Những cuộc Mạn Đàm Lịch Sử của Việt Nam Cộng Hòa. Thực hiện bởi luật sư Lâm Lễ Trinh nguyên bộ trưởng Nội Vụ và đại sứ tại Ai Cập dưới thời tổng thống Ngô Đình Diệm cùng các nhân vật liên quan đến những dữ kiện lịch sử vào thời bấy giờ. Gồm có 10 cuộc nói chuyện. Thứ tự được ghi theo tên của từng người trong cuộc nói chuyện: 1. Đại tướng Cáo văn Viên. 2. Ông Cao Xuân Vỹ. 3. Đại tá Dương Hiếu Nghĩa. 4. Đại tá Đào Quang Hiển. 5. Trung tướng Huỳnh Văn Cao. 5. Giáo sư Huỳnh Văn Lang. 7. Bà Nguyễn Văn Bông. 8. Bác sĩ Nguyễn Lưu Viên. 9. Đại tá Nguyễn Văn Y. 10. Trung tướng Phạm Xuân Chiểu. và cuối cùng là 11. Đoạn phim tài liệu nói về 50 cuộc đời cố tổng thống Ngô Đình Diệm và sự nghiệp chính trị của ông.
Mục lục
MĐLS 1/10: Cao Văn Viên – Lâm Lễ Trinh
Đại tướng Cao Văn Viên, sĩ quan Tham Mưu Trưởng Biệt Bộ thời Đệ Nhất Cộng Hòa, và Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH thời Đệ Nhị Cộng Hòa nói về các biến cố chính trị tại Miền Nam. Đại tường thuật lại các biến cố chính trị trong thời kỳ Việt Nam Cộng Hòa từ cuộc đảo chính 1/11/1963 và ngày miền Nam Việt Nam bị cộng sản Bắc Việt cưỡng chiếm vào ngày 30/4/1975. Thực hiện bởi luật sư Lâm Lễ Trinh, nguyên bộ trưởng Nội Vụ thời Đệ Nhất Cộng Hòa.
Mạn đàm với Đại tướng Cao Văn Viên
Từ Hoa Thịnh Đốn, tin cho biết Đại tướng Cao Văn Viên, nay 85 tuổi, phải một lần nữa nhập viện Virginia Hospital Center vì bệnh tim tái phát trầm trọng. Ngày mùng hai Tết Bính Tuất, chúng tôi có nói chuyện khá lâu với ông qua điện thoại khi ông vừa từ bệnh viện trở về cư xá cao niên tại số 4435 N. Pershing Drive, Arlington . Ông có linh cảm khó thoát khỏi, tuy trí tuệ vẫn còn sáng suốt. Tình trạng sức khoẻ sút kém của vị tướng đàn anh trong Quân đội VNCH gây lo ngại trong Cộng đồng người Việt Hải ngoại vì ông từng giữ lâu năm nhiều chức vụ then chốt thời Đệ nhứt và Đệ nhị Cộng Hoà: Tham mưu trưởng Biệt bộ tham mưu Phủ Tổng thống (thời chính phủ Ngô Đình Diệm), Tư lệnh Lữ đoàn Nhảy dù, Tư lệnh Quân đoàn, Tham mưu trưởng Liên quân, Tổng Uỷ viên Chiến tranh, Ủy viên Quốc phòng, và Tổng Tham Mưu trưởng (từ tháng 11.1967 cho đến ngày 27.4.1975, gần một thập niên).
Mối thân tình giữa chúng tôi bắt đầu từ 1958 khi Trung tá Viên thay thế Đại tá Nguyễn Văn Là, đảm trách chức Tham mưu trưởng Biệt bộ Tham mưu Phủ Tổng thống trong giai đoạn người viết là Bộ trưởng Nội vụ trong Nội các Ngô Đình Diệm từ 1954 cho đến cuối 1959.
Trung tâm Lubbock giúp hiệu đính lại The Final Collapse
Lối tháng 2.2002, Đại tướng Viên gởi tặng cho chúng tôi hai quyển sách tiếng Anh: tập tiểu thuyết best seller “Monkey Bridge, Cầu khỉ” do ái nữ của ông là Lan Cao, giáo sư luật quốc tế ở Đại học Brooklyn, New York, sáng tác, và “The Final Collapse”, tài liệu chuyên khảo dày 184 trang, do chính ông khởi viết vào khoảng 1976-1978 và được Center of Military History, United States Army, Washington DC, xuất bản năm 1983. Một số chuyên gia danh tiếng Mỹ về chiến tranh Đông Dương như Ronald S Spector, Jeffrey Clark, Philip Davidson..hợp tác với Trung tâm Quân sử này. Về phiá Việt Nam, có các tướng Cao Văn Viên, Ngô Quang Trưởng, Đồng Văn Khuyên, Trần Đình Thọ, Nguyễn Duy Hinh, đại tá Hoàng Ngọc Lung.. Sáu tác giả vừa kể sáng tác được 16 tập nghiên cứu, tất cả được xếp vào bộ Indochina Monographs. Tướng Viên viết riêng quyển Leadership (1981), The Final Collapse (1983) và viết chung với Đồng Văn Khuyên Reflections on the Vietnam War (1980).
The Final Collapse phân tích các lý do sụp đổ của Miền Nam VN về mặt quân sự và chính trị. Tuy nhiên, có ba điểm trong quyển sách này không làm cho tướng Viên vừa ý:
1. Nhà xuất bản Mỹ cho in trên bìa hình một chiến xa mang cờ Việt Cộng, khiến các độc giả có thể hiểu lầm ông.
2. Một số đoạn trong sách, khi được biên tập viên dịch ra tiếng Anh, đã diễn đạt sai lạc ý kiến của tác giả và
3. Ông chưa thực hiện được bản tiếng Việt đồng lúc với bản tiếng Anh để trình bày quan điểm cá nhân trong chi tiết.
Vì tình bạn, người viết đã giúp ĐT Viên liên lạc với ông Nguyễn Xuân Phong, cựu Quốc vụ khanh phụ trách Hoà đàm Paris và hiện là đồng giám đốc VN Center thuộc Đại học Texas Tech University , Lubbock, Texas. Với sự hỗ trợ của giới tài phiệt Hoa kỳ, trung tâm này hiện tàng trữ nhiều sử liệu VN nhứt trên thế giới về quân sự, văn hoá và chính trị. Trung tâm có phương tiện để hiệu đính, bổ túc, in lại và phổ biến The Final Collapse. Vì tướng Viên phải ngồi xe lăn và di chuyển khó khăn cho nên ông Nguyễn Xuân Phong đã nhiều lần đích thân từ Texas lên Hoa Thịnh Đốn để phỏng vấn và ghi lại trong gần hai năm các đoạn cần điều chỉnh trong The Final Collapse. Vốn tốt nghiệp Đại học Oxford và là một nhà ngoại giao kỳ cựu, ông Phong chu toàn mọi việc về mặt sinh ngữ.
Một trong các lý do khiến Trung tâm Lubbock nhận giúp là tướng Viên liên tục thay mặt gần một thập niên chính phủ VNCH để bàn thảo về chiến lược quân sự chống Cộng sản với các tư lệnh đồng minh Mỹ, từ Paul Harkins, William Westmoreland, Creighton Abrams cho đến Frederic Weyand. Trong vị thế ấy, ĐT Viên có dịp thu thập kinh nghiệm quý báu về cuộc chiến không quy ước giữa Nam và Bắc Việt, một cuộc chiến trong đó Hànội chủ trương đấu tranh toàn diện, khai thác tối đa tuyên truyền, đẩy mạnh dân vận và đột nhập dưới vĩ tuyến 17, bất chấp các Hiệp ước ký kết.
Công việc viết lại The Final Collapse vừa hoàn tất, sách sắp xuất bản một ngày gần đây. Điều an ủi trong hiện tại là The Final Collapse được dịch giả Nguyễn Kỳ Phong chuyển ngữ qua tiếng Việt năm 2003 dưới tên Những Ngày Cuối của VNCH (nhà xuất bản VN Bibliography, Virginia) gồm có 10 chương, 295 trang và một số chú thích của tướng Viên. Theo tác giả tâm sự với người viết, The Final Collapse không thể đề cập đầy đủ đến mọi sự việc vì bị giới hạn trong phạm vi sử dụng các sử liệu, một số lớn chưa được Ngũ Giác Đài, Nga, Tàu và chính quyền Bắc Việt giải mật vào năm 1983.
Cuộc mạn đàm với Đại tướng Cao Văn Viên tại West Virginia
Từ 1975 đến nay, Tướng Viên giữ một sự im lặng có liêm sĩ và từ chối phê bình đến những biến cố tại VN cũng như bí mật trong hậu trường. Người viết đã mất nhiều năm thuyết phục ông nên góp phần đánh tan những dư luận không đúng – từ phía quốc gia, đồng minh cũng như cộng sản – liên hệ đến cuộc chiến đã qua. Cuối cùng, trước Giáng sinh 2004, người viết đã thực hiện được tại tư thất của nguyên Trung tá Lý Thanh Tâm, một chuyên viên địa ốc thành công ở Springfields, Virginia, cựu bí thơ thân tín của ĐT Cao Văn Viên (CVV), một buổi mạn đàm thân mật bốn tiếng đồng hồ có ghi hình. Tướng Viên nhận trả lời cởi mở nhiều câu hỏi liên hệ đến đời công và tư của ông.
Đúng theo lời giao kết, toàn nội dung cuộc nói chuyện chưa được tiết lộ tới giờ này. Nay Đại tướng Viên quá yếu về sức khoẻ, người viết nghĩ đã đến lúc có thể công khai hoá vài điều tâm tình của ông. Đây cũng là cách nói lên sự nguỡng mộ đối với một người bạn thân quý, đồng thời một nhân chứng hàng đầu trong chính trường Miền Nam VN.
Dưới đây là những câu vấn đáp chính của cuộc mạn đàm giữa Đại tướng Viên (CVV) và ngưới viết (LLT) có thể tiết lộ trong phạm vi bài này:
LLT: Vào tháng 4.1975, năm cuối của cuộc chiến, VNCH có 1.100.000 lính tại ngũ, một trong những quân đội lớn nhứt ở Á châu. Lúc đó, Quân đoàn 4, với trên dưới 200.000 quân, chưa đánh một trận lớn nào, chưa một Tư lệnh nào bỏ chạy. Tại sao chúng ta lại thua CS mau như thế, trong hỗn loạn? có đáng thua hay không, thưa anh?
CVV (một phút suy nghĩ): Có nhiều lý do. Đây là một vấn đề phức tạp. Chỉ nói về phiá Hà Nội mà thôi, CS – dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh – có kế hoạch xâm lăng Miền Nam ngay từ sau Hiệp định Genève, 1954. Hiệp ước Paris, 1973, đã bắc cầu thêm cho chúng, đánh dấu bước lùi cuối cùng của Thế giới Tự do. Kế hoạch thôn tính Miền Nam do Chính trị bộ nghiên cứu kỹ, thi hành liên tục, với quyết tâm chiến thắng bằng mọi giá, bằng mọi hy sinh. Hànội được đồng minh Nga, Tàu hổ trợ toàn lực, với khối xã hội chủ nghĩa đứng sau lưng. Bắc kinh và Mạc tư khoa không trực tiếp xen vào để chỉ huy. Tại Miền Nam, chúng ta thiếu các yếu tố thuận lợi ấy, chúng ta không liên tục trong sự lãnh đạo. Với một đồng minh như Hoa kỳ, thử hỏi làm gì được? Đồng minh với Mỹ khó hơn là kẻ thù của Mỹ. VN không phải là quốc gia đầu tiên thí nghiệm bài học đau đớn này! VNCH chỉ là một con cờ trong chiến lược toàn cầu của đại cường Hoa kỳ. Chiến lược ấy đạt được mục tiêu sau khi Nixon gặp Mao Trạch Đông năm 1972 tại Bắc kinh. (Ghi chú của người post bài : Để bổ túc vào nhận xét trên và để người đọc email này có cái nhìn khái quát của vấn đề, người post có kèm các tài liệu liên quan đến chuyến đi Trung Hoa của TT Nixon hồi 1972 – phiá dưới ).
LLT: Trong vụ nhóm Nguyễn Chánh Thi âm mưu đảo chính hụt ngày 11.11.1960, chuyện gì đã xảy ra cho anh? Anh biết gì về việc thương thuyết giữa Chánh văn phòng Võ Văn Hải (đại diện cho TT Diệm) và phe Vương Văn Đông? về vấn đề TT Diệm có trao cho tướng Nguyễn Khánh một tờ giấy viết tay cam kết trao quyền lại cho Quân đội, theo lời ông Khánh tiết lộ với tôi?
CVV: Vài tuần trước đó, để giúp tôi làm việc dễ hơn, ông Quách Tòng Đức, Đổng lý Phủ Tổng Thống, có cấp cho tôi, Tham mưu trưởng Biệt bộ, một căn nhà gần bệnh viện Grall và một chiếc xe Peugeot 202 mang số ẩn tế. Ngày 11 tháng 11, khi nghe tiếng súng đầu tiên nổ lớn, tôi đích thân lái xe đến Phủ đi vòng phía vườn Tao Đàn. Một lính nhảy dù võ trang tiểu liên, hùng hổ la to bảo ngừng xe, tôi chưa kịp quay kiến xuống để hỏi ất giáp thì anh ta nổ súng, kiến trước bể tung, may phước tôi không bị thương. Vừa bước khỏi xe, tôi được lệnh đến ngồi dưới gốc một cây me với vài quân nhân bị bắt như tôi. Liền lúc đó, một xe jeep nhà binh trờ tới, anh lính nhảy dù vừa hô, vưà bắn xối xả vào xe, người tài xế chết tức tốc. Tôi không thấy tận mắt những gì diễn tiến sau đó tại Dinh Độc lập. Được biết tướng Khiêm về kịp để can thiệp, tướng Khánh nhảy rào giờ chót vào Dinh để chỉ huy. Phiến quân tan rã, số sĩ quan mưu loạn trốn qua Cam bốt, bắt theo tướng Thái Quang Hoàng làm con tin. CIA giúp Ls Hoàng Cơ Thụy, trong Bộ Tham mưu của Đông, thoát khỏi VN. Tôi nghĩ Hoa kỳ đã sử dụng cuộc đảo chính hụt ngày 11.11.1960 và vụ hai phi công Phạm Phú Quốc – Nguyễn Văn Cử ném bom Dinh Độc lập vào tháng 2.1962 như hai cảnh cáo, warnings liên tiếp đối với TT Diệm, trước khi tiến vào giai đoạn chót là lật đổ ông ngày 1.11.1963.
Tôi có nghe nói TT Diệm bảo ông Hải ra trước cổng Dinh điều đình với phe phiến loạn. Hình như họ yêu cầu ông bà Nhu phải ra đi. Bà Nhu lồng lộn phản đối đòi hỏi này khi ông Hải trở vào trình với TT Diệm, trước thái độ im lặng của ông Nhu. Về chuyện ông Khánh tiết lộ, tôi không tin Tổng Thống Diệm sẵn sàng trao quyền lúc đó. Đây chỉ là một kế hoãn binh.
LLT: Sau khi Tổng thống Diệm bị đảo chính năm 1963, các tướng Miền Nam có được chuẩn bị về chính trị để lãnh đạo cuộc chiến chống Bắc Việt hay không? Anh nghĩ sao về Hội đồng Quân nhân Cách Mạng? Nếu ông Diệm thoát khỏi cuộc đảo chính 1963 thì anh nghĩ Miền Nam có thể tránh sụp đổ chăng năm 1975?
CVV: Họ thiếu chuẩn bị về chính trị. Họ chia rẽ. Không ai có đủ khả năng và uy tín để thay thế Tổng thống Diệm. Nhóm đảo chính tự phong cho mình danh xưng Cách mạng. Thật ra mục tiêu của họ là giết TT Diệm chớ không phải thay đổi tốt xứ sở. Bằng chứng là họ đã gây ra sau 1.11.63 hỗn loạn liên miên và tự loại. Không có một lãnh tụ nào có tầm vóc hay cương lĩnh kiến quốc cở Nasser , Sukarno, Lý Thừa Vảng..
Để trả lời phần hai câu hỏi của anh: Ông Diệm là một lãnh tụ được biết nhiều về mặt quốc tế, hơn ông Thiệu. Dù sao, ông chỉ là một symbol, một biểu tượng mà thôi, ông không thể làm gì nếu không có cố vấn Nhu bên cạnh. Tất cả các bài diễn văn của TT Diệm đều do ông Nhu soạn thảo. Khổ nỗi, Hoa kỳ muốn tách ông Nhu khỏi ông Diệm. Ông Nhu là một trở ngại. Trở ngại lớn hơn TT Diệm. Vì ông Nhu có nhiều mưu lược. Ông Nhu chống Mỹ hơn chống Pháp. TT Diệm thì trái lại. Rốt cuộc, ông Diệm trở thành nạn nhân của Mỹ.
LLT: Việc Tổng thống Thiệu tom hết quyền bính trong tay, qua mặt Quốc hội và Tối cao Pháp viện, một mình quyết định bỏ Cao Nguyên và Miền Trung là điều có lợi hay hại? Trong quyển hồi ký “Đôi dòng ghi nhớ” (1994, trang 191-215), cựu Chánh văn phòng của anh là đại tá Phạm Bá Hoa có kể lại cuộc rút quân bi thảm của tướng Phạm Văn Phú theo đường số 7 và nhắc lại hai khẩu lệnh của anh bằng điện thoại cho đương sự ngày 15 và 18.3.1975 bảo gởi phi cơ vận tải C130 cho Quân đoàn 2 và chở các quân dụng đắt tiền khỏi Pleiku “mà không cho biết lý do”. Ông Hoa than phiền Tổng Cục Tiếp vận, thuộc bộ Tổng Tham mưu, không hề được thông báo về tình hình suy sụp ở Cao Nguyên. Anh nghĩ sao về lời than phiền này?
CVV: Tất nhiên không có lợi. Một cá nhân không thể quyết định đơn phương vận mạng của Đất nước. Ông Phạm Bá Hoa trình bày không đúng về một số sự kiện trong quyển hồi ký mà tôi đã nhận được. Tôi có gởi cho y một bổn The Final Collapse được bổ túc để làm sáng tỏ vấn đề nhưng không thấy y nói gì. Phạm vi cuộc mạn đàm hôm nay không cho phép đi sâu vào chi tiết. Xin để dịp khác.
LLT: Anh có nghĩ rằng chuyện rút khỏi Miền Trung quá sớm, quá hấp tấp và thiếu chuẩn bị hay không? Đây có phải là một ván bài tố của TT Thiệu để thử coi Nixon có giữ lời cam kết riêng hay không? Trung tướng Ngô Quang Trưởng từng xác nhận với chúng tôi rằng đầu năm 1975, quân lực của chúng ta tại Miền Trung không quá yếu đến nỗi phải tháo chạy tán loạn như vậy, anh nghĩ sao?
CVV: Không chuẩn bị. Về mặt quân sự, rút quân khó hơn tấn công. Khởi đầu nan, mọi sự đã hư do Mỹ cúp quân viện. Theo tôi, thời cuộc đã diễn ra ngoài ý muốn của tướng Trưởng, ông không làm gì được. Sau khi Ban Mê Thuột thất thủ ngày 10.3.1975, dân chúng vùng 1 nghe tin đồn Chính phủ sẽ cắt đất nhường cho địch nên họ hoảng sợ, tự động ào ào bỏ chạy, không ai ngăn nỗi. Trong bài “Vì sao tôi rút khỏi Miền Trung?” đăng trên báo, tướng Trưởng có nói rằng Bộ Tổng Tham Mưu không tăng quân số theo lời ông xin. Điều này không đúng. Hai đơn vị tổng trừ bị là sư đoàn thủy quân lục chiến và sư đoàn dù đã được tăng cường cho ông, mỗi sư đoàn gồm có bốn chiến đoàn. Trong tay tôi lúc ấy không còn gì nữa. Chính sách của Hoa Kỳ đã khóa tay chúng ta.
Tôi không đọc được sự suy tính thầm kín của TT Thiệu. Nay ông đã qua đời, hãy để ông ngủ yên. Anh còn nhớ TT Thiệu từng nói: “Je suis responsable mais pas coupable.” Mỗi Tổng thống có nỗi khổ tâm riêng. Vào việc rồi mới biết.
LLT: Tôi đã hỏi cựu Ngoại trưởng Trần Văn Lắm (lúc còn sống) và Phó Thủ tướng Nguyễn Lưu Viên (hiện ở Virginia) kể từ lúc nào họ nhận thức được Miền Nam sụp đổ. Mỗi người trả lời khác nhau. Với tư cách Tổng Tham Mưu trưởng Quân đội VNCH, từ thời điểm nào anh thấy tình hình Miền Nam vô phương cứu chữa?
CVV: Trước khi trả lời câu hỏi, tôi xin nêu ra một điểm: Trong quân sử, có trường hợp – nhưng rất hiếm – những tướng tài với ít quân thắng địch đông hơn. Đó là trường hợp của Alexandre Đại đế, của Nã Phá Luân… Về vấn đề tương quan lực lượng, bên nào có quân nhiều thì bên đó ưu thế thượng phong. Khi Mỹ rút lui sau Hiệp định Bá Lê thì họ tròng vào cổ Miền Nam một chiếc dây thòng lọng, lần hồi cúp quân viện để gây áp lực, hăm doạ đủ điều. Bắc Việt có quân số và võ khí dồi dào hơn, không ngớt được tăng cường. Giữa Nam và Bắc, cán cân mỗi ngày thêm quá chênh lệch. Tình thế hết mong cứu vãn đối với Sàigòn. Hiệp định Bá lê là án tử hình cho Miền Nam. Mỹ đánh mà không muốn thắng, họ sợ thắng. Phần thì phong trào phản chiến sôi sục bên trong Hoa kỳ. Xì-căn-đan Watergate đã xúc tiến sự bức tử của VNCH.
LLT: Anh có nghĩ rằng quyết định giết Tổng thống Diệm sớm làm Miền Nam sụp đổ hay không? Chuyện gì đã xảy ra cho cá nhân anh ngày 1.11.1963?
CVV: Giết ông Diệm là một lỗi lầm nguy hại. Ngày 1.11.63, tôi là đại tá tư lệnh Lữ đoàn Nhảy dù (thay thế Nguyễn Chánh Thi). Khi Hội đồng Cách mạng hỏi tôi có ủng hộ phe đảo chính hay không, tôi trả lời: “Lật đổ Chính phủ là một chuyện quốc gia đại sự, tôi không được hỏi ý kiến trước. Tôi chỉ là một quân nhân, không làm chính trị.” Quân cảnh liền còng tay tôi, tôi ngồi chờ trước cửa văn phòng ông Dương Văn Minh. Tôi tự hỏi: Sẽ chung số phận với Lê Quang Tung, Hồ Tấn Quyền chăng? Ông Tôn Thất Đính bước ra can thiệp mở còng cho tôi. Hôm sau, tôi được thả nhưng bị quản thúc tại gia ở đường Ngô Quyền, Chợ Lớn. Lối một tuần sau, tôi về chờ lệnh tại Bộ Tổng Tham Mưu. Tôi vô cùng chán nản, không tha thiết ở lại Quân đội vì tình huynh đệ chi binh không còn nữa, anh em một nhà giết hại lẫn nhau. Nếu có lệnh đẩy tôi làm tùy viên quân sự tại Lào, tôi chấp nhận ngay. Vientiane là nơi tôi ra đời. Tên tôi, Viên, là vần đầu tiên của thủ đô Vientiane.
Một hôm, trong khi ngồi rầu tại văn phòng, tôi bổng nhận được cú điện thoại của vợ tôi. Bà hỏi: “Buồn lắm hả?” Nước mắt tôi tự nhiên trào lên. Vợ tôi tiếp: “Nếu ‘người ta’ đưa anh trở lại chỉ huy nhảy dù, anh chịu không?” Tôi nghẹn lời vì không thể tin được. Do sự dàn xếp sao đó mà tôi không được biết giữa vợ tôi và bà Trần Thiện Khiêm (hai người thân thiết với nhau), tôi nhận được sự vụ lệnh, ordre de mission, của tướng Khiêm, Tham mưu trưởng Liên quân, đưa tôi về nắm lại Nhảy dù. Ông Khiêm cho tôi biết mật rằng đây là một quyết định riêng của ông, chắc sẽ gặp phản ứng vì không hỏi ý kiến cấp trên. Đúng vậy, việc bổ nhiệm chính thức bằng một công vụ lệnh, ordre de service thuộc thẩm quyền Tổng tham mưu trưởng Quân đội. Một thời gian ngắn sau, ông Khiêm mất chức Tham mưu trưởng Liên quân, bị đổi về chỉ huy Quân đoàn 3. Vài ngày trước 30.1.1964, Khiêm điện thoại kín cho tôi, hỏi: “Sẵn sàng chưa?”. Đây là ám hiệu hành động. Đêm 30 tháng giêng, lữ đoàn dù của tôi giúp hai trung tướng Nguyễn Khánh và Trần Thiện Khiêm chỉnh lý phe Dương Văn Minh. Việc “hốt” các tướng “trung lập” thực hiện dễ như trở bàn tay. Không đổ máu, không tốn một viên đạn vì sau 1.11.1963, các tướng này đều dùng quân dù của tôi để canh gác nhà họ. Thật như “gởi trứng cho ác!” Việc tôi giúp ông Khiêm là chuyện dĩ nhiên, để đáp ơn “thả hổ về rừng”. Tôi không để ý đến điểm Minh, Đôn, Đính, Xuân và Kim có thật sự chủ trương trung lập hay không.
LLT: Ai ra lệnh giết anh em Tổng thống Diệm? Ai thi hành lệnh ấy?
CVV: Chính tướng Dương Văn Minh đã ra lệnh giết hai ông Diệm và Nhu. Nguyễn Văn Nhung, vệ sĩ của Minh, thăng Thiếu tá sau vụ ám sát, có nhiệm vụ thi hành lệnh dưới sự giám sát của hai tướng Mai Hữu Xuân và Nguyễn Văn Quan (người thay Đổ Mậu trong chức Tổng giám đốc An ninh Quân đội). Nhung bị An ninh Quân đội bắt trong vụ chỉnh lý nói trên và đem về giam tại Lữ đoàn dù của tôi. Hôm sau, tôi được phúc trình Nhung đã tự treo cổ bằng một sợi dây giày nhà binh. Có lẽ vì Nhung biết không tránh khỏi tử hình nếu bị giải ra trước Toà vì Nhung phạm quá nhiều tội ác.
LLT: Trong hồi ký “ Vietnam. Histoire secrète d’une victoire perdue” (nxb Perrin, Paris, 1986), giám đốc CIA William Colby xác nhận kế hoạch Ấp Chiến Lược, Strategic Hamlets (mà ông Ngô Đình Nhu là cha đẻ) làm Bắc Việt khiếp đảm vì rất hữu hiệu. Đúng như vậy không? Vì sao Hội đồng Cách Mạng lại hủy bỏ kế hoạch ấy?
CVV: Kế hoạch Ấp Chiến Lược là một việc phải làm để tách CS ra khỏi nhân dân, tách cá khỏi nước, như đã từng thí nghiệm tốt ở Mã Lai với tướng Robert Thompson. Tại VN, có những sơ sót trong việc thi hành bởi một số tỉnh trưởng dàn cảnh, để lấy điểm với thượng cấp. Thay vi chỉnh đốn lại để tăng hiệu lực, Dương Văn Minh và HĐCM đã hấp tấp hủy bỏ kế hoạch Ấp Chiến Lược liền sau vụ đảo chính vì lý do họ thù ông Nhu. Họ thay vào đó cái mà họ gọi là Ấp Tân Sinh. Đây là một lỗi lầm ghê gớm. Tôi không biết rõ họ đã thảo luận với nhau ra sao. Lữ đoàn dù, do tôi chỉ huy lúc đó, bị nghi trung thành với ông Diệm nên không được hành quân, chỉ được giao làm những công tác vớ vẩn tại vùng Long An, Mỹ Tho.
LLT: Nếu so sánh TT Diệm với TT Thiệu thì ai độc tài hơn ai? Xin so sánh hai đảng Cần Lao (của ông Diệm) và Dân chủ (của ông Thiệu).
CVV: Mỗi người độc tài theo cách riêng. TT Diệm cai trị nước như một quan lại của thời quân chủ, ông bẩm sinh chống cộng, tự ban cho mình “thiên mạng” cứu nước. Có lẽ anh còn nhớ vụ ông tỉnh trưởng Bình Tuy săn được một con hà mã, dấu cái sừng tê giác, không khai báo. Khi hay được, cụ Diệm nổi trận lôi đình, cách chức và đòi giam viên tỉnh trưởng về tội “tẩu tán tài sản Nhà nước.”
TT Diệm tự hào về dân tộc, tự đại về gia đình, thích độc thoại, không chấp nhận dễ dàng sự chỉ trích. Ông chủ trương “tiết trực tâm hư.” nhưng bị ảnh hưởng nặng của gia đình. Còn ông Thiệu thì theo đường lối “độc tài trong dân chủ”, vỏ ngoài dân chủ nhưng bên trong chi phối cả hai ngành lập pháp và tư pháp. Bàn tay sắt trong đôi găng nhung.
Vì không vững kiến thức như ông Diệm, ông Thiệu chịu khó thăm dò ý kiến của các chuyên viên, lắng nghe, đúc kết lại để quyết định một mình. TT Diệm dễ tin người xu nịnh nên dễ bị phản trắc. Ông Thiệu đa nghi Tào Tháo và không e ngại ban phát ân huệ để tạo phe cánh và chia rẽ đối phương như ông đã làm tại Quốc hội. Ông chủ trương “làm chính trị phải lì”. Bởi thế TT Thiệu “lật” ông Kỳ không khó và tồn tại lâu hơn TT Diệm nhưng ông không khí khái bằng ông Diệm. Ông Thiệu mưu sĩ, ông Diệm đạo đức. Những năm tại chức, Ông Thiêu bị ám ảnh bởi cái chết của TT Diệm. Đảng Cần Lao – dựa vào thuyết Cần Lao Nhân Vị – tổ chức quy củ hơn, với sự chỉ huy trực tiếp của hai ông Nhu và Cẩn, đi sâu vào Quân Đội với các quân ủy, như CS. Đảng Dân chủ yếu hơn, không dựa vào cương lĩnh vững chắc nào, chỉ có hình thức, được ông Thiệu thành lập để củng cố địa vị, không có ảnh hưởng trong Quân đội và quần chúng. Tôi không có gia nhập Đảng Cần Lao.
Theo tôi được biết, vào giờ phút chót tháng 11.1963, TT Diệm cho đại sứ Cabot Lodge biết ông sẳn sàng điều đình một giải pháp nhưng đã quá trể, phe chủ trương “diệt Diệm” trong Bộ Tham mưu của John Kennedy thắng thế. Les dés sont jetés! Les jeux sont faits!
LLT: Trong hồi ký Our Endless War và Việt Nam Nhân chứng, tướng Trần Văn Đôn ghi rằng trong tất cả các vụ chính biến ở Miền Nam từ 1960 trở về sau, đại tướng Trần Thiện Khiêm đóng vai trò chủ động, giựt dây sau hậu trường, điều này có đúng hay không?
CVV: Tôi không biết rõ. Tôi chỉ liên hệ với tướng Khiêm về công vụ. Chúng tôi quen nhau từ hồi còn ở trong Quân đội Pháp, sau khi tôi ra trường Võ bị Cap Saint Jacques, Vũng Tàu, năm 1949. Vợ tôi là bạn thân của bà Khiêm. Ông Khiêm có lần tuyên bố không thích chính trị. Nhưng nói và làm là hai chuyện khác biệt!
LLT: Nới trang 428-429 của hồi ký “Việt Nam Nhân Chứng” (nxb Xuân Thu,1989), tướng Trần Văn Đôn viết: “Có lần ông Thiệu than phiền ông Cao Văn Viên không làm việc nhiều. Ông Thiệu nhờ tôi nói với Đại tướng Viên, Tổng Tham Mưu trưởng, về việc ông này cứ ở mãi Tổng Tham mưu làm việc, không chịu đi ra ngoài, ông Viên trả lời: Tôi đã xin từ chức mấy lần mà ông Thiệu không chấp nhận nên tôi cứ ở văn phòng làm việc mà thôi!” Mặt khác, trong quyển hồi ký “Đôi dòng ghi nhớ” nêu trên, cựu đại tá Phạm Bá Hoa cũng có nhận xét rằng trong gần 9 năm rưỡi giữ chức Tổng Tham Mưu trưởng – chức vụ quan trọng bậc nhất trong Quân đội – anh đã nhiệt tình hoạt động 7 năm đầu nhưng hai năm sau cùng, vị “Nguyên soái” của Quân đội Miền Nam không cáng đáng hết trách nhiệm, đến văn phòng cho có lệ, tập luyện yoga và đi học lấy bằng cử nhân văn khoa ngoài giờ làm việc. Mong anh đại tướng vui lòng, nếu tiện, giải thích thái độ.
CVV: Tôi sẵn sàng trả lời. Trước khi cuộc đàm phán tại Paris tiến đến giai đoạn kết thúc năm 1973, tình hình quân sự thêm căng thẳng. Tổng thống Thiệu, với tư cách Tổng tư lệnh Quân đội, tập trung hết quyền bính trong tay, cho đặt một hệ thống máy truyền tin tại Dinh Độc lập để liên lạc thẳng với các quân khu, điều động các đơn vị, bổ nhiệm tư lệnh vùng và ra lệnh trực tiếp hành quân. Bộ Tổng Tham Mưu lần hồi bị dồn vào vai trò tuân hành và thị chứng. Bộ Quốc phòng chỉ còn là hộp thơ giữa Tổng thống và Bộ Tổng tham mưu. Vì không có điều kiện làm việc được như trước, tôi đã năm, sáu lần vô đơn xin từ chức. Ông Thiệu yêu cầu tôi nán lại, đợi người thay thế nhưng ông không quyết định. Tôi không có quyền bỏ ra đi một cách vô trách nhiệm.
Tuy nhiên khi Tổng thống Trần Văn Hương nhường ghế cho tướng Dương Văn Minh tháng 4.1975, tôi cương quyết xin giải ngũ vì tôi không phục ông Minh từ lâu, tôi từng là nạn nhân của ông Minh. TT Hương chấp nhận đơn của tôi. Ngày 27.4.1975, tôi rời VN trong tình trạng hợp lệ.
Vấn đề tôi tập luyện yoga và thiền có một lý do riêng. Khi giữ chức tư lệnh nhảy dù, tôi vướng phải một bệnh nan y về khớp xương, một loại phong thấp nặng, gây nhức nhối vô cùng. Tôi giữ kín việc này, tìm cách tự trị liệu. Là chỉ huy nhảy dù mà bệnh hoạn, không nhảy được thì coi kỳ quá, không còn gì thể thống. Tôi đã thử đủ thứ thuốc Tây lẫn Ta, mọi thứ dược thảo, nhân điện, dưỡng sinh, tổ ong chính gốc, v.v.., Tôi đã lợi dụng một cuộc viếng thăm chính thức Đài Loan để tìm hiểu khoa châm cứu. Bệnh tình không thuyên giảm với thời gian, với tuổi tác.
Về chuyện đi học văn khoa, môn tôi thích từ lúc còn trẻ, tôi thấy cần trau dồi thêm kiến thức. Đó cũng là một lối thoát khỏi những chuyện bực bội của cuộc sống căng thẳng hằng ngày.
LLT: Anh nghĩ gì về vụ Phật giáo chống TT Diệm năm 1963? Về vụ Phật gíáo nổi loạn ở Miền Trung đầu 1966? Vai trò của Hoa kỳ trong hai vụ? Tại sao Hoa Thịnh Đốn có thái độ khác nhau trong hai trường hợp? Theo Trần Văn Đôn (hồi ký VNNC, trang 372) thì trong vụ thứ hai, có trên 200 người chết và bị thương, lối 6.000 quân nhân đào ngũ và một số người chạy vào chiến khu Việt cộng. Có đúng như thế hay không?
CVV: Phật giáo thống nhất hơn khi chống ông Diệm, vai trò của Thích Trí Quang quá rõ. Có tay Hoa kỳ và CS nhúng vào. Trong vụ Phật tử dấy loạn ở Miền Trung, Phật giáo chia làm hai khối Ấn Quang (Thích Trí Quang, chống Chính phủ) và Vĩnh Nghiêm hay VN Quốc Tự (Phật giáo Bắc Việt di cư với Thích Tâm Châu, thân Ủy ban lãnh đạo Thiệu Kỳ). Mặt khác, một số tư lệnh Quân đoàn 1 có cảm tình với phiến loạn như Nguyễn Chánh Thi, Tôn Thất Đính, trong khi Nguyễn Văn Chuân và Huỳnh Văn Cao thì lừng khừng. (Cao và Đính chạy vào Bộ Tư lệnh Thủy Quân Lục chiến Mỹ ở Đà Nẳng xin tị nạn chính trị). Vì thế có một lúc Miền Trung gần như không có Chính phủ: Thị trưởng Đà Nẳng, Bs Nguyễn Văn Mẫn, cũng như đa số quân nhân, công chức,… tuân lệnh của tăng ni đem bàn thờ Phật xuống đường biểu tình. Phong trào có nguy cơ lan tràn xuống Miền Nam, làm tiêu chế độ. Tướng Kỳ, chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương, xin tôi (lúc đó Tổng Tham mưu trưởng) đổ quân tái chiếm Đà nẵng, mặt khác yêu cầu tôi cấp gần 20.000 cây súng cũ của Pháp (Mass 36, tiểu liên, lựu đạn…) cho Nguyễn Ngọc Loan, TGĐ Công an – Cảnh sát, hầu võ trang các đảng phái ở Miền Trung lập thăng bằng với lực lượng Phật giáo. Tôi đề nghị để tướng Loan hành động trước. Hai tuần sau, tình hình thêm nguy kịch. Tôi quyết định can thiệp. Theo lối của tôi: tương kế tựu kế. Lúc đó, tôi có một tiểu đoàn thủy quân lục chiến đang hành quân tại Bình Định. Tôi ra lệnh chính thức cho đơn vị này tập trung đúng ngày, giờ ấn định, tại sân bay Quảng Ngãi nói là để không vận về Sàigòn, thay bằng một tiểu đoàn khác. Phải dùng mưu ấy để đánh lạc hướng Viện Hoá Đạo có người gài khắp nơi. Đêm hôm đó, đúng 12 giờ, tôi đưa thêm 4 tiểu đoàn khác nhập chung với tiểu đoàn có sẵn, thành 5, giao cho đại tá Ngô Quang Trưởng chỉ huy, tràn vô các chùa bắt các phần tử nguy hiểm, giải tán bằng biện pháp mạnh các ổ dân quân, buộc họ buông súng. Cuộc hành quân cương quyết này đã đem lại kết quả. Trong hồi ký “The Buddha’s Child”, Nguyễn Cao Kỳ ba hoa dành hết công trạng về mình.
Tôi không thể xác nhận với anh về những thiệt hại sinh mạng. Con số của tướng Đôn đưa ra có vẻ quá đáng. Dù sao, Hoa Thịnh Đốn không lên tiếng phản đối như đã làm thời TT Diệm. Về phía Hoa kỳ, cần ghi rằng ông tổng lãnh sự Mỹ tại Đà Nẵng nghiêng theo phía Phật giáo, trong khi toà Đại sứ Mỹ tại Sàigòn giữ thái độ thận trọng wait and see, nếu không nói đồng ý ngầm với Ủy Ban Lãnh đạo quốc gia. Thật vậy, năm 1963 đại sứ Cabot Lodge ra mặt ủng hộ Phật giáo vì TT Diệm chống việc Mỹ hóa chiến tranh. Năm 1969, tình hình thay đổi, Hoa kỳ cần giữ lại ê-kíp Thiệu Kỳ và bắt đầu Việt nam hoá cuộc chiến. Từ đồng minh, cánh Phật giáo thiên tả đã biến thành đối lập với Mỹ.
Kết luận
Trên đây là những đoạn – buồn nhiều hơn vui – trích từ bộ VCR mạn đàm với đại tướng Cao Văn Viên. Phần còn lại, không kém hệ trọng, sẽ phổ biến khi thuận tiện. Với một nụ cười mệt mỏi, hơi thở phều phào, (vì lúc ấy sức khoẻ của ông đã rất suy kém, thân hình của ông co rút lại), Tướng Viên – một sĩ quan có tiếng “bô trai” trong Quân đội, – kết thúc bằng một câu nói khiêm nhường: “Xin đừng xem những lời của tôi là lịch sử. Mỗi người giải thích sự thật theo lối riêng, như trong phim “Rashomon”. Một trăm chứng nhân, một trăm sự thật. Định kiến làm cho lịch sử sai lệch. Tôi chỉ tâm tình với lòng thành. Hảy để cho hậu thế lượng định và phân xét. Chưa thấy quan tài, chưa đổ lệ” .
Đại tướng Cao Văn Viên sẽ lưu lại trong ký ức các người từng biết ông – thân hữu, bạn đồng đội như kẻ bất đồng ý kiến – hình ảnh của lòng chung thủy, “trước sau như một”, không a dua, không phản trắc, từ tốn khi phê bình, chủ trương đoàn kết trong tình huynh đệ chi binh. Ông không bon chen trên chính trường, không đạp trên xác đồng đội để tiến thân. Ông là một nhà tướng phi chính trị bị thời thế cuốn hút vào chính trường gió tanh mưa máu. Khi hai địch thủ Thiệu, Kỳ dành giựt với nhau cân đai, áo mão, Hội đồng Quân lực định đưa ông Viên lên chức Quốc trưởng vì ông là vị tướng có thâm niên nhứt. Ông đã một mực từ chối vì nhận thức lương thiện khả năng của mình. Tuy nhiên ông vẫn không tránh được số phận một con thiêu thân – trong vô số con thiêu thân khác – bị chiến tranh Việt Nam đốt cháy.
Thủy Hoa Trang, Ngày 27.1. 2006 Xuân Bính Tuất
Lâm Lễ Trinh
MĐLS 3/10: Dương Hiếu Nghĩa – Lâm Lễ Trinh
Đại tá Dương Hiều Nghĩa là người chỉ huy đoàn xe thiết giáp đến nhà thờ Cha Tam đón tổng thống Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu về bộ Tổng Tham Mưu trong cuộc đảo chính 1/11/1963. Đại tá Nghĩa thuật lại các chi tiết xảy ra vào sáng ngày 2/11/1963 đưa đến việc thảm sát hai anh em tổng thống Ngô Đình Diệm và ông cố vấn Ngô Đình Nhu.
Tường thuật về cái chết của Tổng Thống Ngô Đình Diệm ( 1963)
– Dương Hiếu Nghĩa
( Tác giả nhận lệnh đi đón Tổng Thống Diệm tại nhà thờ Cha Tam, và nguyên nhãn
dẫn đến cái chết của TT Diệm trên thiết vận xa M.113 ngày 2. 11. 1963 )
TRƯỚC KHI VÀO ĐÈ
Vào khoảng đầu tháng 7 năm 1995, nhân dịp đến Houston (Texas), tôi được một
người bạn tặng cho quyển ” Đôi Dònq Ghi Nhớ ” của anh Phạm bá Hoa, một cựu
đại tá Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Không như “Lời Trần Tình” quá khiêm
nhường của anh, quyển sách này tuy chính thức không phải là một sử liệu, nhưng
nó đóng góp rất nhiều cho các sử gia, vì anh được ở vào một vị trí rất quan trọng
trong guồng máy quân sự và hành chánh lúc bấy giờ, trong một giai đoạn lịch sử
sôi động từ năm 1960 đến 1968. Những sự việc mà anh đã “ghi” lại thật là trung
thực, rất đầy đủ từng chi tiết, cũng như anh đã phân tách sự việc rất vô tư, khách
quan.
Trong quyển sách, anh cũng có nói không ít về “cái chết của Tổng Thống Ngô đình Diệm”.
về sự việc lịch sử nầy, đã có rất nhiều người hỏi tôi ngay từ sau ngày 2/11/1963 cho tới
giờ nầy (kể cả người Mỹ). Ai cũng muốn biết rõ chi tiết của sự việc đã xảy ra trên một
chiếc thiết vận xa trong đoàn xe mà cá nhân tôi có trách nhiệm an ninh hộ tống hôm đó. Tác
giả quyển “Đôi Dòng Ghi Nhớ” chì nêu lên một số dữ kiện, một số suy luận, một số giả
thuyết và nghi vấn chung quanh sự việc nói trên mà không hề có ý xác quyết “ai là người đã
ra lệnh” và “ai là người đã thi hành lệnh” giết Tổng Thống Ngô đình Diệm và ông cố vấn
Ngô đình Nhu. Đây là một điềm hoàn toàn khác biệt với một vài thiên hồi ký khác đã được
xuất bản từ trước mà tôi đã có dịp được đọc qua.
Liên quan đến “sự việc” nầy, tôi cũng muốn nói đến một vài quyển hồi ký mà tác giả (kể cả
đồng tác giả) đã có nhận xét thiếu chính xác, có khi còn sai lạc hẳn (người ngoại quốc thì
không nói đến làm gì); sự việc không được phân tách cho đúng lý đúng tình, có phần chủ
quan, đã không đứng đắn lại có dụng ý xấu (như “Nam Việt Nam 1954-1975 Những Sự
Thật Chưa Hề Nhắc Tới” của Hoàng Lạc và Hà Mai Việt) hoặc chỉ được góp nhặt từ một
số tài liệu qua báo chí thì làm sao cho đứng đắn được? Hơn nữa, khi viết về cái chết của
Tổng Thống Ngô Đình Diệm, có tác giả chỉ kể lại sự việc mà chính mắt tác giả không mục
kích được, tai cũng chỉ được nghe thuật lại lõm bõm diễn tiến, mà người thuật lại không
phải là người trong cuộc, cũng không được mắt thấy tai nghe, hoặc là viết theo một số dữ
kiện do quá nhiều người thuật lại theo “cái nghe được”, hay theo “luận điệu một chiu” của
họ,v.v… Thêm vào đó yếu tố chủ quan muốn làm nổi bật cái “ta” của mình, hoặc vì một mục
đích chánh trị, hay kinh tế nào đó, nên các quyển hồi ký đó không có cùng một tiếng nói cho
cùng một sự việc, có khi còn “chỏi” lại với nhau nữa. Chưa nói đến một vài tác giả (hoặc
đồng tác giả) hám danh, thích chạy theo “dịch viết hồi ký”, kể lại “sự việc nói trên” với cái
nhìn quá cục bộ và cái biết quá hạn hẹp của mình, để nhờ người khác viết hộ hồi ký cho
mình. Người viết hộ tha hồ muốn “xào nấu” gì tùy theo nhu cầu kinh tế hay mục đích chánh
trị của họ, có khi họ còn bị một quyền lực vô hình nào đó lèo lái mà chính “tác giả hờ”
không hề thấy biết được nữa là khác. ..Tôi nghĩ là các tác giả nói trên không ai đích thân
mục kích được sự việc này, chỉ hoặc hỏi dò, hoặc nghe sai, hoặc đoán chừng và suy luận
rộng ra, rồi “phong” bừa cho người nầy là sát thủ, người kia là phụ sát thủ.v.v… nên lời văn
mập mờ ai muốn hiểu sao thì hiểu. Đặc biệt có trung tướng Nguyễn chánh Thi trong “Việt
Nam: Một Trời Tâm Sự’ của mình, ông đã dựa trên nguyên văn lời khai của Đại úy Nguyễn
văn Nhung mà ông đã đọc được sau ngày 30/1/64, nên về sự việc nầy ông đã viết rất chính
xác, nói rất rõ ai là người đã thi hành lệnh giết Tổng Thống và giết bằng cách nào. Ngay
như báo chí lúc đó cũng vậy (ở VN cũng như ở Hoa Kỳ sau 1/11/63), khi nói về cái chết
của Tổng Thống Ngô đình Diệm và của ông cố vấn Ngô đình Nhu, các bài tường thuật đều
rất mập mờ không được chính xác. Vì qua cuộc họp báo của Hội Đồng Quân Nhân Cách
Mạng thì đây là “một tai nạn đáng tiếc, không cố ý, vì rủi ro… do hai ông Diệm và Nhu chống
cự lại”. Tuy tin chỉ được loan lướt sơ qua thôi, không một chi tiết nào rõ ràng cả, không
một câu hỏi nào liên quan đến tai nạn rủi ro đáng tiếc nầy được trả lời, nhưng báo chí cũng
đoán được sự thật phần nào qua vẻ mặt hơi bối rối và thái độ hơi lúng túng của phát ngôn
viên. Nhưng chì “đoán” thôi thì làm sao tường thuật cho đúng được.
Do vậy mà sau cuộc đảo chánh 1/1 1/1963, ngay cả những thân nhân trong gia đình tôi,
cũng như thời gian sau nầy từ sau 1975, các bạn bè tôi ai cũng đều muốn tôi kể lại diễn
tiến của sự việc lịch sử nầy, hay nói trắng ra là xác định “ai là người đã ra lệnh” và ” “ai là
người đã thi hành lệnh”, đã xuống tay hạ sát cả Tổng Thống Ngô đình Diệm và ông cố vấn
Ngô đình Nhu? Ai cũng cho tôi là một trong những nhân chứng của sự việc (tôi cũng tự hỏi
không biết thật sự tôi có phải là một nhân chứng hay không nữa!), và muốn biết rõ hơn
xem ba chữ tắt “TT.N.” mà báo chí VN thường dùng trước kia là “Trung Tá Nghĩa” hay là
“Thiếu Tá Nhung”? (đại úy Nhung mới được thăng cấp thiếu tá sau khi đảo chánh thành
công). Tôi cũng xin nói cho rõ thêm là vì tò mò và hiếu kỳ mà ai cũng muốn biết diễn tiến
của sự việc, chớ không có ai vì một mục đích xấu nào khác, như bọn cộng sản lúc bấy giờ
và bọn cán bộ cộng sản nằm vùng ở hải ngoại gần đây, chỉ cố tình lợi dụng sự việc nầy để
gây chia rẽ hàng ngũ các đảng phái, đoàn thể quốc gia chống cộng và cố tình đào sâu hố
chia rẽ giữa hai tôn giáo lớn của Việt Nam là Thiên Chúa Giáo và Phật Giáo.
Do đó hôm nay tôi xin kể lại một đoạn của sự việc lịch sử nầy, nói rõ thêm một vài điều mà
chính mắt tôi thấy, chính tai tôi nghe, và chính tôi đã biết được, chung quanh cái chết của
Tổng Thống Ngô đình Diệm và ông cố vấn Ngô đình Nhu.
