Tác giả: Nguyễn Hữu Đổng
‘Chủ nghĩa’ là gì? Đây là khái niệm chưa được loài người làm rõ. Bằng tư duy thật, tác giả phân tích làm sáng tỏ nguyên lý, hạn chế hiểu biết khái niệm này; đồng thời khuyến nghị cách hiểu đúng chủ nghĩa, xã hội không chủ nghĩa, xây dựng xã hội loài người phát triển văn minh.
Tenet? This is the concept that has not been clarified by humans. With real thinking, the author analyzes and clarifies the principle, limited understanding of this concept; At the same time, we recommend correct way to understand the topic, society without a master, build a civilized and developed human society.
Sự thật luận về chủ nghĩa bằng tư duy thật
Sự thật là “nói về cuộc sống chân thật của các cộng đồng người” [1]. Theo đó, luận về chủ nghĩa bằng tư duy thật bao gồm các mặt như sau: chủ nghĩa cộng đồng là bệnh người chưa trung thực, người thiếu văn hóa ngôn ngữ; cộng đồng chủ nghĩa là bệnh người không trung thực, người không có văn hóa ngôn ngữ; cộng đồng không chủ nghĩa không bệnh người trung thực, người có văn hóa ngôn ngữ. Điều đó cho thấy rằng, chủ nghĩa là loài người không trung thực; loài người không trung thực do mắc bệnh chủ nghĩa. Tức chủ nghĩa là một căn bệnh của giống người (That is, capitalism is disease of the human race); giống vật không có căn bệnh đặc biệt này, bởi chúng không có văn hóa ngôn ngữ, chỉ có tiếng kêu hay tiếng hú hót líu lo, v.v.. Nói cách khác, chủ nghĩa là căn bệnh của loài người; loài người không thể theo các chủ nghĩa, bởi theo chủ nghĩa loài người đi đến tuyệt chủng (because according to humanism, humanity will go extinct). Chủ nghĩa có quan hệ hay gắn với cuộc sống. Chẳng hạn, như: quan hệ trái ngược với giới người, tư tưởng phát triển, quyền lực chính đáng, đạo đức con người, đảng chính trị, chính trị phát triển, kinh tế phát triển, gắn với quốc gia phát triển bền vững, hay trật tự thế giới loài người.
Trước hết, quan hệ trái ngược với giới người cho thấy rằng, cá nhân chủ nghĩa không gắn với giới người, loài người không phát triển; chủ nghĩa nhóm cũng không gắn với giới người, loài người chưa phát triển; cộng đồng không chủ nghĩa là gắn với giới người, loài người phát triển hay “cộng đồng người phát triển” – cơ sở khoa học để hiểu nguồn gốc loài người (scientific basis for understanding human origins). Điều đó có nghĩa, chủ nghĩa là loài người không phát triển, hay loài người không có nguồn gốc của mình. Tức là, người chủ nghĩa không hiểu được cội nguồn của mình; không hiểu được nguồn gốc của sự sống, cũng không hiểu được nguồn gốc của “chiến tranh” – điều ác do loài người không dùng đối thoại, lẽ phải, công lý để giải quyết bất đồng giữa các dân tộc, quốc gia trong xã hội loài người. Gắn chủ nghĩa với người yêu nước cho thấy thêm rằng, chủ nghĩa cá nhân là yêu nước không chân thật, cá nhân phản quốc vì chỉ yêu cá nhân người; chủ nghĩa nhóm là yêu nước chưa chân thật, nhóm phản quốc vì chỉ yêu nhóm người; cộng đồng không chủ nghĩa là yêu nước chân thật, cộng đồng không phản quốc vì yêu cộng đồng người. Nói cách khác, người yêu người thì không chủ nghĩa; người không yêu người là chủ nghĩa hay người yêu nước giả dối. Do đó, người theo chủ nghĩa là người không yêu người. Chẳng hạn, người theo chủ nghĩa phát xít là kẻ giết người; người theo chủ nghĩa thực dân là kẻ xâm lược hay kẻ phản quốc (phản động); người theo chủ nghĩa dân tộc là thiếu tình người; người theo con đường chủ nghĩa xã hội, hay “Chủ nghĩa Lênin” thiếu tình người [2]; người đi theo chủ nghĩa cộng sản, hay “chủ nghĩa Mác” càng thiếu tình người (or “Marxism” lacks humanity) [3]; v.v..
