Nguyễn Vĩnh Long Hồ
Ở vào thời đại ngày nay, đấu tranh xã hội làm chủ động việc quyết định chiến lược chiến tranh, đồng thời quyết định thắng lợi, nghĩa là những quyết định chiến lược quân sự hay sách lược chính trị bao trùm lên hình thể chiến tranh, đó là “chiến tranh môi trường”. Do đó, điều quan trọng hàng đầu là phải ưu tiên phát hiện được yếu điểm hay tử huyệt của lực lượng địch để xây dựng chiến lược. Những ưu và nhược điểm đó nằm trong “môi trường sống” trong lòng xã hội địch. Cần phải tấn công vào những nhược điểm tức những tử huyệt để làm rối loạn xã hội địch và làm tê liệt bộ máy chiến tranh của nó.
Trước đây, Thượng tướng Trì Hạo Điền, Bộ trưởng Quốc phòng TC, Phó Chủ tịch Quân Ủy, nhiệm kỳ từ tháng 3/1993 – 17/3/2003. Theo tài liệu công bố trên “Tạp chí về các vấn đề chiến lược” của Ấn Độ phát hành ngày 15/4/2009. Trì Hạo Điền nguyên Bộ trưởng BQP tại Hội nghị các tướng lãnh về “Chiến lược chiến tranh trong tương lai” được tổ chức vào năm 2005 với chủ đề: “PHẢI TIÊU DIỆT NƯỚC MỸ BẰNG VŨ KHÍ HÓA HỌC”.
Tên cựu Bộ trưởng BQP diều hâu này có đề cập tới chiến lược gia Đặng Tiểu Bình lúc sinh thời đã sáng suốt đưa ra nhận định đúng đắn là phải “quét sạch nước Mỹ bằng vũ khí hóa học mà không cần phát triển nhóm tàu sân bay và thay vào đó tập trung phát triển loại vũ khí sinh học, có thể tiêu diệt hàng loạt dân chúng của nước thù dịch. Đó là tấn công Mỹ bằng “MẶT TRẬN MA TÚY”, đã và đang làm ung thối xã hội Mỹ từ nhiều thập niên qua. Chính phủ Hoa Kỳ phải tiêu tốn cả trăm tỷ USD để tiêu diệt ma túy.
Theo BBC, heroin không chỉ hiện diện ở các trung tâm thành phố lớn ở Hoa Kỳ mà nó đang lan rộng khắp hang cùn ngõ hẻm ở Chicago, New York, Washingt D.C…mà số người chết vì ma túy ngày càng gia tăng do lượng ma túy heroin rẻ và tràn ngập các thành phố, nơi mà con nghiện có thể mua những gói heroin nhỏ với giá chưa tới 10 USD.
Điền hình là riêng tại khu vực phía tây của thành phố Chicago đã trở thành ung thối vì sự bàng quang ma túy và tội phạm. Khi cơn nghiện lên cơn, họ có thể tấn công giết người để cướp tiền mua heroin để thỏa mãn cơn ghiền, vì thế mà tội phạm gia tăng chóng mặt. Người bán và người mua ma túy gần như công khai. Dường như cảnh sát khu vực đang bất lực trước tệ nạn ma túy do họ không có đủ lực lượng dàn trải khắp mọi nơi.
NƯỚC MỸ ĐANG ĐỐI PHÓ VỚI “MẶT TRẬN MA TUÝ”:
Hiện nay, mỗi ngày trung bình có khoảng 100 người Mỹ bị chết do sử dụng ma túy quá liều bằng đủ loại ma túy. Vào tháng 8/2017, Tổng thống Trump đã cảnh báo: “Nước Mỹ đang lâm vào tình trạng báo động về lạm dụng ma túy dưới hình thức thuốc giảm đau”. Đằng sau những vụ buôn lậu ma túy vào Mỹ gây nên tình trạng bạo lực đẫm máu do các tổ chức tội phạm thực hiện đều có sự hậu thuẫn và tiếp tay của Tàu Cộng.
