project88 kêu gọi Liên Âu trong dịp này ‘‘công khai lên án’’ bản án tù đối với bà Ngô Thị Tố Nhiên, và có các biện pháp để chính quyền Việt Nam tôn trọng cam kết loại bỏ dần điện than và khuyến khích công chúng tham gia vào cơ chế ‘‘Đối tác Chuyển đổi Năng lượng Công bằng’’.Theo Project88, một năm sau thỏa thuận về Đối tác Chuyển đổi Năng lượng Công bằng, với trọng tâm là từ bỏ dần điện than, chính quyền Việt Nam đang có xu hướng đi ngược lại cam kết. Trong 5 tháng đầu năm 2024, nhập khẩu than của Việt Nam tăng 71% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhập khẩu than năm 2023 cao hơn 61% so với năm 2022. Project88 nhận định quá trình chuyển đổi năng lượng của Việt Nam ‘‘đang thất bại’’. Báo cáo của Project88, dự kiến công bố vào tuần tới, sẽ trình bày rõ về vấn đề này.

https://www.rfi.fr/vi/vi%E1%BB%87t-nam/20240724-project88-nh%C3%A0-ho%E1%BA%A1t-%C4%91%E1%BB%99ng-m%C3%B4i-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-ng%C3%B4-th%E1%BB%8B-t%E1%BB%91-nhi%C3%AAn-b%E1%BB%8B-k%E1%BA%BFt-%C3%A1n-42-th%C3%A1ng-t%C3%B9

 Người Việt bị từ chối tị nạn tại Anh: Buộc hồi hương trong hôm nay

Hôm nay thứ Tư 24/7 là ngày hàng chục người Việt xin tị nạn tại Anh không thành công sẽ bị Anh đưa trở lại Việt Nam.Đây sẽ là lần đầu tiên một chuyến bay đưa những người xin tị nạn bị Anh từ chối về lại Việt Nam kể từ năm 2021, theo các nguồn tin.Anh dùng các nguồn tiền mà chính phủ trước đây dành riêng cho kế hoạch Rwanda để đưa người tị nạn không được chấp nhận về lại Việt Nam. Chính phủ do Đảng Lao động cầm quyền đã hủy bỏ kế hoạch Rwanda – mà nếu được thực hiện thì có thể sẽ đưa một số người xin tị nạn ở Anh đến quốc gia Rwanda ở Đông Phi – chỉ trong vòng vài giờ sau khi nắm quyền. Đảng Lao Động cho rằng kế hoạch này chỉ là một “chiêu trò” và lãng phí tiền bạc.Nhưng chính phủ Anh hiện sẽ sử dụng một chiếc máy bay vốn dự định để đưa người đến Rwanda để đưa khoảng 55 người về Việt Nam, các nguồn tin của Đảng Lao động cho biết.Những người này bị trục xuất theo một thỏa thuận hồi hương, thay vì bị trục xuất sang nước thứ ba.Trong quý đầu tiên của năm 2024, gần 1/5 số người vượt biển vào Anh bằng thuyền nhỏ mà chính quyền Anh ghi nhận được là đến từ Việt Nam – cao nhất so với bất kỳ quốc tịch nào.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cx02e0dk871o

Vĩnh Long bắt đầu xử chánh Văn Phòng Huyện Ủy nghi liên quan Võ Văn Thưởng

Theo báo Dân Trí, tại buổi họp báo quý 2 của Ủy Ban Tỉnh Vĩnh Long diễn ra hôm 22 Tháng Bảy, ông Lê Thành Phương, phó chủ tịch huyện Mang Thít, cho biết đã có tờ trình Ủy Ban Kiểm Tra Tỉnh Ủy và có công văn tạm đình chỉ sinh hoạt đảng đối với ông Hoành.Về mặt chính quyền, Hội Đồng Nhân Dân Huyện này cũng có văn bản tạm đình chỉ nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu Hội Đồng Nhân Dân của ông Hoành.“Đến nay, Cơ Quan Cảnh Sát Điều Tra chưa có kết luận cuối cùng. Khi có kết luận, chúng tôi sẽ tiến hành xử lý cán bộ theo quy định,” ông Phương khẳng định.Ông Đặng Trung Hoành, người bị cáo buộc đã nhận 64 tỷ đồng ($2.5 triệu) trong vụ án tại công ty Cổ Phần Tập Đoàn Phúc Sơn.Tuy các báo trong nước không nói rõ, nhưng theo công luận số tiền trên, ông Hoành thay mặt ông Võ Văn Thưởng, cựu chủ tịch nước Việt Nam, ký nhận để “xây từ đường.”Cũng tại buổi họp báo, ông Lê Danh Dự, phó giám đốc Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Vĩnh Long, thông tin sau khi có chỉ đạo của Ủy Ban tỉnh, sở này đã phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát các thông tin liên quan đến tập đoàn Phúc Sơn. Theo đó, tập đoàn này “không đầu tư dự án nào ở địa phương.”

