Seite auswählen

The new island solving a Nordic housing crisis

OtherOTHER

The city of Copenhagen often tops global rankings for quality of life. But its growing popularity has put a strain on housing supply, so city planners are working on an bold solution.

 

A growing Nordic capital

Benoît DerrierBENOÎT DERRIER

Accommodation availability and affordability is a major issue in Denmark. The average household spends more than a quarter of its disposable income on housing costs, one of the highest proportions in the western world, according to the OECD.

Rents and mortgage costs are especially high in Copenhagen, driven up by more than 10,000 people a year moving to the city to work or study, both from elsewhere in Denmark and around the world. The current population is around 780,000 and predictions suggest it will increase by a further 100,000 by 2025.

Introducing Lynetteholmen island

Copenhagen City & Port DevelopmentCOPENHAGEN CITY & PORT DEVELOPMENT

Planners propose building a new island, Lynetteholmen, close to the city centre to try and address the housing crunch (khủng hoảng). The island will provide 35,000 new homes, with at least 20% earmarked as affordable rental housing for students and lower earners. Cycle paths, a new subway line and a highway will connect the island to the mainland.

Lynetteholmen will also mitigate the effects of rising sea levels due to climate change, planners say. By increasing the land mass around Copenhagen, and thanks to strategically designed banks on the island, it will help prevent flooding in the city centre.

Construction is expected to start in 2035 after a long public planning process and be complete by 2070. The project is set to cost $3bn (around 20bn Danish kronor). It will be financed by the City of Copenhagen and the Danish government, although politicians say they will source the money by selling land and housing, rather than asking taxpayers to contribute.

 

Fresh challenges

 

Benoît DerrierBENOÎT DERRIER

Lynetteholmen is set to be one of the biggest urban development projects since the 1990s, but some are concerned about packing too many residents into the city centre and say further regeneration will be needed on the outskirts too as Copenhagen’s population swells.

Professor Ellen Braae, an architect and urban development professor at the University of Copenhagen, says while she’s “excited” about the project, she believes it could pose infrastructure challenges; although the goal is sustainability, many residents are likely to be affluent car-driving commuters. She also feels diversity should be prioritised, so the island does not become an enclave for higher earners.  

There are also mixed views on the impact Lynetteholmen will have on the Refshaleøen, a hub for artists, foodies and innovators which will be connected to the new island via a bridge. Braae fears its identity could change if investors home in and the vibe becomes more corporate.

But others believe it could boost the local economy. “For us as a business, [it] would be one of the best things that could happen,” says gourmet fast food stall owner Dragos Sintimbrean, 29. “And citizens need a place to live!”

 

An island history

 

Benoît DerrierBENOÎT DERRIER

Although Lynetteholmen is the biggest and most complex project of its kind in Danish history, it’s not the first time Danes have created artificial islands to live and work on. One of the trendiest districts in the city, Christianshavn, is a man-made island that was commissioned by King Christian IV in the 17th Century. It was built on top of thousands of wooden poles.

Many other parts of the capital were also created by building up from the seabed, including Islands Brygge, a harbourfront area in the centre, Kalvebod Brygge in the former meatpacking district, Vesterbro and large parts of Nordhavn in northern Copenhagen. More recently, Peberholm island was created as a crossover point for part of the Öresund bridge, which connects Copenhagen to Malmö in southern Sweden.

The first phase of Lynetteholmen’s construction will involve putting an iron cage on the seabed to mark the island’s perimeter and filling it with soil dug up during other infrastructure projects in Copenhagen .

 

Sustainability and innovation

 

Benoît DerrierBENOÎT DERRIER

Denmark has a reputation for innovative architecture and green city planning. Copenhagen mayor Frank Jensen argues that engineers, architects and city officials will keep sustainability in focus while working on the Lynetteholmen project.

“It’s very important for me that we will have a Metro line to the new island. And then we will make it a bike-friendly area of the city like other parts of Copenhagen.”

