Mục lục
HRW: Việt Nam chớ hứa suông về nhân quyền
Hôm 10/10, tổ chức Theo dõi Nhân quyền đăng bài phát biểu của tổ chức này tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, lập luận rằng việc Việt Nam cam kết cải thiện nhân quyền vẫn chỉ là “những lời hứa suông”.Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) hoan nghênh việc Việt Nam chấp nhận các khuyến nghị phê chuẩn Công ước 87 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về Tự do Lập hội và Bảo vệ Quyền Tổ chức, nhưng nói Hà Nội cần chứng minh việc họ tôn trọng quyền tự do lập hội và tổ chức bằng cách cho phép các công đoàn lao động thực sự hoạt động độc lập với nhà nước.HRW cho rằng việc quốc gia Đông Nam Á này hứa sẽ phê chuẩn Công ước 87 của ILO chỉ mới là “bước đầu tiên”.“Chúng tôi vô cùng thất vọng vì trong số 49 khuyến nghị không được Việt Nam chấp nhận, có nhiều khuyến nghị liên quan trực tiếp đến những người bảo vệ nhân quyền, trong đó có một số kêu gọi trả tự do cho những người bảo vệ nhân quyền bị cầm tù vì thực thi các quyền cơ bản của họ”, HRW bày tỏ qua bài phát biểu.“Tính đến tháng 9/2024, Việt Nam có ít nhất 171 tù nhân chính trị và ít nhất 21 người bị giam giữ vì lý do chính trị đang chờ xét xử — tất cả đều bị truy tố vì thực thi các quyền dân sự và chính trị một cách ôn hòa”, theo một trích đoạn từ bài phát biểu.Ngoài ra, Việt Nam đã bác bỏ khuyến nghị sửa đổi các điều 117 (tuyên truyền chống nhà nước) mang tính vi phạm nhân quyền và điều 331 (lợi dụng các quyền tự do dân chủ) của Bộ luật Hình sự mà chính quyền Việt Nam thường xuyên sử dụng để bịt miệng những người chỉ trích, vẫn theo HRW.Tổ chức nhân quyền có trụ sở tại New York, Mỹ, cũng cho biết thêm rằng Việt Nam đã bác bỏ khuyến nghị về bãi bỏ các quy định pháp luật hạn chế quyền tự do ngôn luận và kiến nghị phê chuẩn Công ước chống cưỡng bức mất tích (ICPPED
https://www.voatiengviet.com/a/hrw-viet-nam-cho-hua-suong-ve-nhan-quyen/7818521.html
Ông Tô Lâm kết thúc thăm Pháp: Đối tác Chiến lược Toàn diện và gì nữa?
Nhân chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến Pháp, hai nước Việt và Pháp đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện.Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã kết thúc chuyến thăm chính thức tới Pháp vào tối 7/10. Đây có thể là chuyến công du nước ngoài cuối cùng của ông trên cương vị nguyên thủ quốc gia, vì tới cuối tháng 10, Quốc hội sẽ bầu chủ tịch nước mới, và dự kiến ông Tô Lâm sẽ chỉ giữ chức vụ lãnh đạo đảng.Trong khuôn khổ chuyến thăm, vào ngày 7/10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã hội đàm với Tổng thống Emmanuel Macron tại Điện Élysée, Paris, tuyên bố nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện.Pháp trở thành nước đầu tiên trong Liên minh châu Âu (EU) có cấp bậc quan hệ ngoại giao ở mức cao nhất trong thang bậc ngoại giao của Việt Nam.Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với tám quốc gia: Trung Quốc (2008), Nga (2012), Ấn Độ (2016), Hàn Quốc (2022), Mỹ (9/2023), Nhật Bản (11/2023), Úc (2024) và Pháp (2024).Một số nhà quan sát nhận định rằng Việt Nam và Pháp nâng cấp quan hệ trong chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phần nào giúp nhà lãnh đạo mới của Việt Nam củng cố uy tín của mình ở trong nước và quốc tế. Đồng thời, việc thêm Pháp – một thành viên của EU – vào danh sách các nước có quan hệ cao nhất với Việt Nam sẽ giúp cho ông Tô Lâm thể hiện rằng ông vẫn duy trì chính sách ngoại giao cây tre lâu nay, như người tiền nhiệm Nguyễn Phú Trọng. Các bài phát biểu của ông Tô Lâm đến các nguyên thủ quốc gia các nước và ở Đại hội đồng Liên Hợp Quốc luôn khẳng định rằng Việt Nam sẽ tiếp tục kiên định thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c1l47mn4p2eo
Thủ tướng Lý Cường đến Việt Nam sau vụ Trung Quốc tấn công tàu cá: Biển Đông ở đâu trên bàn nghị sự?
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường sẽ thăm Việt Nam từ ngày 12 đến 14/10. Sau vụ tàu cá Quảng Ngãi bị tàu chấp pháp Trung Quốc tấn công, Biển Đông sẽ ở đâu trên bàn nghị sự?Chuyến thăm của ông Lý Cường được thực hiện theo lời mời của Thủ tướng Phạm Minh Chính, người cũng đã thăm Bắc Kinh vào tháng 6/2023.Ông Lý Cường thăm Hà Nội trong thời điểm có nhiều diễn biến đáng chú ý: Thứ nhất, tình hình Biển Đông đang nóng lên sau khi tàu chấp pháp Trung Quốc tấn công tàu cá, đánh bị thương ngư dân Việt Nam dẫn tới phản đối quyết liệt từ Bộ Ngoại giao Việt Nam.Thứ hai, đây là thời gian mà Việt Nam sắp bầu chủ tịch nước mới và công tác chuẩn bị nhân sự, văn kiện cho Đại hội 14 đang ở giai đoạn quyết định.Chuyến công du từ 12-14/10 sẽ là chuyến thăm chính thức Việt Nam đầu tiên của ông Lý Cường trên cương vị thủ tướng. Lần gần đây nhất một thủ tướng Trung Quốc, ông Lý Khắc Cường, đến thăm Việt Nam là vào tháng 10/2013. Ông Lý Cường sinh năm 1959, từng là bí thư Thượng Hải và được cho là người có mối quan hệ thân cận với Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình. Ông trở thành thủ tướng thay cho ông Lý Khắc Cường vào tháng 3/2023.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cden48gd484o
Bộ Chính trị kỷ luật và đề nghị kỷ luật bốn nguyên Bí thư tỉnh uỷ
Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định kỷ luật cảnh cáo hai nguyên Bí thư tỉnh uỷ Hà Giang và Tuyên Quang, đồng thời đề nghị kỷ luật hai nguyên Bí thư tỉnh uỷ Phú Thọ Ngô Đức Vượng và Nguyễn Doãn Khánh.Hai nguyên Bí thư tỉnh uỷ Hà Giang – Đặng Quốc Khánh và tỉnh Tuyên Quang – Chẩu Văn Lâm bị kỷ luật do sai phạm liên quan đến việc tổ chức thực hiện các gói thầu xây lắp số 4, dự án Cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang và gói thầu 26, dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ do Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An thực hiện.Ngoài ra hai ông Lâm và Khánh còn bị cho là đã vi phạm trong quản lý, gây hậu quả nghiêm trọng, nguy cơ thất thoát, lãng phí lớn tiền, tài sản của Nhà nước, gây dư luận xấu, làm giảm uy tín của tổ chức đảng và chính quyền địa phương.Quyết định kỷ luật trên được truyền thông Nhà nước loan trong ngày 11/10. Trong cùng ngày, Bộ Chính trị cũng đã đề nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét, xử lý kỷ luật các ông Ngô Đức Vượng, Nguyễn Doãn Khánh đều là nguyên Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ qua các thời kỳ. Ông Hoàng Dân Mạc cũng là nguyên Bí thư tỉnh Phú Thọ chưa bị xem xét kỷ luật do ông này đang bị bệnh nặng.Sai phạm của các lãnh đạo tỉnh Phú Thọ được nói liên quan đến việc tổ chức thực hiện các dự án, gói thầu tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng do Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn thực hiện.