Sở dĩ cho đến ngày hôm nay tôi vẫn im hơi lặng tiếng, là vì sự việc nầy không có trực tiếp
liên can đến cá nhân tôi, từ việc ra lệnh cho đến việc thi hành lệnh, mà nếu cho là có liên
quan thì họa chăng chỉ vì cá nhân tôi là một thành viên của Hội Đồng Quân Nhân và vì “cái
chết của hai ông nầy đã xảy ra trong một chiếc thiết vận xa của trung đội Thiết Giáp” trong
đoàn xe mà tôi là trưởng đoàn. Đã không có trực tiếp liên can gì đến mình thì đâu có gì gọi
là cần thiết phải lên tiếng? Hơn nữa, vì trước 1975 những người có liên đới trách nhiệm về
cái chết nầy hầu hết vẫn còn tại thế, vẫn trực tiếp hay gián tiếp còn trong guồng máy quân
sự và chánh trị của VNCH trong giai đoạn chống cộng quyết liệt, nên tôi nghĩ là không có
lợi gì khi nói lên những điều mà Hội Đồng Quân Nhân không muốn tiết lộ lúc đó. Ngoài ra,
tôi cũng không muốn nhắc tới thiếu tá Nhung, vì sau ngày 30/1/1964, anh đã trả xong cái
nghiệp đã vay, đã an giấc nghìn thu rồi, tôi muốn để anh yên nghỉ và gia đình anh được yên
ổn không bị quấy rầy, ít nhất về mặt tinh thần. Đó là một vài lý do chính mà cho tới ngày hôm
nay tôi không trả lời cho bất cứ một ai về bất cứ điều gì mà tôi biết, có liên quan đến việc
nầy, ngay cả cho vợ con tôi, họ hàng thân thuộc hay bạn bè thân thích của tôi cũng vậy, cho
dù cá nhân tôi vì sự im lặng nầy mà có bị một số hiểu lầm và tai tiếng không hay. (Cũng
vậy, vào năm 1971, tôi đã thẳng thừng từ khước không nói một điều gì với một toán Quân
Sử thuộc Ngũ Giác Đài Hoa Kỳ, khi họ đến Vĩnh Long (lúc bấy giờ tôi là tỉnh trưởng Vĩnh
Long), chánh thức yêu cầu tôi kể cho họ biết rõ sự việc nầy để họ cho ghi vào quân sử. Tôi
đã dứt khoát trả lời: “Xin lỗi quý vị, lịch sử Việt Nam của chúng tôi xin quý vị hãy để cho
người Việt Nam chúng tôi tự viết lấy”. Điều nầy tất cả công chức và sĩ quan các cấp thuộc
Tỉnh/BCH Tiểu Khu Vĩnh Long đều biết rõ).
DIỄN TIẾN CỦA Sự VIỆC
A. TẠI Bộ TỒNG THAM MƯU.
Đúng như trung tướng Trần văn Đôn đã viết trong quyển “Việt Nam Nhân Chứng” của ông,
sáng ngày 2/1/63 trung tướng Dương văn Minh chỉ định thiếu tướng Mai hữu Xuân, đại Tá
Dương ngọc Lắm đi vào Nhà Thờ Cha Tam trong Chợ Lớn (đại tá Nguyễn văn Quan
không có đi) để “đón họ đưa về đây” (nguyên văn, không dùng chữ “bắt” như trong Việt
Nam Nhân Chứng, trang 230), tức là về bộ Tổng Tham Mưu. Tôi có mặt tại chỗ, vì tôi cùng
trung đội thiết vận xa vừa từ dinh Gia Long về tới, đang trình với trung tướng Minh là “Tồng
Thống và ông cố vấn không còn thấy có mặt ở dinh Gia Long nữa”. (Nếu tôi đưa được hai
ông về Bộ Tổng Tham Mưu lúc bấy giờ thì tình hình có thể sẽ thay đổi khác đi. Âu cũng là
định mệnh!). Do đó tôi lại nhận được lệnh của trung tướng Dương văn Minh: “Tiếp tục cho
đoàn xe Thiết Giáp hộ tống thiếu tướng Mai hữu Xuân và đại tá Dương ngọc Lắm đi vào
nhà thờ Cha Tam ở Chợ Lớn, đón hai ông ấy và đưa về đây”, (nguyên văn).
Như vậy tôi được biết là thiếu tướng Mai hữu Xuân đã có nhận lệnh trực tiếp từ trung
tướng Dương văn Minh, nhưng tôi không biết thiếu tướng Mai hữu Xuân có nhận thêm
“mật lệnh” gì khác của trung tướng Dương văn Minh hay không. Cũng ngay lúc đó tôi được
đại tá Nguyễn văn Quan nói cho tôi biết là: “Trong lúc tôi dẫn đoàn xe xuống dinh Gia Long
để đón Tổng Thống vào khoảng từ 2 giờ sáng ngày 2/11, thì Tổng Thống và ông cố vấn
Ngô đình Nhu đã bí mật rời khỏi dinh Gia Long đi vào Chợ Lớn rồi, hiện đang có mặt tại
nhà thờ Cha Tam. Từ nhà thờ nầy, hai ông đã có liên lạc bằng điện thoại với các tướng
lãnh. Ngay sau đó, qua một hồi thảo luận, Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng đã có quyết
định dứt khoát, ít nhất là về số phận của cố vấn Ngô đình Nhu rồi: “bằng mọi cách phải diệt
trừ mầm móng hậu hoạn”.
Thiếu tướng Mai hữu Xuân, đại tá Nguyễn văn Quan, đại tá Dương ngọc Lắm, đại tá Đỗ
Mậu..v. V.. đều có mặt trong cuộc thảo luận để lấy quyết định lịch sử nói trên cùng với
trung tướng Dương văn Minh, thiếu Tướng Trần thiện Khiêm, tướng Lê văn Kim, Phạm
xuân Chiểu, v.v…”.
Tôi cũng được đại tá Quan cho biết thêm là “Trung tướng Dương văn Minh, người chỉ huy
cuộc đảo chánh, đã nhanh chóng đưa ra đề nghị rất dứt khoát để Hội Đồng lấy quyết định.
Các vị hiện diện trong lúc đó, ai cũng không góp thêm ý kiến gì. Lúc đó im lặng được xem
là đương nhiên chấp thuận đề nghị của trung tướng Dương văn Minh”. (Đại tá Nguyễn văn
Quan là một trong những thành viên đầu tiên của “nhóm đảo chánh”, luôn có mặt tại Bộ
Tham Mưu Hành Quân Đảo Chánh, được thăng cấp thiếu tướng sau đó mấy ngày và giữ
chức vụ giám đốc Nha An Ninh Quân Đội, thay thế đại tá Đỗ Mậu).
Thật ra từ 1 1 giờ đêm ngày 1/1 1/1963, trong lúc tình hình chưa được ngả ngũ hẳn, thì các
tướng lãnh đã có bàn bạc riêng với nhau trước về số phận của ông cố vấn Ngô đình Nhu
rồi, riêng đối với Tổng Thống Ngô đình Diệm thì hầu hết đều tán thành cho Người đi ra
ngoại quốc, không thấy có vị nào công khai phát biểu khác hơn. Do đó khi thiếu tướng Mai
hữu Xuân nhận lệnh đi đón Tổng Thống là ông đã biết mình sẽ phải làm gì rồi, ít nhất đối
với ông cố vấn Ngô đình Nhu. Còn đối với Tổng Thống thì lúc bấy giờ tôi hoàn toàn không
biết là thiếu tướng Xuân có nhận được “mật lệnh” gì thêm từ trung tướng Dương văn Minh
hay không.
Đoàn xe khởi hành từ bộ Tổng Tham Mưu vào khoảng hơn 6 giờ sáng, hai xe quân cảnh
dẫn đầu, xe Jeep của tôi và đại úy Phan hòa Hiệp (sau nầy là chuẩn tướng) đi kế đó, rồi
đến xe Jeep của thiếu tướng Mai hữu Xuân và xe của đại tá Dương ngọc Lắm, tiếp theo
sau là đoàn xe an ninh hộ tống gồm trung đội thiết vận xa 5 chiếc, 4 chiếc đi trước với một
xe bộ binh tùng thiết, 1 chiếc đi cuối đoàn xe, đó là thiết vận xa của trung đội trưởng an
ninh hộ tống.
Cho tới đây có một vài chi tiết tôi muốn nói rõ thêm để cho sự việc được phần sáng tỏ
hơn:
1. Vì không thấy thiếu tướng Xuân dự trù chiếc xe nào cho Tổng Thống và ông cố vấn Ngô
đình Nhu nên tôi có đến hỏi riêng thiếu tướng Xuân trước khi khởi hành, thì ông chỉ nói
nhanh “Không cần”, cộc lốc. Tôi nghĩ chắc chắn là ông đã có phương cách rồi, nên không
muốn chúng tôi quấy rầy làm mất luồng suy tính của ông, lúc ông đang có một “mission”
quá đặc biệt, có lẽ đặc biệt hơn bao giờ hết trong cả cuộc đời cảnh sát công an của ông!
2. Trước khi khởi hành tôi và đại úy Phan hòa Hiệp (sau nầy là chuẩn tướng) đều nhìn thấy
đại úy Nhung ngồi trên một trong bốn thiết vận xa sau xe Jeep của chúng tôi. Đại úy Hiệp
có hỏi tôi về sự hiện diện của vị sĩ quan bộ binh lạ mặt nầy trên xe Thiết Giáp của chúng tôi.
Tôi có giải thích sơ qua đó là đại úy Nhung , sĩ quan tùy viên tín cần của Trung Tướng
Dương văn Minh, và có xác nhận với đại úy Hiệp rằng:
– “Đại úy Nhung có hỏi tôi để được cùng đi với trung đội thiết vận xa. Tôi nghĩ có lẽ đại
úy Nhung có nhiệm vụ gì đó do Trung Tướng Minh đích thân giao cho, nên tôi không
tiện hỏi, vì không liên quan gì đến nhiệm vụ an ninh hộ tống của chúng mình”.
Tôi không muốn nói rõ hơn cho đại úy Hiệp, nhưng cá nhơn tôi, tôi đã biết là đại úy Nhung
được trung tướng Dương văn Minh “sai” đi theo đoàn xe để thi hành quyết định của Hội
Đồng, quyết định có liên quan đến ông cố vấn Ngô đình Nhu. Quyết định nầy đã được
chuyển thành “lệnh” và được trung tướng Dương văn Minh “mật trao cho đại úy Nhung thi
hành”. Vì chắc chắn trung tướng Dương văn Minh không còn thấy có ai hơn ngoài người sĩ
quan cận vệ thân tín nầy để thi hành một công tác đặc biệt, khó khăn và quan trọng nói trên.
Tôi dùng danh từ “mật” là vì nếu trung tướng Minh có dặn dò điều gì với đại úy Nhung thì
không một ai trong Hội Đồng nghe thấy được, và nếu có ra lệnh cho đại úy Nhung thi hành
quyết định công khai của Hội Đồng về một mình ông cố vấn Ngô đình Nhu hay cho cả hai
ông thì cũng không một ai trong Hội Đồng được nghe thấy, nhưng tôi khẳng định là Trung
tướng Minh đã có “sai đại úy Nhung” tức là “đã có ra lệnh cho đại úy Nhung”, và lệnh nầy
được đưa ra thể theo quyết định chung của Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng, ít nhất liên
quan đến ông cố vấn Ngô đình Nhu, tôi xin nói rõ lại một lần nữa là “chỉ liên quan đến một
mình ông cố vấn Ngô đình Nhu”. Vì nếu trung tướng Dương văn Minh không ra lệnh thì còn
ai là người trong Hội Đồng có đủ thầm quyền để ra lệnh đặc biệt nầy? cũng như nếu không
“sai đại úy Nhung” thì tại sao đại úy Nhung lại phải nói với tôi cho anh được ngồi trên thiết
vận xa để được cùng đi vào Chợ Lớn? (được biết là trong tư thế của một sĩ quan cận vệ,
đại úy Nhung luôn luôn phải sát cạnh mà không được rời xa trung tướng Minh, nhất là trong
lúc tình hình còn tranh tối tranh sáng như thế nầy, và khẳng định là không có một ai ra bất
cứ một lệnh gì cho anh được, trừ trung tướng Minh).
Nhưng tôi cũng xác định là dù có “sai đại úy Nhung” hay “ra lệnh cho đại úy Nhung” trung
tướng Minh cũng là “sai mật” hay dặn dò mật” mà thôi. Như vậy là đến đây chúng ta không
còn thắc mắc gì về “người nào đã ra lệnh” và lệnh đó xuất phát từ đâu, từ cá nhơn hay từ
tập thể Hội Đồng?
3. Đại tá Dương ngọc Lắm, chắc chắn phải biết rõ mật lệnh mà Trung Tướng Dương văn
Minh đã giao cho Thiếu tướng Mai hữu Xuân. Vì nếu không thì tại sao đích thân ông đã có
đến gặp tôi để dặn dò tôi trước khi đoàn xe khởi hành:
– “Nè! mấy người đừng có nói gì bậy bạ nghe!”
– “Dạ vâng! Thưa đại tá”. Tôi đáp.
(Đại Tá Lắm là Thầy của Khóa 5 Trường Võ Bị Đà Lạt chúng tôi, là sĩ quan Thiết Giáp bậc
đàn anh đáng kính của chúng tôi, là sĩ quan Việt Nam đầu tiên tiếp nhận Phòng Thanh tra
Thiết Giáp Kỵ Binh từ Quân Đội Pháp (Inspection de 1’A.B.C.), tiền thân của Bộ Chỉ Huy
Thiết Giáp Kỵ Binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Cho nên, không bao giờ chúng tôi dám
dùng hai chữ “toa, moa” một cách xấc láo với ông cả. Hơn nữa, thiếu tá mà dùng hai chữ
nầy với một đại tá là quá vô lễ (Trần văn Đôn, “Việt Nam Nhân Chứng”, trang 236), và sĩ
quan Thiết Giáp kỵ binh chúng tôi không bao giờ không biết hai chữ “mấy người” (trống
không như vậy) mà ông thường dùng khi chuyện trò thân mật, cũng như khi ra lệnh cho anh
em sĩ quan kỵ binh chúng tôi).
4.TÔĨ được biết chắc chắn ngay từ lúc bàn thảo kế hoạch sơ khởi trước tháng 1 1/63, là
các tướng tá trong nhóm lãnh đạo cuộc đảo chánh đã có dự trù một giải pháp dứt khoát
đối với ông cố vấn Ngô đình Nhu rồi. Sự dự trù nầy đã trở thành quyết định từ sau 1 giờ
trưa ngày 1/11/63. Đó là:
“Truy tố ra tòa, xử tội trong nước, không cho đi ra ngoại quốc”.
Tôi xin lặp lại, sơ khởi là như vậy. Nhưng theo lời đại tá Quan nói với tôi thì đến khuya rạng
sáng ngày 2/11/63, lúc chưa được tin Tổng Thống và ông cố vấn Nhu đã bí mật rời khỏi
dinh Gia Long, thì đa số trong Hội Đồng không còn có ý đưa ông cố vấn ra tòa nữa, mà
nhứt quyết “bằng mọi cách phải trừ mầm móng hậu hoạn”. Rõ ràng là như vậy, vì tình hình
thắng thua chưa ngả ngũ, dinh Gia Long chưa chiếm được, Liên Binh Phòng Vệ trong
thành Cộng Hòa chưa chịu buông súng đầu hàng… và cũng vì chính cá nhơn ông cố vấn
được quy trách cho mọi sự xáo trộn chánh trị trong nước, làm mất lòng quân dân cán
chính, v.v Riêng đối với Tổng Thống Ngô đình Diệm thì tuy chưa có quyết định gì dứt
khoát, nhưng qua trao đổi ý kiến ngoài hành lang thì đa số đều có ý tán thành một giải pháp
ôn hòa. Đó là:
“Để cho Ông đi ra ngoại quốc, một mình, như một người dân thường, không được
hưởng lễ nghi quân cách của một TổngThống”.
Biện pháp nầy coi như là một ân huệ đối với Tổng Thống Ngô đình Diệm. Tuy nhiên theo
lời đại tá Nguyễn văn Quan xác nhận lại với tôi thì trung tướng Minh vẫn còn im lặng chưa
hề để lộ ra một ý kiến gì.
Đến khi được biết Tổng Thống và ông cố vấn Ngô đình Nhu đã bí mật rời được khỏi dinh
Gia Long rồi, thì tình hình thật sự có thay đổi trong chiều hướng rất bất lợi cho hai ông.
Khi còn chưa rõ hai ông hiện đang ở đâu thì Hội Đồng có phần lo âu: dù đảo chánh có
thành công mà hai ông này chạy thoát được thì tình hình chánh trị quân sự sẽ ra sao đây?
Chẳng những sẽ không thể có một sự ổn định trong tương lai, mà sẽ có một sự chia rẽ có
thể dẫn tới tranh chấp quyền lực, nếu không muốn nói là nội chiến, ngay tại Miền Nam Việt
Nam, nỗ lực chống cộng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.
[Nhất là đến giờ nầy, tướng Huỳnh văn Cao ở Vùng 4 Chiến Thuật chưa chịu tuyên bố
chánh thức trên đài phát thanh đứng về phía Hội Đồng, mặc dù có được yêu cầu nhiều lần,
và dù việc đó rất dễ làm, chỉ cần điện thoại cho Ba Xuyên, thâu băng rồi cho phát thanh
trên đài Ba Xuyên là đủ. (Vùng 4 lúc bấy giờ có 3 sư đoàn bộ binh còn được kềm giữ
trong thế án binh bất động, nhờ công của thiếu tá Nhan minh Trang, thiếu tá Huỳnh văn Tồn
và đại tá Nguyễn hữu Có). Tướng Nguyễn Khánh ở Vùng 2 và tướng Đỗ cao Trí ở Vùng 1
tuy có ủng hộ phe đảo chánh nhưng có phần hơi chậm. Cũng xin nhắc lại là tướng Nguyễn
Khánh là người đã cố ý tìm mọi cách vào dinh Độc Lập để đích thân chì huy chống lại các
đơn vị đảo chánh ngày 11/11 năm 1 960, cứu ông Ngô đình Diệm, sau đó được thăng thiếu
tướng].
Do đó từ quyết định hơi ôn hòa trước đó, đã có một số không ít thành viên trong Hội Đồng
bắt đầu tỏ thái độ cứng rắn và quyết liệt hơn, nhất là Trung Tướng Dương văn Minh, linh
hồn của cuộc đảo chánh, ông không muốn thấy ngày 11/11/60 tái diễn lần thứ hai. Chúng
ta phải thấy được trách nhiệm nặng nề của người chỉ huy cuộc hành quân đảo chánh lúc
bấy giờ, thì mới biết được mức độ lo âu, nóng ruột của trung tướng Dương văn Minh ra
thế nào. Trách nhiệm đối với đất nước, trách nhiệm đối với các đơn vị hành quân đảo
chánh, nhất là đối với sinh mạng sĩ quan tướng tá nằm trong “nhóm đảo chánh” mà từ sau
13 giờ ngày 1/11 được tạm gọi là Hội Đồng Quân nhân Cách Mạng, trách nhiệm phải ổn
định về chánh trị, hành chánh, quân sự, xã hội.v.v… để lèo lái con tàu Miền Nam Việt Nam
sau khi đảo chánh thành công, hoặc phải có đường lối hành động thích ứng trong trường
hợp cuộc hành quân không suông sẻ hay thất bại v.v….(thật tình chúng tôi không biết rõ ý đồ
thầm kín của ông lúc bấy giờ)
Từ đó mới thấy được thái độ của trung tướng Dương văn Minh qua đề nghị cứng rắn của
Trung tướng, để hội đồng lấy quyết định về trường hợp của cá nhơn ông cố vấn Ngô đình
Nhu, dứt khoát không thể do dự hay yếu mềm được. Và đến đây, tôi được biết rõ ràng là
Trung Tướng Dương văn Minh, với tư cách là người chỉ huy toàn bộ cuộc hành quân đảo
chánh, là người duy nhất lúc bấy giờ có trách nhiệm thi hành quyết định của Hội Đồng về
trường hợp ông cố vấn Ngô đình Nhu: “Bằng mọi cách, phải trừ mầm móng hậu hoạn”.
Và Ông đã ra lệnh.
Nhưng tôi hoàn toàn không được biết là trung tướng có ra lệnh gì thêm cho đại úy Nhung
về trường hợp của Tổng Thống Ngô đình Diệm hay không?
Có người nói là trước khi đoàn xe khởi hành, trung tướng Dương văn Minh đứng trên lầu
tòa nhà chánh Bộ Tổng Tham Mưu, có hướng về thiếu tướng Mai hữu Xuân hay đại úy
Nhung đưa ra hai ngón tay (ý nói là cả 2 người). Nhưng, tôi xác nhận là hoàn toàn không
trông thấy. Tôi biết rõ tính trầm tĩnh và suy tính chính chắn của trung tướng Minh, nên tôi
chắc chắn là ông không bao giờ có hành động “vào phút chót và quá lộ liễu” như vậy. Nếu
có ra lệnh, thì chắc chắn ông đã có đắn đo suy tính kỹ càng trước rồi, và ông đã phải dặn
dò ngay đại úy Nhung rồi, chớ không bao giờ ông lại ra lệnh để cho người ta thấy dễ dàng
như vậy.
Như tôi đã có trình bày ở trên, bốn điểm mà tôi vừa nêu lên là những điều mà chính tai tôi
nghe, chính mắt tôi thấy và chính tôi được biết, trước khi chúng tôi đi vào nhà thờ Cha Tam
trong Chợ Lớn.
Tôi xin phép được mở thêm một dấu ngoặc ở đây: Trước khi khởi hành, tôi có ghé ngang
qua Bộ Chỉ Huy Thiết Giáp/Hành quân đặt trên một bán xích xa đậu ngay dưới tòa nhà
chánh của Bộ Tổng Tham Mưu để báo cho trung tá Nguyễn văn Thiện biết về hướng đi và
nhiệm vụ an ninh hộ tống của chúng tôi. Tôi tuyệt đối không nói thêm một điều nào mà tôi
đã nghe, đã thấy và đã biết được về các thảo luận và quyết định của Hội Đồng Quân Nhân
Cách Mạng, vì trung tá Thiện không phải là thành viên của “nhóm đảo chánh” như chúng tôi.
Ông vẫn chưa biết gì về việc Tổng Thống và ông cố vấn Ngô đình Nhu đang ở Chợ Lớn,
không biết tý gì về những diễn tiến trên tòa nhà chánh của Bộ Tổng Tham Mưu mà tôi vừa
nói ở trên. Trên hệ thống Truyền Tin/ Thiết Giáp, các đơn vị của chúng tôi chỉ biết là Tổng
Thống không có mặt tại dinh Gia Long mà thôi. Không ai biết là hai ông đã có đàm thoại
với các tướng lãnh từ nhà thờ cha Tam, Chợ Lớn. Dù sao đề phòng vẫn hơn!
Trung tá Thiện, người Huế, vốn là người tín cần của Tổng Thống Ngô đình Diệm, cán bộ
nồng cốt cần Lao, được Tổng Thống đưa từ Nha Nhân Viên/Bộ Quốc Phòng về Bộ Tổng
Tham Mưu thay thế trung tá Hoàng xuân Lãm, giữ chức vụ Chỉ huy Trưởng Bộ Chỉ Huy
Thiết Giáp Binh. Do đó, sáng ngày 1/11/63, ông được gọi lên họp ở văn phòng thiếu
tướng Khiêm và bị giữ luôn ở phòng họp số 1 (được tạm gọi là “phòng tạm giữ”), để bảo
đảm an toàn cho kế hoạch đảo chánh.
Khi tôi lên họp với Hội Đồng Quân Nhân trước giờ G, thì tôi mới biết là trung tá Thiện đang
bị nhốt ở phòng bên cạnh, tôi mới vào xin với trung tướng Dương văn Minh cho tôi được
bảo lãnh trung tá Thiện ra, và được phép sử dụng ông, để ông điều hành Bộ Chỉ Huy Hành
Quân/Thiết Giáp, theo dõi và điều động các đơn vị Thiết Giáp đang hành quân, nếu cần.
Bộ Chỉ Huy Hành Quân/Thiết Giáp được đặt ngay dưới tòa nhà chánh của Bộ Tổng Tham
Mưu. Dĩ nhiên, tôi phải hoàn toàn chịu trách nhiệm và bảo đảm về hành động của trung tá
Thiện kể từ giờ nầy vì tôi vẫn có hệ thống chỉ huy trực tiếp, song song, trên xe Jeep chỉ huy
của tôi, nên không thấy có gì bất trắc có thể xảy ra. Sau đó, khi đảo chánh thành công, anh
em sĩ quan Thiết Giáp trong tinh thần đoàn kết của binh chủng, cũng đều đồng ý với đề nghị
của tôi trình lên Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng, và được hội đồng thăng thưởng chấp
thuận cho trung tá Thiện được thăng cấp đại tá và được tiếp tục giữ chức vụ Chỉ Huy
Trưởng Bộ Chỉ Huy Thiết Giáp Binh).
B. TẠI NHÀ THỜ CHA TAM. (CHỢLỚN)
Đoàn xe vào đến nhà thờ cha Tam. Đại úy Hiệp giúp tôi bố trí an ninh trung đội thiết vận xa
trước nhà thờ. Tôi đi lại gặp thiếu tướng Xuân và đại tá Lắm để nhận lệnh tiếp. Tôi không
thấy đại úy Nhung lúc nầy.
Thiếu tướng Xuân và đại tá Lắm không ai chịu vào nhà thờ để gặp Tổng Thống (không nói
rõ lý do tại sao), dù đó là nhiệm vụ của hai ông, và bảo tôi đại diện Hội Đồng vào mời Tổng
Thống và ông cố vấn ra xe là được rồi.
Tôi vào nhà thờ, qua cổng nhỏ, phía bên mặt cổng chính. Nhưng khi bước vào khỏi cổng
khoảng 10 thước, thì tôi sực nhớ là mình vào một cơ sở tôn giáo, không nên mang theo vũ
khí. Tôi vội bước lui, trở ra cổng và cởi súng lục ra, trao cho tài xế của tôi (xe đậu gần cổng
chánh). Lúc nầy dân chúng đã thấy có việc lạ và tò mò đứng lố nhố đầy cả ngã ba, trước
rào sắt của nhà thờ. Binh sĩ cũng không gắt gao lắm và chắc chắn bây giờ dân ở đây đã
biết được là Tổng Thống Diệm và ông cố vấn Nhu đang ở trong nhà thờ nầy.
Tôi lại bước vào nhà thờ lần thứ hai, không súng, và vẫn một mình. Tôi không dòm lại phía
sau nhưng nghĩ bụng là anh em Thiết Giáp ở ngoài rào sắt chắc cũng đã bố trí để theo dõi
và an ninh cho tôi, vì tất cả đều biết rằng tôi vào đây không một tấc sắt trong tay. Tôi mạnh
dạn bước tới, rẽ về hướng tay mặt, đi khoảng 20 thước thì thấy từ phía dãy nhà bên hông
phải của nhà thờ bốn người đang đi ra, về hướng của tôi. Đó là Tổng Thống, (tay có cầm
gậy), ông cố vấn Nhu, và hai người nữa mặc thường phục. Tôi nghĩ bụng: Một trong hai
người nầy phải là đại úy Đỗ Thọ, tùy viên của Tổng Thống, (vì tay có xách một chiếc cặp
da). Người thứ tư tôi không biết (sau nầy tôi mới biết đó là đại úy An, sĩ quan cận vệ của
Tổng Thống). Tôi nghĩ, chắc là Tổng Thống đã được Hội Đồng Quân Nhân báo trước rồi,
nên khi nghe thấy xe tới nhà thờ là Tổng Thống đi ra.
Tôi đứng lại, chờ… Nhưng, vẫn không để ý xem hai sĩ quan nầy có võ trang hay không… Và
khi Tổng Thống đến còn cách tôi khoảng 3 thước, tôi đứng nghiêm lại, đưa tay lên mũ,
chào, đúng lễ nghi quân cách, và giữ nguyên tư thế nghiêm đó, tôi nói:
– “Thưa Tổng Thống, chúng tôi được lệnh của Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng đến
đây mời Tổng Thống và ông cố vấn về Bộ Tổng Tham Mưu. Có Thiếu tướng Mai hữu
Xuân đại diện cho Hội Đồng đang đứng trước cổng chờ Tổng Thống”
Tổng Thống đứng lại, nghe tôi trình bày, và có nói một câu ngắn mà tôi không nghe rõ lắm.
Sau đó, đại úy Đỗ Thọ bảo tôi đi trước, Tổng Thống sẽ theo sau. Nhưng tôi đứng nép qua
một bên, mời Tổng Thống đi trước, ra hướng cổng nhỏ bên phải, cả bốn người qua hết
rồi, tôi mới lững thững bước theo sau… cách xa 3 thước. Dù sao, trong cương vị sĩ quan
(nhất là sĩ quan cấp tá) tôi vẫn bắt buộc phải giữ lễ đối với Tổng Thống, dù là trong hoàn
cảnh nào. Và đi sau cũng có thể là một hành động phản ứng đề phòng tự nhiên của tôi,
chớ hoàn toàn không có ý nghĩ gì khác. Tôi đinh ninh rằng Thiếu tướng Xuân đã phải có
mặt trước cổng để hướng dẫn Tổng Thống lên xe về Tổng Tham Mưu, vì đó là nhiệm vụ
của ông.
Đến cổng rào, vì là cổng nhỏ bên hông nên bốn người phải tuần tự bước qua cổng, Tổng
Thống bước ra trước, đến đại úy Đỗ Thọ rồi mới đến ông cố vấn, đại úy An. Tôi là người
thứ năm bước ra khỏi cổng sau cùng.
Ngay lúc bấy giờ, tôi mới chợt nhận thấy có một xe thiết vận xa đậu sẳn ngay cổng nhỏ nầy,
cánh cửa sau xe mở rộng, gát nằm xuống sát trên lề đường (lề đường rộng khoảng 3
thước dành cho người đi bộ, cao khỏi mặt lộ khoảng hơn 2 tấc). Tôi thấy thiếu tướng Xuân
và đại úy Nhung đã có mặt tại chỗ, không có đại tá Lắm. Thiếu tướng Mai hữu Xuân chỉ có
bảo đại úy Đỗ Thọ trao cho ông chiếc cặp da của Tổng Thống mà đại úy đang xách. Sau
đó, ông Xuân xách chiếc cặp đi ngay, không nói thêm một lời nào khác ngoài việc khoát
tay ra lệnh cho đại úy Thọ và đại úy An đi theo ông.
Đại úy Nhung hướng về phía Tổng Thống và ông cố vấn Ngô đình Nhu nói như ra lệnh:
– “Mời hai ông lên xe”.
Vừa nói, đại úy vừa chỉ vào cửa thiết vận xa đang đậu trước cổng nhỏ.
Lúc nầy Tổng Thống và ông cố vấn Nhu đang đứng cách cửa thiết vận xa khoảng 1 thước.
Tổng Thống không nói một lời nào, chưa có một phản ứng nào về thái độ kém nhã nhặn
của người sĩ quan mà ông chưa hề biết mặt. Tổng thống còn đang đứng tần ngần, sững
sờ, thì ông cố vấn Ngô đình Nhu đã lên tiếng, lộ hẳn vẻ mặt bất bình của người bề trên:
– “Tại sao lại phải lên xe nầy? Không còn xe nào khác hay sao?”
– “Không có! Vì lý do an ninh! Tình hình đang hỗn loạn. Dân chúng đang muốn tìm giết
hai ông đó! Hai ông phải lên xe nầy thôi, để được bảo vệ an ninh”
Đại úy Nhung có vẻ bực bội vì câu hỏi giọng kẻ cả, nên vừa trả lời vừa đưa tay ra dấu, như
có ý đầy hai người vào thiết vận xa.
Nhìn qua, nhìn lại không thấy thiếu tướng Mai hữu Xuân đâu cả, đại úy Đỗ Thọ và người sĩ
quan cận vệ cũng không thấy có mặt, Tổng Thống có hỏi:
-“Thiếu tướng Mai hữu Xuân đâu? Gọi thiếu tướng Xuân đến gặp tôi đã”.
-“Thiếu tướng Xuân đã lên xe đi trước rồi”. Đại úy Nhung vừa trả lời vừa giục hai ông vào
xe.
Sau một phút ngập ngừng hai ông phải bước lên xe (không còn cách nào khác hơn).
Tôi vẫn còn đứng cách đó vài bước, bên cạnh cổng nhỏ nhà thờ, còn nhìn thấy được cảnh
thiếu tướng Xuân đầu trần, không nhìn thẳng Tổng Thống (không dám hay không muốn, khó
mà nhận rõ được). Thiếu tướng đã đưa tay nhận lấy chiếc cặp da từ tay đại úy Đỗ Thọ,
xong bước đi luôn về hướng xe của ông, không quên ra lệnh cho đại úy Đỗ Thọ cùng
người sĩ quan cận vệ theo ông, để mặc cho đại úy Nhung đối đáp với Tổng Thống ra sao
Tôi cũng nhìn thấy được gương mặt thần thờ, ngạc nhiên của Tổng Thống, vẻ bất bình cau
có của ông cố vấn Nhu, và thái độ nóng nảy của đại úy Nhung.
Tôi theo dõi được những câu trao đổi ngắn ngủii nhưng mất bình tĩnh của Tổng Thống và
ông cố vấn với đại úy Nhung, cũng như sự im lặng cố chịu đựng của Tổng Thống Ngô đình
Diệm.
Tôi còn chứng kiến được cảnh hai người lặng lẽ bước vào xe, còn nghe đại úy Nhung bảo
họ “cúi đầu xuống” (vì cửa xe thấp, phải khom lưng xuống mới vào được).
Đợi cho hai người vào xong, đại úy Nhung mới bước vào sau cùng. Và, cửa xe từ từ dựng
đứng lên, đóng kín lại…
Ngay lúc bấy giờ, tôi mới kịp nhận ra là trong thiết vận xa không còn có một binh sĩ Thiết
Giáp nào (trừ tài xế và phụ tài xế phía trước không kể). Lúc đại úy Nhung là người sau
cùng bước vào xe, thì rõ ràng tôi chỉ thấy có 3 người trong xe. Đó là: Tổng Thống, ông cố
vấn, và đại úy Nhung. Sau nầy hỏi ra tôi mới biết là trưởng xa, xạ thủ đều được đại úy
Nhung yêu cầu tạm đi qua xe khác.
Tôi bước xuống lòng đường, đi bộ lại gặp thiếu tướng Mai hữu Xuân (xe ông đậu trước
thiết vận xa nầy, trên con đường dọc). Tôi báo cáo tình hình sau cùng, và đề nghị với thiếu
tướng cho đoàn xe khởi hành về Bộ Tổng Tham Mưu.
C– TRÊN ĐƯỜNG VÈ Bộ TỔNG THAM MƯU.
Tôi bước về xe Jeep của tôi, ra lệnh cho đoàn xe nổ máy và chuẩn bị lên đường. Thứ tự
các xe như cũ: xe Jeep chỉ huy của tôi và đại úy Hiệp đi đầu như thường lệ, ngay sau hai
xe quân cảnh dẫn đường, kế đó là xe thiếu tướng Mai hữu Xuân, xe của đại tá Dương
ngọc Lắm. Theo sau, vẫn là bốn thiết vận xa liền nhau, thiết vận xa thứ ba chở Tổng Thống
Ngô đinh Diệm và ông cố vấn Ngô đình Nhu, tiếp theo là xe bộ binh tùng thiết, và cuối cùng
là thiết vận xa của trung đội trưởng Thiết Giáp. Xe nầy thường trực liên lạc truyền tin với
tôi, để báo cáo tình hình di chuyển và tình hình an ninh của đoàn xe.
Tôi vẫn lái xe Jeep chỉ huy của tôi, đại úy Hiệp ngồi bên cạnh. Đoàn xe đi với tốc độ bình
thường, không nhanh lắm.
Đoàn xe đang đi trên đường Hồng Thập Tự, qua khỏi nhà bảo sanh Từ Dũ thì phải dừng
lại tại cổng xe lửa, vì có xe lửa sắp chạy qua, cổng đã gát ngang đường. Thời gian đoàn
xe ngừng tại đây là khoảng trên dưới 10 phút.
Chợt tôi nghe có mấy tiếng súng nổ phía sau, vào khoảng giữa đoàn xe. Tôi quay đầu xe
Jeep lại, chạy dọc theo đoàn xe để xem việc gì đã xảy ra. Đến ngang thiết vận xa có chở
Tổng Thống và ông cố vấn, thì tôi thấy đại úy Nhung ngồi trên nóc xe (ngay vị trí của trưởng
xa) và hướng về phía chúng tôi đưa một ngón tay cái lên làm hiệu (được hiểu là mọi việc
đều tốt).
Tôi vội hỏi:
– “Tiếng súng nổ ở đâu đó?”.
Đại úy Nhung đưa tay chỉ vào trong xe mà không nói gì.
Tôi quay đầu xe lại, tiếp tục trở lên đầu đoàn xe. Lúc đó xe lửa vừa chạy qua xong, cổng đã
mở, đoàn xe chúng tôi tiếp tục chạy, hướng về bộ Tổng Tham Mưu. Để được biết rõ ràng
hơn, tôi có hỏi Trung đội trưởng Thiết Giáp việc gì đã xảy ra mà có tiếng súng nổ trên thiết
vận xa thứ ba? Tôi được cho biết như sau:
– “Phụ tài xế xe nầy có báo cáo cho tôi biết là tiếng súng đó là do ông đại úy bộ binh
ngồi trong xe bắn chết Tổng Thống và ông cố vấn”.
Cả tôi và đại úy Hiệp đều nghe biết sự việc nầy qua hệ thống truyền tin Thiết Giáp trên xe
Jeep chỉ huy của chúng tôi. Nhưng tôi vẫn chưa có báo cáo gì về Bộ Tổng Tham Mưu, vào
lúc đó, cả với Bộ Chỉ Huy/Hành Quân Thiết Giáp cũng vậy (tần số chỉ huy khác tần số an
ninh hộ tống).
Riêng tôi, tôi không biết tại sao cả hai ông đều bị bắn chết? Vì cho tới giờ nầy, cũng như
các tướng tá thành viên khác của Hội Đồng, tôi vẫn biết là Hội Đồng dù chưa có quyết định
nào dứt khoát cho trường hợp của Tổng Thống Ngô đình Diệm, nhưng gần như đã có một
sự hiểu ngầm qua trao đổi ý kiến ngoài hành lang, bán chánh thức, giữa các thành viên
của Hội Đồng, là sẽ đề nghị (“sẽ” mà thôi) dành cho Tổng Thống một ân huệ: sẽ cho Tổng
Thống đi ra ngoại quốc, một mình, và duy nhất chì không được hưởng lễ nghi quân cách
dành cho một vị nguyên thủ quốc gia mà thôi. Và hình như Hội Đồng cũng có dự trù xin Tòa
Đại Sứ Hoa Kỳ một chiếc máy bay đặc biệt để đưa Tổng Thống ra khỏi Saigon.
Tôi cũng xin lặp lại là riêng trung tướng Dương văn Minh vẫn còn im lặng, chưa có chánh
thức phát biểu một ý kiến gì cả về trường hợp nầy. Dù sao tôi vẫn còn thắc mắc không biết
đây có phải là tự ý đại úy Nhung hay không? Là một hành động cố ý hay lỡ tay? Hay là do
chì thị mật của trung tướng Minh mà phải làm như vậy ?.
Đoàn xe đến bộ Tổng Tham Mưu vào lúc hơn 8 giờ sáng. Một tiểu đội Quân Cảnh đã thấy
có mặt tại cổng và hướng dẫn chiếc thiết vận xa có chở Tổng Thống và ông cố vấn đến
đậu ở bãi cỏ bên cạnh tòa nhà chánh và gát luôn tại chỗ, chờ lệnh. Đại úy Nhung đã xuống
xe lúc nào tôi không thấy được.
Tôi bước theo thiếu tướng Xuân lên tòa nhà chánh. Vừa vào đến tầng dưới, thì tôi đã thấy
có trung tướng Dương văn Minh và một số tướng tá khác từ trên lầu vừa xuống tới đó.
Thiếu tướng Trần thiện Khiêm đi sau cùng.
Thiếu tướng Mai hữu Xuân vui vẻ bước tới báo cáo thẳng với trung tướng Dương văn
Minh, bằng tiếng Pháp, ai cũng nghe thấy:
– “Mission accomplie”.
Trầm ngâm và đăm chiêu, trung tướng Minh chưa nói một lời nào, sau báo cáo của thiếu
tướng Xuân, thì thiếu tướng Khiêm ngay sau đó hỏi nhỏ:
– “Việc gì đã xảy ra?”.
Trung tướng Minh quay lại nói một câu ngắn gọn:
– “Hai ổng đã chết rồi”.
Ngay lúc nầy tôi cũng có mặt tại chỗ. Tôi chợt hiểu. Thì ra câu “nhiệm vụ đã hoàn tất” cũng
còn có nghĩa là “hai ổng đã chết rồi”. Rất là rõ ràng. Trung tướng Minh nói xong, tất cả đều
không có một câu hỏi nào khác nữa và cùng nhau trở lên văn phòng, không đi ra chỗ thiết
vận xa đậu nữa. Tôi cũng đi theo.
Bước vào đây, tôi mới thấy là đại úy Nhung đã có mặt ở văn phòng của Tham Mưu
Trưởng rồi, cũng tức là văn phòng mà trung tướng Dương văn Minh và các tướng tá trong
Hội Đồng Quân Nhân đang tạm sử dụng. Lúc bấy giờ, tôi mới biết thêm là đại úy Nhung đã
lên đây trước rồi, đã báo cáo với trung tướng Minh trước khi có người lên đây trình là “xe
đón Tổng Thống đã về đến bộ Tổng Tham Mưu, đang đậu ở sân vận động, và đã có
Quân Cảnh canh gát cẩn thận”.
Đại úy Nhung chỉ báo cáo riêng cho trung tướng Minh mà thôi, và chắc chắn vẫn là “kín”, là
“mật”… nên các tướng tá trong Hội Đồng, kể cả thiếu tướng Khiêm cũng chưa hay biết
được việc gì đã xảy ra. Do đó, khi trung tướng Minh cùng các tướng tá trong Hội Đồng
cùng đi xuống sân vận động dự trù để gặp Tổng Thống và ông cố vấn thì chưa ai biết
được việc gì đã xảy ra cho Tổng Thống cả. Vừa đến tầng dưới thì gặp ngay thiếu tướng
Xuân từ ngoài sân bước vào, hớn hở báo cáo (công khai) với trung tướng Minh là “nhiệm
vụ đã hoàn thành” (Mission accomplie, tiếng Pháp).
Để trả lời câu hỏi: “Việc gì đã xảy ra?” của thiếu tướng Khiêm, trung tướng Minh mới
buông gọn một câu: “Hai ổng đã chết rồi”.
Tôi đã kín đáo nhận xét thái độ của các thành viên trong Hội Đồng ngay tại hành lang tầng
dưới của tòa nhà chánh Bộ Tổng Tham Mưu, ngay sau khi thiếu tướng Mai hữu Xuân báo
cáo, và sau đó khi trung tướng Minh trả lời ngắn gọn cho thiếu tướng Khiêm. Thoạt đầu, tất
cả đều có vẻ vui (có lẽ khi biết là đã đón được Tổng Thống và ông cố vấn về đây rồi, hay
“bắt” được cũng vậy), vì ai cũng nghĩ rằng phe đảo chánh ta đã nắm chắc phần thắng
100% mà không còn sợ hậu quả gì nữa, vì hai ông không chạy vuột ra khỏi thủ đô được để
còn mưu tính chuyện gì khác nữa. Và câu “Mission accomplie” cũng được các tướng tá
trong Hội Đồng hiểu là đã “bắt” được hai ông về rồi.
Đến lúc nghe trung tướng Minh trả lời cho thiếu tướng Khiêm là cả hai đều đã chết hết rồi
thì phần đông đều có vẻ sửng sốt, ngạc nhiên đến độ không nói được một lời nào. Vì cứ y
theo quyết định thì cùng lắm cũng chỉ có một mình ông cố vấn Ngô đình Nhu mà thôi, tại sao
lại hai người? Ai cũng nghĩ là Tổng Thống sẽ được Hội Đồng cho đi ra ngoại quốc, bây
giờ tại sao lại như vậy? Phải giải thích thế nào đây?.
Riêng trung tướng Minh thì rất là trầm tĩnh, không nói một lời nào với thiếu tướng Xuân,
không có một lời khen hỏi ủy lạo, và cũng không một lời giải thích với các thành viên của
Hội Đồng sau câu trả lời ngắn gọn cho thiếu tướng Khiêm.
Sau đó vài hôm, tôi có dịp gặp lại thiếu tá Nhung (đã được thăng cấp sau khi đảo chánh
hoàn toàn thành công). Để hết thắc mắc, tôi có gặng hỏi lại sự việc đã xảy ra như thế nào
trên thiết vận xa, thì thiếu tá Nhung vừa cười vừa trả lời cho tôi một cách gọn gàng như đã
không có chuyện gì xảy ra:
– “Một người cũng vậy mà hai người cũng vậy thôi. Hai người cũng không khó lắm
nhưng chắc ăn hơn”.
– “Nhưng làm gì có lệnh cho hai người đâu?”. Tôi gợi ý hỏi thêm.
– “Vì ông Diệm chống cự lại sau khi ông Nhu bị tôi đâm chết nên tôi phải thanh toán
luôn, có lệnh cũng được mà không có lệnh cũng vậy thôi. Cho nó chắc ăn. Lúc đó đâu
có đợi lệnh được anh?”.
Thiếu tá Nhung cũng cho tôi biết là anh đã sử dụng dao găm cá nhơn của anh, và sau đó
anh bồi thêm cho mỗi người một viên đạn “ân huệ”.
Tôi còn nhớ mãi những câu đối đáp nầy mồn một, không bao giờ quên. Nhưng, không bao
giờ tôi dám hé môi nửa lời… Bí mật quốc gia chăng? Cũng có thể là như vậy, vì Hội Đồng
họp báo có tiết lộ điều gì rõ ràng đâu? Cũng không có giải thích điều gì và cũng không có
trả lời bất cứ câu hỏi nào có liên quan đến sự việc nầy.
Ba tháng sau, ngày 30/1/64 xảy ra biến cố chỉnh lý do tướng Nguyễn Khánh cầm đầu.
Thiếu tá Nhung bị lực lượng của tướng Khánh bắt cùng với năm vị tướng lãnh là tướng
Trần văn Đôn, Lê văn Kim, Mai hữu Xuân, Tôn thất Đính và Nguyễn văn Vỹ. Trong 5 vị
tướng nầy, hết 4 ông đã cùng với trung tướng Dương văn Minh là đầu não tiên khởi đề
xướng đảo chánh và hình thành kế hoạch đảo chánh ngày 1/1 1/1963 (trừ tướng Vỹ). Thiếu
tá Nhung được giao qua cho lữ đoàn Nhảy Dù ngay sáng ngày hôm đó. Và ngày hôm sau,
thi hài thiếu tá Nhung được giao trả về cho gia đình với vỏn vẹn một câu khám nghiệm
“chết vì treo cổ tự tử” của một bác sĩ quân y Lữ Đoàn Dù…
KÉT LUẬN
Để thay lời kết, tôi xin tạm mượn một câu, trích nguyên văn của Trung tướng Trần văn Đôn
trong quyển “Việt Nam Nhân Chứng”: “Tuy lúc đó tôi không nghĩ đến chuyện giết hai ông
Diệm Nhu, sau nầy nhìn lại các sự kiện, tôi cho rằng “người nào đó” ra lệnh giết nầy quả là
một người thấy xa, ông ta không phải ngu dại khi làm chuyện đó”.
Nhưng theo tôi, xét cho cùng, “người nào đó” dù có thấy xa, có ngu dại… hay có khôn
ngoan gì thì cũng không phải là người thực sự có quyền chủ động, và không thể chủ động
gì được trong sự việc nầy. Lý do rất đơn giản và rất dễ hiểu là: Lúc nào cũng có một bàn
tay lông lá của người phù thủy với chiếc đũa thần, luôn luôn có mặt bên cạnh… đứng trong
bóng tối…
Tiểu bang VVashington, một ngày đầu năm Bính Tý (1996)
DHN ( http://mv. opera.com/PANWENFANGHUI/blog/show.dml/12469802 )
Ghi chú của người post bài: 1) Đề bổ túc thông tin vào phần kết luận nêu trên
của tác giả Dương Hiếu Nghĩa, hầu rộng đường dư luận… Vào ngày 13.6.201 1 Bộ Quốc
Phòng Mỹ đã cho công bô tài liệu mật về chiến tranh Việt Nam ( Pentagon Papers) và tài
liệu đã được lưu tại Văn Khố quốc gia Hoa Kỳ , đoạn kết trong chương viết về vụ lật đổ
chính phủ Ngô Đình Diệm [ Overthrovv of Ngo Dinh Diem IV-B-5-1] có đoạn văn viết nhằm
nhận trách nhiệm về cuộc đảo chánh 1963 :
For the military coup cTetat against Ngo Dinh Diem, the u.s. must accept its full share of
responsibility [ — ] Vì thế, sự đồng lỏa của chúng ta trong việc lật đổ Chính phủ Diệm đã làm
tăng trách nhiệm của chúng ta là đã can dự vào sự hình thành một nước Việt Nam mà thực
chất là không có người lãnh đạo ) .
( Trích đoạn trong The Pentagon Paoers : Overthrovv of Ngọ Dinh Diem-IV-B-5-1 – Released
13 Jun. 2011 – số trang viii , hay là trang 12/126 ) – Tại sao Mỹ 2 lần từ chối không ký kết
Mutual Detense Treaty với VNCH (1957+ 1961), và tại sao thỏa hiệp ” Ngô-Hồ” bị
chết theo cái chết của TT Diệm 1963 ? ( Theo tài liệu CIA giải mật và công bố ) – cùng với
toàn bản văn nhận trách nhiệm (English) và bản dịch xin coi trong » Nguvẽn do
chính khiến VNCH bi bức tử ( theo The Pentagon Papers 2011 va tai lieu top secret Toa Bach
Qc-2002 ■■■ ) – Toàn tài liệu Pentagon Papers : The Pentaaon Pạpers (DoD released 13.Jun.2011
– Fuii version), Link này coi như là mục lục. Tài liệu có tất cả 6 chương, mỗi chương chia ra
nhiều phần, mỗi phần có đánh số và ghi tiêu đề của từng phần riêng cùng số lương MB
của mỗi phần, tiện lợi cho việc theo dõi trước khi dovvnnload ( file pdf ).
