Seite auswählen

Mục lục

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Tương lai quan hệ Mỹ-Việt-Trung và các điểm nóng toàn cầu

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới không chỉ mang tính quyết định đối với nước Mỹ mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến trật tự quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh sự trỗi dậy mạnh mẽ của các chế độ độc tài, điển hình Trung Quốc, Nga, Iran, Bắc Hàn, v.v… Tình hình bất ổn toàn cầu với những điểm nóng như Ukraine, Trung Đông (xung đột Israel-Palestine), và Đài Loan, đòi hỏi nước Mỹ phải thể hiện rõ vai trò lãnh đạo của mình. Cách ứng phó của Washington với các thách thức này sẽ có tác động sâu sắc lên quan hệ tay ba Mỹ-Việt-Trung. Việt Nam, dưới thời tân Tổng Bí thư ĐCSVN Tô Lâm, đang có những dấu hiệu muốn điều chỉnh chiến lược đối ngoại. Quyết định của cử tri Mỹ liệu có thể tạo ra động lực thúc đẩy một Việt Nam tự do, dân chủ, và thịnh vượng?Quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đã trở nên ngày càng căng thẳng trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, chính sách của mỗi ứng viên đối với Bắc Kinh sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam. Cựu Tổng thống Donald Trump, trong nhiệm kỳ trước, đã thực thi chính sách thương mại cứng rắn với Trung Quốc, áp dụng các biện pháp trừng phạt và thậm chí kích hoạt cuộc chiến thương mại. Tuy nhiên, ông cũng có xu hướng giảm sự hiện diện của Mỹ ở các khu vực chiến lược, bao gồm Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, nhằm tập trung vào các vấn đề đối nội.Nếu tái đắc cử, ông Trump có thể ưu tiên chính sách “Nước Mỹ trên hết,” điều này có nguy cơ đẩy Việt Nam vào thế khó khăn khi cố gắng cân bằng giữa áp lực từ Trung Quốc và sự thiếu ổn định trong cam kết của Mỹ đối với khu vực.Ngược lại, bà Kamala Harris có thể mang lại một chiến lược đối ngoại có hệ thống và nhất quán hơn. Là đương kim Phó Tổng thống, bà Harris có kinh nghiệm trong việc củng cố các liên minh và quan hệ đối tác trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nhằm hạn chế sự bành trướng của Trung Quốc. Điều này sẽ mang lại lợi ích cho Việt Nam, tạo cơ hội để nước này tăng cường quan hệ với Mỹ mà không phải lo ngại Trung Quốc gây sức ép quá mức, đặc biệt khi Việt Nam ngày càng phụ thuộc vào kinh tế Trung Quốc.

https://baotiengdan.com/2024/11/01/bau-cu-tong-thong-my-tuong-lai-quan-he-my-viet-trung-va-cac-diem-nong-toan-cau/

Tổng thống Trump hay Tổng thống Harris: khác biệt thế nào đối với Việt Nam?

Cuộc bầu cử tại Mỹ đã đến gần. Với việc ông Donald Trump và bà Kamala Harris có quan điểm chính sách và tính cách rất khác nhau, kết quả bầu cử sẽ tác động tới Việt Nam ra sao?Trả lời phỏng vấn Fox News hôm 16/10, bà Kamala Harris đã khẳng định rằng nhiệm kỳ tổng thống của bà “sẽ không phải là sự nối tiếp” của nhiệm kỳ Joe Biden.Nói với BBC News Tiếng Việt vào ngày 21/10, Giáo sư Carl Thayer, nhà quan sát chính trị Việt Nam lâu năm tại Đại học New South Wales (Úc), cho rằng bà Harris chủ yếu nói tới chính sách trong nước khi đưa ra phát biểu này.Về chính sách ngoại giao, bà Harris được đánh giá là sẽ tiếp tục những điều ông Biden đã và đang làm, đặc biệt là trong thời gian đầu nhiệm kỳ khi sự tập trung thường nằm ở các vấn đề đối nội.Dù trong các thông điệp tranh cử, đến nay bà Harris không nhắc tới Việt Nam, thì trong nhiệm kỳ phó tổng thống hiện tại, bà từng đến thăm Việt Nam, từng chứng kiến quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia cựu thù được nâng lên cấp Đối tác chiến lược toàn diện.Với sự cạnh tranh ngày một lớn giữa Mỹ và Trung Quốc, Việt Nam và một số quốc gia Đông Nam Á khác hẳn sẽ được bà để tâm nhiều trong thời gian tới.Ông Donald Trump có sự khác biệt. Đầu tiên, ông Trump đã có lịch sử ngoại giao với Việt Nam trong nhiệm kỳ 2016-2021.Năm 2019, Việt Nam đã làm chủ nhà tổ chức kỳ họp thượng đỉnh lần hai giữa Mỹ và TriềuTiên. Ngoài ra, thái độ cứng rắn của ông Trump đối với Trung Quốc cũng có thể tác động tới chính sách “ngoại giao cây tre” của Việt Nam.Theo bài viết ngày 22/7 của Tiến sĩ khoa học chính trị Nguyễn Khắc Giang trên trang Fulcrum của Viện nghiên cứu ISEAS–Yusof Ishak Institute (Singapore), sự gia tăng quyền lực của ông Tô Lâm có thể mở đường cho mối quan hệ tốt đẹp giữa “hai người đàn ông cứng rắn”, tức ông Tô Lâm và ông Trump.Nguyên nhân được nêu ra là vì ông Trump đã có “lịch sử quan hệ tốt đẹp với những lãnh đạo độc đoán, chẳng hạn cựu Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte”. Mối quan hệ giữa ông Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng có thể lấy làm một ví dụ.Vào ngày 25/10, bà Trần Thị Mộng Tuyền từ Pacific Forum, hiện là nghiên cứu sinh tại Đại học Chính trị Quốc gia Đài Loan, nhận xét với BBC:“Dù bà Harris hay ông Trump đắc cử thì tầm quan trọng của Đông Nam Á cũng khó có thể tách rời khỏi chính sách của Mỹ, chỉ là ở những mức độ khác nhau. Bởi nhìn chung, Đông Nam Á hiện đang là một trong những khu vực phát triển kinh tế năng động nhất thế giới.”

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/crr59818ydgo

TBT Tô Lâm ‘sốt ruột’ vì Việt Nam ‘lò dò, lom dom’; nhiều người gợi ý dân chủ là chìa khóa

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm mới đây bày tỏ “sốt ruột” khi Việt Nam “đi lò dò, lom dom” so với tốc độ phát triển rất nhanh của thế giới và nêu ra Ireland là tấm gương để “học hỏi”. Nhiều người bàn luận về phát biểu của ông và cho rằng cải cách chính trị, dân chủ hóa chính là chìa khóa, theo quan sát của VOA.Các báo trong nước gồm Dân Việt, Thanh Niên… đưa tin rằng ông Lâm nói hôm 26/10 trong một cuộc họp của Quốc hội rằng sau 40 năm đổi mới, đất nước đã có những thành tựu có thể gọi là “kỳ tích”, “vĩ đại” nhưng nhìn ra thế giới lại thấy “sốt ruột” vì họ phát triển rất nhanh.Ông Lâm, nhà lãnh đạo có thực quyền quyết sách cao nhất Việt Nam, nhấn mạnh một số vấn đề cản trợ sự phát triển của đất nước là nạn lãng phí; các quy định, chính sách còn “vướng”; và sự phối hợp kém giữa các cơ quan, các địa phương…Ông nêu ra thực tế là hàng trăm, hàng nghìn dự án đầu tư công ở các địa phương được cấp cho doanh nghiệp “nhưng triển khai lại vướng, lại đứng chờ nhau”, theo Dân Việt, Thanh Niên và các báo.Dân Việt trích lời vị tổng bí thư đưa ra lời chất vấn “…quy định vướng cái nọ, vướng cái kia, vậy quy định đó do ai? Do mình chứ do ai. Tại sao mình làm chính sách lại vướng chính mình? … Sao có quy định để cuối cùng chính mình không làm được. Nhà nước không làm được, thì sao doanh nghiệp làm được?”Nhà lãnh đạo hàng đầu Việt Nam chỉ đạo rằng “Khó đến đâu gỡ đến đó, nhìn từng cái mà gỡ … Phải có phối hợp chính sách, chính phủ vướng cái nào, phải trao đổi, thảo luận với Quốc hội và ngược lại, không thể đổ lỗi và cũng không thể chờ đợi nhau được”, theo các trích dẫn trên Dân Việt và Thanh Niên.Từ góc nhìn của mình, ông Lâm cũng chỉ ra rằng doanh nghiệp trong nước chưa được tạo điều kiện thích hợp; nguồn lực, sự sáng tạo, sức lao động chưa được tôn trọng. “Những điều này đặt ra cho chúng ta vấn đề suy nghĩ”, ông nói.

https://www.voatiengviet.com/a/to-lam-sot-ruot-viet-nam-lo-do-lom-dom-dan-chu-hoa-la-chia-khoa/7844295.html

Là ‘cái gai’ trong mắt Tô Lâm, Phạm Minh Chính trụ được tới khi nào?

