Mục lục
Tàu hải quân Việt Nam ‘tập trận chung’ với Trung Quốc giữa căng thẳng trên Biển Đông
Một tàu khu trục của hải quân Việt Nam đã đến Quảng Đông ở miền nam Trung Quốc trong một chuyến thăm kéo dài nhiều ngày để “giao lưu” và “tập trận chung” giữa lúc có những căng thẳng và thế trận quân sự gia tăng ở Biển Đông đầy tranh chấp.Tờ Hoàn cầu Thời báo (Global times) của nhà nước Trung Quốc cho biết tàu hộ vệ tên lửa Trần Hưng Đạo của Việt Nam đã tới tỉnh Quảng Đông hôm 7/8 để bắt đầu chuyến thăm 5 ngày tại đây.Cũng đưa tin về việc này, tờ South China Morning Post trích thông tin từ Bộ Tư lệnh Chiến khu Nam bộ của quân đội Trung Quốc nói rằng tàu khu trục có tên lửa dẫn đường 015 Trần Hưng Đạo của Việt Nam đã đến cảng hải quân Trạm Giang ở Quảng Đông hôm 7/8.Theo tờ báo có trụ sở ở Hong Kong, Trạm Giang là nơi đặt trụ sở của Hải quân Bộ Tư lệnh Chiến khu Nam bộ giám sát Biển Đông, tuyến đường thủy chiến lược và giàu tài nguyên mà cả Trung Quốc và Việt Nam đều có tuyên bố chủ quyền.Truyền thông do nhà nước Việt Nam quản lý không đưa tin về chuyến thăm của tàu Trần Hưng Đạo tới Trung Quốc.Chuyến thăm diễn ra giữa lúc có thông tin Trung Quốc đưa máy bay không người lái vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. Theo các thông tin từ truyền thông quốc tế, Trung Quốc đã hai lần đưa máy bay không người lái vào khu vực EEZ và gần bờ biển Việt Nam trong tuần qua.
Việt Nam : Chủ tịch Tô Lâm được chỉ định làm lãnh đạo đảng Cộng sản
Đảng Cộng sản Việt Nam trong cuộc họp báo ngày 03/08/2024 cho biết, chủ tịch nước Tô Lâm được bổ nhiệm giữ chức tổng bí thư sau một phiên họp về nhân sự của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Quyết định này được đưa ra hai tuần sau khi người tiền nhiệm Nguyễn Phú Trọng qua đời. Theo AFP, việc một cựu bộ trưởng công an trở thành lãnh đạo đảng không gây ngạc nhiên cho giới chuyên gia. Ở tuổi 67, ông Tô Lâm, người gốc Hưng Yên, dưới vỏ bọc chống tham nhũng, từ nhiều năm qua đã tìm cách loại bỏ các đối thủ trong cuộc đua kế nhiệm cựu tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, trên nguyên tắc sẽ hết nhiệm kỳ vào năm 2026.Chiến dịch « đốt lò », cuộc thanh trừng lớn nhất trong lịch sử Việt Nam nhắm vào nhiều quan chức cao cấp trong chính phủ từ chủ tịch nước, bộ trưởng và nhiều lãnh đạo doanh nghiệp, buộc họ phải từ nhiệm, đã làm xáo trộn chính trường Việt Nam trong thời gian gần đây.Phát biểu ngay sau quyết định bổ nhiệm, ông Tô Lâm tuyên bố, « đây là một vinh dự », đồng thời cho rằng quyết định bổ nhiệm này đáp ứng « nhu cầu cấp thiết ». Ông khẳng định tiếp tục « thúc đẩy cuộc chiến chống tham nhũng bất kể người bị nhắm đến là ai ».Với « thắng lợi toàn diện » này của ông Tô Lâm, người được dự báo là sẽ nắm quyền lâu dài, Việt Nam có thể sẽ « trở lại nhịp sống bình thường ». Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Benoit de Tréglodé, giám đốc nghiên cứu Viện Nghiên cứu Chiến lược trường Quân sự Pháp (Irsem), cũng cảnh báo, ông Tô Lâm là hiện thân cho « sự tiếp nối, chứ không phải là một sự đoạn tuyệt ».Điều đó có nghĩa là, ông Tô Lâm vốn « không sợ hạ bệ những nhân vật quan trọng » và do vậy, « ông ấy sẽ lại tiếp tục », theo như nhận định của giáo sư Carl Thayer, trường đại học New South Wales tại Úc với AFP.