Mỹ và Việt Nam tăng cường quan hệ quốc phòng trong bối cảnh Biển Đông căng thẳng
Mỹ và Việt Nam mở rộng hợp tác quốc phòng và các lợi ích an ninh chung, theo ông Jedidiah P. Royal, phó trợ lý thường trực của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, phụ trách các vấn đề an ninh châu Á-Thái Bình Dương. Phát biểu trong sự kiện Đối thoại Thường niên về Hậu quả Chiến tranh và Hòa bình Lần thứ ba của Viện Hòa bình Mỹ vào ngày 10/10, ông Royal nhắc lại việc Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Hà Nội và tuyên bố nâng cấp mối quan hệ lên tầm đối tác chiến lược toàn diện vào ngày 9/9/2023.Bài viết trên website Bộ Quốc phòng Mỹ vào ngày 10/10 cho biết ông Royal nhấn mạnh phần quan trọng trong hợp tác quốc phòng là tiếp tục giải quyết các hậu quả của Chiến tranh Việt Nam, bao gồm tìm kiếm người mất tích, cả các binh lính của Mỹ và Việt Nam, cũng như xử lý ô nhiễm dioxin và dọn dẹp bom, mìn, đạn chưa nổ.Theo ông Royal, đã có khoảng 700.000 bom, đạn mìn chưa nổ đã được dọn dẹp.Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, Việt Nam đã giúp tìm kiếm được 700 người Mỹ chết trong chiến tranh và hỗ trợ hồi hương hài cốt.Ông Royal cho rằng các hoạt động này đã giúp tạo niềm tin giữa hai quốc gia. Hợp tác quân sự ngày càng được tăng cường giữa Mỹ và Việt Nam trong năm qua, bao gồm chuyến thăm của soái hạm USS Blue Ridge (LCC 19) của Hạm đội 7 Hải quân Hoa Kỳ và tàu Tuần duyên Waesche tới cảng Cam Ranh từ ngày 8 đến 12/7, theo ông Royal.Ông Royal cũng nhắc đến Chương trình Đối tác Thái Bình Dương và Thiên thần Thái Bình Dương đã hoàn thành sứ mệnh dài hai tuần với lễ bế mạc tại tỉnh Quảng Ngãi vào ngày 30/8.Về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, ông Royal nhấn mạnh đến giải quyết tranh chấp một cách hòa bình thông qua đối thoại, “không phải thông qua cưỡng ép hay xung đột”.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c17l207pdwjo
Rendez-vous Pháp – Việt: Hoài niệm để tiến về phía trước
Lần đầu tiên sau 22 năm, một Nguyên thủ Việt Nam đến Paris thì điều này không đơn thuần là sự kiện ngoại giao. Đấy là sự cùng tiến về phía trước với chất lượng vượt trội trong các mối liên hệ lịch sử, kinh tế và văn hóa giữa hai quốc gia từng có nhiều duyên nợ với nhau.Theo thông báo của Điện Élysée, chiều 7/10/2024 [giờ Paris] Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tiếp Tổng bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm tại Phủ Tổng thống. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước [TBT – CTN] Tô Lâm và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã gặp gỡ báo chí chung trước hội đàm. Nhắc lại một ngạn ngữ Pháp “Khi muốn, ta có thể, mà đã có thể, ta cần phải làm”, với ý chí và quyết tâm nhằm đưa quan hệ hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, TBT — CTN Tô Lâm mong muốn trong hội đàm, hai bên sẽ trao đổi cụ thể về các định hướng và giải pháp chiến lược trên 5 nhóm lĩnh vực nhằm nâng cấp quan hệ Việt Nam – Pháp lên mức độ quan hệ mới hai bên đã có lộ trình.Kết thúc đàm phán, hai nhà lãnh đạo nhất trí tuyên bố nâng cấp quan hệ lên “Đối tác Chiến lược toàn diện” [CSP] và thống nhất các phương hướng, biện pháp lớn nhằm đưa khuôn khổ quan hệ CSP Việt – Pháp ngày càng đi vào thiết thực, phù hợp với khuôn khổ hợp tác giữa hai nước trong bối cảnh mới [1]. Với quyết định này, Pháp trở thành nước đầu tiên trong EU có quan hệ “Đối tác chiến lược toàn diện” [CSP] với Việt Nam.Tại họp báo, Tổng thống Emmanuel Macron khẳng định, Pháp mong muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam, nhất là thúc đẩy tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp. Chính phủ Pháp sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi để đón tiếp các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Pháp và giúp Việt Nam thực hiện hiệu quả những dự án của mình. Ngoài hợp tác kinh tế, hướng tới tương lai, Pháp rất coi trọng các hợp tác về giáo dục, y tế và nghiên cứu về giảng dạy, đào tạo cũng như những hợp tác liên quan việc bảo tồn phát triển, nâng cao công trình, giá trị văn hóa.TBT — CTN Tô Lâm đáp lại: “Nước Pháp luôn luôn có một vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam và luôn có vai trò, vị thế trong cộng đồng Pháp ngữ và trên thế giới. Trước những sự phát triển sâu rộng của quan hệ Việt Nam và Pháp, cũng như để phù hợp với bối cảnh mới hiện nay của quốc tế và khu vực, hơn lúc nào hết quan hệ Việt Nam và Pháp cần phải được nâng lên một tầm cao mới…” [2].
https://baotiengdan.com/2024/10/08/rendez-vous-phap-viet-hoai-niem-de-tien-ve-phia-truoc/
Gia đình nói các tù nhân chính trị ở Việt Nam tuyệt thực tập thể để phản đối ngược đãi
Ba tù nhân chính trị, gồm Bùi Văn Thuận, Đặng Đình Bách và Trịnh Bá Tư, đang tuyệt thực tại Trại giam số 6 ở Nghệ An để phản đối điều kiện giam giữ của trại vốn do Bộ Công an quản lý, gia đình của các tù nhân này cho biết hôm 10/10.Ông Thuận, một giáo viên ở Thanh Hóa, và ông Tư, một nhà tranh đấu cho quyền đất đai ở Hà Nội, đang bị giam giữ ở đây với bản án 8 năm tù mỗi người, với cùng tội danh “Tuyên truyền chống nhà nước.” Còn ông Bách, một luật sư về môi trường, đang thụ án 5 năm tù về tội “Trốn thuế.”Nói với VOA hôm 10/10, bà Trịnh Thị Nhung, vợ ông Thuận, cho biết rằng chồng bà cùng ông Bách và ông Tư đều bị giam giữ theo chế độ ‘chuồng cọp’ ở Trại giam số 6 ở huyện Thanh Chương và đã tuyệt thực đến ngày thứ 13.“Anh Thuận nói là các anh ấy vẫn sẽ tiếp tục tuyệt thực và chưa có ngày dừng lại trừ phi bên trại (giam) đối thoại với mình để thay đổi điều kiện giam giữ khắc nghiệt, vô nhân tính,” chị Nhung nói khi cho biết về những gì chồng chị nói với chị khi gia đình tới thăm hôm 5/10.Chị Bùi Thị Thu, chị dâu của ông Tư, cũng cho VOA biết hôm 10/10 về việc tuyệt thực của 3 tù nhân lương tâm này. Theo bà Thu, gia đình bà sẽ được thăm gặp ông Tư theo định kỳ hàng tháng vào tuần tới để biết thêm về việc tuyệt thực.
Từ Nguyễn Minh Triết đến Tô Lâm với nhiều bộ mặt khác nhau
Có người ví von “Việt Nam Cuba như là trời đất sinh ra, một anh ở phía đông một anh ở phía tây.Chúng ta thay nhau giữ hòa bình cho thế giới. Cuba thức thì Việt Nam ngủ. Việt Nam gác thì Cuba nghỉ.”Câu phát biểu của cựu Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết năm 2009 khi ông ta sang thăm Cuba, rồi ông ta lên án chính quyền Mỹ nên thôi cấm vận Cuba, kết luận một câu xanh rờn!” Mình vừa động viên tổng thống Obama, nhưng mình vừa phân hóa cái nội bộ của ổng.”Nguyễn Minh Triết được thiên hạ nhắc đến câu nói này, nhờ nó mà nhiều người nhớ ông ta như một kẻ ngáo đá đang lên đỉnh.Một nước Cuba chết đói nằm giữa biển khơi bị bao vây phong tỏa thì bảo vệ được ai ? Chính quyền Hoa Kỳ không thèm can thiệp, cho chết dần chết mòn lúc nào cầu cứu thì giúp, còn mặc kệ !Còn chính quyền cộng sản Việt Nam bị Trung Quốc cướp biển đảo Hoàng Sa Trường Sa, thì bảo vệ được ai ? ông Triết bị đứt dây thần kinh xấu hổ, ví von tào lao.15 năm sau (26.9.2024), ông Tổng Bí thư Chủ tịch nước Tô Lâm trước khi sang Cuba cũng kêu gọi Mỹ bỏ cấm vận tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc, tiếp nối thế hệ đàn anh tôn thờ chủ nghĩa cộng sản.Người ta bình luận trên vỉa hè, Tô Lâm sang Mỹ mang bộ mặt khác hẳn thế hệ Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Phú Trọng, ông ta mang một phong cách trẻ, khỏe và tư tưởng đổi mới hòa nhập với dòng chảy văn minh thế giới, Việt Nam không phải ngoại lệ, tức là một mình một con đường khác với thế giới !Nhưng đừng có ảo tưởng về Tô Lâm thay đổi, nói cho lãnh đạo thế giới vừa lòng một chuyện, không bỏ hết ra khán phòng nghe ông ta diễn thuyết là mục đích của ông ta, thực chất không có gì thay đổi, trước khi sang Mỹ và Liên Hiệp Quốc, ông ta bắt buộc phải thả tự do cho hai người bất đồng quan điểm là ông Trần Huỳnh Duy Thức và Bà Minh Hồng, theo lối mòn cũ của những người tiền nhiệm, tức là dùng người Việt làm món hàng trao đổi nhân quyền. Chấm hết.