Điểu tận cung tàng, chim hết thì bẻ cung, ông Phạm Minh Chính từng liên minh với ông Tô Lâm trong cuộc đảo chính ông Trọng, giờ đây họ Phạm lại thành cái gai trong mắt họ Tô.Những người thân cận ông thủ tướng lần lượt về quê hoặc… về nơi an nghỉ cuối cùng. Không biết vô tình hay hữu ý, mà có sự trùng hợp lạ kỳ giữa nhóm tứ trụ và văn phòng chính phủ của ông Phạm Minh Chính. Trong nhóm tứ trụ từ đầu nhiệm kỳ tới nay thì có một người chết, và ba người phải từ chức, chỉ còn ông Chính còn ngồi lại ghế thủ tướng. Còn tại chính phủ thì cũng một phó thủ tướng chết ngay giữa nhiệm kỳ, và ba phó thủ tướng phải từ chức, từ đầu nhiệm kỳ 2021-2026 tới giờ chỉ còn ông Chính tại vị.Các tứ trụ cùng nhiệm kỳ với ông Chính, có cố tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chết giữa nhiệm kỳ, ông Nguyễn Xuân Phúc mới làm chủ tịch nước chưa đầy hai năm là phải từ chức. Kế nhiệm ông Phúc, ông Võ Văn Thưởng cũng làm được 1 năm là phải nhường ghế cho ông Lâm. Ông Vương Đình Huệ có thời gian tại vị lâu hơn khi làm chủ tịch Quốc Hội, được ba năm mới giao ghế lại cho ông Trần Thanh Mẫn.Trong văn phòng Chính Phủ, ông Phạm Bình Minh, uỷ viên Bộ Chính Trị phải từ chức sau 1 năm 121 ngày làm phó thủ tướng do liên quan tới tham nhũng. Ông Vũ Đức Đam làm phó thủ tướng hơn 9 năm, nhưng cũng phải từ chức cùng lúc với ông Minh với cùng lý do tham nhũng. Ông Lê Văn Thành qua đời do bệnh nặng sau hơn hai năm làm phó thủ tướng dưới trướng Phạm Minh Chính. Còn ông Lê Minh Khái là phó thủ tướng mới nhất vừa bị cho nghỉ việc vào ngày 3 Tháng Tám.

https://saigonnhonews.com/thoi-su/van-de-hom-nay/la-cai-gai-trong-mat-to-lam-pham-minh-chinh-tru-duoc-toi-khi-nao/

Bỏ lý tưởng sai lầm sẽ thoát khỏi tắc nghẽn và vươn tầm thế giới!

Đảng viên cũ (khoảng trước 1975), đa số vì quá say lý tưởng nên sẵn sàng hy sinh, giữ đạo đức, quên mình cho lý tưởng. Đa số họ đáng quý, tiếc rắng chủ nghĩa mà họ trót thờ phụng là ảo tưởng, phi lý, cực đoan, nên sự hy sinh đó là uổng công.Đảng viên ngày nay thì ngược lại, vào đảng chỉ vì quyền lợi và cấm không được có lý tưởng! Bởi vì có lý tưởng trong sáng thì sẽ nhận biết phải thay đổi tận gốc, phải để hạnh phúc của nhân dân lên trên quyền lợi của đảng, phải dân chủ, phải đa nguyên và tam quyền phân lập. Đảng viên mà giác ngộ như vậy thì bị coi là “thoái hóa biến chất”, sẽ bị khai trừ (như Trần Độ, Hoàng Minh Chính, Lê Hiếu Đằng v.v…).Nhớ câu thơ của Bùi Minh Quốc (cũng bị khai trừ) nói về bộ máy bây giờ:Quay mặt vào đâu cũng phải ghìm cơn mửaCả một thời đểu cáng đã lên ngôi (Quay mặt vào đâu cũng phải ghìm cơn mửa, vì chỗ nào cũng bị tắc “nghẽn” như Tổng Bí thư Tô Lâm cũng thấy).Và tiếc sự hy sinh uổng phí của quá khứ:-Cả tuổi xuân ta hiến dâng cuồng nhiệt -Để đúc nên chính cỗ máy này!(Lòng tốt lại gây ra thảm họa, thì tiếc làm chi cái quá khứ sai lầm đau đớn ấy? Rũ sạch con đường cộng sản ấy đi để đưa đất nước vào con đường sáng mà văn minh ngày nay đã chỉ ra rất rõ ràng!).Xin chia sẻ với nỗi đau của nhà thơ Bùi Minh Quốc!Nguyên nhân tắc nghẽn là tại thể chế, ông Tô Lâm cũng thấy thế. Thể chế Kinh tế cũng không thoát khỏi Thể chế Chính trị. Lôi thẳng cái Chủ nghĩa Cộng sản ra mà hỏi tội, đừng ấp úng nữa!Chủ nghĩa Cộng sản làm khổ Nước, khổ Dân nhưng tạo Ngai vàng béo bở cho giới Cầm quyền! Ách tắc ở đâu đã biết quá rõ!

https://baotiengdan.com/2024/11/01/bo-ly-tuong-sai-lam-se-thoat-khoi-tac-nghen-va-vuon-tam-the-gioi/

Hai nhà hoạt động: Tuyên giáo không còn hợp thời, nên dẹp; cần cổ súy xã hội dân sự

Sau khi nhà lãnh đạo hàng đầu Việt Nam mới đây căn dặn bộ máy tuyên giáo chớ có giáo điều, nói không đi đôi với làm, hai nhà hoạt động vì tiến bộ xã hội nói với VOA rằng ngành tuyên giáo đã lỗi thời, hại nhiều hơn lợi và nên dẹp bỏ.Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm họp với Ban Tuyên giáo Trung ương của đảng hôm 29/10, Dân Trí, Thanh Niên và nhiều báo mạng khác cho hay.Vị tổng bí thư – người có thực quyền quyết sách lớn nhất của đất nước – đề ra mục tiêu của công tác tuyên giáo “trong giai đoạn cách mạng mới” là phải tạo ra sự thông suốt, đoàn kết, nhất trí “trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện các chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước”, Thanh Niên, Dân Trí và truyền thông trong nước tường thuật.Ông Lâm nói ngành tuyên giáo cần “tập trung xây dựng đội ngũ ‘bút chiến’ có lý luận sắc bén và am hiểu sâu sắc thực tiễn để viết ra “các chuỗi bài có tính chiến đấu, tính giáo dục, tính thuyết phục cao” có tác dụng “tạo đồng thuận trong thực hiện những chủ trương lớn, giải quyết những vấn đề bức xúc” và cùng “phản bác các quan điểm sai trái, thù địch”.Ngoài ra, người đứng đầu đảng cộng sản nắm độc quyền lãnh đạo Việt Nam đề nghị tiếp tục đổi mới mạnh mẽ công tác tuyên giáo và ông cảnh báo rằng “nếu đội ngũ cán bộ làm tuyên giáo không thực chất, không thực lòng, không đổi mới, không sáng tạo thì không đi vào lòng người, lòng dân”, theo trích dẫn trên Dân Trí và Thanh Niên.

https://www.voatiengviet.com/a/hai-nha-hoat-dong-tuyen-giao-khong-con-hop-thoi-nen-dep-co-suy-xa-hoi-dan-su/7847249.html

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc trả tự do cho các ngư dân bị bắt tại quần đảo Hoàng Sa

Hôm qua, 31/10/2024, trong buổi họp báo thường kỳ, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam đã lên án Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa, và yêu cầu Bắc Kinh trả tự do cho tất cả các ngư dân cùng tàu cá bị « giam giữ bất hợp pháp ». Theo trang mạng của chính phủ Việt Nam, khi trả lời câu hỏi của phóng viên về thông tin 10 ngư dân Việt Nam bị hải cảnh Trung Quốc bắt giữ ở vùng biển đảo Hải Nam, phát ngôn viên Đoàn Khắc Việt nhấn mạnh: « Hoàng Sa là của Việt Nam. Việt Nam có chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán với quần đảo Hoàng Sa và các vùng nước phụ cận, điều này đã được chúng tôi nhắc lại và khẳng định nhiều lần ».Về các ngư dân bị bắt giữ, ông Đoàn Khắc Việt không nêu chi tiết, nhưng cho biết : «Quan điểm lập trường của Việt Nam rất rõ ràng nhất quán. Mọi trường hợp bắt giữ tàu cá của ngư dân Việt Nam trên vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, chúng tôi đều hết sức quan tâm, liên tục trao đổi và phản đối các cơ quan chức năng của Trung Quốc. Thông tin các vụ việc liên quan đều được báo chí trong nước và quốc tế đăng tải đầy đủ ».Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam cũng yêu cầu Trung Quốc bồi thường thỏa đáng các thiệt hại và “không để tái diễn các hành động quấy nhiễu, bắt giữ trái phép tàu cá và ngư dân tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.”Hôm 29/09, khoảng 40 nhân viên tàu công vụ Trung Quốc đã tấn công một tàu cá Việt Nam hoạt động gần đảo Chim Én, thuộc nhóm đảo Lưỡi Liềm, khu vực phía tây quần đảo Hoàng Sa. Mười thủy thủ đã bị đánh đập, trong đó có hai người bị thương nặng, 4 tấn cá đánh bắt được bị tịch thu, trang thiết bị trên tàu bị đập phá.

