Seite auswählen

Mục lục

Tác giả ‘Bên Thắng Cuộc’ bị truy tố theo cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ”

Ông Trương Huy San, tác giả cuốn sách ‘Bên Thắng Cuộc’ – một cuốn sách về lịch sử Việt Nam thời hậu chiến – cùng nhiều bài báo nổi tiếng dưới bút danh Osin Huy Đức, bị truy tố về cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” sau hơn tám tháng giam giữ để điều tra.Ông San, 64 tuổi, bị bắt ngày 07/6/2024 theo cáo buộc của Điều 331 trong Bộ luật Hình sự, trong cùng ngày với luật sư Trần Đình Triển, người mới bị kết án ba năm tù giam vì chỉ trích Nguyễn Hoà Bình, người khi đó là Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao và hiện là Phó thủ tướng thường trực.Truyền thông Nhà nước ngày 12/2 đưa tin Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã hoàn tất cáo trạng truy tố ông San và chuyển hồ sơ vụ án tới Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội để xét xử.Báo chí cũng trích dẫn cáo trạng nhận định, trong thời gian từ năm 2015 đến năm 2024, ông San đã tự thu thập thông tin, tài liệu, soạn thảo và đăng trên Facebook cá nhân “Truong Huy San (Osin Huy Duc)” nhiều bài viết, trong đó có 13 bài viết có nội dung xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Các bài viết này có số lượng tương tác, bình luận, chia sẻ lớn, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội, nên cần thiết xử lý theo quy định pháp luật, theo cáo trạng.Truyền thông nhà nước cũng nói ông San “nhận thức được nội dung 13 bài viết này có gây ảnh hưởng đến lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của một số tổ chức, cá nhân, nhưng không có ý đồ chống Đảng, chống nhà nước.”Nhạc sỹ Tuấn Khanh cho rằng cáo buộc chống lại nhà báo Huy Đức quá mơ hồ trước các suy nghĩ thẳng thắn của con người Việt Nam thực tế và phần “thiệt hại” không cụ thể. Ông nói trong tin nhắn gửi RFA trong ngày 12/2:“Huy Đức là một nhà báo, và nghề nghiệp của anh ta là phải nhìn thấy được cả mặt tốt và mặt xấu của câu chuyện. Một nhà báo có góc nhìn riêng, nhận định riêng là phải như vậy.“Vấn đề của Huy Đức được nêu ra là lợi dụng các quyền tự do dân chủ, nhưng tôi nghĩ anh ta chỉ mới vận dụng được một phần nhỏ sự tự do có được của anh ta để trình bày, chứ không thể nói đến là ‘lợi dụng’.”

https://www.vietnamhumanrights.net/website/250212_ACTD.htm

Văn Bút Mỹ lên án việc chính quyền Việt Nam truy tố blogger Huy Đức

Hôm 12/2, Văn Bút Hoa Kỳ (PEN America) kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho tác giả Trương Huy San, tức blogger Huy Đức, và kêu gọi Hà Nội tuân thủ nghĩa vụ quốc tế về nhân quyền.Văn Bút Hoa Kỳ viết trong thông cáo của họ rằng chính quyền Việt Nam cần phải hủy bỏ mọi cáo buộc đối với tác giả của cuốn sách “Bên Thắng Cuộc”, ngay sau khi truyền thông Việt Nam loan tin rằng cơ quan công tố đã chuyển hồ sơ vụ án lên tòa án nhân dân để chờ xét xử.Tổ chức có trụ sở tại New York đánh giá rằng việc truy tố ông San với cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” quy định trong Điều 331 Bộ Luật Hình sự là “bất công”. “Khi một tác giả và nhà báo như Trương Huy San bị bịt miệng, không chỉ tiếng nói của ông bị bóp nghẹt, mà cả quyền của toàn bộ xã hội trong việc tìm kiếm sự thật và trách nhiệm giải trình cũng bị bóp nghẹt”, bà Anh-Thu Vo, giám đốc nghiên cứu và vận động của Văn Bút Hoa Kỳ, nói trong thông cáo.“Chỉ trích không phải là hành vi phạm tội. Việt Nam phải ngừng sử dụng luật pháp của mình làm vũ khí chống lại những người dám nói lên sự thật”, bà Vo nhấn mạnh.

https://www.voatiengviet.com/a/van-but-my-len-an-viec-chinh-quyen-viet-nam-truy-to-blogger-huy-duc/7972877.html

Công và tội

Nếu không vì một lý do nào khác thuyết phục hơn, nhưng vì vấn đề nhạy cảm chưa thể công bố, thì Viện kiểm sát truy tố Huy Đức do Huy Đức viết 13 bài trên facebook cá nhân trong 10 năm qua, xâm hại đến quyền và lợi ích nhà nước và cá nhân.Tôi nhớ, cách đây hơn 40 năm nhà thơ Trần Mạnh Hảo đã bị nhiều áp lực, phê phán, dẫn đến có thể bị chế tài nào đó do viết bài thơ Nguyên Hồng, nói về sự thật bi thảm của những người vượt biên. Trần Mạnh Hảo bị một cái án vô hình, không được in thơ, không được xuất hiện tên trên các báo chính thống. Cha tôi đã đến gặp cụ Trường Chinh và nói rằng: Quá bất công với một nhà thơ trẻ có tài. Chỉ vì một bài thơ có thể có sai lầm về quan điểm nhận thức mà phủ nhận hàng ngàn bài thơ khác ngợi ca tổ quốc, chân thực và nghệ thuật của cậu ấy.Cụ Trường Chinh đã nhờ cha tôi nói với Hảo gửi một bài thơ yêu nước của mình đến báo Nhân Dân. Báo Nhân Dân được lệnh của cụ Trường Chinh in bài thơ chống quân Trung Quốc xâm lược của Hảo. Vậy là án bị xoá.Tôi nhắc lại chuyện này để thấy cách nhìn công bằng đánh giá công – tội của một cây bút tài năng của cụ Trường Chinh.Trường hợp Huy Đức phải chăng cũng vậy?Huy Đức bằng tài năng của mình đã viết trên các báo hàng trăm bài báo đóng góp tích cực cho sự chuyển mình, thay đổi của đất nước. Điều này không thể bàn cãi vì các bài báo đó được chính các báo có uy tín của nhà nước in và phát hành. Điều đó cũng khó bàn cãi vì chất lượng các giá trị đóng góp của mình Huy Đức được nhiều lãnh đạo cao cấp tin tưởng, trả lời phỏng vấn và Huy Đức là cây bút sắc sảo, phản ánh các hoạt động của nghị trường quốc hội nhiều năm.

https://baotiengdan.com/2025/02/13/cong-va-toi/

Việt Nam ra sao trước cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung?

Nếu chiến tranh thương mại toàn cầu bùng nổ, Việt Nam bị ảnh hưởng như thế nào? Giới cầm quyền CSVN có chuẩn bị trước kịch bản ứng phó để hạn chế những rủi ro cho một nền kinh tế vốn đang còn nhỏ yếu, và có đủ bản lĩnh nhận ra những cơ hội để đưa đất nước phát triển không? Đây là những vấn đề chính yếu mà giới quan sát tình hình Việt Nam đang quan tâm. Nói là chiến tranh thương mại toàn cầu nhưng thực ra, tâm điểm quan tâm của dư luận là cuộc thương chiến giữa hai nền kinh tế đứng đầu thế giới hiện nay là Mỹ và Trung Quốc.Vào ngày 5 tháng Hai năm 2025, Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) cho biết, Trung Quốc đã nộp đơn kiện về thuế nhập khẩu mà Mỹ áp đặt lên hàng hóa nước này, kèm lời tuyên bố “Trung Quốc có quyền đưa ra các biện pháp bổ sung và khiếu nại liên quan đến các vấn đề được xác định trong quá trình tham vấn.”Trung Quốc đưa ra quyết định này sau khi Mỹ quyết định tăng thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng và khoáng sản từ Trung Quốc: xe điện tăng gấp 4 lần, lên 100%, chất bán dẫn thuế suất tăng từ 25% lên 50%…Đáp lại, Trung Quốc tuyên bố từ ngày 10 tháng Hai sẽ áp dụng thuế bổ sung 15% đối với than, khí LNG và 10% đối với dầu thô, thiết bị nông nghiệp và một số thiết bị xe hơi nhập khẩu từ Mỹ, siết chặt các mặt hàng kim loại như: tungsten, ruthenium, tellurium và molobdenum… Ngoài ra, Google đang bị điều tra chống độc quyền, và hai công ty khác của Mỹ bị đưa vào danh sách “đen” trừng phạt.

