Seite auswählen

Trung tâm dữ liệu mới của Google được đặt tại Fredericia, Đan Mạch vào tháng 11/2020 Reuters

 

Các công ty công nghệ Hoa Kỳ cảnh báo Chính phủ Việt Nam rằng dự thảo luật thắt chặt các quy định về bảo vệ dữ liệu và hạn chế chuyển dữ liệu ra nước ngoài sẽ cản trở các nền tảng truyền thông xã hội và nhà điều hành trung tâm dữ liệu phát triển doanh nghiệp của họ tại quốc gia này. 

Quốc gia Đông Nam Á với dân số 100 triệu người là một trong những thị trường lớn nhất thế giới cho Facebook và các nền tảng trực tuyến khác và đang hướng tới mục tiêu tăng trưởng theo cấp số nhân ngành công nghiệp trung tâm dữ liệu của mình bằng đầu tư nước ngoài trong những năm tới. 

Jason Oxman, chủ tịch Hội đồng Công nghiệp Công nghệ Thông tin (ITI), một hiệp hội thương mại đại diện cho các công ty công nghệ lớn bao gồm Meta, Google và nhà điều hành trung tâm dữ liệu Equinix cho biết, dự thảo luật “sẽ khiến các công ty công nghệ, nền tảng truyền thông xã hội và nhà điều hành trung tâm dữ liệu gặp khó khăn trong việc tiếp cận những khách hàng phụ thuộc vào họ hàng ngày”. 

Các quan chức Việt Nam và nước ngoài cho biết, dự thảo luật đang được thảo luận tại Quốc hội cũng được thiết kế để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan chức năng tiếp cận thông tin và được Bộ Công an thúc đẩy. 

Bộ Công an và Bộ Thông tin đã không trả lời các nỗ lực liên hệ qua email và điện thoại. Quốc hội Việt Nam đang thảo luận về luật này trong phiên họp kéo dài một tháng hiện tại và dự kiến sẽ thông qua vào ngày 30 tháng 11 “nếu đủ điều kiện”, theo chương trình của quốc hội, có thể thay đổi. 

Các quy định hiện hành của Việt Nam đã hạn chế việc chuyển dữ liệu xuyên biên giới trong một số trường hợp, nhưng chúng hiếm khi được thực thi. 

Không rõ luật mới, nếu được thông qua, sẽ tác động như thế nào đến đầu tư nước ngoài vào quốc gia này. 

Reuters đưa tin vào tháng 8 rằng Google đang cân nhắc việc thành lập một trung tâm dữ liệu lớn ở miền Nam Việt Nam trước khi dự thảo luật được trình lên quốc hội. 

Công ty nghiên cứu BMI cho biết Việt Nam có thể trở thành một đối thủ lớn trong khu vực trong ngành trung tâm dữ liệu vì các hạn chế về quyền sở hữu của nước ngoài sẽ kết thúc vào năm tới. 

 

“Mở rộng quá mức quyền truy cập dữ liệu của chính phủ”

Trong số các điều khoản của dự thảo luật có sự cho phép trước để chuyển ra nước ngoài “dữ liệu cốt lõi” và “dữ liệu quan trọng”, hiện đang được định nghĩa mơ hồ. 

Oxman nói với Reuters rằng “Điều đó sẽ cản trở hoạt động kinh doanh của nước ngoài”. 

Các công ty công nghệ và các công ty khác ủng hộ luồng dữ liệu xuyên biên giới để cắt giảm chi phí và cải thiện dịch vụ, nhưng nhiều khu vực pháp lý, bao gồm Liên minh châu Âu và Trung Quốc, đã hạn chế các hoạt động chuyển giao đó, nói rằng điều đó cho phép họ bảo vệ tốt hơn quyền riêng tư và thông tin nhạy cảm. 

Theo dự thảo luật, các công ty sẽ phải chia sẻ dữ liệu với Đảng Cộng sản cầm quyền của Việt Nam và các tổ chức nhà nước trong nhiều trường hợp được định nghĩa mơ hồ, bao gồm cả trường hợp “hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể vì lợi ích công cộng”. 

Ngành công nghiệp công nghệ Hoa Kỳ đã nêu lên mối quan ngại với chính quyền Việt Nam về “việc mở rộng quá mức quyền truy cập dữ liệu của chính phủ”, Oxman cho biết. 

Luật mới “sẽ gây ra những thách thức đáng kể về tuân thủ đối với hầu hết các công ty tư nhân”, Adam Sitkoff, giám đốc điều hành của Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội, lưu ý rằng các cuộc đàm phán đang được tiến hành để thuyết phục chính quyền “xem xét lại quá trình lập pháp vội vã” đối với luật này.

 

RFA (04.11.2024)

 

 

 

 

Giới công nghệ Mỹ cảnh báo luật sắp ban hành của Việt Nam sẽ gây nhiều khó khăn

Ông Adam Sitkoff, Giám đốc Điều hành Phòng Thương mại Mỹ (AmCham) tại Hà Nội nói rằng các cuộc đàm phán đang được tiến hành để thuyết phục chính quyền Việt Nam “xem xét lại quá trình lập pháp vội vã” đối với luật thắt chặt các quy định về bảo vệ dữ liệu.

