Seite auswählen

Mục lục

Nước Mỹ không còn vĩ đại

Nước Mỹ không còn vĩ đại. Nước Mỹ đã cao cả vĩ đại. Nước Mỹ đang bao dung vĩ đại. Nước Mỹ đã tạo ra hình mẫu về một xã hội tự do, dân chủ, nhân văn đang là niềm tin và mục tiêu hướng tới của cả loài người từ hơn hai trăm năm trước.Nhưng đất nước đang vĩ đại, bác ái, bao dung bỗng trở thành nhỏ nhen, hẹp hòi, bần tiện, tráo trở, lừa lọc, trấn lột, cướp bóc khi nước Mỹ nảy nòi ra người đàn ông mang cà vạt đỏ chói có ngón nghề kinh doanh đất đai, nhà cửa, kinh doanh casino, có ngón nghề trốn thuế lại có năng khiếu diễn xuất, thu hút, dẫn dắt được khá đông công chúng trong chương trình truyền hình thực tế.Có ngón nghề đỏ đen, có ngón nghề trốn thuế, có năng khiếu nhập vai diễn xuất, người đàn ông mang cà vạt đỏ chói lại hau háu thèm thuồng quyền lực, lại khát khao vĩ nhân để lại tên tuổi trong lịch sử và đã giành được quyền lưc nhà nước Mỹ. Người đàn ông đó là tổng thống 47 của nước Mỹ, Donald Trump.Cất tiếng gào “Làm Cho Nước Mỹ Vĩ Đại Trở Lại – Make America Great Again – MAGA”, tập hợp được đám đông công chúng nông nổi cuồng tín bị đầu độc bởi chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, cực đoan, tạo ra một băng đảng MAGA, tạo ra một trận bão giông ngông cuồng MAGA, chiếc cà vạt đỏ màu máu giành được quyền lực nhà nước Mỹ thì hào quang rực rỡ của nước Mỹ vĩ đại đã bị đám mây đen của cơn giông bão đột ngột nổi lên che phủ.Tiếng gào hoang dại Make America Great Again như tiếng hú của bầy thú hoang trong rừng thẳm cất lên là khi ánh sáng văn minh của nước Mỹ tắt lịm, là khi những giá trị nhân văn của nước Mỹ bị huỷ hoại.

https://baotiengdan.com/2025/04/11/nuoc-my-khong-con-vi-dai/

Hi vọng tránh thuế Trump, Việt Nam ‘sẵn sàng xử lý nghiêm hàng hoá Trung Quốc’

Với hy vọng tránh bị Mỹ áp thuế trừng phạt, Việt Nam sẵn sàng ‘xử lý nghiêm’ hàng hóa Trung Quốc được vận chuyển sang Mỹ qua lãnh thổ của mình và sẽ siết chặt kiểm soát đối với các mặt hàng xuất khẩu nhạy cảm sang Trung Quốc, theo Reuters.Đề nghị này được đưa ra khi các quan chức cấp cao của Hoa Kỳ, bao gồm cố vấn thương mại có ảnh hưởng của Nhà Trắng Peter Navarro, nêu lên mối lo ngại về hàng hóa Trung Quốc được đưa sang Hoa Kỳ với nhãn “Made in Vietnam” có mức thuế thấp hơn.Trong nhiều tuần qua, Việt Nam đã đưa ra những lời đề nghị ngọt ngào mà họ hy vọng sẽ thuyết phục được chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump có cái nhìn thiện cảm về thặng dư thương mại khổng lồ của mình với Hoa Kỳ. Thế nhưng, nước này vẫn bị đánh thuế 46% như một phần trong loạt đòn “Ngày giải phóng” của Trump.Mặc dù mức thuế quan này đã bị tạm hoãn trong 90 ngày, hai nước đã đồng ý bắt đầu đàm phán sau khi ông Hồ Đức Phớc, phó thủ tướng Việt Nam, gặp Đại diện Thương mại Hoa Kỳ vào thứ Tư (9/4).Theo nguồn tin của Reuters, Việt Nam – nước phụ thuộc vào xuất khẩu – đang hy vọng Hoa Kỳ sẽ giảm thuế xuống mức từ 22% đến 28%, nếu không muốn nói là thấp hơn.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cly8ggmlg0d

Mỹ hạ thuế cho Việt Nam từ 46% xuống 10%

Tổng thống Donald Trump hôm 9 tháng 4 đã thông báo trên tài khoản mạng xã hội Truth rằng ông sẽ ngưng đánh thuế đối ứng với hơn 75 quốc gia trong vòng 90 ngày, và trong thời gian này sẽ chỉ áp thuế 10% đối với hàng hóa nhập khẩu từ những nước kể trên. Ông nhấn mạnh đây là những nước đã liên lạc với đại diện của chính phủ Mỹ để thương lượng về vấn đề thuế quan, và đã không đáp trả lại đòn thuế quan mà ông đưa ra. Việt Nam là nước đã nhanh chóng liên hệ với phía Mỹ để thương lượng vấn đề thuế quan, hôm 4 tháng 4 Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ về vấn đề này, và Việt Nam cũng không trả đũa trước động thái nâng thuế nhập khẩu của Mỹ. Trước đó, hôm 2 tháng 4, Hoa Kỳ thông báo sẽ áp đặt 46% thuế nhập khẩu lên hàng hóa xuất cảng từ Việt Nam vào Mỹ. Sau quyết định mới nhất của ông Trump, hàng hóa Việt Nam sẽ chỉ còn bị áp thuế 10% trong 90 ngày tới.Tuy nhiên điều này không áp dụng đối với mặt hàng nhôm, thép của Việt Nam, vốn bị đánh thuế 25% từ ngày 12 tháng 3 năm 2025. Ngoài ra, 25% thuế đối với xe hơi và phụ tùng xe hơi cũng được giữ nguyên.

https://www.rfa.org/vietnamese/trong-nuoc/2025/04/09/my-hoa-ky-danh-thue-viet-nam-ngung-ha

Cựu Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình bị cách tất cả chức vụ, Đảng đang mạnh tay hơn?

Ông Trương Hòa Bình, cựu Ủy viên Bộ Chính trị, cựu Phó Thủ tướng Thường trực, đã bị Trung ương Đảng cách tất cả chức vụ trong Đảng trong kỳ họp Trung ương lần 11. Điều này cho thấy Đảng đang mạnh tay hơn trong việc xử lý cựu cán bộ vi phạm.Trước đó ngày 4/4, truyền thông Việt Nam đưa tin Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng đề nghị kỷ luật ông Trương Hòa Bình, và ngay buổi chiều cùng ngày, Bộ Chính trị đã quyết định mức kỷ luật sẽ do Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét.Theo Bộ Chính trị, trong thời gian giữ chức vụ ủy viên Bộ Chính trị, phó bí thư Ban Cán sự Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương, gây hậu quả rất nghiêm trọng, dư luận xấu, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và Nhà nước.Điều đáng chú ý là chỉ mới vào tháng 12/2024, ông Bình đã bị Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo do một số vi phạm khi đương chức. Dựa vào thông báo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương và của Bộ Chính trị về những vi phạm của ông Bình, cùng với mức kỷ luật cách chức, có thể nhận thấy rằng dù cùng các vi phạm cũ nhưng tính chất đã được xác định ở một mức độ cao hơn.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cedyye043jpo

Ông Nguyễn Văn Hiếu: nhân vật thứ 30 bị loại khỏi Trung ương Đảng khóa 13

Tại hội nghị Trung ương 11, ông Nguyễn Văn Hiếu bị cho thôi giữ chức ủy viên dự khuyết, trở thành người thứ 30 bị loại khỏi Ban Chấp hành Trung ương khóa 13.Theo thông cáo của Trung ương Đảng, ông Nguyễn Văn Hiếu trong thời gian giữ cương vị bí thư Thành ủy Cần Thơ đã vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.”Ông Hiếu cũng vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương, gây hậu quả nghiêm trọng, dư luận xấu, làm giảm uy tín của tổ chức đảng và chính quyền địa phương.”Trước đó, ngày 4/4, Bộ Chính trị đã ra quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với ông Nguyễn Văn Hiếu và cho thôi giữ các chức vụ sau kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương trong kỳ họp thứ 55 của cơ quan này (vào ngày 31/3 và 3/4), dưới sự chủ trì lần đầu của tân chủ nhiệm là ông Nguyễn Duy Ngọc kể từ khi ông được bầu. Thời điểm nhận kỷ luật, ông Hiếu đang giữ chức phó trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương.Cũng như các trường hợp kỷ luật ủy viên Trung ương hay ủy viên Bộ Chính trị trước đây, sai phạm của ông Nguyễn Văn Hiếu không được công bố cụ thể, nhưng được cho là “nghiêm trọng” đến mức phải kỷ luật. Với những điều đó, ông Hiếu bị Trung ương Đảng cho thôi làm ủy viên dự khuyết khóa 13.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c1mee10979eo

Phan Đình Trạc thay Lương Cường ngồi ghế chủ tịch nước?