https://saigonnhonews.com/thoi-su/viet-nam-ra-sao-truoc-cuoc-chien-thuong-mai-my-trung/

Việt Nam chuẩn bị đối phó tác động thuế quan của Mỹ đối với hàng hóa TQ

Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đã chỉ đạo nội các chuẩn bị cho một cuộc chiến thương mại toàn cầu có thể xảy ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế 10% đối với tất cả hàng hóa Trung Quốc.“Hãy chuẩn bị cho kịch bản xảy ra chiến tranh thương mại thế giới trong năm nay”, thủ tướng nói tại cuộc họp chính phủ hôm 5/2, theo báo điện tử Dân Trí.Thủ tướng Chính đưa ra tuyên bố trên sau khi Tổng thống Trump tuyên bố tạm dừng áp thuế quan đối với Mexico và Canada trong 30 ngày, nhưng áp thuế 10% đối với tất cả hàng hóa Trung Quốc, với hiệu lực từ ngày 4/2.Ông Chính nói rằng tình hình thế giới và khu vực đang “diễn biến rất khó lường, ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta, đặc biệt là về xuất khẩu, sản xuất kinh doanh và kinh tế vĩ mô”.Ông nhấn mạnh, nếu xảy ra chiến tranh thương mại toàn cầu, trong đó các nước áp thuế trả đũa đối với hàng xuất khẩu của nhau, như vậy có thể làm “gián đoạn chuỗi cung ứng và thu hẹp thị trường xuất khẩu của nước ta, gây rủi ro đáng kể” cho nền kinh tế Việt Nam.Tuy nhiên, theo truyền thông trong nước, dường như ông Chính không đề cập cụ thể đến thuế quan của ông Trump đối với các sản phẩm từ Trung Quốc, đối tác thương mại chiến lược và là nước láng giềng của Việt Nam.Giới quan sát bày tỏ lo ngại rằng mức thuế suất của ông Trump có thể khiến giá sản phẩm tăng và sức mua của người tiêu dùng giảm ở Việt Nam, một nền kinh tế có độ mở cao, phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài, với Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu

https://www.voatiengviet.com/a/viet-nam-chuan-bi-doi-pho-tac-dong-thue-quan-cua-my-doi-voi-hang-hoa-tq/7967539.html

Mỹ dự định áp thêm thuế quan lên nhiều nước, Việt Nam lọt tầm ngắm?

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói ông có kế hoạch công bố các mức thuế mới đối với nhiều quốc gia vào các ngày 10/2 và 11/2, theo Reuters. Đây là bước leo thang lớn trong cuộc chiến của ông Trump nhằm định hình lại các mối quan hệ thương mại toàn cầu theo hướng có lợi cho Mỹ. Vị tổng thống không đề cập cụ thể quốc gia nào sẽ bị ảnh hưởng nhưng nói bóng gió rằng đó sẽ là một nỗ lực lớn có thể giúp giải quyết các vấn đề ngân sách của Mỹ.”Tôi sẽ công bố điều đó vào tuần tới về thương mại có qua có lại để chúng tôi được đối xử bình đẳng với các quốc gia khác,” ông nói. “Chúng tôi không muốn nhiều hơn mà cũng không muốn ít hơn.”Động thái này nhằm thực hiện lời hứa khi tranh cử của ông rằng sẽ áp thuế lên hàng nhập khẩu của Mỹ tương đương với mức mà các đối tác thương mại áp dụng lên hàng xuất khẩu của nước này. Ông Trump đưa ra thông báo với Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba khi vị này đang thăm nước Mỹ. Ông nói rằng thuế ô tô vẫn còn được cân nhắc, trong bối cảnh có thông tin cho rằng Nhà Trắng đang xem xét các trường hợp miễn trừ tiềm năng. Tân Tổng thống Mỹ từ lâu đã phàn nàn về việc mức thuế 10% của Liên minh Châu Âu đối với ô tô nhập khẩu cao hơn nhiều so với mức 2,5% của Mỹ. Ông thường xuyên tuyên bố rằng châu Âu “sẽ không nhận xe của chúng ta” nhưng lại vận chuyển hàng triệu chiếc xe sang bên kia Đại Tây Dương mỗi năm.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c5y6zv1evj9o

Giới đầu tư ngoại tăng tốc bán cổ phiếu Việt dù thị trường có triển vọng được nâng hạng

Dữ liệu cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đã đẩy nhanh việc bán cổ phiếu Việt Nam trong những tuần gần đây khi rủi ro thương mại gia tăng đối với quốc gia phụ thuộc vào xuất khẩu này, bất chấp thị trường có triển vọng được nâng hạng và giúp tăng giá cổ phiếu vào cuối năm nay.Giới phân tích nói rằng Việt Nam, một trung tâm xuất khẩu ở Đông Nam Á, đã hưởng thặng dư thương mại kỷ lục với Hoa Kỳ vào năm ngoái và cũng áp thuế nhập khẩu cao hơn, khiến nước này phải chịu rủi ro về thuế quan của Hoa Kỳ khi chính quyền của ông Trump có động thái chỉnh lại sự mất cân đối thương mại.Tháng trước, theo dữ liệu thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư nước ngoài – thường được gọi là khối ngoại – đã giảm mức nắm giữ cổ phiếu Việt Nam với một lượng là 6,4 nghìn tỷ đồng (251,18 triệu đô la). Lượng bán ròng từ thị trường đạt trị giá 207 tỷ đô la, gần gấp 3 lần so với tháng 12.Dòng tiền chảy ra cao hơn nhiều so với thị trường Indonesia có quy mô lớn hơn nhiều, nhưng thấp hơn so với các thị trường châu Á lớn khác, chẳng hạn như Ấn Độ hoặc Hàn Quốc.Xu hướng nêu trên tăng tốc ở Việt Nam vào tháng 2, khi giá trị bán ròng của khối ngoại lên tới 4,2 nghìn tỷ đồng chỉ trong tuần đầu tiên của tháng.Tuần này, lượng bán của khối ngoại vẫn tiếp tục, ảnh hưởng đến các hãng sản xuất thép sau khi chính quyền của ông Trump công bố mức thuế 25% đối với thép nhập khẩu vào Mỹ. Việt Nam là một trong những nhà cung cấp chính về thép cho Mỹ

https://www.voatiengviet.com/a/gioi-dau-tu-ngoai-tang-toc-ban-co-phieu-viet-du-thi-truong-co-trien-vong-duoc-nang-hang/7973209.html

