Seite auswählen

Nhật, Phi Luật Tân và Mỹ thảo luận an ninh ba bên chống Trung cộng

 

Nhật, Phi Luật Tân và Mỹ lên kế hoạch để các cố vấn an ninh quốc gia ba bên bàn thảo về các vấn đề an ninh trong bối cảnh Trung cộng tăng cường các hành động gây hấn tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, theo SCMP.

 

Ông Eduardo Ano, cố vấn an ninh của ông Ferdinand Marcos Jr., tổng thống Phi Luật Tân, nói rằng các cuộc thảo luận đầu tiên của họ sẽ diễn ra sớm nhất vào Tháng Tư. Ông bày tỏ sẵn sàng tham gia cuộc họp, dù các thông tin chi tiết vẫn chưa được hé lộ.

Các chiến hạm Mỹ và Nhật trong một cuộc tập trận ở ngoài khơi tỉnh Chiba, Nhật. (Hình: Japan Pool/AFP via Getty Images)

 

Hôm Thứ Sáu, 24 Tháng Ba, một phụ tá của ông Ano cho biết Nhật là nước đưa ra đề nghị đối thoại an ninh ba bên. Tokyo tin rằng đây là điều cần thiết để tăng cường khả năng răn đe chống lại Bắc Kinh và chuẩn bị cho cuộc khủng hoảng tiềm tàng về vấn đề Đài Loan.

Ông Jake Sullivan, cố vấn an ninh quốc gia Tòa Bạch Ốc, và ông Takeo Akiba, người đồng cấp Nhật, dự trù sẽ là hai đại diện khác tại cuộc họp ba bên này. 

Một nguồn tin từ chính phủ Mỹ cho thấy cuộc gặp có khả năng diễn ra sau khi Mỹ và Phi Luật Tân hoàn thành các đàm phán an ninh giữa các bộ trưởng Ngoại Giao và Quốc Phòng tại Washington ngày 11 Tháng Tư.

Sự kiện ngày 11 Tháng Tư sẽ là cuộc triệu tập hai bên lần đầu tiên kể từ Tháng Giêng, 2016, báo hiệu rằng chính quyền ông Marcos Jr. có chính sách ngoại giao khác biệt so với người tiền nhiệm là ông Rodrigo Duterte.

Ông Duterte nắm giữ chính quyền trong sáu năm, kết thúc vào Tháng Sáu, 2022, nhiều lần đe dọa cắt đứt quan hệ an ninh với Mỹ và thường phớt lờ các hoạt động xâm nhập trái phép của Trung cộng ở Biển Đông.

Phía Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền đối với phần lớn Biển Đông. Tuy nhiên một vài nước Đông Nam Á và Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền ở khu vực này.

Phía Trung cộng từng bác bỏ một phán quyết của tòa án quốc tế năm 2016, trong đó vô hiệu hóa các yêu sách lãnh thổ của họ trong khu vực. Còn Nhật là một đồng minh hiệp ước của Mỹ cùng với Phi Luật Tân.

Nhật có tranh chấp chủ quyền với Trung cộng ở quần đảo Diaoyu Islands/Senkakus.

Phía Phi Luật Tân mong muốn được Nhật và Mỹ hỗ trợ trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, nhưng cũng thận trọng không phụ thuộc quá nhiều vào hai nước này. Ông Marcos Jr. tuyên bố quốc gia của mình sẽ không nghiêng hẳn về Bắc Kinh hay về Washington.

Trong khi đó, giới chức Nhật và Mỹ muốn mở rộng khuôn khổ, không chỉ là đối thoại mà còn là hợp tác quốc phòng và tập trận ba bên trong tương lai gần. Mỹ nhận định Bắc Kinh có thể tiến hành các hành động quân sự chống lại Đài Loan vào năm 2027.

Trong bối cảnh này, Nhật và Mỹ xem Phi Luật Tân là nơi có tầm quan trọng chiến lược trong việc duy trì hòa bình, ổn định khu vực.

Mặc dù tránh bị cuốn vào cuộc cạnh tranh gay gắt giữa Trung cộng và Mỹ, thế nhưng Phi Luật Tân cũng thể hiện lập trường kiên quyết hơn với Trung cộng trong những tháng gần đây. 

 

Nguoi Viet (29.03.2023)

 

 

 

Huawei Vietnam hiển thị đường lưỡi bò trên trang chủ

Bản đồ Biển Đông có đường lưỡi bò do Trung cộng tự vẽ ra trên biển (minh họa) AFP

 

Trang chủ hỗ trợ khách hàng của ngành hàng thiết bị tiêu dùng Huawei Việt Nam vào sáng ngày 28/3 hiển thị bản đồ có đường đứt khúc chín đoạn, thường được gọi là “lưỡi bò”, ở Biển Đông.

Mạng báo Zing loan tin, dẫn chia sẻ của nhiều người dùng mạng xã hội về hình ảnh vừa nêu.

Cơ quan truyền thông này cho biết đã liên hệ đại diện truyền thông của ngành hàng thiết bị tiêu dùng Huawei Việt Nam để hỏi về vấn đề vừa nêu. Người đại diện nói ghi nhận ý kiến và chuyển cho bộ phận phụ trách xử lý.

Zing cho biết, đến 13 giờ ngày 28/3 đường dẫn đến trang trung tâm bảo hành của Huawei Việt Nam bị đóng.

Trung cộng đơn phương tuyên bố chủ quyền đến chừng 80% Biển Đông trong đường đứt khúc chín đoạn do Bắc Kinh vạch ra. Đường này bị Phi Luật Tân kiện ra Tòa Trọng tài Thường trực Quốc tế ở La Haye. Vào tháng 7/2016, Tòa tuyên đường này không có giá trị cả về mặt pháp lý lẫn lịch sử; tuy nhiên Trung cộng không tuân thủ phán quyết của tòa.

 

RFA (28.03.2023)

 

 

 

Biển Đông: VN theo sát tàu TC gần mỏ dầu do Nga khai thác trong EEZ

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES Chụp lại hình ảnh,Tàu bảo vệ bờ biển Trung cộng gần đảo Thị Tứ ở Biển Đông ngày 9/3/2023

 

Một tàu Việt Nam đã bám sát để theo dõi một tàu Cảnh sát biển Trung cộng khi tàu này tiến tới gần một mỏ khí đốt do Nga khai thác trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) trên Biển Đông của Việt Nam, theo Reuters.

Các cuộc tuần tra trên biển tương tự của Trung cộng đã kéo dài trong hơn một năm qua.

Tàu cảnh sát biển Trung cộng đã tiến thẳng tới các lô thăm dò dầu khí do các công ty Nga điều hành hoặc sở hữu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam khoảng 40 lần kể từ tháng 12/2022, theo dữ liệu theo dõi tàu thuyền từ tổ chức phi chính phủ South China Sea Chronicle Initiative (SCSCI), tức Dự án Đại Sự Ký Biển Đông.

