Seite auswählen

Mục lục

Lời kêu cứu khẩn cấp!

Tôi là con trai của ông Lê Đình Lượng – một tù nhân lương tâm hiện đang bị chính quyền Việt Nam kết án 20 năm tù giam và 5 năm quản chế theo Điều 79 Bộ luật Hình sự. Đây là một bản án vô cùng nặng nề, bất công dành cho một người yêu nước, đấu tranh ôn hòa vì quyền con người và tương lai của dân tộc.Hiện nay, bố tôi đã bước sang ngày tuyệt thực thứ 5 để phản đối những bất công mà ông đang phải chịu đựng trong trại giam. Sức khỏe và tinh thần của ông đang suy kiệt nghiêm trọng. Ngay từ khi còn ở ngoài xã hội, ông đã mang trong mình nhiều bệnh tật, và từ khi bị giam giữ, tình trạng sức khỏe của ông ngày càng giảm sút nghiêm trọng. Gần đây, ông bị đau răng dữ dội, đã nhiều lần làm đơn xin được khám chữa bệnh, nhưng tất cả đều bị phớt lờ. Trong chốn lao tù, tiếng nói của người tù lương tâm như ông gần như không được ai lắng nghe.Hôm nay, mẹ tôi vừa nhận được cuộc gọi ngắn ngủi từ ông. Giọng ông yếu ớt, thều thào, nói vội vã như lời kêu cứu cuối cùng, mong muốn mọi người bên ngoài lên tiếng giúp đỡ cho ông, một người đang bị kết án oan sai.Từ ngày tôi rời khỏi Việt Nam, một mình mẹ tôi gắng gượng thăm nuôi chồng. Tuổi già, sức yếu, mỗi lần vào trại gặp ông là bà đầm đìa nước mắt, khiến tôi tan nát trái tim. Một người làm con mà ngay lúc này không thể giúp gì được cho bố của mình.Mỗi lần mẹ tôi đi thăm bố về, nghe bà kể nhìn ông xanh xao, gầy mòn mà tôi không thể làm gì để giúp ông giành lại quyền được sống, quyền được chăm sóc y tế tối thiểu, những quyền cơ bản của một con người, một tù nhân.Tôi viết những dòng này, tha thiết kêu gọi quý thân hữu, các tổ chức nhân quyền, truyền thông quốc tế và tất cả những ai quan tâm đến công lý và số phận của các tù nhân lương tâm tại Việt Nam, xin hãy lên tiếng ngay lúc này để cứu lấy bố tôi

https://baotiengdan.com/2025/05/16/loi-keu-cuu-khan-cap/

Vì sao Đảng muốn rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa 15?

Theo đó, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã trình Quốc hội về rút ngắn 3 tháng nhiệm kỳ Quốc hội khóa 15, đồng thời tiến hành bầu cử sớm Quốc hội khóa 16.Mục đích, theo bà Thanh, là để kịp thời kiện toàn nhân sự cấp cao, thực hiện việc phân công cấp ủy viên khóa mới.Việc rút ngắn nhiệm kỳ quốc hội khóa 15 và hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 được đánh giá là một bước đi chiến lược nhằm rút ngắn khoảng cách giữa Đại hội Đảng và kỳ họp thứ nhất của Quốc hội nhiệm kỳ mới. Đại hội Đảng thường được tổ chức vào tháng 1 và sẽ bầu lên một ban chấp hành trung ương mới. Còn kỳ họp thứ nhất của Quốc hội, sẽ bầu và phê chuẩn một số chức danh quan trọng trong bộ máy chính quyền, do Đảng giới thiệu, thường được tổ chức vào tháng 7.Một chuyên gia không muốn nêu tên nhận định với BBC News Tiếng Việt rằng, việc rút ngắn nhiệm kỳ có thể thúc đẩy tiến trình cải cách, đặc biệt là trong công tác nhân sự, tránh tình trạng nhân sự cũ trở thành những “thây ma” ngồi giữ vị trí đến hết nhiệm kỳ mà không làm được gì. Sở dĩ như thế là vì có một thực trạng, sau đại hội Đảng, một số quan chức sẽ phải về hưu vì hết nhiệm kỳ bên Đảng, nhưng sẽ phải chờ Quốc hội phê chuẩn miễn nhiệm. Khoảng cách từ tháng 1 đến tháng 7 được đánh giá là quá dài và có sự chênh lệch giữa hai nhiệm kỳ.Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng ý với nhận định đó, vì có người cho rằng, khoảng thời gian dài đó là nhằm để khẳng định quyền lực thuộc về nhân dân, thông qua cơ quan đại diện là Quốc hội, thay vì Đảng quyết và quốc hội thể chế hóa sau đó.

https://boxitvn.blogspot.com/2025/05/vi-sao-ang-muon-rut-ngan-nhiem-ky-quoc.html#more

Việt Nam đang tích cực đàm phán thương mại với Mỹ

Chiều 15-5, tại họp báo thường kỳ, trả lời đề nghị cập nhật đàm phán Việt – Mỹ về thuế đối ứng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định: Việt Nam đã và đang chủ động tích cực thúc đẩy hợp tác đầu tư thương mại cân bằng, bền vững với Mỹ, trên tinh thần hiệu quả, thẳng thắn, xây dựng, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và mang lại kết quả lợi ích cho cả hai bên”.Cũng theo bà, các cuộc đàm phán giữa Việt Nam và Mỹ về chính sách áp thuế đối ứng của Mỹ đối với hàng xuất khẩu Việt Nam đang được triển khai, thông tin cụ thể được gửi tới báo chí sau.Trước đó, thông tin tại phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết từ ngày 7-5, Việt Nam sẽ tiến hành đàm phán thuế đối ứng với Mỹ. Việt Nam cũng thuộc nhóm 6 nước trong hơn 100 nền kinh tế được Mỹ ưu tiên đàm phán (cùng với Anh, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Indonesia).Sau khi Mỹ công bố lùi thời gian áp thuế đối ứng và thống nhất khởi động đàm phán với Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ do bộ trưởng Bộ Công Thương làm trưởng đoàn và chỉ đạo xây dựng phương án đàm phán.Ngày 6-5, chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan về việc chuẩn bị đàm phán thương mại với Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu các bộ ngành kịp thời xử lý các vấn đề phía Mỹ quan tâm, đẩy mạnh đàm phán, tăng cường nhập khẩu các thiết bị, mặt hàng Mỹ có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu để từng bước cân bằng thương mại bền vững

https://tuoitre.vn/viet-nam-dang-tich-cuc-dam-phan-thuong-mai-voi-my-20250515165816742.htm

Trung Quốc và Campuchia tập trận lớn chưa từng có, Việt Nam có nên lo?

Lực lượng vũ trang Hoàng gia Campuchia và Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc hôm 14/5 đã khởi động cuộc tập trận quân sự chung lớn nhất từ trước đến nay giữa hai nước. Việt Nam đã lên tiếng về bước đi này.Trước đó vào đầu tuần, tàu đổ bộ Trường Bạch Sơn, tàu hải quân cỡ lớn của Trung Quốc, đã cập cảng tại căn cứ hải quân Ream của Campuchia, cùng với các thiết bị quân sự phục vụ cuộc tập trận thường niên có tên Rồng Vàng.Theo thông báo của Quân đội Hoàng gia Campuchia (RCAF), cuộc tập trận năm nay có sự tham gia của lục quân, hải quân và không quân với chủ đề “Hiệp đồng chống khủng bố và cứu trợ nhân đạo”.Trong đó, gần 900 binh sĩ Trung Quốc và hơn 1.300 binh sĩ Campuchia tham gia tập trận trong hai tuần từ, 14 – 28/5, tại Trung tâm huấn luyện cảnh sát quân sự (Phnom Chum Sen Rikreay) ở tỉnh Kampong Chhnang và tỉnh Preah Sihanouk.Theo Đại tướng Chhum Sucheat, người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Campuchia, các hoạt động bao gồm việc sử dụng vũ khí hiện đại, pháo binh, súng cối, xe bọc thép và xe cứu hộ, tàu chiến, trực thăng và các khí tài quân sự tiên tiến khác.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c1w3e21273xo

