Seite auswählen

Vì sao hộ chiếu mới của Việt cộng cấp bị các nước từ chối cấp Visa?  Vì: Hộ chiếu mới của Việt Nam không có nơi sinh.
Một quan chức giấu tên có tiết lộ. Việc Nơi sinh của Hộ chiếu để hay không để đã được thảo luận kỹ trong giới chức có thẩm quyền chứ không phải là một sai sót về quy trình.
Bởi việc đưa vào như cũ là rất đơn giản khi nay việc chuyển dữ liệu lưu nhân thân từng người từ hồ sơ sang là tự động bởi computer. Một thao tác rất đơn giản. Nhưng sau khi cân nhắc thì quyết định bỏ Nơi sinh.
Đây không phải chuyện An ninh gì ghê gớm mà phải giấu.

Mà rất đơn giản là để tránh chuyện khi xin visa vào nước khác bị từ chối.

Hộ chiếu mới của Việt Nam. Photo: Công An Nhân Dân

Ở Việt Nam những người có nơi sinh ở các tỉnh Miền Bắc như Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình và một số vùng ở Nam Định bị liệt vào Sổ đen Black List của các nơi cấp visa, thường là các Sứ quán nước ngoài ở Việt Nam,khi vào Châu Âu thuộc khối Schengen là Liên minh về Visa và ở Châu Á là Hàn Quốc và Nhật Bản.

Những người có xuất xứ là Nơi sinh từ các tỉnh này khi xin được Visa vào các nước trên thì có khả năng cao là sẽ trốn ở lại.

 

Có những vùng như một cả một huyện ở một tỉnh thì nếu được cấp visa để vào nước người ta đạt tỷ lệ trốn lại đến 100%.

Bởi sự rủ rê trong làng trong xóm gây hiệu ứng đám đông rất mạnh.

Vụ 39 người chết ngạt khi vào Anh Quốc bằng xe tải đông lạnh năm 2019 có đến 32 người là cùng một huyện và có 7 người trong cùng một làng nhỏ.

Những người này phải đi chui nhủi đến cả tỷ bạc,khi mà chỉ cần một chuyến du lịch Anh do Cty Du lịch Việt tổ chức vào Anh với lý do đi du lịch theo Đoàn thì sẽ vào Anh được chỉ với 3000 bảng Anh là cùng, khoảng 80 triệu đồng VN.

Nhưng họ không thể mua tour du lịch vào Anh được mà chịu mất đến 40.000 đô để đi chui nhủi trong xe ngạt thở mà chết.

Đơn giản là nếu họ đưa Hộ chiếu cho Cty Du lịch để xin Visa thì với xuất xứ nơi sinh đã có trong Sổ đen sẽ bị từ chối ngay lập tức mà không cần xem bất cứ thứ gì.

Để giúp đỡ công dân mình dễ dàng ” tìm đường cứu Nước, cứu Nhà” thì giới hữu trách đã xóa bỏ Nơi sinh nhằm tạo điều kiện cho việc xuất khẩu được thêm phần mạnh mẽ.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ mới đưa Việt Nam vào những nước có Nạn Buôn người có tổ chức mà không được ngăn chặn thậm chí có dấu hiệu có sự chi phối của Nhà nước.

Và chuyện gì xảy ra đã rõ.

Mẫu Hộ chiếu mới đã cấp cả trăm ngàn giờ bị nước ngoài từ chối vì họ nhìn ra cái” Trí khôn của ta đây ” của Việt cộng.

 

Theo VietBF

 

***

 

Tác động khi Đức dừng cấp visa cho người mang hộ chiếu mẫu mới

Khách du lịch trước toà nhà Reichstags ở Berlin, Đức hôm 7/4/2009  Reuters

Sau một thời gian dài ngành du lịch đóng băng do đại dịch COVID-19, nay du lịch Việt Nam lại gặp khó khăn cho các tour du lịch Châu Âu khi Đức dừng cấp visa cho những người mang hộ chiếu phổ thông theo mẫu mới.

