Mục lục
Thủ Tướng Phạm Minh Chính chờ cơ hội rửa hận?
Chính trường Việt Nam vẫn trong bầu không khí căng thẳng trước Đại hội Đảng XIV. Sau thất bại cuộc đua vương quyền với Tổng Bí Thư Tô Lâm, mới đây Thủ Tướng Phạm Minh Chính đã động thái hết sức bất thường, ký đồng loạt 11 quyết định bổ nhiệm nhân sự cấp cao ở Bộ Quốc Phòng.Phải chăng đây là chiến lược tái lập lại lực lượng, ông Chính đang mưu tính cho cuộc phản công quy mô chính trị về sau?Hôm 20 tháng Năm, 2025, truyền thông nhà nước Việt Nam đồng loạt thông tin việc Thủ Tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính bất ngờ liên tiếp ký 11 quyết định (từ Quyết định số 958/QĐ-TTg đến Quyết định số 968/QĐ-TTg) bổ nhiệm nhân sự cấp cao trong Bộ Quốc Phòng. Cụ thể: Quân Khu 1-Đại tá Dương Văn Quang: Phó Chủ Nhiệm Chính Trị Quân Khu 1, giữ chức Phó Chính ủy Quân Khu 1.-Đại tá Trần Xuân Mạnh: Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Lạng Sơn, giữ chức Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân Khu 1.-Đại tá Đàm Minh Tuân: Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Cao Bằng, giữ chức Phó Tư lệnh Quân Khu 1.Quân Khu 3-Đại tá Tô Thành Quyết: Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hưng Yên, giữ chức Phó Tư lệnh Quân Khu 3. Quân Khu 4-Thiếu tướng Đoàn Xuân Bường: Phó Chính ủy Quân Khu 4, giữ chức Chính ủy Quân Khu 4.-Đại tá Lê Văn Trung: Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thanh Hóa, giữ chức Phó Chính ủy Quân Khu 4.Quân 5-Đại tá Lương Đình Chung: Phó Chính ủy Quân Khu 5, giữ chức Chính ủy Quân Khu 5.-Đại tá Trần Minh Trọng: Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đắk Lắk, giữ chức Phó Chính ủy Quân Khu 5.Quân Khu 7-Thiếu tướng Trần Chí Tâm: Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân Khu 7, giữ chức Phó Chính ủy Quân Khu 7. -Đại tá Trần Ngọc Minh: Phó Tham mưu trưởng Quân Khu 7, giữ chức Phó Tư lệnh Quân Khu 7.Quân chủng Hải quân -Chuẩn Đô đốc Lê Bá Quân: Tư lệnh Vùng 2 Hải quân, giữ chức Phó Tư lệnh Quân chủng Hải quân.
https://saigonnhonews.com/thoi-su/viet-nam/thu-tuong-pham-minh-chinh-cho-co-hoi-rua-han/
Việt Nam – Hoa Kỳ tiến gần hơn tới Hiệp định thương mại đối ứng
Vòng đàm phán thứ hai Hiệp định Thương mại đối ứng Việt Nam – Hoa Kỳ diễn ra từ ngày 19–22/5/2025 tại Washington D.C đã kết thúc và đạt nhiều bước tiến quan trọng về nội dung và định hướng. Hai bên thể hiện rõ quyết tâm xây dựng một khuôn khổ hợp tác thương mại song phương công bằng, thực chất và dài hạn.Đoàn đàm phán của Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Nguyễn Hồng Diên dẫn đầu với sự tham gia của các thành viên Đoàn đàm phán và đại diện của các Bộ, ngành gồm: Công an, Ngoại giao, Tài chính, Xây dựng, Nội vụ, Nông nghiệp và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Tư pháp và Ngân hàng Nhà nước, đã tiến hành trao đổi trực tiếp với đoàn đàm phán Hoa Kỳ do Đại sứ – Trưởng đại diện Thương mại Jamieson Greer làm trưởng đoàn.Trong ba ngày làm việc, hai bên đã đi sâu vào toàn bộ nội dung đã được nêu ra từ vòng đàm phán đầu tiên, từ tiếp cận thị trường hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, đến các vấn đề về minh bạch, trợ cấp, môi trường và chuyển giao công nghệ.Kết quả, một số nhóm vấn đề đã đạt được đồng thuận cơ bản, đặc biệt là ở các lĩnh vực như: Mở cửa thị trường cho nông sản và hàng công nghiệp chế biến; Hài hòa tiêu chuẩn kỹ thuật và quy định môi trường; Cơ chế giải quyết tranh chấp và thực thi cam kết; Cam kết bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và thúc đẩy chuyển giao công nghệ.Hai bên cũng nhất trí về khung thời gian và cách thức xử lý các nội dung
https://vneconomy.vn/viet-nam-hoa-ky-tien-gan-hon-toi-hiep-dinh-thuong-mai-doi-ung.htm
Việt – Mỹ khởi động vòng đàm phán thương mại thứ hai
Từ ngày 19 đến 22/05/2025, Việt Nam và Mỹ tiến hành vòng đàm phán thương mại thứ hai tại Washington về thuế đối ứng 46% sau khi tổng thống Donald Trump hoãn thời hạn áp dụng và đánh mức thuế chung 10%.Ngày 20/05, bộ Công Thương Việt Nam cho biết « hai nước đã thảo luận về cách tiếp cận chung để giải quyết các vấn đề cơ bản mà cả hai bên cùng quan tâm và thúc đẩy quá trình đàm phán ».Trong ngày đàm phán đầu tiên 19/05, hai nước « cũng thảo luận về các chính sách hiện tại làm cơ sở để tiến hành các bước tiếp theo ». Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên dẫn đầu đoàn đàm phán Việt Nam, gồm đại diện nhiều ngành nghề như xây dựng, nông nghiệp và công nghệ, cũng như các quan chức từ ngân hàng trung ương và bộ Tài Chính.Để thể hiện thiện chí giảm thặng dư thương mại với Washington lên đến 123 tỷ đô la trong năm 2024, Hà Nội thông báo mua nhiều máy bay Boeing.Một biên bản ghi nhớ về năng lượng hạt nhân dân sự với công ty điện Westinghouse Electric của Mỹ cũng đã được ký trong vòng đàm phán thứ hai, theo thông báo của Hà Nội ngày 20/05 trong bối cảnh Việt Nam khởi động lại các kế hoạch phát triển các nhà máy điện hạt nhân từ năm 2024.Trong một tuyên bố riêng, bộ Tài Chính Việt Nam cho biết tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Việt Nam PetroVietnam có kế hoạch mua thêm dầu thô từ tập đoàn Mỹ Exxon Mobil.Trong khi đó, các tập đoàn cao su và hàng hải Việt Nam đều tìm cách thành lập các cơ sở tại Mỹ.Việt Nam đang chịu mức thuế chung 10% cho đến tháng 07. Nếu bị chính phủ Mỹ áp dụng, mức thuế đối ứng 46% có thể sẽ làm gián đoạn tăng trưởng của Việt Nam do phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu sang thị trường lớn nhất là Mỹ.
https://boxitvn.blogspot.com/2025/05/viet-my-khoi-ong-vong-am-phan-thuong.html
Mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ có thể thay đổi không quân Việt Nam như thế nào?
