Seite auswählen

THÔNG ĐIỆP CỦA DÂN MỸ

 

Vũ Linh

Diễn Đàn Trái Chiều

16.11.2024

 

     Cuộc bầu cử năm 2024 đã qua, bây giờ là lúc bình tâm suy nghĩ lại toàn bộ kết quả. Câu hỏi lớn nhất mà các chuyên gia chính trị, sử gia, … phải nghiên cứu là dân Mỹ đã chuyển tới giới lãnh đạo chính trị thông điệp gì, họ muốn gì qua lá phiếu của họ?

    Ta xem qua cho biết.

 KẾT QUẢ BẦU CỬ

    Trước hết, ta coi qua kết quả bầu cử, có thể tóm gọn qua bảng đúc kết dưới đây:

(*): Kamala cũng thắng tại District of Columbia tuy DC không được kể là tiểu bang
(**): Kết quả tính tới ngày 15/11/2024,còn chưa đếm xong


    Bảng đúc kết trên cho thấy trong cuộc bầu cử vừa qua, đảng CH đã đại thắng, một trong những chiến thắng lớn nhất lịch sử chính trị Mỹ. Đây nhé:

 – Trong cuộc bầu TT, ông Trump đã chiến thắng một cách không thể chối cãi, kiện cáo gì được nữa. Chiến thắng của ông trọn vẹn, thắng từ số phiếu cử tri đoàn tới số tiểu bang, tới tổng số phiếu cử tri. Chiếm lại hết tất cả 7 tiểu bang gọi là chiến địa mà Biden đã thắng hết 6 trong năm 2020, và số phiếu cử tri của ông tiếp tục tăng mạnh tại những thành trì cố hữu của đảng DC như Cali, New York, New Jersey và Illinois, cho dù ông vẫn thua tại những nơi này.

Tỷ lệ phiếu của Trump

 

– Về tổng số phiếu của dân đi bầu, ông Trump hơn bà Kamala tới 5 triệu phiếu. Hơn 73,5 triệu ‘bọn bựa rác rưởi’ đi bầu cho Trump. Lần cuối cùng một TT CH đắc cử với đa số phiếu cử tri là TT Bush con năm 2004, cách đây đúng 20 năm.

 

– Trong cuộc bầu thượng viện, đảng CH đã chiếm 4 ghế của đảng DC, đưa đến thế đa số 53-47, có thể vô hiệu hóa 3 phiếu CH luôn luôn chống Trump của các TNS CH Susan Collins, Liz Murkowski và Mitt Romney, khi phó TT JD Vance vẫn có lá phiếu quyết định. 

– Trong cuộc bầu tại hạ viện, vẫn chưa có kết quả cuối cùng sau một cuộc đếm phiếu dai dẳng kéo dài hơn 11 ngày trời; tại District 45, nơi chạy đua giữa bà đương kim dân biểu Michelle Steele của CH và ứng cử viên Derek Trần của DC, chỉ có tổng số hơn 300.000 phiếu mà đếm ròng rã hơn 11 ngày vẫn chưa xong; đó là cách làm việc của công chức DC Orange county. Tuy nhiên, CH đã chiếm thế đa số với 219 ghế. 

– Trong cuộc bầu thống đốc tiểu bang, CH vẫn giữ thế đa số 27 – 23.

– Không có cuộc bầu thẩm phán cho Tối Cao Pháp Viện liên bang, do đó cán cân bảo thủ-cấp tiến vẫn không thay đổi: 6-3.

    Một cách cụ thể, đảng CH đã chiếm trọn quyền trong cả 3 ngành hành pháp, lập pháp và tư pháp. Trong ít nhất 2 năm tới, cho tới khi toàn thể hạ viện và một phần thượng viện được bầu lại, thì coi như TT Trump -Hitler???- sẽ tha hồ ‘múa gậy vườn hoang’ để làm cho nước Mỹ mạnh lại. Kinh hoàng hơn cho phe cấp tiến là rất có thể trong 2 năm tới, TT Trump sẽ có dịp bổ nhiệm tới 3 thẩm phán bảo thủ vào Tối Cao Pháp Viện liên bang, mà phe cấp tiến không có cách nào cản được.

    Ở đây, vấn đề đi xa hơn cuộc chiến thắng của cá nhân ông Trump hạ bà Kamala, mà hiển nhiên, đã là chiến thắng của cả đảng CH trên đảng DC, của khuynh hướng chính trị bảo thủ hạ cấp tiến, của những giá trị nền tảng của Mỹ đè bẹp những thất bại của Biden/Kamala và xóa bỏ ‘văn hóa thức tỉnh’. Khiến đám vẹt tị nạn dẫy tê tê, gào thét inh ỏi như heo bị thọc tiết.                

DÂN MỸ MUỐN GÌ?

    Qua lá phiếu, dân Mỹ đã gửi thông điệp thật rõ cho lãnh đạo chính trị Mỹ biết họ muốn gì.

  •  Dân Mỹ muốn một nước Mỹ mạnh
    Khẩu hiệu ‘Make America Great Again‘ thật giản dị, dễ hiểu và đáp đúng nhu cầu, ước vọng của dân Mỹ. Đó là lý do quan trọng nhất giải thích chiến thắng huy hoàng của ông Trump. Ngay cả khối DC cũng khó có thể bác bỏ ý kiến làm cho nước mạnh lại, chẳng lẽ đòi Make America Weak Again sao?
 
    Thông điệp của dân Mỹ: vâng, chúng tôi muốn nước Mỹ mạnh trở lại. 
  • Dân Mỹ muốn Nhà Nước Mỹ lo cho dân Mỹ trước
    Các chính quyền DC bất kể TT nào, lúc nào cũng muốn tiếp tục ôm mộng đế quốc, thống trị thế giới, nếu không bằng sức mạnh quân sự, cũng bằng sức mạnh kinh tế, hay chính xác hơn, sức mạnh của đồng đô-la, mang đô-la rải khắp thế giới qua viện trợ đủ loại cho cả thế giới, qua việc cõng gánh nặng tài chánh của hầu hết các tổ chức quốc tế, liên minh chính trị, quân sự hay mậu dịch. Trong khi trong nước thì tràn lan dân vô gia cư cắm lều khắp nơi, dân da đen vẫn cơ cực, nghèo khổ, vẫn phải đi ăn trộm, ăn cướp, và cựu quân nhân vẫn chưa được hưởng những bảo đảm tài chánh và y tế xứng đáng với những hy sinh của họ.
 
    Ông Trump muốn chấm dứt cảnh nước Mỹ làm máy rút tiền ATM cho cả thế giới, dẹp bỏ tất cả mọi liên minh quốc tế cuội, để chính quyền có tiền lo cho dân Mỹ trước, cũng như Nhà Nước bớt chi cho thế giới để có thể giảm thuế cho dân Mỹ.
 
    Thông điệp của dân Mỹ: đảng DC hãy bỏ mộng đế quốc đi, hãy lo cho chúng tôi trước khi lo cho thế giới. 