Sự yếu ớt của khu vực doanh nghiệp tư nhân Việt Nam qua số liệu cấu trúc GDP

Mấy hôm nay, một số bạn hỏi tôi về tỷ trọng của khu vực kinh tế tư nhân trong GDP ở Việt Nam. Nhân đây, tôi sẽ trình bày vắn tắt về cấu trúc GDP theo hình thức sở hữu ở Việt Nam để giúp hạn chế nhầm lẫn, nhất là khi hệ thống chỉ tiêu thống kê của Việt Nam thỉnh thoảng lại bị điều chỉnh.KHU VỰC KINH TẾ – HÌNH THỨC SỞ HỮU – THÀNH PHẦN KINH TẾ – LOẠI HÌNH KINH TẾ.Trong cách nói phổ thông, thậm chí trong các văn kiện chính thức của Đảng và Nhà nước, chúng ta hay bắt gặp các cụm từ “khu vực kinh tế nhà nước”, “khu vực kinh tế tư nhân”, “khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài”.Tuy nhiên, niên giám thống kê (NGTK) của Tổng cục Thống kê (TCTK) lại dành thuật ngữ “khu vực kinh tế” (economic sector) để chỉ khu vực 1 (nông, lâm, thủy sản), khu vực 2 (công nghiệp và xây dựng), và khu vực 3 (dịch vụ); thay vào đó dùng “hình thức sở hữu”, “thành phần kinh tế”, hay mới đây hơn là “loại hình kinh tế” để chỉ các “khu vực kinh tế” theo loại hình sở hữu.Nói tóm lại, khi đề cập về các loại hình sở hữu (ownership types), ở Việt Nam có bốn cách nói như trên, và các cách nói này thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào nội hàm kinh tế – chính trị nó muốn ám chỉ..CẤU TRÚC GDP CỦA VIỆT NAM THEO LOẠI HÌNH SỞ HỮU.Cho đến NGTK 1995, cấu trúc GDP theo “hình thức sở hữu” ở Việt Nam rất đơn giản, chỉ bao gồm “quốc doanh” (state) và “ngoài quốc doanh” (non-state).NGTK 1996 thậm chí còn không có mục “Tổng sản phẩm trong nước phân theo hình thức sở hữu”.Đến NGTK 1997, sự phân loại về “thành phần kinh tế” đột nhiên trở nên chi tiết, bao gồm 6 “thành phần”, bao gồm: Kinh tế nhà nước (state), kinh tế tập thể (collective), kinh tế tư nhân (private), kinh tế cá thể (household), kinh tế hỗn hợp (mixed), và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).Sau này, thành phần kinh tế hỗn hợp bị đưa ra khỏi phân loại, và đến năm 2014, NGTK đưa thêm chỉ tiêu “thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm”.Gần đây nhất, vào năm 2021, cấu trúc GDP theo “hình thức sở hữu” ở Việt Nam trong NGTK lại được điều chỉnh một lần nữa. Lần này, ba nhóm “tập thể”, “tư nhân”, và “cá thể” được ghép chung lại thành “kinh tế ngoài nhà nước” chứ không được thống kê riêng như trước nữa.

https://baotiengdan.com/2025/02/13/su-yeu-ot-cua-khu-vuc-doanh-nghiep-tu-nhan-viet-nam-qua-so-lieu-cau-truc-gdp/

Quan chức gốc Việt Tony Phạm được bổ nhiệm làm Trợ lý Bộ trưởng DHS

Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ (DHS) vừa bổ nhiệm ông Tony Phạm, một cựu quan chức trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Donald Trump, vào vị trí giám sát chính sách biên giới và nhập cư của cơ quan này, một vai trò quan trọng khi chính quyền ông Trump coi việc thực thi chính sách nhập cư là ưu tiên hàng đầu.Vai trò của ông Tony Phạm, 52 tuổi, với tư cách là Trợ lý Bộ trưởng DHS phụ trách chính sách biên giới và nhập cư được công bố vào ngày 6/2/2025 trên cổng thông tin của DHS.Với chức vụ của mình, ông sẽ điều phối các chính sách chung của bộ, nơi đã áp dụng cách tiếp cận toàn diện trên khắp các cơ quan kể từ khi Tổng thống Trump nhậm chức vào tháng 1/2025.Trước đây, từ cuối tháng 8/2020 đến hết năm đó, ông Phạm giữ chức Quyền Giám đốc Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Hoa Kỳ (ICE). Trước đó, ông giữ chức Cố vấn Trưởng Pháp lý cho ICE bắt đầu từ ngày 22/1/2020 theo sự bổ nhiệm của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump trong nhiệm kỳ lần 1 của ông ấy.Khi làm cố vấn trưởng pháp lý tại ICE, Thẩm phán gốc Việt Tony Phạm lãnh đạo hơn 1,100 công tố viên và hàng trăm nhân viên thực thi pháp lý liên quan đến việc trục xuất các di dân bất hợp pháp trên khắp lãnh thổ Hoa Kỳ.

https://www.voatiengviet.com/a/quan-chuc-goc-viet-tony-pham-duoc-bo-nhiem-lam-tro-ly-bo-truong-dhs/7973176.html

Việt Nam vay vốn Trung Quốc xây tuyến đường sắt trị giá 8,3 tỷ USD

Bộ trưởng Giao thông Vận tải Việt Nam vừa cho biết Hà Nội có kế hoạch xây dựng tuyến đường sắt trị giá 8,3 tỷ USD trong đó có nguồn vốn vay từ chính phủ Trung Quốc. Trong tờ trình xin ý kiến, chủ trương Quốc hội chiều 13/2, Bộ trưởng Trần Hồng Minh cho biết dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng sẽ đi qua 9 tỉnh, sử dụng ngân sách trung ương, địa phương; nguồn vốn trong nước, vốn vay từ Chính phủ Trung Quốc và các nguồn hợp pháp khác.Theo đó, Việt Nam đang tìm cách nâng cấp hệ thống đường sắt cũ kỹ của mình và đã tiếp cận Trung Quốc để xin tài trợ và công nghệ, bao gồm ba tuyến đường sắt nối thủ đô Hà Nội với Trung Quốc và một tuyến đường sắt cao tốc từ Hà Nội đến TP HCM, trung tâm thương mại ở phía Nam.Chủ trương xây dựng các tuyến đường sắt lớn này nằm trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai – Con đường đầy tham vọng của Bắc Kinh và được thống nhất trong các cuộc gặp giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch Tập Cận Bình ở Bắc Kinh hồi cuối tháng 8/2024, cũng như giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lý Cường ở Hà Nội hồi giữa tháng 10/2024.”Đất nước đang trên đà tăng trưởng kinh tế nhanh, đồng thời bước vào kỷ nguyên mới, trong bối cảnh hệ thống đường sắt đã lạc hậu sau hơn 100 năm xây dựng, cần đầu tư các công trình đường sắt mới, đáp ứng mục tiêu nhu cầu phát triển của đất nước”, ông Trần Hồng Minh phát biểu trước Quốc hội.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cly507x1m8eo

Gia tộc Nguyễn Tấn Dũng: ông Trọng nhổ cỏ quên nhổ rễ

Trước khi cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trở thành nhà lãnh đạo quyền lực khi liên tiếp giữ cương vị tổng bí thư ba nhiệm kỳ, thì cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mới là nhân vật quyền lực số 1 từ Đại hội 12 trở về trước.Bắt đầu nhiệm kỳ thủ tướng vào năm 2006, vị chính trị gia người Cà Mau cầm quyền tổng cộng 10 năm, và để lại vô số hệ lụy. Hình ảnh của ông gắn liền với chủ trương vực dậy nền kinh tế Việt Nam qua việc thành lập 20 tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước, coi đó là những quả đấm thép để thúc đẩy Việt Nam phát triển. Tuy nhiên “những quả đấm thép” này, thay vì biến Việt Nam trở thành “nước công nghiệp theo hướng hiện đại” như chính quyền đề ra, đã gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước hàng tỉ USD. Trong số này không ít được cho là đã vào túi riêng của các “nhóm lợi ích” dưới trướng Nguyễn Tấn Dũng.“Ý tưởng thì tốt, nhưng cuối cùng thì tất cả tài sản của nhà nước và người dân được trao cho những quan chức không có đạo đức và tư cách, dẫn đến tình trạng tham nhũng, mà vụ án Vinashin và Vinaline là một ví dụ rất điển điển hình. Hai công ty này đã đốt đi của người dân Việt Nam trên 5 tỷ đô la.” – Luật sư Nguyễn Văn Đài nhận định.Dưới thời ông Dũng, thuật ngữ lợi ích nhóm cũng bắt đầu được sử dụng rộng rãi để chỉ sự cấu kết của các phe nhóm trong chế độ, nhằm mục đích trục lợi. “Ông Dũng dung dưỡng cho những tập đoàn công nghiệp và hàng hải làm ăn thua lỗ. Họ quy kết ông Dũng làm cho kinh tế Việt Nam tổn thất, đây là điều có thật. – Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai, nguyên Trưởng Ban nghiên cứu – Ban dân Vận Trung ương, nhận định với RFA.Chính quyền Việt Nam đã phải giải chi hàng tỉ đô la để xử lý số “nợ xấu” do các tập đoàn và tổng công ty này gây ra.