Chủ nghĩa quan hệ trái với tư tưởng phát triển cho thấy rằng, chủ nghĩa cá nhân là tư tưởng không chân thật, tư tưởng văn hóa độc quyền không phát triển; chủ nghĩa nhóm là tư tưởng chưa chân thật, tư tưởng văn hoá độc quyền chưa phát triển; chủ nghĩa cộng đồng là tư tưởng thiếu chân thực, cũng tư tưởng văn hoá độc quyền chưa phát triển; cộng đồng không chủ nghĩa là tư tưởng chân thật, tư tưởng văn hoá không độc quyền phát triển (cultural ideology does not have a monopoly on development). Điều đó có nghĩa, không chủ nghĩa gắn với tư tưởng chân thật, tư tưởng văn hoá, hay “tư tưởng phát triển” – tư tưởng “biểu hiện thực chất sự cân đối, cân bằng, hài hòa về môi trường sống của các cá thể, tập thể, xã hội loài vật trong thế giới tự nhiên, sự công bằng, bình đẳng, công lý về quyền lợi vật chất, giá trị tinh thần, đời sống tâm linh của các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người” [4]. Gắn chủ nghĩa với tư tưởng tiến bộ cho thấy thêm rằng, chủ nghĩa cá nhân là tư tưởng không tiến bộ, tư tưởng cá nhân không đúng đắn; chủ nghĩa nhóm là tư tưởng chưa tiến bộ, tư tưởng nhóm chưa đúng đắn; cộng đồng không chủ nghĩa là tư tưởng tiến bộ, tư tưởng cộng đồng đúng đắn. Điều đó cho thấy rằng, tư tưởng Các Mác, V.I. Lênin, Hồ Chí Minh, Đặng Tiểu Bình,… là không đúng đắn. Nói cách khác, tư tưởng cá nhân nhóm không đúng đắn; mọi chủ nghĩa đều là tư tưởng sai lầm, tư tưởng “không phát triển” – tư tưởng của chủ nghĩa hình thức (the idealogy of formalism), chủ nghĩa này gắn với chủ nghĩa cá nhân đẻ ra hàng trăm thứ bệnh nguy hiểm, như: quan liêu, bè phái, chủ quan, ấu trĩ, giáo điều, hẹp hòi, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, v.v..
Chủ nghĩa quan hệ trái với quyền lực chính đáng (quyền lực chân thật) cho thấy rằng, chủ nghĩa là quyền lực không chân thật; chưa chủ nghĩa là quyền lực chưa chân thật; không chủ nghĩa là quyền lực chân thật.Tức chủ nghĩa không gắn với con người chân thật; không chủ nghĩa là gắn với con người chân thật. Gắn chủ nghĩa với quyền lực hạnh phúc cho thấy thêm rằng, chủ nghĩa là không có quyền lực hạnh phúc, thiếu văn hoá quyền lực; chưa chủ nghĩa chưa có quyền lực hạnh phúc, vẫn thiếu văn hoá quyền lực; không chủ nghĩa là có quyền lực hạnh phúc, tức có văn hoá quyền lực – văn hoá biểu hiện cộng đồng hạnh phúc trong quốc gia, xã hội loài người. Nói cách khác, không chủ nghĩa thì có văn hoá quyền lực, có “con người hạnh phúc”, “quốc gia hạnh phúc” và “quốc tế hạnh phúc” [5].