 

Các công ty công nghệ Hoa Kỳ đã cảnh báo chính phủ Việt Nam rằng dự thảo luật thắt chặt các quy định về bảo vệ dữ liệu và giới hạn chuyển dữ liệu ra nước ngoài sẽ hạn chế các nền tảng truyền thông xã hội và các nhà điều hành trung tâm dữ liệu tăng trưởng làm ăn tại Việt Nam.

Quốc gia Đông Nam Á với dân số 100 triệu người là một trong những thị trường lớn nhất thế giới cho Facebook và các nền tảng trực tuyến khác và đang đặt mục tiêu tăng trưởng theo cấp số nhân ngành công nghiệp trung tâm dữ liệu của mình bằng đầu tư nước ngoài trong những năm tới.

Dự thảo luật “sẽ khiến các công ty công nghệ, nền tảng truyền thông xã hội và nhà điều hành trung tâm dữ liệu gặp khó khăn trong việc tiếp cận những khách hàng phụ thuộc vào họ hàng ngày”, ông Jason Oxman, chủ tịch Hội đồng Công nghiệp Công nghệ Thông tin (ITI), một hiệp hội thương mại đại diện cho các công ty công nghệ lớn bao gồm Meta, Google và nhà điều hành trung tâm dữ liệu Equinix, cho biết.

Dự thảo luật đang được thảo luận tại quốc hội cũng được thiết kế để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan chức năng tiếp cận thông tin và được Bộ Công an thúc đẩy, các quan chức Việt Nam và nước ngoài cho biết.

Bộ Công an và Bộ thông tin không trả lời các nỗ lực liên lạc qua email và điện thoại.

Quốc hội Việt Nam đang thảo luận về luật trong phiên họp kéo dài một tháng hiện nay và dự kiến sẽ thông qua vào ngày 30 tháng 11 “nếu đủ điều kiện”, theo chương trình của quốc hội vốn có thể thay đổi.

Các quy định hiện hành của Việt Nam đã hạn chế việc chuyển dữ liệu xuyên biên giới trong một số trường hợp, nhưng chúng hiếm khi được thực thi.

Không rõ luật mới, nếu được thông qua, sẽ tác động như thế nào đến đầu tư nước ngoài vào quốc gia này. Reuters đưa tin vào tháng 8 rằng Google đang cân nhắc thành lập một trung tâm dữ liệu lớn ở miền Nam Việt Nam trước khi dự thảo luật vừa kể được trình lên quốc hội.

Công ty nghiên cứu BMI cho biết Việt Nam có thể trở thành một tác nhân lớn trong khu vực trong ngành trung tâm dữ liệu trong khi các hạn chế về quyền sở hữu của nước ngoài sẽ kết thúc vào năm tới.

Trong số các điều khoản của dự thảo luật có việc phải xin phép trước khi chuyển ra nước ngoài “dữ liệu cốt lõi” và “dữ liệu quan trọng” vốn đang được định nghĩa mơ hồ.

Ông Oxman nói với Reuters rằng “Điều đó sẽ cản trở hoạt động kinh doanh của nước ngoài”.

Các công ty công nghệ và các công ty khác ủng hộ luồng dữ liệu xuyên biên giới để cắt giảm chi phí và cải thiện dịch vụ, nhưng nhiều nơi, bao gồm Liên hiệp châu Âu và Trung Quốc, đã hạn chế các hoạt động chuyển giao đó, nói rằng điều đó cho phép họ bảo vệ tốt hơn quyền riêng tư và thông tin nhạy cảm.

Theo dự thảo luật, các công ty sẽ phải chia sẻ dữ liệu với Đảng Cộng sản cầm quyền của Việt Nam và các tổ chức nhà nước trong nhiều trường hợp vốn được định nghĩa mơ hồ, kể cả trường hợp “hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể vì lợi ích công cộng”.

Ngành công nghiệp công nghệ Hoa Kỳ đã nêu lên mối quan ngại với chính quyền Việt Nam về “việc mở rộng quá mức quyền truy cập dữ liệu của chính phủ”, ông Oxman cho biết.

Luật mới “sẽ gây ra những thách thức đáng kể về tuân thủ đối với hầu hết các công ty tư nhân”, ông Adam Sitkoff, giám đốc điều hành của Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội nói và lưu ý rằng các cuộc đàm phán đang được tiến hành để thuyết phục chính quyền “xem xét lại quá trình lập pháp vội vã” đối với luật này.