 

  •  Dân Mỹ muốn phục hồi những giá trị nền tảng
    Bốn năm Biden đã là thời ‘vàng son’ của ‘văn hóa thức tỉnh’, chống kỳ thị dưới đủ hình thức, đưa dân da đen, dân đồng tính, dân chuyển giới lên ngôi, nhân danh cái lều khổng lồ đa dạng và bao dung. Thoạt nghe thật chí lý, nhưng nhìn kỹ thấy … ‘coi dzậy mà hổng phải dzậy’.
    Kỳ thị da đen được thay thế bằng kỳ thị da trắng. Kỳ thị đàn bà được thay thế bằng kỳ thị đàn ông. Khoan dung với đồng tính biến dân đồng tính thành người hùng mẫu mực. Tôn trọng trẻ con thành lý do để thầy cô Nhà Nước chiếm quyền bố mẹ giáo dục trẻ con. Tiêu chuẩn cho việc làm, từ việc làm TT tới việc làm của tướng lãnh quân đội,… bây giờ là màu da, giới tính chứ không còn là khả năng hay kinh nghiệm gì nữa. Đàn ông tự xưng là nữ giới, tham gia tranh tài thể thao với nữ giới, chiếm hết các giải: đó là tôn trọng ý muốn của mỗi người. Phá thai là quyền tuyệt đối, vô giới hạn của phụ nữ ham vui. Tôn giáo là mê tín dị đoan. Lính tráng bây giờ lo học ‘thức tỉnh’ chứ không lo tập bắn súng. Bao dung chỉ với người đồng quan điểm, khác quan điểm thì cần phải loại trừ, triệt hạ bằng đủ mọi cách vì chỉ… rác rưởi.
 
    Thông điệp của dân Mỹ: chúng tôi quá sợ ‘thức tỉnh’ rồi, xin vứt ‘văn hóa thức tỉnh’ khùng điên vào thùng rác, cho chúng tôi ngủ tiếp trong những giá trị gia đình, tôn giáo, văn hóa cổ lỗ sĩ.

 

  • Dân Mỹ muốn có đời sống kinh tế dễ thở hơn
    Kinh tế đã là ưu tư và ưu tiên hàng đầu của tuyệt đại đa số dân Mỹ. Dân Mỹ là dân rất thực tế -pragmatic- chỉ nhìn vào cuộc sống thực tế, những con số thật, không bao giờ nghe những lảm nhảm đổ thừa bốn phương tám hướng. Vật giá quá cao, khó sống, không thể chấp nhận được, phải tìm người khác để hy vọng khá hơn, có thế thôi.
 
    Dân Mỹ cũng thấy rõ một trong những nguyên do của lạm phát chính là sách lược tung tiền qua cửa sổ của phe cấp tiến và Biden, vung tiền cứu trợ này nọ, trợ cấp đủ kiểu cho đủ loại dân, tài trợ dự án vớ vẩn bảo vệ khí hậu, chống hâm nóng địa cầu, bảo vệ cả thế giới,…
    
    Bốn năm qua đã là bốn năm thê thảm cho tất cả mọi gia đình Mỹ, bất kể theo DC hay CH, chỉ vì giá sinh hoạt đã tăng quá nhanh. Mà cái khổ là những khu vực bị đánh mạnh nhất lại là những khu vực sinh tử của đám dân nghèo như thực phẩm, giá xăng, tiền điện, giá thuê nhà. Chính quyền Biden giờ chót muốn lừa dân, tung chiến dịch khoe những thành quả cuội của Bidenomics. Nhưng tất cả những khoe khoang khoác lác của Biden/Kamala như nước đổ đầu vịt khi người dân thì phải móc tiền túi ra mỗi ngày, nên thấy rõ sự thật.

 

    Thông điệp của dân Mỹ: chúng tôi chỉ muốn có bánh mì để ăn, không muốn nghe giải thích, đổ thừa. Cũng chẳng cần trợ cấp lung tung. Biden và Kamala có bốc phét gì thì chúng tôi cũng vẫn thấy 4 năm trước đây, dưới thời Trump, cuộc sống dễ thở hơn, chúng tôi muốn quay lại thời đó, sống với ông Trump.
  • Dân Mỹ muốn thấy một xứ Mỹ an bình
    Nước Mỹ trong 4 năm Biden hiển nhiên đã trở về quá khứ của thời ‘cao bồi lập quốc’, thời mà trộm cướp nghênh ngang mang súng đi giữa phố, tha hồ cướp bóc, bắn giết. Khi tân TT Biden ra lệnh thả cả ngàn dân da đen trộm cướp, phá nhà, đốt xe của mùa hè 2020, không truy tố bất cứ một tên nào, khi Cali ra luật trộm cướp dưới 950 đô là chuyện lắt nhắt không đáng truy tầm và truy tố,… thì nạn công khai trộm cướp nổi lên khắp nước, khiến người dân thấp thỏm lo sợ, không dám ra phố, dẫn con cái đi dạo công viên, không dám đi rửa mắt trong các đại thương xá, vì sợ tai bay vạ gió trúng đạn bất tử, thì hiển nhiên đã có cái gì không ổn trong xứ Mỹ này.    

 

    Đây không phải chuyện kỳ thị màu da nữa, mà là chuyện an toàn cá nhân, an toàn cho gia đình trong cuộc sống hàng ngày. 
 
   Thông điệp của dân Mỹ: không cần biết bọn du thủ du thực trộm cướp da màu gì, chúng tôi lo cho an toàn của chúng tôi và gia đình trước tiên, và chúng tôi cần cảnh sát bảo vệ, cần thấy phạm pháp bị trừng trị. Chúng tôi muốn sống trong xã hội an bình, ồn định.
  • Dân Mỹ muốn có một chính sách di trú hợp lý và biên giới được bảo vệ
    Di dân Nam và Trung Mỹ đã được chính quyền Biden cố tình nhắm một mắt cho họ tràn vào bất hợp pháp. Mục tiêu quá rõ cho cả thế giới thấy: trong lâu dài, đảng DC cần số dân này, nghĩa là cần số phiếu này để thay thế số dân da trắng càng ngày càng bỏ đảng DC để chạy qua đảng CH. Như Elon Musk đã cảnh cáo, việc tiếp tục mở cửa biên giới sẽ đưa đến hậu quả thực tế là nước Mỹ sẽ thành xứ độc đảng, với đảng DC chiếm thế đa số tuyệt đối, nắm quyền vĩnh viễn. Ở đây, công bằng mà nói, việc mở toang biên giới cũng được một số đại tập đoàn, đại gia tư bản ủng hộ vì giúp họ có nhiều công nhân rẻ tiền, lương thấp, mang lại lợi nhuận cao cho họ.
 
    Đó là âm mưu của Biden, đảng DC và tài phiệt. Nhưng dân Mỹ không cần biết chuyện này. Điều họ thấy rõ đây là chính sách ngồi xổm trên đầu luật pháp, không thể chấp nhận được trong cái xứ thượng tôn luật pháp này. Dân Mỹ có lòng nhân đạo lớn hơn tất cả mọi dân khác trên thế giới, và đã từng mở rộng cửa đón dân tị nạn Đông Âu, Cuba, Việt Nam và biết bao nạn nhân thiên tai hay nạn nhân các chế độ bạo tàn. Nhưng điều kiện tiên quyết là di dân phải vào Mỹ trong trật tự, theo luật di trú, và nhất là trong giới hạn nước Mỹ có đủ phương tiện để lo cho họ, lo cho sức khỏe của họ, công ăn việc làm của họ, giáo dục con cái họ, chứ không nhận ào ạt bừa bãi vì nhu cầu chính trị của một đảng. Nước Mỹ không phải là ‘thiên đàng mở toang cửa’ cho tất cả ai muốn vào thì vào vô giới hạn.
   
    Thông điệp của dân Mỹ: chúng tôi không ngu và không bị alzheimer để quên chính sách biên giới của Trump như thế nào. Nước Mỹ cần phải có chính sách di dân hợp lý trong khi các luật lệ di trú phải được tôn trọng, và biên giới phải được bảo vệ.
  • Dân Mỹ muốn giới hạn phá thai 
    Phe DC và Kamala đã cá cược cuộc bầu sẽ được quyết định trên một vấn đề quan trọng nhất đối với phụ nữ, là một nửa khối cử tri. Đó là quyền tự do phá thai vô giới hạn, mà phe DC gian trá gọi là quyền tự do sinh sản -freedom of reproductive right. Quyền tự do giết thai nhi biến thành quyền tự do sanh đẻ? Đây là cái mà kẻ này gọi là  ‘hiếp dâm chữ nghĩa’.
 