https://www.rfi.fr/vi/vi%E1%BB%87t-nam/20241101-vi%E1%BB%87t-nam-y%C3%AAu-c%E1%BA%A7u-trung-qu%E1%BB%91c-tr%E1%BA%A3-t%E1%BB%B1-do-cho-c%C3%A1c-ng%C6%B0-d%C3%A2n-b%E1%BB%8B-b%E1%BA%AFt-t%E1%BA%A1i-qu%E1%BA%A7n-%C4%91%E1%BA%A3o-ho%C3%A0ng-sa

Trung Quốc lắp đặt radar trên đảo Tri Tôn, thách thức VN ở Biển Đông

Theo báo cáo của Chatham House, Trung Quốc có thể đã lắp đặt một hệ thống radar mới trên đảo Tri Tôn có vị trí chiến lược, chỉ cách bờ biển Việt Nam 130 hải lý (240km), thuộc quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp.Hệ thống này được cho là có khả năng quét một vùng biển rộng lớn, từ đảo Hải Nam đến đá Subi khiến việc lắp đặt radar càng trở nên đáng lo ngại về mặt an ninh. Đây có thể được coi là một động thái có thể gây hạn chế các hoạt động của Việt Nam trong khu vực.Việc triển khai hệ thống radar có thể mang lại cho Trung Quốc nhiều lợi thế. Đầu tiên, nó giúp Bắc Kinh giám sát chặt chẽ hơn vùng biển ven bờ miền Trung Việt Nam, nơi tập trung các căn cứ quân sự chiến lược của Việt Nam. Thứ hai, khả năng tác chiến điện tử và tình báo của Trung Quốc cũng được tăng cường đáng kể. Cuối cùng, việc giám sát các hoạt động thăm dò dầu khí của Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa cũng trở nên dễ dàng hơn.Hơn nữa, khả năng phát hiện hoạt động của Việt Nam trong phạm vi radar bao phủ tạo ra một dạng “quyền kiểm soát trên thực tế” của Trung Quốc đối với vùng biển tranh chấp. Đây là một thách thức lớn đối với Việt Nam, buộc Hà Nội phải tìm cách cân bằng giữa việc khẳng định chủ quyền và tránh leo thang xung đột, đặc biệt khi Trung Quốc đã kiểm soát quần đảo Hoàng Sa từ năm 1974.

https://saigonnhonews.com/thoi-su/trung-quoc/trung-quoc-lap-dat-radar-tren-dao-tri-ton-thach-thuc-vn-o-bien-dong/

‘Việt Nam xây hai đường băng mới trên quần đảo Trường Sa’

Ngoài sân bay tại đảo Trường Sa Lớn, Việt Nam có vẻ đang xây dựng thêm hai đường băng nữa trên các thực thể được bồi đắp mở rộng trong thời gian qua.Một báo cáo do Viện Nghiên cứu Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) trực thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố vào ngày thứ Tư 30/10 cho biết phần phía tây của đảo Phan Vinh (Pearson Reef) có một cấu trúc hình chữ Y nhỏ bằng bê tông. Phần này đã được mở rộng nhanh chóng trong những tháng gần đây và đạt chiều dài gần 2.500 mét.AMTI cho rằng sẽ “không ngạc nhiên” nếu sắp tới xuất hiện một đường băng trên đảo Phan Vinh. Nếu có, đây sẽ là đường băng thứ ba của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa.Trước đó, Bãi Thuyền Chài (Barque Canada Reef) được cho là nơi Việt Nam đang xây một đường băng mới. Đây cũng là thực thể mà Việt Nam đã bồi đắp ồ ạt trong thời gian qua.Một báo cáo của AMTI vào ngày 17/10 cho biết chỉ trong năm 2024, Việt Nam đã bồi đắp Bãi Thuyền Chài từ 96,31 hécta lên 166,73 hécta, bằng 75% diện tích công quốc Monaco.Thông tin về đường băng trên Bãi Thuyền Chài được trang Radio Free Asia đưa vào ngày 25/10. Theo đó, đường băng tại đây có chiều dài khoảng gần 2.500 mét, gấp đôi chiều dài đường băng đã có từ lâu trên đảo Trường Sa Lớn (Spratly Island). Với chiều dài này, đường băng trên Bãi Thuyền Chài có thể cho phép hầu hết các loại máy bay cất và hạ cánh ở độ cao ngang mực nước biển.AMTI cũng lưu ý rằng chiều dài gần 2.500 mét này có thể còn được nâng lên nữa, vì phần diện tích nhân tạo trên bãi Thuyền Chài hiện đã hơn 4.300 mét.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cg7gz3j755ro

Việt Nam xem xét việc khởi động lại các dự án phát triển điện hạt nhân

Để bảo đảm an ninh năng lượng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhưng vẫn thực hiện được cam kết về chống biến đổi khí hậu, Việt Nam đang muốn quay trở lại với các dự án điện hạt nhân đã bị bỏ dở trước đây. Vào giữa tháng 9 vừa qua, chính phủ Hà Nội đã giao cho bộ Công Thương nghiên cứu việc phát triển điện hạt nhân của các nước, “để đề xuất phát triển loại năng lượng này tại Việt Nam trong thời gian tới”. Trên cơ sở đó, chính phủ “sẽ báo cáo Bộ Chính trị xem xét, quyết định”.Trên thế giới hiện nay, nhiều nước đang quay lại điện hạt nhân để chống biến đổi khí hậu vì hạt nhân là nguồn điện hầu như không phát thải CO2. Vào năm 2009, Quốc Hội Việt Nam đã phê duyệt kế hoạch xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuân, với tổng cộng 4 lò phản ứng hạt nhân với tổng công suất 4.000 MW. Các hợp đồng được giao cho tập đoàn Nhật Bản Japan Atomic Power Co và tập đoàn Nga Rosatom thực hiện, với tổng chi phí khoảng 8,9 tỷ đô la.Nhưng một phần do những quan ngại từ tai nạn hạt nhân Fukushima năm 2011 và một phần do khó khăn về ngân sách vào thời gian đó, dự án này đã dừng lại vào năm 2016 theo quyết định trong Nghị quyết 31 năm 2016 của Quốc Hội. Đến năm 2022, khi giám sát về việc thực hiện nghị quyết này của Quốc Hội, Ủy ban Kinh tế đã đề xuất nên xem xét phát triển năng lượng hạt nhân “trên cơ sở đánh giá đầy đủ, khoa học, chính xác thực trạng và dự báo cung cầu năng lượng”.Nay nhu cầu phát triển điện hạt nhân càng trở nên cấp thiết do Việt Nam đang gặp nhiều trở ngại trong chiến lược phát triển các nguồn năng lượng sạch, đặc biệt là điện gió ngoài khơi và khí đốt thiên nhiên, do các vấn đề về quy định và giá cả.Trả lời RFI Việt ngữ ngày 27/09/2024, giáo sư Phạm Duy Hiển, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt, cũng cho rằng đã đến lúc phải xem xét trở lại khả năng phát triển điện hạt nhân:

https://www.rfi.fr/vi/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD-v%C4%83n-h%C3%B3a/20241028-vi%E1%BB%87t-nam-xem-x%C3%A9t-vi%E1%BB%87c-kh%E1%BB%9Fi-%C4%91%E1%BB%99ng-l%E1%BA%A1i-c%C3%A1c-d%E1%BB%B1-%C3%A1n-ph%C3%A1t-tri%E1%BB%83n-%C4%91i%E1%BB%87n-h%E1%BA%A1t-nh%C3%A2n

Tổng Bí thư Tô Lâm ký quy chế mới về bầu cử trong Đảng, có gì đáng chú ý?

Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành quy chế bầu cử mới trong Đảng, thay cho Quyết định 244 năm 2014, một di sản và công cụ củng cố quyền lực quan trọng của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đâu là điểm đáng chú ý?Vào ngày 10/10/2024, Trung ương Đảng đã ban hành Quyết định 190-QĐ/TW, do Tổng Bí thư Tô Lâm ký, về Quy chế bầu cử trong Đảng. Văn bản này thay thế Quyết định số 244-QĐ/TW mà cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký vào ngày 9/6/2014. Thể thức bầu cử tại Đại hội 14, dự kiến diễn ra tháng 1/2026, sẽ căn cứ vào Quyết định 190, được cho là để bổ sung, khắc phục những khiếm khuyết của quy định bầu cử cũ, nhất là đối với những chức vụ cao nhất trong Đảng.Việc ban hành một quy chế mới sau gần 10 năm cho thấy Trung ương Đảng đã quyết định sẽ sửa đổi một trong những di sản quan trọng của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.Đây là điều đã được thông báo tại Hội nghị Trung ương thứ 10 (diễn ra từ 18-20/9):”Trung ương tán thành các nội dung đề xuất sửa đổi, bổ sung Quy chế bầu cử trong Đảng; thống nhất giao Bộ Chính trị chỉ đạo tiếp thu ý kiến của Trung ương, hoàn chỉnh để kịp thời ban hành.”Quy chế mới này có điểm gì cần lưu ý?