 

Trung cộng coi khu vực này là một phần trong yêu sách lãnh thổ mở rộng của nước này ở Biển Đông, được đánh dấu bằng “Đường chín đoạn”, một ranh giới mà Tòa Trọng tài Thường trực phán quyết vào năm 2016 là không có cơ sở pháp lý.

Trung cộng đã xây dựng các đảo nhân tạo và sân bay trên một số rạn san hô và đảo nhỏ trên biển, khiến các nước trong khu vực và Hoa Kỳ quan ngại.

Cả Việt Nam và Indonesia đều yêu cầu Trung cộng tránh xa các khu vực này trong vùng đặc quyền kinh tế của mình – mặc dù các khu vực này không phải là lãnh hải và không hạn chế đi lại theo luật pháp quốc tế. Các cuộc tuần tra như vậy cho thấy hoạt động của Cảnh sát biển Trung cộng ở nhiều vùng khác trên Biển Đông nhằm khẳng định những yêu sách lãnh thổ.

Ian Storey, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện ISEAS-Yusof Ishak của Singapore, cho biết: “Trung cộng đang khẳng định quyền tài phán đối với các nguồn năng lượng dưới đáy biển và (đã) sử dụng lực lượng bảo vệ bờ biển của mình để gây áp lực lên các quốc gia trong khu vực”.

Các bản đồ do SCSCI thiết lập và được Reuters phân tích, sử dụng tín hiệu của Hệ thống Nhận dạng Tự động (AIS) từ các tàu đó, cho thấy các tàu Trung cộng năm ngoái đã đi theo các tuyến đường gần như giống hệt nhau ít nhất 34 lần từ Bãi Tư Chính, một thực thể chìm gần ranh giới vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và Indonesia (EEZ), đến hai lô dầu khí do Nga kiểm soát cách 50 hải lý (92 km) – đôi khi tiến gần tới các giếng dầu chính ở khoảng cách chỉ một hải lý.

Tập đoàn nhà nước Nga, Zarubezhneft là nhà điều hành và là cổ đông của một trong hai lô dầu khí, 06-01; Tập đoàn khí đốt khổng lồ Gazprom của Nga (GAZP.MM) là cổ đông của lô dầu khác, 05-03, được điều hành bởi một công ty con của PetroVietnam, theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington.

Tàu Trung cộng vào thứ Bảy 25/03 đã đi qua cả hai lô dầu khí này và hai lô khác. Dữ liệu cho thấy tàu Kiểm Ngư 278 của Việt Nam, do một cơ quan thực thi pháp luật thủy sản điều hành, đã theo dõi con tàu này, có lúc chỉ cách khoảng cách vài trăm mét.

Từ các lô đó, cách đảo Hải Nam của Trung cộng khoảng 630 hải lý, các tàu Trung cộng thường quay trở lại trên tuyến đường tới Bãi Tư Chính, theo dữ liệu được Reuters xem xét. Thay vào đó, tàu Trung cộng hôm thứ Bảy đã đi đến vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia.

Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung cộng cho biết Cảnh sát biển Trung cộng thực hiện các cuộc tuần tra trong các khu vực thuộc quyền tài phán của Trung cộng ở Biển Đông trong khi vẫn tôn trọng luật pháp quốc tế; đồng thời nói rằng Trung cộng không biết về các cuộc tuần tra trong các lô dầu khí do công ty Nga điều hành.

Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm thứ Sáu 24/03 cho biết Việt Nam hành động ở Biển Đông “để bảo vệ các quyền hợp pháp của mình”.

Zarubezhneft, Gazprom, Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Nga tại Hà Nội đã không trả lời các yêu cầu bình luận của Reuters

Vùng đặc quyền kinh tế thường mở rộng 200 hải lý (370 km) tính từ đường cơ sở của một quốc gia. Theo luật quốc tế, lãnh hải của một quốc gia – nơi quốc gia đó có thể kiểm soát mọi hoạt động – thường kéo dài khoảng 12 hải lý tính từ đường bờ biển của quốc gia đó. Xung đột có thể phát sinh khi các nước có các tuyên bố chủ quyền chồng lấn.

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES Chụp lại hình ảnh, Đảo ThiTu nằm ở chuỗi đảo Spratly (phía Việt Nam gọi là đảo Thị Tứ nằm ở quần đảo Trường Sa) là một tiền đồn lớn nhất và quan trọng nhất về mặt chiến lược của Manila trên Biển Đông, nơi Bắc Kinh tuyên bố phần lớn chủ quyền

 

Malaysia, Phi Luật Tân, Đài Loan và Brunei nằm trong số các quốc gia khác có tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở Biển Đông.

Các mỏ giàu khí đốt do các công ty Nga khai thác nằm trong số những mỏ xa bờ biển Việt Nam nhất và gần ranh giới chiến lược với vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia, và gần các khu vực mà Trung cộng tuyên bố chủ quyền.

Ít nhất là từ tháng 11/2022, các tàu Cảnh sát biển Trung cộng cũng đã mở rộng lộ trình, di chuyển qua lô 12-11 do Zarubezhneft và PetroVietnam đồng khai thác, trên đường tới mỏ dầu khí 12W do Công ty Harbour Energy của Anh thăm dò, theo dữ liệu của SCSCI hiển thị.

Các cuộc tuần tra của tàu Trung cộng trong khu vực do Harbor Energy điều hành bắt đầu ngay trước khi Indonesia và Việt Nam ký thỏa thuận vào tháng 122022 xác định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế của họ ở Biển Đông, mở đường cho các thỏa thuận khí đốt.

Harbor Energy từ chối bình luận về sự việc với Reuters.

Harbor Energy và Zarubezhneft đang phát triển mỏ khí đốt Tuna gần đó trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia, từ đó Jakarta có kế hoạch xuất khẩu khí đốt sang Việt Nam thông qua một đường ống bắt đầu từ năm 2026. Dự án hiện đang bị đình chỉ do lệnh trừng phạt của Phương Tây do cuộc chiến tại Ukraine nhằm vào một số công ty liên quan.

Các tàu Cảnh sát biển Trung cộng cũng đã tuần tra khối Tuna; vào tháng Giêng, Indonesia đã triển khai một tàu chiến để theo dõi một tàu Trung cộng ở đó.

BBC (28.03.2023)

 

 

 

“Việt Nam luôn theo sát các diễn biến trên Biển Đông” – Phó Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam

Tàu của Việt Nam theo sát tàu hải cảnh của Trung cộng ở Biển Đông hôm 14/5/2014 (minh họa) Reuters

 

Phó phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định “các cơ quan chức năng Việt Nam luôn theo sát các diễn biến trên Biển Đông” khi được phóng viên đặt câu hỏi về việc tàu Hải Dương Địa chất 4 của Trung cộng đang hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.”