Ông Phan Đình Trạc, cánh tay đắc lực của Tổng Bí Thư Tô Lâm, đang nổi lên như một hiện tượng, với nhiều đồn đoán sẽ thay ông Lương Cường trở thành chủ tịch nước nhiệm kỳ tới.Theo Hiến Pháp Việt Nam, chủ tịch nước có quyền hạn trong lĩnh vực đối ngoại, đại diện cho đất nước ký kết các hiệp ước quốc tế, đồng thời là tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang. Thời gian gần đây, Chủ Tịch Nước Lương Cường đã tham gia chỉ đạo các hoạt động chính trị, quốc phòng và đối ngoại, nhưng không quá nổi bật, mang tính chất lễ tân, không có dấu ấn mạnh trong các quyết sách lớn. Đặc biệt về nội chính và chính trị, do quyền lực của chủ tịch nước tương đối hạn chế, nên ông Cường không có ảnh hưởng trực tiếp, dẫn đến việc không có sức thu hút mạnh mẽ từ công chúng.Trong công cuộc cải cách hành chính và chiến dịch chống tham nhũng, ông Cường bộc lộ rõ sự hạn chế về tầm nhìn chiến lược, mờ nhạt vị thế tại Bộ Chính Trị.Hện nay ban chấp hành Trung Ương Đảng CSVN đang tiến hành lựa chọn nhân sự cấp cao cho Đại Hội 14 nhiệm kỳ 2026-2031, dư luận Việt Nam có nhiều đồn đoán ông Cường sẽ nghỉ hưu, nhường vị trí chủ tịch nước lại cho một người có tầm ảnh hưởng chính trị lớn hơn.Ông Cường năm nay đã 68 tuổi, được bầu làm chủ tịch nước vào Tháng Năm, 2024, trong bối cảnh chính sự Việt Nam có nhiều biến động nhân sự cấp cao. Sự hiện diện của ông như là cách CSVN hợp thức hóa cho đầy đủ bộ mặt “tứ trụ.” Ông Lương Cường cũng không có các động thái mạnh mẽ để củng cố quyền lực hay mở rộng ảnh hưởng chính trị.

https://saigonnhonews.com/thoi-su/viet-nam/phan-dinh-trac-thay-luong-cuong-ngoi-ghe-chu-tich-nuoc/

Hội nghị Trung ương 11 họp khi nào và bàn về vấn đề gì?

Theo tìm hiểu của chúng tôi, hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII (Hội nghị TW 11) dự kiến sẽ diễn ra tại Hà Nội từ chiều ngày 9/4 đến hết ngày 12/4/2025.Lịch làm việc được đăng tải công khai trên các trang web của Tỉnh ủy Bình Phước, Bình Thuận và Hậu Giang cho thấy Bí thư Tỉnh ủy của các tỉnh này đều đi công tác Hà Nội trong khoảng thời gian nói trên.Chung tôi có thử truy cập vào trang web của Tỉnh ủy ở một số tỉnh, thành khác nhưng hầu hết đều không có mục lịch làm việc hay lịch công tác hoặc nếu có mục đó thì lại không có thông tin hoặc có thông tin nhưng lại không đề cập đến lịch làm việc của Bí thư Tỉnh ủy trong các ngày từ 9/4 đến 12/4.Tuy lịch làm việc và chương trình họp chính thức của Hội nghị TW 11 chưa được báo đài đưa tin nhưng theo người viết nhiều khả năng các nội dung sau sẽ được đưa ra thảo luận và cho ý kiến ở hội nghị này:1. Đề án rà soát, sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước2. Báo cáo về công tác hoàn thiện thể chế (bao gồm việc sửa đổi các quy định của Đảng, sửa đổi Hiến pháp, pháp luật,…).3. Đề án sắp xếp tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp4. Đề án sắp xếp, tinh gọn cơ cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội, các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ5. Đề án về hệ thống toà án, viện kiểm sát ở địa phương theo định hướng không tổ chức cấp huyện6. Đề án về hệ thống tổ chức đảng ở địa phương (cấp tỉnh và cấp cơ sở)

https://baotiengdan.com/2025/04/09/hoi-nghi-trung-uong-11-hop-khi-nao-va-ban-ve-van-de-gi/

Trump tuyên bố tạm dừng chính sách thuế; thị trường tăng vọt

Hôm thứ Tư [9-4-2025] Tổng thống Trump đã tăng thuế đối với Trung Quốc lên 125% và thực hiện lệnh tạm dừng áp thuế qua lại trong 90 ngày đối với tất cả các đối tác thương mại khác, tạo ra sự tăng mạnh trên thị trường.“Dựa trên sự thiếu tôn trọng mà Trung Quốc đã thể hiện đối với thị trường thế giới, tôi xin tăng thuế mà Hoa Kỳ áp dụng đối với Trung Quốc lên 125%, có hiệu lực ngay lập tức. Vào một thời điểm nào đó, hy vọng là trong tương lai gần, Trung Quốc sẽ nhận ra rằng những ngày tháng bóc lột Mỹ và các nước khác không còn bền vững hoặc có thể chấp nhận được nữa“, ông ta viết trên Truth Social.Quyết định tạm dừng áp thuế quan qua lại cao hơn mà ông Trump công bố hồi tuần trước, áp dụng cho khoảng 60 nước vào sáng thứ Tư, đã làm cho thị trường tăng mạnh ngay lập tức.Vài phút sau bài đăng trên mạng xã hội của ông ta, chỉ số công nghiệp Dow Jones đã tăng 2.000 điểm sau nhiều ngày giảm mạnh ở Wall Street.Ngay sau bài đăng trên mạng xã hội của Trump, Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent nói với các phóng viên tại Nhà Trắng rằng, lệnh tạm dừng 90 ngày là kết quả của 75 nước muốn đàm phán một thỏa thuận với chính quyền Trump để bãi bỏ thuế quan của họ, cũng như kết quả của việc Trung Quốc leo thang chiến tranh thương mại.“Do số lượng lớn hàng nhập khẩu, chúng tôi đã có hơn 75 nước liên hệ với chúng tôi và tôi hình dung sau hôm nay, sẽ có nhiều hơn nữa“, ông Bessent nói với các phóng viên.

https://baotiengdan.com/2025/04/09/trump-tuyen-bo-tam-dung-chinh-sach-thue-thi-truong-tang-vot/

Bị Mỹ áp đặt thuế quan nghiêm khắc, CSVN hết thời ‘đu dây’

Quyết định áp đặt 46% thuế quan vào hàng hóa Việt Nam từ Tổng Thống Donald Trump, không chỉ là đòn giáng thương mại mạnh mẽ vào nền kinh tế Việt Nam, mà còn là lời cảnh báo nghiêm khắc của Mỹ dành cho chính sách ngoại giao “đu dây” của nhà cầm quyền  CSVN.Hiện nay nhà cầm quyền CSVN đang “như ngồi trên đống lửa” sau khi ông Trump bất ngờ công bố quyết định áp thuế quan lên đến 46%  đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam.Trước cú sốc này, Chính Phủ CSVN lập tức thành lập “tổ phản ứng nhanh” và gấp rút đề nghị phía Mỹ tạm hoãn áp thuế mới ít nhất 45 ngày để hai bên có thời gian đàm phán, chuẩn bị các biện pháp thích ứng. Đặc biệt, Phó Thủ Tướng Hồ Đức Phớc được cử sang Mỹ khẩn cấp để tiếp xúc, vận động và tìm kiếm giải pháp thông qua các đối tác Mỹ.Thậm chí chưa đầy 48 tiếng đồng hồ sau khi nhận thông tin, Tổng Bí Thư Tô Lâm phải tổ chức cuộc điện đàm kèm theo thư từ gửi ông Donald Trump với nội dung “xuống nước,” mong muốn được đưa mức thuế nhập khẩu đối với hàng hóa Mỹ về 0%.Bất chấp những lời kêu gọi nhà đầu tư hãy bình tĩnh, đừng phản ứng “thái quá” từ phía Bộ Tài Chính, thị trường chứng khoán Việt Nam mấy ngày vừa qua liên  tục nổi đỏ tiêu cực, nhiều cổ phiếu của các doanh nghiệp xuất khẩu liên tục lao dốc, thậm chí có mã sụt giảm mạnh, phản ánh tâm lý hoảng loạn và lo ngại lan rộng trong giới đầu tư .Về phía Mỹ, quyết định áp thuế quan 46% đối với hàng hóa Việt Nam được cho là nhằm đáp lại những “thực hành thương mại không công bằng,” đồng thời bảo vệ ngành sản xuất nội địa Mỹ trước nguy cơ bị lấn áp bởi hàng hóa có xuất xứ mập mờ.

https://saigonnhonews.com/thoi-su/viet-nam/bi-my-ap-dat-thue-quan-nghiem-khac-csvn-het-thoi-du-day/

Bị Mỹ đánh thuế 46%: Việt Nam trả giá vì làm “sân sau” cho Trung Quốc?

