Seite auswählen

 

Thế giới ngầm rộng lớn dưới đất ở Việt Nam

 

Ẩn dưới những khu rừng rậm rạp ở miền trung Việt Nam là một mê cung sâu dưới lòng đất gồm 3 trong số 4 hang động lớn nhất thế giới.

Bạn sẽ không bị va đầu vào đá trong các hang ở tỉnh Quảng Bình thuộc miền trung Việt Nam vì chúng lớn tới mức chứa được cả tòa nhà 40 tầng.

Three of the world’s four biggest caves are in this skinniest part of the slender nation. Hundreds of other limestone caves housing deep grottoes and underground rivers are here too, with new caverns discovered every year. They’re welcome news for this area, just north of the demilitarised zone that split North and South Vietnam from 1954 until 1975. The US bombed here extensively during the Vietnam War (one crater is used as the site of an outdoor bar), and poverty hit hard for more than a decade afterwards.

Ba trong số bốn hang động lớn nhất thế giới nằm ở khu vực hẹp nhất của đất nước có dáng mảnh dẻ này. Hàng trăm hang động đá vôi khác có các hang nhỏ sâu và sông ngầm cũng nằm ở đây, và mỗi năm lại phát hiện ra các hang động mới. Hang mới là tin vui cho vùng này, một vùng ngay phía Bắc khu phi quân sự đã chia Bắc và Nam Việt Nam từ 1954 đến 1975. Mỹ đã ném bom ở đây rất nhiều trong chiến tranh Việt Nam (một hố bom đã được dụng làm địa điểm cho một quán bar ngoài trời), và sự nghèo đói là nghiêm trọng trong hơn một thập kỷ sau đó.

Now Quang Binh is the world’s hot new caving destination, home to a 126,000-hectare Unesco-protected national park whose lush tropical forests hide a vast 104km subterranean world – making it one of the most spectacular limestone karst ecosystems on the planet.

 Bây giờ Quảng Bình là điểm nóng mới của thế giới để thăm hang động, nơi có vườn quốc gia, được Unesco bảo vệ, rộng 126.000 ha mà khu rừng nhiệt đới rậm rạp che giấu một thế giới ngầm rộng 104km – biến nó thành một trong những hệ sinh thái hang đá vôi ngoạn mục nhất hành tinh.

Three of the world's four-biggest caves are in Vietnam's Quang Binh province (Credit: Credit: Kim I Mott)

Three of the world’s four-biggest caves are in Vietnam’s Quang Binh province (Ba trong số bốn hang động lớn nhất thế giới nằm ở tỉnh Quảng Bình.) (credit: Kim I Mott)

 

I recently visited to explore a handful of Vietnam’s great caves, including one that opened to the public several months ago. When I lived here in the 1990s, I had no idea about the region’s hidden labyrinth buried below my feet. I’ve enjoyed caves in the past – to a degree. Most of my experiences have been in drive-up affairs where claustrophobic tours lead to head bumps followed by fudge-filled shops. Now, I was seeking greater cave majesty.

Gần đây tôi đến để khám phá một số hang động lớn của Việt Nam, kể cả một hang động được mở ra cho công chúng vài tháng trước. Khi tôi sống ở đây vào những năm 1990, tôi không biết gì về khu vực mê cung ẩn giấu dưới chân mình. Trước đây tôi rất thích hang động – ở một mức độ nào đó. Hầu hết trải nghiệm của tôi là trên xe ô tô mà các chuyến du lịch vào nơi chật chội dẫn đến va đụng biêu đầu, sau đó là các cửa hàng bán toàn đồ vớ vẩn. Giờ đây tôi đang tìm kiếm sự hùng vĩ của hang động.

Most coverage of Quang Binh focuses on the 200m-tall and 5km-long Son Doong cave, the world’s largest. A local logger found it by accident in 1991, then scientists explored it in 2009 before opening it for tours in 2013. But Son Doong’s limited access (1,000 people a year) and cost 69,766,100 Vietnamese dong (£2,384 per person) means most visitors, including myself, look to some of the province’s hundreds of other known caves. Some feature easy-access boardwalks and lit-up stalactites and stalagmites. Others are untouched, requiring guided overnight jungle treks to camping sites at underground cave beaches. Meanwhile, this subterranean ecosystem is growing. ‘New’ caves open to visitors each year.