https://www.rfa.org/vietnamese/thoi-su/2025/02/11/gia-toc-nguyen-tan-dung-ong-trong-nho-co-quen-nho-re/

Thuế Mỹ khiến hãng thời trang Shein đưa một phần chuỗi cung từ Trung Quốc sang Việt Nam

Hãng khổng lồ về thời trang bình dân Shein đề nghị một số nhà cung cấp hàng may mặc lớn nhất của họ tại Trung Quốc hãy lập cơ sở sản xuất mới tại Việt Nam với các ưu đãi của Shein bao gồm giá mua cao hơn tới 30%, những người nắm vấn đề này cho biết, theo tin trên Bloomberg, The Standard và Sourcing Journal trong hai ngày 10 và 11/2.Những nỗ lực này được thực hiện trong vài tháng qua và tăng tốc trong những tuần gần đây khi Shein tìm cách giảm thiểu tác động khi Mỹ áp các mức thuế quan mới lên hàng hóa Trung Quốc, các nguồn tin không muốn nêu tên nói trong những bài đăng trên các trang của Bloomberg, The Standard và Sourcing Journal.Việc bổ sung nguồn cung bên ngoài Trung Quốc sẽ giúp Shein tránh được chính sách trừng phạt của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với hàng hóa đến từ nền kinh tế số 2 thế giới, tin trên Bloomberg, The Standard và Sourcing Journal viết.Chính sách của Mỹ giờ đây bãi bỏ việc miễn thuế đã có lâu nay đối với các gói hàng có giá trị thấp, gây ra một vấn đề rõ ràng cho cả Shein lẫn đối thủ của họ là Temu, hai hãng có hoạt động kinh doanh dựa vào quy định “de minimis”, tức quy định miễn thuế và thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu có giá trị thấp.Các nguồn tin cho hay Shein đưa ra các điều kiện ưu đãi với các nhà cung cấp hàng đầu của họ tại Trung Quốc để mở các dây chuyền sản xuất mới tại Việt Nam bao gồm giá mua cao hơn 15-30% và cam kết có các đơn đặt hàng lớn hơn. Họ cũng chấp nhận thời hạn sản xuất dài hơn và sẽ hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất và vận chuyển vải từ Trung Quốc sang Việt Nam, các nguồn tin nói thêm vơi Bloomberg.

https://www.voatiengviet.com/a/thue-my-khien-shein-dua-1-phan-chuoi-cung-trung-quoc-sang-viet-nam/7971769.html

Không có nội lực để giữ quyền tự chủ chiến lược, Việt Nam mất khả năng chọn phe

Việt Nam không có nội lực để giữ quyền tự chủ chiến lược. Việt Nam mất khả năng chọn phe.“Đi định cư ở nước ngoài cả, đất nước này ai xây dựng đây?” là câu hỏi của bà Chi Lan, một trí thức trong nước đặt ra từ nhiều năm rồi. Điều chưa biết là câu hỏi đặt cho ai? Cho những người tài bỏ nước ra đi, hay là cho đảng CSVN, kiểu “mấy anh đã làm cái gì mà người tài bỏ đi hết vậy”?Tôi thấy kinh tế Việt Nam vẫn không có gì thay đổi lớn lao so với bốn thập niên trước, thời kỳ “đổi mới”. “Nội lực” của Việt Nam hiện nay vẫn là nông nghiệp. Là sầu riêng, cà phê, tiêu, điều, cá ba sa, tôm v.v… Thập niên trước còn có dầu hỏa, khoáng sản và gỗ. Du lịch một thời cũng “phất”. Sau Covid-19 thì xẹp xuống.Vấn đề là “nội lực” của Việt Nam hiện chỉ đóng góp 20% GDP, cao gấp đôi so với đóng góp của doanh nghiệp tư nhân. Phát triển dựa vào nông nghiệp không có gì là xấu. Thuở ban đầu, thập niên 60 thế kỷ trước, nước nào cũng vậy. Nhật, Nam Hàn, Đài Loan, Mã Lai v.v… thuở ban đầu khởi nghiệp, nhà nông đóng góp trên 60% GDP.Các mô hình phát triển Đài Loan, Nam Hàn, Nhật v.v… chỉ trong vòng 20 năm, đóng góp nông nghiệp từ trên 60% GDP xuống còn khoảng 3%, trong khi công nghiệp và dịch vụ từ 10% lên đến 70% GDP. Điều cần nhấn mạnh là hàng hóa sản xuất ở các nước này ít nhứt 90%, nếu không nói 100% “made in nội địa”.

https://baotiengdan.com/2025/02/09/khong-co-noi-luc-de-giu-quyen-tu-chu-chien-luoc-viet-nam-mat-kha-nang-chon-phe/

Những điều không nghĩ tới có thể xảy ra

Một Donald Trump với quyền lực không thể kiềm chế được. Tổng thống Hoa Kỳ làm suy yếu sự phân chia quyền lực như thế nào – với J. D. Vance, Elon Musk và một quốc hội phục tùng bên cạnh ông.Nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Donald Trump khác với nhiệm kỳ đầu như thế nào đã có thể nhận ra sau ba tuần điều hành. Ngay cả trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của mình, Trump đã cố gắng vượt quá giới hạn quyền hành pháp của mình. Đặc biệt là về thẩm quyền của Quốc hội quyết định ngân sách. Lúc đó không chỉ Quốc hội mà còn một vài thành viên trong chính phủ đã phá hỏng kế hoạch của ông. Cả tòa án cũng nhiều lần ngăn chặn các dự định của ông.Tuy nhiên, trong năm 2025 thì nhiều điều khác hẳn. Trump bây giờ đã tập hợp một đội ngũ trung thành theo đuổi chương trình nghị sự của mình. Ở Quốc hội, những người của ông không chỉ chiếm đa số, ông còn kiểm soát cả những dân biểu và thượng nghị sĩ, những người mà trước đây cho phép mình có những ý kiến độc lập. Nếu họ chống đối, ông có thể dọa họ, rằng sẽ đưa đối thủ ra tranh cử trong khu vực bầu cử của họ. Ngoài ra, với các thẩm phán bảo thủ chiếm đa số rõ ràng tại Tối cao Pháp viện, Trump còn hy vọng Tối cao Pháp viện sẽ về phe ông khi đưa ra phán quyết sau cùng.Với sự bảo đảm này trong tay, Trump cố gắng thực hiện các biện pháp toàn diện cùng với phó tổng thống J.D. Vance và người đồng minh quan trọng là Elon Musk. Mục đích: Mở rộng quyền lực của tổng thống Mỹ – với một tốc độ áp đảo và gây tổn hại nhánh lập pháp và tư pháp. Do đó, nước Mỹ đang trên đường tiến tới một cuộc khủng hoảng hiến pháp nghiêm trọng.

