Mục lục
Đại Thắng Mùa Xuân
Đúng vậy! Nhưng đây không phải là sách của tướng Văn Tiến Dũng xuất bản năm 1976 mà trong đó chương đầu tiên là ca ngợi “Bạo Lực Cách Mạng” để xâm lăng thành công Miền Nam.Đây là cuộc Đại Thắng Mùa Xuân năm 2025 của Putin bằng các kỹ xảo đen như can thiệp vào bầu cử Mỹ, nắm tẩy đối phương, mua chuộc, trồng người, đe dọa ám sát đối phương và thành viên gia đình đối phương, liên minh tỷ phú… Thay vì “bạo lực cách mạng” thì với Mỹ, Putin dùng “Bạo Lực Trên Mạng”.Lợi dụng sự hỗn mang trong giai đoạn đầu của Thời Đại Thông Tin (Information Age), các chính trị gia ma đầu lộng giả thành chân, tràn ngập tin rác để nhận chìm tin thật, tạo hoả mù cho quần chúng không còn phân biệt được giả-chân, kẻ lương thiện bị xem là tội đồ, còn tội đồ thì được làm lãnh đạo.Hôm 18/2 tại Mar-a-Lago, Trump chỉ trích Tổng thống Zelensky, Trump đổ lỗi cho Ukraine về cuộc chiến với Nga sau khi Zelensky phàn nàn về việc bị loại khỏi các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Nga. Trump nói: “Hôm nay tôi nghe nói, ‘ôi, chúng tôi không được mời.’ Chà, các ông đã ở đó ba năm rồi… Các ông không bao giờ nên bắt đầu (cuộc chiến). Các ông có thể đã đạt được một thỏa thuận“.Cựu đại sứ Mỹ ở Nga, ông Michael McFaul cho biết, team Trump đã đề nghị dâng cho Putin (1) lãnh thổ chiếm của Ukraine, (2) không cho Ukraine gia nhập NATO, (3) không có lính Mỹ ở Ukraine, (4) rút quân Mỹ khỏi châu Âu, bao gồm cả các quốc gia tiền tuyến, và (5) nới lỏng các lệnh trừng phạt Nga thời Biden.Team Putin nhượng lại điều gì? – Không nhượng gì cả.(Có người cho rằng, nếu có thì là những vali đầy tiền ở phía sau hậu trường. Đừng quên Trump là tổng thống con buôn).Putin từ chối đưa ra bất kỳ đề xuất nào để đáp lại. Qua đó, nó phản ánh vị thế chiến lược của Nga.
https://baotiengdan.com/2025/02/19/dai-thang-mua-xuan/
Thịnh vượng thật sự cho người dân Việt, một mục tiêu xa vời!
Thủ Tướng Phạm Minh Chính vừa đưa ra quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP – Gross Domestic Product) ở mức 8% vào năm 2025.Đây là chỉ tiêu đầy thách thức, đặc biệt khi so sánh với mục tiêu mà Quốc Hội đề ra trước đó, dao động từ 6.5% đến 7% cho cùng năm. Tuy nhiên, việc tập trung cao độ vào tăng trưởng GDP đặt ra một câu hỏi quan trọng: Liệu GDP, dù là một chỉ số kinh tế quan trọng, có phải là thước đo duy nhất và toàn diện để đánh giá sự thịnh vượng của một quốc gia? Phải chăng, khi GDP tăng trưởng mạnh mẽ, thì nghiễm nhiên mức sống và thu nhập bình quân của mỗi người dân Việt Nam cũng sẽ được cải thiện một cách tương ứng?GDP là chỉ số kinh tế vĩ mô, được xem là “bảng phong thần” của nền kinh tế, là một công cụ chủ yếu để các nhà kinh tế và hoạch định chính sách đánh giá tốc độ tăng trưởng và sức khỏe tổng thể của nền kinh tế. Khi GDP tăng trưởng dương, được hiểu là nền kinh tế đang phát triển, sản xuất và tiêu dùng đều tăng lên, tạo ra nhiều của cải hơn cho xã hội. Ngược lại, khi GDP suy giảm hoặc tăng trưởng chậm lại, là dấu hiệu cảnh báo về những khó khăn kinh tế, thậm chí là nguy cơ suy thoái.Việt Nam, một quốc gia đang phát triển, mức thu nhập bình quân và chất lượng cuộc sống của người dân Việt hiện nay vẫn còn ở mức tương đối thấp so với nhiều quốc gia trên thế giới. Tăng trưởng kinh tế cao được kỳ vọng sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn, giúp người dân có thu nhập cao hơn, từ đó cải thiện đời sống vật chất và nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhấn mạnh là, dù GDP là một chỉ số vô cùng hữu ích và cần thiết, nhưng trong lĩnh vực thống kê kinh tế và đánh giá sự thịnh vượng, tăng trưởng GDP không phải là tất cả. Nó không phải là chỉ số duy nhất, càng không phải là thước đo hoàn hảo để phản ánh toàn diện sự thịnh vượng, hạnh phúc và mức độ hài lòng của người dân một quốc gia.
Bóng tối dân chủ che phủ kỷ nguyên ‘Rạng rỡ Việt Nam’
Thay vì kiến tạo một diễn đàn khai phóng để thảo luận về tương lai dân tộc, một bộ phận dư luận bị cuốn vào những tranh cãi chính trị xa lạ, mắc kẹt trong những câu chuyện giải trí phù phiếm.Trong khi đó, luận điệu chính thống vẫn vọng vang rằng vận mệnh quốc gia đã có Đảng và Nhà nước dẫn dắt, định hình. Đảng CSVN, sau gần một thế kỷ kiến tạo mô hình xã hội chủ nghĩa chưa hoàn thiện, nay tiếp tục vẽ nên một viễn cảnh tươi sáng bởi Tổng Bí Thư Tô Lâm, với mỹ từ “Rạng rỡ Việt Nam.” Tuy nhiên, chính trong cái viễn cảnh được tô vẽ bởi hệ thống cầm quyền hiện tại, bóng tối của sự trấn áp dân chủ lại bao trùm, đe dọa phủ nhận mọi ánh sáng tiến bộ.Từ góc nhìn người dân, thời kỳ mới này vẫn không thoát khỏi lối mòn “Đảng lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối,” một nguyên tắc cốt lõi của thể chế chính trị này. Tuyên bố của nhân vật được mệnh danh “nhà cải cách” Tô Lâm về “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới” cùng khẩu hiệu “Đổi mới phương thức lãnh đạo, đảm bảo Đảng là ‘người cầm lái vĩ đại’” không khỏi gieo vào lòng dân sự hoài nghi sâu sắc về bất kỳ đổi thay thực chất nào về dân chủ.Bài viết “Rạng rỡ Việt Nam” gần đây càng minh chứng cho sự cố thủ mô hình chính trị hiện hành chuyên chế độc đảng. Những kỳ vọng về một sự chuyển biến thể chế dân chủ, dù nhỏ bé đến đâu, dưới triều đại Tô Lâm và sự thống trị của cơ chế này, càng chìm vào bóng tối, bị cái tương lai xán lạn hứa hẹn che phủ bằng lớp sương mù tuyên truyền.
https://saigonnhonews.com/thoi-su/viet-nam/bong-toi-dan-chu-che-phu-ky-nguyen-rang-ro-viet-nam/
Nhóm lợi ích của ông Tô Lâm gồm những ai?