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c20660zdw9ro

Trí thức, doanh nhân: ‘Phe cầm quân’ cần cải cách, lắng nghe, trọng dụng giới kỹ trị

Ba nhà trí thức và một doanh nhân nói với VOA họ không lo ngại khi 9 sỹ quan cấp tướng, tá công an, quân đội nắm những chức cao nhất của Việt Nam và chiếm đa số trong Bộ Chính trị, mặc dù vậy, họ muốn thấy các nhà lãnh đạo đó cải cách, lắng nghe và trọng dụng các nhà kỹ trị.Hiện nay, Đại tướng công an Tô Lâm nắm chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản, có thực quyền lãnh đạo cao nhất; Đại tướng quân đội Lương Cường giữ chức Chủ tịch nước; và ông Phạm Minh Chính, từng mang hàm trung tướng công an, là Thủ tướng từ cuối tháng 7/2021.Ba ông cùng với 6 sỹ quan cấp tướng, tá công an, quân đội chiếm thế đa số trên tổng số 15 ủy viên trong Bộ Chính trị, nhóm chóp bu của đảng có quyền quyết sách lớn nhất.Theo quan sát của VOA, nhiều người tỏ ý lo ngại trên mạng xã hội về sự trỗi dậy nắm quyền thống lĩnh của phe các lực lượng vũ trang, còn được gọi một cách không chính thức là “phe cầm quân”, có thể làm cho Việt Nam suy giảm mức độ cởi mở và các động thái trấn áp các quyền tự do sẽ gia tăng.Nhưng từ góc nhìn riêng, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Võ Đại Lược, cựu Viện trưởng Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, nói với VOA rằng ông không thấy lo ngại vì sự thay đổi về bộ máy lãnh đạo Việt Nam cần được đặt trong bối cảnh chưa bao giờ đất nước hội nhập quốc tế nhiều và có các điều kiện phát triển thuận lợi như hiện nay, với các đối tác chiến lược toàn diện bao gồm cả Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, một số nước châu Âu…

https://www.voatiengviet.com/a/tri-thuc-doanh-nhan-phe-cam-quan-can-cai-cach-lang-nghe-trong-dung-gioi-ky-tri/7839957.html

Thắt chặt quan hệ quốc phòng với Việt Nam: Trung Quốc muốn ”chia để trị”?

Cuối tháng 10/2024, phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Trương Hựu Hiệp (Zhang Youxia) công du Việt Nam. Vì sao quan chức quân sự cao cấp nhất của Trung Quốc đến Hà Nội vào thời điểm này? Nhân vật số hai của Quân ủy Trung ương Trung Quốc Trương Hựu Hiệp đến Việt Nam theo lời của bộ trưởng Quốc Phòng Việt Nam Phan Văn Giang, phó bí thư Quân ủy Trung ương. Trong chuyến đi hai ngày (24 – 26/10), ông Trương Hựu Hiệp đã được tất cả các lãnh đạo cao cấp nhất Việt Nam tiếp, từ tổng bí thư Tô Lâm, chủ tịch nước Lương Cường vừa nhậm chức đến thủ tướng Phạm Minh Chính.Theo thông báo của bộ Quốc Phòng Trung Quốc hôm 26/10, được báo Hồng Kông South China Morning Post dẫn lại, tướng Trương Hựu Hiệp bày tỏ mong muốn « thúc đẩy quan hệ quân sự song phương phát triển lành mạnh và ổn định ». Trong dịp này, hai bên đã ký kết ý định thư giữa bộ Quốc Phòng hai nước về tăng cường hợp tác quốc phòng và một thỏa thuận về hợp tác Biên phòng.Chuyến đi của ông Trương Hựu Hiệp, rõ ràng nằm trong xu thế tăng cường quan hệ song phương về chính trị và quốc phòng, diễn ra sau chuyến đi Việt Nam hồi tháng 4/2024 của bộ trưởng Quốc Phòng Đổng Quân (Dong Jun). Lãnh đạo bộ Quốc Phòng Trung Quốc và bộ trưởng Quốc Phòng Việt Nam đã ký kết biên bản ghi nhớ về thiết lập đường dây nóng giữa Bộ Tư lệnh Chiến khu Nam Bộ của Quân đội Trung Quốc và hải quân Việt Nam nhằm quản lý rủi ro xung đột ở Biển Đông. Tuy nhiên, điểm đặc biệt khiến báo Hồng Kông South China Morning Post chú ý : đây là lần thứ ba phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trương Hựu Hiệp công du nước ngoài kể từ khi nhậm chức hồi 2017. Tướng Trương Hựu Hiệp đã đến Nga năm 2017 và một lần nữa hồi năm ngoái.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20241031-si%E1%BA%BFt-ch%E1%BA%B7t-quan-h%E1%BB%87-qu%E1%BB%91c-ph%C3%B2ng-v%E1%BB%9Bi-vi%E1%BB%87t-nam-trung-qu%E1%BB%91c-mu%E1%BB%91n-chia-%C4%91%E1%BB%83-tr%E1%BB%8B

Tổ chức nhân quyền Canada kêu gọi trừng phạt 14 quan chức Việt Nam

Trung tâm Nhân quyền Raoul Wallenberg vừa kêu gọi chính phủ Canada áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 14 quan chức và hai cơ quan chính phủ Việt Nam do vi phạm nhân quyền “nghiêm trọng”, bao gồm việc “đàn áp xuyên quốc gia”.Trung tâm Nhân quyền Raoul Wallenberg, với tư cách là Đồng Chủ tịch Liên minh Trừng phạt theo Đạo luật Magnitsky Toàn cầu, vừa đệ trình một khuyến nghị trừng phạt toàn diện lên Bộ Ngoại giao Canada, kêu gọi chính phủ có hành động trừng phạt 16 pháp nhân Việt Nam do có các vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.“Có 14 cá nhân và hai cơ quan bị đề nghị áp dụng các biện pháp trừng phạt nhân quyền có chủ đích. Danh sách này bao gồm các quan chức cấp cao, các quan chức cấp trung và cấp thấp, thuộc nhiều cấp độ khác nhau, đặc biệt là trong Bộ Công an, cũng như ngành tư pháp, đã vi phạm nhân quyền trắng trợn”, bà Kimberly Lenz, Điều phối viên của Trung tâm Nhân quyền Raoul Wallenberg (RWCHR), chia sẻ với VOA.“Đảng Cộng sản Việt Nam, theo chỉ đạo của các nhà lãnh đạo, đã có hành vi ngược đãi nghiêm trọng đối với các nhà báo, blogger, các nhà hoạt động dân chủ và môi trường, những người bảo vệ quyền đất đai, các nhóm dân tộc và tôn giáo thiểu số, các nhóm bản địa và những người xin tị nạn”, Trung tâm RWCHR, tổ chức nhân quyền có văn phòng ở thành phố Montreal, Canada, cho biết trong thông cáo báo chí ngày 2/10. RWCHR cho biết họ phối hợp với tổ chức nhân quyền BPSOS ở bang Virginia của Mỹ, gửi đề xuất trừng phạt này lên chính phủ Canada.“Chúng tôi đã đề nghị một số đơn vị công an như lực lượng Cảnh sát Cơ động, là lực lượng đã tấn công vào Đồng Tâm, bắn chết cụ Lê Đình Kình, và rất nhiều vụ biểu tình khác đã bị lực lượng này đàn áp đẫm máu”, ông Nguyễn Đình Thắng, Chủ tịch của tổ chức BPSOS, chia sẻ với VOA về một pháp nhân của chính quyền Việt Nam bị đề nghị chế tài.

https://www.voatiengviet.com/a/to-chuc-nhan-quyen-canada-keu-goi-trung-phat-14-quan-chuc-viet-nam/7842880.html

Nhóm công tác của LHQ: Việt Nam bắt giữ tùy tiện có hệ thống, điển hình là ông Phạm Chí Dũng!

Mô hình bắt giữ tùy tiện tại Việt Nam đang trở thành một vấn đề hệ thống, có thể vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, theo một cơ quan thuộc cơ chế nhân quyền của Liên Hiệp quốc (LHQ).Nhóm công tác của LHQ về vấn đề Bắt giữ Tùy tiện (WGAD) vừa công bố văn bản khẳng định việc chính quyền giam giữ nhà báo Phạm Chí Dũng là tùy tiện, đồng thời đề nghị một chuyến thăm quốc gia đến Việt Nam sau lần cuối cùng cách đây 30 năm.Một nhóm năm chuyên gia của LHQ có nhiệm vụ điều tra các trường hợp tước đoạt tự do một cách tùy tiện hoặc không phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, đưa ra kết luận trên trong bản ý kiến được thông qua tại phiên họp thứ 100 vào ngày 30/8.Đến ngày 29/10 Văn phòng Cao uỷ Nhân quyền của LHQ công bố cho báo giới sau khi không được Chính phủ Việt Nam phản hồi.  Tiến sĩ kinh tế Phạm Chí Dũng, sinh năm 1966, là Chủ tịch của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam. Ông bị bắt giữ vào tháng 11/2019 và đến tháng 1/2021 bị tuyên án 15 năm tù với cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước.”Theo WGAD, việc cơ quan an ninh bắt giữ ông Dũng thiếu cơ sở pháp lý, có nhiều vi phạm trong quá trình tố tụng và xét xử, khẳng định rằng việc cầm tù ông là do các hoạt động bày tỏ quan điểm chính trị và bất đồng chính kiến của ông.Nhóm công tác cho rằng chính quyền cần có biện pháp khắc phục thích hợp là trả tự do cho ông Dũng, trao cho ông quyền được bồi thường và các khoản đền bù khác theo luật pháp quốc tế.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/unwgad-says-vietnam-systematically-carries-arbitrary-detentions-including-pham-chi-dung-10302024024721.html

