Seite auswählen

Mục lục

Từ tháng 10 đến nay, Hà Nội, Tp.HCM thường xuyên bị ô nhiễm không khí nghiêm trọng

Báo chí Việt Nam cho hay từ đầu tháng 10 đến nay, hai thành phố lớn nhất Việt Nam là thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có nhiều ngày bị ô nhiễm không khí nghiêm trọng, thậm chí có lúc vào nhóm các đô thị ô nhiễm nhất thế giới.Hôm 7/10, trang tin VOV và một số đài, báo khác trong nước loan tin rằng Hà Nội và Tp.HCM vào buổi sáng cùng ngày bị xếp vào “top những thành phố lớn ô nhiễm nhất thế giới” theo dữ liệu của trang IQAir, một công ty công nghệ theo dõi chất lượng không khí.Trong tháng 11, các báo, đài nhiều lần tường thuật rằng hai đô thị hàng đầu Việt Nam chịu cảnh ô nhiễm không khí ở mức “nguy hiểm”, “báo động”, “đáng lo ngại”, “đầu bảng thế giới”…Mới đây nhất, một bản tin của Thanh Niên hôm 5/12 viết rằng trong hơn 1 tháng trở lại đây, bầu trời Hà Nội “thường xuyên trong tình trạng khói bụi bao phủ mù mịt, thường xuyên trên mức báo động đỏ” và mức ô nhiễm không khí của thủ đô bị xem là “nghiêm trọng hơn” Tp.HCM.Thanh Niên nêu bật tình trạng của ngày 25/11 với cảnh “bầu trời quanh khu vực nội thị chìm trong lớp bụi mịn dày đặc, những ngôi nhà cao tầng bị che mờ dưới lớp sương trắng”.Hôm đó, một số nơi như phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm, có chỉ số AQI là 229 µm/m3 (micromet trên 1 mét khối), vượt mức báo động đỏ chuyển sang màu tím. AQI là chỉ số chất lượng không khí, đo lường lượng các hạt bụi và hạt vật chất khác gây ô nhiễm.

https://www.voatiengviet.com/a/tu-thang-10-den-nay-ha-noi-tphcm-thuong-xuyen-bi-o-nhiem-khong-khi-nghiem-trong/7887941.html

Việt Nam có nguy cơ bị Trump áp thuế vì thặng dư thương mại tăng vọt

Việt Nam dễ trở thành mục tiêu tăng thuế tiếp theo của chính quyền Trump khi thặng dư thương mại với Hoa Kỳ đang tăng vọt, theo một số nhận định.Hàng loạt “ông lớn” của Mỹ như Apple, Google, Nike và Intel đang đặt nhà máy sản xuất tại Việt Nam.Việt Nam hiện có mức thặng dư thương mại với Mỹ xếp thứ tư, chỉ sau Trung Quốc, Liên minh Châu Âu (EU) và Mexico.Dữ liệu thương mại của Mỹ công bố hôm thứ Năm 5/12 cho thấy mức thâm hụt thương mại với Việt Nam là 102 tỷ đô la, tính trong 10 tháng đầu năm nay, tăng gần 20% so với cùng kỳ năm 2023.”Đối với Donald Trump, thước đo chính là thâm hụt thương mại và số liệu này từ Việt Nam là không tốt”, Deborah Elms, người đứng đầu chính sách thương mại tại Quỹ Hinrich có trụ sở tại Châu Á, nói với Reuters.”Việt Nam là ứng cử viên lý tưởng cần phải hành động sớm vì quốc gia này khó có gì có có thể trả đũa lại”, bà nói với Reuters.Mối quan ngại về khả năng chính quyền Trump 2.0 sẽ cứng rắn với Việt Nam liên quan đến thuế quan đã xuất hiện khi chỉ còn chưa đến một tháng nữa ông Trump sẽ chính thức trở thành tổng thống thứ 47 của nước Mỹ.Nhìn lại nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump, xét về vấn đề thương mại, vào năm 2019, ông Trump đã tỏ thái độ không hài lòng vì thặng dư thương mại ngày càng tăng của Việt Nam đối với Mỹ.Trả lời phỏng vấn với kênh Fox News về việc liệu ông có muốn áp thuế đối với Việt Nam không, ông Trump nói:”Việt Nam gần như là quốc gia tệ nhất – nhỏ hơn nhiều so với Trung Quốc – nhưng gần như là quốc gia lạm dụng [thương mại] tồi tệ nhất.”

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c33dek8z4e3o

Vì sao Việt Nam vẫn tuyên truyền chống Mỹ?

Một cựu chiến binh Mỹ muốn quay trở lại thăm Việt Nam để xem hiện giờ đất nước thay đổi ra sao kể từ sau chiến tranh. Nhưng đã ngần ngại thay đổi ý định khi nghe đến những chiến dịch tuyên truyền chống phương Tây cực đoan trên mạng ở Việt Nam.Câu truyện trên được tiến sĩ Phạm Thanh Vân chia sẻ trên trang Facebook cá nhân sau khi tham dự một hội nghị về Biển Đông ở Philippines.Câu hỏi đặt ra là có hay không việc chính quyền Việt Nam tiếp tục duy trì chính sách tuyền truyền chống Mỹ, mặc cho hai nước đã trở thành ‘đối tác chiến lược toàn diện’, và thái độ hằn học với Hoa kỳ sẽ mang lại những hệ lụy gì trong bối cảnh nước Mỹ đang ngày càng trở nên quan trọng với Việt Nam?“Có người bên quân đội khẳng định quân đội không đứng đằng sau các tuyên truyền chống phương tây”, tiến sĩ Phạm Thanh Vân viết trên trang cá nhân một ngày sau khi đăng tải câu truyện về vị cựu binh người Mỹ.Bà cũng viết thêm rằng “các bạn bên quân đội” đổ cho thế lực “phản động” đứng sau nỗ lực tuyên truyền chống phương tây.Sự thực thì thế nào?Vào tháng 7 năm 2021, khi Mỹ gởi hai triệu liều vắc-xin Moderna đến giúp Việt Nam thông qua chương trình COVAX của Tổ chức Y tế Thế giới…  Ngay sau đó, trang Facebook của Trung Đoàn 47, được cho là thuộc lực lượng tuyên truyền mạng của quân đội Việt Nam, lại đăng dòng trạng thái cho rằng, số vắc-xin đó không phải do Mỹ viện trợ.Cụ thể, bài viết của Trung Đoàn 47 có tựa đề “Có thực Hoa Kỳ viện trợ vaccine covid-19 cho việt nam???” cho rằng Việt Nam đã đóng góp cho COVAX 500.000 USD, còn Mỹ mặc dù là thành viên COVAX và cam kết đóng góp 2 tỉ USD nhưng “chưa thò xu nào cả”. (Xem hình chụp màn hình bên dưới)

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vietnam-tuyen-truyen-chong-my-12042024133526.html

Lại nghĩ vụn về cải tổ bộ máy lần này

  1. Về mặt lý thuyết, sự sắp xếp, tinh gọn, cải tổ bộ máy của cả hệ thống chính trị lần này là phù hợp, cần thiết. Quan trọng là, về mặt hành động, tính thực tiễn – xin dùng chữ của “chính chủ” phiên bản cải tổ lần này – TBT Tô Lâm hay dùng là nó phải triển khai thực chất, cải tổ thực chất, có phải “hy sinh” một lượng cán bộ, công viên chức, người lao động cũng phải là hy sinh thực chất.Mà thật ra, nó chẳng phải “hy sinh” gì cho cam, đó là cuộc sàng lọc của thị trường lao động được bộ máy công vụ qua cuộc cải tổ này thực thi. Việc cần người, người phù hợp bằng năng lực thật, trách nhiệm thật thì sẽ đáp ứng theo tiêu chí đặt ra ở từng bộ phận, đơn vị sau cải tổ. Điều mà người lao động ở khu vực tư nhân, ngoài nhà nước bao lâu nay vẫn xem đó là điều kiện tất yếu.Khi từ cơ quan báo – hoạt động tự chủ tài chánh sang dự họp định kỳ một tuần một lần với cơ quan chủ quản – Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.HCM, theo dõi, lắng nghe, quan sát, tôi chỉ đinh ninh một điều, đâu là thước đo để lượng hóa cái gọi là “hoàn thành nhiệm vụ được giao” đối với tổ chức tập hợp phụ nữ này. Không phủ nhận họ nhiệt thành, ân cần, chịu khó chịu thương. Nhưng, với cảm biến xã hội hiện nay, họ đã và đang đáp ứng được những yêu cầu gì, kết quả ra sao, đạt mục tiêu chính trị – xã hội (như tính chất của tổ chức họ đang hoạt động) như thế nào… Tính liên hiệp không đơn giản chỉ là phép cộng, nó cần những “mẫu số chung” có tính cơ bản, cơ sở để từ đó mà đạt tính thuyết phục cộng đồng hơn (so với hiện nay).Ngân sách có thể bảo trợ một phần, còn một khi toàn phần, hầu như không thể “xã hội hóa” được thì thật khó để làm… người-trưởng thành. 2. Một điển hình của đợt cải tổ lần này là sáp nhập Ban Tuyên giáo – Ban Dân vận. Chí lý. Quả thật, khi phục vụ nhiệm vụ tuyên truyền trước hai cơ quan này, thật khó để tránh không trùng lắp. Vì mục tiêu cuối cùng thì ai cũng cần nói, viết, làm sao cho đến được người dân, dân nghe và tin, tin và làm. Bản thân slogan “Dân vận khéo” cũng đã trở thành một phương thức, một nghệ thuật của tuyên giáo.

https://baotiengdan.com/2024/12/04/lai-nghi-vun-ve-cai-to-bo-may-lan-nay/

TBT Tô Lâm: Không chỉ dừng lại ở xử lý kỷ luật ông Vương Đình Huệ!

