Mục lục
Ukraine nhận thêm 18 pháo tự hành AHS Krab từ Ba Lan
Lê Phương (RT)
Danviet.vn
30/05/2022
Ba Lan đã viện trợ 18 xe pháo tự hành AHS Krab cho Ukraine trong bối cảnh xung đột với Nga, đài phát thanh nhà nước Ba Lan đưa tin hôm 29/5, trích dẫn một nguồn tin chính phủ không xác định.
Ngoài việc tài trợ các loại pháo hạng nặng, lực lượng quân đội Ba Lan còn huấn luyện khoảng 100 lính pháo binh Ukraine để vận hành chúng, đài phát thanh giải thích. Pháo 155mm sẽ cung cấp hỏa lực cho ba khẩu đội pháo binh.
“Nhờ viện trợ của Ba Lan, Ukraine hiện có ít nhất 24 xe pháo tự hành của phương Tây”, đài truyền hình nêu rõ. Theo báo cáo, các khẩu pháo của Ba Lan đã đến Ukraine.
Kiev đã nhận được pháo tự hành M777 155mm từ Mỹ, cũng như tên lửa chống hạm Harpoon từ Đan Mạch, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Alexey Reznikov cho biết hôm 28/5. Pháp cũng đã cung cấp 6 hệ thống lựu pháo tự hành 155mm có tên Caesar cho Ukraine.
Giống như M777 và Caesar, AHS Krab là loại lựu pháo tiêu chuẩn của NATO với tầm bắn tối đa khoảng 40km. Loại pháo này được thiết kế ở Ba Lan cho quân đội Ba Lan. Hệ thống được vận hành bởi nhóm 5 người và có thể bắn tới 6 quả đạn mỗi phút. AHS Krab được sản xuất bởi nhà thầu quốc phòng Ba Lan Huta Stalowa Wola.
Mặc dù có những sai sót về thiết kế gây nên tình trạng nứt thân tàu, động cơ quá nóng và hệ thống xả nhiên liệu bị rò rỉ, vẫn có 96 chiếc AHS Krab được đưa vào sử dụng tính đến năm ngoái.
Thiết kế của lựu pháo là sự kết hợp khung gầm K9 Thunder của Hàn Quốc và tháp pháo AS-90M Braveheart của Anh.
Warsaw tuyên bố là nhà tài trợ khí tài quân sự lớn thứ hai cho Ukraine, chỉ sau Mỹ. Những vũ khí mà nước này cung cấp bao gồm xe tăng T-72, pháo tự hành Gozdzik, tên lửa không đối không, máy bay không người lái và bệ phóng tên lửa Grad. AHS Krab sẽ cho phép quân đội Ukraine nhắm mục tiêu vào các lực lượng Nga từ khoảng cách xa hơn trong bối cảnh Moscow đang tấn công khu vực Donbass.
Reznikov hôm 28/5 tuyên bố rằng Ukraine sẽ “thắng” trong cuộc xung đột với Nga, một phần nhờ vào vũ khí do nước ngoài cung cấp. Ông nhấn mạnh các tên lửa Harpoon mới được đưa tới sẽ giúp Kiev giành lại quyền kiểm soát các cảng trên Biển Đen.
Trước đó, Nga tuyên bố các kho dự trữ vũ khí của phương Tây ở Ukraine là “mục tiêu hợp pháp” và Moscow sẽ tiến hành các cuộc không kích nhằm vào chúng.
Khám phá pháo tự hành AHS Krab của Quân đội Ba Lan
Ý tưởng phát triển pháo tự hành mới cho Quân đội Ba Lan xuất hiện vào đầu những năm 1990, xuất phát từ nguyên nhân sụp đổ của khối Đông Âu và chấm dứt hoạt động của Tổ chức Hiệp ước Warszawa. Chính vì thế, Ba Lan đã khởi xướng việc phát triển đơn vị pháo tự hành AHS Krab, có cỡ nòng 155mm.
Hoạt động sản xuất pháo tự hành AHS Krab do doanh nghiệp công nghiệp – quân sự Huta Stalowa Wola của Ba Lan thực hiện. Cho đến nay, lực lượng vũ trang Ba Lan là đơn vị duy nhất sử dụng AHS Krab trong biên chế. Quân đội nước này dự kiến sẽ nhận 122 khẩu pháo tự hành mới vào cuối năm 2024.
Tích hợp công nghệ châu Âu và châu Á
Dự án phát triển tổ hợp pháo tự hành mới cho quân đội Ba Lan ra đời vào những năm 1990, và được phát triển qua nhiều năm đến khi bắt đầu sản xuất hàng loạt. Ngay cả khi xuất hiện những nguyên mẫu đầu tiên vào đầu những năm 2000, dự án đã trải qua những thay đổi lớn về khung gầm và đầu đạn.
Nguyên mẫu đầu tiên của ACS Krab trên khung gầm UPG-NG của Ba Lan. Ảnh: wikimedia.org |
Ban đầu, Ba Lan tính đến việc sử dụng hệ thống gầm của riêng mình. Về vấn đề này, Warsaw đã cân nhắc về mặt kinh tế, với kế hoạch chỉ mua một đơn vị pháo binh và hệ thống điều khiển hỏa lực của nước ngoài theo giấy phép. Song, theo các chuyên gia, khung gầm Ba Lan tạo ra cho ACS Krab không phù hợp với nhiều tiêu chí kỹ thuật, bao gồm cả độ tin cậy.
Do đó, tháng 12-2014, Ba Lan đã đạt được thỏa thuận với Hàn Quốc về việc mua 120 khung gầm Samsung Techwin K9. Theo hợp đồng, Ba Lan sẽ nhận 24 khung gầm do Hàn Quốc sản xuất sẵn, số còn lại sẽ được lắp ráp trong nước. Khung gầm được cung cấp hoàn chỉnh, với thân xe bọc thép và sử dụng động cơ diesel của Đức.
Khung gầm của pháo tự hành Hàn Quốc sau đó đã được Ba Lan hiện đại hóa. Một bộ nguồn phụ đã được lắp đặt, bao gồm hệ thống lọc riêng và phòng cháy chữa cháy. Khung gầm phiên bản hiện đại hóa và nội địa hóa được đặt ký hiệu là K9PL, được chế tạo bởi công ty Huta Stalowa Wola (HSW).
Sau đó, khung gầm do Hàn Quốc sản xuất đã được điều chỉnh đặc biệt để lắp đặt tháp pháo từ pháo tự hành 155mm AS-90M của Anh do tập đoàn BAE Systems thực hiện, sau khi thắng thầu dự án của Ba Lan vào cuối những năm 1990. Ngày nay, tháp pháo này vẫn được tiếp tục sử dụng lắp đặt trên khung gầm nội địa hóa của pháo tự hành ACS Krab.
Ba Lan đã nội địa hóa việc sản xuất mô-đun tháp pháo, khi dự kiến sẽ tiếp tục nhận được phần thân xe từ đối tác Anh. Tuy nhiên, đến đầu những năm 2010, BAE Systems ngừng sản xuất các nòng 155mm cho tháp pháo AS-90M. Trong điều kiện đó, Ba Lan buộc phải chuyển sang hợp tác với công ty Nexter của Pháp. Ít nhất 8 khẩu pháo tự hành đã nhận được các tháp pháo của Pháp. Sau đó Ba Lan đã có thể tự thiết lập hoạt động sản xuất tại các cơ sở của Huta Stalowa Wola.
Hiện tại, phiên bản pháo tự hành ACS Krab có các ưu điểm công nghệ từ các đối tác châu Âu và châu Á, và được sản xuất hàng loạt tại công ty Huta Stalowa Wola, với mức độ nội địa hóa cao.
Đặc tính kỹ thuật của ACS Krab
Tổ hợp pháo tự hành ACS Krab của Ba Lan được xem là loại xe chiến đấu kiểu truyền thống. Pháo tự hành được chế tạo trên khung gầm bánh xích và bố trí tháp pháo hiện đại. Phía trước thân xe có tổ hợp máy điện và khoang điều khiển, ở giữa và sau thân tàu có khoang chiến đấu. Về cơ bản, phương tiện này không có sự khác biệt cơ bản với các loại pháo tự hành hiện đại có cỡ nòng tương tự, như Msta-S, AS-90 của Anh, K9 Thunder của Hàn Quốc hay PzH 2000 của Đức.
Chiều dài tối đa của pháo tự hành Ba Lan là 12,1m, chiều rộng tối đa của thân xe là 3,64m và chiều cao là 3m. Trọng lượng chiến đấu là 48 tấn. Kíp điều khiển gồm 5 người.
Khung xe bánh xích cho khả năng vượt địa hình và di chuyển tốt trên đường gồ ghề. Khung xe được trang bị hệ thống treo khí nén sản xuất tại Ba Lan. Tốc độ tối đa trên đường nhựa là 60km/giờ, trên địa hình bằng phẳng là 30 km/h, còn trên đường địa hình gồ ghề đạt 15 km/h. Tầm di chuyển của pháo tự hành là 400km.
