Thêm một tù nhân lương tâm tôn giáo ra khỏi tù: Bà Đỗ Thị Hồng, tín đồ Ân Đàn Đại Đạo
* Trong 2 tháng, 3 tù nhân lương tâm tôn giáo được trả tự do
Ngày 13 tháng 11 vừa qua, Bà Đỗ Thị Hồng (63 tuổi) được trả tự do 4 năm 3 tháng trước ngày mãn hạn tù. Một tín đồ của Giáo Phái Phật Giáo Ân Đàn Đại Đạo, bà bị bắt ngày 14 tháng 2, 2012 với cáo buộc “hoạt động lật đổ chính quyền” và bị tuyên án 13 năm tù và 5 năm quản chế. Chúng tôi hoan hỉ đón nhận tin này, nhất là khi tình trạng sức khoẻ của Bà Hồng đang xuống dốc.
Đây là trường hợp tù nhân lương tâm tôn giáo thứ 3 được trả tự do trong vòng 2 tháng. Trước đó, ngày 18 tháng 9, Mục Sư A Đảo thuộc Hội Thánh Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên được trả tự do sớm 11 tháng. Ngày 8 tháng 10, Ông Phan Thanh Tường, cu~ng là tín đồ Ân Đàn Đại Đạo được trả tự do sớm 18 tháng.
3 tù nhân lương tâm mới được tự do: Bà Đỗ Thị Hồng, Ông Phan Thanh Tường, MS A Đảo
Bà Đỗ Thị Hồng và Mục Sư A Đảo có tên trong danh sách năm 2020 gồm 8 hồ sơ tù nhân lương tâm mà BPSOS dùng làm mu~i nhọn cho cuộc vận động đòi tự do cho tất cả tù nhân lương tâm Việt Nam. Các hồ sơ còn lại bao gồm: Nguyễn Bắc Truyển, 2 bố con Bùi Văn Trung và Bùi Văn Thâm, Mục Sư Nguyễn Trung Tôn, Phan Văn Thu, Hoàng Đức Bình và Đoàn Thị Hồng. Xem: https://dvov.org/wp-content/uploads/2020/03/Vietnamese-PoCs-02-13-2020-1.pdf
Danh sách ngắn các hồ sơ trọng tâm này được chọn lọc từ danh sách gồm trên 150 tù nhân lương tâm, không kể những người đang bị tạm giam, mà BPSOS thu thập.
Kế hoạch dài lâu
Cuối năm 2012, BPSOS đề xuất “Chương trình Tự Do Cho Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam”.
Cách làm của chúng tôi là chọn ra một số hồ sơ tiêu biểu và đa dạng về tôn giáo, giới tính, sắc tộc, loại tội cáo buộc… để làm tâm điểm cho quốc tế vận. Chẳng hạn, hồ sơ của Bà Đỗ Thị Hồng vừa tiêu biểu cho số 20 tín đồ Ân Đàn Đại Đạo còn ở trong tù và cu~ng tiêu biểu cho các nữ tù nhân lương tâm.
Đối với mỗi hồ sơ trong danh sách ngắn, chúng tôi huy động sự yểm trợ ngày càng rộng và sâu của các tổ chức quốc tế, các định chế nhân quyền LHQ, và các chính quyền. Như thế, bỏ tù những người hoạt động tôn giáo và những người bất đồng chính kiến trở thành vạch áo cho người xem lưng đối với quốc tế. Qua mỗi hồ sơ chúng tôi lại hình thành một liên minh cơ hội ngày càng lan rộng để tranh đấu đòi tự do cho tù nhân lương tâm ấy, đồng thời cải thiện tình trạng nhân quyền nói chung.
Một minh họa
Giáo phái Ân Đàn Đại Đạo là một minh hoạ cho cách này. Tháng 9 năm 2015, chúng tôi sắp xếp để Cô Bùi Thị Diện đại diện Ân Đàn Đại Đạo trao tay hồ sơ cho Ts. Heiner Bielefeldt, Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ về Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin, tại hội nghị do BPSOS đồng tổ chức ở Thái Lan.