Luật sư: Đường Văn Thái bị tuyên 12 năm tù trong phiên tòa xử kín

Blogger Đường Văn Thái, người được cho là bị Việt Nam bắt cóc đưa về khi đang tị nạn ở Thái Lan, bị tuyên bản án 12 năm tù vì tội “tuyên truyền chống nhà nước” trong một phiên tòa được xử kín tại Hà Nội hôm 30/10, theo một luật sư bào chữa cho biết.Vị luật sư này nói với VOA trong điều kiện ẩn danh vì không được phép thông tin về phiên tòa xử kín rằng ông Thái bị truy cứu theo khoản 2 điều 117 của Bộ luật Hình sự, tức “làm, tàng trữ, phán tán hoặc tuyên truyền thông tin nhằm chống nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam,” vốn thường được chính quyền của Đảng Cộng sản sử dụng để tuyên án tù cho những người bất đồng chính kiến hay chỉ trích chính phủ.“Điều 117 có 2 cấu thành, gồm cấu thành cơ bản là từ 5 năm đến 12 năm và Thái bị khoản 2 là cấu thành tăng nặng, từ 10 đến 20 năm. Tòa tuyên là 12 năm và 3 năm quản chế,” luật sư này nói và cho biết ông Thái bị xét xử cùng 7 bị cáo khác trong vụ án mà blogger này được cho là “người cầm đầu”.Chính quyền Việt Nam cho biết họ bắt giữ ông Thái vào ngày 14/4/2023 vì tội “nhập cảnh trái phép” trong khi các tổ chức phi chính phủ và truyền thông độc lập đưa tin rằng YouTuber bất đồng chính kiến này bị chính quyền Việt Nam ở Thái Lan bắt cóc rồi cưỡng bức đưa về nước.Khi được VOA hỏi vì sao ông Thái lại bị xét xử kín trong trong phiên tòa hôm 30/10, vị luật sư dấu tên cho biết vì vụ án “liên quan đến một số vấn đề nội bộ của một số cán bộ cấp cao”.

https://www.voatiengviet.com/a/luat-su-duong-van-thai-bi-tuyen-12-nam-tu-trong-phien-toa-xu-kin/7844738.html

Blogger Đường Văn Thái bị kết án 12 năm tù giam trong phiên toà kín

Toà án Nhân dân thành phố Hà Nội ngày 30/10 đã kết án blogger Đường Văn Thái 12 năm tù giam và ba năm quản chế trong một phiên tòa xử kín, không có sự tham dự của gia đình. Một nguồn tin biết rõ về phiên tòa không muốn nêu danh tính vì lý do an toàn cho RFA biết kết quả của phiên xử bắt đầu từ 8 giờ sáng và kết thúc vào chiều cùng ngày.Ông Đường Văn Thái (hay còn được biết đến với tênThái Văn Đường) là người nổi tiếng vì đã đưa tin về tình trạng tham nhũng của các quan chức trong Đảng, Chính phủ Việt Nam và đưa các tin này lên mạng xã hội.Theo nguồn tin, tại phiên tòa, ông Thái bị kết tội đăng tải hàng chục video clips và bài viết trên Facebook và YouTube có nội dung “chống phá Đảng và Nhà nước” theo khoản 2 “phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng” của Điều 117 “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” trong Bộ luật Hình sự.Ông Thái, 42 tuổi, đào thoát sang Thái Lan tị nạn vào đầu năm 2019 và đã được Cao uỷ LHQ về người tị nạn cấp quy chế. Ngay sau khi được phỏng vấn để định cư ở nước thứ ba vào giữa tháng 4/2023, ông bị mất tích ở gần Bangkok. Những bạn bè và một số tổ chức nhân quyền quốc tế nhận định ông đã bị an ninh Việt Nam bắt cóc ngay trên đất Thái Lan.Báo chí Việt Nam nhiều ngày sau đăng thông tin cho biết công an bắt giữ ông khi đang định xâm nhập từ Lào vào Hà Tĩnh. Tuy nhiên, công an sau đó thông báo điều tra ông về cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước.”Truyền thông Nhà nước hoàn toàn im lặng về vụ xử kín nói trên.Trong cùng ngày, hai tổ chức nhân quyền quốc tế Những người vận động nhân quyền và lao động châu Á (Asia Human Rights and Labor Advocates- AHRLA) và Văn bút Hoa Kỳ (Pen America) chỉ trích việc Việt Nam xử kín Đường Văn Thái và kêu gọi Hà Nội phóng thích ông.

https://www.vietnamhumanrights.net/website/241030_ACTD2.htm

APIAVote: Cử tri gốc Việt chuyển hướng lựa chọn tổng thống Mỹ

Trước kỳ bầu cử tổng thống Mỹ năm nay, cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ thường có xu hướng ủng hộ các ứng cử viên đảng Cộng hòa. Truyền thống này được biết tới kể từ khi những di dân Việt đến Mỹ tị nạn sau cuộc chiến tranh Việt Nam. Lịch sử di dân của người Việt, theo các nhà phân tích, đã tạo ra sự khác biệt trong quan điểm chính trị của họ so với những sắc dân gốc Á khác tại Mỹ, những người phần lớn nghiêng về đảng Dân chủ.“Chúng tôi thấy người Mỹ gốc Á nói chung ủng hộ ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ (nhưng) cộng đồng người Việt theo truyền thống là những người ủng hộ đảng Cộng hòa nhiều nhất,” Christine Chen, đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành của Asian Pacific Islander American Vote (APIAVote), một tổ chức phi đảng phái thúc đẩy tiếng nói của cộng đồng châu Á và các đảo Thái Bình Dương thông qua việc bỏ phiếu và sự gắn kết dân sự của họ, nói với VOA.Nhưng điều này đang thay đổi, theo khảo sát của APIAVote.Khảo sát mới của APIAVote đưa ra chỉ hơn 1 tháng trước ngày bầu cử 5/11, cho thấy người gốc Việt lại là nhóm ủng hộ lớn nhất cho ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ, Phó Tổng thống Kamala Harris, người đã thay Tổng thống Joe Biden để tranh cử khi ông rút lui vào đầu tháng 9.Bảy mươi bảy phần trăm (77%) người Việt nói rằng họ “sẽ có xu hướng bỏ phiếu cho Kamala Harris” khi được hỏi về lựa chọn giữa bà Harris với ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa Donald Trump hay một ứng viên nào đó, theo khảo sát được thực hiện với những người đủ tư cách đi bầu và đã đăng ký bỏ phiếu. Người gốc Việt là nhóm cử tri ủng hộ lớn nhất trong các nhóm Mỹ gốc Á, gồm Ấn Độ với 69%, Philippines 68% và Nhật Bản 67%, vốn là những sắc dân có lượng cử tri thiên về đảng Dân chủ nhiều nhất từ trước tới nay. Con số ủng hộ của người gốc Việt cao hơn rất nhiều so với mức trung bình 64% người Mỹ gốc Á ủng hộ bà Harris.

https://www.voatiengviet.com/a/apiavote-cu-tri-goc-viet-chuyen-huong-lua-chon-tong-thong-my/7847191.html

Ngay cả khi Harris thắng cử, cuộc bầu cử của nước Mỹ vẫn là một thảm kịch

Bên ngoài nước Mỹ, người ta thường nghe rằng khả năng tiếp tục tranh cử của Donald Trump — bất chấp việc ông ngày càng kêu gọi tới sự cố chấp và khinh miệt rõ ràng đối với pháp quyền và các chuẩn mực của sự công bằng dân chủ — cho thấy rằng có điều gì đó đặc biệt bị phá vỡ trong xã hội Mỹ.Đây là một quan điểm vừa quá bi quan vừa quá nhuốm màu bởi chủ nghĩa ngoại lệ của Mỹ. Trong mọi nền dân chủ lớn, luôn có một nhóm cử tri có sở thích chính trị phi tự do hoặc thậm chí là độc đoán, và thường có phần lớn những người giảm nhẹ hoặc bào chữa cho những hành vi sai trái của một nhà lãnh đạo mà họ cảm thấy đang bảo vệ lợi ích của họ. Ở châu Á, những thành công trong bầu cử của Joko Widodo ở Indonesia (và người kế nhiệm ông, Prabowo Subianto), Rodrigo Duterte ở Philippines và Narendra Modi ở Ấn Độ đều là minh chứng cho động lực này.Rõ ràng là rất đáng buồn khi thấy chủ nghĩa dân túy độc đoán này ăn sâu vào một trong những đảng lớn ở quốc gia giàu có và hùng mạnh nhất thế giới, dù Trump thắng hay thua. Quan điểm lạc quan của nhiều người Mỹ về một chính trị gia bị chính cựu chánh văn phòng của mình dán nhãn là phát xít, thật đáng lo ngại. Nhưng điều này không phải là duy nhất khi xem xét trong bối cảnh chính trị phi tự do toàn cầu — và đóng vai trò như một lời nhắc nhở rằng những đe dọa đối với nền dân chủ ở phương Tây chủ yếu xuất phát từ bên trong, không phải từ Bắc Kinh hay Moscow.Hoa Kỳ đặc biệt không may mắn trong số các nền dân chủ giàu có trên thế giới khi có một số đặc điểm trong hệ thống chính trị của mình — một hệ thống sơ bộ không có điều khoản loại trừ, trong đó một người ngoài cuộc theo chủ nghĩa dân túy có thể đánh bại đa số ủng hộ chế độ nhưng chia rẽ, và hệ thống đại cử tri đoàn có thể tạo ra những chiến thắng bất ngờ cho người thua cuộc ở phiếu phổ thông — phù hợp với các chiến lược của Trump. Các phân tích về những gì Trump ‘nói về nước Mỹ’ cần phải tính đến cách mà sự bất bình và phân cực vốn đã đưa Trump lên bản đồ chính trị tương tác với các yếu tố thể chế này.