Đối với các tổ chức buôn ma túy và các nhóm khủng bố đều có tài trợ từ buôn bán ma túy (narcoterror). Các chất hóa học được sử dụng để điều chế ra ma túy đều có xuất xứ Tàu Cộng và trong nhiều năm qua dòng chảy ma túy từ Đại Lục ồ ạt tuôn ra nước ngoài, đặc biệt là Hoa Kỳ và các quốc gia thù địch trong đó Việt Nam. Vai trò của Bắc Kinh giống như kẻ trợ giúp cho các băng nhóm tội phạm có tổ chức của Châu Mỹ Latinh và Mexico.
Có nhiều thứ ở đằng sau cuộc “chiến tranh ma túy” mà chúng ta chưa phát hiện. Học thuyết gần đây của Bắc Kinh chú trọng việc sử dụng “một bộ dạng các hình thức chiến tranh” để chống lại đối thủ của họ, trong đó có Mỹ, theo báo cáo ngày 13/10/2014 của Bộ Tư Lệnh các chiến dịch Đặc biệt của Quân đội Hoa Kỳ. Báo cáo này cho biết: “Chiến tranh ma túy là một phần trong bộ phận chiến tranh này, điều đó cho thấy “chiến tranh ma túy” gắn liền với một chiến lược quân sự rộng hơn của Bắc Kinh nhằm làm lung lay đối thủ”. Đây là một chiến lược chiến tranh “phi truyền thống” với ý đồ làm mục nát nền tảng đạo đức và làm ung thối xã hội của đối thủ và bằng cách đó khiến nước thù địch bị suy yếu.
Trong cuốn sách “Cocaine Đỏ”, cựu phó Giám đốc Tình báo CIA Joseph D. Douglass đã đề cập chiến lược này. Ông viết: “Các chế độ cộng sản trong nhiều thập niên đã sử dụng chất kích thích với vai trò là loại vũ khí quyết định trong chiến tranh cấp thấp mà họ tiến hành chống lại nền văn minh phương Tây. Trong khoảng thời gian từ năm 1990, các dữ liệu và các bằng chứng cho thấy, hầu hết mọi quốc gia Cộng sản đều dính líu tới hành vi buôn ma túy.”
Đối với các tổ chức buôn ma túy, Bắc Kinh là nguồn cung cấp vô tận chủ yếu là các hóa chất điều chế bao gồm: “ephedrine” và “pseudoephedrine” được sử dụng để sản xuất loại ma túy “mathamphetamine” (ngáo đá). Các phòng thí nghiệm của Tàu Cộng thay đổi công thức hóa học điều chế ra nhiều loại ma túy siêu khủng được liệt kê như sau:
METHAMPHETAMINE: Ước tính có khoảng từ 1,2 – 1,5 triệu người Mỹ sử dụng loại ma túy này. Tác dụng của loại ma túy này gây rối loạn thần kinh, loạn thị, loạn sắc… Bị ảo giác như sợ có người muốn giết mình nên dùng bạo lực sát hại cả thân nhân cha mẹ của mình. Hiện nay, vẫn chưa có loại thuốc nào có thể chữa khỏi được cơn nghiện ma túy loại này.
FLAKKA: Báo New York Times hồi tháng 6/2018 đưa tin, có hơn 150 công ty Tàu Cộng đang bán chất Alpha-PVP hay được gọi là “Flakka” có tác dụng khủng khiếp hơn cả ma tuý Methamphetamine. Nó biến con người thành những xác chết biết đi.
FENTANYL: Mạnh hơn heroin 50 lần, thủ phạm từng khiến 120 người thiệt mạng trong vụ giải cứu con tin trong một nhà hát ở Nga hồi năm 2002. Nó cũng là nguyên nhân gây ra cái chết của ít nhất 53 người tại Miami-Dade và 30 trường hợp tại Broward.
CARFENTANIL: Có độc tính mạnh hơn morphine 10.000 lần. Với một lượng nhỏ dưới dạng khí, nó có thể khủng bố dân chúng tại những không gian kín, và nơi đông đúc như ga tàu, phi trưòng hay trong các siêu thị. Theo Andrew Weber, cựu Trợ lý BQP Mỹ về chương trình Quốc phòng Hóa học & Sinh học (2009 – 2014) nói về Fentanyl & Carfentanil: “Đó là vũ khí hóa học”. Theo cơ quan phòng chống ma túy Hoa Kỳ (DEA), đại bộ phận “ma túy tổng hợp” tiêu thụ ở Mỹ hiện nay có xuất xứ Tàu Cộng bất kể bằng con đường trực tiếp hay thông qua biên giới Mexico.