Từ trái: Ông Vu~ Quốc Dụng, Giám Đốc Điều Hành VETO! (ở đầu), Ts. Heiner Bielefedt (thứ 3), và Cô Bùi Thị Diện (thứ 5) tại hội nghị về tự do tôn giáo hay niềm tin khu vực ĐNÁ, Thái Lan, 27 tháng 9, 2015
Tổ chức VETO! ở Đức đã đồng hành với nhóm Ân Đàn Đại Đạo từ ngày đầu.
Đầu năm nay, Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế đã đưa toàn bộ tên tuổi của các tín đồ Ân Đàn Đại Đạo bị án tù vào danh sách tù nhân lương tâm tôn giáo ở Việt Nam:
https://www.uscirf.gov/victims-list/.
Liền sau đó, Uỷ Hội Luật Gia Quốc Tế (ICJ), đồng tổ chức hội nghị ở Thái Lan kể trên, phát động chiến dịch vận động trả tự do cho toàn bộ 21 tín đồ Ân Đàn Đại Đạo bị tù (https://www.icj.org/vietnam-icj-urges-authorities-to-provide-access-to-medical-treatment-in-prison-and-protect-the-rights-of-detainees-during-covid-pandemic/).
Tổ chức Jubilee Campaign, gồm các luật sư Thiên Chúa Giáo, nêu trường hợp của Bà Đỗ Thị Hồng như một chứng cứ của sự đàn áp tôn giáo ở Việt Nam: http://jubileecampaign.org/do-thi-hong/.
Sắp tới đây, một tổ chức bảo vệ tự do tôn giáo ở Anh quốc cu~ng sẽ nhập cuộc.
Để tiện công việc quốc tế vận, chúng tôi thường xuyên cập nhật bộ hồ sơ về Ân Đàn Đại Đạo, được biên soạn trong tiếng Anh từ năm 2015, làm căn cứ cho các tổ chức quốc tế sử dụng: https://dvov.org/wp-content/uploads/2020/03/An-Dan-Dai-Dao-Case-Summary-Updated-24-Feb-2020.pdf
Năm 2018, chúng tôi hỗ trợ cho các tín dồ Ân Đàn Đại Đạo ở Hoa Kỳ mở một mỗi nhọn pháp lý ở Hoa Kỳ. Khi chính quyền Tỉnh Phú Yên giàn dựng lời cáo buộc “hoạt động lật đổ chính quyền”, mục đích của họ là vừa triệt hạ một giáo phái có nhiều chục nghìn tín đồ vừa chiếm đoạt tài sản là khu du lịch tâm linh “Đá Bia”. Trong số vốn lên đến 1.3 triệu Mỹ kim của các tín đồ đóng góp, 20% là tiền đầu tư của 4 tín đồ đã là công dân Mỹ. Các tín đồ này không hề bị cáo buộc tội tình gì nhưng vốn đầu tư của họ đã bị nhà nước ngang nhiên tịch thu. Chính quyền Tỉnh Phú Yên đang định chuyển tài sản này cho công ty quốc doanh Vinaconex. Qua sự vận động của BPSOS, một văn phòng luật sư Hoa Kỳ đã sẵn sàng kiện Vinaconex ra toà ở Mỹ nếu họ tiếp thu khu du lịch tâm linh Đá Bia.
Ngày 7 tháng 8 vừa qua, Cô Bùi Thị Diện đã trình bày hồ sơ Ân Đàn Đại Đạo tại buổi hội luận trực tuyến về tù nhân lương tâm, với sự tham dự của 2 dân biểu Hoa Kỳ, một uỷ viên của Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, và vị Giám Đốc Điều Hành của Jubilee Campaign, văn phòng Hoa Kỳ.
Song song, BPSOS đang soạn hồ sơ đề nghị chế tài theo Luật Magnitsky Toàn Cầu đối với một số giới chức và cựu giới chức của Tỉnh Phú Yên. Hồ sơ sẽ được nộp trước cuối năm nay trong một nỗ lực chung của trên 30 tổ chức nhân quyền Hoa Kỳ và quốc tế.