The Danish capital already has 375km of cycle tracks; traffic lights are programmed to favour cyclists during rush hour. Planners will also prepare for more futuristic types of transport like autonomous boats and self-driving cars.

“You have to have a master plan, of course, but you have to make it flexible to adapt for changing elements when it comes to technology, energy supply and standard of living,” says Soren Tegen Pedersson, director of planning for Copenhagen City Council.

 

A tourist destination

 

Benoît DerrierBENOÎT DERRIER

As well as being an increasingly popular place to live, Copenhagen is also a magnet for tourists, who come to visit attractions such as the Little Mermaid statue, the opera house and the colourful 17th Century townhouses along Nyhavn waterfront.

According to figures from the city council, the majority of Copenhageners support increased tourism and 81% of locals believe the city should continue to be promoted to attract more visitors.

The city’s mayor says that building Lynetteholmen fits into a wider strategy designed to get visitors to explore different parts of the Danish capital when they visit.

“With growing tourism, we need to invite the tourists – the guests in our city – to go to new spaces, new places like the coming Lynetteholmen.”

 

Nine more islands?

URBAN POWER Architecture & Urban PlanningURBAN POWER ARCHITECTURE & URBAN PLANNING

There are also plans to build nine other islands in an industrial district around 10km south of the city centre. The idea is to form what has been described by supporters as a “floating Silicon Valley”, designed to attract companies in the tech, pharmaceutical and life sciences sectors. These islands will be given the collective name Holmene.

The project was officially launched by the Danish government in January 2019 and will be overseen by the local municipality, Hvidovre, rather than Copenhagen City Council.

Planners hope the new islands will create around 12,000 jobs and encourage more sustainable housing in the area. But while there are hopes that construction could get going as early as 2025, so far few companies have signed up to take part in the project.

Thành phố xây thêm đảo để có chỗ ở cho người dân

OtherOTHER

Thành phố Copenhagen thường đứng đầu bảng xếp hạng toàn cầu về chất lượng cuộc sống.

Nhưng sức hút ngày càng tăng của nó đã khiến nguồn cung nhà ở thêm căng thẳng, vì vậy các nhà quy hoạch thành phố đang nghiên cứu một giải pháp táo bạo.

Thủ đô Bắc Âu ngày càng mở rộng

Benoît DerrierBENOÎT DERRIER

Nguồn nhà ở và khả năng chi trả là một vấn đề lớn ở Đan Mạch. Mỗi gia đình trung bình dành hơn một phần tư thu nhập cho chi phí nhà ở, một trong những tỷ lệ cao nhất trong thế giới phương tây, theo OECD.

Giá thuê và tiền nhà trả góp đặc biệt cao ở Copenhagen, được đẩy lên cao bởi hơn 10.000 người mỗi năm chuyển đến thành phố để làm việc hoặc học tập – họ đến cả từ những nơi khác ở Đan Mạch và khắp thế giới.

Dân số hiện tại là khoảng 780.000 người và các dự đoán cho thấy nó sẽ tăng thêm 100.000 người vào năm 2025.

Giới thiệu đảo Lynetteholmen

Copenhagen City & Port DevelopmentCOPENHAGEN CITY & PORT DEVELOPMENT

Các nhà quy hoạch đề xuất xây dựng một hòn đảo mới, Lynetteholmen, gần trung tâm thành phố để giải quyết sự thiếu hụt nhà ở.

Hòn đảo này sẽ cung cấp 35.000 ngôi nhà mới, với ít nhất 20% được dành riêng làm nhà cho thuê giá rẻ cho sinh viên và người có thu nhập thấp.

Đường chạy xe đạp, một tuyến tàu điện ngầm mới và đường cao tốc sẽ kết nối hòn đảo với đất liền.

Lynetteholmen cũng sẽ giảm thiểu tác động của mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu, các nhà quy hoạch nói.

