Seite auswählen

Mục lục

Thâm hụt thương mại của Mỹ với Việt Nam tăng vọt lên hơn 110 tỷ đôla, khi sự yếu đi của đồng Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu

HÀ NỘI, ngày 8 tháng 1 (Reuters) – Số liệu mới nhất của Mỹ cho thấy, thâm hụt thương mại của Mỹ với Việt Nam đã vượt quá 110 tỷ đô la trong 11 tháng đầu năm 2024, khi xuất khẩu từ trung tâm công nghiệp Đông Nam Á này tăng trong bối cảnh đồng tiền của nước này giảm kỷ lục so với đồng đô la Mỹ.Số liệu mới nhất do cơ quan thống kê Mỹ công bố hôm thứ Ba, cho thấy thâm hụt tăng gần 18% so với cùng kỳ năm trước. Dữ liệu xác nhận rằng quốc gia do cộng sản lãnh đạo này có thặng dư thương mại với Mỹ cao thứ tư, chỉ đứng sau Trung Quốc, Liên minh châu Âu và Mexico.Các nhà phân tích coi khoảng cách lớn này là rủi ro lớn đối với quốc gia phụ thuộc vào xuất khẩu này trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Donald Trump đe dọa áp thuế lên tới 20% đối với tất cả hàng nhập khẩu của Mỹ.Rủi ro đó đã nên trầm trọng hơn do đồng Việt Nam giảm mạnh trong những tháng gần đây, với đồng Việt Nam giao dịch gần mức thấp nhất từ ​​trước đến nay so với đồng đô la. Xu hướng này được Washington theo dõi chặt chẽ vì Việt Nam là một trong những quốc gia đang bị giám sát chặt chẽ về khả năng thao túng tiền tệ.Việt Nam, quốc gia coi Mỹ là thị trường lớn nhất của mình, là nơi có các hoạt động công nghiệp tập trung vào xuất khẩu lớn của các công ty đa quốc gia của Mỹ như Apple, Google, Nike và Intel.Các số liệu thương mại điều chỉnh theo mùa mới nhất cho thấy, trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 11, Việt Nam đã tích lũy được thặng dư thương mại với Mỹ là 111,6 tỷ đô la, tăng so với mức 94,8 tỷ đô la trong cùng kỳ năm 2023. Dữ liệu chưa điều chỉnh chỉ ra khoảng cách lớn hơn là 113,1 tỷ đô la.Vào tháng 11, thâm hụt thương mại tăng thêm 11,3 tỷ đô la, tăng tốc so với tháng 10, khi xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng, dữ liệu điều chỉnh cho thấy được sự yếu đi của đồng Việt Nam.

https://baotiengdan.com/2025/01/09/tham-hut-thuong-mai-cua-my-voi-viet-nam-tang-vot-len-hon-110-ty-dola-khi-su-yeu-di-cua-dong-viet-nam-thuc-day-xuat-khau/

Việt Nam: GDP 2024 đạt 7,09%, hướng mục tiêu 8% trong khi cảnh giác rủi ro thuế quan từ ông Trump

Nền kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng 7,09% vào năm 2024 lên 476,3 tỷ đô la, vượt xa mức tăng trưởng 5,05% của năm 2023, nhờ vào xuất khẩu và dòng vốn đầu tư nước ngoài mạnh mẽ, theo thống kê mới nhất được Tổng cục Thống kê, thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, công bố hôm 6/1.Báo cáo cho biết tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam đã tăng 7,55% trong quý IV, là mức tăng trưởng theo quý nhanh nhất trong vòng hơn hai năm.Theo Reuters và AFP, quốc gia Đông Nam Á, vốn là một trung tâm sản xuất của khu vực, đã được hưởng lợi từ sự phục hồi tiêu dùng toàn cầu mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão mạnh nhất châu Á vào năm ngoái.Tăng trưởng cả năm là 7,09%, vượt qua mục tiêu chính thức của chính phủ là 6,5% và ước tính trung bình 6,7% của các nhà phân tích trong một cuộc khảo sát riêng của Bloomberg.Tốc độ tăng trưởng cao mang lại cho đất nước “động lực quan trọng cho năm 2025”, AFP dẫn lời bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, nói tại cuộc họp báo hôm 6/1.Việt Nam đã kiếm được 405,53 tỷ đô la từ xuất khẩu vào năm 2024, chủ yếu là từ các sản phẩm dẫn đầu là hàng điện tử, điện thoại thông minh, hàng may mặc và nông sản, ghi nhận mức tăng 14% so với cùng kỳ năm trước, vẫn theo báo cáo.

https://www.voatiengviet.com/a/7925941.html

Kinh tế Việt Nam trong tầm ngắm của chính quyền Trump 2.0?

Việt Nam đã là một trong những nước hưởng lợi lớn nhất từ ​​cuộc chiến thương mại của Donald Trump với Trung Quốc trong nhiệm kỳ đầu của ông. Nhưng theo nhật báo Anh Financial Times 18/11/2024, các tổ chức doanh nghiệp và nhà phân tích đã cảnh báo Hà Nội có thể trở thành kẻ thua cuộc lớn nhất nếu tổng thống đắc cử thực hiện lời đe dọa về thuế quan khi ông trở lại Nhà Trắng. Nhưng mối lo ngại này thật sự có cơ sở? Hãy còn quá sớm để có câu trả lời xác đáng. Việt Nam đã đạt được thặng dư thương mại lớn thứ tư với Hoa Kỳ trong những năm gần đây, chỉ sau Trung Quốc, Mêhicô và Liên Hiệp Châu Âu, do nhiều nhà sản xuất đã chuyển các nhà máy khỏi Trung Quốc để tránh tác động của thuế quan mà Trump áp đặt. Nhưng theo Finnacial Times, thành công theo kiểu “Trung Quốc+1” đó đã khiến Việt Nam rơi vào thế dễ bị tổn thương. Nền kinh tế của Việt Nam đã trở nên phụ thuộc rất nhiều vào Hoa Kỳ, hiện chiếm gần 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Theo dự báo, trong năm 2025, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ sẽ còn tăng thêm, dự kiến sẽ đạt khoảng từ 125 đến 130 tỷ đôla.

https://www.rfi.fr/vi/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD-vi%E1%BB%87t-nam/20250106-kinh-t%E1%BA%BF-vi%E1%BB%87t-nam-trong-t%E1%BA%A7m-ng%E1%BA%AFm-c%E1%BB%A7a-ch%C3%ADnh-quy%E1%BB%81n-trump-2-0

Chính trường Việt Nam: Vì sao Quân Đội ‘lép vế’ Công An?