Hôm 27 tháng 7 năm 2022, Đại sứ quán Đức tại Việt Nam đã ra thông báo cho hay, cơ quan đại diện Đức không thể cấp thị thực vào hộ chiếu phổ thông Việt Nam theo mẫu mới màu xanh tím than do hộ chiếu này không có thông tin về nơi sinh. Cơ quan này xin lỗi về sự bất tiện và cho biết sẽ thông báo lại nếu tình hình thay đổi. Thông báo nhấn mạnh: “Nếu quý vị đã được cấp thị thực (với mẫu hộ chiếu mới), chúng tôi khẩn thiết khuyên quý vị không nên đến Đức. Bởi vì có nguy cơ quý vị sẽ bị từ chối cho nhập cảnh tại biên giới.”

Các cửa khẩu xuất nhập cảnh của Đức có dán thông báo nêu rõ, người Việt Nam mang hộ chiếu mẫu mới sẽ không được cấp thị thực vào Đức. Những nước Schengen khác, nếu cấp thị thực cho người Việt Nam mang loại hộ chiếu này, phải loại trừ Đức là nơi được đến hoặc quá cảnh.

Sáng 28 tháng 7, Bộ Ngoại giao Việt Nam có buổi làm việc với Đại sứ quán Đức ở Hà Nội. Vụ Báo chí thuộc Bộ này cho biết đã gửi công hàm để nghị phía Đức hỗ trợ tháo gỡ vướng mắc trong thời gian sớm nhất.  

Nhà báo Lê Trung Khoa hiện ở Đức nhận định trên Facebook cá nhân của ông rằng: “Việc Cộng hòa Liên bang Đức từ chối công nhận hộ chiếu mới của Việt Nam cũng có thể ảnh hưởng đến những người Việt Nam đã sinh sống tại đây và nhận hộ chiếu mới từ Đại sứ quán Việt Nam…

Có hai khả năng:

Sở ngoại kiều Đức sẽ đóng dấu giấy phép cư trú vào hộ chiếu màu xanh lam mới. Hoặc họ sẽ không làm điều đó và thay vào đó cấp cho người Việt Nam một tờ giấy xanh dài ba trang với giấy phép cư trú. (Loại giấy ba mảnh mà người xin tị nạn ở đây vẫn hay dùng).”

Theo truyền thông Nhà nước Việt Nam, việc Đức dừng cấp visa như  vậy đã ngay lập tức giáng đòn mạnh vào các doanh nghiệp du lịch chuyên tổ chức tour ra nước ngoài, bởi lẽ Đức cùng với Pháp và Italy là những cửa ngõ và điểm du lịch chính ở châu Âu hiện nay. Lượng khách đặt tour Đức nói riêng và tour châu Âu nói chung cũng đang tăng rất mạnh, vì vậy thiệt hại chưa thể đong đếm hết.

Một nhân viên tư vấn du lịch của công ty Viet Tourist cho hay:

“Nếu dùng hộ chiếu mới vậy thì có ảnh hưởng. Vì chương trình tour Châu Âu có đi Đức và Đức hiện tại không chấp nhận mẫu hộ chiếu mới của Việt Nam. Khách du lịch có thể tham khảo chọn tour Bắc Âu (không phải nhập cảnh Đức). Hiện phải chờ Lãnh sự quán Đức đưa ra thông báo mới và các khách có hộ chiếu mới sẽ phải chờ. Khách sử dụng hộ chiếu cũ thì vẫn được. Do đó, khách có thể dời chọn ngày khởi hành xa hơn và chờ thông tin từ lãnh sự quán Đức. Hiện tại, các nước Châu Âu cũng rất mong muốn khách du lịch đến nước họ nên tình trạng hộ chiếu mới này sẽ được giải quyết sớm thôi. Nếu khách không đồng ý dời ngày thì công ty sẽ hoàn tiền lại cho khách.”