Ông Tô Lâm kể từ khi nắm ghế Chủ tịch nước rồi Tổng Bí thư vào tháng 8 năm 2024 đến nay đã công du nhiều nước và tham gia nhiều sự kiện quan trọng. Tháp tùng cùng ông luôn luôn có một số gương mặt thân quen. Những cái tên có thể kể đến như Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình, Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang, Chủ tịch Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hoàng Xuân Chiến, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Hoài Trung, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc – Đỗ Văn Chiến và Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng.Chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Tô Lâm trên cương vị Chủ tịch nước diễn ra vào ngày 11/7/2024, khi ông thăm chính thức Lào và Campuchia. Cùng đi trong chuyến công du này có các ông Lương Tam Quang và Đỗ Văn Chiến.Ngay khi chính thức là Tổng Bí thư đảng cộng sản Việt Nam, vào ngày 18/8/2024, ông Tô Lâm đã lên đường thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc. Tháp tùng ông gồm các nhân vật Nguyễn Duy Ngọc, Lương Tam Quang, Đỗ Văn Chiến, Lê Minh Hưng và Lê Hoài Trung.Một tháng sau đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và phu nhân Ngô Phương Ly đã đi Mỹ để tham dự các sự kiện của Liên Hợp Quốc, một số sự kiện tại Mỹ và thăm cấp nhà nước Cuba từ ngày 22-27/9. Đi cùng ông trong chuyến đi này, có rất nhiều cái tên quen thuộc như Nguyễn Hòa Bình, Nguyễn Duy Ngọc, Lê Hoài Trung…Theo giáo sư Carlyle Thayer, một chuyên gia nghiên cứu chính trị Việt Nam, thì ông Tô Lâm đã hình thành được cho mình một “nhóm lợi ích” riêng, với các thành viên đại diện cho những cơ quan quyền lực nhất của hệ thống chính trị.
https://www.rfa.org/vietnamese/thoi-su/2025/02/21/to-lam-xay-dung-noi-cac-rieng/
Sáp nhập tỉnh thành có ảnh hưởng đến cơ cấu ủy viên trung ương Đảng?
Sau khi sắp xếp bộ máy của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, cũng như các chính quyền địa phương, Đảng lại tính đến vấn đề sáp nhập tỉnh thành.Buổi sáng 19/2, Quốc hội kết thúc kỳ họp bất thường lần thứ 9 về vấn đề tinh gọn bộ máy. Buổi chiều hôm đó, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú xuất hiện trên truyền thông trong vai trò người ký ban hành Kết luận số 126-KL/TW của Bộ Chính trị – Ban Bí thư, yêu cầu nghiên cứu bỏ cấp huyện và sáp nhập một số tỉnh thành và bỏ cơ quan cấp huyện.Một lần nữa, bộ máy chính quyền địa phương lại đứng trước sự thay đổi lớn.Đổi mới và sắp xếp bộ máy theo hướng tinh gọn đã được Đảng đưa ra từ tháng 10/2017 theo Nghị quyết 18, tuy nhiên kể từ khi ông Tô Lâm lên làm Tổng Bí thư thay ông Nguyễn Phú Trọng, vấn đề này được đẩy lên một tầm cao mới với tên gọi cuộc “cách mạng tinh gọn”.Ngay sau khi sắp xếp bộ máy của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, cũng như các chính quyền địa phương, Đảng bắt tay vào vấn đề sáp nhập tỉnh thành và bỏ cơ quan trung gian cấp huyện.Con số 63 tỉnh thành hiện tại sắp tới sẽ giảm đáng kể khi Đảng tiếp tục tinh gọn bộ máy. Điều này liệu có ảnh hưởng đến cơ cấu số lượng ủy viên trung ương Đảng khi Đại hội 14 sẽ được tổ chức vào đầu năm tới
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c05mjvj79l0o
Nếu Trump nghĩ rằng có thể kéo Nga về phía Mỹ và tách rời khỏi Trung Quốc, nhiều khả năng Trump đã lầm
Những năm 70 của thế kỷ XX, Tổng thống Nixon của Hoa Kỳ đã thành công trong việc kéo Trung Quốc tách khỏi Liên Xô để đổi lấy việc được mở cửa làm ăn buôn bán hội nhập với phương Tây, dẫn đến Liên Xô thì sụp đổ còn Trung Quốc thì trở thành cường quốc kinh tế thứ hai của thế giới, và các mặt khác thì cũng nằm trong top 5, top 10 như hiện nay. Còn các nước nhỏ phải trả giá nặng nề cho cú bắt tay lịch sử này là VNCH, nhẹ hơn, là Đài Loan.Nhưng bây giờ, nếu chính phủ của Tổng thống Trump nghĩ rằng nếu “cứu” Putin, cứu nước Nga bằng một thỏa thuận ngừng bắn hoàn toàn có lợi cho Nga, kể cả sau đó dỡ bỏ dần một số biện pháp cấm vận về ngân hàng, năng lượng… khiến cho nền kinh tế đang vô cùng khó khăn của Nga sẽ hồi phục trở lại với hy vọng lôi kéo Nga về phía mình chống lại Trung Quốc hoặc chí ít Nga cũng đứng ở giữa, là sai lầm. Hơn ai hết, Putin hiểu sự chia rẽ trong xã hội và nền chính trị Mỹ khiến cho Tổng thống sau lên lại thay đổi 180 độ chính sách ngoại giao của Tổng thống tiền nhiệm (trước khi Trump xuất hiện, điều này không hoàn toàn như vậy, chính sách ngoại giao của Mỹ thường là nhất quán, bất chấp Tổng thống thuộc đảng Dân chủ hay Cộng hòa), và Trump chỉ ngồi ở ghế Tổng thống Mỹ 4 năm nữa; trong khi nền chính trị của Trung Quốc thì “ổn định”, nhất quán hơn nhiều và nếu Tập không chết bất đắc kỳ tử, Tập sẽ còn là Chủ tịch Trung Quốc nhiều năm tới. Putin chẳng dại gì đánh đổi mối quan hệ với Trung Quốc để đứng về phía Mỹ. Vả lại, thật tình mà nói, sau tất cả cách ứng xử của Trump với Canada, Mexico, châu Âu và Ukraine thì còn nước nào muốn làm bạn bè, đồng minh thực sự với Mỹ nữa?Cũng giống như với Kim Jong Un trước đây, trong khi các đời Tổng thống Mỹ trước đó chẳng ai thèm đối thoại ngang hàng với Bắc Hàn thì Trump đã nâng Kim Jong Un lên ngang hàng, ra sức ve vãn với hy vọng Kim Jong Un sẽ rời xa vòng tay Bắc Kinh và từ bỏ vũ khí hạt nhân, nhưng Kim Jong Un đâu có dại. Cuộc trình diễn phô trương ầm ỹ cuối cùng hoàn toàn thất bại. Trước mắt, Putin chỉ nhân món quà “thỏa thuận kết thúc chiến tranh” (tạm thời) mà Trump cho để hồi phục lại nền kinh tế, xây dựng lại lực lượng, chuẩn bị phương án lâu dài là tiếp tục cuộc chiến với Ukraine, với các nước khác ở châu Âu mà thôi.
Biển Đông: Trung Quốc phản đối Việt Nam bồi đắp, mở rộng “tiền đồn” ở quần đảo Trường Sa
Hôm nay, 19/02/2025, bộ Ngoại Giao Trung Quốc lên tiếng phản đối các hoạt động xây dựng của Việt Nam tại khu vực tranh chấp ở Biển Đông. Từ năm 2022, Việt Nam được cho là đã mở rộng, bồi đắp đảo nhân tạo, tăng 10 lần diện tích một rạn san hô ở quần đảo Trường Sa.
Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Quách Gia Khôn (Guo Jiakun), trong một cuộc họp báo, được Reuters trích dẫn, khẳng định rằng Bãi Thuyền Chài (Barque Canada Reef) thuộc lãnh thổ của Trung Quốc, và nhắc lại rằng “Bắc Kinh luôn phản đối bất cứ hành động chiếm đóng bất hợp pháp nào tại các đảo và bãi cạn trong khu vực này”. Không chỉ Trung Quốc, Việt Nam, mà một số nước khác trong khu vực cũng tuyên bố chủ quyền tại quần đảo Trường Sa (Spratly Islands).Tuyên bố của Bắc Kinh được đưa ra sau khi một nghiên cứu của bộ Tài Nguyên Trung Quốc và Đại học Hải Dương Quảng Đông, công bố hôm 13/02, đăng tải các hình ảnh vệ tinh cho thấy Việt Nam đã tăng cường cải tạo Bãi Thuyền Chài, “nạo vét một con kênh rộng 299 mét, với độ sâu khoảng 11 mét, đủ không gian để cho các tàu chiến lớn đi vào”, theo trích dẫn từ báo mạng South China Morning Post.Nghiên cứu chỉ ra rằng “bến cảng đã được hình thành vào năm 2024”, “các dự án cải tạo đất của Việt Nam, cùng việc xây dựng kênh, bến cảng, đã định hình lại toàn bộ bãi cạn mà Trung Quốc gọi là Bạch Giáo” (Bai Jiao). Theo hình ảnh từ vệ tinh, “các tàu nạo vét của Việt Nam đổ một lượng cát khổng lồ mỗi ngày” để bồi đắp rạn san hô này.Bãi Thuyền Chài (Barque Canada Reef) do Việt Nam kiểm soát từ những năm 1980. Theo báo cáo từ tổ chức Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải (CSIS), đây là bãi cạn có địa hình lớn nhất tại Trường Sa hiện, là “tiền đồn duy nhất của Việt Nam cho đến nay”, có khả năng là “một đường băng dài 3.000 mét” đã được xây dưng, (giống như những đường băng mà Trung Quốc xây dựng ở Đá Chữ Thập hay Đá Vành Khăn), “cho phép các máy bay vận tải, giám sát hoặc máy bay ném bom quân sự lớn hơn cất cánh và hạ cánh”.
