Khi các thành phần lãnh đạo cao cấp nhiệm kỳ 12 đã được Quốc hội phê chuẩn xong vị trí tứ trụ, cuộc tấn công để tranh giành địa bàn, kiểm soát lãnh vực của đảng Cộng sản giữa các uỷ viên Bộ Chính trị xảy ra ngay lập tức.
Đầu tiên Nguyễn Phú Trọng cùng các đàn em của mình như Trần Quốc Vượng, Nguyễn Xuân Phúc và cánh đồng minh Trương Tấn Sang, Trương Hoà Bình mở cuộc tấn công vào cánh PVN và bộ Công Thương cũ. Cùng với những đợt tấn công này là dư luận đi theo hò hét cổ vũ nhắm tới cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Hầu hết dư luận đều nghĩ rằng cuộc tấn công vào Đinh La Thăng là nhằm tới Nguyễn Tấn Dũng. Thậm chí những người thân cùng cánh với Đinh La Thăng cũng nghĩ vậy.
Ngày 23 tháng 7 đoàn công tác của văn phòng chính phủ do Lê Mạnh Hà con trai của chủ tịch nước Lê Đức Anh vào tận nơi Nguyễn Tấn Dũng ở để thăm hỏi và chúc sức khoẻ ngài thương binh 2/4 đã 4 lần bị thương này. Trong chuyến thăm Lê Mạnh Hà đã gửi lời kính chúc đến cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Trước đó 1 tháng, vào ngày 20 tháng 6 năm 2017. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trao huy hiệu 50 năm tuổi đảng cho Nguyễn Tấn Dũng. Đây là lần đầu tiên ông Dũng trở lại Hà Nội chính thức lên mặt báo từ khi về hưu. Việc ông Dũng ra Hà Nội nhận huy chương theo đề nghị của đích thân tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Phát biểu tại buổi nhận huân chương, cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói:
– .. là sự đánh giá nghiêm túc của Đảng đối với lòng trung thành đối với Tổ quốc, nhân dân, nỗ lực hoàn thành các trọng trách được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Đây là vinh dự trong cuộc đời hoạt động theo Đảng, hoạt động cách mạng, hết lòng hết sức phấn đấu vì độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Việc trao huy chương 50 năm tuổi đảng và thăm hỏi ngày 23 tháng 7 có thể được hiểu rằng ông Dũng không phải là đối tượng tấn công trong vụ Đinh La Thăng, hoặc có thể là trong vụ này chưa đến lượt ông Dũng là đối tượng.
Cuộc tấn công vào Đinh La Thăng thứ nhất để triệt hạ Thăng, một đồng minh của Trần Đại Quang. Thứ hai phe Nguyễn Phú Trọng cần tập trung vào những vị trí đang là lãnh đạo bây giờ, có khả năng tranh giành quyền lực với họ chứ không phải là những vị đã về hưu. Bởi thế dù rầm rộ mấy thì Vũ Huy Hoàng cũng chỉ bị cách những chức đã từng giữ trước kia.
Người ta tưởng rằng cứ đà đánh Vũ Huy Hoàng, Đinh La Thăng sẽ đến Nguyễn Tấn Dũng. Quả là ngây thơ. Phe Nguyễn Phú Tọng đã mượn Dũng ra làm con mồi để lợi dụng dư luận, một con mồi to đã về hưu thường kích thích được đám dân chúng và nhân sĩ hèn hạ và có thù hằn trước kia với Dũng. Tâm lý đánh kẻ một thời quyền lực nay đã hết là tâm lý, cái tâm lý của những kẻ hèn nhát nay nhìn thấy con cọp sắp bị bắt hả hê để thoả mãn sự hèn mọn của mình bấy lâu. Phe Trọng đã tận dụng tâm lý này để nhận được sự cổ vũ của một đám đông như vậy.
Nhưng khi được lòng đám đông cổ vũ việc đánh lợi ích nhóm, đánh Đinh La Thăng hướng tới Nguyễn Tấn Dũng, thì Trọng quay ngoắt sang diệt Đinh Thế Huynh và Trần Đại Quang, hai người có khả năng thay thế Trọng trong nhiệm kỳ này. Đây mới thực sự là âm mưu của việc Trọng làm.
Bí thư Nguyễn Xuân Anh là chỗ thân cận của chủ tịch nước Trần Đại Quang. Khi mà dư luận đang cổ vũ Nguyễn Phú Trọng tấn công Nguyễn Tấn Dũng, trông chờ vào việc xử lý Đinh La Thăng, Vũ Huy Hoàng sẽ lần đến Nguyễn Tấn Dũng thì bất ngờ phe Trọng, Phúc, Sang lôi Nguyễn Xuân Anh ra xử lý. Dư luận hẫng một nhịp, nhưng trên đà cổ vũ tấn công quan chức thì cứ quan chức nào bị hạ dân chúng cũng vỗ tay, thế là theo đà ấy vỗ tay theo ủng hộ xử lý Nguyễn Xuân Anh.
