Seite auswählen

Trong mắt truyền thông, Bill Gates là hiện thân của một trong những “tỷ phú tốt đẹp“, là một nhà từ thiện có trái tim nhiệt thành, luôn cống hiến toàn bộ tài sản của mình cho những người nghèo khó. Tổ chức từ thiện của ông – Quỹ Bill và Melinda Gates, là tổ chức từ thiện lớn nhất trên thế giới, nắm giữ hơn 50 tỷ đô tài sản.”

Alan Macleod

Tháng 10/2020, theo chỉ số tỷ phú của tờ Bloomberg, Bill Gates – nhà đồng sáng lập tập đoàn Microsoft đã vượt qua Giám đốc điều hành Amazon Jeff Bezos, và một lần nữa trở thành người giàu nhất thế giới. 

Tỷ phú Bill Gates – nhà đồng sáng lập tập đoàn Microsoft. (Ảnh qua FB)

Trước giá cổ phiếu của Microsoft tăng đáng kể 48% trong năm 2020, Bill Gates đã giành lại được danh hiệu mà ông nắm giữ lần cuối vào năm 2017.

Kết quả này một phần là do những ý tưởng bất chợt của TT Trump. Gần đây, Microsoft đã bất ngờ vượt mặt Amazon để có được hợp đồng điện toán đám mây của Lầu Năm Góc trị giá 10 tỷ USD cực kỳ sinh lợi. Điều này giúp công ty ngay lập tức trở thành một trong những nhà thầu quân sự, và an ninh quan trọng nhất thế giới. 

Amazon cáo buộc rằng, quyết định này là do sự can thiệp của TT Trump, vì TT Trump vốn có mối quan hệ thù hằn cá nhân với Bezos, có thời gian tờ Washington Post (chủ nhân là Bezos) còn tiến hành một chiến dịch “phản kháng” chống lại vị Tổng thống.

Gần đây, cánh truyền thông cũng đưa tin Bill Gates đã phản đối quy định về thuế tài sản, mà các ứng cử viên tranh cử Tổng thống của đảng Dân chủ Elizabeth Warren và Bernie Sanders đề xuất: “Tôi ủng hộ hệ thống thuế lũy tiến, nhưng khi các người nói tôi phải trả 100 tỷ đô la, thì tôi đã bắt đầu làm một phép toán nhỏ để xem mình còn lại bao nhiêu tiền” (nói về phép toán nhỏ này, Bill Gates vẫn sẽ còn khoảng 6 tỷ đô tài sản). 

Warren sau đó đã tỏ ra hối lỗi, và đề nghị có cơ hội được gặp ông trùm Microsoft để lý giải về khoản tiền mà ông sẽ phải trả theo dự luật thuế. 

Bà phát biểu: “Tôi cam kết sẽ không phải là 100 tỷ đô la”. Nhưng Sanders tỏ ra thẳng thắn hơn rất nhiều trong lập trường phản đối giới siêu giàu. Ông khẳng định một cách chắc nịch: “Tỷ phú không nên tồn tại”.

Trong mắt truyền thông, Bill Gates là hiện thân của một trong những “tỷ phú tốt đẹp“, là một nhà từ thiện có trái tim nhiệt thành, luôn cống hiến toàn bộ tài sản của mình cho những người nghèo khó. Tổ chức từ thiện của ông – Quỹ Bill và Melinda Gates, là tổ chức từ thiện lớn nhất trên thế giới, nắm giữ hơn 50 tỷ đô tài sản. Tầm nhìn và sự hào phóng của ông liên tục được nhấn mạnh trong các tiêu đề báo chí, ví như những cái tên sau đây:

  • BBC (1/2/2010): “Bill Gates – một nhà từ thiện”.
  • NPR (8/5/2013): “Kế hoạch làm xanh Trái đất của Bill Gates”.
  • NBC News, (10/5/2017): “Khái niệm về du hành thời gian mà Einstein và Bill Gates đã mang đến cho chúng ta”.
  • NPR, (30/11/2015): “Bill Gates cùng nhiều tỷ phú khác mong muốn được đảm nhiệm xử lý vấn đề biến đổi khí hậu”. 
  • Al-Jazeera, (27/4/2019): “Kế hoạch chấm dứt dịch bệnh để cứu người của Bill Gates: ‘Thời gian đứng về phía chúng ta’’.
  • The Guardian, (15/8/2017): “Bill Gates lập kỷ lục với khoản tiền quyên góp lớn nhất lên tới 4.6 tỷ đô kể từ năm 2000”.

