Mục lục
Việt Nam bổ nhiệm 3 tân phó thủ tướng, thay nhiều lãnh đạo cấp cao, bầu chủ tịch nước vào tháng 10
Quốc hội Việt Nam hôm thứ Hai (26/8) bỏ phiếu bổ nhiệm ba phó thủ tướng, một bộ trưởng môi trường và một bộ trưởng tư pháp mới cho nhiệm kỳ 2021-2026 trong phiên họp bất thường chỉ trong một ngày tại Hà Nội để giải quyết các vấn đề về nhân sự. Đây được xem là một đợt cải tổ lớn khác đối với các vị trí lãnh đạo cấp cao trong chính phủ của quốc gia do đảng Cộng sản lãnh đạo, trong khi vị trí chủ tịch nước (hiện do Tổng bí thư Tô Lâm kiêm nhiệm) sẽ được bầu vào tháng 10, lần thứ ba trong vòng chưa đầy hai năm chức vụ này bị thay thế nhân sự, Reuters, Bloomberg và truyền thông trong nước đưa tin.Các phó thủ tướng mới được quốc hội phê chuẩn hôm 26/8 là Bộ trưởng ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Bộ trưởng tài chính Hồ Đức Phớc và Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình. Ông Bùi Thanh Sơn và Hồ Đức Phớc tạm thời tiếp tục đảm nhiệm vị trí bộ trưởng ngoại giao và bộ trưởng tài chính.Với 3 tân phó thủ tướng vừa được bổ nhiệm, hiện chính phủ Việt Nam có 6 lãnh đạo, bao gồm Thủ tướng Phạm Minh Chính và 5 phó thủ tướng là Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Nguyễn Hòa Bình, Bùi Thanh Sơn và Hồ Đức Phớc.Cũng tại phiên họp ngày 26/8, Quốc hội Việt Nam cũng phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, miễn nhiệm chức vụ phó thủ tướng nhiệm kỳ 2021-2026 đối với hai ông Trần Lưu Quang và Lê Minh Khái, và miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Tư pháp đối với ông Lê Thành Long và Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường đối với ông Đặng Quốc Khánh, theo Nhân Dân. Thay cho hai vị trí này, Quốc hội bổ nhiệm ông Nguyễn Hải Ninh làm Bộ trưởng Tư pháp và ông Đỗ Đức Duy làm Bộ trưởng Môi trường. Cả hai đều từng làm bí thư tỉnh ủy.
https://www.voatiengviet.com/a/7757354.html
Chủ tịch nước Lương Cường: “Bao giờ cho đến tháng mười”?
Ngày 26-8, Quốc hội công bố, Trung ương sẽ quyết định bầu Chủ tịch nước trong kỳ họp tháng 10 sắp tới. Dư luận trong ngoài nước đồn đoán, Đại tướng Lương Cường sẽ đảm nhận chức danh này. Xét về tiêu chuẩn, ông Lương Cường là Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư. Xét về tiền lệ, từng có Đại tướng Lê Đức Anh, Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang, Võ Văn Thưởng làm Chủ tịch nước.Nói chung, Lương Cường đủ dư tiêu chuẩn để ngồi vào chiếc ghế sang trong nguyên thủ quốc gia. Nhưng trong thể chế một đảng nhiều phe nhóm, dưới triều đại của Tô Tổng bí thư thì sẽ không có nguyên tắc, không cần tiền lệ, các quyết định nhân sự sẽ tùy thuộc vào quyền lực. Ghế Chủ tịch nước chỉ cách ông Lương Cường một bước chân nhưng đành mượn tên bộ phim nổi tiếng của Đạo diễn Đặng Nhật Minh để dự đoán “Bao giờ cho đến tháng mười”?Do thiên thời, địa lợi, nhân hòa, chỉ trong vòng hai tháng, Tô Đại tướng đã thăng tiến thần tốc trong thế cục xoay chuyển đến chóng mặt. Quốc hội đã công bố Tô Đại tướng là Chủ tịch nước kiêm nhiệm Bộ trưởng Công An, thế nhưng trong cùng ngày lại mất quyền điều hành Bộ Công An vào tay ông Trần Quốc Tỏ. Tưởng đâu trở thành vua hờ bị tước binh quyền ấy, thế nhưng chỉ trong vòng một nốt nhạc, Tô Chủ đã xoay chuyển tình thế, thu hồi quyền lực cho người em đồng hương Lương Tam Quang, bất cần thông lệ, nguyên tắc Bộ trưởng Công An phải là Ủy Viên Bộ Chính Trị.Cũng vượt lên nguyên tắc, thậm chí là luật đảng (Quy định số 214-QĐ/TW, ngày 02/01/2020 của Bộ Chính trị ) (1), Tô Chủ tịch đã đưa cả hai tướng đàn em là Lương Tam Quang và Nguyễn Duy Ngọc vào Bộ Chính trị và Ban Bí thư mặc dù cả hai đều thiếu không chỉ một mà hai tiêu chuẩn. Cả hai chưa dủ trọn một nhiệm kỳ Ủy viên Trung ương và chưa từng là lãnh đạo ngành, địa phương.
https://baotiengdan.com/2024/08/29/chu-tich-nuoc-luong-cuong-bao-gio-cho-den-thang-muoi/
Inquirer: Tổng thống Marcos nói với Bộ trưởng Giang rằng Philippines và Việt Nam là liên minh quốc phòng
Truyền thông Philippines cho biết Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. hôm 30/8 nói rằng quan hệ giữa Philippines và Việt Nam sẽ sâu sắc hơn nữa sau những phát triển “đáng kể” trong hợp tác giữa hai nước khi tiếp đón Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang tại Manila.Ông Giang có mặt tại Manila trong chuyến thăm chính thức Philippines, trong đó ông đến chào xã giao Tổng thống Marcos tại Điện Malacanang trước khi hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gilberto Teodoro trong cùng ngày.“Tôi nghĩ rằng chuyến thăm của ông sẽ là động lực, là sự thúc đẩy hơn nữa để tăng cường chiều sâu và phạm vi mối quan hệ của chúng ta,” ông Marcos được tờ Inquirer của Philippines trích lời nói khi tiếp đón ông Giang. Chuyến thăm của ông Giang diễn ra vào thời điểm căng thẳng đang âm ỉ ở Biển Đông và mối quan ngại quốc tế về khả năng leo thang khi Trung Quốc và Philippines, một đồng minh quốc phòng của Mỹ, đấu khẩu gần như hàng tuần trong hơn một năm qua.Theo Inquirer, ông Marcos nói rằng chuyến thăm của ông Giang đánh dấu “một mốc rất quan trọng” trong lịch sử giữa Việt Nam và Philippines, vốn là hai nước lên tiếng nhiều nhất trong việc phản đối các hành động quân sự hóa và tuyên bố chủ quyền chồng lấn của Trung Quốc trên Biển Đông. Đưa tin về cuộc gặp xã giao giữa ông Giang và ông Marcos hôm 30/8, báo Quân đội Nhân dân cho biết ông Giang khẳng định Việt Nam và Philippines là hai nước láng giềng trên biển cũng như nêu rõ rằng Việt Nam luôn coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với Philippines.
Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,1% năm 2024, cảnh báo nợ xấu
Ngân hàng Thế giới hôm 26/8 dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm nay sẽ đạt 6,1% nhưng cũng đồng thời cảnh báo tình trạng nợ xấu đáng ngại.Mức dự báo mới này cao hơn so với mức dự báo được Ngân hàng Thế giới đưa ra vào tháng tư vừa qua vốn ở 5,5%. Cả Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Châu Á đều dự báo GPD của Việt Nam có khả năng đạt 6,5% trong hai năm tới.Các yếu tố dẫn đến dự báo này bao gồm tăng trưởng xuất khẩu, dấu hiệu hồi phục của thị trường bất động sản và nhu cầu tiêu dùng trong nước gia tăng trong nửa cuối năm 2024 khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng lạc quan hơn, Ngân hàng Thế giới nhận định.Mặc dù vậy, theo báo cáo mới của Ngân hàng Thế giới, tình trạng nợ xấu và mất vốn vẫn đáng ngại. Tỷ lệ nợ xấu được xác định đã gia tăng từ mức 1,9% trong năm 2022 lên mức 4,6% trong năm 2023.Báo cáo cho biết, tỷ lệ tổng số vốn vay có vấn đề có thể lên đến mức 7,2% nếu cơ cấu lại bao gồm cả các khoản nợ của Công ty Quản lý Tài sản (VAMC) của Nhà nước.Ngân hàng Thế giưới cũng dự báo thương mại sẽ chậm lại từ năm sau do ác đối tác chính là Mỹ và Trung Quốc cũng đang gặp nhiều khó khăn. Cùng với đó là dự báo lạm phát giảm từ 4,5% trong năm nay xuốn mức 4% và 3,5% trong hai năm tới.
UBKT trung ương kỷ luật nhiều cán bộ, lãnh đạo tỉnh Bắc Giang
Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang bị Uỷ ban kiểm tra trung ương (UBKT) kỷ luật cảnh cáo. UBKT cũng đồng thời đề nghị kỷ luật nhiều cán bộ chủ chốt do vi phạm trách nhiệm nêu gươngĐó là nội dung trong kết luận của UBKT trung ương được nêu tại kỳ họp thứ 46 diễn ra trong hai ngày 28 và 29/8. Truyền thông Nhà nước loan.UBKT đề nghị thi hành kỷ luật đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang, do đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát để nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của đảng, pháp luật của Nhà nước trong một số dự án đầu tư do Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An thực hiện trên địa bàn tỉnh.UBKT cũng đề nghị kỷ luật nhiều cán bộ, đảng viên, trong đó có cán bộ chủ chốt của tỉnh suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng, vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương.UBKT cho rằng trách nhiệm cá nhân đối với các vi phạm, khuyết điểm nêu trên thuộc về ông Dương Văn Thái, nguyên ủy viên Ban Chấp hành Trung ương đảng, bí thư Tỉnh ủy, bí thư đảng đoàn, chủ tịch HĐND tỉnh (ông Dương đã bị khai trừ ra khỏi đảng).Xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm; UBKT trung ương quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo Ban cán sự đảng UBND tỉnh Bắc Giang nhiệm kỳ 2021 – 2026 và các ông bà Lê Ánh Dương, phó bí thư Tỉnh ủy, bí thư Ban cán sự đảng, chủ tịch UBND tỉnh; Lê Thị Thu Hồng, phó bí thư thường trực Tỉnh ủy, bí thư đảng đoàn, chủ tịch HĐND tỉnh; Lê Ô Pích, ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, ủy viên Ban cán sự đảng, phó chủ tịch UBND tỉnh; Khiển trách Ban cán sự đảng UBND tỉnh nhiệm kỳ 2016 – 2021, Đảng đoàn HĐND tỉnh Bắc Giang nhiệm kỳ 2021 – 2026 và nhiều cán bộ lãnh đạo khác.
An ninh mạng ở 63 tỉnh, thành: Gia tăng đàn áp?
Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang mới đây nói trước Quốc hội Việt Nam rằng Bộ này đã bố trí lực lượng an ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao ở công an 63 tỉnh, thành. Mục đích là để tăng cường chống tội phạm công nghệ cao. Tuy nhiên, một số nhà hoạt động nhân quyền trong và ngoài nước bày tỏ quan ngại đây là động thái tăng cường đàn áp tự do bày tỏ ý kiến của người dân trên mạng.Trong viên chất vấn sáng 22/8 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tân Bộ trưởng Công an cho biết Bộ này đang đẩy mạnh việc thực hiện các biện pháp để chống tội phạm công nghệ cao. Các biện pháp được áp dụng là tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân và triển khai lực lượng an ninh mạng ở tất cả 63 tỉnh thành trên cả nước.Ông Trần Anh Quân, một người trẻ hoạt động xã hội ở Sài Gòn, hôm 23/8/2024 khi trao đổi với RFA nhận định:“Trên thực tế thì bộ công an đã thành lập phòng an ninh mạng ở các tỉnh thành từ nhiều năm nay với phòng PA05. Việc đàn áp quyền tự do ngôn luận bằng lực lượng an ninh mạng thì là điều chắc chắn rồi. Vì hiện nay kinh tế khó khăn mà tham nhũng hoành hành, người dân đang rất bức xúc. Công an phải tìm mọi cách triệt tiêu quyền tự do ngôn luận chứ nếu để người dân thoải mái chia sẻ tin thật với nhau thì rất nguy hiểm cho chế độ độc tài.
Dân biểu Đức bảo trợ cho nhà hoạt động Đặng Đình Bách
Ông Andreas Jung, Dân biểu Quốc hội Liên bang Đức, vừa nhận bảo trợ cho ông Đặng Đình Bách trong chương trình “Dân biểu bảo vệ Dân biểu” của Quốc hội Liên bang Đức. Ông Bách là một nhà hoạt động bảo vệ môi trường và khí hậu đang bị cầm tù ở Việt Nam.“Tôi dành sự kính phục lớn nhất cho ông Bách vì sự dấn thân dũng cảm và kiên quyết của ông”, Dân biểu Jung, đại diện cho địa hạt cử tri Konstanz, đồng thời là Phó chủ tịch liên bang của đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc Đức (CDU), cho biết trong thông cáo hôm 23/8.“Điều cốt yếu nhất mà tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo chính trị Việt Nam là cần trả tự do cho ông Bách ngay lập tức”, vị dân biểu Đức, cũng là một luật sư, nêu rõ.Trong tư cách là giám đốc của Trung tâm Nghiên cứu Pháp luật và Chính sách Phát triển Bền vững (LPSD), một tổ chức phi chính phủ về môi trường, ông Bách đã bị kết án 5 năm tù vào tháng 1/2022 với cáo buộc “trốn thuế” liên quan đến số tiền tài trợ cho các hoạt động của tổ chức phi chính phủ của ông.“Việc bắt giam ông đã bị các nhà quan sát độc lập xem là một biện pháp chính trị để triệt hạ các tiếng nói phản biện về chính sách khí hậu”, thông cáo của dân biểu Đức viết.