DEA cho biết, 90% lượng ma túy đã bán ở Mỹ được sản xuất trong các công xưởng tại Tàu Cộng. Hóa chất “Alpha-PVP” được bán trên mạng từ Tàu Cộng với giá 1.500 USD và đội giá lên 50.000 USD khi bán trên các đường phố ở Mỹ.
KROKODIL: Còn có tên gọi là ma túy “ăn thịt người” kinh hoàng nhất. Các nhà chức trách Mỹ lo ngại đây là một dịch bệnh đáng sợ nhất, sau khi phát hiện thêm một vài trường hợp con nghiện ma túy Krokodil bị tàn phá cơ thể với những mảng da thịt bị đục ruỗng trơ cả xương tay chân. Sở dĩ loại ma túy nhanh chóng được con nghiện ưa chuộng là bởi giá thành rẻ hơn 3 lần so với heroin. Thế nhưng mức tác hại cực kỳ khủng khiếp của nó lại cao hơn các loại ma túy khác hàng chục lần. Người ta gọi tên nó là Krokodil (ma túy cá sấu). Người nghiện Krokodil chỉ có thể sống tối đa là từ 2-4 năm.
Tóm lại, vai trò của Bắc Kinh giống như kẻ trợ giúp cho các băng nhóm tội phạm có tổ chức của Châu Mỹ Latinh và Mexico. Các tập đoàn tội phạm Mexico đã sản xuất hơn 90% methamphetamine tuồn vào Hoa Kỳ và 80% trong số methamphetamine đó được sản xuất từ các nguyên liệu hóa chất nhập từ Tàu Cộng, theo tổ chức Drug Enforcement Administration (DEA).
Theo Đài VOA ngày 20/6/2019, thật vô cùng may mắn cho Hoa Kỳ. Các giới chức Liên bang Mỹ thu giữ 16,5 tấn ma túy trị giá hơn 1 tỷ USD từ một con tàu ở Philadelphia. Đây là trong một trong những vụ bắt giữ lớn nhất trong lịch sử Mỹ, theo Bộ Tư Pháp cho biết hôm 18/6. Các cơ quan thực thi luật pháp của Liên bang & Tiểu bang và địa phương hôm 17/6 đã lên tàu MSC Gayane chở hàng, neo đậu tại bến cảng Packer Marine Terminal của Philadelphia, tiểu bang Pennsylvania và phát hiện cocaine chứa trong 07 container. Hai thành viên thủy thủ đoàn gồm Ivan Durasevic và Fonofaavae Tiasaga bị bắt giữ. Trong tháng qua, con tàu này đã ghé các cảng ở Chile, Peru, Columbia và Panama để bốc hàng.
“Lượng cocaine này có thể giết chết hàng triệu – HÀNG TRIỆU – người”, công tố viên Liên bang William McSwain ở Philadelphia cho biết trên Twitter. Vụ bắt giữ này được xếp vào trong những vụ bắt giữ lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, trong đó bao gồm vụ phát hiện 21 tấn cocaine ở California vào năm 1989 và vụ tịch thu 14 tấn cocaine ở Texas trong cùng năm.
Đó là một trong những lý do cực kỳ nghiêm trọng tại sao TT Trump ban bố tình trạng khẩn cấp để huy động ngân sách, quyết liệt xây tường biên giới Mexico để ngăn dòng chảy ma tuý ồ ạt tuôn vào Mỹ để đầu độc dân chúng Mỹ, đồng thời ngăn chận những tên tội phạm, những kẻ khủng bố, hiếp dâm, giết người cướp của. Nguy hiểm nhất là băng đảng MS-13 hay còn có tên gọi là Mara Salvatrucha là băng đảng bạo lực khét tiếng ở khu vực Mỹ Latinh. Chúng nổi tiếng với những tên giết mướn, hoạt động mại dâm và buôn bán ma túy trên toàn thế giới. MS-13 được thành lập bởi những người gốc Al Salvador.
