Seite auswählen

Mục lục

Ảo tưởng đu dây: Tô Lâm và chính sách ngoại giao cây tre thời Trump – Tập

Kể từ khi trở thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) vào ngày 3 tháng 8 năm 2024, Tô Lâm đã nhanh chóng đưa mình trở thành gương mặt nổi bật trên trường quốc tế, xuất hiện đều đặn tại Bắc Kinh, New York, Paris, và sắp tới là Mạc Tư Khoa (Moscow).Tuy nhiên, vẻ sôi động của hoạt động ngoại giao không đồng nghĩa với hiệu quả chiến lược.Sau chín tháng cầm quyền, những giới hạn nội tại của chính sách “ngoại giao cây tre” – từng được ca tụng như một biểu tượng khôn khéo của Việt Nam – đang dần bộc lộ rõ ràng trong bối cảnh địa chính trị mới, khi Mỹ và Trung Quốc bước vào chu kỳ đối đầu toàn diện, không còn chỗ cho sự mơ hồ hay nước đôi.Nếu trong nhiệm kỳ trước của Tổng thống Joe Biden, quan hệ Mỹ–Việt đạt đỉnh cao với việc nâng cấp lên “Đối tác Chiến lược Toàn diện” (tháng 9/2023), thì từ tháng 1/2025, khi Donald Trump trở lại Tòa Bạch Ốc, tình thế lập tức xoay chiều.Với chính sách áp thuế lên tới 46% đối với hàng hóa từ Việt Nam – đi kèm mức thuế kỷ lục 245% đánh vào Trung Quốc – Trump đang tái cấu trúc toàn bộ chuỗi cung ứng toàn cầu bằng tư duy “nước Mỹ trên hết”, đặt Việt Nam vào tình thế bị cuốn theo guồng xoáy của cạnh tranh chiến lược.Chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của Tô Lâm chỉ hai tuần sau khi nhậm chức (18 – 20/8/2024) chủ yếu mang tính nghi thức, và chuyến đi Mỹ để gặp Biden tại New York vào cuối tháng 9 cũng trở nên ít giá trị thực tế sau chiến thắng bất ngờ của Trump trong cuộc bầu cử tháng 11.

https://baotiengdan.com/2025/05/08/ao-tuong-du-day-to-lam-va-chinh-sach-ngoai-giao-cay-tre-thoi-trump-tap/

Đàm phán 7 Tháng Năm: Hà Nội trả bài ‘đu dây’ trước Washington

Giữa lúc bối cảnh thế giới đang có nhiều biến động phức tạp, Việt Nam lại được Hoa Kỳ đưa vào nhóm sáu quốc gia đầu tiên ưu tiên đàm phán thuế quan, đây không chỉ là cơ hội thương mại mà còn là thách thức chính sách đối ngoại “đu dây” của CSVN.Ngày 5 Tháng Năm, 2025, tại kỳ họp thứ 9 – Quốc Hội CSVN khóa XV, Thủ Tướng Phạm Minh Chính cho biết, Việt Nam là một trong sáu quốc gia đầu tiên cùng với: Vương quốc Anh, Ấn Độ, Nam Hàn, Nhật Bản, Indonesia trong hơn 100 nền  kinh tế được Hoa Kỳ ưu tiên đưa vào danh sách đàm phán thương mại trong bối cảnh Washington áp dụng chính sách thuế quan mới. Phiên đàm phán đầu tiên dự kiến diễn ra vào ngày 7 tháng Năm.Trước đó, ngày 1 Tháng Năm, Chính Phủ Việt Nam cử đoàn trao đổi kỹ thuật sang Hoa Kỳ để làm việc với các cơ quan liên quan để chuẩn bị cho phiên đàm phán, do Bộ Trưởng Bộ Công Thương Nguyễn  Hồng Diên làm trưởng đoàn. Việt Nam đặt mục tiêu là hướng tới thúc đẩy thương mại cân bằng, bền vững, không làm ảnh hưởng đến các thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết, trên tinh thần “lợi ích hài hòa- rủi ro chia sẻ.”Nguồn gốc của căng thẳng bắt đầu từ cuộc thương chiến Hoa Kỳ-Trung Quốc. Ngày 2 tháng Tư, Hoa Kỳ áp mức thuế đối ứng lên tới 46% đối với hàng hóa từ Việt Nam. Đây là một trong những mức thuế cao nhất mà Hoa Kỳ từng áp dụng đối với các quốc gia bị cáo buộc có hành vi trợ giúp cho Trung Quốc gian lận thương mại. Điều này lập tức tác động tiêu cực đến hoạt động xuất–nhập khẩu và nền kinh tế Việt Nam nói chung, nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng.

https://saigonnhonews.com/thoi-su/viet-nam/dam-phan-7-thang-nam-ha-noi-tra-bai-du-day-truoc-washington/

Công nhân các nhà máy Việt Nam đang sống trong sợ hãi trước thuế quan của Trump

Đối với đội ngũ công nhân nhà máy của Việt Nam, việc kiếm sống đã đủ phức tạp trước khi Tổng thống Mỹ Trump công bố mức thuế khổng lồ đối với hàng hóa họ sản xuất.Nguyễn Thị Tuyết Hạnh đã từng làm hai việc tại các nhà máy sáu ngày một tuần, trong gần một năm sau khi chồng cô mất việc vào năm 2023. Cô không còn lựa chọn nào khác khi phải nuôi bốn đứa con và cho chúng đi học.“Thật tàn khốc”, cô Hạnh, 40 tuổi, cho biết. Chồng cô làm việc toàn thời gian tại một nhà máy, nhưng kế hoạch áp thuế 46% đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam của ông Trump đang đè nặng lên gia đình họ, những người đang sống trong một dãy nhà chung cư bê tông ở ngoại ô Thành phố Hồ Chí Minh.“Gia đình tôi đã trải qua thời kỳ khó khăn đó — tôi không muốn sống lại lần nữa”, cô Hạnh, người kiếm được 577 đô la một tháng với tư cách là quản lý trực tiếp, giám sát 138 công nhân sản xuất giày cho Nike, công ty đồ thể thao Salomon của Pháp và các thương hiệu toàn cầu khác, cho biết.Nỗi sợ hãi đang lan tỏa khắp nhà máy nơi Hạnh làm việc, với tiếng máy khâu soàn soạt để khâu những đôi giày được vận chuyển đến Mỹ. Ông Trump đã tạm dừng thuế quan đối với Việt Nam và các khoản thuế tương tự đối với hàng chục quốc gia khác trong 90 ngày. Nhưng điều đó hầu như không quan trọng ở đây. Viễn cảnh bất ổn rằng thuế quan sẽ được áp dụng trở lại đã làm suy yếu tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, vốn phụ thuộc vào việc sản xuất hàng hóa cho người tiêu dùng Mỹ

https://baotiengdan.com/2025/05/05/cong-nhan-cac-nha-may-viet-nam-dang-song-trong-so-hai-truoc-thue-quan-cua-trump/

Mỹ và Việt Nam tổ chức Đối thoại nhân quyền lần thứ 28

Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam bảo vệ quyền tự do ngôn luận và lập hội, cũng như cải thiện thượng tôn pháp luật, đồng thời kêu gọi trả tự do cho những nhà hoạt động bị giam cầm bất công.Vào ngày 6-7 tháng 1, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao động Dafna Rand đã tới Hà Nội, dẫn đầu phái đoàn Hoa Kỳ tham dự Đối thoại Nhân quyền Hoa Kỳ-Việt Nam lần thứ 28.Tháp tùng bà Rand là Đại sứ Lưu động Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế Rashad Hussain cũng như các nhân viên quốc hội, thể hiện sự ủng hộ tại Quốc hội đối với việc thúc đẩy nhân quyền ở Việt Nam, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết trong thông cáo hôm 7/1.Trong cuộc đối thoại, Hoa Kỳ và Việt Nam đã thảo luận nhiều vấn đề nhân quyền, bao gồm việc thực hiện các khuyến nghị được đưa ra trong khuôn khổ Rà soát Định kỳ Phổ quát của Liên Hiệp Quốc đối với Việt Nam.“Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam bảo vệ quyền tự do ngôn luận và lập hội; cải thiện thượng tôn pháp luật; thúc đẩy cải cách pháp lý; và bảo vệ quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng và quyền của các thành viên thuộc nhóm dân cư yếu thế”, thông cáo viết.