Diễn biến trời long đất lở trên chính trường Việt Nam năm 2024
Bức tranh chính trị Việt Nam đang trải qua một năm 2024 đầy bất ngờ chấn động, với sự kiện mới nhất là Chủ tịch nước Tô Lâm làm tổng bí thư. Nhiều nhà quan sát chính trị Việt Nam chia sẻ với BBC News Tiếng Việt rằng, những sự việc xảy ra trong đội ngũ lãnh đạo từ đầu năm 2024 đến nay có thể được ví như những cơn “địa chấn chính trị”. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vắng mặt trong hàng loạt sự kiện ngoại giao quan trọng từ cuối tháng 12/2023 đến giữa tháng 1/2024, trong đó có các cuộc tiếp đón lãnh đạo Lào, Indonesia, lãnh đạo cấp cao Đảng Cộng sản Trung Quốc.Việc ông Trọng liên tục vắng mặt trong các sự kiện ngoại giao đã làm dấy lên nhiều đồn đoán về sức khỏe của ông. Vào ngày 12/1, Bloomberg dẫn lời hai quan chức giấu tên của Việt Nam cho biết ông đã nhập viện “hồi đầu tuần này liên quan đến một loại bệnh chưa được xác định”.Đến hôm 15/1, ông Nguyễn Phú Trọng đã xuất hiện tại kỳ họp bất thường thứ 5 của Quốc hội khóa 15.Sức khỏe của ông Trọng rồi đây sẽ dẫn tới các biến cố trọng đại của năm 2024.Cùng BBC nhìn lại các diễn biến quan trọng trên chính trường Việt Nam từ đầu năm đến nay. Sáng 21/3, Quốc hội Việt Nam đã thống nhất miễn nhiệm chức vụ chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026, cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa 15 đối với ông Võ Văn Thưởng.Trước đó, trong chiều 20/3, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13 đã đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi giữ các chức vụ: ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13, chủ tịch nước, chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh nhiệm kỳ 2021 – 2026.Thông cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng dẫn báo cáo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng cho thấy ông Thưởng đã “vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm”, “gây dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước”.Nói về “sai phạm” của ông Thưởng, đã có đồn đoán về sự liên quan của ông Thưởng đối với những sai phạm tại Tập đoàn Phúc Sơn.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c2500v3220zo
Việt Nam: 1 Phó thủ tướng, 1 bộ trưởng và 2 bí thư tỉnh mất chức
Đảng Cộng sản Việt Nam đã cho thôi chức 4 đương kim ủy viên trung ương cùng một lúc, trong đó có một phó thủ tướng, một bộ trưởng nội các và hai bí thư tỉnh ủy hôm 3/8 trong cùng ngày ông Tô Lâm lên làm lãnh đạo tối cao của Đảng.Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Đảng có đến 4 ủy viên đương chức bị loại khỏi ban Chấp hành Trung ương trong lúc tân Tổng bí thư Tô Lâm cam kết sẽ tiếp tục cuộc chiến chống tham nhũng của người tiền nhiệm Nguyễn Phú Trọng.Theo đó, các ủy viên Trung ương phải ra đi bao gồm Phó thủ tướng Lê Minh Khái, Bộ trưởng Tài nguyên-Môi trường Đặng Quốc Khánh, Bí thư Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký và Bí thư Tuyên Quang Chẩu Văn Lâm, theo thông cáo của Hội nghị Trung ương Đảng phát đi hôm 3/8 được trang mạng VnExpress dẫn lại. Ông Lê Minh Khái đồng thời cũng là bí thư Trung ương Đảng.Trung ương Đảng cho biết các vị này ‘có một số vi phạm’ theo báo cáo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương và đề nghị của Ban Tổ chức Trung ương.Tuy nhiên, Đảng không nói rõ là vi phạm gì mà chỉ nói chung chung là ‘vi phạm các quy định của Đảng trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm, trách nhiệm nêu gương và các quy định về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực’ – cũng cùng một câu chữ y như trong các trường hợp bị Đảng kỷ luật khác.
Liệu tân Tổng Bí thư có chỉ đạo khởi tố vợ chồng Nguyễn Xuân Phúc?
Hệ thống tài chính là mạch máu của nền kinh tế quốc gia. Nền kinh tế có hoạt động hiệu quả và tăng trưởng bền vững cũng từ sự minh bạch của hệ thống tài chính. Những hành vi tham nhũng lớn đều thông qua hệ thống tài chính.Công cuộc chống tham nhũng làm trong sạch đảng, trước hết là cứu vãn sự sụp đổ của đảng sẽ không thể đạt được hiệu quả nếu không làm lành mạnh thị trường tài chính.Cải cách ruộng đất theo mô hình Trung Hoa Cộng sản cách đây hơn 60 năm theo chỉ đạo của Stalin từ cái tết Canh Dần 1950 khi cụ Hồ và Trần Đăng Ninh bí mật đi Moscow, đã gây ra sai lầm giết oan hàng vạn người là ân nhân cách mạng, phá nát các giá trị đạo đức truyền thống khi con vu khống, đấu tố cha; vợ vu khống đấu tố chồng, hủy hoại nền kinh tế quốc gia khi giao công cụ lao động vào tay lực lượng bần cố nông không có trình độ quản lý và kinh nghiệm tổ chức sản xuất. Cuối cùng, cũng chỉ một mình ông tổng bí thư Trường Chinh mất chức.Ngày nay, chính sách chống dịch cúm Tàu sai lầm đã gây nên cái chết oan ức, tức tưởi của 43 ngàn đồng bào, hàng triệu lao động chạy loạn trong cơn cùng quẫn. Giai cấp công nhân, lực lượng được cho là lãnh đạo cách mạng chưa bao giờ thảm thương đến vậy. Nhưng cuối cùng, trùm cuối vẫn chưa phải chịu trách nhiệm. Tân Tổng bí thư Tô Lâm, người nối tiếp ngọn cờ chống tham nhũng của cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, nếu làm được hai việc đó, làm trong sạch hệ thống tài chính quốc gia và xử lý trùm cuối trong đại dịch cúm Tàu, thì tôi xin nguyện ủng hộ tuyệt đối và phục tùng tân Tổng bí thư, ủng hộ công cuộc xây dựng Xã hội Chủ nghĩa để nước ta có thể đàng hoàng, ngạo nghễ sánh vai với Cuba, Bắc Hàn.
