Đài truyền hình Việt Nam, VTV mới đây trình chiếu một phóng sự cho rằng nhiều tổ chức đã “núp bóng môi trường” để kích động người dân biểu tình, gây mất trật tự công cộng.
“Nhân danh bảo vệ môi trường để lôi kéo, tập hợp người dân xuống đường phản đối đường lối chủ trương của Đảng và nhà nước,” là đoạn mở đầu của phóng sự “Núp bóng môi trường” trình chiếu tối 3/11.
Phát thanh viên nêu danh hai tổ chức là Greentrees và Save Sơn Trà là “các phần tử xấu lợi dụng để hướng cộng đồng đến những vấn đề chính trị khác nhằm phá hoại sự ổn định của đất nước.”
Sợ???: Bộ phim về giới đấu tranh thảm họa Formosa
Hà Nội: Nhóm Cây Xanh cáo buộc ‘bị cô lập’
Mục lục
Greentrees nói gì?
Trả lời phỏng vấn của BBC News Tiếng Việt, Cao Vĩnh Thịnh, một thành viên của tổ chức Greentrees nói chị vô cùng “bức xúc vì những cáo buộc trắng trợn từ phía đài truyền hình”.
Chị Thịnh cho rằng phóng sự này của VTV “không thể nào thuyết phục được người dân, bởi người dân giờ có nhiều kênh tin tức để họ theo dõi chứ không còn bưng bít một chiều như xưa”.
Chị Thịnh cho rằng VTV cố tình gán ghép kết quả của hai sự kiện khác nhau với mục đích cố vẽ ra hình ảnh cho công chúng rằng: “Sự kiện người dân HN đồng loạt lên tiếng yêu cầu dừng chặt hạ 6708 cây xanh là hành động sai trái bởi vì những cây xanh đó vẫn sống khoẻ mạnh”.
Phóng sự của VTV có gì?
Phóng sự đề cập đến chủ trương thay thế 6700 cây xanh ở Hà Nội vào 2015 và cho rằng nhiều người đã nghe theo lời kêu gọi của các tổ chức này xuống đường.
“Họ giơ biểu ngữ đòi minh bạch cây xanh và giờ những biểu ngữ không liên quan đến môi trường.”
Phóng sự sau đó chiếu tiếp các hình ảnh người dân biểu tình trước trụ sở uỷ ban xã ở Hà Tĩnh với các kỹ xảo chèn ảnh nhập nhoè, kèm chiếc dấu “X” ngay chính giữa màn hình.
“Trong khi việc cần làm là đoàn kết chung tay với địa phương khắc phục sự cố thì có người chuyên kích động nhân dân tụ tập đông người gây rối tại các trụ sở cơ quan công quyền.”
“Các đối tượng hay tạo dựng cho mình một cái vỏ bọc đầy tính vì dân đó là bảo vệ môi trường, bảo vệ cây xanh, bảo vệ biển từ đó tiến hành các hoạt động chống phá như là tuyên truyền xuyên tạc, hạ uy tín chính quyền các cấp, kích động phá hoại các chủ trương kinh tế xã hội.”
VTV sau đó dẫn lời Trung tá Hồ Anh Tuấn, Phó Trưởng khoa Đào tạo sau Đại học, Học viện An ninh Nhân dân cho rằng 100 cây xanh gần Kim Mã, hồ Thủ Lệ đang được chăm sóc tươi tốt.
Và thành phố thủ đô cũng đang tiến hành trồng thêm một triệu cây mới, và những nơi đã di dời cây, các công nhân đường sắt đang làm việc hăng say, phát thanh viên VTV cho biết.
“Bản thân chính quyền Hà Nội rút kinh nghiệm trong việc tuyên truyền chưa đầy đủ, tạo kẽ hhở cho kẻ chống phá lợi dung xuyên tạc và kích động.”
“Người dân phải luôn đề cao cảnh giác trước âm mưu thủ đoạn của các tổ chức núp bóng bảo vệ môi trường này.”
Lồng ghép hai sự kiện không liên quan?
Nhưng sự kiện này đã bị VTV gán ghép với sự kiện thứ hai.