https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/vinh-long-bat-dau-xu-chanh-van-phong-huyen-uy-nghi-lien-quan-vo-van-thuong/

Đà Nẵng bắt giữ ‘kiều nữ’ sống sang chảnh nhờ bán ma túy

ĐÀ NẴNG, Việt Nam (NV) Nghi can Lê Thị Kim Hoa, 24 tuổi, quê Quảng Nam, vừa bị Công An Thành Phố Đà Nẵng bắt với cáo buộc “mua bán ma túy.”Theo báo Thanh Niên hôm 26 Tháng Bảy, nghi can Hoa bị bắt quả tang đem 20 viên thuốc lắc đến giao cho khách hàng sống tại một căn hộ chung cư ở quận Liên Chiểu, Đà Nẵng.Khi khám xét nhà của nữ nghi can, công an tịch thu được 664 viên thuốc lắc cùng một số tang vật khác.Kết quả xét nghiệm sau đó cho thấy nghi can Hoa dương tính với ma túy.Hồ sơ của Công An Thành Phố Đà Nẵng ghi nhận, nghi can Lê Thị Kim Hoa tạo “vỏ bọc” là cô gái sống sang chảnh, mặc đồ hiệu đắt tiền, thường xuyên khoe ảnh check-in ở những nơi sang trọng…Hành vi của nữ nghi can được cho là nhằm che giấu thủ đoạn mua bán ma túy.Cũng theo bản tin, nghi can Hoa từng liên quan một vụ án ma túy có nhiều đồng phạm bị bắt nên sau đó nữ nghi can tạm dừng hoạt động tại Đà Nẵng và chỉ bán ma túy ở tỉnh Quảng Nam.Trong một vụ tương tự, theo báo Người Lao Động hồi cuối Tháng Tư, bị can Hồ Thị Thùy Trang, 19 tuổi ở Hà Nội, bị bắt và khởi tố với cùng cáo buộc “mua bán ma túy.”Bị can Trang được mô tả là “hot girl” và “có mối quan hệ phức tạp với một số người có tiền án về ma túy” nên tự mình cầm đầu một đường dây buôn “hàng trắng.”Địa bàn hoạt động của bị can Trang là ở huyện Ba Vì và thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Bị can Trang bị bắt quả tang khi mang theo 195 viên ma túy tổng hợp dạng MDMA và 100 gr ketamine trên đường giao cho khách bằng taxi.

https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/da-nang-bat-giu-kieu-nu-song-sang-chanh-nho-ban-ma-tuy/

Tàu chiến Việt Nam đến Nga ‘công tác’

Tàu hộ vệ tên lửa của Việt Nam vừa đến cảng Vladivostok của Nga trong một chuyến “công tác”, hãng thông tấn nhà nước TASS của Nga dẫn thông tin từ văn phòng báo chí của Hạm đội Thái Bình Dương của Nga đưa tin hôm 24/7, theo Reuters. Chuyến thăm cũng nhấn mạnh mối quan hệ quân sự ngày càng phát triển giữa Việt Nam và Nga, sau chuyến thăm Việt Nam gần đây của Tổng thống Nga Vladimir Putin.“Hôm nay, tàu hộ vệ (Trần) Hưng Đạo của hải quân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã đến Vladivostok trong một chuyến công tác”, TASS dẫn thông tin từ cơ quan báo chí nói.Con tàu sẽ ở lại Nga cho đến cuối tháng 7, vẫn theo TASS.Theo các blogger về quân sự, tàu hộ vệ Trần Hưng Đạo được đóng ở Nga và được hải quân Việt Nam đưa vào biên chế vào năm 2018.Nhà xuất khẩu quốc phòng của Nga Rosoboronoexport cho biết con tàu được thiết kế để tìm kiếm, theo dõi và chống lại các mục tiêu trên mặt nước, dưới nước và trên không của đối phương. Nó được coi là tàu khu trục hạng nhẹ có lượng giãn nước tối đa 2.500 tấn.Tàu chiến đã được hạ thủy ngày 27/4/2016 và được tàu vận tải Rolldock Star bàn giao cho căn cứ hải quân Việt Nam ở Cam Ranh vào ngày 27/10/2017. Đây là chiếc thứ ba trong số bốn tàu khu trục được Nga đóng cho Hải quân Việt Nam, TASS cho biết thêm.