Những bước nhảy thần tốc của tướng Công An Nguyễn Duy Ngọc

Từ một thứ trưởng Bộ Công An mờ nhạt, qua hai yếu tố: đồng hương và chiến  lược cài cắm thân tín của ông Tô Lâm, ông Nguyễn Duy Ngọc có những bước nhảy thần tốc.Từ chánh văn phòng Trung Ương đến chủ nhiệm Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương, và giờ đây, ông Ngọc được đồn đóan có thể ngồi vào chiếc ghế bí thư Thành Ủy Hà Nội ở nhiệm kỳ Đại Hội Đảng XIV – một bước đệm để trở thành chính khách nằm trong nhóm “Tứ Trụ” vào thời gian tới.Bàn cờ quyền lực chính trị tại Việt Nam đang đến hồi cao trào trước Đại Hội Đảng CSVN XIV, cái tên Nguyễn Duy Ngọc-một tướng công an ít được nghe nhắc, bất ngờ nổi lên như một nhân vật quyền lực ở bên cạnh Tổng Bí Thư Tô Lâm.Sáu mươi mốt tuổi-quê quán Hưng Yên, từng là phó giám đốc Công An Hà Nội, ông Ngọc được ông Tô Lâm đưa về Trung Ương, bổ nhiệm giữ chức thứ trưởng Bộ Công An, phụ trách mảng an ninh điều tra. Có thể nói sự nghiệp chính trị của ông Ngọc gắn bó mật thiết với từng bước thăng tiến của ông Tô Lâm. Có chăng, do cùng quê Hưng Yên nên ông Ngọc được ông Tô Lăm “chăm sóc” và dành nhiều ưu ái trong quá trình bố trí nhân sự.Vào khoảng thời gian 2019, khi đương là thứ trưởng Bộ Công an, tên tuổi của ông Ngọc hầu như khá mờ nhạt trong hàng ngũ lãnh đạo Trung Ương. Phải đến Tháng Một, 2025, ông Ngọc được đích thân Tổng Bí Thư Tô Lâm chỉ đạo Bộ Chính Trị thay ông Trần Cẩm Tú ngồi vào chiếc ghế Chủ Nhiệm Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương, thì lúc này tên tuổi Nguyễn Duy Ngọc mới thực sự bùng nổ, trở thành tâm điểm chú ý của dư luận trên bàn cờ quyền lực bởi những bước nhảy “thần tốc.”Từ đây, mọi đồn đoán của dư luận trở thành khẳng định chắc nịch, ông Ngọc không chỉ là thuộc cấp, mà còn là đồng hương thân tín được Tô Lâm cài cắm vào Bộ Chính Trị nhằm thanh trừng các đối thủ chính trị.

https://saigonnhonews.com/thoi-su/viet-nam/nhung-buoc-nhay-than-toc-cua-tuong-cong-an-nguyen-duy-ngoc/

Bị Mỹ dọa đánh thuế, Việt Nam tăng cường chống hàng giả từ Trung Quốc

Việt Nam tăng cường chống hàng giả và vi phạm bản quyền kỹ thuật số sau khi bị Mỹ cáo buộc là một trung tâm lớn về các hoạt động bất hợp pháp về các vấn đề này và đe dọa áp thuế nặng nề. Các tài liệu mà Reuters tiếp cận cho thấy điều đó.Theo một văn bản ban hành ngày 1/4 của Tổng cục Hải quan Việt Nam, nhiều mặt hàng đang được kiểm tra chặt chẽ hơn ở biên giới để xác định hàng chính hãng hay không, trong đó có hàng xa xỉ của Prada và Gucci (thuộc sở hữu của Kering), thiết bị điện tử của Google và Samsung cũng như đồ chơi của Mattel và Lego.Hàng tiêu dùng như dầu gội và dao cạo râu của Procter & Gamble và các sản phẩm của Johnson & Johnson cũng nằm trong danh sách này.Cuộc xử lý này tập trung vào hàng nhái nhập khẩu, chứ không phải hàng sản xuất tại Việt Nam dù chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng lo ngại về hàng trong nước.Một chiến dịch chống lại việc sử dụng phần mềm lậu cũng đang được tiến hành, theo một công văn từ Thanh tra Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch gửi ngày 14/4 cho một công ty địa phương – tên công ty đã được ẩn trong tài liệu mà Reuters tiếp cận được. Lá thư này được gửi sau khi Liên minh Phần mềm Doanh nghiệp (BSA) – hiệp hội thương mại toàn cầu của ngành với các thành viên có thể kể đến Microsoft, Oracle và Adobe – khiếu nại. Một nguồn thạo tin cho biết các lá thư tương tự đã được gửi đến hàng chục công ty khác kể từ đầu tháng Tư.Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính cùng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cũng như các công ty được nhắc tên, đều không trả lời yêu cầu bình luận.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cp8d3nm6n7ro

50 năm, chiến sĩ VNCH nằm xuống: Còn đó những nỗi đau

Trên dải đất miền Nam, từ Quảng Trị tới Cà Mau, có tới khoảng 50 Nghĩa Trang Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa. Nay hầu hết đã bị xâm chiếm, giải tỏa hoặc đang trong tình trạng hoang hóa.May mắn là vẫn còn dăm ba khu còn giữ nguyên vẹn hình hài, dù cũng đã lắm phen trải qua cuộc dâu bể. Biểu trưng cụ thể, là Nghĩa Trang Quân Đội tại Biên Hòa, có qui mô lớn với hàng vạn ngôi mộ chiến sĩ tử vong, thuộc mọi quân binh chủng, mọi cấp bậc từ binh nhì tới trung tướng… đã bị xâm hại sớm nhất.Bắt đầu từ lúc bức tượng “Thương Tiếc” phía xa lộ Biên Hòa, ngay đầu lối dẫn vào nghĩa trang, bị “bên thắng cuộc” hạ lật nhào; tiếp theo là các chuyện bôi bẩn, đập phá các bia mộ; bắn vào hình các di ảnh, nhiều năm cản trở không cho thân nhân lui tới viếng thăm. Chỉ một số rất ít nhanh chóng vội vã, thậm chí lén lút vào bốc mộ cha, anh mình đưa về quê hương an táng, khói hương..Ở Huế, có một khu Nghĩa Trang Quân Đội VNCH còn khá nguyên vẹn, gần như hoàn toàn không có dấu hiệu bị xâm hại, lấn chiếm từ cả phía chính quyền cộng sản tới người dân. Khu nghĩa trang này chỉ cách trung tâm thành phố Huế khoảng 6 km, nằm trên địa bàn quận Thuận Hóa, rất gần với khu lăng mộ Vua Hiệp Hòa, khu di tích Chín Hầm (được cho là nơi ông Ngô Đình Cẩn giam giữ các cán bộ cộng sản trước năm 1963).Tại đây, có ba tiểu khu được quy hoạch trên tổng diện tích khoảng 1,200 m2, nằm đối diện nhau trên trục đường Tam Thai, khu rộng nhất hơn 800 m2, là nơi an táng cho trên dưới 1,000 tử sĩ, trong đó có một ngôi mộ nữ tử sĩ (?) do chồng lập mộ.Nghĩa trang này hiện do Ban Quản Lý Nghĩa Trang Thành Phố Huế quản lý, đặt tên là Nghĩa Trang Tăng Bạt Hổ. Người dân trong vùng cho biết tên trước đây là Nghĩa Trang Mang Cá. Cả ba khu đều có tường thành bao bọc, và có nhà bia được xây dựng kiên cố, có hoa văn họa tiết và đều được ghi nhận là: “Cô Mộ Chiến sĩ Trận vong- tái lập năm 2019.”“Cô Mộ” nghĩa là những ngôi mộ cô đơn không người chăm sóc. Vậy ai đã đứng ra tái lập và giữ gìn?

https://saigonnhonews.com/nhin-lai-lich-su/50-nam-chien-si-vnch-nam-xuong-con-do-nhung-noi-dau/

50 năm kết thúc chiến tranh: Nhìn lại quan hệ Việt-Mỹ thời hậu chiến

Việt Nam và Hoa Kỳ từ kẻ thù trên chiến trường đã trở thành đối tác thương mại lớn của nhau trên thương trường. Tác giả Zachery Tayler nhìn lại quá trình làm lành đầy trắc trở giữa hai cựu thù.Sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc, quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam bước vào một giai đoạn mới. Cả hai bên đều mong muốn bình thường hóa quan hệ ngoại giao, nhưng lại đưa ra những điều kiện tiên quyết khiến tiến trình này trở nên khó khăn. Việt Nam kỳ vọng Hoa Kỳ sẽ bồi thường 3,25 tỷ đô la để giúp hàn gắn những vết thương chiến tranh. Lý do là vì sau chiến tranh, Việt Nam rơi vào hoàn cảnh vô cùng khó khăn, với đất nước bị tàn phá nghiêm trọng trên nhiều phương diện. Hàng trăm ngàn cựu quan chức của Việt Nam Cộng hòa bị đưa vào các trại cải tạo. Tình trạng kinh tế càng thêm kiệt quệ do lệnh cấm vận từ phía Mỹ và mô hình kinh tế chỉ huy cứng nhắc. Trong bối cảnh đó, Việt Nam rất cần viện trợ kinh tế và kỳ vọng Hoa Kỳ sẽ đóng vai trò trong việc hỗ trợ phục hồi quốc gia. Tại Hoa Kỳ, nhiều người muốn quên đi cuộc chiến ở Việt Nam – cuộc chiến đầu tiên mà Mỹ đã thất bại. Tuy vậy, Tổng thống Gerald Ford vẫn kỳ vọng Việt Nam sẽ hợp tác trong các vấn đề nhân đạo, đặc biệt là việc tìm kiếm binh sĩ Mỹ mất tích trong chiến tranh (POW/MIA). Từ khi chiến tranh kết thúc cho đến tháng 1 năm 1977, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Hoa Kỳ chỉ gặp nhau đúng một lần để thảo luận về việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Cuộc gặp này diễn ra vào tháng 11 năm 1976, sau khi Jimmy Carter đánh bại Gerald Ford trong cuộc bầu cử tổng thống. Tuy nhiên, cuộc họp không đạt kết quả do cả hai bên đều giữ nguyên các điều kiện tiên quyết để cải thiện quan hệ. Hà Nội hy vọng tổng thống kế nhiệm sẽ có lập trường cởi mở hơn đối với yêu cầu viện trợ của mình.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cj42xdwv95po