Sự kiện thứ nhất là đề án “chặt hạ và thay thế 6708” trên 190 tuyến phố chính của thủ đô, trong đề án này đã chỉ ra nhiều sai phạm của Sở xây dựng Hà Nội.
“Khi đó chính nhờ sức ép của người dân mà đã chỉ ra được những sai phạm của họ và hàng loạt quan chức đã bị cách chức.”
Thực tế, vào 19/5, Thanh tra TP Hà Nội đã xác định có sai phạm trong dự án chặt 6.700 cây xanh quanh Hà Nội và kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm của lãnh đạo TP, xử lý kỷ luật lãnh đạo Sở Xây dựng, theo báo Người Lao động.
“Việc xác định, ước tính chi phí cải tạo, thay thế cây xanh theo cách tính bình quân 10 triệu đồng/cây bao gồm cả việc chặt hạ, dịch chuyển, trồng cây thay thế, cây bổ sung, chi phí bó vỉa gốc cây và hoàn trả vỉa hè cho toàn bộ 6708 cây là chưa khoa học, chưa phù hợp với từng nội dung thực hiện cho từng loại cây, từng tuyến đường phố.”
Nhưng sự kiện này đã bị VTV gán ghép với sự kiện thứ hai – “việc dịch chuyển hơn 100 cây xà cừ” trên tuyến đường Kim Mã do Ban Quản lý đường sắt phối hợp cùng UBND thành phố thực hiện vào 2016.
Đề xuất chặt 1.300 cây: Dân Hà Nội ‘đành chịu’?
Ô nhiễm không khí cứ để dân tự lo?
Hà Nội lại xếp hàng lấy nước như quá khứ
Theo chị Thịnh, chính Greentrees đã đến gặp ADB, đơn vị cho vay vốn dự án và BQL dự án đường sắt trên cao để đối chất và yêu cầu họ trả lời những thắc mắc liên quan tới việc bảo vệ hàng cây xà cừ (African mahogany).
Sau khi đã minh bạch mọi vấn đề liên quan tới môi trường, Greentrees công khai các thông tin tường thuật buổi làm việc với ADB và BQL đường sắt trên cao tại trang Greentrees và nhóm Vì một Hà nội Xanh để mọi người an tâm với dự án này.
Cho nên nội dung của VTV khi nói về Greentrees thì đã rõ quan điểm của họ là “bôi nhọ danh dự và vu khống cho những thành viên bảo vệ môi trường”.
Chị Thịnh băn khoăn về quyết định làm phóng sự vào thời điểm này của VTV tuy nhiên chị cho biết trong năm 2019 các thành viên của Greentrees “luôn bị các lực lượng an ninh bắt cóc và câu lưu trong vòng 10-14 tiếng”.
“Họ cũng tịch thu các thiết bị và cấm xuất cảnh những nhà hoạt động bảo vệ môi trường. Gần đây là thành viên Thịnh Nguyễn bị bắt và có liên quan hay không thì tôi không rõ. Tôi chỉ thấy rõ nhất việc VTV phát sóng trên truyền hình là hành vi vi phạm pháp luật vì đã bôi nhọ xúc phạm tới chúng tôi.”
“Việc họ khuyến khích mọi người bảo vệ môi trường là chỉ hạn chế rác thải nhựa thôi là không đủ. Vậy còn việc bảo vệ rừng hay lên tiếng về thảm hoạ môi trường là sai là ko cần thiết ư? Thế những vụ việc như ô nhiễm nguồn nước Sông Đà, ô nhiễm độc thuỷ ngân, Vườn quốc gia Tam Đảo, Formosa thì sao?”
Green Trees, có tên cũ là là Vì Một Hà Nội Xanh, là một tổ chức phi lợi nhuận, xã hội dân sự độc lập làm việc trong lĩnh bảo vệ môi trường. Ra đời ngày 30/3/2015 từ phong trào bảo vệ cây xanh ở Hà Nội, tổ chức này đã có nhiều lời kêu gọi bảo vệ môi trường – tài nguyên ở Việt Nam.
Tổ chức này cho biết họ có các hoạt động yêu cầu minh bạch, giải trình của chính quyền trong các chính sách liên quan tới môi trường và phát triển.