Chủ nghĩa quan hệ trái với đạo đức con người cho thấy rằng, chủ nghĩa cá thể cá nhân không có đức, con người không có văn hoá; chủ nghĩa tập thể nhóm thiếu đạo, con người chưa có văn hoá; chủ nghĩa cộng đồng xã hội thiếu đạo đức, con người thiếu văn hoá; cộng đồng xã hội không chủ nghĩa là đạo lý, con người có văn hoá. Gắn chủ nghĩa với đạo đức cách mạng cho thấy thêm rằng, chủ nghĩa cá nhân không có đạo đức cách mạng, cá thể người không yêu người; chủ nghĩa nhóm thiếu đạo đức cách mạng, tập thể người chưa yêu người; chủ nghĩa cộng đồng cũng thiếu đạo đức cách mạng, xã hội loài người cũng chưa yêu người; không chủ nghĩa là có đạo đức cách mạng, xã hội loài người yêu nhau không xâm lược gây chiến tranh. Tức là, chủ nghĩa cá nhân nhóm cộng đồng thiếu trung thực, người không yêu người, con người không có văn hoá gây ra chiến tranh; không chủ nghĩa là con người trung thực, người yêu người, con người có văn hoá không gây ra chiến tranh. Nói cách khác, những người không theo chủ nghĩa là những người trung thực, những người theo chủ nghĩa là những người giả dối, chủ nghĩa của đấu tranh giai cấp, kể cả “chủ nghĩa anh hùng cách mạng” [6]. Chẳng hạn, những người theo chủ nghĩa tư bản chưa trung thực; những người theo chủ nghĩa xã hội không trung thực; những người theo chủ nghĩa cộng sản thì mê muội thiếu hiểu biết tâm linh, bởi cộng sản chỉ là một “bóng ma” – “bóng ma cộng sản” [7].
Chủ nghĩa quan hệ trái với đảng chính trị cho thấy rằng, tính chất chủ nghĩa là đảng không chính trị, đảng không phát triển; bản chất chủ nghĩa là đảng chưa chính trị, đảng chưa phát triển; thực chất không chủ nghĩa là đảng chính trị, “đảng phát triển” – tức đảng bảo đảm hài hòa về môi trường sống, công bằng bình đẳng công lý về giá trị sống cho loài người. Điều đó cho thấy, đảng không theo chủ nghĩa gắn với đảng chính trị phát triển; còn đảng theo chủ nghĩa chỉ là đảng phái không phát triển. Chẳng hạn, đảng cực tả là đảng không phát triển, đảng cực hữu cũng là loại đảng thiếu phát triển, đảng không tả hữu là đảng phát triển; đảng thiếu dân chủ là đảng thiếu phát triển, đảng chưa dân chủ là đảng chưa phát triển, đảng dân chủ thật sự là đảng phát triển; đảng không chính trị là đảng không phát triển, đảng chưa chính trị là đảng chưa phát triển, còn đảng chính trị là đảng phát triển; đảng cộng hòa không trung thực không phát triển, đảng chưa cộng hòa chưa trung thực chưa phát triển, đảng cộng hòa trung thực là phát triển, v.v..
Chủ nghĩa quan hệ trái với chính trị phát triển cho thấy rằng, chủ nghĩa cá nhân là chính trị không đoàn kết, không liêm chính không phát triển; chủ nghĩa nhóm là chính trị chưa đoàn kết, chưa liêm chính chưa phát triển; cộng đồng không chủ nghĩa là chính trị đoàn kết liêm chính phát triển. Điều đó có nghĩa, không chủ nghĩa gắn với chính trị đoàn kết liêm chính phát triển, không tiêu cực tham nhũng lãng phí.Gắn chủ nghĩa với chính trị văn hoá cho thấy thêm rằng, chủ nghĩa cá nhân không văn hoá chính trị; chủ nghĩa nhóm cũng không văn hoá chính trị; cộng đồng không chủ nghĩa có văn hoá chính trị. Tức là, không chủ nghĩa có chính trị đoàn kết liêm chính phát triển, đồng thời có cả “văn hoá chính trị” – tức chính quyền chân thật xây dựng, thực hiện các mục tiêu phát triển tự nhiên, xã hội, con người, quốc gia.