Trở lực lớn nhất của kinh tế tư nhân là công an

Hôm 11 tháng Ba, 2025, một nhóm công an xông vào một công ty dịch vụ ở Hà Nội, bắt tất cả mọi người đặt điện thoại lên bàn và trình căn cước công dân, sau đó một viên cảnh sát mặc thường phục đã ngang nhiên đánh đập một người phụ nữ. Tất cả sự việc đều được ghi lại bởi camera giám sát và sau đó được công bố, khiến dư luận xã hội dậy sóng.Mặc dù hai ngày sau, công an Hà Nội ra quyết định đình chỉ công tác 30 ngày đối với viên công an hung bạo trên, vụ việc này đặt ra vấn đề về cách hành xử của công an Việt Nam với doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh công an cấp phường, xã hiện đã được tăng quyền lực lên rất lớn sau khi bỏ công an cấp huyện. Sự kiện này xảy ra trong bối cảnh Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 về phát triển kinh tế tư nhân. Trao đổi với RFA, một doanh nhân ở Hà Nội chia sẻ rằng sau hàng thập kỉ phải nghe những lời giáo điều của những nhà lãnh đạo như Nguyễn Phú Trọng, vốn bị dân gian đặt biệt danh là “Trọng Lú”, nay giới doanh nhân đón nhận tinh thần thực tiễn của ông Tô Lâm với sự hứng khởi dù vẫn còn nhiều dè dặt. Một trong những lý do khiến giới doanh nhân vẫn còn dè dặt chính là lực lượng công an, lực lượng nòng cốt tạo nên sức mạnh của ông Tổng bí thư

https://www.rfa.org/vietnamese/thoi-su/2025/05/14/kinh-te-tu-nhan-cong-an-doanh-nghiep-to-lam/

Phạm Nhật Vượng lũng đoạn chính sách như thế nào qua công văn gửi Thủ tướng?

Hôm 6 tháng Năm, 2025, công ty VinSpeed của ông Phạm Nhật Vượng, chủ tập đoàn VinGroup, gửi công văn cho thủ tướng Việt Nam, đề nghị được làm dự án đường sắt cao tốc bắc nam. Ngày 11 tháng Năm, báo chí nhà nước đồng loạt đăng tin nói trên, sau đó đồng loạt gỡ bài mà không nêu lý do. Nhưng vài ngày sau, cả một chiến dịch truyền thông rầm rộ ủng hộ ông Phạm Nhật Vượng làm đường sắt cao tốc bắc nam được tung ra trên báo chí nhà nước và mạng xã hội. Hôm 12 tháng Năm, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với VinSpeed và các bộ của chính phủ. Ngày 15 tháng Năm, Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của cuộc họp ấy: các bộ ngành cần góp ý cho dự án để báo cáo Quốc hội ngày 20 tháng Năm. Đây là một tốc độ làm việc nhanh đến không tưởng. Trong văn bản được kí ngày 6 tháng Năm nói trên, ông Phạm Nhật Vượng yêu cầu Chính phủ Việt Nam những điều không ai ở Việt Nam dám làm nếu đã không có thỏa thuận từ trước. Vì nếu không có thỏa thuận trước, những yêu cầu của ông Vượng sẽ bị xem là ngạo mạn. Đó là nhận xét của một chuyên gia kinh tế ở Việt Nam, chia sẻ với RFA với điều kiện ẩn danh. Các yêu cầu ấy bao gồm:

https://www.rfa.org/vietnamese/thoi-su/2025/05/17/duong-sat-cao-pham-nhat-vuong-vin/

Phạm Nhật Vượng đòi vay 49 tỷ đôla, lãi suất 0%, làm đường sắt cao tốc Bắc-Nam

Tờ Tuổi Trẻ hôm 11 Tháng Năm gây nghi ngờ khi đột ngột gỡ bỏ đường dẫn bản tin “VinSpeed đề xuất làm đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam”.VinSpeed là công ty con, mới thành lập của tập đoàn Vingroup, thuộc sở hữu của tỷ phú Phạm Nhật Vượng.Theo tóm tắt bản tin, công ty VinSpeed đề nghị làm đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam “bằng nguồn vốn tự có và nguồn vốn huy động được”.Cũng trong hôm 11 Tháng Năm, mạng xã hội lan truyền hình chụp văn bản đề nghị của VinSpeed về dự án nêu trên.Theo bản đề nghị này, VinSpeed yêu cầu nhà nước cho vay 49 tỷ đôla với lãi suất 0% trong 35 năm, chi trả toàn bộ chi phí giải phóng mặt bằng, giao đất phát triển đô thị, miễn thuế nhập cảng, và dùng doanh thu bán vé để bổ sung vốn kinh doanh.Văn bản của VinSpeed làm dấy lên nhiều ý kiến trên mạng xã hội cho rằng ông Vượng “khôn hết phần thiên hạ” và là chỉ dấu cho thấy Vingroup đang “khát tiền còn hơn con nghiện”.Facebooker Thinh Vo bình luận: “Vay tín chấp (tay không bắt giặc) mà đòi 80% thì giành phần khôn hết của thiên hạ. Giờ nhà nước phải xem xét toàn bộ các dự án nào mà chủ đầu tư (tay không bắt giặc) là cần loại khỏi cuộc chơi, nhường lại cho người có vốn và tiềm lực tài chính minh bạch”.Đề nghị “xin vốn tỷ đô” của VinSpeed được công bố trong bối cảnh tập đoàn Vingroup đang tiếp tục gánh khoản lỗ từ 2,5-3 tỷ đôla mỗi năm của VinFast, hãng xe điện cũng thuộc sở hữu của ông Vượng.

https://baotiengdan.com/2025/05/12/pham-nhat-vuong-doi-vay-49-ty-dola-lai-suat-0-lam-duong-sat-cao-toc-bac-nam/

Ông Vương Đình Huệ bị nêu tên trong vụ công ty Thuận An làm cầu Vĩnh Tuy 2

Truyền thông nhà nước hôm 12 tháng 5 đã đăng tải thông tin đằng sau việc tập đoàn Thuận An được giao làm dự án cầu Vĩnh Tuy 2. Tập đoàn này hiện đang bị điều tra vì các cáo buộc liên quan đến vi phạm đấu thầu, đưa hối lộ, và tham nhũng. Trong dự án cầu Vĩnh Tuy 2, giám đốc của công ty Thuận An là Nguyễn Duy Hưng được cho là đã ăn sáng với Bí thư Hà Nội lúc bấy giờ để bàn về dự án này, và sau đó, công ty của ông Hưng được trúng thầu. Điều đáng chú ý là sự việc xảy ra vào năm 2020, thời điểm ông Vương Đình Huệ đang làm Bí thư Thành ủy Hà Nội. Tuy không trực tiếp nêu tên ông Huệ, nhưng báo chí đã nhắc đến ông Phạm Thái Hà, người lúc đó giữ chức Trợ lý Bí thư Thành ủy Hà Nội, là một trong những tác nhân chính dẫn đến việc tập đoàn Thuận An trúng gói thầu xây cầu Vĩnh Tuy 2. Ông Phạm Thái Hà đã bị bắt từ tháng 4 năm 2024, dưới cáo buộc “lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”. Bản thân ông Vương Đình Huệ đã bị buộc phải từ chức vào tháng 4 năm 2024, ông chính thức bị Quốc hội bãi nhiệm vào tháng 5 cùng năm. Trong dự án xây dựng cầu Vĩnh Tuy 2, phía công an kết luận, công ty Thuận An đã “gian lận trong đấu thầu”, và chi 12 tỉ đồng để hối lộ nhiều quan chức tại Ban quản lý dự án Hà Nội, và khai khống giá hàng hóa, dịch vụ để thu chênh lệch 9,2 tỉ đồng.

https://www.rfa.org/vietnamese/trong-nuoc/2025/05/12/vuong-dinh-hue-thuan-an-tham-nhung/

Số phận cựu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ như thế nào khi bị nhắc tên?