https://www.voatiengviet.com/a/7711011.html

Việt Nam ca ngợi thư của Giáo Hoàng Phanxicô gửi người Công giáo

Các quan chức chính phủ và các nhà lãnh đạo tôn giáo ở Việt Nam đánh giá cao bức thư của Giáo Hoàng Phanxicô đã chấm dứt xung đột ý thức hệ giữa người cộng sản và người Công giáo, theo một bài đăng hôm 25/7 trên trang web của Liên hiệp Thông tấn xã Công giáo Á châu (UCANews)UCANews nói rằng đó là bức thư đầu tiên của Giáo Hoàng Phanxicô gửi người Công giáo Việt Nam vào tháng 9/2023 sau khi Tòa thánh Vatican đạt được một thỏa thuận mang tính bước ngoặt với quốc gia có chính quyền cộng sản.Thỏa thuận về Quy chế Đại diện Thường trú của Tòa thánh và Văn phòng Đại diện Thường trú của Tòa thánh tại Việt Nam cho phép một đại diện của Giáo Hoàng thường trú và mở văn phòng tại Hà Nội lần đầu tiên kể từ khi chính quyền cộng sản cắt đứt quan hệ với Vatican vào năm 1975.Theo tìm hiểu của VOA, Ban Tôn giáo Chính phủ của Việt Nam đã tổ chức một hội thảo tại Hà Nội hôm 23/7 về bức thư nêu trên của Giáo Hoàng.

https://www.voatiengviet.com/a/viet-nam-ca-ngoi-thu-giao-hoang-phanxico-gui-nguoi-cong-giao/7713623.html

Thủ Tướng Netanyahu phát biểu tại Quốc Hội Mỹ, vừa bị la ó, vừa được hoan nghênh

WASHINGTON, DC (NV) – Hôm Thứ Tư, 24 Tháng Bảy, Thủ Tướng Israel Benjamin Netanyahu đưa ra lời cam kết trong phần phát biểu đanh thép trước Quốc Hội Hoa Kỳ rằng sẽ giành “chiến thắng hoàn toàn” trước Hamas và lên án người Mỹ nào phản đối cuộc chiến tại Gaza đều là “những kẻ ngu xuẩn,” cho thấy lập trường chiến đấu tới cùng trong chuyến viếng thăm được chính quyền Tổng Thống Joe Biden mong mỏi tạo ra tiến triển trong các cuộc đàm phán ngừng bắn, theo hãng tin AP.Thủ Tướng Netanyahu có phần phát biểu sắt đá trong một phiên họp chung tại Quốc Hội nhằm hun đúc bang giao song phương lâu dài và bền chặt giữa Hoa Kỳ và Israel. Nhưng cũng chính phần phát biểu lại vạch trần một xã hội Mỹ bị chia rẽ do chiến tranh, trong đó hàng chục nhà lập pháp Đảng Dân Chủ tẩy chay phần phát biểu cùng hàng ngàn người phản đối biểu tình bên ngoài Điện Capitol, lên án cuộc chiến vì gây ra tình trạng khủng hoảng nhân đạo.

https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/thu-tuong-netanyahu-phat-bieu-tai-quoc-hoi-my-vua-bi-la-o-vua-duoc-hoan-nghenh/