Trong hệ thống chính trị Việt Nam, dù Bộ Quốc Phòng luôn nhận được ưu tiên về ngân sách và có số lượng ủy viên Trung Ương Đảng áp đảo so với Bộ Công An, cán cân quyền lực trên chính trường dường như lại đang nghiêng về phía Công An. Một nghịch lý xuất phát từ lịch sử và cơ cấu quyền lực phức tạp.Nỗi lo thường trực về nguy cơ đảo chính từ quân đội luôn là một ám ảnh đối với các tổng bí thư đảng CSVN. Nỗi lo này không phải là không có cơ sở, nó bắt nguồn từ lịch sử, khi mà trước những năm 1970, vị trí bộ trưởng bộ quốc phòng thường đi kèm với quyền lực rất lớn, điển hình là trường hợp của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, người đồng thời giữ chức bí thư Quân Ủy Trung Ương.Nhận thức rõ mối nguy tiềm tàng này, khi lên nắm quyền, Tổng Bí Thư Lê Duẩn đã quyết tâm kiểm soát quân đội chặt chẽ hơn bằng cách giành lấy chức bí thư Quân Ủy Trung Ương, chính thức chuyển giao quyền lực này từ bộ trưởng Bộ Quốc Phòng sang tổng bí thư vào năm 1977. Động thái này không chỉ nhằm mục đích kiểm soát quân đội mà còn để loại bỏ ảnh hưởng của ông Võ Nguyên Giáp, người được xem là có tư tưởng gần gũi với Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Dù sau đó, đến năm 1984, ông Lê Duẩn có trao trả chức bí thư Quân Ủy Trung Ương cho bộ trưởng Bộ Quốc Phòng, thì người được chọn lại là ông Văn Tiến Dũng, một người thân cận và không có thiện cảm với ông Giáp.Như vậy, việc kiểm soát quân đội vẫn là ưu tiên hàng đầu, và chức vụ bí thư Quân Ủy Trung Ương chỉ được giao cho những người đáng tin cậy. Sau khi ông Lê Duẩn qua đời, các tổng bí thư tiếp theo đều tiếp tục nắm giữ chức vụ này, củng cố thêm quy định bất thành văn rằng tổng bí thư là người nắm quyền cao nhất trong quân đội.Hệ quả của việc này là quyền lực của bộ trưởng Bộ Quốc Phòng bị suy yếu đáng kể, khi mà họ không còn nắm giữ vị trí lãnh đạo cao nhất về mặt đảng trong quân đội. Mọi quyết định đều phải thông qua sự chấp thuận của bí thư Quân Ủy Trung Ương, khiến cho việc thực hiện các ý đồ cá nhân hay xây dựng một thế lực riêng trở nên khó khăn hơn.

https://saigonnhonews.com/thoi-su/viet-nam/chinh-truong-viet-nam-vi-sao-quan-doi-lep-ve-cong-an/

 Cuộc chiến quyền lực phủ trùm bóng tối ngành y tế Việt Nam

Một thông tin gây chấn động trong giới chính trị và y tế Việt Nam được công bố vào ngày cuối năm 2024: hai dự án bệnh viện lớn là Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 và Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 tại Hà Nam sẽ bị thanh tra. Đây là yêu cầu của Tổng Bí Thư Tô Lâm, do ông Đặng Văn Dũng, Phó Trưởng Ban Nội Chính Trung Ương truyền đạt.Đây không chỉ là đợt thanh tra, kiểm tra thông thường, mà còn là một đòn đánh mạnh vào Bộ Trưởng Bộ Y Tế Nguyễn Thị Kim Tiến trong thời gian từ 2011 đến 2019. Việc chỉ đạo thanh tra vào thời điểm cuối năm càng cho thấy sự quyết liệt và tính toán kỹ lưỡng trong chiến lược của ông Tô Lâm. Sự việc này nhanh chóng thu hút sự chú ý của dư luận, đặt ra nhiều câu hỏi về mục đích thực sự của cuộc thanh tra và những hệ lụy có thể xảy ra. Liệu đây chỉ là một biện pháp làm trong sạch bộ máy, hay là một phần trong cuộc chiến quyền lực đang âm ỉ trong nội bộ Đảng? Cả hai dự án Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 và Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 đều được phê duyệt và khởi công xây dựng dưới thời Bộ Trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến. Tuy nhiên, sau nhiều năm triển khai, hai dự án này đều rơi vào tình trạng chậm tiến độ, đội vốn và thậm chí là bỏ hoang. Dư luận phẫn nộ, đặc biệt trong bối cảnh hệ thống y tế công đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thiếu thốn.Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2, được khởi công xây dựng vào năm 2014 tại huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, với tổng mức đầu tư ban đầu là gần 5,000 tỷ VNĐ. Dự án được kỳ vọng sẽ giảm tải cho Bệnh viện Bạch Mai tại Hà Nội, đồng thời nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân khu vực. Tuy nhiên, đến nay, dự án vẫn chưa hoàn thiện, nhiều hạng mục bị bỏ dở, trang thiết bị y tế không được lắp đặt hoặc bị xuống cấp nghiêm trọng.

https://saigonnhonews.com/thoi-su/viet-nam/cuoc-chien-quyen-luc-phu-trum-bong-toi-nganh-y-te-viet-nam/

Các ‘chuyến bay giải cứu’- cơ hội làm giàu của quan chức CSVN

Gần 10 ngày qua, kể từ 27 tháng Mười Hai năm 2024, Tòa án Hà Nội tuyên bản án sơ thẩm đối với 17 bị cáo trong vụ án “chuyến bay giải cứu” giai đoạn 2, dư luận Việt Nam vẫn chưa nguôi phẫn nộ về lời khai của ông Trần Tùng.Ông Tùng là cựu Phó Giám Đốc Sở Ngoại Vụ tỉnh Thái Nguyên, trả lời trước Hội Đồng Xét Xử: “Bị cáo không nhận thức được việc cầm tiền là sai. Bởi lúc đó, bị cáo nghĩ tổ chức cho công dân ở nước ngoài về cách ly tại Thái Nguyên là cơ hội kiếm tiền, tạo thêm thu nhập.” (nguyên văn lời của ông Trần Tùng được trích dẫn từ truyền thông trong nước).Vụ án “Chuyến bay giải cứu” giai đoạn 2 chủ yếu xảy ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên của Việt Nam. Vào năm 2020, trong đợi dịch COVID-19, Sở Ngoại Vụ tỉnh Thái Nguyên được UBND tỉnh giao tổng hợp danh sách, hồ sơ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu đưa công dân Việt Nam từ nước ngoài về tỉnh này cách ly và thẩm định kế hoạch đón người của các đơn vị. Chi phí trọn gói của mỗi trường hợp là từ khoảng 12 đến 13 triệu VNĐ.Từ Tháng Ba, 2021, ông Tùng bàn bạc với ông Vũ Hồng Nam (nguyên đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản), Lê Văn Nghĩa (Giám đốc Công ty Nhật Minh), Trần Thị Quên (Giám đốc Công ty Sen Vàng Đất Việt) cùng 13 người khác trao đổi và thống nhất nâng chi phí trọn gói để ăn chênh lệch, mỗi trường hợp lên thành 18 triệu VNĐ, gọi là tiền “ngoài hợp đồng” như khách sạn, ăn ở, test COVID-19, xe vận chuyển, phí làm các văn bản thủ tục….

https://saigonnhonews.com/thoi-su/viet-nam/cac-chuyen-bay-giai-cuu-co-hoi-lam-giau-cua-quan-chuc-csvn/

Việt Nam xử vụ mua bán 626 kg ma túy với 27 án tử hình

Có đến 27 bị cáo, trong đó có bà trùm đường dây, đã bị Tòa án thành phố Hồ Chí Minh, tuyên mức án tử hình vào chiều ngày 27/12t trong vụ án mua bán lên đến 626 kg ma túy, báo chí trong nước đưa tin.Bà Vũ Hoàng Oanh, hay còn được gọi là ‘Oanh Hà’, đã phải nhận án tử hình cùng với 26 thuộc hạ trong phiên tòa sơ thẩm xét xử các bị cáo này về các tội ‘Mua bán trái phép chất ma túy’, ‘Vận chuyển trái phép chất ma túy’ và ‘Tàng trữ trái phép chất ma túy’, Tiền Phong và Tuổi Trẻ cho biết.Ngoài số bị cáo bị kêu án tử hình này, còn có 6 bị cáo khác nhận mức án chung thân và 2 bị cáo bị kêu án 20 năm tù, theo Tiền Phong. Tòa nhận định hành vi của các bị cáo là ‘phạm tội đặc biệt nghiêm trọng’.Theo cáo trạng được Tuổi Trẻ dẫn lại, bà Oanh là người tổ chức, chỉ đạo đường dây vận chuyển ma túy từ Campuchia về Việt Nam sau đó tiêu thụ số ma túy này tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Nam Định, Hà Nội và các tỉnh lân cận. Đường dây này hoạt động từ năm 2019 cho đến khi bị triệt phá vào năm 2022.Tổng cộng, số ma túy đã được băng nhóm bà Oanh vận chuyển và tiêu thụ trót lọt ở Việt Nam lên đến 626 kg với số tiền bà Oanh được thanh toán là khoảng 1.400 tỷ đồng, cũng theo Tuổi Trẻ.Thủ đoạn của bà Oanh là giấu ma túy trong các hộp số ô tô cũ để vận chuyển, khi đến tay người nhận sẽ được tháo dỡ lốc máy lấy ma túy ra giao cho khách hàng. Trong giai đoạn nêu trên, băng bà Oanh đã vận chuyển trót lọt 129 hộp số chứa ma túy từ Campuchia về Việt Nam và mỗi hộp số như vậy đựng khoảng 50kg ma túy.

https://www.nguoivietdallas.com/vit-nam/vit-nam-x-v-mua-bn-626-kg-ma-ty-vi-27-n-t-hnh

Hệ lụy nào từ chính sách ‘thợ săn tiền thưởng’ giao thông?

