Seite auswählen

Mục lục

Việt Nam phản ứng thế nào trước thuế quan của Mỹ?

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump vừa mới công bố mức thuế quan 46% áp đặt lên hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, biến Việt Nam trở thành một trong những nước bị đánh thuế nặng nề nhất thế giới.Việt Nam có nền kinh tế phụ thuộc phần lớn vào thương mại, kim ngạch xuất-nhập khẩu tương đương với 165% GDP vào năm 2024 theo số liệu của WTO, trong đó Hoa Kỳ đóng vai trò là thị trường xuất khẩu lớn nhất của hàng hóa Việt Nam, chiếm khoảng một phần ba. Việc phải hứng chịu mức thuế cao lên đến 46% đã tạo ra chấn động không chỉ với nền kinh tế Việt Nam, mà còn khiến giới lãnh đạo chính trị phải hành động ngay lập tức. Mức thuế quan mà chính quyền của Tổng thống Donald Trump áp đặt lên Việt Nam được công bố lúc 16h ngày 2 tháng 4 giờ miền đông Hoa Kỳ, lúc đó ở Việt Nam đang là 3h sáng ngày 3 tháng 4. 9h sáng ngày 3 tháng 4, thị trường chứng khoán Việt Nam mở cửa và chứng kiến làn sóng bán tháo chưa từng có trong lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam. Tới cuối ngày, VN-Index, sàn chứng khoán lớn nhất Việt Nam giảm 88 điểm, tương đương 6,68%. Theo CafeF, một tờ báo tài chính, 500.000 tỷ vốn hóa toàn thị trường đã bốc hơi. Báo VnExpress gọi đây là “phiên giao dịch khốc liệt nhất trong lịch sử“.Mạng xã hội tràn ngập hình ảnh biểu đồ thị trường chứng khoán Việt Nam, với hình “cây nến” biểu chưng cho sự lao dốc thẳng đứng của thị trường. Ngay trong sáng ngày 3 tháng 4 Thủ tướng Phạm Minh Chính đã triệu tập cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành nhằm đánh giá tình hình. Phát biểu trong cuộc họp ông Chính nói “Việt Nam muốn Mỹ có chính sách phù hợp hơn với quan hệ tốt đẹp giữa hai nước”. Việt Nam và Hoa Kỳ đã thiết lập mối quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện từ tháng 9 năm 2023.

https://www.rfa.org/vietnamese/trong-nuoc/2025/04/03/my-hoa-ky-trump-danh-thue-viet-nam/

Mức thuế vô lý của Tổng thống Trump sẽ gây ra thảm họa kinh tế

Nếu bạn không phát hiện ra nước Mỹ đang bị “các quốc gia gần xa cướp bóc, trấn lột, và hãm hiếp” hoặc bị từ chối một cách tàn nhẫn “quyền được thịnh vượng”, thì xin chúc mừng: Bạn đã nắm bắt thực tế chặt chẽ hơn cả tổng thống Mỹ. Thật khó để biết điều nào đáng lo ngại hơn: Rằng nhà lãnh đạo của thế giới tự do có thể phun ra cả mớ những lời nói vô nghĩa về nền kinh tế thành công và được ngưỡng mộ nhất của mình. Hay thực tế là vào ngày 2 tháng 4, bị ảo tưởng của mình thúc đẩy, Donald Trump đã tuyên bố lần phá vỡ lớn nhất trong chính sách thương mại của Mỹ trong hơn một thế kỷ — và ông đã phạm phải sai lầm kinh tế sâu sắc, có hại và không cần thiết nhất trong kỷ nguyên hiện đại.Phát biểu tại Vườn Hồng của Nhà Trắng, tổng thống Mỹ đã công bố mức thuế quan “đối ứng” mới đối với hầu hết các đối tác thương mại của Mỹ. Sẽ có mức thuế 34% đối với Trung Quốc, 27% đối với Ấn Độ, 24% đối với Nhật Bản và 20% đối với Liên minh Châu Âu. Nhiều nền kinh tế nhỏ phải đối mặt với mức thuế dao động; tất cả các mục tiêu đều phải đối mặt với mức thuế ít nhất là 10%. Bao gồm cả các mức thuế hiện có, tổng mức thuế đối với Trung Quốc hiện sẽ là 65%. Canada và Mexico được miễn thuế bổ sung và các mức thuế mới sẽ không được thêm vào các biện pháp dành riêng cho ngành, chẳng hạn như mức thuế 25% đối với ô tô hoặc mức thuế đã hứa đối với chất bán dẫn. Nhưng mức thuế tổng quan của Mỹ sẽ tăng vọt so với mức trong thời kỳ Đại suy thoái kể từ thế kỷ 19.Ông Trump gọi đó là một trong những ngày quan trọng nhất trong lịch sử Mỹ. Ông gần như đã đúng. “Ngày giải phóng” của ông báo hiệu sự từ bỏ hoàn toàn trật tự thương mại thế giới của Mỹ và chấp nhận chủ nghĩa bảo hộ. Câu hỏi đối với các quốc gia đang choáng váng vì hành động phá hoại vô nghĩa của vị tổng thống Mỹ là làm thế nào để hạn chế thiệt hại.

https://baotiengdan.com/2025/04/04/muc-thue-vo-ly-cua-tong-thong-trump-se-gay-ra-tham-hoa-kinh-te/

Đòn thuế của ông Trump gây thương tổn cho các ngành hàng nào của Việt Nam?

Mức thuế 46% mà Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố áp lên Việt Nam dự kiến sẽ gây tổn thương nặng nề cho không chỉ cho nhiều ngành hàng xuất khẩu của nước này mà cho cả các tập đoàn sản xuất đặt nhà máy tại Việt Nam. Thị trường chứng khoán Việt Nam phản ứng một cách tiêu cực khi có phiên giao dịch khốc liệt nhất trong lịch sử với việc chỉ số VN-Index mất 88 điểm, với 517 mã cổ phiếu giảm, trong đó 263 mã kịch sàn vào ngày 3/4.Mở cửa phiên giao dịch hôm nay, 4/4, trong 30 phút đầu, thị trường tiếp tục đà rơi tự do, với mức giảm 67 điểm.Trước đó, thị trường Mỹ cũng có các phiên đỏ lửa, giảm mạnh nhất trong vòng 5 năm qua khi hàng loạt các chỉ số như DOW, NASDAQ và S&P500 chứng kiến các phiên giảm rất mạnh, phản ứng với mức thuế mới được công bố vào “Ngày Giải phóng” của ông Trump.Mỹ là thị trường xuất khẩu đầu tiên của Việt Nam đạt quy mô trăm tỷ đô la vào năm 2022.Theo số liệu thống kê của Tổng Cục hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Mỹ trong hai tháng đầu năm 2025 đạt hơn 19,5 tỷ USD, tăng 16,3%, tương đương tăng 2,77 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Riêng thị trường Mỹ chiếm 30,43% xuất khẩu của Việt Nam.Mỹ cũng là thị trường lớn nhất hầu hết hàng hóa chủ lực của Việt Nam, đặc biệt là các nhóm hàng có kim ngạch lớn nhất, sử dụng nhiều lao động nhất như máy vi tính, điện thoại, máy móc, dệt may, giày dép…

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cp34n24wwd1o

Đề nghị kỷ luật ông Trương Hòa Bình và màn ra mắt của tướng Nguyễn Duy Ngọc

Ngay sau khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật ông Trương Hòa Bình, Bộ Chính trị đã đề nghị Trung ương Đảng xem xét mức kỷ luật. Ông Trương Hòa Bình, cựu Ủy viên Bộ Chính trị, gây chú ý vì ông đã từng bị Bộ Chính trị cảnh cáo vào ngày 13/12/2024. Lần này, khả năng ông sẽ bị kỷ luật ở mức cao hơn.Hồi cuối năm 2024, cùng bị mức cảnh cáo như ông Bình là ông Nguyễn Xuân Phúc, cựu Chủ tịch nước. Cũng thời gian đó, bà Trương Thị Mai bị “khiển trách”, mức thấp nhất trong 4 thang kỷ luật của Đảng. Hồi tháng 12/2024, việc ông Bình, ông Phúc và bà Mai bị kỷ luật chỉ được công khai khi Bộ Chính trị quyết định trong khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKT TW), khi đó do ông Trần Cẩm Tú làm chủ nhiệm, không thông báo rộng rãi trên các phương tiện truyền thông.Lần này, ông Trương Hòa Bình, dưới thời chủ nhiệm mới của UBKT TW là ông Nguyễn Duy Ngọc, đã bị công khai đề nghị kỷ luật dù mới chỉ ba tháng trước đó ông ông đã bị cảnh cáo.Liệu ông Bình có thể đối mặt với hình thức kỷ luật nặng hơn?Thông báo mới nhất của UBKT TW về việc đề nghị kỷ luật ông Trương Hòa Bình có những chi tiết cho thấy mức độ vi phạm của ông nghiêm trọng hơn nhiều thông báo của Bộ Chính trị khi đưa ra hình thức kỷ luật cảnh cáo vào tháng 12/2024. Cụ thể, bên cạnh điểm chung là ông Bình đã “vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương” thì UBKT TW lần này đã nhấn mạnh ông đã “gây hậu quả rất nghiêm trọng, dư luận xấu, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước, đến mức phải thi hành kỷ luật.”