Việt Nam vốn có truyền thống sử dụng vũ khí và khí tài của Nga. Việc mua một số chiến đấu cơ phương Tây như F-16, nếu có, sẽ có ý nghĩa như thế nào?Giữa tháng 4/2025, trang tin quốc phòng 19FortyFive đưa tin rằng Việt Nam và Mỹ đang chuẩn bị hoàn tất thỏa thuận mua bán máy bay chiến đấu F-16, sau “một thời gian dài đàm phán và thương lượng giữa hai chính phủ”.Bài viết, dựa trên nhiều nguồn tin, bao gồm “một cựu quan chức chính phủ Hoa Kỳ nắm vấn đề về các cuộc đàm phán” và “nhiều đại diện của ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ”, nêu rằng thỏa thuận bao gồm “ít nhất 24 chiến đấu cơ”.Cho đến nay, Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Mỹ (DSCA), cơ quan chịu trách nhiệm xác nhận sự chấp thuận của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đối với các giao dịch bán hoặc chuyển giao vũ khí lớn, vẫn chưa công bố bất kỳ thông tin nào về bài viết trên. Trong khi đó, Chính phủ Việt Nam cũng không có bình luận nào về tin tức này.BBC trao đổi với các chuyên gia về khả năng Việt Nam mua 24 chiếc F-16, cũng như việc tích hợp máy bay chiến đấu do Mỹ sản xuất vào lực lượng vũ trang vốn dựa nhiều vào công nghệ của Nga sẽ gặp những thách thức gì. Mỗi chiếc chiến đấu cơ F-16 có giá khoảng 30-35 triệu USD tùy biến thể.”Con số 24 chiếc là một con số lớn đối với một quốc gia như Việt Nam, nhưng bạn cũng muốn có đủ số lượng để đơn giá trên mỗi chiếc được giảm xuống,” Raymond Powell, Tùy viên Không quân Hoa Kỳ tại Việt Nam từ năm 2013-2016, nói với BBC News Tiếng Việt.”Ví dụ, nếu bạn chỉ mua một chiếc F-16, điều mà không ai làm cả, thì chi phí duy trì và vận hành chỉ riêng một chiếc F-16 đó sẽ vô cùng cao. Nhưng nếu bạn có nhiều chiếc F-16, bạn có thể phân bổ chi phí đó, và số tiền cần chi ra để duy trì toàn bộ đội máy bay – bao gồm bảo dưỡng, nhiên liệu và các chi phí khác – sẽ trở nên hợp lý hơn khi được trải đều trên số lượng lớn hơn,” ông phân tích.Vì vậy, theo ông Powell, người hiện là Giám đốc Dự án SeaLight thuộc Trung tâm Gordian Knot về sáng kiến an ninh quốc gia thuộc Đại học Stanford, Mỹ, cho rằng con số 24 chiếc là điều hợp lí.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cwy33l5z5rjo
Ông Macron đến Hà Nội: Bù đắp lỡ hẹn với lịch sử hay bình minh của trật tự đa cực mới?
Khi Tổng thống Emmanuel Macron bắt đầu chuyến công du chiến lược tại Đông Nam Á – với ba điểm dừng quan trọng là Việt Nam, Indonesia và Singapore từ ngày 23 đến 30 tháng 5/2025 – nước Pháp đang phát đi những tín hiệu vượt xa ý nghĩa biểu tượng thông thường.Chuyến thăm này đánh dấu thời khắc quan trọng đối với cả Pháp lẫn Việt Nam, xiển dương “Năm Đổi mới Pháp – Việt 2025” được khởi động tại Hà Nội cách đây một tháng, bởi Bộ trưởng phụ trách Ngoại thương Laurent Saint-Martin. Dẫu rằng, Pháp đang phải đối mặt với thâm hụt thương mại kéo dài và đang nỗ lực biến Hiệp định Bảo hộ Đầu tư EU – Việt Nam (EVIPA) trở thành động năng mới cho sự phát triển của các doanh nghiệp liên quan.Bối cảnh toàn cầu của chuyến công du càng nổi bật giữa xu thế phân mảnh địa chính trị. “Pax Americana” bộc lộ dấu hiệu mệt mỏi, trong khi tham vọng trật tự thứ bậc đàn anh của Trung Quốc – mà giới học giả gọi là “Pax Sinica” – vẫn còn bị thách thức trên khắp thế giới. Giữa các chuyển dịch kiến tạo này, một cơ hội hiếm hoi đang xuất hiện: liệu các cường quốc tầm trung và các quốc gia hậu thuộc địa – bao gồm cả Pháp – có thể góp phần định hình một trật tự đa cực dựa trên chủ quyền, phẩm giá và hợp tác?Nhưng vì sao Pháp – quốc gia từng giữ vai trò thực dân tại Đông Dương – nay lại muốn làm sâu sắc quan hệ song phương với Việt Nam? Một số nguyên nhân sâu xa và cập nhật mang tính toàn cầu có thể làm sáng tỏ:– Sau chiến tranh Ukraine, Pháp mất dần ảnh hưởng chiến lược trong nội khối EU khi Đức giữ vai trò dẫn dắt kinh tế, Ba Lan nổi lên như một trụ cột an ninh vùng Đông Âu, còn Ý ngày càng gần gũi với Mỹ và NATO. Điều này buộc Paris phải tái định hình không gian ảnh hưởng chiến lược ở ngoài châu Âu.
https://boxitvn.blogspot.com/2025/05/ong-macron-en-ha-noi-bu-ap-lo-hen-voi.html
Luật biểu tình
Mấy hôm nay Cảnh sát khu vực (CSKV) nhắc nhở góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 2013. Tôi biết đó chỉ là một trong hàng ngàn tấn tuồng đã và đang diễn ra. Đến như góp ý của cụ Võ Nguyên Giáp về Bauxite Tây Nguyên mà còn chẳng được nghe nữa là dân đen, lại còn bất đồng chính kiến như tôi. Nhưng tôi vẫn cứ đưa ý kiến. Đó là: Đề nghị xây dựng và thông qua LUẬT BIỂU TÌNH.– Hiến pháp năm 1946 và sau đó là 2013 quy định rõ, người dân có quyền tự do ngôn luận, trong đó có biểu tình. Nhưng nhà nước vẫn nợ dân cái luật biểu tình suốt mấy chục năm qua, khiến quyền tự do căn bản của người dân bị cấm đoán.– Biểu tình (ủng hộ hoặc phản đối) không những có lợi cho nhân dân mà còn cho cả chính quyền nếu chính quyền đó thực sự vì dân. Biểu tình giúp người dân được thể hiện ý chí, nguyện vọng của mình, phản ứng kịp thời trước những chính sách hợp lý hoặc bất hợp lý của nhà nước.Đại biểu quốc hội là đại diện cho nhân dân, nhưng hầu hết lại là đảng viên, và được Mặt trận Tổ quốc giới thiệu ứng cử. Ở nước ta, đảng lãnh đạo toàn diện, trong đó có Quốc hội và Mặt trận Tổ quốc. Từ đó có thể thấy rằng Quốc hội không đại diện cho nhân dân.Vậy thì người dân chỉ còn có thể thể hiện ý kiến của mình bằng con đường biểu tình. Nhưng những người tham gia biểu tình ôn hoà luôn bị quy kết là phản động, là gây rối trật tự công cộng, bị đánh đập, thậm chí bị bỏ tù. Biểu tình cũng là một kênh ngoại giao nhân dân nếu vấn đề đó là nhạy cảm mà nhà nước không muốn thể hiện.Biểu tình giúp người dân “xả stress”, khi họ đang bức xúc về một vấn đề nào đó, điều đó có lợi cho cả nhà nước chứ không chỉ riêng người dân.