Bộ Chính trị thời gian qua đã xử lý kỷ luật cảnh cáo cán bộ chủ chốt của Đảng nhưng sẽ không dừng lại ở đó, theo Tổng bí thư Tô Lâm. Ông Tô Lâm cùng với Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội dự Hội nghị tiếp xúc cử tri vào sáng 3/12 với tư cách Đại biểu Quốc hội, tuy nhiên, các báo khi tường thuật chỉ nhắc đến phát biểu của ông với tư cách Tổng bí thư Đảng CSVN. Mạng báo Lao động dẫn nguyên văn phát biểu của ông Tô Lâm cho hay: “Cũng là lần đầu tiên Bộ Chính trị xử lý kỷ luật cảnh cáo đối với cán bộ chủ chốt của Đảng. Không có gì dừng lại mà phải tiếp tục”. Ông Tô Lâm không nhắc trực tiếp đến nhân vật nào nhưng cựu Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ là người bị kỷ luật cảnh cáo gần đây nhất, trong khi ông Võ Văn Thưởng bị Bộ Chính trị nêu tên nhưng không kỷ luật do đang điều trị bệnh. Sau tiền lệ một trong các tứ trụ bị xử lý kỷ luật sau khi đã rời chức vụ, mạng xã hội đặc biệt nhắc tên cựu Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, cấp trên của cựu Chủ nhiệm văn phòng chính phủ Mai Tiến Dũng – người bị bắt và truy tố vì những sai phạm trong vụ án Sài Gòn Đại Ninh.  Ông Phúc trong phát biểu trước khi rời chức vụ hồi tháng 2/2023 khẳng định “Gia đình tôi, vợ, các con tôi không tư lợi, tham nhũng liên quan đến Việt Á”. Ông Tô Lâm cho biết, công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí vẫn đang được tiến hành quyết liệt, triệt để không có vùng cấm, không có ngoại lệ để “công chức, viên chức phải thực sự là công bộc của dân”. Đặc biệt sau khi Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định đưa thêm nội dung chống lãng phí vào nhiệm vụ của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/not-just-stopping-at-disciplining-hue-12032024044613.html

Phép “cộng” rất sai lầm của người Cộng sản!

Vì nghĩ rằng mọi tai họa, mọi điều xấu là do cái RIÊNG, cho nên cảm hứng bao trùm của Chủ nghĩa Cộng sản (Communism) là ở chữ COMMUN nghĩa là phải làm cho toàn xã hội trở thành của CHUNG, là phải làm PHÉP CỘNG để không còn cái RIÊNG nữa.– Cụ Hồ và người Cộng sản thân tín nhất là đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã kêu gọi “Chống chủ nghĩa cá nhân” để không còn cái RIÊNG.Ông Tố Hữu lúc mới nhập cuộc thì có thờ lý tưởng nên tin rằng:Ngày mai đây, tất cả sẽ là CHUNG Tất cả sẽ là vui và ánh sáng!-(Bài thơ “Liên hiệp lại” tháng 7/1938)Nhưng rồi thực tế bao nhiêu cán bộ Cộng sản cao cấp phải vào tù hoặc cách chức, cũng bởi vì họ tìm đến cái RIÊNG. Mà ngay tất cả các Tổng Bí thư cũng không ai bỏ được cái RIÊNG, chẳng ai theo lời dạy của Cộng sản.– Đã sống thành xã hội tất nhiên phài xây dựng cái CHUNG do người cầm quyền quản lý.Cái RIÊNG là bản năng tự nhiên của mỗi con người, muốn tìm điều tốt nhất cho cá nhân mình, nếu không có gì hạn chế nó sẽ phát triển tối đa. Cái Riêng của người dân thì bị giới hạn trong pháp luật, nếu pháp luật chiếm hết quyền tự do cá nhân thì họ phải sống như bầy đàn. Còn cái Riêng của người có quyền chỉ bị hạn chế bởi chế độ bầu cử dân chủ và chế độ đa nguyên và tam quyền phân lập để kiểm soát lẫn nhau. Chế độ CS không có cơ chế kiểm soát cho giới cầm quyền nên cái Riêng của dân thì bị hạn chế, còn cái Riêng của kẻ có quyền thì khá tự do nên không lạ gì khi họ vơ vét như đã thấy.– Cái RIÊNG hay CHUNG có thể tốt có thể xấu, đều cần chọn lọc, kiểm soát, phối hợp. Cái RIÊNG chân chính rất thiêng liêng, tạo ra bản lĩnh và những giá trị tuyệt vời.Các chế độ chính trị qua các thời đại, suy cho cùng chỉ khác nhau ở sự điều hợp giữa thể chế CHUNG và quyền RIÊNG của người dân mà ta gọi là chế độ dân chủ hay không dân chủ. Quá tôn thờ cái CHUNG hay cái RIÊNG chẳng qua là bệnh ấu trĩ tả khuynh, và cả chủ nghĩa Cộng sản cũng là thứ mơ ước ấu trĩ tả khuynh mà thôi, nó đã bị thực tế dạy cho bài học. Nhưng giới cầm quyền Cộng sản vớ được cái vị trí độc quyền béo bở của Cộng sản nên ngoan cố giữ lấy nó chứ đẹp đẽ gì sự trung thành giả vờ ấy?

https://baotiengdan.com/2024/12/02/phep-cong-rat-sai-lam-cua-nguoi-cong-san/

Vụ nổ làm 12 quân nhân Quân khu 7 tử vong, những gì đã biết tới nay

Vụ nổ trong diễn tập ở Quân khu 7 thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam khiến 12 quân nhân tử vong đang gây chấn động dư luận. Chiều ngày 5/12, báo chí đưa tin Bộ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội “đã có tờ trình Thủ tướng Chính phủ về việc cấp bằng Tổ quốc ghi công, công nhận liệt sĩ cho 12 quân nhân hy sinh khi diễn tập tác chiến phòng thủ.”Đến buổi tối, báo điện tử Chính phủ cho biết Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Việt Nam Nguyễn Hòa Bình đã ký quyết định cấp bằng “Tổ quốc ghi công” cho 12 quân nhân Quân khu 7, thuộc Bộ Quốc phòng.Trước đó, ngày 4/12, Bộ Quốc phòng thông báo có “12 đồng chí mất tích”. Như vậy, với việc Chính phủ Việt Nam cấp bằng “Tổ quốc ghi công”, có thể khẳng định cả 12 quân nhân trên đã tử vong trong vụ nổ.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c0rngznpk8xo

Hà Nội chặn cửa các Báo cáo viên đặc biệt của LHQ dù khẳng định tôn trọng nhân quyền

“Việt Nam, hãy mời tôi. Tôi rất muốn được trở lại Việt Nam!”
Bà Mary Lawlor, Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp quốc (LHQ) về Người bảo vệ nhân quyền nói trước Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam ở Geneva trong một video đăng tải trên mạng xã hội X hôm 27/11. Bà nói thêm: “Nhưng quý vị biết không, quý vị đến đây và nói tất cả những thứ này và quý vị không cho bất kỳ ai trong chúng tôi vào (Việt Nam) thì làm sao chúng tôi có thể tin những gì quý vị đã nói?” Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp quốc về Người bảo vệ nhân quyền của LHQ không phải là trường hợp duy nhất bị từ chối dù nhiều lần đề nghị được thị sát Việt Nam.Văn phòng Cao ủy về Nhân quyền của Liên Hiệp quốc hôm 27/11 đưa ra một cập nhật cho hay, Chính phủ Việt Nam chỉ trong năm 2024 từ chối hai đề nghị thăm quốc gia của Báo cáo viên đặc biệt về Xu hướng tính dục và bản dạng giới, cùng với Báo cáo viên đặc biệt về Chất độc và Nhân quyền.Hà Nội cũng chưa đưa ra lời mời thường trực đến Nhóm công tác về giam giữ tùy tiện dù cơ quan này thường xuyên bày tỏ sự quan tâm và yêu cầu thăm quốc gia vào năm 2025.Chính phủ độc đảng cũng từ chối đề nghị viếng thăm của sáu Báo cáo viên đặc biệt trong các năm 2020-2023 về các chuyên đề như: người bản địa, buôn bán trẻ em, nô lệ, buôn bán người, người bảo vệ nhân quyền, và về các vụ hành quyết ngoài tư pháp, tùy tiện.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/hanoi-does-not-want-visits-of-un-special-rapporters-while-affirming-to-respect-human-rights-12022024054225.html

Tô Lâm “vừa sắp hàng vừa chạy” tại Hội nghị Trung ương bất thường

Nếu Tổng Bí thư Tô Lâm muốn thực hiện một cuộc cách mạng từ trên xuống, ông cần phải thay thế “chiếc áo rách” đang bao phủ mạng lưới quyền lực của Đảng và Nhà nước bằng một cấu trúc mới, mạnh mẽ và hiệu năng hơn. Nếu thất bại, nỗ lực tái cơ cấu của ông rất có thể sẽ trở thành điểm yếu chí mạng, bị chính các đối thủ trong cuộc đấu đá nội bộ lợi dụng.Hội nghị Trung ương sáng 25/11 chỉ kéo dài nửa buổi, một sự bất thường hiếm thấy. Báo chí chính thống không gọi đây là một hội nghị bất thường, nhưng rõ ràng, các dấu hiệu từ nghị trình đến cách thức tổ chức đều cho thấy tính cấp bách đặc biệt. Sự bất thường này còn được đẩy lên cao hơn, khi chiều cùng ngày, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Tô Lâm lại xuất hiện trong vai trò Giáo sư – Tiến sĩ, chủ trì một hội thảo chuyên đề mang tên “Kỷ nguyên phát triển mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam” (1) Đảng Cộng sản Việt Nam rõ ràng đang đứng trước nhiều xáo trộn. Nhưng tại sao việc xem xét thực hiện Nghị quyết số 18 lại phải được bàn thảo trong một hội nghị khẩn cấp?Câu trả lời có thể tìm thấy trong phát biểu của ông Tô Lâm. Ông nhấn mạnh đây không chỉ là một bước đi nhằm tinh gọn tổ chức bộ máy, mà còn là một cuộc cách mạng đòi hỏi sự thống nhất cao trong cả nhận thức lẫn hành động: “Các cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, các cấp, các ngành, trước hết là cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu cần gương mẫu, chủ động, quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ… ‘Trung ương không chờ cấp tỉnh, cấp tỉnh không chờ cấp huyện, cấp huyện không chờ cơ sở’. Quyết tâm hoàn thành việc tổng kết Nghị quyết 18 và báo cáo sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy hệ thống chính trị trong Quý I/2025” (2).Một điểm bất thường khác không thể bỏ qua là ông Tô Lâm vẫn “lận đận” trong việc củng cố mạng lưới quyền lực của mình, hơn 100 ngày kể từ khi được bầu làm Tổng Bí thư vào ngày 3/8/2024. Khác với các Tổng Bí thư tiền nhiệm, ông thiếu hẳn tính chính danh mang tính biểu tượng. Nếu như ở Trung Quốc, quá trình chuyển giao quyền lực thường đi kèm tuyên bố “đồng chí làm việc, tôi yên tâm” để tạo lòng tin nội bộ, thì ở Việt Nam, việc ông Nguyễn Phú Trọng trao quyền cho Tô Lâm chưa từng được biết đến công khai. Điều này tạo ra một khoảng trống chính danh mà chính ông Tô Lâm phải ra sức lấp đầy.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/blog/to-lam-runs-at-extraordinary-plenum-meeting-11302024180415.html