Chủ nghĩa quan hệ trái với kinh tế phát triển cho thấy rằng, cá nhân chủ nghĩa kinh tế không phát triển; chủ nghĩa tập thể kinh tế thiếu phát triển; xã hội không chủ nghĩa kinh tế phát triển. Theo đó, các chủ nghĩa trong kinh tế là không phát triển, mà chỉ có thể đạt được tăng trưởng; chẳng hạn như: tăng trưởng sản phẩm quốc nội (tăng GDP), tăng ngân sách, tăng xuất khẩu, tăng vốn đầu tư, tăng năng suất lao động, tăng cung kích cầu, v.v… Chủ nghĩa quan hệ trái với kinh tế thị trường cho thấy thêm rằng, cá nhân chủ nghĩa kinh tế thị trường không phát triển; chủ nghĩa tập thể kinh tế thị trường thiếu phát triển; xã hội không chủ nghĩa kinh tế thị trường phát triển. Điều đó có nghĩa, không chủ nghĩa thì kinh tế thị trường phát triển, hay “kinh tế thị trường phát triển bền vững” – khái niệm biểu hiện bảo đảm sự hài hòa lâu bền về môi trường sống, sự công bằng, bình đẳng, công lý vững chắc về sản xuất kinh doanh dịch vụ của các công ty tư nhân, cổ phần, công ích trong quốc gia, xã hội loài người. Nói cách khác, không chủ nghĩa là kinh tế thị trường phát triển bền vững; có chủ nghĩa là kinh tế thị trường không phát triển bền vững. Do vậy, không thể phát triển “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” [8]; đồng thời, cần trị bệnh chủ nghĩa để kinh tế thị trường phát triển bền vững.
Chủ nghĩa gắn với quốc gia phát triển bền vững cho thấy rằng, chủ nghĩa là quốc gia không phát triển bền vững; chưa chủ nghĩa quốc gia chưa phát triển bền vững; không chủ nghĩa là quốc gia phát triển bền vững, hay “quốc gia kiến tạo phát triển bền vững” [9], chứ không phải nhà nước “kiến tạo ra sự phát triển nhanh chóng và bền vững cho đất nước” như có người nghiên cứu mơ hồ đề xuất [10]. Điều đó có nghĩa, chủ nghĩa là nước không phát triển bền vững; chưa chủ nghĩa nước chưa phát triển bền vững; còn không chủ nghĩa là nước phát triển bền vững (otherwise, it means a country with sustainable development). Do vậy, rất cần phải trị bệnh chủ nghĩa để phát triển đất nước bền vững. Tức là, cần triệt để loại bỏ các chủ nghĩa, như: chủ nghĩa hình thức, cá nhân, nhóm, cộng đồng, bá quyền, đế quốc, phát xít, thực dân, tư bản, dân tuý, xã hội, cộng sản,… trong quốc gia, xã hội loài người.
Chủ nghĩa gắn với trật tự thế giới loài người cho thấy rằng, chủ nghĩa cũ trật tự thế giới dùng bạo lực, trật tự thế giới không có công lý lẽ phải; chủ nghĩa chưa mới trật tự thế giới vẫn dùng bạo lực, trật tự thế giới chưa có công lý lẽ phải; không chủ nghĩa trật tự thế giới không dùng bạo lực, trật tự thế giới có công lý lẽ phải. Điều đó có nghĩa, trật tự thế giới là không sử dụng vũ lực, mà dựa vào công lý lẽ phải trong quan hệ quốc tế. Nói cách khác, cần đấu tranh loại bỏ chủ nghĩa trong xã hội loài người; loài người không chủ nghĩa là hết chiến tranh; loài người không chủ nghĩa không còn chiến tranh; loài người không chủ nghĩa là quốc tế hoà bình, con người sống an vui và hạnh phúc, hay không chủ nghĩa có quốc thái dân an (whether or not capitalism has a peaceful nation and people).
