Seite auswählen

Pita Limjaroenrat: Thai election upstart who vows to be different

Pita Limjaroenrat is not your typical Thai politician.

In a country where the average age of cabinet ministers is 65, where unquestioning deference to elders is still a cherished tradition, his youth – he looks far younger than his 42 years – and unabashed confidence make him stand out.

That he is, after a shock election result which put his reformist Move Forward party ahead of all the others, poised to become the youngest prime minister in 78 years, has stunned the conservative political establishment which has dominated Thailand for much of the modern era.

Difficult negotiations are now under way to form a coalition government with Pheu Thai, the second largest party, which has won every election held in Thailand since 2001, and had been expected to win the latest, held on 14 May.

Both Pheu Thai and Move Forward consider themselves to be progressive, opposed to military interference in politics like the 2014 coup, which deposed a Pheu Thai administration.

But the young activists of Move Forward outmanoeuvred the older party, and beat many of its candidates, with an imaginative, social media-based campaign offering voters a complete break with the past, and a different kind of political leadership.

“I’m different,” Pita tells me. “We are not getting into a coalition to pursue a quick fix, or to get me the prime ministership. I’m in government for the people. The world has changed.

Pita Limjaroenrat leader of Thailand elections winner Move Forward party

“You don’t have to be a strong man, with toxic masculinity, to make sure ‘people have to listen to me, and I have to be the one in the spotlight all the time’.

“I don’t have to be perfect all the time. I can just be like a regular human being here in Thailand, riding motorcycles, eating on the streets like any other people.”

Pita Limjaroenrat speaks surrounded by supporters and the media
GETTY IMAGES Pita Limjaroenrat’s party has offered voters a break with the past

Pita Limjaroenrat was born into a wealthy Thai family.

He cites being sent to school as a teenager in New Zealand, the time he lived in the United States doing postgraduate study, and his experience working in the family rice-bran business, and then as an executive with the ride-hailing company Grab, as formative influences.

He admires down-to-earth leaders like New Zealand’s Jacinda Ardern and Uruguay’s José “Pepe” Mujica.

Move Forward has the most ambitious reform agenda of any party in Thailand’s electoral history.

Among the 300 policies in its manifesto are equal marriage for LGBTQ Thais, ending military conscription, tackling business monopolies, and overhauling the education system to make it fit for a 21st Century economy.

The party plans to scrap the military-drafted constitution, and bring the army’s many business interests under the Ministry of Finance.

“It is time to end the cycle of military coups, and time to end the corruption in politics which opens the door to coups,” Pita says.

Move Forward supporters outside the Thai parliament in BangkokEPA Move Forward harnessed social media to win huge popular support

But the party’s most controversial proposal is to amend the lèse majesté law, which imposes long jail sentences on those convicted of insulting the royal family, and to begin a conversation about the relationship between the monarchy and the Thai people.

Many of the 250 senators, who were appointed by the previous military government, and who are required to join the parliamentary vote for the next prime minister, say they will block Move Forward from taking office over this issue.

“The sentiment of the era has changed,” says Pita.

“I think we now have the maturity and tolerance to speak about the monarchy. Even conservatives understand what the role of a constitutional monarchy should be in the 21st Century.

“We won the votes of 14 million people. And they understood – it was clear, it was transparent – that this was one of the agendas we wanted to push.”

The Move Forward leader believes that his coalition, which currently holds 312 out of the 500 seats in the lower house of parliament, will get the necessary backing of 64 senators to give them the super-majority they need.

Sources inside the senate, though, say this will be difficult to achieve so long as Move Forward remains committed to amending the lèse majesté law; but that at least some of the senators, who only have a year left of their unelected terms, do feel uneasy about opposing a coalition which won a clear majority in the election.

Pita Limjaroenrat is promising a new foreign policy as well.

Under the military-backed governments of the past decade Thailand is widely viewed as having punched below its weight in international affairs, with Prime Minister Prayuth Chan-ocha taking little interest in foreign policy.

“Definitely we need to engage the international community more,” Pita says.