Học hỏi từ Nhật Bản sau 1945: Con đường dẫn tới tự do, dân chủ và thịnh vượng cho Việt Nam

Năm 1945, Nhật Bản bước vào thời kỳ đen tối nhất lịch sử sau thất bại trong Thế chiến II. Đất nước bị tàn phá, kinh tế sụp đổ, và người dân chìm trong cảnh đói nghèo. Tuy nhiên, chỉ trong vài thập niên, Nhật Bản đã trỗi dậy thành một cường quốc kinh tế và nền dân chủ kiểu mẫu. Thành công ấy đến từ đâu? Từ sự khiêm nhường đối diện với sai lầm quá khứ, sự quyết liệt trong cải cách và sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Hoa Kỳ.Câu chuyện Nhật Bản đặt ra một câu hỏi lớn cho Việt Nam hôm nay: Chúng ta có thể học được gì để vượt qua những thách thức hiện tại, hướng tới một tương lai tự do, dân chủ và thịnh vượng?1. Sự trì trệ của thể chế.Gần 50 năm sau ngày thống nhất, Việt Nam vẫn duy trì một hệ thống chính trị tập trung quyền lực vào một đảng duy nhất. Điều này đã dẫn đến những hạn chế nghiêm trọng trong quản trị quốc gia: tham nhũng tràn lan, thiếu minh bạch, và bất công xã hội.2. Bẫy lệ thuộc. Quan hệ đối ngoại của Việt Nam, thay vì cân bằng và đa dạng, lại quá lệ thuộc vào Trung Quốc. Điều này không chỉ đe dọa chủ quyền quốc gia mà còn khiến Việt Nam bị cô lập trên trường quốc tế. 3. Một dân tộc đang mất niềm tin.Người dân ngày càng mất niềm tin vào khả năng của hệ thống chính trị hiện tại trong việc đáp ứng những khát vọng cơ bản: tự do, công bằng và cơ hội phát triển.Nhật Bản sau 1945 đã thực hiện ba bước đột phá lớn:1. Xây dựng một nền dân chủ thực sựVới sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, Nhật Bản ban hành Hiến pháp 1947, đảm bảo quyền lực thuộc về người dân, thượng tôn pháp luật và tam quyền phân lập.2. Cải cách kinh tế toàn diện Từ một nền kinh tế chiến tranh, Nhật Bản chuyển sang kinh tế thị trường hiện đại, khuyến khích doanh nghiệp tư nhân và phát triển giáo dục đại chúng.3. Chính sách đối ngoại độc lập và hòa bình.Nhật Bản từ bỏ chủ nghĩa quân phiệt, cam kết hòa bình và hợp tác quốc tế dựa trên luật pháp toàn cầu.Những cải cách này không chỉ đưa Nhật Bản ra khỏi bóng tối mà còn biến họ thành một hình mẫu thành công.

https://baotiengdan.com/2024/12/04/hoc-hoi-tu-nhat-ban-sau-1945-con-duong-dan-toi-tu-do-dan-chu-va-thinh-vuong-cho-viet-nam/

Tả hay hữu? Xã hội chủ nghĩa và… xã hội chủ nghĩa

Tình hình là nhiều người Việt Nam, ngay cả báo chí “lớn”, vẫn chưa thực sự “hiểu” được bản chất “chuyên chính” của các chế độ độc tài “Mác xít-Lê nin nít” như đã thấy ở Trung Quốc, Việt Nam, Cuba, Bắc Triều Tiên… Nếu hiểu được thì ta sẽ không còn bị “nhập nhằng” giữa“chủ nghĩa xã hội” ở Việt Nam và “chủ nghĩa xã hội” ở các quốc gia EU.Chuyên chính là gì? Thưa, chuyên chính là “độc tài”.Hiến pháp Việt Nam năm 1980 quy định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước chuyên chính vô sản“. Các bản Hiến pháp sau này bỏ câu “nhà nước chuyên chính vô sản” nhưng vẫn giữ câu “Đảng CSVN theo chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội“.“Chuyên chính vô sản” là giai cấp vô sản độc quyền lãnh đạo nhà nước.Cốt lõi chủ nghĩa “Mác Lê nin” là tính “chuyên chính vô sản”, tức là giai cấp vô sản nắm quyền lãnh đạo toàn diện ở nhà nước và xã hội.Trên BBC News Tiếng Việt (hai năm trước), có bài viết đặt câu hỏi: Đảng CSVN thuộc phe “tả” hay phe “hữu”? Làm gì có chuyện tả hay hữu trong một nhà nước chuyên chính?Đảng CSVN lãnh đạo toàn diện nhà nước và xã hội. Có khác gì tài xế lái chiếc xe. Quẹo phải, quẹo trái, đi tới, đi lui hay dậm chân tại chỗ… đều do ý chí của đảng. Tả hay hữu đều do tài xế “đảng” quyết định.Tập Cận Bình có nói gần đây, đại khái: Đông, Tây, Nam, Bắc, trung tâm… tất cả đều do đảng quản lý.

https://baotiengdan.com/2024/12/02/ta-hay-huu-xa-hoi-chu-nghia-va-xa-hoi-chu-nghia/

Bà Trương Mỹ Lan bị tuyên y án tử hình

Tòa án Nhân dân Cấp cao tại TP HCM đã tuyên phúc y án tử hình đối với bà Trương Mỹ Lan, 68 tuổi, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.Theo cập nhật của cộng tác viên BBC News Tiếng Việt có mặt tại Tòa án Nhân dân TP HCM trên Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 1, thì khoảng 9 giờ 20, Hội đồng xét xử mới vào phòng tuyên án. Các phóng viên không được mang theo thiết bị ghi âm, ghi hình, thay vào đó, tòa phát cho phóng viên máy tính (không kết nối được mạng). Thứ duy nhất các phóng viên được mang vào phòng xử án là thẻ nhớ USB để lưu trữ nội dung mà họ gõ trên máy tính của tòa cấp. Phiên tòa cũng có tình trạng bị phá sóng.Bà Lan là người duy nhất trong số 86 bị cáo của vụ án bị kết án tử hình, đồng thời cũng là một trong số ít nữ doanh nhân bị tuyên án tử hình về tội kinh tế trong lịch sử tố tụng Việt Nam.Trả lời BBC News ngày 2/12, một luật sư của bà Trương Mỹ Lan nói ông cùng các luật sư khác đã làm hết sức nên không bình luận thêm được gì. Tuy nhiên, về vấn đề tài sản thì luật sư cho hay, nếu tính tổng giá trị tài sản của bà Lan thì con số “lớn hơn số tiền phải có trách nhiệm đền bù”. “Chỉ có điều cần có thời gian và cơ chế để bán, vì đó là bất động sản nên cần thời gian chứ còn tài sản của bà ấy thì lớn hơn số tiền đền bù. Tài sản kê biên để đảm bảo thi hành án, nếu không bán được thì nhà nước sẽ tổ chức đem phát mại. Bà Trương Mỹ Lan muốn tòa tạo điều kiện để tiếp tục đền bù,” luật sư này nói. Ở phiên sơ thẩm, bà Lan bị tuyên 3 tội danh gồm: Tham ô tài sản (tử hình), Đưa hối lộ (20 năm tù), Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng (20 năm tù).Theo Hội đồng xét xử, bản án sơ thẩm xử bà Trương Mỹ Lan với mức án tử hình về tội Tham ô tài sản là đúng người, đúng tội, không oan sai.Theo tòa, bà Trương Mỹ Lan là chủ Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng nhiều công ty khác hoạt động theo mô hình tập đoàn lấy Vạn Thịnh Phát làm trọng tâm, kiểm soát hoạt động của các công ty còn lại.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c8rjxrxekd7o

