Seite auswählen
  • HGBT
Sài Gòn Nhỏ

LTS:

Lịch sử không phải là những gì hậu thế để trôi vào lãng quên mà là máu xương đã đổ xuống và bia mộ được dựng lên, để thế hệ sau có thể nhìn lại mà suy ngẫm và học hỏi. Trong khi đó, lịch sử với một số chế độ, trong đó có chế độ cộng sản Việt Nam, không chỉ luôn được viết một chiều mà còn bị nhào nặn bóp méo, để gió có thể thổi theo hướng của họ, sao cho con thuyền lịch sử trôi một cách lầm lạc khiến người ta khó có thể đánh giá lại những nhân vật và sự kiện lịch sử với sự chính xác và công tâm. Soi lại bằng lăng kính khác để có cái nhìn không bị che tối bằng tấm vải đỏ là điều cần làm.

Hồi ký dưới đây là những ghi chép của một nhân chứng sống và hoạt động chính trị tại miền Bắc Việt Nam vào thập niên 1940, một trong những giai đoạn nhiều bi kịch và diễn biến chính trị nhất lịch sử cận đại Việt Nam. Cụ đã chứng kiến Việt Minh “cướp chính quyền” như thế nào. Cụ đã thấy tận mắt những gì cộng sản Việt Minh làm để giật mọi thứ về tay họ, chứ không phải “giành chính quyền về tay nhân dân” như cách họ tuyên truyền. Cùng với Bên dòng lịch sử của Linh mục Cao Văn Luận, và Một cơn gió bụi của Trần Trọng Kim, hồi ký này – được viết bằng lối diễn đạt giàu chất văn học – đã dựng lại một cách sống động những ngày binh đao cứa sâu vào da thịt Việt Nam mà vết sẹo của nó đến tận nay vẫn còn hằn đậm.

Hồi ký hoàn thành năm 2002 đã được tác giả viết như một cách ghi lại ký ức của một thời tuổi trẻ nhiệt huyết đấu tranh, không chỉ kháng Pháp mà còn chống cộng sản. Nó được cất trong ngăn tủ suốt 20 năm qua. Tác giả đã ra người thiên cổ nhưng hậu duệ của cụ – một thân hữu gắn bó thân thiết với Saigon Nhỏ – không muốn những gì cụ kể rơi vào lãng quên. Tôn trọng di ngôn của cụ, gia đình không muốn tiết lộ tên của cụ, dù vậy, hồi ký đã được gửi đến Saigon Nhỏ với mong muốn tác phẩm được phổ biến, để hậu thế một lần nữa xem lại những sự kiện của một thời, trong thiên trường ca lịch sử Việt Nam, dĩ nhiên với cái nhìn không bằng thiên kiến một chiều như cách miêu tả sai lệch của chế độ cộng sản.

Saigon Nhỏ chân thành cám ơn cụ cùng hậu duệ và xin được đăng lại tập hồi ký chính trị này.

__________

Tôi không muốn viết hồi ký. Tôi cũng không dám nhận là chứng nhân lịch sử của giai đoạn 1945-1946, thời kỳ quật khởi oai hùng của dân tộc. Đây chỉ là những kỷ niệm thân thương ghi lại để thành kính tưởng niệm những anh hùng đã nằm xuống trong cuộc kháng chiến vô cùng oanh liệt và gian khổ chống thực dân Pháp và cộng sản…

Để tặng T.H. và các con, cháu.

Bỗng dưng khói lửa tung trời

Từng đoàn xanh tóc cả cười ra đi

(Ca Dao Nam Bộ)

Xem Tiếp ở đây:

 

Gió lốc – hồi ký chính trị, kỳ 1

Gió lốc – hồi ký chính trị, kỳ 2

Gió lốc – hồi ký chính trị, kỳ 3

Gió lốc – hồi ký chính trị, kỳ 4

 

Gió lốc – hồi ký chính trị, kỳ 5

Trong chính phủ liên hiệp này Hồ Chí Minh làm chủ tịch, Nguyễn Hải Thần làm phó chủ tịch. Bộ Ngoại giao do nhà văn Nhất Linh tức Nguyễn Tường Tam làm bộ trưởng, Nghiêm Kế Tổ thứ trưởng; Bộ trưởng Kinh tế là Chu Bá Phượng cùng thứ trưởng là Nguyễn văn Chấn; Vũ Hồng Khanh làm quân ủy phó quân ủy trung ương, quân ủy trưởng là Võ Nguyên Giáp.

Đây là Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (có tài liệu gọi là Chính phủ Liên hiệp Quốc gia) là chính phủ được thành lập vào ngày 2 tháng 3 năm 1946 dựa trên kết quả của kỳ họp thứ I Quốc hội khóa I tại Hà Nội.

 

Gió lốc – hồi ký chính trị, kỳ 6

Gió lốc – hồi ký chính trị, kỳ 7

Gió lốc – hồi ký chính trị, kỳ 8

Gió lốc – hồi ký chính trị, kỳ 9

Gió lốc – hồi ký chính trị, kỳ 10

Gió lốc – hồi ký chính trị, kỳ 11

Gió lốc – hồi ký chính trị, kỳ 12

Gió lốc – hồi ký chính trị, kỳ 13

Gió lốc – hồi ký chính trị, kỳ 14

Gió lốc – hồi ký chính trị, kỳ 15

Gió lốc – hồi ký chính trị, kỳ 16

Gió lốc – hồi ký chính trị, kỳ 17

 

Gió lốc – hồi ký chính trị, kỳ 18

Gió lốc – hồi ký chính trị, kỳ 19

Gió lốc – hồi ký chính trị, kỳ cuối