“We have to rebalance. We have to speak out more, and we have to side with the rules-based world order. No words, no weight in foreign policy.

“And a lot of our problems, whether its economic, it’s air pollution, it’s the price of fertiliser, come from the rest of the world.”

His government, he says, would work more closely with Thailand’s Asean (Association of Southeast Asian Nations) neighbours to seek a solution to the civil war in Myanmar, and he would try to channel more humanitarian aid across the Thai-Myanmar border.

The challenges still confronting this young prime minister-in-waiting are daunting.

There is the sceptical senate, and the need to hammer out a deal with Pheu Thai, which won only ten seats fewer than Move Forward and has more experienced negotiators in its team.

Pheu Thai has been demanding top ministries, and the powerful parliamentary speaker position, which Pita views as a priority to get his many new bills tabled.

His party is made up mainly of first-time MPs, some too young to pass the 35 years age threshold to be a minister, some still facing serious criminal charges from their past political activism.

Ideologically more flexible, and taking a hands-off approach to the monarchy, Pheu Thai has the option of joining an alternative coalition which includes parties in the outgoing administration.

Move Forward has ruled out such a compromise, having won many of its votes through its promise not to do deals with the generals.

Pita Limjaroenrat believes neither party can abandon what he is calling a coalition of dreams and hope, because of the damage it would do to their reputations.

He wears the weight of these responsibilities lightly, still making time to spend with his family, and breezily optimistic that things will work out.

“I don’t want to be like those other Thai politicians still fighting for positions well into their 70s and 80s,” he tells me.

“I want to keep doing this for maybe another ten years, and then it will be time for something else.”

Pita Limjaroenrat: ‘Ngôi sao mới nổi’ của Thái Lan – người thề sẽ tạo nên sự khác biệt

 

Jonathan Head

Phóng viên BBC khu vực Đông Nam Á

Pita Limjaroenrat

Pita Limjaroenrat không phải là một chính trị gia người Thái điển hình như bạn từng biết.

Ở một đất nước nơi tuổi trung bình của các bộ trưởng nội các là 65, nơi sự kính trọng đối với người già vẫn là một truyền thống được giữ gìn, tuổi trẻ của ông – trông ông trẻ hơn nhiều so với tuổi 42 – và sự tự tin không nao núng khiến ông trở nên nổi bật.

Việc ông ấy, sau một kết quả bầu cử gây sốc đã đưa đảng Move Forward theo chủ nghĩa cải cách của ông dẫn trước tất cả các đảng khác, sẵn sàng trở thành thủ tướng trẻ nhất sau 78 năm, đã khiến giới chính trị gia bảo thủ vốn đã thống trị Thái Lan trong hầu hết thời kỳ hiện đại phải choáng váng.

Các cuộc đàm phán khó khăn hiện đang được tiến hành để thành lập một chính phủ liên minh với Pheu Thai, đảng lớn thứ hai, vốn đã thắng trong mỗi kỳ bầu cử ở Thái Lan kể từ năm 2001, và đã từng được kỳ vọng chiến thắng trong cuộc bầu cử mới đây nhất hôm 14/5.

Cả Pheu Thai và Move Forward đều coi mình là tiến bộ, chống lại sự can thiệp của quân đội vào chính trị như cuộc đảo chính năm 2014 đã lật lật đổ chính quyền của đảng Pheu Thai.

Nhưng các nhà hoạt động trẻ của đảng Move Forward đã vượt qua đảng lâu đời hơn này, và đánh bại các ứng cử viên của Pheu Thai, với một chiến dịch dựa chủ yếu vào mạng xã hội, giàu trí tưởng tượng, giúp các cử tri hoàn toàn đoạn tuyệt với quá khứ, và mang lại cho họ một hình thức lãnh đạo chính trị hoàn toàn khác.

“Tôi khác biệt,” Pita nói với tôi. “Chúng tôi không thành lập một liên minh để theo đuổi một sự cải cách nhanh chóng hoặc để đưa tôi lên làm thủ tướng. Tôi ở trong chính phủ vì người dân. Thế giới đã thay đổi.