FBI ước tính MS-13 có khoảng từ 6.000 – 10.000 thành viên tập trung ở Hoa Kỳ. Tổng thống Trump gọi MS-13 là mối đe dọa và đổ lỗi cho cựu TT Barack Obama vì chính sách nhập cư quá cởi mở, khiến các băng đảng tội phạm tràn ngập nước Mỹ tự do hoành hành.
o0o
TÀU CỘNG THAO TÚNG CÁC NGUỒN NƯỚC Ở CHÂU Á RA SAO?
Tình trạng châu Á hiện nay, có tỷ lệ nước ngọt cung ứng trên đầu người kém hơn bất cứ lục địa nào trên thế giới. Với 2 quốc gia đông dân nhất trên thế giới là Tàu Cộng và Ấn Độ, vì sự thiếu nước ngọt trầm trọng, dự kiến có thể sẽ xảy ra vào năm 2040 – 2050, sự tranh giành các nguồn nước ngọt sẽ xảy ra các cuộc “chiến tranh môi tường”, đe dọa nghiêm trọng tới hòa bình thế giới.
Cuộc chiến tranh môi trường tranh giành nguồn nước thực sự đã bắt đầu mà Bắc Kinh là kẻ gây hấn bằng cách tái điều chỉnh các dòng sông chảy xuyên biên giới. Bắc Kinh dùng “ma trận nước” làm vũ khí chiến lược nhằm khẳng định sự kiểm soát và ảnh hưởng chính trị của Bắc Kinh trên toàn cõi châu Á.
KHỐNG CHẾ DÒNG SÔNG BRAHMAPUTRA: Đại Lục đang ở vị thế địa chính trị rất thuận lợi để thực hiện chiến lược đầy tham vọng bằng cách khống chế tuyệt đối lưu vực sông Brahmaputra, con sông huyết mạch giữa Bangladesh và Bắc Ấn Độ. Bắc Kinh đã xây nhiều đập nhất trên thế giới và cho rằng họ có quyền sử dụng những dòng sông chảy qua lãnh thổ của họ và họ muốm làm gì thì làm để kềm chế các dòng chảy qua biên giới các nước láng giềng.
Đối với Ấn Độ, Bắc Kinh vừa mới chặn dòng một nhánh của sông Brahmaputra bằng cách xây đập trong dự án thủy điện vĩ đại ở Tây Tạng và TC đang tiếp tục ngăn đập trên một nhánh khác của sông Brahmaputra nhằm tạo ra một loạt các hồ nhân tạo chứa nước ngọt. Những con đập ở khu vực Tây Tạng có thể gây thảm họa cho Ấn Độ như nạn động đất, đất chuồi, lũ lụt…
Nhà nghiên cứu khí hậu Milap Chandra Sharma – ĐH Jawaharlal Nerhu của Ấn Độ – nhận định rằng, các quốc gia láng giềng phương Nam sẽ bị ảnh hưởng nặng nề về nguồn nước; bởi lẽ, trước đây Ấn Độ từng chịu thiệt hại nặng về nguồn nước tới hơn 30 triệu USD khi các con đập của TC bất ngờ xả lũ. Những trận lũ quét kinh hoàng khiến 500.000 người ở miền Đông Bắc Ấn Độ mất nhà, sống cảnh màn trời chiếu nước.
ẤN ĐỘ LO BẮC KINH BỨC TỬ SÔNG BRAHMAPUTRA: Sông Yarlung Zangbo từ phía Hoa Lục chảy sang Ấn Độ được gọi bằng tên Brahmaputra (Tây Tạng gọi là Yarlung Tsango) chảy từ dãy Himalaya qua các nước Tàu Cộng và Ấn Độ. Bắc Kinh được cho là đang lên kế hoạch xây 25 dự án thủy điện trên thượng nguồn sông Brahmaputra, trong đó có khả năng Bắc Kinh xây dựng nhà máy điện khỏng lồ tại Medog, gần khu vực Great Bend cũng thuộc lưu vực sông Brahmaputra. Nếu dự án này được khai triển thì đập thủy điện này sẽ còn lớn gấp đôi đập Tam Hiệp hiện nay. Ấn Độ lo ngại dự án này thay đổi dòng chảy tự nhiên của sông sẽ gây hậu quả môi trường nghiêm trọng hoặc thậm chí là một “vũ khí chiến lược”nhằm chống lại New Delhi do một phần lớn nước tưới của sông này chảy qua lãnh thổ Ấn Độ. Giới chức Ấn Độ cho rằng, đây có thể là một trong những nguyên nhân gây ra các cơn lũ lớn, có thể nhấn chìm miền Đông Ấn Độ. Trận lũ lụt giữa tháng 8/2017 vừa qua đã khiến hàng trăm người Ấn Độ thiệt mạng.