Tổ máy phát điện sử dụng động cơ diesel MT 881 Ka-500 của Đức. Đây là loại động cơ khá phổ biến được sử dụng rộng rãi trên các loại xe bọc thép bánh xích và xe hạng nặng. Động cơ có công suất tối đa 1.000 mã lực. Động cơ diesel tương tự này cũng được sử dụng trên pháo tự hành PzH 2000, K9 Thunder và T-155 Firtina của Thổ Nhĩ Kỳ.
Pháo tự hành 155mm AHS Krab là phương tiện chiến đấu chủ lực của lực lượng pháo binh Ba Lan. Ảnh:Topwar.ru |
Động cơ diesel hoạt động cùng với hộp số tự động ALLISON X1100 – 5A3, được thiết kế đặc biệt cho các phương tiện chiến đấu bánh xích hạng nặng. Hộp số tự động cung cấp 4 số tiến và 2 số lùi. Hộp số được tích hợp với hệ thống phanh và hệ thống điều khiển.
Vũ khí chính của ACS Krab là một khẩu pháo 155mm với nòng dài 52. Súng được trang bị hệ thống nạp đạn bán tự động. Có 4 thành viên kíp điều khiển trong tháp pháo, bao gồm chỉ huy và xạ thủ ở phía bên phải, 2 người nạp đạn ở bên trái.
Tốc độ bắn tối đa của đạn pháo là 6 viên/phút. Pháo tự hành có thể phóng loạt 3 quả đạn trong 10 giây. Đồng thời, tốc độ bắn thực tế trong điều kiện chiến đấu mà kíp xe có thể hoạt động hiệu quả trong thời gian dài là 2 phát/phút. Tầm bắn tối thiểu là 4,7km, tối đa đạt 40km.
Ngoài vũ khí trang bị chính, một súng máy phòng không 12,7mm cỡ lớn và 2x4 ống phóng lựu đạn khói cỡ 81mm được lắp đặt trên tháp pháo ACS Krab. Cơ số đạn của pháo tự hành là 40 viên (có 29 viên được cất trong phương tiện chiến đấu).
MINH TUẤN (Theo Topwar.ru)
Anh gửi pháo phản lực M270 cho Ukraine bất chấp cảnh báo của Nga
Anh thông báo sẽ chuyển hệ thống pháo phản lực phóng loạt M270 cho Ukraine, bất chấp cảnh báo của Nga trước đó về hậu quả của hành động này.
M270 có thể giúp Ukraine nhắm trúng mục tiêu ở khoảng cách 80 km. Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace cho rằng quyết định chuyển M270 cho Ukraine là hợp lý vì “khi chiến thuật của Nga thay đổi, sự hỗ trợ của chúng tôi đối với Ukraine cũng phải thay đổi”.
Theo Guardian, động thái này có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng giữa Nga và phương Tây.
Khi xung đột tại Ukraine bắt đầu, Anh, cùng với Mỹ và các quốc gia phương Tây khác, đã hứa chỉ cung cấp “vũ khí phòng thủ” để giúp Ukraine đẩy lùi lực lượng Nga. Tuy nhiên, khi Nga đạt được nhiều bước tiến ở phía đông và phía nam Ukraine, phương Tây đã dần gửi nhiều vũ khí sát thương hơn.
London cho biết đã hợp tác chặt chẽ với Washington. Thông báo của Anh được đưa ra vài ngày sau khi Mỹ cho biết sẽ gửi 4 hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao (HIMARS) cho Ukraine.
Theo Guardian, tầm bắn của hệ thống tên lửa của Mỹ và Anh đều lớn hơn nhiều so với bất kỳ loại vũ khí trên bộ nào mà Ukraine hiện có.
Giống như Mỹ, Anh cũng yêu cầu Kyiv đảm bảo rằng những chiếc M270 sẽ không được sử dụng để tấn công các mục tiêu bên trong nước Nga.
“Chúng tôi tin tưởng rằng vũ khí này sẽ được sử dụng một cách hợp lý”, nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Anh cho biết.
Anh không cho biết sẽ gửi bao nhiêu chiếc M270. Bộ Quốc phòng Anh cho biết thêm rằng quân đội Ukraine sẽ được hướng dẫn cách sử dụng hệ thống M270 tại Anh.
Trước tuyên bố của Anh, Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo Nga sẽ tấn công các mục tiêu mới nếu phương Tây cung cấp tên lửa tầm xa hơn cho Ukraine.
Nếu phương Tây cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine, “(Nga) sẽ nhắm vào những mục tiêu chưa bị đánh trúng”, ông Putin nói trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình nhà nước Rossiya-1, song không nêu chi tiết các mục tiêu mà Nga có thể sẽ nhắm vào.
M270 MLRS là hệ thống pháo phản lực phóng loạt do Tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ sản xuất dựa trên khung gầm bánh xích xe chiến đấu Bradley M2 giúp xe có khả năng cơ động cao trên mọi địa hình và đơn giản hóa trong việc bảo đảm kỹ thuật. Đặc điểm nổi bật nhất của pháo M270 đó là được thiết kế theo dạng module, có thể tùy chỉnh khi bắn các loại đạn khác nhau và rất thuận tiện cho việc nâng cấp về sau. Không giống như các MLRS khác, M270 của Mỹ không sử dụng khối nòng cố định, thay vào đó M270 sử dụng giá phóng cố định và giá đạn (còn gọi là hộp đạn) tháo rời; một xe M270 gồm một giá phóng, trong đó chứa được hai giá đạn. Một đặc điểm chung của tất cả các loại pháo phản lực bắn loạt đó là tốc độ bắn rất nhanh, nhưng nhược điểm là nạp đạn chậm. Để khắc phục nhược điểm này, M270 được thiết kế với giá đạn có thể tháo rời khỏi giá phóng nên rút ngắn thời gian triển khai cũng như tăng sự linh hoạt loại đạn sử dụng mà hiếm các hệ thống pháo khác có được.
M270 được phát triển để có thể sử dụng nhiều loại đạn cho các mục đích khác nhau, trong đó phổ biến nhất là loại đạn nổ phá M26 dùng để chế áp các mục tiêu bộ binh, công sự, vật cản, kho tàng; tầm bắn tối đa của loại đạn này là 45 km; đạn M27 dùng cho mục đích huấn luyện; đạn M28 để bắn tập trong huấn luyện. Tất cả các loại đạn trên đều là đạn không có điều khiển. Bên cạnh đó, xe cũng có thể sử dụng đạn M30 dẫn đường bằng GPS, hoặc M31 với đầu đạn nổ phá đơn khối và đặc biệt là tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS) có mã định danh là MGM-140. Với các thông số như vậy, M270 MLRS hiện được coi là pháo phóng loạt tiêu chuẩn NATO uy lực nhất hiện nay do Mỹ chế tạo. Nó được sử dụng vào các nhiệm vụ chế áp, cô lập và phá hủy mục tiêu đối phương.
Nguồn: kienthuc.net
Thông số kỹ thuật
Loại: Hệ thống pháo phản lực phóng loạt
Khối lượng: 25 t
Dài: 6.85 m
Rộng: 2.97 m
Cao: 2.59 m
Kíp vận hành: 3
Vũ trang:
*đạn M26, M26A1/A2, M30/31
*tên lửa ATACMS
Tốc độ bắn:
*đạn, 12 phát/phút
*tên lửa 2/10s
Tầm bắn:
* M26: 32 km
*M26A1/A2: 45 km
*M30/31: 70 km
*MGM-140: 300 km
Source:
https://en.wikipedia.org/wiki/M270_Multiple_Launch_Rocket_System
https://www.militaryfactory.com/armor/detail.php?armor_id=25
https://anninhthudo.vn/infographic-m270-mlrs-uy-luc-phao-phan-luc-phong-loat-tieu-chuan-nato-post278130.antd
https://kienthuc.net.vn/quan-su/phao-phan-luc-phong-loat-chuan-den-tung-centimet-danh-bat-hu-truyen-cua-my-1284131.html#p-9
Mỹ sắp bán máy bay không người lái vũ trang cho Ukraine?
Reuters dẫn lời 3 người nắm rõ sự việc tiết lộ, hiện vẫn có khả năng Quốc hội Mỹ sẽ ngăn chặn việc bán các máy bay không người lái (UAV) do hãng General Atomics sản xuất. Ngoài ra, hiện cũng có nguy cơ một sự đảo ngược chính sách vào phút cuối có thể làm ảnh hưởng đến kế hoạch, vốn đã được Lầu Năm Góc tái xem xét nhiều tuần qua.
Ukraine đã sử dụng một số loại UAV tầm ngắn hơn để chống lại các lực lượng Nga kể từ khi Moscow mở chiến dịch tấn công quân sự sang nước này ngày 24/2. Chúng bao gồm mẫu RQ-20 Puma AE do công ty Mỹ AeroVironment chế tạo và mẫu Bayraktar-TB2 do Thổ Nhĩ Kỳ phát triển.