    Kết quả bầu cử cho thấy phá thai đã chẳng là một vấn đề lớn trong cuộc bầu cử. Các thăm dò cho thấy hầu hết các cử tri chẳng ai đặt vấn đề phá thai như yếu tố quyết định lá phiếu.
 
    Thông điệp của dân Mỹ: cho dù phe DC thổi phồng quá đáng toàn bộ câu chuyện, chúng tôi chấp nhận phán quyết của Tối Cao Pháp Viện: phá thai là chuyện của các tiểu bang, các thống đốc và các quốc hội tiểu bang ra luật, không liên quan gì đến chuyện bầu TT liên bang.
  • Dân Mỹ muốn Mỹ tiếp tục theo con đường tư bản, tự do dân chủ
    Theo tất cả mọi chuyên gia nghiên cứu chính trị Mỹ, Biden là một TT thiên tả nhất, hơn xa Clinton, hơn cả Obama. Thế mà vẫn chưa thiên tả bằng bà Kamala Harris. Thế đấy, nhưng bà Kamala lại chọn một ông phó còn thiên tả hơn nữa, công khai tôn vinh Đặng Tiểu Bình và đảng CS Tầu. 
    
    Khi được hỏi về lạm phát, bà Kamala huỵch tẹt nói thẳng bà sẽ ra chính sách kiểm soát giá theo mô thức Khrushchev và Castro: một đám công chức ngồi định giá cho tất cả mọi sản phẩm, bắt cả nước phải tuân theo, không tuân sẽ bị đi tù hay phạt tiền. Mô thức không còn là xã nghĩa nữa mà là cộng sản tuyệt đối. Thế mà lạ lùng thay cả đám dân Việt ti nạn sách dép trốn chạy muốn bá thở chế độ bao cấp của VC lại xúm vào tung hô, ủng hộ liên danh Harris-Walz trong khi miệng vẫn ra rả “chống cộng, chống cộng”. Thế nghĩa là gì??? Chẳng lẽ dân Việt tị nạn bây giờ vì tính phe đảng Mỹ mà lại sẵn sàng quên lý do tại sao chúng ta lại đang tị nạn ở Mỹ sao?
 
    Dù sao thì trong khối dân Mỹ, họ không chấp nhận thiên tả xã nghĩa. Bà Kamala ý thức rất rõ chuyện này nên đã cố khoác cái áo ôn hòa khi vận động tranh cử, nhưng vẫn thất bại.
 
    Thông điệp của dân Mỹ: bà Kamala có khoác áo gì chúng tôi cũng vẫn không ngu, không bao giờ chấp nhận xã nghĩa trên nước Mỹ.

 

  • Dân Mỹ muốn tôn trọng Hiến Pháp
    Một hậu quả lâu dài quan trọng hàng đầu là tổng thống của 4 năm tới sẽ có dịp bổ nhiệm ít nhất 2 hay 3 thẩm phán vào Tối Cao Pháp Viện liên bang, và cả mấy trăm thẩm phán liên bang. Và những thẩm phán được bổ nhiệm tới chết này sẽ ngồi đó trên dưới hai ba chục năm là ít. Đó là những hậu quả lâu dài nhất mà một TT có thể để lại hậu thế. Và ai cũng biết các thẩm phán do CH bổ nhiệm luôn luôn có khuynh hướng bảo thủ, nghĩa là tôn trọng tuyệt đối Hiến Pháp, trong khi các thẩm phán do DC bổ nhiệm đều muốn Hiến Pháp phải được diễn giải du di theo khuynh hướng thời đại.
 
  Thông điệp của dân Mỹ: chúng tôi muốn Mỹ tiếp tục tôn trọng Hiến Pháp một cách tuyệt đối, và chúng tôi muốn ông Trump có dịp bổ nhiệm càng nhiều thẩm phán bảo Hiến càng tốt.
  • Dân Mỹ muốn hòa bình trên thế giới

 

    Dưới thời TT Trump trước đây, thế giới hòa bình, không có chiến tranh quy mô đâu hết. Dưới thời Biden, chiến tranh Ukraine và Palestine bùng nổ khốc liệt, lính và dân chết như rạ.

    Chính quyền Biden là thủ phạm, gián tiếp gây ra chiến tranh thế giới qua một chính sách đối ngoại yếu hèn, nhút nhát. Bây giờ thì lại không có một chính sách hay một nỗ lực cụ thể nào để chấm dứt chiến tranh, mà trái lại, đã đóng vai đổ dầu vào lửa, vung quân viện ra giúp Ukraine và Do Thái vô giới hạn về số lượng cũng như thời gian tính, kéo dài chiến tranh vô hạn. Dân Mỹ trên căn bản ủng hộ cuộc chiến đấu của TT Zelensky và thủ tướng Netanyahu, nhưng họ không thể ủng hộ một cách mù quáng, vô điều kiện và vô giới hạn mà không có chính sách gì, không biết phải làm gì khác, không một tia ánh sáng cuối đường hầm.

    Thông điệp của dân Mỹ: Mỹ phải có chính sách ngoại giao, rõ ràng, biết mình phải làm gì, có khả năng làm gì tới đâu, đâu là quyền lợi của Mỹ. Cũng như cần phải ngưng làm cảnh sát giữ an ninh trật tự cho cả thế giới.

  • Dân Mỹ muốn được kính trọng mà không bị lợi dụng

    Từ Thế Chiến Thứ Hai cho tới nay, chính sách ‘đế quốc’ của Mỹ không phải là dùng sức mạnh quân sự thống trị thế giới, mà là dùng tiền để mua chuộc cả thế giới. Mua qua các thỏa ước liên minh quốc tế và cả quân sự lẫn mậu dịch như NATO, SEATO, NAFTA, TPP,… Mua qua các viện trợ quân sự, kinh tế, nhân đạo đủ kiểu cho cả trăm quốc gia. Mua qua các đóng góp tiền bạc cho các cơ quan quốc tế như UN, WTO, WHO, UNICEF, Thỏa Ước Khí Hậu Paris,… Trong tất cả những tham gia đó, Mỹ luôn luôn được tâng bốc hão, khen ngợi hão và cám ơn hão. Chỉ vì Mỹ vung hết tỷ này tới tỷ khác để hứng chịu gánh nặng tài chánh vô tận. Mỹ được coi như con bò sữa vô tận. Hay máy rút tiền ATM cũng vô tận.

    Thông điệp của dân Mỹ: chúng tôi không muốn tiếp tục ngu xuẩn chi tiền để nghe tung hô hão, cảm phục hay thân thương giả dối, mà không muốn bị lợi dụng, khai thác.

  • Dân Mỹ muốn chọn lãnh đạo có khả năng
    Cuộc vận động tranh cử TT năm nay có lẽ đã là một trong những cuộc vận động bẩn thỉu nhất lịch sử chính trị Mỹ, khi chủ đề chính của bên DC là xuyên tạc, bóp méo, tung tin phịa, nhục mạ, bôi bác cá nhân ông Trump trong khi không đưa ra được một chính sách nào đáp ứng nhu cầu của người dân. Chưa khi nào ‘chính trị lý lịch’ -identity politics- lại được mang ra làm sách lược tranh cử nền tảng quan trọng như bây giờ. Toàn bộ cuộc vận động của cụ Biden rồi sau đó của bà Kamala hoàn toàn dựa trên việc đánh cá nhân một ứng cử viên, bôi bác những chuyện cá nhân chẳng có một ly ảnh hưởng nào trên cuộc sống của người dân, kèm theo việc dùng guồng máy chính quyền và tư pháp qua sách lược gọi là ‘lawfare’, dùng các công tố và quan tòa phe đảng để truy rượt Trump, không bắt nhốt được thì cũng bôi bác uy tín cá nhân, di hại cuộc vận động tranh cử của ông ta.
 