Bắc Kinh đã cố ý dội một “quả bom nước” đe dọa sinh mạng của gần 1 triệu người Ấn Độ. Ngoài ra Bắc Kinh cũng xây dựng phi pháp nhiều con đập trên các dòng sông chảy đến Ấn Độ mà theo các chuyên gia, nếu những con đập bất ngờ xả lũ, Ấn Độ có thể chìm trong biển nước và hàng triệu người dân bị nhấn chìm trong cơn lũ lụt. Mối đe dọa to lớn hơn đối với Ấn Độ chính là con sông Brahmaputra bắt nguồn từ Tây Tạng, khu vực thuộc quyền kiểm soát của Bắc Kinh. Đây là mối hiểm họa nghiêm trọng cho dân Ấn Độ có thể cướp đi vô số mạng người.
Theo BBC ngày 18/6/2019, tình trạng thiếu nước trầm trọng đã buộc thành phố Chennai lớn thứ 6 Ấn Độ ở phía Nam Ấn Độ đang rơi vào khủng khoảng nước ngọt, khi 4 hồ chứa nước chính đã hoàn toàn cạn kiệt buộc thành phố khai triển các giải pháp khẩn cấp, bao gồm việc khoan các giếng ngầm. Người dân đã phải xếp hàng nhiều giờ liền để lấy nước trợ cấp của chính phủ. Nếu tình trạng thành phố Chennai cạn kiệt nước kéo dài, có nguy cơ bị xóa sổ.
BIỂN ĐÔNG & MEKONG LÀ 2 GỌNG KỀM CHIẾN LƯỢC CỦA TC THỐNG TRỊ ĐÔNG NAM Á:
Theo GS Thitinan Pongsudhirak – Khoa học Chính trị ĐH Chulalongkorn – ngày 25/3 bình luận trên tờ Bangkok Post rằng, Bắc Kinh đặt mục tiêu rõ ràng là “chiếm đất” ở Biển Đông và “chiếm nguồn nước” ở thượng nguồn sông Mekong. Trên thượng nguồn sông Mekong, Bắc Kinh đã đơn phương cho phép mình có quyền thống trị nguồn nước bằng cách khai thác lợi thế địa lý và dòng chảy tự nhiên của con sông xuyên quốc gia này, thông qua việc xây dựng một loạt đập thủy điện ở thượng nguồn.
Ỷ mình là nước lớn nhất ở thượng nguồn, Tàu Cộng tự ý ngăn dòng chảy của sông Mekong. Bằng cách thực hiện chính sách hung hăng bá quyền khu vực trong cả 2 vấn đề Biển Đông và sông Mekong. Bắc Kinh áp lực các tiểu quốc láng giềng và muốn tránh xung đột với họ là phải tham gia vào hệ thống “chư hầu khu vực”. Tập Cận Bình đã đặt mục tiêu rõ ràng là chiếm đất ở Biển Đông và chiếm nước ở thượng nguồn sông Mekong, kiểm soát nguồn nước quan trọng của các nước hạ nguồn: Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và VN.
NHỮNG ĐẬP THỦY ĐIỆN TRÊN THƯỢNG NGUỒN SÔNG MEKONG: Con sông Mekong phát nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, chảy dài trên 6.000 km qua 6 quốc gia: Tàu, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam và là nguồn sống gần 200 triệu dân của các quốc gia hạ nguồn kể trên. Sông Mekong có tới 1.245 loại cá. Hàng năm có tới 2 triệu tấn cá được đánh bắt ở các quốc gia hạ nguồn. Riêng tại Biển Hồ (Tonle Sap) ở Campuchia cũng đánh bắt được 400.000 tấn thủy sản để xuất cảng.