Người báo tin vi phạm giao thông có thể được thưởng đến 5 triệu đồng đang là sự kiện gây nhiều dư luận tại Việt Nam.Cụ thể, nghị định 176/2024 khuyến khích người dân phản ánh các vi phạm giao thông đường bộ để được thưởng 10% số tiền phạt, trong đó mức thưởng cao nhất lên đến 5 triệu đồng.Nghị định ‘thưởng’ này được ban hành và có hiệu lực cùng lúc với nghị định ‘phạt’ – Nghị định 168/2024, tăng các mức phạt như vượt đèn đỏ, leo lề, chạy ngược chiều… lên cao hàng chục lần. Cá biệt có mức phạt cao gấp 50 lần so với mức cũ – gây nhiều tranh cãi.Theo các chuyên gia, điều đáng nói là trong khi cây gậy xử phạt đang được thực hiện rất nghiêm túc, thì củ cà rốt tiền thưởng lại vẫn chưa có hướng dẫn chi trả.Tâm điểm các bàn luận trên mạng xã hội hiện nay không chỉ xoay quanh các mối lo ngại về mức phạt cao mà BBC News Tiếng Việt đã phản ánh, mà còn xoáy vào chuyện sẽ hình thành một ‘nghề’ mới – “thợ săn tiền thưởng” – có thể gây chia rẽ, nghi kỵ trong cộng đồng; đồng thời làm gia tăng nạn mãi lộ không chỉ giữa người vi phạm với cảnh sát mà giữa cả người vi phạm và người tố giác.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c9wlz4l0rwvo

Ông Trần Đình Triển bị tuyên ba năm tù, luật sư bào chữa nói bản án “không phù hợp”

Tòa án nhân dân Hà Nội hôm 10/1 tuyên án ba năm tù đối với luật sư Trần Đình Triển – người chỉ trích Chánh án TAND tối cao trên trang cá nhân, một luật sư bào chữa cho ông nói rằng sẽ kháng cáo bản án “không phù hợp” này. Ông Triển, cựu Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Hà Nội và là Trưởng Văn phòng Luật sư Vì Dân, bị bắt tạm giam từ ngày 1/6/2024 theo tội danh “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo Điều 331 Bộ luật hình sự. Theo mạng báo Pháp luật TPHCM, cơ quan công tố xác định ông Triển đã có thư xin lỗi gửi Chánh án TAND Tối cao trong giai đoạn điều tra, phạm tội lần đầu, có thái độ thành khẩn khai báo, nhận thức được sai phạm nên tuyên mức án như trên. Trong hai ngày diễn ra phiên tòa, có 12 luật sư đăng ký bào chữa cho ông Triển. Một luật sư trong nhóm này (không nêu danh tính vì lý do an ninh) chỉ nhận xét ngắn gọn với RFA sau phiên tòa: “Bản án không phù hợp, sẽ kháng cáo”. Theo quy định pháp luật thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án.Theo cáo trạng, từ ngày 23/4 đến ngày 9/5/2024, ông đăng ba bài viết trên Facebook cá nhân mang tên “Trần Đình Triển” phê phán các việc làm của ông Nguyễn Hòa Bình, khi đó đang giữ chức Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Việt Nam và hiện giờ đã là Phó Thủ tướng.  Ông Triển nhận xét trong một bài viết rằng dưới sự lãnh đạo của Chánh án Nguyễn Hòa Bình, các tòa án đã ngăn cản không cho thân nhân các bị cáo tới dự một số phiên tòa, và ông cũng phê phán quyết định cấm nhà báo và luật sư ghi hình trong các phiên xử công khai. Bài viết cũng phê phán quyết định của ông chánh án với tử tù Hồ Duy Hải bất chấp các bằng chứng hiển nhiên về diễn biến bất thường trong quá trình tố tụng. Một luật sư ở Hà Nội đề nghị được ẩn danh để thoải mái bình luận về vấn đề cho rằng, bản án đối với ông Triển là án “chính trị” chứ không phải án hình sự đơn thuần. Ông viết trong tin nhắn gửi phóng viên: “Cá nhân tôi cho rằng luật sư Trần Đình Triển vô tội, ông ấy phải chịu một bản án chính trị không phải một bản án hình sự.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/luat-su-tran-dinh-trien-bi-tuyen-an-ba-nam-tu-01102025061023.html

Đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ thứ 28: “Cần giám sát các cam kết cụ thể của Việt Nam”

Sau cuộc Đối thoại nhân quyền tại Hà Nội, Mỹ ra thông cáo cho biết cả hai nước cam kết tăng cường hợp tác thông qua các cuộc đối thoại và trao đổi có hiệu quả, một nhà hoạt động môi trường cho rằng cần giám sát và hỗ trợ để Việt Nam hoàn thành các cam kết cụ thể. Theo Thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Mỹ, hai chính phủ đã tổ chức Đối thoại Nhân quyền thường niên lần thứ 28 trong hai ngày 06-07/1, với sự tham gia của Trợ lý Bộ trưởng về Dân chủ, Nhân quyền và Lao động Mỹ – Dafna Rand cùng Đại sứ Lưu động về Tự do Tôn giáo Quốc tế Rashad Hussain và Vụ trưởng Vụ các Tổ chức Quốc tế Phạm Hải Anh của Bộ Ngoại giao Việt Nam đại diện phía chủ nhà.Theo đó, hai bên đã thảo luận về nhiều vấn đề nhân quyền, bao gồm việc thực hiện các khuyến nghị được đưa ra trong Đánh giá Định kỳ Phổ quát (UPR) của Liên Hiệp quốc về Việt Nam.Một trong các khuyến nghị đáng chú ý của đại diện phái đoàn Mỹ tại Liên Hiệp Quốc hồi tháng 5 năm ngoái là “ngay lập tức chấm dứt việc cưỡng ép từ bỏ đức tin đối với các thành viên của các nhóm tôn giáo chưa đăng ký và sửa đổi Luật Tín ngưỡng và Tôn giáo để phù hợp với các nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam”.Hoa Kỳ cho biết đã kêu gọi Chính phủ Việt Nam trả tự do cho những cá nhân bị giam giữ bất công, tuy nhiên, không nêu rõ cá nhân nào. Trong cuộc đối thoại năm ngoái tại Washington, Mỹ nêu đích danh nhà báo Phạm Đoan Trang và hối thúc Việt Nam trả tự do cho bà.Báo chí Nhà nước cho đến nay chưa đăng tải bất kỳ thông tin liên quan đến cuộc đối thoại này.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/conclusion-of-the-28th-us-vietnam-human-rights-dialogue-01082025121932.html