Theo trang web của Bộ Ngoại giao, câu trả lời được đưa ra từ ngày 24/3 nhưng thời gian hiển thị trên trang chủ là ngày 26/3 và đến ngày 28/3 mới được báo chí trong nước đưa tin.

Tuy nhiên, câu trả lời của bà Hằng không liên quan gì đến vụ việc tàu Hải Dương Địa chất 4. Nguyên văn bà Phạm Thu Hằng khẳng định:

“Các cơ quan chức năng Việt Nam luôn theo sát các diễn biến trên Biển Đông, kiên quyết, kiên trì thực hiện các biện pháp quản lý và thực thi pháp luật trên biển phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và pháp luật Việt Nam để bảo vệ các quyền hợp pháp của mình.”

Hôm 27/3, hãng tin Reuters cho biết, tàu Kiểm ngư KN-278 của Việt Nam theo dõi sát hoạt động của một tàu Tuần duyên Trung cộng từ ngày 25/3 trong Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở khu vực giếng dầu do Nga điều hành tại Bãi Tư Chính.

Dẫn dữ liệu theo dõi tàu biển do tổ chức Dự án Đại Ký sự Biển Đông đưa ra, hãng tin này cho biết tàu tuần duyên Trung cộng vào ngày 25/3 đã đi qua hai lô 06-01, 05-03 và hai lô khác.

Tàu KN-278 của Việt Nam theo sát tàu Trung cộng, có lúc ở cự ly chỉ vài trăm thước.

Lô 06-01 do hãng Zarubezhneft của Nga vận hành và là cổ đông; lô 05-03 có cổ phần của đại công ty Nga Gazprom và do một chi nhánh của Petrovietnam vận hành.

Hoạt động của Tuần duyên Trung cộng như vừa nêu được cho là mới nhất từ phía Bắc Kinh theo cách thức đã kéo dài hơn một năm qua.

 

RFA (28.03.2023)

 

 

 

 

 

Việt Nam lên tiếng về việc tàu Trung cộng đi vào vùng đặc quyền kinh tế

 

Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng việc tàu thăm dò Hải dương Địa chất 4 của Trung cộng đi vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.

 

Tàu Trung cộng tiếp tục xâm nhập vào vùng lãnh hải của Nhật Bản

Bộ Ngoại giao Mỹ lên án việc tàu Trung cộng đâm chìm tàu cá Việt Nam

Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng. (Ảnh: vov.vn)

 

Theo thông tin trên mới đăng trên website của Bộ Ngoại giao Việt Nam, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị khẳng định thông tin và cho biết phản ứng trước việc tàu Hải Dương Địa chất 4 của Trung cộng đang hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nêu: “Các cơ quan chức năng Việt Nam luôn theo sát các diễn biến trên Biển Đông, kiên quyết, kiên trì thực hiện các biện pháp quản lý và thực thi pháp luật trên biển phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật Biển 1982 (UNCLOS 1982) và pháp luật Việt Nam để bảo vệ các quyền hợp pháp của mình”.

 

Theo SCSCI, số lượng tàu Trung cộng trong khu vực EEZ của Việt Nam đã tăng đáng kể trong 2 tuần đầu của tháng ba năm nay, gần gấp ba lần số lượng quan sát được vào cuối tháng hai.

 

Hải Dương Địa Chất 4 rời cảng nhà ở Quảng Đông từ ngày 28 tháng 2, xuống quần đảo Trường Sa và ở đó tới ngày 6 tháng 3, sau đó bắt đầu hướng về vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Những ngày sau đó, đường đi của tàu còn loằng ngoằng chưa thực sự định hình rõ nét. Từ tối ngày 14 tháng 3 cho tới nay, mô hình di chuyển của tàu đã được định hình rõ nét với những đường thẳng song song với nhau, như những lần các tàu Hải Dương Địa Chất của Trung cộng tiến hành chiến dịch hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.

 

Dữ liệu này thu thập được từ tín hiệu của hệ thống nhận diện tự động (AIS) truyền của những con tàu này.

 

Còn theo trang theo dõi tàu Marine Traffic (Giao thông Hàng hải), tàu Hải Dương Địa chất 4 đã ở trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hơn 17 tiếng đồng hồ trong ngày 15/3 trước khi đi vào khu vực có tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở Biển Đông.

 

“Các tàu Trung cộng cũng đã hoạt động sâu bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cách bờ biển Quảng Ngãi chỉ 60 hải lý (111km)” – bà Vân Phạm, người quản lý của SCSCI nói với Đài Á Châu Tự Do.

 

Các tàu đánh cá và tàu dân quân biển thường được Cảnh sát biển Trung cộng hộ tống.

Đường đi của tàu Hải dương Địa chất 4 của Trung cộng dựa trên dữ liệu thu thập được từ tín hiệu của hệ thống nhận diện tự động của con tàu này. (Ảnh: marinetraffic.com)

 

Việt Nam, Brunei, Indonesia, Malaysia, Phi Luật Tân, Đài Loan và Trung cộng đều có tuyên bố chủ quyền đối với một số phần của tuyến đường thủy chiến lược nhưng cho đến nay, Trung cộng là nước có yêu sách chủ quyền lớn nhất.

 

Trung cộng và các nước láng giềng thỉnh thoảng có những bất đồng về hoạt động thăm dò dầu khí của Bắc Kinh trên biển.

 

Hà Nội đã nhiều lần lên tiếng phản đối việc các tàu khảo sát Trung cộng hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của mình và gọi các hoạt động này là “vi phạm chủ quyền của Việt Nam”.

 

Vào năm 2019, một cuộc biểu tình đã diễn ra ngay trước cổng Đại sứ quán Trung cộng tại Hà Nội vì tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 của Trung cộng đã hoạt động nhiều tháng trong vùng biển do Việt Nam kiểm soát.

 

Ngay sau đó, năm 2020, cũng chính con tàu này đã tham gia vào một cuộc đối đầu kéo dài một tháng với một tàu thăm dò dầu khí của Malaysia .

 

Cuộc đối đầu lớn nhất từ trước đến nay giữa Việt Nam và Trung cộng về vấn đề thăm dò dầu khí ở Biển Đông diễn ra vào năm 2014 khi Trung cộng đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam.

 

Vụ việc này có sự tham gia của hàng chục tàu chấp pháp của cả 2 nước và dẫn đến các cuộc biểu tình chống Trung cộng ở Việt Nam.

 

Cuối cùng, Trung cộng đã rút giàn khoan dầu ra khỏi vùng biển của Việt Nam sau hơn 2 tháng.

 

Trithucvn (28.03.2023)

 

 

 

 

Tàu Kiểm Ngư Việt Nam theo dõi tàu Hải cảnh Trung cộng ở Biển Đông

Tàu Kiểm Ngư KN- 278 theo dõi tàu hải cảnh Trung cộng  tại một mỏ khí đốt do Nga khai thác trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.