Tổng thống Đức: “Quan hệ đối tác và liên minh đều đáng giá
Lời người dịch: Trong vài tuần lễ gần đây, tình hình thế giới rất căng thẳng. Điều đáng lưu ý là, sự căng thẳng mới này không nằm trong quan hệ giữa Hoa Kỳ với các nước độc tài Nga và Trung Quốc, nhưng lại từ các nền dân chủ giữa Mỹ và Âu châu. Cao điểm mới nhất đã diễn ra tại Hội nghị An ninh quốc tế ở Munich từ ngày 14 đến ngày 16-2-2025. Tại đây, Mỹ cùng các đồng minh ở Âu châu thay vì tập trung thảo luận vấn đề nóng bỏng nhất từ ba năm qua là, làm sao sớm chấm dứt chiến tranh xâm lược Ukraine của nhà độc tài Nga Putin đang đe dọa trực tiếp an ninh và hòa bình ở Âu châu, nhưng tân Phó Tổng thống Mỹ JD Vance lại công khai chỉ trích Âu châu.Ông Vance nói rằng, hiện nay Âu châu không bị đe dọa từ Nga và Trung Quốc, mà từ chính các chủ trương độc tài ở nhiều nước Âu châu! Vance còn chỉ trích công khai chính phủ Đức và các chính đảng dân chủ ở Đức đã chống lại đảng AFD (Đảng Lựa chọn cho Đức) và chính ông còn gặp chủ tịch đảng này! Đây là một đảng mới rất cực hữu, mị dân, bài ngoại và chủ trương bạo lực. Vi thế đa số người dân và các chính đảng dân chủ ở Đức không muốn sự tái sinh một chế độ độc tài kiểu Hitler.Thái độ chống lại các đồng minh chính và muốn đi đêm với Putin thể hiện rất rõ suốt trong gần một tháng qua, kể từ khi Trump trở lại tòa Bạch ốc ngày 20-1-2025. Các tuyên bố muốn sáp nhập Canada vào Hoa Kỳ, giành lại kênh đào Panama và đảo Greenland của Đan Mạch, rút lui khỏi WTO, WHO, Ủy ban Nhân quyền LHQ, chấm dứt hoạt động của USAID… và đơn phương tăng thuế quan với cả các nước đồng minh chính.Trong thế giới đa cực hiện nay, các chính sách này của Trump không khác gì một người tự cột tay, cột chân. Tự mình phá hủy các phương tiện và khả năng hành động bảo vệ cho chính bản thân, nhưng lại tạo lợi thế cho các chế độ độc tài. Như thế có còn là người bình thường không? Một chính quyền như vậy liệu còn có đồng minh và đối tác tin cậy không? Trong khi đó, các chính sách nội trị của Trump trong các tuần qua cho thấy, ông đang đạp lên Hiến pháp Mỹ, coi thường các định chế dân chủ và những giá trị xã hội cao quý của Hoa Kỳ. Ông đang cai trị như một thủ lãnh độc tài thời vua chúa mấy thế kỷ trước! Nhưng ông Trump lại vỗ ngực kiêu ngạo nói, đó là những hành động thông minh!
https://baotiengdan.com/2025/02/18/tong-thong-duc-quan-he-doi-tac-va-lien-minh-deu-dang-gia/
Nhà báo Huy Đức sẽ ra toà vào ngày 27/2
Nhà báo Trương Huy San (bút danh Huy Đức) – người nổi tiếng với tác phẩm Bên Thắng Cuộc về lịch sử Việt Nam thời hậu chiến – sẽ phải hầu toà tại Hà Nội vào ngày 27/2 tới đây với cáo buộc tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 Bộ luật Hình sự.Truyền thông Nhà nước vào ngày 21/2 cho biết, TAND TP.Hà Nội sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm nhà báo Huy Đức (61 tuổi) sau hơn tám tháng tạm giam kể từ ngày ông bị bắt là ngày 7/6/2024.Truyền thông Nhà nước dẫn cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao đối với nhà báo Huy Đức viết rằng: “trong thời gian từ năm 2015 đến 2024, bị cáo Trương Huy San đã tự thu thập thông tin, tài liệu, soạn thảo và đăng trên Facebook cá nhân “Truong Huy San (Osin Huy Duc)” nhiều bài viết, trong đó có 13 bài viết có nội dung xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.”Cáo trạng cũng xác định “bài viết này có số lượng tương tác, bình luận, chia sẻ lớn, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội, nên cần thiết xử lý theo quy định pháp luật.”Thông tin về phiên xử nhà báo nổi tiếng, người từng làm việc và cộng tác với nhiều báo Nhà nước, được công bố sau khoảng hơn một tuần Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao hoàn tất cáo trạng truy tố ông theo Điều 331 – một điều luật đã bị quốc tế lên án là mù mờ và thường được dùng để kết án những người dám lên tiếng chỉ trích Đảng Cộng sản và Chính phủ.Việc bắt giữ nhà báo Huy Đức đã vấp phải chỉ trích từ quốc tế. Các tổ chức nhân quyền thế giới bao gồm Human Rights Watch (HRW), Phóng viên Không Biên giới (RSF), và các học giả thế giới đã lên tiếng kêu gọi Hà Nội phóng thích cho ông.
https://www.rfa.org/vietnamese/chinh-tri/2025/02/21/nha-bao-huy-duc-ra-toa-ngay-27-thang-2/
Lãnh án về tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân
Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa tuyên phạt 2 bị cáo cùng về tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân. Cụ thể, bị cáo Hồ Văn Việt (sinh năm 1975, trú tỉnh Quảng Nam) 3 năm tù; bị cáo Đặng Minh Dũng (sinh năm 1979, trú TP. Cam Ranh) 2 năm tù. Ngoài ra, mỗi bị cáo còn bị phạt quản chế 2 năm sau khi chấp hành xong hình phạt tù.Theo hồ sơ và lời khai tại tòa, năm 2021, Dũng đi du lịch tại tỉnh Quảng Nam thì quen biết Việt. Sau đó, do từng gặp một số mâu thuẫn trong cuộc sống, cả hai thường xuyên gọi điện, nhắn tin qua điện thoại, mạng xã hội zalo, trao đổi tư tưởng thù hận, bất mãn với chính quyền và bàn bạc về việc tìm mua vũ khí để tấn công lực lượng cảnh sát giao thông nhằm thay đổi chế độ.Tháng 9 năm 2023, hai bị cáo đi Gia Lai gặp bạn nhằm tìm mua súng nhưng không mua được. Sau đó hai bị cáo tiếp tục bàn bạc tìm mua súng từ những nguồn khác, đồng thời lên kế hoạch tấn công các trạm cảnh sát giao thông. Âm mưu và hành vi vi phạm của 2 đối tượng đã bị Cơ quan Công an kịp thời phát hiện, bắt giữ.Tháng 10 năm 2024 Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Khánh Hòa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Hồ Văn Việt và Đặng Minh Dũng để điều tra về tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân.