Thượng đỉnh ASEAN khai mạc: Biển Đông, Myanmar đứng đầu nghị trình
Thượng đỉnh ASEAN năm nay được xem là một phép thử quan trọng về sự đoàn kết trong bối cảnh căng thẳng dâng cao liên quan đến Biển Đông, chiến tranh tại Myanmar và một số bất đồng giữa các thành viên của khối.Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 chính thức khai mạc vào ngày thứ Tư 9/10 và sẽ kéo dài đến ngày 11/10 tại thủ đô Viêng Chăn của Lào.Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 8/8/1967, hiện có 10 thành viên.Cộng đồng ASEAN bao gồm ba trụ cột: chính trị-an ninh, kinh tế và văn hóa-xã hội.Hiện Lào đang giữ vai trò chủ tịch luân phiên của ASEAN. Thượng đỉnh ASEAN năm nay còn có sự tham gia của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol.Dự kiến chiến tranh tại Myanmar và Biển Đông sẽ là những nội dung trọng tâm của chương trình nghị sự.Trước thềm hội nghị, Việt Nam đã có phản ứng mạnh về việc lực lượng chấp pháp Trung Quốc đánh bị thương, tịch thu tài sản ngư dân Việt Nam vào ngày 29/9. Trung Quốc và Philippines cũng đã có nhiều va chạm căng thẳng trên biển trong nhiều tháng qua.Trong khi đó, chính quyền quân sự của Myanmar đã cử một quan chức ngoại giao cấp cao đến đến dự hội nghị, sau khi đã tẩy chay một thời gian kể từ sau cuộc đảo chính vào đầu năm 2021.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cj4dzj2eer4o
Hành trình Việt – Mỹ: Từ xung đột đến đối tác và tương lai dân chủ hóa Việt Nam
Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ là một trong những câu chuyện đầy biến động nhất trong lịch sử ngoại giao thế kỷ 20 và 21. Từ cuộc chiến tranh tàn khốc kéo dài gần hai thập niên, đến việc bình thường hóa quan hệ vào năm 1995, và cuối cùng là nâng cấp lên đối tác chiến lược toàn diện vào ngày 10 tháng 9 năm 2023. Sự thay đổi ngoạn mục này không chỉ là câu chuyện về lợi ích chiến lược của hai quốc gia, mà còn phản ánh sự biến đổi sâu rộng của hệ thống chính trị thế giới và sự chuyển dịch quyền lực trong khu vực châu Á. Nhưng tại sao Mỹ lại chọn cách tiếp cận như vậy với Việt Nam, và tương lai nào đang chờ đợi Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ – Trung ngày càng căng thẳng? Đặc biệt, điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tiến trình dân chủ hóa mà nhiều người Việt Nam, đặc biệt giới trẻ, đang mong mỏi? 1. Giai đoạn 1945 – 1975: Xung đột và thất bại.Sau khi Việt Nam tuyên bố độc lập năm 1945, ban đầu Hoa Kỳ giữ thái độ trung lập, nhưng cuộc Chiến tranh Lạnh đã thay đổi tất cả. Chính quyền Truman và sau đó là Eisenhower, Kennedy, và Johnson đều nhìn nhận Việt Nam qua lăng kính ngăn chặn sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản, được thể hiện rõ qua “Thuyết Domino” nổi tiếng của Tổng thống Eisenhower: “Nếu một nước Đông Dương rơi vào tay cộng sản, các nước xung quanh sẽ lần lượt sụp đổ theo”.Từ năm 1961, Hoa Kỳ bắt đầu can dự trực tiếp hơn vào cuộc chiến tranh Việt Nam, với số lượng quân Mỹ đạt đỉnh điểm hơn 500,000 người vào năm 1968. Số liệu cho thấy, Hoa Kỳ đã chi hơn 168 tỷ USD cho cuộc chiến (theo giá trị hiện tại). Nhưng dù nỗ lực quân sự lớn đến đâu, Hoa Kỳ cũng không thể thắng. Khi Tổng thống Nixon đưa ra chính sách “Việt Nam hóa chiến tranh” vào cuối những năm 1960, “mục tiêu của Mỹ không còn là chiến thắng mà là rút lui trong danh dự”.
Đại hội đồng LHQ bầu 18 thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền
ANTV) – Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) vừa qua đã bỏ phiếu kín bầu 18 thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ đảm nhận nhiệm kỳ ba năm bắt đầu từ ngày 1/1/2025, thay thế các thành viên hết nhiệm kỳ vào ngày 31/12/2024. Theo kết quả bỏ phiếu, 18 quốc gia thành viên trên bao gồm: Benin, Bolivia, Colombia, Síp, Séc, Cộng hòa Dân chủ Congo, Ethiopia, Gambia, Iceland, Kenya, Quần đảo Marshall, Mexico, Bắc Macedonia, Qatar, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ và Thái Lan.Hội đồng Nhân quyền có trụ sở tại Geneva là một cơ quan liên chính phủ trong hệ thống Liên hợp quốc chịu trách nhiệm thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền trên toàn thế giới. Khoảng một phần ba trong số 47 thành viên của hội đồng được bầu lại hàng năm để những thành viên có thể thay phiên đảm nhận các nhiệm kỳ ba năm.Các ghế của Hội đồng Nhân quyền được phân bổ trên cơ sở các nhóm khu vực với mục đích đại diện theo địa lý: 13 ghế cho Châu Phi và Châu Á – Thái Bình Dương; 8 ghế cho Châu Mỹ Latinh và Caribe; 6 ghế cho Đông Âu; 7 ghế cho Tây Âu và các quốc gia khác.
Việt Nam buộc mọi tivi, smartphone bán ra đều phải cài sẵn đài VTV
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Dưới áp lực của Bộ Thông Tin Truyền Thông Việt Nam, đài Truyền Hình Việt Nam (VTV) đã khiến một loạt hãng sản xuất tivi như Samsung, TCL, Casper… phải tích hợp nút bấm ứng dụng (app) VTVGo trên remote thì mới được bán ra thị trường.VTVGo được diễn giải là “nền tảng truyền hình số quốc gia,” nơi người dùng có thể xem mọi chương trình phát trên các kênh của VTV.Báo VietNamNet hôm 9 Tháng Mười đưa tin này và cho biết, tại sự kiện của nhà đài VTV, ông Nguyễn Thanh Lâm, thứ trưởng Thông Tin Truyền Thông Việt Nam, nhấn mạnh rằng hãng này “đã chứng minh được vai trò dẫn dắt, định hướng dư luận xã hội, giữ vững chủ quyền thông tin trên không gian mạng…”Ông Lâm cho biết thêm rằng VTVGo “trở thành một kênh thông tin được đông đảo người dân không chỉ ở Việt Nam mà ở trên toàn thế giới sử dụng.”Tuy vậy, Thứ Trưởng Lâm không nói rõ liệu những khán giả của VTVGo ở ngoại quốc là tại nước nào, là kiều bào hay người đi xuất cảng lao động.Cũng nhờ việc áp đặt nêu trên mà đại diện đài VTV khoe rằng số người xem tivi trên ứng dụng VTVGo “tăng mạnh.”Theo bản tin của VietNamNet, tính đến quý ba năm nay, đã có 43 triệu lượt tải ứng dụng VTVGo trên smartphone.
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương nhận kỷ luật của Thủ tướng
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Giang, ông Lê Ánh Dương, nhận kỷ luật cảnh cáo do Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính ký ngày 7/10/2024.Lý do nêu ra trong quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với ông Lê Ánh Dương mà TT Phạm Minh Chính ký xác định ông Dương có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác và đã bị đảng cộng sản Việt Nam thi hành kỷ luật.Thời gian kỷ luật đối với Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương kể từ ngày 17/9 khi Ủy Ban Kiểm tra Trung ương đảng cộng sản VN (UBKT) ra biện pháp kỷ luật ông này.Trước đó tại kỳ họp thứ 46 trong hai ngày 28 và 29 tháng 8, UBKT UBKT trung ương quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo Ban cán sự đảng UBND tỉnh Bắc Giang nhiệm kỳ 2021 – 2026 và các ông bà Lê Ánh Dương, phó bí thư Tỉnh ủy, bí thư Ban cán sự đảng, chủ tịch UBND tỉnh; Lê Thị Thu Hồng, phó bí thư thường trực Tỉnh ủy, bí thư đảng đoàn, chủ tịch HĐND tỉnh; Lê Ô Pích, ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, ủy viên Ban cán sự đảng, phó chủ tịch UBND tỉnh; Khiển trách Ban cán sự đảng UBND tỉnh nhiệm kỳ 2016 – 2021, Đảng đoàn HĐND tỉnh Bắc Giang nhiệm kỳ 2021 – 2026 và nhiều cán bộ lãnh đạo khác.Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang nhiệm kỳ 2020 – 2025.Lý do mà UBKT nêu ra là những lãnh đạo vừa nêu suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm Luật Phòng/Chống Tham nhũng; vi phạm những điều đảng viên cộng sản VN không được làm và thiếu trách nhiệm noi gương.Sau khi có quyết định kỷ luật cảnh cáo của Thủ tướng Chính phủ đối với ông Lê Ánh Dương như vừa nêu, vào ngày 8/10 Hội đồng Nhân dân (HĐND) tỉnh Bắc Giang tiến hành họp thông qua nghị quyết miễn nhiệm chức danh Chủ tịch UBND tỉnh và cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu HĐND đối với ông này.