Chúng tôi tiếp tục tìm thêm cơ hội để mở ra nhiều mu~i nhọn khác nữa quanh hồ sơ Ân Đàn Đại Đạo.
Tốt nhất là đừng để bị đi tù
Dù thế nào đi nữa, để bị đi tù là điều phải tuyệt đối tránh. Để giảm thiểu rủi ro trở thành tù nhân lương tâm, cần tuân thủ 3 nguyên tắc dưới đây.
Thứ nhất, tránh hoạt động theo tính cách cá nhân, kiểu “ngôi sao“. Các chiếc đu~a lẻ đều dễ bẻ gãy. BPSOS chỉ ưu tiên đầu tư cho các cộng đồng, các nhóm, giúp họ tăng quy củ trong hoạt động để trở thành một bó đu~a bện chặt với nhau. Nếu triệt hạ một người, thì công việc vẫn chạy và có khi còn tăng lực, tăng tốc; việc bắt bớ trở thành vô tích sự, mà chỉ mời chào sự lên án của quốc tế. Lợi bất cập hại.
Thứ hai, phải liên kết chặt chẽ với quốc tế. Nhà nước Việt Nam chưa sợ dân nhưng ngại quốc tế vì đang cầu cạnh nhiều lợi ích từ họ: viện trợ, mậu dịch, đầu tư, quốc phòng…
Khi một nhóm người liên kết chặt với quốc tế thì chế độ càng phải cân nhắc để tránh “bứt mây động rừng”. Trong 20 năm qua, BPSOS đã tạo thế liên minh quốc tế trong một số lĩnh vực trọng tâm như tự do tôn giáo, chống buôn người, quyền lao động, chống tra tấn, quyền phụ nữ, bảo vệ người tị nạn… Các liên minh sẵn sàng nhập cuộc khi hữu sự, tạo nên hành lang an toàn cho mỗi lĩnh vực.
Thứ ba, không tạo cớ cho chế độ dựng tội, bằng cách:
(1) Tuyệt đối không dính dấp đến các tổ chức hay đảng chính trị vì dễ bị kết tội hoạt động lật đổ chính quyền.
(2) Luôn luôn chính danh và chính đáng trong việc làm và lời nói. Chẳng hạn, mọi thông tin mà chúng tôi chuyển tải không có gì phải giấu giếm hay giữ bí mật, gồm có các nội dung liên quan đến luật Việt Nam, đến các công ước LHQ mà Việt Nam đã ký kết, và đến các báo cáo vi phạm mà nhà nước Việt Nam rồi sẽ nhận được từ LHQ.
(3) Tuyệt đối không khiêu khích để mời chào sự đàn áp, tù đày.
Kết luận
Bỏ tù những người không tuân phục chế độ là biện pháp ngăn chặn ảnh hưởng của các “đối tượng” này lên xã hội. Chương trình Tự Do Cho Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam tạo tác dụng ngược: biến mỗi hồ sơ tù nhân lương tâm thành cơ hội để huy động quốc tế quan tâm và nhập cuộc.
Tuy có 3 tù nhân lương tâm tôn giáo mới đây được trả tử do, con số tù nhân lương tâm vẫn còn nhiều, và con số tiếp tục tăng. Chúng tôi mong người ở trong nước giảm rủi ro bị bắt bớ. Các tổ chức bảo vệ nhân quyền ở trong và ngoài nước cần có chương trình hành động dài lâu để biến mỗi hồ sơ tù nhân lương tâm thành một cơ hội quốc tế vận. lợi bất cập hại cho chế độ.
Muốn biết thêm về Chương Trình Tự Do Cho Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam, xin tham khảo: https://dvov.org/adopt-a-prisoner-of-conscience-in-vietnam-campaign/
BPSOS (21.11.2020)
Vụ Thủ Thiêm và Hồ Duy Hải ‘chìm xuồng’ trong kỳ họp Quốc Hội CSVN
Bốn ngày sau khi kỳ họp Quốc Hội CSVN khép lại, báo Tiền Phong bất ngờ đặt câu hỏi: “Có ‘vùng né’ trong chất vấn của đại biểu Quốc Hội?”