https://www.voatiengviet.com/a/7758300.html
Chống tham nhũng và độc quyền công nghệ Trung Quốc: Hai hạn chế đối với khai thác đất hiếm Việt Nam
Việt Nam có trữ lượng khoảng 22 triệu tấn đất hiếm và chiếm 18% tổng lượng thế giới nhưng trong suốt nhiều năm lại không khai thác, xuất khẩu tương xứng với tiềm năng. Trước nhu cầu ngày càng tăng và chủ trương giảm phụ thuộc vào nguồn cung Trung Quốc của nhiều nước, đất hiếm ở Việt Nam ngày càng được quan tâm. Tháng 06/2024, chính phủ tuyên bố « nhất quyết không xuất khẩu đất hiếm thô ». Tuy nhiên, sẽ mất bao lâu để thực hiện được ý định này trong khi các nhà đầu tư vào Việt Nam lại không làm chủ được công nghệ tinh luyện mà trung Quốc nắm giữ ?Trên đây là nhận định của phó giáo sư Éric Mottet, Đại học Công giáo Lille, kiêm giám đốc nghiên cứu và phụ trách về phát triển tại Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược Pháp – IRIS, khi trả lời phỏng vấn của RFI Tiếng Việt, ngày 10/07/2024. Đồng thời, chuyên gia Mottet còn nhấn mạnh đến chiến dịch chống tham nhũng, được coi là yếu tố thứ hai có thể tác động đến lĩnh vực khai thác đất hiếm ở Việt Nam. Sự kiện mới nhất là ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng bộ Tài Nguyên Môi Trường bị khởi tố ngày 22/07/2024 liên quan đến Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Dương, gây thát thoát khoáng sản của Nhà nước với trị giá ước tính trên 600 tỷ đồng.
Mỹ và Việt Nam tổ chức đối thoại chính trị-an ninh-quốc phòng lần thứ 13 ở Hà Nội
Ngày 26/8, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ phụ trách kiểm soát vũ khí và an ninh quốc tế Bonnie Jenkins và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Hà Kim Ngọc chủ trì đối thoại chính trị-an ninh-quốc phòng Việt Nam-Hoa Kỳ lần thứ 13.Trong cuộc đối thoại thường niên lần này ở Hà Nội, hai bên thảo luận về những tiến bộ trong mối quan hệ song phương khi Washington và Hà Nội chuẩn bị kỷ niệm năm đầu tiên của Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Hoa Kỳ-Việt Nam, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết trong thông cáo hôm 26/8.Nghị trình cuộc đối thoại năm nay bao gồm các thảo luận về quan hệ song phương, hợp tác quốc phòng, an ninh và thực thi pháp luật, khắc phục hậu quả chiến tranh và hợp tác công nghệ mới nổi, theo thông cáo của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội.Truyền thông Việt Nam tường thuật rằng bà Jenkins, trưởng đoàn Mỹ, đánh giá cao việc hai bên triển khai hiệu quả các thỏa thuận đã có về hợp tác quốc phòng-an ninh và nhất trí tiếp tục coi khắc phục hậu quả chiến tranh là ưu tiên cao trong quan hệ hai nước.
Nguyễn Thị Hồng, cựu phó chủ tịch ở Sài Gòn, sắp bị kỷ luật sau khi bị bắt
SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Chín năm sau khi rời ghế phó chủ tịch ở Sài Gòn và hơn một tháng sau khi bị bắt giữ, bà Nguyễn Thị Hồng, 69 tuổi, sắp bị đảng kỷ luật vì “suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.”Bà Hồng được người dân Việt Nam nhớ tới là người phó của ông Lê Hoàng Quân, người dính vụ bê bối “đất vàng,” nhưng may mắn không bị xử lý hình sự.Báo Dân Việt hôm 29 Tháng Tám dẫn thông cáo của Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương quy kết rằng hành vi của bà Hồng khi còn tại vị “gây hậu quả rất nghiêm trọng, dư luận bức xúc, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng, cơ quan, địa phương, đơn vị công tác, đến mức phải thi hành kỷ luật.”Trước đó, hồi Tháng Bảy, bà Hồng bị bắt, khởi tố với cáo buộc “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ,” liên quan vụ án xảy ra tại tập đoàn Công Nghiệp Cao Su Việt Nam.Đáng nói, theo ghi nhận của Wikipedia, trước lúc dính vòng lao lý, bà Nguyễn Thị Hồng từng được đảng, nhà nước CSVN trao tặng nhiều huy chương “cao quý,” trong đó có “Huân Chương Lao Động” hạng ba.Tương phản với thành tích kể trên, tên tuổi bà Hồng gắn liền với vụ bê bối xử ép doanh nghiệp.Hồi Tháng Năm, 2014, bà Nguyễn Thị Hồng ký quyết định xử phạt hành chính đối với ông Phạm Duy Hiếu, giám đốc công ty Vàng Bạc Đá Quý Anh Phương, về hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, với số tiền 15 triệu đồng ($602) và tịch thu 10 kg vàng.Liên quan quyết định này, Tòa Án ở Sài Gòn sau đó ra phán quyết là “trái pháp luật,” và yêu cầu Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố phải trả lại vàng cho ông Phạm Duy Hiếu.
Phó chủ tịch phường ở Bắc Giang lừa $400,000 đầu tư dự án nhà đất
BẮC GIANG, Việt Nam (NV) – Ông Trần Mạnh Thắng, 49 tuổi, phó chủ tịch phường Mỹ Độ, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang, vừa bị bắt, khởi tố với cáo buộc cấu kết lừa đảo, chiếm đoạt 10 tỷ đồng ($400,360).Theo báo Tiền Phong hôm 25 Tháng Tám, hai đồng phạm của bị can Thắng bị bắt trước đó là bà Nguyễn Thị Tuyến và ông Đỗ Duy Hiền, cũng ở tỉnh Bắc Giang.Theo hồ sơ vụ án, do là phó chủ tịch phụ trách về địa chính, đất đai, bị can Trần Mạnh Thắng nắm rõ các quy trình thủ tục để xin cấp dự án nhà đất.Bị can Thắng và hai đồng phạm đưa các thông tin gian dối về việc có thể xin đầu tư các dự án bất động sản, tạo lòng tin để nạn nhân tin tưởng, chuyển tiền đầu tư dự án khu đô thị chưa được công bố.Ba bị can sau đó chiếm đoạt tiền, sử dụng vào mục đích cá nhân.Theo cáo buộc của công an, nạn nhân của ba bị can này là một người không được nêu danh tính, sống ở tỉnh Quảng Ninh.Nạn nhân bị ba bị can dụ dỗ ký kết hợp đồng trích thưởng liên quan dự án khu đô thị rộng 36 hécta tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.Công An Tỉnh Quảng Ninh đang mở rộng điều tra sự việc. Trong một vụ lừa đảo tương tự, báo Công An Thành Phố Đà Nẵng hồi đầu Tháng Tư cho hay, bị cáo Lê Văn Bình, 54 tuổi, cựu chủ tịch phường Nghi Hòa, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An, bị kết án tù chung thân với cáo buộc lừa 29.5 tỷ đồng (gần $1.2 triệu).