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c9w8l55ey90o

Mưu đồ sáp nhập Phú Quốc, Côn Đảo, Trường Sa thành đặc khu

Việc sắp xếp lại bộ máy hành chính lần này lại là cái cớ để CSVN tiếp tục thực hiện mưu đồ giao đất cho Trung Quốc thuê 99 năm.Mạng xã hội vừa lộ ra một văn bản có chữ ký của thường trực Ban Bí Thư Trần Cẩm Tú về chủ trương tổ chức chính quyền địa phương của Bộ Chính Trị. Theo đó, các đảo sẽ được sắp xếp thành đặc khu để bảo đảm không còn khái niệm cấp huyện như hiện nay.Cùng thời điểm, Bộ Nội Vụ cũng vừa trình Quốc Hội dự thảo Luật Tổ Chức Chính Quyền Địa Phương (sửa đổi). Trong đó có đề xuất tổ chức lại các đơn vị hành chính địa phương 2 cấp (gồm cấp tỉnh và cấp cơ sở, không tổ chức cấp huyện), hình thành các đơn vị hành chính cấp cơ sở gồm xã, phường và đặc khu ở hải đảo, bỏ thị trấn.Như vậy, các huyện đảo như Phú Quốc, Côn Đảo, Hoàng Sa, Trường Sa sẽ trở thành xã đảo, hoặc đặc khu sau khi sắp xếp lại các đơn vị hành chính. Điều này khiến dư luận lo ngại về việc mất chủ quyền quốc gia vào tay Trung Quốc sau khi sắp xếp lại bộ máy. Hoàng Sa không được nhắc tới. Trên thực tế, quần đảo Hoàng Sa đang do Trung Cộng kiểm soát, CSVN không có thực quyền tại quần đảo này.Sở dĩ nêu thẳng tên Trung Quốc trong việc cho thuê đặc khu là vì cũng ngay thời điểm nhạy cảm này, ngày 19 Tháng Ba, Phó Thủ Tướng Nguyễn Chí Dũng bay sang Thâm Quyến để làm việc với đối tác Trung Quốc thúc đẩy hợp tác phát triển đặc khu kinh tế. Không thể có sự trùng hợp như vậy, khi mà CSVN đang chuẩn bị biến các đảo thành đặc khu, rồi phó thủ tướng CSVN lại bay sang Trung Quốc kêu gọi hợp tác phát triển đặc khu. Rõ ràng rằng CSVN đang có ý đồ biến các đảo của Việt Nam như Phú Quốc, Côn Đảo, thậm chí là Trường Sa, thành đặc khu và cho Trung Cộng thuê lại, với danh nghĩa đầu tư, hợp tác.

https://saigonnhonews.com/thoi-su/viet-nam/muu-do-sap-nhap-phu-quoc-con-dao-truong-sa-thanh-dac-khu/

10 nhà báo đang bị giam giữ này đã làm việc cho các cơ quan truyền thông Hoa Kỳ mà Tổng thống Trump đã làm im tiếng

Khi những người cai ngục Iran nói với tôi, với vẻ mặt nghiêm túc, rằng tờ báo của tôi – The Post (Tờ Washington Post) – không tồn tại, thật dễ dàng lên tiếng cười nhạo. Bây giờ tôi đang tự hỏi 10 nhà báo dũng cảm đang bị giam giữ này, những người đã từng làm việc cho Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, Đài Châu Âu Tự do và Đài Châu Á Tự do đang nghĩ gì khi họ nhận được tin tức về sự sụp đổ của những cơ quan truyền thông này. Chúng ta có trách nhiệm giành lại tự do cho họ. Năm người đến từ Việt Nam. Một người là cộng tác viên của VOAPhạm Chí Dũng, bị kết án 15 năm tù vì những gì tòa án gọi là “hành động nguy hiểm” chống lại nhà nước. Bốn người còn lại đóng góp cho Ban tiếng Việt của Đài Á Châu Tự Do. Trương Duy Nhất mất tích vào năm 2019 khi đang cố gắng xin tỵ nạn chính trị tại Thái Lan. Chính quyền quốc gia này đã giao nộp ông cho chính phủ Việt Nam vào năm 2020, ông bị kết án 10 năm tù vì tội lừa đảo công chúng. Nguyễn Tường Thụy, người trước đây đã làm chứng trước Quốc hội Hoa Kỳ về tình trạng đàn áp phương tiện tự do báo chí tại quê nhà, đang thụ án 11 năm tù vì tội phỉ báng chính phủ. Nguyễn Lân Thắng đã bị kết án 6 năm tù và 2 năm quản chế vào năm 2023 với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước. Nguyễn Vũ Bình đã bị bắt vào năm ngoái và cũng bị buộc tội tuyên truyền chống nhà nước.

https://boxitvn.blogspot.com/2025/03/10-nha-bao-ang-bi-giam-giu-nay-lam-viec.html#more

Đòn bẩy kinh tế tư nhân đặt trên điểm tựa nào?

Lướt tựa bài “Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng” của Tổng bí thư Tô Lâm trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, tôi đọc chăm chú đến cuối bài. Đề tài chính trị mà đặt tựa khái quát cao và súc tích, phần thân bài có dẫn chứng thuyết phục và kết luận với những mục tiêu cụ thể. Tôi thích nhất mục tiêu: “Thứ năm là cải cách thể chế, kiến tạo nền hành chánh ‘phục vụ doanh nghiệp – phụng sự đất nước’.“Ý này không mới, các lãnh đạo trước đây đã nói rồi, như “tạo cơ chế, vận dụng chính sách cho doanh nghiệp phát triển”. Nhưng, Tổng bí thư Tô Lâm dùng thuật ngữ pháp lý “Cải cách thể chế”, vì thể chế là mẹ đẻ cơ chế, sửa cơ chế chỉ là sửa phần ngọn; và “Kiến tạo nền hành chánh” tức kiến thiết một nền hành chánh mới, bao gồm bộ máy hành chánh mới và thủ tục hành chánh mới”. Cải cách thể chế và kiến tạo nền hành chánh không chỉ để “Phục vụ doanh nghiệp” mà trên hết là “Phụng sự đất nước”, vừa là trách nhiệm, vừa là danh dự của bộ máy hành chánh.Tổng bí thư Tô Lâm không nói “kinh tế tư nhân là chủ đạo”, chỉ nói “phát triển kính tế tư nhân là đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng” là tế nhị và hàm ý. Tôi hoan nghênh nhưng cũng băn khoăn, vì từ đời Tổng bí thư Đỗ Mười đến Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đều có đường lối “kinh tế thị trường theo định hướng XHCN” lấy kinh tế nhà nước làm chủ đạo. Sau khi dồn hết tài lực và vật lực cho các “quả đấm thép”, bây giờ chúng đã phá sản hết! Các tập đoàn chưa phá thì nợ ngập đầu.

https://baotiengdan.com/2025/03/28/don-bay-kinh-te-tu-nhan-dat-tren-diem-tua-nao/

50 năm từ khi Sài Gòn sụp đổ, Việt Nam không thể hàn gắn bằng cách xóa bỏ một nửa quá khứ

Lịch sử không chỉ là ghi nhớ những chiến thắng. Để việc hòa giải có thể xảy ra, chính quyền Hà Nội phải ngừng phân biệt đối xử với những người đã chiến đấu cho miền Nam Việt Nam.Tháng 4 đánh dấu 50 năm kể từ khi Sài Gòn sụp đổ, và những vết thương từ chiến tranh Việt Nam vẫn còn đó ‒ không chỉ đối với những người Mỹ đã chiến đấu ở đó, mà còn đối với những người đã mất tất cả khi chiến tranh kết thúc qua việc khai tử miền Nam Việt Nam.Đối với những người đã cùng chiến đấu với người Mỹ, năm thập niên qua đã được định nghĩa bằng sự phân biệt đối xử và chối bỏ dưới chế độ cộng sản Việt Nam. Họ không được vinh danh là cựu chiến binh mà bị đối xử như những kẻ phản bội hoặc con rối của Mỹ.Lịch sử được viết bởi những người chiến thắng, nhưng một đất nước không thể thật sự hàn gắn bằng cách xóa bỏ một nửa quá khứ của mình. Để hòa giải diễn ra, chính quyền Việt Nam phải thừa nhận nỗi đau khổ của những người đã chiến đấu cho miền Nam Việt Nam ‒ họ không phải là kẻ thù, mà là đồng bào của mình.Sự sụp đổ của Sài Gòn vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã chấm dứt chiến tranh Việt Nam.Trong khi các cựu chiến binh Bắc Việt được tôn vinh, những người đồng cấp của họ ở miền Nam ‒ có tới khoảng 400.000 viên chức và sĩ quan trải qua nhiều năm trong các trại cải tạo ‒ đã bị tước bỏ các quyền lợi, công việc ở các cơ quan chính phủ và phẩm giá cơ bản của con người. Hàng trăm ngàn người khác đã bị đưa đến “các khu kinh tế mới”, giống như trại cải tạo dành cho thường dân. Khoảng 2 triệu thuyền nhân đã phải chạy trốn ‒ trong số đó có hơn 500.000 người đã chết hoặc mất tích.