2) Bài tường thuật về cái chết của TT Diệm của cựu Đại Tá Dương Hiếu Nghĩa cũng được
tác giả PBHoa ghi lại nơi “Chương 1/Đảo chánh ngày 1 .1 1 ,1963”-Tuy nhiên bài tường
thuật đã bị lược bỏ một số đoạn, tác giả PBHoa chỉ ghi lại những điềm chính mà thôi. Và
đây là link cuốn Đôi Dòng Ghi Nhớ “
Ngô Đình Cẩn, ông là ai? (p1)
Nguyễn Văn Lục
Tựa đề trên cho bài viết này, tôi lấy cảm hứng từ bài biện hộ ba tiếng đồng hồ của luật sư Võ Văn Quan đặt ra cho những kẻ đứng trên cả pháp luật như Nguyễn Khánh với sắc luật 4/64, những quan tòa nhân danh công lý ngồi xử ông Cẩn, cho các nhân chứng tố cáo ông Cẩn, cho tất cả những ai thù ghét cũng như quý mến ông Cẩn phải trả lời được câu hỏi: Ngô Đình Cẩn. Ông là ai?
Theo dõi phiên tòa với lời biện hộ của luật sư Quan cho ông Cẩn, hầu như có một sự im lặng chạy suốt căn phòng tòa án. Sự im lặng ấy phải chăng luật sư đã đánh động được một cái gì, cái gì đó của những người có mặt.
Nam Đình có đặt câu hỏi: tôi không biết 9 năm ở Huế ông hét ra lửa như thế nào, chớ hôm nay ra tòa, tôi ngồi cách bị can 4 thước mà tôi không nghe thấy gì hết, mặc dầu tôi ở cạnh sông Hương núi Ngự bao nhiêu năm. (Bài tường thuật của nhà báo Nam Đình cho tờ báo Thần Chung)
Xin trích lại lời luật sư Võ Văn Quan sau lời bào chữa cho ông Cẩn:
“Dứt lời, tôi ngồi xuống trong im lặng. Nơi cuối phòng xử có tiếng vỗ tay lẻ loi của một người nào đó.(..) Tôi day lại nhìn ông Cẩn. Ông nói: cám ơn luật sư thật nhiều”. Anh cựu thủ lãnh luật sư đoàn Phan Kiến Khương nhìn tôi gật đầu mỉm cười. Phần ông thủ lãnh luật sư đoàn Nguyễn văn Huyền trầm tĩnh hơn, kéo tay tôi ra nói riêng: “ Ông ủy viên chính phủ này không phải tay vừa. Anh nên cẩn thận đừng nóng nảy đi quá trớn, sơ xuất để cho Tòa có cớ làm khó dễ anh. Lúc nào tôi cũng có mặt trong phòng xử để bênh vực anh.”
(Võ Văn Quan, “Luật sư, Nghề hay Nghiệp? Vài cảm nghĩ và kỷ niệm về một thời hành nghề. Vụ án Ngô Đình Cẩn”. Hay là “Từ cố vấn chỉ đạo thành tử tội” Độc quyền của tờ Ngày Nay, 1992)
Ghi chú về Ls Quan: Luật sư Võ Văn Quan tốt nghiệp luật năm 1954 về luật dân sự tại Sài Gòn, chuyển hướng sang hành nghề luật hình sự từ 1960. Ông từng là luật sư của nhiều vụ án liên quan đến chính trị thời đệ nhất và đệ nhị cộng hòa như vụ các nhân sĩ trong nhóm Caravelle, vụ tướng Dương Ngọc Lắm, vụ thiếu tướng Lâm văn Phát, bác sĩ Nguyễn Văn Mẫn, vụ đại tá Đàm Quang Yêu, vụ dân Biểu Trần Ngọc Châu, vụ kỹ sư Trương Như Tảng, v.v..
Tư cách và sự can đảm của Ls Võ văn Quan trong vụ biện hộ cho nhóm Caravelle, thời đệ nhất cộng hòa, là nguồn cớ cho việc ông được bà Trần Trung Dung đến mời ông cãi dùm cho ông Cẩn. Có nhiều luật sư có tiếng tăm, quen thân thiết với gia đình đã từ chối không dám nhận cãi cho ông Cẩn.
Tại sao có sự im lặng ấy? Đó là cái nghịch cảnh của vụ xử án này. Kẻ dưới quyền, ra vào luồn cúi chịu ơn mưa móc nay trở thành kẻ ngồi xử án. Trong buổi trả lời ký giả Hồng Phúc, Ls Võ Văn Quan đã tiết lộ cho biết,
“sau phiên tòa đầu tiên, ông Cẩn cho biết những kẻ ngồi xử án ông (3 sĩ quan cấp đại tá, một trung tá), ông Cẩn có nói rõ tên là những kẻ phản phúc. Đôi khi ông Cẩn nhìn họ với cặp mắt long lanh qua gọng kính của ông, những kẻ ấy gặp cái nhìn ấy thì bẽn lẽn quay mặt ra chỗ khác.”
(Trong vụ xử ông Ngô Đình Cẳn, theo luật sư Võ Văn Quan khi trả lời phỏng vấn của ký giả Hồng Phúc cho Thế giới Ngày Nay, ngày 17-3-2012. Trích nguyên văn lời luật sư Quan.)
Theo Ls Quan:
“Thành phần xử án ông Ngô Đình Cẩn gồm: Lê Văn Thụ, chánh án. Phụ thẩm: đại tá Nguyễn Văn Chuân, đại tá Đặng Văn Quang, đại tá Trương Văn Chương, trung tá Dương Hiếu Nghĩa. Phụ thẩm Nhân dân gồm quý ông|: Nguyễn Văn Phước, Nguyễn Văn Yến, Nguyễn Hữu Sửu và Bùi Văn Nhu. Chưởng lý: Thiếu tá Nguyễn văn Đức. Lục sự Nguyễn văn Tâm. Trong hồ sơ ghi: Án Tòa Cách Mạng, do sắc luật 4/64, ngày 20-2-1964.”
Thành phần xử án này do chính tay Nguyễn Khánh ký Sắc lệnh số 120-TP cử các tay chân của ông như các các đại tá kể trên.
Cũng theo Ls Võ văn Quan nhận xét về 4 vị sĩ quan trên trong sách của ông:
“Thành tích của ông Đặng Văn Quang thiên hạ biết quá nhiều, xin miễn nhắc đến. Thành tích của đại tá Nguyễn văn Chuân ra sao, xin quý độc giả độc xem quyển Việt Nam Nhân Chứng của tướng Trần văn Đôn sẽ thấy không có gì đáng đề cao. Đại tá Trương Văn Chương về sau dính líu trong một vụ buôn lậu. Về phần Trung tá Dương Hiếu Nghĩa không đầy một năm sau vụ án Ngô Đình Cẩn, tôi lại gặp ông một lần nữa trong phòng xử này, nhưng ông tụt xuống ngồi trên ghế bị cáo vì dính lứu trong vụ đảo chánh ngay 13-9-năm -1964, chuyện đời có lắm sự trớ chêu không thể nghề được như vậy.”
(Võ Văn Quan, ibid., Báo Thế giới ngày nay, số 108, tháng 2-3 93, trang 89)
Phải chăng đây là một ván bài lật ngửa? Kẻ kết ân trở thành bị cáo?
Trong phần phỏng vấn của ký giả Hồng Phúc với Ls Võ Văn Quan có một câu hỏi khá là quan trọng như sau:
“Theo luật sư, Ông Ngô Đình Cẩn là người có tội hay vô tội?
Ls Võ Văn Quan: Để trả lời câu hỏi này, tôi chỉ căn cứ trên hồ sơ của bị can Ngô Đình Cẩn. Nếu căn cứ trên hồ sơ thì không có bất cứ bằng cớ nào cũng không có bất cứ giấy tờ của ông Cẩn ra lệnh cho các công an trong vụ tống tiền và thủ tiêu các nạn nhân gián điệp miền Trung. Tôi đã xin hỏi Ủy Viên chính phủ: “Trong hồ sơ có công văn nào giao quyền cho ông Cẩn chỉ huy bộ máy tư pháp, có một chỉ thị do bị can ký tên ra lệnh cho các công an viên đó hay không?” Tuyệt nhiên không có. Không có văn thư, không có bằng cớ đích xác đó, ủy viên chính phủ đành phải đưa ra nhân chứng để buộc tội ông Cẩn cho được. Nhưng nếu không được xác nhận bằng văn thư cụ thể khách quan, có gì bảo đảm rằng các nhân chứng vô tư, không bị chi phối vì tư lợi, không bị mua chuộc hay hăm dọa. Những người được gọi là nhân chứng này thực sự họ là ai? Mấy nhân chứng này là những người lật lọng tráo trở, quý tòa không thể nào tin vào lời nói của họ được!
Luật sư Võ Văn Quan đã trích dẫn một nguyên tắc pháp luật trong luật Hình sự được quy định rõ ràng như sau:
“Một điều luật trong Bộ Hình Sự quy định rằng Tòa phải – và chỉ – căn cứ vào hồ sơ mà thôi để phán xử, thậm chí những điều gì vị thẩm phán tự mình biết được, nhưng không có ghi nhận trong hồ sơ, thẩm phán ấy cũng không được quyền căn cứ sự hiểu biết riêng tư đó mà xử tội. Điều luật ấy rất công minh: những hiểu biết riêng tư không có ghi lại trong hồ sơ, không được Công Tố Viện và bên biện hộ nghiên cứu và tranh luận để nhận định xác tín, tức nhiên không thể dùng làm căn bản cho việc xét xử được.””
(Võ Văn Quan, ibid., Ngày Nay, số 107, tháng 1-93).
Và sau đây là lời nói chót của ông Cẩn:
“Ông diềm nhiên, chậm rãi nói rằng mình vô tội, không có quyền hành, không có ra lịnh cho các công an viên làm sự phi pháp. Ông không van xin cầu khẩn gì hết. Ông biết cái luật chơi tàn nhẫn của chính trị và ông có vẻ điềm tĩnh chấp nhận, mặc dầu đối tượng cuộc chơi chính là sanh mạng của mình.”
(Võ Văn Quan, Ibid, Ngày Nay, số 110. Tháng 5-93)
Về phía ông Ngô Đình Cẩn, sau khi bị tuyên án tử hình, ông Cẩn không nhận tội và một mực kêu mình vô tội.
Nhưng Ls Võ Văn Quan cũng thừa biết ràng không thể nào có bản án tha bổng. Phiên xử tại Sài Gòn từ ông Ngô Đình Cẩn, bà Trần Trung Dung, Ls biện hộ thì đều tin chắc rằng: Bản án tử hình đã được định trước rồi. Tất cả chỉ là màn trình diễn như một vở kịch lớp lang có thứ tự đầu đuôi.
Người ta tự hỏi Công lý nằm ở chỗ nào trong Tòa án? Nằm ở phía trên ba tòa quan lớn với Lê Văn Thụ, Chánh thẩm. Lê Văn Đức, Công Tố Viên? Hay là nằm ở đằng sau cánh cửa tòa án với những nguời mà bà Trần Trung Dung sau này ở bên Mỹ có dịp kể lại từng chi tiết rõ ràng cho Ls Quan về những sách nhiễu tiền bạc bỉ ổi, những thủ đoạn gian manh đằng sau vụ án? Và quan trọng hơn cả là việc trao đổi trên xác chết Ngô Đình Cẩn của Nguyễn Khánh muốn lấy lòng nhóm Phật giáo Trí Quang? Khánh xoay đổi sự liên kết của ông cho phe phái nào hứa hẹn xét ra có lợi cho ông, ông sẽ ngả về phía ấy.
Luật sư Võ văn Quan thừa hiểu dụng tâm của Nguyễn Khánh:
“Để mua chuộc cảm tình của giới Phật giáo. Chánh quyền tuyên bố sẽ đem Ngô Đình Cẩn ra xét xử ngay. Đúng. Ông Cẩn phải bị đưa ra xét xử để trả lời về những tội trạng của ông. Nhưng đột ngột đưa ông ra xét xử, với mục đích mua chuộc sự ủng hộ của giới Phật Giáo, mua thời gian cho chánh quyền- Đó không phải là hành xử công lý, nhưng là “ thủ đoạn chính trị lợi dụng công lý.”
(Ls Võ Văn Quan, ibid., Báo Ngày Nay, số 107, tháng 1-93)
Nguyễn Khánh đã chuẩn bị một hành lang pháp lý với sắc luật số 4/64 ngày 28.2.1964 để có thể đưa những người như Phan Quang Đông, Ngô Đình Cẩn, Đặng Sỹ ra tòa và họ sẽ không tránh khởi bản án tử hình. Khánh đã đưa đại tá Nguyễn Văn Mầu, Giám đốc Nha Quân Pháp, lên làm Bộ Trưởng tư pháp để đưa ra luật 4/64.
Hiện nay tôi cũng không ai biết danh tánh nhóm luật sư nào đã soạn thảo bộ luật 4/64. Và dù nay có biết, họ cũng cố tình dấu nhẹm không để lộ danh tánh. Rồi ai là người ký bộ luật này để đem ra thi hành?
Quốc Trưởng Dương Văn Minh hay Thủ tướng Nguyễn Khánh? Nhưng Nguyễn Khánh đã khẳng định đổ hết tội lên đầu Dương văn Minh: cái chết của anh em ông Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Cẩn là do sự trả thù cá nhân của Dương Văn Minh.
Nguyên tắc của Bộ luật này là không tôn trọng nguyên tắc bất hồi tố của hình luật. Vì thế, tòa án có thể xử những tội ác gây ra trong thời gian từ 26-10-1955 đến 1-10-1963.
Điều 5, cấm tòa án cách mạng không được quyền giảm khinh, cũng như không được phạt án treo. Điều 16, cấm các bị cáo không được kháng cáo.
Đây là những điều luật giết người vô cùng dã man. Ngậm ngùi thay cho đất nước vào hồi mạt vận nên gặp phải những kẻ gian sảo vô tài lại bất lương, chối tội.
Đối với luật sư biện hộ thì văn hoa hơn, ông cho rằng khi “chính trị đi vào cửa trước thì pháp luật phải luồn ra cửa sau”. Ông cũng không quên viện dẫn trường hợp cách mạng Pháp như lời nói cuối cùng trước khi tòa định án như sau:
“Trong cuộc cách mạng năm 1789 của Pháp, Quốc Hội gọi là Convention Nationale, bầu trong thời kỳ La Terreur (Khủng bố) gồm đa số là những người do tên độc tài khát máu Ropespierre dùng áp lực đưa vào. Ropespierre đã tuyên bố là phải có án tử hình. Trong phiên tòa đặc biệt đó, Nhiều người của Convention Nationale đã cật vấn hằn học, mạt sát thậm tệ vua Louis XVI, cho thấy trước rằng họ sẽ bỏ phiếu tuyên án tử hình.
Khi đứng lên biện hộ cho Louis XVI, luật sư De Sège đã can trường nói thẳng với họ:
“Je viens ici chercher des Juges, mais je ne trouve que des Bourreaux.” (Tôi đến đây tìm những vị thẩm phán quan, nhưng tôi chỉ gặp những tên đao phủ thủ.)”
(Ls Võ Văn Quan, Ibid, số 119, tháng 5-93)
Dẫn chứng này của luật sư Võ Văn Quan có khác chi chỉ thẳng vào các sĩ quan đang ngồi xử án trên kia, họ không phải quan tòa mà chỉ là những tên đao phủ thủ không hơn không kém!
Lời kết án nặng nề như thế vậy mà các vị phán quan ngồi xử án ngồi im lặng không một ai lên tiếng phản đối.
Hay ngược lại, phải chăng nó nằm ở phía bị cáo ở vành móng ngựa? Ngô Đình Cẩn là ai? Nếu không có luật 4/64 thì cái đầu của Ngô Đình Cẩn vẫn còn dính trên cổ? Ông Cẩn khong chết vì tội đã làm mà chết vì khung pháp lý bất nhân như lưỡi hái tử thần phập xuống.
Vì thế, cho đến khi tôi cầm bút viết bài này, câu trả lời Ông Cẩn là ai? không phải là dễ cho bất cứ ai. Nhiều uẩn khúc vẫn còn đó.
Tướng Khánh phủ nhận mọi cáo buộc ông
Trong suốt thời kỳ Đệ Nhị Cộng Hòa, hầu như không một ai đã có dụng tâm muốn dở lại hồ sơ vụ án tử hình Phan Quang Đông, Ngô Đình Cẩn và Đặng Sỹ. Mọi người muốn quên chăng? Cùng lắm người ta nhắc nhiều đến cái chết của anh em ông Diệm-Nhu với hằng trăm tài liệu phần lớn của người ngoại quốc viết.
Trường hợp ông Cẩn là bị bỏ quên hoàn toàn.
Chê có thể không đáng chê mà khen thì không tiện vì ông chỉ là một người ít học quê mùa, việc chính yếu của ông là thay anh em phụng dưỡng mẹ già. Thói thường người mình thường coi thường kẻ ít học. Dĩ chí đến anh em trong nhà cũng có thể có tâm trạng coi khinh “Cậu Cẩn”. Cộng thêm chức cố vấn chỉ đạo miền Trung mà chắc chắn không có văn thư chính thức nào của tổng thống phủ. Theo Trung tá Nguyễn Văn Minh do nhu cầu kết hợp các tổ chức đoàn thể miền Trung đã đưa đến quyết định thiết lập một văn phòng chỉ đạo do ông Ngô Đình Cẩn cầm đầu. Nó không có ngân sách, không thuộc hệ thống hành chánh chính phủ. Trong đó văn phòng cố vấn chỉ đạo chỉ có tính cách nội bộ, địa phương, không dính dáng đến chính quyền, được thành lập từ cuối năm 1957.
Sau này ra Hải ngoại tôi thấy đã bắt đầu xuất hiện nhiều hồ sơ lẻ tẻ liên quan xa gần đến nội vụ như: Bạch truyện tự ghi của Trí Quang, Thôn nữ Tự Truyện, của bà Ngọc An, vợ của Trung Tá Trần văn Thưởng, giám đốc Nha công an Trung Phần. Hồ sơ Thống Nhất Phật Giáo của Đỗ Trung Hiếu. Nhất là cuốn: Tổng kết nội vụ Phật giáo và |Đại Học (ghi Tối mật, dạng photoco y có dấu triện trên từng trang một) của Lê Dư, trưởng ty Cảnh sát Quốc Gia Thừa Thiên kính gửi Trung tướng chủ tịch Ủy Ban điều hành Trung nguyên Trung Phần. Rồi Bạch Thư của TT Thích Tâm Châu. Có những tài liệu đáng nghi ngại in photocopy, không đề tên tác giả như: Giấc Mơ lãnh tụ, ám chỉ hoạt động của Trí Quang và Phật giáo miền Trung.
Càng đọc càng thấy nhiều uẩn khúc, nhiều điều cần được suy nghĩ và nói ra.
Tôi cũng biết chắc, 10 người hết cả mười không mấy ai có cơ hội đọc Cuốn Hồ sơ Nhân Quyền: Phúc trình của phái đoàn điều tra Phật giáo. Bản báo cáo đầy đủ của Phái đoàn Điều tra Liên Hiệp Quốc phỏng vấn các nhân chứng nạn nhân, 1963. Và khi về họ đã đi đến kết luận: Không có đàn áp tôn giáo ở Việt Nam.
Và nếu ai cũng có cơ hội đọc được cuốn này thì hiểu rõ thực chất vụ tranh đấu Phật giáo, tránh được biết bao tranh cãi vô ích?
Về sách Mỹ liên quan đến Phật giáo, tôi rất trân trọng với cuốn: Lotus Unleashed, The Buddihst Peace movement in South Vietnam 1964-1966 của Robert J. Topmiller. 2002.
Đọc cuốn này để hiểu Trí Quang là ai? Và Phật giáo trong giai đoạn 1964-1965 thực chất là một lực lượng chính trị đi song song với MTGPMN.
Tuy nhiên, cá nhân tôi bắt đầu lưu ý tới ông Ngô Đình Cẩn khi được Trung tá Nguyễn Văn Minh, Văn phòng ông Cẩn trong 9 năm viết hai cuốn sách: Dòng họ Ngô Đình, giấc mơ chưa đạt và cuốn thứ hai gần đây: Dòng họ Ngô Đinh, Giấc mơ bị phản bội. Tôi có cơ hội hiểu biết thêm về ông và những nguồn dư luận bên ngoài.
Tuy nhiên, tôi chỉ thực sự chú trọng tới hồ sơ Ngô Đình Cẩn khi được đọc các tài liệu phía bên kia: Cuốn Bội Phản hay Chân Chính của Dư Văn Chất cũng như bài “Nhà văn bất đắc dĩ” của Dư Văn Chất. (Tài liệu này được Dư Văn Chất trao cho Nguyễn Văn Trung khi ra hải ngoại).
Tài liệu tiếp theo là của Mười Hương trong cuốn: Tình Báo Chiến Lược. Và cuốn mới đây nhất cũng chỉ nhắc lại những ý kiến trước đây: cuốn Trần Quốc Huong, người chỉ huy tình báo, do Nguyễn Thị Ngọc hải chấp bút, 2015.
Nhưng tôi phải thú thực cuốn sách có khả năng lôi cuốn và thuyết phục tôi một cách mãnh liệt và dứt khoát là cuốn sách của luật sư Võ Văn Quan, lúc còn in trên báo Ngày Nay, năm 1992 trở đi: Luật sư Nghề hay Nghiệp. Nay luật sư cũng đã không còn nữa.
Tôi viết bài này phần lớn dựa trên tài liệu của tác giả, người đã hết lòng biện hộ cho Ngô Đình Cẩn. Và nay cúi mình trước vong linh cả hai người: kẻ bị cáo và kẻ biện hộ.
Tiếp theo là các bài phỏng vấn giá trị của Ls Lâm Lễ Trinh với những nhân vật như tướng Nguyễn Khánh (Bài phỏng vấn Nguyễn Khánh nay không còn truy cập được nữa) Tôn Thất Đính, đại tá Nguyễn Văn Y, Tướng Huỳnh Văn Cao, v.v..
Cũng không thể nào không nhắc đến các bài phỏng vấn của ký giả Hồng Phúc phỏng vấn Trung tá Trần Văn Thưởng, trung tá Nguyễn Văn Minh.
Sau đó đến bài viết của tác giả Tú Gàn lên án kết tội tướng Khánh. Cũng như ông Bùi Duy Liêm, đài truyền hình Hoa Thạnh Đốn, phỏng vấn tướng Nguyễn Khánh và trong bài phỏng vấn này đã tránh né một cách vụng về những luận điểm của Tú Gàn.
Trong phần này, chúng tôi ghi lại những gì tướng Khanh nói để trả lời những lời kết án ông trong âm mưu giết Phan Quang Đông, Ngô Đình Cẩn và Đặng Sỹ.
Tướng Khánh trả lời phỏng vấn của đài truyên hình Hoa Thịnh Đốn.
Trong dịp trả lời phỏng vấn của đài Truyền hình Việt Nam tại Hoa Thạnh Đốn THVN-HTĐ ở vùng thủ đô Washington do ông Bùi Dương Liêm phụ trách. Người phỏng vấn đã đề cập đến việc ai ra lệnh giết ông Ngô Đình Cẩn để hỏi tướng Khánh.
Tướng khánh cho biết: ông rất quý mến ông Ngô Đình Cẩn, vì ông Cẩn là người hy sinh để ở nhà lo cho mẹ, thay cho các anh.
Nhưng ông đã trả lời vụng về là ông không còn nhớ ông hay ông Dương Văn Minh đã ký các sắc luật ấy.
Ông đã tìm hết cách cứu mạng ông Ngô Đình Cẩn. Ông nhìn nhận là chính ông ký sắc lệnh bổ nhiệm các sĩ quan trong bồi thẩm đoàn trong đó có Đặng Văn Quang là người công giáo, rất thân cận với ông Cẩn cũng như hai sĩ quan công giáo khác và hai sĩ quan Phật giáo.(Thật ra chỉ có 4 bồi thẩm đoàn, không phải năm). Và ông hy vọng ba sĩ quan công giáo sẽ bỏ phiếu không kết án tử hình ông Cẩn.
Nhưng theo ông Khánh, cuối cùng thì Ông đại tá Quang đã không làm gì cả. Mặt khác thì Đỗ Mậu mỗi ngày cũng đến hầu tòa và dọa mấy ông ngồi trên đó.
Khi hay tin ông Cẩn bị giết, cũng theo lời tướng Khánh nói, ông đau đớn lắm. Ông nói ông có liên hệ gia đình với ông Ngô Đình Diệm gần lắm, người ngoài không biết. Ông cũng từng nói với ông Dương Văn Minh, lúc đó làm Quốc Trưởng, quyền tha hay giết ông Cẩn là quyền của tướng Dương Văn Minh. Quốc Trưởng có thể đổi án tử hình thành tù chung thân, tại sao không làm như thế.
Ông Khánh còn cho rằng các tài liệu liên quan đến vụ án Ngô Đình Cẩn nay không còn nữa, ai tố cáo ông, xin nêu ra bằng cớ đi.
Ông Bùi Dương Liêm có đặt ra câu hỏi: “Luật tòa án Măt trận không được kháng án. Ai đặt ra luật đó?” Ông Khánh nói “Tôi không biết. Nhưng cứ cho tôi coi tài liệu!”
Trong đó, ông đặc biệt nhắc đến trường họp nhà báo Tú Gàn, tức Lữ Giang trong một bài báo viết tại California. Sau đó Tú Gàn có bài viết trả lời ngày 12.4.2009.
Tôi nghĩ rằng, Dương văn Minh được ông Khánh dựng lên, rồi bỏ đi như một thứ vật làm vì. Quyền hành tuyệt đối nằm trong tay một mình Nguyễn Khánh.
Tướng Nguyễn Khánh cũng như các tướng lãnh khác, cho đến khi chết, không một ai dám nói sự thật.
Đấy là sự thật trên cả sự thật. Họ tất cả đều hèn nhát.
Ghi lại quang cảnh ngày ông Ngô Đình Cẩn ra pháp trường do các nhà báo ghi lại tại chỗ.
Sau đây, chúng tôi xin trích nguyên văn quang cảnh pháp trường trong vụ xử ông Cẩn. Có lẽ chính trong cái bầu khí đượm chết chóc và thê lương ấy cho thấy cái không khí ấy rùng rợn như thế nào. Và chính cái chết ấy có thể để lại cho mỗi người chúng ta một bài học!!
Nhà báo Lý Quý Chung.
Một nhà báo trẻ tuổi Lý Quý Chung lúc bấy giờ, hẳn là không có mối hận oán gì với chế độ Đệ Nhất cộng hòa đã ghi lại tóm tắt như sau.
“Tôi vẫn nhớ thái độ ông Cẩn trước tòa án rất ngạo mạn, ông chẳng quan tâm gì đến diễn tiến phiên tòa. Chẳng chú ý tới các lời buộc tội ông. Ông mặc bộ đồ bà ba lụa mầu trắng, mắt nhắm nghiền như ngủ qua suốt các phiên xử. Nhiều lúc còn có cử chỉ tỏ vẻ khinh miệt khi các tướng tá đang ngồi xử mình.”
Và lúc bị đưa ra hành quyết, Lý Quý Chung viết:
“Ông bị trói chặt vào cột hành quyết và lúc sắp sửa bị bịt mắt, muốn được nhìn tận mắt cuộc hành quyết mình. Nhưng người thi hành án giải thich với ông rằng luật lệ không được phép cho họ làm khác. Người ta vẫn bịt mắt ông và một loạt súng kết liễu mạng sống của người thứ ba và là em út trong dòng họ Ngô từ sau cuộc đảo chính 1-11-1963.
Bài tường thuật của tôi nhấn mạnh hai điểm: Ông Cẩn không sợ cái chết và tỏ vẻ khinh khi những người xử ông ta tại tòa.”
(Nguyễn Văn Lục, Đọc Nhật ký của im lặng của Lý Quý Chung, DCVOnline)
Theo tôi, bài báo tuy tóm tắt. Nhưng ý nghĩa phiên tòa xử cũng như ý nghĩa cái chết đã nói lên đủ về con người ông Cẩn. Dư luận có thể coi thường ông, coi ông là lãnh chúa độc ác, là hung thần! Nhưng trước lúc đối diện với cái chết can đảm của ông buộc mọi người phải nghĩ lại về ông.
Tin và bình luận trên báo Chính Luận ngày 12-5-1964, “Báo chí Thủ đô và hai vụ hành quyết Cẩn, Đông”
“Khoảng 18 giờ 27 phút, im lặng đến tức tưởi, đòi hỏi sự phựt đứt ngay trong khoảng 1,2 tích tắc.
10 Quân Cảnh ( QC) ngắm vào cái đích là tử tội. 10 QC đều biến thành 10 cái tượng, không nhúc nhích. Lần đầu tiên trong đời, tôi nghe được sự im lặng lạ lùng ma quái. Sân banh sắp chuyển theo một cái chớp mắt của thời gian để chính thức biến thành một Pháp trường. Vẻ nhợt nhạt của kiếp sống lởn vởn trong không khí. Khẩu lệnh “bắn” được phát ra, những tiếng nổ giòn mang ý nghĩa của những tiếng giải thoát che lấp một phần nào sự trống phẳng.
Tử tội ngoẹo đầu sang phía tay mặt, gục xuống, bàn tay trái có máu, cả thân hình sụm đổ, nhưng bị giữ lại nửa vời thân trên tách khỏi cái cột nhô về trước. Máu túa ra nhiễu ở ống quần chân mặt, đỏ tươi. Hai chân tử tội gập khúc nơi đầu gối, xoạng ra, cong vòng.
Sự im lặng biến thành ghê rợn, nghe rõ tiếng quần áo của tử tội phất theo gió thổi. Người chỉ huy 10 quân cảnh, chạy tới bên tử tội – bây giờ là một tử thi – dùng súng ngắn bắn phát thi ân vào đầu. Bác sĩ khám nghiệm và xác nhận một cái chết, chiếc cáng trắng mới rồi đưa tử tội từ khung cửa sổ có song sắt lại được mang ra.
Người ta tháo dây trói cho tử tội, thật lúng túng, sau nhờ bàn tay chuyên môn của ông Phối mới xong. Thây tử tội được đặt trên cáng, đưa trở vào khung cửa sổ có song sắt, đóng lại.”
Và ông (Chu Tử) kết:
“Người đã chết, không còn là “người” nữa nên hết là kẻ thù của chúng ta. Chúng ta, đều muốn gạt họ qua một bên, gửi vào quên lãng, nhưng cần phải có một thời gian và một thực tế đẹp đẽ để niềm vui xóa nhòa những nghẹn ngào bi thảm hôm qua.”
Một vài nhận xét của báo Chính Luận ngày 12-4-64.
Không hiểu nhà văn Chu Tử có vạch đầu gối ra để nói chuyện hay không. Chỉ biết ông công nhận cho Cẩn một điểm là Cẩn đã biết chết tương đối đàng hoàng. Ông cho rằng
“trong lúc sắp bắn Cẩn giữ sự im lặng hoàn toàn đến nỗi các ký giả ngồi cách xa hơn 10 thước còn nghe thấy hơi thở, mồ hôi của Cẩn và tiếng gió thổi phành phạch vào ống quần trắng của Cẩn.”
Cảm tưởng chung của ông là:
“Cẩn chết là đáng vô cùng, nhưng án tử hình là một án không nên tồn tại trên thế gian. Trên thế gian này, không ai nên nhân danh công lý hoặc nhân danh cách mạng, hoặc nhân danh nền văn minh nhân loại để tỗ chức “lễ” bắn một người khác dù là một kẻ trọng tội chồng chất trăm nghìn tội ác trên đầu như Cẩn.”
Tôi không thấy cần thiết phải có thêm ý kiến gì nữa, vì tờ Chính Luận khi đăng lại bài viết của Chu Tử, họ đã có ý kiến rồi.
Bài viết của Ký giả Nam Đình, báo Thần Chung
Sau đây là bài viết của ký giả kỳ cựu Nam Đinh, báo Thần Chung. Một tờ báo bị ông Diệm đóng cửa ngay giai doạn 1954, vì nghi ngờ là tờ báo thiên Cộng. Ông viết:
“Tưởng chừng mình đau khổ vì tinh thần hơn ai hết, khi phải chịu đựng 9 năm trời: từ 1954, Diệm hạ lệnh đóng cửa Thần Chung. Tội gì?”
Ông đã tham dự các phiên tòa xử 42 trí thức bị mật vụ tra tấn và khảo của, ngày 23-6-64. Vụ 13 nhân viên cao cấp trong ngành Cảnh sát Quốc gia, Chúa nhật 18, thứ hai 19-7-65.
Và dĩ nhiên, trong đó có vụ xử Ngô Đình Cẩn mà nhà báo Nam Đình đã đặt ra với rất nhiều tiêu đề như: Cả ba anh em Diệm Cẩm, Nhu chết hụt nhiều lần. Diệm thoát chết hồi 1945. Ai cho Cẩn hay giờ hành quyết. 12 giờ trưa mà Cẩn không đói. Khi hay tin không được ân xá. 10 phút riêng với cha Thí. Tên Thánh của Cẩn. Tại sao bịt mắt tôi. Những chi tiết. Ngô Đình Cẩn trối trước giờ chết.
Với một giọng văn có sự miệt thị và hận oán không cần thiết đối với một tử tội. Tôi không phục tư cách hành nghề của ký giả Nam Đình. Ông thiếu hẳn một tấm lòng cũng như thiếu hẳn tư cách của một ký giả chuyên nghiệp trước một tử tội. Tôi xin trích dẫn:
“Trong vụ xử bắn Ngô Đình Cẩn, ngoài những người có trách nhiệm như ông Chưởng lý Nguyễn Văn Đức, Thừa phát lại Lâm Văn Sáu, bác sĩ Phúc, đại tá Bùi, Quân vụ Thị trấn ngoài ra còn có ông Lục Sự, Cha Thí (Linh mục của Trung tâm cải huấn Chí Hòa) Và ông Trung tá Quản đốc Trung tâm cải huấn và hai hiến binh. Tất cả đám người này đã lên lầu ba, nơi Cẩn bị giam giữ. Ông Cẩn đã nằm nghe ông Lục sự đọc bản án tử hình, có lẽ đến hơn 10 phút. Sau bản án tử hình, tới sắc luật Quốc Trưởng bác đơn ân xá.
Khi nghe ông Lục sự đọc tới đây, Ông Cẩn đưa tay lên kệ, lấy sâu chuỗi mà người Thiên Chúa giáo thường có.
Ông Cẩn đọc kinh lần chuỗi
Ông Lục sự hỏi:
Ông có tuyên bố gì không?
Cẩn nói:
Tôi cầu nguyện cho Quốc Gia Việt Nam… Tôi sẵn sàng chết.”
“Súng nổ đúng 6 giờ 20 phút. Chùa Bửu Liên? Sự ngẫu nhiên là Hòa thượng đọc kinh lúc Ba Cụt Lê Quang Vinh lên gươm máy Cần Thơ, lại là Hòa thượng ở chùa Bửu Liên. Một sự tình cờ khác là Ngô Đình Cẩn day mặt về hướng chùa Bửu Liên lúc thọ hình. Cũng như Diệm Nhu được đưa xác vào nhà thương St Paul gần chùa Xá Lợi!”
(Trích Ký giả Nam Đinh, Báo Thần Chung, 9-5-64)
Gớm thay tâm địa con người và nghề làm chính trị thật nhiều nỗi oan khiên!
Ngoài ra còn có khoảng có 200 người đến tham dự như gia đình bị can, đại diện báo chí, đại diện cho đủ mọi thành phần xã hội, cho cả người xấu lẫn kẻ tốt, đại diện cho công lý của giới quan tòa, thẩm phán, luật sư. Đại diện cho dư luận báo chí cũng có. Như Chu Tử ở trên, như Nam Đình, như Lý Quý Chung. Đại diện cho giới Phật tử cũng có, giới tu sĩ công giáo cũng không thiếu.
200 người này có thể còn đại diện cho những người không có mặt, đang ngồi ở nhà theo dõi trên báo chí truyền thanh như trường họp Nguyễn Khánh, Dương Văn Minh và cả Trí Quang.
Ai là người cảm thấy mình vô tội? Chu Tử ở trên cũng nhận xét là Ngô Đình Cẩn chết đàng hoàng? Thế nào là chết đàng hoàng? Sống không đàng hòang mà chết lại đàng hoàng? Rồi một lần nữa vừa kết án, vừa quân tử tàu khuyên: “không ai nên nhân danh công lý hay cách mạng … để rồi tổ chức “lễ” bắn một người khác như Ngô Đình Cẩn.”
Đọc bài tường thuật trực tiếp trên báo chí thời 1964, tôi liên tưởng đến câu chuyện Chém treo ngành của nhà văn Nguyễn Tuân, ghi lại khung cảnh xử chém những người tử tù của chính quyền thực đân Pháp.
Mặc dầu sự liên tưởng này không nhất thiết có cùng một nội dung và hoàn cảnh. Nhưng bầu khí tử thần lảng vảng đâu đó thì ở đâu cũng vậy, thời nào cũng thế.
Chết trở thành một thông điệp của người chết để lại cho người còn sống.
Nhưng nó đều giống nhau ở cái không khí lành lạnh, mùi tử khí luẩn quẩn đâu đây với sự thê lương và im lặng ma quái.
Và trong cái giờ phút ấy, những kẻ gây ra “tội ác” ấy nghĩ gì? Ai là người đưa Ngô Đình Cẩn đến chỗ chết? Câu hỏi ấy chỉ quan trọng đối với người còn sống, nhưng lại trở thành vô nghĩa đối với người chết.
Tôi là người còn sống nên tôi có dịp dở lại đọc tờ báo Lập Trường, cơ quan tranh đấu của Hội Đồng Nhân dân cứu quốc ngoài Huế có bài viết sặc mùi sắt máu: Đồng bào Huế và Trung Việt nghĩ sao? Đặng Sỹ ra tòa tại Sài gòn? Theo bài báo: Lúc xử ông Ngô Đình Cẩn, tất cả các báo Sài Gòn đều viết rằng nhân dân đã xử ông Cẩn trước khi tòa án xử. Đối với Đặng Sĩ cũng vậy, nhân dân đã xử rồi chứ đâu có tòa án cách mạng? (Báo Lập Trường, tháng 6, 1964)
Như vậy cái chết của Ngô Đình Cẩn là do Nhân dân xử mà những vị như ông Thẩm Phán Lê Văn Thụ chỉ là người thừa hành ý của nhân đân? Rồi luật sư biện hộ như Võ Văn Quan hẳn là biết rõ công việc mình làm và đã làm một cách hết mình, cô đơn trong những ngày xử án?
Chính cái Hội Đồng ấy gián tiếp giết Phan Quang Đông, rồi Ngô Đình Cẩn. .
Sức mạnh của Hội đồng ấy sau trở thành như một chính phủ “ma”. Chính Hội đồng ấy phủ nhận chính phủ Tam đầu chế (ông Minh- ông Khánh-ông Khiêm). Và rồi ông Minh và ông Oánh phải lục tục kéo nhau ra Huế để thỉnh ý Hội Đồng. Hội Đồng với quyền lực thương thuyết tay đôi với chính phủ. Tại nhiều tỉnh miền Trung, nhiều Hội Đồng đã được thiết lập và người ta đã chứng kiến cái tấn bi hài kịch của những người dư đảng Cần lao ra trình diện ông Tỉnh trưởng. Ông Tỉnh trưởng lại chuyển qua Hội Đồng xét xử.
Cho nên, cái chết của Ngô Đình Cẩn chung cuộc là để thỏa mãn lòng hận thù được ngụy trang đưới cái được gọi là Nhân Dân? Nhưng Nhân dân là ai mới được?
Trong lời khởi đầu bài biện hộ, luật sư Quan đã nói:
“Tôi khởi đầu với một giọng trầm trầm: “ Bên ngoài là cả một biển hận thù. Hận thù đối với chế độ đã bị lật đổ, hận thù đối với bị can Ngô Đình Cẩn, đã thành là biểu tượng của Ngô triều. Tòa chưa xử, nhưng đã có nhiều người nhứt quyết đòi cho được một bản án tử hình, đòi mạng phải đền mạng, nợ máu phải trả bàng máu.”
(Võ Văn Quan, Ibid. Ngay Nay, số 108, tháng 2-3-93)
Theo tôi, giết ông Ngô Đình cẩn là một cái chêt vô ích cho mọi phía. Cùng lắm chỉ thỏa mang lòng hận thù của một thiểu số người
Tuy nhiên, theo tôi giữa cái chết của anh em ông Ngô Đình Diệm-Ngô Đình Nhu và cái chết của ông Ngô Đình Cẩn có những sự khác biệt nên nói ra.
Trong vụ thảm sát anh em ông Diệm-ông Nhu. Cho đến giờ này, mọi người trong cuộc đều không nhìn nhận là kẻ trực tiếp ra lệnh giết ông Diệm. Để tránh né, hay chạy tội, không một tướng lãnh nào đã nhận giết ông Diệm, ngay cả cái người được coi là chủ mưu với nhiều bằng cớ như Dương Văn Minh. Dương Văn Minh đã tìm cách đổ lên đầu Nguyễn Văn Thiệu! Nguyễn Văn Thiệu đã phản ừng một cách quyết liệt và chê trách Dương Văn Minh hèn. Phần đông, cách hay nhất là cứ đổ thừa cho ông Cabot Lodge hay người Mỹ đã chủ mưu giết anh em ông Ngô Đình Diệm.
Dương Văn Minh là một Pilate của thời đại, rửa tay để như thể không dính vào máu cho đến lúc ông chết.
Theo tôi, ông Diệm và ông Nhu bị giết chết không phải vì căm thù mà vì cái tai họa phát xuất từ chính họ, bởi vì họ còn quá mạnh. Tướng lãnh quá sợ hãi hai người họ, nhất là ông Nhu. Vì thế cách tốt nhất là trừ hậu họa để tránh một sự lật ngược thế cờ như hồi 1960 thì số phận họ sẽ ra sao?
Cái chết của hai anh em ông Diệm là để trừ hậu họa mà người Mỹ có thể bất lực không can thiệp được hoặc gián tiếp chấp nhận!
Mới đây, nhà báo kỳ cựu Nguyễn Ngọc Linh vừa mới qua đời, tờ Người Việt đã cho phát lại 6 buổi phỏng vấn ông Nguyễn Ngọc Linh. Trong đó ông Nguyễn Ngọc Linh cũng nhìn nhận tướng tá VNCH chẳng ra cái gì cả, vừa không có uy, vừa không có kiến thức nên bắt buộc vì sợ anh em ông Diệm mà họ phải trừ khử. Và sau đó, họ kéo VNCH xuống hố.
Ông cũng thẳng thắn nhìn nhận, cá nhân ông thương ông Diệm lắm. Ông Diệm nói tiếng Anh lưu loát, nhưng khi phải tiếp xúc với giới chức Mỹ cao cấp, bao giờ ông Diệm cung sai ông Võ Văn Hải kêu ông Nguyễn Ngọc Linh vào làm thông dịch viên.
Cái chết của ông Ngô Đình Cẩn khác hẳn. Nó là một vụ án chính trị, có khuôn khổ nằm trong luật 4-64, ký ngày 18 tháng 2, năm 1964 dưới thời Nguyễn Khánh, cho thiết lập tòa án Cách mạng. Luật này có hiệu lực hồi tố. Số phận của ông Cẩn nằm trong tay Nguyễn Khánh và cái được gọi là Nhân dân. Mà nhân đân ở đây cụ thể là Hội Đồng Nhân dân cách mạng ngoài Huế và một số tỉnh miền Trung như Nha Trang, Đà Nẵng, Quảng Trị, Quảng Ngãi. rồi cái Hội Đồng ấy đổi ra cứu quốc do Trí Quang và một số giáo sư đại học Huế chủ trì.
Sở dĩ, tôi có thể nói như thế, vì sau này, trong vụ Biến Động miền Trung, TT Trí Quang đích thân đị gặp Ls Vũ Văn Quan để nhờ ông biện hộ cho gà nhà như trường họp bác sĩ Mẫn, Thị trưởng Đà Nẵng.
Cái chết của hai anh em ông Diệm-Nhu, thú thực tôi không học được nhiều điều và nó cũng chẳng ám ảnh tôi bao nhiêu. Cùng lắm là sự coi thường về sự bất tài của một số tướng lãnh vì họ làm đảo chánh xong mà không biết họ phải làm gì, ngoài chuyện ngoan ngoãn vâng lời người Mỹ.
Cái chết của ông Ngô Đình Cẩn trái lại dạy cho tôi nhiều điều về chính trị đảo điên, về tình đời, về thái độ ứng xử trong hoàn cảnh cay nghiệt. Và điều quan trọng hơn cả, nếu ông không chịu án tử hình thì thái độ của tôi đối với ông không mấy tốt đẹp cũng như thiếu sự trân trọng. Chính cái chết ấy làm cho ông trở thành cao cả và cho thấy cái nhỏ nhen và tầm thường của nhiều người.
Thái độ của ông cũng như phong cách của ông trước tòa án cúng như khi đối diện với cái chết làm cho ông lớn lên và cho những kẻ thù ông ngồi đó nhỏ đi, ti tiện hơn.
Luật sư Quan viết lại trong lần gặp gỡ cuối cùng trước khi ông Cẩn bị hành quyết ở sân phía sau khám Chí Hòa. Ông Cẩn và luật sư đã nói chuyện với nhau trong ba tiếng đồng hồ và ông Cẫn đã tâm sự rất nhiều. Và lần đầu tiên, ông tiết lộ bí mật ông giữ kín từ trước. Ông cho biết rằng bà Trần Trung Dung có thuật lại với ông là trước khi ông bị đem ra xét xử, “người ta” (ông vẫn còn dấu không tiết lộ đích danh) hứa nếu ông bằng lòng chuyển cho “người ta” số tiền mấy triệu đô la trong trương mục của ông ta tại Thụy Sĩ, ông sẽ được phi cơ lén đưa qua Singapore sống tự do. Nhưng ông ta biết người đó là kẻ lật lọng, nếu ông lầm tin chuyển tiền cho họ thì sẽ bị cảnh “tiền mất tật còn” nên ông cương quyết từ chối. Về sau, nhân dịp một linh mục tới khám Chí Hòa cùng với ông làm lễ, ông ký giấy ủy quyền cho dòng tu của linh mục ấy lãnh số tiền kể trên, tờ ủy quyền được giấu trong một quyển kinh sách của vị linh mục. Ông tâm sự: “Tôi thà dâng cho Chúa chứ không chịu làm giầu thêm cho họ!”
Sau đó, luật sư kết luận:
“Ra về, tôi không khỏi thầm phục con người can trường, biết cái chết thê thảm đang kề trong gang tấc mà vẫn giữ được phong thái thản nhiên, ung dung suốt mấy tiếng đồng hồ ngồi trò chuyện với tôi.”
(Võ Văn Quan, ibid., Báo Ngày Nay, số 110, tháng 5-93)
Thật vậy, trong những phiên tòa biện hộ. Ls Quan tiết lộ là ông Cẩn chỉ nhờ ông có một điều- một điều mà ông Quan không muốn nói. Đó là:
“Những nhân chứng này là những người tráo trở, lật lọng, quý tòa không thể tin vào lời nói của họ được. Họ đã từng khúm núm xưng con với những người của chế độ cũ. Họ đã từng nịnh bợ đủ cách để xin xỏ ân huệ. Ngày xưa, họ lòn cúi bao nhiêu thì sau cuộc đảo chánh, họ càng a dua, mạt sát, chà đạp những người cũ để khỏa lấp quá khứ gian nịnh và lập công với chế độ mới.”
(Võ Văn Quan, ibid., Báo Ngày Nay, số 110, tháng 5-93)
Luật sư Võ Văn Quan cũng liên hệ trường hợp của ông Ngô Đình Cẩn về những kẻ lật lọng giúp liên tưởng đến trường hợp César thời cổ La Mã. Brutus vốn là một tướng thân cận của César được coi như một đứa con nuôi và được César nâng đỡ hết mình. Nhưng đến ngày phe nghịch làm phảm mưu sát và đâm túi bụi César, ông chống đỡ mãnh liệt. Nhưng khi nhìn thấy Brutus cũng có mật trong đám sás nhân. César than: Cho đến con mà cũng phản cha nữa sao? Ròi láy vạt áo bào che mặt, mặc cho những tên sát nhân chém giết!
Trong số những tướng lãnh của nền Đệ Nhất cộng Hòa, đã có bao nhiêu Brutus?
Nhưng mặt khác, có một nhận xét không thể thiếu được là chính thái độ đối diện với cái chết bên bờ tử sinh là một thái độ của Ngô Đình Cẩn mà ít ai sánh bằng theo như lời kể lại của luật sư Vũ Văn Quan!
Và luật sư Võ Văn Quan, người nhận công việc bẽ bàng là biện hộ cho bị can đã viết trong vụ Đặng Sĩ như sau về việc TT Trí Quang không ra làm chứng trước tòa:
“Trong thơ, TT tuyên bố sẵn sàng ra tòa khai rõ về những việc đã xảy ra tại miền Trung, vì chính ông lãnh đạo cuộc tranh đấu ấy. Dĩ nhiên, tòa không mời TT Trí Quang ra tòa làm nhân chứng để ông không dùng phiên tòa làm dĩễn đàn chính trị. Còn truy tố ông, “ họ” dám thì đã làm từ lâu. Chưa kể đằng sau tòa án, còn có” những sách nhiễu tiền bạc bỉ ổi, những thủ đoạn lừa lọc gian manh.”
(Võ Văn Quan, Luật sư Nghề hay Nghiệp, số 100, tháng 5-92)
Đây là tâm sự trao đổi giữa ông Ngô Đình Cẩn và luật sự Quan sau khi Tòa tuyên án tử hình:
“Trước khi vô phòng để nghị án, Tòa cho ông Cẩn nói lời chót. Ông điềm nhiên chậm rãi nói rằng mình vô tội, không có quyền hành, không ra lệnh cho các công an viên làm sự phi pháp. Ông không van xin cầu khẩn gì hết.
Ông biết cái luật chơi tàn nhẫn của chính trị và ông có vẻ điềm tĩnh chấp nhận, mặc dầu đối tượng cuộc chơi là chính sinh mạng của mình.
Sau khi nghị án tới khya. (Tôi đoán rằng họ kéo dài thời gian để nghỉ ngơi, ăn uống) Tòa trở ra tuyên xử tử hình.
Ông Cẩn lặng thinh.
Tôi vịn vai ông an ủi.
Hai quân cảnh bước tới kéo ông đi, khi đến gần tới cửa, bất thần ông ngoái lại nhìn tôi, đôi mắt bỗng nhiên bi thiết sau cặp kính trắng. Lần đầu tiên cũng là lần duy nhứt, tôi bắt gặp cái nhìn chới với, bi thiết như vậy nơi ông Cẩn.
Cho tới bây giờ cái nhìn đó vẫn còn ám ảnh tôi mỗi khi nhớ lại vụ án.”