Phần lớn tin tức ở Quảng Bình tập trung nói về hang Sơn Đoòng cao 200m và dài 5km, lớn nhất thế giới. Một thợ đốn cây đã tình cờ tìm thấy hang này năm 1991, sau đó các nhà khoa học đã khám phá nó năm 2009 trước khi mở cho các tour du lịch vào năm 2013. Nhưng việc vào thăm hang Sơn Đoòng là hạn chế (chỉ 1.000 người một năm) với giá 69.766.100 đồng Việt Nam (2.384 bảng Anh) một người, nghĩa là phần lớn du khách, kể cả tôi, phải tìm tới hàng trăm các hang khác được biết đến của tỉnh này. Một số hang có đường vào dễ dàng bằng ván gỗ, các măng đá và nhũ đá được chiếu sáng. Các hang khác còn hoang sơ, đòi hỏi những chuyến đi bộ trong rừng qua đêm có hướng dẫn đến các điểm cắm trại ở các bãi cát trong hang động dưới lòng đất. Trong khi đó, hệ sinh thái dưới mặt đất này vẫn đang phát triển. Các hang động mới được mở cửa cho du khách mỗi năm.

“We’ve still only explored about 30% of the area. So there’s a lot more to find,” said Howard Limbert of the British Cave Research Association, who first came to Vietnam in 1990 with his wife, Deb. They stuck around to explore and helped local operators open caves to the public, including Son Doong in 2013.

“Chúng tôi vẫn chỉ khám phá khoảng 30% khu vực. Vì vậy, việc tìm kiếm còn nhiều lắm, Lim Limbert, thuộc Hiệp Hội Nghiên Cứu Hang Động Anh, người đầu tiên đến Việt Nam vào năm 1990 cùng với vợ ông, Deb, nói. Họ ở lại đây để khám phá và giúp các nhà khai thác địa phương mở hang động cho công chúng, kể cả hang Sơn Đoòng vào năm 2013.

 The world's biggest cave, Son Doong, was discovered by accident in 1991 by a local Vietnamese logger (Credit: Credit: Kim I Mott)

The world’s biggest cave, Son Doong, was discovered by accident in 1991 by a local Vietnamese logger (Credit: Kim I Mott) Hang lớn nhất thế giới, Sơn Doòng, được phát hiện tình cờ vào năm 1991 bởi một người khai thác gỗ địa phương.

 

According to Howard, a combination of 450-million-year-old limestone deposits and heavy rains in Quang Binh provide the perfect combination for cave making. Rainwater gets channelled through stronger, non-limestone rock, gradually forming underground rivers and monumental chambers that extend for kilometres. In some you can see ceiling grooves, hundreds of metres above cave floors, made from eddies when caves sometimes fill with water during the autumn monsoon season.

Theo Howard, sự kết hợp giữa trầm tích đá vôi 450 triệu năm tuổi và mưa lớn ở Quảng Bình là điều kiện để tạo ra hang động. Nước mưa được dẫn qua đá cứng hơn (không phải đá vôi) dần dần hình thành nên các dòng sông ngầm và các buồng/vòm hoành tráng kéo dài hàng km. Ở một số vòm hang, bạn có thể nhìn thấy các rãnh trần vòm, cách sàn hang hàng trăm mét, được tạo thành do xoáy nước khi mà các các hang động tràn ngập nước trong mùa gió mùa thu.

The heart of these natural attractions is Phong Nha–Ke Bang National Park, a 50-minute drive west of the coastal town of Dong Hoi. In the modest village of Phong Nha, dozens of family-run guesthouses run along several kilometres of a mountain-backed river, where locals ride longboats and use long poles to harvest river grass that’s used as food at fish farms. There are no resorts yet (though rumours abound). And impressively, locals run almost all businesses.