https://baotiengdan.com/2024/10/29/ngay-ca-khi-harris-thang-cu-cuoc-bau-cu-cua-nuoc-my-van-la-mot-tham-kich/

Bão Trà Mi, hơn 18,000 căn nhà ở Quảng Bình chìm trong nước lũ

QUẢNG BÌNH, Việt Nam (NV) – Do ảnh hưởng của bão Trà Mi, mưa lớn kèm nước lũ từ thượng nguồn đổ về khiến hơn 100 bản làng ở miền núi huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, bị cô lập.Ban Chỉ Huy Phòng Chống Thiên Tai và Tìm Kiếm Cứu Nạn Tỉnh Quảng Bình cho biết đã có gần 18,000 nhà dân ở hai huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh và thành phố Đồng Hới đang bị ngập do lũ từ thượng nguồn về.Các báo đài ở Việt Nam dẫn lời ông Nguyễn Hữu Hán, phó chủ tịch huyện Lệ Thủy, cho biết tính đến sáng 28 Tháng Mười, đã có hàng chục ngàn gia đình ở huyện này bị ngập sâu vì đợt mưa xối xả kéo dài từ đêm đến sáng cùng ngày.Theo người dân ở huyện cho biết thì đợt lũ lần này nước dâng cao khủng khiếp, không khác gì trận “đại hồng thủy” hồi Tháng Mười, 2020. Hàng ngàn gia đình đã bị cô lập, nhiều tài sản, hoa màu bị cuốn trôi và người dân nơi đây đang đối mặt với vô vàn khó khăn.Theo tường thuật của báo Tuổi Trẻ, tại huyện vùng trũng này đã có 12,361 ngôi nhà bị ngập, năm thôn bản ở xã Kim Thủy và Lâm Thủy bị chia cắt; có 374 hécta hoa màu ngập úng, 100 hécta diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại…Trong đó, khu vực ngập sâu nhất là các xã Liên Thủy, Mỹ Thủy, Lộc Thủy, An Thủy… vốn nằm ven sông Kiến Giang nên nước ngập sâu từ nửa đêm.Đáng lưu ý, xã Liên Thủy là nơi bị ngập sâu nhiều nhất khi có hàng ngàn ngôi nhà bị ngập đến hơn 2 mét.

https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/hon-15000-can-nha-o-quang-binh-chim-trong-lu-nhieu-ban-lang-bi-chia-cat/

Nộp $1.3 triệu, chồng Trương Mỹ Lan được gỡ phong tỏa tài khoản

SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Một tuần trước khi phiên xử phúc thẩm bà Trương Mỹ Lan diễn ra ở Sài Gòn, ông Chu Lập Cơ, chồng bà này, được tòa tuyên hủy bỏ phong tỏa tài khoản ngân hàng sau khi đã nộp 33.3 tỷ đồng ($1.3 triệu) tiền “khắc phục hậu quả.”Ông Chu, quốc tịch Hồng Kông, Trung Quốc, hiện đang thụ án tổng cộng 11 năm tù sau hai lần hầu tòa cùng vợ, bà Trương Mỹ Lan, chủ tịch tập đoàn Vạn Thịnh Phát.Theo báo Dân Trí hôm 27 Tháng Mười, sau khi hai vợ chồng bà Lan bị bắt, nhà chức trách đã phong tỏa tài khoản của ông Chu Lập Cơ.Sau khi hầu tòa sơ thẩm, ông Chu đã nộp lại số tiền nêu trên mà ông bị cáo buộc “giúp sức” cho vợ rửa tiền.Do phán quyết vụ án này kết luận rằng ông Chu “không có nghĩa vụ bồi thường dân sự” nên ông được gỡ lệnh phong tỏa tài khoản ngân hàng.Cùng thời điểm, tòa án cũng ra lệnh hủy bỏ ngăn chặn giao dịch đối với tài khoản ngân hàng của ông Trương Mễ, em trai ruột của bà Lan, đang có số dư 10 tỷ đồng ($394,167).Việc này được giải thích rằng, quá trình điều tra chưa đủ căn cứ xác định tài khoản ngân hàng của ông Trương Mễ có liên quan đến hành vi phạm tội của các bị cáo trong vụ án Vạn Thịnh Phát.

https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/nop-1-3-trieu-khac-phuc-hau-qua-chong-truong-my-lan-duoc-go-phong-toa-tai-khoan/

Đồng Nai: Công đoàn cơ sở kiện Công ty, đòi quyền lợi cho 93 công nhân

Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam tại thành phố Biên Hòa đã kiện công ty, đòi quyền lợi cho 93 công nhân số tiền hơn 833 triệu đồng.Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa cho truyền thông Nhà nước hay trong ngày 28/10 đã nhận đơn khởi kiện của Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở Công ty Kobelco E&M Việt Nam (ở Khu công nghiệp Biên Hòa 2, TP Biên Hòa) về việc yêu cầu tòa giải quyết tranh chấp lao động tập thể.Ông Trần Huy Bình – Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (người đại diện theo pháp luật đứng đơn khởi kiện) – nói trên tờ Lao động trong ngày 28/10 rằng, danh sách Ban Chấp hành công đoàn lấy ý kiến người lao động về việc đại diện cho người lao động kiện công ty ra tòa đòi quyền lợi có 93 người lao động.Theo đơn khởi kiện, do công ty không có đơn hàng, từ tháng 7/2024 đến nay khiến người lao động phải ngừng việc.Trong thời gian ngừng việc, Công ty tự đưa ra mức lương trả cho người lao động (không qua thỏa thuận) là 5.573.000 đồng chia cho 24 ngày nhân số ngày nghỉ. Việc này được nói đã khiến quyền lợi của người lao động bị thiệt thòi.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/union-sue-kobelco-em-vietnam-demanding-rights-for-93-workers-10282024111018.html

Bà Harris dẫn trước ông Trump với tỷ lệ sít sao trên toàn quốc

Trong cuộc khảo sát được The Guardian công bố, ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris đang dẫn trước đối thủ đảng Cộng hòa Donald Trump với tỷ lệ ủng hộ toàn quốc là 47% và 46%.Dữ liệu khảo sát được The Guardian công bố cho thấy, tỷ lệ ủng hộ bà Harris và ông Trump trên toàn nước Mỹ tính tới ngày 30/10 lần lượt là 47% và 46%, và số liệu này vẫn giữ nguyên từ hôm 24/10.Trong khi đó, số liệu khảo sát tại 7 bang chiến địa cho thấy cả hai ứng viên đều giành được lợi thế ở 3 bang. Duy chỉ có Nevada là nơi tỷ lệ ủng hộ của cả ông Trump và bà Harris đều đạt khoảng 48%.

 

https://vietnamnet.vn/bau-cu-my-ba-harris-dan-truoc-ong-trump-voi-ty-le-sit-sao-tren-toan-quoc-2337929.html

Về vấn đề phúc lợi xã hội, bà Harris và ông Trump khác nhau thế nào?