Đến đây phải nói bọn Trọng thuộc hàng cao thủ bậc thầy trong việc dẫn dắt dư luận, chúng đã khích dư luận dâng cao và mượn đường dư luận để thực hiện những âm mưu soán đạt quyền lực của chúng. Những cây bút thuộc chính trị hàng lề trái nổi tiếng một thời, cũng sa đà theo dẫn dắt của bọn Trọng, một cây bút của Đà Nẵng từng bị bắt tù cũng bị cuốn theo cái đà hướng tới mục tiêu Nguyễn Tấn Dũng mà không chú ý đến việc Đà Nẵng là mục tiêu của Trong. Osin Huy Đức một dư luận viên của Trọng đã làm công tác tư tưởng cho những cây bút phản biện trong và ngoài nước rằng mục tiêu của Trọng là nhằm tới Dũng, việc này có tác động làm cho những cây bút đó nghĩ rằng nếu tham gia đánh Dũng từ trước, khi Dũng bị sao có được chút oai phong, công trạng với dư luận nên hăng hái lao theo. Không còn để ý đến âm mưu thực chất của Nguyễn Phú Trọng là nhằm vào Trần Đại Quang. Vì thế khi biết tin Quang ốm, Huy Đức đã không cần phải che đậy mưu mô nữa, công khai đòi hỏi Trần Đại Quang phải từ chức.
Trọng, Phúc, Sang chỉ âm mưu diệt Quang. Bởi thế những vụ việc nơi khác như Yên Bái, Thanh Hoá, Hải Dương. Hà Tĩnh rầm rộ và công khai gây bức xúc dư luận đến mấy cũng bị gạt ra một bên. Nhưng Đà Nẵng nơi ảnh hưởng của Quang thì được khoét sâu cho nội bộ Đà Nẵng tố cáo nhau kịch liệt thành tâm điểm để ra tay hay vụ Nguyễn Phong Quang ở Tây Nam Bộ bổ nhiệm con trai của Hùng Ken cũng thành chuyện lớn. Nguyên nhân Hùng Ken có qua lại với Đại Quang. Những đại gia nào có quan hệ với Đại Quang lần lượt vào tầm đạn của Trọng, Phúc. Một cánh tước bỏ tiềm lực của Trần Đại Quang.
Các tờ báo hăng hái tham gia tấn công Nguyễn Xuân Anh đều có những thế lực đứng đằng sau. Tờ Tuổi Trẻ được Huỳnh Bích Ngọc vợ đại gia Đặng Văn Thành, chỗ thân tình nhà Nguyễn Xuân Phúc nuôi dưỡng. Tờ Dân Trí do Trần Tuấn Anh nuôi dưỡng, cổ vũ Trọng diệt những thành phần phần cũ trong Bộ Công Thương giúp Tuấn Anh củng cố quyền lực cũng tham gia. Tờ Thanh Niên do Nguyễn Công Khế đệ tử Trương Tấn Sang cũng không bỏ lỡ cơ hội tham chiến dành phần.
Ngoài ra những trang mạng hay tờ báo nhỏ và một số phóng viên do thứ trưởng công an Bùi Văn Nam chỉ đạo cũng ráo riết đưa bài tấn công Nguyễn Xuân Anh cùng với thứ trưởng quốc phòng Võ Trọng Việt là người của Tư Sang cũng trực tiếp nhằm vào Đà Nẵng.
Âm mưu triệt hạ Trần Đại Quang đã được dự định từ hơn một năm trước, khi vừa kết thúc đại hội đảng 12. Nhưng tất cả đều bị phe Trọng lừa cuộc tấn công đó nhằm vào Nguyễn Tấn Dũng. Một kiểu mượn đường diệt Quắc của Tàu Cộng tưởng như cũ rích những vẫn hữu hiệu đến bây giờ.
Phe của Dũng nghĩ rằng cuộc tấn công của Trọng không nhằm đến mình. Phe của Quang cũng nghĩ vậy. Trong lòng họ còn mong cho phe kia bị Trọng tiêu dệt cũng như câu chuyện mượn đường diệt Quắc. Trọng đã thành công khi lợi dụng được tâm lý này, sự mâu thuẫn giữa Quang và Tô Lâm là một ví dụ đã được Trọng khai thác tối đa. Nếu Tô Lâm để mặc cho Trần Đại Quang bị hạ bệ, thoát khỏi ảnh hưởng của Quang ở Bộ Công An, liệu Tô Lâm có được quyền hơn hay sẽ là một uỷ viên Bộ Chính Trị tiếp theo bị Trọng xử lý?
Trọng đang mặc cả với Tô Lâm, nếu Tô Lâm không bảo vệ Trần Đại Quang thì Trọng sẽ xếp yên vụ ầm ĩ về Trịnh Xuân Thanh. Còn nếu Tô Lâm có ý gì, Trọng sẽ đổ hết tội vào đầu Tô Lâm vụ việc này. Liệu Trọng có giữ lời với Tô Lâm hay không chắc phải thời gian nữa mới rõ.
Lẽ ra phải liên minh với nhau để chống lại Trọng, tạo thế cân bằng trong chính trường Việt Nam cũng như tạo cân bằng trong quan điểm đối ngoại giữa Trung Quốc và các nước phương Tây. Thì những uỷ viên Bộ Chính Trị như Quang, Lâm, Thăng, Huynh, Bình ….lại ai cũng chỉ lo thân mình, trở thành những cây đũa lẻ để Trọng bẻ dần.
Bây giờ thì đừng nói chuyện Nguyễn Phú Trọng về giữa nhiệm kỳ này, thậm chí có thể là cả nhiệm kỳ sau. Bởi tất cả những ai có khả năng đưa ra đề nghị ấy đều bị Trọng làm thịt cả.
Củi tươi đốt lò Trọng nói, chính là các uỷ viên trung ương, bộ chính trị đương chức.