Harris nói đã đến lúc Israel dừng tay, ngồi vào bàn đàm phán với Hamas

WASHINGTON, DC (NV) – Hôm Thứ Năm, 25 Tháng Bảy, Phó Tổng Thống Kamala Harris cho biết bà hối thúc Thủ Tướng Israel Benjamin Netanyahu sớm đạt được thỏa thuận ngừng bắn với Hamas để hàng chục con tin còn đang bị giam cầm tại Gaza từ ngày 7 Tháng Mười 2023 có thể hồi hương, thông tấn xã AP loan tin.Harris cho biết bà và Thủ Tướng Netanyahu có cuộc trò chuyện “thẳng thắn và bày tỏ ý kiến xây dựng,” trong đó bà khẳng định quyền tự vệ của Israel nhưng cũng bày tỏ mối lo ngại đau đáu về số lượng thương vong cao trong chín tháng chìm trong bom đạn cùng tình hình nhân đạo “thảm khốc” tại Gaza.Công chúng đang không rời mắt khỏi ứng cử viên Đảng Dân Chủ, Harris phần lớn nhắc lại thông điệp được Tổng Thống Joe Biden đưa ra từ lâu rằng đã tới lúc đặt bút viết chương cuối cho cuộc chiến đẫm máu tại Gaza, nơi có hơn 39,000 thường dân Palestine chết oan mạng. Tuy nhiên, Harris đưa ra lập luận cứng rắn hơn rằng đây là thời điểm cấp bách, chỉ một ngày sau khi Netanyahu có phần phát biểu đanh thép trước Quốc Hội, trong đó ông đứng về phía cuộc chiến, tuyên bố Israel dứt khoát phải “chiến thắng” trước Hamas và ít khi nói tới tiến trình hòa đàm đình chiến.

https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/harris-noi-da-den-luc-israel-dung-tay-ngoi-vao-ban-dam-phan-voi-hamas/

Trung Quốc và Philippines đạt thỏa thuận tạm thời về Biển Đông

MANILA, Philippines (NV) – Philippines và Trung Quốc “đã đạt được thỏa thuận tạm thời” liên quan tới các nhiệm vụ tiếp tế cho một tàu hải quân Philippines bị mắc cạn tại Biển Nam Hoa tức Biển Đông, Bộ Ngoại Giao Philippines cho biết trong một tuyên bố hôm Chủ Nhật, 21 Tháng Bảy được Reuters đưa tin.Bộ Ngoại Giao Philippines không công bố chi tiết về thỏa thuận liên quan tới các nhiệm vụ tiếp tế cho tàu Sierra Madre tại Bãi Cạn Second Thomas do Philippines thực hiện.Nhưng Philippines cho biết họ tham dự vào “các cuộc thảo luận thẳng thắn và có tính cách gầy dựng” giữa đôi bên tại Cơ Chế Tham Vấn Song Phương vào đầu Tháng Bảy.“Philippines và Trung Quốc tiếp tục nhận ra hạ nhiệt căng thẳng tại Biển Đông là cần thiết và giải quyết các bất đồng bằng hình thức đối thoại và tham vấn, đồng thời nhất quán rằng thỏa thuận sẽ không gây phương hại tới lập trường của mỗi bên tại Biển Đông,” Bộ Ngoại Giao Philippines cho biết.Tòa Đại Sứ Trung Quốc tại Manila không lập tức trả lời yêu cầu bình luận vào cuối tuần

https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/trung-quoc-va-philippines-dat-thoa-thuan-tam-thoi-ve-bien-dong/