Tuy nhiên, thách thức với phái đoàn Việt Nam là rất lớn, vì chính quyền Mỹ muốn chặt những “chân rết” xuất khẩu của Trung Quốc, trong đó có rất nhiều nước châu Á, đặc biệt trong bối cảnh hai siêu cường quốc có vẻ kiên quyết “đánh đến cùng” trong cuộc chiến thương mại.Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc đến Washington mang theo hàng loạt đề xuất thiện chí: giảm thuế xuống còn 0% đối với hàng nhập từ Mỹ và đề nghị Washington áp dụng mức tương tự đối với hàng nhập từ Việt Nam, tăng cường nhập khẩu từ Hoa Kỳ để giảm thặng dư thương mại song phương và khuyến khích các công ty Mỹ tăng cường đầu tư vào Việt Nam. Theo VnExpress, Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc sẽ dự lễ ký kết giữa hãng hàng không Vietjet và quỹ đầu tư KKR về thỏa thuận tài chính 200 triệu đô la để mua thêm máy bay; tiếp đến sẽ gặp lãnh đạo các doanh nghiệp Mỹ, gồm Boeing, SpaceX và Apple. Tuy nhiên, đề xuất giảm thuế về 0% đã bị ông Peter Navarro, cố vấn thương mại và là kiến trúc sư kế hoạch thuế quan của tổng thống Trump, trả lời đài Fox News ngày 07/04, đánh giá “là chẳng có ý nghĩa gì”, tuy sau đó ông nhìn nhận đề xuất của phía Việt Nam là “bước khởi đầu nhỏ”. Trong một diễn đàn đăng trên Financial Times ngày 08/04, ông Navarro cáo buộc Việt Nam, cũng như Campuchia và Mexico, là “sân sau”của Bắc Kinh, giúp hàng hóa Trung Quốc tránh thuế quan của Mỹ. Ông yêu cầu những nước này cần chấm dứt làm “trung gian”. Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung bắt đầu từ nhiệm kỳ thứ nhất của tổng thống Donald Trump và tiếp tục dưới thời Joe Biden cho đến nay. Việt Nam cùng nhiều nước được hưởng lợi từ làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang các nước trong khu vực, còn được gọi là “Trung Quốc+1”. 

https://boxitvn.blogspot.com/2025/04/bi-my-anh-thue-46-viet-nam-tra-gia-vi.html

Cố vấn của ông Trump bác bỏ đề nghị giảm thuế của Việt Nam

Tối ngày 7 tháng 4 giờ Việt Nam, ông Peter Navarro, cố vấn kinh tế của Tổng thống Donald Trump, đã tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn trên kênh CNBC, cho biết đề nghị hạ thuế nhập khẩu xuống 0% của Tổng Bí thư Tô Lâm là không đủ để thoát đòn thuế quan của Hoa Kỳ.Cụ thể ông nói: “Đề nghị đó không có nghĩa lý gì với Hoa Kỳ, vì điều quan trọng là những gian lận phi thuế quan”.Những “gian lận” phi thuế quan mà ông Navarro nói bao gồm việc hàng hóa Trung Quốc được chuyển qua Việt Nam rồi tuồn vào Mỹ, đánh cắp tài sản trí tuệ, và thuế giá trị gia tăng.Ông Navarro được coi là kiến trúc sư trưởng của chính sách thuế quan mà tổng thống Donald Trump đang theo đuổi. Ông cũng là người hiếm hoi được ông Trump giữ lại từ nhiệm kỳ đầu tiên. Trước đó, ngày 4 tháng 4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với ông Trump, nhằm thương lượng sau khi Hoa Kỳ công bố mức thuế 46% nhắm vào hàng hoá Việt Nam. Đề nghị giảm thuế về 0% của ông Tô Lâm rất có thể liên quan đến cáo buộc mà ông Trump đưa ra về việc Việt Nam đang áp thuế 90% đối với hàng hóa Mỹ. Điều mà chính phủ Việt Nam cho là không chính xác.Trong cuộc điện đàm, ông Tô Lâm đã đề nghị Việt Nam sẽ giảm thuế nhập khẩu đối với hàng hóa Mỹ xuống 0%, nếu hai bên đàm phán thành công. Các chuyên gia cho biết nền kinh tế của Việt Nam sẽ chịu thiệt hại nặng nề nếu mức thuế 46% được giữ nguyên, bởi Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm 30% tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam

https://www.rfa.org/vietnamese/trong-nuoc/2025/04/07/trump-my-danh-thue-viet-nam-46-phan/

Mỹ và Trung Quốc thương chiến leo thang: Hà Nội xích lại gần Bắc Kinh?

Sau khi Trung Quốc từ chối dỡ bỏ biện pháp trả đũa thuế quan, Mỹ thông báo chính thức áp thuế 104% đối với hàng Trung Quốc từ ngày 9/4. Hàng loạt quốc gia mắc kẹt trong cuộc chiến của hai siêu cường, trong đó có Việt Nam với đường lối ngoại giao cây tre.”Sẽ là một sai lầm nếu nghĩ rằng Trung Quốc sẽ lùi bước và đơn phương dỡ bỏ thuế quan,” ông Alfredo Montufar-Helu, cố vấn cấp cao tại Trung tâm Trung Quốc thuộc tổ chức nghiên cứu The Conference Board, nhận định.Theo ông Montufar-Helu, việc nhượng bộ không chỉ khiến Trung Quốc trông yếu thế, mà còn tạo đòn bẩy cho Mỹ đưa ra thêm yêu sách.”Chúng ta hiện đã rơi vào thế bế tắc, và nhiều khả năng điều này sẽ dẫn đến những tổn thương kinh tế kéo dài,” ông nói.Thực chất, Tổng thống Donald Trump đã áp đặt các mức thuế đáng kể đối với Trung Quốc từ nhiệm kỳ đầu – thứ mà người kế nhiệm Joe Biden giữ nguyên và thậm chí bổ sung thêm. Theo đó, các rào cản thương mại đã khiến lượng hàng hóa Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc từ 21% tổng kim ngạch nhập khẩu của Mỹ vào năm 2016 giảm xuống còn 13% vào năm 2024.Mức độ phụ thuộc của Mỹ đối với Trung Quốc trong lĩnh vực thương mại vì thế mà sụt giảm đáng kể trong thập kỷ qua.Tuy nhiên, các nhà phân tích lưu ý rằng một phần hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ hiện đang được chuyển hướng thông qua các quốc gia Đông Nam Á, mà Việt Nam là cái tên thường xuyên được nhắc tới như một “trạm trung chuyển” cho hàng hóa Trung Quốc sang Mỹ.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cpwzzr1zdkro

Rào cản vô hình khiến Việt Nam khó thoát bẫy thu nhập trung bình

Việt Nam đang đặt ra những mục tiêu tăng trưởng kinh tế đầy tham vọng: 8% vào năm 2025 và vượt ngưỡng 10% từ năm 2026, với kỳ vọng duy trì đà tăng trưởng cao này trong hai thập niên tới. Những con số này không chỉ là chỉ tiêu đơn thuần, mà còn là biểu hiện của quyết tâm đưa đất nước vượt qua “bẫy thu nhập trung bình” – một thách thức dai dẳng mà nhiều quốc gia đang phát triển phải đối mặt.“Bẫy thu nhập trung bình” là hiện tượng một quốc gia đạt đến một mức thu nhập (thu nhập quốc gia là tổng giá trị giao dịch của nền kinh tế) nhất định, thường là mức trung bình của thế giới, nhưng sau đó lại không thể bứt phá để gia nhập nhóm các quốc gia có thu nhập cao. Vậy, đâu là những nguyên nhân cốt lõi khiến nhiều quốc gia rơi vào “bẫy thu nhập trung bình”?Thứ nhất, sự suy giảm động lực tăng trưởng truyền thống. Mô hình tăng trưởng dựa vào lao động giá rẻ, khai thác tài nguyên và xuất khẩu sản phẩm thâm dụng lao động – vốn là động lực chính trong giai đoạn đầu phát triển – dần mất đi hiệu quả khi quốc gia đạt đến mức thu nhập trung bình. Chi phí nhân công tăng lên, lợi thế cạnh tranh về giá suy yếu, trong khi các ngành công nghiệp và dịch vụ có giá trị gia tăng cao lại chưa đủ sức thay thế, tạo ra động lực tăng trưởng mới.Thứ hai, sự thiếu hụt đầu tư vào đổi mới sáng tạo và nghiên cứu phát triển (R&D). Trong kỷ nguyên kinh tế tri thức, đổi mới sáng tạo và R&D là chìa khóa để nâng cao năng suất,

https://saigonnhonews.com/thoi-su/viet-nam/rao-can-vo-hinh-khien-viet-nam-kho-thoat-bay-thu-nhap-trung-binh/

Ai sẽ thắng trong cuộc chiến thuế quan?