https://baotiengdan.com/2025/05/24/luat-bieu-tinh-2/
Nhà xuất khẩu Trung Quốc: ‘Áp lực không đến từ Mỹ, mà từ Việt Nam’
“Tôi khá vui khi thấy Trump giơ tấm bảng thuế quan”, ông Bành, một doanh nhân ở khu vực đồng bằng sông Dương Tử của Trung Quốc – bất ngờ chia sẻ. Ông đang nhắc đến sự kiện diễn ra tại Vườn Hồng của Nhà Trắng vào ngày 2/4, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra một tấm bảng và không ngừng nói về chính sách áp thuế đối ứng với hơn 100 quốc gia trên toàn cầu.Tấm bảng này dẫu mỏng, nhưng lại có tác động như một “quả bom tấn” đối với hệ thống thương mại toàn cầu. Tác động dễ thấy là cú sốc lớn trên thị trường tài chính, nhưng điều khó thấy hơn là các đơn hàng bị huỷ và nhiều nhà máy bị đóng cửa.Trong tháng tiếp theo, chính quyền Trump đã nhiều lần đảo ngược chính sách – tạm thời đình chỉ áp thuế đối với nhiều quốc gia, nhưng lại nhanh chóng leo thang đối với Trung Quốc rồi đột nhiên hạ nhiệt sau các cuộc đàm phán giữa Trung Quốc, Mỹ tại Thụy Sĩ.Theo đó, tâm trạng của các thương nhân, bao gồm cả ông Bành, cũng biến động theo các tiêu tề tin tức quốc tế này.BBC News Tiếng Trung đã thực hiện một cuộc phỏng vấn chuyên sâu với ông Bành, và “những chia sẻ đáng kinh ngạc” của ông đã tiết lộ thêm nhiều chi tiết về thương mại Mỹ-Trung.Sâu xa hơn, một số chuyên gia tin rằng những chia sẻ này có thể cung cấp manh mối về hướng đàm phán giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cg5vzz4z4plo
Toàn cảnh vụ Vingroup muốn làm đường sắt cao tốc Bắc-Nam
Việc tập đoàn Vingroup của tỉ phú Phạm Nhật Vượng muốn làm chủ đầu tư của dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam đang thu hút sự chú ý của dư luận. RFA tổng hợp những thông tin đáng chú ý xung quanh sự kiện này. Tham vọng xây dựng một tuyến đường sắt cao tốc theo tuyến bắc nam đã dược thai nghén từ thời Thủ tướng Phan Văn Khải thông qua Quyết định số 06/2002/QĐ-TTG, nhằm đặt ra một kế hoạch tổng thể đối với lĩnh vực đường sắt. Tháng 8 năm 2008, Bộ Chính trị công bố Kết luận số 27-KL/TW về chiến lược phát triển giao thông vận tải (GTVT) đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050.Dưới thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Việt Nam thậm chí đã ký văn bản ghi nhớ với Nhật Bản để vay 35 tỉ USD cho mục đích xây dựng đường sắt cao tốc, nhưng cuối cùng dự án không được thực hiện vì bị Quốc hội phủ quyết vào năm 2010. Đến giai đoạn ông Nguyễn Xuân Phúc giữ chức Thủ tướng Chính phủ, dự án đường sắt cao tốc bắc nam vẫn được tiếp tục thai nghén. Ông Phúc đã yêu cầu thực hiện nghiên cứu tiền khả thi đối với dự án này, và đến đầu năm 2019 báo cáo được trình lên chính phủ, tuy nhiên báo cáo này sau đó bị bên thẩm tra yêu cầu chỉnh sửa lại. Sau khi dịch Covid-19 đi qua, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 49-KL/TW vào tháng 2 năm 2023. Kết luận này đặt mục tiêu hoàn thành phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam trong năm 2025, khởi công các đoạn ưu tiên từ năm 2026, và hoàn thành toàn tuyến trước năm 2045.
https://www.rfa.org/vietnamese/trong-nuoc/2025/05/20/vin-vinspeed-duong-sat-cao-toc-pham-van-vuong/
Tội ác chiến tranh và tấm hình “Em bé Napalm”
Chuyện ai là tác giả tấm hình “Em bé Napalm” um sùm nhiều tuần qua trên mạng Facebook tiếng Việt lẫn báo chí nước ngoài, đặc biệt trên BBC News Tiếng Việt. Tấm hình này được cho là chụp từ năm 1972, tại Trảng Bàng, Tây Ninh. Tấm hình “Em bé Napalm” nổi tiếng từ hơn nửa thế kỷ. Không phải vì tác giả ông X hay ông Y “nổi tiếng”, kiểu Picasso. Nó nổi tiếng chỉ vì bối cảnh trong tấm hình: Một bằng chứng tố cáo “tội ác chiến tranh” của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam.Trong nghề nghiệp, người Tây phương thường có cái gọi là “đạo đức nghề nghiệp”. Chuyện “đạo văn” hay “chôm ý tưởng” trong thế giới người Việt không mấy ai quan tâm. Cho tới những “bậc” trưởng thượng nhứt, kiểu ông Hồ, ông Trọng, hay bây giờ là ông Tô Lâm… tất cả những người này đều có (ít nhứt) một lần “chôm” ý tưởng, hay “đạo văn” của người khác. Ông Hồ với tập “Ngục trung nhật ký”. Ông Trọng với tập “Quản lý nhà nước” của Tập Cận Bình. Ông Tô Lâm với Nghị quyết 68 về kinh tế tư nhân, đi sau Trung Quốc vài tháng.Còn trong giới văn chương, hàn lâm… chuyện đạo văn phổ cập như chuyện “xe cán chó”. Ai cũng có thể “chôm” tác phẩm của người khác. Ai cũng có thể “bưng nguyên con” ý tưởng của người khác “dán” vào tác phẩm của mình. Nhưng đối với Tây phương thì chuyện “đạo văn”, chôm ý tưởng của người khác là chuyện quan trọng. Ở tù như chơi. Không ở tù thì thân bại danh liệt. Sẽ không còn ai tin tưởng vào một người ăn cắp hết cả. Đạo văn hay đạo ý tưởng đều là hành vi ăn cắp. Chữ “đạo” trong “đạo văn” có nghĩa là “ăn cắp”.Vì vậy, hết sức ngạc nhiên khi dư luận người Việt, đặc biệt trong nước, lại quan tâm đến chuyện ai là tác giả tấm hình “Em bé Napalm”?
https://baotiengdan.com/2025/05/21/toi-ac-chien-tranh-va-tam-hinh-em-be-napalm/
Quốc hội dưới sự lãnh đạo của Đảng: Nỗ lực ‘chuyên trách’ đầy cam go
Số lượng đại biểu chuyên trách là một vấn đề thường xuyên được nhắc tới trong những thảo luận liên quan tới Quốc hội. Nhưng liệu việc gia tăng tỷ lệ đại biểu chuyên trách có phải là giải pháp? Đại biểu Quốc hội Trần Văn Khải, đoàn Hà Nam, hôm 12/5 đã đề nghị quy định rõ tỷ lệ tối thiểu đại biểu chuyên trách ngay từ vòng ứng cử, chẳng hạn có ít nhất 40% tổng số đại biểu Quốc hội.Vào tháng 6/2020, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội, trong đó có quy định tỷ lệ đại biểu Quốc hội chuyên trách ít nhất phải là 40%, so với quy định cũ là 35%.Tuy nhiên, tỷ lệ đại biểu Quốc hội chuyên trách khóa 15 (2021-2026) chỉ đạt 38,6%.Từ đó tới nay đã gần 5 năm, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 vẫn chưa có cơ chế bảo đảm thực thi tỷ lệ theo quy định trên.Liên quan tới tỷ lệ đại biểu chuyên trách, đã có những đại biểu Quốc hội đề xuất tăng lên mức “ít nhất 50%” vào đầu tháng Tư. Một trong số đó là ông Thạch Phước Bình, phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh.Ông Bình đề nghị bổ sung một điều mới quy định rõ tỉ lệ tối thiểu đại biểu chuyên trách ngay trong danh sách ứng cử, đảm bảo không dưới 50% tổng số đại biểu.Trong một phát biểu trước Quốc hội vào ngày 16/4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu rằng số lượng đại biểu Quốc hội khóa 16 dự kiến là 500 đại biểu, trong đó ít nhất 40% đại biểu Quốc hội chuyên trách.Dường như đề xuất tăng mức tối thiểu lên 50% đã không nhận được sự đồng thuận
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c201n4v8lneo
Ông Lê Tùng Vân nhận thêm 3 năm tù trong vụ án Tịnh thất Bồng Lai
Theo đó, phiên tòa xét xử kín nhằm bảo vệ người dưới 18 tuổi và giữ bí mật đời tư theo quy định pháp luật. Do tuổi cao, sức khỏe yếu, bị cáo Lê Tùng Vân được xét xử vắng mặt. Theo cáo trạng, từ năm 1973 đến 1988, Lê Tùng Vân cùng bà Cao Thị Cúc và bà L.T.V. (đã mất) sinh sống tại TP.HCM, sau đó chuyển về huyện Bình Chánh.Trong thời gian này, ông Vân có 6 người con với bà L.T.V., bao gồm L.T.K.D. (sinh năm 1993), và 2 người con với bà Cúc, bao gồm L.T.H.T. (sinh năm 1993). Mặc dù biết rõ K.D. và H.T. là con ruột, ông vẫn quan hệ với họ và có 3 người con vào năm 2014 và 2015.Để che giấu hành vi, cuối năm 2020, Lê Tùng Vân cùng ba người con trai và bà Cúc đã lập hợp đồng mua bán tinh trùng giả mạo, ghi ngày tháng trùng với thời điểm sinh của các cháu nhỏ.Tuy nhiên, kết quả điều tra cho thấy các con gái của ông không thực hiện thụ tinh nhân tạo tại bất kỳ cơ sở y tế nào.Kết quả giám định xác nhận quan hệ cha – con giữa Lê Tùng Vân và hai người con gái ruột cùng ba đứa trẻ sinh năm 2014-2015.Cơ quan điều tra xác định chưa đủ căn cứ để xử lý hình sự hai người con gái, bà Cúc và ba người con trai liên quan đến hợp đồng giả, do chưa chứng minh được vai trò đồng phạm trong vụ án.Trước đó, tháng 7/2022, bị cáo Lê Tùng Vân từng bị tuyên phạt 5 năm tù về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong vụ án xảy ra tại Tịnh thất Bồng Lai (sau đổi tên là Thiền am bên bờ vũ trụ), gây xôn xao dư luận.Tổng hợp hai vụ án, bị cáo Lê Tùng Vân phải chịu tổng cộng 8 năm tù.