https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/pho-chu-tich-phuong-o-bac-giang-lua-400000-dau-tu-du-an-nha-dat/
Người di cư Việt Nam kẹt ở sân bay Brazil trong tình trạng báo động
Hàng trăm người di cư từ Việt Nam, Ấn Độ và Nepal mắc kẹt tại sân bay quốc tế São Paulo Guarulhos của Brazil trong nhiều tuần với điều kiện đáng báo động, theo Reuters. Cơ quan Luật sư Công (Public Defender’s Office) của Brazil cho biết một người di cư Ghana 39 tuổi đã chết cách đây khoảng hai tuần mà không rõ nguyên nhân. Cơ quan này không rõ liệu người này đã chết trong khi bị giữ lại tại sân bay hay trên đường đến bệnh viện. Tính đến ngày 23/8, ít nhất 666 người không có thị thực Brazil đang chờ nhập cảnh vào nước này tại sân bay São Paulo Guarulhos, theo lời người phát ngôn của Cơ quan Luật sư Công.Chính phủ Brazil ban hành những quy định mới có hiệu lực từ hôm nay 26/8 nhằm ngăn chặn dòng người nước ngoài dùng Brazil như một điểm dừng chân để di cư tới Mỹ và Canada. Theo đó, những du khách không có thị thực Brazil mà đang trên đường tới quốc gia khác phải tiếp tục hành trình của mình hoặc quay về quê nhà.Những người này đang bị giam giữ trong một khu vực hạn chế, nơi họ không thể tắm rửa được. Việc đi lại tại đây khó khăn, khiến họ vất vả trong việc kiếm thức ăn, nước uống. Nhiều trẻ em và thanh thiếu niên đang chịu đựng cái rét mùa đông (của Brazil) mà không có chăn mền. Cơ quan Luật sư Công cho rằng quyền con người của những người di cư này đang bị xâm phạm và sức khỏe của họ thì ngày càng yếu đi.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c80exv4z892o
Mạng lưới phim lậu lớn thứ 11 thế giới ở Việt Nam bị bắt giữ
Một liên minh chống vi phạm bản quyền quốc tế bao gồm các hãng phim lớn của Hollywood vui mừng tuyên bố dẹp được một mạng lưới phim lậu lớn, một hoạt động phát trực tuyến bất hợp pháp khổng lồ, có chằng chịt các nhánh đặt trụ sở tại Việt Nam, có tên FMovies.Liên minh Sáng tạo và Giải trí (Alliance for Creativity and Entertainment – Ace), với các thành viên chủ quản bao gồm Netflix, Apple TV+, Amazon và Walt Disney Studios, hôm thứ Năm ra thông cáo rằng họ đã làm việc với công an Hà Nội để đóng cửa server chủ Fmovies và các trang liên kết. Theo Ace, chuỗi phim lậu với các trang web bao gồm Bflixz, Flixtorz, Movies7 và Myflixer, cùng với Fmovies, đã tạo thành “hoạt động phát trực tuyến phim lậu lớn nhất thế giới”, với hơn 6,7 tỷ lượt truy cập từ Tháng Một năm 2023 đến Tháng Sáu năm 2024.Vào thời kỳ đỉnh cao vào năm 2023, Fmovies được xếp hạng là trang web phổ biến thứ 11 trên toàn thế giới trong danh mục truyền hình, phim và phát trực tuyến, theo công ty phân tích dữ liệu SameWeb.Fmovies đã nằm trong danh sách “thị trường khét tiếng” của Đại diện Thương mại Hoa Kỳ về hàng giả và vi phạm bản quyền kể từ năm 2017. Báo cáo mới nhất của coq quan điều tra cho biết Fmovies được liên kết chằng chịt với hơn 60 tên miền liên quan đến “các hoạt động vi phạm bản quyền nghiêm trọng”.
Nhà tù ở Việt Nam đang là nơi ủ bệnh lao
Nghèo đói là một trong những nguyên nhân quan trọng đóng góp cho việc lây lan và phát triển vi khuẩn lao. Môi trường sống và làm việc đông đúc, kém thông gió thường liên quan đến nghèo đói, tạo thành các yếu tố gây nguy cơ trực tiếp cho việc lây truyền bệnh lao.Suy dinh dưỡng cũng là một yếu tố giúp bệnh lao phát triển. Nghèo đói cũng liên quan đến tình trạng kém kiến thức về sức khỏe, từ đó hạn chế việc bảo vệ sức khỏe trong đời sống hàng ngày, dẫn đến nguy cơ tiếp xúc và truyền bệnh.Hàng năm, hiện có khoảng 10 triệu người mắc bệnh lao trên thế giới (1). Mặc dù là một căn bệnh có thể phòng ngừa và chữa khỏi, nhưng vẫn có 1,5 triệu người bỏ mạng vì bệnh lao mỗi năm, khiến lao trở thành căn bệnh truyền nhiễm giết người hàng đầu ở những nước chậm phát triển.Tuy bệnh lao hiện diện khắp thế giới, nhưng hầu hết những người mắc bệnh lao đều sống ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Khoảng một nửa số người mắc bệnh lao có thể được tìm thấy ở 8 quốc gia: Bangladesh, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nigeria, Pakistan, Philippines và Nam Phi.Trong Hội nghị triển khai công tác năm 2024 của Ủy ban quốc gia về chấm dứt bệnh lao (2) ngày 8/04/2024, Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính, có thêm 172.000 người mới ở Việt Nam mắc lao và khoảng trên 13.000 người tử vong do lao trong năm 2022, đưa Việt Nam lên hàng thứ 11 trong 30 nước có số người mắc bệnh lao cao nhất trên toàn cầu.Dù vậy, số bệnh nhân lao được phát hiện và điều trị được báo cáo hàng năm chỉ chiếm khoảng 60% số bệnh nhân lao ước tính. Nghĩa là, 40% số người nhiễm bệnh chưa được phát hiện, đang tiếp tục lây bệnh trong tình trạng vô kiểm soát.