Nộp $2.4 triệu ‘tiền khắc phục,’ 2 cựu bộ trưởng có thể sắp ‘về nhà’ và được trả biệt thự
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Ba tháng sau phiên tòa phúc thẩm vụ án Việt Á, giới chức Cục Thi Hành Án Dân Sự Hà Nội xác nhận hai tù nhân là cựu bộ trưởng, Nguyễn Thanh Long và Chu Ngọc Anh đã nộp tổng cộng $2.4 triệu “tiền khắc phục hậu quả.”Theo báo Dân Trí hôm 9 Tháng Tám, phần lớn số tiền nêu trên, $2.25 triệu là từ gia đình bị cáo Nguyễn Thanh Long, cựu bộ trưởng Y Tế Việt Nam.Bị cáo Long được tòa phúc thẩm tuyên giảm án một năm tù, do nhận tội, xin giảm án và chịu nộp đúng số tiền bị cáo buộc nhận hối lộ.Trong khi đó, bị cáo Chu Ngọc Anh, cựu chủ tịch Hà Nội, cựu bộ trưởng Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam, nộp 4.6 tỷ đồng ($183,194) và là một trong những bị cáo được tuyên án nhẹ nhất trong vụ Việt Á – ba năm tù.Nhiều khả năng tù nhân Ngọc Anh có thể được ông Tô Lâm, tổng bí thư kiêm chủ tịch nước Việt Nam, cho đặc xá vào dịp 2 Tháng Chín.Tù nhân Thanh Long có thể được xét giảm án vào những đợt sau do án của ông này nặng hơn ông Ngọc Anh.Bản tin của Dân Trí cũng cho hay, sau khi đã nộp đủ số “tiền khắc phục hậu quả,” cả hai tù nhân Thanh Long và Ngọc Anh nhiều khả năng sẽ được giải tỏa các tài sản như nhà đất bị kê biên, tài khoản ngân hàng bị phong tỏa khi hai ông ngồi tù.Vào thời điểm hai cựu bộ trưởng bị bắt hồi Tháng Sáu, 2022, các báo ở Việt Nam mới dám đề cập đến chuyện họ tuy lương cỡ 10 triệu đồng ($398) mỗi tháng nhưng đều ở biệt thự cao cấp, trị giá hàng triệu đô la trở lên.
Lộ diện sai phạm DN đất hiếm khiến nguyên Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc bị bắt
Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03 – Bộ Công an) mới quyết định khởi tố, bắt tạm giam đối với cựu Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Linh Ngọc cùng 5 bị can khác với cáo buộc Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.Đây là diễn biến mới nhất khi Bộ Công an điều tra vụ án: vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên; vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng; buôn lậu; tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có; vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại CTCP Tập đoàn Thái Dương và các đơn vị liên quan.Vụ án này được C03 chính thức khởi tố vào cuối tháng 10/2023, đến nay, đã có 21 bị can bị khởi tố để điều tra về các sai phạm liên quan đến việc khai thác, tiêu thụ quặng đất hiếm và quặng sắt trái phép. Theo công bố của Bộ Công an, quá trình điều tra bước đầu xác định, Đoàn Văn Huấn, Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc và Nguyễn Văn Chính, Phó Tổng giám đốc kiêm Kế toán trưởng CTCP Tập đoàn Thái Dương, đã chỉ đạo, tổ chức khai thác, tiêu thụ trái phép 11.233.102kg quặng đất hiếm có trị giá khoảng 440 tỷ đồng và 152.856.646kg quặng sắt có trị giá khoảng 192 tỷ đồng, hưởng lợi bất chính tổng số tiền khoảng 632 tỷ đồng. Ngoài ra, Huấn và Chính còn thỏa thuận với CTCP Đất hiếm Việt Nam và Công ty Hợp Thành Phát trong quá trình mua bán quặng đất hiếm và quặng sắt, xuất hóa đơn VAT giảm số lượng và đơn giá bán thực tế; giúp CTCP Tập đoàn Thái Dương để ngoài sổ sách kế toán trên 28 tỷ đồng thu được từ việc bán quặng, gây thiệt hại (tạm tính) cho Nhà nước trên 7,5 tỷ đồng.