Trương Mỹ Lan bị y án tử hình, tòa vẫn ‘vòi’ thêm tiền

SÀI GÒN, Việt Nam (NV) Không ngoài dự đoán, bị cáo Trương Mỹ Lan, chủ tịch tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bị tuyên y án tử hình với ba tội danh “tham ô tài sản,” “vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” và “đưa hối lộ.”Tuy vậy, theo báo VNExpress hôm 3 Tháng Mười Hai, Hội Đồng Xét Xử phiên tòa phúc thẩm “hứa hẹn” rằng dù bản án tử bắt đầu có hiệu lực nhưng nếu bị cáo Lan “tích cực khắc phục 3/4 hậu quả thì sẽ được xem xét chuyển sang [án tù] chung thân.”Gợi ý nêu trên được hiểu là yêu cầu gia đình bị cáo Lan phải tăng cường nộp thêm tiền “khắc phục hậu quả” trong thời gian tới.Phán quyết của tòa quy kết rằng bị cáo Lan dù không giữ chức vụ tại ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn (SCB) nhưng bằng việc sở hữu hơn 91% cổ phần trái với quy định của Luật Tín Dụng, “là người chi phối mọi hoạt động” tại ngân hàng này.Bản án tử cho bị cáo Lan được tuyên dù tòa phúc thẩm ghi nhận, bà này có nhiều “tình tiết giảm nhẹ” mới như: “Có sự thay đổi trong nhận thức,” “thừa nhận hành vi phạm tội,” “nộp thêm tiền ‘khắc phục hậu quả’,” “tích cực đưa ra phương án và cam kết khắc phục hậu toàn bộ quả vụ án”…Theo báo Thanh Niên, phán quyết cho rằng bản án tử hình cho bị cáo Lan là “đúng người, đúng tội, không oan sai.”“Các pháp nhân trả cho bị cáo Lan, và các tài sản mà bị cáo đưa vào khắc phục hậu quả cũng chưa có cơ sở pháp lý để xem xét giá trị tài sản. Hậu quả vụ án đặc biệt lớn, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nên không có cơ sở giảm án tử hình cho bị cáo Trương Mỹ Lan về tội tham ô tài sản,” phán quyết cho biết.

https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/truong-my-lan-bi-y-an-tu-hinh-toa-van-voi-them-tien-khac-phuc-hau-qua/

Cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị truy tố tội vì nhận tiền ‘cảm ơn’

Ông Mai Tiến Dũng, từng là bộ trưởng-chủ nhiệm văn phòng chính phủ Việt Nam, vừa bị Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao truy tố về tội “lợi dụng chức vụ” trong vụ án xảy ra tại Dự án Đại Ninh và bị cáo buộc nhận hàng trăm triệu đồng từ “đại gia” Nguyễn Cao Trí, người bị truy tố tội đưa hối lộ, theo truyền thông trong nước.Ông Dũng hồi tháng 5 đã bị khai trừ ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam, cùng với một loạt cán bộ cao cấp lúc đó như Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải và Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Dương Văn Thái. Ông bị khởi tố và bắt tạm giam hôm 30/4 trong lúc chiến dịch bài trừ chống tham nhũng của Việt Nam tiếp tục mở rộng.VKSND Tối cao hôm 29/11 ban hành cáo trạng vụ án Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, Đưa và Nhận hối lộ xảy ra tại Dự án Khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh ở tỉnh Lâm Đồng, theo VnExpress và Dân Trí.Cáo trạng được VnExpress trích dẫn cho biết rằng ông Dũng cùng bà Trần Bích Ngọc, một cựu vụ trưởng của Văn phòng Chính phủ, bị VKSDN Tối cao truy tố cùng tội danh “lợi dụng chức vụ” trong khi 6 người khác, trong đó có bí thư tỉnh Lâm Đồng và chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, bị truy tố tội nhận hối lộ.Cáo trạng được ban hành 1 tháng sau khi Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra kết luận và đề nghị truy tố.Theo cáo trạng, Công ty Cổ phần Đầu tư Du lịch Sài Gòn Đại Ninh, do ông Trí làm tổng giám đốc, được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp giấy chứng nhận đầu tư thực hiện dự án Đại Ninh từ năm 2010 với tổng diện tích đất quy hoạch cho dự án là gần 3,600ha. Nhưng 10 năm sau đó, Thanh tra Chính phủ ban hành kết luận thanh tra chỉ ra nhiều vi phạm, kiến nghị Thủ tướng giao UBND tỉnh chấm dứt hoạt động, thu hồi đất của Dự án Đại Ninh.

https://www.voatiengviet.com/a/cuu-chu-nhiem-van-phong-chinh-phu-mai-tien-dung-bi-truy-to-vi-nhan-tien-cam-on/7884246.html

Hải Dương: Bắt giữ 18 phụ nữ gọi điện lừa tiền người cao niên

HẢI DƯƠNG, Việt Nam (NV) – Một bà ở xã Thọ Lâm, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, đã thuê 17 phụ nữ để lập nhóm gọi điện thoại lừa đảo người cao niên chuyển tiền.Báo VNExpress hôm 2 Tháng Mười Hai cho biết Phòng Cảnh Sát Hình Sự Công An Tỉnh Hải Dương đã đề nghị Viện Kiểm Sát cùng cấp truy tố nghi can Lê Thị Phượng, 39 tuổi, ở xã Thọ Lâm, huyện Thọ Xuân, cùng 17 đồng phạm về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản.”Theo cáo buộc của giới chức trách, từ Tháng Ba, 2023, qua mạng xã hội Facebook, bà Phượng quen với ông Tuấn Anh (chưa rõ nhân thân) ở Sài Gòn, và được ông này hướng dẫn lừa đảo bằng cách giả danh nhân viên ngân hàng gọi điện thoại.Ông Tuấn Anh gợi ý bà Phượng chuẩn bị địa điểm, thuê người thực hiện, còn mình sẽ cung cấp kịch bản lừa đảo, danh sách thông tin của nhiều người cùng tài khoản ngân hàng và số điện thoại của họ.Theo đó, nhóm bà Phượng gọi điện thoại cho nạn nhân, xưng danh là nhân viên ngân hàng tư vấn vay vốn. Nếu ai “sập bẫy,” sẽ lừa đóng phí, thuế để “hoàn thiện hồ sơ giải ngân.”Bà Phượng đi thuê nhà ở huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, làm “địa điểm kinh doanh” và thuê 17 phụ nữ làm việc cho mình với mức lương hàng tháng 5 triệu đồng ($196). Ngoài ra, ai lừa được trót lọt một phi vụ sẽ hưởng thêm 7% hoa hồng.

https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/hai-duong-bat-giu-18-phu-nu-lap-muu-goi-dien-lua-tien-nguoi-cao-nien/

Việt Nam hỗ trợ Hàn Quốc tìm 38 du khách ‘mất liên lạc’ ở đảo Jeju

Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 3/12 cho biết đang “xác minh” và “hỗ trợ tìm kiếm” 38 du khách Việt Nam được cho là “mất liên lạc” trong khi thăm đảo Jeju. Theo VietNamNet, Bộ này đã “chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc khẩn trương liên hệ với cơ quan chức năng Hàn Quốc để xác minh, tìm hiểu thông tin vụ việc”. Báo điện tử này đưa tin thêm rằng cơ quan ngoại giao Việt Nam tại Hàn Quốc “đang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng sở tại theo dõi vụ việc, cập nhật thông tin, hỗ trợ tìm kiếm các công dân mất liên lạc, đồng thời sẵn sàng triển khai các biện pháp bảo hộ công dân cần thiết”. Yonhap hôm 3/12 dẫn lời chính quyền Hàn Quốc đưa tin rằng một nhóm 38 du khách Việt Nam nhập cảnh vào Hàn Quốc qua đảo Jeju ở phía nam hồi tháng trước đã “biến mất”. Hãng tin này dẫn Tổ chức Du lịch Jeju cho biết rằng nhóm 38 người này nằm trong số khoảng 90 du khách đến Jeju từ Nha Trang, trên chuyến bay thuê bao của VietJet Air vào ngày 14 tháng 11. “38 người này đã biến mất tại điểm dừng chân cuối cùng trong hành trình của họ trước khi phải rời đi theo lịch trình vào ngày 17 tháng 11, trong khi những người còn lại trong nhóm đã lên chuyến bay trở về nước”, Yonhap đưa tin.

https://www.voatiengviet.com/a/7886909.html

Hơn 60 công nhân nhập viện cấp cứu sau bữa trưa

Chiều 6-12, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Phạm Ngọc Quy, Chi Cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Nghệ An, cho biết cơ quan chức năng đang vào cuộc làm rõ nguyên nhân hơn 60 công nhân ở 2 nhà máy nghi ngộ độc phải nhập viện cấp cứu. Trước đó, vào khoảng 13 giờ ngày 6-12, sau bữa ăn trưa, hơn 60 công nhân tại 2 nhà máy thuộc Khu công nghiệp WHA, xã Nghi Thuận, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An và Khu công nghiệp VISP xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An bất ngờ xuất hiện các biểu hiện bị ngộ độc như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn… Các công nhân được đưa tới bệnh viện Đa khoa tỉnh Nghệ An, bệnh viện huyện Nghi Lộc, bệnh viện Cửa Đông cấp cứu ngay sau đó.”Có 63 công nhân có triệu chứng bị ngộ độc phải nhập viện, trong đó nhà máy ở huyện Nghi Lộc là 57 người, nhà máy ở huyện Hưng Nguyên là 6 người”- ông Quy thông tin. Hiện, nguyên nhân của vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ

https://nld.com.vn/hon-60-cong-nhan-nhap-vien-cap-cuu-sau-bua-trua-19624120617340925.htm

Nguyễn Tấn Dũng giúp được gì trên con đường chính trị của con trai Nguyễn Thanh Nghị?