https://baotiengdan.com/2025/04/03/50-nam-tu-khi-sai-gon-sup-do-viet-nam-khong-the-han-gan-bang-cach-xoa-bo-mot-nua-qua-khu/

Bốn người ở Trà Vinh bị bắt vì tố chính quyền địa phương vi phạm nhân quyền

Công an tỉnh Trà Vinh hôm 27 tháng 3 thông báo đã bắt giam bốn người địa phương, với cáo buộc tội “lợi dụng các quyền tự do, dân chủ”. Những cá nhân bị bắt gồm các ông Đặng Ngọc Thanh, Thạch Nga, Kim Som Rinh, và Thạch Xuân Đồng. Chính quyền cho rằng những người này phạm tội vì đã “thường xuyên đăng tải, chia sẻ, bình luận nhiều clip, hình ảnh, bài viết có nội dung vi phạm pháp luật” lên mạng xã hội Facebook. Một trong những nội dung bị cho là vi phạm pháp luật mà bốn người này đăng tải, theo phía công an, là những cáo buộc chính quyền địa phương “vi phạm dân chủ, nhân quyền”. Ba trong số bốn người bị bắt là người Khmer Nam Bộ, trong đó ông Kim Som Rinh là một vị sư, hai ông Thạch Nga và Thạch Xuân Đồng là những người thường xuyên lên tiếng về các vấn đề tự do tôn giáo đối với người Khmer địa phương. Trên trang Facebook cá nhân của ông Kim Som Rinh, bài đăng mới nhất được thực hiện vào sáng sớm ngày 26 tháng 3, trước đó mấy phút, ông cũng chia sẻ lại một bài đăng của trang Voice of Kampuchea Krom, nói về vấn đề nhân quyền của người Khmer tại Việt Nam.

https://www.rfa.org/vietnamese/trong-nuoc/2025/03/27/khmer-viet-nam-bat-giu-nhan-quyen/

Sư Minh Tuệ được nêu tên khi Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách ‘đặc biệt quan ngại’ về tôn giáo

Việt Nam vừa bị đưa vào danh sách ‘Quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tôn giáo’ (CPC) trong báo cáo thường niên 2025 do Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) công bố đầu tuần này. Chỉ có bốn quốc gia bị đưa vào danh sách này, bao gồm Việt Nam, Ấn Độ, Nigeria, Afghanistan. Trong báo cáo có độ dày 100 trang, USCIRF nhận định tình hình tự do tôn giáo của Việt Nam trong năm 2024 vẫn ‘ở mức thấp’. Theo đó, Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) và chính phủ nước này ngày càng tìm cách quản lý và kiểm soát các hoạt động tôn giáo, đàn áp các tín đồ và tổ chức tôn giáo không muốn nằm trong vòng kềm toả của chính quyền.Công an Việt Nam đã bắt giữ, giam giữ và tra tấn các thành viên và người ủng hộ các cộng đồng tôn giáo không được nhà nước công nhận, theo báo cáo. Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo năm 2018 và các nghị định hướng dẫn thi hành đã “cho phép chính quyền tiếp tục yêu cầu các tổ chức tôn giáo nộp hồ sơ tài chính và đình chỉ các hoạt động tôn giáo vì những “vi phạm nghiêm trọng” không xác định, được diễn đạt mơ hồ”, báo cáo viết. USCIFR nhắc vụ sư Thích Minh Tuệ cùng đoàn bộ hành của ông bị công an giải tán hồi tháng 6/2024 tại Huế như một ví dụ về thiếu tự do tôn giáo.Trong một cuộc phỏng vấn mới đây do BBC News Tiếng Việt thực hiện tại Ubon Ratchathani, Thái Lan, sư Thích Minh Tuệ – khi đó đang trên hành trình bộ hành tới Ấn Độ – đã thừa nhận việc ông và đoàn bộ hành bị an ninh giải tán và đưa đi đêm 3/6/2024 – đồng thời bày tỏ mong muốn được tự do bộ hành tu tập “như con nai trong rừng”.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cx20y2mvwwno

Phạm Nhật Vượng ‘thao túng’ tư pháp Việt Nam

Vụ kiện kéo dài tại dự án Grand World Phú Quốc không chỉ là một tranh chấp thương mại thông thường. Nó đang vạch trần một thực tế đáng lo ngại về hệ thống tư pháp Việt Nam, nơi tiếng nói của người dân dường như bị át đi bởi sức mạnh của các tập đoàn kinh tế khổng lồ. Hành trình đòi công lý của những nguyên đơn, những người đã đặt cược tiền bạc và hy vọng vào dự án Grand World, đã trở thành một cuộc chiến đơn độc, kéo dài hơn 18 tháng, trải qua vô vàn gian truân với những phiên tòa trì hoãn liên miên, những quyết định khó hiểu, và cuối cùng là sự “tạm đình chỉ” vô thời hạn, gieo vào lòng người dân sự thất vọng và nghi ngờ sâu sắc vào nền pháp quyền.Ngày 28 Tháng Tám năm 2023 đánh dấu sự khởi đầu chính thức của hành trình pháp lý khi Tòa Án Nhân Dân TP. Phú Quốc thụ lý đơn kiện của các nguyên đơn. Yêu cầu của họ không hề mơ hồ: tuyên bố vô hiệu hợp đồng mua bán với Công ty Newvision, công ty dự án của tập đoàn Vingroup, bởi họ tin rằng Newvision đã bán những tài sản mà công ty này chưa có quyền sở hữu hợp pháp. Vụ việc ngay lập tức thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận, nhất là cộng đồng khách hàng đã đầu tư vào Grand World, bởi nó liên quan trực tiếp đến quyền lợi thiết thân của họ. Tuy nhiên, con đường tìm kiếm công lý của các nguyên đơn ngay lập tức gặp phải muôn vàn trắc trở. Phiên tòa sơ thẩm, lẽ ra phải diễn ra nhanh chóng để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân, lại bị kéo dài một cách bất thường qua hàng loạt lần trì hoãn. Đầu tiên, phiên tòa dự kiến diễn ra vào ngày 12 Tháng Giêng 2024 đã phải lùi lại do yêu cầu hoãn từ Ngân hàng Techcombank, một bên liên quan đến vụ án, với lý do không được công khai.

https://saigonnhonews.com/thoi-su/viet-nam/pham-nhat-vuong-thao-tung-tu-phap-viet-nam/

Động đất ở Myanmar và động đất ở Việt Nam

“Mất bò mới lo làm chuồng” là câu thành ngữ nổi tiếng, hầu như ai cũng nhớ, nhưng trên thực tế, thì chẳng mấy ai để ý khi vấn đề liên quan đến tài sản công hay vận mệnh chung. Nhưng “mất bò” còn là nhẹ. Vì nhiều trường hợp liên quan đến tính mạng, không chỉ một cá nhân, mà của nhiều người, của nhiều đời nhưng cũng không mảy may lo lắng. Không phải “Xem cái chết nhẹ tựa lông hồng” của bậc kẻ sĩ, mà bởi vì “Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ”, liều hơn là “Điếc không sợ súng”.Thảm hoạ động đất 7,7 độ richter kinh hoàng ở Myanmar ngày 28/3/2025 sẽ còn tác động dài lâu. Không chỉ đối với Myanmar, mà cả toàn bộ Đông Nam Á. Tác động nguy hại không phải chỉ nằm ở phục hồi tổn thất to lớn, mà lo lắng hơn, sợ hãi hơn – là sẽ tiếp tục xuất hiện các trận động đất mới.“Vô lực hồi thiên”. Đã không có lực xoay chuyển được số trời trước tai hoạ, thì bất hạnh thay, con người lại tích cực tham gia vào quá trình thúc đẩy xẩy ra tai hoạ. Như làm nóng lên trái đất. Làm thủng tầng ozone. Làm ô nhiễm môi trường sống. Làm lũ quét, sạt lở. Làm gãy vỏ trái đất, thúc đẩy gia tăng địa chấn.Rạng sáng ngày 31/3/2025, liên tiếp có ba trận động đất xẩy ra tại huyện Kon Plông thuộc tỉnh Kon Tum, từ 4 giờ 8 phút tới 4 giờ 46 phút, với cường độ từ 2,6-3,1 độ richter [1].Ngày 9/10/2024 tại Quảng Nam cũng có ba trận động đất liên tiếp xảy ra trong 8 phút, với cường độ 2.9, 2.6, 2.6 độ richter [2].Ngày 23/9/2024, một trận động đất 3.3 độ richter xảy ra tại khu vực huyện Mộc Châu (tỉnh Sơn La), sau đó, một trận động đất khác mạnh 3.7 độ richter xảy ra ở huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) [3].