Hội Nhà văn Việt Nam tiếp tục coi thường nạn nhân và dư luận

Cách họ hành xử chẳng khác gì họ nghĩ sự phẫn nộ chính đáng của những người có lương tri đang dành cho họ chỉ là những tiếng sủa, vứt ra một khúc xương là họ có thể đánh lạc hướng, đi đường vòng.Trước hết, đó là một lá thư Hội Nhà văn Việt Nam gửi cho HỘI VIÊN CỦA HỌ, chứ không phải gửi nạn nhân và cộng đồng văn minh đông đảo đang phẫn nộ trước hành xử của họ. Những người “nhiều chữ” ấy không đủ tôn trọng để có một chữ trả lời chúng ta. Khi và chỉ khi hai, ba hội viên có uy tín trong hội của họ công khai cất tiếng nói lương tri phản đối, họ mới tỏ vẻ quan tâm, có hành động này để đáp lại. Sự đáp lại này cũng không phải vì tôn trọng tính lương tri trong phát biểu của những hội viên đó, mà chỉ là một sự mơn man cái tôi những người cầm phiếu trước kỳ tranh phiếu.Vì, lương tri luôn đòi hỏi sự minh bạch, thì họ đáp lại bằng sự mù mờ.Xin trích lại ý kiến của Tiến sĩ Dương Tú, thành viên Việt Nam trong cộng đồng liêm chính khoa học thế giới: “Những căn cứ nói trên hoàn toàn mù mờ, không những chẳng hề cung cấp thông tin nào rõ ràng về việc điều động ông An, mà còn đặt ra thêm nhiều câu hỏi về quyết định này: “một số vấn đề liên quan đến cá nhân” ông An là những vấn đề gì, dính dáng ra sao đến tố cáo cưỡng hiếp và/hoặc tấn công tình dục, hay còn vấn đề nào khác?

https://baotiengdan.com/2025/01/06/hoi-nha-van-viet-nam-tiep-tuc-coi-thuong-nan-nhan-va-du-luan/

Hai cựu quan chức Quốc hội Việt Nam đối diện mức án tù nhiều năm

Hai cựu đại biểu Quốc hội cấp cao Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân đã bị Viện kiểm sát đề nghị mức án tù nhiều năm vì đã lợi dụng quyền hành can thiệp vào công việc của chính quyền làm lợi cho doanh nghiệp nhằm trục lợi cho bản thân, theo báo chí trong nước.Các mức án tù được đưa ra khi Viện kiểm sát công bố bản luận tội sau khi Tòa kết thúc phần xét hỏi trong phiên tòa sơ thẩm hôm 8/1 ở Tòa án Nhân dân tỉnh Thái Bình.Cụ thể, ông Lưu Bình Nhưỡng, vốn từng là phó trưởng Ban Dân nguyện, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, bị đề nghị hai mức án tù cho hai tội danh riêng rẽ: từ 3 năm đến 3,5 năm tù cho tội ‘Cưỡng đoạt tài sản’ và 10-12 năm tù cho tội ‘Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi’. Mức án tối đa cho cả hai tội của ông Nhưỡng lên tới 15,5 năm tù, tờ Tuổi Trẻ đưa tin.Trong khi đó, ông Lê Thanh Vân, vốn từng là ủy viên thường trực Ủy ban Ngân sách Quốc hội, bị Viện kiểm sát đề nghị mức án 7-9 năm tù cũng về tội ‘Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi’, cũng theo Tuổi Trẻ.

https://www.voatiengviet.com/a/hai-cuu-quan-chuc-quoc-hoi-viet-nam-doi-dien-muc-an-tu-nhieu-nam/7929540.html

New Orleans: Cộng đồng tưởng niệm chủ cửa hàng gốc Việt bị bắn chết, hai nghi phạm bị bắt

Cộng đồng người Việt ở New Orleans East hôm 8/1 tổ chức buổi lễ tưởng niệm một chủ cửa hàng tạp hóa vừa bị bắn chết trong một vụ cướp có vũ trang vào ngày đầu năm, theo đài Fox 8 và NOLA.Gần 100 người đứng hai bên lối vào Siêu thị Việt Mỹ ở khu New Orleans East, New Orleans, bang Louisiana, Mỹ, vào tối ngày 8/1, nơi bà chủ lâu năm Thanh Vu bị giết trong vụ cướp hôm 1/1, NOLA đưa tin hôm 9/1.Theo các nhà điều tra, bà Thanh Vu đã cố gắng can thiệp khi ba nghi phạm bắt đầu trộm hộp thuốc lá ở Siêu thị Việt Mỹ của bà vào khoảng 6 giờ chiều ngày đầu năm mới. Bà Thanh Vũ bị bắn, những kẻ tấn công bỏ chạy và ba ngày sau bà qua đời tại bệnh viện New Orleans.Cô Hang Vu, con gái của bà Thanh Vu cho biết gia đình bà đã trốn khỏi quê hương để thoát khỏi sự cai trị của Cộng sản và tìm một cuộc sống tốt hơn ở Hoa Kỳ.Những người đến viếng là một nhóm đa dạng bao gồm cư dân khu phố, nhân viên cửa hàng, quan chức thành phố cùng nhau chia sẻ những tình cảm của họ về bà chủ cửa hàng Việt Mỹ ở khu phố Village de L’Est trên Đại lộ Alcee Fortier trong 32 năm qua.Cũng hôm 8/1, Sở Cảnh sát New Orleans (NOPD) thông cáo rằng họ đã bắt giữ hai người đàn ông và đang truy lùng nghi phạm thứ ba – một phụ nữ tên Anjaunau “Henny” Davis, 25 tuổi – liên quan đến vụ giết người này, theo NOLA.Cảnh sát cho biết nghi phạm Davis đang bị truy nã vì tội giết người cấp độ hai. NOPD cho biết, nghi phạm Nathanial K. Carpenter, 24 tuổi, bị buộc tội giết người cấp độ hai và nghi phạm Adrian Harris, 27 tuổi, cũng bị buộc tội giết người cấp độ hai.

https://www.voatiengviet.com/a/new-orleans-cong-dong-tuong-niem-chu-cua-hang-goc-viet-bi-ban-chet-hai-nghi-pham-bi-bat/7931823.html

 Nói “ông Hồ có con rơi mới có nhiều cháu như vậy,” Tiktoker bị phạt 30 triệu đồng

Công an thành phố Đà Nẵng mới đây xử phạt một người sử dụng mạng xã hội Tiktok với số tiền 30 triệu đồng vì cho rằng đã “xúc phạm Chủ tịch Hồ Chí Minh.”Báo mạng Công an Nhân dân đưa tin ngày 06/1, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao của Công an thành phố Đà Nẵng đã áp dụng xử phạt vi phạm hành chính đối với một thanh niên có tên viết tắt là V.B.C, 20 tuổi ở tỉnh Quảng Nam nhưng hiện đang tạm trú ở quận Hải Châu, Đà Nẵng về hành vi “Xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.”Công an cho biết đã phát hiện người này sử dụng tài khoản Tiktok tên “Bảo Châu ThebigBat” (@baochaubatman) tham gia phòng phát trực tiếp (livestream) đưa ra những phát ngôn, bình luận có nội dung xúc phạm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, báo không nói rõ cụ thể người này có phát ngôn gì.Báo cũng nói công an mời người này lên làm việc và Tiktoker này đã thừa nhận hành vi vi phạm pháp luật của mình. Bên cạnh việc áp dụng mức phạt, công an cũng yêu cầu ông C. xoá tất cả những nội dung bị cho là vi phạm trên danh khoản Tiktok.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/tiktoker-bi-phat-30-trieu-vi-xuc-pham-ho-chi-minh-01082025091703.html