Trung tâm của những điểm tham quan tự nhiên này là Vườn Quốc Gia Phong Nha- Kẻ Bàng, cách thị trấn ven biển Đồng Hới 50 phút ô tô về phía tây. Ở làng Phong Nha khiêm nhường, hàng chục nhà nghỉ do gia đình điều hành chạy dọc vài km theo một con sông ven núi, nơi người dân dùng sào chống đẩy các ghe dài để thu hoạch cỏ trên sông dùng làm thức ăn cho các trang trại nuôi cá. Hiện không có khu nghỉ dưỡng nào (mặc dù nhiều tin đồn là có). Và điều ấn tượng là người dân ở đây làm đủ các nghề kinh doanh.

The closest cave to the village is Phong Nha, reached by tourist boats from the village’s river docks. But I opted to explore others in and around the national park, where a 50km-loop passes caves, botanic gardens, eco trails and even a zip line or two.

 Hang động gần nhất với ngôi làng là Phong Nha, du khách đến đây bằng thuyền đi từ bến đỗ ở làng. Nhưng tôi lại khám phá cách đi khác, đi vào và đi quanh vườn quốc gia, một tuyến đường vòng 50 Km đi qua các hang, vườn bách thảo, đường mòn sinh thái và thậm qua 1 hoặc 2 đường cáp thô sơ.

Family-run guesthouses provide accommodation in the heart of the Unesco-protected Phong Nha-Ke Bang National Park (Credit: Credit: Kim I Mott)

In Vietnam’s quiet Phong Nha village, family-run guesthouses provide accommodation near the heart of the Unesco-protected Phong Nha-Ke Bang National Park (Credit: Kim I Mott) Tại làng Phong Nha yên tĩnh của Việt Nam, các nhà nghỉ do gia đình tự quản cung cấp chỗ ở ngay gần trung tâm của Vườn Quốc Gia Phong Nha-Ke Bàng được Unesco bảo vệ.

 By motorbike, I followed the old Ho Chi Minh Road (used to transport equipment and personnel during the Vietnam War) from the village into the park. It’s a lovely ride in itself. Tree canopies droop over each other amidst interlocked green mountains that overlook a deep valley cut by a skinny mud-brown river.

Bằng xe máy, tôi đi theo đường mòn Hồ Chí Minh cũ (trước dùng để vận chuyển thiết bị và nhân sự trong chiến tranh Việt Nam) từ làng vào công viên. Bản thân chuyến đi là rất thích thú. Những tán cây chùm lên nhau giữa những ngọn núi xanh xen kẽ nhìn xuống một thung lũng sâu bị cắt bởi một dòng sông nhỏ bé màu nâu bùn.

I detoured to a sombre cave shrine, Hang Tám Cô, dedicated to Vietnamese soldiers who were trapped here after a US bombing raid in 1972 and eventually perished in the darkness. At the next stop, Paradise Cave (Thien Duong), which opened in 2011, a golf cart took me to a paved ramp to hike up through the trees to a wooden stairway that descends into gigantic cave chambers that run 32km.

Tôi đi đường vòng đến một hang miếu thờ ảm đạm, Hang Tám Cô, nơi tưởng nhớ 8 bộ đội nữ Việt Nam bị mắc kẹt ở đây sau một cuộc ném bom của Mỹ vào năm 1972, và cuối cùng chết trong bóng tối. Ở điểm dừng tiếp theo, Hang Thiên Đường, mở cửa vào năm 2011, một chiếc xe ô tô điện đã đưa tôi đến một đoạn đường dốc lát đá để rồi tôi leo qua các cây để tới một cầu thang bằng gỗ dẫn xuống các vòm hang khổng lồ chạy dài 32km.

Up until then, Hang Tam Co was easily the most breath-taking cave I’d ever seen. But it’s the guided tours to more remote caves that make Quang Binh the world’s biggest caving destination. Two local outfitters, Oxalis and Jungle Boss, have exclusive access to various caves, mostly geared to visitors of varying skill levels. I decided against their overnight trips and went with three one-day tours.