    Sau khi những tấn công, bôi bác cá nhân như nói láo, gian dâm, trốn thuế, trốn lính, vi phạm cả trăm tội,… đều vô hiệu, phe DC và truyền thông quay qua tố Trump độc tài, hại thể chế dân chủ, phát-xít.
 
    Thông điệp của dân Mỹ: chúng tôi bầu người lãnh đạo dựa trên khả năng mà ông ta đã có dịp chứng minh cho chúng tôi thấy qua bốn năm cầm quyền trước đây, không chấp nhận chính trị theo lý lịch, bác bỏ những bôi bác cá nhân vớ vẩn, không tin những truy tố cuội, không chấp nhận lạm dụng quyền thế qua lawfare cuội chống Trump, càng không tin Trump là phát-xít.
  • Dân Mỹ không còn tin truyền thông nữa
    Cuộc vận động tranh cử của bà Kamala thật sự đã trông chờ rất ít vào ủy ban vận động của bà, chỉ vì bà Kamala đã được sự tiếp tay vận động của toàn thể khối truyền thông, từ các báo chính trị quan trọng nhất như New York Times, Washington Post, USA Today cho tới hầu hết các báo địa phương như Los Angeles Times, San Francisco Chronicle, Miami Herald,…, tới các đài tivi chính như ABC, CBS, NBC, CNN, MSNBC,… Tất cả đều nhất loạt, cùng một giọng tung hô Kamala lên chín chục tầng mây trong khi cố lôi Trump xuống những vũng bùn sâu nhất. 
 
    Nếu dân Mỹ nghe những tuyên truyền, xuyên tạc của truyền thông, thì bà Kamala đã thắng ít nhất 500 phiếu cử tri đoàn trong tổng số 538. Thực tế là ông Trump đã đại thắng.
 
    Thông điệp của dân Mỹ: chúng tôi không còn tin tưởng vào truyền thông nữa, họ nói gì kệ họ, vì truyền thông phe đảng một chiều quá đáng.
  • Dân Mỹ coi các siêu sao như pha
    Bà Kamala đi vận động tranh cử, ý thức rất rõ sẽ không có cách nào thu hút dân Mỹ đến nghe bà đông đảo như Trump. Đám phụ tá nghĩ ra cách thu hút cử tri: mang các siêu sao ca nhạc và phim ảnh đến để thu hút người đến coi, tung ra báo chí hình ảnh cả ngàn người tham gia các cuộc mít-tinh với bà.
 
     Sách lược này cực kỳ tốn kém vì với đám siêu sao này, tất cả vẫn là… tiền. Họ đỏi được trả tiền thù lao cực cao để xuất hiện cho bà Kamala đứng cạnh chụp hình. Ban vận động của Kamala đã chi đâu gần 2 tỷ đô mà bây giờ vẫn còn thiếu nợ cả 20 triệu đô, một phần khá lớn để mua những sự hiện diện này. Tất cả đều phải trả tiền nặng -hối lộ- để họ xuất hiện.
 
   Thông điệp của dân Mỹ: chúng tôi nghe ca sĩ hát, coi tài tử đóng phim giả tưởng, nhưng không ngu dại gì nghe lời họ, vì họ chẳng là gì hết, chỉ biết sống trên nhung lụa Hồ Ly Vọng là những thứ người dân bình thường nằm mơ cũng không thấy được.

    

    Nhìn vào các thông điệp của dân Mỹ gửi qua cuộc bầu cử vừa qua, có một điều kẻ này thấy thật rõ: trình độ dân trí chung của dân Mỹ cao hơn rất xa trình độ hiểu biết chính trị của đám vẹt tị nạn, cả già lẫn trẻ. Hơn xa trình độ ông ‘Tạ Đái’ VNCH.

19/11/2024

“Không cần biết” !

 

Chu Văn

Thongluan-rdp.org

Kết quả cuộc bầu cử vừa qua ở Mỹ hẳn đã tạo ra một chấn động “kinh hoàng”. Kinh hoàng đến độ ở cách nửa vòng trái đất và bình lặng như Úc Đại Lợi mà, bên cạnh rất nhiều người vỡ òa vì vui mừng “ăn theo” cũng không thiếu người thật sự đau buồn. Đã hơn hai tuần rồi mà nhà tôi vẫn còn cảm thấy bần thần. Riêng tôi, đây là lần thứ hai trong cuộc đời sắp đến ngày tàn của mình, tôi cảm được thế nào là nỗi đau buồn nhức nhối vì thời cuộc.

khongcanbiet1

Nghị Viện Âu Châu công bố Nghị Quyết 1481 để quăng chủ nghĩa cộng sản vào sọt rác của lịch sử

Lần thứ nhứt, dĩ nhiên, đó là ngày Miền Nam Việt Nam rơi vào tay cộng sản Bắc Việt. Ngày hôm đó tôi cảm thấy như trời sập đến nơi. Phải nói là “buồn muốn chết được”. Chỉ có điều tôi không có đủ khí tiết và dũng cảm của một số tướng lãnh và sĩ quan trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa để tự kết liễu cuộc sống của mình. Nhưng có lẽ cũng nhờ sống lây lất dưới chế độ cộng sản hơn 7 năm mà năm 1982, khi đặt chân đến Pháp, tôi đã tự hào tuyên bố với bất cứ người Pháp nào mà tôi được dịp tiếp xúc và trao đổi rằng tôi đã “sờ” được (toucher du doigt) ý thức hệ và chủ nghĩa cộng sản. Nó chẳng là cái quái gì cả.

Sau khi bức tường Bá Linh sụp đổ vào năm 1989 và nhứt là năm 2006, sau khi Nghị Viện Âu Châu công bố Nghị Quyết 1481 để quăng chủ nghĩa cộng sản vào sọt rác của lịch sử, thế giới và nhứt là nước Pháp, nơi tôi được đón nhận làm người tỵ nạn, mới nhận ra rằng các chế độ độc tài cộng sản trong thực chất chỉ là một bọn dối trá, lừa bịp, thù hận, độc ác và nhứt là tham tàn và trong suốt hơn 70 năm qua, tất cả các lãnh tụ cộng sản từ Lenin, Stalin đến Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh và ngày nay Tập Cận Bình, Kim Jong Un và các lãnh tụ chóp bu ở Việt Nam, tất cả đều là những tên bịp bợm, độc ác và tham lam.

Ngày nay, khi những người bạn Úc tỏ ý muốn tìm hiểu về ý thức hệ hay chủ nghĩa cộng sản, tôi thường bảo họ hãy dẹp sách vở qua một bên và nhìn thẳng vào những gì đang diễn ra trong chính trường Việt Nam. Chắc chắn họ sẽ thấy rằng chẳng có đấu tranh giai cấp, chẳng có cái búa nào của công nhân hay cái liềm nào của nông dân như lúc nào cũng được in trên những lá cờ đỏ nhuộm mọi góc trời Việt Nam. Và dĩ nhiên nếu có bình đẳng thì đương nhiên các lãnh tụ và các đảng viên “bình đẳng hơn” thường dân ! Còn chuyện “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” có lẽ chỉ có trong “thiên đường mù”. Thực tế trước mắt mà mọi người đều có thể thấy được là : “ông quan” cộng sản nào cũng có xe hơi hạng sang, biệt phủ “hoành tráng”, lương tháng thua cả tiền trợ cấp được chính phủ Úc dành cho một người già như tôi, vậy mà vẫn thừa tiền để gởi con cái du học ở các nước dân chủ Tây phương. Tầng lớp lãnh đạo hiện nay đã trâng tráo hiện nguyên hình là một bọn cướp ngày.