Trịnh Văn Quyết bị tuyên án 21 năm tù
Trong số 50 bị cáo hầu tòa, ông Trịnh Văn Quyết, cựu chủ tịch tập đoàn FLC, bị tuyên mức án cao nhất, về cả hai tội danh “lừa đảo” và “thao túng chứng khoán.”Trong số 50 bị cáo bị truy tố, có 15 người thân, họ hàng, bạn bè thân quen của ông Quyết.Theo các báo trong nước, hôm 5 Tháng Tám, sau hai tuần xét xử và nghị án kéo dài, Tòa Án thành phố Hà Nội đã tuyên bị cáo Trịnh Văn Quyết 18 năm tù về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và ba năm tù do “thao túng thị trường chứng khoán.” Tổng hợp hình phạt là 21 năm tù.Báo Thanh Niên cho biết thêm cùng hai tội danh với anh trai, hai em gái ông Quyết là Trịnh Thị Minh Huế, cán bộ Ban Kế Toán Tập Đoàn FLC, và Trịnh Thị Thúy Nga, cựu phó tổng giám đốc công ty Chứng Khoán BOS, bị tuyên lần lượt 14 và tám năm tù.Ngoài trách nhiệm hình sự, tòa tuyên buộc ông Trịnh Văn Quyết liên đới với em gái là Trịnh Thị Minh Huế bồi thường cho các nhà đầu tư hơn 1,700 tỷ đồng ($67.7 triệu).“Các bị cáo sẽ phải đền bù hơn 7,200 đồng (6 cent) cho mỗi cổ phiếu bán cho bị hại, nhân với khối lượng cổ phiếu bị hại đang sở hữu,” báo Tuổi Trẻ dẫn lời Hội Đồng Xét Xử.Còn bị cáo Hương Trần Kiều Dung, cựu phó chủ tịch thường trực Hội Đồng Quản Trị tập đoàn FLC, lãnh tám năm rưỡi tù.Theo báo VNExpress, hai ngày trước phiên tòa, ông Quyết nhờ người nhà gấp rút nộp thêm 23 tỷ đồng ($908,106), nâng tổng tiền “khắc phục” lên 212.5 tỷ đồng ($8.4 triệu).
https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/trinh-van-quyet-bi-tuyen-an-21-nam-tu/
Đắk Lắk: cựu giám đốc CDC lãnh ba năm tù do nhận tiền chiết khấu từ Việt Á
Ông Trịnh Quang Trí – cựu giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đắk Lắk (CDC) bị tuyên ba năm tù về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Đắk Lắk trong ngày 5/8 được truyền thông loan đã tuyên án đối với ông Trịnh Quang Trí và các đồng phạm.Cụ thể, Hội đồng xét xử TAND tỉnh Đắk Lắk đã tuyên phạt ông Trí ba năm tù; Trần Thị Nguyên Hằng (nguyên nhân viên khoa xét nghiệm) năm năm tù; Trần Thanh Mỹ (nguyên trưởng phòng tài chính – kế toán) bốn năm tù; Đặng Minh Tuyết (nguyên phó khoa xét nghiệm) bị phạt mức án hai năm tù nhưng cho hưởng án treo.Liên quan vụ án, cùng tội danh, tòa tuyên phạt bị cáo Đinh Lê Lê Na (nguyên nhân viên kinh doanh của Công ty Việt Á) mức án hai năm chín tháng tù.Ông Trí được cho biết tại tòa khẳng định ông không nhận bất cứ đồng nào từ Việt Á. Tuy nhiên, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk khẳng định trong hồ sơ điều tra vụ án thể hiện số tiền Công ty Việt Á chi phần cho ông Trí là 5% (khoảng hơn 200 triệu đồng).Ngoài ra, trong quá trình điều tra cũng như tại phiên tòa, bị cáo Lê Na khai bốn lần đưa tiền chiết khấu cho ông Trí với tổng số tiền là hơn hai tỷ đồng.
Bắt ông Nguyễn Đình Trung để điều tra hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ
Văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Đà Nẵng vừa tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét chỗ ở đối với ông Nguyễn Đình Trung (66 tuổi, trú quận Thanh Khê, Đà Nẵng).Ông Trung bị bắt tạm giam để điều tra hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.Qua điều tra xác định bị can Trung đã có hành vi soạn thảo, lan truyền nhiều đơn tố cáo, tố giác sai sự thật, bịa đặt gửi nhiều cơ quan tổ chức từ trung ương đến địa phương.Hành vi của ông Trung bị cáo buộc đã xâm phạm đến hoạt động đúng đắn bình thường của cơ quan, tổ chức; quyền và lợi ích hợp pháp của một số cá nhân. Ngoài ra, bản thân ông Trung còn chia sẻ thông tin chưa được kiểm chứng lên mạng xã hội. Theo cơ quan điều tra, hành vi của bị can Trung đã đủ yếu tố cấu thành tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước; quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 2, điều 331 Bộ luật Hình sự.
Trưởng đoàn thể thao Việt Nam nói gì sau thất bại tại Olympic 2024?