https://baotiengdan.com/2025/02/13/nhung-dieu-khong-nghi-toi-co-the-xay-ra/

Việc Mỹ rút khỏi cơ quan nhân quyền LHQ gây tranh cãi

Các chuyên gia nhân quyền tại Washington đang chia rẽ về việc Hoa Kỳ rút khỏi một cơ quan của Liên hiệp quốc về nhân quyền có ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình nhân quyền vốn đã tồi tệ của Triều Tiên hay không.Ngày 4/2, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ký một sắc lệnh rút Hoa Kỳ ra khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc (UNHRC), tái hiện lập trường mà ông đã giữ trong nhiệm kỳ trước.Sắc lệnh nêu rõ rằng UNHRC đã “bảo vệ những kẻ vi phạm nhân quyền bằng cách cho phép họ sử dụng tổ chức này để tự bảo vệ mình khỏi sự giám sát”, đồng thời nói thêm rằng hội đồng này cần phải được “giám sát lại”.Quyết định này được công bố trước cuộc gặp gần đây của ông Trump với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, người đã đến thăm Washington lần đầu tiên kể từ khi ông Trump nhậm chức lần thứ hai.Kể từ nhiệm kỳ đầu tiên, Tổng thống Trump đã không tán thành các hoạt động của cơ quan nhân quyền Liên hiệp quốc. Vào tháng 6 năm 2018, chính quyền Trump đã chỉ trích UNHRC vì “thiên vị chống lại Israel”, nhấn mạnh rằng hội đồng năm đó đã thông qua các nghị quyết chống lại Israel nhiều hơn so với các nghị quyết chống lại Triều Tiên, Iran và Syria cộng lại.

https://www.voatiengviet.com/a/viec-my-rut-khoi-co-quan-nhan-quyen-lhq-gay-tranh-cai/7973150.html

Ông Trump: Đàm phán chiến tranh Ukraine ‘bắt đầu ngay’ sau cuộc gọi với ông Putin

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông đã có một cuộc điện đàm “dài và rất hiệu quả” với người đồng cấp Nga Vladimir Putin hôm 12/2, trong đó hai nhà lãnh đạo đã nhất trí khởi động các cuộc đàm phán để chấm dứt cuộc chiến tranh ở Ukraine.Trong một bài đăng trên mạng xã hội Truth Social của mình, ông Trump cho biết ông và tổng thống Nga đã “đồng ý để các nhóm cùng cấp của chúng tôi bắt đầu các cuộc đàm phán ngay lập tức”, và người này mời người kia đến thăm thủ đô của nhau.Sau đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết ông đã nói chuyện với ông Trump về một “nền hòa bình lâu dài, đáng tin cậy”.Những cuộc gọi với các bên tham chiến Nga và Ukraine diễn ra khi cả ông Trump và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth đều cho biết Ukraine khó có thể gia nhập NATO, điều sẽ khiến Kyiv thất vọng cay đắng.Ông Zelensky cho biết ông sẽ gặp Phó Tổng thống Mỹ JD Vance và Ngoại trưởng Marco Rubio trong Hội nghị thượng đỉnh quốc phòng về Ukraine tại Munich, Đức vào ngày 14/2.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cvg8yg2xl4po

Ông Trump: Đàm phán chiến tranh Ukraine ‘bắt đầu ngay’ sau cuộc gọi với ông Putin

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông đã có một cuộc điện đàm “dài và rất hiệu quả” với người đồng cấp Nga Vladimir Putin hôm 12/2, trong đó hai nhà lãnh đạo đã nhất trí khởi động các cuộc đàm phán để chấm dứt cuộc chiến tranh ở Ukraine.Trong một bài đăng trên mạng xã hội Truth Social của mình, ông Trump cho biết ông và tổng thống Nga đã “đồng ý để các nhóm cùng cấp của chúng tôi bắt đầu các cuộc đàm phán ngay lập tức”, và người này mời người kia đến thăm thủ đô của nhau.Sau đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết ông đã nói chuyện với ông Trump về một “nền hòa bình lâu dài, đáng tin cậy”.Những cuộc gọi với các bên tham chiến Nga và Ukraine diễn ra khi cả ông Trump và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth đều cho biết Ukraine khó có thể gia nhập NATO, điều sẽ khiến Kyiv thất vọng cay đắng.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cvg8yg2xl4po

TT Ukraina khẳng định sẵn sàng ‘‘đánh đổi’’ lãnh thổ với Nga để chấm dứt chiến tranh

Trong bài trả lời phỏng vấn nhật báo Anh The Guardian, đăng tải hôm qua, 11/02/2025, tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky tuyên bố sẵn sàng « đánh đổi » vùng lãnh thổ đã chiếm được ở tỉnh Kursk của Nga trong các đàm phán dự kiến với Matxcơva dưới sự bảo trợ của Mỹ. Tổng thống Zelensky, được AFP trích dẫn, nói : « Chúng tôi có thể đổi một vùng lãnh thổ này lấy một vùng lãnh thổ khác ». Nga đã sáp nhập bán đảo Crimée của Ukraina vào năm 2014, và cuối năm 2022, tuyên bố sáp nhập bốn tỉnh Donetsk, Luhansk, Kherson và Zaporijia, cho dù Matxcơva chưa kiểm soát hoàn toàn. Trong cuộc trả lời phỏng vấn nói trên, nguyên thủ Ukraina không nói rõ là Kiev muốn đòi lại vùng lãnh thổ nào trong số các vùng mà quân Nga đã chiếm được. Ông nói « chúng tôi sẽ xem xét », « tất cả các vùng lãnh thổ này đều quan trọng ».Theo tổng thống Ukraina, một mình châu Âu không thể bảo đảm được an ninh cho Ukraina, « các bảo đảm về an ninh mà không có nước Mỹ thì không thực sự là các bảo đảm về an ninh ».Tổng thống Zelensky cam kết là nước Mỹ sẽ được quyền ưu tiên khai thác các tài nguyên khoáng sản chiến lược tại Ukraina. Ông nói thêm : Ukraina có nhiều mỏ lớn nhất châu Âu, và Mỹ « không nên để những mỏ như vậy rơi vào tay Nga ».

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20250212-tt-ukraina-kh%E1%BA%B3ng-%C4%91%E1%BB%8Bnh-s%E1%BA%B5n-s%C3%A0ng-%C4%91%C3%A1nh-%C4%91%E1%BB%95i-l%C3%A3nh-th%E1%BB%95-v%E1%BB%9Bi-nga-%C4%91%E1%BB%83-ch%E1%BA%A5m-d%E1%BB%A9t-chi%E1%BA%BFn-tranh

Điện Kremlin trả lời mập mờ về các cuộc tiếp xúc giữa Putin và Trump

Điện Kremlin hôm thứ Hai (10/2) nói rằng họ không thể xác nhận hoặc phủ nhận việc Tổng thống Nga Vladimir Putin có trao đổi qua điện thoại với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump về việc tìm cách chấm dứt chiến tranh ở Ukraine hay không.Bí ẩn bao trùm cuộc tiếp xúc trực tiếp đầu tiên giữa hai lãnh đạo của hai cường quốc hạt nhân lớn nhất kể từ khi Nga bắt đầu cuộc chiến toàn diện ở Ukraine vào tháng 2/2022, khi cả Washington và Moscow đều đưa ra những câu trả lời và gợi ý nửa vời.Ông Trump, khi phát biểu với các phóng viên trên máy bay Air Force One hôm Chủ Nhật, cho biết ông tin rằng Hoa Kỳ đang đạt được tiến triển, nhưng từ chối cung cấp thông tin chi tiết về bất kỳ cuộc trao đổi nào với Putin.Khi được hỏi liệu ông đã có cuộc trò chuyện với ông Putin kể từ khi ông trở thành tổng thống vào ngày 20/1 hay trước đó hay không, ông Trump nói: “Tôi đã có. Cứ cho là tôi đã có đi… Và tôi hy vọng sẽ có nhiều cuộc trò chuyện hơn nữa. Chúng ta phải chấm dứt cuộc chiến đó”.