 

Dữ liệu cho thấy một tàu hải quân Việt Nam đã theo dõi một tàu Cảnh sát biển Trung cộng hôm thứ Bảy tại một mỏ khí đốt do Nga khai thác trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. Đây là cuộc tuần tra mới nhất của Trung cộng trong đợt tuần tra kéo dài hơn một năm.

Tàu hải cảnh Trung cộng đã đi thẳng vào các lô thăm dò dầu khí do các công ty Nga điều hành hoặc sở hữu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam khoảng 40 lần kể từ tháng 1 năm 2022, theo dữ liệu theo dõi tàu thuyền từ tổ chức nghiên cứu Việt Nam South China Sea Chronicle Initiative (SCSCI), một tổ chức độc lập không thuộc phi lợi nhuận.

Trung cộng coi khu vực này là một phần trong  “đường chín đoạn” thuộc lãnh thổ mở rộng của Trung cộng ở Biển Đông.  Ranh giới đường chín đoạn đã được Tòa án Trọng tài Thường trực tuyên là không có cơ sở pháp lý vào năm 2016. Trung cộng đã cho xây dựng các đảo nhân tạo và sân bay trên một số rạn san hô và đảo nhỏ trên biển gây lo ngại lớn trong khu vực và tại Hoa Kỳ.

Cả Việt Nam và Indonesia đều yêu cầu Trung cộng tránh các khu vực thuộc vùng đặc quyền kinh tế của hai quốc gia này – mặc dù các khu vực này không phải là lãnh hải và không có hạn chế đi lại theo luật pháp quốc tế. Các cuộc tuần tra phản ánh hoạt động của Hải cảnh Trung cộng ở những nơi khác trên Biển Đông nhằm khẳng định yêu sách lãnh thổ.

Ian Storey, một thành viên cấp cao tại Viện ISEAS-Yusof Ishak của Singapore, cho biết: “Trung cộng đang khẳng định quyền tài phán đối với các nguồn năng lượng dưới đáy biển và đã sử dụng lực lượng hải cảnh để gây áp lực lên các quốc gia trong khu vực.

Reuters phân tích bản đồ của SCSCI, sử dụng tín hiệu của Hệ thống Nhận dạng Tự động (AIS), cho thấy các tàu Trung cộng hồi năm ngoái đã đi theo các tuyến đường gần như giống hệt nhau ít nhất 34 lần từ Bãi Tư Chính, một thực thể chìm gần ranh giới vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và Indonesia đến hai lô do Nga kiểm soát cách đó 50 hải lý (92 km) – đôi khi tiến gần đến các giếng chính khoảng 1 hải lý.

Zarubezhnef, công ty của nhà nước Nga, là nhà khai thác và là cổ đông của một trong hai khối, 06-01; Theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), một tổ chức tư vấn tại Washington.

Hôm thứ bảy, tàu Trung cộng đã đi qua cả hai khối này cũng như hai khối khác. Dữ liệu cho thấy tàu Kiểm Ngư 278 – Tàu Giám sát Nguồn lợi Thủy sản Việt Nam đã theo dõi con tàu này có lúc chỉ cách khoảng cách vài trăm mét.

Tàu Trung cộng thường quay trở lại trên tuyến đường trực tiếp đến Bãi Tư Chính về chúng đóng quân ở đảo Hải Nam cách các lô này khoảng 630 hải lý. Nhưng hôm thứ bảy tàu Trung cộng đã đi đến vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia.

Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung cộng cho biết Hải cảnh Trung cộng thực hiện các cuộc tuần tra trong các khu vực thuộc quyền tài phán của Trung cộng ở Biển Đông trong khi tôn trọng luật pháp quốc tế và cho biết họ không biết về các cuộc tuần tra trong các lô thăm dò năng lượng của các công ty Nga.

Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết hôm thứ Sáu rằng hoạt động của Việt Nam ở Biển Đông “để bảo vệ các quyền hợp pháp của mình”.

Zarubezhneft, Gazprom, Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Nga tại Hà Nội đã không trả lời các yêu cầu bình luận.

Dữ liệu của SCSCI cho thấy từ tháng 11, các tàu Cảnh sát biển Trung cộng cũng đã mở rộng lộ trình, di chuyển qua lô 12-11 do Zarubezhneft và PetroVietnam cùng khai thác, trên đường tới mỏ dầu khí 12W do Công ty Harbour Energy của Anh thăm dò.

Các cuộc tuần tra trong khu vực do Harbor Energy khai thác bắt đầu ngay trước khi Indonesia và Việt Nam ký thỏa thuận hồi tháng 12 năm 2022 xác định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế ở Biển Đông, mở đường cho các thỏa thuận khí đốt.

Nguồn: Reuters

 

VNTB (28.03.2023)

 

 

 

Biển Đông: VN theo sát tàu TQ gần mỏ dầu do Nga khai thác trong EEZ

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES Chụp lại hình ảnh, Tàu bảo vệ bờ biển Trung cộng gần đảo Thị Tứ ở Biển Đông ngày 9/3/2023

 

Một tàu Việt Nam đã bám sát để theo dõi một tàu Cảnh sát biển Trung cộng khi tàu này tiến tới gần một mỏ khí đốt do Nga khai thác trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) trên Biển Đông của Việt Nam, theo Reuters.

Các cuộc tuần tra trên biển tương tự của Trung cộng đã kéo dài trong hơn một năm qua.

Tàu cảnh sát biển Trung cộng đã tiến thẳng tới các lô thăm dò dầu khí do các công ty Nga điều hành hoặc sở hữu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam khoảng 40 lần kể từ tháng 12/2022, theo dữ liệu theo dõi tàu thuyền từ tổ chức phi chính phủ South China Sea Chronicle Initiative (SCSCI).

 

Trung cộng coi khu vực này là một phần trong yêu sách lãnh thổ mở rộng của nước này ở Biển Đông, được đánh dấu bằng “Đường chín đoạn”, một ranh giới mà Tòa Trọng tài Thường trực phán quyết vào năm 2016 là không có cơ sở pháp lý.

Trung cộng đã xây dựng các đảo nhân tạo và sân bay trên một số rạn san hô và đảo nhỏ trên biển, khiến các nước trong khu vực và Hoa Kỳ quan ngại.

Cả Việt Nam và Indonesia đều yêu cầu Trung cộng tránh xa các khu vực này trong vùng đặc quyền kinh tế của mình – mặc dù các khu vực này không phải là lãnh hải và không hạn chế đi lại theo luật pháp quốc tế. Các cuộc tuần tra như vậy cho thấy hoạt động của Cảnh sát biển Trung cộng ở nhiều vùng khác trên Biển Đông nhằm khẳng định những yêu sách lãnh thổ.

NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS Ian Storey, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện ISEAS-Yusof Ishak của Singapore, cho biết: “Trung cộng đang khẳng định quyền tài phán đối với các nguồn năng lượng dưới đáy biển và (đã) sử dụng lực lượng bảo vệ bờ biển của mình để gây áp lực lên các quốc gia trong khu vực”.