(Võ Văn Quan, Luật sư Nghề hay Nghiệp, ibid., số 110, tháng 5, 1992)
Kết luận
Nếu cần thiết phải nói thêm điều gì về cái án tử hình của ông Ngô Đình Cẩn thi tôi chỉ có vài dòng: đây là cái chết của một con dê thế thần. Ông chết cho gia đinh ông. Cho sự đạo đức thánh thiện dễ tin người của anh ông Ngô Đình Diệm. Cho sự lú lẫn không phân biệt đạo với đời của một Ngô Đình Thục, của thói lăng loàn của bà Ngô Đình Nhu.
Và hẳn là ông cũng chết cho nhưng kẻ ám hại ông như Dương Văn Minh- Trần Thiện Khiêm- Đỗ Mậu- Nguyễn Khánh- Tôn Thất Đính vốn chỉ là bọn tướng thiếu đức, thiếu tài.
Tôi mượn lời Chúa như một lối giãi bày biểu tuọng trong ngày chịu nạn thay cho ông Diệm và chế độ của ông:
“Pópulé méus, quid fécit tibi? Aut in quo contristávit te? Respónde mihi.”
(Dân ta hỡi, Ta đã làm gì cho ngươi điều gi? Hãy trả lời cho Ta hay.)
“Quia edúxi te de térra Aegýpti: Parasti Crúcem Salvatsritúo.”
(Phải chăng vì ta đã đưa ngươi ra khỏi đất Ai Cập. Nên vì thế Thập ác ngươi đã dành cho Đấng cứu ngươi).
Tôi rung động khi viết những dòng này.
Và chúng ta đừng quên, ngay một kẻ đã làm theo lệnh của bọn tướng lãnh trên, số phận anh ta cũng không hơn gi: Thiếu tá Nguyễn Văn Nhung được coi là người đã ra tay trực tiếp giết hai hai anh em tt. Diệm.
Cuối cùng ông cũng bị chết thảm – thêm một con dê thế thần- ngay khi Nguyễn Khánh làm chỉnh lý. Đây là cảnh giết người để bịt miệng!!!
Xin mượn lời sách Thánh như sau:
Hôm nay trong nhà thờ đạo công giáo của tuần thánh, người ta nghe tiếng thày sáu đọc sách Thánh như sau:
“Khi ấy Chúa bảo hai ông MaiSen và Aaron ở Ai Cập rằng, tháng này là tháng thứ nhất trong năm, tháng thứ nhất trong mọi tháng. Hãy bảo cho toàn dân biết rằng: Ngày thứ 10 trong tháng này, mỗi họ và mỗi nhà phải chọn một con chiên. Nếu trong nhà không có đủ người để ăn, thì hãy mời thêm những người lân cận nhất, đủ để ăn. Phảỉ chọn con chiên đực, trong sạch được một năm. Các người cũng có thể thay thế bằng một con dê đủ điều kiện như thế. Hãy giữ nó cho đến ngày 14 tháng này và tất cả dân chúng Israel sẽ hiến dâng nó vào buổi chiều. Hãy lấy máu nó bôi lên hai cánh cửa và xà ngang của nhà có người ăn. Trong đêm ấy, hãy ăn thịt nướng với bánh không men và rau rừng. Đừng ăn sống hoặc luộc, nhưng nướng. Hãy ăn tất cả đầu, chân và bộ lòng. Không được để thừa đến sáng mai. Nếu còn thừa thì hãy đốt đi. Đây là cách thức phải giữ trong khi ăn: Hãy thắt lưng, chân xỏ giầy, và tay cầm gậy. Hãy ăn vội vã vì là ngày vượt qua, ngày Chúa vượt qua.”
(Theo Cựu ước, lễ ăn thịt chiên là để kỷ niệm ngày giải phóng dân tộc Israel ra khỏi ách nô lệ Ai cập. Đằng khác, việc hiến dâng còn mang ý nghĩa như một sự cứu chuộc.: Mọi tội ác của người ta sẽ đổ lên đầu con chiên đực trong sạch kia và khi con vật được thiêu hủy đi, nó mang theo luôn tất cả những vết tích nhơ bẩn đó)
© 2017 DCVOnline
Ngô Đình Cẩn. Ông là ai? (p2)
Nguyễn Văn Lục
Trong bản Tự thuật của TGM Ngô Đình Thục cho thấy những người em của ông như Ngô Đình Luyện, rất giỏi, được gửi sang Pháp từ năm 12 tuổi. Học lớp sáu xong nhảy lớp bốn. Hết lớp bốn nhảy lớp 2.. Bao giờ cũng đứng đầu lớp. Đỗ tú tài xong được nhận vào trường lớn, École Centrale Paris (ECP).
Người trước dư luận!
Và bản thân TGM Ngô Đình Thục cũng du học Roma rồi Paris. Và là một trong bốn giám mục tiên khởi, thứ ba ở Việt Nam lúc bấy giờ. Trong bản Tự thuật đó, TGM Thục không đả động gì đến việc học của Ngô Đình Nhu cũng như của chính ông.
(“Autobiographie de Mgr Pierre Martin Ngo Đinh Thục”, Archevêque de Hue, tài liệu trích trong Le Doctrinaire).
Trong “Curriculum Vitae De Mgr. Pierre Martin Ngô-Dinh-Thuc” viết năm 1978 khi ông 80 tuổi có đoạn
“Mes études à Rome, du point de vue humain, étaient une suite de succès. Je raflais tous les prix: docteur en philosophie, en théologie, en droit canonique – avec mention très bien ou bien – puis la licence d’enseignement à la Sorbonne. Je rentrais à Hué, en 1927. Nommé professeur d’abord chez les Frères vietnamiens fondés par Mgr. Allys, puis au Grand-séminaire, puis proviseur du collège de la Providence rồi theo lệnh của Toà tahsnh Vatican về làm Đại biện Tông đồ tại Vĩnh Long.
J’étais le troisième vietnamien appelé à l’épiscopat. Le premier fut Mgr. J.B. Nguyễn-bá Tòng, cochinchinois, nommé à Phát-diêm au Tonkin. Le second, Mgr. Cân – mon frère spirituel puisque fils spirituel de Mgr. Allys — occupait à Vinh-long un vicariat apostolique détaché du grand Vicariat de Saigon dont l’évêque était le saint Mgr. Dumortier. On était en l’année 1938.”(Nguồn: “Curriculum Vitae De Mgr. Pierre Martin Ngô-Dinh-Thuc”, 13 tháng Hai, 1978. Trích trong “EINSICHT, Jahrang 28 Sonder Mommer, trang 14-17, April 1998)
“Việc học của tôi tại Rome từ quan điểm của con người xem ra là một loạt các thành công. Tôi đoạt được mọi giải: tiến sĩ triết học, thần học, giáo luật — với hạng danh dự hoặc rất giỏi — và chứng chỉ giảng dạy tại đại học Sorbonne. Tôi về Huế vào năm 1927. Trước tiên được bổ nhiệm là giáo sư trong hàng ngũ tu sĩ Việt Nam do Đức Ông Allys thành lập. Allys, sau đó tại Đại Chủng Viện, rồi là hiệu trưởng của trường Providence, từ đó tôi đã theo lênh Tòa Thánh để nhận chức đại diện tông tòa của Vĩnh Long.
Tôi là người Việt thứ ba được phong Giám mục. Đầu tiên là Mgr. J.B. Nguyễn Bá Tòng, người miền Nam, phong nhậm ở Phát Diệm tại Bắc Kỳ. Thứ hai, Đức Ông. Cân – anh tinh thần của tôi là con trai tinh thần của Đức Ông Allys – thuộc giáo phận tông tòa Vĩnh Long tách ra khỏi Giáo phận Sài Gòn lớn mà giám mục là thánh Giám Mục. Dumortier. Đó là năm 1938.”
Người ta có thể biết đến Ngô Đình Thục nhiều hơn trong một tài liệu của Charles Keith nhan đề: “Annam Uplifted: The First Vietnamese Catholic Bishop and the Birth of a national Church, 1919-1945” đã đề cao 4 vị giám mục tiên khởi. Những vụ phong chức này từ 1933-1945, họ là những vị giám mục đầy quyền lực và làm vinh danh cho dân công giáo bản địa theo đúng tinh thần của Vatican muốn bản địa hóa giáo hội địa phương và biến giáo hôi Việt Nam dần dần đi đến chỗ tự quản.
(Charles Keith, “The first Vietnamese Catholic. Bishop and the Birth of a National Church, 1919-1945”. Bản dịch của Phạm Minh Ngọc, đăng trên diến đàn Talawas.org)
Đó là một vinh dự chung cho Giáo Hội Việt Nam, riêng cho TGM Ngô Đình Thục. Sau khi thụ phong, ông cùng với Ngô Đình Diệm- Ngô Đình Nhu đi nhiều nơi và người ta được biết chút gì về ông Diệm là kể từ thời kỳ này. Ngay khi sang Mỹ sau này, nhân vật Ngô Đình Thục nổi trội hơn cả người em đi cùng là Ngô Đình Diệm.
Sau này, người cháu gọi ông bằng Bác, TGM Nguyễn văn Thuận, còn có được vinh dự lớn lao hơn là Hồng Y ở Vatican, chức vụ cạo trọng bậc nhất trong giáo triều và nhận được sự ưu ái đặc biệt của GH Phao Lô đệ nhị. Không thể dễ dàng gì trong một dòng họ lại có được những người con suất sắc như vậy.
Ngô Đinh Nhu, thông minh sắc sảo, có đầu óc, có kiến thức nhiều, hiểu biết lịch sử, quá tự tin, nhưng lại nặng phần lý thuyết, nặng về kế hoạch. Tính tình lạnh nhạt, bướng bỉnh và không gây được cảm tình cũng như sự tín cẩn của các đồng chí.
Cả hai anh em đều nặng tình gia đình . Và nếu đủ cương quyết, ông Ngô Đình Nhu có thể tránh được tai họa cho cả hai anh em. Cái khuyêt điểm lớn nhất làm tan nát sự nghiệp của ông là nể vợ. Bà Nhu là cái cớ cho dân chúng oán ghét gia đinh họ Ngô. Ông Đoàn Thêm đã nhận xét một cách chí lí là người Việt Nam chưa đủ trưởng thành để có thể chấp nhận một người như bà Nhu. Nhất là những lời tuyên bố ngạo mạn của bà trong vụ Phật giáo như đổ thêm dầu vào lửa.
Ông Ngô Đinh Thục thời trẻ tương đối được. Nhưng dần dần ông trở thành cái đinh cho người đời nguyền rủa và xa lánh chế độ. Đối với nội bộ giáo quyền, Giám mục Thục đã gây ra những mâu thuẫn đến lời qua tiếng lại đối với các giám mục, linh mục, tu sĩ di cư ngay từ năm 1957.
Trong một lá thư, dài ba trang đánh máy, đề ngày 29 tháng tư, 1957, viết tại Vĩnh Long, GM Thục đã lên tiếng mạnh mẽ, tố cáo đích danh nhiều linh mục vi phạm tiền bạc di cư và phê phán các trường di cư mở trường bừa bãi mà không có bằng cấp gì cả. Trong khi người di cư cho rằng họ đã hết lòng với cụ.. Ngược lại Gm Thục cho thấy người di cư nhiều khi đã phản bội cụ.
Xin trích nguyên văn:
“Có giám mục đã xin Bộ đòi bắt giam ông cố vấn. Lính một Giám mục khác đánh Quốc gia ở Rừng Sát.. Tôi sẵn sàng trả lời mọi thắc mắc của các Đấng ấy.”
(Tài liệu photocopy riêng của Nguyễn văn Trung)
Theo tôi, những phê phán của gm Thục có thể đúng nhiều phần. Nếu có điều gì là hình thức phê phán đã tạo ra nhữn chia rẽ trong nội bộ công giáo. Có nhưng sự kiện khác như lính của một GM đánh lại Quốc Gia sự thực thế nào không rõ.
Về lẽ đời, ông cũng chạy theo quyền lực, cao ngạo và thiếu hiểu biết với Phật Giáo. Chung quanh ông phần lớn là những kẻ xu nịnh làm ông mất cảnh giác. Tóm lại , ông không đú sáng suốt để tách biệt Đạo với Đời, để đạo dẫm chân lên đời.
Ông thật sự là kẻ đào mồ chôn chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa.
Edward Miller cũng viết: “Diem at first seemed to follow Thuc into the priesthood.”
(Edward Miller, Misalliance. Ngo Đinh Diem The United States and the Fate of South Viet Nam, 2013, trang 24)
Chỉ rất tiếc là những lá thư này không được TGM Nguyễn Văn Thuận công khai hóa cho mọi người biết và không biết hiện nay trao cho ai giữ?
Thắc mắc còn lại là vì lý do gì Dương Văn Minh quyết định dứt khóat, từ chối ân xá cho Ngô Đình Cẩn? Lý do đơn giản nhất là họ bị thất sủng, bị nghi ngờ và không được trọng dụng.
Theo Edward Miller, khởi đầu của âm mưu đảo chánh chỉ gồm ba sĩ quan là: Minh, Đôn và Kim. Sau cuộc bạo lọan năm 1960 bất thành, cả ba đều cảm thấy bị xỉ nhục vì bị điều tra xem có đính dáng trong vụ đảo chánh bất thành năm 1960 hay không.
“The resentment that Don, Minh and Kim felt for the Ngo brothers had been smoldering since 1960, when they had endured the humiliation of being investigated on suspicion of involvement in the paratroopers’ failed coup.”
(Edward Miller. ibid., trang 282)
Lý do cá nhân thứ hai theo ls Lâm Lễ Trinh phỏng vấn đại tá Nguyễn văn Y, đại tá Y, cho biết Dương Văn Minh khi đánh nhau với Bình Xuyên, có bắt được phuy đựng vàng. Ông đã dấu nhẹm. Nhưng cả hai đại tá Nguyễn Văn Y và Bộ Trưởng Quốc Phòng Trần Trung Dung đều có tập hồ sơ này. Đại tá Y trình ông Diệm tập hồ sơ, Ông Diệm sai đại tá Y đốt tập tài liệu trước mặt ông để xóa trắng tội cho DVM. Tuy vậy, Dương Văn Minh vẫn hận ông Diệm và tìm dịp trả thù.
Cuối cùng Ngô Đình Cẩn bị kết án tử hình như mọi người đều biết.
Việc tìm hiểu về con người và các hoạt động của ông Ngô Đình Cẩn không thể không tìm hiểu những tài liệu về phía người Mỹ. Nhưng thật không dễ để tìm một tài liệu của người Mỹ viết liên quan đến ông Cẩn. Xin nêu vài tác giả quen thuộc viết xa gần đến ông Cẩn như Stanley Karnow, 1997 với Viet Nam. A History, Ellen J.Hammer, 1987 với A death in November, Seth Jacob, 2006 với America’s Miracle Man in Viet Nam, Mc Allister, James, 2008 Only Religions Count in Viet Nam: Thich Trí Quang and the Viet Nam war. Langguth A .J., 2000 Our Viet Nam và Miller, Edward, 2013, Missalliance, Ngo Đinh Diem, The United States, and the Fate of South Viet Nam.
Mặc dù với số tài liệu ít ỏi đó, chúng tôi cũng cố gắng thu nhặt những nét chính yếu liên quan đến ông Cẩn.
Người viết xin chọn một vài ý tưởng của Ellen J. Hammer trong A death in november liên quan đến cuộc đảo chánh tháng 11. Theo E. Hammer:
“Cẩn là người em út còn ở lại Huế, ông sống ẩn dật không ai biết đến và không giữ một chức vụ chính thức nào của chính quyền. Chức vụ của ông chỉ là cố vấn về các đảng phái chính trị. Nhưng người ta lại biết đến ông rất nhiều trong việc chỉ đạo các hoạt động về chính trị và quân sự của chế độ ở các tỉnh miền Trung và ông có tiếng là tàn bạo.”
(Ellen J. Hammer, A Death in November, 1987, trang 78)
Ông Cẩn là người thực tiễn, không viển vông, với một trí thông minh biết kỳ vọng nào là chính đáng, một người Quốc gia cực đoan với một bản năng chính trị thực tiễn, với sự am hiểu biết xử dụng quyền lực trong tay.
Bằng chứng là ông đã dẹp tan các nhóm Đại Việt và Việt Nam Quốc Dân Đảng khuynh đảo ở miền Trung. Họ không thể hoạt động gì ở miền Trung khi Cẩn còn ở đó. Ông có mạng lưới chính trị và tình báo riêng. Nhưng những phúc trình của người của ông Cẩn không phải lúc nào cũng ăn khớp với những thông tin nhận được ở Sài Gòn của ông Nhu. Nói cho đúng người của ông Cẩn không tài giỏi như ông nghĩ, vì thế, họ đã bị CIA xâm nhập.
Quyền bính chính trị địa phương, bề ngoài được trao vào tay Hồ Đắc Khương-một sản phẩm đặc sản Huế. Một dòng dõi cha truyền con nối từ đời ông đến đời cha trong triều đình Huế. Dòng họ Hồ Đắc Khương lại có người đã nương nhờ cửa Phật như một tín chỉ ở một địa phương có đông tín đồ Phật giáo.
Phải chăng phải có bấy nhiêu yếu tố mới ngồi vững ở Huế được? Ông Cẩn có đủ các yếu tố ấy, nhưng lại thiếu một yếu tố căn bản nhất là ông không phải Phật giáo. Nhưng luôn luôn đứng phía sau trợ giúp Phật giáo.
Nhận định về vụ biến động Phật giáo miền Trung sẽ giúp hiểu rõ thêm về quan điểm, lập trường của ông Ngô Đình Cẩn như thế nào.
Khi Viện trưởng Cao Văn Luận tiếp xúc với ông Cẩn để cho biết về việc các giáo sư và sinh viên Huế phản đối vụ mừng kỷ niệm 25 năm thụ phong Giám mục của Ngô Đình Thục. Ông Cẩn tỏ ra bất lực trước một người anh Giám Mục mỗi ngày đẩy xa Ngô Đình Cẩn ra khỏi vòng quyền lực ở Huế. Cẩn bị cô lập vì ông anh thiếu hiểu biết, cao ngạo đến lố bịch. Có văn thư yêu cầu các lm giáo xứ yêu cầu họ đi ủng hộ Tổng thống.
Ông Thục càng muốn cũng cố quyền lực cho người em, ông càng làm hại em mình.
Nói về Cao Văn Luận thì không có ông, Viện đại học Huế không có cơ hội phát triển mau chóng như thế. Viện Đại Học này, nó do ông Diệm xây dựng nên. Nó như một ước mơ thầm kín, một hoài bão của riêng ông cũng như một niềm hãnh diện của cả dân Huế. Vậy mà sau này, chính nơi đây đã xuất phát như một ngòi nổ tạo thành cơn bão chính trị lật đổ người đã khai sinh ra nó.
Ellen Hammer đã nhận xét về Cẩn dựa theo lm Cao Văn Luận, mặc dầu Cẩn không có học lực cao và cũng chắc chắn không phải là loại người tôn trọng dân chủ. Nhưng ông lại tỏ ra hiểu biết và gần dân chúng hơn bất cứ người anh em nào của gia đình Ngô Đình Diệm.
Cẩn than phiền về thái độ không hiểu biết của TGM Ngô Đình Thục không phân biệt được phần đạo, phần đời. Cẩn nói với lm viện trưởng, “But my hands are tied. My brother, the archbishop doesn’t listen to me anymore. You had better go to Saigon and tell President Diem.” (Ellen J. Hammer, ibid., trang 105)
Cái trớ trêu ở đây là Ngô Đình Thục sau 23 năm làm giám mục ở Vĩnh Long, và Vatican đã đủ thông minh để không bao giờ có ý định đề cử Ngô Đình Thục về cai quản Sài gòn, lý do là Vatican thừa hiểu biết muốn tách biệt thế quyền và thần quyền. Không lẽ có một Tổng Thống công giáo đứng đầu lại có thêm một TGM đứng đầu là bào đệ của Tổng Thống thì coi sao được?
Việc chọn TGM Nguyễn Văn Bình là người ôn hòa đã cân bằng được mối tương quan thế quyền và thần quyền. Không bao giờ TGM Bình tỏ ra thân cận với chính quyền Ngô Đình Diệm một cách lộ liễu. Ông tránh né ra vào Dinh Độc Lập và ông tránh né cả những buổi tiếp tân nếu có thể. Và luôn luôn giữ một khoảng cách vừa đủ.
Việc đưa Ngô Đình Thục ra Huế, xa trung tâm quyền lực Sài Gòn và có lẽ người vui mầng nhất hẳn là Ngô Đình Nhu? Ông Diệm có thể chịu đựng người anh với quyền huynh thế phụ, nhưng ông Nhu ít đủ kiên nhẫn, ít lắm ông Nhu khỏi bị quấy rầy bởi sự ra vô dinh Độc Lập của người anh làm giám mục cứ can thiệp vào các việc của chính quyền một cách khôn ngoan khờ khạo, tiến cử người này, tiến cử người kia, ngay cả loại bỏ người nào mà ông không ưa. Ông là người tu trì, không thông việc đời, không hiểu thế thái nhân tinh của một người không hề biết việc đời. Nhưng lại chỉ sẵn sàng nghe theo những lời xàm tấu của kẻ xu nịnh.
Tôi từng đã nhiều cơ hội có nhận xét về khuôn mặt chán chường, không vui lộ ra trên nét mặt ông Nhu mỗi khi ông phải tham dự những buổi lễ do ông Ngô Đình Thục chủ tế tại Đại Học Đà Lạt những năm 1960. Ngoảnh đi ngoảnh lại, ông đã biến mất tiêu, không hề ăn một cái bánh ngọt, uống một ly rượu chúc mừng xum xoe như các hàng bộ trưởng, dân biểu nghị sĩ. Ông Thục đi tới đâu thi có một đàn ruồi bay theo, cờ xí đón tiếp từ phi trường, gấp gáp trải đá vội vãcon đường dẫn tới Viện Đại Học.
Khi ra nhậm chức ở Huế, tướng Trần Văn Đôn là người huy động quân đội đón tiếp một Giám Mục công giáo. Thật đúng là tên nịnh thần và phản thần mà bà Ngô Đinh Thị Hiệp ghét nhất trong hàng tướng lãnh.
(Thật ra không phải đây là lần đầu tiên, giám mục Thục ra Huế. Khi còn là linh mục, ông đã là giáo sư Đại chủng Viện Huế trước khi được bổ nhiệm làm giám mục Vĩnh Long. Sau này, khi hai ông Diệm-Nhu đã bị ám hại, GM Thục một lần nữa còn vận động Giáo Hoàng Phao Lồ Đệ VI xin chính quyền mới cho ông quay trở về Huế như cũ. Nhưng việc bất thành)
Nhưng cả Vatican và ông Nhu đã không ngờ được sự hiện diện của Ngô Đình Thục tại Huế lại là một tai họa cho cả công giáo đến chính quyền đến thế! Huế với một gia tài lịch sử quan quyền, một truyền thống khép kín với bất cứ sự xâm nhập quyền bính nào từ bên ngoài vào đến bệnh hoạn. Làm sao họ có thể chấp nhận được bóng dáng một tổng giám mục quyền bính, cao ngạo bao trùm lên bầu trời xứ Huế? Tôi đã ở Huế, tôi thấu hiểu tâm tình người dân xứ này, nghèo đến không có gì để nghèo hơn. Ruộng đất, kỹ nghệ hầu như không có. Họ sống bằng sự tặng dữ của những người con xứ Huế ra đi làm ăn gửi về và đồng lương công chức, quân nhân tại chỗ.
Nhưng Huế lúc nào cũng ẩn nhẫn, nhưng sôi sục như bếp chấu âm ỉ qua cái bề ngoài thầm lặng.
Sau này hầu hết các biến động chính trị đều xuất phát từ nơi đây.
Cho nên, chỉ có một người duy nhất là Ngô Đình Cẩn có thể ở Huế và nắm được tình hình mà người ta gọi là Cậu Cẩn. Một tên gọi có thể là thân mến, nhưng nhiều phần coi thường. Và ít khi Cậu Cẩn bước ra khỏi Huế, nhưng cái gì Cậu cũng biết, như nắm trong lòng bàn tay và ông đã đã cai quản Huế qua đám tay chân bộ hạ ông ở Huế với bàn tay sắt bọc nhung.
Nhờ cái bàn tay bọc nhung ấy, Cẩn cũng sẵn sàng giúp đỡ trùng tu chùa chiền, các khuôn hội, đi lại thân tình và cả bao che cho Trí Quang.
Nhưng có lẽ điều sai lầm duy nhất trong đời làm chính trị của Ngô Đình Cẩn có thể là đã đánh giá sai lầm Trí Quang.
Hammer kết luận, “ But Cẩn had underestimated Tri Quang.
Ngày 8 tháng 5 Trí Quang ra khỏi bóng tối ẩn nhẫn trong nhiều năm dưới mái chùa Từ Đàm và trở thành nhân vật chính trị và thế lực chính trị hàng đầu ở Việt Nam.
Khi Thục ra Huế, Cẩn vẫn tin rằng ông vẫn có thể là người của tình thế, là một đầu cầu giữa chính quyền và Phật giáo.
Nhận xét về các hoạt động của Ngô Đình Cẩn tại Huế
Những hoạt động của ông Ngô Đình Cẩn là hoạt động tinh báo, phản tình báo không nằm trong khuôn khổ của tổ chức hành chánh. Nó là những hoạt động bí mật. Mười Hương gọi mật vụ Ngô Đình Cẩn là một “siêu tổ chức” không có “bộ máy ngụy” nào có thể so sánh bằng.
(Nguyễn Thị Ngọc Hải, “Trần Quốc Hương — Người chỉ huy tình báo”, nxb Tổng Hợp TP HCM, trang 122)
Chính vì tính cách bí mật của nó, hoạt động bên ngoài guồng máy chính quyền đã tạo ra nhiều tai tiếng xấu, nhiều dư luận đồn thổi. Bởi lẽ việc bắt người thường là bắt cóc, không có trát tòa, không xử án và việc bắt giam vô thời hạn.
Ngay trong ngành phản gián, mật vụ Ngô Đình Cẩn cũng bị các cơ quan bạn như An Ninh Quân Đội, Lực lượng Đặc Biệt, Sở Nghiên cứu chính trị nghi ngờ. Mặc dầu mỗi ngành có lãnh vực hoạt động khác nhau. Sở tình báo của Trần Kim Tuyến chú trọng đến vấn đề nội an như dò xét các thành phần đối lập. Cơ quan an ninh của Đỗ Mậu lo an ninh quân đội. Lực lượng đặc biệt của Lê Quang Tung gồm một trung đoàn có nhiệm vụ chính yếu là bảo vệ Tổng Thống.
Trong bài phỏng vấn của ông Lâm Lễ Trinh với Dương Văn Hiếu, Trưởng Đoàn Công Tác Đặc Biệt miền Trung, nhan đề “Trưởng đoàn Dương Văn Hiếu lên tiếng”, ông Dương Văn Hiếu tiết lộ như sau:
“Đại tá Nguyễn văn Y, Tổng Giám Đốc Công An cũng như Trần Kim Tuyến (SNCCTXH), Lê Quang Tung (Lực Lượng Đặc Biệt) và Đỗ Mậu (An Ninh Quân Đội) đều không ưa tôi.”
(Lâm Lễ Trinh, “Thức Tỉnh, Quốc Gia và Cộng Sản”, trong bài Trưởng Đoàn Dương Văn Hiếu lên tiếng, trang 425)
(Dương Văn Hiếu, sinh quán ở Hà Nam, Bắc Việt trong một gia đình trung lưu, học trường Louis Pasteur, có bằng Diplome d`Études primaires supérieures Trung học Đệ Nhất cấp). Lập gia đình năm 1948, bố vợ là bác sĩ Nguyễn Văn Tam, cộng tác với gm Lê Hữu Từ, Phát Diệm. Sau Hiệp Định Genève vào Nam, ông được cụ Võ Như Nguyện, Giám đốc công an Trung Phần tuyển vào ngành công an, giữ chức Trưởng Ban Khai thác Nha CA-CS Trung nguyên, Trung Phần. Rồi trở thành Trưởng Ty Công an tỉnh Thừa Thiên và đô thị Huế. Năm 1957 được ông Tỉnh trưởng Thừa Thiên Nguyễn Đình Cẩn và ông đại biểu chính phủ Hồ Đắc Khương giới thiệu nhiệt tình với Tổng Thống Diệm. Năm 1958, ông được bổ nhiệm Trưởng Đoàn Công tác Đặc biệt miền Trung (TĐCTĐBMT) làm việc tại Sài Gòn.
Mặc dầu ông Dương Văn Hiếu không nói rõ sự không ưa kia. Nhưng chúng ta vẫn có thể tìm hiểu được như sau:
Có nhiều bộ phận tình báo, mặc dầu được phân chia vùng hoạt động hoặc phạm vi công tác. Nhưng vẫn có sự tròng chéo và dẫm chân lên nhau. Chẳng hạn, ông Dương Văn Hiếu, Trưởng Đoàn công tác vốn hoạt động ở miền Trung. Nhưng sau được điều động vào miền Nam hoạt động, trụ sở nằm trong trại Lê Văn Duyệt. Ông vào Nam làm việc theo chỉ thị của ông Cẩn. Nhưng khi cần bá cáo điều gì, ông chỉ chính thức bá cáo cho ông Ngô Đình Nhu, hoặc khi có chuyện hệ trọng, ông gặp thẳng Tổng Thông Diệm. Thỉnh thoảng ông mới gửi vài bản sao bá cáo cho ông Cẩn mà thôi.
Mặc dầu hoạt động của Dương Văn Hiếu bí mật và độc lập. Nhưng về mặt hành chánh, ông lại ăn lương theo ngạch Cảnh sát Quốc Gia nên mọi chi phí hoạt động như lương bổng, thực phẩm, tiền vãng phán đều do Phòng Hành Chánh của Tổng Nha Công an cung cấp theo hệ thống, qua Phòng Hành Chánh của Phụ tá Nguyễn Thành đài thọ. Vì chính thức, về mật hành chánh, ông vẫn thuộc Ty Công An Thừa Thiên. Vì có những công tác đặc biệt mà Tổng Nha không cung cấp phương tiện được như tiền thì qua ông Võ văn Hải với tiền lấy từ Quỹ đen của Tổng Thống để đài thọ. Số tiền này không quan trọng chỉ như một thứ tiền thưởng hoặc khích lệ. Xét như thế về mặt Hành Chánh, ông Nguyễn Văn Y làm sao không nghi ngại được? Ông Dương Văn Hiếu cũng tiết lộ cho thấy, Đoàn công tác của ông không nhận một đồng nào của ông Cẩn cả.
Vì cách thức hoạt động như vậy, vì không có một chức vụ gì công khai như giám đốc chẳng hạn- nên để có chỗ ăn ở, Dương Văn Hiếu phải tự bỏ tiền ra mua một căn nhà ở cư Xá Công Lý làm nhà riêng. Và vì đã không làm việc trực tiếp với ông Cẩn nên sau này cũng bị chính ông Cẩn nghi ngờ là quá thân cận với Sài Gòn và gây khó dễ không ít cho ông cũng như Phạm Thu Đường, chánh văn phòng cố vấn Nhu, ngay cả Nguyễn Văn Minh, bí thư của ông Cẩn cũng bị nghi ngờ. (Lâm Lễ Trinh, ibid., trang 437)
Về phía Tòa án cách Mạng, sau này đưa Dương Văn Hiếu ra tòa và coi ông là người chủ mưu và trách nhiệm nhiều vụ bắt bớ, ám sát người là do lệnh Ngô Đình Cẩn, theo tôi, là rất hàm hồ. Chẳng hạn các vụ ám sát người đối lập như Nguyễn Bảo Toàn, Tạ Chí Diệp và Vũ Tam Anh. Về điểm này, Dương Văn Hiếu trả lời ls Lâm Lễ Trinh là “chúng tôi không liên hệ. Chúng tôi không có trách nhiệm truy nã các phần tử đối lập.” Cũng theo Dương Văn Hiếu, sau này được biết công việc này do Thẩm Sát viên Khưu Văn Hai và đồng bọn trong Ban Cảnh Sát Đặc Biệt thuộc Tổng Nha Công An của đại tá Nguyễn Văn Y đã giết Nguyễn Bảo Toàn và Tạ Chí Diệp.
Tuy nhiên, điều tôi ngạc nhiên đến không tin nổi là Dương Văn Hiếu tiết lộ cho biết toàn thể nhân viên của ông chỉ có 8 nhân viên và hai thơ ký đánh máy. Với 8 nhân viên này mà có thể thao túng bắt trọn mạng lưới gián điệp của cộng sản?
Và nếu có biết ít nhiều thì đều có thành kiến xấu về ông. Trong đó người ta nói nhiều đến Đoàn công tác mật vụ của Ngô Đình Cẩn.
Nhưng tôi có thể khẳng định ngay chính người dân Huế cũng thật sự không biết các công tác và công việc cụ thể của Đoàn này như thế nào? Những mặt hoạt động tích cực có hiệu quả thì dân chúng không được biết.
Chẳng hạn, Đoàn Công Tác Đặc biệt miền Trung đã phá vỡ trong vòng hai năm toàn bộ hệ thống điệp báo Khu 5 và từ đó lan ra các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Trị, Bình Thuận, Quy Nhơn.
Thành tích này là lớn lắm mà một quân đoàn chưa chắc đã bình định nổi.
Ngay Trần Văn Đôn, một thời là tướng Quân đoàn I ở miền Trung cũng hầu như không biết gì về hoạt động chống Cộng hữu hiệu của Đoàn Công tác Đặc biệt miền Trung. Ông đánh giá rất thấp khả năng của ông Cẩn về ngăn chặn tình báo cộng sản gài người trong guồng máy Quốc gia. Điều đó chứng tỏ ở vị trí Tư lệnh Quân đoàn I lúc đó, ông không hay biết gì về Mật vụ ông Cẩn đối phó với cộng sản.
Điều đó cho chúng ta một bài học sau đây: Những sĩ quan thời Tây để lại thường thiếu tinh thần Quốc gia, thiếu lý tưởng chống cộng sản.
Họ chỉ là loại sĩ quan văn phòng, làm cảnh và bất tài, kém cỏi sau khi lật đổ chế độ Đệ Nhất cộng hòa. Họ không có viễn kiến chính trị, không có kế hoạch, không có chương trình và tỏ ra hoàn toàn bất lực, thụ động ngay từ những ngày đầu sau 1963.
Một ông tướng mà còn ngu muội như thế nói chi đến dân thường.
© 2017 DCVOnline
Ngô Đình Cẩn. Ông là ai? (p3)
Nguyễn Văn Lục
Người dân Huế được sống an bình, đi lại tự do khắp nơi, tối ngủ không sợ cộng sản đến bắt cóc mang đi.
Chỉ riêng các thôn xã ở phía Nam có hàng 4000 các nhân viên các cấp ở xã ấp đã bị Việt cộng bắt cóc, thủ tiêu. Các cô thày giáo ngày về xã dạy học, tối đến phải quay về quận lỵ ngủ cho an toàn.
Thế nhưng, sự hưởng thụ một thôn quê thanh bình, thành phố Huế mộng mơ hầu như thể là chuyện đương nhiên phải là như thếm như từ trên trời rơi xuống.
Tôi xin nói thẳng, không có ông Ngô Đình Cẩn và đám Mật vụ của ông, Huế và các vùng phụ cận sẽ không có được những ngay thanh bình, yên ổn. Không ai có cơ hội nghĩ tới công lao của ông Cẩn cả.
Bốn năm sau khi loại trừ ông Cẩn (1964), 1968 Huế trở thành nạn nhân của chính mình với một cuộc thảm sát đẫm máu người dân Huế vô tội. 9 hầm hay 10 hầm giam giữ vài chục người cán bộ cộng sản ngoan cố bì thế nào được với con số cả 5000 người dân Huế vô tội bị trói tay, chôn sống, bổ cuốc vào đầu chôn ở các hố chôn tập thể lên đến vài trăm người mỗi nơi?
Ai trách nhiệm thảm cảnh này, nếu không phải là chính người Huế “giết” hay tiếp tay giết người Huế?
Tôi đã viết bài Huế Mậu Thân, miền đất nhiều bất hạnh. Những oan hồn uổng tử của Huế sau nửa thế kỷ đã thành tro bụi, chả biết xác chết có còn nguyên vẹn để nghe kinh tụng niệm cho họ để mong họ chóng được siêu thoát chăng?
Mười Hương, người đứng đầu tình báo cộng sản đã phải viết:
“Thế nhưng, hồi ấy (ám chỉ thời Pháp những năm 1940) cũng không đen tối bằng sau này những năm 1957-1959.”
Mười Hương nói về sự thâm hiểm của Ngô Đình Cẩn như sau:
“Khi tôi bị bắt, ban đầu nó bảo, chúng tôi mời ông về, không dám dùng đến chữ bắt. Nó khai thác đề tài Quốc Gia rất dữ để chống Cộng. Nó vẫn nói những người kháng chiến là những người có công với đất nước.”
(Hoàng Hải Vân- Tấn Tú, “Tướng Tình báo chiến lược. Người Thầy”, Báo Thanh Niên, số 200. Thứ ba, 26-11-2002)
Nhưng dư luận đồn thổi thì lại nhiều, thêu dệt cũng không thiếu. Từ một chuyện nhỏ có thể xé ra một chuyện lớn.
Trường hợp cụ thể như Vương Hồng Sển có dịp thăm Huế trong một phái đoàn của Đại học Văn Khoa Sài Gòn. Ông ta có dịp ăn một bữa cơm tối tại nhà ông Cẩn. Nhân đó ông có dịp trông thấy một con hổ và một số chim chóc trong vườn. Khi về, ông viết phóng lên là Cẩn có cả một sở thú. Thật sự, đó chỉ là một con hổ con lạc mẹ do binhh sĩ đi hành quân bắt được đem về làm quà cho ông Cẩn. Ông nuôi nó như nuôi một con mèo, cho ăn cơm mỗi ngày.
Tư cách của Vương Hồng Sển chỉ đọc mà không vui. Ông ta còn toa rập với Nguyễn Đắc Xuân bịa chuyện ông Ngô Đình Diệm ăn cắp Nghiên mực của vua Tự Đức.
(Nguyễn Văn Lục, “Lịch sử còn đó”. Nguyễn Đắc Xuân, Vương Hồng Sển và chiếc nghiên mực của vua Tự Đức, trang 215)
Tôi lưu ý đặc biệt đến cách tuyển chọn và dùng người của ông Cẩn.
Ông ít học, nhưng bản năng chính trị giúp ông chọn người khá kỹ càng. Những người được ông chọn mà chức vụ cũng không lấy gì làm lớn gì cũng qua giới thiệu kỹ càng, tin cẩn mà tiêu chuẩn thứ nhất là có lý tưởng Quốc Gia chống Cộng, thứ hai là sự trung thành hầu như tuyệt đối và thứ ba hầu hết là theo đạo công giáo.
Những tiêu chuẩn này không nhất thiết là quy luật chung hay có giá trị khách quan cho bây giờ. Nhưng ở thời điểm khai sinh ra nền Cộng Hoà, ở phạm vi hỗ trợ chính phủ, người ta cần những người đồng chí hơn là người có bằng cấp hay học vị chuyên môn.
Và qua thử thách 9 năm làm việc tận tụy cho chế độ, những người này đều cho thấy họ thật xứng đáng. Tôi xin nêu một vài người tiêu biểu nhất như Phan Quang Đông, Nguyễn văn Minh, Dương Văn Hiếu, Nguyễn Văn Châu, Phạm Thư Đường, Lê Quang Tung, v.v..
Phan Quang Đông đã chết hiên ngang như thế nào với lá thư nhắn gửi vợ con vài giờ trước khi bị xử bắn. Sau này đến lượt Ngô Đình Cẩn cũng một thái độ như vậy. Không có gì khó hiểu cả, bởi vì họ có một lý tưởng và phải chăng vì họ sống có xác tín?
Thứ hai về nguyên tắc làm việc của ông Ngô Đình Cẩn dựa trên một thứ bản năng chính trị. Cái bản năng ấy được phát triển một cách cùng cực trước tiên là để tự vệ sống còn và sau là bằng mọi phương tiện tiêu diệt kẻ thù trong cái tương quan sống-còn giữa đôi bên.
Nó có thể không chấp nê đến lý thuyết, đến ngay cả pháp luật. Nó hành xử không theo một thủ tục hành chánh, hay thủ tục pháp lý trong việc bắt người, giam người, tra khảo. Đây là mặt yếu của các Đoàn Công tác mật vụ đứng về mặt chính quyền. Một chính quyền dù coi việc chống Cộng là hàng đầu không thể cho phép các tổ chức mật vụ bắt người, giam giữ không xét xử, ngay cả tra tấn, v.v..
Chính vì thế đi đến chỗ lạm dụng như trong vụ án xử gián điệp miền Trung mà nhiều phần có kẻ bị bắt oan, bị xử hoặc tù tội một cách oan uổng.
Nhưng về mặt hiệu quả của các cơ quan này thì thật không thể chối cãi được. Nó chẳng thua bất cứ cơ quan nào của ngoại quốc như F.B.I., S.D.E. của Pháp, K.G.B của Nga hay ngành đặc biệt N.D.B ( Ngành đặc biệt- The Spécial branch), trong đó có chiến dịch Phượng Hoàng (Phoenix program 1968-1975). Chiến dịch Phượng Hoàng là tình báo và ám sát bí mật! Đã bao nhiêu người dân vô tội bị chết oan? Tại sao người Mỹ không lên tiếng? Tại sao kết tội mình ông Cẩn và đám mật vụ?
Theo số liệu, trong 8 năm, số viên chức Việt Nam Cộng hoà bị Việt cộng ám hại lên tới con số 33.052 người. Số liệu trong Chiến dịch Phượng Hoàng đưa tới kết quả có 22.013 hồi chánh, 24.843 bị bắt. 26.369 bị giết. Tổng cộng tất cả là 73.225. (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, “Chiến dịch Phượng Hoàng”)
Nào ai thực sụ biết được trong số 26.369 Việt Cộng bị giết, có bao nhiêu thường dân bị chết oan?
Chứng từ tự thuật của một người bị bắt cóc, bị giam ở trại Lê Văn Duyệt từ 1961 đến sau cuộc cách mạng 1963
Bài Tự thuật sau đây, không đề tên tác giả, được trích từ tờ Tiếng Nói Dân Tộc nhan đề, “Dưới chế độ Mật vụ Ngô Triều”. Bị bắt cóc, bị giam một thời gian, được đưa về thăm gia đình. Mà không được nói hiện mình ở đâu? Làm gì?
“Chiều hôm đó, cũng như bao nhiêu chiều khác, mãn giờ làm biệc tôi thoát lên xe đạp ra khỏi sở. Bỗng một người cỡi xe gắn máy chạy đến bên tôi và nói, “Xin lỗi ông cho tôi hỏi thăm một chuyện.” Tưởng có chuyện gì cần mình, tôi dừng xe lại. Anh đi xe gắn máy trình thẻ Công an cho tôi xem và mời tôi về bót có chuyện cần.
Thế là tôi bắt buộc phải đạp xe đi theo người ấy, và một người nữa chạy Lambretta sau lưng tôi.
Đây, trại Lê Văn Duyệt
Trại “Lê Văn Duyệt” là căn cứ của mật vụ thuộc Đoàn Công tác Đặc biệt miền Trung đóng tại Biệt Khu Thủ Đô mà mãi đến sau ngày Cách mạng người ta mới biết. Vì bọn Mật vụ tổ chức vô cùng bí mật, ngoài thì cũng cửa sắt kín mít, lính gác không khác nào một trại lính. Cũng chào cờ, cũng đá banh vui chơi, cũng ca hát, ai ai đi qua cũng tưởng là một trại lính ở, chớ đâu dè đó là nơi bọn Mật vụ của Ngô triều để giam hãm những kẻ nào dám cả gan chống lại bọn chúng..
Ngủ có divan hoặc giường sắt hay ghế bố, mỗi người một cái, có mùng, có tấm đắp đàng hoàng: có giờ có giấc. Ăn uống cũng khá hơn chế độ thầu. Có câu lạc bộ, có phòng đọc sách, có sân banh giải trí, có bàn ping pong.
Về tinh thần, có Ban Văn nghệ của trại: tập tành nhạc, kịch, tuồng cải lương, lâu lâu vài tuần trình diễn cho anh em giải trí. Thường xuyên mỗi buổi chiều có một máy hát, máy quay cải lương cũ mèm, nhưng nghe cũng đỡ buồn. Tối thứ bảy nghe truyền thanh tuồng cải lương Sài gòn hay xem chớp bóng. (…)
“Ăn Cơm tiều”, một danh từ được khai sinh trong trại Lê Văn Duyệt.
Không biết bên chánh quyền dự chi về ăn uống một người bao nhiêu mà ở trại Lê Văn Duyệt thì chúng tôi được 5$50 tiền chợ, mỗi trại viên, mỗi ngày.
Có một Ban cấp dưỡng (cũng anh em trại viên) lo lắng miếng ăn miếng uống cho anh em. Đáng lý chúng tôi mỗi người ăn 5$50, nhưng chúng tôi khai “cơm tiều”, nghĩa là một mâm bốn phần ăn, chúng tôi ăn năm người. Phần dư ra 5$50 thay nhau lãnh. Ăn sáng 1$. Nếu nhịn thì mỗi tháng cũng được thêm 30$.
Ở tù mà cũng lãnh lương. Ở tù mà cũng đi nghỉ phép.
Ở tù sau đó được về thăm nhà. Có nhiều anh em ở tù lâu, cuối tuần được nghỉ phép, chiều thứ bảy về, sáng thư hai vô. Hoặc có anh về hằng đêm 5 giờ 30 sau giờ làm việc ra cổng, sáng 7 giờ 30 trở về ở…tù. (…)
Ở tù vợ đẻ, thật là họa vô đơn chí.
Những người của một thời đã qua.”
Theo tôi, nhà tù như trại Lê Văn Duyệt của ông Ngô Đình Cẩn là có một không hai trên thế giới này. Đó là “nhà tù không song sắt”. Sau này cũng có những trại cải huấn, nhưng không thể nào so sánh với trại tù Lê Văn Duyệt được.
Tuy nhiên, theo Dư Văn Chất,
“đối với tù nhân ngoan cố nhất định không chuyển hướng — như trường hợp Đặng An — thì bị giam trong sà lim. Hoặc sau này Đặng An bị chuyển ra nhốt ở Mang Cá nhỏ, một trại giam biệt lập trung chuyển. Từ trại này có thể được đưa lên Chín Hầm và bị bỏ đói. Hoặc tệ hơn nữa thả trôi sông hoặc thả biển. Người giám thị trại giam Mang cá lúc bấy giờ là Phạm Mại.”
(Đây là phần viết thêm của Dư Văn Chất, dạng photcopy. Sau ba năm ông đã viết: Nhà văn bất đắc dĩ. Trong đó còn viết: Người cộng sản sợ người cộng sản)
Lý do thành lập Đoàn công tác Đặc biệt miền Trung
Cho đến nay, sau hơn nửa thế kỷ, nhiều người vẫn đánh giá sai lầm về công tác của Đoàn Công tác Đặc biệt miền Trung của ông Cẩn. Họ cho rằng Đoàn công tác có nhiệm vụ đàn áp đân chúng, đàn áp tất cả những ai là trí thức như bác sĩ, luật sư, giáo sư, viết báo, thương gia như trường hợp 42 người ra làm nhân chứng vào ngày thứ tư 26-6-1964.
Bài báo của ký giả Nam Đình ghi như sau:
“Theo bản cáo trạng thì 42 người trên đã bị tra tấn, khảo của bởi mật vụ của Dương Văn Hiếu. Đám mật vụ này gồm Thái Đen, Thiện Dzai và Phan Khanh.
Nhưng mỗi lần ông Nguyễn Văn Đức, công tố viên, sau khi nhân chứng khai rồi, quay ra hỏi Dương Văn Hiếu: Bị can có nhìn nhận không? Và câu trả lời của các bị can là:
— Hoàn toàn không có.”
Theo nhà báo Nam Đình, báo Thần Chung thì “tội ác của đám Mật vụ Dương Văn Hiếu không bút mực nào tả cho hết được.”
Thế nhưng, theo như một nạn nhân bị bắt đưa vào trại Lê văn Duyệt vừa được trích dẫn ở trên thì các người bị giam ở trại Lê Văn Duyệt có một cuộc sống ở tù thật thoải mái? Chữ không bút nào tả hết của nhà báo Nam Đình phải được áp dụng trong trường hợp nào?
Theo như mục đích lúc thành lập Đoàn Công Tác Đặc biệt miền Trung, Ông Cẩn muốn có chính sách chiêu hồi các cán binh cộng sản.. Đây là một lối thoát cho cán binh cộng sản, tạo điều kiện cho họ về hợp tác với chính phủ Quốc gia.
Vì thế, ông Cẩn vào đầu năm 1957, ông đã đề nghị lên TT. Diệm xin cho ông thực hiện chính sách ông gọi là: “Chiêu mời và xử dụng những người kháng chiến cũ.”
Sau khi được ông Diệm đồng ý, ông Cẩn đã giao cho ông Dương Văn Hiếu thành lập Đoàn Công tác để thực hiện chính sách trên.
Nhờ được áp dụng một cách triệt để, thông minh và khôn khéo, chính sách chẳng những bắt trọn gói toàn bộ cán bộ Việt Minh tại miền Trung.
Chính sách ấy còn khuyến dụ được một số người bỏ Đảng về làm việc cho phía Quốc Gia. Đó là trường hợp ông Lê Chân, tên thật là Nguyễn Đình Chơn, vốn là một Thành ủy viên tỉnh Thừa Thiên. Sau khi chuyển hướng, ông Chơn đã được bổ nhiệm làm Thiếu tá Trưởng ty Cảnh sát Đặc biệt Gia Định. Cho đến ngay 30-4-1975, ông bị đi học tập cải tạo như mọi người, sau đó, ông đã được sang Hoa Kỳ theo diện H.O.
Các đồng chí cũ của ông đã yêu cầu ông viết lại trong Tập Hồi Ký của các cựu tù nhân Đoàn Công tác Đặc biệt miền Trung. Ông đã từ chối vì tuổi già muốn được yên thân.
Trong kỳ ba của bài viết này, chúng tôi sẽ có dịp trình bày Tập Hồi ký của các cán binh cộng sản cho thấy họ đã nghĩ gì về Đoàn Công tác Đặc biệt miền Trung.
Bài nói chuyện của ông Ngô Đình Cẩn vào dịp tết năm 1958
Có thể đây là một tài liệu hiếm và đặc biệt, bởi vì người nói chuyện là ông Ngô Đình Cẩn. Ông Cẩn là người ít xuất hiện ra bên ngoài, cũng ít tiếp xúc với ai. Ngay những dịp quan trọng như ngày Quốc Khánh hoặc các dịp lễ lạc khác thường cũng không có mặt ông Cẩn. Tôi tự hỏi, không biết có lần nào ông đã vào Sài Gòn để gặp TT Diệm hay chưa? Chắc là chưa. Ngay cả những buổi lễ tại địa phương như Huế cũng không có mặt ông.