Việc Tàu Cộng liên tục xây dựng nhiều đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mekong, bất chấp hậu quả vô cùng tai hại mà báo chí Thái Lan gọi đó là chính sách “The White coal” nhằm thao túng và gây áp lực chính trị đối với các quốc gia hạ nguồn. Thái Lan gọi đó là “The rap of a river”. Còn VN cũng than phiền các đập thủy điện của TQ làm tăng lưu lượng nước biển tràn vào ĐBSCL nơi sản xuất lúa gạo chiếm một nửa của VN.
Theo tổ chức Phát triển LHQ/ UNDP trong bản báo cáo “Mekong river development may trigger conflict” có đưa ra nhận định: “Các quốc gia hạ nguồn như VN bị ảnh hưởng trực tiếp mỗi khi có sự tăng giảm nguồn nước. Mùa khô sẽ làm cho nước mặn tràn vào và như thế sẽ gây hư hại cho mùa màng canh tác dọc theo hai bên bờ sông”. Hiện nay, vùng ĐBSCL đã bị nhiễm mặn và nhiều cánh đồng bao la không canh tác được vì nguồn nước bị nhiễm mặn hoặc thiếu nước ngọt để trồng trọt vì các hồ nước ở các đập thuợng nguồn giữ lại phù sa.
Ngày nay, vùng châu thổ sông Cửu Long đang chìm dần và thu nhỏ lại và không còn nghi ngờ gì nữa, thảm họa này ngày càng gia tăng bởi tác động kép của biến đổi khí hậu do nước biển dâng cao và do việc tích lũy nước hàng loạt tại các đập thủy điện bên Hoa Lục làm giảm mực nước sông Mekong vào mùa khô. Tất cả kinh rạch xây dựng từ thời Pháp thuộc như kinh Phụng Hiệp, kinh xáng Xà No đều bị nuớc biển xâm nhập hầu hết khắp vùng ĐBSCL.
Việc nước mặn tấn công chưa từng thấy làm đảo lộn cuộc sống của người dân tại các tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Rạch Giá đang phải chạy nước mặn từng ngày. Các dòng sông Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Sa Đéc đang bị xâm nhập mặn vào sâu nội địa trên cà trăm thước và có chiều hướng tăng nhanh đang hủy diệt môi trường sống của dân chúng MNVN.
Miền Trung VN đang chết khát, sông nhiễm mặn, nước ngọt sinh hoạt thiếu khiến trẻ em và người già nhập viện ồ ạt, ruộng đồng khô cháy, đất ruộng nức nẻ, cây trồng héo úa vì thiếu nước tưới…Miền Trung đang trải qua những ngày nắng nóng khóc liệt, nắng như thiêu đốt. ông Trương Tấn, ở thôn Phú Tân 1, xã An Cư, huyện Huy Tân, tỉnh Phú Yên nói: “Chúng tôi ở đây thiếu nước quanh năm, nhưng năm nay đã thiếu lại càng thiếu”. Nắng nóng đã khiến sông suối cùng hệ thống nước ngầm H. Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên khô cạn, đẩy 1.600 hộ ở 19 thôn thuộc 5 xã trong huyện đang chắt chiu từng giọt nước để sinh hoạt.
Theo tài liệu chính thức của tỉnh Vân Nam năm 1995, Bắc Kinh đã xây dựng hoàn tất một chuỗi 14 con đập thủy điện trên dòng chính sông Mekong, bắt đầu từ thượng nguồn: 1.Liutonsiang 2.Jiabi 3.Wunengiong 4.Tuoba 5.Huangdeng 6.Tienmenkan 7.Guongguoio 8.Xiaowan 9.Manwan 10.Dachaoshan 11.Nuozhado 12.Jinghong 13.Gunlanba 14.Monsong. Chính những con đập thủy điện này đe dọa nghiêm trọng đời sống cả hơn 200 triệu nông dân và ngư dân sinh sống dưới hạ nguồn sông Mekong trong thế kỷ này. Đập thủy điện Tiểu Loan của TC được cho là có trữ luợng nước lớn từ sông Mekong.