Sau bữa ăn sáng cùng ông Phạm Thái Hà tại nhà Bí thư Thành ủy Hà Nội vào thời điểm năm 2020, Chủ tịch Tập đoàn Thuận An được tạo điều kiện để trúng gói thầu ở dự án cầu Vĩnh Tuy 2.Đó là một trong những tình tiết mới mà Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu (C03) của Bộ Công an vừa đưa ra trong kết luận điều tra vụ án liên quan đến Tập đoàn Thuận An.Ông Phạm Thái Hà, cựu trợ lý Chủ tịch Quốc hội, bị đề nghị truy tố tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi, với cáo buộc đã nhận tổng số tiền 750 triệu đồng. Bí thư Thành ủy Hà Nội vào năm 2020 chính là ông Vương Đình Huệ, và ông Hà cũng là trợ lý của ông Huệ thời điểm đó. Những tình tiết mới được hé lộ, vào truyền thông Việt Nam được dịp nhắc đến những cụm từ “bí thư Thành ủy Hà Nội”, “sếp lớn” nhằm tránh trực tiếp nhắc tên ông Vương Đình Huệ.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/ced28e97w10o

Tham nhũng để đầu tư chính trị, từ Ba Dũng đến Tô Lâm!

Ngày nay, để có được ê kíp quyền lực phải có sự chia chác chức tước và ưu tiên nhau ban phát những vị trí béo bở hái ra tiền. Tuy người Cộng Sản nói là “vô sản” nhưng họ rất giàu và lại giàu rất bất minh. Tuy lương của Tứ trụ chỉ 1000 đô la Mỹ 1 tháng nhưng con cái du học Âu Mỹ chỉ là những khoản chi rất nhỏ trong tài khoản của họ. rong các đời Thủ tướng, không ai làm nát nền kinh tế Việt Nam suy sụp nghiêm trọng như dưới thời ông Nguyễn Tấn Dũng. Những Tổng công ty, tập đoàn nhà nước do ông lập ra là một chính sách thất bại. Ngược lại với sự ta nát của nền kinh tế, chân rết quyền lực của ông Nguyễn Tấn Dũng mọc rễ khắp nơi, cả chìm lẫn nổi. Nếu không có sự trợ giúp từ Bắc Kinh, Nguyễn Phú Trọng khó mà đánh bại được Nguyễn Tấn Dũng. Trong nhiệm kỳ đầu 2011-2026, ông Nguyễn Phú Trọng năm lần bảy lượt lật ông Ba Dũng nhưng thất bại. Trước Hội nghị Trung ương 6, Nguyễn Phú Trọng quyết lật ông Dũng ngay khi họp Bộ Chính trị nhưng không nhận được đồng thuận. Sau đó vấn đề đưa ra Trung ương để lấy ý kiến 200 ủy viên Trung ương Đảng cũng không lật được. Nguyên nhân được cho là ông Ba Dũng có quyền lực tài chính cực mạnh, quan hệ của ông trong Trung ương Đảng và Bộ Chính trị được xem “mạnh vì gạo bạo vì tiền”. Vì thế, họ biết ông sai, ông điều hành chính phủ kém nhưng họ vẫn ủng hộ ông khiến Nguyễn Phú Trọng bất lực.Đến cuối nhiệm kỳ đầu, ông Trọng lật được Ba Dũng và sau đó là nhiệm kỳ thanh trừng. Từ sau Đại hội 12 năm 2016, ông Nguyễn Phú Trọng cho triệt hạ hàng loạt tên tuổi dưới thời Nguyễn Tấn Dũng, trong đó có Đinh La Thăng, Hoàng Trung Hải, Nguyễn Văn Bình, Trần Bắc Hà vv… Tưởng triệt thế thì dây mơ rễ má của Nguyễn Tấn Dũng không còn. Tuy nhiên, thực tế đàn em ẩn danh rất nhiều, Nguyễn Phú Trọng không thể tìm diệt được tận gốc.

https://thoibao.de/blog/2025/05/14/tham-nhung-de-dau-tu-chinh-tri-tu-ba-dung-den-to-lam

Công ty Mỹ ‘hấp hối’ do thuế quan, khó tìm ra lối thoát ngay cả ở Việt Nam

Những email bắt đầu dồn dập vào ngày 9/4, ngày mà mức thuế 145% của Tổng thống Donald Trump đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc có hiệu lực. Khách hàng đồng loạt hủy đơn đặt hàng đồ chơi từ nhà máy của Công ty Huntar ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, theo Reuters. Nhưng CEO 45 tuổi của Huntar, Jason Cheung, đã cho ngừng sản xuất tại cơ sở rộng khoảng 56.000 m2 ở thành phố Thiều Quan. Ông nhận ra thuế quan là mối đe dọa sống còn đối với công ty mình – nơi sản xuất đồ chơi giáo dục cho các kệ hàng của Walmart và Target, như bộ Numberblocks của Learning Resources – thứ giúp trẻ học toán.”Tôi cần bắt đầu tiết kiệm tiền càng sớm càng tốt,” ông Cheung nói. Trong bốn tuần kể từ đó, ông đã cắt giảm sản lượng từ 60% đến 70%, sa thải một phần ba trong số 400 công nhân Trung Quốc của nhà máy, đồng thời giảm giờ làm và tiền lương cho những người còn lại.Giờ đây, ông đang theo đuổi một nỗ lực tuyệt vọng và khó khăn để chuyển hoạt động sang Việt Nam trước khi công ty mà cha mình thành lập cách đây 42 năm cạn vốn.Ông ước tính mình chỉ còn khoảng một tháng.Tình cảnh khó khăn của Huntar là điển hình cho cuộc khủng hoảng mà vô số nhà máy ở Trung Quốc đang phải đối mặt, nơi sản xuất khoảng 80% đồ chơi bán ở Mỹ, theo hiệp hội thương mại ngành đồ chơi The Toy Association. Các đơn đặt hàng mới đã giảm mạnh trong bối cảnh cuộc chiến thương mại khốc liệt với Mỹ đe dọa tàn phá ngành này ở cả hai quốc gia.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c62vjq4emmdo

Việt Nam: Chấm dứt đàn áp nhà hoạt động nhân quyền

(Bangkok, ngày 10 tháng 5 năm 2025) – Chính quyền Việt Nam nên ngay lập tức trả tự do cho nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng Trịnh Bá Phương và hủy bỏ mọi cáo buộc đối với ông, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết hôm nay.Vào tháng 4 năm 2025, chính quyền tỉnh Quảng Nam đã buộc tội Trịnh Bá Phương theo điều 117 của bộ luật hình sự về tội tuyên truyền chống nhà nước. Ông đã thụ án 10 năm tù theo điều 117 vì chỉ trích chính quyền Việt Nam, khi vào tháng 11 năm 2024, ông đã tạo ra các biểu ngữ trong tù có nội dung “Đả đảo Đảng Cộng sản Việt Nam vì vi phạm nhân quyền”. Hiện tại, ông đang bị giam giữ biệt lập trong khi chờ điều tra thêm.“Trịnh Bá Phương đã phải chịu một bản án tù vô lý vì bày tỏ quan điểm mà chính quyền Việt Nam không thích,” Bà Patricia Gossman, phó giám đốc châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, cho biết. “Bằng cách áp đặt thêm một cáo buộc hà khắc nữa đối với ông ấy, chính quyền Việt Nam đang chứng minh mức độ vô lý mà họ sẽ thực hiện để chà đạp lên quyền tự do ngôn luận.”Trịnh Bá Phương, 40 tuổi, xuất thân từ một gia đình hoạt động vì quyền đất đai. Trong hai thập kỷ đầu của thế kỷ 21, ông đã cùng mẹ, cha và em trai tham gia nhiều cuộc biểu tình và chiến dịch ủng hộ nhân quyền, quyền đất đai và bảo vệ môi trường.Vào tháng 6 năm 2020, Trịnh Bá Phương đã bị bắt và bị buộc tội tuyên truyền chống nhà nước theo điều 117, điều này hình sự hóa hành vi “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu và sản phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Trước khi bị bắt, ông đã đóng vai trò quan trọng trong việc khuếch đại tiếng nói của những người nông dân ở xã Đồng Tâm, Hà Nội, nơi một cuộc đột kích của cảnh sát vào tháng 1 năm 2020 đã khiến một nông dân 84 tuổi, Lê Đình Kình, và ba cảnh sát thiệt mạng. Trịnh Bá Phương là một trong những tác giả của “Báo cáo Đồng Tâm”, làm sáng tỏ cuộc đụng độ bạo lực về đất đai.Vào tháng 12 năm 2021, một tòa án ở Hà Nội đã kết án và tuyên án ông 10 năm tù, từ đó ông tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền, bao gồm cả việc tuyệt thực để phản đối điều kiện sống tồi tệ. Vào tháng 11 năm 2024, ông đã tuyệt thực tại nhà tù An Điềm, tỉnh Quảng Nam trong hơn 20 ngày để phản đối việc cai ngục tịch thu sách vở, giấy tờ và bút.

https://www.vietnamhumanrights.net/website/250510_QSNQ.htm

TBT Tô Lâm dự lễ duyệt binh 9/5 tại Moscow: Vì sao bị Putin đối xử quá lạnh nhạt?