Tuy nhiên, MQ-1C Grey Eagle đại diện cho một bước nhảy vọt về công nghệ, vì loại UAV này có thể bay liên tục tới 30 giờ hoặc hơn, tùy thuộc vào sứ mệnh và có thể thu thập lượng dữ liệu khổng lồ cho mục đích tình báo. MQ-1C Grey Eagles, phiên bản dành cho Lục quân của mẫu UAV Predator được biết đến rộng rãi hơn, cũng có thể mang tới 8 tên lửa Hellfire mạnh mẽ.
“Nhìn chung, MQ-1C là một máy bay lớn hơn nhiều với trọng lượng cất cánh tối đa gấp khoảng 3 lần so với Bayraktar-TB2, với những lợi thế tương xứng về khả năng chịu tải, tầm bay và độ bền”, chuyên gia UAV Dan Gettinger thuộc tổ chức Vertical Flight Society giải thích.
MQ-1C Grey Eagle cũng tương thích với nhiều loại đạn dược hơn Bayraktar-TB2. Trong đó, mẫu UAV Bayraktar-TB2 mà Ukraine đang sử dụng được trang bị tên lửa MAM-L do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất, nặng 22 kg, chỉ bằng 1/2 trọng lượng tên lửa Hellfire.
Các nguồn thạo tin cho biết, việc đào tạo hệ thống UAV của General Atomics thường mất nhiều tháng. Song, một kế hoạch nhằm huấn luyện những người vận hành và bảo trì có kinh nghiệm của Kiev trong một vài tuần đã được đề xuất trong thời gian gần đây.
Cũng theo các nguồn thạo tin, một phần tiền từ gói Sáng kiến hỗ trợ an ninh Ukraine, trị giá 40 tỷ USD vừa được Mỹ thông qua, sẽ được dành để tài trợ cho cả việc bán và đào tạo trong kế hoạch chuyển giao MQ-1C Grey Eagle.
Theo một quan chức Mỹ, chính quyền Biden dự định sẽ thông báo cho quốc hội về kế hoạch trên trong những ngày tới và đưa ra một thông báo công khai sau đó. Phát ngôn viên của Nhà Trắng đã chuyển yêu cầu bình luận về các thông tin trên tới Bộ Quốc phòng Mỹ. Một đại diện của Lầu Năm Góc nói, hiện “không có gì để thông báo.”
Tuấn Anh
Phòng không Ukraine ‘lột xác’ khi nhận tổ hợp tên lửa IRIS-T SLM từ Đức
14/05/2022
ANTD.VN – Tổ hợp phòng không IRIS-T SLM thuộc phân khúc tầm trung với tính năng kỹ chiến thuật vượt trội Buk-M1 có thể sớm được Đức chuyển giao cho Ukraine.
Theo Bild
Đức không loại trừ khả năng cung cấp tổ hợp phòng không IRIS-T SLM tối tân do công ty Diehl của nước này phát triển cho Ukraine, vấn đề đang được Hội đồng An ninh Liên bang Đức xem xét, tờ Bild trích dẫn các nguồn tin của riêng mình cho biết.
Theo tờ báo, trong trường hợp có quyết định khả quan, Đức sẽ bắt đầu chuyển giao hệ thống tên lửa phòng không tầm trung IRIS-T SLM cho Kyiv, nhưng không phải ngay lập tức mà khoảng từ tháng 11/2022.
Mặc dù vậy, việc đào tạo các quân nhân Ukraine trong việc sử dụng hệ thống phòng không của Đức sẽ bắt đầu ngay sau khi nhận được sự chấp thuận cung cấp, còn thời điểm hiện tại không có thêm thông tin chi tiết.
Hệ thống phòng không IRIS-T SLS / SLM do công ty Diehl Defense của Đức phát triển, đây là một tổ hợp vũ khí module được xây dựng trên nguyên tắc kiến trúc mở. Nhà sản xuất đã công bố thử nghiệm thành công một nguyên mẫu vào tháng 1/2014.
Tổ hợp này dựa trên tên lửa dẫn đường IRIS-T SL (Surface Launched), đây là bản hiện đại hóa sửa đổi từ tên lửa không đối không IRIS-T cũng do công ty Diehl sản xuất, nó được trang bị động cơ cải tiến, thêm kênh liên lạc, thiết bị định vị GPS và tấm chắn mũi mới giúp giảm lực cản.
Tên lửa sử dụng sử dụng phương thức dẫn đường chỉ huy vô tuyến (kết hợp với hiệu chỉnh quán tính – vệ tinh) trong phần chính của quỹ đạo, với việc thu nhận tham số mục tiêu từ đầu dò tìm kiếm hồng ngoại (loại IIR) trong pha cuối cùng.
Hệ thống phóng thẳng đứng IRIS-T SL được đặt trên khung gầm của một chiếc xe việt dã hạng nhẹ và cung cấp khả năng bắn trúng mục tiêu trong khu vực bao quát 360 độ, với tầm bắn 40 km, tầm cao 20 km.
Theo giới thiệu từ nhà sản xuất, tổ hợp tên lửa phòng không IRIS-T SLM / SLS được thiết kế để bảo vệ các đơn vị quân đội và cơ sở hạ tầng khỏi tên lửa hành trình, máy bay cánh cố định cũng như trực thăng tấn công của kẻ thù.
Tên lửa IRIS-T có thông số kỹ thuật cơ bản bao gồm: trọng lượng 87,4 kg; chiều dài 2,93 m; đường kính thân 127 mm; sải cánh 447 mm; lắp đầu nổ phá mảnh uy lực cao.
Đầu dò hồng ngoại của tên lửa IRIS-T có độ nhạy cao và chống lại được các biện pháp đối kháng điện tử của đối phương. Kết cấu thân cùng động cơ mạnh mẽ trang bị vòi phun kiểm soát vector lực đẩy giúp nó có khả năng chịu quá tải cực tốt.
Đặc tính ưu việt khác của tên lửa IRIS-T đó là nó có khả năng bao quát phạm vi lên đến 360 độ do góc nhìn rất lớn của đầu dò, phi công có thể chỉ định mục tiêu bằng mũ bay JHMCS, tính năng này vẫn rất hữu dụng khi phóng đi từ mặt đất.
Tên lửa IRIS-T có hai chế độ bắn: khóa trước khi phóng (LOBL) và khóa sau khi phóng (LOAL), cho phép tiêu diệt hiệu quả mục tiêu tại mọi góc độ, trong nhiều điều kiện giao tranh.
Khách hàng quốc tế đầu tiên của hệ thống phòng không IRIS-T SLM / SLS là Thụy Điển, nước này tự tin cho rằng vũ khí trên đủ sức vô hiệu hóa mọi loại tiêm kích tối tân nhất của Nga nếu như giữa hai nước phát sinh xung đột quân sự.
Nếu được tiếp nhận IRIS-T SLM / SLS, Quân đội Ukraine sẽ có trong biên chế một tổ hợp phòng không tầm trung mạnh hơn rất nhiều so với Buk-M1 mà họ đang sử dụng, sẽ giúp “lột xác” năng lực chiến đấu.
Giới thiệu các loại vũ khí Anh chuyển giao cho Ukraine
Thủ tướng Anh Boris Johnson hôm 27/5 nói rằng các lực lượng Nga đang tiếp tục “gặm nhấm” vùng Donbas của Ukraine, đồng thời nói thêm rằng Nga đang đạt được những tiến bộ chậm chạp nhưng cụ thể tại đây.
Ông nói trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg sáng 27/5: “Tôi e rằng Putin, với cái giá phải trả lớn cho bản thân và cho quân đội Nga, đang tiếp tục gặm nhấm Donbas.”
“Ông ta tiếp tục dấn tới dần dần, chậm rãi, nhưng tôi e rằng có tiến bộ cụ thể, và do đó điều quan trọng là chúng tôi phải tiếp tục hỗ trợ quân sự cho người Ukraine.”
Thủ tướng Boris Johnson cho biết Ukraine cần có nhiều vũ khí tấn công hơn, bao gồm các hệ thống tên lửa hiện đại.
Hàng nghìn binh lính tiền tuyến của Ukraine hiện đang sử dụng vũ khí và các thiết bị khác do Anh cung cấp.
Chính phủ Anh cho biết họ đã chi 1,3 tỷ bảng Anh (1,6 tỷ USD) để hỗ trợ quân sự cho Ukraine.
Chính xác những gì đang được gửi, và tạo ra sự khác biệt như thế nào?
Vũ khí chống tăng
Vương quốc Anh đã gửi hơn 5.000 vũ khí chống tăng hạng nhẹ thế hệ tiếp theo, hay còn gọi là Nlaw, tới Ukraine.
Nlaws được thiết kế để tiêu diệt xe tăng ở cự ly ngắn chỉ với một phát bắn.
Điều quan trọng đối với các lực lượng vũ trang Ukraine, những người cần vũ khí ngay lập tức, tên lửa này rất dễ vận chuyển và sử dụng đơn giản. Một người lính có thể được huấn luyện để sử dụng trong vòng chưa đầy một ngày.
Nhiều nhà phân tích tin rằng chúng đã có tác động lớn đến diễn biến của cuộc xung đột.