https://baotiengdan.com/2025/04/01/dong-dat-o-myanmar-va-dong-dat-o-viet-nam/

Chính quyền Tổng thống Donald Trump muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam

Chiều 31/3, tại cuộc tiếp Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc Knapper, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam nhất quán coi Mỹ là đối tác chiến lược hàng đầu và mong muốn hợp tác chặt chẽ với Mỹ để đưa quan hệ hai nước ngày càng phát triển thực chất, đi vào chiều sâu.Tổng Bí thư ghi nhận các nỗ lực của Đại sứ Knapper và tập thể cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Mỹ trong thúc đẩy, triển khai hiệu quả các thỏa thuận cấp cao và nội dung hợp tác trong khuôn khổ quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam – Mỹ.Trong đó, tập trung thúc đẩy tiếp xúc cấp cao, xây dựng và củng cố sự tin cậy chính trị, đồng thời mở rộng hợp tác trên mọi lĩnh vực như kinh doanh, văn hóa, giáo dục, với các chuyến thăm và sự tham gia tích cực của các đoàn doanh nghiệp, trường đại học…, theo Tổng Bí thư.Trong lĩnh vực kinh tế – thương mại – đầu tư, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết các bộ, ngành, cơ quan hữu quan của Việt Nam đang tích cực giải quyết các quan tâm hiện nay của Mỹ trên tinh thần khuyến khích gia tăng nhập khẩu các sản phẩm thế mạnh của Mỹ mà Việt Nam có nhu cầu, đặc biệt là nông sản, khí hóa lỏng và sản phẩm công nghệ cao.Theo Tổng Bí thư, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, hỗ trợ các doanh nghiệp nước ngoài nói chung và Mỹ nói riêng mở rộng hợp tác, đầu tư tại Việt Nam. Đồng thời, duy trì đà phát triển quan hệ kinh tế cân bằng, hài hòa, tăng trưởng bền vững, và mang lại lợi ích thiết thực cho người dân hai nước.

https://dantri.com.vn/xa-hoi/chinh-quyen-tong-thong-donald-trump-muon-tang-cuong-hop-tac-voi-viet-nam-20250331205246890.htm

Dân chủ có luôn đồng hành với hòa bình?

Tại sao các quốc gia dân chủ gần như không gây chiến với nhau? Những cuộc chiến tranh lớn trong lịch sử thường bắt đầu từ tham vọng không giới hạn của một cá nhân hoặc một nhóm lãnh đạo. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu quyền lực đó bị kiềm tỏa bởi những cơ chế kiểm soát chặt chẽ?Cơ chế kiểm soát chéo trong một chế độ dân chủ không cho phép một hay một vài nhà lãnh đạo nhà nước hành động hung hăng theo ý mình. Đây cũng là một đặc điểm cơ bản khiến nhiều nhà nghiên cứu chính trị tin rằng dân chủ giúp cho thế giới hòa bình hơn. Bài viết này giới thiệu nghiên cứu của Michael W. Doyle tựa đề “Liberalism and World Politics” (tạm dịch: Chủ nghĩa tự do và chính trị thế giới), được đăng vào năm 1986 trên tạp chí American Political Science Review. [1]Doyle nghiên cứu ba trường phái cổ điển của chủ nghĩa tự do: chủ nghĩa hòa bình tự do (liberal pacifism) của Schumpeter, chủ nghĩa đế quốc tự do (liberal imperialism) của Machiavelli và chủ nghĩa quốc tế tự do (liberal internationalism) của Kant. Ông nhận thấy rằng mặc dù chủ nghĩa hòa bình tự do và chủ nghĩa đế quốc tự do có mâu thuẫn với nhau, chủ nghĩa quốc tế tự do Kant đã để lại một luận điểm mạch lạc cho các vấn đề đối ngoại. Theo đó, các quốc gia theo chủ nghĩa tự do vừa hòa bình vừa dễ gây chiến: họ hòa bình với nhau, nhưng sẵn sàng gây chiến với các quốc gia phi tự do. Doyle cũng lập luận rằng sự khác biệt giữa ba chủ nghĩa tự do này bắt nguồn từ cái nhìn khác nhau về bản chất của con người trong xã hội, hay bản chất của công dân trong nhà nước.

https://www.luatkhoa.com/2025/03/dan-chu-co-luon-dong-hanh-voi-hoa-binh/

Việt Nam chia ba mũi tìm kiếm khi mùi tử khí ‘đậm đặc’ ở trung tâm động đất Myanmar

Lực lượng cứu hộ gồm 106 người thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an đã tới Thủ đô Naypyidaw của Myanmar vào khoảng 3h sáng 31/3, chuẩn bị hỗ trợ công tác cứu trợ sau khi trận động đất cường độ 7,7 tàn phá hai thành phố Mandalay và Sagaing ba ngày trước đó. Việt Nam cũng cung cấp đồ cứu trợ và viện trợ 300.000 USD nhằm giúp Myanmar khắc phục hậu quả sau trận động đất, theo Bộ Ngoại giao Việt Nam.Theo chính quyền quân sự Myanmar, ít nhất 1.700 người đã chết và khoảng 3.400 người bị thương, tính tới sáng 31/3. Gần 300 người khác vẫn mất tích.Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ, phó cục trưởng Cục Cứu hộ – cứu nạn (Bộ Quốc phòng), trưởng đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam tại Myanmar nói với truyền thông Việt Nam sáng 31/3 rằng đoàn sẽ làm việc với ủy ban điều phối của Myanmar để thống nhất cách thức tổ chức tìm kiếm cứu nạn.”Trong quá trình làm nhiệm vụ, chúng tôi xác định tìm kiếm các nạn nhân trong đống đổ nát giống như tìm kiếm người thân của mình. Đây là tình cảm, trách nhiệm, của đất nước ta, dân tộc ta, quân đội ta”, ông Tỵ nói trong một hội nghị do Bộ Quốc phòng tổ chức một ngày trước chuyến đi.Dự kiến đoàn sẽ hành quân tới Mandalay, cách thủ đô Naypyidaw khoảng 200km, nơi nhiều nạn nhân vẫn mắc kẹt dưới đống đổ nát. Ngay sau khi đến Mandalay, lực lượng cứu hộ của Việt Nam sẽ nhanh chóng ổn định nơi ăn ở, tổ chức các lực lượng trinh sát thực địa để bắt tay tìm kiếm các nạn nhân, theo ông Tỵ. Đoàn bộ đội Việt Nam sẽ chia làm ba mũi đi theo ba hướng tìm kiếm

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c2kvj7gzq97o

Trump Organization nhắm đến các dự án tỷ đô tại Việt Nam giữa rủi ro thuế quan

Tập đoàn Trump Organization và đối tác tại Việt Nam đang thực hiện nhiều khoản đầu tư trị giá hàng tỷ đô la vào các dự án sân golf, khách sạn và bất động sản tại quốc gia Đông Nam Á 100 triệu dân, Reuters dẫn lời một phát ngôn viên của tập đoàn cho biết. Các kế hoạch của doanh nghiệp gia đình Tổng thống Mỹ Donald Trump đang được tiến hành trong bối cảnh rủi ro về thuế quan của Washington đối với Hà Nội.Việt Nam là một trong những quốc gia có thặng dư thương mại lớn nhất với Mỹ và năm ngoái đã xuất khẩu một lượng hàng hóa trị giá 30% GDP sang Mỹ.Để cân bằng lại thâm hụt thương mại và tránh thuế quan, Việt Nam đã cam kết tăng nhập khẩu từ Mỹ, cắt giảm thuế và các rào cản phi thuế quan, đồng thời mở đường cho hãng SpaceX của tỷ phú Elon Musk cung cấp dịch vụ internet vệ tinh Starlink tại quốc gia này trong khi vẫn giữ toàn quyền kiểm soát công ty con tại Việt Nam theo một chương trình thí điểm nhằm tránh các giới hạn nghiêm ngặt về quyền sở hữu của nước ngoài.”Trump Organization cùng đối tác của mình có kế hoạch đầu tư hàng tỷ đô la vào Việt Nam”, người phát ngôn cho biết, lưu ý rằng dự án đầu tiên sẽ được khởi công vào tháng 5/2025, chỉ vài tháng sau khi thỏa thuận được ký kết, và một dự án thứ hai có thể được công bố trong năm nay