Năm 2023, 134 doanh nghiệp nhà nước thua lỗ hơn $4.6 tỷ
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Chính phủ Việt Nam đã điểm mặt hàng trăm doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước làm ăn thua lỗ, âm nặng vốn chủ sở hữu.Báo VNExpress hôm 8 Tháng Mười dẫn phúc trình của chính phủ Việt Nam gửi Quốc Hội về “tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh năm 2023” cho biết trong số 671 doanh nghiệp nhà nước (gồm 473 doanh nghiệp giữ 100% vốn điều lệ và 198 đơn vị có trên 50% vốn) có đến 134 doanh nghiệp còn lỗ lũy kế, tổng cộng 115,270 tỷ đồng ($4.6 tỷ), tính tới cuối năm 2023.Trong đó, tập đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN) tiếp tục lỗ 26,700 tỷ đồng (hơn $1 tỷ), tăng 29% so với khoản lỗ một năm trước đó. Số này cao hơn mức ước tính trước đó của Bộ Công Thương đến 17,000 tỷ đồng ($684.2 triệu).Nguyên nhân được giải thích chung chung rằng “do tập đoàn này phải huy động các nguồn phát giá cao, chi phí sản xuất tăng, trong khi giá bán lẻ điện chưa đủ bù đắp.”Về lĩnh vực vận tải, thua lỗ nặng nhất là tổng công ty Hàng Không Việt Nam (Vietnam Airlines) lỗ hơn 8,850 tỷ đồng ($356 triệu) trong hai năm 2022-2023. Vốn chủ sở hữu của hãng máy bay này tính đến thời điểm cuối năm 2023 còn bị âm 8,377 tỷ đồng ($337 triệu).Tương tự, tính đến cuối năm ngoái, tổng công ty Đường Sắt Việt Nam vẫn còn khoản lỗ lũy kế hơn 2,080 tỷ đồng ($83.7 triệu), cao gấp rưỡi vốn chủ sở hữu.Giải thích về sự thua lỗ trên, chính phủ Việt Nam cho rằng “các doanh nghiệp trong lĩnh vực vận tải chưa phục hồi sau những ảnh hưởng nặng nề từ dịch COVID-19.”Năm 2023 cũng là năm “rất khó khăn” với ngành xi măng do sản lượng, giá bán giảm. Do vậy, tổng công ty Xi Măng Việt Nam (VICEM) bị thua lỗ 1,078 tỷ đồng ($43.3 triệu).Cùng với đó, sáu công ty con và hai đơn vị liên doanh sản xuất xi măng cũng thua lỗ, song không thấy giới hữu trách kê khai con số cụ thể là bao nhiêu.
https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/nam-2023-134-doanh-nghiep-nha-nuoc-thua-lo-hon-4-6-ty/
Động đất ở Việt Nam: Cộng Sản gây ra, chứ không phải thiên tai
Trong vòng chưa đầy 60 phút (từ 00 giờ 45 phút tới 01 giờ 39 phút, ngày 7 Tháng Mười đã có 6 trận động đất liên tiếp xảy ra tại huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum.Việt Nam vốn dĩ có rất ít động đất tự nhiên do tầng đất phía trên dày hơn, không có núi lửa và cũng không nằm gần các mảng kiến tạo lớn.Viện Vật lý địa cầu gọi đây là những trận động đất kích thích, gây ra bởi các hồ chứa thủy điện do cộng sản Việt Nam xây dựng thời gian qua. Lượng nước khổng lồ này gây ra sức ép lớn xuống đáy hồ, kết hợp với những đứt gãy địa phương, gia tăng ứng suất của cột nước lớn sẽ gây ra động đất kích thích. Động đất kích thích thường có chu kỳ, xảy ra sau thời gian tích nước và thời kỳ mùa mưa.Theo một thống kê năm 2022, nhà cầm quyền cộng sản đã xây dựng tới 28 đập, hồ thủy điện tại tỉnh Kon Tum. Riêng tại huyện Kon Plông (tâm chấn của những vụ động đất mấy ngày qua) thì có 3 hồ thủy điện. Lớn nhất là thủy điện Thượng Kon Tum với dung tích trữ 145 triệu mét khối nước.Cần biết rằng trong 117 năm nay (từ năm 1903 đến năm 2020), khu vực huyện Kon Plông chỉ ghi nhận khoảng 33 trận động đất có độ lớn từ 2,5 trở lên. Nhưng giai đoạn từ năm 2021 tới Tháng Tám năm 2022 đã xảy ra một loạt trận động đất với gần 200 trận mới. Chỉ tính trong vòng 24 giờ (từ 12h ngày 28 đến 12h ngày 29 tháng 7) đã xảy ra 38 vụ động đất, nhiều hơn 5 trận so với tổng số vụ động đất trong 117 năm qua. Hiện số vụ động đất tại huyện Kon Plông vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.
Quảng Ngãi: Càng quy hoạch, người dân càng khổ!
UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa gửi Bộ Xây Dựng về việc thẩm định, trình phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị mới Bình Sơn đến năm 2045.Thay vì vui mừng cho địa phương sắp có thêm dự án góp phần phát triển cơ sở hạ tầng và kinh tế, nhiều người dân huyện Bình Sơn-tỉnh Quảng Ngãi chẳng mấy quan tâm, vì cả chục năm qua, bà con phải sống trong sự ngột ngạt, khổ sở trăm bề vì vấn đề ô nhiễm môi trường do các dự án tại đây đem lại.Đây là dự án có quy mô diện tích khoảng 46,685,24 ha, bao trùm toàn bộ 21 xã và thị trấn Châu Ổ thuộc hiện Bình Sơn. Nhà chức trách còn cho biết thêm, khi dự án được thông qua, đây không chỉ là bước tiến quan trọng trọng trong việc phát triển cơ sở hạ tầng và kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi, mà còn đóng vai trò then chốt trong việc hình thành một trung tâm công nghiệp, thương mại và du lịch hàng đầu của miền Trung Việt Nam.Cũng là người con sinh ra tại mảnh đất miền Trung, tôi có không ít lần ghé đến vùng đất Bình Sơn-Quảng Ngãi. Tại đây, hơn chục năm qua đã tồn tại Khu Kinh Tế Dung Quất. Phải thừa nhận rằng, kể từ khi khu kinh tế này được thành lập vào năm 2005, cuộc sống nghèo khó của người dân tại vùng đất đầy nắng gió này đã được thay đổi.
https://saigonnhonews.com/thoi-su/viet-nam/quang-ngai-cang-quy-hoach-nguoi-dan-cang-kho/
CSVN thả tù nhân một cách đểu cáng với các trò ‘kịch tính’ bất đắc dĩ
Bà Nguyễn Thúy Hạnh, một tù nhân lương tâm nổi tiếng tại Việt Nam vừa được trả tự do về nhà sau ba năm sáu tháng vừa ở trại tạm giam, vừa ở tại bệnh viện Tâm Thần Trung Ương.Tin bà ra khỏi nhà tù nhỏ của chế độ độc tài đảng trị tại Việt Nam được chồng bà, ông Huỳnh Ngọc Chênh, đưa tin, hình ảnh và hai video clip ngắn đón bà trên phố và tại căn chung cư của gia đình trên trang Facebook cá nhân.Hơn 800 bạn bè, bằng hữu khắp nơi, trong ngoài nước, qua facebook gửi lời chúc mừng bà ra tù, cầu mong bà sẽ có cơ hội được chữa trị ung thư và chứng trầm cảm tốt hơn với cơ hội lành bệnh.Người ta tiếp tay nhau chuyển đi khắp nơi trên mạng xã hội, bản tin, bài viết của ông Chênh kể lại lại chuyện đón vợ ra tù đầy “kịch tính” mà có lẽ chỉ xảy ra tại đất nước có ông tổng bí thư đảng tự sướng “dân chủ đến thế là cùng.”Đúng ra, chỉ nên gọi đó là trò đểu cáng của những kẻ chuyên lừa gạt, ăn gian nói dối với tất cả mọi người, trong tất cả mọi trường hợp của cái chế độ tự xưng tụng là “của dân, do dân và vì dân” này. Chúng ta hãy đọc những gì ông Huỳnh Ngọc Chênh kể lại:“Ngày 3 Tháng Mười, tui lái xe từ Đà Nẵng, trưa ngày 4 đến huyện Thường Tín, Hà Nội. Tui thuê khách sạn ở gần trại tạm giam số 2 để mật phục chờ đón nàng. Sáng ngày 5 tui cùng em trai Hạnh vào trại tạm giam thăm Hạnh thì được trả lời, Thứ Bảy chỉ dành cho tù nhân chưa có án. Tui hỏi Thứ Hai ngày 7 Hạnh được mãn hạn tù thì đón Hạnh như thế nào, cán bộ tại đây nói không biết chuyện đó. Tui ra hỏi bộ phận tiếp khách thì được trả lời 9 giờ sáng ngày 7 đến cổng trại tạm giam đón về mà không cần thủ tục gì cả.”