Trong sự kiện Lễ kỷ niệm 80 năm Chiến thắng phát xít tại Quảng trường Đỏ ngày 9/5/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tham dự với tư cách là khách mời danh dự. Tuy nhiên, theo giới quan sát điều đáng chú ý là sự hiện diện của đoàn Việt Nam gần như rơi vào vùng im lặng của truyền thông Nga. Theo ghi nhận từ truyền thông quốc tế và các kênh truyền thông lớn của Nga, hình ảnh ông Tô Lâm và đoàn đại biểu Việt Nam rất mờ nhạt, thậm chí chỉ xuất hiện thoáng qua trên sóng truyền hình quốc gia Nga. Không chỉ là việc Tổng Bí thư Tô Lâm và phu nhân được bố trí ngồi bên cạnh Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro – một chính khách cũng nổi tiếng với món steak “dát vàng”. Ở vị trí khá xa với các nhân vật trung tâm – Chủ tịch Tập Cận Bình ngồi cạnh ông Putin.Mà các kênh truyền thông thân thiện với Kremlin, vốn rất tích cực tuyên truyền chính trị nhưng hoàn toàn im lặng về đoàn Việt Nam. Động thái này đã cho thấy dường như đoàn lãnh đạo Việt nam không được quan tâm đúng mức như dư luận ở Việt nam kỳ vọng.Sự “lạnh nhạt” của truyền thông Nga đã phản ánh một tín hiệu chính trị không mấy tích cực trong quan hệ giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Nga Putin. Theo giới thạo tin, trong chuyến thăm Hà nội tháng 6/2024, ông Putin đã từng đặt vấn đề với ông Tô Lâm về việc để Quân đội Việt nam tham chiến tại Ukraina. Tuy nhiên đề nghị này đã bị Hà nội bác bỏ, đó là lý do vì sao sau đó Bắc Triều tiên đã chấp nhận tham chiến

https://thoibao.de/blog/2025/05/12/tbt-to-lam-du-le-duyet-binh-9-5-tai-moscow-vi-sao-bi-putin-doi-xu-qua-lanh-nhat

Nick Út không được xem là tác giả của bức ảnh ‘Em Bé Napalm’

Tổ chức World Press Photo đã thông báo đình chỉ việc ghi nhận quyền tác giả của bức ảnh báo chí nổi tiếng nhất của thế kỷ 20 từng được chụp, sau khi một bộ phim tài liệu được tung ra, thách thức và đòi lại sự thật cho 50 năm lịch sử báo chí bị coi là sai lầm.Bức ảnh, có tựa đề chính thức là The Terror of War nhưng thường được gọi là Napalm Girl, vẫn là một trong những hình ảnh khó phai mờ nhất về cuộc chiến của người Mỹ ở Việt Nam. Kể từ khi được xuất bản vào tháng 6 năm 1972, nó đã chính thức được cho là của Nick Ut, một nhiếp ảnh gia Việt Nam làm việc với Associated Press ở Sài Gòn.AP và Nick Út từ lâu đã khẳng định rằng Út, khi đó 21 tuổi, chụp bức ảnh, sau đó giành được giải thưởng Ảnh Báo Chí Thế Giới Của Năm vào năm 1973, và đưa Út trở thành một phóng viên ảnh đáng kính. Nick Út đã sống với ánh hào quang này hơn 50 năm.

https://saigonnhonews.com/thoi-su/the-gioi/nick-ut-khong-duoc-xem-la-tac-gia-cua-buc-anh-em-be-napalm/

VinFast đóng cửa, tháo chạy ở nhiều quốc gia

Cuộc tháo chạy của nhà sản xuất xe hơi Việt Nam VinFast đang diễn ra ở khắp nơi, lần lượt từ Úc, Mỹ và nay là Châu Âu. Việc im lặng từ bỏ chiến lược bán hàng trực tiếp và đóng cửa các showroom ở các châu lục, đã cho thấy hồi kết của công ty, dù trước đó đã có nhiều tuyên bố đột phá đầy kiêu hãnh.Vinfast, công ty sản xuất Việt Nam, vốn để cho báo chí trong nước “đẩy”, tự coi mình là đối thủ của Tesla, vừa từ bỏ thêm việc bán hàng trực tiếp ở châu Âu. Theo truyền thông Đức Elektroauto News, qua tài liệu nội bộ rò rỉ vào ngày 2 Tháng Năm 2025, VinFast đã quyết định lặng lẽ đóng cửa tất cả các showroom và trung tâm dịch vụ tại châu Âu từ ngày 9 Tháng Năm, trong đó có 4 showroom tại Pháp. Trước đó, các showroom ở Hoa Kỳ cũng bị ảnh hưởng bởi thất bại chiến lược chung của Vinfast.Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là thương hiệu Vinfast biến mất ngay lập tức ở châu Âu. Công ty này nói sẽ chuyển từ bán hàng trực tiếp (như Tesla) sang mạng lưới đại lý truyền thống hơn, dĩ nhiên, sẽ khó thuyết phục khách hàng hơn. Một số ít người mua xe Vinfast đã nhận được hàng, thì từ nay có thể thực hiện bảo trì trong mạng lưới Norauto, nhưng phạm vi bảo hành không dễ dàng nữa.Vẫn theo nói quen không nói thật, phía những nhà quản lý hãng xe Vinfast lại có những phản ứng chạy chữa như: ‘VinFast hiện muốn chuyển sang mô hình phân phối đại lý nhượng quyền tại Đức và Hà Lan để nâng cao khả năng hỗ trợ khách hàng, mở rộng khả năng phục vụ và định vị công ty để thành công lâu dài tại thị trường châu Âu.

https://saigonnhonews.com/thoi-su/viet-nam/vinfast-dong-cua-thao-chay-o-nhieu-quoc-gia/

Nếu TBT Tô Lâm “thất thế” sau Đại hội 14 tương lai công cuộc cải cách sẽ ra sao? 

Thời gian gần đây, ở Việt Nam đã chứng kiến làn sóng cải cách quy mô lớn, với các chính sách như bỏ cấp huyện, sáp nhập đơn vị hành chính, và tinh gọn bộ máy.Những thay đổi này mang dấu ấn rõ nét của Tổng Bí thư Tô Lâm, người đã tận dụng Bộ Công an để biến bộ này thành trụ cột “xương sống” của hệ thống chính trị trong việc kiểm soát, và điều hành nhà nước. Với việc bỏ Công an cấp huyện, để từ đó, bắt buộc cả hệ thống chính trị phải đi theo Bộ Công an, đã giúp Tô Lâm nắm quyền điều phối trực tiếp, và tạo ra một cơ cấu “siêu quyền lực” trong bộ máy quản lý quốc gia.Theo giới quan sát, các chính sách này không liên quan đến vấn đề cải cách thể chế nhằm đưa đất nước bước sang một “kỷ nguyên mới” như lời rao rảng đầy quyến rũ của ông Tô Lâm với dân chúng.Điều đó chỉ nhằm phục vụ mục tiêu của Tổng Bí thư Tô Lâm và phe cánh Bộ Công An, nhằm củng cố quyền lực, và dọn đường cho việc nhất thể hóa chức danh Tổng Bí thư Kiêm Chủ tịch Nước.Nhưng, khi Đại hội 14 của Đảng đang đến gần, những biến động chính trị trong nội bộ đảng đã bắt đầu “xoay chiều”, và đã đặt Tổng Bí thư Tô Lâm – kiến trúc sư trưởng của các chính sách cải cách đã bị công luận nghi ngờ. Theo giới chuyên gia, việc bỏ cấp huyện đang thay đổi trật tự xã hội tồn tại cả ngàn năm, và để kiến tạo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp (tỉnh, và xã) sẽ có tới hơn 8 ngàn địa danh lịch sử phải lùi vào quá khứ.

https://thoibao.de/blog/2025/05/13/neu-tbt-to-lam-that-the-sau-dai-hoi-14-tuong-lai-cong-cuoc-cai-cach-se-ra-sao