Việc tiếp xúc với người ngoại quốc lại càng hiếm hoi vì ông tránh né không tiếp. Lý do tại sao thì không rõ? Ngôn ngữ bất đồng chăng? Mặc cảm ít học?
Trong một bài báo do Trà Mi dịch, đăng trên DCVOnline.net, ngày 26 tháng 3,2015 có ghi lại việc tiếp lãnh sự quán Mỹ — ông John Helble (1961-1964). Lãnh sự Mỹ phải kiên nhẫn chờ đợi 3 tháng để được ông Cẩn tiếp kiến. Và đây là một trường hợp khá đặc biệt và hi hữu.
DCVOnline.net cũng cho trích đăng lại một điện tín đánh đi từ Huế như sau:
“In telegram 714, November 4, 4.58 p.m the Department agreed that Can should not be harmed and that We should make every effort to get him and his mother, if necessary, out of country soonest, using our own facilities if this would expedite their departure.” ( ibid, Central Files, POL 26 S VIET)
(Trà Mi, “Trưòng hợp kỳ lạ của ông Ngô Đình Cẩn”, DCVOnline.net, March 26, 2015)
Dầu vậy cũng không cứu được mạng Ngô Đình Cẩn.
Trong bài trả lời phỏng vấn của ông cựu lãnh sự John Helble với Thomas F. Conlon ngày 5-4-1996 có một ghi đoạn quan trọng lời phát biểu của ông cựu Lãnh sự như sau:
“Nó cho thấy Mỹ đã liên can vào vấn đề này bằng cách bắt ông Cẩn, giao ông lại cho chính quyền mới của Việt Nam, và sau đó “đứng yên” trong khi ông bị kết án và xử tử. Điều này với người Mỹ là hành động, chính sách sai lầm của Mỹ – hoặc một sự kết hợp của cả hai, hành động và không hành động.”
(Trà Mi, ibid., March 26, 2015)
Nói cho cùng cả người Mỹ lẫn bọn tướng lãnh cần một con vật tế thần trong lúc này.
Một người tránh giao thiệp như vậy. Vậy mà vào dịp Tết 1958, đích thân ông Cẩn đã đến thăm số cán bộ bị bắt đã chuyển hướng hoặc chưa chuyển hướng tại lao xá Ty Công an Thừa Thiên.
Đề tài ông nói với họ là “Chính sách chiêu mời và sử dụng những người kháng chiến cũ.”
Đại ý ông nói với họ như sau:
“Bữa ni tôi đến thăm anh em vì được ông Hiếu, Trưởng Ty báo cáo: tất cả anh em ở đây đều là những người có thiện chí, có tinh thần Quốc Gia cao. Tôi đến với mục đích “chiêu mời” anh em về với Quốc Gia, về hợp tác với chúng tôi, chúng ta cùng nhau xây dựng một chế độ thực sự tự do, thực sự dân chủ. Cùng nhau cải tổ cái xã hội lạc hậu chồng chất quá nhiều bất công lưu cữ từ bao đời nay, cho nhân ân, đã được độc lập rồi, phải được sông xứng đáng với vị thế của mình, của một con người hoàn toàn độc lập, tự do và hạnh phúc. (…) Còn anh em, vì qúa hăng say với lý tưởng Độc lập, Tự do nên đã không nhận ra chủ nghĩa cộng sản là một chủ nghĩa phi dân tộc. ( … ) Tôi mong anh em suy nghĩ cho thật kỹ, thật thấu đáo để mà dứt bỏ cái đuôi cộng sản đã bị người ta lừa bịp ráp vô cho anh em. Rồi mình cùng nhau chiến đấu, chiến đấu cật lực, xây dựng một đất nước thực sự Độc Lập, Tự Do, Dân Chủ. Một xã hội thực sự công bằng, hạnh phúc, ấm no cho chính mình, vợ con, xóm làng, dân tộc mình thụ hưởng.”
(Bản photocopy, tài liệu của Nguyễn Văn trung trong tập “Vẽ đường cho hươu chạy”)
Thành tích của Đoàn Công tác Đặc biệt miền Trung
“Theo Mười Hương, ông nhận được hai điện báo: Khu Năm tổn thất nặng, địch bắt bớ mạnh, có chỗ trắng 100%, nhiều nơi trắng 80-90%. Xứ ủy bảo phải cắt liên lạc với Trung Ương để bảo đảm an toàn. (…) Có những nơi đồng chí ta bị bắt gần hết. Quân của Cẩn phá căn cứ Ba Lòng tàn khốc lắm, thậm chí sau khi đã phá nát nó còn cho người đi kiểm tra, gặp một bé trai sống sót nó cũng giết nốt. Lại còn ở Quảng Nam, đạp Vĩnh Trinh…”
( Nguyễn Thị Ngọc Hải, “Trần Quốc Hương, Người chỉ huy tình báo”, trang 116)
Trong một thư gửi ông Mười Cúc (Nguyễn văn Linh), tháng 7 năm 1962, Lê Duẩn cũng thú nhận một tình trạng khá bi quan khi Lê Duẩn viết:
“Đã có lúc ở Nam Bộ cũng như ở khu 5, tình hình khó khăn đến mức tưởng như Cách Mạng không thể duy trì phát triển được. Nhất thiết không nên vì những khó khăn tạm thời do việc dồn dân lập Ấp chiến lược gây ra mà đâm hoang mang.”
(Lê Duẩn, Thư vào Nam, nxb Sự Thật. trang 51-59)
Mười Hương bị bắt năm 1958 sau bốn năm vào Nam hoạt động.
— Ngoài ra còn có Vũ Ngọc Nhạ, một viên chức làm việc tại Bộ Công Chánh. Bị bắt và chuyển hướng và sau đó hàng tháng phải bá cáo công tác. Sau này do lm Trần Ngọc Nhuận, cha sở Phú Nhuận, giới thiệu, bạn thân của bà Thiệu được ông Thiệu trọng dụng.
— Lê Hữu Thúy, thiếu úy được Việt cộng gài vào và được ông Đỗ Mậu đặt làm Trưởng Phòng an ninh Nha An ninh quân đội.
— Đại tá cộng sản Lê Câu sau này cũng chuyển hướng và giúp bắt được Phạm Bá Lương, Công cán ủy viên của Bộ Ngoại giao Vũ Văn Mẫu. (Lương đã chuyển toàn bộ tái liệu Kế hoạch kinh tế của Stanley-Vũ Quốc Thúc).
Tôi chỉ xin nêu vài trường hợp, danh sách còn lại khoảng 200 người.
Dư Văn Chất viết:
“Thành tích chống Cộng của Mật vụ Ngô Đình Cẩn-Dương Văn Hiếu thật diệu kỳ. Chúng đánh phá vào cơ quan đầu não của các Đảng bộ miền Trung như Liên Khu Năm, Tỉnh Ủy Thừa Thiên, Thành Ủy Huế rồi Đà Nẵng. Tiến xuông phía Nam, chúng tấn công cơ sở Đặc Khu Sài gòn-Chợ Lớn, Thủ Biên, Cần Thơ. Nổi bật nhất là Mật vụ miền trung đánh bắt gọn các lưới tình báo Chiến lược của ta trải suốt từ Bến Hải tới Sài Gòn trong vòng chỉ một năm.”
(Dư Văn Chất, ibid., trang 2)
Điều chính yếu ở đây là cả Việt Nam Cộng hoà lẫn cộng sản đều nói đến chinh sách cải tạo.
Nhưng chế độ Ngô Đình Diệm, thay ví dùng quá khứ để kết tội thì lại đề cao quá khứ của các người cựu kháng chiến và thường khi đã chuyển hướng và được cất nhắc vào những chức vụ tương đương như trường hợp Phạm Ngọc Thảo, các ông như cụ Huỳnh Văn Lang, Lê Ngộ Châu, ls Trần Văn Tuyên, Phạm Duy, Lê Tùng Minh, Hoàng Thi Thơ và nhà văn Xuân Vũ và hàng ngàn ngàn cựu công chức cũng như trí thức miền Nam, v.v..
Trong khi đó cũng cải tạo các ‘ngụy quân, ngụy quyền’, nhưng lại dùng quá khứ của họ như bản án để kết tội và đầy đọa. Cho nên, 10 người hết 10 người khi được ra khỏi trại Cải Tạo đều oán hận cộng sản không bao giờ nguây ngoa.
Điều đó cho thấy, cải tạo chuyển hưởng thời Đệ Nhất Cộng Hoà là có giá trị nhân bản để cùng nhau xây dựng đất nước. Cải tạo của các trại cải tạo cộng sản là một hình thức trả thù không hơn không kém.
Chẳng những thế, người cộng sản đỗi xử với những người cộng sản đã bị tù dưới chế độ Việt Nam Cộng hoà thuộc thành phần “có vấn đề”, không dùng, cho ngồi chơi xơi nước và canh chừng. Lê Đức Thọ, trưởng ban tổ chức Trung ương là người từng tuyên bố: “90% tù chính trị thời Mỹ-Ngụy đều có vấn đề.”
Điều này cũng đúng y trường họp một số tù nhân cộng sản dưới thời Pháp cai trị. Điển hình là trường hợp Trần Văn Giàu bị nghi ngờ là hợp tác với Pháp và cả đời minh oan cũng không xong.
Đó cũng là trường hợp những Phạm Ngọc Ẩn, Mười Hương, thiếu tá Đặng An, Vũ Ngọc Nhạ, v.v..
Trong cuốn Bội phản hay chân chính, có trích dẫn trường hợp thiếu tá Đặng An như sau. Xin trích nguyên văn:
“Đùng một cái, đảng ủy viên thiếu tá Đặng An nhận được quyết định về vườn, nghỉ hưu kèm theo bản án khai trừ Đảng với bản luận tội thời gian Đặng An ở tù Mật vụ. Thật kinh khủng phiên toà nội bộ tàn tệ hơn bất cứ toà án nào: Nó tồi tệ hơn cả phiên xử một ten cướp cạn hay một gái điếm vì tại đây, vì bị can còn được cãi theo luật, còn có luật sự biện hộ.
Đăng An chết trong oan ức, miệng thều thào hỏi: “Sao đã chuyển hồ sơ khiếu nại với Đảng chưa?.. Ông sẽ cho chúng mày chết hết, không chết cũng thân tàn ma dại, không chết bây giờ thì về với Đảng, mày cũng chết, chết khổ chết sở, chết day chết dứt. Xem ai thắng ai? Lời nguyền của mật vụ còn nguyên đó! Tôi muốn nói nhỏ với oan hồn: “Chết là được giải thoát đó Đặng An.”
Vũ Ngọc Nhạ vai chính cuốn “Ông cố vấn” do Hữu Mai biên tập theo tài liệu, Vũ Ngọc Nhạ đã tự tử ba lần mà chưa chết, vì được cứu kịp, cũng bị nghi ngờ…
“Thì ra hồn ma thằng Cẩn đã nhập vào anh em mình. Hồn ma Ngô Đình Cẩn nhập ngay vào những đồng chí cùng tù với Nhạ, cùng ở trong Ban Tổng Kết Cục 2, và hồn ma thằng Cẩn quay “ông cố vấn” không biết đường nào mà trả lời. Ông cố vấn chứng minh bằng thuốc an thần để mong được “ngỏm” cho sớm yên thân.”
(Dư Văn Chất, tức Văn Tiến Mạnh tự Nguyễn Trọng Văn: Bội phản hay chân chính, bản Photocopy, trang 223. Tập photocopy này được phổ biến năm 1992, gồm 233 trang đề ngày 19-8 và 2-9-92 . Người chấp bút là Dư Văn Chất)
Qua những trường hợp vừa nêu trên, chúng ta có thể đi đến kết luận là: Chính người cộng sản sợ người cộng sản. Họ thanh trừng nhau trong nội bộ như trước đây và như hiện nay.
Và cuộc chiến đấu cuối cùng chính là cuộc chiến đấu giữa những người cộng sản với người cộng sản mà thôi! Chúng ta cùng chờ xem màn cuối.
Amen.
© 2017 DCVOnline
Ngô Đình Cẩn. Ông là ai? (p4)
Nguyễn Văn Lục
Số phận của Phan Quang Đông và Ngô Đình Cẩn đã định xong với mức án tử hình. Ấy là chưa kể trường hợp Đặng Sỹ đã thoát án tử hình trong gang tấc! Một bài viết khác sẽ cho thấy lý do nào đã giúp Đặng Sỹ thoát án tử hình?
Những lãnh đạo mật vụ ra tòa. Công hay tội?
Những tay chân còn lại của ông Ngô Đình Cẩn như Dương Văn Hiếu, Thái Đen, Nguyễn Thiện Dzai. Hay những người ở bên ngành cảnh sát cũng chịu chung số phận như Nguyễn Văn Y, Khưu Văn Hai, Nguyễn Văn Hai, Trần Bửu Liêm, v.v. với những bản án nặng nề: Khổ sai chung thân xử theo luật “cách mạng”.
Chỉ cần nhìn lại thực chất cuộc chiến đã qua và nhờ đó để hiểu vai trò của họ là gì? Và họ thực sự có đáng chịu những hình phạt nặng nề đó hay không?
Cuộc chiến tranh vừa qua là một cuộc chiến tranh toàn diện chẳng những về mặt ý thức hệ, chiến tranh giữa hai khối cộng sản và tư bản, chiến tranh giữa thành thị và nông thôn, giữa quân sự và chính trị.
Theo ông Đặng Văn Sung, chủ báo Chính Luận thì chiến tranh Việt Nam chỉ có 25% là về mặt quân sự, còn 75 % kia là mặt chính trị.
Nhưng cái 25% kia dưới mắt người Mỹ cũng như giới quân sự Việt Nam lại cho là yếu tố quyết định. Đối với người Mỹ, nhất là Bộ trưởng Quốc Phòng McNamra, với sự cao ngạo và tin tưởng đến lố bịch cho rắng họ biết làm thế nào để chiến thắng trận chiến này với những bộ óc chuyên viên biết nhìn vào con số, các bảng thống kê, phương pháp tính toán xác chết và hệ thống điện tử tinh vi về nhu cầu súng đạn, vũ khí và số bom đạn.
Các tính toán của McNamara chỉ có giá trị lý thuyết. Bởi vì thế khi ông ta hỏi ý kiến Ed. Lansdale về việc này. Lansdale đã trả lời là các tính toán ấy đã thiếu một “x factor”. Đó là yếu tố con người, chính trị của cuộc chiến. Đó cũng là cái 75% còn lại.
(Rufus Philipps, “Why Vietnam Matters: An Eyewitness Account of Lessons Not Learned” (2008), trang Preface)
Trong 75% còn lại đó có việc giữa người Mỹ và Việt Nam không hiểu nhau, không đồng quan điểm về chiến thuật, chiến lược, về văn hóa, về lịch sử con người. Chính ví sự kém hiểu biết ấy mà những người Mỹ chỉ nhìn thấy những ưu thế về người, về trang bị và về tiền bạc, về số bom đạn bỏ xuống bắc Việt và ở miền Nam..
Họ đã thất bại và thua cuộc.
Thất bại đó vẫn còn thấy được trong các trận chiến ở Iraq và A Phú Hãn kéo dài cho đến tận bây giờ. Một trận chiến có tên gọi là War of Terror.
Người Mỹ sau 1964 đã không còn mấy tha thiết với việc bình định và phát triển nông thôn (Rural Affairs) như ở thời kỳ đầu 1954-1955. Thời kỳ mà với chỉ trên dưới 5000- 10000 ngàn người Mỹ có mặt đã đem lại một hình ảnh tốt đẹp về nước Mỹ.
Số tổn thất sinh mạng người Mỹ lúc bấy giờ chỉ là một con số rất nhỏ, tượng trưng: 50 người so với con số tổn thất sau này 58.000 người là một sự cách biệt quá lớn lao!
Nếu người Mỹ không đổ quân ồ ạt vào Việt Nam với tổn phi rất cao về sinh mạng và tiền bạc, liệu người Mỹ có bỏ cuộc và bỏ rơi Việt Nam hay không?
Những người như đám mật vụ miền Trung của ông Cẩn nằm trong cuộc chiến mà sự thách thức đặt ra cho người cán binh cộng sản tự nhận thức rằng họ đã lầm đường. Họ không có đất sống, không có chỗ để thở trong một nông thôn ổn định, một nông thôn đem lại sự an bình, no ấm cho nông dân.
Những người như Edward Lansdale và đám phụ tá sau này như Rufus Philipps mà phần vụ còn lại của họ là lo làm thế nào phát triển nông thôn, xây dựng cầu đường, bệnh xá, trường học.
Đó là cuộc chiến hai mặt: mặt bình định nông thôn và mặt phát triển nông thôn. Nếu hiểu cuộc chiến tranh như thế thì vai trò của mật vụ Ngô Đình Cẩn phải được đánh giá lại. Và cũng cần lượng định cuộc chiến tranh leo dốc có cần thiết hay không? Còn đối với ông Nhu thì có chính sách Ấp Chiến Lược bắt chước lại của Mã Lai .
(Tôi cho là Ấp chiến lược quá chú trọng đến vấn đề an ninh và chưa quan tâm cho đủ đến đời sống an sinh xã hội của người dân nên không được dân chúng hưởng ứng. Sự xây dựng đồng loạt quá vội vã và áp đặt cốt đạt thành tích mà không nghĩ tới đồi sống ấm no, có trường học, có trạm y tế, có đời sống kinh tế ổn định. Thất bại là ở chỗ đó. Nhất là ở các tỉnh Phía Nam, dân chúng sống rải rác, thưa thớt không giống miền Trung và trên cao nguyên.)
Sự thiệt thòi và kém may mắn của những cán bộ mật vụ
Khi một người lính ra mặt trận nếu giết được kẻ thù thì được thưởng công cho chiến thắng đó nhờ đó có thể lên lon, có nhiều huân chương, bằng khen. Đó là lẽ thường bởi vì họ đã đem thân mình, sự sống của họ để bảo vệ quê hương đất nước.
Thượng sĩ Nguyễn Hữu Hoàng, trưởng đồn Chắc Cà Đao trong một dịp kiểm soát ghe thuyền may mắn bắt được Ba Cụt. Ông được thưởng công đặc cách từ Thượng sĩ lên Trung úy. Điều ấy cũng rất là bình thường. Nhiều sĩ quan cấp úy, cấp tá đã được cách lên lon ngay tại mặt trận để thưởng những chiến công của họ.
Nhưng khi một người cán bộ Mật vụ nhận lãnh trách nhiệm nặng nề hoạt động bí mật như mật vụ, phản gián, biệt kích thì bại không nói làm gì, thành công cũng không có một quy chế thăng thưởng rõ rệt, trừ những người ở trong quân ngũ. Còn có gì nguy hiểm hơn là các chiến sĩ thám báo, các Biệt kích được gửi ra Bắc?
Một Thượng sĩ bắt được Ba Cụt được đặc cách như thế thì Dương Văn Hiếu và đồng bọn khi bắt được Mười Hương, Cục trưởng cục tình báo cộng sản phải được tưởng thưởng như thế nào cho xứng đáng? Chẳng hạn thay thế Bùi Văn Lương, làm Bộ trưởng Bộ nội vụ?
Vì là tin tức tình báo bí mật nên báo chí không hề đăng tin, dân chúng hoàn toàn mù tịt!
Cho đến hơn 40 năm sau, một trăm người tự nhận là chống cộng khét tiếng, có mặt hò hét trong bất cứ cuộc biểu tình nào thì đến 99/100 người trên không hề biết Mười Hương là ai? Dương Văn Hiếu là người thế nào? Có ai biết thành tích của Dương Văn Hiếu? Và tôi biết được một phần là do năm tập tài liệu của cộng sản viết.
(Năm cuốn sách là: Đoàn Mật vụ Ngô Đình Cẩn của Văn Phan. Đường Thời đại của Đặng Đình Loan. Cuộc chiến tranh đặc biệt, Hồi ký của Đinh Thị Vân. Và hai cuốn: “Bội phản hay chân chính” của Dư Văn Chất và “Trần Quốc Hương, Người chỉ huy tình báo” của Nguyễn Thị Ngọc Hải.)
Giả dụ hồi đó, báo chí được đăng tải tin tức khắp nơi, họp báo, rồi đưa Mười Hương và đồng bọn không chịu chuyển hướng ra cho dân chúng coi, thử hỏi kết quả sẽ ra sao?
Tôi vẫn chưa tìm ra lời giải thích, tại sao ta lại phải giữ bí mật về những thành tích như vậy? Cộng sản Bắc Việt khi bắt được phi công Mỹ bị bắn rơi trên bầu trời Bắc Việt thì chúng mang người phi công bị trói tay ra sau lưng đi khắp phố phường cho dân chúng phỉ nhổ.
Thiệt thòi ấy không phải chỉ dành cho cá nhân Dương Văn Hiếu mà cho cả miền Nam.
Và sau này, Cách mạng nào dám đưa Dương Văn Hiếu ra xử tội và kết tù chung thân khổ sai vì trước đó Dương Văn Hiếu đã được vinh danh là chiến sĩ ngay cả là anh hùng diệt cộng?
Kẻ thù của chúng ta đã viết năm cuốn sách ca tụng, vinh danh Ngô Đình Cẩn và bọn Dương Văn Hiếu, còn người Quốc gia kết tội họ, nhục mạ họ, phỉ báng họ? Giữa Ngô Đình Cẩn và Thích Trí Quang, ai là người có công và người có tội đối với miền Nam? Ai đáng xử chém? Và ai chém ai?
Đã có một cuốn sách nào viết về họ không? Không. Hoàn toàn không. Ngoại trừ các cuộc phỏng vấn của ls Lâm Lễ Trinh trong Thức Tỉnh, 2007
Sau đây, người viết xin được trích dẫn một đoạn tâm trạng của một cán bộ cộng sản đã chuyển hướng cho thấy sự thành công của Đoàn Mật vụ Dương Văn Hiếu như thế nào:
“Tới khi khoanh vùng, cơ sở bị đánh tan tành xí quách, bám trụ trong dân không nổi nữa, phải bật lên núi. Bám núi, anh cán bộ vẫn chỉ đạo phong trào ở đồng bằng. Đối phương leo núi, cắt đường liên lạc, tiếp tế.. Lương thực cạn dần, liên lạc tắc nghẽn. Cuộc sống ngày một trờ thành vô nghĩa nếu cứ bám trụ trên núi cao, trong rừng sâu, quanh quẩn với cây rừng và khỉ đột. Hãy khoan nói tới những gì cao xa, cái bao tử này trước đã. (Chân vỗ đồm độp vào bụng mình mấy cái) Nó đòi hỏi phải được ưu tiên giải quyết trước hết. Hết gạo, hết lương khô, hết mọi thứ. Đói quá không tính thì chết đói. Không lẽ chết đói để giữ vững khí tiết người vô sản? (…) Đó, tình hình miền Trung như vậy, bối cảnh như thế-phần nào anh đã hình dung được những nét đặc trưng của phong trào, đặc ính của địa phương, đặc thù của tình hình. Tôi cùng một số đồng chí cũ, cũng là những cán bộ có trách nhiệm với đồng bào địa phương mình, cùng ở trong một cảnh ngộ: đầu hàng. (… )
Với thảm trạng não nề, ê chề như vậy, tới độ nào đó tự nhiên chất người biến đổi đưa tới phản ứng tâm lý dây chuyền không sao cưỡng lại được nữa, là dân oán ghét cán bộ, cán bộ oán trách |Đảng. Người ta cảm thấy mình bị phản bội. Thực tế sau đó là nhân dân có kết luận rằng: “cán bộ đi tới đâu gieo tang tóc tới đó” nên đồng bào dứt khoát “thò anh cán bộ nào ra, túm đầu anh đó, giao nộp cho nhà chức trách.”
(Trích Văn Tiến Mạnh “Nhà Văn bất đắc dĩ”, ngày 20/4/1995, dài 26 trang)
Xét về mặt quân sự, chúng ta phải cần bao nhiêu tiểu đoàn để vây và phá tan một cơ sở hậu cần của một quận? Và nếu vị sĩ quan VNCH nào đánh trận này phá trắng được một cớ sở của địch thì vị sĩ quan đó có được đề nghị để được thăng cấp ngay tại mặt trận không? Vấn đề thu phục lòng dân để dân tỉnh ngộ nghe theo cần bao nhiều thời gian làm công tác dân vận?
Vậy mà Đoàn công tác Mật vụ miền Trung đã khoanh vùng, rồi xóa trắng các vùng xôi đậu do cộng sản bám trụ suốt dọc miền Trung, nắm vững từ trước và sau Hiệp Định Genève đến nay. Tôi đã từng sống và quen thuộc các tỉnh miền Trung. Vậy mà sau 63, nhất là từ 66 trở đi, đi công tác từ Nha Trang ra Phan Thiết, phải dùng máy bay quân sự.
Họ đã được thưởng công gì|? Như thế nào? Bằng văn thư, Nghị định nào của Bộ Nội Vụ? Hay họ đã không nhận được bất cứ một lời khen thưởng trực tiếp nào của ông Ngô Đình Cẩn?
Chẳng hạn Mật vụ của Dương Văn Hiếu sau này được thưởng gì để khuyến khích họ là nhờ quỹ đen của TT Ngô Đình Diệm. Nhưng các nhân viên của ông Hiếu, trong suốt 9 năm trời phục vụ tận tâm cho guồng máy Mật vụ đem lại an ninh cho toàn khu 5 và các tỉnh lân cận thì họ được thăng thưởng chức vụ gì? Được hưởng tiền bạc ra sao? Chính bản thân Dương Văn Hiếu, chức vụ có thể ngang hàng giám đốc công an, nhưng không được cấp phát nhà chính phủ.
Đáng lẽ, phải cho họ đảm nhận các chức vụ quận trưởng hoặc phó quận trưởng các vùng đó thì mới xứng đáng công trạng của họ và gìn giữ an ninh vùng được lâu bền. Sự thiệt thòi ấy dù sao vẫn có thể chấp nhận được.
Nhưng khi chính quyền sụp đổ, như thời Đệ Nhất Cộng Hòa, họ bi coi là người của chế độ và bị trừng phạt nặng nề nhất.
Trong khi đó cả một guồng máy chính phủ, các lãnh đạo hàng Bộ trưởng thường phục vụ đắc lực cho chế độ thì lại được miễn trừ mọi trách nhiệm hình sự? Chẳng hạn, ông Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ có phải chịu trách nhiệm gì về cái chết của Ba Cụt không?
Sau đây, tôi xin tóm tắt danh sách các nhân viên Mật vụ bị ra tòa và bị Toà án cách Mạng xử phạt tù chung thân khổ sai.
Vụ xử Bọn Mật vụ Dương Văn Hiếu với 42 nhân chứng (có chỗ ghi 44).
Theo bài báo của ký giả Nam Đình, đăng trên nhật báo Thần Chung .
“Vụ xử là ngày thứ tư 26-6-1964 với Công Tố viên quen thuộc là Nguyễn Văn Đức. Vụ xử dựa trên sắc luật 4/64. Các nhân chứng là 42 người gồm bác sĩ, luật sư, giáo sư, nhân sĩ, nhà báo, thương gia bị bắt cóc, bị tra tấn cực hình, không khác nào tra tấn những tên tướng cướp, giết người. Tra tấn để rồi khảo của, xét nhà rồi lấy tiền, lấy vàng. Chúng bắt người đoạt xe hơi: chúng tước đoạt từ cái bốp phơi đựng tiền, đồng hồ … cho đến cặp mắt kiếng, chúng cũng lấy nốt. Không một báu vật nào trong nhà mà chúng chịu bỏ lại cho vợ con nạn nhân.
Sắc luật thiết lập tòa án Cách Mạng có dự bị những tội trạng “các việc tịch thu bất hợp pháp” “tra tấn và phạm trọng tội” “bắt giam trái phép”… mà hình phạt tối đa “không quyền giảm khinh” là án tử hình.”
Thật rất tiếc, nhà báo Nam Đình cũng không nêu tên hoặc danh sách 42 nhân chứng, nhưng chỉ nêu tên có một người là: Ông Phan Khắc Sửu. Sau này, tôi cũng không có cơ hội đọc các hồi ký của 42 nhân sĩ, nạn nhân của Ngô Đình Cẩn?
Sau đây, xin trích dẫn tiếp theo nội dung câu hỏi của Công Tố Viện hỏi bị can Dương Văn Hiếu:
“Ô. Nguyễn Văn Đức thay mặt Công tố viện, hỏi bị can Dương Văn Hiếu suốt 10 mười phút về danh từ ‘Công tác đặc biệt’:
— Tại sao không gọi, ví dụ ‘công tác chống Cộng’ hay công tác gì đó, chớ sao lại đặt ra danh từ “công tác đặc biệt”. Đặc biệt là nghĩa gì?
Hiếu lúng túng không biết đâu trả lời. Ông Chưởng lý hỏi tới nữa, Hiếu đáp: ‘Danh từ công tác đặc biệt đã có từ lâu rồi…’Ông chưởng lý như nói một mình: ‘Thảo nào! Những công tác đặc biệt thật là đặc biệt!’
Mỗi lần nhân chứng khai rồi, Ô. chánh thẩm day qua hỏi bị can:
— Bị can có nhìn nhận… không?Và mỗi lần hỏi vậy, các bị can đều trả lời: ‘hoàn toàn không có’.”
(Trích Nam Đình, ibid., nhật báo Thần Chung)
Kết quả Bản án Mật vụ/b>
Sau đó thì tòa tuyên án chỉ có 4 người đứng đầu. Tất cả nhân viên khác được tha bổng.
- Dương Văn Hiếu: chung thân khổ sai.
- Thái Đen tức Nguyễn Như Thái: Chung thân khổ sai. (Thật ra có hai Thái. Thái trắng, tức Lê văn Thái làm việc cho Trần Kim Tuyến).
- Nguyễn Thiện Dzai: Chung thân khổ sai.
- Phan Khanh: 10 năm khổ sai.
Theo sự tiết lộ sau này của Dương Văn Hiếu với luật sư Lâm Lễ Trinh, “bà quả phụ ông Đinh Xuân Quảng, vợ của một ông cựu Bộ Trưởng thời Bảo Đại thưa tôi đã tra khảo bà. Nhưng không có bằng chứng cụ thể.”
Cũng theo Dương Văn Hiếu, nếu tôi có giết ai thì sau này chắc chắn Mai Hữu Xuân đã “làm thịt” tôi rồi. Chính Mai Hữu Xuân cũng nới với Dương Văn Hiếu như thế. Tuy nhiên, tòa án Cách mạng do một thẩm phán dân sự chủ tọa. (Trong đó có đại tá Dương Hiếu Nghĩa làm thành viên.)
Nhưng chẳng bao lâu sau, năm 1964, chính phủ cho ba chiếc máy bay chở tất cả đám tù chính trị mật vụ, khoảng 40 người về đất liền. (Thật ra lệnh thả là do ông Trần Văn Hương ký giấy thả)
Việc kết án tù chung thân khổ sai rồi sau đó thả cho thấy đây hoàn toàn là một vụ án chính trị, không có căn bản pháp lý cũng như thủ tục tố tụng.
Ít lâu sau, Dương Văn Hiếu nhận được giấy của Phủ Đặc Ủy Trung Ương tình báo, tướng Nguyễn Khắc Bình, bến Bạch Đằng mời đến làm việc ở Phòng Nghiên cứu về tình báo.(Một cách cầm chân Dương Văn Hiếu giữ vai trò văn phòng, ngồi chơi xơi nước.)
Đó cũng là trường hợp của Đào Quang Hiển, từng là Giám đốc Nha Nội An Bộ Nội Vụ bị giam tù bảy tháng, sau cũng được điều về làm ở Phủ Đặc Ủy Trung Uơng tình báo với chức vụ Giám đốc Nha tổ chức dưới quyền của đại tá Lê văn Nhiêu, người của Nguyễn Khánh.
(Lâm Lễ Trinh, “Thức tỉnh. Quốc Gia & Cộng sản”, trang 425)
Những án tù khác
Xin tóm tắt vì những người này không nằm trong khuôn khổ Đoàn Mật Vụ Ngô Đình Cẩn. Trich lại nhan đề bài báo của Ký giả Nam Đình, báo Thần Chung như sau:
“Chúa Nhựt 18, Thứ hai 19-7-65. 13 nhân viên cao cấp trong Ngành Cảnh Sát Quốc Gia. Phạm tội bắt giam trái phép và Thủ tiêu 13 Nhà Ái Quốc: 10-6-1964.”
13 nhà ái quốc có tên sau đây:
- Nguyễn Phan Châu, tự Tạ Chí Diệp
- Huỳnh Hữu Thiện, tự Dư
- Huỳnh Thiện Tứ
- Nguyễn văn Tập, tụ giáo Tập
- Nguyễn Văn Danh
- Lê Hoài Nam, tự Trương Văn Kinh
- Vũ Tam Anh
- Lâm Hoàng Bá
- Trần Chí Tài
- Lý Tâm Nghiệp
- Tôn Thất Dương
- Nguyễn Bảo Toàn
- Phan Xuân Gia
Cuối cùng cũng chỉ xử kết án 4 án chung thân khổ sai. Còn được tha bổng hết.
4 án khổ sai gồm: Nguyễn Văn Y, Nguyễn văn Hay, Khưu Văn Hai và Trần Bửu Liêm. Còn tha bổng: Huỳnh Phước Bang, Lê Văn Thảo, Nguyễn văn Ngời, Nguyễn Thanh Huân, Nguyễn văn Hiếu, Võ Văn Chẻ và Võ Văn Dưỡng.”
Trong vụ án này, nó có một chi tiết đáng phải nói. Trước hết, xin trích lại bài báo của ký giả Nam Đình trên tờ Thần Chung như sau:
“Sau 4 tiếng đồng hồ nghị án, ông chánh thẩm Trần Minh Tiết và các ông phụ thẩm nhân dân và quân nhân phải trả lời nhiều câu hỏi để rồi đồng ý khép về tội “cố sát không dự mưu” nên cả 4 người mới khỏi chết.”
Lời bàn
Một đứa trẻ con cũng biết rằng vụ ám sát chính trị phải có lệnh từ trên và để thực hiện, phải có kế hoạch hẳn hoi.. Vậy mà tòa án cách Mạng đã bẻ quẹo đây là một vụ “cố sát không dự mưu” để tránh bản án tử hình cho các bị can?
Ai có thể tin được quyết định của ông Chánh Thẩm Trần Minh Tiết là xử đúng pháp luật?
Lại còn trường hợp Thiếu tá Đào Quang Hiển chẳng hiểu vì lý do gì được tha bổng? Bởi vì ra trước tòa, Khưu Văn Hai khai rằng, ông chỉ làm theo lệnh của Thiếu tá Đào Quang Hiển?
Kết Luận
Tôi đã sống trọn vẹn tuổi trẻ và tuổi trưởng thành của tôi giữa hai nền Đệ Nhất và nền Đệ Nhị Công Hòa. Tôi hiểu được phần nào những thành tựu cũng như những thất bại của cả hai. Tôi yêu mến và hãnh diện về nền Đệ Nhất Cộng Hòa và không thể nói khác được. Tôi để những lời thù hận chế độ ra bên ngoài tai vì tôi nhận ra càng ngày xu hướng chính trị nói chung cả người Mỹ lẫn người Việt đều nhận thức được đâu là sự thật và cái chết oan nghiệt của họ.
Nhưng có một điểm khác biệt sâu xa giữa hai chế độ ấy là: Lãnh đạo nền Đệ Nhất Cộng Hòa tuy non trẻ và thiếu nhiều kinh nghiệm, nhưng lý tưởng quốc giả, lòng yêu nước và lý tưởng phục vụ cao nơi những người như ông Diệm. Bên cạnh ông Ngô Đình Diệm là những người công chức gương mẫu, sống thanh bạch, đạo đức nghề nghiệp như cụ Quách Tòng Đức, ông Võ Văn Hải, ông Đoàn Thêm và những người cán bộ Mật vụ.
Đặc biệt, tôi nghĩ rằng phải trả lại công đạo cho những cán bộ cốt cán của nền Đệ Nhất Cộng Hòa đã bị xử oan sai cần được đánh giá lại. Công của họ thì nhiều mà tội thì không chứng cớ rõ ràng.
Chỉ cần so sánh hệ thống điệp báo giữa hai thời kỳ đủ rõ. Sau 1963, Phủ Đặc Ủy Trung ương tình báo do tướng Nguyễn Khắc Bình, với số nhân viên đông đảo, tiền bạc đầy đủ nào đã có những công trạng gì? Hay chỉ thấy, cán bộ cộng sản xâm nhập gần như công khai trong các trường học, trong một số chùa chiền và trong các cơ quan chính phủ! Việc khui ra ổ gián điệp Vũ Ngọc Nhạ, Huỳnh Văn Trọng trong Dinh Độc Lập đăng tải công khai trên báo chí là do CIA, nào phải công trạng của Phủ Đặc Ủy.
Nhìn lại những năm đầu của nền Đệ I Cộng Hòa, ít lắm thì đó là một xã hội có kỷ cương, có nề nếp, có trật tự. Nếu có điều gì phải hối tiếc nơi cá nhân tôi là đã có lúc tôi đã đánh giá cao Trần Kim Tuyến cả về nghiệp vụ cũng như về lòng trung thành của ông ta mà sau này tôi biết là mình đã lầm lẫn. Điều ấy cũng đúng cả trong trường hợp Dương Văn Minh nữa.
Nhưng sau này tôi đã không thể tìm thấy những điều tối thiểu ấy nơi các nhà lãnh đạo sau 1963 như các ông Dương Văn Minh, Nguyễn Khánh, v.v..
Tôi còn nhớ như in là sau cuộc cách mạng thành công, các tướng lãnh cho phép mở phòng trà, cho nhảy đầm. Bỏ bê Ấp Chiến lược mà không có một giải pháp chính sách nào thay thế.
Sự nhốn nháo và bất bình trong đám tướng lãnh của Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng ngay từ dầu mỗi ngày mỗi lộ ra không cần dấu diếm.
Cái chết của hai ông Diệm và Nhu thay vì giúp họ an tâm, đoàn kết lại với nhau lại là mầm mống chia rẽ họ. Sự chia rẽ ấy, người Mỹ biết hết mà không can thiệp. Mỹ lỏng tay cho Nguyễn Khánh làm chỉnh lý.
Rồi sự chia rẽ trở nên trầm trọng hơn khi Dương Văn Minh loại bỏ không có tướng Nguyễn Khánh và tướng Đỗ Cao Trí trong Hội Đồng Quân Nhân. Sau này nó sẽ là nguyên nhân của các cuộc chỉnh lý.
Đặc biệt, nhìn lại những việc làm của Dương Văn Minh đều là những việc làm tiêu cực cả. Cuộc đời làm chính trị của ông là vai trò bù nhìn trong nhiều trường hợp.
Lấy một thí dụ. Báo Chính Luận, ngày 8-5-1964 đưa tin như sau:
“Sắc lệnh bác đơn xin ân xá của Đông và Cẩn. Saigòn (VTX). Sáng 5-5-64, Trung tướng Dương Văn Minh, Quốc Trưởng VNCH đã ký một ngày hai sắc lệnh số 0006-QT/SL và số 0007-QT/SL bác đơn xin ân xá của Phan Quang Đông (đề ngày 28-3-64 và của Ngô Đình Cẩn đề ngày 23-4-64.”
Giết người Quốc Gia, nhưng lại thả tất cả các cán bộ cộng sản bị bắt trước 1963. Điều này không hiểu tại sao, dư luận báo chí không lên tiếng! Hành động này có khác chi một hành động “phản quốc”?
Hãy nghe Mười Hương nhận xét:
“Lực lượng đảo chánh của Dương Văn Minh lo thanh trừng phe phái của Diệm, không quan tâm số tù chính trị cũ, nên cho thả rất đông và rất dễ. Nguyễn Tư Thái (phụ tá Đoàn công tác đặc biệt miền Trung) sau này có nói, năm 1965, nghe Trần văn Hai — chủ sự phòng Thẩm vấn khối Cảnh sát đặc biệt — chửi bọn đảo chính chẳng làm ăn được gì cả, còn ăn đút lót để thả cán bộ cộng sản, và đã thả nhầm một cán bộ tình báo cấp quan trọng là Mười Hương. Hồ sơ của ông có nhận xét ở phiếu tóm lược:
“Đương sự ngưng hoạt động năm 1955, hơn nữa không gia nhập đảng cộng sản và đã bị giam giữ 6 năm.””
(Nguyễn Thị Ngọc Hải “Trần Quốc Hương, Người chỉ huy tình báo”, trang 155)
Tôi không hiểu ai là người đã làm hồ sơ giả như trên để có cớ thả Mười Hương?
Mười Hương đã được thả ngày 18 tháng 5-1964. Nghĩa là 6 tháng sau cuộc cách mạng lật đổ chế dộ Đệ Nhất Cộng Hòa. Khi được thả ra, Mười Hương còn cười vào mặt những kẻ đã thả ông bằng cách bịa chuyện như sau: “Tụi địch còn đùa: Nay, tụi này thả ông anh ra về kịp ăn sinh nhật cụ Hồ.”
Tôi thấy nhục thay cho Dương Văn Minh. Nhục thêm nữa khi nhin bức hình ông ta cúi gằm mặt như một tên tội đồ đến đài phát thanh để đọc lệnh đầu hàng.
© 2017 DCVOnline
VỤ HÀNH QUYẾT ÔNG NGÔ ĐÌNH CẨN
1\. Đại Tang – Sét Đánh Ngang Tai :
Sáng ngày 02/11/1963, một hồi chuông reo lên tại tư thất của ông Ngô Đình Cẩn. Đại uý Minh đón nhận cú điện thoại từ Đà Nẵng một cách khá miễn cưỡng. Từ phía bên kia, tướng Đỗ Cao Trí ngập ngừng, nói rời rạc: “Anh thông báo ngay cho Cậu biết, Sài Gòn vừa báo tin cho tôi hay là Tổng Thống và ông Cố Vấn chánh trị đã tự tử chết rồi. Tôi không hiểu ra sao nữa!?”.
Đại uý Minh thất thần, run run hỏi đi hỏi lại cái tin sét đánh ngang tai đó. Tướng Trí phải xác nhận một lần nữa: “Sài Gòn vừa báo cho tôi hay như vậy!”. Lúc đó, đại úy Minh (quản gia) mới tin đây là một sự thật khá phũ phàng ngoài sức tưởng tượng.
Khi nhận được hung tin này, ông Cẩn vẫn không tin và lẩm bẩm: “Làm gì có chuyện động trời như vậy.”. Ngay sau đó, ông chỉ thị cho đại uý Minh liên lạc gấp cha Thuận (Nhà dòng Cứu Thế). Khoảng 1 giờ 30 trưa thì đại úy Minh được lệnh ông Cẩn gọi lại tướng Trí và mời tướng Trí ra gấp Huế để tường trình sự viê.c.
Khoảng 3 giờ chiều ngày 02 tháng 11, quân Cách Mạng do thiếu tá Tuấn đem xe thiết giáp vây nhà ông Ngô Đình Cẩn (Phú Cam / Huế). Tình hình lúc này khá ngột ngạt, ông Cẩn đã mất tinh thần và dao động cực đô. Dù bên cạnh ông vẫn còn một số người thân tín như ông Minh, ông Trọng, ông Độ, và ông Đào Quang Hiển (Giám Đốc Nha Công An Trung Phần).
Sau đó, ông Cẩn bèn chạy trốn trong một nhà dòng Chúa Cứu Thế. Qua ngày hôm sau, tướng Trí gọi điện thoại cho biết ông sẽ ra Huế với tư cách đại diện cho Hội đồng Quân Nhân Cách Mạng. Lúc đó, ông Cẩn bắt đầu lâm bệnh, mặt mày hốc hác, và thất thần. Ông luôn xúc động trước cái chết của hai ông anh Diệm/Nhu. Gặp ai, ông cũng thều thào thất thần một cách thểu não “Thôi hết rồi! buồn quá .”.
Tình hình Huế lúc đó bắt đầu sôi động, các cộng sự viên cũ của ông Cẩn lần lượt bỏ chạy qua phe Cách Mạng. Chiều ngày 3/11, tướng Trí đã vào tới Huế để tiếp kiến ông Cẩn. Trước khi gặp tướng Trí, ông gọi
một cộng sự viên tên T. thân tín dặn dò: “Chiếc bao bố ném ở dưới gầm giường … trong đó có 24 kí lô vàng. Chiếc valise gồm một số gia bảo và quý vật …mày lo liệu giữ gìn không thì tụi nó lấy hết. Số bạc mặt tao vẫn để trong tủ . . . Mày cứ trao cho Trí giữ hộ … Cứ trao cho Trí không sao đâu ..”.
Cuối cùng thì tướng Trí đã đến. Ông Cẩn vẫn nằm vắt chân chữ ngũ, và mắt đỏ hoe vì khóc. Tướng Đổ Cao Trí vẫn niềm nở và trọng vọng ông Cẩn như ngày xưa. Tướng Trí mở lời:
“Hội đồng Quân Nhân Cách Mạng ủy nhiệm con đến đây để thưa lại với Cậu, Tổng thống và ông Cố Vấn chết là do tai nạn ngoài ý muốn của các tướng lãnh. Chuyện đã xảy ra như vậy bây giờ biết làm thế nào đươ.c. Con cũng xin thưa với cậu, Hội đồng Quân Nhân Cách Mạng kính mời Cậu tham gia và xin mời cậu đứng trong thành phần của Hội Đồng”.
Ông Cẩn yên lặng nhìn mọi người trong phòng. Tướng Trí suy nghĩ một chút rồi lại nói tiếp: “Việc đã xảy ra như vậy thì thế nào, Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng cũng sẽ áp dụng một số biện pháp đối với cậu như tịch biên tài sản . con nghĩ Cậu nên tính xem thế nào … Cậu có thể đưa cho con giữ hộ”.
Trò chuyện một chút, tướng Trí đem ra bao bố vàng và valise để lên xe Jeep. Sau đó, đoàn xe của tướng Trí từ từ rời khỏi nhà dòng.
Ít ai biết rằng, ngày 02/11 chính là ngày sinh nhật của ông Ngô Đình Cẩn! Lịch sử thật trớ trêu. Ngày 02/11 lại chính là ngày đại tang của hai anh trai của ông!
Các Linh Mục Nhà Dòng Cứu Thế đã đến Tòa Lãnh Sự Mỹ ở Huế xin tỵ nạn cho ông Cẩn nhưng không được, vì theo luật quốc tế chỉ có Tòa Đại Sứ mới có quyền cho tỵ nạn mà thôi. Ông Lãnh Sự John Helble xin lệnh Tòa Đại Sứ và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Lúc đầu, toà Tòa Đại Sứ dè dặt chấp thuận, nhưng sau đó ông Cẩn ra điều kiện đem theo thân mẫu (cụ bà Ngô Đình Khả). Sau đó, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ra chỉ thị Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ (ở Huế) không cho ông Cẩn tỵ nạn.
2\. Vào Sài Gòn 10 giờ 45 sáng ngày 05/11, tướng Trí được lệnh của Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng đưa ông Cẩn về Sài Gòn cùng với cụ bà Ngô Đình Khả (thân mẫu ông Cẩn). Ông Lãnh Sự Helble kể lại: “Tôi được cho biết là sẽ đưa ông Cẩn ra khỏi nước.?”. Tướng Trí, một người sĩ quan Mỹ và một số sĩ quan Việt Nam Cộng Hoà tháp tùng ông Cẩn và thân mẫu lên máy bay đi vào Sài Gòn. Hạ cánh Tân Sơn Nhứt, thay vì gặp một viên chức tòa Đại Sứ như đã hứa, nhưng nhân viên CIA Lucein Conein đón bắt ông Cẩn ngay và giao cho quân Cách Mạng giam giữ tại khám đường Chí Hòa.
Trong lúc chiếc máy bay chở ông Cẩn đang bay, thì Đại Sứ Lodge gọi về Hoa Thịnh Đốn báo tin là Tướng Đôn hứa sẽ cho ông Cẩn được xử án một cách phân minh và công bằng, bởi vậy ông quyết định giao ông Cẩn cho phe Cách Mạng. Ông CIA Lucein Conein kể là Đại Sứ Lodge dặn: “Tôi sắp xếp chuyến bay đặc biệt này và ông phải giải giao người trên phi cơ này cho quân Cách Mạng”.
Ông Cẩn được nhốt trong khám Chí Hòa cho đến ngày 20/04/1964. Vào ngày này, ông Cẩn phải ra toà án Cách Mạng. Ngồi ghế chánh án là Đại tá Đặng Văn Quang .Luật sư bào chữa cho ông Cẩn là Võ Văn Quang. Đại tá Đặng Văn Quang vốn là con đỡ đầu của thân mẫu đức cha Nguyễn Văn Thuận/chị ruột ông Cẩn). Nhân chứng tố cáo ông Cẩn là bà vợ của ông Nguyễn Đắc Phương. Ông Phương bị người của ông Cẩn xô té từ trên lầu cao trước đây.
Toà tuyên án tử hình ông Cẩn với đủ thứ tội như: thủ tiêu người ở Chín Hầm, tổ chức ám sát, bắt người vô cớ, buôn thuốc phiện, và làm thiệt hại kinh tế quốc gia. Trước toà, ông Cẩn nói: “Tôi quân sự không biết, hành chánh không biết, học tầm thường thì làm sao ra lệnh cho ai được”.
Bốn ngày sau khi tuyên án, ông Cẩn đệ đơn xin ân xá.
Hai ngày sau đó, Quốc Trưởng Dương Văn Minh bác đơn ân xá. Tướng Nguyễn Khánh, đại sứ Cabot Lodge có xin ân xá giùm nhưng không được chấp thuâ.n.
3\. Ra Pháp Trường Ồ Buổi sáng ngày ông Cẩn ra pháp trường, con gái bà Ấm (cháu gọi ông Ẩn bằng cậu) được phép vào tận trong phòng giam thăm với sự hiện diện của nhân viên coi tù. Chị giơ năm ngón tay ra hiệu cho ông Cẩn (có nghĩa là 5 giờ chiều sẽ bị xử tử). Ông Cẩn khẽ gật đầu. Còn cô cháu gái thì khóc lóc lu bù, và không tiếc lời nguyền rủa những ai phản phúc với ông Cẩn. Ông Cẩn thì vẫn điềm đạm nói với cô cháu gái: “Không có gì đáng buồn mà phải khóc lóc. Làm chính tri. là phải như thế. Cậu không có gì oán thán hết. Làm chính trị thì phải biết sẽ có ngày như thế này”.