Hạn chế hiểu biết chủ nghĩa trên thế giới và ở Việt Nam
Hạn chế trên thế giới
Chủ nghĩa gắn với khuynh hướng không đúng đắn; đây chỉ là mặt trái của con người.Tuy nhiên, giới nghiên cứu hiểu biết chủ nghĩa còn hạn chế. Chẳng hạn, khi lý giải “chủ”, người nghiên cứu chỉ nhìn tính chất bản chất, chứ không nhìn thực chất chủ (rather than looking at the actual owner); hay khi lý giải “nghĩa”, người nghiên cứu chỉ nhìn tính chất bản chất, chứ không nhìn rõ thực chất nghĩa (but not clearly seeing the true meaning).
Hạn chế hiểu biết chủ nghĩa làm cho giới nghiên cứu không phân biệt rõ đâu là chủ nghĩa nhóm hữu khuynh, chủ nghĩa cá nhân tả khuynh, còn cộng đồng không chủ nghĩa không khuynh hữu tả (the community has no ideology and no right or left leanings), tức nhiều người không hiểu khuynh hữu tả là bệnh chủ nghĩa; giới nghiên cứu thiếu hiểu biết rằng, chủ nghĩa duy tâm, duy vật, hay duy vật biện chứng là thiếu khoa học; giới nghiên cứu cũng chưa hiểu rõ rằng, xã hội chủ nghĩa là tính từ không khoa học, chủ nghĩa xã hội là động từ thiếu khoa học, xã hội không chủ nghĩa là danh từ khoa học (non-socialist society is a scientific noun). Theo đó, không thể xây dựng “chủ nghĩa xã hội đặc sắc” như Trung Quốc đang theo đuổi [11]; hay không thể “xây dựng chủ nghĩa cộng sản” như nhiều người tuyên truyền [12]. Hiện nay nhiều người không hiểu rõ tư duy, chủ nghĩa và hiện thực sống như sau: tư duy hình thức chủ nghĩa không đúng không thực, tư duy nội dung chủ nghĩa chưa đúng chưa thực, tư duy nguyên lý không chủ nghĩa đúng thật; tính chất chủ nghĩa gắn với chiến tranh nóng, bản chất chủ nghĩa gắn với chiến tranh lạnh, thực chất không chủ nghĩa gắn với hoà bình nhân loại; chủ nghĩa không hiện thực sức sống không phát triển,chủ nghĩa chưa hiện thực sự sống chưa phát triển, không chủ nghĩa là hiện thực cuộc sống phát triển.
Hạn chế hiểu biết chủ nghĩa dẫn đến tư tưởng cá nhân, nhóm giả dối, độc quyền, bá quyền, cực đoan, sùng bái, như: “sùng bái cá nhân” [13], khi không hiểu rằng, cá nhân là một loại “bệnh” – bệnh cá nhân, như tư tưởng cá nhân hay chủ nghĩa cá nhân; “sùng bái tăng trưởng” [14] khi không nhận thức rõ rằng, tăng trưởng là thiên về tính chất hình thức (growth is more about formality); “sùng bái quyền lực như sùng bái thần thánh” [15] khi không nhận thức rõ rằng, quyền lực là con người chân thật và hạnh phúc; “những thách thức chưa từng có đối với chủ nghĩa đa phương” [16] khi không hiểu rõ quan hệ hợp tác bình đẳng giữa các nước như sau: chủ nghĩa đơn phương không trung thực (không bình đẳng), chủ nghĩa đa phương thiếu trung thực (chưa bình đẳng), tư tưởng đa phương không chủ nghĩa là trung thực (bình đẳng); hay dẫn đến “chủ nghĩa Tam dân” [17], “chủ nghĩa dân tộc Nga kiểu mới” (Nước Nga vĩ đại) lòng tham bành trướng lãnh thổ [18], “chủ nghĩa dân túy trên thế giới” [19]; đặc biệt dẫn đến tình trạng “độc quyền về văn hóa và tư tưởng” [20], đối đầu xung đột, gây chiến tranh làm đau khổ cho loài người.