https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/chuyen-tha-tu-voi-cac-tro-kich-tinh-bat-dac-di/
FredHub: Công ty giáo dục khai phóng phải giải thể, khoảng 50 thành viên bị mời làm việc
Một doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam cung cấp các khóa học “tự do và khai phóng” phải giải thể sau một năm hoạt động, cơ quan an ninh nhiều tỉnh thành liên tục triệu tập làm việc với hơn 50 học viên và cộng tác viên.Ông Nguyễn Hồ Nhật Thành thành lập Công ty TNHH Giải pháp Giáo dục FredHub (viết tắt của Free Education Hub – Trung tâm Giáo dục Tự do) trong tháng 3/2022 theo hình thức công ty giáo dục để cung cấp các khoá học tại chỗ hoặc trực tuyến, giúp nâng cao năng lực tư duy độc lập, mở rộng tầm nhìn toàn diện và khai phóng tiềm năng cá nhân.Theo giới thiệu trên trang chủ, công ty hoạt động theo hình thức một doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận với sứ mệnh nâng cao năng lực cho cá nhân và thúc đẩy sự phát triển bền vững của xã hội.Tuy nhiên, đến cuối năm 2023, ông Thành phải giải thể công ty và tạm dừng các khóa học vì cộng tác viên và giảng viên của chương trình bị công an ở nhiều địa phương sách nhiễu.Dù đã không còn hoạt động, trong mười tháng qua, cơ quan an ninh ở nhiều địa phương vẫn tiếp tục mời làm việc khoảng 50 học viên và cộng tác viên để điều tra về FredHub. Ông Thành cho biết, trong giấy mời làm việc những người này chỉ ghi lý do liên quan đến tạm trú, nhưng khi lên đồn công an lại bị tra khảo về các khóa học trong một đến hai ngày.
Campuchia bắt giữ, khởi tố 22 người Việt vì tàng trữ, sử dụng ma túy
Nhà chức trách Campuchia bắt giữ và khởi tố 22 người đàn ông Việt Nam về các hành vi tàng trữ ma túy, buôn lậu ma túy và sử dụng vũ khí trái phép ở thành phố Bavet nằm trên đường biên giới giữa Campuchia và Việt Nam, báo mạng Khmer Times đưa tin vào sáng sớm hôm 8/10.Theo Khmer Times, tòa án tỉnh Svay Rieng đã khởi tố nhóm người nêu trên hôm 7/10. Báo mạng này trích dẫn Đại tá Nhim Saroeun, Phó Giám đốc Sở Chống Ma túy tỉnh Svay Rieng cho hay toàn bộ các nghi phạm bị khởi tố về các hành vi sử dụng, tàng trữ và buôn lậu ma túy; riêng 2 người trong nhóm bị khởi tố thêm về hành vi sở hữu vũ khí trái phép.Nhóm này đối mặt với án tù từ ít nhất 10 năm tới 30 năm nếu bị tòa tuyên là có tội.13 người trong số các nghi phạm bị bắt giữ vào đêm hôm 2/10 khi cảnh sát chống ma túy tỉnh Svay Rieng đột kích một quán karaoke có chủ là người Việt ở làng Bavet Kandal thuộc thành phố Bavet trong tỉnh.Ngoài số người bị bắt, cảnh sát cũng thu giữ nhiều tang vật bao gồm 61 gói ma túy đá (meth), các chất liệu liên quan đến ma túy, 267 điếu thuốc lá điện tử, 2 súng lục và 15 viên đạn, Khmer Times cho biết.Trước đó, hôm 1/10, 9 người Việt bị bắt khi cảnh sát đột kích chính quán karaoke này. Cảnh sát đã thu giữ hơn 2,3 kg ma túy ecstasy, hơn 5 gram meth và các chất liệu khác liên quan đến ma túy, theo tin của Khmer Times và The Star.Trong cả 2 cuộc đột kích, tất cả các nghi phạm đều được xét nghiệm nước tiểu và có kết quả dương tính với ma túy.
3 nữ doanh nhân Việt lọt top quyền lực nhất châu Á
Chủ tịch VietJet Air Nguyễn Thị Phương Thảo, CEO Vinamilk Mai Kiều Liên và CEO Sacombank Nguyễn Đức Thạch Diễm được Fortune vinh danh trong danh sách năm nay.Tạp chí Fortune (Mỹ) công bố danh sách 100 nữ doanh nhân quyền lực nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Các đại diện năm nay đến từ 11 quốc gia, thuộc nhiều lĩnh vực, từ tài chính, năng lượng, vận tải, thực phẩm – đồ uống đến nhà hàng – khách sạn.Việt Nam có 3 đại diện trong danh sách. Đó là Chủ tịch VietJet Air Nguyễn Thị Phương Thảo, CEO Vinamilk Mai Kiều Liên và CEO Sacombank Nguyễn Đức Thạch Diễm.Bà Nguyễn Thị Phương Thảo sáng lập hãng hàng không giá rẻ VietJet năm 2011. Kể từ khi hoạt động, hãng bay này luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao. Năm ngoái, hãng này chuyên chở 25,3 triệu lượt hành khách. Số lượt khách quốc tế là 7,6 triệu, tăng 183% so với năm 2022. Bà Thảo cũng là nữ tỷ phú duy nhất của Việt Nam góp mặt trong danh sách của Forbes nhiều năm qua, hiện sở hữu tài sản 2,9 tỷ USD.Trong khi đó, bà Mai Kiều Liên gia nhập Vinamilk ngay từ khi doanh nghiệp được thành lập năm 1976. Trong 4 năm đầu tiên, bà là kỹ sư công nghệ phụ trách phân xưởng sữa đặc. Sau khi hoàn thành khóa đào tạo tại Nga năm 1984, bà làm Phó tổng giám đốc phụ trách kinh tế. Từ năm 1992, bà là Tổng giám đốc Vinamilk. Vinamilk hiện là công ty thực phẩm – đồ uống lớn nhất niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE), với vốn hóa 6 tỷ USD.Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm là Phó chủ tịch kiêm CEO Sacombank. Bà gia nhập ngân hàng này năm 2002 và được bổ nhiệm vào vị trí CEO năm 2017. Bà Diễm đã chèo lái Sacombank qua quá trình tái cơ cấu kéo dài 7 năm để giảm nợ xấu. Tổng tài sản ngân hàng này hiện khoảng 27 tỷ USD.
https://vnexpress.net/3-nu-doanh-nhan-viet-lot-top-quyen-luc-nhat-chau-a-4801788.html
Thị trưởng Tampa báo động bão Milton: ‘Nếu không di tản… chỉ có chết’
TAMPA, Florida (NV) – Thị trưởng Tampa, một thành phố nằm trong tâm cuồng phong Milton, đưa ra cảnh cáo nghiêm trọng dành cho cư dân Florida nếu không nghe theo lời kêu gọi di tản trước cơn bão hung tợn.“Nếu ai không chịu di tản… thì sẽ chết oan mạng,” Thị Trưởng Jane Castor thẳng thắn nói trên CNN về hiểm họa của Milton, một cơn bão cấp 5 “thảm khốc theo đúng nghĩa đen” đang tiến về Florida.Thời điểm sớm nhất để Milton đổ bộ vào Florida là Thứ Tư, 9 Tháng Mười và có thể nghiền nát nhiều thứ còn dữ dằn hơn cơn bão chết chóc Helene, từng càn quét một số khu vực tại Florida hồi tuần trước. Castor nhấn mạnh rằng mất mạng là chuyện hiển nhiên, chứ không còn là chuyện hên xui may rủi, nếu cố gắng chống chọi với cơn bão. Bà hối thúc cư dân tại các khu vực cần phải di tản rằng đã tới lúc phải tháo chạy càng nhanh càng tốt.“Ngay bây giờ, tôi có thể tuyên bố rằng chưa từng có cơn bão nào như Milton,” Castor nói trên CNN. “Helene chẳng qua chỉ là hồi chuông báo động, đây mới thực sự là thảm kịch.”
https://www.nguoi-viet.com/hoa-ky/thi-truong-tampa-bao-dong-bao-milton-neu-khong-di-tan-chi-co-chet/
Người Việt ở Mỹ di tản trong sợ hãi vì bão Milton sắp ập tới
Nhiều người gốc Việt vùng Vịnh Tampa ở bang Florida đang di tản tránh bão Milton, một cơn bão được dự báo là mạnh nhất trong thế kỷ qua, sẽ đi xuyên qua bang này với sức mạnh đến 250 km/giờ và nước biển có thể dâng cao hơn 3,5 mét.Họ ra đi sau khi nhận lệnh từ chính quyền, nhưng quan trọng hơn là vì chính sự an toàn và tính mạng của họ và gia đình. Các cư dân gốc Việt này nằm trong số hàng triệu người phải rời khỏi nhà cửa khi bão Milton đang ập vào một trong những khu thương mại, du lịch đông dân nhất của bang Florida.“Mình có căn nhà ở biển đã bị ngập nước rồi, rồi một căn khác nữa cũng ở gần biển. Mình thấy sợ quá nên cũng đang đến khu Valrico”, bà Thu Hoài Trương cho VOA biết vào chiều ngày 8/10.Bà có nhà khu Bradenton, vùng Vịnh Tampa và hiện cùng gia đình đang lưu trú tại nhà người thân ở khu Valrico gần đó.Gia đình bà thực hiện lệnh tản cư từ hồi 12h khuya đêm hôm trước để tránh bão. Tuy nhiên, bà vẫn đang dõi theo tin tức và nếu tình hình xấu đi, gia đình bà có thể sẽ tiếp tục đi xuống phía nam ở West Palm Beach hoặc xa hơn về phía bắc để tránh bão.