https://www.voatiengviet.com/a/7969262.html

Ukraina và an ninh châu Âu : Những lằn ranh đỏ của Hoa Kỳ

Chưa biết Hoa Kỳ và Nga sẽ đàm phán những gì để chấm dứt chiến tranh Ukraina, nhưng trước thềm cuộc họp đầu tiên với các đồng cấp trong khối NATO tại Bruxelles, Bỉ, tân bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, Pete Hegseth, chiều qua, 12/02/2025, đã nêu ra những « lằn ranh đỏ » của Nhà Trắng liên quan đến Ukraina và Liên Minh Bắc Đại Tây Dương. Hãng tin Pháp AFP trích lời tân lãnh đạo Lầu Năm Góc, trong cuộc họp đầu tiên với các thành viên NATO tại trụ sở liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương ở Bruxelles và với sự tham gia của bộ trưởng Quốc Phòng Ukraina. Theo ông Pete Hegseth, khả năng Ukraina tìm lại đường biên giới như trước hồi 2014 – trước khi Nga sáp nhập bán đảo Crimée và viễn cảnh Kiev được kết nạp vào liên minh quân sự NATO là hai điều « không thực tế  ». Sau cùng, trước hơn 30 đồng cấp trong khối NATO và bộ trưởng Quốc Phòng Ukraina, Roustem Oumerov, ông Hegseth nhấn mạnh, Hoa Kỳ sẽ không triển khai quân sang bảo vệ Ukraina « trong khuôn khổ một hiệp ước hòa bình ». Lầu Năm Góc quan niệm đó là trách nhiệm của châu Âu.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20250213-ukraina-v%C3%A0-an-ninh-ch%C3%A2u-%C3%A2u-nh%E1%BB%AFng-l%E1%BA%B1n-ranh-%C4%91%E1%BB%8F-c%E1%BB%A7a-hoa-k%E1%BB%B3

Tổng thống Trump: Ukraine gia nhập NATO, lấy lại toàn bộ đất đai là không thực tế

Hôm thứ Tư 12/2, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nói ông không nghĩ rằng Ukraine gia nhập NATO là điều thực tế và khó có khả năng Ukraine sẽ lấy lại toàn bộ đất đai của họ.Ông Trump đã thảo luận về cuộc chiến ở Ukraine hôm 12/2 trong các cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy, là bước tiến lớn đầu tiên của tổng thống Mỹ về mặt ngoại giao liên quan đến cuộc xung đột mà ông hứa sẽ chấm dứt.Ông Trump cho hay ông và ông Putin dự kiến sẽ gặp nhau trong tương lai, có thể là ở Ả rập Xê út.Ông Trump mô tả cuộc điện đàm của ông với ông Putin là một cuộc trò chuyện tốt đẹp và cho biết họ nói chuyện với nhau trong hơn một giờ. Ông đưa ra nhận xét này với các phóng viên vào chiều 12/2.

https://www.voatiengviet.com/a/tong-thong-trump-ukraine-gia-nhap-nato-lay-lai-toan-bo-dat-dai-khong-thuc-te/7973186.html

Trung Quốc cáo buộc Úc cố tình khiêu khích ở Biển Đông

Hôm thứ Sáu (14/2), Trung Quốc cáo buộc Úc cố tình khiêu khích nước này bằng một cuộc tuần tra hàng hải ở Biển Đông tranh chấp trong tuần này, nói rằng Úc đã phát tán “những câu chuyện sai sự thật”, mặc dù Úc vẫn khẳng định hành động của mình tuân thủ luật pháp quốc tế.Bộ trưởng Quốc phòng Úc cho biết một máy bay phản lực PLA J-16 của Trung Quốc đã thả pháo sáng cách một máy bay RAAF 30m. Vụ việc xảy ra trong bối cảnh quan hệ căng thẳng do các cuộc tương tác giữa hải quân và không quân mà Úc gọi là nguy hiểm.Bình luận hôm thứ Sáu được đưa ra một ngày sau khi Úc cảnh báo về hành động “không an toàn và thiếu chuyên nghiệp” của máy bay phản lực đối với cuộc tuần tra mà họ cho là giám sát thường lệ ở vùng biển quốc tế vào thứ Ba, điều mà Bắc Kinh phản đối.

https://www.voatiengviet.com/a/7974987.html

Mỹ – Nhật lên án những “hành vi khiêu khích” của Trung Quốc ở Biển Đông

Hoa Kỳ và Nhật Bản phản đối mạnh mẽ mọi hành động của Trung Quốc nhằm thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông bằng sức mạnh hay các biện pháp hù dọa. Sau cuộc hội kiến đầu tiên giữa tổng thống Mỹ Donald Trump và thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba hôm qua 07/02/2025 tại Washington, thông cáo của Nhà Trắng nhấn mạnh như trên. Theo thông cáo của phủ tổng thống Mỹ lãnh đạo hai nước nêu đích danh Trung Quốc. Tổng thống Donald Trump và thủ tướng Shigeru Ishiba « khẳng định lại » là Washington và Tokyo « mạnh mẽ chống đối mọi đòi hỏi bất hợp pháp về chủ quyền biển đảo từ phía Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc », phản đối các « chương trình quân sự » và những hoạt động mang tính « hù dọa và khiêu khích » trong vùng Biển Đông. Về tình hình ở eo biển Đài Loan, thông cáo của Nhà Trắng nhấn mạnh đến « tầm mức quan trọng của việc duy trì ổn định và hòa bình » tại khu vực này.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20250208-m%E1%BB%B9-nh%E1%BA%ADt-l%C3%AAn-%C3%A1n-nh%E1%BB%AFng-h%C3%A0nh-vi-khi%C3%AAu-kh%C3%ADch-c%E1%BB%A7a-trung-qu%E1%BB%91c-%E1%BB%9F-bi%E1%BB%83n-%C4%91%C3%B4ng

Cuộc đối đầu Mỹ-Trung trong cuộc chiến giành kênh đào Panama

“Trung Quốc đang vận hành kênh đào Panama. Chúng ta không trao nó cho Trung Quốc mà trao cho Panama, và giờ chúng ta sẽ lấy lại.” Tuyên bố gây sốc này của Tổng Thống Donald Trump trong bài phát biểu nhậm chức đã ngay lập tức gây tranh cãi. Giới quan sát quốc tế đặt câu hỏi về ý đồ thực sự của ông đằng sau phát ngôn hiếu chiến này. Nhiều người cho rằng trong bối cảnh cạnh tranh với Trung Quốc đang là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Mỹ, phát ngôn của ông Trump có thể là dấu hiệu cho thấy một chiến lược đối đầu cứng rắn hơn đang được Washington triển khai.Mới đây, ngày 2 Tháng Hai, Tổng Thống Panama José Raúl Mulino chính thức thông báo Panama sẽ không gia hạn Biên bản ghi nhớ về Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc, một động thái được cho là chịu áp lực không nhỏ từ phía Mỹ. Trước những lời lẽ cứng rắn của ông Trump về kênh đào Panama, càng cho thấy rõ hơn tầm quan trọng chiến lược của tuyến đường thủy huyết mạch này trong cuộc cạnh tranh địa chính trị ngày càng gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc tại khu vực Mỹ Latinh.

https://saigonnhonews.com/thoi-su/van-de-hom-nay/cuoc-doi-dau-my-trung-trong-cuoc-chien-gianh-kenh-dao-panama/