https://www.voatiengviet.com/a/my-va-viet-nam-to-chuc-doi-thoai-nhan-quyen-lan-thu-28/7928166.html

Những thất bại nhìn thấy từ ‘đại lễ 50 năm giải phóng’

Hà Nội chưa công bố kinh phí để thực hiện “đại lễ 50 năm giải phóng,” nhưng theo lệ thường tại Việt Nam, các sự kiện tuyên truyền lớn vẫn được rút từ ngân sách nhà nước, kết hợp với các nguồn xã hội hóa, mà các con số chi tiết hiếm khi được công bố rộng rãi.Nhìn tổng thể, ngân sách thực hiện cho duyệt binh, pháo bông, hậu cần… là rất lớn.Chỉ riêng bắn pháo bông, chính quyền TP.HCM phải chịu tiền, ước tính chi phí cho hoạt động bắn tầm cao, tầm thấp, hỏa thuật, hậu cần và tổ chức, tại 30 điểm trong ngày 30 Tháng Tư, vào khoảng gần 4 tỷ đồng.Dù là hoạt động tuyên truyền của nhà nước, nhưng các chi phí này thường được “huy động” từ nguồn xã hội hóa, chủ yếu từ các doanh nghiệp và tổ chức tư nhân. Con số chính xác chỉ nằm trong báo cáo tài chính chính thức từ UBND hoặc Sở Văn Hóa và Thể Thao sau sự kiện, và dĩ nhiên là thường giữ kín. Ước tính, toàn bộ kinh phí cho chương trình “đại lễ” tiêu tốn khoảng ba ngàn tỷ đồng Việt Nam.Kế hoạch cho “đại lễ 50 năm đánh thắng Đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam” được chuẩn bị chu đáo từ năm trước, nhưng cuối cùng để lộ ra nhữnđiều không hay, nếu không nói là thất bại.

https://saigonnhonews.com/thoi-su/viet-nam/nhung-that-bai-nhin-thay-tu-dai-le-50-nam-giai-phong/

3 lý do ngay cả chính quyền độc tài cũng nên cho công dân tham chính

Ở Indonesia vào những năm 1980, khi các làng nhận được tài trợ từ chính phủ, họ cần quyết định cách sử dụng. Nếu chính phủ ra lệnh “phải làm thế này, thế kia” thì đôi khi điều đó không đúng với nhu cầu thực sự của người dân, và có thể dẫn đến phàn nàn hoặc chỉ trích. Cách tốt nhất là để người dân tham chính và tự quyết định. Khi dân quyết định, thì dù quyết định đó ra sao, chính phủ không bị đổ lỗi, vì đó là quyết định của người dân.Mặc dù khi đó đang là thời kỳ độc tài quân sự của Tổng thống Suharto, họ vẫn áp dụng mô hình thảo luận ở cấp làng, và kết quả rất ấn tượng. Những công trình cơ sở hạ tầng ở quy mô làng, được quyết định qua tiến trình thảo luận này, thường được xây dựng hiệu quả hơn và ít tham nhũng hơn so với các công trình tương đương do chính phủ hoặc nhà thầu xây dựng. Điều này dễ hiểu vì khi người dân cùng tham gia thảo luận, họ đưa ra quyết định phù hợp với nhu cầu thực tế, và khi đến giai đoạn thực thi thì mọi thứ sẽ dễ dàng hơn. Và điều quan trọng không kém là, quá trình thảo luận cho phép các nhà lãnh đạo đẩy trách nhiệm sang cho chính quá trình đó và tránh bị đổ lỗi. Đó là một ví dụ tiêu biểu cho việc ngay cả ở những quốc gia chuyên chế hoặc manh nha dân chủ, vẫn có những cơ chế dân chủ tỏ ra hiệu quả trên thực tế. 

https://luatkhoa.com/2025/05/3-ly-do-ngay-ca-chinh-quyen-doc-tai-cung-nen-cho-cong-dan-tham-chinh/

Tô Lâm và “Thiên Mệnh”: Giữa quyền lực và chính danh trong chính trị Việt Nam đương đại

Trong lịch sử chính trị Việt Nam, từ các triều đại phong kiến đến nền cộng hòa, khái niệm “thiên mệnh” luôn gắn liền với vai trò của người lãnh đạo. “Thiên mệnh” không chỉ là sự ủy thác quyền lực từ trời mà còn là một yếu tố quyết định, thể hiện sự hợp pháp và chính danh trong việc nắm quyền cai trị.Tuy nhiên, trong bối cảnh Việt Nam hiện đại, khi chế độ chính trị đã trải qua nhiều biến động, liệu “thiên mệnh” có còn là yếu tố quyết định?Và trong trường hợp của Tô Lâm, người đã thăng tiến vượt bậc từ Bộ trưởng Công an lên Chủ tịch nước, rồi Tổng Bí thư trong một thời gian ngắn, câu hỏi về “thiên mệnh” càng trở nên phức tạp.Ngày 22 tháng 5 năm 2024, Đại tướng Tô Lâm được bầu làm Chủ tịch nước Việt Nam với 472/473 phiếu thuận tại Quốc hội.Chỉ hơn hai tháng sau, vào ngày 3/8/2024, ông được bầu làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, thay thế ông Nguyễn Phú Trọng, người vừa qua đời vào ngày 19/7/2024.Việc một cựu Bộ trưởng Công an nắm giữ hai chức vụ cao nhất trong Đảng và Nhà nước trong thời gian ngắn, đã đặt ra nhiều câu hỏi về chiến lược quyền lực của ông.Thật sự, trong một hệ thống chính trị “đóng kín” và đầy tính kế hoạch như Việt Nam, con đường thăng tiến của Tô Lâm là một hiện tượng đáng chú ý. Điều này càng gây chú ý khi trong tháng 10/2024, ông từ nhiệm chức Chủ tịch nước, nhường lại ghế này cho Đại tướng Lương Cường, một quyết định mà nhiều người tin rằng có tính toán kỹ lưỡng.Tuy nhiên, việc ông vẫn giữ vị trí Tổng Bí thư, cho thấy sự khéo léo trong việc duy trì quyền lực và củng cố chính danh.

https://baotiengdan.com/2025/05/05/to-lam-va-thien-menh-giua-quyen-luc-va-chinh-danh-trong-chinh-tri-viet-nam-duong-dai/

Bí thư Bùi Thị Minh Hoài phản ứng như thế nào trước những nước cờ “nhân sự” của Tổng BT Tô Lâm?