Tên lửa tầm ngắn
Thứ trưởng Quốc phòng James Heappey xác nhận rằng “hàng trăm” tên lửa Brimstone được gửi tới Ukraine vào ngày 28/4.
Theo Đại úy Chris Carlson, trước đây thuộc Hải quân Hoa Kỳ, Brimstone có thể sử dụng để chống lại xe tăng, pháo và một số tàu nhỏ như tàu đổ bộ.
Tên lửa này thường được bắn từ máy bay, nhưng ở Ukraine, chúng đang được sửa đổi để bắn từ xe tải.
Đại úy Carlson cho biết việc phóng chúng từ mặt đất sẽ làm giảm phạm vi hiệu quả.
Nếu được sử dụng làm tên lửa chống hạm, Brimstone quá nhỏ để có thể đánh chìm các tàu lớn, nhưng có thể gây ra thiệt hại đáng kể.
Xe bọc thép
Anh đã viện trợ 120 xe bọc thép cho Ukraine, bao gồm cả xe tuần tra Mastiff.
Mastiff rất phổ biến trong quân đội Anh ở Afghanistan vì chúng cung cấp khả năng bảo vệ cao chống lại bom mìn và các thiết bị nổ tự chế.
Các nhà phân tích nói rằng trong một khu vực nhiều mìn như Donbas, Mastiff có khả năng rất hữu ích.
Drone
Bộ Quốc phòng cho biết họ đang cung cấp hàng chục hệ thống máy bay không người lái (UAV) hạng nặng để hỗ trợ hậu cần cho các lực lượng bị cô lập.
Các nhà phân tích nói rằng máy bay không người lái có thể rất hiệu quả trong việc tiếp tế cho quân đội tiền tuyến, đặc biệt là trước mối đe dọa từ hỏa lực pháo binh của Nga và trong các tình huống có nguy cơ bị bao vây.
Hệ thống phòng không
Anh đã tặng 5 hệ thống phòng không, bao gồm cả tên lửa Starstreak.
Starstreak được thiết kế để hạ máy bay bay thấp ở cự ly ngắn.
Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, Starstreak đòi hỏi phải được đào tạo nhiều hơn so với các hệ thống như Nlaw, và không thể thay thế cho các hệ thống phòng không tầm xa.
Anh cũng đang cung cấp một số lượng nhỏ xe Stormer bánh xích để làm nền tảng di động cho tên lửa Starstreak.
Dài hạn
Theo Ben Barry, thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, việc duy trì nguồn cung cấp thiết bị, vũ khí và đạn dược của phương Tây sẽ cực kỳ quan trọng đối với Ukraine về lâu dài.
Ông nói rằng mặc dù Ukraine có năng lực sản xuất vũ khí của riêng mình, nhưng quân đội của họ sẽ khó có thể giành lại phần lãnh thổ từ lực lượng Nga nếu không có sự hỗ trợ đáng kể từ bên ngoài.
Phần lớn vũ khí của Ukraine được thiết kế và sản xuất ở các nước Đông Âu trước đây thuộc Hiệp ước Warsaw.
Vì lý do này, Vương quốc Anh đã đề nghị gửi xe tăng Challenger 2 của Anh tới Ba Lan để hoàn trả khoản viện trợ xe tăng T-72 cho Ukraine.
Các lực lượng vũ trang Ukraine đã sử dụng T-72 trong nhiều thập niên và có khả năng bảo dưỡng và thay thế phụ tùng, bên cạnh đội ngũ được đào tạo.
Uy lực ‘tên lửa khủng’ mà Mỹ có thể sắp gửi cho Ukraine
CNN ngày 26.5 dẫn lời các quan chức Mỹ cho biết chính quyền Tổng thống Joe Biden chuẩn bị cung cấp các Hệ thống phóng tên lửa đa nòng (MLRS) cho Ukraine. Trước sức tiến công mạnh của Nga tại miền đông trong thời gian gần đây, giới chức Ukraine đã liên tục kêu gọi Mỹ và đồng minh cung cấp những hệ thống này tầm xa được cho là vũ khí thay đổi cuộc chơi này. Theo CNN, quyết định có thể được công bố vào tuần sau.
MLRS khai hỏa trong một cuộc tập trận tại Hàn Quốc AFP |
MLRS là các giàn phóng rốc két đặt trên xe tải, có tính cơ động cao hơn các loại lựu pháo mà Mỹ đã cung cấp cho Ukraine. Các hệ thống MLRS áp dụng chiến thuật bắn và chạy, nghĩa là di chuyển ngay lập tức ra khỏi vị trí vừa bắn để tránh bị quân địch phản pháo.
|
Pháo phản lực phóng loạt Mỹ có thể sẽ gửi cho Ukraine mạnh đến mức nào? |
Theo tạp chí Newsweek, Mỹ có 2 loại MLRS gồm M270 và Hệ thống rốc két cơ động cao (HIMARS) M142. Các loại vũ khí này có khả năng phóng loạt và tầm bắn vượt trội so với lựu pháo M777.
MLRS phiên bản nâng cấp khai hỏa LOCKHEED MARTIN |
Mỗi giàn phóng M270 có thể mang theo 12 rốc két cơ bản có tầm bắn 30-70 km hoặc 1 tên lửa đất đối đất chiến thuật ATACMS với tầm bắn lên tới 300 km. Phiên bản nâng cấp có thể mang theo 2 ATACMS.
Trong khi đó, M142 HIMARS là một hệ thống nhẹ hơn, di chuyển nhanh hơn M270, có thể gồm giàn phóng với 6 rốc két cơ bản hoặc một ATACMS. Nếu một dàn MLRS nặng cỡ 26 tấn với 12 ống phóng thì HIMARS chỉ có 6 ống, đặt trên xe tải nhẹ, và tổng trọng lượng chỉ 16 tấn. Do vậy HIMARS dễ dàng được vận chuyển bằng máy bay vận tải C-130. Mỗi dàn chỉ có 3 người điều khiển, kể cả lái xe.
Hệ thống M270A1 phóng ATACMS LỤC QUÂN MỸ |
Tên lửa “Harpoon” có thể giải quyết việc phong tỏa cảng
19.05.2022
VNC chuyển ngữ
Sự phong tỏa biển trong Biển Đen làm giảm hẳn thương mại của Ukraine. Với tên lửa chống tàu đặc biệt, các chuyên gia Hoa Kỳ chắc chắn là, nó có thể giải quyết được vấn đề đó. Tuy nhiên, cho đến nay, đã có những rào cản hậu cần.
Theo những nguồn tin trong cuộc, Hoa Kỳ muốn gửi tên lửa chống hạm hiện đại đến Ukraine để có thể phá vỡ phong tỏa của Nga trên Biển Đen. Hiện tại có hai loại tên lửa trong cuộc thảo luận, theo hãng tin Reuters biết được từ ba quan chức chính phủ Hoa Kỳ và hai nhân viên Quốc hội không muốn được nêu tên. Đó là “Harpoon” được sản xuất bởi Boeing với phạm vi lên tới 300 km cũng như tên lửa tấn công hải quân (NSM) của Kongsberg và Raytheon Technologies với 250 km.
Theo chuyên gia hàng hải Bryan Clark của Viện Hudson, 12 cho tới 24 hỏa tiển như vậy sẽ đủ để đe dọa các tàu chiến Nga và thuyết phục chính phủ ở Moscow chấm dứt cuộc phong tỏa. Điều này ảnh hưởng đến việc giao hàng ngũ cốc Ukraine cho thị trường thế giới. Theo Bộ Quốc phòng Anh, Nga có khoảng 20 tàu chiến – bao gồm cả tàu ngầm – trong khu vực chiến đấu.
Hải quân Nga đã phải chịu những tổn thất đáng kể trong Chiến tranh Ukraine, đặc biệt là tàu tuần dương “Moskwa”, hạm đội hàng đầu của Hạm đội Biển Đen, đã bị đánh chìm. Theo Clark, các tàu lớn hơn của Nga có thể gặp nguy hiểm nếu Ukraine nhận được vũ khí tiên tiến và Tổng thống Vladimir Putin vẫn tiếp tục cho phong tỏa: “Bạn không thể trốn ở bất cứ đâu ở Biển Đen.”
Bundeswehr cũng có “Harpoons”
Vào tháng 3, trong Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Brussels có nguồn tin từ Mỹ, là họ đang thảo luận xem có nên giao hỏa tiễn chống tàu cho Ukraine. Vào thời điểm đó được nghe là “họ bắt đầu xúc tiến việc đó”. Tổng thống Ukraine Wolodymyr Selenskyj đã yêu cầu thành viên NATO Bồ Đào Nha vào tháng 4 gởi cho họ “Harpoons”. Bundeswehr cũng có hệ thống vũ khí này.
Theo những người trong cuộc, hiện tại có một số nước về cơ bản sẵn sàng gửi tên lửa như vậy đến Ukraine. Tuy nhiên, không ai muốn làm điều này đầu tiên vì sợ về phản ứng của Nga nếu một tàu chiến bị đánh chìm bởi một tên lửa xuất phát từ nước mình. Một trong những quan chức chính phủ cho Reuters biết , hiện có một quốc gia “được trang bị đầy đủ” là có thể sẵn sàng giao hàng đầu tiên. Sau đó, các quốc gia khác có thể làm theo.