 Cho đến lúc đó, Hang Tám Cô dễ dàng là hang động gây ngạc nhiên nhất mà tôi từng thấy. Nhưng chính những chuyến du lịch, có người hướng dẫn, đến các hang động xa hơn khiến Quảng Bình trở thành điểm đến lớn nhất thế giới về du lịch hang động. Hai cửa hàng của địa phương về thiết bị du lịch, Oxalis và Jungle Boss, có đặc quyền vào nhiều hang động khác nhau, chủ yếu phục vụ du khách ở các cấp độ kỹ năng khác nhau. Tôi quyết định không đi các chuyến qua đêm mà đi 3 chuyến, mỗi chuyến 1 ngày.

Central Vietnam's Quang Binh province is home to hundreds of limestone karst caves, with 'new' ones being discovered every year (Credit: Credit: Kim I Mott)

Central Vietnam’s Quang Binh province is home to hundreds of limestone karst caves, with ‘new’ ones being discovered every year (Credit: Kim I Mott) Tỉnh Quảng Bình ở Miền Trung Việt Nam là nơi có hàng trăm hang động đá vôi, mà mỗi năm lại phát hiện ra những hang mới.

 

The name of Hang Tien (or ‘Fairy Cave’) tempted me first. I joined a dozen other travellers, two English-speaking guides and two porters to venture to the Tu Lan cave network, a 70km ride north-west of the national park. The surrounding mountain scenery was used as a setting for the film Kong: Skull Island, and riding there, I was glued to the van window as we passed villages backed by dramatic, lush peaks rising skyward at jagged angles.

Cái tên Hang Tiên cám dỗ tôi trước hết. Tôi đã tham gia cùng 12 du khách khác, hai hướng dẫn viên nói tiếng Anh và hai người khuân vác để mạo hiểm vào đi mạng lưới hang Tu Lan, cách công viên quốc gia 70km về phía tây bắc. Cảnh núi non xung quanh ở đây được sử dụng cho bộ phim Kong: Đảo Đầu Lâu, khi ngồi trên xe, tôi cứ dán mắt vào cửa sổ khi xe đi qua các ngôi làng dựa vào các núi có đỉnh răng cưa, um tùm cây và đầy ấn tượng, vươn lên bầu trời.

Our hike began from a dirt road into what appeared to be impenetrable jungle. The narrow dirt trail rose over gnarling roots and jagged limestone rocks as vines brushed against our shoulders. As we went, the guide, Tham ‘Katy’ Nguyen, merrily pointed out fresh black bear tracks and a monkey rustling in the trees above us.

Chuyến đi bộ của chúng tôi bắt đầu từ một con đường đất đi vào khu rừng tưởng như không thể xuyên qua nổi. Con đường đất hẹp leo qua các dễ cây xù xì và những tảng đá vôi lởm chởm trong khi dây leo cọ sát vào vai chúng tôi. Khi chúng tôi đi, hướng dẫn viên Tham ‘Katy’ Nguyễn, vui vẻ chỉ ra những dấu vết chân còn mới của gấu đen và tiếng xào xạc của khỉ trên những tán cây phía trên đầu.

The air was dense with humidity and soon I was covered in sweat. After a couple of hours, we reached a nook in the mountains where the shadows guarded a gaping entrance.

Không khí oi ả và ẩm, và chẳng mấy chốc tôi đã đẫm mồ hôi. Sau vài giờ, chúng tôi đến một ngách trong núi nơi bóng râm che một lối vào hang rộng mở.

Giant limestone boulders crowded the cave’s interior where lime-green ferns grew from terraced rocks. Our headlamps shot beams through the towering dark. Each new chamber we reached brought its own wonder, as we stepped over sandy floors and brimstone pools, climbed over ribbed formations that resembled giant coiled snakes and then reached a bright-blue lagoon, nearly 1km inside.

 Những tảng đá vôi khổng lồ chen chúc bên trong hang động, nơi dương xỉ xanh nhạt mọc lên từ những tảng đá bậc thang. Đèn pha trên mũ chúng tôi tia xuyên vào bóng tối cao chót vót. Mỗi vòm hang mới mà chúng tôi tới được đều có sự kỳ diệu riêng của nó, chúng tôi bước qua nền cát và các vũng nước lưu huỳnh, trèo qua những thành hệ địa chất giống như những con rắn cuộn khổng lồ và sau đó đến một đầm phá màu xanh lục sáng, cách cửa hang 1 Km.