Sự ra đi của ông Nguyễn Phú Trọng dường như đã mở ra một cục diện mới cho gia tộc ông Nguyễn Tấn Dũng.Khi ông Trọng còn tại thế, ông Nguyễn Thanh Nghị dường như chỉ chú trọng vào việc duy trì vị thế hiện tại là bộ trưởng Bộ Xây Dựng, tránh mọi động thái có thể dẫn đến sự chú ý từ Văn phòng Trung Ương Đảng. Bởi lẽ, chừng nào ông Nguyễn Phú Trọng còn nắm quyền, chừng đó con trai cả của Ba Dũng vẫn bị “kìm hãm” ở vị trí ủy viên Trung Ương Đảng.Nay, với sự vắng bóng của ông Trọng, không chỉ ông Nguyễn Thanh Nghị mà cả ông Nguyễn Tấn Dũng cũng được cởi bỏ một gánh nặng. Thông qua sự hỗ trợ từ ông Tô Lâm, ông Dũng có thể tạo điều kiện thuận lợi hơn cho bước tiến chính trị của con trai mình.Gần ba nhiệm kỳ giữ chức ủy viên Trung Ương Đảng được xem là một khoảng thời gian khá dài. So sánh với ông Võ Văn Thưởng, người đã sớm gia nhập Bộ Chính Trị ở độ tuổi tương tự, ông Nguyễn Thanh Nghị vẫn cần phải nỗ lực hơn nữa. Bởi nếu không thể nắm giữ một vị trí trong Bộ Chính Trị, ông sẽ khó lòng tiếp cận được tầng lớp quyền lực cao nhất.Tuy nhiên, đấu trường chính trị hiện tại không phải là một môi trường dễ dàng cho một người đi lên từ đoàn thể như ông Nghị. Ở vị trí ủy viên Trung Ương Đảng, chỉ một sai lầm nhỏ cũng có thể dẫn đến hậu quả khó lường. Ngược lại, nếu trở thành thành viên Bộ Chính Trị, ông sẽ có được một “tàn che” vững chắc hơn trước pháp luật. Cho đến nay, trường hợp ông Đinh La Thăng là ví dụ hiếm hoi về một ủy viên Bộ Chính Trị bị truy tố.

https://saigonnhonews.com/thoi-su/viet-nam/nguyen-tan-dung-giup-duoc-gi-tren-con-duong-chinh-tri-cua-con-trai-nguyen-thanh-nghi/

Hơn 50% công ty Hàn Quốc ở Việt Nam bị đánh cắp công nghệ trong năm 2024

Một báo cáo do Viện Kinh tế Công nghiệp và Thương mại Hàn Quốc (KIET) công bố hôm 2/12 cho thấy 55% số công ty Hàn Quốc hoạt động tại Việt Nam đã bị nhân viên đánh cắp công nghệ trong năm 2024.Theo đó, trong số 335 công ty Hàn Quốc có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam được khảo sát trong giai đoạn từ tháng 7/2024 đến tháng 10/2024, hơn một nửa cho biết họ “đã bị rò rỉ công nghệ và bị đe dọa” từ nhân viên nước ngoài và Hàn Quốc, cũng như từ các công ty đối thủ và các bên khác tại Việt Nam.Tỷ lệ này tăng mạnh so với mức 34,6% trong năm ngoái, hãng Yonhap News cho hay.Trong số những người đánh cắp công nghệ và đưa ra lời đe dọa, tỷ lệ nhân viên nước ngoài chiếm 28,3%, tiếp theo là các đối tác và đối thủ ở mức 22,1% và từ chính nhân viên người Hàn Quốc là 20,4%.Xét về ngành, hầu hết các hãng ô tô và phụ tùng và cùng với khoảng 43% số công ty hóa dầu cho biết “nhân viên nước ngoài” liên quan đến các vụ rò rỉ công nghệ.Trong khi đó, 40% các công ty trong ngành bán dẫn ghi nhận “nhân viên người Hàn Quốc” đánh cắp công nghệ và tống tiền họ.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c3dx9dgp2gvo

Việt Nam trong số 4 nước Đông Nam Á bị Mỹ áp thuế mới lên pin mặt trời

Bộ Thương mại Hoa Kỳ vừa công bố loạt mức thuế mới lên đến hơn 270% đối với các tấm pin năng lượng mặt trời nhập từ Việt Nam và 3 nước Đông Nam Á khác khi các sản phẩm này bị cáo buộc đang cạnh tranh thiếu công bằng trên thị trường Mỹ.Quyết định sơ bộ này được Bộ Thương mại Mỹ đưa ra hôm 29/11, áp dụng cho cả Malaysia, Campuchia và Thái Lan. Đây là quyết định sơ bộ lần thứ 2 của Bộ trong vụ khiếu nại nhắm vào tấm pin năng lượng mặt trời từ 4 nước Đông Nam Á trên của các công ty trong lĩnh vực này có trụ sở tại Mỹ. Quyết định sơ bộ đầu tiên được đưa ra vào tháng 10.Trong quyết định công bố ngày 29/11, Cơ quan Thương mại Quốc tế (ITA) của Bộ đưa ra mức thuế chống bán phá giá từ 21,31% đến 271,28%, áp dụng cho các công ty khác nhau của 4 quốc gia Đông Nam Á, trong đó một công ty ở Việt Nam bị áp mức thuế cao nhất.Công ty Vietnam-Wide Entity bị Bộ Thương mại Mỹ áp mức thuế 271,28% trong khi hầu hết các công ty còn lại ở quốc gia Đông Nam Á này bị áp mức thuế gần 55%. Việt Nam cũng là nước có số lượng lớn nhất các công ty bị áp thuế trong số 4 quốc gia Đông Nam Á, với 12 công ty, trong khi Malaysia có 6, Thái Lan có 4 và Campuchia có 3.

https://www.voatiengviet.com/a/viet-nam-trong-so-4-nuoc-dong-nam-a-bi-my-ap-thue-moi-len-pin-mat-troi/7884226.html

Ông Hun Sen cảm ơn Trung Quốc về sự ủng hộ ‘kiên định’ cho siêu dự án Phù Nam Techo

Cựu Thủ tướng, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen đã bày tỏ lòng cảm ơn với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về sự ủng hộ “kiên trì” cho siêu dự án kênh đào Phù Nam Techo, theo báo Khmer Times ngày thứ Năm 5/12.Ông Hun Sen đã có chuyến thăm Trung Quốc lần đầu tiên với cương vị chủ tịch Thượng viện kéo dài trong 3 ngày (2 – 4/12).Vào hôm thứ Ba 3/12, ông Hun Sen, Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), đã có cuộc hội đàm với ông Tập Cận Bình tại Bắc Kinh.Chi tiết về siêu dự án Phù Nam Techo được bàn thảo như thế nào trong cuộc gặp giữa ông Hun Sen và ông Tập Cận Bình đã không được công bố chi tiết, ngoài việc cựu thủ tướng Campuchia bày tỏ sự biết ơn đối với Bắc Kinh.Ông Hun Sen cũng nhấn mạnh dự án lịch sử Phù Nam Techo sẽ tạo sự chuyển biến lớn, tăng cường độc lập trong giao thông vận tải thủy và mang lại những lợi ích kinh tế đáng kể cho quốc gia.Trước đó, Campuchia đã lên tiếng bác bỏ thông tin từ Reuters vào ngày 21/11, cũng được Bangkok Post đăng tải lại, có nội dung cho rằng Trung Quốc bày tỏ sự hoài nghi về dự án và không đưa ra các cam kết chắc chắn về tiền đầu tư.Thủ tướng Campuchia Hun Manet khẳng định không có chướng ngại nào trong việc thực hiện siêu dự án và đã có phương án thay thế nếu có đối tác rút lui, theo Khmer Times ngày thứ Hai 25/11.”Quý vị muốn chúng tôi hoàn thành kênh đào trong ba tháng hay sao? Quý vị không thể khởi công dự án hôm nay và hoàn thành trong ngày hôm sau.”Ngày 25/11, Phó Thủ tướng Sun Chanthol cũng đã mạnh mẽ bác bỏ thông tin cho rằng tiền đầu tư cho Phù Nam Techo đã cạn.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/ckg80028j8jo

Trung Quốc tăng ảnh hưởng toàn cầu qua quan hệ đối tác với Nga

Trong năm qua, suy thoái kinh tế, tình trạng thất nghiệp dai dẳng của thanh niên và khủng hoảng bất động sản đã gây ảnh hưởng đến nội địa Trung Quốc. Ở nước ngoài, Bắc Kinh đã mở rộng hợp tác với Nga bất chấp cảnh báo từ các nhà lãnh đạo phương Tây rằng liên minh chặt chẽ hơn giữa hai nước là nguồn gây lo ngại ngày càng tăng.Năm 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tổ chức ba cuộc họp song phương. Quân đội hai nước cũng đã tiến hành một số cuộc tập trận chung ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới trong năm nay.Từ Ukraine và khối BRICS đến quan hệ kinh tế song phương và hệ thống đa phương, mối quan hệ “không giới hạn” mà Bắc Kinh và Moscow tuyên bố ngay trước khi Nga xâm lược Ukraine vẫn tiếp tục phát huy đúng như tên gọi của nó, các nhà phân tích cho biết.Ông Philipp Ivanov, một thành viên cấp cao không thường trú tại Asia Society, trả lời VOA vào ngày 28 tháng 11 rằng “sự tương tác thường xuyên của họ cho thấy cả hai nước đều tập trung vào mối quan hệ của họ và bất chấp nhiều rào cản và vấn đề mà họ phải giải quyết”.

https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-tang-anh-huong-toan-cau-qua-quan-he-doi-tac-voi-nga/7887591.html

Tổng thống Đài Loan viếng thăm Hawaii, Trung Quốc nổi trận lôi đình

HONOLULU, Hawaii (NV) – Ngày thứ hai trong chuyến viếng thăm Hawaii kéo dài hai ngày, tổng thống Đài Loan có mặt tại một viện nghiên cứu và tổ chức giáo dục do Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ tài trợ hôm Chủ Nhật, 1 Tháng Mười Hai theo lịch trình công du các đảo quốc Thái Bình Dương bị Bắc Kinh lên án, ABC đưa tin.Tổng Thống Lai Ching-te (Lại Thanh Đức) hội kiến và trao đổi quà tặng với chủ tịch Trung Tâm Đông-Tây, tọa lạc trong khuôn viên Manoa thuộc đại học University of Hawaii. Tổng Thống họ Lại phát biểu trước khán giả tại trung tâm nhưng các nhà báo bị đưa ra khỏi hội trường trước khi ông mở màn phần phát biểu.Bộ Ngoại Giao Trung Quốc “kịch liệt lên án” việc Hoa Kỳ ủng hộ chuyến viếng thăm của ông Lại và gửi đơn khiếu nại cho Hoa Kỳ. Bộ Ngoại Giao Trung Quốc cũng lên án việc Hoa Kỳ vừa công bố hợp đồng bán võ khí cho Đài Loan, một hòn đảo tự quản bị Trung Quốc tuyên bố là lãnh thổ của riêng mình.