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cvg1gvxmp04o

Tăng tốc bồi đắp đảo ở Trường Sa, Việt Nam củng cố năng lực răn đe

Việt Nam vẫn tiếp tục bồi đắp nhanh chóng các tiền đồn của mình tại quần đảo Trường Sa trong 10 tháng qua. Hôm 21 tháng Ba, 2025, Chương trình Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI) trực thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố báo cáo khẳng định thông tin này. Trong lần cập nhật thông tin vào tháng Sáu năm 2024, AMTI cho biết Việt Nam đã bồi đắp khoảng 2,360 mẫu Anh (tương đương 955 hectar) ở Trường Sa.Kể từ đó đến nay, trong khoảng 10 tháng, Việt Nam đã bồi đắp thêm 259 ha đất mới ở Trường Sa. Để so sánh, từ tháng Mười Một năm 2023 đến tháng Sáu năm 2024, Việt Nam bồi đắp được 280 ha. Như vậy, tốc độ bồi đắp đảo nhân tạo của Việt Nam ở Trường Sa không suy giảm trong hai năm qua. Chiến dịch bồi đắp này giúp Việt Nam hiện có khoảng 1343 ha đất ở Trường Sa. Diện tích này tương đương khoảng 2000 sân bóng đá theo tiêu chuẩn quốc tế. Và tương đương 71% tổng diện tích Trung Quốc đã bồi đắp (1882 ha).Cùng với việc mở rộng diện tích đảo, Việt Nam còn nâng cao năng lực quân sự cho các đảo.

https://www.rfa.org/vietnamese/thoi-su/2025/03/27/bien-dong-truong-xa-viet-nam-xay-dao/

Anh tổ chức hội nghị với Việt Nam và các nước khác về di cư bất hợp pháp

Vương quốc Anh đang tổ chức một hội nghị quốc tế kéo dài hai ngày để giải quyết vấn đề mà họ gọi là mối đe dọa toàn cầu từ di cư bất hợp pháp.Thủ tướng Keir Starmer dự kiến sẽ thúc giục trong hội nghị thượng đỉnh, nơi đón tiếp đại diện từ hơn 40 quốc gia, chung tay phá vỡ “tội ác ghê tởm” của các băng nhóm buôn người và tránh việc “các quốc gia đối đầu lẫn nhau”.Các cuộc thảo luận, bắt đầu vào hôm 31/3 giờ Anh và được xem là sự kiện đầu tiên thuộc loại này, sẽ hướng tới việc đưa ra những “kết quả cụ thể” và tăng cường hợp tác quốc tế.Vấn đề nhập cư được chính phủ coi là một yếu tố chính trị quan trọng, với cả Đảng Bảo thủ và Đảng Cải cách Vương quốc Anh đều cho rằng Công đảng cầm quyền không kiểm soát được tình hình.Ông Keir mong muốn Vương quốc Anh được xem là quốc gia đi đầu trong nỗ lực toàn cầu đối với vấn đề di cư bất hợp pháp.Các quan chức từ Việt Nam, Albania và Iraq – những quốc gia có nhiều người di cư đến Anh – sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh tại tòa nhà văn phòng chính phủ Lancaster House ở thủ đô London, cùng với đại diện của Pháp, Trung Quốc và Hoa Kỳ.Các phái đoàn từ Chính phủ Khu vực Kurd, Tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế Interpol và các ”ông lớn” công nghệ bao gồm Meta, X và TikTok cũng tham gia vào các cuộc thảo luận về cách phá vỡ một đường dây tội phạm trị giá ước tính 10 tỷ đô la Mỹ mỗi năm.Ông Keir phát biểu với những người tham dự: “Chưa bao giờ có cuộc họp đông đảo hơn về vấn đề này, xây dựng một nỗ lực thực sự mang tính quốc tế nhằm đánh bại tội phạm nhập cư có tổ chức.”Hơn 6.000 người đã vượt eo biển Manche kể từ đầu năm 2025, đánh dấu một khởi đầu năm kỷ lục về số lượng người đến bằng thuyền nhỏ

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cn7xl4z2m2go

Kế hoạch tạm ngừng bắn cho Ukraina chậm thực thi : Mỹ « phẫn nộ » với cả Matxcơva lẫn Kiev

Tổng thống Mỹ Donald Trump tỏ ra « rất bực mình » về thái độ của đồng cấp Nga Vladimir Putin trong hồ sơ Ukraina và dọa đánh thuế vào dầu hỏa của Nga. Với chính quyền Kiev, dự thảo thỏa thuận về tài nguyên và đất hiếm Ukraina dậm chân tại chỗ khiến lãnh đạo Nhà Trắng phẫn nộ và đe dọa tổng thống Zelensky.Trong ngày Chủ Nhật 30/03/2025 tổng thống Hoa Kỳ đã hai lần bày tỏ tức giận với nguyên thủ Nga. Trả lời hãng truyền thông NBC cho biết ông « rất bực mình và phẫn nộ » với Vladimir Putin về hồ sơ Ukraina và việc Matxcơva hôm 28/03/2025  đòi đặt Ukraina dưới sự quản lý của Liên Hiệp Quốc.Theo giải thích của hãng tin Mỹ AP, tuyên bố này của tổng thống Nga gián tiếp cho rằng Volodymyr Zelensky không đủ tính chính đáng để ký kết thỏa thuận ngừng bắn, giải quyết xung đột tại Ukraina. Điểm thứ nhì khiến Donald Trump phẫn nộ hơn nữa là việc Matxcơva chậm trễ thi hành « lệnh tạm ngừng bắn » cho Ukraina. Theo giới quan sát, Nga đã đánh lừa Mỹ để đạt được một thỏa thuận tạm ngừng bắn trong 30 ngày ở Biển Đen và ngừng nhắm vào các cơ sở năng lượng của mỗi bên. Nhưng thực chất không nhiều. Tổng thống Mỹ phẫn nộ trước khả năng Vladimir Putin « nuốt lời hứa ». Ông Trump dọa « đánh thuế 25 % và thậm chí là 50 % vào dầu hỏa của Nga » và đi xa hơn : « Mỹ ngừng giao dịch với những nước nào mua dầu hỏa của Nga » 

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20250331-k%E1%BA%BF-ho%E1%BA%A1ch-t%E1%BA%A1m-ng%E1%BB%ABng-b%E1%BA%AFn-cho-ukraina-ch%E1%BA%ADm-th%E1%BB%B1c-thi-m%E1%BB%B9-ph%E1%BA%ABn-n%E1%BB%99-v%E1%BB%9Bi-c%E1%BA%A3-matxc%C6%A1va-l%E1%BA%ABn-kiev

Chính sách áp thuế của Trump: Diễn biến và hậu quả 

Diễn biến .Gần đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố sẽ áp dụng chính sách áp thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu vào Mỹ, trước đó Trump cũng đã áp đặt biện pháp trừng phạt chung đối với Liên Âu, Canada, Mexico và Trung Quốc, nhưng lại tạm hoản trong 30 ngày để cho Canada và Mexico thương thuyết. Các biện pháp bất nhất này gây nhiều hoang mang cho chính giới và doanh nghiệp các nước đối tác.Trong chiến dịch vận động tranh cử, ứng cử viên Donald Trump luôn đề cập đến “việc áp đặt quan thuế biểu” là ưu tiên. Sau khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thực thi nghiêm túc lời hứa hẹn này với cử tri. Đầu tiên, Trump trừng phạt các hàng hóa từ Mexico, Canada và Trung Quốc, sau đó lại đồng ý đình chỉ để chờ kết quả thương thuyết. Hiện nay, Trump sẽ cho áp dụng thuế quan 25% đối với hàng nhập khẩu từ Liên Âu, tiếp theo là đối với ô tô nhập khẩu từ khắp nơi trên thế giới.Dĩ nhiên, trước tình hình bất trắc ngày càng gia tăng, nền thương mại toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế tỏ ra dè dặt khi cho rằng cần tìm cách để tránh các hậu qủa khôn lường này bằng mọi giá. 