 

Các bản đồ do SCSCI thiết lập và được Reuters phân tích, sử dụng tín hiệu của Hệ thống Nhận dạng Tự động (AIS) từ các tàu đó, cho thấy các tàu Trung cộng năm ngoái đã đi theo các tuyến đường gần như giống hệt nhau ít nhất 34 lần từ Bãi Tư Chính, một thực thể chìm gần ranh giới vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và Indonesia (EEZ), đến hai lô dầu khí do Nga kiểm soát cách 50 hải lý (92 km) – đôi khi tiến gần tới các giếng dầu chính ở khoảng cách chỉ một hải lý.

Tập đoàn nhà nước Nga, Zarubezhneft là nhà điều hành và là cổ đông của một trong hai lô dầu khí, 06-01; Tập đoàn khí đốt khổng lồ Gazprom của Nga (GAZP.MM) là cổ đông của lô dầu khác, 05-03, được điều hành bởi một công ty con của PetroVietnam, theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington.

Tàu Trung cộng vào thứ Bảy 25/03 đã đi qua cả hai lô dầu khí này và hai lô khác. Dữ liệu cho thấy tàu Kiểm Ngư 278 của Việt Nam, do một cơ quan thực thi pháp luật thủy sản điều hành, đã theo dõi con tàu này, có lúc chỉ cách khoảng cách vài trăm mét.

Từ các lô đó, cách đảo Hải Nam của Trung cộng khoảng 630 hải lý, các tàu Trung cộng thường quay trở lại trên tuyến đường tới Bãi Tư Chính, theo dữ liệu được Reuters xem xét. Thay vào đó, tàu Trung cộng hôm thứ Bảy đã đi đến vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia.

Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung cộng cho biết Cảnh sát biển Trung cộng thực hiện các cuộc tuần tra trong các khu vực thuộc quyền tài phán của Trung cộng ở Biển Đông trong khi vẫn tôn trọng luật pháp quốc tế; đồng thời nói rằng Trung cộng không biết về các cuộc tuần tra trong các lô dầu khí do công ty Nga điều hành.

Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm thứ Sáu 24/03 cho biết Việt Nam hành động ở Biển Đông “để bảo vệ các quyền hợp pháp của mình”.

Zarubezhneft, Gazprom, Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Nga tại Hà Nội đã không trả lời các yêu cầu bình luận của Reuters

Vùng đặc quyền kinh tế thường mở rộng 200 hải lý (370 km) tính từ đường cơ sở của một quốc gia. Theo luật quốc tế, lãnh hải của một quốc gia – nơi quốc gia đó có thể kiểm soát mọi hoạt động – thường kéo dài khoảng 12 hải lý tính từ đường bờ biển của quốc gia đó. Xung đột có thể phát sinh khi các nước có các tuyên bố chủ quyền chồng lấn.

Cảnh sát biển Việt Nam theo dõi tàu của Trung cộng ở Biển Đông hồi năm 2014 (minh hoạ) AFP

 

Việt Nam vào ngày 25/3 cử tàu theo dõi hoạt động của một tàu Tuần duyên Trung cộng trong Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở khu vực giếng dầu do Nga điều hành tại Bãi Tư Chính.

Reuters loan tin ngày 27/3, dẫn dữ liệu theo dõi tàu biển do tổ chức Dự án Đại Ký sự Biển Đông đưa ra.

Cụ thể, tàu tuần duyên Trung cộng vào ngày 25/3 đã đi qua hai lô 06-01, 05-03 và hai lô khác. Tàu Kiểm ngư 278 của Việt Nam theo sát tàu Trung cộng, có lúc ở cự lý chỉ vài trăm thước.

Lô 06-01 do hãng Zarubezhneft của Nga vận hành và là cổ đông; lô 05-03 có cổ phần của đại công ty Nga Gazprom và do một chi nhánh của Petrovietnam vận hành.

Hoạt động của Tuần duyên Trung cộng như vừa nêu được cho là mới nhất từ phía Bắc Kinh theo cách thức đã kéo dài hơn một năm qua. Dữ liệu cho thấy trong năm qua số lần tàu Trung cộng đi vào Bãi Tư Chính theo lộ trình gần như giống nhau ít nhất 34 lần.

Reuters cho biết cả Zarubezhneft, Gazprom, Bộ Ngoại giao Nga và Đại sứ quán Nga ở Hà Nội chưa phản hồi yêu cầu bình luận của hãng về tin vừa nêu.

 

RFA (27.03.2023)

 

 

Mỹ – Phi Luật Tân thắt chặt hợp tác quân sự ở Biển Đông : Tín hiệu tốt hay xấu cho Việt Nam ?

 

Tình hình Biển Đông có nhiều biến động trong thời gian gần đây, với trọng tâm là Phi Luật Tân. Manila thắt chặt hợp tác quân sự với Washington, chuẩn bị cuộc tập trận Balikatan lớn nhất, diễn ra từ ngày 11 đến 28/04/2023, chỉ cách phía nam Đài Loan 300 km. Mỹ và Phi Luật Tân cũng nhất trí nối lại các chuyến tuần tra chung ở Biển Đông. Từ tháng 02/2023, quân đội Mỹ được phép tiếp cận tổng cộng 9 căn cứ của Phi Luật Tân.

 

Ảnh lưu trữ : Trực thăng của quân đội Phi Luật Tân tham gia cuộc tập trận Balikatan thường niên với quân đội Mỹ, ngoài khơi Claveria, tỉnh Cagayan, phía bắc Phi Luật Tân, ngày 31/03/2022. AP – Aaron Favila

 

Trước việc hai đồng minh thắt chặt quan hệ quân sự và ngoại giao, Trung cộng liên tục có những động thái đấu dịu. Thứ trưởng Ngoại Giao Trung cộng Tôn Vệ Đông (Sun Weidong) công du Manila ngày 23-24/03 để phản đối việc Mỹ mở rộng hiện diện quân sự ở trong vùng, theo một quan chức ngoại giao Phi Luật Tân tham gia cuộc họp khi trả lời AP. Về mặt chính thức, hai nước nhất trí rằng « các vấn đề hàng hải phải được giải quyết qua đường ngoại giao và đối thoại và không bao giờ bằng cách ép buộc và đe dọa ».

 

Những biến chuyển trên tác động như thế nào đến Việt Nam ? Nhà nghiên cứu Laurent Gédéon, giảng viên Trường Sư phạm Lyon (École normale supérieure de Lyon), Pháp, trả lời một số câu hỏi của RFI Tiếng Việt.

 

*

 

RFI : Mỹ và Phi Luật Tân tổ chức tập trận chung Balikatan có quy mô chưa từng có, từ ngày 11 đến 28/04/2023. Sự kiện này chắc chắn sẽ khiến Bắc Kinh giận dữ. Liệu Trung cộng viện cớ đó để tỏ ra hung hăng hơn trong phát biểu và hành động ở Biển Đông không ?