Nhiều người lo ngại, nếu Đức không thay đổi quan điểm và các quốc gia Châu Âu khác cũng làm theo cách của Đức thì khách du lịch Việt và các công ty du lịch Việt sẽ ảnh hưởng nặng nề.

Một nhân viên tư vấn du lịch của công ty EuroTravel cho hay, bên cô không lo lắng về chuyện đó vì hiện tại, những nước ở Châu Âu nằm trong tour đều biết Việt Nam thay đổi hộ chiếu nhưng chỉ có nước Đức không đồng ý. Cô nghĩ hai nước sẽ trao đổi về mặt ngoại giao và Đức sẽ thay đổi quan điểm. Cô nói thêm:

“Bên em tổ chức đi vô quốc gia đầu là Pháp và ra một nước khác chứ không nhập vào Châu Âu từ Đức và ra khỏi Châu Âu từ Đức, cho nên sẽ không có chuyện nhập cảnh vào Đức và bị từ chối. Có tour sẽ đi ngang qua Đức nhưng không dừng lại để kiểm tra hộ chiếu. Tour có Đức là tour đi sáu nước gồm Pháp, Thụy Sĩ, Đức, Áo, Hungary và Cộng hòa Séc.

Mình đi vô Đức nhưng mình đã có visa vô một nước nào đó rồi (trong sáu nước trên – NV) thì khi qua Đức mình không bị kiểm tra hộ chiếu nữa. Chỉ cần nước đầu tiên mình nhập vào thôi, những nước sau không bị kiểm tra nữa.”

Trả lời VTC News hôm 29 tháng 7 năm 2022, một ngày sau khi cơ quan chức năng Việt Nam lên tiếng, Đại sứ quán Đức cho hay: “Một ngoại lệ áp dụng cho những người có quyền cư trú hoặc thị thực D của một quốc gia Schengen. Họ vẫn được phép quá cảnh đến nước cấp với hộ chiếu mới”.

Theo các công ty du lịch, việc Đức đột ngột không cấp visa mang tính hệ thống do không chấp nhận hộ chiếu mẫu mới được Việt Nam chính thức ban hành là điều chưa từng xảy ra. Điều này ảnh hưởng tới kinh doanh du lịch tại Việt Nam, nhất là vào thời điểm sau dịch COVID-19. Trước nay, việc từ chối cấp thị thực vẫn xảy ra nhưng thường là vì các lý do mang tính cá nhân của người yêu cầu được cấp.

Ngành du lịch Việt Nam được cho là bước đầu hồi phục sau đại dịch COVID-19, khi Việt Nam quyết định mở cửa trở lại cho khách quốc tế từ ngày 15 tháng 3 năm 2022.

Giáo sư Tiến sĩ Phạm Trung Lương, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên Cứu Du Lịch, Tổng Cục Du Lịch Việt Nam nói với RFA vào tháng 3 năm 2022:

“Đấy là cơ hội rất lớn để có thể tái phục hồi hoạt động du lịch như trước thời COVID. So vơi nhiều nước trong khu vực thì đây là chính sách cởi mở và khá là cạnh tranh. Tuy nhiên mà nói thì có lẽ sẽ là tốt hơn nếu như Chính phủ đồng thời xem xét mở rộng hơn việc miễn thị thực, cũng như kéo dài hơn thời gian mà du khách nhập cảnh vào Việt Nam thay vì 15 ngày thì có thể lên thành 30 ngày. Cái đó chúng tôi đang tiếp tục kiến nghị chính phủ xem xét”.

Báo Nhà nước dẫn thông tin từ Bộ trưởng Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện cho hay, năm 2020, hoạt động du lịch trong nước bị tổn hại nặng nề, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giảm trên 80%, khách du lịch nội địa giảm 45%, ước tính tổng thiệt hại lên tới 23 tỷ USD

RFA (30.07.2022)