Pita Limjaroenrat leader of Thailand elections winner Move Forward party

GETTY IMAGES Pita Limjaroenrat

“Bạn không cần phải là một người đàn ông mạnh mẽ, với nam tính độc hại, để đảm bảo ‘người dân phải lắng nghe tôi, và tôi luôn phải ở tâm điểm của sự chú ý.

“Tôi không cần phải lúc nào cũng hoàn hảo. Tôi có thể chỉ là một người bình thường ở Thái Lan, lái xe máy, ăn thức ăn đường phố như bao người khác.”

Pita Limjaroenrat speaks surrounded by supporters and the media

GETTY IMAGES Đảng của ông Pita Limjaroenrat mang lại cho các cử tri một thời gian đoạn tuyệt với quá khứ

Pita Limjaroenrat sinh ra trong một gia đình người Thái giàu có.

Ông kể lại việc được gửi đi học ở New Zealand khi đang ở tuổi thiếu niên, thời gian ông sống ở Mỹ theo học sau đại học, và trải nghiệm tham gia công việc kinh doanh cám gạo của gia đình, và rồi trở thành giám đốc điều hành của công ty Grab, như những ảnh hưởng hình thành trong ông.

Ông ngưỡng mộ những nhà lãnh đạo bình dị như Jacinda Ardern của New Zealand, José “Pepe” Mujica của Uruguay.

Move Forward có chương trình cải cách tham vọng nhất trong số bất kỳ đảng nào trong lịch sử bầu cử của Thái Lan.

Trong số 300 chính sách mà đảng này nêu ra trong tuyên ngôn của mình, có hôn nhân bình đẳng cho LGBTQ Thái, chấm dứt nghĩa vụ quân sự, giải quyết độc quyền kinh doanh, và đại tu hệ thống giáo dục để phù hợp với nền kinh tế thế kỷ 21.

Đảng Move Forward có kế hoạch xóa bỏ hiến pháp do quân đội soạn thảo, và đưa hàng loạt các lợi tức kinh doanh của quân đội về Bộ Tài chính.

“Đây là thời điểm để kết thúc chu kỳ đảo chính quân sự, và thời điểm để chấm dứt tham nhũng trong chính trị vốn mở đường cho đảo chính,” ông Pita nói.

Move Forward supporters outside the Thai parliament in Bangkok

EPA Move Forward dùng mạng xã hội để giành đa số ủng hộ của cử tri

Nhưng đề xuất gây tranh cãi nhất của đảng Move Forward là sửa luật khi quân (the lèse majesté law) – vốn áp án tù dài lên những người bị kết tội phỉ báng hoàng gia, và bắt đầu đối thoại về mối quan hệ giữa chế độ quân chủ và người dân Thái.

Nhiều người trong số 250 thượng nghị sỹ, những người được bổ nhiệm bởi chính phủ quân đội trước đó, và những người được yêu cầu tham gia bầu cử quốc hội cho thủ tướng mới, nói rằng họ sẽ ngăn chặn Move Forward khỏi việc lên nắm quyền vì vấn đề này.

“Tình cảm của thời đại đã thay đổi,” ông Pita nói.

“Tôi cho rằng ngày nay chúng ta có sự trưởng thành và lòng khoan dung để nói về chế độ quân chủ. Thậm chí những người bảo thủ cũng hiểu rằng một nền quân chủ lập hiến cần đóng vai trò nào trong thế kỷ 21

“Chúng tôi giành được phiếu của 14 triệu người. Và họ đã hiểu – điều này rất rõ ràng, nó minh bạch – rằng đó là một trong những chương trình nghị sự mà chúng tôi đã muốn thúc đẩy.”

Lãnh đạo Move Forward tin rằng liên minh của ông, hiện nắm 312 trong tổng số 500 ghế trong hạ viện, sẽ có sự ủng hộ cần thiết của 64 nghị sỹ để mang lại cho họ đa số cần thiết.