Với cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ sắp diễn ra vào ngày 5 tháng 11, tầm quan trọng của phúc lợi xã hội — chẳng hạn như các chương trình của chính phủ về lương hưu và chăm sóc sức khỏe, được gọi là An sinh xã hội và Medicare, cùng với nhà ở giá rẻ và sự hỗ trợ cho các gia đình — một lần nữa lại được chú ý.Hơn 71 triệu người ở Hoa Kỳ nhận trợ cấp từ các chương trình của Cơ quan Quản lý An sinh Xã hội vào năm 2023, giúp đỡ những người lao động đã nghỉ hưu và người khuyết tật. Nhưng Quỹ Tín thác An sinh Xã hội và Medicare, một chương trình bảo hiểm y tế liên bang dành cho người cao tuổi, đang cạn tiền và nếu không có nguồn tài trợ mới hoặc cắt giảm phúc lợi, dự kiến sẽ phá sản vào năm 2035 và 2036.Cả hai ứng cử viên trong cuộc đua tổng thống năm nay là Phó Tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump đều đã cam kết bảo vệ An sinh xã hội và Medicare.

https://www.voatiengviet.com/a/ve-van-de-phuc-loi-xa-hoi-ba-harris-va-ong-trump-khac-nhau-nhu-the-nao/7842553.html

Mỹ lên tiếng về vụ không kích kinh hoàng làm 93 người thiệt mạng của Israel

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller gọi vụ không kích của Israel vào một tòa nhà cao tầng ở Beit Lahia ở bắc Gaza, làm ít nhất 93 người thiệt mạng là “kinh hoàng”.Theo BBC và CNN, Liên Hợp Quốc cho biết, đó là một trong những vụ tấn công chết chóc nhất ở Gaza của Israel trong gần 3 tháng. Trong khi đó, quân đội Israel cho biết, họ đang cố gắng tìm hiểu xem tại sao lại có nhiều người ở khu vực bị không kích như vậy. Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) hoạt động ở bắc Gaza trong suốt 2 tuần qua, đặc biệt là các khu vực Jabalia, Beit Lahia và Beit Hanoun. Các nhân viên cứu hộ cho hay, vụ không kích hôm 29/10 của Israel nhằm vào một tòa nhà dân cư 5 tầng. Các video và hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy, các thi thể được phủ chăn nằm trên sàn đất.

 https://vietnamnet.vn/my-len-tieng-ve-vu-khong-kich-kinh-hoang-lam-93-nguoi-thiet-mang-cua-israel-2337074.html

Kamala Harris: Soi hồ sơ nhân vật có thể trở thành nữ tổng thống Mỹ

Chưa đầy một giờ sau khi Tổng thống Joe Biden từ bỏ cuộc đua vào Nhà Trắng 2024, Đảng Dân chủ đã tập hợp quanh cấp phó của ông là bà Kamala Harris với tư cách là ứng cử viên tổng thống mới của đảng.Khi phó tổng thống Mỹ hy vọng trở thành người phụ nữ đầu tiên nắm giữ chức vụ hàng đầu của đất nước, chiến dịch của bà đang tiếp thêm sinh lực cho các cử tri tự do và đã quyên góp được số tiền kỷ lục 671 triệu USD trong hai tháng kể từ khi bà được Đảng Dân chủ đề cử – gần gấp ba lần so với đối thủ Cộng hòa của bà là Donald Trump.Nhưng hành trình của bà Harris để giành được ghế tổng thống là một hành trình độc nhất vô nhị, gian nan và đầy những câu hỏi khó.Sau đây là những thông tin về cuộc đời và sự nghiệp của bà Harris, những sự kiện đã định hình cuộc đời bà và cách mà phó tổng thống Mỹ trở thành nữ ứng cử viên tổng thống da đen đầu tiên.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cx2yv5vxjlvo

Cảnh tượng thảm khốc sau trận lũ quét chết chóc ở Tây Ban Nha

Ít nhất 158 ​​người đã thiệt mạng trong thảm họa lũ lụt tồi tệ nhất ở Tây Ban Nha trong nhiều năm. Hiện lực lượng cứu hộ phải vật lộn để tìm kiếm người sống sót. Theo BBC, hôm qua (31/10), hơn 1.200 người được máy bay không người lái hỗ trợ đã được triển khai cho nhiệm vụ cứu hộ khi mưa tiếp tục đe dọa một số khu vực của Tây Ban Nha. Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez nói với các nạn nhân trong chuyến thăm những nơi bị ảnh hưởng: “Ngay bây giờ, điều quan trọng nhất là cứu càng nhiều người càng tốt”. Tuy nhiên, tại một số thị trấn bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong trận lũ quét đêm 29/10, người dân phải tự mình tìm kiếm thi thể từ bùn và đống đổ nát.

https://vietnamnet.vn/canh-tuong-tham-khoc-sau-tran-lu-quet-chet-choc-o-tay-ban-nha-2337665.html

Israel bị chỉ trích nặng nề vì áp lệnh cấm với cơ quan cứu trợ LHQ

Theo Times of Israel, trong ngày 28/10, Quốc hội Israel đã bỏ phiếu thông qua hai dự luật liên quan tới Cơ quan Cứu trợ và Việc làm của Liên Hợp quốc dành cho người tị nạn Palestine (UNRWA).Cụ thể, dự luật đầu tiên cấm UNRWA gửi đại diện, cung cấp các dịch vụ hoặc tiến hành bất kỳ hoạt động nào, dù trực tiếp hay gián tiếp, trên lãnh thổ Israel. Dự luật thứ hai liệt UNRWA vào danh sách “tổ chức khủng bố”, tước bỏ mọi quyền miễn trừ pháp lý của nhân viên tổ chức này.Trong nhiều năm qua, Tel Aviv đã liên tục chỉ trích UNRWA, cáo buộc nhiều nhân viên của tổ chức này cũng là thành viên của Hamas.Động thái của Israel ngay lập tức đã vấp phải sự phản đối từ cộng đồng quốc tế.

https://vietnamnet.vn/israel-bi-chi-trich-nang-ne-vi-ap-lenh-cam-voi-co-quan-cuu-tro-lhq-2336653.html

2 căn cứ quân sự bí mật của Iran thiệt hại sau cuộc tấn công của Israel

DUBAI, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (NV) Cuộc tấn công Iran của Israel trong đêm hôm Thứ Sáu, 25 Tháng Mười rạng ngày Thứ Bảy, đã gây thiệt hại cho một căn cứ quân sự bí mật ở phía Đông-Nam thủ đô Tehran của Iran, một thời là nơi phát triển chương trình võ khí nguyên tử của Tehran, và tại một căn cứ khác gắn liền với chương trình hỏa tiễn đạn đạo của nước này, các bức ảnh do vệ tinh gởi về và được thông tấn xã AP phân tích hôm Chủ Nhật cho thấy.Một số tòa nhà đã bị hư hại nằm trong căn cứ quân sự Parchin của Iran, nơi Cơ Quan Nguyên Tử Năng Quốc Tế nghi ngờ rằng, trong quá khứ, Iran đã tiến hành thí nghiệm các chất nổ đủ mạnh để chế tạo ra bom nguyên tử. Từ lâu, Iran vẫn quả quyết rằng chương trình nguyên tử của họ phục vụ cho hòa bình, mặc dù Cơ Quan Nguyên Tử Năng Quốc Tế và các cơ quan tình báo Tây Phương cùng các nguồn tin khác đều nói rằng Tehran đã có một chương trình ráo riết chế tạo loại võ khí mà họ mong muốn mãi cho đến năm 2003.

https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/2-can-cu-quan-su-bi-mat-cua-iran-thiet-hai-sau-cuoc-tan-cong-cua-israel/

Ukraina huy động thêm 160.000 binh sĩ

Chính quyền Ukraina, hôm qua 29/10/2024, công bố một chiến dịch động viên mới trong cuộc chiến chống Nga. Cụ thể, Kiev muốn huy động thêm 160.000 binh sĩ. Tuy nhiên, dường như đây không phải là điều đơn giản vì hơn một triệu người đã được huy động vào quân đội. Từ Kiev, thông tín viên Emmanuelle Chaze tường trình :Trong phiên họp Quốc Hội, Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraina hôm nay đã công bố kế hoạch huy động thêm 160.000 binh sĩ, cho phép quân đội đạt 85% quân số trong các đơn vị.Biện pháp mới này được đưa ra trong bối cảnh Kiev tìm nhiều cách mới để thu hút những người trong độ tuổi chiến đấu vào quân đội, nhằm bù đắp những tổn thất, như người chết hay bị thương, trong khi hơn 1 triệu người đã được huy động kể từ khi quân đội Nga tiến hành cuộc xâm lược quy mô lớn.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20241030-ukraina-huy-%C4%91%E1%BB%99ng-th%C3%AAm-160-000-binh-s%C4%A9

Nga lên tiếng về khả năng ‘hòa’ trong xung đột với Ukraine

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tuyên bố, từ “hòa” không mô tả đúng kết quả nước này mong muốn trong cuộc xung đột với Ukraine.Tại hội nghị quốc tế về an ninh Á – Âu khai mạc ở Minsk hôm 31/10, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko cho rằng, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine có thể kết thúc với kết quả hòa. Ông Lukashenko tiết lộ, nhận định này dựa trên những liên hệ gần đây với “các đại diện khôn ngoan” của phương Tây.Theo đài RT, khi các phóng viên yêu cầu bình luận về phát biểu trên của nhà lãnh đạo Belarus, Ngoại trưởng Nga Lavrov nhấn mạnh: “Việc phỏng đoán không có ích gì. ‘Hòa’ là thuật ngữ có thể được áp dụng cho các tình huống rất khác, bao gồm cả thỏa thuận Istanbul. Từ ‘hòa’ không phản ánh đầy đủ nhu cầu đảm bảo lợi ích của tất cả các bên, kể cả ở quy mô châu lục

https://vietnamnet.vn/nga-len-tieng-ve-kha-nang-hoa-trong-xung-dot-voi-ukraine-2337662.html