Nếu TT Trump đặt mục tiêu là “hốt tiền” ngàn tỉ đôla mỗi năm để lấp đầy “lỗ đen” nợ quốc gia (Ba mươi sáu ngàn tỉ đôla), thì chuyện áp thuế của TT Trump có thể sẽ không thành công. Yếu tố quyết định, nước Mỹ có “hốt” ngàn tỉ mỗi năm hay không là do những nhà xuất – nhập khẩu từ Mỹ và Trung Quốc. Khi mức thuế cao hơn mức lợi nhuận của nhà xuất-nhập khẩu thì không còn xuất nhập chi nữa hết. Trung Quốc không xuất được hàng và dân Mỹ không mua được hàng Trung Quốc. Điều này có nghĩa là Mỹ không thâu được thuế.Chuyện TT Trump “gài số de” vụ thuế “có qua có lại” cho toàn thể các quốc gia ở mức 10%, ngoại trừ Trung Quốc, người thì nói đó là hành vi TT Trump “thao túng thị trường chứng khoán”. Thật vậy, trong ba ngày quyết định áp thuế của TT Trump được ban bố và thâu hồi, thị trường chứng khoán Mỹ dao động 30.000 ngàn tỉ đôla. Những người biết được chính sách “sớm nắng chiều mưa” của TT Trump, dĩ nhiên chỉ là các tỉ phủ thân cận trong nội các Trump. Chắc chắn những người này, trong một ngày, đã “hốt” rất nhiều tiền.Người thì cho rằng, đó là bước “thoái lui chiến thuật” của TT Trump, nhằm dồn toàn lực “đánh” Trung Quốc. Người thì cho rằng, đó là chiến thắng của thị trường tự do. Người thì cho rằng, đó là do phản ứng trái chiều của dân chúng biểu tình trên đường phố…Như tôi đã viết hôm trước, chính sách kinh tế của TT Trump sẽ áp dụng theo nội dung “Cẩm nang tái cấu trúc hệ thống giao dịch toàn cầu” (User’s Guide to Restructuring the Global Trading System) của Stephen Miran, Chủ tịch Hội đồng cố vấn Kinh tế của TT Trump. Việc áp dụng cẩm nang nhắm tới cùng lúc nhiều mục tiêu: 1/ Nâng tính cạnh tranh hàng hóa của Mỹ, đồng thời phục hồi các cơ sở sản xuất của Mỹ bằng cách hạ giá đồng đô la.2/ Giảm nợ quốc gia, sử dụng thuế quan để buộc các quốc gia chấp nhận hoán đổi các khoản nợ của Mỹ thành ra “trái phiếu thế kỷ”, lãi suất 0%, có thời hạn 100 năm. Tức là Mỹ sẽ buộc các nước cung cấp tiền cho Mỹ xài (mà không trả tiền lời).3/ Tái cấu trúc hệ thống liên minh quốc tế trên những thỏa thuận địa chính trị mới. Tức là các quốc gia nhượng bộ các yêu sách của Mỹ thì sẽ được Mỹ bỏ hàng rào thuế quan và được Mỹ bảo vệ quân sự.

https://baotiengdan.com/2025/04/11/ai-se-thang-trong-cuoc-chien-thue-quan/

Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc điêu đứng vì Mỹ đánh thuế Việt Nam

Hoa Kỳ đã bắt đầu thu 46% thuế nhập khẩu đối với hàng hóa từ Việt Nam vào nửa đêm ngày 8 tháng 4 giờ địa phương, tức 11h sáng ngày 9 tháng 8 giờ Việt Nam. Điều này được dự báo sẽ tác động tiêu cực tới năng lực xuất khẩu của Việt Nam, và ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế, vốn theo đuổi mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu. Nhưng không chỉ một mình các doanh nghiệp Việt Nam mới bị ảnh hưởng bởi chính sách thuế quan mà ông Trump đưa ra, các doanh nghiệp Trung Quốc cũng đang tỏ ra vô cùng lo lắng trước con số 46% thuế mà hàng hóa xuất cảng từ Việt Nam phải chịu khi vào thị trường Mỹ. Bà Gong, giám đốc một công ty tại Quảng Châu chuyên xuất khẩu tai nghe Bluetooth và các sản phẩm điện tử khác, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với RFA vào thứ Hai (ngày 7 tháng 4) rằng hầu hết các công ty ở Quảng Đông đang giao dịch với Hoa Kỳ đã ngừng chấp nhận đơn đặt hàng từ Hoa Kỳ do rào cản thuế quan. Bà cho biết thêm:“Tôi đã ăn tối với những người trong ngành hôm qua. Sản phẩm của họ trước đây được xuất khẩu sang Hoa Kỳ từ Việt Nam. Bây giờ nhiều đơn hàng về cơ bản không được chấp nhận. Họ đã dừng lại và đang chờ xem tình hình sẽ nghiêm trọng đến mức nào. Hiện tại, chúng tôi biết rằng Quảng Châu và Quảng Đông đang tạm thời không chấp nhận đơn hàng.” Trong những năm gần đây, các công ty Trung Quốc đã lũ lượt xây dựng nhà máy ở Việt Nam để tránh mức thuế cao mà Mỹ áp đặt lên Trung Quốc.

https://www.rfa.org/vietnamese/trong-nuoc/2025/04/09/hang-trung-quoc-viet-nam-my-danh-thue/

Trung Quốc không muốn Việt Nam thống nhất, tại sao mời diễu hành 30 tháng Tư?

Báo chí nhà nước hôm Một tháng Tư, 2025 cho biết Việt Nam mời quân đội Trung Quốc, Lào, Campuchia tham gia “diễu binh, diễu hành” kỷ niệm 50 năm ngày 30 tháng Tư. Trung Quốc là một trong những tác nhân lớn gây chia cắt Việt Nam trong Hiệp định Geneva năm 1954. Các chính sách của Trung Quốc đối với Việt Nam thay đổi tùy từng thời điểm, nhằm phục vụ các lợi ích chiến lược của họ. Nước này có vai trò to lớn trong chiến tranh Việt Nam giữa VNDCCH và VNCH, tương tự như Hoa Kỳ. Ban đầu Trung Quốc viện trợ VNDCCH chống lại VNCH và Hoa Kỳ. Tuy nhiên, trước khi chiến tranh kết thúc, Trung Quốc nhanh chóng đảo ngược chính sách, đề nghị giúp đỡ VNCH chống lại VNDCCH để ngăn chặn Việt Nam thống nhất. Vậy tại sao Việt Nam mời Trung Quốc tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm ngày 30 tháng Tư năm 2025? Theo Xiaobing Li trong cuốn sách “The Dragon in the Jungle: The Chinese Army in the Vietnam War,” (“Con rồng trong rừng sâu: quân đội Trung Quốc trong chiến tranh Việt Nam”), trong thời điểm cao nhất (năm 1967), có đến 170.000 lính Trung Quốc hiện diện tại Việt Nam. Chen Jian, trong tác phẩm “Mao’s China and the Cold War,” (“Trung Quốc của Mao và chiến tranh lạnh”), cũng chỉ ra rằng Trung Quốc viện trợ vũ khí và nhu yếu phẩm với giá trị hàng tỷ USD, đưa hàng ngàn cố vấn quân sự làm việc trực tiếp với Bộ Tổng tham mưu của Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN), đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức các chiến dịch tấn công và phòng ngự, đặc biệt trong giai đoạn 1965–1968.

https://www.rfa.org/vietnamese/thoi-su/2025/04/06/trung-quoc-dieu-hanh-30-thang-tu/

Thứ trưởng Công Thương nói về thuế quan Mỹ: Xuất khẩu sắp tới sẽ gặp nhiều thách thức