Hạn chế ở Việt Nam
Chủ nghĩa được giới nghiên cứu nêu ra lần đầu trong Hiến pháp năm 1959 khi nói về “con đường cải tạo xã hội chủ nghĩa” [21]. Tuy nhiên, hiểu biết khái niệm này rất hạn chế.Hiện nay, khi nghiên cứu chủ nghĩa, người nghiên cứu chỉ nhìn tính chất bản chất, chứ không nhìn thực chất giữa nghĩa và chủ (rather than looking at the essence between meaning and subject). Chẳng hạn, trong Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (2005), chủ nghĩa chỉ được hiểu khái quát là “quan niệm, quan điểm, ý thức, tư tưởng”, chứ không nhìn rõ thực chất tư tưởng thiên lệch hay quan điểm lệch lạc. Tức là, người nghiên cứu chủ nghĩa chỉ nhìn hình thức bên ngoài không đúng (sai), bản chất bên trong là chưa đúng, chưa nhìn rõ nguyên lý không chủ nghĩa đúng (haven’t seen clearly the principle of mesterlessness).
Hạn chế hiểu biết chủ nghĩa làm cho giới nghiên cứu không phân biệt rõ chủ nghĩa cá nhân là tư tưởng cá nhân, chủ nghĩa nhóm là tư tưởng nhóm, chủ nghĩa cộng đồng là tư tưởng cộng đồng hay tư tưởng xã hội; làm cho nhiều người không hiểu rằng, xã hội chủ nghĩa là không phát triển, chủ nghĩa xã hội cũng không phát triển, xã hội không chủ nghĩa là phát triển; làm cho nhiều người cũng không hiểu rằng, cộng sản chủ nghĩa không phải cộng đồng người, chủ nghĩa cộng sản cũng không phải cộng đồng người, cộng sản không chủ nghĩa là cộng đồng người. Theo đó cộng sản không phải là giới người, mà là “cộng đồng tưởng tượng” và khái niệm dân tộc cũng chỉ là “một cộng đồng chính trị tưởng tượng”” [22]; đồng thời, không thể “xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản” [23], không thể kiên trì “con đường đi lên chủ nghĩa xã hội” [24], hay không thể có “mục tiêu định hướng xã hội chủ nghĩa của cách mạng nước ta đồng nhất với chủ nghĩa nhân đạo hiện thực” như những người nghiên cứu ấu trĩ nêu ra [25].
Hạn chế hiểu biết chủ nghĩa dẫn đến bất cập trong đời sống xã hội nói chung, tư duy nói riêng. Chẳng hạn, như: dẫn đến tư duy mơ hồ khi có lãnh đạo nói rằng, “các nước hiện nay đang kiên định đi theo con đường XHCN” [26], “hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa” [27]; dẫn đến “cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, hẹp hòi. Mắc bệnh cá nhân chủ nghĩa” [28]; hay dẫn đến thực trạng “tăng trưởng sùng bái con số” [29] khi giới lãnh đạo không hiểu rõ rằng, tăng trưởng là thiên về hình thức số lượng, còn phát triển là gắn với nguyên lý chất lượng; đặc biệt dẫn đến “lấp ló hình ảnh những phần tử cơ hội chủ nghĩa. Có lúc nó hiện nguyên hình khi bị lôi ra ánh sáng, trước công luận, thậm chí trước vành móng ngựa; nhưng lại có một số không nhỏ vẫn mũ áo xênh xang, “miệng nam mô nhưng bụng một bồ dao găm”. Bệnh quan liêu, tệ tham nhũng và thói vô trách nhiệm mà một số không nhỏ người có chức, có quyền mắc phải” [30]; hoạt động “mê tín dị đoan dưới hình thức truyền bá ‘vong báo oán’, ‘giải nghiệp’ và nhận tiền dưới hình thức công đức đã diễn ra công khai trong nhiều năm tại chùa Ba Vàng” [31]; v.v..