ASEAN+1: Philippines tố cáo các hành vi hù dọa quấy rối tại Biển Đông, kêu gọi Trung Quốc-ASEAN khẩn trương đàm phán về COC
Biển Đông chiếm một vị trí quan trọng trong cuộc họp cấp cao ASEAN và Trung Quốc ngày hôm nay, 10/10/2024 tại Vientiane- Lào. Trong lúc thủ tướng Trung Quốc Lý Cường kêu gọi đẩy mạnh « hội nhập » kinh tế giữa các nước Đông Nam Á với Bắc Kinh, thì Manila đề nghị khẩn trương đàm phán về một Bộ Quy Tắc Ứng Xử ở Biển Đông để giảm thiểu nguy cơ xung đột. Theo Reuters ghi nhận, phát biểu trước các đối tác Đông Nam Á và thủ tướng Trung Quốc Lý Cường, tổng thống Philippines, Ferdinand Marcos Jr. đã nhấn mạnh các bên cần đạt được những tiến bộ quan trọng để giảm thiểu căng thẳng tại Biển Đông, « cần thực sự cởi mở để giải quyết những bất đồng ». Theo Manila, ASEAN và Trung Quốc cần « khẩn cấp đàm phán về một Bộ Quy Tắc Ứng Xử ». Nguyên thủ Philippines kết luận, « thật đáng tiếc là tình hình ở Biển Đông vẫn căng thẳng và Philippines vẫn phải chịu các hành vi hù dọa và quấy rối ».Hãng tin Mỹ AP nhắc lại trong những tháng gần đây thường xuyên xảy ra đụng độ giữa tàu của Trung Quốc và Philippines trong các vùng biển có tranh chấp. Đối với Việt Nam vụ tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi bị tấn công hôm 29/09/2024 ở Hoàng Sa gây căng thẳng trong quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc. Các khu vực thuộc đặc quyền kinh tế của Indonesia và Malaysia cũng thường xuyên bị tàu của Trung Quốc thâm nhập.
Philippines và Trung Quốc đổ lỗi cho nhau trong vụ đụng độ mới nhất ở Biển Đông
Philippines hôm 8/10 cáo buộc lực lượng hải cảnh Trung Quốc đã phun vòi rồng vào các tàu của chính phủ đang chở hàng tiếp tế cho ngư dân tại một bãi cạn tranh chấp ở Biển Đông, nhưng Bắc Kinh nói rằng “các biện pháp kiểm soát” của họ được thực hiện sau các vụ xâm phạm của các tàu thuyền đó vào vùng biển của Trung Quốc. Sự cố này là vụ đụng độ mới nhất giữa hai nước liên quan đến bãi cạn Scarborough, một ngư trường nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines mà Trung Quốc tuyên bố là lãnh thổ của mình. “Chúng tôi kêu gọi Philippines ngay lập tức chấm dứt các hành vi vi phạm”, Lưu Đức Quân, người phát ngôn của lực lượng hải cảnh Trung Quốc, cho biết trong một tuyên bố. Lực lượng này nói thêm rằng hai tàu của Philippines đã “xâm phạm vùng biển” gần bãi cạn Scarborough, dẫn đến điều mà phía Trung Quốc gọi là “các biện pháp kiểm soát”.
https://www.voatiengviet.com/a/7814768.html
Indonesia đề nghị Apple, Google chặn Temu của TQ để bảo vệ những nhà kinh doanh nhỏ lẻ
Mới đây, Indonesia đề nghị Google thuộc Alphabet và Apple chặn hãng thương mại điện tử giao hàng nhanh Temu của Trung Quốc trong các kho ứng dụng của họ tại Indonesia để không thể tải xuống, một bộ trưởng nói hôm thứ Sáu 11/10.Động thái này nhằm mục đích chủ động ra tay để bảo vệ các doanh nghiệp vừa và nhỏ của quốc gia này khỏi các sản phẩm giá rẻ do hãng Temu PDD Holdings chào bán, Bộ trưởng Truyền thông Budi Arie Setiadi nói với Reuters, mặc dù chính quyền vẫn chưa thấy có bất kỳ giao dịch nào của người dân Indonesia trên nền tảng này.Sự tăng trưởng nhanh chóng của Temu đã khiến một số quốc gia theo dõi chặt chẽ mô hình kinh doanh chi phí thấp của công ty này, đó là gửi bưu kiện cho khách hàng từ Trung Quốc.
Phó lãnh tụ Hezbollah tuyên bố ủng hộ các nỗ lực ngừng bắn ở Lebanon
BEIRUT, Lebanon (NV) – Hôm Thứ Ba, 8 Tháng Mười, tổ chức Hezbollah để cánh cửa mở nhằm hoan nghênh một lệnh ngừng bắn qua thương thuyết sau khi các lực lượng Israel mở thêm các mũi tiến quân vào Lebanon, trong khi bộ trưởng Quốc Phòng Israel cho biết thêm một giới chức cao cấp nữa của nhóm bạo động được Iran nuôi dưỡng dường như đã bị giết, nguồn tin thông tấn xã Reuters cho hay..Trong một đòn mới nhất giáng mạnh vào quân Hezbollah, Bộ Trưởng Quốc Phòng Israel Yoav Gallant cho rằng dường như kẻ thay thế thủ lĩnh tối cao Hezbollah bị giết trước đây, tức là Giáo Sĩ Sayyed Hassan Nasrallah, cũng đã bị “tiêu diệt.”Hashem Safieddine, được coi là giới chức cao cấp nhất của Hezbollah hiện nay, được nhiều người kỳ vọng sẽ kế nhiệm vị giáo sĩ quá cố.
Israel tiếp tục không kích dữ dội vào lãnh thổ Liban và Syria
Các máy bay chiến đấu Israel đã oanh tạc dữ dội các khu vực Bourj Barajneh, Haret Hreik và Lailaky thuộc vùng Dahieh, gây ra nhiều vụ hỏa hoạn lớn và phá hủy nhiều công trình.Trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa Israel và lực lượng vũ trang Hezbollah, khu vực phía Nam thủ đô Beirut của Liban tiếp tục hứng chịu các cuộc không kích dữ dội từ quân đội Israel trong đêm 8/10.Theo Hãng thông tấn quốc gia Liban (NNA), các máy bay chiến đấu Israel đã oanh tạc dữ dội các khu vực Bourj Barajneh, Haret Hreik và Lailaky thuộc vùng Dahieh, gây ra nhiều vụ hỏa hoạn lớn và phá hủy nhiều công trình.Một trong những cuộc không kích dữ dội nhất đã diễn ra tại Bourj Barajneh, nơi 4 tòa nhà bị san phẳng hoàn toàn. Mục tiêu của các cuộc tấn công này là nhằm phá hủy những cơ sở hạ tầng và doanh nghiệp được cho là có liên hệ với lực lượng Hezbollah. Sức ép từ các đợt không kích không ngừng đã buộc hàng nghìn cư dân phải rời bỏ nhà cửa, tìm kiếm nơi ẩn náu an toàn ở những vùng khác.Kể từ ngày 23/9, Israel đã mở rộng quy mô các cuộc không kích trên toàn Liban, nhắm vào các mục tiêu được cho là có liên quan đến Hezbollah. Hệ quả là hàng trăm nghìn người dân Liban bị mất nhà ở và phải di tản, trong khi thương vong gia tăng nhanh chóng.