Bằng cách tăng thêm nền đất xung quanh Copenhagen, và nhờ các bờ biển được thiết kế chiến lược trên đảo, nó sẽ giúp chặn lũ lụt ở trung tâm thành phố.

Việc xây dựng dự kiến sẽ bắt đầu vào năm 2035 sau quá trình quy hoạch công khai kéo dài và sẽ hoàn thành vào khoảng năm 2070.

Dự án dự kiến sẽ tiêu tốn 3 tỷ đô la (khoảng 20 tỷ kronor Đan Mạch).

Nó sẽ được Thành phố Copenhagen và Chính phủ Đan Mạch cấp vốn, mặc dù các chính trị gia nói rằng nguồn tiền này sẽ có được bằng cách bán đất và bán nhà, thay vì lấy tiền thuế của người dân.

Thử thách mới

Benoît DerrierBENOÎT DERRIER

Lynetteholmen dự kiến trở thành một trong những dự án phát triển đô thị lớn nhất kể từ những năm 1990, nhưng một số người lo ngại về việc dồn quá nhiều cư dân vào trung tâm thành phố và nói rằng vùng ngoại ô cũng cần phải được cải tạo khi dân số Copenhagen ngày càng đông.

Giáo sư Ellen Braae, kiến trúc sư và giáo sư phát triển đô thị tại Đại học Copenhagen, nói rằng mặc dù bà rất hào hứng về dự án, bà tin rằng nó có thể đặt ra những thách thức về cơ sở hạ tầng; mặc dù mục tiêu là sự bền vững, nhiều cư dân có thể là những người sở hữu xe hơi giàu có.

Bà cũng cảm thấy rằng nên ưu tiên sự đa dạng, để hòn đảo không trở thành vùng đất riêng cho những người có thu nhập cao.

Cũng có nhiều quan điểm khác nhau về tác động mà Lynetteholmen sẽ có đối với Refshaleøen, vốn là nơi tập hợp các nghệ sĩ, người sành ăn và nhà sáng tạo vốn sẽ được kết nối với hòn đảo mới bằng một cây cầu.

Braae lo ngại bản sắc của nó có thể thay đổi nếu các nhà đầu tư dọn đến và bầu không khí trở nên mang tính kinh doanh hơn.

Nhưng những người khác tin rằng nó có thể thúc đẩy nền kinh tế địa phương. “Đối với chúng tôi với tư cách là doanh nghiệp, đó sẽ là một trong những điều tốt nhất có thể xảy ra,” Dragos Sintimbrean, 29 tuổi, chủ quầy hàng thức ăn nhanh, nói. “Và người dân thì cần nơi để ở.”

Lịch sử đảo

Benoît DerrierBENOÎT DERRIER

Mặc dù Lynetteholmen là dự án kiểu này lớn nhất và phức tạp nhất trong lịch sử Đan Mạch, nhưng đây không phải là lần đầu tiên người Đan Mạch tạo ra các đảo nhân tạo để sinh sống và làm việc.

Một trong những quận thời thượng nhất thành phố, Christianshavn, là một hòn đảo nhân tạo được vua Christian IV ra lệnh xây vào Thế kỷ 17. Nó được xây dựng trên hàng ngàn cây cột gỗ.

Nhiều chỗ khác của thủ đô cũng được tạo ra bằng cách xây dựng từ đáy biển lên, bao gồm Quần đảo Brygge, một khu vực bến cảng ở trung tâm, Kalvebod Brygge ở quận từng là nơi đóng gói thịt, Vesterbro và phần lớn Nordhavn ở phía bắc Copenhagen.

Gần đây, đảo Peberholm được xây dựng như một điểm băng qua cho một phần của cây cầu Öresund, vốn nối Copenhagen với Malmö ở miền nam Thụy Điển.

Giai đoạn đầu tiên của việc xây dựng của Lynetteholmen sẽ bao gồm việc đặt một chiếc lồng sắt dưới đáy biển để đánh dấu chu vi của hòn đảo và lấp đầy đảo bằng đất cát được đào lên trong các dự án cơ sở hạ tầng khác ở Copenhagen.