Trước đó ngày 8-8, đoàn thể thao Việt Nam chính thức nói lời chia tay với Olympic 2024 mà không giành được tấm huy chương nào. Đây là Olympic thứ hai liên tiếp thể thao Việt Nam ra về tay trắng.Trong khi đó các nước trong khu vực như Indonesia, Philippines, Thái Lan, Malaysia đều có huy chương và huy chương vàng Olympic Paris.Tối 9-8, chia sẻ với Thông tấn xã Việt Nam tại Paris, trưởng đoàn thể thao Việt Nam Đặng Hà Việt đánh giá các vận động viên Việt Nam đã có sự tiến bộ tại Olympic 2024 như xạ thủ Trịnh Thu Vinh.Thu Vinh đã đạt hạng 4 nội dung 10m súng ngắn hơi và hạng 7 nội dung 25m súng ngắn thể thao với những thông số cá nhân tốt nhất ở các giải quốc tế. Nữ xạ thủ 24 tuổi là điểm sáng của thể thao Việt Nam tại kỳ Thế vận hội lần này.Theo ông Việt, môn bắn cung cũng đã cải thiện được thành tích, những môn võ judo và boxing thi đấu quả cảm nhưng còn hạn chế về năng lực so với đối thủ. Với những môn bơi, điền kinh và đua thuyền, trình độ của các vận động viên Việt Nam vẫn còn khoảng cách lớn so với đấu trường Olympic.
Việt Nam ủng hộ dự án kênh đào Phù Nam Techo của Cam Bốt
Bộ Ngoại Giao Việt Nam hôm nay 08/08/2024 cho biết Hà Nội ủng hộ nỗ lực phát triển của Cam Bốt, tôn trọng việc Phnom Penh cho triển khai dự án kênh đào Phù Nam Techo (Funan Techo). Theo báo chí trong nước, trong cuộc họp báo thường kỳ, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam Đoàn Khắc Việt 08/08 khẳng định Hà Nội “ủng hộ nỗ lực phát triển” của Cam Bốt, “tôn trọng” việc Cam Bốt triển khai dự án kênh đào Phù Nam Techo .Tuy nhiên Việt Nam mong muốn phối hợp với Cam Bốt để “nghiên cứu, đánh giá toàn diện, tổng thể tác động” của dự án kênh đào Phù Nam Techo, nhằm tìm ra “những biện pháp phù hợp để giảm thiểu tác động” của dự án này. Dự án bị cho là sẽ gây nhiều tổn thất nghiêm trọng đối với sinh kế của cư dân Việt Nam ở hạ lưu do làm biến đổi dòng chảy sông Mêkông, và tác hại đến hoạt động sản xuất tại đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa lớn nhất Việt Nam.Phát biểu của ông Đoàn Khắc Việt được đưa ra chỉ 3 hôm sau khi Cam Bốt khởi công xây dựng kênh đào Phù Nam, dài 180 km, nối thủ đô Phnom Penh tới vịnh Thái Lan. Dự án này trị giá 1,7 tỉ đô la, một phần do Trung Quốc tài trợ. Theo chính quyền Phnom Penh, đây là dự án nhằm chuyển hướng đa phần hoạt động vận tải đường thủy của Cam Bốt khỏi Việt Nam, giảm sự lệ thuộc vào Việt Nam.Việt Nam từng phản đối dự án của Cam Bốt không chỉ vì những lý do về môi trường mà còn về an ninh, quốc phòng, bởi vì dự án kênh đào có thể phục vụ lợi ích quân sự của Trung Quốc theo hướng bất lợi cho Việt NamCam Bốt đã từ chối đàm phán với Việt Nam về kênh đào Phù Nam. Hồi cuối tháng 04/2024, thủ tướng Cam Bốt Hun Manet khẳng định không gì có thể ngăn cản Phnom Penh xây dựng kênh đào này.
Không được coi là nền kinh tế thị trường, Hà Nội thiệt hại ra sao?
Vào ngày 2 Tháng Tám vừa rồi, Bộ Thương Mại Hoa Kỳ ra thông báo Mỹ vẫn không công nhận Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế thị trường.Điều này có nghĩa là Việt Nam vẫn sẽ bị Mỹ xem xét nghiêm ngặt các điều kiện đánh thuế và chống phá giá khi hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ. Vậy nguyên do vì đâu mà Việt Nam vẫn không được Mỹ công nhận như vậy và hậu quả để lại là gì.Dù đã cấp quy chế quan hệ thương mại bình thường vào năm 2001, Washington vẫn quyết định không công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường một năm sau đó, sau cuộc điều tra về khả năng bán phá giá cá tra khi xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ tăng vọt. Trong hai thập niên qua, Washington áp đặt thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm của Việt Nam nhiều lần, bao gồm đĩa giấy và túi mua sắm, mật ong, tôm, máy rửa áp lực khí và móc treo quần áo bằng dây.Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ sẽ tiếp tục bị đối xử khác biệt trong các cuộc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp của Hoa Kỳ, chi phí sản xuất thực tế của doanh nghiệp Việt Nam sẽ tiếp tục không được công nhận, thay vào đó, “giá trị thay thế” của nước thứ ba sẽ được sử dụng để tính toán biên độ bán phá giá/trợ cấp trong các trường hợp như vậy.
Mỹ : Trump bị chỉ trích vì những phát biểu gây tranh cãi về Kamala Harris
Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump đã bị chỉ trích gay gắt sau những phát biểu gây tranh cãi về Kamala Harris. Hôm qua, 31/07/2024, ứng viên tổng thống của đảng Cộng Hòa đã bày tỏ hoài nghi về nguồn gốc sắc tộc của bà Harris và ám chỉ đương kim phó tổng thống đã “quyết định trở thành người da đen vì lý do chính trị”. Từ New York, thông tín viên Loubna Anaki tường trình :Một số người xem đây là một sai lầm chiến lược có thể khiến Donald Trump phải trả giá đắt. Đối với cựu tổng thống, tham gia hội nghị các nhà báo người Mỹ da đen ở Chicago là cách để tiếp cận một nhóm cử tri mà các bên đều muốn lấy lòng. Nhưng cuối cùng, tuyên bố của ứng viên đảng Cộng Hòa đã gây ra làn sóng phản đối kịch liệt.