Đường Trump đi: Giải Nobel Hòa Bình
Trump là người nhỏ nhen, ích kỷ, hẹp hòi, thù dai, thù vặt, tánh ganh tỵ, so đo, nhất là với Obama.Trong nhiệm kỳ đầu tiên Trump cố gắng tìm một giải Nobel Hòa Bình để cho bằng với Obama nhưng không được.Trong nhiệm kỳ này Trump nhất quyết phải làm sao cho có được nó. Để được nó thì cái kế hoạch của ông ta là, bằng mọi giá phải có một hòa ước ở Ukraine, cho dù hòa ước đó nó có tệ cho Ukraine như thế nào.Trump chính thức không muốn giúp Ukraine nữa và Âu Châu (EU) phải tự lo cho vấn đề an ninh của mình. Mỹ sẽ cùng với Nga áp đặt một giải pháp hòa bình cho Ukraine mà không có EU. Đây là kế hoạch tệ hại nhất cho Ukraine nhưng có thể ông vẫn được giải Nobel.Giải pháp này ngoài việc thiệt hại cho Ukraine nó cũng gây nhiều thiệt hại cho EU bởi vì Nga được thế sẽ không ngừng ở Ukraine, mà sẽ tấn công những quốc gia khác, khi Mỹ đã nói rõ rằng EU phải tự lo vì Mỹ cần dành ưu tiên của mình cho những vấn đề khác như biên giới Mỹ và chống Trung Quốc.Những ngày họp vừa qua ở Munich là gáo nước lạnh tạt vào mặt EU. Họ thức tỉnh! Lâu nay họ dựa vào Nga cho dầu khí và dựa vào Mỹ cho quốc phòng thì bây giờ hai nguồn này đều chấm dứt. Thế là EU phải tự lo cho mình và cho Ukraine.Lo lắng việc Mỹ deal với Nga trên đầu EU nên Tổng thống Macron sẽ chủ trì một cuộc họp với các nhà lãnh đạo EU vào ngày 17/2 để thảo luận về tình hình ở Ukraine. Cuộc họp sẽ bao gồm Pháp, Anh, Đức, Ba Lan, Ý, Tây Ban Nha và Đan Mạch, đại diện của các nước Baltic và Scandinavia.Nếu không muốn giải pháp tệ hại của Trump và Putin thì EU phải cho ra một giải pháp hòa bình khác tốt hơn để thay thế. Và dĩ nhiên giải pháp này đòi hỏi EU phải khạc ra tiền và binh sĩ.
https://baotiengdan.com/2025/02/17/duong-trump-di-giai-nobel-hoa-binh/
Ông Trần Đình Triển kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm, nói mình “không phạm tội”
Sau hơn một tháng bị Tòa án nhân dân Hà Nội tuyên án ba năm tù về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ…” theo Điều 331 Bộ luật Hình sự, luật sư Trần Đình Triển (nguyên phó chủ nhiệm đoàn luật sư Hà Nội) đã nộp đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm, khẳng định mình “không phạm tội”Tờ VnExpress trong ngày 15/2 đăng luật sư Ngô Anh Tuấn (một trong tám người bào chữa cho ông Triển) cho biết thông tin trên. Còn theo tờ Tiền Phong phát hành cùng ngày, nội dung trong đơn kháng cáo, ông Triển thừa nhận đăng tải bài viết có nội dung bình luận về hệ thống Tòa án và lãnh đạo Tòa án tối cao nhưng cho rằng, hành vi của mình không phạm tội. Cùng với đó, nội dung đơn cũng đề nghị tòa cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm. Trước đó (hôm 10/1), ngay sau khi Tòa Hà Nội tuyên ông Triển ba năm tù giam, một luật sư (không muốn nêu danh tính) trong số các luật sư đăng ký bào chữa cho ông Triển đã nói với RFA rằng: “Bản án không phù hợp, sẽ kháng cáo”.Một luật sư khác ở Hà Nội đề nghị được ẩn danh cũng viết trong tin nhắn gửi RFA rằng: “Cá nhân tôi cho rằng luật sư Trần Đình Triển vô tội, ông ấy phải chịu một bản án chính trị không phải một bản án hình sự. Ngay sau khi phiên tòa sơ thẩm kết thúc, ông Josef Benedict – nhà nghiên cứu của tổ chức CIVICUS khu vực Châu Á Thái Bình Dương nhận xét với RFA rằng, bản án ba năm tù đối với ông Triển ngay từ những ngày đầu năm cho thấy “năm 2025 sẽ không có gì khác biệt đối với các nhà hoạt động và những người chỉ trích dưới chế độ này”.
https://www.rfa.org/vietnamese/trong-nuoc/2025/02/16/tran-dinh-trien-khang-an/
HÔM NAY LÀ UKRAINE,NGÀY MAI LÀ AI?
Sai lầm lớn nhất của người Ukraine là quá tin vào cái gọi là tình cảm anh em giữa hai dân tộc cùng một gốc Slave, và từng là anh em môi hở răng lạnh.Bất cứ ở đâu đều có một phản đề: người dân và nhà cai trị, cầm quyền không phải lúc nào cũng là một. Đó là lý do xảy ra cuộc chiến huynh đệ tương tàn giữa Ukraine và Nga hiện nay. Putin không hề coi Ukraine là anh em mà coi đất nước Ukraine là con mồi. Với bầy sói thì con mồi luôn là con mồi. Tài nghệ của con sói thâm độc là khả năng dụ mồi. Việt Nam và Trung Quốc cũng vậy, mối tình anh em môi hở răng lạnh đã làm VN mất cảnh giác. Đầu tiên là cuộc chiến Hoàng Sa, rồi chiến tranh Biên giới Tây Nam và cái gì phải đến đã đến – cuộc chiến xâm lược ngày 17.2.1979. Và chắc chắn sẽ không dừng ở đó. Đầu tiên Ukraine bị dụ giải trừ vũ khí hạt nhân để đổi lấy các bảo trợ an ninh và đầu tư kinh tế. Và đây chính là sự nhẹ dạ, sai lầm chiến lược nhất của Ukraine vì đã chấp nhận buông bỏ áo giáp thép bảo vệ mình.Khi Ukraine mất quyền tự chủ quyết định nhất, cũng là thế mạnh nhất của riêng mình để phòng thủ cho mình thì sẽ trở thành con mồi ngon cho con sói Nga.Việt Nam cũng bị dẫn dụ vào những mớ lý thuyết cùng tôn thờ một chủ nghĩa với những ràng buộc hoà hoãn nào đó.Nhà ngoại giao Nguyễn Trung cho biết, ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch cùng nhóm các nhà hoạch định chiến lược cho rằng, phải xác định rõ quốc gia nào luôn đe doạ an ninh lãnh thổ và Biển Đông của VN. Nếu bị đe doạ thì cái gì là áo giáp thép để bảo vệ VN. Nhà ngoại giao Nguyễn Trung khi đó là đại sứ VN ở Thái Lan cho biết, ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch cho rằng áo giáp thép ấy chính là quân cảng Cam Ranh. Ngoại trưởng đề xuất sớm bình thường quan hệ với Mỹ và cho Mỹ thuê quân cảng này khi Nga đã rút lui, thì vì quyền lợi của Mỹ bảo vệ tuyến đường thuỷ quan trọng này sống còn với kinh tế Mỹ, sẽ không cho phép bất cứ ai biến Biển Đông thành ao nhà riêng của chúng.Nhận thức quá rõ lực cản này không khác Nga nhận thức quá rõ về vũ khí hạt nhân của Ukraine, Trung Quốc đã tung các củ cà rốt và các áp lực buộc chiến lược Cam Ranh bị vô hiệu hoá.
