Mục lục
Japan’s ancient way to save the planet
The concept of mottainai encompasses the idea of respecting resources and not wasting them, along with an inherent recognition of their value.
Reaching across the counter to pass us a beautifully wrapped pack of homemade senbei (rice crackers), the elderly shopkeeper joined in our admiration of the colourful designs.
Each pack was nestled in traditional washi paper, which, the shopkeeper suggested, could be used again for gifts or to cover a notebook.
“Mottainai,” she called as we left, wagging a finger with the perfect stern-grandmother tone to match.
Ubiquitous in daily life, mottainai has been the go-to admonishment for waste in Japan for centuries, representing a meaningful connection between item and owner that’s deeply rooted in Buddhist culture.
Focussing on the essence of objects, it encourages people to look beyond our throwaway culture and value each item independently, adding the fourth “R” of “respect” to the well-known mantra of “reduce, reuse, recycle”.
As sustainability becomes a global focus, the nuance of mottainai offers an alternative frame for our link to the world and the items we bring into it.
While many sustainable efforts focus on the future of the planet as a motivator, mottainai looks closely at the items themselves, believing that if you value an item in the first place, there is no cause for waste at all.
While I had often heard the phrase as teachers chided students for leftover rice at lunch or used as a cheeky excuse by colleagues fishing the final fries from a nearby plate, I had never heard it used with the future of a pristine item in mind.
In the current climate of environmental activism, the reduction of waste – be it single-use plastics, food or energy consumption – is high on the collective conscience.
Admired for complex recycling systems and impeccably clean cities, Japan may appear to have succeeded in mastering the art of the three Rs, but this perception has created a mindset of dangerous complacency.
In reality, Japan is the second largest per-capita generator of plastic waste in the world, producing more than the entire European Union.
In the face of this global crisis, the value of a single word like mottainai could easily be dismissed, but its continued prevalence in daily life in Japan is seen by some as a powerful tool ready to be re-harnessed.
“The concept of mottainai is rooted in Japanese culture, but recently there is a tendency not to care about it,” explained Tatsuo Nanai, chief of the official MOTTAINAI campaign.
The NGO was launched following the visit of Nobel prize-winning Kenyan environmentalist Wangari Maathai in 2005, with the aim of revitalising the concept.
“She knew about mottainai and she was very impressed with the concept,” Nanai said, “because it expresses much more than a single word.”
Mottainai’s potential power lies in its complex meaning, which draws on ancient Buddhist beliefs.
“Mottai comes from the Buddhist word that refers to the essence of things. It can be applied to everything in our physical world, showing that objects don’t exist in isolation but are connected to one another” Nanai said,
adding that, “‘-nai’ is a negation, so ‘mottainai’ becomes an expression of sadness over the loss of the link between two entities, living and non-living.”
The bond between owner and object is a fundamental element of Japanese culture, reflected in everything from the traditional repairing art of kintsugi to the sparking of joy sought by famous organiser Marie Kondo.
Visitors may glimpse a delicately repaired bowl during a tea ceremony or stumble upon one of the annual festivals held to give thanks to used items.
“When things can no longer be used, we always say ‘otsukaresama-deshita!’ to them; it means ‘thank you for your hard work’,” Nanai said.
A prime example is hari-kuyo ceremonies, where broken sewing needles are retired and placed in soft tofu during a sombre memorial to thank them for their service.
In a world of mass production and consumerism, however, these connections to objects are difficult to maintain, highlighting our increased distance from the environment we rely on.
“People thought we were separate from the forests and oceans, that we were superior to nature, but the environmental crisis awakened our consciousness to the reality that we are part of nature,” Nanai said.
In a country facing frequent and increasingly severe natural disasters, the gravity of this separation is keenly felt.
This connection to the planet was highlighted by Maathai as she travelled the world, taking the message of mottainai along with her.
During a speech at the launch of the United Nations Human Rights Council in 2006, she illustrated the connection between human rights and environmental conservation, citing the greed for Earth’s limited resources as the “root cause of most conflicts”.
Following on, she recalled her trip to Japan, where she learnt about mottainai and the lesson it holds to “to be grateful, to not waste and be appreciative of the limited resources”.
Thanks to Maathai, Nanai’s campaign team and Japanese expat communities, the concept of mottainai is slowly spreading across the globe.
Vietnam holds an annual mottainai festival, while Los Angeles’ Little Tokyo neighbourhood chose it as the theme for their 2016 regeneration project.