EU lên án thỏa thuận thương mại Mỹ – Anh

Hãng RT đưa tin, các quan chức phụ trách thương mại của các nước thành viên EU đã bày tỏ sự bất bình sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Anh Keir Starmer tuần trước ký kết một thỏa thuận hạn chế, trong đó Washington giữ nguyên mức thuế cơ bản 10% đối với hầu hết hàng xuất khẩu của Anh, đồng thời nới lỏng mức thuế nhập khẩu cao hơn áp lên các mặt hàng như thép, nhôm và ô tô từ xứ sở sương mù. Phát biểu với truyền thông hôm 15/5 trước cuộc họp của các quan chức EU ở Brussels, Bỉ, Bộ trưởng Thương mại Thụy Điển Benjamin Dousa nói: “Nếu thỏa thuận thương mại Anh – Mỹ là những gì châu Âu nhận được, Mỹ có thể phải đối mặt với các biện pháp đối phó từ EU”.Bộ trưởng Thương mại Pháp Laurent Saint-Martin kêu gọi thận trọng và cho rằng EU nên cảnh giác với quan điểm “dừng lại ở mức thuế đối ứng 10% sẽ là điều tốt”.

https://vietnamnet.vn/nhieu-nuoc-eu-khong-hai-long-ve-thoa-thuan-thuong-mai-giua-my-va-anh-2402063.html

Lời tuyên bố mạnh mẽ và rõ ràng nhất của tân Thủ tướng Đức tại Kyiv

“Chúng tôi, các nhà lãnh đạo Pháp, Đức, Ba Lan và Vương quốc Anh, sẽ cùng nhau sát cánh tại Kyiv để đoàn kết với Ukraine trước cuộc xâm lược man rợ và bất hợp pháp đang diễn ra của Nga.Chúng tôi tái khẳng định sự ủng hộ đối với lời kêu gọi đạt được thỏa thuận hòa bình của Tổng thống Trump. Nga được kêu gọi ngừng cản trở những nỗ lực đạt được hòa bình lâu dài.Cùng với Hoa Kỳ, chúng tôi kêu gọi Nga đồng ý ngừng bắn hoàn toàn và vô điều kiện trong 30 ngày để tạo không gian cho các cuộc đàm phán về một nền hòa bình công bằng và lâu dài.Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ các cuộc đàm phán hòa bình nhằm thực hiện lệnh ngừng bắn và chuẩn bị một thỏa thuận hòa bình toàn diện càng sớm càng tốt

https://thoibao.de/blog/2025/05/14/loi-tuyen-bo-manh-me-va-ro-rang-nhat-cua-tan-thu-tuong-duc-tai-kyiv

APEC cảnh báo xuất khẩu đình trệ trong năm 2025 do thuế quan Mỹ

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) hôm 15/5 cảnh báo rằng xuất khẩu từ khu vực chiếm khoảng một nửa thương mại thế giới sẽ tăng trưởng chậm lại đáng kể trong năm nay, và hầu như không tăng trưởng, sau các thông báo về thuế quan của Mỹ, theo hãng thông tấn Reuters.Khối 21 thành viên đã triệu tập một phiên họp thường niên của các đại diện thương mại trước thềm hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo trong năm nay, khi các đặc phái viên thương mại hàng đầu của Mỹ và Trung Quốc gặp nhau bên lề sau các cuộc đàm phán cấp cao hồi đầu tháng ở Geneva nhằm giảm leo thang một cuộc chiến thương mại gay gắt. APEC dự báo xuất khẩu trong khu vực sẽ chỉ tăng 0,4% trong năm nay, so với mức tăng trưởng 5,7% của năm ngoái, trong một báo cáo phân tích được công bố tại cuộc họp bộ trưởng thương mại năm 2025 của tổ chức này ở đảo Jeju, Hàn Quốc.Khối này cũng hạ dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực năm nay xuống 2,6% từ mức 3,3% trước đó.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cy8nxekxve5o

Ukraina: Zelensky trông chờ Trump đến Thổ Nhĩ Kỳ để thuyết phục Putin đàm phán trực tiếp

Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky hôm qua, 13/05/2025, đã thúc giục tổng thống Donald Trump tới Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày mai nhằm thuyết phục tổng thống Nga Vladimir Putin chấp nhận gặp trực tiếp để đàm phán chấm dứt chiến tranh.  Theo hãng tin AFP, mặc dù cáo buộc tổng thống Nga “không muốn” chiến tranh ở Ukraina kết thúc, ông Zelensky cam kết “làm mọi cách” để cuộc họp thượng đỉnh được diễn ra vào ngày mai tại thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ. Vì vậy, theo phát biểu của tổng thống Ukraina tối qua tại Kiev, “nếu tổng thống Hoa Kỳ Trump xác nhận sự tham gia của ông, tôi nghĩ điều đó sẽ tạo thêm động lực để Putin đến“.Vào thứ Hai, trước chuyến công du vùng Vịnh, ông Donald Trump đã kêu gọi hai bên tham chiến đến đàm phán tại Thổ Nhĩ Kỳ, thậm chí còn nói ông đang “cân nhắc” khả năng đến Istanbul để tham gia đàm phán. Hiện giờ, theo lời ông Trump, ngoại trưởng Marco Rubio “sẽ có mặt ở đó“. 

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20250514-ukraina-zelensky-tr%C3%B4ng-ch%E1%BB%9D-trump-%C4%91%E1%BA%BFn-th%E1%BB%95-nh%C4%A9-k%E1%BB%B3-%C4%91%E1%BB%83-thuy%E1%BA%BFt-ph%E1%BB%A5c-putin-%C4%91%C3%A0m-ph%C3%A1n-tr%E1%BB%B1c-ti%E1%BA%BFp

Đàm phán đầu tiên giữa Ukraina và Nga bàn về ngừng bắn và cuộc gặp Zelensky-Putin

Lần đầu tiên kể từ khi Điện Kremlin phát động cuộc chiến tranh xâm lược Ukraina tháng 02/2022, hai phái đoàn Nga và Ukraina hôm nay, 16/05/2025, đã đàm phán trực tiếp tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, qua trung gian của nước chủ nhà. Theo hãng tin AFP, sau cuộc họp, các nhà thương thuyết Ukraina và Nga thông báo họ đã bàn về khả năng thiết lập một lệnh ngưng bắn, tổ chức cuộc gặp giữa tổng thống Nga Vladimir Putin với tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky và trao đổi 1.000 tù binh của mỗi bên.Trước đó, khai mạc cuộc họp, ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan đã kêu gọi hai bên ngừng bắn ở Ukraina “ngay khi có thể được“, bởi vì theo ông, “mỗi một ngày chậm trễ lại có thêm thiệt hại nhân mạng“. Lãnh đạo ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cũng cho rằng cuộc đàm phán hôm nay nhất thiết phải tạo cơ sở cho một cuộc gặp giữa tổng thống Nga Vladimir Putin và tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky.Trước cuộc đàm phán Nga-Ukraina, sáng nay, đại diện của Ukraina, Hoa Kỳ và Thổ Nhĩ Kỳ đã họp ba bên. Sau đó các quan chức của Mỹ cũng đã gặp đại diện của Nga, còn phái đoàn Ukraina gặp các quan chức đặc trách an ninh của châu Âu.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20250516-khai-m%E1%BA%A1c-%C4%91%C3%A0m-ph%C3%A1n-%C4%91%E1%BA%A7u-ti%C3%AAn-gi%E1%BB%AFa-ukraina-v%C3%A0-nga-th%E1%BB%95-nh%C4%A9-k%E1%BB%B3-k%C3%AAu-g%E1%BB%8Di-ng%E1%BB%ABng-b%E1%BA%AFn

Việt Nam và Brazil hợp tác mở rộng thị trường, tránh phụ thuộc vào Mỹ, Trung Quốc

Ngày 07/05/2025, Việt Nam và Mỹ chính thức tiến hành phiên đàm phán đầu tiên về mức thuế 46% do tổng thống Trump áp đặt. Vừa đàm phán với thị trường lớn nhất, Hà Nội vừa khẩn trương tìm cách thúc đẩy xuất khẩu sang 17 thị trường đã ký các hiệp định thương mại tự do, mở rộng thêm đối tác, trong đó có Brazil. Cả hai nước muốn giảm phụ thuộc quá nhiều vào một đối tác : Đối với Brazil là Trung Quốc và với Việt Nam là Mỹ, đồng thời hỗ trợ thâm nhập thị trường khu vực của nhau ASEAN và Mercosur.Việt Nam và Brazil ký Kế hoạch hành động triển khai quan hệ Đối tác chiến lược giai đoạn 2025-2030 sau khi nâng cấp vào tháng 11/2024. Trong chuyến công du Hà Nội ngày 28/03/2025, tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva khẳng định “kế hoạch này sẽ giúp chúng tôi tiến triển trong nhiều lĩnh vực”. Cả hai nước còn nhiều tiềm năng, biên độ phát triển để thúc đẩy hợp tác trong nhiều lĩnh vực, theo giải thích của nhà báo Elcio Ramalho, trưởng ban Brazil của đài RFI :

https://www.rfi.fr/vi/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD-vi%E1%BB%87t-nam/20250512-viet-nam-va-brazil-hop-tac-da-dang-hoa-thuong-mai-tranh-phu-thuoc-vao-trung-quoc-my

Hoa Kỳ và Trung Quốc tạm ngưng cuộc chiến thuế quan trong 90 ngày

BBC đã tiếp cận được bản tuyên bố chung được Mỹ và Trung Quốc công bố sau cuộc họp thương mại giữa hai bên tại thành phố Geneva, Thụy Sĩ. Dưới đây là tóm tắt về thỏa thuận:Thời gian tạm ngừng thuế quan 90 ngày sẽ có hiệu lực từ Thứ Tư 14/5, trong đó Mỹ giảm thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc xuống 30%, từ mức 145%. Trung Quốc sẽ giảm thuế đối với hàng hóa Mỹ xuống 10%, từ mức 125%.Cả hai nước sẽ thiết lập “một cơ chế để tiếp tục các cuộc thảo luận về quan hệ kinh tế và thương mại”, do Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent và Phó Thủ tướng Trung Quốc Hà Lập Phong dẫn đầu.Tuyên bố cho biết thêm các cuộc đàm phán trong tương lai có thể được tổ chức tại Trung Quốc hoặc Hoa Kỳ.Hai bên thừa nhận “tầm quan trọng của mối quan hệ kinh tế và thương mại song phương đối với cả hai nước và nền kinh tế toàn cầu”.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c9vgn79gvpdo

Khả năng xảy ra chiến tranh hạt nhân giữa Ấn Độ và Pakistan đến mức nào?