Trong lịch sử chính trị Việt Nam cận đại, 2 chiếc ghế Bí thư Thành ủy Hà Nội, và Sài gòn luôn được xem là “bệ phóng” cho những nhân sự chiến lược để vươn lên hàng ngũ Bộ Chính trị. Vì vậy, mọi chuyển động quanh 2 vị trí này luôn mang dấu hiệu của những tính toán sâu xa. Mới nhất, ngày 30/4/2025, bà Bùi Thị Minh Hoài – Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội bất ngờ đưa ra cảnh báo việc chạy chọt khi bố trí cán bộ sau sắp xếp và tinh gọn bộ máy. Đồng thời, Bí thư Bùi Thị Minh Hoài lưu ý, khi bố trí cán bộ phải công tâm, khách quan, tránh tình trạng tiêu cực trong công tác cán bộ cấp cao.Việc bà Hoài công khai cảnh báo về nạn “chạy chọt” trong bố trí cán bộ, vào thời điểm, truyền thông mạng xã hội đã rộ lên tin đồn, ông Nguyễn Duy Ngọc – Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, có thể sẽ được điều về thay thế bà Hoài trong thời gian tới. Một phát ngôn bất thường của Bí thư Thành ủy Hà Nội, có thể hàm chứa thông điệp ngăn chặn trước những toan tính điều động nhân sự không minh bạch từ Tổng Bí thư Tô Lâm. Mặt khác, việc dự kiến thay thế bà Hoài – một nữ lãnh đạo có uy tín, không thuộc nhóm quyền lực của Bộ Công An được đánh giá là một phép thử chính trị đầy rủi ro. Điều này có thể gây chia rẽ trong nội bộ hoặc làm dấy lên làn sóng nghi ngờ về tính minh bạch trong sắp xếp cán bộ, nhất là khi chính bà đã cảnh báo về “chạy chọt” mang tính lợi ích nhóm. Trong bối cảnh Tổng Bí thư Tô Lâm đang có dấu hiệu suy yếu về ảnh hưởng, và những nhân sự thân cận như ông Ngọc buộc phải tính toán lại vị thế nhằm tách khỏi hệ sinh thái cũ và mở ra cơ hội vào Bộ Chính trị khóa 14.

https://thoibao.de/blog/2025/05/04/bi-thu-bui-thi-minh-hoai-phan-ung-nhu-the-nao-truoc-nhung-nuoc-co-nhan-su-cua-tong-bt-to-lam

Bị ‘án chồng án,’ Trịnh Bá Phương vẫn kiên cường!

Giữa lúc nhà cầm quyền CSVN đang gia tăng trấn áp những tiếng nói đối lập, vẫn còn những con người kiên cường, không chịu khuất phục. Họ dõng dạc hô vang những khẩu hiệu “Trả đất cho dân! Cướp đất là tội ác!” Đây không chỉ là khẩu hiệu, mà còn là nỗi đau của cả một thời kỳ đen tối.Trịnh Bá Phương, nhà hoạt động vì quyền đất đai tại Hà Nội, là một trong những con người ấy. Tôi lặng người, một thoáng mắt cay xè khi hay tin người anh em lần thứ hai bị khởi tố tội “Tuyên truyền chống Nhà Nước.”Vào ngày 7 Tháng Năm, 2025, tài khoản Facebook “Thu Đỗ” được cho là của vợ nhà hoạt động Trịnh Bá Phương, 40 tuổi, bất ngờ đăng một dòng status ngắn ngủi “Chồng tôi tiếp tục bị khởi tố theo Điều 117. Thông tin chi tiết về Hà Nội tôi sẽ đưa lên sau.” Tôi như bị choáng váng trước thông tin này.Vào hồi Tháng Sáu, 2020, Phương cùng em trai Trịnh Bá Tư và mẹ ruột là bà Cấn Thị Thêu bị cơ quan Công An Hà Nội và Hòa Bình khởi tố với cáo buộc “Tuyên truyền chống nhà nước.” Sau đó, Phương bị kết án 10 năm tù giam, hiện đang thụ án tại trại giam An Điềm, tỉnh Quảng Nam. Thế nhưng nay, khi đang còn trong tù, Phương lại tiếp tục bị khởi tố lần hai, vẫn với tội danh nêu trên. Một điều chưa từng có tiền lệ trong tư pháp Việt Nam. Việc một người đang thụ án bị khởi tố thêm một tội danh khác là điều không hiếm xảy ra, nhưng trường hợp của Phương bị khởi tố lại cùng một tội danh, chỉ vì bày tỏ chính kiến chính trị trong tù là điều không tưởng.

https://saigonnhonews.com/thoi-su/viet-nam/bi-an-chong-an-trinh-ba-phuong-van-kien-cuong/

Các vị hành giả thuộc nhóm Minh Tuệ gặp Đức Đạt-Lai-Lạt-Ma

Vào ngày 9 tháng 5, một nhóm các hành giả người Việt thuộc đoàn của hành giả Minh Tuệ đã gặp Đức Đạt-Lai-Lạt-Ma, lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng, tại Dharamsala, Ấn Độ. Nhóm 12 hành giả trước đó đã lên tàu để đến Dharamsala vào ngày 7 tháng 5, trong khi hành giả Minh Tuệ và những người khác ở lại Bodh Gaya. Dharamsala là nơi Đạt-Lai-Lạt-Ma cùng cộng đồng người Tây Tạng lưu vong sinh sống, nơi này đã trở thành trung tâm hành hương của tín đồ Phật Giáo trên toàn thế giới, tới để diện kiến ‘hóa thân của Quán Thế Âm’, tức Đạt-Lai-Lạt-Ma. “Lần đầu tiên con được đến đây, được gặp Đức Đạt-Lai-Lạt-Ma, con cảm nhận thấy một niềm vui, có nhân duyên với nơi này. Lần đầu tiên đi cùng với sư phụ Minh Tuệ thì chỉ nghĩ là đi sang thăm bốn thánh tích của Đức Phật, nhưng lần này hữu duyên được đến mảnh đất Dharamsala này.” Hành giả Minh Thiện chia sẻ với RFA. Rời Việt Nam vào ngày 12 tháng 12 năm 2024 tại cửa khẩu Bờ Y, với chỉ 6 vị hành giả cùng với ước nguyện bộ hành đến Ấn Độ. Đoàn của Minh Tuệ giờ đây đã lên đến 35 người, đặt chân tới 7 quốc gia, và di chuyển liên tục trong 148 ngày.“Huynh đệ con hay ngay cả sư phụ Minh Tuệ, khi đã đến Ấn Độ rồi sư phụ đã thốt lên một câu: ‘Biết ở đây tốt đẹp thế thì đã bay đến sớm hơn.’ Chấp nhận bay tới sớm hơn. Sư phụ cũng nói về đây rồi giống như về nhà. Con cũng có cảm giác như vậy.” Hành giả An Lạc nói về việc đến Ấn Độ.Minh Tuệ và tăng đoàn tới Ấn Độ vào ngày 25 tháng 4 bằng đường hàng không, sau khi kế hoạch đi bộ ở Sri Lanka bị bỏ dở giữa chừng vì gặp phải sự cản trở từ chính quyền sở tại, được cho là chịu sự tác động bởi một bức thư do ông Thích Nhật Từ viết.

https://www.rfa.org/vietnamese/trong-nuoc/2025/05/09/minh-tue-dat-lai-lat-ma-an-lac-an-do/

Biểu tình chống độc tài

Chuyện cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản hay biểu tình trước các toà đại sứ của cộng sản Việt Nam là chuyện bình thường và hợp pháp.Tại các nước phương Tây, cộng đồng phải xin phép trước và phải bảo đảm an ninh trật tự đối với chính quyền sở tại. Không hề có chuyện biểu tình “tự phát”, kéo nhau ra cầm cờ hô khẩu hiệu.Tất cả các nước tự do và dân chủ, biểu tình là quyền trong hiến pháp.Người Việt tị nạn cộng sản, khi biểu tình lên án chế độ cộng sản thì họ cầm cờ vàng ba sọc đỏ, biểu tượng của Tự do, là “căn cước” của sự sống và là niềm hy vọng của cộng đồng.Khi cái chủ trương “hoà hợp, hoà giải dân tộc” chỉ là một điệp khúc sáo rỗng sau 50 năm cầm quyền của người cộng sản thì những cuộc biểu tình trên chính là những tiếng nói của lương tâm nhắm vào nhà cầm quyền. Đó cũng là bức thông điệp gởi đến dư luận quốc tế, lên án và tố cáo các vi phạm nhân quyền của nhà nước Việt Nam.Dẫu những tiếng nói ấy thưa dần với năm tháng, nhưng sự tồn tại của những cuộc xuống đường và biểu tình trên đã khẳng định lập trường đối lập của người Việt Tự do. Chính quyền trong nước không thể lộng quyền và càng không thể im lặng trước sự lên tiếng của người Việt tị nạn cộng sản. Nhìn những đoàn người biểu tình tại Mỹ, Úc, Canada, Đức và Pháp, càng thấu hiểu và cảm thông tâm tư của người Việt tị nạn cộng sản. Cái vết thương chiến tranh và hận thù không được chữa lành chính do thái độ của kẻ thắng trận.Những người đã bỏ tất cả để thoát khỏi chế độ độc tài, nửa thế kỷ sau, họ chẳng có gì ngoài sức mạnh của sự Tự do, của tiếng nói, của lương tâm, dành cho quê hương!