Việt Nam và Hoa kỳ đã “hòa giải” tới đâu rồi?
Theo tôi, cuộc ăn mừng đình đám ngày 30 tháng 4 vừa qua đã khẳng định rằng Việt Nam “sòng phẳng thôi, mẹ nó, sợ gì”. Hòa giải giữa hai quốc gia thù địch vẫn là cái cách hòa giải “theo quan điểm” của CSVN. Tức là sau 50 năm, Hoa Kỳ vẫn là “đế quốc xâm lược” và VNCH là “ngụy”, là “tay sai”. Bất chấp những sự thật lịch sử đã được các bên bạch hóa. Đặc biệt các tài liệu được bạch hóa từ phía Trung Quốc mà lần đầu tiên Việt Nam phải nhìn nhận trước dư luận người Việt. Quân Trung quốc lần đầu tiên tham dự cuộc diễu binh “hoành tráng” mừng ngày chiến thắng “đế quốc Mỹ”. Bởi vì cái bánh “chiến thắng 30-4” có phần đóng góp quan trọng của quân Trung cộng.Quân Trung cộng với quân số 311.000 người, tức khoảng 30 sư đoàn, có mặt trên chiến trường Việt Nam từ năm 1964 đến năm 1969. Đạo quân này đã chạm súng 1659 trận, với tổn thất 771 người chết và bị thương 1.675 người. Dĩ nhiên là đụng trận với lính Mỹ và lính VNCH.Sự hiện diện của quân Mỹ ở miền Nam Việt Nam, người Mỹ đã có cách giải thích của họ. Nhưng người cộng sản Việt, sau 50 năm, vẫn một mực cho rằng Mỹ là “đế quốc xâm lược”. Vấn đề là họ đã không giải thích được lý do vì sao có sự hiện diện của 311.000 quân Trung cộng trên lãnh thổ Việt Nam?Triết gia người Pháp Ernest Renan có nói đại khái về hòa giải: “Sứ mệnh của khoa học lịch sử là tìm ra sự thật trong quá khứ. Nếu không thừa nhận sự thật thì không tạo ra được nhận thức lịch sử chung, do đó cũng không hòa giải được“.
https://baotiengdan.com/2025/05/20/viet-nam-va-hoa-ky-da-hoa-giai-toi-dau-roi/
Trung Quốc – Campuchia tập trận chung: sẵn sàng ‘nuốt trọn’ Việt Nam
Sau khi Tập Cận Bình vi hành qua Việt Nam, Trung Cộng bắt đầu triển khai hàng loạt động thái răn đe cứng rắn với CSVN.Hồi giữa Tháng Tư, Trung Cộng đổ bộ lên bãi đá Hoài Ân (Trường Sa) để tuyên bố chủ quyền; cuối Tháng Tư đưa quân qua diễu binh nghênh ngang giữa Thành Hồ; đầu Tháng Năm ra lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông tới 108 ngày (từ ngày 1 Tháng Năm tới ngày 16 Tháng Tám). Rồi từ ngày 14 Tháng Năm tới 28 Tháng Năm lại tiến hành tập trận quân sự chung với Campuchia.Nói thẳng ra, đổ bộ lên đá Hoài Ân chính là hành động xâm lược trực tiếp vào lãnh thổ Việt Nam; diễu binh giữa Thành Hồ là động thái thị uy của Trung Cộng với chư hầu. Trong khi đó, lệnh cấm đánh cá trên biển Đông là chẳng khác nào là hành động gián tiếp tuyên bố chủ quyền trên vùng biển này của Trung Cộng. Bởi đơn giản, nếu không phải của họ thì sao họ có quyền cấm. Những phản ứng yếu ớt, mang tính phản đối chiếu lệ của CSVN lại càng là một bước lùi đối với chủ quyền quốc gia.Còn cuộc tập trận chung “Rồng Vàng” giữa quân đội Trung Cộng và Campuchia là hành động quân sự nguy hiểm, có tính chất dằn mặt, đe doạ trực tiếp vào an ninh và chủ quyền của Việt Nam. Cuộc tập trận chung kéo dài suốt hai tuần lễ này được coi là có quy mô lớn nhất từ trước tới nay với 900 quân nhân Trung Cộng và hơn 1,300 binh sỹ Campuchia. Cùng với hàng loạt trang thiết bị quân sự hiện đại, vũ khí hạng nặng như tàu chiến, tàu tấn công trên bộ, xe bọc thép, trực thăng, máy bay trinh sát không người lái, chó robot chiến đấu, pháo, đạn dược…
Không cần phải ra lời kêu gọi “toàn dân thi đua làm giàu”
Lòng ham muốn tài sản – tiền của, vốn là bản năng của con người, nó đã luôn luôn và thường trực tự “phát động” trong mỗi cá nhân rồi; vì thế tôi nghĩ không cần phải ra lời kêu gọi nữa. Một khi đã hiểu rằng, con người, từ trong bản năng mạnh nhất của nó, là luôn khao khát làm giàu, thì lúc ấy công việc của nhà nước phải là tập trung tạo ra cơ hội, sự an toàn và lành mạnh cho cái khát vọng ấy. Đó là câu chuyện của hoạch định chính sách, tạo công ăn việc làm, mở ra các điều kiện để người dân làm ăn chân chính, có thu nhập xứng đáng và đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội.Hãy nhìn vào thực tế, như các các làng quê bây giờ, ngoài một bộ phận trung niên là đi làm công nhân trong các nhà máy xí nghiệp của các công ty gia công nước ngoài với đầy những thiệt thòi về điều kiện lao động và thu nhập, thì hầu hết thanh niên đều vắng bóng, chỉ còn người già và trẻ nhỏ. Họ đang đi kiếm ăn đấy, tha hương cầu thực. Họ muốn giàu lắm, nhưng chắc không dám nghĩ tới, vì được bữa sáng đã lo bữa chiều còn chưa xong. Các khu công nghiệp ở Bình Dương, Đồng Nai, Sài Gòn… đầy nhóc người ngoại tỉnh, cuộc sống tạm bợ, đắp đổi tuồng như không có ánh sáng, nhưng họ vẫn đi, phải đi, đi mãi… Làm thuê trong nước, nói vậy nhưng không phải ai muốn cũng được nhận.Rồi đi xuất khẩu lao động, để lại con thơ ở quê nhà, xếp hàng dằng dặc từ năm này qua năm khác, mong được tư bản Hàn Quốc, Nhật Bản và thế giới “bóc lột”. Không ít người phải tìm cách vượt biên đi lao động bất hợp pháp ở nhiều quốc gia. Vụ 39 người trong container năm nọ là một bằng chứng hùng hồn cho “phong trào” làm giàu đau đớn mà không cần phát động đó. Không người Việt nào ngồi yên cả. Những ai không còn sức để đi xa thì cày cuốc nhặt nhạnh trên đồng, đổ mồ hôi trán, rán mồ hôi… đít, mong kiến miếng ăn qua ngày.