Trong cuộc xung đột gần đây nhất giữa Ấn Độ và Pakistan, không có tối hậu thư nào đưa ra, cũng không có nút bấm hạt nhân nào được kích hoạt.Tuy nhiên, vòng xoáy của các hành động trả đũa quân sự, những tín hiệu ngầm và nỗ lực trung gian hòa giải quốc tế nhanh chóng đã âm thầm gợi lên hình ảnh một bóng ma nguy hiểm nhất trong khu vực. Cuộc khủng hoảng không leo thang thành chiến tranh hạt nhân, nhưng đó là một lời nhắc nhở về việc căng thẳng tại đây có thể nhanh chóng triệu hồi bóng ma đó như thế nào.Ngay cả các nhà khoa học cũng đã xây dựng mô hình cho thấy mọi chuyện có thể dễ vượt khỏi tầm kiểm soát. Một nghiên cứu năm 2019 của một nhóm nhà khoa học toàn cầu đã mở đầu bằng kịch bản ác mộng: một vụ tấn công khủng bố nhằm vào quốc hội Ấn Độ vào năm 2025 dẫn đến một cuộc tấn công hạt nhân đáp trả của Pakistan.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c0qg07j4nqwo

Hành động bãi bỏ thuế quan vĩ đại của Trump

Hiếm khi có một chính sách kinh tế nào bị bác bỏ một cách mạnh mẽ và nhanh chóng như thuế quan Ngày Giải phóng của Tổng thống Trump—và cũng do chính tay ông Trump thực hiện. Hãy chứng kiến ​​thỏa thuận vào sáng thứ Hai nhằm cắt giảm thuế quan trừng phạt đối với Trung Quốc—lần rút lui lớn thứ hai của ông trong vòng chưa đầy một tuần. Đây là một chiến thắng cho thực tế kinh tế và cho sự thịnh vượng của Mỹ.Hãy coi đó là chiến thắng một phần nào cho thực tế khách quan. Chính quyền Mỹ đã đồng ý bãi bỏ hầu hết mức thuế quan 145% mà ông Trump áp dụng đối với hàng hóa Trung Quốc vào ngày 2 tháng 4 và sau đó. Những gì còn lại là mức thuế cơ sở toàn cầu mới 10% của ông, cộng với mức thuế riêng 20% ​​được cho là có liên quan đến vai trò của Trung Quốc trong hoạt động buôn bán fentanyl, với tổng mức thuế là 30%. Đổi lại, Bắc Kinh sẽ giảm mức thuế trả đũa từ 125% xuống còn 10%. Thỏa thuận có hiệu lực trong 90 ngày, trong khi các cuộc đàm phán vẫn đang tiếp tục.

https://baotiengdan.com/2025/05/13/hanh-dong-bai-bo-thue-quan-vi-dai-cua-trump/

Thương chiến Mỹ-Trung: Tín hiệu hòa hoãn mong manh

Chiến tranh Ukraina, thương chiến Mỹ-Trung và cả cuộc chiến tại Gaza đang có những dấu hiệu hòa dịu. Đó là những diễn biến thời sự quốc tế thu hút sự quan tâm của các báo Pháp ra hôm nay. Về cuộc chiến tranh Ukraina, Le Monde có bài viết tựa đề : « Kiev và Matxcơva thách thức đối thoại trực tiếp ».  Phải chăng các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Nga và Ukraina và hội nghị thượng đỉnh giữa Vladimir Putin và Volodymyr Zelensky đang thành hình ? Le Monde nhận thấy từ lâu nay hai giả thuyết trên vẫn là không được đặt ra và ít có khả năng xảy ra, nhưng giờ đây nó đã được đặt lên bàn, dưới áp lực từ chính quyền Trump.Các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Nga và Ukraina có thể diễn ra tại Thổ Nhĩ Kỳ, theo sáng kiến ​​của Nga. Tổng thống Vladimir Putin là người đã đề xuất các cuộc đàm phán trực tiếp vô điều kiện như vậy. Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết hôm Chủ Nhật, 11/05, ông sẽ « chờ Putin ở Thổ Nhĩ Kỳ » ngày 15 tháng 5, nhưng yêu cầu Nga chấp nhận ngừng bắn trước.Theo Le Monde, dưới áp lực từ Donald Trump và các nhà lãnh đạo phương Tây, Kiev đang cố gắng thể hiện thiện chí ngoại giao của mình.

https://www.rfi.fr/vi/%C4%91i%E1%BB%83m-b%C3%A1o/20250513-th%C6%B0%C6%A1ng-chi%E1%BA%BFn-m%E1%BB%B9-trung-t%C3%ADn-hi%E1%BB%87u-h%C3%B2a-ho%C3%A3n-mong-manh

Biển Đông : Philippines cáo buộc Trung Quốc có hành động nguy hiểm gần bãi cạn Scarborough

Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Philippines và Trung Quốc ở Biển Đông, chính quyền Manila hôm nay, 08/05/2025, đã lên án một hành động nguy hiểm của hải quân Trung Quốc trong lúc diễn ra cuộc tập trận chung giữa Philippines và Hoa Kỳ. Sự việc xảy ra hôm 05/05 ở phía đông nam bãi cạn Scarborough, khu vực mà hai nước đều tuyên bố chủ quyền. Theo thông tin từ phía Manila, được AFP trích dẫn, hai khinh hạm Trung Quốc đã áp sát tàu tuần tra Emilio Jacinto của Philippines. Một trong hai tàu Trung Quốc đã bám sát ở khoảng cách chưa đầy 100 mét, trong khi chiếc còn lại bất ngờ cắt ngang mũi tàu Philippines ở khoảng cách 180 mét. Quân đội Philippines gọi đây là hành động “khiêu khích và đe dọa”, gây nguy cơ va chạm nghiêm trọng.Bắc Kinh đã phản bác cáo buộc nói trên, cho rằng tàu Philippines đã “xâm nhập trái phép” vùng biển thuộc chủ quyền của họ và khẳng định lực lượng hải quân – không quân Trung Quốc đã thực hiện các biện pháp “theo đúng pháp luật” để theo dõi, cảnh báo và buộc tàu Philippines rời đi. Một phát ngôn viên của quân đội Trung Quốc còn cáo buộc Philippines “xuyên tạc sự thật”“thao túng dư luận quốc tế”.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20250508-bi%E1%BB%83n-%C4%91%C3%B4ng-philippines-c%C3%A1o-bu%E1%BB%99c-trung-qu%E1%BB%91c-c%C3%B3-h%C3%A0nh-%C4%91%E1%BB%99ng-nguy-hi%E1%BB%83m-%E1%BB%9F-g%E1%BA%A7n-b%C3%A3i-c%E1%BA%A1n-scarborough

Ông Zelensky thách ông Putin gặp mặt, tổng thống Nga đang suy tính gì?