https://baotiengdan.com/2025/05/08/bieu-tinh-chong-doc-tai/

Anh trai của hành giả Minh Tuệ bị kỷ luật Đảng

Không rõ việc ông Lê Anh Tuấn bị kỷ luật Đảng có liên quan gì tới em trai của ông hay không. Truyền thông nhà nước hôm 5 tháng 5 đưa tin ông Lê Anh Tuấn, giám đốc công ty cà phê Ia Châm, bị kỷ luật cách tất cả các chức vụ trong Đảng. Ông bị cáo buộc “vi phạm những điều ảng viên không được làm”. Tuy nhiên báo chí không nêu cụ thể những “vi phạm” mà ông Tuấn bị cáo buộc là gì.Ngoài ra, ông Tuấn cũng bị quy trách nhiệm về việc để cho người nhà xây dựng công trình không phép trên mảnh đất trồng cà phê thuộc sở hữu của chính công ty Ia Châm do ông Tuấn làm Chủ tịch kiêm Giám đốc. Đáng chú ý, ông Lê Anh Tuấn chính là anh trai của ông Lê Anh Tú, còn được biết tới với cái tên Thích Minh Tuệ, một tu sĩ Phật giáo nổi tiếng (dù không được chính quyền thừa nhận). Hành giả Minh Tuệ thu hút sự chú ý của dư luận từ đầu năm 2024 vì lối tu tập khác biệt so với phần đông tu sĩ Phật giáo ở Việt Nam. Ông trở thành một hiện tượng mạng xã hội, được hàng triệu người theo dõi, và có hàng ngàn người mến mộ ở bất cứ nơi đâu ông đi tới. Đến tháng 6 năm 2024, Minh Tuệ và đoàn đi bộ bị công an bố ráp và giải tán khi đang dừng chân ở Huế. Chính quyền sau đó công bố ông “tự nguyện” dừng đi bộ, nhưng lại đưa ông tới một địa điểm bí mật. Ông Lê Anh Tuấn sau đó xuất hiện dưới vai trò là người phát ngôn cho em trai của mình, thông qua một công ty có tên Thiên Định Tuệ, sau khi hành giả Minh Tuệ được đưa về quê nhà ở thôn 6, xã iatô – iagrai – Gia Lai. Lần cuối cùng ông Lê Anh Tuấn xuất hiện là vào tháng 11 năm 2024, khi Báo Gia Lai công bố một bức thư tay được viết bởi Minh Tuệ, bày tỏ nguyện vọng được bộ hành từ Việt Nam tới Ấn Độ, và ủy quyền cho anh trai của mình là ông Lê Anh Tuấn để hoàn tất thủ tục pháp lý

https://www.rfa.org/vietnamese/trong-nuoc/2025/05/05/minh-tue-le-anh-tuan-anh-trai/

Thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam – Azerbaijan

Chiều tối 7/5, tại thủ đô Baku (Cộng hòa Azerbaijan), sau hội đàm cấp Nhà nước và chứng kiến trao văn kiện hợp tác giữa hai nước, Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev tiến hành họp báo, thông báo kết quả hội đàm.Hai bên ra Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam – Azerbaijan.Trước đó, sau hội đàm cấp Nhà nước tại Phủ Tổng thống – Cung Zugulba ở thủ đô Baku, Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev chứng kiến Lễ trao văn kiện hợp tác giữa hai nước và thông qua Tuyên bố chung về thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam – Azerbaijan. 

https://dantri.com.vn/xa-hoi/thiet-lap-quan-he-doi-tac-toan-dien-viet-nam-azerbaijan-20250507225747692.htm

Tổng thống Kazakhstan ra sân bay đón Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân

Đón Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Phu nhân Ngô Phương Ly và đoàn có: Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev; Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao M. Nurtleu; Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế, xã hội Kosherbayev; Cố vấn đối ngoại của Tổng thống E. Kazykhan; Đại sứ Kazakhstan tại Việt Nam Kanat Tumysh; Bộ trưởng Y tế Kazakhstan; Thị trưởng thành phố Astana; Đại sứ Việt Nam tại Kazakhstan Phạm Thái Như Mai; cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Kazakhstan.Kazakhstan là chặng dừng chân đầu tiên trong chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm tới 4 quốc gia Kazakhstan, Azerbaijan, LB Nga và Belarus. Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev bắt tay chào mừng Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân, giới thiệu quan chức Kazakhstan.Thiếu nữ và thiếu niên Kazakhstan trong trang phục dân tộc tiến đến tặng hoa Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân.Tiếp đó, Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev mời Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân đi trên thảm danh dự, dọc theo hai hàng tiêu binh đứng nghiêm trang chào đón.Đây là lần đầu tiên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam thăm Kazakhstan và cũng là chuyến thăm cấp cao nhất của Việt Nam tới Kazakhstan trong 33 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao.

https://vietnamnet.vn/tong-thong-kazakhstan-ra-san-bay-don-tong-bi-thu-to-lam-va-phu-nhan-2398020.html

Tuyên bố chung Việt Nam – Sri Lanka

Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Dân chủ Sri Lanka về chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayak từ ngày 4-6/5/2025: 1. Nhận lời mời của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường, Tổng thống nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Dân chủ Sri Lanka Anura Kumara Dissanayaka đã thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 4 đến ngày 6 tháng 5 năm 2025. Chuyến thăm diễn ra nhân dịp kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Sri Lanka (1970 – 2025).2. Trong chuyến thăm, Tổng thống Anura Kumara Dissanayaka đã dự lễ đón chính thức, có các cuộc gặp song phương với Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Tổng thống Dissanayaka cũng đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ, thể hiện quan hệ hữu nghị bền chặt được xây dựng và vun đắp bởi các thế hệ lãnh đạo hai nước, dựa trên sự tin tưởng, tôn trọng lẫn nhau, các giá trị chung, truyền thống văn hóa và sự hiểu biết sâu sắc giữa hai nước.3. Tổng thống Anura Kumara Dissanayaka cũng tham dự Đại lễ Phật đản – Vesak Liên hợp quốc vào ngày 6 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh với tư cách là Khách chính và có bài phát biểu quan trọng, tái khẳng định mối liên hệ Phật giáo lâu đời giữa hai nước.

https://baotintuc.vn/thoi-su/tuyen-bo-chung-viet-nam-sri-lanka-20250505205724982.htm

Sao cứ nhè Phạm Văn Đồng mà chửi?