It is no surprise, then, that this year’s Olympic and Paralympic Games in Tokyo are being used to shine a spotlight on sustainability and, more specifically, the mottainai version of it.
Alongside renewable energy use, utilising existing stadiums and transport systems as well as carbon offsetting plans, there will be two highly visible symbols on display: ceremony podiums will be made from recycled plastic gathered from across Japan; while all 5,000 medals will be made from 100% recycled metals, carefully extracted from electronic devices donated by members of the public.
By using personal items rather than industrial or commercial sources, each and every donation allows the electronics’ former owners to feel a sense of contribution to the medals and the event as a whole.
But while raising international awareness of the concept is one priority, a generational divide surrounding mottainai needs to be tackled if it is to regain its influence within Japan.
Considering the societal changes in Japan over the past century – from world wars to vast technological advances – associate professor Misuzu Asari of Kyoto University Graduate School of Global Environmental Studies notes that, “many elderly people know poverty from their experiences during and after the war, and have learnt ‘mottainai’ the hard way. People of the younger generation, however, have lived in the age of material abundance, so there is a big gap between the elderly and the young.”
She explains that while the younger generations’ disconnect to an item’s intrinsic value could have created a more minimalist lifestyle, it has instead led to mass consumption, with items disregarded and easily replaced.
Aiming to change this, the MOTTAINAI campaign focuses on children and their families.
Alongside the frequent MOTTAINAI Flea Markets held across Tokyo selling second-hand goods, the campaign also runs children’s markets – allowing children to sell and buy toys and clothes.
“Children are the key,” Nanai explained, showing photos of a recent market held in Tokyo. “They know their future will be jeopardised so we must help them however we can.” With no parents allowed and a 500-yen (£3.50) limit, the markets are designed to teach children not only the value of money, but also the alternatives to throwing away old items.
A more extreme version of the mottainai spirit can be found on Shikoku, Japan’s fourth-largest island, where children are the focus of one small town’s mission to become zero-waste by 2020.
Kamikatsu declared their goal back in 2003 and work with families and schools to offer alternatives to landfill.
Board chair Akira Sakano showed me a card game she designed for local children when I visited in December.
“We give them five options to rescue the waste: starting with re-using, then there’s repairing, repurposing, recycling and rotting. Of course, you cannot always save the object, so we have two extras – to go to the landfill, or to refuse the item in the first place.”
This final option, she explained, is the key to her message when it comes to reducing waste.
“By refusing, it’s similar to mottainai, but it’s more like how you can come up with a new idea not to use the product in the beginning.”
From promises to forgo fast food toys to suggesting reusable bottles, local children taking part have clearly taken the message to heart.
The town also has a complex 45-part recycling system and a kuru-kuru swap-shop, which has so far found new homes for more than 11 tonnes of items and operates a repurposing craft project.
Now recycling more than 80% of their waste, the town is well on its way to reaching their zero-waste goal and are welcoming interns and visitors from Japan and abroad to share what they have learned.
“With the growth of population and the shortage of resources over the world, wisdom, culture and technology will be indispensable for surviving,” said Asari.
From the beautiful paper now covering my notebooks to the recycled medals to be handed out atop plastic podiums, the connection between people, objects and the world we share has never been more important.
Giải cứu hành tinh bằng cách tiết kiệm kiểu Nhật
Với tay qua quầy để chuyền cho chúng tôi một gói senbei (bánh gạo) được gói rất đẹp mắt làm ở nhà, bà chủ cửa hàng lớn tuổi hòa cùng sự ngưỡng mộ của chúng tôi trước các mẫu mã đầy màu sắc.
Mỗi gói bánh được gói trong giấy washi truyền thống mà chủ cửa hàng nói rằng có thể được dùng lại để gói quà tặng hoặc để bao vở.
“Mottainai,” bà gọi khi chúng tôi rời đi với giọng bà ngoại nghiêm khắc và ngoắc ngoắc ngón tay.
‘Tôn trọng’ đồ dùng
Phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, mottainai đã trở thành lời nhắc nhở khi mọi người nói đến rác thải ở Nhật Bản trong nhiều thế kỷ, thể hiện sự kết nối có ý nghĩa giữa đồ vật và chủ sở hữu vốn bắt rễ sâu trong văn hóa Phật giáo.