Tờ báo dẫn lời ông Nguyễn Long Phú, người dân ở quận 1, Sài Gòn, tại buổi tiếp xúc cử tri hôm 20 Tháng Mười Một: “Tôi cảm thấy rất lăn tăn vì phiên chất vấn [tại Quốc Hội] không có đại biểu nào hỏi về vụ Hồ Duy Hải.
Ksor H’Bơ Khăp là một trong vài đại biểu Quốc Hội CSVN khiến công luận chú ý vì đặt câu hỏi thẳng thắn. (Hình: Zing)
Rồi vụ Thủ Thiêm, Thanh Tra Chính Phủ đã kết luận. Hàng ngàn tỷ đồng sai phạm. Cán bộ cấp cao của thành phố bị kỷ luật. Tuy nhiên, đến nay, bức xúc của người dân Thủ Thiêm chưa được xử lý đến nơi, đến chốn cũng không thấy đại biểu nào chất vấn hỏi. Xin hỏi các đại biểu chống tham nhũng không có ‘vùng cấm,’ vậy chất vấn có ‘vùng né’ hay không?”
Đến nay, vụ tranh chấp đất đai Thủ Thiêm và tử tù Hồ Duy Hải được ghi nhận là hai vấn đề “nhạy cảm” trên truyền thông nhà nước.
Trong vụ Thủ Thiêm, việc bồi thường cho dân oan được giới chức lãnh đạo ở Sài Gòn hứa hẹn “giải quyết dứt điểm trong Tháng Sáu, 2021.” Hiện tại, theo tường thuật của báo Tiền Phong, ông Trần Lưu Quang, phó bí thư thường trực Thành Ủy ở Sài Gòn, là giới chức gần nhất đưa ra lời xin lỗi vì tiến độ xử lý vụ Thủ Thiêm “còn quá chậm.” Công luận không loại trừ khả năng gần đến hạn chót nêu trên, ông Nguyễn Văn Nên, bí thư Thành Ủy, sẽ “khất lại” thời hạn khác và đưa ra lời hứa hão giống người tiền nhiệm Nguyễn Thiện Nhân.
Còn vụ tử tù Hồ Duy Hải đến nay đã không có thêm diễn biến mới, kể từ sau phiên “giám đốc thẩm” y án tử hình đối với ông này hồi Tháng Năm, bất chấp sự giận dữ của công luận.
Cũng cần nói thêm, phiên chất vấn tại nghị trường dài hai ngày rưỡi được ghi nhận chỉ mang tính hình thức và là dịp để các bộ trưởng như ông Trần Hồng Hà, người đứng đầu Bộ Tài Nguyên Môi Trường CSVN, bao biện và né tránh trách nhiệm về các vấn đề đang khiến công luận bất bình.
Thậm chí, một video clip tường thuật phiên chất vấn của Quốc Hội CSVN hôm 7 Tháng Mười Một, ghi nhận ông Nguyễn Ngọc Phương, đại biểu Quốc Hội, cầm sớ ca ngợi một bộ trưởng, đến nỗi bà chủ tịch Quốc Hội phải nói “Hết giờ, đại biểu chưa đặt câu hỏi!” làm cả nghị trường cười ồ.
Phiên chất vấn tại Quốc Hội CSVN là dịp để các bộ trưởng như ông Trần Hồng Hà bao biện và né tránh trách nhiệm về các vấn đề khiến công luận bất bình. (Hình: Zing)
Trong đoạn clip dài hơn 1 phút, ông Nguyễn Ngọc Phương cầm một tờ giấy và cắm mặt đọc từ đầu đến cuối về một vị bộ trưởng “hết sức có trách nhiệm, đưa ra nhiều hơn nguy cơ tổn hại đến sức khỏe, tính mạng, tài sản [của người dân] và nêu rõ giải pháp chỉ đạo, ngăn ngừa” trong thời điểm bão lụt tại miền Trung vừa qua.