Những năm gần đây rộ lên một luồng ý kiến rằng Phạm Văn Đồng, với bức công hàm 1958 mà ông ta ký, đã dâng Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc.Thiết nghĩ, ý kiến này xem ra không có lý, bởi lẽ ai cũng biết vào thời điểm 1958 thì Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam Cộng Hoà, một quốc gia độc lập và có chủ quyền. Lúc đó Phạm Văn Đồng là thủ tướng của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thì làm gì có quyền dâng Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc. Tiền trong túi anh, anh có quyền cho người khác nhưng tiền trong túi tôi thì anh không có quyền đem cho người khác. Nếu Hun Sen của Campuchia đòi đem đảo Phú Quốc của Việt Nam dâng cho Trung Quốc thì Việt Nam cũng không đời nào chịu. Và cái sự dâng đó, nếu xảy ra, hoàn toàn không có giá trị nào về mặt pháp lý bởi đảo Phú Quốc thuộc chủ quyền của Việt Nam chứ không phải Campuchia.Chính quyền Việt Nam hiện tại nói về bức công hàm Phạm Văn Đồng như sau:“Trong Công hàm 1958, Thủ Tướng Phạm Văn Đồng không hề đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vì điều đó là không cần thiết, bởi theo Hiệp định Genève 1954, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm phía Nam vĩ tuyến 17 tạm thời thuộc quyền quản lý của Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa. Trong thời điểm đó, dưới góc độ tài phán quốc tế, thì Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa không có nghĩa vụ và quyền hạn hành xử chủ quyền tại hai quần đảo này theo luật pháp quốc tế.” (Báo Điện tử Chính phủ).

https://saigonnhonews.com/thoi-su/viet-nam/sao-cu-nhe-pham-van-dong-ma-chui/

Hậu Chiến tranh Việt Nam: Khi những đứa trẻ trở về

Được đưa khỏi Việt Nam khi còn rất nhỏ, nên chiến tranh, gia đình và cả đất nước Việt Nam chưa bao giờ có trong ký ức của họ. Nhiều năm sau, những đứa trẻ năm ấy đã trở lại để tìm gia đình, tìm những mảnh ghép của đời mình.“Khi bắt đầu hành trình tìm lại gia đình, nhiều người đã có sẵn một khuôn mẫu cụ thể về những gì sẽ xảy đến. Nhưng đâu phải lúc nào mọi chuyện đều đúng kế hoạch, không thể đặt quá nhiều kỳ vọng, vì có thể cha mẹ họ đã qua đời rồi,” bà Trista Goldberg chia sẻ với BBC News Tiếng Việt trong những ngày Việt Nam đang kỷ niệm 50 năm kết thúc chiến tranh.Goldberg, lúc bấy giờ là một trẻ 4 tuổi, đã được sơ tán khỏi Việt Nam vào cuối năm 1974 trong bối cảnh có nhiều dự báo rằng Sài Gòn sẽ sớm thất thủ.Đến đầu tháng 4/1975, khi kết cục ấy đã trở nên cận kề, Operation Babylift, tức Chiến dịch Không vận Trẻ em Việt Nam, đã được khởi động, giúp sơ tán hàng ngàn trẻ em từ miền Nam Việt Nam ra nước ngoài, tới các quốc gia như Mỹ, Pháp, Úc, Canada…Bà Goldberg hiện là chủ tịch của Operation Reunite (Chiến dịch Đoàn tụ) – một tổ chức phi lợi nhuận giúp đỡ những người con nuôi gốc Việt, bao gồm những đứa trẻ của Operation Babylift, tìm lại cha mẹ ruột.Bà Goldberg cho biết trong nhiều năm qua, rất nhiều đứa trẻ được sơ tán năm xưa đã quay lại Việt Nam tìm cha mẹ ruột.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cql6prrd10go

Đức Giáo Hoàng Leo XIV: ‘Bình an ở tất cả anh chị em!’

“Bình an cho tất cả anh chị em!” là lời đầu tiên của Đức Giáo Hoàng Leo XIV nói với mọi người trong ngày ra mắt, 8 Tháng Năm, 2025, từ ban công Vương Cung Thánh Đường St. Peter ở Vatican.Mật nghị đã bầu Đức Hồng Y Robert Francis Prevost làm Giám Mục thứ 267 của Rome. Đức Giáo Hoàng mới được Hồng Y Phó Tế Dominique Mamberti thông báo với đám đông gần 100,000 người chờ đợi trực tiếp tại Vatacan và đông đảo người theo dõi qua các phương tiện truyền hình trực tiếp.Ngài nói: “Đây chính là bình an của Đức Kito phục sinh, một dạng bình an khiêm tốn và liên lỉ, không phụ thuộc vào những loại vũ khí, vì Thiên Chúa yêu thương chúng ta một cách vô điều kiện. Chúng ta còn nghe bên tai của mình lời chào của Đức Thánh Cha Francis rất ngắn gọn mà rõ ràng, là lời chào cuối cùng của Ngài. Ngài đã ban phúc lành cho Rome và toàn thế giới vào sáng ngày Chúa Nhật Phục Sinh. Cho phép tôi được tiếp theo lời chào đó. Thiên Chúa yêu thương chúng ta, Thiên Chúa yêu thương tất cả mọi người. Tất cả mọi người ở trong bàn tay của Thiên Chúa, và do đó chúng ta không phải lo sợ, chúng ta liên kết với nhau, tay trong tay, cùng tiến về phía trước.”Hồng Y Prevost, 69 tuổi, cư dân Chicago, Illinois, là tu sĩ Augustino, tính đến nay là người Mỹ đầu tiên trở thành giáo hoàng, là giáo hoàng thứ 267, lấy tông hiệu là Đức Giáo Hoàng Leo XIV.

https://saigonnhonews.com/thoi-su/the-gioi/duc-giao-hoang-leo-xiv-binh-an-o-tat-ca-anh-chi-em/

Đức Giáo hoàng Leo XIV: Một may mắn cho người Công giáo Đức

Việc bầu Hồng y Robert Francis Prevost làm giáo hoàng, trước hết là một bất ngờ lớn: Một người Mỹ làm người đứng đầu Giáo hội Công giáo La Mã từ lâu được coi là không khả thi hơn nhiều so với việc phong chức linh mục cho phụ nữ.Mặc dù Prevost chắc chắn được coi là ứng cử viên được yêu thích trước khi mật nghị hồng y bắt đầu, nhưng ông là một ứng cử viên của những người trong nội bộ. Cho đến tận phút cuối, có vẻ như vẫn còn nghi ngờ liệu các hồng y từ các quốc gia có truyền thống thù địch với Hoa Kỳ có bỏ qua hộ chiếu Hoa Kỳ của ông hay không, đặc biệt là dưới thời Tổng thống Donald Trump.Do đó, cuộc bầu cử cũng có thể được hiểu là một tín hiệu từ các đại diện hàng đầu của Giáo hội Công giáo gửi đến Trump, một dấu hiệu của đức tin vào một nước Mỹ tốt đẹp. Do đó, quyết định này cũng đại diện cho chiến thắng sau khi Đức Phanxicô qua đời trước tổng thống Hoa Kỳ và Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, bao gồm cả những đối thủ lớn nhất của ông.

https://baotiengdan.com/2025/05/09/duc-giao-hoang-leo-xiv-mot-may-man-cho-nguoi-cong-giao-duc/

Đức : Friedrich Merz trở thành thủ tướng sau 2 vòng bỏ phiếu tại Hạ Viện

Hôm nay, 06/05/2025, trong cuộc bỏ phiếu vòng hai tại Hạ Viện Đức (Bundestag), ông Friedrich Merz, lãnh đạo liên minh bảo thủ Dân Chủ Thiên Chúa Giáo CDU/CSU, đã được bầu làm thủ tướng với 325 phiếu thuận trên tổng số 630 dân biểu tại Hạ Viện. Ngay khi có kết quả bỏ phiếu vòng 2, tổng thống Đức Steinmeier đã chính thức bổ nhiệm ông Friedrich Merz làm thủ tướng. Nhiều lãnh đạo quốc tế, như chủ tịch Ủy ban châu Âu Von der Leyen, tổng thống Pháp Macron, tổng thống Ukraina Zelensky đã chúc mừng thủ tướng Đức Friedrich Merz.AFP nhắc lại, trong cuộc bỏ phiếu sáng nay, ông Merz chỉ có được 310 phiếu thuận, trong khi phải có 316 phiếu mới được chọn làm thủ tướng. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử chính trị Đức kể từ sau Đệ Nhị Thế Chiến, lãnh đạo một liên minh có đa số tại Hạ Viện lại không trúng cử thủ tướng ngay vòng một.Việc sáng nay ông Merz thất bại trong vòng 1 đã làm dấy lên nỗi lo bất ổn chính trị vào lúc kinh tế bị trì trệ, quan hệ với Mỹ trở nên căng thẳng và phe cực hữu đang trỗi dậy mạnh mẽ. Khi ông Merz thất bại ở vòng 1, đảng cực hữu Đức AfD đã kêu gọi tổ chức lại bầu cử lập pháp.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20250506-%C4%91%E1%BB%A9c-friedrich-merz-tr%E1%BB%9F-th%C3%A0nh-th%E1%BB%A7-t%C6%B0%E1%BB%9Bng-sau-2-v%C3%B2ng-b%E1%BB%8F-phi%E1%BA%BFu-t%E1%BA%A1i-h%E1%BA%A1-vi%E1%BB%87n