Các nguồn tin bên trong thượng viện, tuy nhiên, nói rằng sẽ rất khó khăn để đạt được điều này khi mà Move Forward vẫn cam kết muốn sửa luật khi quân; nhưng rằng ít nhất vài thượng nghị sỹ, những người chỉ còn một năm trong nhiệm kỳ không được bầu của họ, cảm thấy bất an về việc phản đối một liên minh vốn đã thắng đa số trong cuộc bầu cử.

Pita Limjaroenrat còn hứa hẹn một chính sách ngoại giao mới.

Dưới sự cầm quyền của các chính phủ do quân đội hậu thuẫn trong thập kỷ qua, Thái Lan vốn được nhìn nhận là không có các quan hệ quốc tế ở tầm cao, khi mà Thủ tướng Prayuth Chan-ocha không mấy mặn mà với chính sách ngoại giao.

“Chúng tôi chắc chắn cần tham gia với cộng đồng quốc tế nhiều hơn nữa,” ông Pita nói.

“Chúng tôi phải tái cân bằng. Chúng tôi phải lên tiếng nhiều hơn, và chúng tôi cần đứng về phía trật tự thế giới dựa trên luật pháp. Trong chính sách ngoại giao, không nói ra thì không trọng lượng.

“Và rất nhiều vấn đề của chúng tôi, dù là kinh tế, ô nhiễm không khí hay giá phân bón, đều bắt buồn từ phần còn lại của thế giới.”

Chính phủ của ông, Pita nói, sẽ làm việc chặt chẽ hơn với các láng giềng thuộc Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (Asean) nhằm tìm kiếm một giải pháp cho cuộc nội chiến ở Myanmar, và ông sẽ cố gắng chuyển thêm cứu trợ nhân đạo dọc biên giới Thái Lan – Myanmar.

Các thách thức vẫn còn ở phía trước vị thủ-tướng-trong-chờ đợi trẻ tuổi này.

Vẫn còn sự hoài nghi trong thượng viện, và sự cần thiết đạt được một thỏa thuận với đảng Pheu Thai – đảng chỉ dành ít hơn 10 ghế so với Move Forward và có nhiều nhà đàm phán giàu kinh nghiệm hơn.

Pheu Thai đã yêu cầu các bộ trưởng hàng đầu, và vị trí chủ tịch quốc hội đầy quyền lực, điều mà Pita nhìn nhận như một ưu tiên để hàng loạt dự luật của ông được thông qua.

Đảng của ông Pita được hình thành chủ yếu bởi những người lần đầu ở vị trí nghị sỹ, một số người rất trẻ, chưa vượt qua ngưỡng 35 tuổi để trở thành một thủ tướng, một số khác thì đang phải đối mặt với các án hình sự nghiêm trọng do các hoạt động chính trị trong quá khứ của họ.

Linh hoạt hơn về mặt tư tưởng và có một cách tiếp cận nhẹ nhàng hơn với chế độ quân chủ, Pheu Thai có quyền lựa chọn tham gia một liên minh thay thế bao gồm các đảng trong chính quyền sắp mãn nhiệm.

Move Forward đã loại bỏ một sự nhượng bộ như vậy, giành nhiều phiếu nhờ lời hứa không thỏa hiệp với các tướng lĩnh.

Pita Limjaroenrat cũng không tin rằng không bên nào có thể từ bỏ cái mà ông đang kêu gọi một liên minh trong mơ và hi vọng, bởi vì nó có thể hủy hoại danh tiếng của chính họ.

Ông Pita nhìn nhận những trách nhiệm này một cách nhẹ nhàng, vẫn giành thời gian với gia đình, lạc quan vui vẻ rằng mọi sự sẽ trôi chảy.

“Tôi không muốn giống như những chính trị gia Thái vẫn đấu tranh để giành chức vụ khi đã ở độ tuổi 70, 80,” ông nói với tôi.

“Tôi muốn tiếp tục làm những điều này, có thể thêm 10 năm nữa, và rồi sau đó sẽ là thời gian cho những thứ khác.”