“Bộ trưởng” trong phát biểu của ông Phương được hiểu là Bộ Trưởng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn CSVN Nguyễn Xuân Cường. Trong clip, ông Cường tỏ vẻ hài lòng khi được ông Phương “ca ngợi” là mình “hết sức có trách nhiệm.” (N.H.K) [qd]
Người Việt (21.11.2020)
LHQ chất vấn chính phủ Việt Nam về việc bắt giam, sách nhiễu 6 cá nhân
Từ phải sang: Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Lê Hữu Minh Tuấn, Lê Anh Hùng, Phạm Đoan Trang, Hồ Sỹ Quyết. Photo Tập hợp từ Facebook.
Năm cơ quan độc lập của LHQ vừa công bố văn thư chất vấn Chính phủ Việt Nam về việc bốn thành viên của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam và hai thành viên thuộc Nhà xuất bản Tự Do bị chính quyền bắt giữ, sách nhiễu. Tuy nhiên, phía Việt Nam chưa phản hồi văn thư này, dù đã quá hạn 60 ngày.
Văn thư được công bố hôm 17/11/2020 cho biết các cơ quan thuộc LHQ đã chất vấn chính phủ Việt Nam về các vụ bắt giữ, sách nhiễu liên quan đến các các thành viên Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Lê Hữu Minh Tuấn, Lê Anh Hùng của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam (IJAVN), và Phạm Đoan Trang và ông Hồ Sỹ Quyết của Nhà xuất bản Tự Do (LPH).
Các cơ quan LHQ yêu cầu chính phủ Việt Nam cung cấp thông tin về cơ sở pháp lý, giải thích lý do và một số thông tin khác có liên quan đến các cá nhân, tổ chức trên.
Văn thư có đoạn: “Chúng tôi bày tỏ mối quan ngại sâu sắc liên quan đến việc báo cáo tội phạm hóa, sách nhiễu và đe dọa các nhà báo, nhân viên hoặc những người ủng hộ Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam và Nhà xuất bản Tự do, cũng như việc các thành viên trong gia đình họ bị đe dọa.”
Phần đầu văn thư của LHQ.
“Những cá nhân này dường như bị nhắm đến vì đã thực hiện quyền tự do ngôn luận và lập hội, cũng như bảo vệ quyền con người,” văn thư của LHQ viết.
“Chúng tôi bày tỏ sự báo động về việc tiếp tục sử dụng biện pháp giam giữ kéo dài trước khi xét xử, và thường là giam giữ mà không cho gia đình hay luật sư thăm gặp, hoặc giam giữ cưỡng bức về tinh thần, dựa trên các điều khoản mơ hồ của Bộ luật Hình sự, chẳng hạn như Điều 117 (“Tuyên truyền chống Nhà nước”), dường như được sử dụng chống lại những cá nhân chỉ đơn thuần thực hiện quyền tự do biểu lộ và truyền đạt thông tin,” văn thư viết tiếp.
Các chuyên gia LHQ ký tên trong văn thư chất vấn này bao gồm Báo cáo viên đặc biệt về tự do bày tỏ quan điểm và biểu đạt; Báo cáo viên đặc biệt về tự do tụ họp và lập hội; Báo cáo viên đặc biệt về nhà hoạt động nhân quyền; Báo cáo viên đặc biệt về quyền văn hóa; và Nhóm làm việc về bắt giữ tùy tiện.
Một phần văn thư chất vấn của LHQ
Theo quy định, văn thư chất vấn yêu cầu các chính phủ phản hồi trong vòng 60 ngày. Sau 60 ngày, dù có phản hồi hay không, văn thư chất vấn sẽ được công bố công khai.