Quyền lực, quyền lợi và cụ thể tiền : đó là “lý tưởng cộng sản” hiện nay. Mới đây, một cặp vợ chồng quen đang nghỉ hưu, nhân dịp qua Úc thăm con, có ghé chơi với chúng tôi. So với với rất đông người Việt Nam khác, họ có một cuộc sống không hơn ai nhưng tương đối ổn định. Về hưu, ngoài lương hưu thì họ cũng có vài căn hộ nhỏ cho thuê mà theo họ là tất cả dành dụm sau khi lo cho con học thành tài. Họ cũng thành thật cho biết cả hai đều đã từng là đảng viên. Đã là đảng viên thì đương nhiên hàng tháng phải đi họp chi bộ và làm theo những chỉ thị của đảng. Thế rồi nghỉ hưu họ cũng nghỉ chơi với đảng luôn. Họ giải thích rằng ở Việt Nam hiện nay vào và ra khỏi đảng cũng dễ như trở bàn tay : chả cần phải tuyên bố trả thẻ đảng gì cả ; rời cơ quan, không họp chi bộ, không khai báo với chi bộ địa phương là xong chuyện.

Họ là điển hình của trên 5 triệu đảng viên cộng sản Việt Nam hiện nay. Đa số vào đảng là vì một chút cơm thừa canh cặn từ bàn ăn quyền lợi của giai cấp lãnh đạo. Ngày nay, có lẽ ngoại trừ ông Nguyễn Phú Trọng, người đã từng ra rả tuyên bố quyết tâm xây dựng xã hội chủ nghĩa cho đến cùng dù có phải mất đến cả trăm năm nữa, có lẽ từ trên xuống dưới chẳng còn ma nào là một người cộng sản nữa.

Thật là mỉa mai khi trong các cộng đồng người Việt Nam ở hải ngoại, nhứt là tại Hoa Kỳ, hễ ghét nhau là người ta chụp lên đầu đối thủ của mình cái mũ cộng sản. Tại cái quốc gia luôn tự hào là vĩ đại này, có lẽ ông thánh tổ của đạo chụp mũ cộng sản không ai khác hơn là tổng thống đắc cử Donald Trump. Vào những dịp lễ nghỉ của Hoa Kỳ như Giáng Sinh, Phục Sinh hay Tạ Ơn, nội dung không bao giờ thay đổi của thông điệp của ông lúc nào cũng là rủa sả cái bọn dân chủ Mác xít, cộng sản… Trong suốt thời gian tranh cử vừa qua, cái mũ to tướng nhứt mà ông chụp lên đầu bà Kamala Harris là hai chữ “đồng chí”.

Kỳ thật, ai mới thực sự xứng đáng được tặng cho cái mũ cộng sản cho bằng ông. Ai quán quân về việc nói dối trong chính trường Mỹ ? Ai gọi báo chí và truyền thông trong một thể chế dân chủ là “kẻ thù của nhân dân” ? Ai gọi những đối thủ của mình là “những kẻ nội thù” và đòi đưa họ ra xử bắn ? Ai bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với các nhà độc tài ? Ai muốn các cộng sự viên, nhứt là các tướng lãnh trong quân đội, phải tuyệt đối trung thành với mình như các tướng lãnh của Hitler ?… Tôi nghĩ người được đa số dân Mỹ bầu làm nguyên thủ quốc gia của họ hội đủ tất cả những thuộc tính của một người cộng sản như đang hiện hình trong các chế độ cộng sản, nhứt là tại Việt Nam. Và đây chính là điều mà một người đã từng sống dưới chế độ cộng sản và biết thế nào là cộng sản như tôi cảm thấy đau buồn.

Đau buồn nhứt là vì tôi không thể hiểu được tại sao người dân tại một quốc gia đầu tàu và là ngọn hải đăng của nền dân chủ trên thế giới đã đưa lên bệ nguyên thủ quốc gia và lãnh đạo thế giới một người xét về mọi mặt đều tồi tệ như Donald Trump.

Trong hai tuần lễ vừa qua, ngày nào tôi cũng cố theo dõi các phân tách của báo chí để tìm hiểu lý do tại sao một người như Donald Trump đã chiến thắng và chiến thắng oanh liệt như thế trong cuộc bầu cử vừa qua. Riêng tôi thấy có hai lý do.

khongcanbiet2

“Không cần biết” Donald Trump có dối trá, kỳ thị, hận thù, ngu dốt và đồi bại cỡ nào, miễn là ông hứa “Maga” : “làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại” là được.

Chiến thắng áp đảo của ông đến từ lá phiếu của 80 phần trăm tín đồ Tin Lành da trắng tại Mỹ. Năm 2016, rồi năm 2020 và năm nay, tỷ lệ ủng hộ ông của thành phần Kitô hữu này không hề thay đổi. Với họ, dù ông có đồi bại đến đâu, ông vẫn là người được Chúa “tuyển chọn” để đưa Kitô giáo, dĩ nhiên của người da trắng, trở lại địa vị thượng tôn và độc tôn. Mặc dù chống Trung Quốc cỡ nào, ông vẫn nhờ nước này in quyển “Kinh Thánh của Trump” (Trump Bible) để phát huy và quảng bá Kitô giáo. Ông cho biết đã đọc và nghiền ngẫm “Kinh Thánh” đến độ khi được hỏi đâu là câu Kinh Thánh ông ưa thích nhứt, ông đã trả lời rằng đó là câu “mắt đền mắt răng thế răng” (Sách Leviticus trong Cựu Ước 24, 19-21). Chúa Giêsu mà có trở lại chắc cũng phải tôn ông lên bậc thầy !

Những người Mỹ vỗ ngực tự xưng “có đạo” đã bầu một người như thế làm tổng thống hai lần. Điều đáng suy nghĩ là ngày nay hầu hết các xã hội phát triển đều ngày càng có khuynh hướng “thế tục” hóa, nghĩa là ngày càng có ít người tuyên xưng hay thực hành một tôn giáo. Nhưng Mỹ là một ngoại lệ. Quốc gia giàu mạnh nhứt thế giới này vẫn có tỷ lệ những người có tôn giáo cao. Có đến 69 phần trăm người dân Mỹ đòi hỏi rằng tổng thống của họ phải là người có niềm tin tôn giáo (Kitô giáo) vững mạnh. Nhưng xét về mặt xã hội, liệu cái quốc gia lúc nào cũng “được Chúa chúc lành” (God bless America) hay “cầu mong Chúa chúc lành” (May God bless America) này có tốt hơn những quốc gia có tỷ lệ “vô thần” cao không ? Điều làm tôi suy nghĩ là những nước như Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy và Hòa Lan, vốn là những xã hội tục hóa và vô thần nhứt thế giới lại là những nước trong đó người dân có tuổi thọ cao, tỷ lệ tội phạm thấp, học vấn cao, bình đẳng giới tính và kinh tế cao, mọi người dân đều được hưởng chăm sóc y tế và giáo dục như nhau, chính trị ổn định, hầu như không có tham nhũng, quảng đại trợ giúp các nước nghèo… (1).

Ngày nay có lẽ ở đâu cũng có những chính trị gia dân túy. Nhưng tôi tin rằng ở những nước Bắc Âu “vô thần” có lẽ người ta sẽ chẳng bao giờ có cái “can đảm” bầu vào vị trí lãnh đạo một người vỗ ngực tự xưng “có đạo” như Donald Trump.