Trung Quốc thuyết phục phe phái Palestine lập chính phủ hòa hợp

BẮC KINH/CAIRO (NV) – Hôm Thứ Ba, 23 Tháng Bảy, Bộ Ngoại Giao Trung Quốc cho biết hai phe kình chống nhau Hamas và Fatah của người Palestine đã đồng ý chấm dứt cuộc phân tranh để thành lập một chính phủ hòa hợp, hòa giải lâm thời sau các cuộc thương lượng với sự trung gian hòa giải của Bắc Kinh, thông tấn xã Reuters đưa tin.Bản Tuyên Bố Bắc Kinh được ký kết tại lễ bế mạc cuộc hội đàm hòa giải giữa 14 phe nhóm người Palestine, diễn ra tại Bắc Kinh từ ngày 21 đến 23 Tháng Bảy. Các nỗ lực trước đây do Ai Cập và các quốc gia Ả Rập dẫn đầu nhằm hòa giải các bất đồng giữa hai phe Hamas và Fatah đã thất bại khi không kết thúc được 17 năm tranh quyền từng làm suy yếu vị thế chính trị của dân Palestine. Nhưng cũng còn cần sự thử thách của thời gian để xem liệu thỏa hiệp này có tồn tại nổi hay không.Nỗ lực mang lại sự hòa hợp cho dân tộc Palestine do Bắc Kinh khởi xướng diễn ra khi các nhà hòa giải quốc tế đang cố dàn xếp một cuộc ngưng bắn tại Dải Gaza, trong đó điểm then chốt vẫn là kế hoạch của người Palestine sẽ ra sao vào thời kỳ “hậu ngưng bắn,” cụ thể là cứ địa vẫn do Hamas cai trị này sẽ vận hành như thế nào một khi cuộc chiến tranh khởi sự từ ngày 7 Tháng Mười năm ngoái đã kết liễu.

https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/trung-quoc-thuyet-phuc-phe-phai-palestine-lap-chinh-phu-hoa-hop/

Phi thuyền Trung Quốc thí nghiệm kỹ thuật ‘đa dụng’ trên không gian

SINGAPORE (NV) – Một phi thuyền không gian không người lái đầy những bí mật và có thể sử dụng lại được của Trung Quốc, được phóng đi từ trên đầu một hỏa tiễn tăng cường và đáp xuống một phi trường quân sự bi mật, rất có thể đang thí nghiệm khả năng chuyển đổi sứ mạng đã định trước của các vệ tinh và thu hồi chúng lúc đang bay trên không gian, hãng tin Reuters hôm Thứ Năm, 25 Tháng Bảy, cho hay.Một phi thuyền loại đó, trong lần thứ ba lên không gian vào hồi Tháng Sáu, đã được quan sát thấy phóng ra một vật gì đó bay cách phi thuyền chừng vài kilometer rồi quay đầu lại đến cách phi thuyền chừng mấy trăm mét trước khi mất hút.“Dường như là phi thuyền đó đang thi hành một sứ mạng quân sự, trong đó có việc xông tới sát một mục tiêu địch để do thám rồi đánh bại liệt nó đi,” theo lời của Marco Langbroek, thuyết trình viên về khả năng báo động trên không gian tại đại học kỹ thuật Delft University of Technology tại Hòa Lan.

https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/phi-thuyen-trung-quoc-thi-nghiem-ky-thuat-da-dung-tren-khong-gian/

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024 : Joe Biden rút khỏi cuộc đua vào Nhà Trắng

Chưa đầy một tháng sau cuộc tranh luận tai hại với Donald Trump trên đài truyền hình và hơn 100 ngày trước bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, hôm qua, 21/07/2024, tổng thống Joe Biden thông báo ngừng tranh cử cho nhiệm kỳ thứ hai. Cùng lúc tổng thống Mỹ đương nhiệm tuyên bố ủng hộ phó tổng thống Kamala Harris đại diện cho đảng Dân Chủ đương đầu với ứng viên đảng Cộng Hòa Donald Trump trong cuộc bầu cử ngày 05/11/2024. Trong thông cáo đăng trên mạng xã hội X, ông Biden cho biết là ông « tập trung hoàn thành nhiệm kỳ tổng thống » tiếp tục điều hành đất nước và giữ vai trò tổng tư lệnh quân đội cho đến hết nhiệm kỳ vào tháng 1/2025. « Với tư cách tổng thống, được phục vụ nước Mỹ là vinh dự lớn nhất trong cuộc đời » và  ông tin rằng « vì lợi ích tối cao của Đảng và đất nước », ông « ngừng chiến dịch vận động ».Ngay sau đó, trong thông cáo thứ nhì, ông Biden khẳng định « hoàn toàn ủng hộ » nữ phó tổng thống Mỹ Kamala Harris đại diện đảng Dân Chủ ra tranh cử và ông sẽ chính thức có một bài phát biểu với toàn dân trong những ngày tới.Về phía Kamala Harris, bà tuyên bố rất vinh dự được tổng thống Biden tín nhiệm, nhưng hy vọng sẽ được Đảng hậu thuẫn. Đảng Dân Chủ sẽ họp lại vào Thứ Tư này (24/07) để thảo luận về quy trình chỉ định ứng cử viên tổng thống Mỹ 2024. Sau đó đảng Dân Chủ sẽ họp đại hội vào ngày 19/08/2024 để chính thức chỉ định người ra đương đầu với ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng Hòa