Laurent Gédéon : Đợt tập trận Balikatan năm 2023 chắc chắn sẽ không làm giảm căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington, cũng như giữa Bắc Kinh và Manila. Cụm từ « Balikatan » cũng có nghĩa là « vai kề vai » nhắc đến sự gần gũi giữa Mỹ và Phi Luật Tân.

 

Tôi nghĩ là cũng cần phải nhắc lại rằng đợt tập trận này diễn ra trong bối cảnh Hoa Kỳ thường xuyên trắc nghiệm khả năng đáp trả của Trung cộng, đặc biệt là ở Biển Đông. Sự cố gần đây nhất là Trung cộng, trong thông cáo ngày 23/03, khẳng định đã « đuổi » tàu khu trục Mỹ USS Milius ra khỏi khu vực quần đảo Hoàng Sa. Trước đó còn có nhiều sự kiện như thông báo hôm 21/02 của tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn về tăng cường quan hệ quân sự giữa Đài Bắc và Washington, hoặc đợt tập trận chung Mỹ-Hàn lớn nhất từ 5 năm qua, diễn ra từ ngày 13 đến 23/03.

 

Balikatan 2023 là cuộc tập trận có quy mô lớn nhất, huy động khoảng 18.000 quân nhân, trong đó có 12.000 người Mỹ. Theo tôi, cần chú ý theo dõi xem Balikatan 2023 diễn ra như thế nào, những đơn vị nào được huy động. Ngoài ra, cũng cần biết rằng Balikatan 2023 nhắm đến hai mục đích lớn : kiểm tra khả năng tương tác của lực lượng Hoa Kỳ và Phi Luật Tân, đưa ra những kịch bản khủng hoảng trực diện, với các giả thuyết về phòng thủ và tấn công.

 

Theo tôi, dường như những yếu tố này có ý nghĩa mấu chốt để hiểu được tuyên bố của chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình trước Quốc Hội ở Bắc Kinh hôm 06/03 khi ông nhấn mạnh Trung cộng bị các nước phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ, bao vây. Phát biểu đó cho thấy rõ Trung cộng lo lắng về sự hiện diện của Mỹ trong khu vực.

Trước tình hình đó, Bắc Kinh có thể có nhiều cách đáp trả, như

 kịch liệt phản đối thông qua các thông cáo chính thức, hoặc có thể gây sức ép ngoại giao cũng như ban hành nhiều biện pháp nhắm vào Phi Luật Tân chẳng hạn. Bắc Kinh cũng có thể tăng cường tuần tra trên không ở các vùng sát với khu vực tập trận. Cũng có thể là Hải Quân Trung cộng lại quấy rối ngư dân Phi Luật Tân, cấm họ vào các ngư trường đánh bắt như từng làm cách đây vài tháng. Cuối cùng, có thể là Hải Quân Trung cộng tăng cường hiện diện ở Biển Đông để gây sức ép với Phi Luật Tân.

 

 

RFI : Cuộc tập trận Balikatan có thể có ích cho Việt Nam không ?

Laurent Gédéon : Chắc chắn là có. Việt Nam được lợi khi chú ý theo dõi cuộc tập trận này vì bốn lý do. Thứ nhất là phân tích cách Hoa Kỳ sát cánh với một đồng minh. Điều này sẽ mang lại những yếu tố có ích cho Hà Nội về mức độ tin cậy vào Mỹ trong bối cảnh gần đây Washington đưa ra nhiều tín hiệu rất tiêu cực, nhất là rút quân khỏi Afghanistan mà không tham vấn đối tác, bào mòn niềm tin của các đồng minh của Mỹ.

 

Thứ hai là Việt Nam có thể sẽ phân tích được khía cạnh thuần túy quân sự của cuộc tập trận Balikatan, những vấn đề về mô phỏng chiến lược, thiết bị quân sự được sử dụng. Điều đó sẽ mang lại những yếu tố quý giá về quân sự, chiến lược cho sĩ quan Việt Nam.

 

Thứ ba là Việt Nam phân tích được cách đáp trả của Trung cộng. Yếu tố này có ý nghĩa căn bản bởi vì mức độ cứng rắn trong phản ứng của Trung cộng sẽ cho thấy quyết tâm của Bắc Kinh, các lằn ranh đỏ có thể do Trung cộng vạch ra, cũng như ý chí bảo vệ chúng. Lý do cuối cùng là phân tích năng lực, những điểm yếu trong tác chiến của quân đội Việt Nam trong giả thuyết xảy ra một cuộc xung đột cường độ cao.

 

Tôi cho rằng bốn lý do quan trọng này cho thấy Việt Nam tìm cách có được nhiều yếu tố và thông tin nhất liên quan đến cuộc tập trận Balikatan.

 

RFI : Hoa Kỳ được tiếp cận nhiều căn cứ của Phi Luật Tân hơn. Điều này có nghĩa là Mỹ tăng cường hiện diện quân sự ở trong vùng, gia tăng tuần tra chung với Phi Luật Tân ở Biển Đông. Đây có phải là dấu hiệu tốt cho Việt Nam không trong khi Hà Nội cũng tuyên bố chủ quyền đối với nhiều thực thể hiện do Phi Luật Tân kiểm soát ở quần đảo Trường Sa ?

Laurent Gédéon : Đúng là Hoa Kỳ giữ vững lập trường về việc bảo vệ tự do lưu thông ở những vùng biển chung nơi luật pháp quốc tế cho phép, trong đó có Biển Đông. Ngược lại, Mỹ cũng luôn từ chối nêu quan điểm về tính chính đáng trong những đòi hỏi chủ quyền của các nước liên quan đối với các thực thể ở Biển Đông, dù thuộc quần đảo Hoàng Sa hay Trường Sa.

 

Đúng là Mỹ và Phi Luật Tân xích lại gần nhau có thể khiến Việt Nam quan ngại vì Hà Nội và Manila bất đồng cơ bản về chiến lược. Phi Luật Tân là đồng minh chính thức của Mỹ thông qua nhiều thỏa thuận được ký từ thập niên 1950 trong khi Việt Nam không có bất kỳ thỏa thuận quân sự nào với Mỹ dù hai nước đã xích lại gần nhau từ hai thập niên gần đây. Ngoài ra, có thể thấy là Hà Nội có xu hướng kìm hãm quá trình này dù Washington liên tục đề nghị.

 

Từ đó có thể đưa ra một giả thuyết là trong trường hợp xảy ra xung đột trực tiếp giữa Trung cộng và Hoa Kỳ cùng với các đồng minh của Mỹ ở trong vùng, trong đó có Phi Luật Tân, giả sử cuộc xung đột dẫn đến thất bại của Trung cộng hoặc ít ra là làm giảm ảnh hưởng của Trung cộng và nếu Việt Nam không tham gia vào cuộc xung đột đó, thì có khả năng Phi Luật Tân sẽ được Washington ủng hộ trong trường hợp đàm phán về quy chế của các thực thể. Tương tự, việc Trung cộng bị giảm ảnh hưởng cũng khiến Việt Nam mất bớt tầm quan trọng chiến lược đối với Hoa Kỳ.