Văn thư này đề ngày 17/9/2020 và tính đến hôm 17/11/2020 là tròn 60 ngày kể từ khi văn thư được gửi đi cho Chính phủ Việt Nam. Theo dữ liệu cập nhập trên trang web của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ (OHCHR), cho đến này 20/11/2020, chính phủ Việt Nam vẫn chưa có phản hồi nào về văn thư này.
Trao đổi với VOA Tiếng Việt, luật sư Nguyễn Văn Miếng, người bào chữa cho ông Phạm Chí Dũng – Chủ tịch Hội IJAVN – nói rằng ông Dũng không nhận tội, và ông Dũng đã ghi vào cáo trạng trong tháng này rằng ông “Không vi phạm pháp luật Việt Nam.”
Thân nhân của các ông Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Lê Hữu Minh Tuấn vẫn chưa được phép thăm gặp kể từ khi các ông bị bắt. Ông Dũng bị bắt từ 11/2019, ông Thụy bị bắt từ tháng 5/2020, và ông Tuấn bị bắt từ tháng 6/2020.
Hôm 20/11, bà Phạm Thị Lân, vợ của ông Nguyễn Tường Thụy, Phó Chủ tịch Hội IJAVN, cho VOA biết:
“Tôi vẫn chưa được gặp anh ấy. Đã có bản cáo trạng rồi, nhưng tôi vẫn chưa được xem qua. Chỉ có luật sư được gặp anh ấy thôi.
“Tôi nghĩ rằng chồng tôi vô tội và chồng tôi không vi phạm bất cứ điều nào mà pháp luật Việt Nam quy định. Giả sử, chồng tôi có viết những bài báo như thế thì cũng chỉ là thực hiện quyền tự do ngôn luận mà pháp luật Việt Nam đã quy định.”
Bà Phạm Thị Lân cho VOA biết bà trân trọng sự quan tâm của LHQ và cộng đồng quốc tế đã lên tiếng chất vấn chính phủ Việt Nam về việc các thành viên của IJAVN, trong đó có chồng bà, bị bắt bớ và sách nhiễu.
VOA (20.11.2020)
Thơ: Những đường thẳng sẽ dẫn chúng ta đi đâu
Những đường thẳng sẽ dẫn chúng ta đi đâu? nếu không biết chúng ta đến từ đâu.
Lời tòa soạn: Quá khứ không mất đi. Quá khứ sống với chúng ta trong từng giây phút. Quá khứ cũng tạo niềm tự hào và sự dấn thân. Những chế độ toàn trị thấu hiểu sức mạnh của quá khứ, và ra sức bóp méo nó bằng cách dạy lịch sử như những đường thẳng.
Có những người nỗ lực can thiệp vào những đường thẳng đó; họ bị kết án tù. Ngày này năm trước, một người như vậy, nhà báo Phạm Chí Dũng của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, đã bị bắt. Chúng tôi mời bạn cùng đọc một bài thơ.
Những đường thẳng sẽ dẫn chúng ta đi đâu
T.T.V viết
Làm sao tôi tìm lại lịch sử của mình khi đã bị tẩy não?
Chúng ta là ai,
và chúng ta đến từ đâu?
Hỡi những đôi chân kẹp vào xe máy,
những bàn tay dính chặt vào điện thoại,
và những cặp chân mày không hề động đậy,
tất cả được điều khiển bằng những bộ não đã được lập trình trước lúc sinh sôi,
đi ngủ với những chuyện hôm nay,
thức dậy với những chuyện ngày mai,
và bị phủ dụ bằng đặc quyền của người không cần biết.
Những đường thẳng sẽ dẫn chúng ta đi đâu? nếu không biết chúng ta đến từ đâu.
Ở giữa ngã ba đường xám xịt,
những bông hoa trắng không thể nở trên sự lừa dối
và người ta không còn cười nữa,
đôi mắt của tôi đôi khi là của họ,
mò mẫm giữa bóng tối,
tôi chỉ còn lại lương tâm của mình,
như ngọn giáo, như ngọn gió,
để xuyên qua những thứ tráo trâng,
để tìm về lịch sử,
dù có thể
tôi chẳng thể nào tìm thấy
một lịch sử nguyên vẹn.