Theo các thông tin trước đây từ Hoa Kỳ, có một số trở ngại và mối quan tâm liên quan đến việc bàn giao vũ khí mạnh hơn với phạm vi lớn hơn cho Ukraine. Điều này bao gồm thời gian đào tạo dài, khó khăn trong việc duy trì các hệ thống và mối quan tâm rằng các lực lượng vũ trang Nga có thể chiếm đoạt chúng. Ngoài ra, họ cũng sợ cuộc xung đột sẽ leo thang. Hơn nữa, có những khó khăn kỹ thuật, vì “Harpoon” thực sự không được chế tạo để bắn từ đất liền.
NSM dễ chuyển giao hơn Harpoon
Đối với Harpoon, điều khó khăn là loại vũ khí này chủ yếu là tên lửa được thiết kế cho chiến hạm, vào lúc mà lực lượng hải quân Ukraina hầu như vô nghĩa. Số lượng bệ phóng để dùng Harpoon trên bộ còn rất hạn chế, và Hoa Kỳ đang phải nghiên cứu khả năng tháo gỡ bệ phóng từ một con tàu để biến đổi thành bệ phóng trên đất liền.
Tên lửa NSM, với tầm bắn 250 km, không vấp phải hạn chế kỹ thuật nói trên vì có thể được phóng từ bờ biển Ukraina. Việc đào tạo pháo thủ để vận hành loại tên lửa này cũng nhanh hơn, chỉ mất không đầy 14 ngày.
Do vậy, các đồng minh NATO có thể dễ dàng cung cấp cho Ukraina các bệ phóng di động trên bộ sẵn có trong lúc đầu đạn có thể lấy từ Na Uy, nước đồng sản xuất loại tên lửa NSM.
Theo Reuters, các nguồn tin từ Quốc Hội Mỹ cho biết là cũng có khả năng Na Uy cung cấp NSM cho Ukraina. Đây là một ý tưởng được các nghị sĩ Quốc Hội Na Uy ủng hộ, trong lúc bộ Quốc Phòng Na Uy từ chối bình luận.
Phải nói là việc cung cấp Harpoon hay NSM cho Ukraina cần phải được Hoa Kỳ đồng ý vì theo luật lệ hiện hành, tất cả các giao dịch về các vũ khí có thành phần đến từ Mỹ được bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ chấp thuận.
Đan Mạch có thể chuyển tên lửa diệt hạm Mỹ cho Ukraine
24.5.2022
VnExpress
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói Đan Mạch sẽ chuyển tên lửa diệt hạm Harpoon cho Ukraine, song quốc gia Bắc Âu chưa xác nhận thông tin này.
“Tôi đặc biệt biết ơn Đan Mạch, quốc gia hôm nay tuyên bố sẽ chuyển bệ phóng và tên lửa Harpoon giúp Ukraine bảo vệ bờ biển của mình”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin nói trong cuộc họp báo sau hội đàm với đại diện của gần 40 quốc gia và tổ chức thành viên Nhóm Liên lạc Quốc phòng Ukraine ngày 23/5.
Bộ trưởng Austin nói Đan Mạch sẽ chuyển một hệ thống Harpoon cho Ukraine, song không nêu rõ biến thể. Đan Mạch chưa thông báo về kế hoạch chuyển tên lửa diệt hạm Harpoon cho Ukraine.
Thông tin được đưa ra trong bối cảnh chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga nhằm “phi quân sự và phi phát xít hóa Ukraine” (chắc là cụm từ được chỉ đạo để dùng ở VN cho cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine 2022) bước sang tháng thứ ba (thứ 4 mới đúng), hai bên chuyển sang thế giằng co ở vùng Donbass.
Harpoon là tên lửa hành trình có khả năng bay bám sát mặt biển để tấn công các tàu hoạt động xa bờ với khoảng cách lên tới 300 km tùy biến thể. Harpoon thường được phóng từ chiến hạm hoặc máy bay, song Đan Mạch đang vận hành bệ phóng mặt đất để bảo vệ đường bờ biển.
Quân đội Đan Mạch đang biên chế biến thể RGM-84L-4 Harpoon Block II, có khả năng tấn công chiến hạm trên biển cũng như các mục tiêu trong cảng và đất liền. Nước này cũng từng vận hành biến thể RGM-84A Block I với tính năng kém hơn và đưa vào niêm cất hồi năm 2003.
Các tổ hợp Harpoon được đánh giá sẽ bổ sung thêm một lớp bảo vệ cho thành phố cảng Odessa ven Biển Đen của Ukraine, địa điểm được cho là có thể bị Nga tiến công từ hướng biển. Ngoài ra, Ukraine có thể dùng tên lửa Harpoon để tập kích cảng Sevastopol trên bán đảo Crimea, nơi một số chiến hạm thuộc Hạm đội Biển Đen của Nga neo đậu.
Bộ trưởng Austin cũng cho biết nhiều quốc gia đang hỗ trợ đạn pháo, xe tăng và thiết giáp cho Ukraine, trong đó Cộng hòa Czech đang cung cấp trực thăng tấn công, xe tăng và các tổ hợp pháo phản lực. Một số quốc gia khác đang đào tạo binh sĩ Ukraine.
Ông Austin chưa công bố chi tiết về gói hỗ trợ trị giá 40 tỷ USD của Mỹ cho Ukraine mới được công bố. Gói hỗ trợ này được cho có thể có tên lửa tầm xa chính xác cao với khả năng tập kích các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga.
Ukraine yêu cầu Mỹ chuyển các tổ hợp pháo phản lực tầm xa gồm M270 MLRS và M142 HIMARS, với khả năng phóng nhiều rocket hoặc tên lửa cùng lúc với tầm bắn lên tới 300 km. Tuy nhiên, các quan chức Mỹ cho biết nước này không sẵn lòng cung cấp do lo ngại chúng được dùng để tập kích mục tiêu trong lãnh thổ Nga, làm tăng quy mô xung đột hiện tại.
Bộ trưởng Austin nói nhu cầu của Ukraine không thay đổi nhiều so với cuộc họp trước của Nhóm Liên lạc Quốc phòng Ukraine cách đây 4 tuần. “Chiến sự trong giai đoạn này được định hình bởi pháo binh, chúng tôi chứng kiến những đợt pháo kích lẫn nhau trong vài tuần qua”, ông Austin nói.
Đại bác trong cuộc chiến chống Nga
VNC chuyển ngữ từ Haubitzen im Kampf gegen Russland (n-tv)
Holger Preiss
27.04.2022
Một số quốc gia đã thông báo rằng họ có ý định cung cấp đại bác để hỗ trợ cho các lực lượng vũ trang Ukraine trong cuộc chiến chống lại quân xâm lược Nga. Nhưng pháo binh làm được gì và các loại đại bác khác nhau có hiệu quả gì trong chiến tranh?
Việc giao vũ khí cho Ukraine vẫn tiếp tục. Ngoài xe tăng và máy bay không người lái, có các loại đại bác đặc biệt nhằm tăng cường sức mạnh cho các lực lượng vũ trang trong cuộc chiến chống lại quân xâm lược Nga. Nhưng dùng pháo binh để làm gì, chúng là loại vũ khí gì và chúng có thể làm gì được?
Về nguyên tắc, pháo binh được dùng để tấn công các mục tiêu dưới đất của đối phương bằng đại bác cỡ nòng lớn từ xa. Do đó nó là một cuộc khai hỏa gián tiếp, chủ yếu nhằm giảm thiểu khả năng di động của đối phương. Một mục đích khác của pháo binh là bằng hỏa lực hỗ trợ và bảo vệ các đơn vị chiến đấu của mình để ngăn chặn kẻ thù tiến lên. Điều quan trọng nữa là chống lại các mục tiêu chỉ huy, liên lạc và trinh sát, việc phá hủy các mục tiêu đó có thể làm gián đoạn nghiêm trọng cơ cấu chỉ huy và thông tin của đối phương.
Để bản thân không trở thành mục tiêu của cái gọi là “pháo phản kích”, điều cực kỳ quan trọng trong các hoạt động tác chiến, vốn được tiến hành rất nhanh ngày nay, đó là thay đổi vị trí ngay sau khi bắn xong. Tất cả những điều này cũng có thể thực hiện được với các hệ thống vũ khí được chuyển giao cho Ukraine.
Đại bác loại Caesar
Ví dụ, Pháp đã thông báo rằng họ sẽ cung cấp hệ thống Caesar này cho Ukraine. Chữ Caesar là viết tắt của “Camion équipé d’un système d’artillerie”, dịch trực tiếp có nghĩa là “xe tải được trang bị hệ thống pháo binh”. Cụ thể, Caesar là loại đại bác không bọc giáp được sản xuất tại Pháp với cỡ nòng 155 mm, được gắn trên sàn xe vân tải loại Unimog U 2450 6x6 phiên bản xuất khẩu của công ty Nexter và Lohr Industrie. Lực lượng vũ trang Pháp sử dụng Renault Sherpa 5 hoặc Sherpa 10 làm xe vận chuyển.