Bi hài kịch “pháp quyền”…

Bi kịch bắt chước và lỗi dịch hạch. Năm 1994, ông Đỗ Mười đưa ra khái niệm “Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa”. Nội dung “Nhà nước pháp quyền XHCN” được tóm tắt trong Nghị quyết “Về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020“.“Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” không phải là một khái niệm pháp lý về một mô hình nhà nước mới, đặc thù của Việt Nam. Cụm từ này đơn thuần chỉ là “diễn Nôm hóa” thuật ngữ “quốc gia pháp trị xã hội chủ nghĩa” của Trung Quốc.“Quốc gia” được diễn Nôm bằng “Nhà nước” và “pháp trị” được đổi thành “pháp quyền”.Từ cuối thập niên 80 thế kỷ trước, trước nhu cầu thay đổi pháp luật để gia nhập kinh tế toàn cầu, Trung Quốc đưa ra khái niệm “quốc gia pháp trị xã hội chủ nghĩa”. Đây là một mô hình nhà nước kiểu mới, lấy “pháp chế xã hội chủ nghĩa theo màu sắc Trung Quốc” làm nền tảng, nhằm thay thế mô hình nhà nước tư bản Tây phương “l’Etat de Droit”.Điều 5 Hiến pháp Trung Quốc 1982 (còn gọi là Hiến pháp bát nhị) nói về sự “tôn nghiêm và thống nhứt của pháp chế”. Năm 1999 điều 5 bản Hiến pháp này được tu chính lại, với nội dung “Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quản trị quốc gia theo pháp luật đồng thời xây dựng một quốc gia pháp trị xã hội chủ nghĩa”.Nhờ sự tu chính này mà luật pháp Trung Quốc được sự tin tưởng của các nước tư bản. Trung Quốc quản trị quốc gia bằng luật lệ – Rule Of Law đồng thời Trung quốc là một Quốc gia pháp trị – Etat de Droit. Trung Quốc được gia nhập WTO năm 2000.

https://baotiengdan.com/2025/01/05/bi-hai-kich-phap-quyen/

Dân biểu Mỹ Steel nhận bảo trợ cho tù nhân lương tâm Lê Hữu Minh Tuấn 

Trước khi mãn nhiệm, Dân biểu liên bang Hoa Kỳ Michelle Steel đã vận động quốc hội Hoa Kỳ yêu cầu chính quyền Việt Nam trả tự do cho nhà báo Lê Hữu Minh Tuấn thông qua Dự án Bảo vệ Quyền Tự do của Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos vào giữa tháng 12/2024. Bà Steel mãn nhiệm ngày 3 tháng Giêng, 2025.Lê Hữu Minh Tuấn, một thành viên của Hội nhà báo Độc lập Việt Nam, đang thụ án 11 năm tù với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” trong điều kiện sức khỏe được gia đình nói là “sa sút nghiêm trọng”.“Ông Tuấn đã trải qua thời gian bị cắt đứt liên lạc và có thể bị cấm liên lạc, kể cả với gia đình. Theo quy định giam giữ của chính quyền Việt Nam, ông Tuấn được phép gửi hai lá thư về nhà mỗi tháng. Tuy nhiên, gia đình ông ấy chỉ nhận được 4 lá thư của ông trong 5 tháng qua (từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2024)”, theo ghi nhận của Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos.Ủy ban này cho biết thêm trong thông cáo: “Sự khác biệt này làm dấy lên mối lo ngại đáng kể về khả năng kiểm duyệt và những hạn chế bất hợp pháp có thể xảy ra đối với sự liên lạc của ông”Theo thông cáo của Uỷ ban Tom Lantos, tổ chức Văn Bút Hoa Kỳ (PEN America) là đối tác vận động cho việc bảo trợ ông Tuấn thông qua Dự án Bảo vệ Quyền Tự do (DFP)

https://www.voatiengviet.com/a/7923831.html

Thảm họa cháy rừng ở Los Angeles: 10 người chết, hàng loạt sao Hollywood mất nhà

Các đám cháy ngoài tầm kiểm soát đang lan rộng ở nhiều khu vực tại Los Angeles, bang California, Mỹ, cướp đi sinh mạng của ít nhất 10 người, phá hủy hơn 5.000 ngôi nhà và cơ sở doanh nghiệp, đồng thời khiến hàng trăm ngàn cư dân phải rời bỏ nhà cửa.Bất chấp những nỗ lực của lính cứu hỏa, các đám cháy lớn nhất vẫn chưa được dập tắt hoàn toàn – trong khi điều kiện thời tiết và tác động tiềm ẩn của biến đổi khí hậu có thể sẽ tiếp tục thổi bùng ngọn lửa trong nhiều ngày tới.Các vụ cháy rừng ở Los Angeles đang trên đà trở thành một trong những vụ cháy rừng gây thiệt hại lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ, với thiệt hại dự kiến ​​vượt hơn 135 tỷ USD.Tại Hạt Los Angeles, khoảng 179.000 cư dân đã tuân thủ lệnh sơ tán – nhiều người trong số họ rời bỏ nhà cửa, chỉ mang theo những vật dụng cơ bản.200.000 người khác đã nhận được lệnh cảnh báo di tản, nghĩa là họ có thể phải rời khỏi nhà bất kì lúc nào.Các nhà chức trách cho biết số người chết vì cháy rừng đã tăng lên 10 – gấp đôi con số được công bố chỉ vài giờ trước đó.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cq5gdg872vzo

Nước Mỹ tôn vinh cựu Tổng thống Jimmy Carter trong ngày quốc tang

Thứ Năm ngày 9/1 là ngày quốc tang ở Mỹ để tưởng nhớ cựu Tổng thống Jimmy Carter khi mà các cơ quan chính phủ đóng cửa và các quan chức hàng đầu tề tựu tại Nhà thờ Quốc gia Washington tráng lệ để dự lễ tang vị tổng thống thứ 39.Tất cả năm vị tổng thống kế nhiệm còn sống – Bill Clinton, George W. Bush, Barack Obama, Donald Trump và Joe Biden – đều tham dự tang lễ.Kể từ ngày 7/1, công chúng đã được đến viếng thi hài của ông, đặt trong chiếc quan tài phủ quốc kỳ, được quàn tại Điện Capitol.Ông sẽ được chôn cất trên đất nhà bên cạnh Rosalynn Carter, người hôn phối của ông suốt 77 năm, vốn đã qua đời vào cuối năm 2023. Lễ viếng Carter kéo dài suốt một tuần lễ, khi nhiều người đến viếng nhớ lại ông đã lên nắm quyền như thế nào từ xuất thân khiêm tốn là nông dân trồng đậu phộng để lên làm tổng thống từ năm 1977 đến năm 1981. Ông lãnh đạo nước Mỹ trong thời kỳ rối ren khi nước Mỹ đang gượng dậy sau vụ bê bối chính trị Watergate và thất bại quân sự trong Chiến tranh Việt Nam.

https://www.voatiengviet.com/a/nuoc-my-ton-vinh-cuu-tong-thong-jimmy-carter-trong-ngay-quoc-tang/7931098.html

Trung Quốc, chiến tranh Ukraina, Trung Đông: Ba thách thức đối ngoại lớn nhất với TT Trump năm 2025

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhậm chức trong hai tuần tới. Ông Trump trở lại nắm quyền lần thứ hai trong bối cảnh thế giới khác hẳn cách nay 8 năm. Tổng thống Trump phải đối mặt với những thách thức nào lớn nhất về đối ngoại ? Donald Trump dự kiến sẽ xoay sở ra sao ? Theo giới quan sát, cho dù trong nhiệm kỳ cầm quyền đầu tiên (2017 – 2021), Donald Trump, tổng thống thứ 45 của nước Mỹ phải đối mặt với cuộc khủng hoảng y tế Covid-19, khiến hơn 1 triệu người Mỹ thiệt mạng, đảo lộn thế giới về nhiều mặt, nhưng cá nhân Donald Trump và các cộng sự trong tân chính quyền Mỹ chưa phải đối mặt với các khủng hoảng an ninh và quân sự lớn như hiện nay.Trong một bài tổng thuật đầu năm mới 2025, tạp chí Mỹ Foreign Policy, chuyên về chính trị quốc tế, điểm mặt « các thách thức lớn nhất với ông Trump về đối ngoại năm 2025 » (The Biggest Foreign-Policy Challenges Facing Trump in 2025). « Thiên Nga đen » (« black swan ») là từ ngữ mà giới quan sát quốc tế thường sử dụng để nói về những sự kiện rất khó lường và để lại các tác động rất lớn.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20250106-trung-qu%E1%BB%91c-chi%E1%BA%BFn-tranh-ukraina-trung-%C4%91%C3%B4ng-ba-th%C3%A1ch-th%E1%BB%A9c-%C4%91%E1%BB%91i-ngo%E1%BA%A1i-l%E1%BB%9Bn-nh%E1%BA%A5t-v%E1%BB%9Bi-tt-trump-n%C4%83m-2025