https://baotiengdan.com/2025/05/19/khong-can-phai-ra-loi-keu-goi-toan-dan-thi-dua-lam-giau/
T. Mẫn và chiến lược sinh tồn trước “nanh vuốt” T. Lâm!
Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 11, ông Trần Thanh Mẫn là nhân vật được giữ lại trong Bộ Chính trị. Với vị trí Chủ tịch Quốc hội, ông Trần Thanh Mẫn gần như chắc chắn chiếc ghế Trụ thứ tư trong Tứ trụ thêm một nhiệm kỳ nữa. Bi xem là “thân cô thế cô” như Trần Thanh Mẫn, thành quả ấy được xem là một thành công lớn đối với ông. Ghế Tổng bí thư xem như là của Tô Lâm, ghế Thủ tướng là của Phạm Minh Chính, ghế Chủ tịch nước được dành cho Phan văn Giang. Vì thế, ghế Chủ tịch Quốc hội khó thoát khỏi bàn tay ông Trần Thanh Mẫn.So với Vương Đình Huệ, Trần Thanh Mẫn như là kẻ đóng vai phụ. Ông Mẫn được ông Vương Đình Huệ chọn làm cấp phó cũng vì sự “lành tính” của ông. Không phe phái ồn ào, không xây dựng hệ sinh thái quyền lực hoành tráng như Vương Đình Huệ nhưng xem ra ông Mẫn có thể ngồi ghế Chủ tịch Quốc hội lâu hơn ông Huệ.Trước đây ông Vương Đình Huệ chỉ ngồi ở ghế Chủ tịch Quốc hội không mấy quyền lực nhưng rất nhiều nhân vật máu mặt cảm thấy bị đe dọa. Nguyên nhân là đằng sau ông Huệ có Nguyễn Phú Trọng đỡ đầu, có nhóm Nghệ An hậu thuẫn và còn có một số nhân vật thuộc nhóm Hà Tĩnh âm thầm cấu kết. Khi ngồi ở ghế Chủ tịch Quốc hội, ông Huệ không an phận mà nhắm ghế Tổng bí thư. Vì tham vọng lớn, năng lực tốt nên Tô Lâm và cả Phạm Minh Chính đều xem Vương Đình Huệ là mối nguy.
https://thoibao.de/blog/2025/05/19/t-t-man-va-chien-luoc-sinh-ton-truoc-nanh-vuot-t-lam
Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần
Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần lúc 22h51 ngày 20/5/2025 tại nhà riêng do tuổi cao, sức yếu, hưởng thọ 88 tuổi.Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần sau một thời gian lâm bệnh. Mặc dù đã được Đảng, Nhà nước, tập thể giáo sư, y bác sĩ tận tình cứu chữa và gia đình hết lòng chăm sóc, song do tuổi cao, sức yếu, ông đã không qua khỏi.Thông tin về lễ viếng, lễ truy điệu và lễ an táng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương sẽ được thông báo sau.Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương sinh năm 1937, tại xã Phổ Khánh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Ông là kỹ sư địa chất, giáo sư danh dự Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga (từ năm 2001); từng là Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị khóa 8, Ủy viên Bộ Chính trị khóa 9, Ủy viên Trung ương Đảng 5 khóa liên tiếp từ khóa 5 (dự khuyết) đến khóa 9; đại biểu Quốc hội các khóa 7, 8 và 10.
https://vnexpress.net/nguyen-chu-tich-nuoc-tran-duc-luong-tu-tran-4888501.html
Cai trị bằng công lý hay bằng sợ hãi?
Thỉnh thoảng những đề xuất của các đại biểu ở Quốc hội Việt Nam vẫn làm người dân ngỡ ngàng. Bởi những tuyên bố hay giới thiệu ý tưởng của họ thường xa rời đời sống, xa con người… Các đại biểu “không dân cử” này, lên tiếng chủ yếu như tìm chỗ đứng gần với chính sách hơn, bày tỏ sự nhiệt thành với hệ thống, chứ không phải đại diện cho con người Việt Nam.Tháng 5-2025, Đại biểu Nguyễn Thị Xuân (đoàn Đắk Lắk) đề xuất rằng nên tăng mức phạt giao thông lên đến 200 triệu đồng, vì bà cho rằng mức xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ theo luật hiện hành chưa đủ mạnh để răn đe.Hiện mức phạt tối đa của việc vi phạm giao thông là 75 triệu đồng. Tức gần bằng một năm tiền lương trung bình của một người lao động Việt Nam. Bà Xuân nói cần nâng lên mức 200 triệu đồng, hơn gấp đôi, với lý do mà bà Xuân đưa ra là phạt nặng như vậy mới đủ mức “răn đe” và phạt nặng thì mới “nâng cao ý thức” của người dân.Dĩ nhiên, tuyên bố này của bà Xuân gây nhiều tranh luận. Chẳng hạn, có không ít thắc mắc là, dựa trên nghiên cứu nào mà bà Thiếu tướng công an, Phó Giám đốc công an Đắk Lắk khẳng định chính xác là mức phạt 200 triệu sẽ đủ răn đe? Và “xây dựng ý thức” trong dân bằng tiền phạt nặng không tưởng, có phải tên gọi khác của nó là cai trị bằng sợ hãi, chứ không coi nhân dân là đối tượng để đối thoại và xây dựng một chính sách văn hóa đời sống quốc gia lâu dài?Không có giải pháp đúng, hợp lòng dân, đồng nghĩa là quan trường lập pháp bất lực và thất bại. Và thất bại, thì không thể chọn thay thế bằng biện pháp khắc nghiệt vô luân.Dùng roi vọt, hình phạt hà khắc để tạo “ý thức”, là hành động dễ thấy của tầng lớp quan lại thời hiện đại hôm nay, vốn êm ấm trong vị trí và chọn quay lưng lại với nhân dân. Họ thích lên giọng vỗ về chính sách, hay nói trắng là trơ trẽn xu nịnh để làm lộ sáng chỗ đứng như tự giới thiệu về một bầy tôi trung thành và quyết liệt.
https://boxitvn.blogspot.com/2025/05/cai-tri-bang-cong-ly-hay-bang-so-hai.html#more
Công ty Việt Nam bị EU cấm vận vì cung cấp hàng hóa cho quân đội Nga
Hôm 14 tháng 5, Liên minh Châu Âu (EU) đã thông qua gói trừng phạt mới nhất nhắm vào Nga, nước đang thực hiện cuộc xâm lược ở Ukraine. Lệnh trừng phạt này được thiết kế nhằm xiết chặt hành vi lách đòn cấm vấn đối với các sản phẩm dầu khí của Nga. Dầu khí là ngành kinh tế chủ lực của Nga, giúp nuôi sống cỗ máy chiến tranh của nước này. Tuy bị áp đặt nhiều lệnh cấm vận, tuy nhiên, chính quyền Putin đã tìm cách để lách bằng cách sử dụng “hạm đội bóng tối”. Đây là thuật ngữ để chỉ việc Nga sử dụng hàng trăm tàu chở dầu để tuồn các sản phẩm dầu khí ra thị trường quốc tế một cách bí mật. Các tàu này thường áp dụng các biện pháp ngụy trang, như che dấu thông tin chủ sở hữu, sử dụng cờ của nước khác, tắt hệ thống định vị, giao hàng trên vùng biển quốc tế… Lệnh cấm vận vừa được EU thông qua sẽ liệt 200 chiếc tàu loại này vào danh sách đen. Liên quan tới Việt Nam, gói cấm vận mới nhất của Liên minh Châu Âu cũng áp đặt các biện pháp trừng phạt nhắm vào các công ty Việt Nam, với cáo buộc cung cấp hàng hóa cho quân đội Nga.
https://www.rfa.org/vietnamese/trong-nuoc/2025/05/15/nga-viet-nam-eu-trung-phat-cam-van/
Duy Dân Đoàn Viết Hoạt
Sự ra đi đột ngột của những người bạn quý thường nhấn chìm tâm trí mình vào một nỗi u uất kéo dài. Đã hơn một tuần từ hôm được tin sư huynh Đoàn Viết Hoạt mất, mình vẫn chưa lấy lại được sự cân bằng. Đầu óc phân tán, không tập trung nghĩ điều gì cho thông suốt. Cái cảm giác “gặp nhau đây rồi chia tay”, như lời một bài hát quen thuộc mà mỗi lần các bạn gặp nhau hay hát trước lúc về, chứa đựng cái thăm thẳm của cuộc chia tay đời người. Cuộc đời thật chỉ là một cuộc gặp thoáng qua rồi chia tay. Cái “thoáng qua” ân tình đó giữa mình và sư huynh Đoàn Viết Hoạt là gần 25 năm.Sự quý mến của mình với sư huynh là sự quý mến, đúng hơn là ngưỡng mộ, đối với một cuộc đời chứa những điều bí ẩn mà mình, rất nhiều lần chuyện trò, và có khi thức thâu đêm suốt sáng, không nắm bắt được. Người đang ngồi trước mặt mình, đang rót rượu, đang kể chuyện, đang tranh biện, đang cười đùa, đã từng ngồi tù hai mươi năm vì những điều người ấy tin. Tri thức, hay ngay cả trí tuệ, với mình không phải là điều bí ẩn. Điều bí ẩn phải là một thứ sức mạnh tâm thức nào đó đủ để dẫn dắt một người đi qua những năm tháng tù đày dài như thế.Đoàn Viết Hoạt được biết đến như một gương mặt lớn đấu tranh cho dân chủ và tự do cho Việt Nam. Nhưng, từ cuộc đời của những Havel, Walesa, những Mandela, San Suu Kyi, hay ngay cả Kim Dae Jung, Trần Thủy Biển, mình biết rằng nếu chỉ mỗi “dân chủ”, “tự do” thôi thì không đủ để một người sống sót qua những thách đố gian truân như thế. Đằng sau cái “lý tưởng” dân chủ, tự do đó là một niềm tin và, điều cốt lõi là, có một lộ trình lý tính, nghĩa là có thể lý giải được, từ niềm tin này đến với “lý tưởng” dân chủ, tự do.(Điều này cũng giải thích hiện tượng những gương mặt cũng chấp nhận hy sinh, cũng đương đầu với quyền lực toàn trị, cũng hướng đến lý tưởng dân chủ, tự do nhưng không có một niềm tin khác này và họ dễ dàng bị cuốn vào, rồi sụp đổ trong những bung xung đời thường).