Tuy nhiên, có một vài vấn đề trong những dẫn chứng nêu trên. ví như nếu Bill Gates tận tâm quyên góp tiền của mình, thì tại sao ông ấy vẫn tiếp tục giàu lên? Đây không phải là một câu hỏi tầm thường, bởi theo tạp chí Forbes: Giá trị tài sản ròng của ông ta đã tăng từ 75 tỷ đô la vào tháng 3/2016 lên mức đáng kinh ngạc 106 tỷ đô la trong thời điểm hiện tại, tức hơn 40% chỉ trong vòng 3 năm.

Lee Camp – một diễn viên hài chính trị chuyên đề cập về các chủ đề như tình trạng bất bình đẳng quy mô lớn phát biểu với tờ MintPress News như sau:

“Việc các tỷ phú thậm chí vẫn còn tồn tại, chẳng khác gì một căn bệnh của hệ thống của chúng ta. Liên Hợp Quốc ước tính sẽ chi 30 tỷ đô la để chấm dứt nạn đói trên thế giới mỗi năm. Như vậy Gates hoặc Bezos có thể chấm dứt nạn đói trên thế giới trong nhiều năm. Chúng tôi thậm chí không thể hiểu được mức độ giàu có đó. Đó là một điều không thể chấp nhận được, xét về mặt xã hội. Tôi không phủ định rằng Gates đôi lúc cũng làm việc tốt, nhưng không nên xem ông ấy như một anh hùng. Tất cả các tỷ phú nên được xem là những kẻ có vấn đề về thần kinh. Họ cần được các chuyên gia sức khỏe tâm thần điều trị, trước khi mọi thứ trở nên quá muộn với loài người”. 

Linsey McGoey – Giáo sư Xã hội học tại Đại học Essex, Anh, kiêm tác giả của cuốn No Such Thing as a Free Gift: The Gates Foundation and the Price of Philanthropy (tạm dịch: “Không có thứ gì là Quà cho không: Quỹ Gates và cái giá của việc làm từ thiện”), bà hết sức nghi ngờ về hoạt động từ thiện nói chung, cho rằng đôi khi hành vi này có thể gây hại cho nền dân chủ về lâu dài. 

Giáo sư Linsey McGoey vô cùng nghi vấn về hoạt động từ thiện nói chung, cho rằng đôi khi hành vi này có thể gây hại cho nền dân chủ về lâu dài. (Ảnh qua NT)

Bà phát biểu với Mint Press News rằng: “Hoạt động từ thiện có thể và đang được sử dụng một cách có chủ ý, để chuyển hướng sự chú ý khỏi nhiều hình thức bóc lột kinh tế là gốc rễ cho sự bất bình đẳng toàn cầu ngày nay”.

“Chủ nghĩa từ thiện đe dọa nền dân chủ bằng cách gia tăng quyền lực của khu vực đoàn thể, gây hại cho các tổ chức khu vực công, vốn ngày càng phải đối mặt với tình trạng thắt chặt ngân sách, một phần do phải trả công quá mức cho các tổ chức vì lợi nhuận, để cung cấp các dịch vụ công với giá thành giá rẻ hơn mà không cần sự tham gia của khu vực tư nhân”, McGoey nhấn mạnh.

Do đó, các khoản quyên góp khổng lồ đã giúp Bill Gates có được quyền thế to lớn trong các khía cạnh giáo dục, sức khỏe và chính sách xã hội của nhiều quốc gia. 

Hàng tỷ đô của Bill Gates đi về đâu?

Tạp chí Foreign Affairs chỉ ra: “Rất ít sáng kiến chính sách hoặc quy chuẩn do Tổ chức Y tế Thế giới đặt ra được công bố trước, bởi chúng phải được các nhân viên của Quỹ Gates kiểm duyệt một cách tình cờ và không chính thức”. 