https://boxitvn.blogspot.com/2025/03/chinh-sach-ap-thue-cua-trump-dien-bien.html

Động đất Myanmar: Nỗi sợ hãi của lực lượng cứu hộ lớn dần

ác đội cứu hộ và hàng cứu trợ nước ngoài đang đổ về Myanmar, trong bối cảnh quốc gia Đông Nam Á xoay xở với hậu quả từ thảm kịch động đất 7,7 độ xảy ra gần thành phố Mandalay vào chiều 28-3, theo sau là dư chấn mạnh 6,7 độ. Phương tiện truyền thông Myanmar đưa tin ít nhất 1.700 người thiệt mạng tính tới nay trong khi Wall Street Journal dẫn nguồn tin cho biết số người chết đã lên tới 2.028.Theo Channel NewsAsia, nhân viên cứu hộ đang chạy đua với thời gian, khi “thời gian vàng” 72 giờ để tìm kiếm những người còn sống sót bị chôn vùi đã trôi qua. “Mỗi lần gió thổi qua, mùi tử khí lại lan khắp nơi” – Thar Nge, cư dân TP Sagaing gần tâm chấn, mô tả với Al Jazeera– “Hiện tại, số lượng thi thể được tìm thấy còn nhiều hơn số người sống sót”.

https://nld.com.vn/dong-dat-myanmar-noi-so-hai-cua-luc-luong-cuu-ho-lon-dan-196250331184108356.htm

Chiến sự Ukraine 31/3: Quân tiếp viện Nga đến Belgorod, Kiev trả giá đắt

Kênh Military Summary dẫn nguồn từ Anna News cho biết có sự tập trung với quy mô lớn của quân đội Nga (RFAF) tại tỉnh Zaporizhia. Ngày càng có nhiều báo cáo về một chiến dịch tiềm tàng tại mặt trận này.Ở phía nam Donetsk, các cuộc đột phá đang tập trung theo hướng Bahatyr và Komar, nơi mà lực lượng Moscow được cho là đã đạt được những thành công về mặt chiến thuật.RFAF cũng hoạt động ngay sát tỉnh Dnipropetrovsk, nơi cảnh quay video được định vị địa lý cho thấy những bước tiến của quân đội Nga tại một số ngôi làng.Ở phía bắc sông Oskil, lực lượng Moscow đột phá về phía Kindrashivka, nơi họ đã chiếm giữ những vị trí đầu tiên tại phía bắc ngôi làng. Ngoài ra cũng có thông tin về gọng kìm của Nga đang siết chặt xung quanh Kamianka

https://dantri.com.vn/the-gioi/chien-su-ukraine-313-quan-tiep-vien-nga-den-belgorod-kiev-tra-gia-dat-20250331110442888.htm

Hàn Quốc phế truất Tổng thống Yoon Suk-yeol

Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc đã nhất trí thông qua quyết định luận tội Tổng thống Yoon Suk-yeol vào sáng nay, ngày 4/4. Tuyên bố thiết quân luật ngắn ngủi của ông Yoon vào tháng 12 năm ngoái đã đẩy đất nước vào tình trạng hỗn loạn chính trị. Quyền lực của ông đã bị đình chỉ vào tháng 1/2025 khi Quốc hội bỏ phiếu luận tội. Những người ủng hộ và phản đối ông Yoon đã xuống đường trước khi có phán quyết. Sau phán quyết mới nhất của tòa án, cảnh sát đang được đặt trong tình trạng sẵn sàng đề phòng các cuộc biểu tình bạo lực. Sau khi ông Yoon bị luận tội, một cuộc bầu cử bổ sung phải được tổ chức trong vòng 60 ngày. Ông Yoon cũng đối mặt với một cáo buộc nổi dậy riêng và sẽ được đưa ra xét xử vào một ngày sau đó. Thẩm phán tuyên bố Tổng thống Yoon đã không tuân thủ các thủ tục khi ban hành thiết quân luật.Tòa án nhận thấy việc ông Yoon sử dụng “quyền lực trong tình trạng khẩn cấp quốc gia” là không chính đáng, thẩm phán nói.”Không tồn tại tình trạng khẩn cấp quốc gia,” Thẩm phán Moon Hyung-bae, quyền Chủ tịch Tòa án Hiến pháp, khẳng định

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cly2vvvjzr3o

Mỹ tấn công thương mại toàn cầu: Thị trường chứng khoán thế giới hoảng loạn

Bầu không khí hoảng loạn đã bao trùm các thị trường chứng khoán thế giới từ Hoa Kỳ sang châu Âu và châu Á trong ngày hôm qua, 03/04/2025, sau khi tổng thống Mỹ Donald Trump loan báo áp thuế quan “đối ứng” với nhiều nước trên thế giới. Một số chỉ số chứng khoán đã rơi xuống mức thấp nhất từ nhiều tháng qua, thậm chí từ nhiều năm qua.   Trên thị trường Wall Street của Mỹ, chỉ số Dow Jones hôm qua vào giờ đóng cửa đã mất 3,98% điểm, chỉ số Nasdaq mất đến 5,97%, mức thấp nhất từ tháng 03/2020. Ở châu Âu cũng vậy, chỉ số CAC của thị trường Paris giảm 3,31%, mức sụt giảm mạnh nhất kể từ phiên giao dịch ngày 15/03/2023. Chỉ số các thị trường Frankfurt, Milan và Luân Đôn cũng mất điểm với tầm mức tương tự. Vào giờ mở cửa hôm nay, chỉ số các thị trường chứng khoán châu Âu tiếp tục giảm.   Tại châu Á, hôm nay các thị trường cũng tiếp tục đà sụt giảm của hôm qua, chẳng hạn như chỉ số Nikkei của thị trường chứng khoán Tokyo đã sụt giảm 2,75% vào giờ đóng cửa hôm nay, thị trường Sydney cũng mất 2,44% điểm. Những đòn thuế quan nặng nhất của tổng thống Trump là nhắm vào châu Á: 46% với Việt Nam, 36% với Thái Lan, 25% với Hàn Quốc và 24% với Nhật Bản…   

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20250404-m%E1%BB%B9-t%E1%BA%A5n-c%C3%B4ng-th%C6%B0%C6%A1ng-m%E1%BA%A1i-to%C3%A0n-c%E1%BA%A7u-th%E1%BB%8B-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-ch%E1%BB%A9ng-kho%C3%A1n-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi-ho%E1%BA%A3ng-lo%E1%BA%A1n

“Ngày Giải phóng” : Mỹ tăng thuế quan với toàn thế giới

Ngày 02/04/2025, Mỹ chính thức phát động đại chiến thương mại, hoặc tăng thuế quan với tất cả các nước trên thế giới hoặc tăng đối ứng với từng nước. “Thời kỳ vàng son” được tổng thống Donald Trump hứa với cử tri là sẽ lấp đầy ngân khố Nhà nước và theo người phát ngôn Nhà Trắng, “chấm dứt chuyện vắt kiệt nước Mỹ”. Cả thế giới hồi hộp vì không một thông tin nào được tiết lộ về tổng số tiền, quy mô và thời hạn áp dụng. Các đối tác “nặng ký” của Hoa Kỳ “dùi mài” biện pháp đáp trả. Còn những nước yếu thế hơn tìm cách xoa dịu tổng thống Trump. Biện pháp tăng thuế sẽ tác rất lớn đến nền kinh tế giới. Năm 2024, tổng trị giá nhập khẩu của Mỹ lên tới 3.300 tỷ đô la, cao hơn cả GDP hàng năm của Pháp.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20250402-ng%C3%A0y-gi%E1%BA%A3i-ph%C3%B3ng-m%E1%BB%B9-%C3%A1p-d%E1%BB%A5ng-thu%E1%BA%BF-%C4%91%E1%BB%91i-%E1%BB%A9ng-v%E1%BB%9Bi-c%E1%BA%A3-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9B

Mỹ : Tổng thống Trump tăng thêm 25% thuế đối với ô tô nhập khẩu

Mỹ sẽ tăng thêm 25% thuế đối với ô tô nước ngoài kể từ ngày 02/04/2025, cùng ngày áp dụng mức thuế « đối ứng ». Trong thông báo ngày 26/03, tổng thống Donald Trump khẳng định sẽ « buộc các quốc gia kinh doanh tại đất nước chúng tôi và lấy đi của cải của chúng tôi phải trả giá ». Các đối tác của Mỹ đã phản đối quyết định của tổng thống Trump. Một cố vấn của tổng thống Mỹ giải thích « đây là mức thuế bổ sung vào thuế hải quan hiện hành đối với mặt hàng này (ô tô) », hiện là 2,5%. Như vậy, với thuế mới, xe hơi nước ngoài sẽ bị đánh thuế 27,5%. Riêng ô tô điện của Trung Quốc, vốn đã chịu mức thuế 100%, sẽ bị áp thuế 125%.Theo AFP, ngành sản xuất ô tô đã bị tác động do hệ quả của từ việc tăng thuế nguyên liệu, trong đó có nhôm, thép cũng sẽ bị tăng thuế từ ngày 02/04, trong khi Hoa Kỳ nhập đến một nửa số lượng tiêu thụ trong nước. Ngay cả Elon Musk, chủ nhân của Tesla, cũng thừa nhận trên mạng X ngày 26/03 rằng thuế quan của Mỹ sẽ tác động « đáng kể » đến chi phí của Tesla, do hãng này nhập nhiều thiết bị, linh kiện từ nước ngoài.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20250327-m%E1%BB%B9-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-trump-t%C4%83ng-th%C3%AAm-25-thu%E1%BA%BF-%C4%91%E1%BB%91i-v%E1%BB%9Bi-%C3%B4-t%C3%B4-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-ngo%C3%A0i