 

Hà Nội hiện duy trì chính sách « Bốn Không » : không tham gia liên minh quân sự ; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc. Tôi cho rằng lập trường đang bảo vệ lợi ích của Việt Nam có thể trở thành phản tác dụng trong trường hợp xảy ra xung đột trực diện Mỹ-Trung và giả sử là cuộc xung đột đó làm giảm ảnh hưởng của Bắc Kinh.

 

RFI : Dưới thời tổng thống Marcos Jr., Phi Luật Tân tìm cách tăng cường quan hệ quân sự và ngoại giao với nhiều cường quốc trong vùng (Úc, Nhật Bản) để bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông. Việt Nam cũng mở rộng mạng lưới đối tác quốc phòng. Có thể thấy các nước Đông Nam Á có tranh chấp ở Biển Đông vẫn thiếu tinh thần chung chống Trung cộng ?

 

Laurent Gédéon : Mối quan hệ giữa Việt Nam và Phi Luật Tân có gì đó mơ hồ theo nghĩa hai nước tranh chấp lãnh thổ ở quần đảo Trường Sa nhưng lại có một kiểu thỏa thuận ngầm chống Trung cộng vì Hà Nội và Manila đều coi Bắc Kinh là đối thủ nguy hiểm nhất trong khu vực. Có thể nêu ví dụ chuyến công du Phi Luật Tân hôm 07/11/2022 của thượng tướng Nguyễn Tân Cương, thứ trưởng bộ Quốc Phòng Việt Nam. Trong chuyến thăm này, hai bên nhất trí tăng cường hợp tác song phương trong nhiều lĩnh vực như trao đổi phái đoàn cấp cao, hợp tác hàng hải, đào tạo, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm chuyên môn, cũng như việc Việt Nam và Phi Luật Tân ủng hộ nhau tại các diễn đàn đa phương, đặc biệt là ở ASEAN.

 

Dù có những chuyến thăm như vậy, Việt Nam và Phi Luật Tân không có thỏa thuận rõ ràng về tranh chấp ở quần đảo Trường Sa. Hai nước vẫn duy trì sự mập mờ và đều cho là phải giải quyết vấn đề với Trung cộng trước đã, sau đó mới có thể giải quyết được bất đồng giữa hai nước. Nói tóm lại, Hà Nội và Manila không tìm cách hoặc không triển khai được một liên minh rõ ràng. Nhiều nước Đông Nam Á khác thì không có tranh chấp chủ quyền với Trung cộng, trong đó có một số nước thân Bắc Kinh, như Cam Bốt. Hiện giờ, Trung cộng đang tận dụng những lục đục này, ví dụ tranh chấp giữa Phi Luật Tân và Việt Nam ở Biển Đông, để thúc đẩy lợi ích của họ.

 

Vấn đề đặt ra ở trong vùng hiện nay là Hoa Kỳ có nguy cơ đưa ra một chương trình ngoại giao và chiến lược mới mà trên thực tế sẽ buộc các quốc gia trong khu vực phải thể hiện lập trường. Nếu chiến lược đó dẫn đến hệ quả là gây ra một cuộc khủng hoảng Mỹ-Trung, ví dụ là một cuộc đối đầu trên bộ với giả thuyết là Trung cộng bị suy yếu, thì có khả năng là những nước thân với Washington nhất sẽ được lợi lớn. Trong bối cảnh đó, lấy ví dụ chiến lược của Việt Nam là xích lại với các nước xa hơn như Ấn Độ, có thể sẽ không phải là một lợi ích địa chiến lược vì Viêt Nam và Phi Luật Tân phải ý thức được rằng sự cạnh tranh Mỹ-Trung hiện là trọng tâm địa-chính trị chính ở Đông Nam Á và Đông Bắc Á, chí ít là cho thập niên tới.

 

Bối cảnh này phải được các nước liên quan, các nước cạnh tranh với Trung cộng, cân nhắc đúng đắn, kể cả trong giả thuyết xấu nhất là xảy ra một cuộc xung đột với Trung cộng. Bởi vì căn cứ vào những căng thẳng không suy giảm từ 5 năm nay, căng thẳng về Đài Loan, tiếp theo là khủng hoảng ở Ukraina, Nga-Trung xích lại gần nhau, ý đồ của Nga và Trung cộng muốn làm lung lay thế ưu việt của Mỹ, cũng như những cơ chế liên minh do Mỹ triển khai, như AUKUS, hay các cuộc tập trận với Phi Luật Tân, Hàn Quốc, Nhật Bản, thì khả năng xảy ra một cuộc xung đột cường độ cao trong khu vực biển Hoa Đông và Biển Đông hay Đài Loan là một giả thuyết xuyên suốt. Giả thuyết đó cũng đáp ứng những mục tiêu mà Mỹ đề ra để ngăn chặn Trung cộng trước khi sức mạnh hàng hải của nước này trở nên quá lớn.

 

Dĩ nhiên cũng có giả thuyết ngược lại là ảnh hưởng của Mỹ bị giảm. Nhưng như vậy, Việt Nam sẽ không ở thế tốt vì Trung cộng càng củng cố yêu sách tối đa ở Biển Đông và loại trừ khả năng đàm phán chia sẻ các vùng ảnh hưởng. Do đó, đây là một bối cảnh nhạy cảm, cần một tầm nhìn hiện thực địa-chính trị từ các nước trong vùng, nhất là từ Việt Nam và Phi Luật Tân. Hai nước cần có chiến lược tăng cường xích lại gần nhau để cố gắng thu được tối đa lợi ích hoặc giảm thiểu tổn thất trong trường hợp xảy ra xung đột.

 

RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn nhà nghiên cứu Laurent Gédéon, giảng viên Trường Sư phạm Lyon (École normale supérieure de Lyon), Pháp.

 

RFI (27.03.2023)

 

 

 

Tàu hải cảnh của Trung cộng bị đuổi khỏi vùng biển của Việt Nam

Một tàu của Trung cộng và một tàu của Việt Nam đã áp sát nhau một cách nguy hiểm trong

vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Cảnh sát biển Việt Nam theo dõi tàu hải cảnh Trung cộng trên Biển Đông, ngày 14/5/2014. Reuteurs/Reuteurs TV

 

Theo dữ liệu của trang theo dõi tàu thuyền Marine Traffic (Giao thông Hàng hải), một tàu hải cảnh của Trung cộng và một tàu kiểm ngư của Việt Nam rõ ràng đã có một cuộc chạm trán căng thẳng vào cuối tuần qua ở Biển Đông. Hai tàu này đã áp sát, tới mức chỉ cách nhau 10m.