Loại xe này không được bọc thép, chỉ được bảo vệ để chống lại những miểng đạn nhẹ. Ưu điểm của Caesar là lắp ráp và tháo rời súng nhanh chóng, tính ra chỉ trên dưới một phút. Có thể chứa được 18 đạn đại bác trên xe. Phiên bản Caesar 8x8 được giới thiệu vào năm 2016 thậm chí có thể vận chuyển 30 quả đạn pháo và đại bác được trang bị thiết bị nạp đạn hoàn toàn tự động. Một phát triển tiếp theo là đại bác F3 trên chiếc xe vận tải Tatra 815 với cỡ nòng 52, lớn hơn đáng kể so với nguyên bản. Tùy thuộc vào loại đạn, có thể bao phủ khoảng cách từ 30 đến 50 km.
Đại bác loại M-777
Quân đội Ukraine được cho là đã nhận được một số khẩu đại bác M-777 từ Canada. Không giống như Caesar, đây không phải là đại bác trên xe vận tải mà là đại bác kéo, cũng có cỡ nòng 155 mm. Trong khi chúng đang được lực lượng Lục quân Hoa Kỳ sử dụng, M-777 được cho là chỉ đang trong quá trình thử nghiệm ở Anh. Đây là điều đáng ngạc nhiên, bởi vì đại bác có xuất xứ từ Anh và do công ty BAE Land Systems sản xuất ở đó.
Ưu điểm chính của M-777 là nó có thể được sử dụng để bắn đạn dẫn đường bằng GPS, giúp tăng đáng kể độ bắn chính xác. Trong các thử nghiệm, người ta nhận thấy nó chỉ sai lệch tối đa 50 mét trong khoảng cách 14,5 km. Khoảng cách bắn được xa là từ 24 đến 40 km. Tuy nhiên, kể từ năm 2018, Hoa Kỳ đã nghiên cứu mở rộng tầm bắn với các loại đạn thích hợp. Mong mỏi là bắn được tới 70 km. Trong quá trình bắn thử nghiệm tại Yuma Proving Ground, họ đã đạt được khoảng cách bắn xa lên đến 64 km.
Panzerhaubitze 2000
Panzerhaubitze 2000 sẽ được chuyển giao cho Ukraine từ Hà Lan. Không biết bao nhiêu, nhưng chúng chắc chắn đã được xác nhận. Nó được sản xuất bởi các công ty Đức Krauss-Maffei Wegmann và Rheinmetall. Nó cũng là khẩu súng tiêu chuẩn của Bundeswehr (quân đội Đức). Đây cũng là một hệ thống vũ khí nòng 155 mm, tuy nhiên nó được di chuyển cùng với một xe xích bọc thép.
Theo tường trình của Bundeswehr, Panzerhaubitze 2000 là một trong những loại đại bác hiện đại nhất thế giới. Điểm mạnh của chúng trên hết nằm ở độ chính xác và cự ly chiến đấu lớn. Khoảng cách bắn 30 km đạt được với loại đạn tiêu chuẩn. Với loại đạn nâng cao tầm bắn, nó thậm chí lên tới 40 km. Sáu quả đạn có thể được bắn theo cách để mà chúng trúng mục tiêu cùng một lúc. Cũng có thể bắn đạn bằng cái gọi là ngòi nổ có thời gian, tức là đạn chỉ phát nổ khi va chạm hoặc ở trên mục tiêu.
Một ưu điểm khác của Panzerhaubitze 2000 là chiếc xe bọc thép chở đại bác, có tầm hoạt động 420 km và tốc độ tối đa 60 km / h trên đường và 45 km / h trên đường địa hình, gần tương ứng với khả năng cơ động của một chiếc xe tăng chiến đấu. Ở đây, vị trí cũng có thể được thay đổi nhanh chóng sau khi phát hỏa để bảo vệ chống lại khả năng bắn phản công trả đũa. Nhờ kết cấu phụ giống xe tăng, Panzerhaubitze 2000 cũng có thể được sử dụng ở những địa hình hiểm trở. Ngoài ra, nó có thể vượt qua vùng nước có độ sâu 1,1 mét mà không cần chuẩn bị. Với hệ thống thủy lực lặn được bật lên, nó thậm chí sẽ chạy được ở độ sâu 1,5 mét.
Hé lộ tính năng lựu pháo Mỹ chuyển cho Ukraine
09/05/2022
Vietnamnet
“Những khẩu lựu pháo M777 cỡ nòng 155mm là một phần trong gói hỗ trợ quân sự chúng tôi dành cho Ukraine. Kèm theo những khẩu pháo là đạn dược, xe kéo pháo và nhiều trang thiết bị khác. Số lượng pháo trên đủ để cung cấp cho năm tiểu đoàn Ukraine”, trang quân sự Mil.in.ua của Ukraine dẫn lời phát ngôn viên Lầu Năm Góc John Kirby nói.
M777 là lựu pháo được bộ phận Hệ thống chiến đấu toàn cầu thuộc Tập đoàn quân sự BAE Systems của Anh chế tạo, để thay thế lựu pháo M198 của quân đội Mỹ đã lỗi thời trong những năm đầu thập niên 2000. Pháo có khối lượng 4,2 tấn; chiều dài khi hành quân là 9,5m và khi tác chiến là 10,7m, trong đó chiều dài nòng là 5,08m. Khả năng nâng góc nòng của M777 nằm trong khoảng từ 0-71,7 độ, và kíp chiến đấu sẽ cần 7-8 binh sĩ. Tốc độ bắn của M777 nằm trong khoảng 2-7 phát/phút.
Thông tin được trang Army Technology đăng tải cho thấy, M777 được lắp hệ thống điều khiển hỏa lực kỹ thuật số để dẫn hướng, chỉ điểm và tự định vị mục tiêu. Nhờ vậy, khả năng bắn chính xác và phản ứng từ kíp chiến đấu pháo M777 sẽ được nâng cao hơn.
Để nâng cao khả năng tác chiến cho M777, các chuyên gia thuộc tập đoàn BAE Systems đã thiết kế nòng pháo của M777 để có thể sử dụng được nhiều loại đạn tấn công các loại mục tiêu khác nhau. Với đạn M982 Excalibur được dẫn đường bằng Hệ thống định vị toàn cầu (GPS), tầm bắn của M777 sẽ đạt mức 40km, với sai số vòng tròn (CEP) là 5m.
Tuấn Trần
Đan Mạch có thể chuyển tên lửa diệt hạm Mỹ cho Ukraine
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói Đan Mạch sẽ chuyển tên lửa diệt hạm Harpoon cho Ukraine, song quốc gia Bắc Âu chưa xác nhận thông tin này.
“Tôi đặc biệt biết ơn Đan Mạch, quốc gia hôm nay tuyên bố sẽ chuyển bệ phóng và tên lửa Harpoon giúp Ukraine bảo vệ bờ biển của mình”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin nói trong cuộc họp báo sau hội đàm với đại diện của gần 40 quốc gia và tổ chức thành viên Nhóm Liên lạc Quốc phòng Ukraine ngày 23/5.
Bộ trưởng Austin nói Đan Mạch sẽ chuyển một hệ thống Harpoon cho Ukraine, song không nêu rõ biến thể. Đan Mạch chưa thông báo về kế hoạch chuyển tên lửa diệt hạm Harpoon cho Ukraine.
Thông tin được đưa ra trong bối cảnh chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga nhằm “phi quân sự và phi phát xít hóa Ukraine” bước sang tháng thứ ba, hai bên chuyển sang thế giằng co ở vùng Donbass.
Harpoon là tên lửa hành trình có khả năng bay bám sát mặt biển để tấn công các tàu hoạt động xa bờ với khoảng cách lên tới 300 km tùy biến thể. Harpoon thường được phóng từ chiến hạm hoặc máy bay, song Đan Mạch đang vận hành bệ phóng mặt đất để bảo vệ đường bờ biển.
Quân đội Đan Mạch đang biên chế biến thể RGM-84L-4 Harpoon Block II, có khả năng tấn công chiến hạm trên biển cũng như các mục tiêu trong cảng và đất liền. Nước này cũng từng vận hành biến thể RGM-84A Block I với tính năng kém hơn và đưa vào niêm cất hồi năm 2003.
Các tổ hợp Harpoon được đánh giá sẽ bổ sung thêm một lớp bảo vệ cho thành phố cảng Odessa ven Biển Đen của Ukraine, địa điểm được cho là có thể bị Nga tiến công từ hướng biển. Ngoài ra, Ukraine có thể dùng tên lửa Harpoon để tập kích cảng Sevastopol trên bán đảo Crimea, nơi một số chiến hạm thuộc Hạm đội Biển Đen của Nga neo đậu.
Bộ trưởng Austin cũng cho biết nhiều quốc gia đang hỗ trợ đạn pháo, xe tăng và thiết giáp cho Ukraine, trong đó Cộng hòa Czech đang cung cấp trực thăng tấn công, xe tăng và các tổ hợp pháo phản lực. Một số quốc gia khác đang đào tạo binh sĩ Ukraine.