Tập trung vào tinh túy của các vật thể, nó khuyến khích mọi người nhìn xa hơn văn hóa vứt bỏ của chúng ta và coi trọng từng đồ vật một cách độc lập, thêm chữ ‘R’ thứ tư, tức ‘respect’ – trong tiếng Anh có nghĩa là ‘sự tôn trọng’ – vào câu châm ngôn nổi tiếng: ‘giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế’ (reduce, reuse, recycle).
Khi sự bền vững trở thành trọng tâm toàn cầu, sắc thái của mottainai đem đến bộ khung thay thế cho liên kết của chúng ta với thế giới và những đồ vật chúng ta đem vào thế giới.
Trong khi nhiều nỗ lực bền vững tập trung vào tương lai của hành tinh như là động lực, mottainai nhìn kỹ vào bản thân các đồ vật, tin rằng nếu bạn trân trọng một đồ vật ngay từ đầu thì sẽ không có lý do gì để lãng phí chúng cả.
Mặc dù tôi thường nghe câu nói mà các giáo viên dùng để mắng học sinh để cơm thừa vào bữa trưa, hoặc được các đồng nghiệp dùng như là lời bào chữa trắng trợn khi họ bới tìm những miếng khoai tây cuối cùng ở đĩa đồ ăn gần đó, tôi chưa bao giờ nghe thấy câu đó được dùng vì nghĩ đến tương lai của đồ vật cả.
Trong bối cảnh hiện tại của phong trào bảo vệ môi trường, việc giảm rác thải – cho dù là nhựa sử dụng một lần, tiêu thụ thực phẩm hay năng lượng – chiếm vị trí cao trong suy nghĩ chung của xã hội.
Được ngưỡng mộ vì có các hệ thống tái chế phức tạp và các thành phố sạch không tì vết, Nhật Bản dường như đã thành công trong việc làm chủ nghệ thuật ba chữ R, nhưng nhận thức này đã tạo ra tâm lý tự mãn nguy hiểm.
Trên thực tế, Nhật Bản là nước phát sinh chất thải nhựa tính trên đầu người cao thứ hai trên thế giới, sản xuất nhiều hơn toàn bộ Liên hiệp châu Âu.
Nguồn gốc lâu đời
Đối mặt với cuộc khủng hoảng toàn cầu này, giá trị của một từ duy nhất như mottainai có thể dễ dàng bị bác bỏ, nhưng sự phổ biến liên tục của nó trong đời sống hàng ngày ở Nhật Bản được một số người coi là công cụ lợi hại có sẵn để được tận dụng lại.
“Khái niệm mottainai bắt nguồn từ văn hóa Nhật Bản, nhưng gần đây người dân Nhật có xu hướng không quan tâm đến nó,” ông Tatsuo Nanai, người đứng đầu chiến dịch MOTTAINAI chính thức, giải thích.
Tổ chức phi chính phủ này được ra đời sau chuyến thăm vào năm 2005 của nhà bảo vệ môi trường người Kenya vốn từng đoạt giải Nobel, Wangari Maathai, với mục đích làm sống lại khái niệm này.
“Bà ấy biết về mottainai và bà ấy rất ấn tượng với khái niệm này,” Nanai nói, “bởi vì nó diễn đạt nhiều hơn một từ đơn lẻ.”
Sức mạnh tiềm tàng của Mottainai nằm ở ý nghĩa phức tạp của nó, xuất phát từ niềm tin Phật giáo cổ đại.
“Mottai bắt nguồn từ từ ngữ Phật giáo vốn đề cập đến tinh túy của sự vật. Nó có thể được áp dụng cho mọi thứ trong thế giới vật chất của chúng ta. Nó cho thấy các vật thể không tồn tại trong cô lập mà được gắn kết nối với nhau,” Nanai cho biết.
Ông nói thêm rằng, “‘nai’ là sự phủ định, vì vậy ‘mottainai‘ trở thành sự thể hiện nỗi buồn trước sự mất kết nối giữa hai thực thể, sống và không sống.”
Sự gắn kết giữa chủ sở hữu và đồ vật là yếu tố cơ bản của văn hóa Nhật, được phản ánh trong mọi thứ, từ nghệ thuật sửa chữa truyền thống kintsugi cho đến niềm vui mà nhà tổ chức nổi tiếng Marie Kondo tìm kiếm.
Du khách có thể nhìn thoáng qua một chiếc bát được sửa chữa tinh tế trong một buổi trà đạo hoặc tình cờ đụng một trong những lễ hội hàng năm được tổ chức để cảm ơn các món đồ vật đã qua sử dụng.