Bền vững và đổi mới

Benoît DerrierBENOÎT DERRIER

Đan Mạch nổi tiếng về kiến trúc sáng tạo và quy hoạch thành phố xanh. Thị trưởng Copenhagen Frank Jensen lập luận rằng các kỹ sư, kiến trúc sư và quan chức thành phố sẽ vẫn tập trung vào sự bền vững trong khi xây dựng dự án Lynetteholmen.

“Một điều rất quan trọng đối với tôi là chúng tôi sẽ có tuyến tàu điện ngầm đến hòn đảo mới. Và sau đó chúng tôi sẽ biến nó thành một khu vực thân thiện với xe đạp trong thành phố cũng như các khu vực khác ở Copenhagen.”

Thủ đô của Đan Mạch đã có 375 km đường chạy xe đạp; đèn giao thông được lập trình để hỗ trợ người đi xe đạp trong giờ cao điểm. Các nhà quy hoạch cũng sẽ chuẩn bị cho các loại phương tiện giao thông tương lai như thuyền tự động và xe tự lái.

“Tất nhiên, bạn phải có một kế hoạch tổng thể, nhưng bạn phải làm cho nó linh hoạt để thích nghi với các yếu tố thay đổi về công nghệ, nguồn năng lượng và tiêu chuẩn sống,” Soren Tegen Pedersson, giám đốc quy hoạch của Hội đồng thành phố Copenhagen, nói.

Địa điểm du lịch

Benoît DerrierBENOÎT DERRIER

Bên cạnh là một nơi đến để sống ngày càng có sức hút, Copenhagen còn là nam châm hút khách du lịch, vốn đến thăm các danh thắng như tượng Nàng tiên cá, nhà hát opera và những căn nhà phố sặc sỡ từ Thế kỷ 17 đầy màu sắc dọc theo bờ sông Nyhavn.

Theo số liệu từ hội đồng thành phố, đa số người dân Copenhagen ủng hộ tăng trưởng du lịch và 81% người dân địa phương tin rằng thành phố nên tiếp tục được quảng bá để thu hút nhiều du khách hơn.

Thị trưởng thành phố nói rằng việc xây dựng Lynetteholmen phù hợp với chiến lược tổng thể nhằm thu hút du khách khám phá các khu vực khác nhau của thủ đô Đan Mạch khi họ đến đây.

“Với du lịch ngày càng phát triển, chúng tôi cần mời các du khách – những vị khách đến thành phố của chúng tôi – đến những không gian mới, những địa điểm mới như hòn đảo Lynetteholmen sắp ra đời. “

Chín hòn đảo nữa?

URBAN POWER Architecture & Urban PlanningURBAN POWER ARCHITECTURE & URBAN PLANNING

Ngoài ra, còn có kế hoạch xây dựng chín hòn đảo khác trong một khu công nghiệp cách trung tâm thành phố khoảng 10km về phía nam. Ý tưởng là hình thành thứ mà những người ủng hộ gọi là ‘Thung lũng Silicon nổi’, nhằm thu hút các công ty trong lĩnh vực công nghệ, dược phẩm và khoa học đời sống. Những hòn đảo này sẽ được đặt một cái tên chung là Holmene.

Dự án chính thức được chính phủ Đan Mạch khởi động vào tháng 1/2019 và sẽ được chính quyền địa phương, Hvidovre, giám sát chứ không phải Hội đồng thành phố Copenhagen.

Các nhà quy hoạch hy vọng rằng các hòn đảo mới sẽ tạo ra khoảng 12.000 việc làm và khuyến khích nhà ở bền vững hơn trong khu vực.

Tuy nhiên, trong khi có hy vọng rằng việc xây dựng có thể được triển khai vào đầu năm 2025, nhưng cho đến nay, rất ít công ty đăng ký tham gia dự án.