Một số lãnh đạo đã bày tỏ sự lo ngại trước chính sách thuế nhập khẩu 46% Mỹ vừa áp lên hàng hóa của Việt Nam tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng Ba vào Chủ nhật 6/4, ba ngày trước khi mức thuế này dự kiến có hiệu lực.Tại buổi họp báo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài cho biết mức thuế quan đối ứng 46% của Mỹ do Tổng thống Donald Trump tuyên bố hôm 2/4 sẽ có tác động tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế, thu hút FDI, dịch vụ và lao động.”Nguyên nhân thì chúng ta thấy rất rõ, khi mà tăng thuế, giá cả hàng hóa của Việt Nam tại Hoa Kỳ sẽ tăng lên thì mức độ cạnh tranh với hàng hóa nước khác sẽ kém đi. Thứ hai là sức mua của người tiêu dùng Hoa Kỳ cũng suy giảm, cho nên hàng hóa Việt Nam sẽ giảm,” Báo Chính Phủ dẫn lời ông Hoài.Ông cũng đưa ra nhận định: “Trong thời gian tới, xuất khẩu của chúng ta sẽ gặp nhiều thách thức.”Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực như máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị dụng cụ, phụ tùng khác; dệt may, da giày, bên cạnh sản phẩm xuất khẩu vào Mỹ thuộc lĩnh vực chế biến, chế tạo sẽ đối mặt nguy cơ giảm kim ngạch xuất khẩu, theo ông Hoài.Với các hợp đồng đã ký kết, ông Hoài cho biết phía doanh nghiệp Mỹ sẽ cân nhắc lại việc có tiếp tục thực hiện mua bán hàng hóa hay không. Riêng các hợp đồng mới, ông bày tỏ lo ngại rằng việc ký kết sẽ càng trở nên khó khăn hơn.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c0m91xrwwllo

Hàng loạt cuộc biểu tình ‘Đừng Đụng Tới’ nổ ra trên toàn quốc chống lại Trump và Musk

Những người biểu tình tụ họp trên khắp cả nước hôm thứ Bảy, nhiều người trong số họ bị thúc đẩy bởi những vấn đề khác nhau, nhưng họ đoàn kết phản đối chính quyền Trump với thông điệp duy nhất: “Đừng đụng tới” (Hands off).Những người tổ chức cho biết, có hơn 1.300 cuộc biểu tình “Đừng đụng tới” với quy mô khác nhau đã diễn ra hôm thứ Bảy [ngày 5-4-2025].Từ khi Tổng thống Trump nhậm chức hồi tháng 1, nhiều cuộc biểu tình đã diễn ra phản đối các kế hoạch và chính sách của chính quyền ông — từ việc sa thải hàng loạt nhân viên liên bang, đến các cuộc đột kích chống nhập cư, cho đến sự tham gia của tỷ phú Elon Musk vào chính quyền liên bang.Các cuộc biểu tình hôm thứ Bảy dường như là cuộc biểu tình lan rộng nhất cho đến nay trong nhiệm kỳ thứ hai của Trump.“Có rất nhiều vấn đề. Họ đang nhắm đến giáo dục, chăm sóc sức khỏe, nghệ thuật, báo chí“, Kelley Laird từ TP Rockville, bang Maryland, là người tham dự cuộc biểu tình ở Washington, D.C. hôm thứ Bảy, cho biết.Ở Boston, những người biểu tình tập họp để phản đối việc liên bang cắt giảm quỹ nghiên cứu và phản đối việc bắt giữ cô Rümeysa Öztürk, một nghiên cứu sinh tiến sĩ của Đại học Tufts, đã bị các đặc vụ liên bang mặc thường phục bắt giữ, đài WBUR đưa tin.

https://baotiengdan.com/2025/04/06/bieu-tinh-dung-dung-toi-no-ra-tren-toan-quoc-chong-lai-trump-va-musk/

Tô Lâm ‘học tập’ Tập Cận Bình hay ‘bình mới rượu cũ?’

Những cơn địa chấn tham nhũng liên tiếp gần đây không chỉ làm rung chuyển dư luận mà còn phơi bày những rạn nứt sâu sắc trong hệ thống công quyền Việt Nam.Vụ án Phúc Sơn, với mạng lưới quan chức vướng lao lý trải dài 5 tỉnh, cùng số tiền hối lộ được hé lộ lên tới 132 tỷ đồng, hay vụ cựu chủ tịch An Giang Nguyễn Thanh Bình bị truy tố vì cáo buộc nhận $300,000 từ công ty Trung Hậu 68 để doanh nghiệp này khai thác cát trái phép, đã không còn là những vết nhơ cá biệt, đang hiện rõ bức tranh u ám về một “quốc nạn” đã ăn sâu, lan rộng, nơi quyền lực công và lợi ích tư nhân đan xen, cấu kết thành những mạng lưới tinh vi, ngày đêm bào mòn niềm tin và nền tảng quản trị quốc gia.Trước áp lực đó, chiến dịch chống tham nhũng, tiêu cực, với hình ảnh “lò lửa” được đốt lên rừng rực, tiếp tục chiếm sóng chính trường.Dưới sự chỉ đạo của Tổng Bí Thư Tô Lâm, một nhân vật đứng đầu ngành an ninh, ngọn lửa này dường như vẫn được thổi bùng, thiêu rụi thêm nhiều quan chức cấp cao trong tiếng reo hò cổ vũ. Tuy nhiên, đằng sau ánh lửa hào nhoáng và những lời tuyên bố đanh thép, một dòng chảy ngầm của hoài nghi vẫn cuộn trào. Liệu đây có thực sự là cuộc đại phẫu nhằm cắt bỏ khối u tham nhũng, hay chỉ là một vở tuồng được dàn dựng công phu để củng cố quyền lực và thanh trừng những “kẻ ngáng đường”?

https://saigonnhonews.com/thoi-su/viet-nam/to-lam-hoc-tap-tap-can-binh-hay-binh-moi-ruou-cu/

Thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục lao dốc — mất thêm 5 ngàn tỷ đô la khi Dow Jones giảm thêm 2.200 điểm

Các nhà đầu tư đã không nhận được sự phục hồi mà họ hy vọng sau cú lỗ lịch sử hôm qua, vì cổ phiếu một lần nữa lao dốc mạnh khi thị trường tiếp nhận mức thuế quan của Tổng thống Donald Trump, trong khi Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, áp dụng mức thuế trả đũa 34% đối với hàng nhập khẩu của Mỹ.Hôm qua, thứ Năm là mức giảm sâu nhất trong ngày kể từ năm 2020 đối với từng chỉ số, trong ba chỉ số chính của chứng khoản Mỹ: Chỉ số Dow Jones Industrial (-4%, hoặc 1.680 điểm), S&P 500 (-5%) và Nasdaq (-6%) – và thậm chí còn tồi tệ hơn ở thị trường chứng khoán hôm nay, thứ Sáu.Chỉ số Dow Jones giảm 5,5%, tương đương khoảng 2.200 điểm, vào đầu giờ chiều, kéo dài mức giảm trong hai ngày lên khoảng 4.000 điểm, trong khi S&P và Nasdaq đều giảm khoảng 6% vào thứ Sáu, khiến mức giảm của S&P và Nasdaq xuống 11%, kể từ thông báo áp thuế của Trump hôm thứ Tư.Cả ba chỉ số đều giảm tối thiểu 10% so với mức kỷ lục được thiết lập cách nay vài tháng, đang trong giai đoạn điều chỉnh, và Nasdaq rơi vào thị trường trên đà xuống dốc (bear market) khi giao dịch thấp hơn 20% so với mức cao nhất vào mọi thời điểm trong tháng 12, bước vào thị trường xuống dốc đầu tiên kể từ năm 2022. Cổ phiếu trượt xuống mức thấp nhất trong vài tháng qua, khi Dow và S&P chạm mức thấp nhất trong ngày kể từ tháng 5 và Nasdaq chạm mức thấp nhất kể từ tháng 4 năm 2024.S&P giảm 9% kể từ thứ Sáu tuần trước khiến tuần này là tuần tồi tệ nhất đối với cổ phiếu này kể từ tháng 3 năm 2020 và là tuần tồi tệ đứng thứ năm trong 20 năm qua, chỉ sau mức lỗ hồi tháng 10 năm 2008 và đầu năm 2020.Theo dữ liệu của FactSet, đợt bán tháo đã xóa sổ hơn 4900 tỷ đô la vốn hóa thị trường trong số các cổ phiếu được niêm yết trên S&P, dẫn đầu là khoản lỗ của ba cổ phiếu Apple, Nvidia và Tesla, mất hơn 1000 tỷ đô la.

https://baotiengdan.com/2025/04/05/thi-truong-chung-khoan-my-tiep-tuc-lao-doc-mat-them-5-ngan-ty-do-la-khi-dow-jones-giam-them-2-200-diem/

Tình hình sẽ ra sao nếu Mỹ bỏ rơi châu Á ?