https://boxitvn.blogspot.com/2025/02/nhan-su-kien-1721979.html#more
Tăng nhập hàng Mỹ, vận động hành lang : Việt Nam tháo gỡ nguy cơ đánh thuế của TT Trump
Ngày 13/02/2025, tổng thống Mỹ Donald Trump ký kế hoạch thuế nhập khẩu đối ứng : tăng thuế quan phù hợp với mức thuế mà các nước khác áp dụng đối với hàng nhập khẩu Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Mỹ để ngỏ khả năng điều chỉnh mức thuế này cho từng quốc gia nhằm tiến hành các cuộc đàm phán mới. Ba ngày trước đó là sắc lệnh áp thuế 25% đối với toàn bộ nhôm, thép nhập khẩu vào Mỹ. Cả hai biện pháp này đều tác động lớn đến Việt Nam. Ngày 14/02, Việt Nam khẳng định sẽ nhập khẩu thêm nông sản của Mỹ và sẵn sàng thảo luận với Washington để tránh các chính sách thuế quan mới mà ông Trump đưa ra. Việt Nam từng bị tổng thống Donald Trump chỉ đích danh là “học sinh tồi” trong nhiệm kỳ đầu. Ông sẽ không hài lòng về thâm hụt thương mại của Mỹ với Việt Nam lên đến hơn 116 tỉ đô la trong năm 2024. Theo Reuters, Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc, Mêhicô về quy mô mất cân bằng thương mại với Mỹ.Theo thống kê hải quan Mỹ, được ông Đỗ Ngọc Hưng, tham tán thương mại, trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Mỹ, trích dẫn khi trả lời truyền thông trong nước, năm 2024 Việt Nam xuất khẩu khoảng 983 triệu đô la thép và sản phẩm thép, tăng gần 159% so với năm 2023 ; mặt hàng nhôm có kim ngạch là 479 triệu đô la, tăng 9,5%.Mặt hàng nhôm và thép của Việt Nam đang chịu mức thuế lần lượt là 10% và 25% mà Mỹ áp dụng từ năm 2018 với hầu hết các nước. Cho dù Mỹ áp dụng thuế 25% với toàn bộ hàng nhập khẩu, sản phẩm thép Việt Nam vẫn có cơ hội tiếp tục xuất khẩu khi năng lực của các nhà sản xuất thép, nhôm của Mỹ chưa thể đáp ứng ngay và Mỹ vẫn cần nhập khẩu thép từ 12-15% và nhôm từ 40-45%. Dù vậy, theo ông Đỗ Ngọc Hưng, “biên độ lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ giảm xuống”.
AfD và người Việt ở Berlin: Biểu tình tại Trung tâm Đồng Xuân ở Lichtenberg
Berlin taz | Nhận thức của công chúng về Trung tâm Đồng Xuân ở Lichtenberg rất khác nhau. Cho tới nay, chợ châu Á lớn nhất của Đức vẫn chưa liên quan gì với đảng AfD.Hôm thứ Bảy, AfD đã mời mọi người đến tham dự sự kiện vận động tranh cử tại trung tâm này. Beatrix von Storch, người muốn giành được phiếu bầu cử trực tiếp tại Lichtenberg, đã mang theo quân tiếp viện: Anna Nguyen, người đại diện cho đảng AfD tại quốc hội tiểu bang Hessen, có cha mẹ đến Đức với tư cách là người tị nạn từ Việt Nam, cũng đã đi cùng.Việc này không tránh khỏi sự phản đối. Khoảng 250 thanh niên, chủ yếu là người gốc Việt, đã đến tham dự sự kiện phản đối trong cơn bão tuyết. Huong Nguyen, một chuyên gia tư vấn quan hệ công chúng sinh ra ở Đức, cho biết: “Chúng tôi chỉ biết về sự kiện này vào thứ Ba và nhanh chóng tổ chức cuộc phản đối”. Cô [Huong] cho biết, thế hệ người Đức gốc Việt thứ hai mong muốn không từ bỏ không gian cho đảng AfD tại Trung tâm Đồng Xuân. Trong số đó có những người chưa bao giờ tham gia biểu tình.Tuy nhiên, đại diện của thế hệ cha mẹ, tức là những người Việt Nam di cư từ Việt Nam và những người điều hành các nhà hàng và cửa hàng ở Trung tâm Đồng Xuân, chỉ là một số ít trong số những người biểu tình. Các nhóm Đảng Xanh Lá Cây, Cánh Tả và Antifa đã tham gia cuộc biểu tình. Các biểu ngữ bằng tiếng Đức và tiếng Việt được giương cao để phản đối đảng AfD, đặc biệt chống lại nghị sĩ bang Hessen, người mà những người biểu tình từ chối quyền được lên tiếng thay mặt cho cộng đồng. “Những người họ NGUYEN thực thụ không bao giờ bỏ phiếu cho những kẻ phát xít”, một biểu ngữ viết, ám chỉ đến cái họ phổ biến của người Việt Nam là Nguyễn, mà vị nghị sĩ Hessen này cũng mang.
Việt Nam vào top 19 điểm đến lý tưởng của khách Mỹ năm 2025
Theo tạp chí Condé Nast Traveler, Việt Nam là một trong những điểm đến du lịch tiết kiệm nhất cho du khách Mỹ trong năm 2025. Mới đây, tờ Condé Nast Traveler của Mỹ đã công bố 19 địa điểm du lịch giá rẻ năm 2025. Đáng chú ý, Việt Nam là một trong những quốc gia tại khu vực Đông Nam Á được liệt kê trong danh sách.Theo tạp chí này, đồng Việt Nam (VND) có giá trị thấp hơn đáng kể so với đồng USD, giúp du khách Mỹ có thể chi tiêu thoải mái với mức giá thấp hơn so với ở Mỹ hoặc các điểm đến đắt đỏ khác.Đồ ăn đường phố Việt Nam với các món như phở, bánh mì, bún chả… chỉ có giá từ 1 – 3 USD (25.000 – 50.000 đồng). Tại các thành phố lớn như Hà Nội và TPHCM, du khách có thể tìm thấy khách sạn tầm trung với giá chỉ từ 20 – 50 USD/đêm (500.000 – 1,2 triệu đồng). Nếu chọn homestay hoặc hostel, giá sẽ còn thấp hơn.Taxi công nghệ hoặc xe buýt công cộng giúp du khách đi lại với chi phí thấp, chỉ từ 1 – 5 USD (25.000 – 120.000 đồng) cho mỗi chuyến đi trong thành phố.Bên cạnh đó, Việt Nam sở hữu nhiều cảnh đẹp từ vùng núi phía Bắc như Sa Pa, Hà Giang đến các bãi biển tuyệt vời như Phú Quốc, Đà Nẵng, Nha Trang. Các hoạt động như trekking, đi thuyền trên vịnh Hạ Long hay lặn biển ở Côn Đảo đều có giá rẻ hơn nhiều so với các nước khác trong khu vực.
Việt Nam liệt BPSOS vào danh sách ‘tổ chức khủng bố’
Ngày 14/2, Bộ Công an Việt Nam tuyên bố tổ chức Ủy ban Cứu Người Vượt biển (BPSOS) là “tổ chức khủng bố” và cáo buộc rằng nhóm phi lợi nhuận này ở Mỹ đã lợi dụng hoạt động để giúp nhiều tổ chức hoặc cá nhân “chống phá Việt Nam”. Ngược lại, BPSOS nhanh chóng lên án động thái này của chính quyền Việt Nam.“BPSOS hoạt động dưới danh nghĩa ‘cứu trợ người tị nạn’ nhưng thực chất là lợi dụng hoạt động này để móc nối, trợ giúp các tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động chống phá Việt Nam, trong đó có số đối tượng tham gia tổ chức ‘Người Thượng vì công lý – MSFJ’ – tổ chức đã tiến hành vụ khủng bố ngày 11/6/2023 tại Đắk Lắk”, báo Công An Nhân Dân của Bộ Công loan tin hôm 14/2.Truyền thông Việt Nam dẫn thông cáo của Bộ Công an cáo buộc rằng người đứng đầu của BPSOS, ông Nguyễn Đình Thắng, giám đốc điều hành của tổ chức này, và một số thành viên khác đã hỗ trợ kinh phí, hướng dẫn, chỉ đạo các thành viên của MSFJ như ông Y Quynh Bdap, Y Phik Hdok hoạt động.Ngoài ra, Bộ Công an còn cáo buộc rằng BPSOS tiếp tục hỗ trợ tiền, bố trí nơi ở để Y Quynh Bdap lẩn trốn tại Thái Lan và sau đó khi ông Y Quynh bị bắt, BPSOS đã nỗ lực tìm cách bảo vệ, không để tòa án Thái Lan ra phán quyết trục xuất Y Quynh về Việt Nam.
https://www.voatiengviet.com/a/viet-nam-liet-bpsos-vao-danh-sach-to-chuc-khung-bo-/7975922.html
Liệu Châu Âu có thể đương đầu với Nga trong cuộc chiến Ukraine?