“Khi mọi thứ không còn có thể được sử dụng được nữa, chúng tôi luôn nói với chúng ‘otsukaresama-deshita!‘, có nghĩa là ‘cảm ơn vì đã vất vả’,” Nanai nói.
Một ví dụ điển hình là các nghi lễ hari-kuyo, khi mà những chiếc kim khâu bị gãy được cho nghỉ hưu và được đặt vào đậu phụ mềm trong một buổi lễ tưởng niệm trang nghiêm để cảm ơn chúng.
Trân trọng tài nguyên giới hạn
Tuy nhiên, trong thế giới sản xuất hàng loạt và chủ nghĩa tiêu thụ, khó mà duy trì những kết nối với đồ vật, và điều này làm nổi bật khoảng cách ngày càng tăng của chúng ta với môi trường mà chúng ta dựa vào.
“Mọi người nghĩ chúng ta tách biệt với rừng và biển, rằng chúng ta vượt trội hơn thiên nhiên, nhưng cuộc khủng hoảng môi trường đã đánh thức ý thức của chúng ta trước thực tế rằng chúng ta là một phần của tự nhiên,” Nanai nói.
Ở một đất nước phải đối mặt với thiên tai thường xuyên và ngày càng nghiêm trọng, sức nặng của sự chia cách này được cảm nhận rõ nét.
Mối liên hệ kiểu này với hành tinh chúng ta được Maathai nhấn mạnh khi bà đi khắp thế giới và mang theo thông điệp mottainai.
Trong bài phát biểu tại lễ ra mắt Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc hồi năm 2006, bà đã minh họa mối liên hệ giữa nhân quyền và bảo tồn môi trường, dẫn ra sự tham lam đối với tài nguyên hạn chế của Trái Đất là ‘nguyên nhân gốc rễ của hầu hết các cuộc xung đột’.
Tiếp theo đó, bà nhớ lại chuyến đi đến Nhật Bản, nơi bà đã học về mottainai và bài học của nó ‘để biết ơn, không lãng phí và trân trọng tài nguyên có giới hạn’.
Nhờ vào Maathai, nhóm vận động của Nanai và cộng đồng ngoại kiều Nhật Bản, khái niệm về mottainai đang dần lan rộng trên toàn cầu.
Việt Nam tổ chức lễ hội mottainai hàng năm, được gọi là chương trình ‘Trao yêu thương, Nhận hạnh phúc’, trong khi khu phố Tiểu Tokyo của Los Angeles chọn nó làm chủ đề cho dự án tái sinh năm 2016 của họ.
Do đó, không có gì ngạc nhiên khi Thế vận hội Olympic và Paralympic năm nay tại Tokyo đang được sử dụng để làm nổi bật sự bền vững (tuy nhiên, do đại dịch Covid-19 nên Thế vận hội sẽ được hoãn tới năm sau, 2021).
Bên cạnh việc sử dụng năng lượng tái tạo, tận dụng các sân vận động và hệ thống giao thông hiện có cũng như có các kế hoạch trung hòa phát thải carbon, sẽ có hai biểu tượng rất dễ cho mọi người nhìn thấy: lễ đài sẽ được làm từ nhựa tái chế được thu thập từ khắp Nhật Bản; trong khi tất cả 5.000 huy chương sẽ được làm từ 100% kim loại tái chế, được chiết xuất cẩn thận từ các thiết bị điện tử do công chúng hiến tặng.
Bằng cách sử dụng các vật dụng cá nhân thay vì các thiết bị công nghiệp hoặc thương mại, mỗi lần hiến tặng cho phép chủ sở hữu cũ của thiết bị điện tử cảm nhận được sự đóng góp của mình vào các huy chương và cũng như toàn bộ giải đấu.
Khoảng cách thế hệ
Tuy nhiên, trong khi nâng cao nhận thức quốc tế về khái niệm này là một ưu tiên, sự cách biệt thế hệ về mottainai cần phải được khắc phục nếu như nó muốn tìm lại ảnh hưởng ở Nhật Bản.
Xem xét những thay đổi xã hội ở Nhật Bản trong thế kỷ qua – từ các cuộc thế chiến cho đến các bước tiến công nghệ nhảy vọt – phó giáo sư Misuzu Asari tại Trường Sau đại học về Môi trường Toàn cầu thuộc Đại học Kyoto lưu ý rằng “nhiều người cao tuổi đã biết cái nghèo đói từ những trải nghiệm của họ trong và sau chiến tranh, và đã học được ‘mottainai‘ trong gian khổ. Tuy nhiên, những người thuộc thế hệ trẻ đã sống trong thời đại của cải vật chất phồn thịnh, do đó, có một khoảng cách lớn giữa người già và người trẻ”.