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20240722-b%E1%BA%A7u-c%E1%BB%AD-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-m%E1%BB%B9-2024-joe-biden-r%C3%BAt-kh%E1%BB%8Fi-cu%E1%BB%99c-%C4%91ua-v%C3%A0o-nh%C3%A0-tr%E1%BA%AFng

Ai có thể phò tá Harris làm ứng cử viên Phó Tổng Thống?

WASHINGTON, DC (NV) – Tổng Thống Biden rút lui khỏi cuộc bầu cử 2024 hôm Chủ Nhật, 21 Tháng Bảy và ủng hộ Phó Tổng Thống Harris trở thành người thay thế tranh cử, một hành động lịch sử đang bỏ ngỏ câu hỏi ai sẽ là người đồng hành tranh cử cùng Harris nếu bà được Đảng Dân Chủ gật đầu đề cử, theo The Hill.Tất cả vẫn chưa ngã ngũ. Harris vẫn phải được đủ số lượng đại biểu ủng hộ trước khi Nghị Hội Quốc Gia Đảng Dân Chủ DNC diễn ra vào tháng tới để chính thức trở thành ứng cử viên. Nhưng với cương vị là phó tổng thống đương nhiệm và là người kế thừa được Biden chọn mặt gửi vàng, rõ ràng bà là ứng cử viên sáng giá.Về việc ai có thể là ứng cử viên phó tổng thống của Harris, không thiếu những tên tuổi triển vọng.Thống Đốc Kentucky Đảng Dân Chủ Andy Beshear thành công tại tiểu bang đỏ với tư cách là thống đốc Đảng Dân Chủ nâng tầm vóc của ông khi đảng phái phải chật vật với tương lai chính trị trong bối cảnh các cộng đồng thành thị và nông thôn phân cực ngày càng rõ rệt.

https://www.nguoi-viet.com/hoa-ky/ai-co-the-pho-ta-harris-lam-ung-cu-vien-pho-tong-thong/

Bà Harris tạm dẫn trước ông Trump về tỉ lệ ủng hộ trước bầu cử

Ngoài thông báo chấm dứt chiến dịch tái tranh cử, Tổng thống Biden hôm 21/7 đã công khai ủng hộ bà Harris thay thế ông làm ứng viên đại diện đảng Dân chủ trong cuộc tổng tuyển cử Mỹ vào tháng 11 tới đây.Trong tuyên bố phát đi một ngày sau đó, bà Harris cho biết đã nhận được đủ sự ủng hộ của các đại biểu tham dự Đại hội toàn quốc của đảng Dân chủ để chắc suất “đấu chung kết” với ứng viên Cộng hòa.Nữ Phó Tổng thống Mỹ nhận thêm tin vui khi cuộc khảo sát công bố ngày 23/7 của Reuters/Ipsos cho thấy, bà đang giành được 44% ủng hộ của cử tri, tạm dẫn trước ông Trump với 42%. Theo đài RT, trong một cuộc thăm dò dư luận được tiến hành tuần trước, hai chính khách cùng giành được tỉ lệ ủng hộ là 44%.Tuy nhiên, một chuyên gia khảo sát ý kiến ​​​​cho chiến dịch tái tranh cử của ông Trump đã hạ thấp giá trị của các kết quả thăm dò trên. Người này giải thích, tỉ lệ tín nhiệm của bà Harris, 59 tuổi, đã được củng cố nhờ các phương tiện truyền thông đưa tin rộng rãi về việc tranh cử của phó tổng thống cũng như sự phấn khích của các cử tri Dân chủ về bước thay đổi then chốt trước tổng tuyển cử.Các cuộc khảo sát trước đó, diễn ra ngay sau khi Tổng thống Mỹ Biden dừng tái tranh cử cũng cho thấy bà Harris nhận được sự ủng hộ nhiều hơn ông Biden, nhưng vẫn xếp sau ông Trump.