Chính phủ Nhật thừa nhận chỉnh sửa ảnh nội các mới
Chính phủ Nhật thừa nhận đã chỉnh sửa ảnh chính thức của nội các mới để các thành viên trông chỉnh tề hơn rồi đăng lên website.Ảnh chụp nội các mới của Nhật Bản đã được chỉnh sửa một số chỗ trước khi xuất hiện trên website của văn phòng Thủ tướng, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshimasa Hayashi ngày 7/10 thừa nhận.Đây là bức ảnh do các phóng viên chụp sau khi tân Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba ra mắt nội các mới ngày 1/10. Tuy nhiên, sau khi chính phủ Nhật đăng ảnh ngày 3/10, các phóng viên nhận ra đây không phải là bức ảnh gốc.Trong ảnh gốc do phóng viên chụp, một phần áo sơ mi trắng của Thủ tướng Ishiba và Bộ trưởng Quốc phòng Gen Nakatani bị lòi ra khỏi áo đuôi tôm. Trong bức ảnh đăng trên website chính phủ, những chỗ này đã được chỉnh sửa, vị trí một số bộ trưởng cũng được dịch chuyển để nhìn rõ mặt hơn. “Các bức ảnh sự kiện tại Văn phòng Thủ tướng sẽ được nhớ đến trong nhiều năm tới, do đó nhiều bức đã được chỉnh sửa đôi chút, không chỉ với bức ảnh này”, ông Hayashi cho biết.Chính phủ Nhật đăng ảnh chỉnh sửa lên website sau khi ảnh gốc bị nhiều người chế giễu trên mạng xã hội, chỉ trích tân nội các mặc phục trang không chỉnh tề. Một số người dùng mạng xã hội còn ví đây như “bức ảnh chụp nhóm người cao tuổi đi du lịch suối nước nóng”.
https://vnexpress.net/chinh-phu-nhat-thua-nhan-chinh-sua-anh-noi-cac-moi-4801643.html
Tổng thống Biden vắng mặt tại hội nghị ASEAN – Vientiane : một sai lầm lớn của Hoa Kỳ
Lần thứ nhì liên tiếp tổng thống Mỹ Joe Biden vắng mặt tại hội nghị cấp cao ASEAN, khiến khối các nước Đông Nam Á càng thấm thía nguyên tắc « Mỹ thì xa, Trung Quốc thì gần ». Đành rằng tổng thống Nga và chủ tịch Trung Quốc không đích thân đến dự hội nghị Vientiane nhưng có lẽ nếu được mời tham dự một « thượng đỉnh » do Mỹ chủ trì, sẽ không một quốc gia nào dám chỉ cử ngoại trưởng đi tham dự. Sự bất cân đối đó có thể hiểu là trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, khối Đông Nam Á chỉ đóng vai trò « thứ yếu » hay là Washington đã nhường sân chơi cho Bắc Kinh ?Tại thượng đỉnh ASEAN năm ngoái tổ chức tại Indonesia, Nhà Trắng đã cử phó tổng thống Kamala Harris đến dự. Lần này, hơn 30 ngày trước bầu cử tổng thống bất phân thắng bại trước đối thủ Donald Trump, ai cũng hiểu, ASEAN đương nhiên không là mối quan tâm hàng đầu của bà Harris.
Thăm dò của Reuters/Ipsos: Bà Harris vượt ông Trump trong nhóm cử tri ngoại ô
Ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân chủ Kamala Harris đã xóa bỏ lợi thế của đối thủ thuộc Đảng Cộng hòa Donald Trump trong tầng lớp trung lưu vốn chiếm số đông trong xã hội Mỹ: cư dân vùng ngoại ô và các hộ gia đình có thu nhập trung bình, một phân tích về cuộc thăm dò của Reuters/Ipsos cho thấy.Kể từ khi Tổng thống Joe Biden kết thúc chiến dịch tái tranh cử vào ngày 21 tháng 7, Phó Tổng thống Harris đã vươn lên dẫn đầu ở cả hai nhóm dân số, làm hồi sinh triển vọng của Đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử vào ngày 5 tháng 11, mặc dù cuộc đua vẫn cực kỳ sít sao.Người dân ngoại ô, vốn chiếm khoảng một nửa số cử tri Hoa Kỳ và có sự đa dạng về chủng tộc giống như cả nước nói chung, được coi là nhóm cử tri quan trọng cần phải thắng. Ông Biden đã đánh bại Trump ở các địa hạt vùng ngoại ô với khoảng sáu điểm phần trăm trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020.
https://www.voatiengviet.com/a/7817507.html
Ngoài chính trị, vụ thử phi đạn của Trung Quốc phản ánh nhu cầu quân sự
Từ một phi đạn được vận chuyển kín đáo trên ngàn cây số tới địa điểm phóng, đến việc sử dụng các căn cứ và vệ tinh từ xa để theo dõi nó từ Đảo Hải Nam tới Nam Thái Bình Dương, vụ phóng thử phi đạn đạn đạo liên lục địa ICBM của Trung Quốc hồi tháng 9 đã đánh dấu một cuộc thử nghiệm tính cần thiết về hoạt động của phi đạn.Sáu nhà phân tích an ninh và bốn nhà ngoại giao đánh giá vụ phóng ngày 25 tháng 9 cho biết mặc dù vụ thử nghiệm hiếm hoi này mang thông điệp chính trị trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường vũ khí hạt nhân, nhưng nó cũng đáp ứng được nhu cầu từ lâu của Lực lượng Rốc-két trong Quân đội Giải phóng Nhân dân nhằm đảm bảo khả năng răn đe hạt nhân của họ hiệu quả như quảng cáo.
Mỹ báo động: Trung Quốc có thể thâu tóm Đài Loan không tốn một viên đạn
WASHINGTON, DC (NV) – Nhiều năm qua, các viên chức quân sự và giới phân tích Hoa Kỳ từng cảnh cáo về các cuộc tấn công võ trang hoặc thôn tính Trung Quốc có thể nhắm vào Đài Loan, nhưng một nguồn tin được công bố hôm Thứ Sáu, 4 Tháng Mười gióng lên hồi chuông báo động về các chiến thuật phi quân sự hiệu quả Hoa Lục có thể thực hiện nhằm chống lại hòn đảo dân chủ, ABC đưa tin.Bắc Kinh có thể tiến hành một cuộc chiến kinh tế và an ninh mạng hòng ép buộc Đài Loan đầu hàng mà không cần động tay động chân, Tổ Chức Phòng Vệ Dân Chủ FDD, một viện nghiên cứu đặt trụ sở tại Washington, cho biết trong phúc trình. Đó là một kịch bản khả dĩ nhưng lại bị bỏ qua, theo phúc trình, điều này đặt ra thách thức cho Hoa Kỳ, đồng minh lớn nhất của Đài Loan, và đề nghị Washington chuẩn bị kế sách ứng phó tốt nhất.
Hoa Kỳ và Đức được cho là những nước cung cấp vũ khí chủ yếu cho Israel
Vào lúc các cuộc xung đột ở Trung Cận Đông bùng lên dữ dội như hiện nay, vấn đề cung cấp vũ khí cho Israel trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết. Theo một báo cáo của Viện Nghiên cứu Quốc tế về Hòa Bình Stockholm (Sipri) công bố hôm 04/10, Đức và Mỹ là hai nước cung cấp chủ yếu vũ khí cho Nhà nước Do Thái bên cạnh nhiều nước châu Âu khác như Tây Ban Nha, Ý hay Pháp. Báo cáo của Sipri cho biết, Israel nhập khẩu tới 69% lượng vũ khí từ Hoa Kỳ. Như vậy Washington là nguồn cung ứng vũ khí hàng đầu cho Tel Aviv. Chi phí cho nhập khẩu được tài trợ một phần từ khoản viện trợ quân sự trị giá 3,3 tỷ đô la mà chính phủ Mỹ phân bổ hàng năm cho Nhà nước Do Thái. Khoản viện trợ này còn được bổ sung 500 triệu đô la dành cho hợp tác phòng không, đặc biệt để bảo trì thiết bị chống tên lửa vẫn được gọi là Vòm sắt.Ngoài nguồn viện trợ trên, quân đội Israel còn là khách hàng lớn của công nghiệp Quốc Phòng Mỹ, như để mua sắm các chiến đấu cơ hiện đại F-35. Theo một điều tra của nhật báo New York Times được Sipri trích dẫn, trong 5 tháng 2024, 5000 quả bom loại 1 tấn đã được giao cho quân đội Israel.
Chiến tranh Ukraina : TT Zelensky dự thượng đỉnh Ukraina-Đông Nam Âu
Thượng đỉnh Ukraina – Đông Nam Âu được tổ chức vào hôm nay 09/10/2024 tại Dubrovnik, Croitia, nhằm tái khẳng định « sự ủng hộ của vùng Balkan dành cho nhân dân Ukraina » và viện trợ quân sự cho Ukraina chống Nga xâm lược. Tham dự thượng đỉnh có tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky và nguyên thủ quốc gia, thủ tướng hoặc ngoại trưởng của 12 nước khu vực Đông Nam Âu, gồm Albania, Bosnia-Herzegovina, Bulgari, Hy Lạp, Kosovo, Moldova, Montenegro, Bắc Macedonia, Rumani, Serbia, Slovenia và Thổ Nhĩ Kỳ.Theo dự kiến, các thỏa thuận hợp tác quân sự mới sẽ được công bố tại thượng đỉnh lần này.Liên quan đến nước chủ nhà Croatia, thủ tướng Andrej Plenkovic cam kết đất nước ông sẽ thể hiện « tình đoàn kết với Ukraina, trong đó có quân sự ». Có thể Croitia và Ukraina sẽ ký kết một thỏa thuận hợp tác dài hạn, dựa vào kinh nghiệm rà phá bom mìn sau chiến tranh những năm 1990 và về việc xét xử tội ác chiến tranh. Trong 2 năm qua, Croatia đã viện trợ 300 triệu euro cho Ukraina, chủ yếu là viện trợ quân sự.