Điều này đồng nghĩa rằng, sự giàu có của Bill Gates vô cùng phản dân chủ, khiến ông có quyền phủ quyết đối với các quyết định và chỉ đạo của các tổ chức, mà lẽ ra phải được thực hiện bởi những đại diện cấp cao nhất của thế giới, chứ không phải bởi một người rất giàu có. 

Và Gates cũng không phải là Đấng toàn năng, ông mang trong mình nhiều định kiến về việc phát triển quốc gia và phương án tốt nhất, để tổ chức một thế giới mà mọi người mong đợi được một chuyên gia công nghệ giàu có của Mỹ nắm quyền.

McGoey chỉ ra vấn đề trong phương hướng đoàn thể cho sự phát triển này:

“Quỹ Gates đã dành hai mươi năm không ngừng ủng hộ ‘giải pháp kinh doanh’ cho tình trạng bất bình đẳng và nghèo đói. Thông qua cách tiếp cận đoàn thể này, cá nhân ông Gates nói riêng và Quỹ Gates nói chung, đã nâng cao sức mạnh và tầm ảnh hưởng của các tập đoàn ở mọi cấp độ ra quyết định, từ mức khu vực cho đến quốc gia và quốc tế. Quỹ Gates đã giúp làm cho hoạt động từ thiện trở thành công cụ đắc lực cho quyền lực doanh nghiệp, hơn là giúp củng cố cho khu vực phi lợi nhuận, nhằm hoạt động như một biện pháp kiểm tra việc trục lợi doanh nghiệp, và lạm dụng quyền lực”.

Một ví dụ về việc Quỹ Gates nâng cao sức mạnh doanh nghiệp, là mối quan hệ chặt chẽ của họ với tập đoàn hóa chất và dược phẩm lớn tai tiếng Monsanto. Quỹ Gates đã giúp tập đoàn có được chỗ đứng vững chắc hơn ở châu Phi. Bên cạnh đó, Quỹ cũng giám sát một thử nghiệm lâm sàng lỗi về vaccine HPV ở Ấn Độ vào năm 2009. 

Vụ việc tiến hành tiêm chủng trên 23.000 trẻ em gái nghèo trong độ tuổi từ 9-15 tuổi, mà không thông qua sự đồng ý của phụ huynh, dẫn đến 7 ca tử vong vì tiêm thuốc. Bill Gates cũng bận tâm đến việc kiểm soát dân số Châu Phi, thông qua kế hoạch hóa gia đình, lo sợ về tình trạng bùng nổ dân số. Như vậy, vị tỷ phú dường như đang quan tâm đến việc loại bỏ những người chịu đau khổ, hơn là bài trừ chính nguồn gốc của nỗi đau. 

Vị tỷ phú dường như đang quan tâm đến việc loại bỏ những người chịu đau khổ, hơn là bài trừ chính nguồn gốc của nỗi đau. (Ảnh tổng hợp)

Bill Gates cũng là một trong những cá nhân quan trọng, dẫn đầu trong việc lấn chân vào mạng lưới giáo dục công của Mỹ dưới hình thức trường bán công. Các trường bán công sẽ tư nhân hóa một cách hiệu quả hệ thống trường công lập. Người dân sẽ phải chi trả một khoản tiền học đắt đỏ, nhưng không có ảnh hưởng hay có quyền lên tiếng về cách thức vận hành của trường. 

Đại đa số giáo viên trường công lập, công đoàn đều phản đối các trường bán công này. Hãng tin AP đã khẳng định rằng: “Không có cơ sở nào [về các trường bán công] vượt qua được Bill Gates”. Vị tỷ phú đã đầu tư rất nhiều tiền vào dự án này, thậm chí còn tài trợ cho bộ phim tài liệu ủng hộ trường bán công, mang tên Waiting For Superman.

Mua chức quyền và tầm ảnh hưởng

Nếu Bill Gates đại diện cho một thế lực đen tối trong nền chính trị thế giới, vậy tại sao ông ấy vẫn được tung hô trên các mặt báo? 