Khuyến nghị cách hiểu đúng chủ nghĩa, xã hội không chủ nghĩa, xây dựng xã hội loài người phát triển văn minh
1) Cách hiểu đúng chủ nghĩa. Chủ nghĩa chưa được nhận thức đúng về nguyên lý. Khái niệm này bao hàm các mặt như sau: nội dung chủ nghĩa là loài người chưa chân thực, loài người chưa văn hóa; hình thức chủ nghĩa là loài người không chân thực, loài người không văn hóa; nguyên lý không chủ nghĩa là loài người chân thực, loài người có văn hóa. Tức là, để có cách hiểu đúng chủ nghĩa giới lãnh đạo nghiên cứu cần hiếu các mặt sau: bản chất chủ nghĩa loài người chưa văn hóa; tính chất chủ nghĩa loài người không văn hóa; thực chất không chủ nghĩa loài người văn hóa, dạng mô hình: bản chất chủ nghĩa loài người chưa văn hóa – thực chất không chủ nghĩa loài người văn hóa – tính chất chủ nghĩa loài người không văn hoá. Từ mô hình này cho thấy rằng, loài người văn hóa thì không chủ nghĩa (đúng); loài người không văn hóa thì chủ nghĩa (sai). Nói cách khác, người theo chủ nghĩa là người không văn hóa, không phân biệt rõ đúng sai không hiểu đúng chủ nghĩa; còn người không theo chủ nghĩa là người văn hóa, phân biệt rõ đúng sai hiểu đúng chủ nghĩa.
2) Cách hiểu đúng xã hội không chủ nghĩa. Xã hội không chủ nghĩa chưa được giới nghiên cứu hiểu rõ. Khái niệm này bao hàm các mặt chủ yếu sau: xã hội chủ nghĩa là xã hội không phát triển; chủ nghĩa xã hội là xã hội chưa phát triển; xã hội không chủ nghĩa là xã hội phát triển, dạng mô hình: chủ nghĩa xã hội chưa phát triển – xã hội không chủ nghĩa phát triển – xã hội chủ nghĩa không phát triển. Tức là, để có cách hiểu đúng xã hội không chủ nghĩa đòi hỏi giới nghiên cứu hiểu các mặt sau: bản chất chủ nghĩa xã hội chưa phát triển (chưa thật chưa đúng); hình thức xã hội chủ nghĩa không phát triển (không thật không đúng); thực chất xã hội không chủ nghĩa phát triển (sự thật đúng đắn). Nói cách khác, xã hội chủ nghĩa là không thật không đúng, chủ nghĩa xã hội là chưa thật chưa đúng, xã hội không chủ nghĩa là sự thật đúng đắn. Do vậy, giới nghiên cứu cần tôn trọng sự thật để hiểu đúng xã hội không chủ nghĩa; không hiểu xã hội này là có tội với nước (not understanding this society is a crime against the country), có tội với nhân dân và cả loài người (sin against the people and all humanity).