Đòi thâu tóm từ Groenland đến Canada, Trump khuynh đảo các đồng minh châu Âu

Nga – Trung mỉm cười, các đồng minh châu Âu của Mỹ trong thế « bấn loạn ». Hơn 10 ngày trước lễ tuyên thệ nhậm chức tổng thống, trong cuộc họp báo hôm 07/01/2025, Donald Trump đã phác họa chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ cho 4 năm sắp tới. Sau tuyên bố về « Canada, tiểu bang thứ 51 » của Mỹ, việc ông Trump từ chối loại trừ khả năng chiếm đoạt « bằng đòn thuế quan hay sức mạnh quân sự » kênh đào Panama và vùng Groenland của Đan Mạnh gây nhiều chú ý. Dù chưa chính thức là tổng thống Hoa Kỳ, chắc chắn là tuyên bố của Trump được từ Nga đến Trung Quốc cùng « rất lắng nghe » với câu hỏi phải chăng tổng thống thứ 47 của nước Mỹ đang muốn « vẽ lại bản đồ thế giới » ? Theo giải thích của ông Trump, kênh đào Panama cũng như Groenland đều « hết sức quan trọng để bảo đảm an ninh cho kinh tế » của Hoa Kỳ. Tiếp theo cuộc họp báo ở Florida hôm 07/01/2025, tổng thống đắc cử cao hứng đề nghị đổi tên « Vịnh Mêhicô » thành « Vịnh Hoa Kỳ ». Từ cuối năm 2024, cũng ông Trump cố ý gọi thủ tướng Justin Trudeau là « thống đốc Canada », bang thứ « 51 » của nước Mỹ.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20250109-%C4%91%C3%B2i-th%C3%A2u-t%C3%B3m-t%E1%BB%AB-groenland-%C4%91%E1%BA%BFn-canada-trump-khuynh-%C4%91%E1%BA%A3o-c%C3%A1c-%C4%91%E1%BB%93ng-minh-ch%C3%A2u-%C3%A2u

Trudeau từ chức: Tại sao và chuyện gì sẽ diễn ra tiếp theo ở Canada?

Dưới áp lực ngày càng tăng từ chính đảng của mình, Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã tuyên bố sẽ từ chức, chấm dứt chín năm lãnh đạo. Ông Trudeau nói mình tiếp tục tại vị cho đến khi Đảng Tự do của ông chọn một nhà lãnh đạo mới. Thủ tướng Trudeau yêu cầu hoãn phiên họp của quốc hội – hoặc đình chỉ quốc hội – cho đến ngày 24/3 để đảng có thời gian tìm kiếm một nhà lãnh đạo mới.”Đất nước xứng đáng có sự lựa chọn thật sự trong cuộc bầu cử tiếp theo. Tôi nhận ra rằng nếu mình phải đấu đá nội bộ, tôi không thể là lựa chọn tốt nhất trong cuộc bầu cử đó,” ông nói trong cuộc họp báo tuyên bố từ chức vào tối 6/1 giờ Việt Nam. Việc người dân mất niềm tin vào Thủ tướng Trudeau là một trở ngại ngày càng lớn đối với đảng của ông trước thềm cuộc bầu cử liên bang trong năm nay.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c1mrdzl7v2jo

TT Ukraina muốn thống nhất với Trump về “kế hoạch hòa bình” trước khi đàm phán với Nga

Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky, trong một cuộc phỏng vấn đăng ngày 05/01/2025, cho biết, ông muốn gặp tổng thống Mỹ tương lai Donald Trump để nhất trí về một kế hoạch hòa bình trước bất kỳ cuộc đàm phán nào với nguyên thủ Nga Vladimir Putin. AFP trước hết lưu ý, cuộc phỏng vấn được ghi âm vào cuối tháng 12/2024 tại Kiev, liên quan đến nhiều chủ đề, do nhà báo Mỹ Lex Fridman thực hiện bằng tiếng Nga và tổng thống Zelensky trả lời bằng tiếng Ukraina. Phiên bản ban đầu của video được lồng bằng tiếng Anh, và được thực hiện bằng trí tuệ nhân tạo.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20250106-tt-ukraina-mu%E1%BB%91n-th%E1%BB%91ng-nh%E1%BA%A5t-v%E1%BB%9Bi-trump-v%E1%BB%81-k%E1%BA%BF-ho%E1%BA%A1ch-h%C3%B2a-b%C3%ACnh-tr%C6%B0%E1%BB%9Bc-khi-%C4%91%C3%A0m-ph%C3%A1n-v%E1%BB%9Bi-nga

Ông Trump chi phối thế nào tại Quốc hội Mỹ

Ngay sau khi ông Mike Johnson dường như thiếu hai phiếu để giữ ghế chủ tịch Hạ viện vào hôm 3/1, bà Marjorie Taylor Greene – đồng minh trung thành của ông Trump, nữ dân biểu Cộng hòa nóng tính từ bang Georgia – đứng giữa phòng Hạ viện, chăm chú nói chuyện điện thoại. Mặc dù bà Greene đã lấy tay che điện thoại, Evelyn Hockstein, nhiếp ảnh gia nhạy bén của hãng thông tấn Reuters đã chụp được tên của người ở đầu dây bên kia – chánh văn phòng Nhà Trắng sắp nhậm chức Susie Wiles.Đó là một dấu hiệu rõ rệt cho thấy Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump rất quan tâm tới cuộc bỏ phiếu này. Trước đó, ông Trump đã nhiệt tình ủng hộ Đảng viên Cộng hòa Mike Johnson tiếp tục giữ chức chủ tịch Hạ viện. Thất bại trong vòng bỏ phiếu đầu tiên sẽ là một sự xấu hổ. Tuy nhiên, đằng sau hậu trường, mọi thứ diễn ra vô cùng dữ dội, tạo ra khoảng thời gian hỗn loạn tại Hạ viện sau khi ông Johnson có vẻ như đã phải đối mặt với ít nhất là một thất bại tạm thời.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cx2n8555l3go

Âm mưu thôn tính ‘mềm’ Đài Loan của Bắc Kinh thất bại thế nào?

Cách đây nhiều thập niên, Bình Đàm chỉ là một huyện nhỏ ở Phúc Kiến với những làng chài nghèo nàn, nơi người đại lục thường tìm cách vượt biên sang Đài Loan. Nhưng mọi thứ đã khác, khoảng 15 năm trước, huyện này được chọn làm nơi thí điểm cho việc sáp nhập kinh tế, xã hội và chính trị với Đài Loan. Vì vậy mà kinh tế và cơ sở hạ tầng ở đây phát triển nhanh chóng nhờ Bắc Kinh đổ tiền đầu tư.Nhưng dường như như chiến dịch này đang chậm lại vì kinh tế đại lục gặp khó khăn và căng thẳng giữa hai bờ eo biển leo thang. Mặc dù một số doanh nghiệp Đài Loan đã được hưởng lợi từ đây, kế hoạch này không thành công trong việc thúc đẩy mối quan hệ kinh tế sâu sắc xuyên eo biển hoặc lòng trung thành chính trị của người dân Đài Loan tại đây đối với Bắc Kinh.

https://saigonnhonews.com/thoi-su/the-gioi/am-muu-thon-tinh-mem-dai-loan-cua-bac-kinh-that-bai-the-nao

Sau thất bại ê chề, bà Kamala Harris sẽ làm gì tiếp?