https://vietnamnet.vn/ba-harris-tam-dan-truoc-ong-trump-ve-ti-le-ung-ho-truoc-bau-cu-2305290.html

Quan điểm của bà Kamala Harris về chính sách Mỹ đối với Trung Quốc

Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris chưa chính thức được Đảng Dân chủ đề cử làm ứng viên tổng thống của Đảng nhưng bà đã nhận được sự tán thành của Tổng thống Joe Biden, cùng với một số giới chức cấp cao của Đảng Dân chủ, sau khi ông Biden rút khỏi cuộc đua hôm 21/7.Nếu được Đảng lựa chọn và đắc cử tổng thống, các nhà phân tích cho rằng bà Harris có thể sẽ tiếp tục chính sách đối ngoại của chính quyền Biden, bao gồm cả việc quản lý một trong những mối quan hệ căng thẳng nhất – đó là với Trung Quốc.Khi mới trở thành phó tổng thống, bà Harris, cựu thượng nghị sĩ Hoa Kỳ và tổng chưởng lý của bang California, được nhiều nhà phân tích coi là người chưa có kinh nghiệm trong chính sách đối ngoại. Theo trang web của Tòa Bạch Ốc, trong ba năm rưỡi vừa qua với tư cách là phó tổng thống, bà đã đến thăm hơn 19 quốc gia và gặp gỡ hơn 150 nhà lãnh đạo nước ngoài.Vào tháng 9 năm 2023, bà Harris sang dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại thủ đô Jakarta của Indonesia. Sau cuộc gặp, bà nói về quan hệ Mỹ-Trung và chính sách Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trên đài CBS: “Chúng ta, với tư cách là Hoa Kỳ, trong chính sách của mình, vấn đề không phải là tách biệt mà là giảm thiểu rủi ro.”

https://www.voatiengviet.com/a/bau-cu-tong-thong-my-harris-trung-quoc/7710643.html

Quân Ukraina mất dần quyền kiểm soát ở Donbass

Quân đội Nga hôm qua, 21/07/2024, thông báo đã chiếm thêm hai ngôi làng ở miền đông Ukraina và dường như vẫn tiếp tục đà tiến ở Donbass và phía đông Kharkiv. Quân đội Ukraina có vẻ đang gặp rất nhiều khó khăn ở Donbass, trong bối cảnh Kiev lo ngại sẽ không cầm cự được ở vùng này cho đến mùa đông tới. Từ Kiev, thông tín viên Stéphane Siohan cho biết cụ thể :Việc để mất khu vực này hay khu vực kia, ngày qua ngày, không phải là dấu hiệu có sức thuyết phục để đánh giá tương quan lực lượng giữa quân đội Ukraina và quân đội của điện Kremlin.Tuy nhiên, dường như quân Nga có tiến bộ trong việc đạt được các mục tiêu chiến lược trong mùa khô, cụ thể là chiếm lại các vùng lãnh thổ mà quân đội Ukraina giành được vào mùa thu năm 2022 tại khu vực Kharkiv, đặc biệt ở phía đông thị trấn chiến lược nhỏ Kupiansk, nơi có hai ngôi làng một lần nữa bị Nga chiếm.Tuy nhiên, thành quả lớn nhất của Matxcơva là ngay giữa vùng Donbass. Quân đội Nga sắp tiến vào New York, thị trấn cùng tên với thành phố Mỹ, và đã có những cuộc giao tranh ác liệt xung quanh thành phố mỏ Toretsk. Điều đáng lo ngại với Ukraina là nơi này cách đường quốc lộ nối Pokrovsk với Konstantynivka, hai trong số những thị trấn cỡ trung bình mà Kiev còn kiểm soát ở Donbass, chỉ 4 km.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20240722-qu%C3%A2n-ukraina-m%E1%BA%A5t-d%E1%BA%A7n-quy%E1%BB%81n-ki%E1%BB%83m-so%C3%A1t-%E1%BB%9F-donbass