https://baotiengdan.com/2024/08/27/nha-tu-o-viet-nam-dang-la-noi-u-benh-lao/
Đấu tố ca sĩ hát dưới cờ vàng – đợt thanh lọc XHCN toàn diện
Myra Trần, hồi cuối tháng 7, bị Đài truyền hình TPHCM (HTV) cắt sóng trong chương trình “Anh trai say hi” và thay thế bằng một ca sỹ trẻ khác. Nguyên do là vì nữ ca sỹ đã hát tại đám tang của ông Lý Tống – một quân nhân Việt Nam Cộng Hòa – hồi năm 2019. Đến ngày 15/8, nữ ca sỹ này phải đăng tâm thư xin lỗi trên trang Facebook cá nhân. Cô giãi bày rằng vì sự thiếu hiểu biết nên đã tham gia vào một số sự kiện không phù hợp trong quá khứ; Đồng thời khẳng định “không có tư tưởng chống phá gây hại đến an ninh quốc gia”. Cô xem đây là bài học lớn và cam kết sẽ cẩn trọng hơn trong tương lai.Tiếp sau đó, một loạt các nghệ sỹ khác như Phạm Khánh Hưng, Phan Đình Tùng, Tóc Tiên, Việt Hương… cũng bị các trang Facebook thân chính phủ đào lại những hình ảnh, video clip họ đã biểu diễn ở Mỹ mà có hình ảnh lá cờ Việt Nam Cộng Hòa.Việt Hương, diễn viên chính trong bộ phim điện ảnh “Ma Da”, hiện được trình chiếu tại các cụm rạp khắp Việt nam cũng phải xin lỗi vì đã xuất hiện trên sân khấu cạnh một biểu ngữ in cờ vàng và cờ Mỹ. Việt Hương nhận hoàn toàn trách nhiệm đối với những sự việc đã diễn ra trong quá khứ và cũng “xin chủ động làm việc với cơ quan có thẩm quyền để nhận trách nhiệm và thực thi quyết định của các cơ quan”.Nhạc sỹ Trúc Hồ, người từng tổ chức nhiều chương trình ca nhạc quy mô ở Mỹ ủng hộ nhân quyền Việt Nam, khẳng định rằng lá cờ vàng với ba sọc đỏ là biểu tượng của cộng đồng người Việt tị nạn Cộng sản ở nước Mỹ. Do đó, việc các chương trình có treo lá cờ này là hoàn toàn bình thường:“Họ đâu cần phải xin lỗi cái chuyện gì, không hiểu họ xin lỗi vì cái gì. Ở đây là những người Việt Nam tị nạn, có những buổi trình diễn cho các hội đoàn thì họ có lá cờ vàng là chuyện bình thường thôi.”Ca sỹ Nguyên Khang, hiện đang sinh sống tại tiểu bang California, chia sẻ với RFA rằng Đảng và nhà nước luôn khuyến khích Việt Kiều về nước cống hiến, xây dựng đất nước,hoà hợp hoà giải
Việt Tân tưởng niệm Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh và các anh hùng Đông Tiến
Lễ tưởng niệm có sự tham dự của nhiều đảng viên Việt Tân, nhiều đại diện của các hội đoàn, các nhân sĩ trong cộng đồng, và một số đồng hương ở nơi xa đến. Lễ tưởng niệm bắt đầu bằng nghi thức chào cờ, hát quốc ca, và phút mặc niệm. Sau đó là nghi thức tiên cáo, có các bô lão thắp hương cho cố Phó Ðề Ðốc Hoàng Cơ Minh và các anh hùng Ðông Tiến. Sau khi thắp hương, ông Trần Trung Dũng, trưởng ban tổ chức và đại diện đảng bộ Bắc Mỹ của Việt Tân, cho biết năm nào vào cuối Tháng Tám cũng là ngày tưởng niệm Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh cùng các anh hùng Đông Tiến tìm đường về Việt Nam, sau đó đụng độ quân đội của Cộng Sản Việt Nam đông gấp mấy lần họ, rồi mất mạng chỉ cách biên giới Việt Nam khoảng 20 km vào năm 1987.“Quý vị có biết 20 km là bao xa không? Chỉ bằng từ đây đến phi trường John Wayne thôi,” ông Dũng nói. Đảng Việt Tân được thành lập vào năm 1982, một thời điểm đầy khó khăn cho người Việt Nam trong và ngoài nước. Tuy vậy, Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh luôn mơ ước tự do dân chủ cho Việt Nam từ Nam chí Bắc. Sau 42 năm thành lập, ông Dũng cho biết, mục tiêu của Việt Tân vẫn là tháo gỡ độc tài CSVN và cách tân con người với đất nước. Ông nói mục tiêu đó lúc nào cũng là động lực, và hy vọng đồng bào sẽ ủng hộ để Việt Nam có tự do dân chủ.
Tam giác Phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam: ngọn lửa dân tộc chủ nghĩa chống Việt Nam
Ngọn lửa dân tộc chủ nghĩa và chống Việt Nam ở Campuchia vốn âm ỉ lâu nay đã một lần nữa bùng lên liên quan đến Tam giác Phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam (CLV-DTA).Các cuộc biểu tình phản đối Tam giác Phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam đã diễn ra ở một số nước ngoài Campuchia như Nhật Bản, Hàn Quốc trong những tuần gần đây. Những người biểu tình bày tỏ nỗi lo Campuchia sẽ bị Việt Nam cướp đất khi tham gia Tam giác Phát triển.Các cuộc biểu tình phản đối do một số lực lượng đối lập với Đảng Nhân dân (CPP) cầm quyền của cựu Thủ tướng Hun Sen tổ chức.Không chỉ ở ngoài nước, theo Khmer Times, ngày Chủ nhật 18/8, phe đối lập ở nước ngoài bị cáo buộc đã kích động người dân biểu tình ở thủ đô Phnom Penh, kêu gọi chính phủ Campuchia rút khỏi CLV-DTA. Khmer Times dẫn lời cảnh sát Campuchia cho biết tính đến ngày thứ Sáu 16/8, đã có 14 cá nhân bị bắt giữ vì có liên quan đến kích động biểu tình chống CLV-DTA, đồng thời cảnh báo về nguy cơ xảy ra “cách mạng màu”.Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Campuchia, Đại tướng Chhum Sucheat, tuyên bố trên mạng xã hội rằng không có dấu hiệu về bất kỳ phong trào hoặc cuộc tuần hành nào ở Campuchia.Trước những căng thẳng liên quan đến Tam giác Phát triển này, Việt Nam vào ngày thứ Năm 22/8 đã ra tuyên bố nhấn mạnh đến ý nghĩa chiến lược của CLV-DTA.“Trải qua 25 năm hình thành và phát triển, hợp tác khu vực Tam giác Phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam đã đóng góp cho việc phát triển kinh tế-thương mại, giao lưu nhân dân giữa ba nước, góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân của ba nước, đặc biệt là người dân sinh sống ở khu vực này,” người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời trong cuộc họp báo thường kỳ.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cvg536z3m54o
Tổng thống Zelenskyy nói ông ủng hộ Ấn Độ đăng cai hội nghị thượng đỉnh hòa bình lần hai
Trong cuộc trò chuyện với các nhà báo Ấn Độ, được chia sẻ trên mạng xã hội của ông hôm 25/8, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy cho biết các cuộc đàm phán đang diễn ra với Ả Rập Saudi, Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ và Thụy Sĩ về hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai về hòa bình. Ông Zelenskyy cũng cho biết ông đã nói với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi rằng ông sẽ ủng hộ Ấn Độ tổ chức hội nghị thượng đỉnh hòa bình lần thứ hai vì Kyiv hy vọng sẽ tìm được nước chủ nhà trong số các quốc gia ở Nam bán cầu.”Nhưng tôi muốn thành thật nói rằng điều này không chỉ áp dụng với Ấn Độ mà còn với bất kỳ quốc gia nào tích cực tổ chức hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai. Chúng tôi sẽ không thể tổ chức hội nghị thượng đỉnh hòa bình ở một quốc gia chưa tham gia thông cáo chung về hội nghị thượng đỉnh hòa bình [lần một]”, ông Zelenskiy nói.