Đúng hai tháng sau khi thua ông Donald Trump trong cuộc bầu cử, Phó Tổng thống Kamala Harris sẽ chủ trì việc chứng nhận thất bại của chính mình.Với vai trò chủ tịch Thượng viện, vào hôm nay 6/1, bà sẽ đứng tại bục phát biểu của chủ tịch Hạ viện để chỉ đạo việc kiểm phiếu của đại cử tri đoàn, chính thức củng cố chiến thắng của đối thủ hai tuần trước khi ông trở lại Nhà Trắng.Tình cảnh này thật đau đớn và khó xử đối với một ứng viên đã chỉ trích đối thủ là mối đe dọa khẩn cấp đối với nền dân chủ Mỹ, nhưng các trợ lý của bà Harris khẳng định bà sẽ nghiêm túc và vui vẻ thực hiện nhiệm vụ hiến pháp và pháp lý của mình. Đây không phải là lần đầu tiên một ứng viên thua cuộc sẽ dẫn đầu phiên họp chung của Quốc hội để kiểm phiếu đại cử tri tổng thống của đối thủ: Al Gore đã phải chịu đựng sự “nhục nhã” vào năm 2001, giống như Richard Nixon vào năm 1961.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cx2v942gl1do

Chính quyền quân sự Myanmar ân xá cho 5.864 tù nhân

Chính quyền quân sự Myanmar sẽ trả tự do cho 5.864 tù nhân, bao gồm 180 người nước ngoài.Việc phóng thích này được tiến hành theo lệnh ân xá nhân ngày độc lập của quốc gia Đông Nam Á này, truyền thông nhà nước đưa tin hôm 4/1.Myanmar rơi vào tình trạng hỗn loạn kể từ đầu năm 2021, khi quân đội lật đổ chính quyền dân sự được bầu lên trước đó và đàn áp dữ dội các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ, gây ra một cuộc nổi loạn vũ trang trên toàn quốc.Chính quyền quân sự đã tuyên bố sẽ tổ chức bầu cử trong năm nay, nhưng kế hoạch này bị các nhóm đối lập lên án là một trò lừa bịp.Trong số những người vẫn bị chính quyền quân sự giam giữ có cựu lãnh đạo đất nước, khôi nguyên giải Nobel Hoà Bình, Aung San Suu Kyi.

https://www.voatiengviet.com/a/7924389.html

Nga phá hủy 10 xe tăng Ukraine, Kiev khoe lực lượng vũ trang lớn nhất châu Âu

Theo RT, trong một tuyên bố đưa ra vào ngày 6/1, các quan chức quân sự tại Moscow cho biết, quân đội Nga tiếp tục đánh tan các đội hình của Lực lượng vũ trang Ukraine tại vùng Kursk. Bộ Quốc phòng Nga cho biết, cuộc tấn công của Ukraine tập trung vào thị trấn Bolshoye Soldatskoye và quân Nga đã hạ gục nhóm tấn công chính của Ukraine với sự hỗ trợ của không quân và pháo binh. Trong vòng 24h qua, quân đội Ukraine mất tổng số 458 binh sĩ, 10 xe tăng, 7 xe chiến đấu bộ binh, 5 xe bọc thép chở quân, 1 khẩu pháo và một hệ thống tác chiến điện tử cùng nhiều phương tiện tại Kursk. Trong một cuộc họp báo diễn ra hôm qua, Bộ Quốc phòng Nga cho biết, quân đội Ukraine mở cuộc tấn công mới tại Kursk với hy vọng ngăn chặn bước tiến của quân Nga. 

https://vietnamnet.vn/nga-pha-huy-10-xe-tang-ukraine-kiev-khoe-luc-luong-vu-trang-lon-nhat-chau-au-2360736.html

Mỹ thông qua dự luật trừng phạt Tòa hình sự quốc tế vì lệnh bắt Thủ tướng Israel

Đài CNN đưa tin, với 243 phiếu thuận và 140 phiếu chống, Hạ viện Mỹ hôm 9/1 đã phê chuẩn “Đạo luật phản đối tòa án bất hợp pháp”, cho phép trừng phạt bất kỳ người nước ngoài nào điều tra, bắt giam hay truy tố các công dân Mỹ hoặc công dân của một quốc gia đồng minh không phải là thành viên của ICC, bao gồm cả Israel.45 nghị sĩ Dân chủ đã cùng 198 nghị sĩ Cộng hòa bỏ phiếu ủng hộ dự luật trên. Không có nhà lập pháp Cộng hòa nào bỏ phiếu chống.ICC hồi tháng 11 năm ngoái đã ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Benjamin Netanyahu và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant của Israel vì các cáo buộc phạm tội trong chiến dịch tấn công quân sự chống Phong trào Hồi giáo Hamas của Tel Aviv ở Dải Gaza. Quyết định này của tòa quốc tế đã vấp phải phản ứng dữ dội của cả Israel cũng như 2 đảng Cộng hòa và Dân chủ tại Quốc hội Mỹ.   

https://vietnamnet.vn/my-thong-qua-du-luat-trung-phat-toa-hinh-su-quoc-te-vi-lenh-bat-thu-tuong-israel-2361913.html

Tổng thống Pháp kêu gọi Ukraine ‘suy nghĩ thực tế’ về lãnh thổ

Tổng thống Pháp Macron kêu gọi Ukraine xem xét một cách thực tế về vấn đề lãnh thổ, khi cuộc chiến với Nga sẽ không thể sớm kết thúc.”Sẽ không có giải pháp nhanh chóng và dễ dàng nào ở Ukraine”, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu tại Điện Elysee ngày 6/1. “Phía Ukraine cần có các cuộc thảo luận mang tính thực tế về vấn đề lãnh thổ”.Tổng thống Pháp không nói rõ “suy nghĩ thực tế” về vấn đề lãnh thổ của Ukraine là gì, nhưng dường như ám chỉ việc Kiev cần xem xét một cách nghiêm túc khả năng giành lại các vùng đất mà Nga đang kiểm soát bằng vũ lực. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky từng tuyên bố sẽ quyết giành lại các khu vực này, nhưng gần đây thừa nhận điều này nằm ngoài khả năng của quân đội Ukraine.Ông Macron cũng kêu gọi Mỹ phải giúp thay đổi bản chất tình hình chiến sự hiện nay và thuyết phục Nga ngồi vào bàn đàm phán. Tổng thống Pháp nói thêm rằng châu Âu cũng sẽ phải cung cấp bảo đảm an ninh cho Ukraine.

Động đất mạnh ở Tây Tạng khiến 126 người chết, 188 người bị thương

Một trận động đất mạnh 6,8 độ richter đã xảy ra ở chân dãy Himalaya, gần một trong những thành phố linh thiêng nhất của Tây Tạng hôm 7/1, khiến ít nhất 126 người thiệt mạng và 188 người khác bị thương, tính đến 7 giờ tối thứ Ba (7/1), theo số liệu được Tân Hoa Xã trích dẫn từ nhà chức trách Trung Quốc.Tâm chấn của trận động đất nằm cách đỉnh Everest, ngọn núi cao nhất thế giới, khoảng 80 km về phía bắc. Các đợt rung lắc cũng làm rung chuyển các tòa nhà ở nước láng giềng Nepal, Bhutan và Ấn Độ.Trung tâm Mạng lưới Địa chấn Trung Quốc xác định tâm chấn là quận Tingri, vốn được biết đến là cửa ngõ phía bắc để đi vào khu vực Everest, ở độ sâu 10 km.Sở Địa chất Hoa Kỳ cho biết cường độ của trận động đất là 7,1 độ richter. Nó xảy ra lúc 9:05 sáng.Tổng cộng có 126 người được xác nhận đã tử vong và 188 người khác bị thương, tính đến 7 giờ tối 7/1, Tân Hoa Xã đưa tin. Không có báo cáo về tử vong ở những nơi khác.

https://www.voatiengviet.com/a/dong-dat-manh-o-tay-tang-khien-126-nguoi-chet-188-nguoi-bi-thuong/7927278.html