Pháp: Tổng thống Macron bác ứng viên thủ tướng của cánh tả

Trả lời phỏng vấn trên truyền hình tối hôm qua, 23/07/2024, lần đầu tiên kể từ vòng hai bầu cử Hạ Viện Pháp, tổng thống Emmanuel Macron khẳng định chỉ bổ nhiệm chính phủ mới sau khi Thế Vận Hội kết thúc vào ‘‘giữa tháng 8’’. Tổng thống Macron cũng bác ứng viên thủ tướng của liên minh cánh tả Mặt Trận Bình Dân Mới (NFP), vừa được đề xuất trước đó một giờ, với lý do NFP không có được ‘‘đa số’’ ở Hạ Viện mới. Ngay trước cuộc phỏng vấn tổng thống Macron, liên minh NFP – bao gồm ba đảng cánh tả, đảng Xã Hội, đảng Xanh, đảng Cộng Sản và đảng cực tả Nước Pháp Bất Khuất – đã đề xuất bà Lucie Castets, 37 tuổi, một công chức cao cấp, phụ trách tài chính của tòa đô chính Paris, làm ứng viên thủ tướng. Theo AFP, đây là một diễn biến gây bất ngờ, vì trước quyết định này, 16 ngày sau bầu cử, liên minh cánh tả vẫn bế tắc trong việc tìm ra tiếng nói chung.Trả lời phỏng vấn hôm qua, tổng thống Macron giải thích không có liên minh nào tại Hạ Viện Pháp, ‘‘từ Mặt Trận Bình Dân Mới đến liên minh các đảng thuộc phe tổng thống, cũng như cánh hữu cộng hòa’’, có đủ đa số để ‘‘thực thi các cam kết tranh cử’’ của phe mình. Nguyên thủ quốc gia Pháp nhấn mạnh là các đảng phái thuộc Mặt Trận Cộng Hòa, từng đoàn kết chống lại phe cực hữu giữa hai kỳ bầu cử lập pháp, giờ đây có trách nhiệm tìm kiếm ‘‘các thỏa hiệp’’, để có thể thông qua những cải cách và ngân sách.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20240724-ph%C3%A1p-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-macron-b%C3%A1c-%E1%BB%A9ng-vi%C3%AAn-th%E1%BB%A7-t%C6%B0%E1%BB%9Bng-c%E1%BB%A7a-c%C3%A1nh-t%E1%BA%A3

Ngoại trưởng ASEAN họp tại Lào để bàn về Myanmar và Biển Đông

Thành viên Hiệp hội các quốc gia đông nam Á, ASEAN, hôm 24/7 đã nhóm họp tại Lào trong lúc họ tìm cách thúc đẩy nỗ lực giải quyết khủng hoảng ở Myanmar vốn đã bị đình trệ và hạ nhiệt căng thẳng ở Biển Đông, vài ngày trước cuộc họp với ngoại trưởng các cường quốc.
Sau cuộc họp các ngoại trưởng ASEAN sẽ là hai hội nghị thượng đỉnh vào ngày 27/7 tại Lào để giải quyết các vấn đề toàn cầu quan trọng với sự tham dự của các quan chức Mỹ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga và các nước khác.Các bộ trưởng ngoại giao ASEAN sẽ thảo luận về những nỗ lực chấm dứt cuộc xung đột tàn phá ở Myanmar mà đến nay vẫn không có kết quả. Cuộc xung đột đã leo thang thành nội chiến ở Myanmar vốn do quân đội kiểm soát và đã khiến 2,6 triệu người phải di tản, theo Liên Hiệp Quốc.Các nước lớn nhất trong ASEAN, bao gồm Thái Lan, Indonesia, Singapore và Malaysia, thất vọng vì tập đoàn quân sự Myanmar đã không sẵn sàng tôn trọng cam kết đối thoại, vốn đã thử thách uy tín của khối và tính khả thi của bản kế hoạch hòa bình được nhất trí vài tháng sau cuộc đảo chính hồi năm 2021.Không rõ Lào, nước chủ tịch luân phiên của khối, có đạt được tiến triển gì hay không trong việc thúc đẩy sự tiếp cận của Indonesia, nước chủ tịch trước đây, với các tướng lĩnh và phe đối lập có vũ trang của Myanmar.

https://www.voatiengviet.com/a/ngoai-truong-asean-hop-tai-lao-de-ban-ve-myanmar-va-bien-dong/7711010.html