Ngoài tôn giáo, một yếu tố khác đã đưa một người tồi tệ như Donald Trump lên làm nguyên thủ quốc gia đó là thái độ mà một nhà báo Việt Nam nổi tiếng ở Úc là Nguyễn Hoàng Văn gọi là thái độ “không cần biết” của những người theo chủ nghĩa “Maga” (2). “Không cần biết” Donald Trump có dối trá, kỳ thị, hận thù, ngu dốt và đồi bại cỡ nào, miễn là ông hứa “Maga” : “làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại” là được. Như nhà báo Nguyễn Hoàng Văn đã viết : “Triết lý đầu tiên của bất cứ “Maga quân” nào, như cái tên của nó, là “làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”, ngụy tín xây dựng trên nền tảng “không cần biết”. “Không cần biết” là nước Mỹ phải quay trở lại với thời kỳ cụ thể nào, đời tổng thống nào, bởi như sử gia Robert Kagan từng nhấn mạnh, nước Mỹ chưa bao giờ có một thời “hoàng kim” như thế để mà hoài cổ hay phục hưng. Chỉ biết Trump đã đưa ra một khẩu hiệu như thế, tất phải hò reo theo như thế”.

Báo Huffpost đã ghi lại một thái độ “không cần biết” điển hình. Một buổi sáng nọ, sau cuộc bầu cử, một cựu nhân công trong ngành xây dựng chỉ mới 45 tuổi, nhìn vào cảnh nghèo tại một thành phố thuộc Tiểu bang Pennsylvania và nghĩ rằng đất nước này cần thay đổi lãnh đạo. Người đàn ông này nói rằng ông không thích khuynh hướng độc tài của ông Trump, nhưng cho rằng đây là cách để giúp cho đất nước khỏi chiến tranh và có thể mang lại hòa bình cho những nơi đang có xung đột như Ukraine. Người công nhân này nói : “Ông ta (Trump) vừa tốt vừa xấu. Người ta nói ông là một nhà độc tài. Tôi tin thế. Tôi thấy ông giống Hitler. Nhưng tôi đã bỏ phiếu cho ông” (3).

khongcanbiet03

Nhắm mắt làm ngơ, dửng dưng trước tội ác cũng là tội ác bởi lẽ chính trị cũng là đạo đức.

Thái độ “không cần biết” của đa số người dân Mỹ trong cuộc bầu cử vừa qua đưa tôi trở về thời kỳ Hitler và Đức Quốc Xã cai trị nước Đức. Viktor Frankl, một chuyên gia tâm lý trị liệu người Áo nổi tiếng đã từng bị giam giữ trong nhiều trại tập trung của Đức Quốc Xã. Được may mắn sống sót và trở về sau Đệ Nhị Thế Chiến, thay vì bỏ nước ra đi, ông đã chọn ở lại để nói cho mọi người biết sự độc ác của Đức Quốc Xã. Những người Áo mà ông đã trở về để sống với họ đã khiến ông ngỡ ngàng khi nói rằng họ không hề hay biết về những điều khủng khiếp đã xảy ra trong các trại tập trung. Nhưng theo ông, không phải họ không biết mà đã “chọn lựa” không biết ! Frankl cho rằng động lực khiến rất nhiều người dân Đức và Áo đã “chọn lựa” không biết những tội ác của Đức Quốc Xã chính là lẩn tránh mọi ý thức trách nhiệm hay tội lỗi về những những tội ác ấy (4).

Theo tôi, nhắm mắt làm ngơ, dửng dưng trước tội ác cũng là tội ác bởi lẽ chính trị cũng là đạo đức. Liệu dồn phiếu cho một kẻ mà mình biết rõ là một tên bịp bợm, dối trá, lừa đảo, kỳ thị, hận thù, độc ác, tồi tệ về mọi mặt… có nên bị xem là một hành vi vô đạo không ?

Còn tôi, tôi có nên “không cần biết” sự thật là “người mà ai cũng biết là ai đó” một lần nữa đã được bầu làm nguyên thủ nước Mỹ và lãnh đạo cả thế giới ?

Chu Văn

(19/11/2024)

Chú thích :

1. Sam Harris, The Moral Landscape, Bantam Press, 2012, trg 188-189

2. Nguyễn Hoàng Văn, Từ Mao đến Trump và lời cảnh cáo của Sakharov, Việt Báo, 15/11/2024

3. Josephine Harvey, “Maga in a nutshell” : voter’s wild explanation for backing Trump goes viral, Huffpost, 13/11/ 2024

4. Victor E.Frankl, Yes to life in spite of everything, Penguin Random House, UK 2019, trg 12-13

Từ Mao đến Trump và lời cảnh cáo của Sakharov

 

15/11/2024

Nguyễn Hoàng Văn

Việt Báo

 

iStock-1447238577

Sức mạnh của Trump là sức mạnh của đám đông gắn kết bằng niềm tin mê muội về y như một nhà chính trị đầy viễn kiến, một lãnh tụ có tài kinh bang tế thế và là nạn nhân của đủ thứ âm mưu, trong đó có âm mưu phá hoại nền dân chủ Mỹ. Ảnh: istockphoto.com
 
Donald Trump đã trở lại và ít ai nghiệm ra rằng đây là hệ quả từ mối nguy mà Andrei Dmitrievich Sakharov đã cảnh cáo từ hơn ba phần tư thế kỷ trước: sự mê hoặc của loại “ma túy” mang tên “văn hóa quần chúng” (mass culture) và sự lan truyền của những “mê thoại đại chúng” (mass myth) nhằm tạo dựng quyền lực cho những tên mỵ dân “tàn bạo và giảo quyệt”. [1]
 
Sakharov (1921-1989), Nobel Hòa Bình 1975, là cha đẻ của bom khinh khí Nga nhưng quay sang chống vũ khí này và, hơn thế nữa, còn là một nhân cách trí thức vĩ đại, một nhà đấu tranh nhân quyền dũng cảm, bị lưu đày trên quê hương mình dưới sự đàn áp của chính quyền cộng sản, từ năm 1968 đến năm 1986, khi Mikhail Gorbachev tiến hành cải tổ.
 
Trong tiểu luận “Thoughts on Peace, Progress and Intellectual Freedom” (Trầm tư về hòa bình, tiến bộ và tự do trí tuệ) — phố biến chui tại Nga từ tháng Năm năm 1968 dưới hình thức samizdat, được bí mật chuyển ra ngoài rồi, hai tháng sau, được phát trên đài BBC và đăng trên tờ The New York Times — Sakharov đã ưu tư về những mối nguy đối với nhân loại và nền văn minh đang đối mặt. Theo ông, nếu nhân loại đối mặt với nguy cơ hủy diệt vì sự chia rẽ thì văn minh đang bị đe dọa bởi nhiều thứ, trong đó có “văn hóa đại chúng” và sự lan truyền những huyền thoại mê muội về bọn mỵ dân gian ác. [2]
 
Nếu mass culture, như chúng ta hằng chứng kiến trên các phương tiện truyền thông — những soap opera lê thê, những game show lòe loẹt hay những reality show nhiều khi nhảm nhí đến mức cực kỳ – có mê hoặc giới trẻ như một thứ ma túy thì chúng, bất quá, chỉ là những sản phẩm giải trí mang tính thương mại chứ không… độc hại đến như vậy. Nhưng, cần nhớ rằng, khi Sakharov bộc lộ những ưu tư trên thì “Đại cách mạng văn hóa vô sản” đang “long trời lở đất” ở Trung Quốc và đây chính là sự nguy hiểm của “văn hóa quần chúng”. Đó là thứ “văn hóa” chống lại con người, cổ xúy những niềm tin mù quáng và hướng đám đông sự chia rẽ, hận thù, thứ văn hóa đám đông ở nước Nga Stalinist mà Sakharov đang sống, ở nước Đức Quốc-xã trước đó với những hậu quả kinh người.
 