Đức, Pháp thành lập hội đồng an ninh, quốc phòng chung

Tổng thống Macron thông báo Pháp và Đức sẽ thành lập hội đồng an ninh quốc phòng chung, khi châu Âu tìm cách tăng cường năng lực phòng thủ.”Chúng tôi sẽ thành lập hội đồng an ninh, quốc phòng Pháp – Đức để họp thường xuyên nhằm đưa ra phản ứng với những thách thức chiến lược chung của hai nước”, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói trong cuộc họp báo chung với tân Thủ tướng Đức Friedrich Merz tại Điện Elysee, Paris ngày 7/5.Ông Merz đang có chuyến thăm Paris, đánh dấu chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi nhậm chức.Thông báo được đưa ra khi châu Âu đang tìm cách tăng cường năng lực phòng thủ giữa bối cảnh chiến sự Nga – Ukraine, cũng như những hoài nghi về cam kết an ninh của Mỹ đối với châu lục này dưới thời Tổng thống Donald Trump.

https://vnexpress.net/duc-phap-thanh-lap-hoi-dong-an-ninh-quoc-phong-chung-4882927.html

Cựu Tổng thống Biden nói gì với BBC về ông Trump và ông Putin?

Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với BBC, lần đầu tiên kể từ khi rời Nhà Trắng, ông Joe Biden đã chỉ trích việc chính quyền Trump gây áp lực lên Ukraine để nhượng lãnh thổ cho Nga, gọi đó là “chính sách nhân nhượng thời hiện đại”.Phát biểu tại bang Delaware vào thứ Hai, ông Biden nói rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin tin Ukraine là một phần của Nga và “bất kỳ ai nghĩ rằng ông ta sẽ dừng lại” nếu một phần lãnh thổ được nhượng lại trong một thỏa thuận hòa bình “đều là ngớ ngẩn”.Ông Biden, người phát biểu khi các quốc gia Đồng minh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng ở châu Âu trong tuần này, bày tỏ lo ngại về việc quan hệ Mỹ-Âu có thể tan vỡ dưới thời Tổng thống Donald Trump – điều mà ông cho rằng “sẽ thay đổi lịch sử hiện đại của thế giới”.Trong cuộc phỏng vấn sâu với chương trình Today của BBC Radio 4, ông Biden đã được hỏi về các hoạt động của chính mình liên quan tới Ukraine cũng như quyết định rút lui khỏi cuộc đua tái tranh cử năm 2024 vào giai đoạn cuối – sau một màn tranh luận va vấp làm dấy lên lo ngại về sức khỏe của ông và đẩy Đảng Dân chủ vào khủng hoảng.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cn8082ky41go

11.000 quân nhân tham gia Duyệt binh Chiến thắng trên Quảng trường Đỏ

Nga tổ chức lễ duyệt binh quy mô lớn ở Quảng trường Đỏ để kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại.Lễ Duyệt binh Chiến thắng kỷ niệm 80 năm ngày Hồng quân Liên Xô đánh bại phát xít Đức, kết thúc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại diễn ra hôm nay tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva của Nga.Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng nhiều lãnh đạo thế giới, trong đó có Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, có mặt tại sự kiện. Hơn 11.000 quân nhân đã tham gia duyệt binh, gồm binh sĩ Nga và đoàn quân đội từ 13 quốc gia gồm Ai Cập, Azerbaijan, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Myanmar, Mông Cổ, Lào, Tajikistan, Turkmenistan, Trung Quốc, Uzbekistan và Việt Nam. Đúng 10h Moskva (14h giờ Hà Nội), chuông đồng hồ trên Quảng trường Đỏ cất lên, báo hiệu buổi lễ bắt đầu. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Andrey Belousov đứng trên xe mui trần, tiến vào lễ đài, tiếp nhận báo cáo từ Tư lệnh lục quân Nga Oleg Salyukov, chỉ huy cuộc duyệt binh. Bộ trưởng Belousov sau đó duyệt qua toàn bộ khối diễu hành và chúc mừng các binh sĩ, hàng nghìn lính Nga đồng thanh hô lớn “Ura”.

https://vnexpress.net/nga-sap-duyet-binh-chien-thang-tren-quang-truong-do-4883605-tong-thuat.html

Sức mạnh của 2S43 Мalva, khí tài lần đầu tham gia duyệt binh Ngày Chiến thắng

Đoạn video do hãng thông tấn TASS đăng tải cho thấy, các cỗ pháo 2S43 Malva và 2S44 Giatsint-K đã xuất hiện tại lễ duyệt binh kỷ niệm Ngày Chiến thắng năm nay. Đây là lần đầu những khí tài này được góp mặt trong một sự kiện lớn như vậy tại Nga. Theo TASS và trang quân sự Army Recognition, pháo tự hành 2S43 Malva do Viện nghiên cứu trung tâm Burevestnik trực thuộc Tập đoàn Uraltransmash của Nga chế tạo. Không giống những sản phẩm khác của Uraltransmash được lắp trên khung gầm xe tăng như 2S19 và 2S35, Malva được đặt trên khung gầm xe tải bánh lốp.Tổng trọng lượng của 2S43 Malva, gồm một lựu pháo và xe tải khung gầm, là 32 tấn; dài 13m; rộng 2,75m và cao 3,1m. Kíp điều khiển của 2S43 có 5 người, gồm chỉ huy, lái xe, xạ thủ và 2 binh sĩ phụ trách nạp đạn.

https://vietnamnet.vn/tim-hieu-ve-2s43-alva-khi-tai-lan-dau-duoc-dua-ra-duyet-binh-o-quang-truong-do-2399523.html

27 mạng người/km: Nga chịu tổn thất kỷ lục ở Ukraine trong năm 2024

2024 là năm đẫm máu nhất đối với quân đội Nga kể từ khi cuộc chiến toàn diện ở Ukraine bắt đầu: ít nhất 45.287 người đã thiệt mạng.Con số này cao hơn gần ba lần so với năm đầu tiên của cuộc xâm lược và vượt xa đáng kể so với tổn thất của năm 2023, thời điểm diễn ra trận chiến dài và đẫm máu nhất tại Bakhmut.Vào đầu cuộc chiến, số binh lính tử trận tăng theo từng đợt trong các trận chiến giành các địa điểm quan trọng, nhưng năm 2024 chứng kiến số người thiệt mạng tăng theo từng tháng khi chiến tuyến từ từ tiến về phía trước, cho phép chúng tôi xác định rằng Nga đã mất ít nhất 27 mạng người cho mỗi kilomet lãnh thổ Ukraine mà họ chiếm được.BBC News Tiếng Nga, hợp tác với hãng truyền thông độc lập Mediazona và một nhóm tình nguyện viên, đã xử lý dữ liệu nguồn mở từ các nghĩa trang, đài tưởng niệm quân sự và cáo phó ở Nga.Cho đến nay, chúng tôi đã xác định được danh tính của 106.745 binh sĩ Nga đã thiệt mạng trong cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/ckgxmx801nxo