Từ Tokyo, Seoul, Đài Bắc đến Manilla, các đồng minh của Mỹ ngày càng lo ngại bị tổng thống Donald Trump bỏ rơi như cách mà ông đã làm với Ukraina hay Liên Âu. Vị thế “người bảo hộ” mà chính Mỹ đã dày công gây dựng từ sau Đệ nhị thế chiến, liệu sẽ còn lại gì dưới thời Trump II? Một mặt, Washington khẳng định mong muốn củng cố hiện diện ở châu Á để đối phó với Trung Quốc, đối thủ thực sự của Mỹ. Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio và cố vấn An ninh Quốc gia Mike Waltz đã bảo đảm với các đồng minh châu Á rằng Hoa Kỳ sẽ không rút lui khỏi khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương. Trong khi đó, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Pete Hegseth thì nhấn mạnh trong chuyến thăm Tokyo hôm 30/03 rằng : “Mỹ quyết tâm duy trì khả năng răn đe mạnh mẽ, sẵn sàng và đáng tin cậy trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, bao gồm cả eo biển Đài Loan” và gọi Nhật Bản là “đối tác không thể thiếu để răn đe bất kỳ cuộc tấn công quân sự nào từ Trung Quốc cộng sản”. Nhưng mặt khác, người ta cũng tự hỏi rằng những cam kết của Hoa Kỳ liệu có đáng tin, nhất là khi nguyên thủ Mỹ cho rằng đồng minh là những “kẻ ăn bám”, lợi dụng Mỹ? Ông Yann Rousseau, trưởng văn phòng châu Á của tờ Les Echos nhận định rằng với ông Trump, các đồng minh chỉ là gánh nặng không hơn không kém. Hồi đầu tháng Ba, tổng thống Mỹ đã giận dữ phát biểu : “Chúng ta đã hỗ trợ cả thế giới. Chúng ta đã hỗ trợ NATO. Chúng ta trả tiền cho các hóa đơn của các quốc gia khác.” và cũng không quên mỉa mai rằng : “Chúng ta có một hiệp ước “thú vị” với Nhật Bản. Chúng ta phải bảo vệ họ nhưng họ lại không cần phải bảo vệ chúng ta.” 

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20250407-b%C3%A0i-s%E1%BB%ADa-%E1%BA%A1-s%E1%BA%BD-ra-sao-n%E1%BA%BFu-m%E1%BB%B9-c%C3%B3-b%E1%BB%8F-r%C6%A1i-ch%C3%A2u-%C3%A1

Trump quay lưng với nền tảng sức mạnh kinh tế Mỹ – hậu quả là gì?

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã dựng lên thêm một “bức tường”, và ông nghĩ rằng mọi người sẽ trả giá cho “nguyên vật liệu”.Bức tường này chính là quyết định áp thuế diện rộng ít nhất 10% đối với hầu hết mọi mặt hàng nhập khẩu vào Mỹ – không ngăn người nhập cứ tới Mỹ mà là để giữ việc làm ở nước Mỹ.Để nhìn nhận chính xác độ cao của bức tường này, chúng ta cần đặt nó vào bối cảnh lịch sử.Quyết định này đã đưa nước Mỹ trở lại một thế kỷ trước, xét về khía cạnh chủ nghĩa bảo hộ. Mỹ hiện đã vượt xa các quốc gia thuộc G7 và G20 về mức thu thuế hải quan và ngang với những nước như Senegal, Mông Cổ và Kyrgyzstan.Những gì xảy ra vào tuần trước không chỉ là việc Mỹ khơi mào một cuộc chiến thương mại toàn cầu, hay về sự chao đảo của thị trường chứng khoán. Đó còn là việc một siêu cường dứt khoát quay lưng với tiến trình toàn cầu hóa – tiến trình mà chính họ từng dẫn dắt và thu lợi lớn trong nhiều thập kỷ qua.Và khi làm như vậy – thông qua phép tính đơn giản được trình bày trong buổi công bố hoành tráng tại Vườn Hồng của Nhà Trắng – chính quyền Trump cũng đã quay lưng với một số nguyên lý cơ bản của ngoại giao và kinh tế học chính thống.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c8ep7ln2536o

Trung Quốc và Campuchia mở trung tâm huấn luyện ở quân cảng Ream, ‘sẽ tập trận chung nhiều hơn’

Thủ tướng Campuchia Hun Manet hôm 5/4 đã chủ trì lễ khánh thành quân cảng Ream – nơi mà giới phân tích và chính phủ Hoa Kỳ cho rằng có thể được Trung Quốc sử dụng như một tiền đồn chiến lược. Trung tâm Huấn luyện và Hậu cần chung Campuchia – Trung Quốc cũng đồng thời được đưa vào sử dụng.Tại buổi lễ, ông Hun Manet khẳng định Campuchia sẽ không cho phép bất kỳ quốc gia nào lập căn cứ quân sự tại Campuchia, có thể hiểu như là một thông điệp trấn an gửi tới các nước láng giềng như Việt Nam, Thái Lan và Mỹ.”Tôi xin tuyên bố rằng Chính phủ Hoàng gia Campuchia do Đảng Nhân dân Campuchia lãnh đạo sẽ không bao giờ cho phép thành lập bất kỳ căn cứ quân sự nước ngoài nào tại Campuchia – cả trong quá khứ, hiện tại cũng như tương lai,” báo Khmer Times dẫn lời ông Hun Manet hôm 5/4.Thủ tướng Campuchia cũng đã tuyên bố rằng căn cứ Ream mở cửa đón tàu chiến từ tất cả những quốc gia thân thiện, với điều kiện trọng tải dưới 20.000 tấn và có thông báo trước, trừ trường hợp khẩn cấp.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cp91x7yvx20o

Nghị sĩ Đảng Dân chủ thúc đẩy luận tội ông Trump

“Chúng ta cần một Thượng viện sẽ kết tội ông ta lần này, và tôi muốn các bạn biết rằng, từ tận đáy lòng mình, tôi hiểu rằng ông ta là một Goliath”, ông Al Green nói trước những người tham gia cuộc biểu tình “Hands Off” (tạm dịch: Đừng đụng vào) ở Washington D.C ngày 5-4.”Hands Off” là cuộc biểu tình phản đối Tổng thống Mỹ Donald Trump và cách ông đang điều hành đất nước.Trước những người ủng hộ, dân biểu Al Green cáo buộc ông Trump “kiểm soát” các tướng lĩnh, Bộ Tư pháp và cả Đảng Cộng hòa.”Và tôi muốn ngài biết, thưa ngài tổng thống, David này sẽ đưa ra các điều khoản luận tội chống lại ngài trong vòng 30 ngày tới”, vị nghị sĩ thuộc Đảng Dân chủ tuyên bố. Ông cũng ví mình là David, phỏng theo câu chuyện thần thoại chàng David bé nhỏ đấu với người khổng lồ Goliath

https://tuoitre.vn/nghi-si-dang-dan-chu-thuc-day-luan-toi-ong-trump-20250406124543138.htm

Chiến tranh Ukraina : TT Zelensky chỉ trích Mỹ thiếu phản ứng khi Nga từ chối đề xuất ngừng bắn

Sau các vụ oanh kích của Nga vào Ukraina, tổng thống Volodymyr Zelensky hôm qua, 06/04/2025, lấy làm tiếc vì Hoa Kỳ  thiếu phản ứng trước việc Nga từ chối lệnh ngừng bắn 30 ngày mà Washington đề xuất từ giữa tháng Ba. Trong bài phát biểu hàng ngày gửi đến người dân Ukraina hôm Chủ Nhật, tổng thống Zelensky khẳng định « Kiev đã chấp nhận đề xuất của Hoa Kỳ về lệnh ngừng bắn hoàn toàn, vô điều kiện, nhưng Putin đã từ chối ». Ông Zelensky cho biết vẫn đang chờ đợi phản ứng của Hoa Kỳ, cũng như là các biện pháp của châu Âu.Trên mạng xã hội, hôm qua, ông Zelensky khẳng định rằng « áp lực đối với Nga là chưa đủ, và các cuộc tấn công của Nga hàng ngày vào Ukraina đã cho thấy rõ điều đó ». Theo chính quyền Kiev, các cuộc oanh kích của Nga khiến ít nhất 2 người thiệt mạng, 8 người bị thương hôm Chủ Nhật. Trước đó, cuộc oanh kích thứ Sáu tuần trước của Nga, đã khiến 20 người chết, trong đó có 9 trẻ em.Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm qua, cũng đã lên án các cuộc tấn công của Nga, đồng thời kêu gọi « có hành động mạnh mẽ » nếu Matxcơva tiếp tục « từ chối hòa bình ». Tổng tham mưu trưởng của Pháp và Anh đã đến Kiev vào tuần trước để thúc đẩy việc điều động lực lượng quân sự tới Ukraina sau khi đạt được lệnh ngừng bắn, nhằm ngăn chặn tất cả các cuộc tấn công mới nào của Nga