3) Xây dựng xã hội loài người phát triển văn minh.Xã hội loài người phát triển văn minh chưa được nhận thức rõ. Khái niệm này bao hàm các mặt chủ yếu sau: hình thức xã hội loài người không phát triển văn minh; nội dung xã hội loài người chưa phát triển văn minh; nguyên lý xã hội loài người phát triển văn minh, dạng mô hình: nội dung xã hội loài người chưa phát triển văn minh – nguyên lý xã hội loài người phát triển văn minh – hình thức xã hội loài người không phát triển văn minh. Tức để xây dựng xã hội loài người phát triển văn minh đòi hỏi giới nghiên cứu hiểu các mặt sau: hình thức xã hội loài người không văn minh, loài người không văn hóa không phát triển; nội dung xã hội loài người chưa văn minh, loài người chưa văn hóa chưa phát triển; nguyên lý xã hội loài người văn minh, loài người có văn hóa phát triển. Nói cách khác, xã hội loài người văn minh là văn hóa phát triển. Do vậy, giới nghiên cứu cần hiểu đúng văn hóa để xây dựng xã hội loài người phát triển văn minh.
Kết luận
Chủ nghĩa là khái niệm thiếu sự liêm chính, trái ngược với cuộc sống xã hội loài người.Hiện nay, khái niệm này chưa được giới nghiên cứu chỉ ra hình thức không có văn hóa, bản chất chưa có văn hóa, thực chất có văn hóa. Sự bất cập này làm cho nhiều người thiếu hiểu biết về văn hóa, xã hội và phát triển. Do đó, để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước bền vững, bảo đảm cuộc sống hạnh phúc của con người, giới nghiên cứu cần thay đổi cách tư duy chưa thật sang tư duy thật; đồng thời, có cách hiểu đúng chủ nghĩa, xã hội không chủ nghĩa, xây dựng xã hội loài người phát triển văn minh.
………………..
[1] https://diendankhaiphong.org/su-that-khai-niem-tu-tuong-va-thien-chua/
[2] https://www.hcmcpv.org.vn/tin-tuc/con-duong-dan-toi-den-chu-nghia-lenin-1491880093
[4] https://diendankhaiphong.org/2023/10/24/luat-khoa-hoc-chinh-tri-phat-trien/
[5] https://vietnamnet.vn/khong-co-con-nguoi-hanh-phuc-khong-the-co-quoc-gia-hanh-phuc-436774.html
[7] https://www.marxists.org/vietnamese/marx-engels/1840s/tuyen/phan_01.htm
[9] http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=206905
[10] https://www.qdnd.vn/kinh-te/cac-van-de/bai-2-nha-nuoc-kien-tao-phat-trien-tai-viet-nam-506354
[12] https://hochiminh.nhandan.vn/cong-trinh-xay-dung-chu-nghia-cong-san-o-lien-xo-1180.html
[14] https://qln.mof.gov.vn/nghien-cuu-khoa-hoc/ky-1-su-sung-bai-tang-truong.htm.
[15] https://nghiencuuquocte.org/2021/09/28/nguoi-trung-quoc-sung-bai-va-thach-thuc-quyen-luc/
[17] https://xuanay.vn/tu-ba-chu-nghia-cua-ton-trung-son-den-ba-tieu-ngu-cua-ho-chi-minh/
[18] https://diendandoanhnghiep.vn/putin-va-chu-nghia-dan-toc-nga-kieu-moi-200933.html
[20] https://diendankhaiphong.org/2019/08/05/tu-doc-quyen-triet-hoc-thoi-trung-co/
[21] Hiến pháp Việt Nam (Năm 1946, 1959, 1980 và 1992) Nhà xuất bản CTQG, Hà Nội 1995, tr. 37.
[22] https://nghiencuuquocte.org/2019/05/30/nhung-cong-dong-tuong-tuong/
[29] https://tienphong.vn/khong-the-tiep-tuc-tu-duy-tang-truong-sung-bai-con-so-post537059.tpo.
[31] https://thanhnien.vn/me-tin-di-doan-cong-khai-o-chua-ba-vang-185835421.htm
………………….
Ngày 22/07/2024
Nguyễn Hữu Đổng