https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/tong-thong-dai-loan-vieng-tham-hawaii-trung-quoc-noi-tran-loi-dinh/

Báo chí Đài Loan: Nữ sĩ của văn chương lãng mạn Quỳnh Dao tự tử

Các báo Đài Loan đồng loạt đưa tin bà Quỳnh Dao, tác giả của nhiều tác phẩm như “Hoàn châu cách cách”, “Tân dòng sông ly biệt”, đã tự tử và qua đời tại nhà riêng hôm nay, 04/12/2024 tại Đạm Thủy, Tân Bắc, Đài Loan ở tuổi 86. Bà Quỳnh Dao, nữ sĩ của văn học lãng mạn tiếng Hoa, người Đài Loan gốc đại lục, để lại cả một di sản không chỉ trong văn chương và điện ảnh. Tên thật là Trần Triết, sinh năm 1938 ở Thành Đô, Tứ Xuyên, bà được gia đình đưa sang Đài Loan khi chính quyền Trung Hoa Dân quốc thua trận trong nội chiến Quốc Cộng.Nổi tiếng trong giới văn học tình cảm, lãng mạn dùng tiếng Hoa cũng như ở Nam Việt Nam thời VNCH trước 1975 và trên cả nước Việt Nam sau này, phải đến năm 1988 bà Quỳnh Dao mới lần đầu thăm Bắc Kinh.

https://www.rfi.fr/vi/v%C4%83n-h%C3%B3a/20241204-b%C3%A1o-ch%C3%AD-%C4%91%C3%A0i-loan-n%E1%BB%AF-s%C4%A9-c%E1%BB%A7a-v%C4%83n-ch%C6%B0%C6%A1ng-l%C3%A3nh-m%E1%BA%A1n-qu%E1%BB%B3nh-dao-t%E1%BB%B1-t%E1%BB%AD

Hàn Quốc: Đảng cầm quyền yêu cầu đình chỉ chức vụ tổng thống Yoon Suk Yeol

Hôm nay, 06/12/2024, lãnh đạo đảng cầm quyền, Đảng Quyền lực Nhân dân PPP, đã yêu cầu đình chỉ chức vụ tổng thống Yoon Suk Yeol, do việc ông ban hành thiết quân luật hồi đầu tuần. Lập trường của đảng này được đưa ra một ngày trước cuộc bỏ phiếu tại Quốc Hội về việc phế truất tổng thống. Theo AFP, trong cuộc họp của Đảng Quyền lực Nhân dân, lãnh đạo đảng Han Dong Hun đã nhấn mạnh cần phải « nhanh chóng đình chỉ nhiệm vụ và quyền lực của tổng thống Yoon Suk Yeol », cho rằng có nguy cơ cao là ông sẽ thực hiện các hành động cực đoan, chẳng hạn như cố áp đặt lại thiết quân luật và khiến Hàn Quốc và người dân nước này phải đối mặt với « nguy hiểm lớn ». Lãnh đạo đảng cầm quyền, thuộc phe của tổng thống Yoon Suk Yeol, khẳng định có « bằng chứng » cho thấy ông đã ra lệnh bắt giữ các nhà lãnh đạo chính trị vào đêm thứ Ba rạng sáng thứ Tư, trong lúc 280 binh sĩ cố giành quyền kiểm soát Quốc Hội.Chính trường Hàn Quốc rơi vào cảnh hỗn loạn kể từ khi ông Yoon Suk Yeol đưa ra sắc lệnh thiết quân luật, không chỉ khiến láng giềng và các đồng minh lo lắng mà còn khiến người dân phẫn nộ với các cuộc biểu tình khắp đường phố Seoul, kêu gọi tổng thống từ chức.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20241206-h%C3%A0n-qu%E1%BB%91c-%C4%91%E1%BA%A3ng-c%E1%BA%A7m-quy%E1%BB%81n-y%C3%AAu-c%E1%BA%A7u-%C4%91%C3%ACnh-ch%E1%BB%89-ch%E1%BB%A9c-v%E1%BB%A5-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-yoon-suk-yeol

Ông Biden “gây bão” trong đảng Dân chủ

Quyết định ân xá Hunter đã đẩy ông Biden vào tình thế khó xử. Từ lâu, ông Joe Biden nổi tiếng với tình cảm dành cho gia đình, ngay cả khi điều đó có thể ảnh hưởng đến sự nghiệp chính trị của ông. Nhưng lần này, hành động của ông đã làm dấy lên sự chỉ trích từ chính các đồng minh thân cận.Nghị sĩ đảng Dân chủ Greg Landsman, viết trên mạng xã hội X: “Với tư cách là một người cha, tôi hiểu. Nhưng với tư cách là người mong muốn khôi phục niềm tin vào chính trị. Đây là một bước lùi”.Thượng nghị sĩ Dân chủ Michael Bennet đến từ Colorado cũng lên tiếng: “Quyết định này đặt lợi ích cá nhân lên trên trách nhiệm, làm xói mòn lòng tin của người dân vào hệ thống tư pháp”.Tương tự, nghị sĩ Greg Stanton đến từ Arizona, nói: “Tôi tôn trọng Tổng thống, nhưng tôi nghĩ ông ấy đã sai trong quyết định này. Hunter đã phạm tội và bị kết án một cách công bằng. Đây không phải là một cuộc truy tố vì động cơ chính trị”.Trong khi đó, một số cựu quan chức Nhà Trắng nói quyết định này đã được dự báo trước. Một cựu trợ lý cấp cao chia sẻ: “Ai làm việc ở cấp cao đều hiểu ông ấy sẽ làm điều này. Tại sao bây giờ chúng ta lại giả vờ như không biết?”.

https://www.24h.com.vn/tin-tuc-quoc-te/cnn-phe-dan-chu-phan-ung-gat-viec-ong-biden-an-xa-con-trai-c415a1623363.html

Liệu Nga có giao chiến với khối NATO không?

Kể từ khi Nga tấn công Ukraine vào năm 2022, chính giới phương Tây và các chuyên gia an ninh tranh luận sôi nổi về vấn đề liệu Nga có đe dọa khối NATO và khởi chiến chống châu Âu không.Cho dù đến nay, một cuộc tấn công như vậy chưa xảy ra, nhưng dựa theo tinh thần hiếu chiến và khả năng tiến hành chiến tranh của Nga tại Ukraine, chính giới và công luận cho là Tổng thống Nga Vladimir Putin ​​sẽ thử thách sức mạnh quân sự của phương Tây bằng cách tấn công vào một trong các quốc gia ở sườn phía Đông của khối NATO. Theo các kịch bản được suy diễn thì diễn biến có thể sẽ hình thành trong 5 đến 8 năm tới.Trước tình thế đổi thay nghiêm trọng, Bộ trưởng Quốc phòng Liên bang Đức Boris Pistorius (SPD) đã lên tiếng yêu cầu là Đức phải “sẵn sàng ứng chiến”. Bruno Kahl, Giám đốc Cơ quan Tình báo Liên bang Đức nhận định là Nga luôn coi Đức là kẻ thù và quân đội Nga có thể sẽ gây chiến nhắm vào khối NATO muộn nhất là vào cuối thập niên này.

https://saigonnhonews.com/thoi-su/the-gioi/lieu-nga-co-giao-chien-voi-khoi-nato-khong/

Nga công bố ngân sách quốc phòng 2025, hơn $145 tỷ, quyết chiếm bằng được Ukraine

MOSCOW, Nga (NV) – Tổng Thống Nga Vladimir Putin phê duyệt các kế hoạch tăng cường ngân sách quân sự cho năm 2025 lên mức kỷ lục, cho thấy Moscow quyết xâm lược Ukraine cho bằng được.Khoảng 32.5% ngân sách được công bố trên trang mạng của chính phủ hôm Chủ Nhật, 1 Tháng Mười Hai được phân bổ cho quốc phòng, lên tới 13.5 ngàn tỷ rúp (hơn $145 tỷ), tăng so với mức 28.3% được công bố trong năm nay, CBS đưa tin.Các nhà lập pháp ở lưỡng viện tại Quốc Hội Nga, Duma Quốc Gia và Hội Đồng Liên Bang, đồng loạt phê duyệt các kế hoạch trong 10 ngày qua. Cuộc xâm lược toàn diện nhắm vào Ukraine nổ ra từ Tháng Hai 2022 là cuộc xung đột lớn nhất tại Âu Châu tính từ thời kỳ Đệ Nhị Thế Chiến và làm nguồn tài lực của đôi bên đều lâm vào cảnh sức cùng lực kiệt. Kyiv nhận được hàng tỷ Mỹ kim ngân khoản quân viện từ các đồng minh Tây Phương, nhưng lực lượng Nga hùng hậu hơn và tối tân hơn, và trong những tháng gần đây, quân Nga cũng từng bước xua quân đội Ukraine ra khỏi các khu vực miền Đông.

https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/nga-cong-bo-ngan-sach-quoc-phong-2025-hon-145-ty-quyet-chiem-bang-duoc-ukraine/

Bảo hộ thương mại: Chiến thuật « đánh hỏa mù » của Donald Trump

Trung Quốc, Mêhicô và Canada là ba nạn nhân đầu tiên của chính sách bảo hộ mậu dịch dưới chính quyền Trump 2. Bắc Kinh biết trước là sẽ bị Hoa Kỳ nhắm tới. Thỏa thuận tự do mậu dịch USMCA đạt được dưới chính quyền Trump không giúp Ottawa và Mêhicô tránh được hai « phát súng đầu tiên ». Giám đốc viện nghiên cứu CEPII  Antoine Bouët phân tích « phương pháp vừa đánh phủ đầu vừa khủng bố » đối phương trong cái mà nhà tỷ phú Trump gọi là « nghệ thuật đàm phán ».    Ngày 25/11/2024, trên mạng xã hội, tổng thống tân cử Donald Trump loan báo, trong nhiệm kỳ sắp mở ra, « một trong những sắc lệnh đầu tiên là áp thuế hải quan 25 % vào TẤT CẢ các sản phẩm nhập từ Mêhicô và Canada đánh vào Mỹ ». Trong một tin nhắn thứ nhì, ông viết tiếp thuế đánh vào hàng Trung Quốc sẽ là 10 %.