Nếu không có Mỹ “chống lưng” liệu các quốc gia Châu Âu có thể đương đầu với Nga trong cuộc chiến Ukraine hay không? Một bài viết trên BBC News Tiếng Việt hôm kia “Châu Âu có thể tự phòng vệ nếu không có Mỹ?“, các chuyên gia có đặt vấn đề về khả năng này.Theo tôi, điều đáng lo không phải là Mỹ sẽ tuyên bố “trung lập” đứng ngoài cuộc chiến. Tức là Mỹ sẽ chấm dứt mọi viện trợ quân sự và kinh tế cho Ukraine. Khả năng kinh tế và quốc phòng của các quốc gia Châu Âu có thể lấp đầy khoảng trống do Mỹ để lại.Điều nên lo, thứ nhứt, là TT Trump sẽ “bình thường hóa ngoại giao” với Nga. Tức là những lịnh trừng phạt của Mỹ áp đặt lên Nga có khả năng sẽ được gỡ bỏ. Hệ quả, khi không còn rào cản kinh tế hay những cấm vận được giải tỏa trên những phụ tùng điện tử tinh vi. Chắc chắn kinh tế Nga sẽ sớm phục hồi. Nền kỹ nghệ quốc phòng Nga được củng cố để đẩy mạnh sản xuất vũ khí. Thời điểm hiện tại mức sản xuất của Nga là 100 xe tăng một tháng. Tức là quân đội Nga có khả năng mở rộng cuộc chiến qua các quốc gia thuộc Liên Xô cũ như Baltic hay các quốc gia có biên giới liền kề như Ba Lan, Phần Lan v. v…
https://baotiengdan.com/2025/02/20/lieu-chau-au-co-the-duong-dau-voi-nga-trong-cuoc-chien-ukraine/
Tỷ lệ ủng hộ ông Trump sụt giảm trong ‘kỳ trăng mật’
Những cuộc thăm dò dư luận mới cho thấy tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Trump đang giảm liên tiếp, dù ông đang trong “kỳ trăng mật” từ khi nhậm chức.Các tổng thống Mỹ thường trải qua vài tháng đầu nhiệm kỳ đầy ngọt ngào với tỷ lệ ủng hộ được duy trì ở mức cao, thường được gọi là “kỳ trăng mật”, trước khi các vấn đề địa chính trị nảy sinh, nỗi thất vọng của cử tri tăng lên và mức độ tán thành với công việc của họ suy giảm. Các cuộc thăm dò do Gallup tiến hành từ sau Thế chiến II đến nay đều cho thấy người Mỹ thường rộng lượng hơn với tổng thống trong “kỳ trăng mật” này.Tổng thống Barack Obama bắt đầu nhiệm kỳ với tỷ lệ ủng hộ 75% và duy trì ở mức cao trong vài tháng đầu tiên. Tỷ lệ ủng hộ ông Joe Biden trong thời gian đầu nhiệm kỳ là 56% và duy trì ở ngưỡng này đến tháng 6/2021, thời điểm Mỹ sắp rút quân khỏi Afghanistan. Mức độ ủng hộ ông Biden suy giảm nhanh chóng sau quyết định rút quân “thảm họa” vào tháng 8/2021 cũng như nhiều vấn đề về kinh tế và chia rẽ đảng phái.Khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức ngày 20/1, tỷ lệ ủng hộ dành cho ông vào khoảng 50%, với nhiều người Mỹ kỳ vọng các chính sách của ông sẽ giúp cuộc sống của họ thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn.
https://vnexpress.net/ty-le-ung-ho-ong-trump-sut-giam-trong-ky-trang-mat-vnepre-4852149.html
Mỹ từ chối đồng bảo trợ dự thảo nghị quyết LHQ ủng hộ Ukraine
Hoa Kỳ từ chối đồng bảo trợ cho dự thảo nghị quyết của Liên hiệp quốc đánh dấu ba năm kể từ khi Moscow xâm lược Ukraine, trong đó ủng hộ toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine và một lần nữa yêu cầu Nga rút quân, ba nguồn tin ngoại giao nói với Reuters.Washington cũng phản đối một cụm từ trong tuyên bố mà Nhóm Bảy quốc gia dự kiến ban hành vào tuần tới, trong đó lên án hành động xâm lược của Nga, hai nguồn tin khác nói với Reuters.Việc Hoa Kỳ từ chối đồng ý với ngôn ngữ mà Liên hiệp quốc và G7 thường dùng kể từ tháng 2 năm 2022 diễn ra trong bối cảnh rạn nứt ngày càng gia tăng giữa Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.Ông Trump đang cố gắng nhanh chóng chấm dứt chiến tranh ở Ukraine và đã cử một nhóm đến đàm phán với Nga trong tuần này tại Ả Rập Xê Út mà không có sự tham gia của Kyiv.
Châu Âu có thể tự phòng vệ nếu không có Mỹ?
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth tuyên bố các nước châu Âu phải gánh phần lớn chi phí bảo vệ Ukraine trước cuộc xâm lược của Nga trong chuyến công du quốc tế đầu tiên kể từ khi nhậm chức – nhưng điều đó có ý nghĩa gì đối với châu Âu?Nhận định của Hegseth được đưa ra trong bối cảnh các phái đoàn Nga và Mỹ đang đàm phán tại Ả Rập Xê Út, cho thấy chiến lược của Trump trong việc chấm dứt chiến tranh ở Ukraine có thể như thế nào.Viễn cảnh châu Âu ngày càng phải tự chịu trách nhiệm về an ninh của mình cũng được Phó Tổng thống Mỹ JD Vance nhắc lại tại Hội nghị An ninh Munich vào thứ Sáu 14/2, khi ông nhấn mạnh rằng châu Âu phải “nỗ lực mạnh mẽ để tự bảo vệ mình”.Sự thay đổi đáng kể này trong lập trường của Mỹ đã khiến các nhà lãnh đạo châu Âu lo ngại, dẫn đến một cuộc họp khẩn cấp tại Paris vào ngày 17/2 để thảo luận về cuộc xung đột và an ninh của châu lục. Điều đó đặt ra câu hỏi: Châu Âu phụ thuộc vào Mỹ đến mức nào về an ninh, và liệu châu Âu có thể tự đứng vững hay không?