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20250407-chi%E1%BA%BFn-tranh-ukraina-tt-zelenky-ch%E1%BB%89-tr%C3%ADch-hoa-k%E1%BB%B3-thi%E1%BA%BFu-ph%C3%A1n-%E1%BB%A9ng-khi-nga-t%E1%BB%AB-ch%E1%BB%91i-%C4%91%E1%BB%81-xu%E1%BA%A5t-ng%E1%BB%ABng-b%E1%BA%AFn

Ông Zelensky bất mãn với phản ứng của Mỹ, NATO nói Nga cần trả lời phương Tây

Theo Pravda, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm 5/4 đã lên tiếng về vụ Nga tấn công tên lửa vào thành phố Kryvyi Rih, khiến 18 người thiệt mạng và 60 người khác bị thương.”Cộng đồng quốc tế cần lên án cuộc tập kích của Nga tại Kryvyi Rih. Tôi đã nhận được nhiều sự động viên và ủng hộ tới từ Bộ Ngoại giao CH Séc, Phần Lan, Latvia, Estonia và Áo. Chúng tôi cũng đánh giá cao tuyên bố của Liên minh châu Âu (EU), Đại sứ quán Nhật Bản, Vương quốc Anh, Thụy Sĩ và Đức về vấn đề này. Thật không may, phản ứng từ Đại sứ quán Mỹ lại không như kỳ vọng. Quả là điều ngạc nhiên khi Mỹ lại không nêu tên quốc gia tổ chức tập kích tên lửa”, ông Zelensky cho biết.Nhà lãnh đạo Ukraine nhấn mạnh, để có thể kết thúc xung đột Nga – Ukraine, quốc gia đóng vai trò quan trọng như Mỹ cần “chỉ đích danh và gây áp lực lên bên đang phớt lờ mọi đề xuất hòa bình”

https://vietnamnet.vn/ong-zelensky-bat-man-voi-phan-ung-cua-my-nato-noi-nga-can-tra-loi-phuong-tay-2388305.html

Chiến tranh đã ‘lột xác’ ông Zelensky – nhưng giờ là lúc ông lại phải thay đổi

Người bán hàng xuất sắc nhất trong lịch sử”. Đây là cách ông Donald Trump từng gọi ông Volodymyr Zelensky vì số tiền viện trợ mà Mỹ đã cung cấp cho Ukraine.Dù so sánh này có công bằng hay không, vai trò của ông Zelensky trong việc giữ cho Ukraine luôn được chú ý và thuyết phục các đồng minh viện trợ chắc chắn là rất quan trọng đối với cuộc chiến của Kyiv.Sự thay đổi của ông Zelensky từ một diễn viên hài giờ vàng thành vị tổng thống thời chiến đã được hình thành từ lâu – bắt đầu từ năm 2022, khi ông quyết định ở lại Kyiv khi quân đội Nga áp sát. Quyết định đó đồng nghĩa với việc Ukraine tiếp tục tự vệ cho đến ngày nay. Trong những năm sau đó, tôi đã đứng đối diện với nhà lãnh đạo Ukraine hàng chục lần, và giờ đây Zelensky thể hiện một hình ảnh đầy quyền lực hơn, có lẽ cũng dạn dày trận mạc hơn – được định hình một phần bởi sự cô lập ngày càng tăng trên trường quốc tế.Nhưng với sự khó lường từ nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump – đặc biệt là sau cuộc cãi vã tại Phòng Bầu dục của hai nhà lãnh đạo này vào tháng 2/2025 – ông Zelensky hiện có thể phải thay đổi lần nữa.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/ce922mm77ljo

Ukraine tố cáo có binh sĩ Trung Quốc tham chiến phía Nga

Cơ Quan An Ninh Ukraine (SBU) vừa công bố nhiều chi tiết cuộc thẩm vấn đầu tiên đối với hai binh sĩ có quốc tịch Trung Quốc, những người này bị bắt khi đang chiến đấu cho Nga tại Ukraine.Theo một tài liệu tình báo mà tờ Kyiv Independent có được, có hiện có ít nhất 163 công dân Trung Quốc đang phục vụ trong Lực Lượng Vũ Trang Nga, với nhiều nhiệm vụ khác nhau.Theo SBU, một trong những tù nhân này cho biết họ phục vụ trong Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn súng trường cơ giới 157 của Nga và bị bắt gần Tarasivka. Người còn lại thì chiến đấu trong Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn súng trường cơ giới 81 và bị bắt gần Bilohorivka.Các tù nhân chiến tranh (POW) không có thương tích, nhưng đang nhận được mọi sự chăm sóc y tế cần thiết và đang bị giam giữ trong điều kiện phù hợp theo luật pháp quốc tế, SBU cho biết, và cả hai đang trong quá trình thẩm vấn sâu về chuyện Trung Quốc bí mật đưa quân sang Nga.

https://saigonnhonews.com/thoi-su/the-gioi/ukraine-to-cao-co-binh-si-trung-quoc-tham-chien-phia-nga/

Elon Musk bất đồng với cố vấn của ông Trump về thương mại

Tỷ phú công nghệ Elon Musk công khai bất đồng quan điểm với hai cố vấn hàng đầu của Tổng thống Trump về thương mại.Elon Musk những ngày qua liên tục công khai chỉ trích các quan chức thương mại trong chính quyền Tổng thống Donald Trump, liên quan chính sách áp thuế đối ứng với hầu hết đối tác kinh tế của Mỹ.Ngày 6/4, Musk đăng bình luận trên X chê bai cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro là “thiếu kinh nghiệm thực tế và thiên về lý thuyết”.Musk cho rằng việc ông Navarro có bằng tiến sĩ kinh tế từ Đại học Harvard thật ra là “điều tệ chứ không phải điều tốt”, sau khi cố vấn Nhà Trắng đề cập lý lịch học vấn cá nhân khi bình luận chính sách thuế trên CNN.”Có bằng tiến sĩ kinh tế tại Harvard dẫn đến vấn đề cái tôi lớn hơn khả năng thực tế”, Musk viết. Khi một người khác bênh vực Navarro, Musk lập tức phản bác: “Ông ta chưa từng xây dựng được thứ gì cả”.

https://vnexpress.net/elon-musk-bat-dong-voi-co-van-cua-ong-trump-ve-thuong-mai-4871024.html

EU tạm ngừng biện pháp đáp trả đòn thuế của ông Trump

“Chúng tôi ghi nhận tuyên bố hoãn áp thuế đối ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Chúng tôi muốn tạo cơ hội cho các cuộc đàm phán. Trong khi hoàn thiện các biện pháp đáp trả của EU, vốn nhận được sự ủng hộ từ các quốc gia thành viên trong khối, chúng tôi sẽ tạm ngừng áp thuế trả đũa trong 90 ngày”, CNBC News dẫn thông cáo của bà von der Leyen viết. Tuy nhiên, bà von der Leyen sau đó cũng cảnh báo nếu các cuộc đàm phán không đạt được kết quả như mong đợi, thì “những biện pháp trả đũa sẽ được áp dụng”.Theo CNBC News, EU – một đồng minh thân thiết xuyên Đại Tây Dương của Mỹ – vào hôm 2/4 đã bị Washington áp mức thuế đối ứng 20% với tất cả hàng hóa của khối này xuất khẩu sang Mỹ. Tuy nhiên, mức thuế trên giảm xuống còn 10% vào ngày 9/4, sau tuyên bố của ông Trump.

https://vietnamnet.vn/eu-tam-ngung-bien-phap-dap-tra-don-thue-cua-ong-trump-2389883.html