https://www.rfi.fr/vi/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD-kinh-t%E1%BA%BF/20241203-b%E1%BA%A3o-h%E1%BB%99-th%C6%B0%C6%A1ng-m%E1%BA%A1i-chi%E1%BA%BFn-thu%E1%BA%ADt-%C4%91%C3%A1nh-h%E1%BB%8Fa-m%C3%B9-c%E1%BB%A7a-donald-trump

Nga chỉ trích lời đe dọa áp thuế các nước BRICS của ông Trump

Điện Kremlin cho biết bất cứ nỗ lực nào của ông Trump để gây sức ép buộc các nước BRICS sử dụng đồng USD đều sẽ phản tác dụng.”Ngày càng nhiều quốc gia chuyển sang sử dụng các đồng nội tệ trong các hoạt động thương mại và kinh tế quốc tế”, phát ngôn viện Điện Kremlin Dmitry Peskov nói ngày 2/12, khi được hỏi về việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đe dọa áp thuế 100% với các thành viên BRICS, nếu khối tìm cách “thay thế đồng USD”.Theo ông Peskov, nếu Mỹ dùng “sức mạnh kinh tế” để buộc các nước dùng đồng USD, điều đó sẽ phản tác dụng. “Điều đó càng thúc đẩy các nước sử dụng đồng nội tệ trong thương mại quốc tế”, phát ngôn viên Điện Kremlin nói, thêm rằng đồng USD “đang dần mất đi sức hấp dẫn như một loại ngoại tệ dự trữ đối với một số quốc gia”

https://vnexpress.net/nga-chi-trich-loi-de-doa-ap-thue-cac-nuoc-brics-cua-ong-trump-4823024.html

Mỹ không giao trả vũ khí hạt nhân cho Ukraine

Mỹ không xem xét hoàn trả lại cho Ukraine vũ khí hạt nhân mà họ đã từ bỏ sau khi Liên Xô sụp đổ, cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan cho biết hôm 1/12.Ông Sullivan có phát biểu như vậy khi được hỏi về bài báo của New York Times hồi tháng trước trong đó đưa tin rằng một số quan chức phương Tây giấu tên đã gợi ý Tổng thống Mỹ Joe Biden có thể cung cấp vũ khí hạt nhân cho Ukraine trước khi ông rời nhiệm sở.“Điều đó không được xem xét, không. Những gì chúng tôi đang làm là tăng cường những năng lực thông thường đa dạng cho Ukraine để họ có thể tự vệ hiệu quả và chiến đấu với người Nga, chứ không phải cung cấp cho họ năng lực hạt nhân,” ông nói với kênh ABC.

https://www.voatiengviet.com/a/my-khong-giao-tra-vu-khi-hat-nhan-cho-ukraine/7884081.html

Tổng thống Zelensky thừa nhận quân đội Ukraine “không đủ sức”

(NLĐO) – Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm 1-12 cho biết Ukraine đang tìm cách chấm dứt sớm cuộc xung đột với Nga. Ông cũng cho rằng Nga sẽ trả lại một phần lãnh thổ của Ukraine thông qua ngoại giao sau khi Kiev trở thành thành viên NATO Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với hãng tin Nhật Bản Kyodo News ở Kiev, ông Zelensky cho hay với việc Nga tiến công nhanh hơn ở miền Đông Ukraine thì sự hỗ trợ của các đối tác dành cho Ukraine là “chưa đủ” và thúc giục NATO mời Kiev tham gia các cuộc đàm phán gia nhập liên minh này càng sớm càng tốt. Ông cũng thẳng thắn thừa nhận sẽ rất khó để dùng vũ lực giành lại một số khu vực mà Nga đang kiểm soát, bao gồm bán đảo Crimea mà Nga đã sáp nhập vào năm 2014. Ông Zelensky nói: “Quân đội của chúng tôi không đủ sức mạnh để làm điều đó. Thật sự là vậy”.

https://nld.com.vn/tong-thong-zelensky-thua-nhan-quan-doi-ukraine-khong-du-suc-196241202182239678.htm

UAV tấn công doanh trại đặc nhiệm Nga, Đức bác bỏ đưa quân tới Ukraine

Đoạn video được trang quân sự Mil.in.ua của Ukraine công bố cho thấy, vụ tấn công xảy ra lúc 4h49 sáng 4/12 (giờ địa phương) khi một camera an ninh ghi lại khoảnh khắc được cho là vụ nổ gây ra bởi máy bay không người lái (UAV) nhằm vào doanh trại trung đoàn cảnh sát đặc nhiệm ở Grozny, Chechnya thuộc Nga. Tác động của vụ nổ cũng kích hoạt hệ thống báo động chống trộm của nhiều ô tô đậu gần đó. Cũng theo Mil.in.ua, trung đoàn cảnh sát đặc nhiệm trên là một phần của Bộ Nội vụ Nga, và đơn vị này được sử dụng trong các nhiệm vụ đặc biệt tại nước Cộng hòa Chechnya. 

Được biết, đây không phải là lần đầu một địa điểm quân sự ở Chechnya trở thành mục tiêu tập kích của UAV. Hồi cuối tháng 10, một UAV cảm tử của Ukraine đã tập kích trường Đại học Đặc nhiệm Nga ở Gudermes, Chechnya. Thủ tướng Đức Olaf Scholz hôm nay (4/12) tiếp tục bác bỏ khả năng nước này sẽ điều binh sĩ tới Ukraine.“Trong tình hình hiện tại, chúng tôi không thể đưa binh lính đến Ukraine. Tôi luôn làm rõ vấn đề này, và điều đó sẽ luôn như vậy”, hãng tin TASS dẫn lời ông Scholz nói.

https://vietnamnet.vn/uav-tan-cong-doanh-trai-dac-nhiem-nga-duc-bac-viec-dua-quan-toi-ukraine-2348679.html

Quân Ukraine kiệt quệ trên đất Nga nhận lệnh bám trụ chờ ông Trump

“Tình hình ngày càng tệ.”“Chúng tôi không hiểu mục đích là gì. Lãnh thổ của chúng ta không phải ở đây.”Gần bốn tháng sau khi Ukraine phát động đòn tấn công chớp nhoáng vào vùng Kursk của Nga, tin nhắn giữa binh lính chiến đấu ở đó vẽ lên một bức tranh ảm đạm về cuộc chiến họ không thực sự hiểu cùng với nỗi sợ thua cuộc.Chúng tôi đã liên lạc qua Telegram với một vài binh sĩ đang đóng quân ở Kursk, một người trong số họ vừa rời khỏi đó.Chúng tôi đã đồng ý không tiết lộ danh tính của họ. Tất cả tên người trong bài viết đều là giả.Họ nói về thời tiết khắc nghiệt và việc thiếu ngủ triền miên do những cuộc oanh tạc liên hồi của Nga, trong đó bao gồm cả những cuộc tấn công kinh hoàng bằng loại bom lượn 3.000 kg.Họ cũng đang phải rút lui, với việc quân Nga đang dần giành lại lãnh thổ.“Xu hướng này sẽ tiếp diễn,” Pavlo viết vào ngày 26/11.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cly45xg76qvo

Hòa bình cho Ukraine: Có tránh được sai lầm tệ hại trong quá khứ?

Cuộc chiến tranh xâm lược của Nga ở Ukraine có mầm mống từ một sai lầm ngoại giao cách đây tròn 30 năm, và có khả năng dẫn tới một sai lầm ngoại giao khác, không kém phần tệ hại, trong những ngày sắp tới.Vào 30 năm trước, Thứ Tư, 5 Tháng Mười Hai, 1994, tại Budapest, thủ đô Hungary, một thỏa thuận quan trọng về giải trừ vũ khí hạt nhân được ký kết giữa ba cường quốc Nga, Mỹ và Anh, với ba nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ vừa giành được độc lập là Ukraine, Belarus và Kazakhstan. Thỏa thuận có tên chính thức là “Bản Ghi Nhớ Budapest về Bảo Đảm An Ninh” (Budapest Memorandum of Security Assurances), thường được gọi tắt là Bản Ghi Nhớ Budapest hoặc Budapest Memo.Theo Budapest Memo, ba nước Ukraine, Kazakhstan và Belarus đồng ý từ bỏ kho vũ khí hạt nhân đang bố trí trên lãnh thổ của họ để gia nhập Hiệp Định Không Phổ Biến Vũ Khí Hạt Nhân (Treaty on the Non-Proliferation of Nuclear Weapons – NPT); đổi lại ba cường quốc hạt nhân Nga, Mỹ và Anh long trọng cam kết sẽ không sử dụng võ lực, không đe dọa sử dụng võ lực hoặc cưỡng bức kinh tế chống lại sự độc lập chính trị của ba nước này. Budapest Memo cũng cam kết tôn trọng “toàn vẹn lãnh thổ” của ba quốc gia này trong đường biên giới hiện hữu.

https://saigonnhonews.com/thoi-su/the-gioi/hoa-binh-cho-ukraine-co-tranh-duoc-sai-lam-te-hai-trong-qua-khu/