https://www.voatiengviet.com/a/7756296.html
Bãi cạn Sa Bin: Điểm nóng tranh chấp mới giữa Trung Quốc và Philippines
Một điểm nóng mới đã xuất hiện trong tranh chấp hàng hải kéo dài giữa Trung Quốc và Philippines, khi hai nước lại xảy ra va chạm tại một khu vực khác trên Biển Đông.Cả Trung Quốc và Philippines đều tuyên bố chủ quyền đối với nhiều đảo và khu vực trên vùng biển này, và mâu thuẫn ngày càng leo thang trong những năm qua với nhiều vụ va chạm tàu, xô xát và cáo buộc đe dọa bằng vũ lực.Nhưng tuần trước, tình hình đã căng thẳng hơn khi tàu của Bắc Kinh và Manila va chạm gần bãi cạn Sa Bin – cả hai bên đều cáo buộc tàu của bên kia cố tình đâm vào tàu của mình.Bãi Sa Bin, tên tiếng Anh là Sabina Shoal, được Trung Quốc gọi là Rạn Tiên Tân (Xianbin Jiao) và phía Philippines gọi là Escoda, nằm cách bờ biển phía tây của Philippines khoảng 75 hải lý (gần 140km) và cách Trung Quốc 630 hải lý (gần 1.170km).
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cjdkj140em4o
Lần đầu tiên cố vấn an ninh của tổng thống Mỹ công du Trung Quốc từ năm 2016
Hôm nay, 27/08/2024, cố vấn an ninh của tổng thống Mỹ, ông Jack Sullivan, công du Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên một cố vấn an ninh của tổng thống Mỹ tới Trung Quốc kể từ năm 2016. Theo AFP, trong cuộc gặp cố vấn an ninh của tổng thống Mỹ trước khi hai bên bước vào hội đàm, tại Bắc Kinh, lãnh đạo ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi) báo trước : Bắc Kinh muốn có các thảo luận ‘‘thực chất’’ và ‘‘mang tính xây dựng’’ với Washington. Về phần mình, ông Jack Sullivan, khẳng định ‘‘nóng lòng’’ hội đàm với đối tác Trung Quốc. Cố vấn an ninh của tổng thống Mỹ cho biết ‘‘chúng tôi sẽ đề cập đến hàng loạt vấn đề : từ những điều mà hai bên đã có đồng thuận cho đến những điều còn tồn tại bất đồng’’.Trả lời báo giới, một giới chức cao cấp Hoa Kỳ thông báo, trong cuộc hội đàm này, phía Mỹ sẽ nêu lên ‘‘các quan ngại về các áp lực quân sự, ngoại giao và kinh tế gia tăng của Trung Quốc đối với Đài Loan’’ và cảnh báo là ‘‘những hành động gây bất ổn định này có nguy cơ khiến căng thẳng leo thang’’.
Mỹ thương thảo với Trung Quốc, hạ nhiệt căng thẳng Biển Đông
BẮC KINH, Trung Quốc (NV) – Cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan gặp gỡ lãnh tụ Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh hôm Thứ Năm, 29 Tháng Tám, truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin, một ngày sau khi Tòa Bạch Ốc loan báo Tổng Thống Joe Biden và họ Tập sẽ điện đàm “trong những tuần tới,” thông tấn xã Reuters loan tin.Chuyến công du đầu tiên Sullivan viếng thăm Trung Quốc trên cương vị cố vấn an ninh quốc gia diễn ra vào thời điểm Trung Quốc gia tăng căng thẳng quân sự với các đồng minh của Hoa Kỳ tại Châu Á – Thái Bình Dương, nơi Washington chỉ trích Trung Quốc vì ngày càng gây hấn với Đài Loan, một hòn đảo dân chủ tự điều hành bị Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền, cũng như các hành động quân sự của Trung Quốc tại Biển Đông, một tuyến thủy lộ quan trọng trên phương diện chiến lược, trong đó Bắc Kinh thâu tóm chủ quyền gần như toàn bộ vùng biển.
https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/my-thuong-thao-voi-trung-quoc-ha-nhiet-cang-thang-bien-dong/
Kinh tế hụt hơi, Bắc Kinh càng hung hăng nhưng thời thế đã đổi thay
Les Echos ngày 27/08/2024 nhận xét trong lúc kinh tế đang chậm hẳn lại, Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ ba lại không đưa ra được cải cách quan trọng nào. Bắc Kinh chọn xuất khẩu làm lối thoát, nhưng thời thế đã thay đổi. Như thường lệ, trước sự mập mờ xưa nay của đảng Cộng sản Trung Quốc, các nhà phân tích phải xem xét các văn bản để phỏng đoán. Và họ kết luận, những sửa đổi được chờ đợi bấy lâu để đưa kinh tế ra khỏi khủng hoảng ít có cơ được thực hiện. Một số từ khóa cần thiết như « cải cách », « mở cửa », « hiện đại hóa » vẫn có. Như những năm trước, đảng vẫn hứa tạo ra « một không khí thị trường đúng đắn và năng động ». Nhưng trong khi cần đẩy mạnh nhu cầu nội địa, chữ « tiêu thụ » chỉ xuất hiện có 5 lần, chữ « công nghệ » đến 45 lần.Trên trang Asialyst, nhà Trung Quốc học Alex Payette đặt câu hỏi, liệu sự rỗng tuếch của các văn bản có phải là kết quả của sự căng thẳng ngày càng lớn trên chóp bu đảng hay không. Chuyên gia nêu ra một số hiện tượng đáng lo của một hệ thống « đã gần hụt hơi », kể cả xung quanh Tập Cận Bình. Trong quý II, GDP Trung Quốc chỉ tăng 4,7 % so với 5,3 % của quý I. Địa ốc không thoát khỏi khủng hoảng từ hai năm qua dù chế độ rất cố gắng, trong khi lãnh vực này chiếm hẳn 1/4 nền kinh tế quốc gia
Trung Quốc chi hơn 15 tỷ USD cho tập trận ở Thái Bình Dương trong năm 2023
Trung Quốc đã chi hơn 15 tỷ USD, tương đương 7% tổng ngân sách quốc phòng, cho các cuộc tập trận ở Tây Thái Bình Dương vào năm 2023, theo một ước tính chưa công bố của Đài Loan mà Reuters xem được.Con số này cho thấy sự đầu tư của Bắc Kinh vào các hoạt động quân sự xung quanh Đài Loan và các nước láng giềng.Nghiên cứu trên cung cấp một cái nhìn hiếm hoi vào một phần của chi tiêu quốc phòng Trung Quốc khi Bắc Kinh gia tăng sự hiện diện quân sự trong bối cảnh căng thẳng ngày càng gia tăng trong khu vực.Trung Quốc lâu nay vẫn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình và chưa bao giờ loại trừ khả năng sử dụng vũ lực để giành quyền kiểm soát Đài Loan, mặc cho sự phản đối của hòn đảo dân chủ này.Trung Quốc cũng vướng vào các tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông và Biển Hoa Đông với một vài quốc gia khác