 

Long boats lead travellers from the quiet village of Phong Nha along the river to the Phong Nha cave (Credit: Credit: Kim I Mott)

Long boats lead travellers from the quiet village of Phong Nha along the river to the Phong Nha cave (Credit: Kim I Mott) Những chiếc thuyền dài đưa du khách từ làng Phong Nha yên tĩnh dọc theo sông đến hang Phong Nha.

 

Over the next few days, my appreciation for caves deepened. On a tour to Ma Da Valley, a former North Vietnam transport vehicle from the Vietnam War took eight of us back into the national park. We criss-crossed rivers and climbed over log bridges to reach a ‘wet cave’, where we swam for nearly 1km through an underground river’s deep, dark water as bats playfully swooped over us. In another cavern, we passed a stack of old bottles, shoe soles, leather bags, all left by North Vietnamese soldiers during the war.

Trong vài ngày tiếp theo, sự cảm kích của tôi đối với hang động ngày càng sâu sắc. Trong một chuyến đi đến Thung lũng Ma Da, một phương tiện giao thông Bắc Việt cũ từ thời chiến tranh đã đưa tám người chúng tôi trở lại công viên quốc gia. Chúng tôi đã vượt qua các sông và trèo qua những cây cầu gỗ để đến một “hang ướt’, nơi chúng tôi bơi gần 1km theo một dòng sông ngầm, nước sâu, tối tăm, trong khi những con dơi nhào lộn trên đầu chúng tôi. Ở một hang khác, chúng tôi đã đi qua một đống chai cũ, đế giày, túi da, tất cả do bộ đội Bắc Việt để lại trong chiến tranh.

Our local guide, Dao Uy (or ‘Captain’), regularly explores the jungle for days with just a hammock, machete and lighter. He’s discovered several caves himself.

Hướng dẫn viên địa phương của chúng tôi, tên là Đại Úy, thường xuyên khám phá rừng rậm trong nhiều ngày mà chỉ mang theo một cái võng, dao rựa và bật lửa. Ông đã tự mình khám phá ra nhiều hang động.

“To find a cave, follow the river,” he said as we ate grilled chicken after a refreshing dip in a bright blue swimming hole. “I found a new one three months ago. Haven’t given it a name yet.”

“Để tìm một cái hang, hãy đi theo dòng sông”, ông nói khi chúng tôi ăn gà nướng sau khi ngâm mình trong một cái hố bơi màu xanh sáng. “Tôi đã tìm thấy một cái hang mới cách đây 3 tháng. Tôi chưa đặt tên cho nó.”

I didn’t come here to name caves, but I did manage to be the first American to visit one with a surprising story that just opened this year.

 Tôi đã đến đây không phải để đặt tên cho các hang động, nhưng tôi đã trở thành người Mỹ đầu tiên đến thăm một hang với một câu chuyện đáng ngạc nhiên mà nó vừa được khai trương trong năm nay.

In recent years, this historically impoverished province has emerged as one of the world's great cave destinations (Credit: Credit: Kim I Mott)

In recent years, this historically impoverished province has emerged as one of the world’s great cave destinations (Credit: Kim I Mott) Trong những năm gần đây, tỉnh luôn nghèo này đã nổi lên như một trong những điểm đến thăm hang động vĩ đại thế giới.

 

About 80km southeast of Phong Nha, the Vo Nguyen Giap Cave is named for the self-trained North Vietnamese general who defeated the French in 1954 and the Americans and South Vietnamese in the 1970s. Giap was born nearby and spent a couple of years during the Vietnam War in this 5km-deep cave. My visit to the modest cave’s narrow chambers included a visit to a Van Kieu minority village and a lunch with locals who shared tales of natural medicines found in the jungle.

Cách Phong Nha khoảng 80km về phía đông nam, hang Võ Nguyên Giáp được lấy tên của vị tướng Bắc Việt tự học, đã đánh bại người Pháp năm 1954 và người Mỹ và người miền Nam vào những năm 1970. Tướng Giáp được sinh ra gần đó và đã dành vài năm trong Chiến Tranh Việt Nam ở trong hang động sâu 5km này. Chuyến thăm của tôi đến các phòng hẹp của hang khiêm tốn này bao gồm cả chuyến di thăm một làng dân tộc thiểu số Văn Kiều và một bữa ăn trưa với những người dân địa phương mà họ chia sẻ những câu chuyện về các loại thuốc tự nhiên được tìm thấy trong rừng.