https://baotiengdan.com/2025/05/23/duy-dan-doan-viet-hoat/
Khí chất Giáo sư Đoàn Viết Hoạt trước tòa cộng sản
Phiên tòa kết án Giáo Sư Đoàn Viết Hoạt diễn ra vào ngày 29 Tháng Ba 1993, cùng với bảy người khác là Phạm Đức Khâm, Nguyễn Văn Thuận, Lê Đức Vượng, Hoàng Cao Nhã, Nguyễn Xuân Đồng, Nguyễn Thiệu Hùng, Phạm Thái Thủy, với tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân,” theo điều 73 của Bộ luật Hình sự.Vụ án có ngày xử không công bố trước trên báo chí, nhưng buổi sáng, trước sân tòa án ở Sài Gòn, đã thấy có vài chục người đứng đợi xe tù đến và xin vào dự tòa. Nhiều gương mặt quen thuộc của giới văn nghệ sĩ trước 1975 cũng có mặt ở đây như nhà văn Hoàng Hải Thủy, Vũ Khắc Mai Anh, Thanh Thương Hoàng, Hồ Nam, ca sĩ Tâm Vấn (vợ bác sĩ Nguyễn Đan Quế)… Dĩ nhiên là những người này không được vào dự tòa, mặc dù theo thông báo đây là phiên tòa xử công khai. Hầu hết đều vẫn đứng trước sân tòa và kiên nhẫn đợi buổi xử kết thúc để chờ kết quả, bao vây chung quanh là vô số công an thường phục và sắc phục.Chủ tọa phiên tòa là Lê Thúc Anh, một nhân vật nổi tiếng sắt máu, bất cần công lý. Công tố viên là Trương Hoàng Minh, đại tá trưởng phòng điều tra an ninh của Viện Kiểm Sát. Thẩm phán là ông Nguyễn Lâm.Theo cáo trạng, Đoàn Viết Hoạt và đồng phạm bị khởi tố từ Tháng Tư năm 1990 và bị bắt vào Tháng Mười Một năm 1990, bị truy tố theo điều 73 Bộ luật Hình sự vì hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Chứng cứ quan trọng nhất của “tội trạng” đó là việc những người này đã cho lưu hành nội bộ 4 số báo mang tên Diễn Đàn Tự Do từ Tháng Bảy 1990 đến Tháng Mười 1990.
https://saigonnhonews.com/nhin-lai-lich-su/khi-chat-giao-su-doan-viet-hoat-truoc-toa-cong-san/
Israel nguy cơ mất loạt đồng minh vì chiến dịch ở Gaza
Israel đối mặt nguy cơ bị các đồng minh xa lánh trên trường quốc tế, khi nhiều nước bắt đầu chỉ trích Tel Aviv về chiến dịch ở Gaza.Sau gần hai tháng ngừng bắn, triển vọng hòa bình cho chiến sự Gaza trở nên mơ hồ khi thỏa thuận giữa Israel và Hamas sụp đổ nửa cuối tháng 3. Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) nối lại chiến dịch ở dải đất để thực hiện mục tiêu loại bỏ hoàn toàn nhóm vũ trang đối địch.Nội các Israel đầu tháng 5 phê duyệt kế hoạch mới về chiến sự, trong đó có kiểm soát toàn bộ Gaza và duy trì hiện diện vô thời hạn ở khu vực. Israel còn định yêu cầu hàng trăm nghìn người Palestine di dời xuống miền nam Gaza, trong khi dải đất ngày càng cận kề thảm họa nhân đạo.Quân đội Israel ngày 18/5 thông báo đã bắt đầu “các chiến dịch quy mô lớn trên bộ” ở miền bắc và miền nam Gaza. Loạt động thái khiến Israel đối mặt sự chỉ trích ngày càng mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế, nhiều đồng minh phương Tây đã thay đổi quan điểm, dọa trừng phạt Tel Aviv.
https://vnexpress.net/israel-nguy-co-mat-loat-dong-minh-vi-chien-dich-o-gaza-4888564.html
Liên Âu kêu gọi “tôn trọng” sau khi tổng thống Mỹ Donald Trump dọa áp thuế 50%
Sau khi tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua, 23/05/2025, dọa sẽ áp thuế 50% đối với hàng hóa nhập từ Liên Hiệp Châu Âu kể từ ngày 01/06, Ủy viên Thương mại châu Âu tuyên bố Liên Âu muốn đạt một thỏa thuận thương mại với Hoa Kỳ dựa trên “sự tôn trọng”, chứ không phải dựa trên “những lời đe dọa”. Sau khi đưa thông báo trên mạng Truth Social của ông, tổng thống Trump phát biểu với báo chí tại Phòng Bầu Dục của Nhà Trắng để giải thích về mức thuế 50% đối với Liên Âu. Từ Washington, thông tín viên Guillaume Naudin tường trình :“Thuế nhập khẩu 50% đối với tất cả các mặt hàng đến từ châu Âu ngay từ ngày 01/06. Gần 8 giờ sáng ở bờ đông nước Mỹ, Donald Trump tuyên bố mạnh mẽ như thế.Thị trường ngay lập tức lao dốc trước đòn mới đánh vào thương mại toàn cầu. Vài giờ sau, tại Phòng Bầu dục, Donald Trump giải thích: Đó là cách đàm phán của ông.
Liên Hiệp Châu Âu xem xét lại thỏa thuận liên kết với Israel do « thảm cảnh » ở Gaza
Liên Hiệp Châu Âu (EU) sẽ xem xét lại thỏa thuận liên kết với Israel có từ 25 năm nay. Phát biểu trước báo giới tối 20/05/2025, người đứng đầu ngành ngoại giao châu Âu Kaja Kallas thông báo tin trên trong bối cảnh Nhà nước Do Thái gia tăng oanh kích dải Gaza, tiếp tục khiến hàng chục thường dân thiệt mạng hàng ngày và ngăn cản viện trợ nhân đạo. Trước đó, 22 nước đã yêu cầu Israel « nối lại hoàn toàn viện trợ ». Thỏa thuận giữa Liên Hiệp Châu Âu và Israel được ký năm 1995 và có hiệu lực từ năm 2000, « nhằm mục đích cung cấp khuôn khổ pháp lý và thể chế phù hợp cho đối thoại chính trị và hợp tác kinh tế giữa Liên Hiệp Châu Âu và Israel ».Thông tín viên RFI Pierre Benazet tại Bruxelles cho biết thêm thông tin :Thông báo này có phần bất ngờ vì trong cuộc họp các ngoại trưởng vào sáng hôm qua (20/05), 27 thành viên Liên Hiệp Châu Âu vẫn rất chia rẽ. Nhưng sau cuộc thảo luận buổi chiều, cuối cùng đến đầu giờ tối, người đứng đầu ngành ngoại giao châu Âu Kaja Kallas đã quyết định thông báo là Liên Hiệp Châu Âu sẽ xem xét lại thỏa thuận liên kết với Israel, đặc biệt là Điều 2 về nghĩa vụ tôn trọng nhân quyền.
BỘ TRƯỞNG NHẬT BẢN TỪ CHỨC SAU PHÁT NGÔN, CÒN QUAN CHỨC VIỆT NAM THÌ SAO?