Lý do thuế ô tô của ông Trump gây tổn hại tầng lớp lao động ủng hộ ông

Người mua xe thuộc tầng lớp lao động sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi mức thuế 25% của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với ô tô nhập khẩu, vì hầu hết các mẫu xe giá rẻ được bán ở Mỹ đều được sản xuất ở nước ngoài, theo hãng tin Reuters.Những người mua có thu nhập thấp sẽ còn chịu thêm áp lực do giá xe cũ dự kiến tăng cao khi nhu cầu tăng và nguồn cung giảm.Các mẫu xe mới có giá dưới 30.000 USD hiếm khi xuất hiện khi giá trung bình của một chiếc xe mới đang có giá khoảng 50.000 USD. Các nhà phân tích cho rằng cách duy nhất để các hãng xe có thể duy trì lợi nhuận trên các dòng xe giá rẻ là sản xuất chúng ở những quốc gia có chi phí sản xuất thấp hơn.Một cuộc khảo sát của Reuters đối với dữ liệu từ hai công ty nghiên cứu ô tô cho thấy chỉ có 16 mẫu xe có giá trung bình dưới 30.000 USD, và chỉ có một mẫu, Toyota Corolla, được lắp ráp tại Mỹ. Tất cả các mẫu xe còn lại đều được sản xuất tại Mexico, Hàn Quốc hoặc Nhật Bản.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c0m9ny3gy3xo

Nga tuyên bố không chấp nhận đề xuất của Mỹ về hòa bình Ukraine

Tờ Kyiv Independent dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov ngày 1/4 phát biểu: “Chúng tôi chưa nhận thấy tín hiệu nào từ Tổng thống Mỹ Trump gửi tới Ukraine để kết thúc xung đột. Những gì đang tồn tại hiện nay là nỗ lực xây dựng một khuôn khổ cho lệnh ngừng bắn theo cách tiếp cận của Mỹ, sau đó mới chuyển sang các mô hình và phương án khác. Theo đánh giá của chúng tôi, các đề xuất hiện tại chưa đáp ứng được yêu cầu cốt lõi của Moscow trong việc giải quyết nguyên nhân gốc rễ của xung đột”.Ông Ryabkov khẳng định, Moscow hoan nghênh mọi đề xuất hòa bình, miễn là các yêu cầu an ninh chính của nước này được tôn trọng.”Chúng tôi đã xem xét nghiêm túc đề xuất của Washington, nhưng không thể chấp nhận chúng ở hình thức hiện tại. Có những điểm cần phải khắc phục”, Thứ trưởng Ngoại giao Nga nói thêm.

https://vietnamnet.vn/nga-tuyen-bo-khong-chap-nhan-de-xuat-cua-my-ve-hoa-binh-ukraine-2386895.html

Tuyên bố chủ quyền của Philippines thách thức lợi ích của Việt Nam

Sự kiện Tổng Thống Philippines Ferdinand Marcos ký ban hành hai đạo luật mới vào ngày 8/11/2024 – Đạo luật Vùng biển Philippines (Philippine Maritime Zones Act) và Đạo luật Tuyến hàng hải Quần đảo Philippines (Philippine Archipelagic Sea Lanes Act) – đã và đang tạo ra những gợn sóng pháp lý trên Biển Đông, đặc biệt đặt Việt Nam vào một tình thế không hề dễ dàng.Mặc dù cả hai đạo luật này đều được Philippines tuyên bố là tuân thủ Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) và phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA), nhưng những nội dung cụ thể, đặc biệt là Điều 7 của Đạo luật Vùng biển, lại ẩn chứa những tuyên bố về chủ quyền đối với các thực thể lúc chìm lúc nổi (low-tide elevations), gây ra những hệ lụy phức tạp và thách thức đáng kể cho Việt Nam. Phản ứng của Việt Nam, được thể hiện qua tuyên bố của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng vào ngày 21/11/2024, dù một lần nữa khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời kêu gọi các bên liên quan tôn trọng và tuân thủ UNCLOS, nhưng lại khéo léo tránh né việc đề cập trực tiếp đến vấn đề cốt lõi và nhạy cảm nhất: tuyên bố chủ quyền của Philippines đối với các thực thể lúc chìm lúc nổi nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý của nước này.

https://saigonnhonews.com/thoi-su/viet-nam/tuyen-bo-chu-quyen-cua-philippines-thach-thuc-loi-ich-cua-viet-nam/

Trung Quốc tập trận phong tỏa Đài Loan sau chuyến công du châu Á của bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ

Hôm nay, 01/04/2025, Trung Quốc tổ chức cuộc tập trận quy mô lớn với sự tham gia của các binh chủng hải – lục – không quân, mô phỏng hoạt động phong tỏa đảo Đài Loan. Tập trận diễn ra ngay sau chuyến công du châu Á đầu tiên của bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Pete Hegseth. Đài Bắc « cực lực lên án » Bắc Kinh. Hãng tin Pháp AFP dẫn lời phát ngôn viên Chiến khu Đông Bộ Trung Quốc, cho biết cuộc tập trận chủ yếu liên quan đến việc huy động tàu chiến để « chuẩn bị cho các hoạt động tác chiến hải đối không, chiếm ưu thế toàn diện, tấn công các mục tiêu trên biển, và phong tỏa một số khu vực trọng điểm và các tuyến hàng hải ». Quân đội Trung Quốc khẳng định cuộc tập trận này là « một cảnh báo nghiêm khắc và răn đe mạnh mẽ » nhắm vào « các thế lực đòi Đài Loan độc lập ».

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20250401-trung-qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%ADp-tr%E1%BA%ADn-phong-t%E1%BB%8Fa-%C4%91%C3%A0i-loan-sau-chuy%E1%BA%BFn-c%C3%B4ng-du-ch%C3%A2u-%C3%A1-c%E1%BB%A7a-b%E1%BB%99-tr%C6%B0%E1%BB%9Fng-qu%E1%BB%91c-ph%C3%B2ng-m%E1%BB%B

EU tính điều máy bay và tàu hải quân tuần tra Ukraine

Tờ Washington Post hôm 30/3 đưa tin, vấn đề trên đang được thảo luận trong “liên minh tự nguyện” do Pháp và Anh dẫn dắt. Theo đề xuất, quân đội châu Âu trong liên minh có thể trở thành lực lượng hỗ trợ quân sự cho Kiev sau khi xung đột Nga – Ukraine chấm dứt. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gọi đây là “lực lượng trấn an”, giúp bảo vệ các thành phố và cơ sở quan trọng của Ukraine ở xa tiền tuyến cũng như hỗ trợ hậu cần hoặc đào tạo cho quân đội Ukraine. Theo 2 nhà ngoại giao, trọng tâm của châu Âu đã chuyển sang lực lượng không quân và hải quân, vì các chỉ huy quân sự đã chỉ ra những hạn chế trong việc triển khai lực lượng lớn trên bộ. Một số nước đề xuất sử dụng các lực lượng của họ để tuần tra trên không ở Ukraine hoặc Biển Đen.Các nước châu Âu cũng có kế hoạch cử một nhóm quân sự đến Ukraine trong những tuần tới để xác định cần bao nhiêu binh sĩ và nên triển khai ở đâu. Ngoài ra, các đại diện châu Âu sẽ tham vấn Kiev về việc tăng cường quân đội để giữ vững tiền tuyến trong tương lai.

https://vietnamnet.vn/eu-tinh-dieu-may-bay-va-tau-hai-quan-tuan-tra-ukraine-2386292.html

Lãnh đạo cực hữu Pháp bị cấm tranh cử vì tội biển thủ

Lãnh đạo cực hữu Pháp Marine Le Pen bị kết án tù treo và cấm tranh cử trong 5 năm, sau khi tòa án Paris tuyên bà phạm tội biển thủ.Theo phán quyết của tòa án Paris ngày 31/3, bà Le Pen bị tuyên án 4 năm tù nhưng không phải tới trại giam, mà được hưởng hai năm án treo cùng hai năm quản chế với thiết bị theo dõi điện tử.Ngoài bà Le Pen, 9 thành viên đảng Tập hợp Quốc gia (RN) của bà cũng bị kết án vì tham gia âm mưu bòn rút ngân sách Nghị viện châu Âu để thuê các trợ lý thực chất làm việc cho đảng RN. 12 trợ lý cũng bị kết tội che giấu hành vi phạm tội. Tòa án ước tính số tiền được sử dụng không đúng mục đích lên tới 3,1 triệu USD.