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c62z3np58g7o
Ukraine và châu Âu ‘sẽ tham gia đàm phán hòa bình’ khi Mỹ cân nhắc động cơ của Putin
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio hôm 16/2 cho biết Ukraine và châu Âu sẽ là một phần của bất kỳ “cuộc đàm phán thực sự” nào nhằm chấm dứt chiến tranh của Moscow, hàm ý rằng các cuộc đàm phán của Hoa Kỳ với Nga trong tuần này là cơ hội để xem Tổng thống Nga Vladimir Putin nghiêm túc như thế nào về vấn đề hòa bình, theo Reuters.Quan chức đầu ngành ngoại giao của Hoa Kỳ đã làm nhẹ mối lo ngại của châu Âu về việc bị loại khỏi các cuộc đàm phán ban đầu giữa Nga và Hoa Kỳ dự kiến diễn ra tại Ả Rập Xê Út trong những ngày tới. Trong một cuộc phỏng vấn với CBS, ông Rubio cho biết quá trình đàm phán vẫn chưa thực sự bắt đầu và nếu các cuộc đàm phán tiến triển, Ukraine và các nước châu Âu khác sẽ được tham gia.Trước đó vào Chủ nhật (16/2), Reuters đưa tin rằng giới chức Hoa Kỳ đã trao cho giới chức châu Âu một bảng câu hỏi, trong đó có câu hỏi về số lượng quân mà họ có thể đóng góp để thực thi thỏa thuận hòa bình giữa Ukraine và Nga. “Tổng thống Trump đã trao đổi với ông Vladimir Putin vào tuần trước, và trong đó, Vladimir Putin đã bày tỏ sự quan tâm của mình đối với hòa bình, và tổng thống bày tỏ mong muốn thấy cuộc xung đột này kết thúc theo cách bền vững và bảo vệ được chủ quyền của Ukraine,” ông Rubio nói trên chương trình Gặp gỡ báo chí của CBS.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c79d933r07go
Ai Cập nói Gaza nên được tái thiết mà không cần phải di dời người Palestine
Tổng thống Ai Cập hôm thứ Tư (19/2) kêu gọi cộng đồng quốc tế thông qua một kế hoạch tái thiết Gaza, nơi đã bị chiến tranh tàn phá, mà không cần phải di dời người Palestine, sau một đề xuất của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump khiến người Ả Rập tức giận về tầm nhìn của ông đối với vùng đất này.“Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cộng đồng quốc tế thông qua một kế hoạch tái thiết dải Gaza mà không cần phải di dời người Palestine. Tôi nhắc lại, không cần phải di dời người Palestine khỏi vùng đất của họ”, Tổng thống Abdel Fattah al-Sisi phát biểu tại một cuộc họp báo với thủ tướng Tây Ban Nha tại Madrid.Ông Trump đã đề xuất một kế hoạch tái thiết vùng đất nhỏ bé này thành một khu nghỉ dưỡng bãi biển quốc tế sau khi tái định cư cư dân Palestine. Ông kêu gọi Jordan và Ai Cập tiếp nhận người Palestine.
https://www.voatiengviet.com/a/7980508.html
Nga hưởng lợi lớn nhờ chính sách mới của ông Trump?
Những tuyên bố gần đây của Phó Tổng thống J.D. Vance và Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth đã làm dấy lên lo ngại ở phương Tây rằng chính quyền của ông Trump có thể điều chỉnh chính sách theo hướng xa rời châu Âu và xích lại gần NgaTheo các chuyên gia, sự thay đổi này có thể mang lại lợi ích to lớn cho Tổng thống Nga Vladimir Putin, giúp ông đạt được tham vọng tái định hình cán cân quyền lực tại châu Âu, báo Mỹ New York Times (NYT) phân tích.Tại Hội nghị An ninh Munich năm 2007, ông Putin từng chỉ trích ảnh hưởng của Mỹ đối với châu Âu và kêu gọi thiết lập một trật tự an ninh mới có lợi cho Moscow. Khi đó, lời kêu gọi này không được đáp ứng. Tuy nhiên, gần hai thập kỷ sau, tại chính hội nghị này, các quan chức hàng đầu của chính quyền ông Trump đã gửi đi một thông điệp khác hẳn. Đó là ông Putin có thể tìm thấy một chính phủ Mỹ sẵn sàng hiện thực hóa tham vọng của Nga.
Ông Zelensky cáo buộc ông Trump ‘thông tin sai lệch, che đậy cho Nga’
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cáo buộc Tổng thống Mỹ Donald Trump lặp lại thông tin sai lệch, một ngày sau khi ông Trump đổ lỗi cho Kiev châm ngòi xung đột với Nga.Bình luận sau các cuộc đàm phán cấp cao Nga – Mỹ ở thủ đô Riyadh của Ảrập Xêút hôm 18/2, ông Trump đã chỉ trích Tổng thống Ukraine Zelensky vì “bắt đầu cuộc xung đột” với Nga. Lãnh đạo Nhà Trắng cũng cho rằng Ukraine nên tổ chức một cuộc bầu cử mới vì tỷ lệ ủng hộ dành cho ông Zelensky hiện chỉ còn khoảng 4%.Phát biểu trước các phóng viên tại Kiev hôm nay (19/2), ông Zelensky đã chỉ trích Mỹ đưa Nga thoát khỏi sự cô lập toàn cầu thông qua việc tổ chức đối thoại song phương tại Riyadh. Ông cũng lên tiếng bác bỏ một số tuyên bố “vô căn cứ” do ông Trump đưa ra một ngày trước đó.CNN dẫn lời Tổng thống Ukraine nhấn mạnh
Ông Zelensky muốn chiến sự kết thúc trong năm nay
Tổng thống Zelensky nói muốn nhận được sự đảm bảo an ninh vững chắc từ các đối tác phương Tây để chấm dứt chiến sự với Nga trong năm 2025.”Ukraine muốn có sự đảm bảo an ninh trong năm nay, vì chúng tôi muốn chấm dứt chiến sự trong năm 2025″, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói trong cuộc họp báo tại Kiev ngày 19/2.Ông cũng cho rằng chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã giúp Tổng thống Nga Vladimir Putin chấm dứt ba năm “bị phương Tây cô lập” bằng cuộc điện đàm và đàm phán tại Arab Saudi. “Tất cả những điều này không có tác động tích cực nào đến Ukraine”, ông nói thêm.Đề cập việc Tổng thống Trump nói tỷ lệ ủng hộ lãnh đạo Ukraine chỉ ở mức 4% và kêu gọi nước này tổ chức cuộc bầu cử mới, ông Zelensky cho rằng người đứng đầu Nhà Trắng đang sống trong “không gian thông tin sai lệch” của Nga, cáo buộc Moskva đánh lừa ông Trump.
https://vnexpress.net/ong-zelensky-muon-chien-su-ket-thuc-trong-nam-nay-4851624.html
Nga và Mỹ nhất trí bổ nhiệm các nhà đàm phán về hồ sơ Ukraina
Trong cuộc hội đàm tại Riyad ngày 18/02/2025, Nga và Mỹ nhất trí lập một « cơ chế tham vấn » để giải quyết các tranh chấp giữa hai bên và sẽ chỉ định các nhà đàm phán để chấm dứt cuộc chiến tranh tại Ukraina. Tổng thống Mỹ Donald Trump tỏ tin tưởng vào khả năng đạt thỏa thuận với Matxcơva. Chính quyền của tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 18/02 cho biết đã đồng ý tổ chức các cuộc đàm phán tiếp theo với Nga về việc chấm dứt chiến tranh ở Ukraina, sau cuộc họp đầu tiên không có sự tham gia của Kiev.Trong cuộc họp kéo dài bốn tiếng rưỡi diễn ra tại thủ đô Ả Rập Xê Út, ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio tỏ « tin tưởng » rằng Nga muốn tham gia vào « tiến trình nghiêm túc » để chấm dứt chiến tranh. Ngoại trưởng Mỹ cũng cho biết hai bên sẽ thành lập các nhóm đàm phán cấp cao, tiếp tục các cuộc đối thoại nhằm chấm dứt xung đột.Về phần mình, lãnh đạo ngoại giao Nga, Serguei Lavrov đánh giá phía Mỹ đã bắt đầu « hiểu rõ hơn » lập trường của Matxcơva. Tại hội nghị ở Riyad, Nga khẳng định lập trường cứng rắn không chấp nhận NATO kết nạp Ukraina. Từ trước cuộc đàm phán hôm qua 18/02, Nga vẫn nhấn mạnh việc giải quyết cuộc chiến tranh tại Ukraina gắn liền với vấn đề tái tổ chức cấu trúc an ninh châu Âu.
Tổng thống Zelensky tuyên bố không công nhận kết quả thượng đỉnh Mỹ-Nga
Trang tin Kyiv Independent ngày 17/2 cho biết, Tổng thống Volodymyr Zelensky mới đây đã tuyên bố: “Kiev sẽ không chấp nhận bất kỳ kết quả đàm phán hòa bình nào mà Ukraine không tham gia”.Bình luận của ông Zelensky được đưa ra trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin chuẩn bị có cuộc gặp thượng đỉnh ở Ảrập Xêút, nhằm thảo luận về phương án kết thúc xung đột.”Chúng tôi có một vị trí hiển nhiên tại bàn đàm phán, vì cuộc xung đột đang xảy ra trực tiếp tại Ukraine. Ukraine sẽ không bao giờ công nhận một thỏa thuận mà mình không tham gia.Chúng tôi biết ơn tất cả sự ủng hộ của Mỹ, nhưng không một nhà lãnh đạo nào có thể đạt được thỏa thuận với Nga mà không có ý kiến của Kiev. Sau cùng, đây là vấn đề xoay quanh Ukraine”, ông Zelensky cho biết..