Ukraine tiếp tục triển khai UAV tấn công thủ đô Moscow của Nga

Cuộc tấn công đã khiến hầu hết các sân bay ở Moscow phải đóng cửa trong bối cảnh các lãnh đạo nước ngoài đang chuẩn bị đến thăm Nga để tham dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng. Thị trưởng Moscow Sergei Sobyanin cho biết, các đơn vị phòng không Nga đã phá hủy ít nhất 14 máy bay không người lái của Ukraine từ 22h ngày 6/5 cho đến sáng 7/5 (theo giờ địa phương)Các sân bay chính của Moscow vẫn ngừng hoạt động và hãng hàng không quốc gia Nga Aeroflot cho biết họ đang sắp xếp lại lịch trình để khắc phục sự gián đoạn này.Theo Điện Kremlin, dự kiến ​​sẽ có 29 nhà lãnh đạo thế giới, trong đó có cả Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, tham dự lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng của Nga. Các đơn vị quân đội từ 13 quốc gia sẽ tham gia diễu binh trên Quảng trường Đỏ.Ông Tập Cận Bình dự kiến ​​sẽ có chuyến thăm Nga kéo dài bốn ngày, bắt đầu từ hôm nay (7/5). Chuyến thăm của các nhà lãnh đạo nước ngoài được cho là mang lại cho Nga động lực ngoại giao quan trọng vào thời điểm Tổng thống Putin muốn chứng minh rằng đất Nga không bị cô lập trên trường quốc tế.

https://vov.vn/the-gioi/ukraine-tiep-tuc-trien-khai-uav-tan-cong-thu-do-moscow-cua-nga-post1197661.vov?jskey=gublNUPY44PkAHY4nEAZScqcHinjuukyAg%3D%3D

Euroclear sẽ phân phối lại cho các nhà đầu tư phương Tây 3 tỷ euro phong tỏa của Nga

Công ty tài chính Euroclear của Bỉ đang tính đến việc tịch thu và phân phối lại cho các nhà đầu tư phương Tây khoảng 3 tỷ euro tài sản của Nga đang bị phong tỏa. Đây là những nhà đầu tư phương Tây đang có tài sản mắc kẹt tại Nga sau khi xung đột Ukraina bùng phát. Thông tin được Reuters hôm 02/05/2025 trích dẫn từ 3 nguồn tin thông thạo hồ sơ, trong bối cảnh cách nay vài tháng Matxcơva đã tịch thu 3 tỷ euro của Euroclear tại một quỹ lưu ký ở Nga để bồi thường cho các nhà đầu tư Nga chịu ảnh hưởng từ lệnh trừng phạt của phương Tây.Công ty Euroclear hồi tháng 03/2025 đã được Bỉ cho phép để tịch thu và phân phối lại cho các nhà đầu tư phương Tây số tiền nói trên. Trong tài liệu ngày 01/04 mà Reuters có được, Euroclear cho biết « đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép để công bố số tiền bồi thường và phân phối » cho các nhà đầu tư có liên quan.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20250503-euroclear-tai-phan-phoi-cho-cac-nha-dau-tu-phuong-tay-3-ty-euro-phong-toa-c%E1%BB%A7a-nga

Mỹ từng kiên định ủng hộ Israel, nhưng mọi sự đã khác

Tôi chạy ra khỏi phòng họp báo của Nhà Trắng, băng qua lối đi có mái hiên của Cánh Tây đến nơi chúng tôi đặt máy quay trên bãi cỏ, rồi nhanh chóng đeo tai nghe để kết nối với phòng thu.Chỉ một khắc sau, người dẫn chương trình hỏi tôi về những phát biểu mà chúng tôi vừa nghe trực tiếp từ Tổng thống Mỹ Donald Trump.Lúc ấy, tôi đã nói rằng chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi căn bản trong lập trường chính sách của Mỹ sau hàng thập kỷ xung đột Israel – Palestine.Lúc ấy là tháng Hai, và ông Trump vừa có cuộc hội đàm với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu – lãnh đạo nước ngoài đầu tiên được mời tới Nhà Trắng kể từ khi ông Trump nhậm chức.Tổng thống Mỹ cam kết Mỹ sẽ giành quyền kiểm soát Dải Gaza, sau tuyên bố trước đó rằng vùng lãnh thổ này cũng sẽ được “quét sạch” và loại bổ dân cư người Palestine.Lúc bấy giờ, ông Trump đã thu hút sự chú ý của thế giới với một đề xuất vừa mạnh mẽ củng cố sự ủng hộ mà chính quyền Mỹ dành cho Israel, vừa làm đảo lộn các chuẩn mực quốc tế, bất chấp luật pháp quốc tế.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cjdx7d2j02no

Người nhập cư trái phép tự nguyện rời Mỹ sẽ được nhận 1.000 USD

Bộ An ninh Nội địa Mỹ tuyên bố sẽ chi 1.000 USD cho mỗi người nhập cư bất hợp pháp tự nguyện quay về đất nước của mìn”Nếu bạn đang ở đây bất hợp pháp, tự trục xuất là cách tốt nhất, an toàn nhất và tiết kiệm nhất để rời khỏi Mỹ, cũng để tránh bị bắt. Bộ An ninh Nội địa đang hỗ trợ phí đi lại và trợ cấp cho những người nước ngoài ở đây bất hợp pháp thông qua ứng dụng CBP Home”, Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ Kristi Noem cho biết ngày 5/5.Bộ An ninh Nội địa Mỹ cho hay mỗi người nhập cư bất hợp pháp khi sử dụng ứng dụng CBP Home để thông báo với chính quyền về kế hoạch hồi hương sẽ được hỗ trợ 1.000 USD.Tổng thống Donald Trump tháng trước tuyên bố Mỹ sẵn sàng tặng tiền và vé máy bay cho những người nhập cư chấp nhận rời khỏi nước này theo diện “tự trục xuất”.Trung tâm Nghiên cứu Di cư hồi tháng 1 ước tính khoảng 15,4 triệu người nhập cư bất hợp pháp đang ở Mỹ. Ông Trump coi việc thực thi chặt luật nhập cư và trục xuất hàng loạt người nhập cư bất hợp pháp là trọng tâm ngay từ chiến dịch tranh cử, dù đây là nỗ lực tốn kém, đòi hỏi nguồn lực lớn.

https://vnexpress.net/nguoi-nhap-cu-trai-phep-tu-nguyen-roi-my-se-duoc-nhan-1-000-usd-4881997.html

Ảnh ‘Giáo hoàng Trump’ bị chỉ trích

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bị chỉ trích sau khi đăng hình ảnh, do trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra, cảnh mình mặc trang phục Giáo hoàng.Bức ảnh này được các tài khoản mạng xã hội chính thức của Nhà Trắng chia sẻ lại, trong bối cảnh cộng đồng Công giáo đang để tang Giáo hoàng Francis – người đã qua đời hôm 21/4 – và chuẩn bị chọn vị giáo hoàng kế nhiệm.Hội nghị Công giáo Bang New York cáo buộc ông Trump chế giễu đức tin tôn giáo. Bài đăng với bức ảnh nói trên xuất hiện chỉ vài ngày sau khi tổng thống Mỹ nói đùa với báo giới rằng: “Tôi muốn làm Giáo hoàng.”Ông Trump không phải là tổng thống đầu tiên bị cáo buộc xúc phạm đức tin Công giáo. Năm ngoái khi còn tại nhiệm, Tổng thống Mỹ Joe Biden từng gây phẫn nộ khi làm dấu thánh giá tại một cuộc mít-tinh ủng hộ quyền tiếp cận phá thai ở thành phố Tampa, Florida.Người phát ngôn Vatican, ông Matteo Bruni, từ chối trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đăng của ông Trump trong cuộc họp báo với các nhà báo hôm 3/5. Vatican đang chuẩn bị tổ chức mật nghị để chọn người kế nhiệm Giáo hoàng Francis, dự kiến bắt đầu vào thứ Tư 7/5.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cp8kgr4p7ljo