Ông Taku Eto, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Nhật Bản đã từ chức sau phát ngôn ông này nói rằng “tôi chưa bao giờ phải mua gạo”, do những người yêu mến ông này ủng hộ. Tuy nhiên, câu nói này đã gặp phải sự chỉ trích từ người dân trong bối cảnh giá gạo đang tăng cao ở nước này. Xứ gì mà lạ ghê, lãnh đạo gì mà mong manh, yếu đuối, người dân mới có nói một chút mà đã “sơ hở ra” là từ chức rồi. Chẳng bù cho lãnh đạo xứ Đông Lào, mặt trơ trán bóng, ngồi chơi không đã là hồng phúc cho dân tộc rồi, nhưng không, họ còn ăn tàn phá hại, phá nát đất nước mới chịu.Một khi đã chạy vào làm quan chức rồi thì ăn lương, hưởng bổng lộc của chế độ suốt đời, mặc sức tham ô tham nhũng tràn lan, vơ vét của cải của nhân dân. Những quan chức đó đa phần phát ngôn đến mức ngớ ngẩn, mặc dù gây ra nhiều sai phạm nhưng không phải chịu trách nhiệm. Chính quyền vẽ ra cái trò ‘tinh gọn bộ máy’, thì mấy quan chức đâu có chịu từ chức không, mà mỗi người ôm mấy tỷ tiền hỗ trợ hạ cánh an toàn mới chịu.
Hoa Kỳ và châu Âu: Donald Trump mắc phải một sai lầm chiến lược nghiêm trọng
Không có gì hữu ích hơn trong việc hiểu rõ sự phân biệt giữa tiếng ồn và tín hiệu của chính quyền Trump. Tiếng ồn từ Washington càng lớn, châu Âu càng mất dấu tín hiệu. Bất kỳ ai lắng nghe cẩn thận các thành viên của chính phủ Hoa Kỳ đều nghe thấy các tín hiệu và hiểu tiếng ồn tốt hơn nhiều là ngược lại.“Những người này muốn biến châu Âu thành một quốc gia bảo hộ vĩnh viễn. Vấn đề là: Nếu đó từng là một ý tưởng hay, thì nó đơn giản là không thể gánh chịu được với mức thâm hụt hai ngàn tỷ đô la mỗi năng”, J.D. Vance, Phó Tổng thống Mỹ trả lời một người trên mạng X, người đã chỉ trích ông vì những tuyên bố của ông về tình trạng bất lực của quốc phòng Greenland.“Trong tất cả các cuộc tập trận chống lại Trung Quốc. Chúng ta thua mỗi lần (…) Trung Quốc xây dựng một đội quân được thiết kế riêng để đánh bại Hoa Kỳ (…) 15 tên lửa siêu thanh (của Trung Quốc) có thể hạ gục 10 tàu sân bay trong 20 phút đầu tiên của một cuộc xung đột”, Pete Hegseth nói trong một cuộc phỏng vấn trước khi được xác nhận làm Bộ trưởng Quốc phòng.
Ông Trump mời Giáo hoàng Leo XIV tới Nhà Trắng
Theo CNN và The Guardian, trong một cuộc gặp mới đây tại Vatican, ông Vance đã chuyển một lá thư mời của vợ chồng Tổng thống Trump tới vị Giáo hoàng đầu tiên là người Mỹ. Trong thư, người đứng đầu Mỹ gửi lời chúc nồng nhiệt và mời Giáo hoàng Leo XIV tới Nhà Trắng sớm nhất có thể. Giáo hoàng Leo XIV đã nhận thư và đặt lên bàn làm việc. ÔngVance, người theo Công giáo từ năm 2019, cũng tặng cho Giáo hoàng một bản sao của 2 tác phẩm “The City of God” và “On Christian Doctrine” cùng một chiếc áo phông Chicago Bears có in tên Leo trên đó. Khi trao quà, Phó Tổng thống Mỹ nói: “Như Ngài có thể tưởng tượng, người dân Mỹ rất vui mừng có Ngài”. Giáo hoàng đã tặng lại nhà lãnh đạo Mỹ một bức tượng bằng đồng có dòng chữ bằng tiếng Italia “Hòa bình là một bông hoa mỏng manh” và một cuốn sách tranh về các căn hộ của giáo hoàng tại Điện Tông tòa. Giáo hoàng lưu ý, người tiền nhiệm Francis của ông đã chọn không sống ở đó nhưng ông có thể làm khác. “Tôi có thể sống ở đó, nhưng điều này hiện chưa được quyết định hoàn toàn”, Giáo hoàng Leo XIV nói.
https://vietnamnet.vn/ong-trump-moi-giao-hoang-leo-xiv-toi-nha-trang-2402807.html
Ukraine: Nga tấn công drone lớn nhất ngay trước thềm cuộc gọi Trump-Putin
Ukraine thông tin rằng Nga đã thực hiện cuộc tấn công bằng thiết bị bay không người lái (drone) lớn nhất kể từ khi cuộc xâm lược toàn diện bắt đầu, nhắm vào nhiều khu vực, bao gồm cả thủ đô Kyiv – nơi một phụ nữ thiệt mạng. Cuộc tấn công diễn ra chỉ một ngày trước cuộc gọi dự kiến giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp phía Nga Vladimir Putin. Vị tổng thống Mỹ đã thúc giục một lệnh ngừng bắn.Nga và Ukraine đã tổ chức cuộc đàm phán trực tiếp đầu tiên sau hơn ba năm vào thứ hôm 16/5 ở Thổ Nhĩ Kỳ, đồng ý về một thỏa thuận trao đổi tù nhân mới, nhưng lại đạt được rất ít tiến triển khác.Không quân Ukraine cho hay Nga đã phóng 273 drone tính đến 8 giờ sáng Chủ nhật ngày 18/5 (giờ địa phương), nhắm vào khu vực trung tâm Kyiv và các khu vực Dnipropetrovsk và Donetsk ở miền đông. Họ thông tin thêm đã đánh chặn 88 drone và 128 chiếc drone khác đi lạc “mà không gây hậu quả tiêu cực” nào.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c1e6gj8e323o
Trump: Nga và Ukraine sẽ ‘lập tức’ đàm phán ngừng bắn
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho biết Nga và Ukraine sẽ “ngay lập tức” bắt đầu đàm phán hướng tới một lệnh ngừng bắn và chấm dứt chiến tranh, sau cuộc điện đàm kéo dài hai tiếng với người đồng cấp Nga Vladimir Putin.Ông Trump, người mô tả cuộc trò chuyện là “rất tốt”, cũng nói rằng các điều kiện để đạt được hòa bình sẽ cần được đàm phán giữa hai bên.Tuy nhiên, bất chấp giọng điệu lạc quan từ ông Trump — người cũng đã nói chuyện với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky — thì chưa có dấu hiệu rõ ràng nào cho thấy một lệnh ngừng bắn hay thỏa thuận hòa bình sẽ sớm được thực hiện. Ông Putin nói rằng ông sẵn sàng hợp tác với Ukraine về một “bản ghi nhớ liên quan đến một thỏa thuận hòa bình tiềm năng trong tương lai”, trong khi ông Zelensky gọi đây là “thời khắc mang tính quyết định”, và kêu gọi Hoa Kỳ không rút lui khỏi tiến trình đàm phán.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cvg9p2jpnk0o
Trước điện đàm Trump – Putin: Nga khẳng định muốn giải quyết xung đột tại Ukraina qua ngoại giao
Chiều hôm nay, 19/05/2025, vào lúc 16 giờ, giờ Paris, tức 14 giờ giờ quốc tế, tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin dự kiến có cuộc điện đàm tìm giải pháp chấm dứt xung đột tại Ukraina. Điện Kremlin cho biết ưu tiên con đường « ngoại giao ». Theo người phát ngôn của phủ tổng thống Nga, Dmitri Peslov, hôm nay, được các hãng tin Nga dẫn lại, đây là « một cuộc đối thoại quan trọng », và phía Nga hy vọng « đạt được các mục tiêu thông qua các biện pháp chính trị và ngoại giao ».Trước thềm cuộc đối thoại Trump – Putin, hôm qua, hai ngoại trưởng Mỹ, Nga cũng có cuộc điện đàm. Trong một cuộc phỏng vấn trên đài Mỹ CBS hôm qua, ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio khẳng định sự kiên nhẫn của phía Mỹ là « có giới hạn », và Quốc Hội Mỹ đang chuẩn bị một loạt trừng phạt mới đối với Matxcơva. Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh : Thượng Viện đang chuẩn bị ra luật về trừng phạt, dự luật do thượng nghị sĩ Cộng Hòa Lindsey Graham đề xuất, được 80 thượng nghị sĩ ủng hộ, sẽ được thông qua nếu cần, bất chấp tổng thống phủ quyết hay không.