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c5y8d5lx4dgo
Nhật cáo buộc máy bay Trung Quốc xâm phạm không phận
Nhật Bản nói trinh sát cơ Trung Quốc xâm phạm không phận nước này ngoài khơi tỉnh Nagasaki, khiến Tokyo phải triển khai chiến đấu cơ ứng phó.Một máy bay Trung Quốc “đã xâm phạm không phận ngoài khơi quần đảo Danjo thuộc tỉnh Nagasaki” của Nhật Bản, Bộ Quốc phòng Nhật Bản ngày 26/8 thông báo.Cụ thể, trinh sát cơ Y-9 của Trung Quốc đã bay vào không phận Nhật Bản vào lúc 11h29 trong khoảng hai phút. Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết Tokyo đã khẩn cấp triển khai các chiến đấu cơ để ứng phó, đồng thời gửi thông điệp phản đối mạnh mẽ với Trung Quốc thông qua các kênh ngoại giao.Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Masataka Okano triệu Đại biện của đại sứ quán Trung Quốc tại Tokyo đến trụ sở Bộ Ngoại giao để phản đối sự việc và “yêu cầu mạnh mẽ” Bắc Kinh không tái diễn hành động tương tự. Đáp lại, đại diện Trung Quốc cho biết sẽ “báo cáo vấn đề” cho Bắc Kinh, theo Bộ Ngoại giao Nhật Bản.Bộ Ngoại giao Trung Quốc chưa bình luận về thông tin.
https://vnexpress.net/nhat-cao-buoc-may-bay-trung-quoc-xam-pham-khong-phan-4785940.html
Nghi can đâm dao ở Đức làm 3 người chết bị bắt, IS nhận trách nhiệm
SOLINGEN, Đức (NV) – Hôm Thứ Bảy, 24 Tháng Tám, lực lượng dân quân Nhà Nước Hồi Giáo IS nhận trách nhiệm về vụ đâm dao khiến ba người thiệt mạng và tám người khác bị thương tại một lễ hội đông đúc nhân dịp 650 năm thành lập thành phố Solingen, theo hãng tin AP.Tổ chức cực đoan IS cho biết trên trang tin tức chính thức rằng hung thủ nhắm vào các tín đồ Công Giáo và nhân danh “chiến binh Nhà Nước Hồi Giáo,” nghi can thực hiện các vụ tấn công vào tối Thứ Sáu “để trả thù cho tín đồ Hồi Giáo tại Palestine và tất cả các nơi khác.”Các phương tiện truyền thông chưa thể lập tức kiểm chứng tuyên bố của IS. Họ không đưa ra bằng chứng nào nhằm công nhận tuyên bố.
Chiến tranh giữa Hezbollah và Israel có thể bùng phát?
Quân đội Israel tuyên bố đã tấn công phủ đầu bằng máy bay chiến đấu nhằm vào hàng ngàn dàn pháo phản lực của Hezbollah trên khắp miền nam Lebanon hôm Chủ nhật 25/8, sau khi xác định tổ chức vũ trang này đang chuẩn bị tấn công Israel.Hezbollah tuyên bố đã phóng hàng trăm quả pháo phản lực và thiết bị bay không người lái (drone) nhằm vào Israel sau đó, trong một động thái bước đầu đáp trả vụ ám sát một tư lệnh hàng đầu của tổ chức này hồi tháng 7 và bác bỏ khả năng các kế hoạch của tổ chức này đã bị ngăn chặn.Đây là động thái leo thang đáng kể sau 10 tháng giao tranh, khi hai bên nã đạn gần như mỗi ngày trên vùng biên giới Israel và Lebanon, làm dấy lên lo ngại về một cuộc chiến tranh toàn diện sẽ bùng phát giữa hai kẻ thù.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c4gep34zwxzo
Điện Kremlin nói lời dứt khoát sau khi Ukraine đột kích vào Nga
Hàng ngàn binh sĩ Ukraine đã vượt qua biên giới Nga vào ngày 6-8. Đây là cuộc tấn công bất ngờ mà Tổng thống Nga Vladimir Putin cho là nhằm cải thiện vị thế đàm phán của Kiev trước các cuộc đàm phán tiềm năng và làm chậm bước tiến của lực lượng Nga trên mặt trận. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết: “Những hành động thù địch như vậy không thể tiếp diễn mà không có phản ứng phù hợp. Chắc chắn sẽ có hành động phản ứng”. Ông Putin cũng đã nói rằng Ukraine sẽ nhận được “phản ứng thích đáng” nhưng vẫn chưa nêu rõ phản ứng đó là gì.Theo hãng tin Reuters, ông Peskov bác bỏ thông tin một số cuộc đàm phán ngừng bắn bí mật diễn ra giữa Moscow và Kiev. Ông Peskov nhấn mạnh: “Không có cuộc đàm phán nào cả. Có rất nhiều thông tin về các cuộc tiếp xúc khác nhau trên phương tiện truyền thông và không phải tất cả đều đúng. Chủ đề đàm phán hiện tại đã không còn phù hợp”.
Nhiều nơi ở Ukraine bị tấn công tên lửa, rộ tin Kiev bắt 247 lính Nga ở Kursk
Tờ Kyiv Independent cho biết, tiếng còi báo động không kích vang lên tại nhiều khu vực ở Ukraine từ trước 6h sáng 26/8. Tại thủ đô Kiev, Không quân Ukraine tuyên bố phía Nga đã sử dụng tiêm kích MiG-31 để phóng nhiều tên lửa đạn đạo Kinzhal vào thành phố này từ 8h30-9h sáng. “Những chiến cơ MiG-31 đó xuất kích từ căn cứ không quân Savasleyka của Nga”, thông cáo Không quân Ukraine trên mạng xã hội Telegram viết. “Tình trạng mất điện đã xảy ra ở một vài quận trong thủ đô. Ở bờ bên phải Kiev, mất điện đã khiến việc cung cấp nước bị gián đoạn”, Thị trưởng thành phố Kiev Vitali Klitschko cho hay.Theo Kyiv Independent, cuộc tập kích tên lửa và máy bay không người lái (UAV) của Nga sáng 26/8 cũng nhằm vào các tỉnh Odesa, Vinnytsia, Zaporizhzhia, Dnipro, Kryvyi Rih, Lviv… đã gây ra một số thiệt hại về người và tài sản.