https://vnexpress.net/lanh-dao-cuc-huu-phap-bi-cam-tranh-cu-vi-toi-bien-thu-4868210.html

Luật pháp nước Pháp từng kết án các chính trị gia nổi tiếng về tội biển thủ công quĩ

Trong số đó có Jacques Chirac (tổng thống) bị kết án tù treo. Ngoài ra còn có François Fillon (thủ tướng), Claude Gúeant (bộ trưởng),…Jérôme Cahuzac, từng là bộ trưởng cũng bị kết án về tội trốn thuế và rửa tiền.Cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy cũng bị kết án một năm tù giam vì tội tham nhũng. Lần đầu tiên trong nền Đệ Ngũ Cộng Hòa, một cựu tổng thống Pháp bị kết án tù giam và cũng chưa bao giờ có một cựu tổng thống Pháp khởi kiện nhà nước Pháp ra trước Tòa Án Nhân Quyền Châu Âu.Hôm qua, đến lượt bà Marine Le Pen, cựu Chủ tịch đảng cực hữu Tập hợp Dân tộc (Rassemblement National – RN) cũng bị tuyên án bốn năm tù giam (Hai năm phải bị mang vòng điện tử) và bị tước quyền ứng cử trong năm năm vì tội biển thủ công quỹ.

https://baotiengdan.com/2025/04/02/luat-phap-nuoc-phap-tung-ket-an-cac-chinh-tri-gia-noi-tieng-ve-toi-bien-thu-cong-qui/

Israel phát động chiến dịch mới ở thành phố lớn nhất Gaza

Israel thông báo phát động chiến dịch trên bộ mới ở Gaza City, thành phố lớn nhất Gaza, trong lúc thương vong tiếp tục gia tăng ở dải đất.Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) ngày 4/4 cho biết bộ binh nước này đã bắt đầu hoạt động ở khu vực Shejaia, vùng ngoại ô phía đông Gaza City, “để mở rộng vùng an ninh”. Cư dân tại khu vực này đang di tản theo những tuyến đường đã được sắp xếp trước.Hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy xe tăng Israel xuất hiện trên đồi Al Muntar ở Shejaia, vị trí có thể giúp quan sát rõ Gaza City và cả khu vực bờ biển xa hơn. Gaza City nằm ở miền bắc Gaza và thành phố lớn nhất dải đất.”Tình hình hiện rất nguy hiểm, cái chết đang đe dọa chúng tôi từ mọi hướng”, người tên Elena Helles nói với hãng thông tấn AFP, thêm rằng mình và gia đình đang mắc kẹt tại nhà chị gái ở Shejaia.

https://vnexpress.net/israel-phat-dong-chien-dich-moi-o-thanh-pho-lon-nhat-gaza-4870234.html

Trung Quốc tìm thấy mỏ dầu 100 triệu tấn ở Biển Đông

Thông tin này được đưa ra vài ngày sau khi Hoa Kỳ, Philippines và Nhật Bản tổ chức cuộc tập trận hải quân gần một bãi cạn đang có tranh chấp.Tổng Công ty Dầu khí ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) vừa phát hiện ra một mỏ dầu ở Biển Đông với trữ lượng đã được chứng minh vượt quá 100 triệu tấn, truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin hôm thứ Hai.Theo hãng thông tấn Tân Hoa Xã, mỏ dầu ở phía đông Biển Đông – mỏ dầu Huệ Châu 19-6 – cách thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc khoảng 170 km (106 dặm).Công ty cho biết thêm rằng hoạt động khoan thử tại mỏ dầu này đã mang lại sản lượng mỗi ngày là 413 thùng dầu thô và 68.000 mét khối khí đốt tự nhiên.

https://www.rfa.org/vietnamese/the-gioi/2025/04/01/bien-dong-trung-quoc-mo-dau/

Mỹ trao giải phụ nữ can đảm cho cô gái từng bị Hamas bắt làm con tin

Amit Soussana, công dân Israel từng bị Hamas bắt làm con tin, được Bộ Ngoại giao Mỹ trao giải Phụ nữ Can đảm Quốc tế.Lễ trao giải Phụ nữ Can đảm Quốc tế cho Amit Soussana diễn ra tại trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ ở thủ đô Washington ngày 1/4, với sự tham dự của Đệ nhất phu nhân Melania Trump và Ngoại trưởng Marco Rubio.”Thật là vinh dự lớn lao khi được đứng trước các bạn hôm nay, nhưng cũng là khoảnh khắc vô cùng đau đớn. Trong lúc tôi ở đây, bạn bè tôi vẫn còn trong bóng tối. 543 ngày đêm dài đằng đẵng. Họ vẫn phải chịu đựng, chờ đợi và hy vọng. Tiếng nói của họ không được lắng nghe. Bởi vậy, tôi sẽ lên tiếng thay họ. Chúng ta không thể tiến về phía trước nếu họ không được trả tự do”, Soussana phát biểu khi nhận giải.

https://vnexpress.net/my-trao-giai-phu-nu-can-dam-cho-co-gai-tung-bi-hamas-bat-lam-con-tin-4869086.html

Ngoại trưởng Rubio: Mỹ không rời NATO, nhưng các thành viên phải tăng ngân sách quốc phòng lên 5% GDP

Trong cuộc họp hôm qua, 03/04/2025, của các ngoại trưởng NATO tại Bruxelles, ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio khẳng định Hoa Kỳ sẽ không từ bỏ Liên minh Bắc Đại Tây Dương NATO với điều kiện các nước thành viên phải tăng ngân sách quốc phòng lên 5% tổng sản phẩm nội địa, theo đòi hỏi của tổng thống Donald Trump.Theo Le Monde hôm nay, 04/04, Washington đang lo ngại các nước châu Âu giảm phụ thuộc vào vũ khí Mỹ. Từ nay đến 2030, Ủy Ban Châu Âu đặt mục tiêu mua 50% vũ khí mới được sản xuất tại Liên Âu. Thông tín viên Pierre Benazet từ Bruxelles cho biết những lời lẽ xoa dịu của ngoại trưởng Mỹ là nhằm để châu Âu ngậm bồ hòn làm ngọt : Ngoại trưởng Marco Rubio đã đến dự cuộc họp đầu tiên với các đồng minh tại Bruxelles với những tuyên bố hòa giải. Ông Rubio thậm chí còn nói với người đồng cấp Đan Mạch rằng Mỹ có ‘‘quan hệ mật thiết với Đan Mạch’’, nhưng không hề đề cập đến đảo Groenland. 

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20250404-ngo%E1%BA%A1i-tr%C6%B0%E1%BB%9Fng-rubio-m%E1%BB%B9-kh%C3%B4ng-r%E1%BB%9Di-nato-nh%C6%B0ng-c%C3%A1c-th%C3%A0nh-vi%C3%AAn-ph%E1%BA%A3i-t%C4%83ng-ng%C3%A2n-s%C3%A1ch-qu%E1%BB%91c-ph%C3%B2ng-l%C3%AAn-5-gdp

Trung Quốc áp thuế trả đũa Mỹ, đệ đơn kiện lên Tổ chức Thương mại thế giới

Theo hãng tin RT, Bộ Thương mại Trung Quốc lên án mức thuế mới mà Mỹ công bố là “bắt nạt đơn phương”. Trước đây, Mỹ đã áp thuế 20% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Song hôm 2/4, Tổng thống Donald Trump tuyên bố áp thêm mức thuế đối ứng 34%, nâng tổng mức thuế nhập khẩu lên thành 54% đối với mọi mặt hàng từ Trung Quốc. Trung Quốc cũng đã đệ đơn kiện lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) để đáp trả mức thuế quan mà Bắc Kinh cho là không có cơ sở. “Hành động của Mỹ không tuân thủ các quy tắc thương mại quốc tế, làm suy yếu nghiêm trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của Trung Quốc, và là hành vi bắt nạt đơn phương điển hình”, Bộ Tài chính Trung Quốc nhấn mạnh. Ngoài đệ đơn lên WTO, Bộ Thương mại Trung Quốc còn đưa ra các hạn chế mới nhằm vào nhiều công ty Mỹ. Theo đó, 11 công ty Mỹ đã bị đưa vào danh sách các thực thể không đáng tin cậy của Trung Quốc do có báo cáo về việc hợp tác quân sự với Đài Loan (Trung Quốc). Ngoài ra, 16 công ty Mỹ đã bị áp dụng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới nhằm giám sát việc chuyển giao hàng hóa sử dụng cho cả mục đích dân sự – quân sự.

https://vietnamnet.vn/trung-quoc-ap-thue-tra-dua-my-de-don-kien-len-to-chuc-thuong-mai-the-gioi-2388030.html