Ông Austin chưa công bố chi tiết về gói hỗ trợ trị giá 40 tỷ USD của Mỹ cho Ukraine mới được công bố. Gói hỗ trợ này được cho có thể có tên lửa tầm xa chính xác cao với khả năng tập kích các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga.
Ukraine yêu cầu Mỹ chuyển các tổ hợp pháo phản lực tầm xa gồm M270 MLRS và M142 HIMARS, với khả năng phóng nhiều rocket hoặc tên lửa cùng lúc với tầm bắn lên tới 300 km. Tuy nhiên, các quan chức Mỹ cho biết nước này không sẵn lòng cung cấp do lo ngại chúng được dùng để tập kích mục tiêu trong lãnh thổ Nga, làm tăng quy mô xung đột hiện tại.
Bộ trưởng Austin nói nhu cầu của Ukraine không thay đổi nhiều so với cuộc họp trước của Nhóm Liên lạc Quốc phòng Ukraine cách đây 4 tuần. “Chiến sự trong giai đoạn này được định hình bởi pháo binh, chúng tôi chứng kiến những đợt pháo kích lẫn nhau trong vài tuần qua”, ông Austin nói.
Ukraina có thêm sát thủ phòng không: Starstreak, tên lửa hiện đại nhất của Anh
RFI
Các loại tên lửa phòng không vác vai (MANPADS) đang đóng một vai trò quan trọng bất ngờ trong cuộc chiến ở Ukraina, bắn hạ nhiều chiến đấu cơ hay trực thăng Nga từ hơn một tháng nay, và gây khó khăn nghiêm trọng cho các hoạt động của Không Quân Nga.
Kho vũ khí phòng không của các lực lượng võ trang Ukraina vừa được tăng cường với loại tên lửa Starstreak mới nhất do Anh cung cấp, mà hiệu quả đầu tiên vừa được Luân Đôn xác nhận với một trực thăng Nga bị bắn rơi ngày 01/04/2022 trên bầu trời Lugansk, miền Đông Ukraina.
Trong một bài phân tích ngày 06/04/2022 – What are MANPADS, the portable missiles bringing down Russian aircraft? – tuần báo Anh The Economist đã ghi nhận diễn biến mới này trong cuộc chiến tranh Ukraina do Nga khởi động, giải thích vì sao các loại tên lửa phòng không vác vai lại quan trọng đối với hệ thống phòng thủ Ukraina, và tên lửa mới của Anh mới có thể tạo ra sự khác biệt gì.
Vì sao phi cơ và trực thăng Nga dễ thành mồi ngon cho MANPADS
Các nhà phân tích quân sự đã rất bất ngờ khi thấy Nga thất bại trong việc tiêu diệt mạng lưới tên lửa đất đối không tầm xa S-300 (hướng dẫn bằng radar) của Ukraina ngay từ đầu cuộc chiến. Mặc dù một số dàn phóng đã bị phá hủy, nhưng nhiều chiếc S-300 vẫn tiếp tục hoạt động, buộc phi cơ Nga phải bay ở độ cao thấp để tránh bị radar phát hiện.
Trong bối cảnh trực thăng tấn công của Nga chủ yếu được trang bị bằng các loại tên lửa thông thường, không được hướng dẫn từ xa, hoạt động giống như loại máy bay tấn công mặt đất, vừa phải bay chậm, vừa phải lao về phía mục tiêu khi tấn công, những yếu tố có thể biến phi cơ Nga thành mồi ngon cho các loại tên lửa phòng không vác vai mà Quân Đội Ukraina được trang bị.
Cho đến gần đây, tên lửa phòng không vác vai mà Ukraina sử dụng bao gồm nhiều loại loại khác nhau, với hiệu quả khác nhau.
Tên lửa vác vai tầm nhiệt không phải lúc nào cũng hữu hiệu
Một cách tổng quát, tên lửa phòng không vác vai được gọi là “tầm nhiệt”, sử dụng tia hồng ngoại để bám theo nguồn nhiệt mà các động cơ động cơ máy bay phát ra. Đây chính là lý do tại sao chiến đấu cơ và trực thăng tấn công thường bắn ra các loại hỏa châu (pháo sáng), để đánh lạc hướng các tên lửa bằng các nguồn nhiệt sáng và mạnh hơn.
Quân Đội Ukraina hiện sở hữu các loại tên lửa phòng không vác vai cổ điển có từ thời Liên Xô như Strela (còn gọi là SA-7), mà Berlin gần đây đã lấy từ các kho dự trữ cũ của Đông Đức để chuyển giao cho Kiev. Khuyết điểm lớn nhất của loại tên lửa này là chỉ có thể bắn máy bay từ phía sau.
Stinger nguy hiểm nhưng cũng có khuyết điểm
Ukraina cũng sở hữu loại MANPADS hiện đại hơn như tên lửa Igla (tức là SA-18) của Nga, và nhất là Stinger của Mỹ, vừa được các nước Phương Tây ồ ạt chi viện. Đây là các loại vũ khí có thể bắn vào máy bay từ mọi hướng. Vấn đề đối với các loại tên lửa này là tốc độ bay còn hạn chế nên có thể không đủ nhanh để bắt kịp một chiếc máy bay đang bay đi trước lúc mục tiêu ra khỏi tầm hoạt động của tên lửa.
Tên lửa Stinger cũng có những hạn chế khác. Thiết bị tìm kiếm của loại tên lửa này cần được giữ mát, trong lúc pin của bộ phận làm mát chỉ cung cấp đủ năng lượng trong 45 giây. Do vậy, bộ phận tìm kiếm không được mở liên tục, mà chỉ được kích hoạt khi cần thiết. Phải mất từ ba đến năm giây để bộ phận tìm kiếm hoạt động sau khi được bật, một khoảng thời gian quá “lâu” trong trường hợp khẩn cấp.
Chỉ sau khi đủ năng lực vận hành, Stinger mới xác định nguồn nhiệt từ động cơ của máy bay và để lao về hướng đó. Vấn đề là việc định hướng của tên lửa có thể bị hỏa châu hay các loại mồi nhử khác làm nhiễu, hoặc phi công có thể đột ngột đổi hướng bay để thoát khỏi tên lửa.
Một chiếc Stinger bay với tốc độ gấp đôi tốc độ âm thanh và mang theo một đầu đạn nặng một kg được thiết kế để phát nổ khi va chạm. Tính năng này không nhất thiết đủ để tiêu diệt một chiếc phi cơ, nhưng gần như chắc chắn đủ để buộc đối thủ phải bay trở về căn cứ.
Hiệu quả của Stinger trên chiến trường tuy nhiên đã gây tranh cãi. Loại tên lửa này từng được ca ngợi trong cuộc chiến tranh Afghanistan trước đây, góp phần giúp lực lượng mujahideen thành công trong việc chống lại không quân của Hồng Quân Liên Xô. Tỷ lệ hiệu quả đến 79% có thể là đã được phô trương nhằm thuyết phục những người ủng hộ Mỹ tiếp tục cung cấp loại vũ khí này. Trong thực tế thì tỷ lệ này có thể chỉ khoảng 20% mà thôi.
Hiệu năng gấp bội của tên lửa đời mới Starstreak
Ukraina đã nhận được những chiếc tên lửa Starstreak đầu tiên vào giữa tháng Ba 2022. Nếu hiệu quả của Stinger đã được chứng minh trong trận chiến, thì Starstreak chưa hề được dùng trên chiến trường thực thụ. Loại vũ khí này được phát triển vào những năm 1980, mặc dù phiên bản mới nhất, Starstreak II, chỉ ra mắt lần đầu tiên vào năm 2008.
Starstreak khác các tên lửa phòng không vác vai cổ điển ở chỗ đây không phải là loại vũ khí tầm nhiệt, mà là tên lửa được dẫn đường bằng tia laser. Khuyết điểm của loại tên lửa này là người bắn phải theo dõi mục tiêu, nhưng điều đó giúp cho Starstreak không bị các biện pháp gây nhiễu hay các biện pháp đối phó và né tránh khác của đối phương đánh lừa.
Công ty Thales sản xuất ra loại tên lửa Starstreak đã mệnh danh sản phẩm của mình là “tên lửa tốc độ cao” để thu hút sự chú ý đến tốc độ gấp 3 lần âm thanh, khiến cho nó rất khó tránh. Mặt khác, thay vì chỉ có một đầu đạn duy nhất như Stinger, Starstreak cùng lúc phóng ra ba phi tiễn, mỗi chiếc nặng 900 gam, tỏa ra và bay theo đội hình. Phi tiễn có thể xuyên thủng vỏ thép của máy bay trực thăng rồi mới phát nổ, gây tổn hại lớn hơn nhiều so với việc nổ trên bề mặt.