It’s very important for you to look after the caves and preserve them

Giap – who died in 2013 at the age of 102 – once used these caves to dodge US bombs, but saw the grottoes’ bigger potential as an eco-tourism site once peace came. Today, he’s posthumously helping ensure Quang Binh doesn’t follow the same overdevelopment of other natural wonders in Vietnam, such as Halong Bay. Giap’s role as a guardian of the region sprang from a chance lunch he had in 1992 with Howard and Deb Limbert.

Tướng Giáp – qua đời năm 2013 ở tuổi 102 – đã từng sử dụng những hang động này để tránh bom Mỹ, nhưng thấy các hang động này là tiềm năng lớn hơn như một địa điểm du lịch sinh thái một khi hòa bình trở lại. Ngày nay ý kiến của ông đang giúp Quảng Bình không đi theo sự phát triển thái quá của các kỳ quan thiên nhiên khác ở Việt Nam, như vịnh Hạ Long. Vai trò của ông, như người gìn giữ cho khu vực, nảy sinh trong bữa ăn trưa tình cờ với vợ chồng Howard và Deb Limbert năm 1992.

“We didn’t realise who he was,” Deb said. “But he was clearly important as he had an entourage.”

“Chúng tôi không biết ông là ai,” Deb nói. “Nhưng ông rõ ràng là người quan trọng vì theo ông có đoàn tùy tùng.”

 Giap was fascinated by the Limberts’ observations from exploring caves around Phong Nha. Shortly after the lunch, the Limberts received a fateful letter from him.

Ông Giáp rất thích thú với những nhận xét của Limbert về việc khám phá các hang động xung quanh Phong Nha. Ngay sau bữa trưa, các ông Limbert nhận được một lá thư định mệnh của ông.

“He wrote, ‘It’s very important for you to look after the caves and preserve them,’” Howard said. “He was so far ahead of his time.”

 “Ông viết, ‘Việc ông bà chăm sóc và bảo tồn các hang động là hết sức quan trọng,’ Howard nói. “Ông đã đi trước thời đại của mình.”

Nearly all of the guesthouses in the Phong Nha-Ke Bang National Park are run by locals, and there are no major resorts yet (Credit: Credit: Kim I Mott)

Nearly all of the guesthouses in the Phong Nha-Ke Bang National Park are run by locals, and there are no major resorts yet (Credit: Kim I Mott) Gần như tất cả các nhà nghỉ trong Vườn Quốc Gia Phong Nha-Kẻ Bàng đều do người dân địa phương điều hành và hiên chưa có khu nghỉ dưỡng lớn nào.

 

Over the years, developers have eyed the mountains for potential mining, lumber or tacky cable-car projects, and the Limberts always turn back to Giap.

Năm tháng trôi qua, nhiều nhà phát triển đã để mắt đến những ngọn núi cho các dự án khai mỏ, khai thác gỗ hoặc đường cáp treo, và Limbert luôn dẫn lời ông Giáp.

“I [show them] this letter and they don’t do it,” Howard said.

Caves have served as a lot of things to people: shelters, hideouts, blank canvases, metaphors, a source to study slow-moving science. And in Quang Binh, they offer not just a wonderland for adventurers, but ongoing hope for conservation of one of South-East Asia’s most beautiful regions.

“Tôi đã đưa cho họ xem lá thư này và họ không làm nữa,” Howard nói.

Các hang động đã phục vụ rất nhiều thứ cho con người: nơi trú ngụ, nơi ẩn náu, tấm vải tranh chưa được vẽ, phép ẩn dụ, một nguồn để nghiên cứu khoa học chuyển động chậm. Và ở Quảng Bình, hang động không chỉ là một xứ sở thần tiên cho các nhà thám hiểm, mà còn là hy vọng đang tiếp diễn để bảo tồn một trong những khu vực đẹp nhất Đông Nam Á.

That sure beats fudge.