Phó tổng thống Mỹ dịu giọng với châu Âu

Phó tổng thống Vance nhấn mạnh châu Âu vẫn là đối tác quan trọng và “chung thuyền” với Mỹ, trái ngược với những chỉ trích gay gắt hồi tháng 2.”Tôi vẫn nghĩ Mỹ và châu Âu cùng chung một thuyền”, Phó tổng thống Mỹ JD Vance phát biểu tại Hội nghị Lãnh đạo Munich tại thủ đô Washington, Mỹ ngày 7/5.Ông Vance nói thêm “ông vẫn cho rằng liên minh với châu Âu rất quan trọng, nhưng để nó thực sự trở nên quan trọng và để chúng ta thực sự là bạn bè, chúng ta phải cần thảo luận về những câu hỏi lớn”.Phó tổng thống Mỹ đề cập tới mục tiêu 5% GDP cho quốc phòng mà Tổng thống Donald Trump từng đặt ra với các đồng minh NATO. Ông nhấn mạnh các nước châu Âu cần “bắt kịp” mục tiêu đó, thêm rằng “chúng tôi thực sự muốn và quan tâm đến việc châu Âu có khả năng tự chủ” về quốc phòng.

https://vnexpress.net/pho-tong-thong-my-diu-giong-voi-chau-au-4882978.html

Volodymyr Zelensky : Năm nay Ukraina sẽ nhận được 3 triệu đạn pháo từ các đồng minh

Trong chuyến thăm Cộng hòa Séc hôm qua, 04/05/2025, tổng thống Volodymyr Zelensky thông báo, trong năm nay Ukraina có thể nhận được 3 triệu đạn pháo từ các đồng minh, trong đó có 1,8 triệu được cung cấp trong khuôn khổ sáng kiến do Praha khởi xướng. Hãng tin Ukrinform dẫn tuyên bố của tổng thống Ukraina : « Không chỉ có sáng kiến của Séc. Chúng tôi biết ơn họ về điều này, nhưng Nga phải biết là chúng tôi tin sẽ có 3 triệu đạn pháo ». Ông Zelensky cũng nói thêm rằng điều đó không có nghĩa là Ukraina mong muốn chiến tranh kéo dài, ông tuyên bố : « Chúng tôi muốn chấm dứt chiến tranh. Mọi cuộc chiến tranh đều có hồi kết. Tôi tin chắc cuộc chiến này sẽ kết thúc, cũng giống như mọi chế độ độc tài ».Trong một bối cảnh khác, nhật báo Mỹ New York Times cho biết, Kiev sẽ nhận được hai hệ thống phòng không Patriot mới trong những tháng tới. Các thiết bị này có thể phát hiện tên lửa của đối phương ở khoảng cách hơn 100 km và vô hiệu hóa chúng ở khoảng cách xa. Hệ thống Patriot do Mỹ sản xuất từ ​​lâu đã được chính quyền Ukraina yêu cầu sử dụng để bảo vệ các thành phố và cơ sở hạ tầng năng lượng của nước này. Ban đầu Hoa Kỳ do dự, không muốn cung cấp cho quân đội Ukraina, nhưng cựu tổng thống Joe Biden cuối cùng đã cho phép chuyển giao hệ thống đất đối không loại này vào tháng 12 năm 2022.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20250505-volodymyr-zelensky-n%C4%83m-nay-ukraina-s%E1%BA%BD-nh%E1%BA%ADn-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-3-tri%E1%BB%87u-%C4%91%E1%BA%A1n-ph%C3%A1o-t%E1%BB%AB-c%C3%A1c-%C4%91%E1%BB%93ng-minh

Tổng thống Putin lên tiếng về người kế nhiệm tiềm năng

Theo tờ Kyiv Independent, đây là nội dung trong bộ phim tài liệu “Nước Nga, Điện Kremlin, Putin, 25 năm” được phát sóng trên truyền hình Nga hôm 4/5. Trả lời phỏng vấn nhà báo Pavel Zarubin trong bộ phim tài liệu, Tổng thống Putin xác nhận ông đang đánh giá tiềm năng của từng ứng viên kế nhiệm. Ông Putin nhấn mạnh, bất kỳ người kế nhiệm nào cũng phải giành được “lòng tin của người dân” và nếu không có lòng tin đó, vị tổng thống tương lai sẽ “không có cơ hội làm được điều gì đúng đắn”. Lãnh đạo Điện Kremlin nói thêm, “cần có một người và tốt nhất là vài người để mọi người có thể lựa chọn, ai có thể giành được lòng tin từ người dân đất nước”.Ông Putin, 72 tuổi đã nắm quyền điều hành nước Nga hơn 25 năm. Ông đắc cử chức tổng thống Nga lần đầu tiên vào năm 2000 sau khi giữ chức thủ tướng. Trước đó, ông từng có thời gian ngắn lãnh đạo Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB).

https://vietnamnet.vn/tong-thong-putin-len-tieng-ve-nguoi-ke-nhiem-tiem-nang-2397711.html

Ấn Độ và Pakistan oanh kích lẫn nhau, quốc tế kêu gọi kiềm chế

Ấn Độ đã biến đe dọa thành hiện thực. Để trả đũa Islamabad, mà New Delhi cáo buộc đứng sau vụ khủng bố tại Kashmir khiến 26 người thiệt mạng, quân đội Ấn Độ oanh kích và khẳng định đã phá hủy «9 địa điểm khủng bố» ở Pakistan trong đêm 07/05/2025. Pakistan lên án các vụ tấn công vào công trình dân sự, trong đó có 1 đền thờ Hồi Giáo và pháo kích trả đũa. Theo thống kê tạm thời, 36 người thiệt mạng ở cả hai bên trong các vụ tấn công và đáp trả. Theo AFP, người phát ngôn quân đội Pakistan cho biết có hai bé gái 3 tuổi bị thiệt mạng trong vụ oanh kích đền thờ Hồi Giáo Bahawalpur, ở tỉnh Pendjab, bị tình báo Ấn Độ cáo buộc có liên hệ với các nhóm vũ trang Kashmir.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20250507-%E1%BA%A5n-%C4%91%E1%BB%99-v%C3%A0-pakistan-oanh-k%C3%ADch-l%E1%BA%ABn-nhau-qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF-k%C3%AAu-g%E1%BB%8Di-ki%E1%BB%81m-ch%E1%BA%BF

Pakistan bắn hạ 5 máy bay chiến đấu Ấn Độ, nhiều quốc gia lên tiếng

Đài CNN dẫn nguồn tin an ninh Pakistan giấu tên ngày 7/5 cho hay, 3 trong 5 chiến đấu cơ của Ấn Độ bị các đơn vị phòng không nước này bắn rơi thuộc dòng máy bay chiến đấu Rafale, một trong những khí tài hiện đại nhất thuộc lực lượng không quân của nước láng giềng.“Để tự vệ, chúng tôi đã bắn rơi 3 tiêm kích Rafale, một chiến đấu cơ MiG-29 và một tiêm kích Su-30. Ngoài ra, một máy bay không người lái (UAV) Heron của Ấn Độ cũng bị vô hiệu hóa”, nguồn tin an ninh nói.Một quan chức trong Chính phủ Pakistan sau đó đã xác nhận với CNN về các số liệu trên. Tuy nhiên, người này không nêu rõ những máy bay quân sự đã bị bắn rơi ở đâu hay bằng cách thức nào.Hiện, Ấn Độ chưa bình luận về những thông tin trên.

https://vietnamnet.vn/pakistan-ban-ha-5-may-bay-chien-dau-an-do-nhieu-quoc-gia-len-tieng-2398541.html