Nga đạt bước tiến lớn nhất kể từ đầu xung đột Ukraine

AFP dẫn số liệu của Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) có trụ sở tại Mỹ ngày 28/10 cho biết, Nga đã giành được nhiều lãnh thổ ở Ukraine hơn sau những những thay đổi lớn trên tiền tuyến, đặc biệt là ở miền Đông Ukraine, xung quanh thành phố Pokrovsk.Cụ thể, trong tháng 8 và tháng 9, Moscow lần lượt giành được 477km2, 459km2.Chỉ riêng trong tháng 10, Nga đã kiểm soát thêm 478km2 lãnh thổ ở Ukraine, bước tiến lớn nhất kể từ tháng 3/2022. Khoảng 2/3 diện tích mà Nga giành được, tương đương 324 km2, là ở khu vực Donetsk.Lực lượng Nga hiện chỉ cách Pokrovsk vài km, nơi họ đang tiếp cận từ phía Nam và phía Đông. Bước tiến này nhấn mạnh những khó khăn mà quân đội Ukraine phải đối mặt ở miền Đông, nơi họ phải đối mặt với quân đội Nga đông hơn, được trang bị tốt hơn.Quân đội Nga cũng đang giành được lãnh thổ ở mặt trận phía Bắc, kiểm soát hơn 40km2 gần Kupiansk. Đây là thị trấn bị Nga chiếm giữ ở giai đoạn đầu xung đột và Ukraine đã giành lại trong cuộc phản công hồi tháng 9/2022.

https://dantri.com.vn/the-gioi/nga-dat-buoc-tien-lon-nhat-ke-tu-dau-xung-dot-ukraine-20241029135521889.htm

Ukraine và Hàn Quốc tăng cường trao đổi tin tình báo, Nga đạt bước tiến ở Kursk

Theo Kyiv Independent, trong ngày 29/10, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol. Tại đây, hai nhà lãnh đạo đã nhất trí về việc tăng cường trao đổi thông tin tình báo giữa đôi bên.”Tôi đã thông báo với Tổng thống Yoon về tình hình mới nhất ở tiền tuyến. Chúng tôi cũng thống nhất về việc tăng cường trao đổi thông tin tình báo và chuyên môn, tăng cường tiếp xúc ở mọi cấp độ. Phái đoàn của hai nước sẽ sớm gặp mặt để tìm ra biện pháp đối phó với tình trạng leo thang”, ông Zelensky cho biết.Trong cuộc điện đàm, ông Zelensky cũng mời Hàn Quốc tham gia tuyên bố chung được nhóm G7 đưa ra tại Hội nghị Thượng đỉnh Vilnius năm 2023, bao gồm việc ký thỏa thuận an ninh song phương với Kiev.

https://vietnamnet.vn/ukraine-va-han-quoc-tang-cuong-trao-doi-tin-tinh-bao-nga-dat-buoc-tien-o-kursk-2336901.html

Xung đột Israel-Iran: vai trò của Trung Quốc và Nga

Israel đã thực hiện hành động mà họ gọi là “đợt tấn công chính xác” nhắm vào các mục tiêu quân sự ở Iran, nhằm đáp trả loạt gần 200 tên lửa Iran phóng sang Israel vào ngày 1/10.Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) nói rằng đợt tấn công đó là để trả đũa cho các vụ giết chết các lãnh đạo của hai lực lượng vũ trang do Iran hậu thuẫn – Hamas ở Gaza và Hezbollah ở Lebanon.Hezbollah đã bắn tên lửa vào Israel qua biên giới phía bắc kể từ ngày 7/10/2023 khi Hamas tấn công Israel ở Gaza.Cuộc xung đột leo thang này đang gây áp lực lên các mối quan hệ ngoại giao ở khắp nơi trên thế giới, bao gồm cả giữa các cường quốc.Mỹ đã tuyên bố ủng hộ Israel, còn Nga và Trung Quốc thì sao? Rủi ro là gì, có thể phản ứng ra sao?

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cj6k5z6p7ero

Nhật Bản: Đảng cầm quyền mất đa số tại Hạ Viện, thủ tướng Ishiba không định từ chức

Liên minh cầm quyền tại Nhật Bản đã mất đa số tại Hạ Viện sau cuộc bầu cử Quốc Hội trước thời hạn ngày Chủ nhật 27/10/2024. Đây là thất bại nặng nề nhất của đảng Dân Chủ Tự Do (PLD) kể từ 15 năm nay. Theo kết quả kiểm phiếu sơ bộ, kênh truyền hình Nhật Bản NHK khẳng đình liên minh của đảng PLD và đảng Komeito (trung hữu) đã mất đa số tại Hạ Viện. Trong kỳ bầu cử trước vào năm 2021, đảng Dân Chủ Tự Do đã giành được đa số tuyệt đối với 259 trên 465 ghế tại Hạ Viện. Komeito khi đó được 32 ghế. Lần này, liên minh PLD và Komeito có thể không có được 233 ghế cần thiết để lập chính phủ nếu không thương lượng được với các đảng khác, theo đài NHK.PLD cầm quyền tại Nhật Bản gần như liên tục từ 55 năm qua. Sự lãnh đạo của đảng này chỉ bị gián đoạn sau thất bại nặng nề trong cuộc bầu cử năm 2009, nhưng PLD đã nhanh chóng trở lại nắm quyền vào năm 2012.Hiện tại, đảng Dân Chủ Lập Hiến (PDC), lực lượng đối lập chính, giành được 143 ghế so với 98 ghế ở kỳ bầu cử trước.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20241028-nh%E1%BA%ADt-b%E1%BA%A3n-%C4%91%E1%BA%A3ng-c%E1%BA%A7m-quy%E1%BB%81n-m%E1%BA%A5t-%C4%91a-s%E1%BB%91-t%E1%BA%A1i-h%E1%BA%A1-vi%E1%BB%87n-th%E1%BB%A7-t%C6%B0%E1%BB%9Bng-ishiba-kh%C3%B4ng-%C4%91%E1%BB%8Bnh-t%E1%BB%AB-ch%E1%BB%A9c

Bình Nhưỡng cáo buộc drone Hàn Quốc xâm phạm chủ quyền Bắc Triều Tiên

Ngày 28/10/2024, Bắc Triều Tiên khẳng định đã chứng minh được là quân đội Hàn Quốc điều drone bay bên trên thủ đô Bình Nhưỡng, thả truyền đơn vào đầu tháng 10 và như vậy đã xâm phạm chủ quyền Bắc Triều Tiên. Bình Nhưỡng nhiều lần cáo buộc Seoul điều drone xâm phạm không phận miền bắc, còn Seoul một mực bác bỏ. Theo cơ quan thông tấn Bắc Triều Tiên KCNA, được AFP trích dẫn, bộ Quốc Phòng Bắc Triều Tiên đã kiểm soát được một « drone thù địch » và xác của drone này được tìm thấy ở khu vực Bình Nhưỡng. Kết quả phân tích « đã chứng minh rằng chiếc drone thuộc các băng đảng xã hội đen của quân đội (Hàn Quốc) (…) thâm nhập vào thủ đô » Bắc Triều Tiên trong đêm 08-09/10, sau khi xuất phát từ đảo Baengnyeong, phía tây Hàn Quốc. Tính theo đường chim bay, đảo Baengnyeong nằm gần Bình Nhưỡng hơn là Seoul.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20241028-b%C3%ACnh-nh%C6%B0%E1%BB%A1ng-c%C3%A1o-bu%E1%BB%99c-drone-h%C3%A0n-qu%E1%BB%91c-x%C3%A2m-ph%E1%BA%A1m-ch%E1%BB%A7-quy%E1%BB%81n-b%E1%BA%AFc-tri%E1%BB%81u-ti%C3%AAn

Đức sẽ đóng cửa toàn bộ lãnh sự quán Iran

Berlin tuyên bố sẽ đóng cửa toàn bộ lãnh sự quán Iran ở nước này, nhằm phản đối Tehran tử hình công dân Đức gốc Iran.Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock hôm 31/10 thông báo nước này sẽ đóng cửa ba lãnh sự quán Iran ở Frankfurt, Munich và Hamburg. “Không phải vô cớ mà quan hệ ngoại giao giữa hai nước đang ở mức thấp nhất mọi thời đại”, bà cho hay.Bộ Ngoại giao Đức cho biết quyết định đóng cửa ba lãnh sự quán của Iran sẽ ảnh hưởng đến 32 nhân viên lãnh sự. Ngoại trưởng Baerbock không đề cập đại sứ quán Iran tại Berlin, nhưng cho biết Đức sẽ tiếp tục duy trì các kênh ngoại giao và đại sứ quán tại Tehran để tiếp tục “gây sức ép yêu cầu thả những công dân Đức đang bị giam giữ phi lý”.Động thái diễn ra sau khi truyền thông Iran hôm 28/10 đưa tin Jamshid Sharmahd, công dân Đức gốc Iran, đã bị tử hình vì tội “tấn công khủng bố”.Đức đã triệu hồi đại sứ tại Iran và triệu đại biện lâm thời Iran để bày tỏ phản đối. “Chúng tôi nói rõ ràng với Iran rằng tử hình công dân Đức sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Sự việc này cho thấy Iran không hành động theo logic ngoại giao thông thường”, Ngoại trưởng Baerbock cho hay.Quan chức Đức cáo buộc Iran “chơi trò chính trị với con tin” và tử hình Sharmahd do Berlin ủng hộ Tel Aviv trong cuộc xung đột ở Trung Đông.

https://vnexpress.net/duc-se-dong-cua-toan-bo-lanh-su-quan-iran-4810876.html