Lực lượng Ukraine tấn công cảng dầu ở Crimea
Lực lượng Ukraine hôm 7/10 đã thực hiện một cuộc tấn công vào một cảng dầu ở Bán đảo Crimea do Nga chiếm đóng.Quân đội Ukraine cho biết địa điểm mà họ tấn công ở Feodosia được sử dụng để cung cấp cho các lực lượng Nga.Bộ Quốc phòng Nga cho biết hôm 7/10 rằng họ đã bắn hạ 12 máy bay không người lái của Ukraine trên bầu trời Crimea, cũng như một số máy bay khác trên các khu vực Belgorod, Kursk, Bryansk và Voronezh của Nga.Ukraine thường xuyên tấn công các địa điểm quân sự của Nga ở Crimea kể từ khi lực lượng Nga tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào đầu năm 2022. Các cuộc tấn công đã cản trở Hạm đội Biển Đen của Nga.
https://www.voatiengviet.com/a/luc-luong-ukraine-tan-cong-cang-dau-o-crimea/7813292.html
Ukraine tuyên bố tấn công căn cứ có hơn 50 máy bay quân sự, trực thăng của Nga
Hôm nay (10/10), Bộ Tổng tham mưu Ukraine xác nhận các lực lượng nước này đã tấn công thành công sân bay quân sự Khanskaya thuộc vùng Adygea của Nga. Lời xác nhận được đưa ra, ngay sau khi chính quyền Adygea báo cáo về một vụ tấn công bằng UAV nhằm vào sân bay Khanskaya trong sáng sớm nay. Kênh Telegram Astra cũng đưa tin, các vụ nổ gần sân bay đã xuất hiện vào buổi sáng.”Trong cuộc tấn công, 57 chiến đấu cơ, máy bay huấn luyện, và trực thăng của Nga đã có mặt tại sân bay. Trong đó có các tiêm kích Su-34 và Su-35, cùng trực thăng Mi-8″, một nguồn tin trong Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) nói với tờ Kyiv Independent.
Ukraine mất một nửa thành phố chiến lược ở Donetsk
Tờ DW và Kyiv Independent dẫn tin từ quân đội Ukraine cho hay, trong vài ngày qua, 8 cuộc giao tranh đã xảy ra xung quanh thành phố trên đồi ở khu vực Donetsk này. Quân đội Nga vẫn đang chạy đua với thời tiết, cố gắng giành thêm nhiều thị trấn nữa ở phía đông Ukraine trước khi mặt đất trở nên lầy lội vào mùa thu và nhiệt độ sẽ giảm mạnh. Người đứng đầu cơ quan hành chính quân sự của Toretsk, Vasyl Chynchyk nói: “Khoảng 40-50% thành phố nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng vũ trang Ukraine trong khi phần còn lại đã bị Nga chiếm giữ”. Theo ông Chynchyk, khoảng 1.150 người vẫn ở lại thành phố và cuộc sơ tán vẫn tiếp diễn. Oleksandr, một người lính pháo binh thuộc Lữ đoàn phòng thủ lãnh thổ 109 của Ukraine được triển khai tới Toretsk nói: “Tôi cho rằng, thành phố này sẽ không trụ được lâu… đang thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng”. Chuyên gia quân sự Ukraine Mykhailo Zhyrokhov nói: “Tình hình rất tệ, nếu bộ chỉ huy không gửi quân dự bị đến trong tương lai gần, tình hình sẽ rất khó khăn, nếu không muốn nói là thảm khốc”.
https://vietnamnet.vn/ukraine-de-mat-mot-nua-thanh-pho-chien-luoc-o-donetsk-2331151.html
Nga cảnh báo NATO chịu ‘hậu quả thảm khốc’ vì hành động ở Bắc Cực và Ukraine
Theo hãng thông tấn RIA Novosti, bà Yulia Zhdanova, quyền Trưởng phái đoàn Nga đàm phán tại Vienna về an ninh quân sự và kiểm soát vũ khí, cho hay “NATO từ lâu đã chuẩn bị cho một cuộc đụng độ vũ trang tiềm tàng với Nga, liên tục đưa ra các phương án có thể xảy ra từ Bắc Cực đến Biển Đen”. Cũng theo bà Zhdanova, “cùng lúc đó, những bước đi rất khiêu khích đang được thực hiện theo hướng Ukraine. Tầm bắn của các tên lửa được cung cấp đang tăng đều, và lời lẽ về khả năng gửi quân đội NATO đến Ukraine vẫn tiếp tục mà cụ thể là Pháp rất nhiệt tình””‘Trò chơi’ này có thể mất kiểm soát, và dẫn đến leo thang xung đột với những hậu quả thảm khốc”, bà Zhdanova cảnh báo. Hiện NATO và Bộ Quốc phòng Nga chưa lên tiếng bình luận về thông tin trên.
Bất đồng nội bộ có thể cản trở Israel trả đũa Iran
Căng thẳng và bất đồng lâu nay giữa Thủ tướng Netanyahu và Bộ trưởng Quốc phòng Gallant có thể đã gây nhiều khó khăn với Israel về cách đáp trả Iran.Một quan chức Israel ngày 10/10 nói với CNN rằng nội các an ninh nước này sẽ họp trong đêm nay để bỏ phiếu về cách đáp trả với cuộc tập kích bằng tên lửa đạn đạo của Iran hồi đầu tháng. Thông tin này cho thấy chính quyền Thủ tướng Benjamin Netanyahu trong gần hai tuần qua vẫn chưa nhất trí được về cách thức khiến Iran “trả giá đắt” như họ đã đe dọa.Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant đã tuyên bố đòn đáp trả Iran sẽ “chết chóc, chính xác và bất ngờ”. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng những bất đồng công khai lâu nay giữa ông Gallant và Thủ tướng Netanyahu có thể đã cản trở Israel đưa ra phản ứng như vậy một cách nhanh chóng. Bất đồng đó được thể hiện hồi đầu tuần, khi ông Gallant phải đột ngột hủy chuyến công du tới Mỹ gặp người đồng cấp Lloyd Austin để thảo luận về xung đột với Hezbollah ở Lebanon và đòn đáp trả với Iran.
https://vnexpress.net/bat-dong-noi-bo-co-the-can-tro-israel-tra-dua-iran-4802287.html
.Giải Nobel Văn học 2024 thuộc nữ văn sĩ Hàn Quốc Han Kang
Giải Nobel Văn học năm 2024 thuộc về nữ văn sĩ Hàn Quốc Han Kang nhờ các tác phẩm được nhận định là “trực diện với những chấn thương lịch sử, phơi bày sự mong manh trong cuộc sống phận người”.Viện Hàn lâm Thụy Điển công bố giải Nobel Văn học 2024 vào chiều ngày 10/10 (theo giờ Hà Nội) như vừa nêu.Nữ văn sĩ Han Kang sinh ngày 27/11/1970 ở Gwangju. Cha bà là tiểu thuyết gia Han Seung Won. Bà cho biết được truyền cảm hứng bời sách của các tác giả Hàn Quốc khác như Kang So Cheon Ma Hae Song; đồng thời bà yêu thích văn học Nga qua các tác phẩm của nhà văn Fyodor Dostoyevsky.Bà bắt đầu sự nghiệp văn chương vào năm 23 tuổi. Năm 2016, tác phẩm The Vegetarian của bà được trao giải Booker. Đây là tác phẩm tiếng Hàn đầu tiên nhận được giải này.Giải Nobel Văn học 2024 kèm khoản thưởng 11 triệu krona (tương đương 1 triệu USD).
Nobel Hòa bình 2024 vinh danh một hiệp hội Nhật chống vũ khí hạt nhân
Giải thưởng Nobel Hòa bình 2024 được trao tặng hôm nay 11/10/2024, cho hiệp hội Nhật Bản Nihon Hidankyo, đại diện cho hơn 200 nghìn nạn nhân bị nhiễm phóng xạ, còn sống sót sau hai thảm họa hạt nhân Hiroshima và Nagasaki. Nhiều lãnh đạo thế giới ca ngợi quyết định của Ủy ban Nobel là một thông điệp mạnh mẽ và đúng lúc cổ vũ cho một thế giới không vũ khí hạt nhân, vào lúc nguy cơ sử dụng vũ khí hạt nhân được coi là tăng cao chưa từng có kể từ sau Thế Chiến Hai. Chủ tịch Ủy ban trao giải Nobel, Jørgen Watne Frydnes, cho biết hiệp hội Nihon Hidankyo được vinh danh ‘‘vì những nỗ lực hướng đến một thế giới không có vũ khí hạt nhân’’ và việc trao giải thưởng này cho thấy cần duy trì đòi hỏi vũ khí hạt nhân sẽ không bao giờ được sử dụng’’, và ‘‘các cường quốc hạt nhân phải có trách nhiệm với điều này’’.