Luật Khoa tạp chí (22.11.2020)
Anh và Canada lên tiếng về việc bắt giữ các nhà báo độc lập tại Việt Nam
Hình minh hoạ. Nhà báo Phạm Đoan Trang, người vừa bị chính quyền Việt Nam bắt giữ hôm 6/10/2020 với cáo buộc tội tuyên truyền chống nhà nước. FB Phạm Đoan Trang
Vương Quốc Anh và Canada đã lên tiếng với phía Việt Nam về việc bắt giữ một số nhà báo độc lập tại Việt Nam ‘nhằm hạn chế tự do ngôn luận’.
Việc lên tiếng như vừa nêu được đưa ra hôm 16 tháng 11 và những trường hợp được nêu tên là những thành viên của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam và cô Phạm Đoan Trang.
Theo thông cáo của Đại sứ quán Anh tại Việt Nam, hai nước Anh và Canada kêu gọi chính phủ Việt Nam bảo đảm mọi hành động và luật pháp của Việt Nam phải nhất quán với những nghĩa vụ và cam kết quốc tế mà Hà Nội đã ký kết. Một nền báo chí độc lập là rất cần thiết để vận hành tốt xã hội cũng như là nền tảng cho sự phồn thịnh về kinh tế và phát triển xã hội.
Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam Phạm Chí Dũng bị bắt vào ngày 21 tháng 11 năm ngoái. Phó chủ tịch Hội là ông Nguyễn Tường Thụy bị bắt vào ngày 23 tháng 5 năm nay. Một tháng sau đó anh Nguyễn Hữu Minh Tuấn, biên tập viên của tờ Thời báo Việt nam của Hội, bị bắt.
Vào ngày 10 tháng 11 vừa qua, Viện Kiểm sát Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tống đạt cáo trạng truy tố 3 người vừa nêu theo Khoản 2, Điều 117 Bộ Luật Hình sự Việt Nam với tội danh ‘làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam’.
Nhà báo tự do Phạm Đoan Trang bị bắt vào ngày 6 tháng 10, ngay sau cuộc Đối thoại Nhân quyền Việt- Mỹ, với cáo buộc ‘tuyên truyền chống nhà nước’.
Các tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế và một số nước gồm Hoa Kỳ, Liên Minh Châu Âu… đều lên tiếng bày tỏ quan ngại đối với Việt Nam về việc bắt giữ các nhà báo độc lập vừa nêu.
RFA (20.11.2020)
Việt Nam dọa đóng cửa Facebook nếu không chịu kiểm duyệt thêm thông tin
CEO của Facebook Mark Zuckerberg điều trần trực tuyến trước Ủy ban Tư pháp Thượng viện Hoa Kỳ, Washington ngày 17/11/ 2020. Bill Clark/Pool via REUTERS
Việt Nam đe dọa đóng cửa Facebook nếu tập đoàn truyền thông xã hội khổng lồ của Mỹ không nhượng bộ áp lực của Hà Nội đòi siết chặt hơn nữa việc kiểm duyệt các nội dung chính trị ở trong nước trên nền tảng Facebook, một quan chức cấp cao của Facebook nói với Reuters.
Tháng 4 năm nay, Facebook đã làm theo đòi hỏi của Việt Nam yêu cầu tăng cường kiểm duyệt đáng kể các bài đăng “chống nhà nước” đối với người dùng ở địa phương, nhưng vào tháng 8 Việt Nam một lần nữa lại yêu cầu Facebook siết chặt kiểm duyệt hơn nữa để hạn chế các bài đăng có tính phê bình, quan chức Facebook cho biết.
“Facebook đã thực thi trách nhiệm của mình trong việc thực hiện thỏa thuận vào tháng Tư, và chúng tôi trông đợi chính phủ Việt Nam thi hành phần trách nhiệm của họ”, quan chức Facebook đề nghị ẩn danh nói, viện tính nhạy cảm của đề tài.