Có nguy hiểm, “văn hóa quần chúng” nguy hiểm như một công cụ chính trị và đó cũng là yếu tố làm nên sức mạnh của Trump trong những năm qua. Chính trị của Trump là chính trị chia rẽ và hận thù. Sức mạnh của Trump là sức mạnh của đám đông gắn kết bằng niềm tin mê muội về y như một nhà chính trị đầy viễn kiến, một lãnh tụ có tài kinh bang tế thế và là nạn nhân của đủ thứ âm mưu, trong đó có âm mưu phá hoại nền dân chủ Mỹ.
 
Hãy so sánh cuộc vận động MAGA — Make America Great Again, “Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại” — của Trump và “Đại cách mạng văn hóa vô sản” của Mao Trạch Đông. Mao có Hồng vệ binh, Trump có “MAGA quân”, tạm gọi vậy. Hồng vệ binh dương cờ, dương hình Mao thì “MAGA quân” thua gì, cũng hình, cũng cờ. Hồng vệ binh có Mao tuyển, sổ tay in lời Mao, “MAGA quân” có MAGA hay Trump mugshot T-shirt. Mao tung ra những “mê thoại” về bọn “phản cách mạng” và những Hồng vệ binh hung hăng xông lên, tấn công cả những nhân vật đầu não của chính quyền, đẩy đất nước vào tình trạng vô chính phủ. Trump bắn ra những cáo buộc vô căn cứ về gian lận bầu cử, dẫu mình đang nắm trọn quyền hành pháp, lớp lớp “MAGA quân” hung hãn xông lên tấn công vào Quốc Hội Mỹ, như một bọn vô chính phủ.
 
 Từ thời Mao đến thời Trump là một bước tiến cực xa trong việc thông tin. Thời Mao chỉ có truyền đơn, loa phóng thanh và “đại tự bích báo”, thời của Trump là thời của Internet, của mạng xã hội, nhưng, dẫu gì, cái chính vẫn là con người mà mẫu số chung là sự mê muội, chấp nhận vô điều kiện những lời sách động của bọn mỵ dân “tàn bạo và giảo quyệt”. Có nhiều lý do khiến họ nhẹ dạ như vậy và sẽ vượt quá giới hạn của bài viết này nếu bàn bạc ra môn ra khoai nên, ở đây, qua một kinh nghiệm riêng, tôi chỉ nói đến não trạng “Không cần biết!”
 
Hơn mười năm trước, trong dịp tụ tập bạn bè văn nghệ tại Sydney, tiếp xúc với một anh bạn là dân viết lách ở Việt Nam mà, chỉ qua một chi tiết nhỏ, từ một câu chuyện nhỏ, tôi đã mơ hồ nhận ra điều gì đó không phải, sai sai.
 
Trước đó anh bạn từng sang Mỹ tham gia chương trình nghiên cứu của William Joiner Center, thuộc Viện Đại học Massachusetts và, theo lời kể, tại đó, đã tranh luận đến cùng với một nhà khoa bảng thiên tả, du học vào thập niên 1970 rồi trở thành công dân Mỹ, làm việc cho Liên Hiệp Quốc. Như những thành phần thiên tả khác, nhà khoa bảng này chỉ trích chính phủ Mỹ không áy náy, từ A đến Z và, để phản bác, anh bạn chỉ đơn giản “Không cần biết”: “Không cần biết” chính phủ Mỹ tốt xấu thế nào, chỉ biết họ lo được cho dân là anh phục, anh ngưỡng mộ. Thực tình thì, trong câu chuyện nghe kể, tôi không có gì bất đồng với anh bạn lắm, mà tôi cũng không đồng ý với nhà khoa bảng kia lắm, vậy nhưng tôi vẫn cảm thấy có gì đó sai sai với cung cách “không cần biết” của anh.
 
Tôi cảm thấy sai sai là bởi, thỉnh thoảng, cũng từng va chạm với giới “không cần biết” này và, mỗi lần như thề là một lần nản đến độ bỏ cuộc, không buồn bàn thêm, dù chỉ một lời. Trên khía cạnh phương pháp luận thì, đầu tiên, chúng ta phải học cách nghi ngờ bằng chứng, thông tin và, với những thông tin đáng mặt là… thông tin, càng phải thu thập càng nhiều càng tốt, từ các nguồn càng đối chọi nhau càng tốt, từ đó mới có thể so sánh, đối chiếu và… sử dụng. Như vậy thì “không cần biết” không chỉ là sự thiếu cầu thị mà xa hơn, về mặt logic, là nhận thức một chiều, theo thành kiến, cảm tính hay thời thượng và, về mặt chính trị, là sự mù quáng, mê muội, như là con mồi của bọn mỵ dân. Nếu những nhà độc tài ráo riết kiểm duyệt để cấm người dân về những điều “không nên biết” thì họ, giới “không cần biết”, chẳng phải đã tự kiểm duyệt, tự bịt mắt mình là gì?
 
Quả nhiên, từ khi Trump xuất hiện, anh bạn đã mau mắn bịt mắt bịt tai của mình. Anh xông xáo như một “MAGA quân” chính hiệu, hăng hái, nhiệt thành và, nhiều khi, trong chữ nghĩa, khá là đao to búa lớn. Anh say mê truyền bá những tin đồn thất thiệt của MAGA đến độ, dẫu được một người bạn ở Úc, là một chuyên viên IT tiếng tăm, nhã nhặn nhắn tin riêng trong mối quan hệ thân tình, đưa ra bằng chứng đó là tin giả, anh vẫn phớt tỉnh, không buồn trả lời theo phép lịch sự tối thiểu. Anh bạn, như thế, đã “không cần biết”. Và anh “không cần biết” chỉ để yên tâm với cái công việc mà Sakharov từng cảnh cáo là “lan truyền của những mê thoại đại chúng nhằm tạo dựng quyền lực cho những tên mỵ dân tàn bạo và giảo quyệt”.  Anh, như thế, không còn là một nghệ sĩ tinh tế với chữ nghĩa, nhạy bén với những chi tiết cực nhỏ của đời sống để tái tạo như những hình tượng văn chương trong tác phẩm của mình, theo phong cách của riêng mình. Anh đã bị “quần chúng hóa”. Anh đã là một đơn vị không tên trong đám đông MAGA hay, nói cách khác, là một “MAGA quân” điển hình.
 
“Triết lý” đầu tiên của bất cứ “MAGA quân” nào, như cái tên của nó, là “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”, ngụy tín xây dựng trên nền tảng “không cần biết”. “Không cần biết” là nước Mỹ phải quay trở lại với thời kỳ cụ thể nào, đời tổng thống nào, bởi như sử gia Robert Kagan từng nhấn mạnh, nước Mỹ chưa bao giờ có một thời “hoàng kim” như thế để mà hoài cổ hay phục hưng. [3] Chỉ biết Trump đã đưa ra một khẩu hiệu như thế, tất phải hò reo theo như thế.
Vân vân, có cả núi chuyện để “không cần biết”, với hàng ngũ “MAGA quân”. “Không cần biết” Trump đóng thuế cho nước Mỹ ít hơn là đóng thuế cho Trung Quốc, “không cần biết” Trump đưa Kinh Thánh sang Trung Quốc in để giảm chi phí. Chỉ cần biết là Trump đã tuyên chiến với Trung Quốc, về mặt thương mại.
 
“Không cần biết” Trump đã thừa hưởng gia tài từ cha, “không cần biết” là Trump đã khai phá sản mấy lần và bị tòa kết án là một gian thương. “Không cần biết” là những kinh tế gia — trong đó có nhiều người đoạt giải Nobel Kinh Tế — nói đến tình trạng đại lạm phát nếu kế hoạch kinh tế của Trump được thực thi. “Không cần biết” Trump, trong cuộc tranh luận với Hillary Clinton, đã tự hào là “khôn ngoan” vì đã đóng thuế rất ít. Cũng “không cần biết” là, nếu toàn bộ những nhà kinh doanh Mỹ, ai cũng “khôn” như Trump, nước Mỹ có lâm vào tình trạng vỡ nợ như Hy Lạp đã từng hay không. Chỉ cần biết, rất đơn giản, rằng Trump là một tỷ phú, tỷ phú có nghĩa rất nhiều tiền, làm kinh tế có nghĩa là làm ra tiền.
 