Buổi chiều khoảng 5 giờ, các viên chức đã có mặt đầy đủ gồm có đại tá Trang Văn Chính, Giám Đốc Cảnh Sát Đô Thành, trung tá Nguyễn Văn Đức, Ủy viên Chính Phủ, luật sư Võ Văn Quang, bà Ấm, chị ruột của ông Cẩn và các viên chức cấp thấp cùng một tiểu đội hành quyết.
Tại trại giam Chí Hòa, người ra bắt đầu đưa ông Cẩn ra pháp trường. Các nhân viên trại giam phải xóc hai vai dẫn ông đi vì ông Cẩn đi đứng không nổi (do bị bệnh sưng khớp, người ông gần như bị tê liệt). Ông cố
gắng bình thản nói với chị ông và các cháu (trong đó có bà Trần Trung Dung: “Không việc gì phải khóc lóc hay chửi rủa ai. Cứ cầu nguyện cho người ta. Cậu làm chính trị thì đã nghĩ đến ngày phải như thế này”.
Đại tá Chính và mấy người khác lên tiếng chào ông. Ông Cẩn cúi đầu đáp lễ: “Xin chào các ngài”. Khi bị trói vào cột giữa sân bóng đá của khám Chí Hòa, ông vẫn thản nhiên như không có chuyện gì xảy ra. Ông đứng hơi nhón gót, mặc áo dài đen, mặc quần trắng, và đeo kiếng trắng. Rồi ông từ chối bị bịt mắt. Nhưng trung tá Đức, ủy viên Chính Phủ, nói: “Đây là luật lệ bắt buộc như vậy”. Ông Cẩn đành chịu, ông cũng không quên lên tiếng xin mọi người tha thứ cho ông. Cha Thính, nhà dòng Cứu Thế đã đọc kinh lạy cha cứu rỗi linh hồn ông Ngô Đình Cẩn “Xin cho chúng tôi hàng ngày dùng đủ. Và tha tội chúng tôi như chúng tôi cũng tha kẻ có nợ chúng tôi”. Luật sư Võ Văn Quang cũng tiến đến nói vài lời tiễn biệt cuối cùng và xin ông Cẩn cặp kiếng để làm kỷ niê.m.
Không khí thật trầm buồn và căng thẳng trong nỗi thê lương. Tiểu đội hành quyết (đứng cách khoảng 15 mét) được lệnh lên đạn sẵn sàng. Tất cả mọi người đều ngấn lệ, nghẹn ngào giây phút tử biệt sinh ly.
Rồi một loạt súng nổ, ông Cẩn đã trở về cõi thiên cổ!
Đầu ông gục xuống, lắc lư, máu ở ngục tuôn ra xối xa? làm ướt chiếc quần trắng. Một đại uý xạ thủ tới rút súng Colt bắn vào đầu ông Cẩn phát súng ân huệ.
Sau đó, xác ông Cẩn được tháo dây trói, phủ tấm vải trắng và đặt trên băng ca để khiêng trở lại khám đường. Người chi. ông (bà Ấm) khóc rưng rức khi đi theo đoàn nhân viên coi tù khiêng băng ca. Nhìn tấm vải trắng loang lổ đầy máu, bà lại càng chảy nước mắt giàn giụa trên hai gò má!
Ông Ngô Đình Cẩn (Báo chí VNCH thời sau gọi ông là Lãnh Chúa Miền Trung hay Bạo Chúa Miền Trung) bị xử tử ngày 9 tháng 5 năm 1964, tức 1 năm 1 ngày sau ngày nổi dậy biểu tình của Phật giáo tại Huế.
Xác ông được gia đình ông bà Trần Trung Dung đem về chôn ở nghĩa trang Bắc Việt Tương Tế (Chùa Phổ Quang cạnh Bộ Tổng Tham Mưu) với sự đồng ý của thượng tọa Thích Trí Dũng, trụ trì chùa này.
Báo Anh, Mỹ đánh giá cố Đại tướng VNCH Trần Thiện Khiêm ra sao?
Đại tướng Việt Nam Cộng Hòa Trần Thiện Khiêm mới đây đã qua đời vào ngày 24 tháng 6 năm 2021 tại California, Hoa Kỳ, hưởng thọ 95 tuổi.
Sinh năm 1925, ông Khiêm từng giữ vai trò quan trọng trong các cuộc đảo chính tại Sài Gòn trong những năm 1963 đến 1964.
Ông là một trong 5 sĩ quan được phong cấp Đại Tướng trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Đại tướng Trần Thiện Khiêm giữ chức vụ đứng đầu Bộ Quốc Phòng và Thủ Tướng Việt Nam Cộng Hòa trong thời gian lâu nhất – sáu năm.
Ông đã cùng với Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu rời khỏi Việt Nam vào chiều tối ngày 25 tháng 4 năm 1975 để đến Đài Loan và sau đó sang Mỹ.
Báo Anh The Telegraph ngày 29/6 có bài tưởng nhớ, viết:
“Được CIA mô tả là “một người đầy tham vọng và một con sói đơn độc”, vào tháng 11 năm 1960, với tư cách là tướng của Sư đoàn 21 Bộ binh, Khiêm chỉ đạo quân đội cứu Tổng thống Ngô Đình Diệm khỏi một âm mưu đảo chính. Kết quả là ông Diệm đã bổ nhiệm ông làm Tham mưu trưởng Liên quân và ông trở thành nhân vật quyền lực trong chính trường miền Nam Việt Nam.
“Vào đầu năm 1963, ông đã ngăn chặn một nỗ lực đảo chính khác, nhưng năm đó việc Diệm thiên vị người Công giáo và đàn áp Phật tử chiếm đa số dân của miền Nam, dẫn đến bạo lực bùng lên làm tổn hại quan hệ với Hoa Kỳ. Vào ngày 1 tháng 11, Khiêm cùng với các tướng lĩnh hàng đầu khác, tiến hành một cuộc đảo chính với sự hỗ trợ của CIA. Ông Diệm và em trai là Nhu ban đầu trốn thoát, nhưng bị bắt lại vào ngày hôm sau và bị ám sát.”
Tờ Daily Telegraph nhắc lại vào tháng 1 năm 1964, ông Khiêm, người đã cảm thấy bị đứng ngoài cuộc sau cuộc đảo chính, đã tham gia vào một cuộc đảo chính khác do một tướng bất mãn tương tự là Nguyễn Khánh cầm đầu.
“Vào tháng 9 năm 1964, ông dính líu đến một âm mưu đảo chính bất thành và bị đưa đi “lưu vong danh dự” với tư cách là đại sứ tại Hoa Kỳ và sau đó là Đài Loan.
“Ông Khiêm cũng dính líu, mặc dù từ xa, trong nhiều lần đảo chính khác, và rồi trở về Sài Gòn vào tháng 5 năm 1968 sau khi Nguyễn Văn Thiệu được bầu làm tổng thống. Ông Khiêm làm Bộ trưởng Nội vụ, rồi Phó thủ tướng và cuối cùng là Thủ tướng từ tháng 9 năm 1969.”
Còn bài báo ngày 2/7 trên báo Mỹ The New York Times nhận định về giai đoạn này:
“Là cánh tay phải của Tổng thống Thiệu, Tướng Khiêm đã thẳng tay đàn áp các đối thủ của chế độ và gạt sang một bên những người ủng hộ đối thủ không đội trời chung của ông Thiệu, Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ. Tướng Khiêm là người thực thi chính sách cứng rắn nhất của chính phủ và là con cưng của Đại sứ quán Hoa Kỳ.”
Tờ báo Mỹ viết tiếp:
“Năm 1969, ông được Tổng thống Thiệu, một người bạn thân, khen thưởng với hai lần thăng cấp – vào tháng Ba lên Phó Thủ tướng, và vào tháng Tám lên Thủ tướng. Là một vị tướng bốn sao, ông cũng là sĩ quan quân đội cấp cao nhất của đất nước.”
Theo bài ngày 2/7 của The New York Times, “Khi nạn tham nhũng phát triển mạnh ở miền Nam Việt Nam, ông Khiêm đã đưa họ hàng vào những công việc béo bở trong cơ quan hành chính dân sự. Như các nhà điều tra và báo chí Mỹ đưa tin, ông đã bổ nhiệm hai anh em vào các chốt hải quan để họ kiếm lợi nhuận từ việc buôn lậu ma túy và các hàng lậu khác tại sân bay Tân Sơn Nhứt của Sài Gòn và các cảng. Một người anh rể trở thành đô trưởng Sài Gòn; một người họ hàng khác trở thành giám đốc cảnh sát quốc gia.”
“Khi lạm phát tăng cao, ông Khiêm đưa ra các biện pháp thắt lưng buộc bụng về kinh tế và các nỗ lực bình định lớn hơn. Năm 1971, ông khẳng định rằng 90 phần trăm dân số đang sống trong tình trạng an ninh tương đối. Nhưng trong vòng một năm, đối mặt với sự phản kháng ngày càng tăng của dân chúng, chính phủ đã bãi bỏ hầu hết các cuộc bầu cử và nói rằng các quan chức địa phương, từ lãnh đạo tỉnh đến trưởng ấp, sẽ được chế độ bổ nhiệm.”
Bài của The New York Times kể lại:
“Trong bài phát biểu trên đài phát thanh và truyền hình ngày 2 tháng 4 năm 1975, ông Khiêm nói với quốc dân: “Trong hai tuần qua, chúng ta đã bị thương vong nặng nề chỉ vì mất tự chủ và không giữ trật tự. Tôi khẳng định quyết tâm của chính phủ trong việc bảo vệ phần lãnh thổ còn lại của miền Nam Việt Nam và chiếm lại toàn bộ lãnh thổ đã mất vào tay Cộng sản”.
“Nhưng hai ngày sau, ông Thiệu thông báo rằng ông Khiêm đã bị sa thải. Bản thân ông Thiệu từ chức vào ngày 21 tháng 4, dẫn đến sự sụp đổ cuối cùng 9 ngày sau đó.”
“Sau khi dừng chân ở Đài Loan, ông Khiêm đến Hoa Kỳ, là một trong những người giàu nhất trong số 200.000 người Việt tị nạn. Tờ Chicago Tribune viết vào năm 1979, “Khiêm, người sẽ không bao giờ phải làm việc nữa, sống với vợ trong một ngôi nhà sang trọng ở ngoại ô Virginia, và họ sở hữu một ngôi nhà thứ hai ở miền nam nước Pháp.”
The New York Times ghi nhận: “Tướng Khiêm tránh tranh cãi bằng cách giữ thái độ khiêm tốn và hầu như không phỏng vấn.”
“Không giống như nhiều người đồng hương, ông Khiêm dường như đã tích lũy đủ tiền để tận hưởng một cuộc sống mới kín đáo nhưng thoải mái ở Mỹ. Ông mất tại San Jose, California, 46 năm sau.”
Báo Anh The Telegraph hôm 29/6 nói:
“Không giống như nhiều người tị nạn miền Nam Việt Nam, dường như ông đã trốn thoát với các nguồn lực để sống thoải mái khi sống lưu vong. Năm 1977, ông được một tờ báo Mỹ cho là “một người giàu có, san sẻ thời gian giữa châu Mỹ và châu Âu”.”
Ông Trần Thiện Khiêm, Thủ tướng miền Nam Việt Nam, sinh ngày 15 tháng 12 năm 1925. Ông mất ngày 24 tháng 6 năm 2021, thọ 95 tuổi.
Đọc thêm: |
|
Chú tôi, đại tá Albert Phạm Ngọc Thảo qua hồi ức của gia đình |
|
Tác giả Huỳnh văn Lang và “Việt Sử Khai Tâm”
|
|
Vanchuongviet | |
Dưới thời đệ I Cộng hoà, nhà văn Huỳnh văn Lang được giới chánh trị và hành chánh công quyền biết đến nhiều vì ông đã đảm nhiệm chức vụ Giám đốc Viện Hối đoái Quốc gia, trực tiếp dưới quyền của Tổng thống Ngô đình Diệm, lại là Bí thư Liên kỳ bộ Nam Bắc việt của Đảng Cần Lao, làm việc trực tiếp với Cố vấn Ngô đình Nhu. Về Giáo dục ông dạy học tại Đại học Sư phạm Saigòn, hội trưởng hội Văn hoá Bình dân và điều hành một hệ thống trường Bách khoa Bình dân trên những thành phố và tỉnh thị. Năm 1957 ông cùng một nhóm thân hữu chủ trương tờ “Tạp chí Bách khoa” và làm chủ nhiệm kiêm chủ bút tờ báo nầy cho đến 1963 là năm mà chế độ Ngô đình Diệm sụp đổ. Ông bị nhóm tướng lãnh trong Hội đồng Cách mạng bắt giam vì bị buộc tội làm kinh tài cho gia đình họ Ngô. Không có bằng cớ kết tội, được thả ra vào năm 1966. Ông Huỳnh văn Lang xoay qua hoạt động về lãnh vực tài chánh và thương mãi và ông đã thành công trên địa hạt nầy. Cuốn “Nhân chứng một Chế độ” mà ông đã hình thành trong thời gian bị giam giữ tại tù Tam hiệp Biên hòa đã được Hội Văn bút V.N. chấm đạt giải nhứt vào năm 1972. Trong vòng 5 năm trở lại đây, ông Huỳnh văn Lang xuất bản nhiều tập Hồi ký như “Cờ Bạc” (1998) dày khoảng 270 trang, đề cập đến các thú vui chơi ở miền Nam như “đá cá, đá gà, đánh phé…”, “Chuyện đường rừng” (1999), dày khoảng 520 trang khổ lớn, kể lại những kinh nghiệm bản thân về thú săn bắn, nhứt là săn bắn cọp dữ trong các bản làng ở Cao nguyên, “Nhân chứng một Chế độ” dày khoảng 1500 trang (2000). Đây là hồi ký chánh trị kể lại nhiều bí ẩn lịch sử trong thời đệ I và đệ I I Công hoà, giúp đọc giả biết thêm nhiều điều mới lạ về cá tính của TT Diệm, Cố vấn Ngô đình Nhu, về tướng Trần thiện Khiêm, về Đại tá Phạm ngọc Thảo mà cho đến nay khuôn mặt nầy vẫn còn là một ẩn số. Và mới đây ông xuất bản tập biên khảo “Công chúa Sứ giả” (2004), dày 261 trang, viết về lịch sử, đề cập đến những cô Công chúa được gả đi cho các nước lân bang vì mục đích chánh trị như Công chúa Huyền Trân, Công chúa Ngọc Vạn… Tác phẩm mới nhứt là cuốn “Có những sự kiện lịch sử cần phải xem lại” được ông gọi là “Việt Sử Khai Tâm”, dày khoảng 332 trang (xuất bản năm 2004). Đây là tác phẩm mà người viết muốn được giới thiệu nhiều đến quý đọc giả, nhứt là những vị thường quan tâm đến những đề tài lịch sử. Hồi còn theo học ban cử nhân văn chương Đại học Văn khoa Huế (1962-66), Giáo sư Phạm việt Tuyền và giáo sư Thanh Lãng thường bắt các sinh viên thuyết trình về các nhóm văn học như “nhóm Sáng tạo” với Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền, Doãn quốc Sĩ; “nhóm Bách khoa” với Huỳnh văn Lang. Võ Phiến, Nhguyễn hiến Lê; “nhóm Văn hoá Ngày nay” với Nhất Linh, Nhật tiến, Duy Lam; ‘nhóm Nhân Loại với Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc; “nhóm Quan Điểm với Nghiêm xuân Hồng, Vũ khắc Khoan, Mặc Đỗ…Và tôi được biết đến ông Huỳnh văn Lang với nhóm Bách khoa của ông từ dạo đó. Nhưng phải nói là ấn tượng của tôi có về con người nầy do bác Trần xuân Minh sắp xếp qua những cuộc tiếp xúc trực tiếp khi ông có dịp ghé San José là những ấn tượng đẹp khó mà quên được. Quả thật ông là người đang đuổi bắt thời gian một cách hối hả. Với tuổi đời trên 80, ai cũng mong tìm thú tiêu dao, chơi đùa cùng cháu chắt, thế mà ông lại miệt mài trong sách vở, làm việc bất kể giờ giấc để hoàn thành cho được tập “Việt Sử Khai Tâm” mà ông đã để hết tâm huyết của mình vào đó như là lời nhắn gửi lớp trẻ ở hải ngoại đừng bao giờ quên nguồn cội của mình: “…người viết còn có tham vọng đọc lại và kể lại cho con cháu thế nào mà chúng vừa lĩnh hội được vừa chấp nhện được. Vì có như thế mới mong chúng tiếp tục truyền đạt dài dài cho nhiều thế hệ mai sau nữa. Cái tham vọng đó bắt buộc người viết phải chọn một hình thức trình bày sao cho thích nghi, tức là hình thức kể chuyện, không hư cấu mà cũng không giáo khoa, nguyên tắc chỉ đạo là hợp tình và nhứt là hợp lý”. (HVL, “Việt Sử Khai Tâm”, Hoa kỳ, 2004, tác giả xuất bản, tr. 22). Trong ngành nghiên cứu sử, đề tài liên quan đến thượng cổ sử quả thật là địa hạt mà ít ai muốn bước vào. Từ khi trường Đại học Văn khoa Saigòn mở cấp cao học và cho tới khi có khóa tiến sĩ sử học đầu tiên (1972-75), với bảy nghiên cứu sinh (Tạ chí Đại trường, Trương ngọc Phú, Đỗ phan Hanh, Nguyễn hữu Hùng, Nguyễn văn Tích, Trần nguyên Khôi, Lê đình Cai) thì không có một đề tài luận án tiến sĩ nào liên hệ đến giai đoạn cổ sử cả. (đa phần viết về cận đại sử và hiện đại sử). Nói như vậy để thấy là viết về thời thượng cổ sử hay giai đoạn hình thành đầu tiên của quốc gia chúng ta là điều không dễ dàng gì vì nó còn ở trong vòng tối tăm của sử liệu và ở trong khối mịt mù của huyền thoại. Lại nữa, viết như thế nào? đối tượng người đọc là ai? Một công trình biên khảo sử mang tính hàn lâm chắc chắn là “khô khan” và khó đọc đối với đại chúng, nhưng lại rất cần cho các nhà nghiên cứu. Còn viết cho đại chúng phổ thông mà vẫn khăng khăng sữ dụng những ngôn từ chuyên môn thì làm sao đọc giả có thể lĩnh hội được dễ dàng trong khi mục đích của ngành sử học là giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ hiện nay và mai sau. Ông Huỳnh văn Lang đã thấy rõ yếu tố nầy trong tác phẩm “Việt Sử Khai Tâm” của ông. Trước đây, hồi còn đi học, chùng tôi có thể làm quen với các tác phẩm sử nói về nguồn gốc dân tộc Việt, về sự hình thành của xứ Văn lang đầu tiên trên tiến trình dựng nước và giữ nước, như “Việt Nam Sử Lược” của cụ Trần trọng Kim, “Quốc hiệu nước ta” (?) của GS Bửu Cầm, “Việt nam thời khai sinh” củ L.M. Nguyễn Phương…Dĩ nhiên khi có trình độ Hán ngữ cao, sinh viên được khuyến khích tìm đọc “Việt sử Tiêu án, từ Hồng bàng đến ngoại thuộc nhà Minh” của Ngô thời sĩ; “Đại việt Sử ký Toàn thư” của Ngô sĩ Liên và các sử thần đời Lê; “Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục” của Quốc Sử Quán triều Nguyễn. Nếu biết ngoại ngữ người sinh viên có thể tiếp cận thêm với các tài liệu tiếng Anh và tiếng Pháp. Tuy thế, những tài liệu sử nói trên không phải dễ đọc (dù là viết bằng tiếng Việt) vì đa phần các tác phẩm đó đều mang tính hàn lâm của các công trình nghiên cứu, ít có một tác phẩm nào nhằm viết dưới dạng kiến thức phổ thông cho đại chúng tìm hiểu. Ở hải ngoại sách sử viết về thời đại lập quốc của chúng ta càng hiếm hoi hơn, chỉ có cuốn sách “Lịch sử dân tộc Việt nam” của GS Phạm cao Dương (quyển I “Thời kỳ Lập quốc” , Truyền thống Việt, xuất bản tại Hoa-kỳ năm 1987), nhưng mang tính hàn lâm cao, nên ít phổ biến trong đại chúng. Bây giờ ông Huỳnh văn Lang đang đáp ứng nhu cầu đó qua “Việt sử Khai tâm” mà người viết vừa đề cập đến. ” Có những sự kiện lịch sử cần phải xem lại” (Việt sử Khai tâm) được ông Huỳnh văn Lang trình bày thành 8 chương, đề cập đến mốc giới năm 2195 trước Công nguyên với sự xuất hiện của xứ Giao chỉ (chương I), tìm hiểu dân tộc Việt nam thuộc chủng tộc nào? (chương II), giới thiệu về nước Văn Lang với vua Hùng dựng nước (chương III), kế đến là nước Âu Lạc dưới thời Thục An Dương vương (chương IV), rồi nước Nam việt dưới thời Bắc thuộc lần thứ nhất (chương V), thời Trưng vương nước Giao chỉ (chương VI), qua nước Vạn Xuân dưới thời Bắc thuộc lần thứ hai (chương VII), cuối cùng là giới thiệu đến nước Nam việt dưới thời Bắc thuộc lần thứ ba (chương VIII) và kết thúc ở mốc giới 939 là năm Ngô Quyền xưng là Nam Việt vương và đóng đô ở Cổ Loa thành. Nhìn chung “Việt sử Khai tâm” là một tác phẩm viết về lịch sử thời kỳ dựng nước hay nói khác đi là thời kỳ khai sanh của nước Việt nam ngày nay. Lối văn được sữ dụng trong VSKT là lối văn phổ thông, dễ hiểu, thích hợp với trình độ giới trẻ hải ngoại, nếu thế hệ nầy chịu khó trau dồi tiếng Việt. Tác giả VSKT tránh dùng những từ ngữ có tính bác học hay lối viết hàn lâm của những nhà nghiên cứu học hay lối viết hàn lâm của các nhà nghiên cứu nên tôi nghĩ cuốn sách nầy dễ được đại chúng đón nhận nhiều hơn. Mặc dù nhà văn Huỳnh văn Lang trong “Lời nói đầu” đã khiêm tốn tự xác định “người viết không phải là nhà văn, lại càng không phải là sử gia, chỉ là một người đọc sử…” (HVL sđd, tr 19). nhưng khi đọc xong tác phẩm VSKT, không ai có thể phủ nhận được kiến thức uyên bác của tác giả cũng như phương pháp làm việc rất là khoa học trong việc lý giải những nghi vấn của lịch sử (sẽ đề cập ở phần sau). Một đặc điểm mà ai cũng thấy là tác giả đã viết tập sách nầy với lòng yêu nước thiết tha và mong ước con cháu phải ghi nhớ về nguồn cội của chính mình dù bây giờ đang sống lưu lạc trên quê người. Nếu phải đề cập đến những khám phá hay những lý luận để giãi trình những vấn đề còn nghi vấn trong giai đoạn hình thành đầu tiên của lịch sử Việt tộc trong “Việt sử Khai tâm”, chắc chắn bài báo ngắn ngủi nầy không thể bao gồm hết được, người viết chỉ xin nêu lên vài điểm chính nổi bật trong toàn bộ công trình tìm tòi của tác giả. 1. Mốc giới 2195 trước Công nguyên và xứ Giao chỉ: tác giả HVL căn cứ vào bộ Ngũ kinh của Khổng Phu Tử (551-479tcn), nói đúng là căn cứ vào cuốn Kinh Thư (phần nói về Hạ Thư) để đặt mốc giới cho sự hình thành của xứ Giao chỉ là vào năm 2195 t.c.n (việc tác gỉa trình bày tựa đề của chương I buộc độc giả phải hiểu như thế). Khi đọc hết chương I nầy, tôi vẫn thấy mốc giới 2195 t.c.n chưa thể là mốc giới hình thành đầu tiên của Xứ Giao Chỉ, vì theo phần Hạ Thư trong cuốn Kinh Thư, thì nhà Hạ cai trị từ năm 2195-1763 t.c.n, và phần nầy có đề cập đến một vùng đất ở phương Nam, gọi là Giao Chỉ (hiểu theo nghĩa nơi chỉ toàn dấu vết của rắn Giao Long. Giao là nói đến rắn Giao Long, còn Chỉ có nghĩa là dấu vết). Nhà Hạ khởi nghiệp từ 2195 t.c.n, nhưng nếu cho rằng Giao Chỉ cũng ra đời vào mốc giới đó thì chắc là phải suy nghĩ lại. Tuy vậy người viết rất đồng ý với tác giả VSKT khi ông cho rằng “Giao Chỉ là vùng đất đầy rắn Giao Long, không phải là một dân tộc có đặc điểm riêng biệt ở hai ngón chơn cái” (HVL,sđd, tr. 27) như cụ Trần trọng Kim trong “Việt nam Sử lược” đã ghi theo tài liệu trong bộ sử Thông Điển của Đỗ Hựu đời Đường (735-812 sau công nguyên) như sau:” Chỉ biết rằng người VN ta trước có hai ngón chơn cái giao lại với nhau, cho nên người Tàu mới gọi ta là Giao Chỉ” (TTK, Việt nam Sử lược, nxb Tân việt, Saigòn, 1964 tr,17). 2. Nguồn gốc dân tộc Việt là đâu? (chương II). Tác giả VSKT sau khi đọc lại sử sách và ghi nhận có ba giả thuyết về dân tộc Việt: – Dân Việt lai Hán tộc đến 70, 80%. – Dân Việt có nguồn gốc là người Tây Tạng như người Thái (theo số nhà nghiên cứu người Pháp). – Dân Việt thuộc giống người Tam Miêu trước ở tận sông Hoàng Hà, rồi bị Hán tộc đuổi chạy lần xuống miền Nam, xuống tận Việt nam và hình thành dân tộc Việt nam ngày nay. Sau khi tìm cách chứng minh các giả thuyết trên đây không thuyết phục lắm, tác giả Huỳnh văn Lang nhắc đến một gỉa thuyết thứ tư là “dân tộc Việt nam thuộc chủng tộc Bách Việt, trong đó có các tộc Quí việt, Âu Việt, Mân Việt, Lạc Việt…hiện còn tản mạn ở theo lưu vực sông Dương Tử, mà Việt nam lại thuộc tộc Lạc Việt từ đó đi về Giao chỉ, Ái châu, Hoan châu từ ngàn năm t.c.n,” (HVL sđd, tr. 103). và ông có vẻ nghiên về giả thuyết nầy hơn: ” Xem trước xem sau thì thấy giả thuyết Bách Việt nầy có phần đáng tin tưởng vì những lẽ sau đây. Xét về di truyền học (DNA) như cuộc hành trình của con người đã chỉ dẫn trên thì hoàn toàn hợp lý, nghĩa là từ Tây Tạng đi xuống miền Bắc Bán đảo Đông Dương, rồi đi lên băng qua trung lưu sông Dương Tử (còn băng giá) và đi lên nữa. Những phần tử bị bỏ lại hay tự dừng lại phía nam lưu vực sông Dương Tử đã hình thành các tộc Việt, trong đó có tộc Lạc Việt. Tộc Lạc Việt nầy vì tình hình chánh trị bất ổn phải đi trở lại miền Bắc Đông Dương, tức là Giao chỉ, Ái châu và Hoan châu, ba châu nầy đã trở thành nước Văn Lang, cũng trong thời gian đó hay sau một ít lâu” (HVL sđd, tr. 106). Dĩ nhiên bạn đọc có quyền đồng ý hay không với nhận định nầy của tác giả. Riêng cá nhân người viết, thì công việc tìm tòi tài liệu, truy cứu sách sử thuộc cổ sử Trung hoa để biện giải cho lập luận của mình như trong VSKT thì quả thật tác giả Huỳnh văn Lang đã để lại trong tôi một sự cảm phục lớn lao về nỗ lực và quyết tâm của một con người khát khao đi tìm chân lý. 3. Về cuộc nổi dậy cũa Hai bà Trưng (chương VI). Tác giả HVL đã dành cho Hai bà Trưng sự cảm phục cao độ về sự dũng liệt của hai bà. Cho nên, khi đọc lại các nguồn sử liệu viết về cuộc nổi dậy của hai bà do các sử thần thuộc các Triều đại Việt nam viết ra như “Đại việt Sử ký” của Lê văn Hưu (1230-1322) cuối đời nhà Lý, như “Đại việt Sử ký Toàn thư” của Ngô sĩ Liên (1418….), như “Sử ký Tiêu án” của Ngô thời Sĩ (1726-1780), như “Sử ký Tiền biên” của Ngô thời Nhậm (1746-1803), “Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục” do Phan thanh Giản chủ biên in xong dưới thời Tự Đức…và gần hơn có “Việt nam Sử lược” của Trần trọng Kim, thì tác giả Huỳnh văn Lang đã nêu lên ba điều sai lầm và một điều thiếu sót trong các nguồn sử liệu nói trên. – Sai lầm 1. Sách ĐVSKTT củ Ngô sĩ Liên nhận xét” Vua rất hùng dũng, đuổi Tô định, dựng nước xưng vương, nhưng vì là vua Đàn bà, nên không thể nên công tái tạo”. Theo tác gỉa HVL thì ” nếu bà không thành công trong việc trị nước bình thiên hạ, hoàn toàn không phải vì là Đàn bà mà là vì tình trạng kém văn hóa, kém học thức chung của cả một dân tộc. Những đức tính và tài năng của hai bà đã vượt xa thời gian, thành ra đâu có vấn đề đàn ông đàn bà trong đó.” (HVL sđd, tr. 224). và tiện thể, tác giả chỉ trích quan niệm trọng nam khinh nữ; “nhứt nam viết hữu, thập nữ viết vô” của xã hội Nho giáo ngày xưa. – Sai lầm 2. Cũng trong sách ĐVSKTT ghi nhận “quân chúng cũng cho vua là Đàn bà, sợ không đánh nổi địch, bèn tan chạy. Quốc thống lại mất”. Tác giả VSKT đã phản bác điều nầy và cho rằng” Thua trận vì Bà không có bộ tham mưu có trí thức, mà muốn có cũng không làm sao có. Nhất là vì quân binh ô hợp, thì tất nhiên phải là lý do định đoạt sự thất bại trước quân binh địch với hàng ngũ vững vàng, kỹ thuật chặt chẻ và dày dạn kinh nghiệm chiến trường” (HVL,sđd tr. 224) -Sai lầm 3. Sách “Đai việt Sử ký Tiền biên” ghi lại “Chỉ vì mối thù chồng đã nổi binh phất một ngọn cờ mà sáu bộ theo như hình với bóng”. Nói đến việc bà Trưng nổi dậy vì thù chồng (chồng bà bị Tô Định giết), thì đa số sách sử hiện nay đều ghi giống nhau, kể cả ” Quốc sử diển ca” của Lê ngô Cát. Tác giả Huỳnh văn Lang cho rằng thù chồng chỉ là một tình cảm riêng tư, không có đủ tác dụng lôi kéo mọi người tham gia đánh giặc, “quần chúng nhứt là các anh hùng, các anh thư đã cát cứ một phương, có trong tay cả nhiều ngàn nghĩa quân mà đã theo Hai Bà, chính vì Hai Bà là biểu tượng của một chính nghĩa, tức là thù nước, không phải thù nhà.(HVL,sđd, tr.225) Điều thiếu sót: nhiều sử gia thời trước nghĩ rằng Hai Bà khởi nghiệp trước sau vỏn vẹn chỉ ba nắm (40-42 cn), quá ngắn chưa thể cho là một triều đại chính thống được. Ngô thời Sĩ trong “Việt sử Tiêu án” đã nhận xét “Xét thấy sau Hùng Lạc, quốc thống đã mất từ lâu. Đến bây giờ Trưng vương tự lập, Sử cũ vội cho là chính thống, nhưng xét họ Trưng dựng nước, trước sau mới 3 năm, bổng chúc dấy lên, bổng chúc bị diệt. Có lẽ chưa thành một nước, cho nên xứ chỉ theo chế độ các nước mà chia dòng ghi chú số năm vào giữa triều nhà Hán.” Và tác giả VSKT đã phản bác: Quôc thống đã mất từ lâu, từ đời Triệu Đà như sử gia đã viết, hoàn toàn đúng cũng như 3 năm là quá ngắn ngủi, chưa thành một nước cũng cho là đúng. Rất tiếc là các sử gia không thấy 3 năm đó là một khoen của cái quá trình đi từ một ý niệm quốc gia (idea) của Hùng vương I, đến tinh thần quốc gia của nhà Thục và của Hai Bà. Và cái quá trình nầy còn tiếp nối đến Lý Bí, đến Ngô Quyền và sau đó nữa. Các sử gia V.N. chưa nhận thức được sự quan trọng của mỗi một cái khoen trong một sợi xích thằng phát triển quốc gia, đi từ tình trạng bộ lạc như nói ở chương trước. Người viết nghĩ rằng, nếu không có Hai Bà Trưng thì làm sao có được một hệ thống gần như liên tục chống đối phương Bắc, cho đến ngày hoàn toàn hình thành một quôc gia hoàn toàn độc lập.”(HVL sđd,tr.226) Trong VSKT, tác giả Huỳnh văn Lang có nhắc lạ rằng:”Hai bà Trưng là con gái của tù trường bộ lạc M’ linh. đất Phong châu, mà sau Mã Viện đổi thành huyện Mê-linh đang khi đó Thi Sách chồng bà là con của tù trưởng bộ lạc Chu Diên, Hà tây ngày nay” (HVL sđd, tr.93). Đây là điểm mà người viết muốn được đặt lại. Bà Trưng có phải nổi dậy vì thù chồng? và tên chồng bà có phải là Thi Sách không? Tác giả Huỳnh văn Lang trong VSKT của mình cũng thường nhắc lại cuốn sách “Hậu Hán Thư” của Phạm Việp (398-445). Sách nầy có đề cập chuyện Hai bà Trưng và xứ Giao Chỉ, nhưng chính một đoạn văn trong cuốn sách nầy đã khẳng định tên chồng bà là Thi, và cả hai ông bà cùng nhau nổi dậy chống lại sự cai trị hà khắc của Tô Định. Xin xem lại một đoạn trích trong “Một Truyện dài không Tên”, tập 2 của nhà văn Trần thị Bông Giấy, xuất bản tại San José, Hoa kỳ, năm 1998, tr.440-441 như sau: “Dương Diên Nghị cười hề hề..’Tôi thành thật nghĩ như vậy. Trong cuộc đời nầy, đã có bao nhiều người làm cùng một chuyện rồi, sao anh cứ lập lại hoài? Phải biết làm cái gì mớí chứ?’ Lê đình Cai cau mày: ‘nói về lịch sử, tôi cũng nghĩ như anh Hoàng. Có nhiều sự kiện đáng cho mình đặt lại lắm. Ví dụ, tên chồng bà Trưng Trắc xưa nay người ta vẫn gọi Thi Sách, mà thật không đúng. Đó là một nhầm lẫn của lịch sử. Nhưng đến khi sửa lại là cả một vấn đề. Thật ra điều tôi nói trên được rút từ sách Tiền Hán Thư của Ban Cố và Hậu Hán Thư của Phạm Việp (nếu tôi còn nhớ không lầm) trong ấy có ghi rằng:Châu diên lạc tướng tử danh Thi, có nghiã là rằng ‘, “Sách Mê linh lạc tướng nữ danh Trưng Trắc vi thê’ nghĩa là ‘Hỏi con gái của Lạc tướng Mê Linh làm vợ. Chữ Sách có nghĩa là Hỏi. Nhưng trong chữ Hán không có dấu chấm phẩy giữa hai câu nên khi đọc thì đọc một lèo thành ra ‘Châu diên lạc tướng tử danh thi sách mê linh lạc tướng nữ danh trưng tắc vi thê’.Cái khám phá đó, người ta đã tìm ra rồi mà không biết cách nào để đính chánh. Cho nên anh Hoàng đang làm cái việc lật lại lịch sử, tôi thấy rất hay. Tôi xin đọc thêm đoạn sau, anh chị sẽ thấy ông chồng bà Trưng Trắc chỉ tên là Thi thôi. ‘Chu diên Lạc tướng tử danh Thi Sách Mê Linh lạc tướng nữ danh Trưng Trắc vi thê Trắc vi nhân hữu đảm dũng tương Thi khỉ tặc Mã viện tương binh phạt Trắc Thi tẩu nhập kim khê’ “Nếu như ông ta tên Thi Sách thì phải đọc Trắc Sách tẩu nhập, bởi đã nhắc tên thì tên cả, nhắc họ thì họ cả. Đàng nầy, ‘Trắc Thi tẩu nhập kim khê’.Trắc và Thi đều chạy vô núi Kim Khê” Trở lại với SVKT, về phần hình thức, tác giả không tránh khỏi những lỗi lầm về chánh tả, vì cách phát âm không đúng của người miền Nam và trong phép chú thích, tác giả đã không theo đúng quy định của phương pháp MLA (modern Language Association) hay APA (American Psychology Association). Một điều tôi cảm thấy vui là trong phần sách tham khảo của “Những Công chúa Sứ giả “tác giả đã không đề năm xuất bản, nhưng trong “Việt Sử Khai Tâm”, phần sách tham khảo đã có ghi đầy đủ năm xuất bản, lần xuất bản, nhà xuất bản đúng quy định của phương pháp MLA và APA. Tóm lại. Tác giả Huỳnh văn Lang trong “Việt sử Khai tâm” mà ông còn đặt một tựa khác là “Có những sự kiện lịch sử cần phải xem lại” đã nêu lên rất nhiều nghi vấn lịch sử, và chính ông cũng không giải quyết được hết những vấn nạn lịch sử ấy vì quả thật thời kỳ khai sanh của dân tộc vốn là thời kỳ hết sức tâm tối về sử liệu và hết sức mù mờ vì quá nhiều huyền thoại. Tuy vậy tác giả VSKT cũng đã nêu bật được rất nhiều điểm sáng trong khu rừng tăm tối ấy cuả lịch sử. Điều nầy lại càng trân qúy khi tác giả đã vượt qua tuổi “thật thập cổ lai hy” (tác giả đã hơn 82 tuổi rồi). Nêu bật hết những luận điểm rất mới của tác giả trong cuốn sách quả thật bài viết nầy không làm được. Chỉ mong, qua bài viết ngắn ngủi nầy, người viết sẽ bắt được nhịp cầu giữa tác giả VSKT với quý đọc gỉa bốn phương, những người vốn tha thiết tìm về cội nguồn thiêng liêng đất tổ./. San José, Những ngày vào thu 2004.
|
|
Lê Đình Cai |
Tờ Bách Khoa của Huỳnh Văn Lang và người kế nhiệm Lê Ngộ Châu đã làm nên lịch sử báo chí miền Nam Việt Nam từ 1957-1975
Trong Nam, sau 1955 đã có một sự bùng nổ văn học do sự di cư của một triệu người miền Bắc. Cuộc di cư ấy gắn liền với sự hình thành cũng như tương lai phát triển lịch sử chính trị, kinh tế, học thuật, xã hội miền Nam trong đó có báo chí.
Không kể những tờ đi bước đầu như Nguồn Sống Mới, Đông Phương của Hồ Hữu Tường, Đời Mới với Hoàng Trọng Miên, tờ Xây Dựng với Võ Đức Diên cũng như tờ Sáng Dội miền Nam cũng của Võ Đức Diên.
Chỉ ít lâu sau hầu như chẳng còn ai nhắc tới những tờ báo đó nữa. Hình như đó chỉ là giai đoạn đầu, như một viên gạch lót đường cần thiết trong giai đoạn này mở đường cho những tờ báo sau này.
Ra quân sớm sủa nhất với tờ Sáng Tạo của Mai Thảo năm 1956. Rồi Bách Khoa với ông Huỳnh Văn Lang, 1957. Tiếp theo là Văn Hóa Ngày Nay với Nhất Linh năm 1958.
Cả hai tờ Sáng Tạo cũng như Văn Hóa Ngày Nay đều là những nhà văn chuyên nghiệp nắm vai chủ bút. Vậy mà chẳng bao lâu sau, tờ Sáng Tạo với khí thế ngất trời với những tuyên ngôn đầy lạc quan, hứa hẹn Đổi Mới. Một thứ Văn Học Hôm Nay. Nhưng lại chết yểu sau 31 tháng..
Rầm rộ như vậy mà chẳng bao lâu sau, Sáng Tạo đóng cửa lý do chính là vì hết nguồn tài trợ của Mỹ qua Trần Kim Tuyến.
VHNN xuất hiện số đầu ngày 27/6/1958 với 10.000 số báo. Nhưng sự tò mò háo hức ban đầu đã trở thành nỗi thất vọng. VHNN chỉ là Tự Lực Văn Đoàn thuở trước và tờ báo nhanh chóng bị bỏ rơi dù người chủ trương tờ báo là một tên tuổi lớn-Nhất Linh-.
Sự thất bại của Nhất Linh hiểu được là vì “Cái Vẫn Thế”. Độc giả thoạt đầu tìm đến Văn Hóa Ngày Nay vì tò mò muốn tìm một cái gì mới. Nhưng chỉ thấy “ bổn cũ soạn lại”.
Thực tế đã xác định thời cũ chỉ còn là một dĩ vãng.
Cái thời huy hoàng 1930-1945 không còn nữa. Cuộc di cư của một triệu người Bắc vào Nam một lần nữa đã bỏ lại sau lưng gần như toàn bộ quá khứ một nếp sống, nếp nghĩ, để hội nhâp vào xã hội mới theo một quy trình tất yếu tại miền đất mới. Lại nữa về nhân sự thì hầu hết những nhà văn chủ lực trong TLVĐ đều vắng mặt. Hoàng Đạo, Khái Hưng, Thạch Lam đã mất. Còn lại đều ở lại ngoài Bắc như Thế Lữ, Xuân Diệu. Những người mới trám chỗ như Duy Lam, Nguyễn Thị Vinh có thể chưa gánh nổi gia tài để lại của VHNN?
Sụ có mặt hay không có mặt của báo chí trong mỗi thời kỳ phải hiểu như một sự “đào thải tự nhiên” của hằng trăm tờ báo đã có mặt rồi không có mặt mà không thể viện dẫn những lý do chính trị để đổ lỗi hay lấp liếm mặt yếu nội tại của sự sống còn của một tờ báo.
Thực tế độc giả thích thì tìm đọc. Không thích thì bỏ rơi. Đơn giản chỉ có vậy!!
Sáng Tạo chết yểu. Bách Khoa tồn tại cho đến 1975
Sáng Tạo có đủ cái lợi thế để tồn tại lâu dài như Mới, Bước Đi Khai Phá, Mở Đường.
Tạp chí Sáng Tạo khua động, phất cờ gióng trống với lời tuyên bố của Mai Thảo trong số 1 tháng 10/1956:
“ Sàigòn thay thế cho Hà nội, từ một đô thị miền Nam trở thành thủ đô tinh thần của toàn thể đất nước. Sài gòn sáng tạo và suy tưởng”
(Thư từ bài vở do Mai Thảo phụ trách, Tiền bạc và ngân phiếu cho Đặng Lê Kim. Tòa soạn và trị sự tại 133B, đường Ký Con. Giá báo một năm 65 đồng kể cả cước phí. Trả tiền trước).
Lúc ấy chưa có điện thoại. Giá tiền báo cũng thấp so với giá hiện nay rất cao.
Vô tình lúc bấy giờ tờ Sáng Tạo đã đẩy lui một số nhà văn, nhà thơ lớp trước vào im lặng- tệ hơn nữa vào bóng tối.
Họ là những Đông Hồ, Vũ Bằng, Quách Tấn, Vũ Bằng, Thiên Giang, Thẩm Thệ Hà, Tam Lang, Vi Huyền Đắc.. Và tệ hơn cả là Nhất Linh với VHNN.
Tờ Sáng Tạo với những nhân sự trẻ là điểm thiết yếu nhất. Ngoài Mai Thảo còn có các thi sĩ như Thanh Tâm Tuyền( Dzư Văn Tâm), Quách Thoại, Cung Trầm Tưởng, Hoàng Anh Tuấn, Tô Thùy Yên. Và nhất là Nguyên Sa. Văn có Doãn Quốc Sĩ. Họa có Tạ Tỵ, Duy Thanh, Ngọc Dũng, Thái Tuấn.
Tuy vậy trên thực tế vẫn có những tác giả thuộc loại “ tiền chiến” như Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng. Đồng thời một số nhà văn thuộc loại “độc lập” như Nguyễn Duy Diễn, Nguyễn Đình Hòa, Lê Thương, Lê Cao Phan, Lữ Hồ, Vũ Khắc Khoan, Tô Kiều Ngân,Lm Trần Văn Hiến Minh, Tạ Tỵ, Thanh Nam, Thảo Trường, Viên Linh, Trần Dạ Từ, Dương Nghiễm Mậu.. vv
Ngoài ra còn có hai nhân vật chính là Nguyễn Sỹ Tế và Trần Thanh Hiệp. Hai người được coi như “lý thuyết gia” của Sáng Tạo. Nguyễn Sỹ Tế với bài tham luận: Thần trí và Hồn tính của dân tộc Việt Nam ( Sáng Tạo, bộ cũ, số 4, tháng một, 1957).
Nhân sự như trên tuy vậy mà lỏng lẻo, chưa kết nối để thành một khối có một đường lối, một văn đoàn chặt chẽ.
Quách Thoại chẳng may chết sớm vì bệnh lao phổi. Nguyên sa chỉ cộng tác lúc đầu, sau lập ra tờ Hiện Đại. Cung Trầm Tưởng chỉ cộng tác một cách thưa thớt, tài tử.
Doãn Quốc Sĩ là người viết truyện dài khỏe nhất, nhưng từ hình thức đến nội dung chẳng có chỗ nào có điểm chung nào mới lạ như lòng mong đợi của Mai Thảo?
Cái yếu của Sáng Tạo là không có một người trách nhiệm quản lý, một người trông nom về tiền bạc, danh sách độc giả dài hạn, kế toán sổ sách, nhà in vv..
Nó cần một Thế Nguyên như Hành Trình, Đất Nước và Trình Bày. Một Trần Phong Giao cho tờ Văn của Nguyễn Đình Vượng và nhất là một Lê Ngộ Châu trên tờ Bách Khoa.
Và xin trích dẫn lời nhận xét hơi nặng tay của Nguyễn Hiến Lê: “ Thời đó, có một nhóm nhà văn trẻ di cư vào lập nhóm Sáng Tạo, muốn làm một cuộc cải cách, nhưng họ không đủ kiến thức, tài năng, chỉ hô hào chống Cộng, điểm này không có gì là mới cả cũng không sâu sắc, vì họ ít đọc sách, vì họ ít đọc sách báo ngoại quốc và đả đảo lối viết của Tự Lực Văn Đoàn trước kia mà người cầm đầu Sáng Tạo.. Mai Thảo lại có bút pháp cầu kỳ “ làm duyên làm dáng” không hợp thời chút nào, chính họ cũng không theo. Rốt cuộc chẳng được tiếng vang nào cả” (Trích Hồi Ký Nguyễn Hiến Lê, trang 548, nxb Văn Học, 2006)
Nhưng dù nói cách nào, dù chê trách đi nữa, Sáng Tạo có mặt như một thao thức của giới trẻ muốn chặt cầu với cái cũ đem lại một không khí mới, tự do và đầy phấn khởi, giới thiệu cái ngày hôm nay, kể cả cái ngày hôm nay cũng chưa định hình và cũng chưa hiện rõ ra là cái gì.
Phải khẳng định là Sáng Tạo đem lại triển vọng sau này của thập niên 1960 cho lớp nhà văn trẻ nam và nữ. Sáng Tạo dù không còn nữa thì nó vẫn là một hoài bão, một khát vọng chân thành cho giới trẻ, một mở đường cho lớp người viết mới sau này.
Bách Khoa thời ông Huỳnh Văn Lang
Dựa trên cuốn Nhân Chứng Một Chế Độ của ông Huỳnh Văn Lang cũng như bài Phỏng vấn HVL của bà Tà Cúc trên báo Khởi Hành mà ông đã gửi cho tôi cũng như những cuộc điện đàm giữa tôi và ông xin lược tóm một số điểm sau đây về tờ Bách Khoa.
Thoạt tiên, các ông Lê Thành Cường, Đỗ Trọng Chu và Huỳnh Văn Lang là những người sáng lập ra trường Bách Khoa Bình Dân. Từ đó họ có ý ra một tờ báo lấy tên Bách Khoa.
Và phải mất gần hai năm dự định, Bách Khoa ra đời với 30 người chung nhau góp vốn, mỗi người 1000 đồng.
Ở tờ bìa sau của tờ báo, trong suốt năm đầu với 26 số báo đều có tên của các vị đó. Phần đông họ là các chuyên viên mà một phần ba là chuyên viên ngân hàng làm việc dưới quyền ông HVL. Họ không phải người viết báo cũng không một ai là nhà văn.
Trong 24 số báo đầu tiên, năm 1957, có Hoàng Minh Tuynh với 18 bài. Phạm Ngọc Thảo 14 bài, Huỳnh Văn Lang 14 bài, Nguyễn Hiến Lê 10 bài, Đặng Văn Nhâm 8 bài, Võ Phiến 7 bài, Nguyễn Hữu Ngư, tức Nguyễn Ngiu Í 6 bài, Mặc Thu 5 bài, Bình Nguyên Lộc, Vi Huyền Đắc dịch 4 bài, Ỹa Hạc dịch 4 bài.
Trên đây là danh sách mà HVL trao cho tôi.
Nhưng thật ra còn có khoảng hơn 20 người viết khác có “tên tuổi” không được nêu tên như:
Trần Văn Khê, Cô Liêu, Phan Lạc Tuyên, Tạ Ký, Phan Khoang, Phạm Hoàng Hộ, Bùi Giáng, Nguyễn Văn Trung, Hoàng Thái Linh ( Một bút hiệu của NVT), Lm tuyên Úy Nguyễn Huy Lịch, Thiên Giang..vv..
Đặc biệt có hai người trẻ từng cộng tác với Nam Phong(1917-1932) là Đông Hồ và Tương Phố cũng có mặt như một nối tiếp hai thế hệ.
Bách Khoa Đã Tự túc Về Tài Chánh
Đây là điều cần được nhấn mạnh và cần đặc biệt quan tâm. Các sinh hoạt văn hóa thời sau 1954 đều bị lệ thuộc vào chính trị trong thế đối đầu với miền Bắc. Thời Đệ Nhất Cộng Hòa, ông Ngô Đình Nhu qua Trần Kim Tuyến đã gián tiếp tài trợ cánh miền Bắc ra các tờ như tờ Cách Mạng Quốc Gia, tờ Tự Do và Sáng Tạo.
Phía miền Nam và nhóm cựu kháng chiến qua HVL đã không nhận tiền tài trợ của chính phủ.