“Họ lại quay lại đòi chúng tôi tăng thêm khối lượng nội dung bị hạn chế ở Việt Nam. Chúng tôi đã từ chối. Yêu cầu đó đi kèm với một số lời đe dọa về những điều có thể xảy ra nếu chúng tôi không làm theo ý họ”.
Quan chức này cho biết trong những lời đe dọa mới, có đe dọa đóng cửa hoàn toàn Facebook tại Việt Nam, một thị trường lớn của Facebook, nơi doanh thu đạt gần 1 tỷ USD.
Facebook đã đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ các chính phủ về chính sách của công ty đối với các nội dung tải lên mạng xã hội này. Nhưng Facebook đã tránh được lệnh cấm ở tất cả mọi nước, trừ một số nơi chưa bao giờ được phép hoạt động, như Trung Quốc.
Ở Việt Nam, bất chấp cải cách kinh tế sâu rộng và ngày càng cởi mở hơn với thay đổi xã hội, Đảng Cộng sản cầm quyền vẫn kiểm soát chặt chẽ các phương tiện truyền thông và tỏ ra ít khoan dung đối với các ý kiến bất đồng. Nước này bị xếp hạng 5 ở cuối bảng xếp hạng toàn cầu về tự do báo chí của Tổ chức Phóng viên Không Biên giới.
Bộ Ngoại giao Việt Nam trả lời câu hỏi của Reuters, nói rằng Facebook nên tuân thủ luật pháp địa phương và ngừng “phát tán thông tin vi phạm thuần phong mỹ tục Việt Nam và xâm phạm lợi ích nhà nước”.
“Facebook đang đặt lợi nhuận từ Việt Nam lên trên trách nhiệm tôn trọng nhân quyền”.
Ming Yu Hah, Phó giám đốc khu vực phụ trách các chiến dịch Tổ chức Ân xá quốc tế
Người phát ngôn của Facebook nói Việt Nam đã tăng áp lực đòi công ty tăng kiểm duyệt nhiều nội dung hơn trong những tháng gần đây.
Trả lời câu hỏi về việc Việt Nam đe dọa đóng cửa Facebook, Tổ chức Ân xá Quốc tế nói việc Facebook vẫn chưa bị cấm bất chấp những lời đe dọa, cho thấy Facebook có thể cưỡng lại hơn nữa các đòi hỏi của Hà Nội. “Facebook có trách nhiệm rõ ràng là tôn trọng nhân quyền ở bất cứ nơi nào họ hoạt động trên thế giới và Việt Nam không phải là ngoại lệ,” Ming Yu Hah, Phó giám đốc khu vực phụ trách các chiến dịch Tổ chức Ân xá quốc tế, nói.
Hôm 17 tháng 11, Mark Zuckerberg, người đứng đầu Facebook, đã ra điều trần trước Ủy Ban Tư Pháp Thượng Viện Hoa Kỳ.
Như VOA đã đưa tin, khi thượng nghị sĩ Marsha Blackburn đề cập trực tiếp đến “chế độ Cộng sản” và số lượng 60 triệu người sử dụng Facebook tại Việt Nam, đặt câu hỏi cho Zuckerberg rằng liệu Facebook có “theo lệnh của chính phủ Việt Nam”, đóng cửa và cấm tài khoản của một nhà bất đồng chính kiến Việt Nam chỉ vì người này chỉ trích chính sách đất đai của chính phủ hay không, thì Zuckerberg trả lời: “Thưa Thượng nghị sĩ, tôi không rõ tất cả chi tiết của việc đó, nhưng tôi tin rằng chúng tôi có thể đã làm điều đó. Và nói chung, chúng tôi cố gắng tuân thủ theo luật pháp địa phương của các quốc gia khác nhau mà chúng tôi đang hoạt động.”
Thượng nghị sĩ Blackburn cáo buộc người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg ưu tiên “lợi nhuận hơn nguyên tắc” khi bóp nghẹt những tiếng nói bất đồng chính kiến theo lệnh của các chính phủ nước ngoài.
VOA (20.11.2020)