Ứng viên phó tổng thống của đảng Dân chủ nghĩ gì về Trung Quốc?
Từ việc giảng dạy tại một trường trung học ở Trung Quốc đến kinh nghiệm phục vụ trong một ủy ban quốc hội quan trọng tập trung vào mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington, ứng cử viên cho vị trí phó tổng thống bên đảng Dân chủ Tim Walz có mối liên hệ kéo dài hàng thập niên với Trung Quốc, bắt đầu từ các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989.Là một nhà giáo dục, ông Walz đã dạy lịch sử Mỹ, văn hóa Hoa Kỳ và tiếng Anh cho học sinh Trung Quốc tại Trường trung học phổ thông số 1 Phật Sơn ở tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc, vào năm 1989, năm chứng kiến hàng trăm nghìn sinh viên Trung Quốc biểu tình phản đối Đảng Cộng sản Trung Quốc cầm quyền tại Quảng trường Thiên An Môn.“Trung Quốc đang nổi lên, và đó là lý do tôi đến đó”, ông Walz nói trong một cuộc phỏng vấn năm 2007 với The Hill, một trang web tin tức có trụ sở tại Washington. Thời gian ở Trung Quốc đã tác động đến quan điểm của ông về cuộc sống của người dân Trung Quốc dưới thời Đảng Cộng sản cầm quyền.“Nếu họ có sự lãnh đạo phù hợp, sẽ không có giới hạn nào cho những gì họ có thể đạt được”, ông nói trong một cuộc phỏng vấn với tờ Star Herald năm 1990, mô tả việc giảng dạy ở Trung Quốc là “một trong những điều tuyệt vời nhất” mà ông từng làm.
Ông Trump, bà Harris sẽ tranh luận trên ABC
Ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa Donald Trump và đối thủ bên đảng Dân chủ Kamala Harris sẽ tranh luận vào ngày 10 tháng 9 trên ABC, kênh này xác nhận hôm 8/8, trong khi ông Trump cho biết ông muốn có thêm hai cuộc tranh luận nữa trong tháng đó trên Fox và NBC.Trong một cuộc họp báo tại dinh thự của mình ở Palm Beach, Florida, ông Trump nói ông cũng muốn có các cuộc tranh luận vào ngày 4 tháng 9 và ngày 25 tháng 9. Ông không nêu chi tiết các điều khoản cụ thể, chẳng hạn như liệu có khán giả hay không và hiện vẫn chưa rõ liệu chiến dịch của ông có đưa ra đề nghị với phe của bà Harris hay không. Chiến dịch của bà Harris chưa đưa ra bình luận.Ông Trump trước đó đã gợi ý rằng ông có thể rút lui khỏi cuộc tranh luận của ABC, được lên lịch trước khi bà Harris, phó tổng thống Hoa Kỳ, thay thế Tổng thống Joe Biden làm ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ cách đây chưa đầy ba tuần, làm đảo lộn cuộc đua.
https://www.voatiengviet.com/a/ong-trump-va-ba-harris-se-tranh-luan-tren-abc/7735806.html
Thủ Tướng Hasina từ chức, người biểu tình Bangladesh xông vào dinh
Nhiều nguồn tin cho hay Thủ Tướng Bangladesh Sheikh Hasina đã từ chức hôm Thứ Hai, 5 Tháng Tám, và vượt thoát ra ngoại quốc giữa lúc có thêm nhiều người dân bị giết trong các vụ bạo động dữ dội kể từ khi quốc gia Nam Á này ra đời hơn năm thập niên trước đây, hãng tin Reuters cho biết.Tướng tư lệnh quân đội Waker-Us-Zaman nói qua một diễn văn truyền hình rằng Thủ Tướng Hasina, 70 tuổi, đã rời khỏi nước, và một chính phủ lâm thời sẽ được thành lập tại Bangladesh.Báo chí truyền thông đưa tin vị thủ tướng đã cùng người em gái bay đi bằng trục thăng về hướng tiểu bang West Bengal ở miền Tây Ấn Độ bên kia biên giới hai nước. Một nguồn tin khác thì cho rằng bà đã bay đến tiểu bang Tripura ở miền Bắc Ấn Độ. Đài truyền hình cho thấy hàng ngàn dân chúng đã đổ xô ra đường phố của thủ đô Dhaka, reo mừng và hô vang các khẩu hiệu. Hàng ngàn người khác thì xông vào tư dinh của bà Hasina ở Ganabhaban, hô khẩu hiệu, đưa nắm đấm lên trời và làm dấu hiệu chiến thắng.Những hình ảnh cũng cho thấy đám đông tụ tập trong phòng khách của tư dinh thủ tướng, và người ta có thể nhìn thấy một số người khuân đi các máy truyền hình, ghế và bàn ra khỏi ngôi dinh thự được canh phòng cẩn mật nhất tại thủ đô. Một số người còn la lớn: “Bà ấy đã chạy ra nước ngoài, chạy ra nước ngoài mất rồi.”