Số tiền đóng góp ban đầu của 30 người là 295.000 của Hội(có một người chỉ đóng góp 500 là ông Lê Thành Cường- một trong ba người là ủy viên sáng lập). Từ đó ông đã mua nhà in Văn Hóa, số 412-414, đường Trần Hưng Đạo. Nhất là mua căn nhà 160 đường Phan Đình Phùng, sau là tòa soạn đồng thời là chỗ ở của ông Lê Ngộ Châu.
Chưa kể, để có thể điều hành và in báo, có sự tài trợ gián tiếp của các doanh nghiệp và nhà băng như: Banque Franco-Chinoise, Air Laos, Cigarette Mélia, hãng rượu Bình Tây, Bank of China, hãng đồng hồ Vina, Pháp Á Ngân Hàng, The Chartered Bank, hãng Phân Thần Nông, hãng giày Bata, công ty Bảo Hiểm Pháp Á, Việt Nam Bảo Hiểm Phật Bà.
Sự tài trợ ấy kéo dài ngay cả khi ông HVL giao tờ báo cho ông Lê Ngộ Châu, các hãng vẫn tiếp tục đăng quảng cáo như trường hợp hãng BGI trong suốt gần 20 năm.
Đây là một chi tiết do chính người trong cuộc tiết lộ mà người bàng quang không biết tới và phần đông độc giả cũng không biết.
Tờ báo không thể tự nuôi sống mình nếu không có sự tài trợ qua các quảng cáo.
Cũng năm 1972, ông HVL được giải thưởng Văn Bút 100.000 đồng, ông cũng trao hết lại cho ông Châu.
Vì thế, nếu không có HVL không có tờ Bách Khoa, ngay cả về sau này.
Nói cho công bằng tờ Bách Khoa không thể tồn tại nếu không có hai người: ông Huỳnh Văn Lang và ông Lê Ngộ Châu. Kẻ có công, người có của. Kẻ đặt móng, kẻ xây nhà.
Ông HVL sau này có buồn phiền vì lẽ đó.
Phần ông HVL xác nhận thêm một lần nữa là: “Phần tôi đỡ gạt được bao nhiêu thì tôi cố, vì cho rằng độc lập của tờ báo là bảo đảm tự do tư tưởng mà tự do tư tưởng là giá trị vô giá của một chế độ dân chủ” ( trích trang 426-427, Nhân chứng một chế độ, Tập I, HVL)
Chủ đích của tạp chí Bách Khoa lúc đầu là Giáo dục, giảng dạy luân lý tôn giáo và cổ súy cho chế độ đệ I Cộng Hòa
Chủ đích này thể hiện rõ ràng ngay từ số đầu đã có những trích dẫn những tư tưởng của TT, Ngô Đình Diệm được rút ra từ các bài diễn Văn của ông. Đồng thời trong những biến cố chính trị như vụ đảo chánh 11/11/1960 của nhóm Nguyễn Chánh Thi, HVL đã có bài viết: “ Những kẻ phản loạn”, HVL lên án vụ đảo chánh một cách gay gắt và thẳng thừng.
Nay lịch sử đã sang trang và có đủ thời gian để nhìn lại công hay tội của chế độ Đệ I Cộng Hòa cũng như vai trò người Mỹ trong việc lật đổ và giết anh em ông Diệm!!
Việc làm ấy của ông HVL có thể hiểu được trong một bối cảnh chính trị tranh đấu một mất một còn với cộng sản từ miền Bắc.
Nhưng rồi những ân oán chính trị rồi cũng phôi pha nhường chỗ lại cho văn học!!
Nói chung, cứ có chỗ trống nào trong tờ báo thì tòa soạn nhét cho bằng được các lời tuyên bố của TT Ngô Đình Diệm, các câu châm ngôn, các tư tưởng người xưa, các câu khuyết danh, hoặc trong Cổ Học Tinh Hoa.
Đó cũng là sắc thái đặc biệt tiếp nối một truyền thống đã có từ các tờ Nam Kỳ Địa Phận, Lục Tỉnh Tân Văn, Đông Dương tạp chí và Nam Phong tạp chí.
Trong các tác giả sau này giữ đúng truyền thống cổ truyền phải kể đến Nguyễn Hiến Lê không phải dạy đời mà nêu gương sáng từ các danh nhân.
Bài viết đầu tiên của Nguyễn Hiến Lê trên Bách Khoa là bài: “Heinrich Schliemann: “Một người trong hơn 40 năm chỉ ao ước được đào đất”.
Nếu hỏi ai là người viết nhiều nhất trên Bách Khoa trong suốt 426 số? Trong đó có 242 số có bài của Nguyễn Hiến Lê. Và bài cuối cùng của ông là số 424 trên Bách Khoa. Tôi không nghĩ không dễ cho bất cứ ai có thể làm được điều đó, mặc dầu viết nhiều chưa phải là tiêu chuẩn giá trị văn học..
Người thứ hai là Võ Phiến, tên thật là Đoàn Thế Nhơn bút hiệu khác là Tràng Thiên. Ông để lại một gia tài văn học đủ loại từ truyện ngắn, truyện dài, truyện dịch, nhất là các tập Tùy Bút, Tạp Bút mà nhiều người công nhận dó là những mặt thành công nhất của ông. Nhiều nhà văn so sánh Tùy Bút của Nguyễn Tuân với Võ Phiến không hề thua kém mà còn có phần hơn vì tính đa dạng.
Và nếu ngày nay hỏi lại ai là linh hồn của tờ Bách Khoa thì ai bây giờ? Võ Phiến hay Nguyễn Hiến Lê? Thì cứ rộng rãi cho cả hai mà mỗi người một vẻ. Nhưng xét về mặt văn học thì Võ Phiến là một nhà văn có chỗ đứng biệt lập trong văn học. Ông không theo thời thượng, cũng không thấy ảnh hưởng các trào lưu tư tưởng Tây Phương. Còn Nguyễn Hiến Lê được coi như một học giả.
Sau đây là câu trả lời minh xác của Nguyễn Hiến Lê thay cho tất cả những ai khác: “ Vì tôi cộng tác đều đều với Bách Khoa, từ đầu tới cuối, lại viết nhiều về nhiều vấn đề, nên độc giả có người cho tôi là cây viết cốt cán của tạp chí, tưởng tôi là một nhân viên quan trọng tòa soạn nên có bài muốn gửi đăng thì gửi cho tôi nhờ tôi giới thiệu với ông chủ nhiệm Le Ngộ Châu. Tôi đọc kỹ những bài họ viết rồi cũng đưa ý kiến với ông Châu, nhưng cũng cho biết sự quyết định đăng hay không là ở cả ông Châu…
( Trích Hồi Ký Nguyễn Hiến Lê, trang 553)
( ghi chú. Toàn bộ 426 số Bách Khoa đã được Phạm Phú Minh, chủ bút Diễn Đàn Thế Kỷ 21 số hóa và Upload trên Internet để độc giả dễ dàng tham khảo)
Từ Huỳnh Văn Lang đến Lê Ngộ Châu đến các tác giả viết cho Bách Khoa
Ngày nay, điều mà ông HVL mong mỏi là mọi người cần nhìn lại vai trò người sáng lập, người tài trợ và người chủ nhiệm đầu tiên. Theo ông HVL, lúc đầu, ông cần một thư ký tòa soạn và ông Hoàng Minh Tuynh đã giới thiệu ông Lê Ngộ Châu. Và cứ mỗi hai tuần là ông Châu phải mang bài vở đến để ông HVL duyệt và cho đăng. Lúc đầu in 2000 số mà chỉ bán được vài trăm số và chỉ có vài chục độc giả mua dài hạn.
Ở giai đoạn 1963, ông HVL có quyền tự hào đã kiếm ra được người kế nhiệm-từ vai trò thư ký-đảm nhiệm thêm vai trò chủ bút, chủ nhiệm, quản lý và đã thành công. Sự thành công của ông Lê Ngộ Châu một cách nào đó đem lại vinh dự cho cả người sáng lập.
Sự kế thừa ấy, Lê Ngộ Châu đã làm nên cả một sự nghiệp Văn Học cho miền Nam Việt Nam.
Sự khám phá ra Nguyễn Thị Hoàng, sau này trở thành nổi tiếng cũng từ Bách Khoa. Ngoài ra còn Túy Hồng, Nguyễn Mộng Giác, Thế Uyên đều từ Bách Khoa mà lớn lên.
Theo Nguyễn Hiến Lê viết lại : “ Khi báo có uy tín rồi, từ 1960 trở đi, Ông Châu tập họp thêm được một số cây viết trẻ, từ đó báo đăng nhiều bài có giá trị cả biên khảo lẫn sáng tác và chính nhờ hợp tác với Bách Khoa mà những cây viết đó nổi tiếng như Vũ Hạnh, Võ Phiến, Lê Tất Điều, Cô Liêu, Ngu Ý, Phạm Việt Châu, Phan Văn Tạo, Đoàn Thêm( Hai nhân vật sau đều là những viên chức cao cấp trong chính quyền Ngô Đình Diệm). Nhất là các nữ tiểu thuyết gia Nguyễn Thị Hoàng, Trùng Dương, Thụy Vũ, Túy Hồng.”( Hồi ký Nguyễn Hiến Lê, trang 545)
Cũng theo Nguyễn Hiến Lê : “ Ông Châu làm việc rẩt siêng, đọc hết mọi bài đã nhận được, đăng được hay không đều báo cho tác giả biết. Ông nhận rằng, ông đã bỏ lầm một số bài rất khá. Tôi mến ông vì ông có tinh thần trách nhiệm, làm việc đàng hoàng, biết cương quyết giữ vững chủ trương cả khi tờ báo suy, biết xét người, xét văn và có tình với người cộng tác. Ai gặp tai nạn thì ông lại nhà thăm, tìm mọi cách giúp đỡ.” ( Trich Hồi Ký Nguyễn Hiến Lê, trang 553).
Sau này còn quy tụ các nhóm triết học với Nguyễn Văn Trung, 50 bài, Lý Chánh Trung, Trần Thái Đỉnh, 30 bài, Nguyễn Trọng Văn, Tam Ích, Phạm Công Thiện vào những năm 1961.
Triết Đông Phương có Nguyễn Duy Cần, Nguyễn Đăng Thục, Kim Định, Nguyễn Hiến Lê, Giản Chi.
Ngôn ngữ học có Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê, Lê Ngọc Trụ, giáo sư Trần Ngọc Ninh, Nguyễn Bạt Tụy.
Lớp thế hệ già có: Cung Giũ Nguyên, Vi Huyền Đắc, Đông Hồ, Hư Chu, Toan Ánh, Quách Tấn, Tương Phố, nữ sĩ Mộng Tuyết, Giản Chi Nguyễn Hữu Văn, Đông Xuyên, Vương Hồng Sển, Nguyễn Văn Hầu.
Lớp trí thức như: Đoàn Thêm, Trần Thúc Linh, Hoàng Minh Tuynh, Đỗ Bằng Đoàn, Hồ Hữu Tường, Trần văn Khê, Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Ngọc Lan.
Lớp nhà văn như: Võ Phiến, Bình Nguyên Lộc, Nguyễn Văn Xuân, Nguyến Đức Sơn, Tạ Tỵ, Bùi Giáng, Lê Tất Điều, Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Ngu Í, Châu Hải Kỳ, Quốc Sĩ, Minh Đức Hoài Trinh, nữ sĩ Minh Quân, Phương Đài, Thanh Lãng, Vũ Hạnh, Đỗ trọng Huề, Hà Thượng Nhân, Mai Trung Tĩnh, Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương, Sơn Nam, Lôi Tam, Thạch Trung Giả, Phạm Thiên Thư, Văn Thanh, Nguyễn Đình Toàn, Văn Quang, Phạm Ngọc Thảo, Minh Phong (tức bà Phạm Thị Nhiệm, vợ Phạm Ngọc Thảo), Bùi Văn Thịnh, Nguyễn Quang Lệ, Nguyễn Thị Châu, HỮu Phương, Nguyễn Hữu Chi, họa sĩ Phạm Tăng, Vũ Bảo, Mặc Thu, Đặng Văn Nhâm, Phan Du, Đỗ Tiến Đức, Lê Phương Chi.
Bấy nhiêu nhà văn, học giả hầu như không thiếu một ai- trừ Bình Nguyên Lộc có nhà xb riêng- đã góp mặt làm nên tờ Bách Khoa.
(Chú thích. Tất cả những bài viết, tư liệu này đã được đăng trên tạp chí Tân văn, số 6, tháng 1/2008, Số đặc biệt về Bách Khoa với Huỳnh Văn Lang và Lê Ngộ Châu, cộng với các truyện ngắn đã được đăng trên bách Khoa. NVL)
Nhận xét chung về Bách Khoa và những người cộng tác trong
Một tờ báo thành công- dù ở bất cứ thời điểm nào- là công khó của nhiều người.
Nếu giai đoạn tờ Nam phong 1917-1932 để được coi là một tạp chí “Bách Khoa Tự điển” kết hợp được tất cả tư tưởng của mọi ngành học thuật ảnh hưởng tới học giới là nhờ những cây bút như: Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Trác, Nguyễn Đôn Phục,Nguyễn Mạnh Bổng, Nguyễn Tiến Lãng, Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Trọng Thuật và đặc biệt có hai người trẻ là Đông Hồ và Tương Phố.
Có thể nói, con đường học thuật kể từ Nam Phong đến Bách Khoa là khoảng cách kéo dài với nhiều cột mốc chính trị 1930-1945, rồi 1946-54 với những khoảng trống văn học. Nhưng tất cả những điều ấy được tiếp nối một cách may mắn ở miền Nam và chỉ cần chuyển hai từ Nam Phong thành Bách Khoa thì có thể đều đúng cả.
Những điều gì Nam Phong chưa làm, Phạm Quỳnh chưa viết, hoặc chưa đủ điều kiện, hoặc chưa phải lúc thì Bách Khoa và các tạp chí khác đã tiếp nối.
Chẳng hạn về các mặt ngôn ngữ, về mặt tiểu thuyết và thi ca, về mặt dịch thuật và biên khảo, về mặt triết học Đông –Tây và sử học.
Bách Khoa là tập san dạy cho bất cứ ai khi còn ngồi ghế nhà trường và cả khi rời khỏi ghế nhà trường.
Nó là sự kéo dài từ trường học đến trường đời. Cái gì chưa học ở nhà trường thì học ở đây.
Điều đó một lần nữa nói lên rằng, tờ Bách khoa đóng góp cho nhu cầu văn hóa nghệ thuật, là một hành trang giúp giới thanh niên vào đời.
Cho nên, nói một cách công bằng, những người như Huỳnh Văn Lang, Lê Ngộ Châu, Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, Nguyễn Ngiu Í và nhiều văn giới khác trong vai trò của mình đã là những nền tảng xây dựng nên gia tài văn học miền Nam nói chung.
Điều ấy đã không xảy ra ở miền Bắc trong suốt 20 năm miền Nam.
Nhưng phải nhìn nhận với nhau rằng: họ không là tất cả. Phải khẳng định một lần cho tất cả để đừng ai nhen nhúm ý tưởng “ông trùm” văn học hoặc do sự tâng bốc quá đà của những người cầm bút khác. Khen một người có thể hại người khen trước hết và gây bất bình cho tất cả. Cái hại là người được khen tin tưởng là thật. Ý tướng “ ông trùm” hẳn đã có nên ông HVL mới nhắc nhở như sau.
Ông Huỳnh Văn Lang trong Nhân Chứng một chế độ, tập I đã khẳng định :” Võ Phiến chỉ là một người cộng tác viết bài như những người khác ( trang 418)
Nguyễn Hiến Lê cũng khẳng định như vậy: “ Võ Phiến chỉ là cây bút viết đều, viết nhiều cho Bách Khoa, không hề giữ vai trò quy tụ, điều hành nào của tờ báo.”(Hồi ký Nguyễn Hiến Lê,nxb Văn Học, 414-431).
Tại sao cả HVL lẫn Nguyễn Hiến Lê đều muốn xác minh một điều mà lẽ thường không cần phải xác minh?
Riêng cá nhân người viết bài này cho thấy tờ Bách Khoa trở nên sinh động và lôi cuốn là còn nhờ vào những bài phỏng vấn đủ loại của Nguyễn Ngiu Ý. Phỏng vấn của ông trên Bách Khoa về các tác giả trên các lãnh vực âm nhạc, hội họa, văn học đã giúp người đọc thích thú với chính các tác giả trong các bộ môn liên hệ.
Cuối cùng cũng phải nhìn nhận Bách Khoa đã có một thời của nó trên vòm trời văn học!!
Và chúng ta cũng đừng vội quên rằng trước và sau Bách Khoa đã có Sáng Tạo và sau này có nhiều báo chí, nguyệt san ra đời với chuyên đề và phong cách riêng như một “hiện tượng trăm hoa đua nở” đa dạng và rất có thể “sáng nở tối tàn” như tạp chí Văn Hóa Á Châu của giáo sư Nguyễn Đăng Thục, Quê Hương của giáo sư Nguyễn Cao Hách, Tin sách của giáo sư Thanh Lãng, Luận Đàm của Tổng Hội giáo chức với các cụ Thẩm Quỳnh và Nghiêm Toản..Hiện Đại của thi sĩ Nguyên Sa, Thế Kỷ Hai mươi của giáo sư Nguyễn Khắc Hoạch.
Trong đó, khi đã trưởng thành, tôi thú nhận ít còn tìm đọc Bách Khoa như thời trẻ mà tìm đọc tập san Quê Hương hay Văn Hóa Á Châu.
Nó đáp ứng được những khao khát học hỏi của một người trí thức trẻ muốn tìm hiểu học hỏi về kinh tế chính trị một cách sâu sắc.. Ngay khi ở Hải ngoại, tôi cũng tìm lại tập san Quê Hương để làm tài liệu.
Hơn thế nữa, những chủ trương chống cộng của Bách Khoa lúc đầu xem ra đã lỗi thời và chỉ còn là những khẩu hiệu sói mòn thập niên 1960.
Những biến động chính trị trong thời gian này, sôi nổi lôi kéo nhiều trí thức, chính khách vào cuộc buộc những người trẻ có một thái độ như trong “Tuyên ngôn Caravelle” của nhiều chính trị gia như Trần Văn Văn, Phan Khắc Sửu, Trần văn Hương, Nguyễn Lưu Viên, Trần Văn Đỗ, Lê Ngọc Chấn, Lê Quang Luật, Lương Trọng Tường, Nguyễn Tăng Nguyên, Phạm Hữu Chương, Trần Văn Tuyên, Tạ Chương Phùng, Trần Lê Chất và linh mục Hồ Văn Vui.
Xem ra nay nó vượt khuôn khổ và khung trời hạn hẹp của tạp chí Bách Khoa.
Và xin ngừng ở đây của bài viết này và xin trích dẫn triết gia E. Mounier trong bài viết của tôi:Trí thức miền Nam nhập cuộc. “Đôi khi lịch sử cũng ban thưởng cho kẻ cứng đầu, và một hòn đá đặt đúng chỗ, có thể chuyển hướng cả một dòng sông.”
Lời trên như một khích lệ chúng tôi lên đường, vào cuộc, giã từ quá khứ, “ Rời bỏ nền văn chương trú ẩn”( Nguyên Sa)
Đt Dương V. Minh & Kho Tiền Bảy Viễn ở Rừng Sát
LTS.- Cựu đại tá Nguyễn H. Duệ, nguyên tỉnh trưởng Thừa Thiên Huế, hiện định cư tại Hoa Kỳ, mới đây vừa dành cho tuần báo Người Việt Tự Do tại San Diego một hồi ký ngắn của ông, đề cập tới “Kho Tàng Bẩy Viễn Ở Rừng Sát.” Đây là một đề tài từng được bàn tán trong quân đội thời Đệ Nhất Cộng Hòa, liên quan tới nhiều nhân vật, trong đó có ông Dương Văn Minh, thời đó là Đại Tá chỉ huy trưởng chiến dịch Rừng Sát, nhờ thắng trận này mà lên tướng.
Sau đây là nguyên văn bài viết của cựu đại tá Duệ:
Sau khi học lớp bộ binh cao cấp ở For Benning, Hoa Kỳ, khi trở về nước, tôi được đổi về làm Trung đoàn phó cho Thiếu Tá Đỗ Hữu Độ làm Trung Đoàn Trưởng trung đoàn 12, thuộc sư đoàn 4 do Đại Tá Trần Thiện Khiêm làm Tư Lệnh Sư Đoàn.
Tôi với Thiếu Tá Độ rất thân với nhau, trước khi đi học tôi làm chỉ huy Trưởng Tổng Hành Dinh Sư đòan 4, ông làm Trung Đoàn Trưởng 12, ông học khóa 5 Đà Lạt tôi học khóa 6.
Anh em trong quân đội đồn là khi tấn công quân Bình Xuyên ở Rừng Sát, ông Độ bắt được Lê Paul là con của Bẩy Viễn và được hướng dẫn đi đào một chỗ dấu tiền của Bình Xuyên nên ông Độ bây giờ dùng tiền đốt anh em cũng chảy ra tro. Đây chỉ là một trong nhiều chỗ dâú tiền của Bình Xuyên.
Khi làm Trung Đoàn Phó cho ông, vì tôi chưa có gia đình còn ông thì gia đình ở Saigon, nên tôi thường ăn cơm với ông. Một buổi tối sau khi ăn cơm xong tôi hỏi ông về việc kho tàng của Bẩy Viễn, ông đã kể tôi nghe chuyện này. Sau đây là lời ông kể:
“Đúng tôi có lấy được một kho tiền của Bẩy Viễn ở Rừng Sát, ngày ấy trung đoàn mình chưa đổi tên là trung đoàn 12 mà là trung đoàn 154 cũng đóng tại đây Tỉnh lỵ Barịa- Anh biết không, lớ ngớ làm sao mà tiểu đoàn 3 bắt được Lê Paul là con của Bẩy Viễn ở Hắc Dịch. Lúc đó cũng chưa ai biết nó là Lê Paul mới đem giải về phòng 2 trung đoàn. Anh còn lạ gì thằng Trung úy Lưu đen là Trưởng Phòng nữa, ai gặp nó mà không ngán sợ. (Thật vậy Trung úy Lưu người đen đủi, mắt lác nhiều, môi thâm trông dữ dằn lắm) vì vậy Lê Paul gặp nó là hết hồn.
“Vừa thấy Lê Paul, Lưu đen hô to dọa “Các anh mang mấy thằng giặc này đến đây làm gì- thủ tiêu nó đi” Thế là Lê Paul vội nhận ngay là con Bẩy Viễn và xin giữ mạng sống- chưa tra khảo gì là nó đã lạy van xin khai ngay chỗ chôn tiền để lập công.”
Ông Độ kể tiếp:
“Tôi cũng phải trình về Bộ Tư Lệnh Hành Quân của Đại Tá Dương Văn Minh lúc đó đóng ở Thủ Đức vì Lê Paul là một tù binh quan trọng, rồi đi theo nó đến chỗ dấu tiền. Rừng Sát đang mùa ngập nước nên đâu có chôn dấu gì mà chỉ gác trên những cành cây. Thực ra, tôi cũng dấu được chút ít.”
Nghe vậy, tôi hỏi ít nhiều là bao nhiêu.
Ông Độ trả lời thật thà:
“Nói là ít nhiều chứ mình đếm sao xuể, toàn giấy $500 chất đầy mấy sắc marin (sau này là túi đựng quân trang khá lớn đủ để đựng tất cả quân trang, giầy dép của 1 quân nhân)- thế là tới khuya đó tôi và ông bác sỹ trung đoàn lúc đó là bác sỹ Huấn- sau là Đại Tá Trưởng Khối của cục Quân y và cận vệ là Trung Sỹ Dương Tắc Nam người Nùng (anh này nhanh nhẹn cao lớn và giỏi võ sau này cũng là cận vệ cho tôi nhưng vì hay say sưa nên tôi không dùng) đi xuồng về ngay Barịa là hậu cứ của Trung đoàn mang theo số tiền dấu được này.
“Sáng hôm sau tụi tôi khởi hành thật sớm về Saigon, mới qua khỏi Biên Hòa đến Cần Hang thì bị 2 xe quân cảnh đón ở đó giữ lại. Gần đó thì ông Đại Tá Dương Văn Minh tư lệnh chiến dịch đang đi đi lại lại có 3 cận vệ với xe Traction của ông (ông Minh suốt đời kể cả khi làm tướng chỉ đi xe Traction). Tụi quân cảnh đối với tôi vẫn lễ phép lắm và mời tôi đến trình diện ông Minh.
“Gặp tôi ông bắt tay và cười nói: Thôi đi về Bộ Tư Lệnh ở Thủ Đức nói chuyện.
Ông bảo tôi lên xe đi cùng ông và đưa sỹ quan tùy viên của ông ngồi xe Jeep của tôi chắc để gác tiền. Trên xe, tôi có ý phân trần cùng ông nhưng ông gạt đi và nói chuyện khác cười nói vui vẻ lắm.
Về đến Bộ Tư Lệnh ở Thủ Đức thấy nhiều sỹ quan chạy ra cửa nhòm tôi là tôi biết tin tôi dấu được tiền nhiều anh em biết rồi. Vào đến phòng của ông, tôi trình ngay:
“Thưa Đại Tá, xin Đại Tá xét cho, bắt được Lê Paul tôi dã trình ngay Đại Tá rồi chứ có dấu diếm gì đâu. Tuy nhiên xin Đại Tá nghĩ lại ai cũng có lòng tham. Tôi chỉ giữ lại chút ít định đem về Saigon gửi gia đình.”
Ông cười: “Thì moa có trách gì toa đâu, ai ở địa vị của toa cũng làm như vậy. Nhưng toa biết là không ai qua mặt moa được. Thôi, để moa cho lại toa ít nhiều và số còn lại moa phải trình Thượng cấp.”
Thế là ông cho lại tôi 3 trăm ngàn. Sau tôi xin thêm, ông cho hơn một trăm ngàn nữa rồi tha tôi về. Ngày ấy lương tôi độ trên dưới $2000 gì đó (không nhớ rõ) mà có gần nửa triệu như ông là điều tụi tôi không bao giờ mơ tưởng tới.
Tôi hỏi ông Độ:
“Thế Thiếu Tá có dấu được ít nhiều ở lại hậu cứ trung đoàn không””
Ông trả lời:
“Thật là dại, chứ nếu cất lại được ít nhiều thì tôi sống cả đời không hết.”
“Thiếu Tá ước lượng được bao nhiêu tất cả””
“Nhiều lắm, làm sao đếm xuể. Toàn giấy $500, bó từng bó $50,000 một. Số tiền ông Minh cho lại tôi chỉ vơi chút ít trong 1 sac marin. Sau đó tôi mua được 1 cái nhà ở Đồn Đất Saigon, một xe Peugeot 203, còn thì gửi nhà Bank. Không biết số tiền này ông Minh có trình lên thượng cấp không.”
Ông Độ kể thêm:
“Lạ một điều là mãi khuya mình mới về đến Baria và sáng đã đi sớm mà bị lộ nên mới chắc có thằng báo cho ông Minh. Anh nghĩ ông Minh giàu như thế nào ngoài số tiền này Lê Paul còn chỉ cho ông nhiều chỗ dấu tiền khác nữa.”
Trên đây là câu chuyện tôi trực tiếp nghe về kho tiền Bẩy Viễn ở Rừng Sát.
Buồn cười nhất là sau khi nghe ông Đô kể chuyện tìm thấy kho tiền, khi về phòng tôi bị mất ngủ, cứ lẩn thẩn miên man nghĩ ngợi là nếu vào địa vị mình thì mình phải sắp xếp làm sao để giữ được số tiền khổng lồ ấy. Nhưng nghĩ cho cùng, của phi nghĩa đâu phải thứ tử tế.
Sau này tôi nghe nói Bẩy Viễn ở Pháp bị cướp và cờ bạc rồi tiền mang theo cũng hết.
NHẬT LỆ NGUYỄN H. DUỆ
MẠN ĐÀM LỊCH SỬ VỚI CỰU THIẾU TƯỚNG NGUYỄN DUY HINH
Luật sư Lâm Lễ Trinh
Cử nhân và Cao học Luật khoa (ĐạI hoc Luật khoa Hà Nôi). Tiến sĩ Luật khoa và Tiến sĩ Giáo dục Hoa kỳ.
Chánh Nhất Tòa Thượng thẩm Saigon,trước khi tham gia Chính Phủ Ngô Đình Diệm với chức vụ Bộ trưởng NộI vụ (1955-1959). Đai sứ VNCH tạI Trung Đông và Ý Đai lợI (1960- 1964).
Luật sư Tòa Thưởng thẩm Saigon, Giáo sư Học viện Quốc gia Hành chính, và trường Chính trị, Kinh Doanh Đà Lạt (1965-1975).
Định cư tại Californie năm 1975.
Chủ nhiệm/chủ bút Tạp chí song ngữ Anh, Pháp Human Rights / Droits de l’Homme từ năm 1998. .Tác giả nhiều bài bình luận đăng trên báo chí Hoa kỳ, Canada và Âu châu. Đã xuất bản bốn tác phẩm:VỀ NGUỒN, Sinh lộ cho Quê Hương (2006),THỨC TỈNH, Quốc gia và Cộng sản (2007), VIETNAM, A PAINFUL TRANSITION (2007) và VIETNAM, TÉMOIGNAGES (2008).
Cố vấn Hệ thống Việt Nam TV/Truyền thanh Hải ngoại, Washington DC.
Điều hợp chương trình phỏng vấn truyền hình « Mạn đàm với Lịch sử »
Việt Nam, Con Đường Chúng Ta Đi
15/05/2006
LTS: Dưới đây là bản góp ý của Ls Lâm Lễ Trinh trong buổi Hội luận chủ đề “Việt Nam Con Đường Chúng Ta Đi ” do hai Hội Luật khoa Texas và Californie tổ chức ngày 1.4.2006 tại Trung Tâm Công giáo VN, 1538 Century Boulevard, Santa Ana, California.
Trong gần 30 phút, bạn Nguyễn Văn Thắng đã trình bày công phu một “Giải pháp toàn cuộc cho Đất Nước”, căn cứ vào những dữ kiện lịch sử quốc tế trong quá khứ và các biến chuyển dồn dập hiện nay ở VN. Anh kết thúc bằng lời kêu gọi CSVN từ bỏ con đường nhất nguyên xã hội chủ nghĩa để trở về nguồn gốc, xây dựng cái mà anh gọi là “một nền dân chủ nhất nguyên dân tộc” theo ba giai đoạn. Chúng tôi chia xẻ cái nhìn lạc quan của anh và xin bổ túc bằng vài nhận xét thô thiển sau đây:
Sự tiêu vong của Xã hội chủ nghĩa là một điều mà mọi người, kể cả đảng viên CS, không còn một ai nghi ngờ, sau khi Nga Sô và các chư hầu Đông Âu sụp đổ cuối thập niên 90. Đối với chúng ta, vấn đề chính yếu không phải là chừng nào CS bị giải trừ ở VN mà là làm sao cắt ngắn sự quản lý tồi tệ của họ.
Vấn đề khác, không kém quan trọng, là khối Quốc gia có chuẩn bị lãnh trách nhiệm thay thế CS hay không” Sự thiếu chuẩn bị sẽ tạo ra khoảng trống chính trị, một tình trạng vô chính phủ, dẫn đến một giải pháp độc tài tệ hại khác.
Sự góp ý của chúng tôi hôm nay gồm có hai phần:
I – Duyệt qua những áp lực có khả năng bứng gốc Chính phủ Hà Nội.
A – Áp lực trong nước hay Nội lực.
Để mở đầu vấn đề phức tạp này, tôi xin nhắc lại lời tiên đoán lịch sử của Moshe Dayan. Tháng 3.1975, tướng độc nhãn Do Thái Moshe Dayan có dịp qua viếng chiến trường VN. Trở về Tel Aviv, ông nhận định như sau với báo chí: “Ngày CS Bắc Việt chiếm đươc Sàigon, họ sẽ bắt đầu thua cuộc”. 31 năm sau, cách đây vài hôm, tại <“xml:namespace prefix = st1 ns = “urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags” />Paris, Dương Thu Hương tuyên bố: “Tháng năm 1975, với tứ cách một nữ cán bộ CS, tôi được vào thăm Sàigòn. Trước sự phồn thịnh của Miền Nam, phản ứng đầu tiên của tôi là ôm đầu ngồi khóc bên vĩa hè. Tôi khóc vì Thế giới Tự do đã khiếp nhược bỏ chạy trước một thể chế man rợ. Đảng đã đánh lừa chúng tôi khi tuyên truyền láo rằng Miền Namlà một ổ đỉ điếm, thối nát, nghèo khổ cùng cực và thiếu hẵn tự do. Thật sự, Namvượt xa Bắc như Trời và Đất.” Nhận xét này phản ảnh sự thật sau ba thập niên CS thống nhứt và cai trị xứ sở bằng súng và còng.
Bản dự thào báo cáo chính trị Đại hội X (dài 27 trang) được Đảng phổ biến cho dân góp ý mấy tháng nay. Tài liệu này thiếu lương thiện và không trung thực vì phớt lờ mười năm đầu thống trị tàn bạo (1975-1985) sau ngày thống nhứt xứ sở và cũng là giai đọan thất bại thê thảm về mọi mặt. Dự thảo chỉ đề cập đến hai thập niên Đổi mới què quặt từ 1986 đến 2005 và tránh né tổng kết 30 năm xây dựng khập khểnh kinh tế (1975-2005). Dư luận từ nhiều phiá cho rằng bản dự thảo này sẽ đẩy Đại hội vào ngõ cụt vì CS vẫn ngoan cố xác nhận lấy “Chủ nghĩa Mác Lênin lảm nền tảng tư tưởng của Đảng và kim chỉ nam cho hành động cách mạng”. CS đổi mới nhưng không đổi màu. Đây là một sai lầm cơ bản nghiêm trọng. Xã hội chủ nghĩa ngày nay bị xem như lạc hậu, ngăn cản sự tiến hoá của xã hội vì phản khoa học, tự mâu thuẫn với chính mình. Mác Lê chủ trương đối đầu thay vì đối thoại với quần chúng. Mác Lê chỉ dạy đoạt quyền bằng võ lực và mù tịt về việc xây dựng kinh tế.
Nhóm cầm quyền tại Hà Nội kém khả năng, thiếu đạo đức và không nắm thực quyền nên không thể đồi mới cho đến khi chúng dứt khoát cắt bỏ cái đuôi “xã hội chủ nghĩa” và cái mang “tư tưởng Hồ Chí Minh” mà chúng gắn ngáo ngổ vào những cải cách chính trị lẫn kinh tế để tự dối mình và gạt quần chúng. Thật vậy, chúng dư biết thuyết Mác Lê không còn có một tác dụng nào hết và cũng biết Hồ Chí Minh từng thú nhận không ngượng miệng không có gì để nghỉ và nói vì “Stalin và Mao chủ tịch đã nói hết rồi!”
Điều 4 Hiến Pháp, mà CSVN tận dụng đề bám trụ và dành độc quyền, đã và đang đẩy chúng tạo ra nhiều quốc nạn làm cho chế độ tiêu ma. Trong bản danh sách dài quốc nạn, tham nhũng đứng đầu, kế là dối trá, quy chụp, địa phương vô kỷ luật, độc quyền chân lý, trói dân, diệt trí thức, cắt đất dâng biển cho ngoại bang..v..v.. Tổng Bí Thơ Nguyễn Văn Linh thường than phiền Đảng “nói và lờ”, Thủ tướng Phan Văn Khải kêu trời không thấu vì “Trên bảo, dưới không nghe”. Tổng trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc tố cáo “chế độ hộ khẩu vi hiến.”
CS sai sửa, sửa sai, càng sửa càng sai, làm cho dân khí tiêu tan, dân tâm ta thán, dân sinh sa sút. Những sai lầm chồng chất. Mê muội nhứt là đồng nhất Tổ quốc với Đảng: một phạm thương bỉ ổi đối với Tiền nhân.
Chính nhà cầm quyền CS đang làm tiêu Đảng với những hành động mù quáng chống lại Đảng. Cựu tướng Trần Mô và “con hùm xám đường số 4” Đặng Văn Việt đã nói không sai: “Chỉ có người CS mới có thể lật đổ được người CS ở VN.” Trần Mạnh Hào cũng xác nhận: “Kẻ thù nguy hiểm của Đảng là các đảng viên nắm quyền.” Và Dương Thu Hương đã tuyên bố thẳng thừng: “Kẻ thù lớn nhứt của dân hiện nay là cấp lãnh đạo CS.”
Bối cảnh trình bày trên đây giải thích vì sao tập đoàn mafia đỏ sẽ không tồn tại lâu được. Để cứu vãn những lợi lộc cuối cùng, chúng có thể biến thể để tránh giải thể bằng cách chuyển quyền qua một nhóm quân phiệt, Đất nước sẽ thêm tan hoang, như từng thấy ở miền Nam VN sau 1963.
Một trong những lối thoát là đấu tranh trả quyền lại cho dân, dân tộc hóa thay vì đảng hoá các cơ chế, thể hiện một khối đối lập công khai, giải tán Mặt trận Tổ quốc bù nhìn, tách Quốc hội và Nhà nước ra khỏi quỷ đạo của Đảng, tổ chức bầu cử có Quốc tế kiểm soát và từ đó, viết lại một Hiến pháp mới, thay đổi quốc hiệu và cho phép các đảng phái – kể luôn CS – hoạt động bình đẳng dưới sự kiểm soát của luật pháp quốc gia. Đây là một lộ trình đòi hỏi thời gian.
Thế giới hổ trợ thủ tục evolution, cải tiến lần hồi, để bảo đảm sự ổn định của vùng. Thủ tục này còn mang tên Diễn biến Hoà bình hay Cuộc chiến Hoà bình, theo ngôn từ của Hà Nội. Một cuộc “cách mạng nhung” qua bầu cử dân chủ, cũng có thể xảy ra nếu dân trí cao và có lãnh đạo giỏi. Hoàn cảnh VN ngày nay – theo thiển ý của chúng tôi – hội đủ yếu tố vưà revolution, vừa evolution. Thật vậy, do chính sách mù quáng sai lầm của CS, dân chúng bất mãn càng ngày càng đông. Nông dân biểu tình từ Namchí Bắc chống Chính phủ sang doạt đất đai thay vì hữu sản hóa nhân dân. Công nhân xuống đường nhiều nơi vì bị chủ nhân ngoại quốc hiếp đáp. Giới trẻ thất nghiệp và thiếu trường học. Chính quyền xuất cảng phụ nữ làm nghề mãi dâm. Cái hố giàu, nghèo không ngưng mở rộng cùng với vô số tệ đoan xã hội. Lò thuốc súng này có cơ hội nổ tung.
B – Những áp lưc ngoài nước hay ngoại lực
Vì thời giờ eo hẹp, tôi vắn tắc nêu lên vài ý kiến về vấn đề ngoại lực.
Điểm 1: Quốc tế, CS và chúng ta không có những ưu tiên giống nhau. Quốc tế cần sự ổn định để làm ăn. CS cần bám trụ để hốt bạc. Phe Quốc gia khao khát Tự do để phát triển. CSVN hiện là một thành phần của Liên Hiệp Quốc, hội viên của nhiều cơ chế, tổ chức kinh tài. Chúng ta phải căn cứ vào các thực thể ấy để chọn một sách lược đấu tranh thích hợp và hữu hiệu.
Điểm 2: Chúng ta chống chế độ toàn trị CS, không chống Dân tộc VN. Bởi vậy không nên nhắm mắt phản đối không phân biệt những Hiệp ước ký với Hà Nội để nâng cao mức sống của đồng bào. Hành động như thế là phản tuyên truyền. Việc VN gia nhập vào WTO, APEC, AFTA, World Bank v..v..có lợi cho công cuộc dân chủ hoá vì Hà Nội phải thượng tôn luật pháp. Nếu lật lọng thì tức khắc bị chế tài. Cái vòng kim cô này, chiếc giây thong lòng này sẽ lần hồi đầu siết chết chế độ.
Điểm 3: Đẩy mạnh công cuộc “Quốc tế vận” bằng cách gia tăng hoạt động lobby để thu phục sự ủng hộ không chỉ của các Chính phủ mà còn của báo giới và quần chúng ở các nước liên hệ. Cần tránh cực đoan và vọng ngoại.
Điểm 4: Xúc tiến xây dựng một khối Đối lập công khai trong nước. Hiện nay, giới đối kháng gồm đa số người lớn tuổi, cựu cán bộ CS thất sủng, bất mãn hay phản tỉnh. Các gương mặt trẻ dấn thân như Nguyễn Vũ Bình, Lê Chí Quang, Đổ Như Hải, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Khắc Toàn…còn đếm trên đầu ngón tay. Cần tràn ngập quốc nội với những tin tức dân chủ ở hải ngoại bằng mọi phương tiện truyền thông.
2- Tử huyệt cấp thời của CSVN không phải là Dân chủ, Nhân quyền mà chính là hiện trạng bất công xã hội hết thuốc chửa
Dân chủ, Nhân quyền, Phát triển là mục tiêu đấu tranh chính trị trường kỳ và dài hạn, kết quả khó thâu đạt được đầu hôm sớm mai. Trong hiện trạng, để thúc đẩy thay đổi mau chóng, nên khai thác cấp thời và triệt để những bất công xã hội trầm trọng ở VN, gót chân Achille của CS. Trên mặt trận thứ hai này, chính phủ Hà Nội yếu thế hơn và đang lún sâu vào ngõ bí.
Cần biến những đám cháy nhỏ thành những hỏa hoạn to. Cần đẩy mạnh phong trào đình công, xuống đường, tố cáo CS bắt tay với tư bổn hà hiếp lao động, chiếm đất của nông dân và quần chúng. Nói tóm tắc, khơi động liên tục những Thiên An Môn VN, đặt các lực lượng an ninh trong thế phải chọn lựa Dân hay Đảng. Đó là ngày tàn của thể chế đao phủ ở Việt Nam.
*
Đã đến lúc phải trả sự thật lại cho Lịch sử. Để giúp giới lãnh đạo trẻ rút kinh nghiệm từ những sai lầm của đôi bên, Quốc gia lẫn Cộng sản. Để xóa bỏ mặc cảm thắng, thua và các huyền thoại nuôi sống CS nhiều thập niên. Ngày nay, Hồ không còn được dư luận xem như vị cứu tinh của Dân tộc vì có dẩy đầy bằng chứng Hồ đã đưa xứ sở vào gông cùm Đệ tam Quốc tế. Huyền thoại Đảng là Ân nhân của Đất nước cũng tiêu tan sau khi Đảng trân tráo dâng đất và biển cho ngoại bang. Huyền thoại Quân đội Nhân dân-thành trì che chở quần chúng là một trò cười vì mọi người đều biết Quân đội đở đạn cho hai đàng anh CS.
. Tôi xin kết thúc phần góp ý hôm nay với lời tuyên bố của hai nhân vật, trong và ngoài Đảng CS. Jean Francois Revel, nhà phân tích gia chính trị Pháp, từng xác quyết: ” Biện pháp hay nhứt để canh tân Xã hội chủ nghĩa là xoá bỏ nó đi”. Mặt khác, cựu lãnh tụ CS Nga, Boris Yeltsin, tuyên bố dứt khoát hơn: “CS không bao giờ thay đổi. Phải thay thế Cộng sản”
Cám ơn sự chú ý của Quý vị.
Ngày 1.4.2006
LARRY BERMAN, HÒA ĐÀM PARIS VÀ NHỮNG BÍ ẨN LỊCH SỬ
Lâm Lễ Trinh
http://www.daiviet.org/Pages/TCCM/CM33_Unicode/Interview%20Dai%20TNNVHN.htm
LTS: Dưới đây là bài phỏng vấn Ls Lâm Lễ Trinh của ký giả Hồng Phúc ngày 09.2.2003 trên Đài truyền thanh Tiếng Nói Người Việt Hải ngoại tại Hoa thịnh Đốn nhân kỷ niệm 30 năm ký kềt Hiệp ước tại Paris. Bài phỏng vấn này được phát thanh lại lần thứ hai ngày 13.2.03
HỎI: Thưa Luật sư, xin Ls. cho biết cuốn “Không Hoà bình – Chẳng Danh dự” của Larry Berman vừa được dịch sang Việt ngữ và phát hành mới đây tại thủ đô tỵ nạn có điều gì mới lạ so với những tài liệu về vấn đề này mà giáo sư đã đọc qua trước đây không?
ĐÁP: Tôi có đọc quyển sách “No Peace, No Honor” của Larry Berman khi sách vừa xuất bản năm 2001. Gần đây Nguyễn Mạnh Hùng có dịch ra tiếng Việt, ra mắt sách tại Little Saigon với lời giới thiệu của Hoàng Đức Nhã. Larry Berman dựa vào một số tài liệu giải mật của Mỹ. Tôi không đồng ý với cựu Ngoại trưởng Vương Văn Bắc cho rằng “No Peace, No Honor” là quyển sách đầy đủ nhất về Hiệp định Paris. Thật vậy, Larry Berman đã cố gắng nghiên cứu nhưng còn rất nhiều sử liệu mà y chưa có dịp tham khảo như sử liệu của Nga sô, Trung cộng và Việt Cộng. Lưu Văn Lợi, phó trưởng đoàn Bắc Việt tại hội nghị Paris, có tặng cho các thư viện Mỹ quyển sách “Lê Đức Thọ-Kissinger negotiations in Paris” viết chung với Vũ Nguyên Ánh năm 1991. Tháng 4-2002, Lợi có đến dự buổi hội thảo về hòa đàm Paris tại Việt Nam Center, Lubbock, Texas và đã “đụng độ” về nhiều chi tiết với ông Nguyễn Xuân Phong, đại diện chót của VNCH ở Paris. Mặt khác, Nguyễn Thị Bình, nguyên trưởng đoàn Chính phủ lâm thời Giải phóng Miền Nam, cũng có xuất bản tại Hà nội năm 2001 quyển “Mặt trận dân tộc giải phóng, Chính phủ cách mạng lâm thời tại hội nghị Paris” viết chung với nhân viên phái đoàn như Nguyễn Văn Hiếu, Lý Văn Sáu, Phan Nhẫn, Phạm Văn Ba, Lê Mai (được bổ nhiệm sau này Đại sứ VC tại Hoa Thịnh Ðốn). Ngoài ra, rất tiếc Larry Berman cũng không có dịp tiếp xúc thẳng với một số “nhân chứng sống” phía Miền Nam như Tổng thống Thiệu, cựu Ngoại trưởng Lắm, đại sứ Lâm, Cố vấn Nguyễn Phú Đức (tác giả “Pourquoi les États Unis ont perdu la guerre?”), Đại tướng Cao Văn Viên (tác giả “The Final Collapse”), Thủ tướng Khiêm, Phó Thủ tướng Nguyễn Lưu Viên (trưởng đoàn Miền Nam tại La Celle Saint Cloud), Tổng trưởng Nguyễn Tiến Hưng (tác giả “The Palace File”), Phó Chủ tịch Thượng viện Trần Trung Dung v.v… Một số trong các vị này như các ông Thiệu, Lắm, Dung và Lâm đã qua đời sau khi tôi được may mắn nói chuyện với họ. Tôi có viết một số bài về những cuộc mạn đàm nói trên và đồng thời phê bình hồi ký của Nguyễn thị Bình, Võ Nguyên Giáp (tác giả ba cuốn hồi ký, năm 2000) và Văn Tiến Dũng (tác giả “Kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm”, phát hành năm 1987) liên hệ đến giai đoạn vừa nói. Trong năm tháng sắp đến, chắc chắn chúng ta sẽ khám phá ra nhiều bí ẩn khác. Chưa hết.
HỎI: Phải chăng cuốn “Không Hoà Bình – Chẳng Danh Dự” chỉ là một lời chạy tội cho chính sách của Chính Phủ Hoa Kỳ đối với VNCH?
ĐÁP: Tôi nghĩ Larry Berman đã lương thiện nhận định theo quan điểm cá nhân. Ông Berman tố cáo Nixon và Kissinger “phản bội, bán đứng” VNCH tại Paris. Hòa bình không đạt được, Danh dự cũng tiêu ma. Tuy nhiên, không thể tách rời hai nhân vật này ra khỏi chính sách của Hoa kỳ đối với Việt Nam. Những sai lầm của họ là sai lầm chung của chính quyền Mỹ trong phương thức giải quyết chiến tranh và hòa bình ở Đông Dương.
HỎI: Có dư luận cho rằng việc “Việt Nam Hoá” chiến tranh VN thành công, nghĩa là với sự yểm trợ phương tiện của Hoa Kỳ, VNCH đã tự lực chiến đấu ổn định được tình thế, đã là nguyên nhân đưa đến vụ Watergate làm bay cái ghế TT của ông Nixon, vì nó đã đi ngược lại với chiến lược toàn cầu của giới tư bản Hoa Kỳ.
Thưa luật sư nghĩ sao?
ĐÁP: Chúng ta hiện nay là người Việt tị nạn tại Hoa kỳ, nạn nhân của chiến tranh và một chính sách. Cuộc quân đội HK triệt thoái khỏi Đông dương bắt đầu ngay từ thời Lyndon Johnson. Johnson là người yêu cầu Quốc hội Mỹ chấp nhận trả đũa “sự tấn công” của Hànội tại Vịnh Bắc Việt bằng quyết nghị mệnh danh Tonkin Gulf Resolution. Johnson cho ồ ạt đổ quân và cố vấn vào Việt Nam, Mỹ hóa chiến tranh để ép Bắc Việt thương thuyết. Johnson đã gặp Thiệu và Kỳ tại Honolulu, hứa viện trợ 4 năm về võ khí và 4 năm về tài chính. Nhưng sau đó, Johnson tuyên bố không ra ứng cử Tổng thống. Ngày 30-10-1968, tức 5 hôm trước bầu cử, Johnson lại bất thần cho ngưng vô điều kiện dội bom Bắc Việt.
Khi đắc cử Tổng thống, Nixon bắt đầu cho Việt nam hóa chiến tranh để rút quân ra khỏi Việt Nam “trong danh dự”. Xì-căn-đan Watergate bùng nổ, Nixon điên đầu chống đỡ nên giao trọn quyền cho Kissinger. Có lẽ ông còn nhớ, trong quyển sách “Lost Victory” xuất bản cách đây trên hai năm, Luật sư Stephen Young đưa ra tài liệu tiết lộ Kissinger (giải thưởng Nobel Hòa bình!) đã làm nhiều việc qua mặt Nixon trong giai đoạn chót này. Sau khi Nixon từ chức ngày 9-8-1974, Phó Tổng thống Gerald Ford lên thay thế, Kissinger giữ chức Ngoại trưởng.
HỎI: Người ta cho rằng, thực sự HK không cần phải có Hiệp Định Ba Lê mới rút quân ra khỏi VN được, vì cho đến ngày ký Hiệp Định Ba Lê 27-1-1973 thực sự HK chỉ còn có 25 ngàn quân không chiến đấu có mặt tại VN mà thôi. Vậy thì tại sao HK lại thúc bách VNCH phải ký kết vào Hiệp Định Ba Lê, một Hiệp Định thiếu công bằng như vậy?