Châu Âu họp khẩn cấp để đối phó với nguy cơ bị gạt ra bên lề trong hồ sơ Ukraina
Theo lời mời của tổng thống Pháp Emmanuel Macron, hơn một chục lãnh đạo các nước thuộc Liên Hiệp Châu Âu (EU) và NATO họp khẩn cấp tại Paris, hôm nay, ngày 17/02/2025, bàn về an ninh châu Âu và phản ứng chung trước việc Mỹ muốn nhanh chóng giải quyết hồ sơ Ukraina và nguy cơ châu Âu bị gạt ra khỏi bàn đàm phán. Tối hôm qua, một cố vấn của tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho hãng tin AFP biết là « do hồ sơ Ukraina đang được đẩy nhanh và do những phát biểu của các lãnh đạo Mỹ, châu Âu cần phải có nhiều hành động hơn, tốt hơn, và thống nhất vì an ninh chung của châu lục ». Vị cố vấn này cũng nhấn mạnh rằng các sáng kiến của Hoa Kỳ « là một cơ hội, và có thể cho phép đẩy nhanh việc chấm dứt chiến tranh ở Ukraina, nhưng châu Âu vẫn cần đạt được một thỏa thuận và xem xét trong những điều kiện nào thì có thể chấm dứt chiến tranh ». Cuộc họp « không chính thức » diễn ra vào 16 giờ chiều nay, theo giờ địa phương, do tổng thống Pháp chủ trì, với sự hiện diện của lãnh đạo chính phủ Đức, Anh, Ý, Ba Lan, Tây Ban Nha, Hà Lan, Đan Mạch và chủ tịch Hội đồng Châu Âu, cũng như tổng thư ký khối Liên Minh Bắc Đại Tây Dương NATO.
Đòn bẩy của châu Âu trong tiến trình đàm phán về Ukraine
Châu Âu đang cố gắng tìm chỗ đứng trong tiến trình đàm phán chấm dứt xung đột Ukraine và họ có thể có một số đòn bẩy để mặc cả.Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 19/2 dự kiến tổ chức cuộc họp khẩn cấp mới về xung đột Ukraine với lãnh đạo 15 quốc gia châu Âu. Mục tiêu của ông Macron là tìm kiếm phản ứng đồng bộ của châu Âu với “mối đe dọa hiện hữu” từ Nga sau những thay đổi chính sách gây sốc của Mỹ.Tổng thống Mỹ Donald Trump tuần trước khiến đồng minh châu Âu sửng sốt khi điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin và tuyên bố bắt đầu tiến trình đàm phán chấm dứt xung đột Ukraine “ngay lập tức”. Ông Trump trước đó không thông báo hay tham vấn với Ukraine hay các đồng minh châu Âu, thậm chí loại họ ra khỏi cuộc họp cấp cao đầu tiên giữa Nga và Mỹ về xung đột Ukraine tại Arab Saudi ngày 18/2
https://vnexpress.net/don-bay-cua-chau-au-trong-tien-trinh-dam-phan-ve-ukraine-4851626.html
Ngoại trưởng Rubio: Những ngày tới sẽ cho thấy Putin có nghiêm túc về hòa bình ở Ukraine hay không
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio hôm 16/2 nói rằng vài ngày tới sẽ quyết định mức độ nghiêm túc của Tổng thống Nga Vladimir Putin đối với hòa bình ở Ukraine, khi các quan chức Hoa Kỳ bay đến Ả Rập Xê Út để họp với các quan chức Nga.Nhà ngoại giao hàng đầu của Hoa Kỳ cũng giảm nhẹ mối lo ngại của châu Âu về việc bị loại khỏi các cuộc đàm phán ban đầu giữa Nga và Hoa Kỳ, và nói trong một cuộc phỏng vấn với kênh CBS rằng quá trình đàm phán sâu rộng vẫn chưa thực sự bắt đầu.Trước đó hôm 16/2, Reuters đưa tin rằng các quan chức Hoa Kỳ đã đưa cho các quan chức châu Âu một bảng câu hỏi, trong đó có câu hỏi về số lượng quân mà họ có thể đóng góp để thực thi thỏa thuận hòa bình. Nhưng không có đồng minh châu Âu nào được mời đến Ả Rập Xê Út, nơi các quan chức Nga và Hoa Kỳ dự kiến sẽ bắt đầu các cuộc đàm phán vào đầu tuần tới về việc chấm dứt chiến tranh Ukraine.
https://www.voatiengviet.com/a/7977025.html
Israel tuyên bố hạ chỉ huy Hamas ở Lebanon
Quân đội Israel tuyên bố hạ sát một chỉ huy Hamas trong cuộc không kích ở miền nam Lebanon, cáo buộc người này lên kế hoạch tấn công Tel Aviv.”Mohammed Shahine đã bị tiêu diệt sau khi lên kế hoạch tấn công khủng bố từ lãnh thổ Lebanon nhằm vào công dân Israel”, quân đội Israel ra tuyên bố ngày 17/2, thêm rằng chỉ huy Hamas này bị giết trong cuộc không kích ở khu vực Sidon, miền nam Lebanon.Quân đội Israel cáo buộc ông Shahine đóng vai trò cung cấp thông tin quan trọng và chịu trách nhiệm cho các cuộc tấn công, phóng rocket từ Lebanon nhằm vào dân thường Israel. Họ cho rằng Iran đã “chỉ đạo và tài trợ” kế hoạch tấn công của Shahine.Cuộc tập kích của Israel diễn ra một ngày trước khi lệnh ngừng bắn của nước này với lực lượng Hezbollah ở Lebanon hết hiệu lực. Thỏa thuận ngừng bắn của hai bên trước đó được gia hạn tới ngày 18/2.Tổng thống Lebanon Joseph Aoun đã kêu gọi các bên bảo trợ thỏa thuận ngừng bắn gây sức ép buộc Israel rút quân khỏi miền nam Lebanon trước hạn chót ngày 18/2.
https://vnexpress.net/israel-tuyen-bo-ha-chi-huy-hamas-o-lebanon-4850683.html
Nhóm nghị sĩ đảng Cộng hòa đề xuất Mỹ rút khỏi Liên Hợp Quốc
Theo RT, Mỹ là thành viên sáng lập của Liên Hợp Quốc (LHQ), giữ một ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an – cơ quan có nhiệm vụ giải quyết xung đột và gìn giữ hòa bình. Trụ sở của LHQ đặt tại thành phố New York của Mỹ. Thượng nghị sĩ Mike Lee và Marsha Blackburn, Rick Scott hôm 20/2 đã đưa ra một dự luật kêu gọi cắt đứt quan hệ với LHQ. Một dự luật tương tự cũng được hạ nghị sĩ Mike Rogers và Chip Roy trình ở Hạ viện. Nếu được ban hành, luật này sẽ phá bỏ khuôn khổ pháp lý chi phối sự tham gia của Mỹ vào LHQ, dừng mọi đóng góp tài chính, cấm Mỹ tham gia vào các sứ mệnh gìn giữ hòa bình của LHQ và cắt đứt quan hệ với nhiều cơ quan của tổ chức quốc tế này. Đề xuất bao gồm các điều kiện nghiêm ngặt cho bất kỳ sự tham gia nào trong tương lai.Nghị sĩ Lee cũng bày tỏ sự phản đối với “séc trắng”, vốn cho phép dùng tiền thuế của người dân Mỹ cho các sáng kiến đi ngược lại với các giá trị Mỹ.Đề xuất mới tiếp tục mang tiêu đề và các điều khoản của dự luật mà ông Lee từng đưa ra vào tháng 12/2023. Các nỗ lực lập pháp nhằm rút Mỹ khỏi LHQ đã có từ ít nhất năm 1997, khi nghị sĩ Ron Paul ủng hộ các biện pháp tương tự.
https://vietnamnet.vn/nhom-nghi-si-dang-cong-hoa-de-xuat-my-rut-khoi-lien-hop-quoc-2373797.html