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố ông sẵn sàng gặp mặt trực tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Istanbul vào thứ Năm ngày 15/5 để đàm phán về chấm dứt chiến tranh.Bài đăng của ông trên mạng xã hội X xuất hiện ngay sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump yêu cầu Ukraine đồng ý lời đề nghị của Tổng thống Nga Putin về đàm phán trực tiếp giữa hai nước tại Thổ Nhĩ Kỳ.”Việc kéo dài các vụ giết chóc là vô nghĩa. Và tôi sẽ đợi Putin ở Thổ Nhĩ Kỳ vào thứ Năm. Trực tiếp,” ông Zelensky viết.Trước đó, ông từng nói Ukraine sẵn sàng đàm phán với Nga nhưng chỉ sau khi lệnh ngừng bắn được thiết lập.Các cường quốc phương Tây kêu gọi lệnh ngừng bắn 30 ngày bắt đầu từ ngày 12/5, sau khi các nhà lãnh đạo châu Âu dẫn đầu “liên minh những người sẵn lòng” gặp nhau tại Kyiv vào thứ hôm 10/5.Lời đề nghị đàm phán trực tiếp của ông Putin diễn ra sau lời kêu gọi đó.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cwyn9nlxw1wo

Chiến tranh Ukraina : Kiev đồng ý đàm phán với Matxcơva nếu Nga chấp nhận ngưng bắn

Tổng thống Volodymyr Zelensky hôm qua, 11/05/2025, cho biết Ukraina sẵn sàng đàm phán với Nga tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 15/05 với điều kiện Matxcơva phải tuân thủ lệnh ngưng bắn 30 ngày, bắt đầu từ hôm nay. Theo lãnh đạo Ukraina, được AFP trích dẫn, toàn thế giới từ rất lâu đã ngóng chờ một lệnh ngưng bắn và đó là bước đầu tiên không thể thiếu để chấm dứt chiến tranh. Ông Zelensky chia sẻ trên mạng xã hội : “Không có lý do gì để tiếp tục giết chóc thêm một ngày nào nữa. Chúng tôi mong Nga chấp nhận một lệnh ngưng bắn toàn diện, bền vững và đáng tin cậy, và Ukraina sẽ sẵn sàng đàm phán hôm 15/05.” Chánh văn phòng tổng thống Ukraina, ông Andriy Yermak, cũng khẳng định Kiev chỉ đồng ý đàm phán nếu điện Kremlin chấp nhận lệnh ngưng bắn từ ngày 12/05.Trước đó, chính tổng thống Nga Vladimir Putin đã đề xuất tổ chức đàm phán vào ngày 15/05 tại Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng ông không đưa ra bất kỳ cam kết nào về lệnh ngưng bắn 30 ngày mà Ukraina và các nước châu Âu yêu cầu. Được sự ủng hộ của tổng thống Mỹ Donald Trump, các nhà lãnh đạo Pháp, Anh Quốc, Đức và Ba Lan hôm 10/05, đã đến Kiev để gây áp lực với Nga, buộc Matxcơva chấp nhận ngưng bắn vô điều kiện.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20250512-chi%E1%BA%BFn-tranh-ukraina-kiev-%C4%91%E1%BB%93ng-%C3%BD-%C4%91%C3%A0m-ph%C3%A1n-v%E1%BB%9Bi-matxc%C6%A1va-n%E1%BA%BFu-nga-ch%E1%BA%A5p-nh%E1%BA%ADn-ng%C6%B0ng-b%E1%BA%AFn

Việt Nam – Belarus thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Belarus Lukashenko và ký tuyên bố chung về thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam – Belarus.Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Belarus Aleksandr Lukashenko hôm nay ký Tuyên bố chung về thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam – Belarus tại thủ đô Minsk. Hai lãnh đạo cũng chứng kiến lễ trao các văn kiện hợp tác trên các lĩnh vực hợp tác quốc phòng, khoa học – công nghệ, tư pháp, y tế, văn hóa, phát thanh và giao lưu nhân dân.Trong cuộc hội đàm trước đó, Tổng thống Lukashenko đánh giá cao những thành tựu trong phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam thời gian qua và khẳng định Việt Nam là người bạn lớn của Belarus, cũng như đối tác quan trọng ở khu vực Đông Nam Á, theo Bộ Ngoại giao.

https://vnexpress.net/viet-nam-belarus-thiet-lap-quan-he-doi-tac-chien-luoc-4885040.html

Chính quyền Trump điều tra Harvard

Cuộc điều tra do Ủy ban Cơ hội Việc làm Bình đẳng Mỹ (EEOC) dẫn đầu, nhằm xác định liệu Đại học Harvard có thiên vị trong việc tuyển dụng và thăng tiến nhân sự đối với người da trắng, người châu Á, nam giới hoặc người dị tính hay không, tờ Wall Street Journal (WSJ) đưa tin.Quyền chủ tịch EEOC Andrea Lucas dẫn số liệu từng được đăng tải trên trang web của Harvard cho thấy, trong vòng 10 năm qua, tỷ lệ giảng viên chính thức là nam da trắng tại trường đã giảm từ 64% xuống 56%, trong khi tỷ lệ giảng viên đang xét duyệt chính thức giảm từ 46% xuống 32%. Bà Lucas cho rằng những số liệu nói trên phản ánh “một mô hình hoặc thực trạng phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc và giới tính”.

https://znews.vn/chinh-quyen-trump-dieu-tra-harvard-post1552984.html

Khoảnh khắc Quốc vương Qatar đích thân chào đón ông Trump tại sân bay

Theo thông tin từ trang Al Jazeera và video do Sky News cung cấp, chuyên cơ Không lực Một chở Tổng thống Mỹ Donald Trump chiều 14/5 đã hạ cánh xuống một sân bay ở thủ đô Doha, Qatar. Ngay khi ông Trump rời khỏi máy bay, Quốc vương Qatar Sheikh Tamim bin Hamad Al Thani đã chờ sẵn trên thảm đỏ để chào đón nhà lãnh đạo Mỹ.Tổng thống Trump sau đó cùng Quốc vương Qatar bước trên thảm đỏ dưới sự bảo vệ của các nhân viên mật vụ Mỹ và Qatar, đồng thời trao đổi với nhau trước khi ông ngồi lên chiếc xe “Quái thú” để rời sân bay. rang Al Jazeera cho biết, lễ đón tiếp ông Trump sẽ được chính quyền Qatar tổ chức tại Cung điện Amiri Diwan. Sau đó, cuộc họp song phương giữa Quốc vương Qatar và Tổng thống Mỹ dự kiến sẽ diễn ra tại đây.Cũng theo trang tin này, nhiều quan chức và người đứng đầu các doanh nghiệp Mỹ cũng tháp tùng ông Trump tới Qatar lần này. Điều này cho thấy vấn đề “thúc đẩy thương mại” sẽ tiếp tục là một trong những trọng tâm của ông Trump trong chuyến công du.

https://vietnamnet.vn/khoanh-khac-quoc-vuong-qatar-dich-than-chao-don-ong-trump-tai-san-bay-2401165.html

Arab Saudi dùng loạt nghi thức đặc biệt đón ông Trump

Arab Saudi đón ông Trump tới thăm bằng loạt nghi thức đặc biệt, khi Tổng thống Mỹ chọn Riyadh là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du đầu nhiệm kỳ hai.Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 13/5 bắt đầu chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi trở lại Nhà Trắng đến ba quốc gia Trung Đông. Tương tự nhiệm kỳ đầu năm 2017, ông Trump tiếp tục chọn Arab Saudi là điểm dừng chân đầu tiên, cho thấy Riyadh giữ vai trò quan trọng trong chiến lược đối ngoại của Mỹ.Washington cũng là đồng minh lớn của Riyadh. Các nhà bình luận có liên hệ với hoàng gia Arab Saudi mô tả chuyến thăm là sự kiện quan trọng nhất kể từ năm 1945, khi Vua Abdulaziz gặp tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt và thiết lập nền tảng cho quan hệ song phương.

https://vnexpress.net/arab-saudi-dung-loat-nghi-thuc-dac-biet-don-ong-trump-4885608.html

Mỹ có thể tốn hơn 500 tỷ USD để xây lá chắn Vòm Vàng

Tư lệnh Lực lượng Vũ trụ Mỹ nói chi phí xây Vòm Vàng có thể vượt mức ước tính 542 tỷ USD, cho rằng con số này “không quá cao”.Tại hội nghị an ninh diễn ra ở Mỹ hôm 15/5, tư lệnh Lực lượng Vũ trụ Bradley Saltzman được hỏi rằng ông có nghĩ con số 542 tỷ USD để xây dựng lá chắn Vòm Vàng là quá cao hay không. “Tôi đã ở trong ngành hơn 34 năm và chưa từng thấy ước tính ban đầu nào là quá cao cả. Linh cảm mách bảo tôi rằng sẽ cần thêm các khoản ngân sách bổ sung”, ông đáp lời.Tướng Saltzman thừa nhận dự án Vòm Vàng đang trong giai đoạn sơ khai và mới khởi động quá trình lập kế hoạch. “Đó không phải thứ mua sẵn mà là chương trình gồm rất nhiều hệ thống nhỏ”, ông nói.Tư lệnh Lực lượng Vũ trụ cho biết quân đội sẽ lựa chọn hệ thống phù hợp để đưa vào chương trình, dựa trên những yếu tố như mức độ quan trọng, chi phí và công nghệ. Sau khi hoàn thành, kế hoạch sơ bộ sẽ được trình lên Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth để chuyển cho Nhà Trắng.

https://vnexpress.net/my-co-the-ton-hon-500-ty-usd-de-xay-la-chan-vom-vang-4887135.html