Bộ Quốc Phòng Anh “xác nhận” vụ trực thăng Nga bị Starstreak bắn rơi
Rất có thể là loại vũ khí cực kỳ hiện đại này quá phức tạp hoặc không phù hợp với mong đợi, vì quân nhân phải được huấn luyện kỹ mới sử dụng được. Tuy nhiên, các tin tức từ Ukraina mới đây cho biết là Starstreak đã hạ được một máy bay trực thăng Mi-28 của Nga.
Trong một video công bố hôm 01/04 được cho là ghi tại khu vực Lugansk, miền Đông Ukraina, người ta thấy chiếc trực thăng khi đang bay không quá cao, bất ngờ bị trúng tên lửa và bốc cháy ở phần đuôi trước khi bị gẫy gập, xoay vòng rồi rơi xuống nhanh chóng.
Theo nhật báo Anh The Times, một nguồn tin từ bộ Quốc Phòng Anh, khẳng định đó là một trực thăng Nga, bị trúng tên lửa phòng không Starstreak mà Anh viện trợ cho Ukraina. Bộ này cũng xác định là loại vũ khí này mới được triển khai ở Ukraina trong khuôn khổ viện trơ uân sự mà Luân Đôn dành cho Kiev.
Chính phủ Ukraina đã nhiều lần yêu cầu NATO áp đặt vùng cấm bay tại Ukraina, một đòi hỏi gần như chắc chắn sẽ không được đáp ứng. Thể nhưng, với tên lửa Starstreak, và nói chung là các loại MANPADS được chi viện, các lực lượng Ukraina có thể vô hiệu hóa sức mạnh không quân của Nga mà không cần đến chiến đấu cơ mới hoặc sự can thiệp trực tiếp của các quốc gia khác trong NATO.
Ukraine: Vũ khí từ phương Tây có giúp gì Ukraine?
- Jonathan Beale, BBC
- Phóng viên quốc phòng
Quân đội Ukraine đã công bố một số video cho thấy trực thăng Nga bị tên lửa đất đối không bắn hạ.
Một video, từ tuần trước, cho thấy một máy bay trực thăng của Nga bay thấp, ngay phía trên hàng cây – với hy vọng tránh những gì sắp xảy ra. Theo dõi đường đi của nó là một tên lửa đất đối không. Chỉ trong vài giây tên lửa đã tìm thấy mục tiêu. Khi va chạm, máy bay trực thăng của Nga rơi xuống đất, trước khi bùng phát thành một quả cầu lửa.
Có bằng chứng cho thấy vũ khí do phương Tây cung cấp gần đây đã được sử dụng.
Justin Bronk, một nhà nghiên cứu về sức mạnh không quân tại Royal United Services, cho biết cho đến nay đã có xác nhận trực quan về ít nhất 20 máy bay Nga bị bắn rơi ở Ukraine – cả trực thăng và máy bay phản lực. Con số này ít hơn đáng kể so với tuyên bố của Bộ Quốc phòng Ukraine, nơi đã bắn rơi 48 máy bay và 80 trực thăng của Nga. Tuy nhiên, con số thấp hơn vẫn cho thấy Nga đã phải vật lộn để giành được ưu thế trên bầu trời.
Ukraine cũng bị tổn thất. Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace nói với BBC rằng cho đến nay Nga vẫn chưa thành công trong việc tiêu diệt lực lượng phòng không của nước này.
Ông Wallace cho biết việc Ukraine có thể giữ nguyên một số hệ thống phòng không của mình đã buộc máy bay Nga phải bay vào ban đêm để tránh bị phát hiện.
Tên lửa phòng không vác vai, còn được gọi là Manpad (hệ thống phòng không di động) chỉ là một trong những loại vũ khí mà các quốc gia phương Tây đang cung cấp cho Ukraine. Có thể kể ra tên lửa đất đối không Stinger khét tiếng do Mỹ sản xuất – tai họa của máy bay Liên Xô trong thời kỳ chiếm đóng Afghanistan vào những năm 1980.
Khó có con số chính xác. Tuần trước, ông Wallace nói với BBC rằng phương Tây hiện đã chuyển giao “hàng nghìn” vũ khí chống tăng và “hơn một nghìn” khẩu Stinger. CNN dẫn lời một quan chức quốc phòng Mỹ đưa ra tổng số là 17.000 vũ khí chống tăng và 2.000 khẩu Stinger, do Mỹ và các đồng minh NATO gửi tới.
Anh và Mỹ đã cung cấp vũ khí cho Ukraine trước khi cuộc xâm lược bắt đầu vào ngày 24 tháng 2, với việc Anh cung cấp 2.000 tên lửa chống tăng hạng nhẹ (Nlaw).
Nhưng hầu hết các quốc gia chỉ mới vừa bắt đầu gửi vũ khí để đáp trả cuộc xâm lược của Nga. Tổng cộng, 14 quốc gia đã cung cấp vũ khí như Thụy Điển và Phần Lan, cả hai đều có lịch sử trung lập lâu đời và không phải là thành viên của Nato.
Đức đã cung cấp 1.000 vũ khí chống tăng và 500 tên lửa Stinger. Các nước Baltic cũng đã chuyển giao hàng nghìn vũ khí bao gồm tên lửa Stinger và Javelin, một trong những vũ khí chống tăng hiệu quả nhất thế giới với tầm bắn 2,5 km (1,5 dặm). Ukraine cho biết họ đã phá hủy thành công một số xe tăng T-72 của Nga.
Các đợt giao vũ khí gần đây cũng bao gồm hàng chục nghìn súng trường tấn công và súng máy, mìn chống tăng và hàng trăm tấn đạn dược, cũng như áo giáp và mũ bảo hiểm, và vật tư y tế.
Làm thế nào để các vũ khí tới nơi?
Vương quốc Anh cho biết họ đang giúp “tạo điều kiện thuận lợi” cho việc chuyển giao những vũ khí này. Mặc dù vậy, các quan chức phương Tây không cho biết chi tiết về việc các nguồn cung cấp được vận chuyển như thế nào.
Nhưng khi các hoạt động quân sự của Nga tập trung ở miền đông Ukraine, dòng người và nguồn cung cấp từ miền tây của đất nước vẫn tiếp tục qua các quốc gia láng giềng ở châu Âu. BBC đã nói chuyện với các bộ quốc phòng của Estonia, Thụy Điển và Đan Mạch, tất cả đều xác nhận nguồn cung cấp vũ khí của họ đã được theo dõi và đến được Ukraine thành công trong những tuần gần đây.
Vậy, các lô hàng vũ khí này có tác dụng cho Ukraine không?
Vũ khí do phương Tây cung cấp có thể tạo ra sự khác biệt, nhưng chỉ khi Ukraine tiếp tục có các lực lượng vũ trang có khả năng sử dụng chúng.
Ông Bronk nói rằng khả năng Ukraine giữ lại một số hệ thống phòng không cũ hơn, từ thời Liên Xô – có tầm bắn xa hơn – đã buộc máy bay Nga phải bay thấp hơn. Nhưng điều đó khiến Nga dễ bị tổn thương hơn trước các tên lửa đất đối không tầm ngắn do phương Tây cung cấp.
Nếu không có các hệ thống phòng không tầm xa đó, máy bay Nga có thể bay cao hơn để tránh nguy cơ từ các hệ thống phòng không tầm ngắn hơn.
Trong khi đó, Mỹ và các đồng minh châu Âu đang muốn tăng cường cung cấp vũ khí cho Ukraine. Có thể sắp hết thời gian trước khi Nga cố gắng nhắm mục tiêu vào đường cung cấp vũ khí.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết ông đã đàm phán với Ba Lan về việc nước này cung cấp máy bay chiến đấu Mig do Nga sản xuất cho Không quân Ukraine. Nhưng ngay cả khi điều đó xảy ra, Ukraine vẫn cần các phi công được đào tạo để lái chúng.
Việc cung cấp vũ khí của phương Tây có ích, nhưng bạn vẫn cần một đội quân biết cách sử dụng chúng.
Các lực lượng Ukraine đã sử dụng hiệu quả các loại vũ khí của phương Tây bao gồm tên lửa Stinger và Javelin cùng với các máy bay không người lái, như Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ và Switchblade do Mỹ sản xuất, để nhắm vào các vị trí của Nga.
Máy bay không người lái cho phép các lực lượng Ukraine có thể tấn công lính Nga và thiết bị của Nga từ trên không mà không nhất thiết phải tới gần mục tiêu như một số vũ khí trên mặt đất.
Trước đó, trong ngày 21/4, Tòa Bạch Ốc tuyên bố hơn 121 Hệ thống Máy bay Không người lái Chiến thuật Phoenix Ghost sẽ được cung cấp cho Ukraine trong khuôn khổ gói viện trợ vũ khí mới.
Một nhóm Ukraine đã được huấn luyện tại Hoa Kỳ về cách vận hành máy bay không người lái Switchblade, loại vũ khí dùng một lần bay vào mục tiêu và phát nổ.
Ngũ Giác Đài cho biết nhóm người Ukraine đã trải qua khóa huấn luyện về Switchblade chưa tới chục người và đã đến Mỹ để tham gia các chương trình giáo dục quân sự thường xuyên trước khi Nga xâm lược Ukraine vào ngày 24/2 năm nay.