Vũ khí ồ ạt đổ về Ukraine trước khi Tổng thống Biden kết thúc nhiệm kỳ

Tổng thống Mỹ Joe Biden đang làm mọi cách có thể để ‘củng cố’ vị thế của Ukraine, khi ông sẽ rời khỏi Nhà Trắng chưa đầy 2 tháng nữa.Đây là tuyên bố hôm 1/12 của Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan với đài ABC. Theo ông Sullivan, Tổng thống Biden muốn tiếp tục thúc đẩy các mục tiêu chính sách đối ngoại bao gồm những cuộc thảo luận ngừng bắn giữa Israel và Hamas.”Chúng tôi sẽ làm mọi thứ trong khả năng của mình trong 50 ngày tới để cung cấp cho Ukraine mọi công cụ có thể nhằm củng cố vị thế trên chiến tuyến, từ đó giành thêm ưu thế trên bàn đàm phán”, ông Sullivan nói.Cũng theo ông, “Tổng thống Biden đã chỉ đạo tôi giám sát việc tăng cường chuyển giao trang thiết bị quân sự cho Ukraine, nhằm sử dụng hết số tiền mà Quốc hội đã phân bổ trước khi ông rời nhiệm sở”.

https://vietnamnet.vn/vu-khi-o-at-do-ve-ukraine-truoc-khi-tong-thong-biden-ket-thuc-nhiem-ky-2347665.html

Ông Biden ân xá con trai, mong dân Mỹ ‘hiểu cho quyết định này’

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chính thức ân xá cho con trai là Hunter Biden, người đang phải đối mặt với án phạt trong hai vụ án hình sự, mặc dù trước đó Nhà Trắng từng loại trừ khả năng này. Trong một tuyên bố, tổng thống Mỹ cho biết con trai mình là người “được chọn” và gọi các vụ án của ông Hunter là “oan sai”.Hunter Biden đã nhận tội đối với các cáo buộc về thuế vào đầu tháng 9/2024 và bị kết án sử dụng ma túy bất hợp pháp trong khi sở hữu súng vào tháng 6/2024 – trở thành người con đầu tiên của một tổng thống đương nhiệm bị kết tội hình sự.Phản ứng trước quyết định ân xá, Tổng thống đắc cử Donald Trump cho biết: “Liệu quyết định ân xá của Joe dành cho Hunter cũng bao gồm cả những người bị giam giữ [trong vụ Bạo loạn đồi Capitol ngày 6/1/2021], vốn đã bị giam giữ nhiều năm nay? Đó mới là lạm dụng và oan sai!”

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c1ke3810w49o

Mỹ : Tổng thống đắc cử Donald Trump chọn tân giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ FBI

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump thứ Bảy 30/11/2024 đã chọn Kash Patel, một người trung thành với ông, và cũng là người tích cực diệt trừ điều mà ông Trump gọi là « Nhà nước ngầm », để lãnh đạo Cục Điều tra Liên bang Mỹ FBI.

Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ FBI có nhiệm kỳ 10 năm.Như vậy, thông báo của tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump trên mạng xã hội Truth Social của ông hàm ý giám đốc đương nhiệm của Cục Điều tra Liên bang, Christopher Wray, được bổ nhiệm hồi năm 2017, sẽ bị cắt chức hoặc phải từ chức mà không cần đợi đến khi ông kết thúc nhiệm kỳ 10 năm.  AFP nhắc lại là dưới sự lãnh đạo của Christopher Wray, FBI đã trở thành mục tiêu bị các chính trị gia bảo thủ chỉ trích thô bạo vì FBI đã điều tra cựu tổng thống Donald Trump. Bản thân ông Trump cũng không tiếc lời lên án Cục Điều tra Liên bang.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20241201-m%E1%BB%B9-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-%C4%91%E1%BA%AFc-c%E1%BB%AD-donald-trump-ch%E1%BB%8Dn-t%C3%A2n-gi%C3%A1m-%C4%91%E1%BB%91c-c%E1%BB%A5c-%C4%91i%E1%BB%81u-tra-li%C3%AAn-bang-m%E1%BB%B9-fbi

Phát hiện một tàu ngầm Nga ngoài khơi Philippines ở Biển Đông

Quân đội Philippines hôm nay, 02/12/2024, thông báo đã phát hiện một tàu ngầm Nga ngoài khơi bờ biển Philippines ở Biển Đông. Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. đã bày tỏ quan ngại về vụ xâm nhập này, gọi đây là một sự kiện “rất đáng lo ngại”. Tàu ngầm UFA 490 được phát hiện hôm 28/11 tại một nơi cách Cape Calavite, trên đảo Mindoro, khoảng 148 km. Nguyên thủ quốc gia Philippines nhấn mạnh bất kỳ sự xâm nhập nào vào vùng biển của nước này, đặc biệt là vào vùng đặc quyền kinh tế, đều “rất đáng lo ngại”.Chính quyền Manila đã điều một máy bay và một tàu tuần duyên đến theo dõi hoạt động của tàu ngầm Nga. Thủy thủ đoàn của tàu ngầm cho biết đang chờ cho điều kiện thời tiết tốt hơn để trở lại Vladivostok, Nga.Hãng tin AFP dẫn lời phát ngôn viên của hải quân Philippines, chuẩn đô đốc Roy Vincent Trinidad, mô tả tình hình “không đáng báo động”, nhưng cũng lưu ý đây là một tàu ngầm “hết sức đặc biệt”, khiến hải quân Philippines ngạc nhiên. Theo hãng thông tấn Nga TASS, tàu ngầm UFA, dài 74 mét, được trang bị tên lửa Kalibr-PL với tầm bắn lên đến 12.000 km.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20241202-ph%C3%A1t-hi%E1%BB%87n-m%E1%BB%99t-t%C3%A0u-ng%E1%BA%A7m-nga-ngo%C3%A0i-kh%C6%A1i-philippines-%E1%BB%9F-bi%E1%BB%83n-%C4%91%C3%B4ng

Thủ tướng Đức đến Kyiv, cam kết viện trợ quân sự cho Ukraine

Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã hứa sẽ viện trợ quân sự 680 triệu đô la Mỹ cho Ukraine khi ông cam kết hỗ trợ nước này trong chuyến thăm Kyiv hôm 2/12.Thủ tướng Scholz cho biết Ukraine có thể dựa vào Đức và chuyến thăm của ông nhằm củng cố cam kết đó.Ông cho biết các thiết bị quân sự mới sẽ được chuyển giao cho Ukraine trong tháng này.Chuyến thăm của ông Scholz diễn ra trong bối cảnh có nghi ngờ về viện trợ của phương Tây cho Ukraine trong tương lai với việc Mỹ sẽ thay đổi lãnh đạo vào tháng Một năm sau.Quân đội Ukraine hôm 2/12 cho biết họ đã bắn hạ 52 trong số 110 máy bay không người lái mà quân Nga đã phóng lên trong các cuộc tấn công trong đêm.

https://www.voatiengviet.com/a/thu-tuong-duc-den-kyiv-cam-ket-vien-tro-quan-su-cho-ukraine/7884022.html

Thủ tướng Pháp từ chức sau khi bị Hạ Viện bỏ phiếu bất tín nhiệm

Nước Pháp một lần nữa rơi vào khủng hoảng chính trị. Các dân biểu Pháp tối qua, 04/12/2024, đã bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ mới tồn tại được ba tháng. Sáng nay, 05/12, thủ tướng Michel Barnier trình đơn từ chức lên tổng thống vừa trở về sau chuyến công du Ả Rập Xê Út. Ông Emmanuel Macron sẽ phải gấp rút bổ nhiệm một lãnh đạo chính phủ mới. Phản ứng với việc thủ tướng Barnier quyết định sử dụng điều 49.3 của Hiến pháp để thông qua dự luật ngân sách An sinh Xã hội mà không qua bỏ phiếu tại Hạ Viện, 331 dân biểu chiều tối qua đã bỏ phiếu thông qua kiến nghị bất tín nhiệm chính phủ Barnier do liên minh cánh tả Mặt trận Bình dân Mới đệ trình, trong khi chỉ cần 288 phiếu là đủ để thông qua. Đảng cực hữu Tập hợp Dân tộc cũng nộp một kiến nghị tương tự nhưng không cần phải bỏ phiếu vì yêu cầu của cánh tả đã được thông qua.Đây là lần thứ 2 trong nền Đệ ngũ Cộng hòa Pháp, chính phủ bị lật đổ do Quốc Hội bỏ phiếu bất tín nhiệm.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20241205-th%E1%BB%A7-t%C6%B0%E1%BB%9Bng-ph%C3%A1p-t%E1%BB%AB-ch%E1%BB%A9c-sau-khi-b%E1%BB%8B-h%E1%BA%A1-vi%E1%BB%87n-b%E1%BB%8F-phi%E1%BA%BFu-b%E1%BA%A5t-t%C3%ADn-nhi%E1%BB%87m

Tỷ phú Elon Musk cảnh báo nguy cơ Mỹ ‘không còn tiền để làm gì’

Trong một thông điệp đăng tải trên mạng xã hội X hôm nay (6/12), ông Musk viết: “Nếu chúng ta không giải quyết được tình trạng tăng trưởng theo cấp số nhân của nợ quốc gia, sẽ không có tiền cho bất cứ thứ gì, bao gồm cả các dịch vụ thiết yếu”Sputnik trích dẫn báo cáo Giám sát tài chính vào cuối tháng 10 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết, nợ công của Mỹ dự kiến ​​sẽ tăng lên đến 121% GDP vào năm 2024 và đạt 131,7% vào năm 2029.Tổng thống mới đắc cử Donald Trump ngày 12/11 đã thông báo đề cử ông Musk và doanh nhân Vivek Ramaswamy sẽ đứng đầu Bộ Hiệu quả chính phủ (DOGE) mới thành lập trong nhiệm kỳ lãnh đạo Nhà Trắng thứ 2 của ông. Vị tổng thống thứ 47 của Mỹ tin tưởng bộ đôi Musk và Ramaswamy sẽ giúp chính quyền của ông “phá bỏ bộ máy quan liêu của chính phủ, cắt giảm các quy định dư thừa, cắt giảm chi tiêu lãng phí và tái cấu trúc các cơ quan liên bang”.

https://vietnamnet.vn/ty-phu-elon-musk-canh-bao-nguy-co-my-khong-con-tien-de-lam-gi-2349406.html