ĐÁP: Hội nghị Paris bắt đầu ngày 13-5-1968 và kết thúc ngày 23-1-1973, kéo dài 6 năm và họp 24 lần. Nhiều nhân vật trong chính trường HK lập luận rằng, theo pháp lý (?!), Mỹ không thua tại Việt Nam. Đây là một cuộc chiến lạ kỳ. Thật vậy, Quốc hội HK không bao giờ có chính thức tuyên chiến với Bắc Việt tuy hằng năm, trong suốt cuộc chiến, Quốc hội vẫn cấp ngân khoản để đánh giặc. Lạ hơn nữa, chính phủ Diệm và Thiệu không yêu cầu Hoa Thịnh Đốn ký với Việt Nam một Hiệp ước hỗ tương bảo vệ an ninh theo kiểu Nam Hàn. Thượng Viện Mỹ cũng không làm thủ tục hiến định để phê chuẩn Hiệp ước Paris (gồm 23 điều khoản) và bốn hiệp định thư. Sau ngày ký Hiệp ước, 300.000 quân CS vẫn ở lại Miền nam, chiếm đóng cài răng lược, hình thức “da beo”. Trên hai chục năm chiến tranh, từ Diệm đến Thiệu, HK ngăn VNCH tấn công ra Miền Bắc. HK đã ngạo mạn Mỹ hóa, rồi VN hóa chiến tranh, để điều đình theo ý muốn, một mình một chợ, với đối phương. Miền Nam đấu tranh để dành độc lập, tồn tại trong tự do. HK đánh giặc để cân bằng ảnh hưởng với Trung cộng và Nga sô. Tháng 2-1972, Nixon gặp Mao tại Bắc kinh và qua viếng Mạc Tư Khoa ba tháng sau. Số mạng của VNCH bị giải quyết giữa các đại cường từ lúc đó. Miền Nam bị bức tử.
HỎI: Chúng tôi được biết luật sư có những sự liên hệ mất thiết, những gặp gỡ, phỏng vấn nhiều yếu nhân VNCH như cố TT Thiệu, cố Ngoại trưởng Trần văn Lắm, cựu Đại sứ Phạm Đăng Lâm, cựu Trưởng Phái đoàn VNCH tại Hoa đàm Ba Lê Nguyễn Xuân Phong v.v… xin Luật sư cho biết những vị này đã nói gì?
ĐÁP: Hôm nay, vì không đủ thời giờ, tôi chỉ kể sơ vài giai thoại.
Trong lúc tham chính thời Tổng thống Diệm, tôi quen biết gần tất cả nhân vật làm việc với Đệ nhị Cộng hòa. Sau 1975, tôi đã tiếp xúc nhiều lần với TT Thiệu tại Boston và Houston và nhân dịp, đặt ra một số câu hỏi. Trả lời điểm vì sao không vận động ký với Mỹ một hiệp ước bảo đảm an ninh Miền Nam (như ở Nam Hàn) và cho tổ chức một lobby cổ động với Quốc hội và dư luận HK, TT Thiệu nói rằng ba vị Tổng Thống Johnson, Nixon và Ford nhiều lần hứa miệng và bằng công văn sẽ ủng hộ tới cùng Miền Nam, như thế ông nghĩ “cũng đủ rồi…, không tin Tổng thống thì tin ai?”. Về vấn đề lobby, ông Thiệu đáp (ăn trớt!): Nếu không có vụ Watergate thì “Mỹ không bỏ rơi chúng ta!”
Tôi đã hỏi cựu Ngoại trưởng Lắm kể từ lúc nào ông nhận thức HK bỏ VNCH và ông nghĩ gì về Kissinger. Như Thiệu, Lắm cũng quy trách vụ Watergate làm đảo lộn tình thế. Ông nhắc lại ngày 21-10-1972, theo lịnh TT Thiệu, ông mở tiệc thiết đãi Kissinger tại 57 đường Hồng Thập Tự Saigon để bàn về việc Saigon đòi BV rút quân khỏi miền Nam đồng lúc với quân Mỹ sau khi có quyết định ngưng chiến tại chỗ. Hai bên không thoả thuận được nhưng qua hôm sau, khi Kissinger chưa rời Saigon thì Thủ tướng Phạm văn Đồng hạ độc thủ, tiết lộ với phóng viên Newsweek rằng Kissinger đã đồng ý lập tại Miền Nam một Chính phủ ba thành phần (VNCH, Mặt trận GPMN và nhóm Trung lập) thay vì một Hội đồng Hòa giải Hòa hợp có tính cách hành chính như Kissinger từng nói với Thiệu.
Ngày 27-1-73, ông Lắm trở qua Paris, đến thẳng phi trường đón Kissinger và cả hai đi về sứ quán VNCH, nơi đây Kissinger tái xác nhận Mỹ sẽ trả đũa nếu VC vi phạm Hiệp ước. Lắm liền điện thoại về Dinh Độc lập, TT Thiệu chấp nhận cho Lắm ký Hiệp ước.
Sau hết, ông Lắm cho biết suốt thời gian đàm phán, Lê Đức Thọ “eo xách, làm mủ làm nhọt Kissinger đủ cách…“ Trong hồi ký “The White House Years” (1979), chính Kissinger đã viết: “Nhiều lúc Thọ đối xử với y như “một thầy giáo nghiêm khắc rầy la đưa học trò kém khả năng.”
Riêng về cựu Phó Thủ tướng Nguyễn Lưu Viên, hiện ở Virginia (nguyên trưởng đoàn VNCH tại Hội nghị La Celle Saint Cloud từ đầu 1973 đến giữa 1975), ông nghĩ Hoa Thịnh Đốn bỏ rơi chính phủ Saigon sau vụ rút quân khỏi Ban Mê Thuột. Ông còn nhắc lại câu chuyện sau đây: Sau Ban Mê Thuột, một hôm, TT Thiệu mời vài nhân vật gồm có các ông Trần Thiện Khiêm, Đặng Văn Quang, Nguyễn Văn Hảo, Phan Quang Đán, Nguyễn Lưu Viên… vào Dinh Độc lập để nghe Phó thủ tướng Trần Văn Đôn phúc trình về cuộc đi quan sát tại HK và Âu châu. Khi đi ngang cột cờ có treo lá cờ vàng ba sọc đỏ, ông Thiệu vụt nói; “Không biết các anh có tin dị đoan hay không, chớ còn tôi, tôi nghĩ ba gạch tượng trưng cho đất nước mình sẽ chia đất nước ra làm ba!”(tức là Bắc Việt trên vĩ tuyến 17, Giải phóng Miền Nam từ vĩ tuyến 17 đến vĩ tuyến 13 và phần còn lại là VNCH). Theo Nguyễn Lưu Viên, có lẽ ý kiến này thoáng qua tâm trí ông Thiệu lúc đó; không ai phản ứng hay bình phẩm gì.
Đây là chuyện đã qua.
HỎI: Có dư luận cho rằng, những ngày cuối cùng của VNCH, Pháp và Trung Cộng âm mưu tạo ra một Chính Phủ Miền Nam mới không cộng sản để tranh giành ảnh hưởng với Liên Sô trên đất Bắc, nhưng Đại tướng Dương văn Minh đã làm hỏng kế hoạch của họ bằng việc gấp rút tuyên bố đầu hàng VC để giao miền Nam cho CSBV?
Luật sư có ý kiến gì về tin đồn này không?
ĐÁP: Để trả lời câu hỏi của ông, tôi kể một câu chuyện cũ khác do chính Đại sứ Ngô Đình Luyện nói với tôi sau 1975 tại Californie: Khi Hiệp ước Genève vứa được ký năm 1954, Ngoại trưởng Chu Ân Lai mời dùng cơm cả Thủ tướng BV Phạm Văn Đồng và ông Luyện, quan sát viên của Bảo Đại. Trong buổi tiệc, Chu mớm ý cho chính phủ Miền Nam lập một tòa Tổng Lãnh sự tại Bắc kinh. Đồng bực bội phản đối. Chu bác bỏ với nụ cười xã giao, châm biếm: “Chúng ta tất cả không phải là người Á Châu hay sao?” Cần lưu ý rằng tại Genève, do đề nghị của Bắc kinh và áp lực của Nga sô, BV phải miễn cưỡng chấp nhận chia Việt Nam nơi vĩ tuyến 17. Đồng rất hận Chu và thường nhắc lại vụ “đâm sau lưng” này.
Trung cộng không chấp nhận VC kiểm soát toàn cõi Đông Dương. Đây là giấc mơ lớn của Lê Duẩn. Quyết định của Đặng Tiểu Bình, năm 1979, xua nhiều sư đoàn qua làm cỏ vùng biên giới Hoa-Việt nằm trong chủ trương dạy cho Bắc Bộ phủ một bài học vì đã phản bội, bỏ Tàu ôm chân Nga, sau Điện Biên Phủ. Sau 1975, Hànội chiếm Cao Miên một thời gian và mở công khai ảnh hưởng sang Lào, đúng phần nào theo thuyết domino.
HỎI: Gần 30 năm qua, tại sao các nhà lãnh đạo VNCH (TT Thiệu, ĐT. Minh, Th.T. Khiêm, ĐT Cao văn Viên…) không một ai lên tiếng tiết lộ những bí ẩn về cuộc chiến VN với quốc dân đồng bào, với lịch sử dân tộc? Phải chăng vì họ bị áp lực của Hoa Kỳ?
ÐÁP: Câu hỏi của ông khá phức tạp. Từ lâu, tôi vẫn chủ trương “trả lại sự thực cho lịch sử, sự thực giải thoát” và đã viết một số bài về vấn đề này. Chúng tôi thiển nghĩ: từ giai đoạn đấu tranh dành độc lập chống Pháp cho đến thời Đệ nhất và Đệ nhị cộng hòa tại Miền Nam, các nhân vật lãnh đạo phía quốc gia có trách vụ tinh thần trình bày lương thiện kinh nghiệm của họ, đặc biệt những khó khăn và sai lầm, để hướng dẫn thế hệ cầm quyền sắp tới. Họ nên làm việc này, không phải để tự bào chữa, vinh danh mình hay quy trách, khích bác kẻ khác.
Trong đường lối ấy, tôi đã tìm gặp TT Thiệu, Ngoại trưởng Lắm, Đại tướng Cao văn Viên, Thủ tướng Nguyễn Khánh, Phó Thủ tướng Nguyễn Lưu Viên, tướng Ngô Quang Trưởng. Ông Nguyễn Xuân Phong, v. v… để tìm hiểu một số vấn đề khó khăn đã qua của đất nước.
Về điểm ông hỏi họ có bị chính quyền địa phương áp lực hay không, tôi không biết nhưng tôi nghĩ rằng sở dĩ họ e dè lên tiếng đến nay vì cần đợi thời gian lắng động, nghiên cứu tài liệu và cân nhắc mọi dữ kiện. Sau 28 năm lưu vong, với tuổi đời chồng chất, họ không thể và không nên nín lặng mãi để rồi mang qua bên kia thế giới những gì họ có trách nhiệm chia sẻ với lớp cầm quyền hậu cộng sản để tránh cho thế hệ này tái phạm sơ suất của đàn anh, đặc biệt trong việc giao tiếp với các đế quốc và CS. Họ không thể viện lẽ họ không có ý kiến gì. Không có ý kiến cũng là… ý kiến. Ý kiến của người trốn trách nhiệm.
Tôi rất vui xác nhận tướng Cao Văn Viên đồng ý trình bày quan điểm thuộc về giai đoạn của ông. Có thể trong tương lai, Trung tâm Việt Nam tại Lubbock Texas sẽ phát hành một quyển sách của ông về Việt Nam. Tướng Ngô Quang Trưởng, luôn luôn thận trọng, cũng có cho tôi biết một số nhận định về vụ triệt thoái quân khỏi miền Trung. Mong rằng cựu Thủ tướng Trần Thiện Khiêm sẽ lên tiếng vì vai trò của ông rất hệ trọng.
HỎI: Chúng tôi rất phấn khởi trước tin mừng luật sư vừa tiết lộ là đại tướng Cao văn Viên sẽ viết hồi ký. Nhưng một trong những yếu tố quan trọng của hồi ký là sự thành thật, thưa luật sư có kỳ vọng gì nhiều vào hồi ký của tướng Cao văn Viên không?
ĐÁP: Tôi quen với Đại tướng Viên từ thời Đệ Nhất Cộng hòa khi ông là Trung tá Chánh văn phòng của TT Diệm. Ông là một sĩ quan có nhiều thâm niên và kinh nghiệm. Ông không có cao vọng chính trị và biết tự trọng. Nếu ông chịu nói hết sự thật thì rất quý và bổ ích. Tướng Viên không tham gia vụ lật đổ và giết TT Diệm và ông Nhu. Về tướng Trưởng, ông được bạn đồng đội và dân chúng quý mến, Mỹ thán phục. Ông cần lên tiếng. Mọi người đều mong nghe tướng Khiêm hiện ở Virginia!
HỎI: Có dư luận cho rằng, TT Thiệu đã sắm đúng vai tuồng do Mỹ giao phó vào phút chót là giật sập guồng máy chiến tranh Miền Nam VN càng nhanh càng tốt nên cuối cuộc đời ông đã được sống yên ổn trên đất Mỹ.
Luật sư nghĩ sao về lời đồn đại này?
ĐÁP: Khi tôi tham chính thì ông Thiệu là Trung tá. Tôi không biết ông nhiều lúc ở trong nước và tôi không liên hệ đến Đệ nhị cộng hòa. Sau 1975, khi xoay qua làm báo, tôi có cơ hội tiếp xúc với ông và ông đã dành cho tôi nhiều dịp gặp gỡ cởi mở. Nếu đọc các tài liệu của Nixon, Kissinger và phía CS (Nguyễn Thị Bình, Xuân Thủy, Lưu Văn Lợi…) thì phải công bình nhìn nhận TT Thiệu – ít nữa trong giai đoạn hòa đàm Paris – đã tận lực cố gắng đấu tranh. Nixon và Kissinger không thuyết phục Thiệu dễ dàng và tỏ ra bực bội, đi đến hăm dọa, kể cả âm mưu lật đổ. Trong hồi ký, Nguyễn Thị Bình phê bình ông Thiệu “gian ác, lì lợm, luôn luôn thọc gậy bánh xe và tìm cách cản chân Nixon..” Tuy nhiên, Thiệu có làm được gì hay không là chuyện khác.
Tôi cũng có hỏi TT Thiệu vì sao ông không ở lại đến cùng để chiến đấu với dân tộc. Ông trả lời (có lẽ thành thật): “Uy thế quốc tế của tôi không thể so sánh với “Cụ Diệm”. Anh đã thấy việc gì đã xảy ra cho “Cụ Diệm” khi Cụ cương quyết chống đối đến cùng!”. Tôi hỏi: “Phải chăng số phận của TT Diệm luôn luôn ám ảnh TT Thiệu?”. Ông Thiệu trầm ngâm, không đáp. Lãnh đạo đất nước không phải là chuyện dễ với một đồng minh đại cường chỉ biết quyền lợi riêng. Tôi không biện hộ cho ông Thiệu. Những cộng tác viên thân cận của ông cần nói ra cho hậu thế biết những gì TT Thiệu làm đúng hay không đúng để rút kinh nghiệm thích đáng.
HỎI: Có dư luận cho rằng TT Thiệu là người rất đa nghi. Luật sư thường tiếp xúc với TT Thiệu thấy điều này có đúng không?
ĐÁP: Suốt thời Đệ nhị Cộng hòa, tôi hành nghề luật sư và có dịp biện hộ trong các vụ như Tạ Vinh, “Còi hụ Long An”, Huỳnh Văn Trọng (cố vấn chính trị của Thiệu), Lm Chân Tín, thẩm phán Trần Thúc Linh, tướng Lâm Văn Phát (âm mưu đảo chính với Phạm Ngọc Thảo), Cao Đài Tây ninh, v.v… thường gây tiếng xấu cho Chính phủ Thiệu- Kỳ. Lúc đó, tôi không có cảm tình với chế độ này bị tố cáo tham nhũng, bất lực và độc tài. Tuy nhiên, trong cái “giỏ cua” chính trị gia gốc nhà binh, phải công nhận ông Thiệu là người có thủ đoạn và biết khôn ngoan thủ thế. Nếu không, ông không thể tồn tại và tồn tại lâu như vậy, hơn cả TT Diệm.
Về chuyện TT Thiệu “đa nghi Tào Tháo”, tôi thường nghe nói và có dịp bàn qua với bạn Ngô Khắc Tỉnh, bà con thân tín của Thiệu. Theo ông Tỉnh, TT Thiệu biết khả năng của mình giới hạn nên chịu khó hỏi, nghe và học, xong đúc kết lại để lấy quyết định riêng mà không thố lộ với ai. Nếu gọi đây là một “đức tính” thì quả Thiệu có “đức tính” ấy. Ông Thiệu kiên nhẫn, biết nhịn nhục để qua ải, thâm độc và khá mềm dẻo. Về vấn đề uyển chuyển, ông ăn đứt TT Diệm. Có lẽ nhờ thế TT Thiệu thoát ra an toàn được khỏi xứ tháng tư 1975 trong bầu không khí chống đối ông mạnh mẽ.
HỎI: Chúng tôi xin được mượn lời của ông Nguyễn Xuân Phong, cưụ Trưởng Phái Đoàn VNCH tại Hoà Đàm Ba Lê để hỏi luật sư câu sau cùng, kết thúc cho cuộc phỏng vấn hôm nay: Hoa Kỳ hơn 20 năm bảo trợ cho VNCH, với hơn 300 ngàn thương phế binh, 58 ngàn tử sĩ và hơn 200 tỉ đô la chiến phí đổ ra cho nền độc lập tự do của VNCH, ngày nay chúng ta có nên trách cứ HK hay không?
ĐÁP: Tất cả chúng ta, vì hoàn cảnh bắt buộc, đã chọn xứ này để lưu vong. 28 năm là thời gian đủ dài để phán xét bình tĩnh và xác đáng hơn chính sách ngó xa của HK tại Việt Nam. Nay Mỹ là siêu cường duy nhất trên địa cầu, Nga sô sụp đổ vì kiệt quệ, Trung hoa trực diện nhiều khó khăn vĩ đại, Việt Nam CS quỳ lụy Mỹ về kinh tế, cam kết đổi mới và nài nỉ được bang giao. Cuộc rút lui khỏi VN không làm cho Hoa Kỳ sụp đổ và đã gây rất nhiều cay đắng và nhục nhã cho chúng ta. Hoa Kỳ, cuối cùng, không cho rằng mình đã bại trận tại VN. Trái lại. Trong vị thế người tị nạn chính trị không quên Quê cha, Đất tổ, đồng thời là công dân Mỹ gốc Việt được hưởng tự do trên mảnh đất dân chủ này giữa một thế giới đảo điên, chúng ta buồn vui lẫn lộn, cảm thấy vừa yêu, vừa hận Hoa Kỳ. Đây là đề tài của một bài viết vừa rồi của tôi trên thềm Năm mới nhan đề “Loving and Hating America”.
Cầu xin Thượng đế soi sáng nhà cầm quyền nước này trước những thách thức chồng chất tại Irak và Trung Đông để tránh tái diễn một bi kịch Việt Nam thứ hai. ¨
CHÍN NĂM BÊN CẠNH TỔNG THỐNG NGÔ ÐÌNH DIỆM
Mạn đàm với cựu Ðổng lý QUÁCH TÒNG ÐỨC
ÔNG LÂM LỄ TRINH VÀ ÔNG QUÁCH TÒNG ĐỨC
từ https://lexuannhuan.tripod.com/TrinhDuc.html
Ông Lâm Lễ Trinh vừa phổ biến một bài viết như sau:
“CHÍN NĂM BÊN CẠNH TỔNG THỐNG NGÔ ÐÌNH DIỆM
Mạn đàm với cựu Ðổng lý QUÁCH TÒNG ÐỨC
Lâm Lễ Trinh
Tuy là bạn tâm giao với người viết từ lâu, ông Quách Tòng Ðức luôn luôn tỏ ra dè dặt và thận trọng khi nhắc đến những năm dài làm Ðổng lý Văn phòng cho Tổng thống Ngô Ðình Diệm,
Vân vân… (xem dưới)
LÂM LỄ TRINH
Ngày Quốc khánh Hoa kỳ 2005
Thuỷ Hoa Trang
Californie »
Vì bài viết ấy có đề cập một số vấn đề lịch sử mà ông Lâm Lễ Trinh viết (hoặc đồng ý và ghi lại, nhưng) không rõ, thậm chí không đúng, nên tôi xin nêu một số thiển ý sau đây để rộng đường dư luận:
1) Ông Ngô Đình Diệm về nước ngày nào ?
Ông Lâm Lễ Trinh viết:
“Hiệp định Genève, ký ngày 20.7.1954, chia đôi VN nơi vĩ tuyến 17. Trong đám đông quần chúng đón tiếp nồng nhiệt Thủ tướng Diệm tại phi trường Tân Sơn Nhứt có ông Nguyễn Ngọc Thơ, … cùng đi với ông Quách Tòng Đức. Thủ tướng Diệm – kiêm luôn Quốc phòng và Nội Vụ – mời ông Thơ tham gia Nội các với tư cách Bộ trưởng Nội vụ. Ông Thơ chọn ông Đức làm Đổng lý Văn phòng năm 1954.”
Ý-Kiến:
Đọc đoạn văn trên, tôi hiểu là hai ông Nguyễn Ngọc Thơ và Quách Tòng Đức là hai nhân-vật đã ra phi-trường Tân Sơn Nhật “đón tiếp nồng-nhiệt” thủ-tướng Diệm lúc ông Diệm về nước, và về nước sau khi Hiệp Định Genève đã được ký vào ngày 20.7.1954; và vì hai ông Thơ và Đức nồng-nhiệt với thủ-tướng Diệm như thế nên ông Thơ được mời làm Bộ-Trưởng Nội-Vụ và ông này chọn ông Đức làm Đổng-Lý Văn-Phòng.
Nhưng sự thật thì ông Diệm đã về nước từ ngày (xem bài “ông Ngô Đình Diệm về nước ngày nào?”của Lê Xuân Nhuận) tháng 6 năm 1954, thành-lập chính-phủ từ ngày 6.7.1954, và làm lễ ra mắt nội-các vào ngày 7.7.1954 (được gọi là “Ngày Song-Thất”), tức là 13 ngày trước ngày ra đời của Hiệp Định Geneva 20.7.1954; và nội-các gồm có 7 tổng-trưởng, và một số bộ-trưởng (trong đó ông Thơ là một), mà bộ-trưởng thì là thấp hơn tổng-trưởng (xem chú thích 1).
Như thế, thì:
(a) Mệnh đề “Hiệp Định Gevève…” là thừa, hoặc được đặt không đúng vị-trí và trình-tự thời-gian trong đoạn văn tóm-tắt lịch-sử ấy;
(b) Vỉệc hai ông Thơ và Đức tham-gia nội-các không phải là “được thưởng” về sự “đón tiếp nồng-nhiệt” kể trên, nên nhóm từ “đón tiếp nồng nhiệt thủ tướng Diệm…” cũng là thừa. Nếu muốn nói là ông Thơ và ông Đức được thủ-tướng Diệm tín-nhiệm thì nên nêu ra những lý do khác, hơn là chỉ nhờ vào sự “đón tiếp nồng nhiệt” cũng chẳng hơn gì “đám đông quần chúng” (?) mà thôi (xem chú thích 4).
2) Thủ-tướng Ngô Đình Diệm lên làm Tổng-Thống vào ngày nào ?
Ông Lâm Lễ Trinh viết:
“Ngày 23.10.1955, một cuộc trưng cầu dân ý truất phế Bảo Đại. Ngày 26.10.1956, từ Thủ tướng trở thành Tổng thống, ông Diệm thiết lập nền Đệ nhứt Cọng hoà VN. Quân đội tổ chức một cuộc diễn binh huy hoàng tại đại lộ Trần Hưng Đạo Sàigòn dưới quyền điều khiển của Dương Văn Minh, vừa vinh thăng Thiếu tướng sau khi tảo thanh xong Bình Xuyên taị Rừng Sát.”
Ý-Kiến:
Thủ-tướng Ngô Đình Diệm truất-phế Bảo Đại qua cuộc “trưng-cầu dân-ý” (xem chú thích 3) vào ngày 23.10.1955, xong tuyên-bố Hiến-Ước tạm-thời vào ngày 26.10.1955, và theo Hiến Ước ấy thì “Việt-Nam là một nước Cộng-Hòa, Quốc-Trưởng lấy danh-hiệu là Tổng-Thống VNCH” cho nên Thủ Tướng Diệm trở thành Tổng Thống ngay vào ngày 26.10.1955 (chứ không phải đợi đến ngày 26.10.1956) (xem chú thích 2).
3) Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục được Giáo Hoàng phục hồi chức tước gì?
Ông Lâm Lễ Trinh viết:
“Về tin đồn Đức cha Thục làm kinh tài (khai thác lâm sản, mua thương xá Tax, làm chủ nhà sách Albert Portail..v..v..), ông Đức cho rằng TT Diệm tin TGM Thục không làm điều gì quấy, ngài phải kiếm tiền nuôi sống trường Đại học Đà Lạt do Ngài thành lập. Trải qua một cuộc đời sóng gió và gặp nhiều hiểu lầm với Toà thánh Vatican sau 1975, TGM Ngô Đình Thục được Giáo hoàng phục hồi chức tước về hưu ở Hoa kỳ và đã ra đi bình yên tại một Viện dưỡng lão công giáo thuộc tiểu bang Missouri.”
Ý-Kiến:
“Phục hồi” là (cho) trở lại “y như” tình-trạng cũ. “Chức tước” cũ của giáo-phẩm Peter Martin Ngô Đình Thục, trong thời cực-thịnh của tổng-thống Ngô Đình Diệm, là Tổng Giám Mục, Địa Phận Huế.
Tgm Thục qua La Mã dự Công Đồng Vatican II, và sau cuộc “Cách Mạng 1-11-1963” thì không được phép về lại Việt Nam, vì đã dính líu bất chính vào chế độ độc tài Ngô Đình Diệm, nên sống lưu vong. Cuối thập niên 1960 và trong thập niên 1970, Tgm Thục ngả theo giáo phái Palmar de Troya ở Tây Ban Nha, phong chức giám mục trái phép cho một số người, trong đó có Dominguez Gomez (là kẻ sau đó tự xưng đã được thần bí phong chức Giáo Hoàng, của Giáo Hội mới, là Ky Tô Giáo Palmar, nghịch với Ky Tô Giáo La-Mã) nên bị Giáo Hoàng Paul VI dứt phép thông công. Sau khi Giáo Hoàng Paul VI qua đời, Tgm Thục qua Pháp, ngồi nghe xưng tội tại một nhà thờ ở Toulon, nhưng tiếp tục phong chức giám mục cho nhiều người, và vào tháng 2 năm 1982 thì ra tuyên cáo cho rằng ngôi vị Giáo Hoàng đang bị bỏ trống và đòi bầu cử Giáo Hoàng. Sau đó Tgm Thục được Giám mục Louis Vezelis, thuộc Dòng Franciscan ở New York, Hoa Kỳ, mời qua và ngụ tại đó. Về sau, theo nhóm Vezelis thì Tgm Thục bị một số tu sĩ Việt Nam bắt cóc đưa từ New York đến Missouri, giam riêng, cắt đứt liên lạc với bạn bè. Tgm Thục qua đời ngày 13-12-1984 ở Mỹ, trong cảnh lưu vong và trong tình trạng mập mờ. Như thế, khó mà khẳng định là Tgm Thục đã được hoàn toàn “phục hồi (cả) chức (lẫn) tước” (theo Wikipedia, the free encyclopedia).
4) Ai là “cha đẻ” của “quốc sách” Ấp Chiến Lược?
Ông Lâm Lễ Trinh viết:
“Ông (Ngô Đình Nhu) phát động phong trào ấp chiến lược từng gây thiệt hại cho CS Bắc Việt. Quốc sách Ấp Chiến Lược là do nghị định số 11-TTP và ông Nhu giữ vai trò Chủ tịch Ủy Ban Liên Bộ Ấp Chiến Lược.”
Ý-Kiến:
Kế hoạch Ấp Chiến Lược thoát thai từ sáng kiến của Sir Robert Thompson, người Anh. Lúc làm Tổng Giám Đốc An-Ninh tại Mã Lai, ông đã loại trừ được Đảng cộng sản “Mau Mau” tại nước này. Đại tá CIA Edward G. Lansdale của Mỹ noi theo kế hoạch ấy để trừ tiệt được Đảng cộng sản “Huks” tại Phi Luật Tân. Sir Robert Thompson được mời làm Phụ Tá cho nhiều đời Tổng Thống Mỹ để đặc trách chống du kích chiến tại các nước Á Đông.
Hoa Kỳ biệt phái Lansdale qua cố vấn cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm (ngay khi về làm Thủ Tướng) để cải thiện tình hình và củng cố địa vị cho họ Ngô, và rồi áp dụng “quốc sách” Ấp Chiến Lược tại Việt Nam Cộng Hòa. Vì Tổng Thống quá bận, cũng như vì tầm quan trọng của nó, nên ông giao cho bào huynh là Ngô Đình Nhu đại diện để thực thi một chính sách của Mỹ, làm việc chung với Lansdale.
Tóm lại, ông Cố vấn Ngô Đình Nhu, được Lansdale cố vấn, chỉ thừa kế phương sách chống Cộng của Anh và Mỹ tại Mã Lai và Phi Luật Tân, chứ không phải là “cha đẻ” của quốc sách Ấp Chiến Lược, như một số người đã gọi.
5) Chức vụ của ông Dương Văn Hiếu là gì?
Ông Lâm Lễ Trinh viết:
“ Trong quyển hồi ký “ Dòng họ Ngô Ðình”, xuất bản năm 2003 taị Californie, tác giả Nguyễn Văn Minh, nguyên bí thơ (1956-1963) của cố Ngô Ðình Cẩn, ghi nơi trang 164-165: Lối 10 hôm sau vụ nổ lựu đạn giết 7 em bé và một số Phật tử tại đài phát thanh Huế nhân ngày lễ Phật Ðản 1963, Dương Văn Hiếu, trưởng đoàn công tác đặc biệt Miền Trung, vào Dinh để phúc trình với TT Diệm.”
Ý-Kiến:
“Đoàn Công Tác Đặc Biệt Miền Trung” (có thêm 2 chữ Miền Trung) là của ông Cố vấn Ngô Đình Cẩn ở Miền Trung, do ông Dương Văn Hiếu chỉ huy, vào những năm đầu của Đệ Nhất Cộng Hòa. Từ năm 1960 trở di, ông Hiếu được đưa lên làm Trưởng Khối Cảnh Sát Đặc Biệt tại Tổng Nha Cảnh Sát Công An (toàn quốc) ở Sài-Gòn. Tại đây, Tổng Nha CSCA phối hợp với Phủ Đặc Ủy Tình Báo Trung Ương thành lập một tổ chức chung, hoạt động bí mật, mang tên là “Đoàn Công Tác Đặc Biệt” (không có 2 chữ Miền Trung).
Do đó, khi vụ “Đài Phát Thanh Huế” xảy ra, năm 1963, ông Hiếu không còn là Trưởng “Đoàn Công Tác Đặc Biệt Miền Trung”, và cũng không phải là Trưởng “Đoàn Công Tác Đặc Biệt” (vì Đoàn này là tổ chức bí mật, và ở cấp thấp hơn cấp Khối của Tổng Nha). Vậy, khi ông Dương Văn Hiếu vào phúc trình với Tổng Thống Diệm, là với chức vụ và tư cách Trưởng Khối Cảnh Sát Đặc Biệt, Phụ Tá Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Công An, cao nhất về ngành an ninh và phản gián, của toàn quốc, chứ không phải (vì không còn) là “Trưởng Đoàn Công Tác Đặc Biệt Miền Trung” (ở cấp thấp hơn, và chỉ ở một địa phương).
6) Ông Quách Tòng Đức phục vụ Tổng Thống Ngô Đình Diệm như thế nào?
Ông Lâm Lễ Trinh viết:
“Ông Đức còn nhớ rất rành mạch rằng, sau thảm kịch tại Đài Phát thanh Huế chiều ngày 8.5.1963, Tổng thống có đòi ông vào Văn phòng để đưa cho ông xem, với một gương mặt “mệt nhọc, buồn rầu và chán nãn”, công điện ngày 6.5.1963 nói trên và hỏi “một cách sơ sài” ai đã gởi đi chỉ thị ấy. Ông Đức trả lời không biết vì trong sổ công văn gởi đi không có dấu vết của tài liệu vưà kể. Theo ông QTĐ, trong hoàn cảnh chánh trị dồn dập sôi động lúc đó (Thích Quảng Đức tự thiêu, Quách Thị Trang bị baén chết tại chợ Bến Thành, lựu đạn nổ ở Huế, tướng lãnh lập kiến nghị đòi cải tổ, việc kiểm soát chùa..v..v..) , TT Diệm rối trí, không còn màng đến việc ra lệnh điều tra. Ông có lẽ dư biết việc giả tạo công điện 9159 là một đòn phép mới của phe chống Chánh phủ ( Phật giáo Ấn quang ? Tình báo Hoa kỳ? Đảng phái đối lập? hay Cộng sản?). Vậy việc ông Đức xin từ chức là một điều thất thiệt. Nghi “tình báo Mỹ tổ chức” ông Đức – như tướng Đính ởm ờ xuyên tạc – là một chuyện tưởng tượng rẻ tiền.”
Ý-Kiến:
Công điện số 9159 ngày 6.5.1963 được ghi là xuất phát từ văn phòng Phủ Tổng Thống, tức từ bàn giấy của Đổng Lý Văn Phòng Quách Tòng Đức; và công điện ấy đã gây nên biết bao phản ứng và hậu quả vô củng bất lợi, trong cũng như ngoài nước, cả một chuỗi biến cố lớn lao dồn dập đưa đến cái chết của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và nển Đệ Nhất Cộng Hòa. Thế mà ông Quách Tòng Đức vẫn cứ bình chân như vại: Tổng Thống “không màng đến việc ra lệnh điều tra” thì thôi, chứ mình không chịu lên tiếng cải chính, ít nhất thì cũng thanh minh hay “tâm sự” gì với ông Cố vấn Ngô Đình Nhu ở sát cạnh mình – một việc có thể thay đổi tình hình.
Tôi thấy có 2 vấn đề: Một, là Tổng Thống Ngô Đình Diệm quá ư chuyên quyền, hễ ông mà không ra lệnh điều tra thì không một ai dám tự điều tra, dù là để tìm thủ phạm ngụy tạo công điện nói trên, để cứu chế độ của mình; nếu thế thì ông lâm nguy là đáng quá rồi . Hai, là ông Quách Tòng Đức quá “vô tích sự” nếu không muốn nói là vô lương tâm: ở nước người ta, chỉ một phi cơ nào đó lâm nạn cũng đủ để cho Bộ Trưởng Giao Thông toàn quốc từ chức vì tự ý thức trách nhiệm trên lương tâm mình.
7) Tuần báo nào của Mỹ đăng bài về vụ trái bom nổ chậm tại Đài Phát Thanh Huế?
Ông Lâm Lễ Trinh viết:
“Trong hồi ký “Ngô Đình Diệm, Nổ lực hoà bình dang dở”, (nxb Xuân Thu Californie 1989), nơi trang 189-190, Nguyễn Văn Châu, nguyên giám đốc Nha Chiến tranh Tâm lý Quân đội VNCH, trở thành đối lập với Chánh phủ trước cuộc binh biến 1.11.1963, có ghi lại: Sau 1975, một cựu đại uý Hoa kỳ tên James Scott, liên hệ với CIA và từng làm cố vấn cho Tiểu đoàn 1/3 thuộc Sư đoàn 1 Bộ binh, thú nhận trong một lá thơ đăng trên một tuần báo Mỹ rằng chính y đã gài một trái bom nổ chậm chiều 8.5.1963 taị Huế. Sự kiện này cũng được Trần Kim Tuyến, dưới bút hiệu Lương khải Minh, ghi lại trong hồi ký Làm thế nào giết một Tổng thống? (tập 2, trang 366-370).
Ý-Kiến:
Phát giác “động trời” thế này mà không được ai chú ý đúng mức. Tại sao không tìm cho ra “cựu đại úy Mỹ James Scott” có phải là nhân vật “thực” hay không, cố vấn cho Tiểu đoàn 1/3 vào thời gian nào, nhất là “lá thơ đăng trên một tuần báo Mỹ” là tuần báo loại nào, tên gì, ở địa phương nào, và ra ngày nào, v.v…, nhất là nguyên văn bài báo liên quan. Làm sao biết trước là sẽ có cuộc biểu tình tại Đài Phát Thanh Huế, và vào giờ nào, phút nào, thì có những ai ở đó, đề gài (định giờ) cho bom phát nổ? (xem chú thích 5).
8) Ông Ngô Đình Diệm là con thứ mấy trong gia đình họ Ngô ?
Ông Lâm Lễ Trinh viết:
“TT Diệm là người con trai thứ ba trong gia đình nhà Ngô”
Ý-Kiến:
Ông Ngô Đình Diệm là con thứ tư (không phải thứ ba) trong gia đình nhà Ngô (xem chú thích 6).
9) Ai là lãnh tụ “Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam”?
Ông Lâm Lễ Trinh viết:
“Nguyễn Khánh, kịch sĩ từng đả đảo Hiến chương Vũng Tàu do chính ông cho thảo ra. Một đòn khác của tướng Khánh: móc nối với Huỳnh Tấn Phát, lãnh tụ (?) Mặt trận Giải phóng Miền Nam, với chủ đích – theo lời tuyên bố của Khánh – kéo Phát về phiá Quốc gia.”
Ý-Kiến:
Dù người dân thường cũng biết là Nguyễn Hữu Thọ (chứ không phải Huỳnh Tấn Phát) là “lãnh tụ” của cái “Mặt Trận” này (xem chú thích 7).
10) Hai ông Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu bị giết vào ngày nào?
Ông Lâm Lễ Trinh viết:
“Ông Đức tỏ ra ngán ngẩm khi được hỏi nghĩ gì về sự tự thú trên đây. Theo ông, trong những ngày chót của một cuộc đời đấu tranh gian khổ, TT Diệm là con người cô đơn nhứt trên thế gian: dân tộc bỏ rơi, đồng minh phản bội, gia đình chia cách, kẻ thù cộng sản reo hò chiến thắng, sự nghiệp chính trị ra tro, uất hận ngất trời vì tương lai mù mịt của Đất nước, một quốc gia bị sức mạnh chèn ép. Với ông Nhu quỳ bên cạnh cầu nguyện trong Nhà thờ Cha Tam Chợ Lớn sáng ngày 1.11.1963 không chắc TT Diệm đồng một tâm tư với người em.”
Ý-Kiến:
Hai ông Diệm và Nhu cầu nguyện trong Nhà Thờ Cha Tam ở Chợ Lớn vào sáng ngày 2.11.1963 chứ không phải 1.11.1963.
Trong một bài khác, nhan đề “Khí Tiết và Lãnh Đạo”, ông Lâm Lễ Trinh cũng viết sai ngày như thế.
LÊ XUÂN NHUẬN
CHÚ THÍCH:
(1) Đoàn Thêm, “Hai Mươi Năm Qua”, Xuân Thu, Saigon, 1965, trang 148-50.
(2) Đoàn Thêm, sđd, trang 184.
(3) Nguyễn Đình Tuyến, “Những Biến Cố Lớn trong 30 Năm Chiến Tranh tại Việt Nam 1945-1975”, Đại Học Đông Nam, Houston, TX, USA, 1995, trang 39: “Cuộc Trưng Cầu Dân Ý này là màn đạo diễn của Đại-tá Landsdale đã đóng vai trò quan trọng trong việc ủng hộ Thủ Tướng Diệm. Ở nhiều nơi trong thành-phố Saigon, số phiếu bầu cử cho ông Diệm bằng 130% con số cử tri (vì binh sĩ của Lữ Đoàn Phòng Vệ Phủ Thủ Tướng và Đoàn Viên Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia của ông Diệm đã được phép bầu đi bầu lại nhiều lần).”
(4) a/ Nguyễn Đình Tuyến, sđd, trang 25: “Có khoảng 500 đồng bào công giáo chào đón ông ở Phi Trường Tân Sơn Nhất.”
b/ Văn Bia, “Những Ngày Chung Sống với Chí Sĩ Ngô Đình Diệm”, Lê Hồng, Methuen, MA, USA, 2001, trang 273-76: “Báo chí phản ảnh trung thực dư luận quần chúng. Không một tờ báo nào hoan hô ngày Thủ Tướng Ngô Đình Diệm được bổ nhiệm… Cả Saigon chỉ huy động được có một nhúm nhỏ xíu công chức đi lên phi trường Tân Sơn Nhứt tiếp đón Thủ Tướng Ngô Đình Diệm. Dân thì chỉ có nhóm thân hữu trong Ban Đón Tiếp. Lần đầu lưa thưa đi rước hụt đã là một thí nghiệm cho thấy sự hưởng ứng bi đát… Báo chí và dân chúng rất thờ ơ với việc Thủ Tướng Ngô Đình Diệm về nước chấp chánh… Ông Phan Xứng lo viết kiến nghị của dân thiểu số vùng Đạt-Lắc mà đâu thấy có bóng dáng người Thượng nào. Ông Trần Quốc Bửu không huy động được đoàn viên các nghiệp đoàn, tưởng đâu rất to tát của ông. Cũng không thấy có nhóm Công Giáo nào do cha (Nguyễn Quang) Toán mang tới … báo giới không hậu thuẫn cho ông Diệm… Về nước gần như trong lặng lẽ…”
(5) a/ Tuệ Chương, “Viết Về Huế”, Worcester, Massachusetts, USA (theo Hồ Công Tâm, 25-5-2003):
”… Khi trên đài lục cục khiêng bàn ra xong, Thượng Tọa Trí Quang và ông Tỉnh Trưởng đã đứng trên đó, chưa kịp nói gì, thì ngay trước mặt tôi, người chỉ huy đứng trên chiếc xe có tên Ngô Ðình Khôi, đứng thẳng lên, (người và xe đều hướng về phía đài phát thanh) rút súng nhỏ bắn lên trời ba phát\. Tôi thấy lửa từ nòng súng tóe ra rất rõ ràng\. Tiếp theo đó là một tiếng nổ lớn phát ra từ phía đài phát thanh\. Xin nhớ là ba phát súng lệnh nổ trước, lựu đạn nổ sau\. Ông Tỉnh Trưởng và Thượng Tọa Trí Quang đang đứng trên bàn cao, liền nhảy xuống…”
b/ Truyền thông ngoại quốc:
A la suite d’incidents sanglants à Huế
LES BOUDHISTES DU VIETNAM DU SUD ENTRENT EN CONFLIT AVEC LE GOUVERNEMENT “CATHOLIQUE” DE DIỆM
Saigon . 15 Mai (A.F.P.) .- Une vive tension religieuse règne actuellement au Vietnam du Sud. Elle est due à la discrimination dont les Boudhistes s’estiment victime, et qui a trouvé son expression récemment dans de sanglants evènement à Huế.
Selon la version officielle de ces évènements, c’est le lancement d’une grenade par un terrorite qui a provoqué dans la soirée du 8 Mai, la mort de sept personnes parmi la foule qui manifestait en ce jour anniversaire de la naissance du Bouddha, devant les bâtiments de la radio.
Trích dịch báo “LE MONDE” ngày 16-5-63.
SAU NHỮNG VỤ LÔI THÔI ĐẪM MÁU Ở HUẾ, PHẬT TỬ MIỀN NAM VIỆT NAM TRANH CHẤP VỚI CHÍNH PHỦ “Thiên Chúa Giáo” của ÔNG DIỆM
Saigon. 15.5 A.F.P. (Thông tấn xã Pháp). Hiện tại ở miền Nam Việt Nam đang có một sự căng thẳng mãnh liệt về tôn giáo đã xuất phát vì một sự phân biệt mà các Phật tử xem mình là nạn nhân và đã biểu lộ mới đây trong những biến cố đẫm máu ở Huế. Theo luận điệu chính quyền thì đêm 8.5 dương lịch, một kẻ khủng bố đã tung ra một quả lựu đạn làm chết bảy người trong đám biểu tình trước trụ sở đài phát thanh trong ngày lễ Phật đản.
(6) Nguyễn Lý Tưởng, “Bổ Túc Vài Điều Về Họ Ngoại Của Cố Hồng Y Thuận”:
Ông Ngô Đình Khả và Bà Phạm Thị Thân có tất cả 09 người con: 06 trai, 03 gái theo thứ tự như sau:
-Ngô Thị Giao (chồng là Trương Đình Tùng)
-Ngô Đình Khôi (vợ là Nguyễn Thị Giang con Ông Nguyễn Hữu Bài)
-Ngô Đình Thục (Tổng Giám Mục, Huế)
-Ngô Đình Diệm (Tổng Thống VNCH)
-Ngô Thị Hiệp (chồng là Nguyễn Văn Ấm sinh ra Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận)
-Ngô Thị Hoàng (chồng là Nguyễn Văn Lễ, tức Cả Lễ)
-Ngô Đình Nhu (vợ là Trần Lệ Xuân con gái LS Trần Văn Chương)
-Ngô Đình Cẩn
-Ngô Đình Luyện
(7) a/ Nguyễn Đình Tuyến, sđd, trang 52: “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam là hậu thân của Việt Minh… Mặt Trận này đề cử Nguyễn Hữu Thọ làm Chủ Tịch, Nguyễn Thị Bình làm Ngoại Trưởng.”
b/ Văn Bia, sđd, trang 91-92: “Ngô Đình Diệm và Nguyễn Hữu Thọ đã từng sống chung dưới một mái nhà… Pháp có dành cho ông (Ngô Đình Diệm) một chỗ ở trong một biệt thự lớn ở số 152 đường De Gaulle (sau đổi là Công Lý)… kế cận một phòng do vợ chồng luật sư Nguyễn Hữu Thọ cư ngụ… Nguyễn Hữu Thọ sau đó làm Chủ Tịch Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.”
SÁU THÁNG PHÁP NẠN 1963
của Minh Không Vũ Văn Mẫu
Giao Điểm in lại năm 2003 tại Hoa kỳ,- PO BOX 2188, Garden Grove, CA
Tác giả đã đưa ra chứng từ của ông Trần hữu Thế (nguyên Bộ trưởng Giáo dục) về trách nhiệm của TGM Thục như sau:
“Chính tối hôm Phật đản cũng đã có một bữa tiệc tại nhà Ngô đình Cẩn với sự hiện diện của TGM Thục, một số bộ trưởng và nhiều nhân vật cao cấp trong chính phủ. Đang giữa bữa ăn thì Tỉnh trưởng Nguyễn văn Đẳng và Phó Tỉnh trưởng Đặng Sĩ hốt hoảng xin vào trình bày tình hình rất căng thẳng vì mấy ngàn Phật tử đang tụ họp trước Đài Phát thanh. Vì phụ trách các vấn đề an ninh, Thiếu tá Đặng Sĩ xin chỉ thị để đối phó.
Ngô đình Cẩn ngồi yên không nói gì, hay không muốn nói có lẻ vì đã đoán trước được ý kiến của ông anh Ngô đình Thục thế nào cũng chống đối thái độ hòa hoãn của ông ta trong vụ này. Sau báo cáo của Đặng Sĩ, TGM Ngô đình Thục đang ăn bổng ngưng lại, giơ tay ra hiệu cho Thiếu tá Đặng Sĩ “Dẹp…!”. Tỉnh trưởng và Phó Tỉnh trưởng lãnh chỉ thị lui ra. Sau đó thì các sự việc xãy ra như bác sĩ Erich Wulff đã tường thuật rõ ràng các điều mắt thấy tai nghe tại chỗ” (tr.215-216).
Lâm Lễ Trinh, “KHÍ TIẾT VÀ LÃNH ÐẠO”
Trong những giờ phút cuối cùng cuộc đời, Tổng thống Diệm hoàn toàn cô đơn: đồng minh bội bạc, dân tộc hiểu lầm, người thân trở mặt và kẻ thù cộng sản reo mừng. Cầu nguyện lần chót sáng ngày 1.11.1963 tại thánh đường Cha Tam Chợlớn, với ông Nhu quỳ bên cạnh nhưng không chắc đồng một tâm tư,
LÊ VĂN ẤN
“Tinh Thần Ngô Đình Diệm” 7-11-2004
Nói đến tài ba của anh em Tổng Thống Ngô Ðình Diệm chúng ta phải kể đến quốc sách Ấp Chiến Lược. Ðây là một chiến lược chống lại du kích chưa từng có trong lịch sử chống du kích. Theo Sir Thomson, chuyên gia chống du kích Anh quốc thì một tiểu đội du kích cần phải có 400 lính mới dẹp được. Nhưng với quốc sách ấp chiến lược, tách dân ra khỏi du kích chẳng khác tách cá ra khỏi nước, không cần phải một số quân đông đảo như vậy. Vào thời điểm này, những cán bộ cao cấp của Việt Cộng đã lần lượt trở về Bắc, những đơn vị du kích Việt Cộng đã bị cô lập, đói khát, cơ hồ tan rã.
Đọc “Dòng Họ NGÔ ÐÌNH – ƯỚC MƠ chưa đạt.”..Phần 1 |
Kiêm Ái + Nguyễn Văn Minh |
Tác Giả: Nguyễn Văn Minh |
Và theo lời kể của Ðại úy Hồng Dũ Long thì người ném chất nổ tại Ðài phát thanh Huế đêm 8.5.63 không ai khác hơn là James Scott, một nhân viên CIA, người này đã nói với Ðại úy Long: Ai mà cho rằng VC gây nên vụ nổ này thì thật là ngây thơ. Loại thuốc nổ ấy chỉ có CIA Mỹ mới có” (từ trang 205 đến 235).
Ngo Dinh Diem
From Wikipedia, the free encyclopedia:
on October 26, 1955, in a disputed nationwide referendum, the people voted to remove the emperor Bao Dai as head of state and elect Diem the first President of the Republic of Vietnam.
When the referendum was held, Diem’s troops guarded the polls and those who attempted to vote for the Emperor were assaulted. Diem’s detractors say that the fraud was obvious. In Saigon, for example, Diem claimed more votes than there were registered voters in the entire area.
The National Archive – A Learning Curve
http://www.learningcurve.gov.uk/
When the voters arrived at the polling stations they found Diem’s supporters in attendance.
After the election Diem informed his American advisers that he had achieved 98.2 per cent of the vote. They warned him that these figures would not be believed and suggested that he published a figure of around 70 per cent. Diem refused and as the Americans predicted, the election undermined his authority.