Mỹ chuyển giao trọng trách bảo vệ Ukraine cho NATO

Đại tá Martin O’Donnell cho biết NATO đã tiếp quản quyền chỉ huy và kiểm soát từ Mỹ hôm 9-1 và sẽ giúp bảo vệ các trung tâm hậu cần tại Ba Lan để tiếp tục cung cấp viện trợ quan trọng cho Ukraine trong cuộc xung đột Nga-Ukraine. Động thái này là một phần của nỗ lực lớn hơn đã được thực hiện trong nhiều tháng qua nhằm chuyển trọng trách giúp đỡ Ukraine từ Mỹ sang các nước châu Âu trong bối cảnh xuất hiện nhiều nghi vấn về việc Mỹ tiếp tục hỗ trợ Ukraine dưới thời chính quyền ông Trump.Các đồng minh NATO đã chuẩn bị tinh thần cho kịch bản Mỹ giảm hỗ trợ Ukraine trong năm tới. Dù ông Trump nói rằng muốn chấm dứt xung đột nhưng vẫn chưa cân nhắc khả năng cung cấp hỗ trợ quân sự cho Ukraine.Trước khi chuyển giao quyền lực, Mỹ đã chuyển viện trợ cho Ukraine từ nỗ lực do Mỹ dẫn đầu sang cơ chế do NATO dẫn đầu.

https://nld.com.vn/my-chuyen-giao-trong-trach-bao-ve-ukraine-cho-nato-196250110084156326.htm

Bỗng thích trò chơi chính trị, tỉ phú Elon Musk muốn nhào nặn châu Âu theo ý mình

Le Figaro ngày 09/01/2025 nhận xét, bị quay cuồng trước trận cuồng phong « Donald Trump 1 » năm 2016, châu Âu ngỡ rằng đã chuẩn bị đối phó trận thứ hai vào năm 2025, thế nhưng họ lại quên mất bản sao của Trump là Elon Musk. Người giàu nhất thế giới bỗng nhiên khám phá đam mê địa chính trị, ủng hộ các nhà độc tài và các đảng dân tộc chủ nghĩa. Tỉ phú giàu nhất thế giới hôm nay chiếm trang nhất báo chí Pháp. La Croix chạy tít « Châu Âu trước sự tấn công của Elon Musk »: Nhà tỉ phú thân cận với Donald Trump liên tục khiêu khích các định chế và các nhà lãnh đạo châu Âu thông qua mạng xã hội X. Le Figaro nhấn mạnh « Hành động can thiệp ngoại giao của Musk gây bất ổn cho châu Âu ». Không chỉ có Musk, Les Echos cho rằng « Zuckerberg và Musk thách thức châu Âu ». Musk bất chấp nguyên tắc không can thiệp, cổ vũ cho cực hữu Đức ; còn Zuckerberg phá vỡ quy tắc kiểm duyệt Facebook và Instagram. Le Monde lưu ý « Các tập đoàn công nghệ khổng lồ liên minh với Trump chống Liên Hiệp Châu Âu ». Riêng Libération nói về « Mười năm sau vụ khủng bố Hyper Cacher : Nỗi cô đơn của người Do Thái ở Pháp » trước những hành động bài Do Thái xảy ra ngày càng nhiều.

https://www.rfi.fr/vi/%C4%91i%E1%BB%83m-b%C3%A1o/20250110-b%E1%BB%97ng-th%C3%ADch-tr%C3%B2-ch%C6%A1i-ch%C3%ADnh-tr%E1%BB%8B-t%E1%BB%89-ph%C3%BA-elon-musk-mu%E1%BB%91n-nh%C3%A0o-n%E1%BA%B7n-ch%C3%A2u-%C3%A2u-theo-%C3%BD-m%C3%ACnh

Trump giải quyết hòa bình cho Ukraina : Từ “24 giờ” thành “6 tháng”

Tổng thống tân cử Mỹ Donald Trump giữ quyết tâm « chấm dứt cuộc tàn sát » ở Ukraina. Nhưng thay vì chỉ trong « 24 giờ » như khẩu hiệu lúc vận động tranh cử, ông ấn định lại thời hạn thành « 6 tháng ». Sự thay đổi này cho thấy « hòa bình không dễ dàng như ảo tưởng » mà ông vẫn quả quyết. Về phía các đồng minh của Mỹ, quyết định này được coi là dấu hiệu chính quyền Trump sẽ không từ bỏ ngay hậu thuẫn cho Kiev. Đối với tổng thống thứ 47 của Mỹ, « 6 tháng » là mục tiêu thực tế hơn. Còn ông Keith Kellogg, đặc sứ của tổng thống Trump về chiến tranh Ukraina, tự đặt tham vọng đạt được « một giải pháp vững chắc và bền vững » trong vòng « 100 ngày » để chấm dứt chiến tranh Ukraina.  

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20250110-trump-gi%E1%BA%A3i-quy%E1%BA%BFt-h%C3%B2a-b%C3%ACnh-cho-ukraina-t%E1%BB%AB-24-gi%E1%BB%9D-th%C3%A0nh-6-th%C3%A1ng

Tòa án New York tuyên miễn hình phạt cho ông Trump trong vụ án tiền bịt miệng

Thẩm phán New York Juan Merchan hôm 10/1 đã tuyên “miễn hình phạt vô điều kiện” đối với ông Donald Trump trong vụ chi tiền bịt miệng sao khiêu dâm Stormy Daniels.Trang NBC News dẫn lời Thẩm phán Merchan nói rằng, Tòa án New York chưa từng đối mặt với một loạt tình huống độc đáo và đáng chú ý giống với vụ việc của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.“Đây thực sự là một vụ việc khác thường… Tòa án xác định bản án hợp pháp duy nhất để đưa ra phán quyết kết tội mà không xâm phạm đến chức vụ cao nhất của đất nước (tổng thống) là miễn hình phạt vô điều kiện”, ông Merchan cho biết.Trước đó trong phiên tuyên án, công tố viên Joshua Steinglass tại tòa cho biết, ông Trump bị kết án 34 tội danh nghiêm trọng, có thể sẽ chịu án tù từ 1-4 năm. Tuy nhiên, ông này vẫn khuyến nghị thẩm phán hãy “đưa ra tuyên án trả tự do vô điều kiện” do những tình tiết đặc biệt trong vụ việc.

https://vietnamnet.vn/toa-an-new-york-tuyen-mien-hinh-phat-cho-ong-trump-trong-vu-an-tien-bit-mieng-2362196.html

EU chuyển hơn 3 tỷ USD cho Ukraine nhờ tài sản Nga bị đóng băng

Ukraine nhận khoản tiền đầu tiên trị giá hơn 3 tỷ USD từ EU trong khuôn khổ sáng kiến trưng dụng tài sản Nga bị phong tỏa của nhóm G7.”Chúng tôi hôm nay chuyển 3 tỷ euro (3,1 tỷ USD) cho Ukraine, khoản thanh toán đầu tiên từ phần của EU trong khuôn khổ gói cho vay của nhóm G7. Ukraine đang nhận được sức mạnh tài chính để tiếp tục cuộc chiến vì sự tự do và sẽ chiến thắng”, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC) Ursula von der Leyen thông báo hôm nay. Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal xác nhận nước này đã nhận được khoản tiền của EU. “Ukraine sẽ sử dụng nguồn lực này cho các khoản chi ngân sách ưu tiên”, ông viết trên Telegram. “Chúng tôi đang thực hiện nguyên tắc ‘Nga sẽ phải trả’ và tăng cường ổn định tài chính của Ukraine trong năm 2025. Tôi xin cảm ơn các đối tác về tình đoàn kết và sự hỗ trợ liên tục của họ”.

https://vnexpress.net/eu-chuyen-hon-3-ty-usd-cho-ukraine-nho-tai-san-nga-bi-dong-bang-4837891.html