Mỹ xem xét đề xuất thỏa thuận từ 15 đối tác thương mại

Cố vấn Nhà Trắng cho biết 15 đối tác thương mại đã đưa ra những đề xuất cụ thể liên quan đến thuế quan và Mỹ đang nghiên cứu chúng.Trả lời CNBC ngày 10/4, cố vấn kinh tế Nhà Trắng Kevin Hassett tiết lộ “có nhiều thỏa thuận đang sắp hoàn tất”, nhưng không nêu con số cụ thể.Trong cuộc trao đổi với phóng viên tại Nhà Trắng sau đó, ông cho biết: “Đại diện Thương mại thông báo với chúng tôi rằng khoảng 15 đối tác đã đưa ra những đề xuất rõ ràng. Chúng tôi đang nghiên cứu, xem xét và quyết định liệu chúng đã đủ tốt để trình lên Tổng thống hay chưa”.Theo ông Hassett, các quan chức phụ trách chính sách thương mại trong chính quyền Tổng thống Donald Trump sẽ họp trong ngày 10/4 để “đảm bảo các đối tác quan trọng nhất đưa đề xuất đến vạch đích là những bên đầu tiên được giải quyết”. Ông dự đoán trong 3-4 tuần tới sẽ có nhiều diễn biến liên quan thỏa thuận thương mại.

https://vnexpress.net/my-xem-xet-de-xuat-thoa-thuan-tu-15-doi-tac-thuong-mai-4872464.html

Cận cảnh tàu sân bay thứ 2 của Mỹ xuất hiện ở Trung Đông

Đoạn video do CENTCOM công bố hôm nay (11/4) đã hé lộ hình ảnh các máy bay cất cánh từ boong tàu sân bay USS Carl Vinson và các nhân viên chất tên lửa lên máy bay.Theo Newsweek, việc tàu sân bay USS Carl Vinson được điều tới khu vực phụ trách của CENTCOM là một phần trong quá trình chuẩn bị quy mô lớn cho khả năng xảy ra một cuộc tấn công tiềm tàng vào Iran. Trước đó, tại một sự kiện ở Nhà Trắng hôm 9/4, Tổng thống Donald Trump xác nhận việc Mỹ có thể sử dụng biện pháp quân sự để giải quyết vấn đề hạt nhân Iran. Trước khi USS Carl Vinson được điều động, nhóm tác chiến tàu sân bay USS Harry S. Truman của Hải quân Mỹ chịu trách nhiệm không kích vào các mục tiêu của nhóm vũ trang Houthi được Iran hậu thuẫn ở Yemen, cho tới khi nhóm này dừng tấn công tàu thuyền ở Biển Đỏ. 

https://vietnamnet.vn/can-canh-tau-san-bay-thu-2-cua-my-xuat-hien-o-trung-dong-2390172.html

Ông Trump muốn gì về chương trình hạt nhân của Iran?

Hoa Kỳ và Iran dự kiến ​​sẽ tổ chức các cuộc đàm phán đầu tiên sau nhiều năm vào thứ Bảy (11/4) để tìm cách đạt được một thỏa thuận mới về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran.Ông Donald Trump đã rút Hoa Kỳ khỏi một thỏa thuận hạt nhân trước đó giữa Iran và các cường quốc trên thế giới vào năm 2018 và tái áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế, khiến Iran tức giận.Ông Trump cảnh báo Mỹ sẽ có các hành động quân sự nếu các cuộc đàm phán không thành công.Iran cho biết chương trình hạt nhân của họ chỉ phục vụ mục đích dân sự. Nước này khẳng định rằng họ không cố gắng phát triển vũ khí hạt nhân, nhưng điều này không thuyết phục được nhiều quốc gia cũng như cơ quan giám sát hạt nhân toàn cầu, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA).Những nghi ngờ về ý định của Iran được dấy lên khi quốc gia này bị phát hiện có các cơ sở hạt nhân bí mật vào năm 2002.Điều này đã phá vỡ một thỏa thuận được gọi là Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT), mà Iran và hầu hết các quốc gia khác đã ký kết.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cwy6jng7wpko

Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ vắng mặt trong cuộc họp các nước đồng minh Ukraina

Nhóm Tiếp xúc Quốc phòng Ukraina, bao gồm khoảng 50 nước đồng minh của Kiev, họp hôm nay, 11/04/2025, tại Bruxelles., Bỉ. Đáng chú ý là bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Pete Hegseth đã không tham gia cuộc họp này, cho thấy tín hiệu lạnh nhạt rõ ràng từ Washington.   Mục tiêu chính của cuộc họp là giúp các nước thành viên xác định các nhu cầu cấp bách và điều hành việc tăng sản xuất vũ khí để hỗ trợ cho Ukraina.Lần đầu tiên bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ vắng mặt trong cuộc họp các đồng minh Kiev, nhưng Nhà Trắng không đưa ra bất kỳ lời giải thích nào. Washington chỉ cử cấp đại sứ đến dự.Với vai trò là nhà tài trợ chính cho Kiev, Washington đã chủ trì tất cả các cuộc họp của Nhóm Tiếp xúc ở Ramstein, Đức, (mà sau đó đã chuyển sang Bruxelles) cho đến khi tổng thống Donald Trump trở lại nắm quyền. Kể từ tháng 2, Anh Quốc, nước đóng góp lớn thứ hai cho Ukraina, đã chủ trì các cuộc họp này. Nhận thức được « đầu óc » thương mại của Donald Trump, tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky hôm 10/04, đã tuyên bố Kiev sẵn sàng « mua » một khoản viện trợ quân sự của Mỹ với trị giá từ 30 đến 50 tỷ đô la. Ông nói : « Chúng tôi không yêu cầu gói viện trợ tiếp theo phải miễn phí ». Donald Trump cho phép chuyển giao các khoản viện trợ đã được chính quyền Biden thông qua cho Ukraina, nhưng chưa phê duyệt bất kỳ gói viện trợ mới nào kể từ khi trở lại Nhà Trắng.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20250411-l%E1%BA%A7n-%C4%91%E1%BA%A7u-ti%C3%AAn-m%E1%BB%B9-v%E1%BA%AFng-m%E1%BA%B7t-trong-cu%E1%BB%99c-h%E1%BB%8Dp-c%C3%A1c-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-%C4%91%E1%BB%93ng-minh-ukraina

Nga tố Ukraine vi phạm thỏa thuận ngừng bắn 5 lần trong một ngày

Đài RT dẫn thông cáo ngày 11/4 của Bộ Quốc phòng Nga cho biết, các đợt pháo kích và tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine hôm 10/4 đã làm hư hỏng nhiều trạm biến áp, khiến cho nguồn cung cấp điện tại một số khu vực của Nga bị gián đoạn.”Những hành động này là minh chứng cho thấy Ukraine không tôn trọng thỏa thuận ngừng bắn vào hạ tầng năng lượng, do Mỹ làm trung gian. Dù chúng tôi có quyền rút khỏi thỏa thuận này trước thời hạn 30 ngày, nhưng Nga vẫn duy trì để vun đắp thiện chí với Mỹ”, trích tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga.Nga đưa ra cáo buộc trên trong bối cảnh Steve Witkoff, đặc phái viên của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tới Moscow vào ngày 11/4. Tuy vậy, hiện vẫn chưa rõ ông Witkoff có gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin hay không.

https://vietnamnet.vn/nga-to-ukraine-vi-pham-thoa-thuan-ngung-ban-5-lan-trong-mot-ngay-2390260.html

Nga ‘tập kích, xóa sổ nhà máy đạn dược cấp quốc gia’ của Ukraine

Quân nhân Ukraine tiết lộ một nhà máy sản xuất đạn dược cấp quốc gia ở tỉnh Sumy đã bị phá hủy sau cuộc tập kích của Nga.Tờ Le Monde của Pháp hôm 9/4 dẫn lời Anton Serbin, quân nhân thuộc Lữ đoàn Phòng vệ Lãnh thổ số 104 Ukraine, cho biết nhà máy sản xuất đạn dược cấp quốc gia, có vai trò chủ chốt nằm gần thành phố Shostka, tỉnh Sumy, đã bị Nga “tập kích và xóa sổ hoàn toàn”.Binh sĩ này không đề cập tên nhà máy và thời điểm cụ thể. Thành phố Shostka nằm ở phía tây bắc thành phố Sumy, thủ phủ của tỉnh cùng tên, cách biên giới với Nga khoảng 45 km. Đây là nơi đặt nhà máy Zirka, cơ sở sản xuất thuốc súng và đạn dược lâu đời nhất Ukraine, cùng nhà máy chế tạo kíp nổ Impuls.Quân đội Ukraine và Bộ Quốc phòng Nga chưa bình luận về thông tin.Vai trò quan trọng của nhà máy Zirka và Impuls khiến chúng từng nhiều lần bị quân đội Nga nhắm mục tiêu. Truyền thông nhà nước Nga hồi tháng 3 cho biết nước này đã triển khai máy bay không người lái (UAV) tự sát tập kích các cơ sở sản xuất đạn dược ở thành phố Shostka.

https://vnexpress.net/nga-tap-kich-xoa-so-nha-may-dan-duoc-cap-quoc-gia-cua-ukraine-4872937.html