Rõ ràng, Bắc Kinh đang thao túng sông Mekong, mặc kệ số phận bi thảm của các nước láng giềng. Hơn hai thập niên qua, dòng sông huyền thoại Mekong đã bị TC biến thành một nhà máy điện khổng lồ. Việc xây dựng tràn lan các đập thủy điện trên sông Mekong có thể dẫn đến một cuộc “chiến tranh môi trường”. Theo một báo cáo do Chương trình Môi trường LHQ & Viện Kỹ thuật Châu Á công bố vào tháng 5, đã khẳng định, các đập thủy điện của Tàu Cộng có nguy cơ làm cho dòng Mekong bị bức tử, bởi sự khai thác quá mức và tình trạng xây đập của Bắc Kinh không được điều tiết trên dòng sông này.
ĐỀ NGHỊ TT TRUMP TIÊU DIỆT TÀU CỘNG BẰNG “CHIẾN TRANH MÔI TRƯỜNG”:
Rõ ràng, dã tâm của bọn lãnh đạo Bắc Kinh dùng nguồn nước sông Mekong làm vũ khí chiến lược, phục vụ cho “chiến tranh môi trường” tấn công các quốc gia dưới hạ nguồn sông Mekong mà ĐBSCL của Việt Nam đang đứng nguy cơ bị hủy diệt. Theo các chuyên gia nhận định, có lẽ không một nuớc nào ở vùng hạ nguồn sông Mekong hứng chịu hậu quả nặng nề như Việt Nam, nước sản xuất lúa gạo thứ 2 thế giới với vựa lúa ờ ĐBSCL.
Tôi đề nghị một chiến lược với Washington, phải tiêu diệt Tàu Cộng bằng chiến tranh môi trường. Đặc điểm của cuộc “Chiến tranh môi trường” là đánh vào tử huyệt của Tàu Cộng, một cuộc chiến tranh không tốn kém, không đổ máu cho cả hai phía, không khói súng, không cần điều động binh lực, kết thúc chiến tranh nhanh chóng và làm tê liệt bộ máy chiến tranh của Tàu Cộng. Nó sẽ làm băng hoại đời sống xã hội địch về mọi mặt: văn hóa, chính trị, kinh tế, y tế, quân sự…
Những tử huyệt của Tàu Cộng nằm ở đâu? Là đập thủy điện Tam Hiệp trên sông Dương Tử và hệ thống đập thủy điện trên dòng sông Mekong, đều là những mục tiêu cố định vô phương bảo vệ. Tàu Cộng sẽ phải trả giá vì tham vọng ngông cuồng muốn bức tử dòng sông Mekong huyền thoại. Hoa Kỳ vừa được danh lẫn lợi, vì một khi hệ thống thủy điện ở thượng nguồn sông Mekong bị đánh sập, trả con sông nầy về vị trí nguyên thủy của nó vào hậu bán thế kỷ XX thì tất cả các quốc gia dưới hạ nguồn sông Mekong như Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam sẽ nhiệt liệt tôn vinh Hoa Kỳ nói chung và TT Donald Trump nói riêng là vị cứu tinh của trên 200 triệu dân nghèo sống về nghề hạ bạc và nông nghiệp thoát khỏi cảnh nghèo đói triền miên.
Riêng về Đập Tam Hiệp, Bắc Kinh đã tiên liệu, lo ngại một trận đại hồng thủy xảy ra đã tuyên bố: Một phi đội B-2 mang siêu bom mới có khả năng đánh được đập Tam Hiệp, dài 2.308m, cao 185m, đỉnh đê rộng 15m, đáy đê rộng 124m, được sử dụng từ 30 triệu m3 bê tông, 30.000ha đất nông nghiệp để có hồ chứa khổng lồ rộng tới 80.300 km2 hết sức kiên cố. Chỉ có chiến tranh hạt nhân mới có khả năng gây tổn thất cho đập Tam Hiệp. Giáo sư Trương Bác Đình – Kiến trúc sư cấp cao, Phó tổng thư ký Hiệp hội công trình Thủy điện TQ – tuyên bố rằng, nếu bị tấn công bằng vũ khí hạt nhân thì đập Tam Hiệp sẽ rơi vào tình trạng nứt vỡ và sụp đổ chỉ trong vài phút dưới sức ép của nước từ hồ chứa khổng lồ.
Tổng hợp và Nhận định
Nguyễn Vĩnh Long Hồ
28.06.2019