Ukraine nói đã bắn hạ 24 máy bay không người lái của Nga
Quân đội Ukraine hôm 5/8 cho biết rằng họ đã bắn hạ tất cả 24 máy bay không người lái mà Nga sử dụng trong các cuộc tấn công qua đêm nhắm vào nhiều khu vực trong nước.Không quân Ukraine nói rằng các vụ đánh chặn diễn ra trên không phận các vùng Dnipropetrovsk, Kharkiv, Kirovohrad, Kyiv, Poltava, Sumy và Vinnytsia.Serhiy Lysak, thống đốc Dnipropetrovsk, cho biết trên Telegram rằng các cuộc tấn công của Nga đã làm hai người bị thương và phá hủy cả nhà cửa cùng các khu nhà trong trang trại.Các quan chức ở Kharkiv báo cáo thiệt hại về cơ sở hạ tầng dân sự.Tại khu vực Belgorod của Nga, bên kia biên giới với Kharkiv, các quan chức cho biết hôm 5/8 rằng một cuộc tấn công của Ukraine đã làm một người bị thương và phá hủy bốn tòa nhà chung cư tại thị trấn Shebekino.
https://www.voatiengviet.com/a/ukraine-noi-ban-ha-24-may-bay-khong-nguoi-lai-cua-nga/7730534.html
Cựu quan chức ngoại giao Bắc Hàn mô tả cuộc trốn chạy đầy kịch tính
Kể từ cuối thập niên 1990, hàng chục ngàn người đã chạy trốn khỏi Bắc Hàn sang miền Nam. Nhà ngoại giao Ri Il Gyu cũng chấp nhận rủi ro. Từ Cuba, ông cùng gia đình bay sang vùng dân chủ của bán đảo Nam Hàn – mặc dù sợ bị bỏ tù, nếu việc đào tẩu của ông bị lộ ra.Khi Ri Il Gyu, nhà ngoại giao cao cấp thứ hai của Bắc Hàn ở Cuba, cuối cùng quyết định trốn sang Nam Hàn, ông đã một mình chuẩn bị mọi việc. Khoảng một tuần sau, ông bảo gia đình hãy sẵn sàng rời Cuba trong vòng chưa đầy 8 giờ tới. Ban đầu vợ ông bảo ông đừng có “nói giỡn nghe khủng khiếp như vậy”.Ông Ri nói: “Vì vậy, tôi đã cho cô ấy xem vé máy bay của chúng tôi và cô ấy không nói ra lời. Tôi nói với các con tôi rằng, không có tương lai hay hy vọng gì ở Bắc Hàn cả”.Rạng sáng hôm sau, gia đình ông theo ông đến phi trường Havana, nơi họ sẽ đến nước thứ ba rồi đến Nam Hàn. Đó là một trong những trường hợp trốn thoát giật gân và kịch tính nhất của một người Bắc Hàn trong thời gian gần đây.
Hé lộ tổn thất của Ukraine ở Kursk, xưởng quân sự Nga ở Belgorod bị tập kích
Hãng tin RT dẫn thông cáo được Bộ Quốc phòng Nga đưa ra chiều nay (9/8) viết rằng, binh sĩ nước này đang tiếp tục gây ra nhiều tổn thất về quân sự cho các đơn vị Ukraine tham gia vào hoạt động đột kích tỉnh biên giới Kursk. “Ước tính sơ bộ của chúng tôi cho thấy, phía Ukraine đã mất 945 binh sĩ và 102 xe thiết giáp, trong đó có 12 xe tăng và 17 xe bọc thép chở quân. Riêng trong 24 giờ qua, đối phương đã mất hơn 280 binh sĩ và 27 thiết giáp tại nhiều khu vực ở tỉnh biên giới Kursk”, thông cáo Bộ Quốc phòng Nga viết.Theo RT, các lực lượng Ukraine rạng sáng 6/8 đã phát động hoạt động xâm nhập vào tỉnh Kursk của Nga. Giới lãnh đạo Kiev tuyên bố rằng, một trong những mục tiêu chính của hoạt động xâm nhập lần này là để “reo rắc nỗi sợ cho người dân Nga, cũng như đạt được vị thế đàm phán vững chắc hơn”.Trang Mil.in.ua đưa tin, UAV Ukraine vào sáng 9/8 đã thực hiện vụ tập kích nhằm vào một xưởng sửa chữa quân sự thuộc địa phận thành phố Novy Oskol ở tỉnh Belgorod, Nga.