Một lý do có thể là vì những khoản quyên góp đáng kể của ông cho một loạt các hãng truyền thông chính thống. Ví như, Quỹ Gates đảm nhiệm toàn bộ mục Phát triển toàn cầu của tờ Guardian, và đã tài trợ cho tờ báo Anh hơn 9 triệu đô la. 

Nghiên cứu thông tin về các khoản quyên góp cho thấy, quỹ cũng đã đóng góp hơn 3 triệu đô la cho NBC Universal, hơn 4 triệu đô la cho Le Monde, tờ báo có ảnh hưởng của Pháp, hơn 4,5 triệu đô la cho NPR, 1 triệu đô la cho Al-Jazeera và một khoản quyên góp khổng lồ 49 triệu đô la cho tổ chức từ thiện phát triển quốc tế BBC Media Action, cùng nhiều khoản quyên góp khác. 

Gates đã dùng tiền để mua chức quyền của các hãng tin tức, chi phối và quyết định mọi thứ từ họ. McGoey tuyên bố rằng: Động cơ của các tỷ phú đối với các tổ chức truyền thông, chủ yếu là “giúp hợp pháp hóa ý tưởng sai lệch thiếu căn cứ, rằng các công ty lớn có thể khắc phục những tổn hại kinh tế và bất bình đẳng kinh tế từ các hoạt động mà họ thường gây ra”.

Bản thân Gates cũng là người đứng đầu một đế chế truyền thông khổng lồ. Chúng ta đang lệ thuộc vào Microsoft về mạng xã hội (LinkedIn), giải trí (Xbox), phần cứng và phần mềm như Windows Phone và hệ điều hành Windows OS. Công ty cũng sở hữu cổ phần trong các tập đoàn truyền thông khổng lồ như Comcast và AT&T. Bên cạnh đó, cụm từ “MS” trong “MSNBC” chính là viết tắt của “Microsoft”.

Đây là một câu chuyện tương tự đối với Jeff Bezos. Ngoài vô số liên doanh truyền thông của Amazon, Bezos còn sở hữu hãng tin tức Washington Post. Đây là hãng tin tức mà các cơ quan giám sát truyền thông như Fairness và Accuracy in Reporting liên tục chỉ ra, không khác gì một công cụ tuyên truyền để phục vụ cho lợi ích của chủ nhân của họ. 

Dường như, một khi các tỷ phú đã sở hữu được mọi thứ vật chất có trên thế giới này, thì thứ duy nhất còn lại mà họ có thể mua chính là quyền lực và tầm ảnh hưởng.

Mặc dù họ được dựng nên hình tượng là những người có tầm nhìn xa trông rộng, nhưng các tỷ phú thường không thể đồng cảm, và thấu hiểu suy nghĩ của người khác. Cũng giống như trường hợp khi các báo cáo tiết lộ về việc trả lương thấp, và điều kiện làm việc gây sốc của công nhân Amazon trở lên tràn lan, thì Bezos lại tuyên bố rằng, phương hướng duy nhất mà ông nhìn nhận được trong việc chi tiêu các nguồn tài chính, mà mình tích lũy được chính là khám phá Hệ Mặt trời và nhiều thứ cao xa hơn. Việc chia sẻ lợi nhuận với lực lượng lao động đầy khó khăn của mình, dường như quả thực không nảy sinh trong suy nghĩ của ông ấy.

Nếu chúng ta muốn hướng tới một xã hội tốt đẹp hơn, thì hoạt động từ thiện của giới thượng lưu cần phải được xem xét kỹ lưỡng. Vì như một lẽ thường, những gì xem chừng là một món quà hào phóng, lại thực chất lại là một hành động có tính toán nhằm gia tăng quyền lực, hình ảnh hoặc tầm ảnh hưởng của họ. 

Bill Gates không đơn thuần chỉ là một người giàu, đang cân nhắc so đo trước việc phải trả nhiều tiền thuế hơn, mà ông ấy còn là một mối đe dọa cho xã hội.

Alan Macleod

Tinhhoa.net