Hội nghị Thượng đỉnh Hành động về Trí tuệ Nhân tạo khai mạc tại Paris

Hàng chục lãnh đạo chính trị và công nghệ của thế giới hôm nay 10/02/ 2025 có mặt tại Paris, Pháp, tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hành động về Trí tuệ Nhân tạo, ngành công nghệ mới mẻ đang làm thay đổi nhiều lĩnh vực của xã hội . Mỗi quốc gia đều đang nỗ lực tận dụng lợi thế từ công nghệ này. Trong số gần 1500 khách dự khai mạc Thượng đỉnh lần thứ ba về Trí tuệ Nhân tạo (AI) tại Grand Palais, Paris hôm nay do Pháp và Ấn Độ đồng chủ trì, có tổng thống Pháp Emmanuel Macron, thủ tướng Ấn Độ  Narendra Modi, thủ tướng Đức, phó tổng thống Mỹ, phó thủ tướng Trung Quốc.Tham dự hội nghị còn có các ông chủ của các công ty công nghệ hàng đầu thế giới như Sam Altman, nhà sáng lập công ty OpenAI  và là người tạo ra công cụ ChatGPT;  Sundar Pichai, tổng giám đốc Google, Dario Amodei, lãnh đạo công ty khởi nghiệp Mỹ Anthropic, cùng đông đảo các chuyên gia trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20250210-h%E1%BB%99i-ngh%E1%BB%8B-th%C6%B0%E1%BB%A3ng-%C4%91%E1%BB%89nh-h%C3%A0nh-%C4%91%E1%BB%99ng-v%E1%BB%81-tr%C3%AD-tu%E1%BB%87-nh%C3%A2n-t%E1%BA%A1o-khai-m%E1%BA%A1c-t%E1%BA%A1i-paris

Không chỉ DeepSeek, kế hoạch công nghệ cao 10 năm của Trung Quốc đang thu trái ngọt

Sự xuất hiện của chatbot AI DeepSeek của Trung Quốc đã gây chấn động thế giới, nhưng đối với những người theo dõi quốc gia này, điều đó không có gì ngạc nhiên.Trung Quốc đã dần nâng cao chuyên môn trong các sản phẩm công nghệ cao, bao gồm cả trí tuệ nhân tạo (AI), trong mười năm qua như một phần của kế hoạch đầy tham vọng có tên “Sản xuất tại Trung Quốc 2025”.Đối với các nhà phân tích, sự thành công của DeepSeek là bằng chứng cho thấy dự án lớn này đã thành công.”Sản xuất tại Trung Quốc 2025″ được chính phủ Trung Quốc công bố vào năm 2015 với sự phô trương rầm rộ.Ý tưởng là biến cụm từ phổ biến được in dưới cùng của hàng triệu món đồ hàng ngày từ một thuật ngữ của sản xuất chất lượng thấp thành một dấu hiệu của sản xuất công nghệ cao, chất lượng cao.Mười ngành công nghệ đã được chọn là các lĩnh vực then chốt mà Trung Quốc có thể thống trị vào năm 2025. AI, điện toán lượng tử, xe điện, năng lượng tái tạo, công nghệ pin đều được đề cập trong các văn bản chi tiết.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c5yvzz07wlzo

Thủ tướng Đức nói EU sẽ hành động ‘trong vòng 1 giờ’ nếu ông Trump áp thuế

Theo Euronews, trong ngày 9/2, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã có cuộc tranh luận trước bầu cử với ứng viên Friedrich Merz của đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (DCU).Trong cuộc tranh luận, ông Scholz đã đưa ra ý kiến về những tuyên bố gần đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump liên quan đế thuế quan và tình hình Trung Đông.”Chiến lược của tôi với Tổng thống Trump là đối thoại thân thiện và thẳng thắn. Tuy vậy, chúng ta với tư cách là EU, đã có sẵn kế hoạch hành động trong vòng 1 giờ nếu Mỹ quyết định áp thuế”, ông Scholz nói.Về vấn đề Trung Đông, Thủ tướng Scholz mô tả đề xuất “tiếp quản Dải Gaza và di dời người Palestine” của ông Trump là “một vụ bê bối”. “Việc di dời cư dân ở Gaza là không thể chấp nhận được, và cũng không phù hợp với luật pháp quốc tế”, ông Scholz cho biết.Thủ tướng Scholz đang trong cuộc đua tiến tới ngày bầu cử Đức 23/2. Cuộc bầu cử diễn ra sau khi Hạ viện Đức bỏ phiếu bất tín nhiệm với ông Scholz vào tháng 12 năm ngoái.Tổng thống Trump mới đây đã tuyên bố sẽ áp thuế 25% đối với tất cả các mặt hàng thép và nhôm nhập khẩu vào nước này. Ông chủ Nhà Trắng cũng phàn nàn về mức thuế 10% của EU đối với ôtô nhập khẩu, cao hơn nhiều so với mức thuế 2,5% của Mỹ

https://vietnamnet.vn/thu-tuong-duc-noi-eu-se-hanh-dong-trong-vong-1-gio-neu-ong-trump-ap-thue-2370051.html

Ngành ô tô Đức lâm khủng hoảng: giải cứu bằng cách nào?

Trong nhiều thập niên, sản xuất ô tô là viên ngọc quý gắn trên vương miện công nghiệp Đức, một biểu tượng hùng mạnh về “kỳ tích kinh tế” thời hậu chiến. Ba đại gia Volkswagen, Mercedes-Benz và BMW từ lâu đã được ca ngợi về hiệu suất, đổi mới và cơ khí chính xác. Nhưng hiện nay, sản xuất ô tô Đức đang gặp khó khăn. Làm sao để đưa ngành này trở lại con đường hồi phục? Khi đến Wolfsburg, bang Hạ Saxony bằng tàu hỏa, điều đầu tiên chào đón du khách chính là nhà máy Volkswagen. Mặt tiền khổng lồ nổi bật logo VW đồ sộ cùng bốn ống khói cao vút, nhà máy sừng sững bên bờ kênh chảy qua thành phố. Khu phức hợp rộng 6,5 km2 này nằm ngay cạnh Autostadt, một công viên chủ đề độc đáo dành riêng cho ô tô và thương hiệu VW – nhà sản xuất ô tô lớn nhất châu Âu. Cách đó không xa là Volkswagen Arena – một sân vận động thể thao.Wolfsburg, phiên bản Detroit của nước Đức vào giữa thế kỷ 20, không chỉ đơn thuần là một thành phố có nhà máy ô tô, mà đúng hơn là nơi đô thị dần hình thành và phát triển xung quanh nhà máy ô tô.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c5yv7eweng4o

 Cách thủ tướng Nhật Bản lấy lòng Donald Trump

Nếu Nhật Bản cần được trấn an rằng họ vẫn là đồng minh và người bạn hàng đầu của Mỹ trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương ngày càng bất ổn, thì họ không chỉ nhận được điều đó mà còn hơn thế nữa.Nhưng điều đáng chú ý về cuộc gặp giữa Trump và Ishiba tại Nhà Trắng lại là những gì không xảy ra.Không giống như hầu hết các động thái gây tranh cãi trong nước và quốc tế của Trump cho đến thời điểm hiện nay, cuộc gặp này không gây tranh cãi cũng không mang tính đối đầu.”Trên truyền hình, ông ấy trông rất đáng sợ,” Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba nói với các phóng viên sau cuộc họp hôm thứ Sáu 7/2.”Nhưng khi tôi gặp ông ấy, ông ấy rất chân thành, rất mạnh mẽ và có ý chí kiên định,” ông nói thêm. Có rất nhiều mối quan hệ ràng buộc giữa Washington và Tokyo. Nhật Bản là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Mỹ trong năm năm liên tiếp, tạo ra hàng ngàn việc làm. Hiện có 54.000 quân nhân Mỹ đóng quân tại Nhật Bản.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cnvqnzrr8ndo

Nhật Bản truy vết đường dây ăn trộm của nhóm người Việt

Cảnh sát Tokyo lần theo dấu vết của một nhóm người Việt trộm hàng từ hiệu thuốc ở Nhật, xác định những nghi phạm cầm đầu đường dây đang ở Hà Nội.Cảnh sát Nhật Bản tháng 11/2024 đồng loạt đột kích các điểm tập kết hàng hóa trộm cắp do nhóm người Việt lập trên toàn quốc, trong đó có các điểm tập kết ở vùng Kanto, Osaka.Các điều tra viên cho biết đây là một phần của đường dây người Việt trộm cắp hàng hóa từ các hiệu thuốc rồi mang đến kho tập kết. Cảnh sát đến nay bắt 11 người là thành viên nhóm này.Đài NHK hồi đầu tuần dẫn lời giới chức điều tra, cho biết đã xác định được vị trí “đại bản doanh” của nhóm này ở Hà Nội thông qua lời khai và phân tích dữ liệu trong smartphone tịch thu được.