Không kích của Israel giết chết nhân vật cấp cao của Hamas ở miền nam Lebanon
Một cuộc không kích của Israel vào một chiếc ô tô sâu bên trong lãnh thổ Lebanon đã giết chết một nhân vật cấp cao của nhóm vũ trang Hamas của Palestine vào tối thứ Sáu, một nguồn tin của Hamas và hai nguồn tin an ninh khác nói với Reuters.Cuộc không kích, ở rìa phía nam thành phố cảng Sidon của Lebanon, cách biên giới khoảng 60 km (gần 40 dặm), đã giết chết Samer al-Hajj, một quan chức an ninh của Hamas làm việc tại trại tị nạn gần đó của người Palestine, Ain al-Hilweh. Vệ sĩ của ông đã bị thương nặng, ba nguồn tin cho biết.Quân đội Israel đã tiến hành các cuộc không kích nhằm vào các thành viên của Hamas, nhóm vũ trang Hezbollah của Lebanon đồng minh và các phe phái khác ở Lebanon trong 10 tháng qua, song song với cuộc chiến ở Gaza.Các nhóm vũ trang này đã phóng tên lửa, máy bay không người lái và các cuộc tấn công bằng pháo qua biên giới vào miền bắc Israel.Trong khi hầu hết các cuộc giao tranh chỉ giới hạn ở dải biên giới giữa Israel và Lebanon, các cuộc không kích của Israel nhằm vào các nhân vật cấp cao của Hezbollah, Hamas và các nhóm khác đã được thực hiện xa hơn về phía bắc.
https://www.voatiengviet.com/a/7736657.html
So sánh sức mạnh quân sự của Iran và Israel
Nhóm vũ trang Hezbollah của Lebanon đã tiến hành một loạt cuộc tấn công bằng thiết bị bay không người lái và tên lửa vào miền bắc Israel trong tuần qua. Tuy nhiên, Hezbollah cảnh báo đây vẫn chưa phải là đòn tấn công trả đũa việc Israel giết chết một chỉ huy cấp cao của họ vào tháng 7/2024.Vào ngày 6/8/2024, có bốn người đã thiệt mạng khi Israel không kích trúng một ngôi nhà ở thị trấn Mayfadoun của Lebanon, cách biên giới gần 30 km về phía bắc, theo các nguồn tin y tế và an ninh.Cuộc tấn công được thực hiện trong lúc căng thẳng giữa Israel với Iran và Hezbollah ngày càng gia tăng, làm dấy lên lo ngại về một cuộc xung đột lớn.Các lực lượng này sẽ ứng phó ra sao nếu một cuộc chiến lớn nổ ra?Tuần trước, Hamas cho biết lãnh đạo chính trị của họ, Ismail Haniyeh, đã bị giết ở thủ đô Tehran của Iran. Israel chưa xác nhận liệu họ có đứng sau vụ ám sát này hay không.Căng thẳng ngày càng gia tăng kể từ khi Iran tiến hành các cuộc tấn công bằng tên lửa và thiết bị bay không người lái (drone) nhằm vào Israel trong ngày 13/4/2024, và một drone của Israel đã tấn công mục tiêu quân sự ở Iran. Dù không có thương vong đáng kể ở Israel nhưng việc phóng hơn 300 drone và tên lửa đã chứng tỏ khả năng tấn công từ xa của Iran.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c4gdxkl2d07o
Hậu trường Hamas chọn tân thủ lĩnh
Sau cái chết của Ismail Haniyeh, các chỉ huy cấp cao Hamas đã họp bàn trong hai ngày ở Doha, Qatar và đưa ra quyết định nhằm gửi thông điệp mạnh mẽ đến Israel.Thủ lĩnh chính trị Ismail Haniyeh bị ám sát ở thủ đô Tehran, Iran rạng sáng 31/7. Hamas cáo buộc Israel đứng sau vụ ám sát, Tel Aviv không nhận trách nhiệm song cũng không phủ nhận.Haniyeh, sống lưu vong ở Qatar nhiều năm qua, được xem là đại diện ngoại giao quốc tế của Hamas và đóng vai trò trung tâm trong hoạt động đối ngoại của nhóm nhằm chấm dứt chiến sự Gaza. Do đó, nhóm vũ trang cần phải nhanh chóng tìm người kế nhiệm.Các chỉ huy cấp cao của Hamas ở Trung Đông đã tập trung tại Doha, Qatar, nơi đặt cơ quan chính trị của nhóm, để lựa chọn lãnh đạo mới. Họ tham gia lễ tưởng niệm ông Haniyeh trong một lều trắng lớn, Abualouf, phóng viên chuyên đưa tin về Gaza của BBC mô tả.Đây không phải lần đầu tiên Abualouf chứng kiến các chỉ huy Hamas tập hợp để chọn tân lãnh đạo. Tháng 3/2004, nhà sáng lập Hamas Ahmed Yassin bị Israel ám sát. Nhóm vũ trang đã họp tại tư dinh của ông Yassin ở Gaza. Một tháng sau, Abdel Aziz al-Rantisi, người kế nhiệm ông Yassin cũng bị Israel hạ sát. Nội bộ Hamas gồm ba trụ cột quyền lực chính là ở Gaza, Bờ Tây và nước ngoài. Do đó, có ba lựa chọn tân thủ lĩnh là Khaled Meshaal, người tiền nhiệm của Haniyeh đang sống ở Doha; Zaher Jabareen, phó lãnh đạo phụ trách hoạt động của nhóm ở Bờ Tây hoặc Yahya Sinwar, chỉ huy Hamas ở Gaza từ năm 2017.