Bà giải thích rằng trong khi sự đứt kết nối của thế hệ trẻ với giá trị nội tại của một đồ vật có thể tạo ra lối sống tối giản hơn, thì nó lại dẫn đến tiêu thụ hàng loạt, với tình trạng đồ vật không được xem trọng và dễ dàng bị thay thế.
Nhằm thay đổi điều này, chiến dịch MOTTAINAI tập trung vào trẻ em và gia đình các em.
Bên cạnh các chợ trời bán đồ cũ MOTTAINAI vốn thường xuyên được tổ chức trên khắp Tokyo, nơi người ta buôn bán những mặt hàng đã qua sử dụng, chiến dịch này cũng tổ chức các khu chợ trẻ em – cho phép trẻ em mua bán đồ chơi và quần áo.
“Trẻ em là chìa khóa,” Nanai giải thích, đưa ra những bức ảnh về một phiên chợ gần đây được tổ chức tại Tokyo. “Các em biết tương lai của các em sẽ bị phương hại, vì vậy chúng tôi phải giúp đỡ các em bằng bất cứ cách nào có thể.”
Phụ huynh không được đến chợ và với giới hạn 500 yen, các chợ kiểu này được thiết kế để dạy trẻ em không chỉ giá trị của tiền, mà còn là cách làm khác thay vì vứt bỏ những món đồ cũ.
Từ chối sử dụng
Một phiên bản cực đoan hơn của tinh thần mottainai có thể được tìm thấy trên Shikoku, hòn đảo lớn thứ tư của Nhật Bản, nơi trẻ em là trọng tâm của sứ mạng đến năm 2020 sẽ không còn rác thải ở một thị trấn nhỏ.
Thị trấn Kamikatsu tuyên bố mục tiêu này hồi năm 2003, và giới chức đã làm việc với các gia đình và trường học để đem đến các giải pháp thay thế cho việc đổ rác.
Chủ tịch hội đồng Akira Sakano cho tôi xem một trò chơi mà bà sáng chế cho trẻ em địa phương khi tôi đến thăm vào tháng 12.
“Chúng tôi cho các em năm tùy chọn để giải cứu rác thải: đầu tiên là sử dụng lại, sau đó là dùng nó vào việc khác, chuyển đổi mục đích sử dụng, tái chế và để cho mục nát. Tất nhiên, chúng ta không thể lúc nào cũng giữ được đồ vật, vì vậy chúng tôi cho thêm hai lựa chọn – đưa đến bãi rác hoặc từ chối món đồ ngay từ đầu.”
Lựa chọn cuối cùng này, bà giải thích, là chìa khóa cho thông điệp của bà về việc giảm rác thải.
“Bằng cách từ chối, nó tương tự như mottainai, nhưng nó gần hơn với việc bạn có thể nghĩ ra ý tưởng mới như thế nào để không phải sử dụng đồ vật đó ngay từ đầu.”
Từ lời hứa sẽ từ bỏ các vật dụng dùng cho thức ăn nhanh cho đến đề xuất dùng chai có thể tái sử dụng, những em nhỏ địa phương tham gia vào chợ rõ ràng đã biết nằm lòng thông điệp.
Thị trấn cũng có một hệ thống tái chế 45 phần phức tạp và một cửa hàng trao đổi kuru-kuru vốn cho đến nay đã tìm được những ngôi nhà mới cho hơn 11 tấn đồ vật và vận hành một dự án chuyển đổi mục đích.
Giờ đây, với việc tái chế hơn 80% lượng rác thải, thị trấn đang trên đường hướng đến mục tiêu không còn chất thải và đang chào đón các thực tập sinh cùng du khách từ Nhật Bản và nước ngoài để chia sẻ những gì họ đã học được.
“Với đà gia tăng dân số và sự thiếu hụt tài nguyên trên toàn thế giới, trí tuệ, văn hóa và công nghệ sẽ là không thể thiếu để giúp sinh tồn,” Asari nói.
Từ tờ giấy gói đẹp đẽ đang bao những cuốn tập của tôi cho đến những huy chương tái chế được trao trên bục nhựa, sự kết nối giữa con người, đồ vật và thế giới chưa bao giờ quan trọng như vậy.