Một chuyên gia nghiên cứu ở California cho biết, theo dữ liệu dựa trên tín hiệu của Hệ thống Nhận diện Tự động (AIS) từ hai tàu này, tàu Hải cảnh Trung cộng CCG5205 và tàu Kiểm ngư 278 của Việt Nam đã tiến “gần nhau một cách điên rồ” vào lúc khoảng 7h sáng Chủ Nhật (giờ địa phương hay nửa đêm giờ UTC).

Theo dữ liệu theo dõi, đến khoảng chiều thứ Hai (giờ địa phương), tàu hải cảnh CCG5205 đã đang hoạt động ở vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia sau khi rời vùng biển của Việt Nam – nơi trước đó đã bị tàu Kiểm ngư 278 bám đuổi từ ngày 24/3/2023 mặc dù tàu này của Trung cộng to hơn tàu Việt Nam một cách đáng kể.

Có thời điểm, hai tàu này chỉ cách nhau chưa đầy 10 mét – ông Ray Powell, người đứng đầu dự án Myoushu (Biển Đông) ở Đại học Stanford – người đầu tiên phát hiện ra vụ việc trên biển này.

“Mặc dù có sự khác biệt về kích cỡ nhưng tàu Việt Nam khá táo bạo. Tàu Trung cộng to gấp đôi tàu Việt Nam” – ông Powel nói.

“Chắc chắn đã có một cuộc chạm trán rất căng thẳng”.

Vụ việc xảy ra ở vùng biển cách Bãi Tư Chính 50 hải lý (92.6km) về phía nam – nơi được biết đến như một điểm nóng giữa Việt Nam và Trung cộng ở Biển Đông.

Khoảng 90 phút sau, tàu Trung cộng rời vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam nơi nó đã ở đó từ tối thứ Sáu (24/3).

Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của một quốc gia cho phép quốc gia đó có tiếp cận độc quyền đối với tài nguyên thiên nhiên trong vùng biển và dưới đáy biển của nó.

Dữ liệu theo dõi tàu cho thấy tàu Kiểm ngư 278 của Việt Nam đã bám sát tàu hải cảnh Trung cộng CCG5205. Ảnh: Maritime Traffic

 

Tháng trước, tàu hải cảnh này của Trung cộng đã bị lên án vì đã tiến đến gần, chỉ cách tàu hải cảnh của Phi Luật Tân khoảng 137m và chiếu đèn laser vào thủy thủy đoàn của Phi Luật Tân, khiến họ bị “mù” tạm thời.

Cảnh sát Biển Phi Luật Tân vào ngày 6/2/2023 cho biết tàu Trung cộng đã “rọi đèn laser cấp độ quân sự” hai lần vào tàu BRP Malapascua đang trên đường vận chuyển thực phẩm và nhu yếu phẩm cho quân đội đóng ở Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal) ở Biển Đông.

Manila đã gửi công hàm phản đối và Bộ Ngoại giao Mỹ đã ra tuyên bố ủng hộ “các đồng minh Phi Luật Tân của chúng tôi”.

Bắc Kinh đã bác bỏ cáo buộc, nói rằng tàu Phi Luật Tân đã “xâm nhập vùng biển” ngoài khơi quần đảo Trường Sa mà “không có sự cho phép của Trung cộng” và tàu hải cảnh Trung cộng đã “ứng xử một cách chuyên nghiệm và kiềm chế”.

 

“Quá gần để cảm thấy thoải mái”

Dữ liệu theo dõi của Marine Traffic cho thấy trong cuộc chạm trán sáng Chủ Nhật, tàu CCG5205 và tàu Kiểm ngư 278 của Việt Nam đã gần đến mức chúng có thể đã va chạm.

“10 mét giữa hai tàu là quá gần để được thoải mái trong di chuyển” ông Collin Koh, một nhà phân tích hàng hải khu vực làm việc tại Singapore nói.

“Tùy thuộc vào trạng thái biển, nguy cơ va chạm là khá cao” – ông Koh nói với Đài Á Châu Tự do (RFA).

Một sĩ quan hải quân cao cấp đã nghỉ hưu của Việt Nam nói với RFA với điều kiện không tiết lộ danh tính do tính nhạy cảm của vấn đề rằng: Hai tàu này chắc chắn đã thoát được một vụ va chạm trong gang tấc nhờ đi ngược chiều nhau và ở tốc độ rất chậm.

“Nếu chúng đi cùng chiều thì đã không thể tránh khỏi va chạm vì khoảng cách giữa hai tàu là quá gần và quá nguy hiểm” – vị sĩ quan này nói.

Trong quá khứ, tàu Trung cộng đã từng cố tình đâm vào tàu tuần tra của Việt Nam nhưng điều này không diễn ra trong những năm gần đây – ông nói.

Tàu CCG5205 rời Tam Á thuộc đảo Hải Nam để bắt đầu hải trình hiện tại vào ngày 11/3/2023 và đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam lần đầu tiên vào ngày 12/3/2023.

Sau đó, nó di chuyển đến khu vực có tuyên bố chủ quyền chồng lấn giữa các quốc gia ở Biển Đông và vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia trước khi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam một lần nữa vào ngày 21/3 trong vài giờ. Tàu này đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam lần thứ ba vào ngày 24/3 và bị tàu Kiếm Ngư 278 bám đuổi.

Vào khoảng nửa đêm giờ UTC ngày 26/3/2023, tàu Kiểm ngư 278 của Việt Nam và tàu hải cảnh CCG5205 của Trung cộng đã áp sát một cách nguy hiểm. Ảnh: Maritime Traffic

 

Tàu Kiểm ngư 278, tên chính thức là Tàu Giám sát Nguồn lợi Thủy sản Việt Nam KN-278, thuộc quân số tỉnhVũng Tàu, phía nam Thành phố Hồ Chí Minh.

Tàu này rời căn cứ vào ngày 13/3/2023 và đeo bám chặt chẽ theo tàu hải cảnh Trung cộng kể từ đó.

Trong tháng 7/2021, tàu Kiểm Ngư 278 đã bám theo tàu CCG5202 – một tàu hải cảnh khác của Trung cộng bị Việt Nam cáo buộc là đã quấy rối các hoạt động thăm dò khí đốt của nước này.

Hiện có sáu bên có tuyên bố chủ quyền đối với các phần của Biển Đông và các nguồn tài nguyên thiên nhiên của vùng biển này trong đó yêu sách chủ quyền của Trung cộng là lớn nhất. Bắc Kinh đã và đang cố gắng cản trở các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí của các nước khác trong vùng biển nằm trong đường chín đoạn mà họ tự tuyên bố chủ quyền.

Theo dữ liệu Maritime Traffic, tàu Hải Dương Địa chất 4 – một tàu khảo sát nặng 2.600 tấn của Trung cộng – đã lai vãng trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ ngày 9/3/2023 cho đến ngày 25/3/2023 khi tàu này tắt Hệ thống Nhận diện Tự động

Hiện chưa có thông tin về hành tung của tàu này.

 

RFA (27.03.2023)