Zelensky: Ukraine sẽ trình ‘kế hoạch chiến thắng’ cho Mỹ
KIEV, Ukraine (NV) – Ông Volodymyr Zelensky, tổng thống Ukraine, hôm Thứ Ba, 27 Tháng Tám, cho hay vụ quân đội nước này đánh chiếm vùng Kursk của Nga là một phần trong “kế hoạch chiến thắng” ông sẽ trình cho Tổng Thống Mỹ Joe Biden tháng tới, theo BBC.Trong buổi họp báo ở thủ đô Kiev, ông Zelensky nhấn mạnh kế hoạch này thành công hay không tùy Tổng Thống Biden và tùy Mỹ có cung cấp cho Ukraine “những thứ trong kế hoạch này hay không, và liệu chúng tôi được tự do dùng kế hoạch này hay không.”“Có lẽ có người cho rằng quá nhiều tham vọng, nhưng kế hoạch này rất quan trọng với chúng tôi,” ông Zelensky nói, cho biết thêm rằng ông cũng sẽ trình kế hoạch này cho cả hai ứng cử viên tổng thống Mỹ năm nay, ông Donald Trump và bà Kamala Harris.
https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/zelensky-ukraine-se-trinh-ke-hoach-chien-thang-cho-my/
Cách tiêm kích F-16 Ukraine đối phó tên lửa, UAV Nga
Tiêm kích F-16 được đánh giá là vũ khí hiệu quả để giúp Ukraine đánh chặn các mục tiêu nhỏ, bay thấp như tên lửa hành trình, UAV Nga.Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 27/8 cho biết không quân nước này đã phá hủy một số máy bay không người lái (UAV) tự sát và tên lửa Nga bằng tiêm kích F-16 trong các cuộc tấn công gần đây của Moskva. Đây là lần đầu tiên Ukraine thông báo về kết quả thực chiến của F-16 kể từ khi Kiev tiếp nhận lô đầu tiên của dòng tiêm kích này.Giới quan sát trước đó nhận định nhiệm vụ chính của tiêm kích F-16 ở Ukraine, ít nhất trong giai đoạn đầu, là tham gia đánh chặn tên lửa hành trình và UAV của Nga, do đây là phương pháp giúp phi công Ukraine tích lũy kinh nghiệm tác chiến với dòng máy bay này một cách an toàn.Tiêm kích F-16 được đánh giá là có năng lực vượt trội so các dòng chiến đấu cơ thời Liên Xô trong biên chế không quân Ukraine, đặc biệt là trong nhiệm vụ đánh chặn tên lửa hành trình
https://vnexpress.net/cach-tiem-kich-f-16-ukraine-doi-pho-ten-lua-uav-nga-4787450.html
Quan chức tình báo Mỹ cho biết Ukraine có ý định chiếm giữ lãnh thổ của Nga
Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ phản công để giành lại lãnh thổ ở khu vực Kursk bị quân đội Ukraine chiếm giữ nhưng lực lượng Nga sẽ phải đối mặt với “một cuộc chiến khó khăn”, Phó giám đốc CIA David Cohen nói hôm 28/8.Ông Cohen phát biểu tại một hội nghị ngành an ninh quốc gia rằng vẫn chưa rõ về mức độ của cuộc xâm nhập của Ukraine, vốn đã tràn qua khoảng 777 km vuông của tỉnh này của Nga.Lực lượng Ukraine đã đột kích qua biên giới phía tây của Nga vào khu vực Kursk hôm 6/8 trong một cuộc tấn công bất ngờ và hiện vẫn đang tiếp diễn.Trong khi Kyiv tuyên bố không có ý định sáp nhập khu vực đã chiếm được, nhưng theo ông Cohen cho biết tại hội nghị thượng đỉnh về tình báo và an ninh quốc gia, quân đội Ukraine đang xây dựng các tuyến phòng thủ và có vẻ như họ có ý định giữ lại “một phần lãnh thổ đó trong một khoảng thời gian”.
Bà Harris, ông Walz bắt đầu đi vận động ở Georgia, đảng Dân chủ tăng thêm hy vọng
Ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Kamala Harris và nhân vật số 2 của bà, ông Tim Walz, cùng nhau đi vận động tranh cử hôm thứ Tư 28/8 ở Georgia, nhắm vào các cử tri trẻ tuổi. Đây là một tiểu bang mà đảng Dân chủ đã giành chiến thắng sít sao vào năm 2020 và có thể đóng vai trò quyết định trong cuộc bầu cử năm nay.Hai ông bà đã đến Trường trung học Quận hạt Liberty trong tiếng reo hò chào đón của các học sinh. “Đất nước chúng ta đang trông cậy vào các bạn, tất cả các bạn. Các bạn là những nhà lãnh đạo”, bà Harris nói với họ.“Thế hệ của các bạn … chính là thế hệ sẽ đưa chúng ta tiến vào kỷ nguyên tiếp theo”, bà nói.Hai ông bà Harris và Walz hiện đi bằng xe buýt qua miền nam Georgia, nơi có những cộng đồng người da đen đông đảo nhất trong bang, và ở đó, ban vận động bầu cử của ông bà đã bổ sung thêm nhân viên cũng như mở các văn phòng tại chỗ. Quận hạt Liberty, với dân số khoảng 65.000 người, có khoảng 40% là người da đen và đã bỏ phiếu áp đảo cho ông Joe Biden vào năm 2020.
EU chuyển doanh thu từ tài sản đóng băng của Nga cho Ukraine
Liên minh châu Âu (EU) đã chuyển giao đợt đầu số tiền lãi kiếm được từ tài sản bị đóng băng của Ngân hàng trung ương Nga cho Ukraine và các quốc gia đang hỗ trợ Kiev.Josep Borrell, quan chức phụ trách chính sách đối ngoại của EU ngày 29/8 cho biết, tổng cộng 1,4 tỷ Euro (1,5 tỷ USD) đã được chuyển giaoPhát biểu với báo chí trước một cuộc họp của các ngoại trưởng EU, ông Borrell gọi đây là “tin tốt lành”, đồng thời cho biết số tiền nói trên sẽ được sử dụng cho nhu cầu quân sự của Kiev và tài trợ cho ngành công nghiệp Ukraine. Quan chức ngoại giao hàng đầu EU nhấn mạnh, các tài sản bị đóng băng của Nga đã cho phép liên minh thay đổi “logic tài chính” của viện trợ và khiến họ có thể “gửi tiền trực tiếp cho Ukraine”.
https://vietnamnet.vn/eu-chuyen-doanh-thu-tu-tai-san-dong-bang-cua-nga-cho-ukraine-2316955.html