 

VOA (05.11.2024)

 

 

 

 

Dự luật mới có thể cản trở các trung tâm dữ liệu

 

„Theo dự thảo Luật Dữ liệu, các công ty sẽ phải chia sẻ dữ liệu với Đảng Cộng sản cầm quyền của Việt Nam và các tổ chức nhà nước trong nhiều trường hợp được định nghĩa mơ hồ, bao gồm cả trường hợp “hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể vì lợi ích công cộng”.“

 

Francesco Guarascio – Phuong Nguyen

Các công ty công nghệ Hoa Kỳ đã cảnh báo chính phủ Việt Nam rằng dự thảo Luật Dữ liệu thắt chặt các quy định về bảo vệ dữ liệu và hạn chế chuyển dữ liệu ra nước ngoài sẽ cản trở các nền tảng truyền thông xã hội và nhà điều hành trung tâm dữ liệu phát triển doanh nghiệp tại Việt Nam.

 

Quốc gia Đông Nam Á với dân số 100 triệu dân này là một trong những thị trường lớn nhất thế giới của Facebook và các nền tảng trực tuyến khác và Việt Nam đang đặt mục tiêu tăng trưởng theo cấp số nhân ngành công nghiệp trung tâm dữ liệu bằng đầu tư nước ngoài trong những năm tới.

 

Dự luật “sẽ làm các công ty công nghệ, nền tảng truyền thông xã hội và nhà điều hành trung tâm dữ liệu gặp khó khăn trong việc tiếp cận những khách hàng phụ thuộc vào họ hàng ngày”, Jason Oxman, chủ tịch Hội đồng Công nghiệp Công nghệ Thông tin (ITI), một hiệp hội thương mại đại diện cho các công ty công nghệ lớn gồm Meta, Google và trung tâm dữ liệu Equinix, cho biết.

 

Dự thảo Luật Dữ liệu đang được thảo luận tại quốc hội nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan chức năng tiếp cận thông tin và được Bộ Công an thúc giục, các quan chức Việt Nam và nước ngoài cho biết.

 

Bộ công an và Bộ thông tin đã không trả lời các email và điện thoại.

Quốc hội Việt Nam đang thảo luận về thảo Luật Dữ liệu trong phiên họp kéo dài một tháng hiện tại và dự kiến ​​sẽ thông qua vào ngày 30 tháng 11 “nếu đủ điều kiện”, theo chương trình của quốc hội, có thể thay đổi.

 

Các quy định hiện hành của Việt Nam đã hạn chế việc chuyển dữ liệu xuyên biên giới trong một số trường hợp, nhưng hiếm khi được thực thi.

 

Không rõ Luật dữ liệu mới, nếu được thông qua, sẽ tác động như thế nào đến đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Reuters đưa tin vào tháng 8 rằng Google đang cân nhắc thành lập một trung tâm dữ liệu lớn ở miền Nam Việt Nam trước khi dự thảo Luật Dữ liệu được trình lên quốc hội.

 

Công ty nghiên cứu BMI cho biết Việt Nam có thể trở thành một đối thủ lớn trong khu vực trong ngành trung tâm dữ liệu vì các hạn chế về quyền sở hữu của nước ngoài sẽ kết thúc vào năm tới.

 

‘Mở rộng không đáng kể quyền tiếp cận của chính phủ’ 

Trong số các điều khoản của dự thảo Luật Dữ liệu cần phải được cơ quan có thẩm quyền đánh giá và chấp thuận trước khi chuyển ra nước ngoài “dữ liệu cốt lõi” và “dữ liệu quan trọng”, hiện đang được định nghĩa mơ hồ.

 

“Đây là điều sẽ cản trở hoạt động kinh doanh của nước ngoài”, Oxman nói với Reuters.

 

Các công ty công nghệ và các công ty khác ủng hộ luồng dữ liệu xuyên biên giới để cắt giảm chi phí và cải thiện dịch vụ, nhưng nhiều khu vực pháp lý, bao gồm Liên minh châu Âu và Trung Quốc, đã hạn chế các hoạt động chuyển giao đó, nói rằng điều đó cho phép họ bảo vệ tốt hơn quyền riêng tư và thông tin nhạy cảm.

 

Theo dự thảo Luật Dữ liệu, các công ty sẽ phải chia sẻ dữ liệu với Đảng Cộng sản cầm quyền của Việt Nam và các tổ chức nhà nước trong nhiều trường hợp được định nghĩa mơ hồ, bao gồm cả trường hợp “hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể vì lợi ích công cộng”.

 

Ngành công nghiệp công nghệ Hoa Kỳ đã nêu lên mối quan ngại với chính quyền Việt Nam về “việc mở rộng quá mức quyền truy cập dữ liệu của chính phủ”, Oxman cho biết.

 

Dự Luật mới “sẽ gây ra những thách thức đáng kể cho hầu hết các công ty tư nhân”, Adam Sitkoff, giám đốc điều hành của Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội, lưu ý rằng họ đang đàm phán nhằm thuyết phục chính quyền “xem xét lại quá trình lập pháp vội vã” đối với luật này.

 

VNTB (05.11.2024)

 

 

________________________

Nguồn:  Reuters – US tech firms warn Vietnam’s planned law to hamper data centres, social media