https://vnexpress.net/nhat-ban-truy-vet-duong-day-an-trom-cua-nhom-nguoi-viet-4847837.html

Ông Zelenskyy đề nghị hợp tác khoáng sản với ông Trump

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy trưng ra một bản đồ từng một thời là bản đồ mật về các mỏ đất hiếm rộng lớn và các khoáng sản quan trọng khác trong một cuộc phỏng vấn với Reuters vào ngày 7/2, một phần trong nỗ lực thu hút sự quan tâm của Tổng thống Mỹ Donald Trump về một thỏa thuận.Chính quyền Trump đang thúc đẩy nhanh chóng chấm dứt chiến tranh giữa Ukraine và Nga. Ông Trump hôm 3/2 nói rằng ông muốn Ukraine cung cấp đất hiếm và các khoáng sản khác cho Hoa Kỳ để đổi lấy việc hỗ trợ tài chính cho nỗ lực chiến tranh của nước này.“Nếu chúng ta đang nói về một thỏa thuận, thì hãy thực hiện một thỏa thuận, chúng tôi hoàn toàn ủng hộ”, ông Zelenskyy nói, nhấn mạnh rằng Ukraine cần có sự đảm bảo an ninh từ các đồng minh của mình như một phần của bất kỳ giải pháp nào.

https://www.voatiengviet.com/a/ong-zelenskyy-de-nghi-hop-tac-khoang-san-voi-ong-trump/7967284.html

Tổng thống Pháp nói ông Trump nên tập trung đối phó với Trung Quốc

Trả lời phỏng vấn CNN hôm 9/2, ông Macron đã nhắc tới ông Trump, và cho rằng “EU không phải là vấn đề hàng đầu của Tổng thống Mỹ mà là Trung Quốc. Do đó, ông Trump nên tập trung vào vấn đề hàng đầu của mình”. “Châu Âu là đồng minh của Mỹ. Nếu ông muốn châu Âu tham gia thêm vào đầu tư, an ninh và quốc phòng, nếu ông muốn châu Âu phát triển mà theo tôi là có lợi cho Mỹ, thì ông không nên gây hại cho kinh tế châu Âu bằng cách đánh thuế”, Tổng thống Pháp nhắn nhủ tới người đồng cấp Donald Trump.   Cũng theo nhà lãnh đạo Pháp, phát động cuộc chiến thương mại chống lại EU không nên nằm trong những ưu tiên hàng đầu của Washington. Ông Macron nhận định, sự tương tác kinh tế giữa Mỹ và EU là “rất lớn”. “Nếu ngài áp thuế lên nhiều lĩnh vực, chi phí sẽ tăng và gây ra lạm phát ở Mỹ. Đây có phải điều người dân Mỹ muốn không? Tôi không chắc lắm”, Tổng thống Pháp nói thêm.

https://vietnamnet.vn/tong-thong-phap-noi-ong-trump-nen-tap-trung-doi-pho-voi-trung-quoc-2370143.html

New Zealand quan ngại khi Quần đảo Cook xích lại gần Trung Quốc

New Zealand bày tỏ quan ngại khi Thủ tướng Quần đảo Cook Brown chuẩn bị thăm Trung Quốc để ký kết thỏa thuận chiến lược song phương.Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon ngày 10/2 cho biết nước này trông đợi “sự minh bạch và tham vấn” với Quần đảo Cook sau khi Thủ tướng Mark Brown sẽ tới thăm Trung Quốc trong tuần này để tăng cường hợp tác trong phát triển quốc gia, gồm các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng, thương mại và kinh tế. Trong chuyến thăm, Thủ tướng Brown dự kiến ký thỏa thuận đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc. Điều khiến New Zealand quan ngại, bởi nước này đã ký thỏa thuận “hợp tác tự do” với Quần đảo Cook, trong đó New Zealand sẽ cung cấp các khoản hỗ trợ tài chính trị giá 11,3 triệu USD để giúp quốc đảo này phục hồi kinh tế hậu Covid-19, cũng như các hỗ trợ về quốc phòng và ngoại giao.Quần đảo Cook là quốc đảo nằm ở Nam Thái Bình Dương, với dân số hơn 20.000 người và diện tích đất liền 236,7 km2. Nước này gần đây đã tăng cường quan hệ kinh tế và ngoại giao với Trung Quốc.

https://vnexpress.net/new-zealand-quan-ngai-khi-quan-dao-cook-xich-lai-gan-trung-quoc-4847926.html

Hòa bình vẫy gọi

Tổng Thống Mỹ Donald Trump và Tổng Thống Nga Vladimir Putin vừa có cuộc điện đàm dài gần 90 phút.Được biết họ đã thảo luận một loạt vấn đề quan trọng, đặc biệt về xung đột Nga-Ukraine. Trên mạng Truth Social, ông Trump gọi đây là cuộc trao đổi “cực kỳ hiệu quả.” Hẳn ông Trump nói ‘hiệu quả” là vì cuộc điện đàm đã khiến hai bên nhanh chóng đồng ý sớm có những cuộc hòa đàm cho chiến sự Ukraine.Trước đó Thứ Trưởng Ngoại giao Nga Mikhail Galuzin nói rằng Nga vẫn chưa nhận được đề xuất thỏa đáng nào từ Mỹ để khởi động các cuộc đàm phán về xung đột Nga-Ukraine. Vậy có thể hiểu rằng trong cuộc điện đàm 90 phút đó, ông Trump đã đưa ra những đề nghị ‘thỏa đáng” khiến ông Putin đồng ý ngồi vào bàn đàm phán.Nên hiểu chữ “thỏa đáng” như thế nào? Có thể dựa vào lời Tổng Thống Trump và lời của Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Pete Hegseth để trả lời câu hỏi này. Ông Trump nói rằng: “Ukraine muốn lấy lại toàn bộ lãnh thổ là điều không thực tế.” Còn ông Pete Hegseth nói rằng: “Ukraine sẽ không thực tế nếu muốn quay lại đường biên giới trước 2014, và việc Ukraine gia nhập NATO không phải là giải pháp cho xung đột.”

https://saigonnhonews.com/chuyen-dong-chuyen-tay/hoa-binh-vay-goi/

Ông Zelensky nêu khả năng đối thoại trực tiếp với Nga

Tổng thống Ukraine Zelensky nói sẵn sàng đối thoại trực tiếp với Nga sau khi Kiev thống nhất quan điểm với Washington, châu Âu về cách chấm dứt xung đột.”Chúng tôi sẵn sàng đàm phán với Mỹ và các đồng minh. Sau khi thống nhất về lập trường, chúng tôi sẽ đối thoại với người Nga”, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói với báo giới hôm 14/2 tại thành phố Munich của Đức, trước thềm cuộc gặp với Phó tổng thống Mỹ JD Vance bên lề Hội nghị An ninh Munich.Tổng thống Zelensky cuối năm 2022 ký sắc lệnh cấm đàm phán trực tiếp với Nga chừng nào Tổng thống Vladimir Putin còn tại nhiệm. Ngoại trưởng Ukraine Andrey Sibiga hôm 15/1 xác nhận lệnh cấm vẫn còn hiệu lực. Khi được hỏi về cuộc gặp với ông Vance, ông Zelensky nói “tôn trọng quan hệ hợp tác của chúng tôi”, song cảnh báo Mỹ cần phải hiện diện ở châu Âu để chống lại mối đe dọa từ Nga.

https://vnexpress.net/ong-zelensky-neu-kha-nang-doi-thoai-truc-tiep-voi-nga-4849700.html