13-9-2019
Lần đầu tiên tôi cầu khẩn cộng đồng copy mạnh, và share mạnh bài phân tích nhanh của tôi để phản bác một sai lầm nghiêm trọng, để góp phần bảo vệ chủ quyền.
01. ông Minh nói: “Lô Cá Rồng Đỏ nằm ở khu vực Nam Côn Sơn xa bờ, cách 550km, không thuộc khu đặc quyền kinh tế (EEZ) Việt Nam nhưng vẫn thuộc thềm lục địa của Việt Nam.”
Trong thực tế không có lô (block) nào có tên Cá Rồng Đỏ cả, mà chỉ có dự án dầu khí Cá Rồng Đỏ (tên tiếng Anh là Red Empiror) ở lô 136.03. Lô 136.03 nằm trên bãi ngầm Tư Chính thuộc vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam và thuộc thềm lục địa Việt Nam. Sai lầm của ông Minh chắc chắn có lợi cho Trung Quốc và gây bất lợi cho Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền.
02. Ông Minh cho rằng “Hiện hợp đồng dầu khí (PSC) dự án Cá Voi Xanh của ExxonMobil có thời hạn 20 năm (2009 – 2029), nhưng 10 năm trôi qua kể từ khi ký kết, hiện dự án mới dừng ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật (FEED), còn xa mới có thể đi vào khai thác thương mại. Điều này khiến tập đoàn dầu khí của Mỹ lo ngại”, và, “Nghĩa là ExxonMobil sẽ chỉ có 5 năm để khai thác thương mại (2024 – 2029). Nếu ExxonMobil quyết định tự gia hạn hợp đồng thêm 5 năm nữa (theo điều khoản của PSC), cộng thêm 2 năm yêu cầu ở trên, tối đa họ cũng chỉ có 12 năm khai thác thương mại, trong khi họ đã đổ hàng tỷ đô la vào dự án này. Do đó họ đang hết sức lo ngại.”
Sự thật không phải vậy. Bất cứ nhà đầu tư dầu khí nước ngoài nào khi được cấp phép thăm dò và khai thác dầu khí biển ở Việt Nam đều được cấp phép thời hạn 25 năm kể từ khi dự án đi vào khai thác thương mại. Đối tác Liên Xô ngày xưa là Zarubezneft trong Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro (nay đổi tên là Xí nghiệp liên doanh Việt Nga Vietsovpetro) cũng có quyền lợi 25 năm khi mỏ Bạch Hổ đi vào khai thác thương mại. Một thí dụ nữa là mỏ Ruby do Petronas Carigali cũng được cấp phép 25 năm kể từ khi đi vào khai thác thương mại, từ năm 1992 đến 2017.
Người làm báo ở BBC không có lỗi, có lỗi chăng là ở chỗ hỏi đã chọn nhầm người để phỏng vấn lấy tin. Lỗi nằm hoàn toàn trong nhận thức của ông Nguyễn Lê Minh.