Lãnh đạo châu Âu có động thái trước thềm cuộc điện đàm Trump – Putin
Theo báo DW, ông Merz tiết lộ đã thảo luận về vấn đề trên với Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio khi họ gặp nhau bên lề thánh lễ nhậm chức của tân Giáo hoàng Leo XIV tại Vatican. Thủ tướng Đức cũng cho hay, ông đã trò chuyện với Tổng thống Ukraine ở Vatican hôm 18/5. Ông Merz phát biểu trước các phóng viên: “Tôi đã nói chuyện với ông Rubio về cả cuộc điện đàm ngày 19/5. Chúng tôi nhất trí sẽ bàn bạc lại với các nhà lãnh đạo Anh, Pháp, Ukraine, Ba Lan và Tổng thống Mỹ để chuẩn bị cho cuộc điện đàm với ông Putin”. Làn sóng ngoại giao diễn ra ngay sau khi các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Nga – Ukraine tại Istanbul Thổ Nhĩ Kỳ tuần trước chưa đi đến hồi kết. Các nhà lãnh đạo Anh, Liên minh châu Âu (EU) và Ukraine đã thảo luận về việc Nga cần chấp nhận lệnh ngừng bắn vô điều kiện trong 30 ngày và Tổng thống Putin phải coi trọng các cuộc đàm phán hòa bình. Họ cũng đề cập đến việc sử dụng các biện pháp trừng phạt nếu Moscow không ngừng bắn và tham gia thương lượng.
Ông Zelensky tố Nga cản trở hòa bình, ông Medvedev đáp trả
Theo Hãng tin Reuters, ngày 24-5, Ukraine tố Nga đã phóng hàng chục máy bay không người lái (drone) và tên lửa đạn đạo tấn công nước này trong đêm, với mục tiêu chính là thủ đô Kiev, gây hư hại cho một số tòa nhà và làm 15 người bị thương.Trên mạng xã hội, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky lên tiếng cáo buộc cuộc tấn công của Nga cho thấy Matxcơva đang cản trở thỏa thuận ngừng bắn để chấm dứt chiến sự.”Đó là một đêm khó khăn với toàn thể đất nước Ukraine. Chỉ có các biện pháp trừng phạt bổ sung nhắm vào những lĩnh vực chủ chốt của nền kinh tế Nga mới có thể buộc Matxcơva phải chấp nhận ngừng bắn”, ông tuyên bố.Reuters cho biết các nhân chứng đã chứng kiến những đợt drone liên tiếp bay qua Kiev và một loạt vụ nổ làm rung chuyển thành phố. Tiếng pháo phòng không cũng rền vang khắp nơi khi lực lượng phòng không Ukraine cố gắng bắn hạ các máy bay không người lái.
Các nước dầu khí vùng Vịnh: Điểm tựa cho chiến lược toàn cầu mới của Trump, nhiệm kỳ 2 ?
Tổng thống Mỹ Donald Trump chọn ba cường quốc dầu khí vùng Vịnh (Ả Rập Xê Út, Qatar và Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất) làm nơi công du chính thức đầu tiên của nhiệm kỳ thứ hai, gần bốn tháng từ khi nhậm chức. Ấn tượng nổi bật của chuyến đi Vùng Vịnh của Donald Trump là hàng trăm tỷ đô la, thậm chí hơn 1.000 tỉ đô la, hợp đồng và hứa hẹn đầu tư. Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát cũng ghi nhận một số diễn biến, cho thấy tổng thống Trump coi các cường quốc vùng Vịnh như điểm tựa cho một chiến lược toàn cầu đang hình thành, như sẵn sàng biến thù thành bạn, khẳng định đoạn tuyệt với « chính sách can thiệp » truyền thống… Trong khi đó, nhiều chuyên gia nhấn mạnh là để có thể hiểu được thực sự các chuyển biến trong chính sách của Trump cần đặt chúng trong chính sách lâu đời của nước Mỹ với Vùng Vịnh, khu vực từng được coi là một bàn đạp để Mỹ khẳng định vị thế siêu cường.
Trung Quốc ủng hộ chủ quyền của Đan Mạch với Greenland
Ngoại trưởng Trung Quốc khẳng định nước này ủng hộ và tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Đan Mạch với Greenland, hòn đảo Mỹ muốn sáp nhập.Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị gặp người đồng cấp Đan Mạch Lars Lokke Rasmussen tại Bắc Kinh ngày 19/5, trong đó hai bên trao đổi về nhiều vấn đề trong nước cũng như quốc tế.Ông Vương Nghị khẳng định “Trung Quốc hoàn toàn tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Đan Mạch về Greenland”, trong lúc Tổng thống Mỹ Donald Trump nhiều lần đe dọa Washington phải sở hữu hòn đảo này bằng mọi giá.Đây là lần đầu tiên Trung Quốc lên tiếng về vấn đề Greenland, hòn đảo tự trị thuộc Đan Mạch. Ông Trump cho rằng Mỹ cần phải sáp nhập hòn đảo này vì lợi ích và an ninh quốc gia. Ông không loại trừ khả năng dùng vũ lực để đạt mục tiêu, dù lãnh đạo Đan Mạch và Greenland nhiều lần tuyên bố hòn đảo “không phải để bán”.
https://vnexpress.net/trung-quoc-ung-ho-chu-quyen-cua-dan-mach-voi-greenland-4887996.html
Nga phủ nhận trì hoãn đàm phán, Ukraine tập kích UAV gần Moscow
Theo TASS, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov hôm nay (21/5) đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc của Ukraine và châu Âu về việc Nga đang cố tình kéo dài các cuộc đàm phán hòa bình.”Chúng tôi không muốn trì hoãn tiến trình đàm phán. Phái đoàn của Nga đang tích cực làm việc, mọi thông tin mới nhất sẽ được cập nhật nhanh chóng. Tuy vậy, đây là chủ đề cần được thảo luận một cách kín đáo và chúng ta không nên tiết lộ quá nhiều”, ông Peskov cho biết.Phát ngôn viên Điện Kremlin nhấn mạnh, Nga đánh giá cao nỗ lực của tất cả các bên muốn đóng góp vào tiến trình hòa bình và sẽ sớm đưa ra “danh sách các điều kiện cho một thỏa thuận ngừng bắn”. Ông Peskov lưu ý, các điều kiện này đã được thống nhất trong cuộc đàm phán ở Istanbul.Về địa điểm diễn ra cuộc đàm phán tiếp theo, ông Peskov nói Nga vẫn chưa đưa ra quyết định chính thức và Moscow cũng chưa nhận được đề nghị nào từ Tòa thánh Vatican.
https://vietnamnet.vn/nga-phu-nhan-tri-hoan-dam-phan-ukraine-tap-kich-uav-gan-moscow-2403529.html
Phó Tổng thống Vance tuyên bố Mỹ rút khỏi chính sách can thiệp toàn cầu
Theo The Hill, phát biểu trước các sinh viên tốt nghiệp Học viện Hải quân Mỹ hôm 23/5, Phó Tổng thống Vance đã ca ngợi chuyến công du Trung Đông hồi tuần trước của Tổng thống Trump và chỉ trích các quyết sách đối ngoại của những tổng thống trước đây. Ông Vance nhận xét, phần nổi bật nhất của chuyến công du 3 quốc gia giàu nhất thế giới của ông Trump là phá vỡ các tiền lệ do những người tạo lập nước Mỹ đặt ra và trở lại chiến lược dựa trên chủ nghĩa hiện thực, bảo vệ các lợi ích cốt lõi của nước Mỹ.Phó Tổng thống Mỹ nói: “Chúng ta đã có một cuộc thử nghiệm kéo dài trong chính sách đối ngoại của mình, đánh đổi quốc phòng và việc duy trì liên minh để xây dựng quốc gia; can thiệp vào công việc của các quốc gia khác ngay cả khi những nước đó hầu như không liên quan gì đến lợi ích của Mỹ. Tuy nhiên, những gì chúng ta thấy từ Tổng thống Donald Trump là sự thay đổi chính sách với những tác động sâu sắc tới công việc mà mỗi người trong số các bạn sẽ được yêu cầu thực hiện