“Không cần biết” là Trump muốn chính phủ Mỹ phải tàn bạo. “Không cần biết” là năm 1990, gần một năm sau vụ đàn áp tại Thiên An Môn, trong cuộc phỏng vấn trên tạp chí khiêu dâm Playboy, Trump đã huỵch toẹt: “Đúng là họ tàn nhẫn, hung bạo, nhưng họ đã dập tắt cuộc biểu tình bằng sức mạnh. Điều này cho thấy giá trị của sức mạnh. Đất nước chúng ta hiện đang bị xem là yếu”. “Không cần biết” là, tháng 7 năm 2016, khi vận động tranh cử, Trump đã công khai ca ngợi Saddam Hussein là người “rất giỏi” trong việc tiêu diệt khủng bố. [4] Chỉ cần biết là những di dân Haiti rất ác, ác đến độ ăn thịt mèo, dẫu chưa có chủ mèo nào lên tiếng, chỉ có lời sách động của Trump!
 
Có bao nhiều điều để tự kiểm duyệt, để bịt mắt họ như thế? “Không cần biết” Trump là một tội phạm, kinh tế và tình dục. “Không cần biết” Trump là tên nói láo triền miên. “Không cần biết” Trump thích sỉ nhục người khác, cả khi tuyên bố chiến thắng cũng không quên sỉ nhục đối thủ.
 
Những Hồng vệ binh ngày xưa cũng “không cần biết” thế, kém gì? “Không cần biết” là Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ đã đóng góp cho cách mạng như thế nào, chỉ biết hắn, theo lời Mao Chủ tịch dạy, là một tên phản cách mạng, tất phải hạ nhục hắn, phải đày đọa, cho hắn sống không bằng chết. Và những “MAGA quân”, về bản chất, đâu hề thua sút khi, theo sự xúi giục của Trump, hung hăng mang giá treo cổ đến tận thủ đô để đòi hành hình nguyên Phó Tổng thống Mike Pence?
 
Bọn này, nói ngược với của cựu Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu, là không cần nhìn những gì Trump làm, chỉ cần nghe những gì Trump sách động. Và đất nước chúng ta có như ngày hôm nay, một phần, cũng là do cái não trạng “không cần biết”, từ hạng vô học đến hàng khoa bảng.
 
“Không cần biết” kẻ thù của giai cấp tội tình gì, chỉ cần biết là mình oai phong và quan trọng hẳn lên với “sứ mạng lịch sử” mà giai cấp đã giao phó nên, với thanh mã tấu được dí vào tay, những thành phần vô học sẵn sàng phang thẳng vào cổ bất cứ ai có tên trong danh sách kẻ thù. Nếu đó là hạng mê muội, không biết gì thì giới khoa bảng, những kẻ có thừa điều kiện để biết, để không mê muội, cũng “không cần biết”. “Không cần biết” đó là một ý thức hệ chống lại con người. Không cần biết đó là một chủ nghĩa xây dựng trên nền tảng của sự chia rẽ, hận thù và những mê thoại. Chỉ biết những khẩu hiệu ăn liền, mỵ dân. Và họ trở thành đồng phạm trong tội ác phá hủy đất nước, phá hủy năng lực sinh tồn của dân tộc. Mà ngày nay, có bênh vực cho cái thể chế thối nát hiện tại, đội ngũ dư luận viên — hay “Ngũ mao quân” theo xuất xứ Trung Quốc của nó — cũng thản nhiên “không cần biết”. “Không cần biết” cái gì khác cả, chỉ biết đảng đã có công đánh đuổi ngoại xâm. “Không cần biết” những lân bang xưa từng thua sút chúng ta mà nay đã qua mặt rất xa, chỉ cần biết là đất nước khá hơn xưa, là được.
 
Và, bây giờ, với sự trở lại của Trump, nhìn những bộ mặt Việt hả hê, hãnh tiến trong hàng ngũ “MAGA quân”, vô học hay khoa bảng, ở Mỹ hay ở Việt Nam, tôi cứ băn khoăn tự hỏi mình là họ, phải chăng, hoàn toàn “không cần biết” họ là ai? “Không cần biết” mình là ai, trong con mắt của một kẻ kỳ thị như Trump? “Không cần biết” mình mang màu da gì, trong con mắt của những “MAGA quân” cốt cán, những White Supremacist? Và, thậm chí, cũng “không cần biết” mình là ai trong tầm nhìn của thứ hạng mạt rệp nhất của đội ngũ “MAGA quân” bản xứ, những kẻ mà Trump hay đám tài phiệt theo đuôi vẫn gọi là White Trash?
 
Chẳng chóng thì chày, cuối cùng thì tất cả sẽ biết, khi Thúy Kiều trong mơ tưởng lộ nguyên hình là Thị Nở, như đã từng lộ mặt thế sau tháng Tư năm 1975. [5] Nhưng khi bàng hoàng nhận ra sự thật thì bao nhiêu thời gian đã mất, bao nhiêu tài nguyên đã bị phung phí, bao nhiêu cơ hội đã bị bỏ lỡ và, trách nhiệm, do đó, phải đặt lên đôi vai của giới tinh hoa, những nhà khoa bảng hay nghệ sĩ. Với sự sắc bén của lý trí hay sự tinh nhạy của cảm xúc, họ phải ít nhiều nhận ra phần chìm của tảng băng, ít nhiều nhìn ra rừng chứ không thể thấy cây mà dẫn dắt công chúng chứ? Đằng này họ, với một tỷ lệ rất cao, lại trở thành những đơn vị, những thành viên cốt cán của cái “văn hóa quần chúng” mà Sakharov đã cảnh cáo từ năm 1968, say mê truyền bá những mê thoại mà mục đích duy nhất là nuôi sống quyền lực cho một tên mỵ dân tàn ác, giảo quyệt và tham lam.
 
Nhiệm kỳ bốn năm của một Tổng thống Mỹ rồi sẽ trôi qua, cái vù, và nước Mỹ sẽ trở lại bình thường, như đã từng thế sau bao nhiêu thăng trầm. Điều đáng lo hơn là đất nước chúng ta khi, từ hạng ít học đến học nhiều, thậm chí học rất nhiều, nhưng lại hăng say hò hét trong đội ngũ của những kẻ mê muội mà Sakharov đã cảnh cáo từ tận năm 1968.
 
Tương lai đất nước, xem ra, vẫn là cái gì đó bất định, chông chênh, và mờ mịt!
 
Tài liệu tham khảo:
 
  1. “The division of mankind threatens it with destruction. Civilization is imperiled by: a universal thermonuclear war, catastrophic hunger for most of mankind, stupefaction from the narcotic of “mass culture,” and bureaucratized dogmatism, a spreading of mass myths that put entire peoples and continents under the power of cruel and treacherous demagogues, and destruction or degeneration from the unforeseeable consequences of swift changes in the conditions of life on our planet.”
Nhạc sĩ Hoàng Ngọc-Tuấn đã dịch “mass myth” sang tiếng Việt là “mê thoại đại chúng”.
 
Ở xa thì tưởng Thúy Kiều
Đến gần mới biết người yêu Chí Phèo
 
Câu ca dao này là lời gan ruột của những thành phần khoa bảng ở miền Nam sau tháng Tư năm 1975. Sau  sau bao nhiêu năm mơ về miền Bắc với sự ngưỡng mộ, lúc này mới cay đắng nhận ra rằng nàng Thúy Kiều mình ngày đêm mơ tưởng chỉ là một Thị Nở xấu ma chê quỷ hờn.