Seite auswählen

Tác giả: Stefan Schaff, TAZ 30.11.2023
Người dịch: Nguyễn Chí Chính

Diễn Đàn Khai Phóng

Henry Kissinger không chỉ là một chiến lược gia tài ba về chính sách đối ngoại của Mỹ. Ông liên tục bước qua nhiều xác người vì lợi ích của đất nước mình.

Cố ngoại trưởng Hoa kỳ Henry Kissinger qua đời ở tuổi 100. Ảnh: Kevin Lamarque/Reuters

Mọi người ca ngợi ông: Kissinger, nhà chiến lược khôn ngoan, người đoạt giải Nobel Hòa bình, chính khách lỗi lạc, người hòa giải trong các cuộc khủng hoảng toàn cầu. Ông là đối tác phỏng vấn rất được săn đón, từ Spiegel đến ZDF, từ FAZ cho đến Die Zeit, tờ báo do Helmut Schmidt, người hâm mộ lớn của Kissinger xuất bản. Khi còn là ứng cử viên tổng thống, bà Hillary Clinton cũng ngưỡng mộ kiến ​​thức uyên thâm của ông về Trung Quốc. Tổng thống Liên bang đức Steinmeier đã tổ chức một yến tiệc vinh danh Kissinger vào tháng 6 năm 2018 tại Cung điện Bellevue nhân dịp sinh nhật lần thứ 95,có cả bà Friede Springer và Joschka Fischer cũng đã cùng dự tiệc. Và Mathias Döpfner vẫn „bám lấy môi“ người đàn ông gần 98 tuổi này trong một cuộc phỏng vấn đặc biệt trên báo die Welt hồi tháng 4 năm 2021.

“Ông ấy là con cưng của giới quyền uy”, sử gia Howard Zinn từng nói thế. “Tất cả những người đã mời ông ấy yến tiệc – họ thảy đều không muốn nói rằng mình đã ngồi ăn tối với một tội phạm chiến tranh.” Duy một số ít không muốn thuộc câu lạc bộ người hâm mộ này: đó là Ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Bernie Sanders, đã nói trong một cuộc tranh luận năm 2016 với Hillary Clinton: “Tôi tự hào nói rằng tôi không phải là bạn của Henry Kissinger”. Bởi vì ông ấy là “một trong những bộ trưởng ngoại giao phá hoại nhiều nhất trong lịch sử hiện đại” của Hoa Kỳ.

Cả Volodimir Zelensky cũng phản ứng cực kỳ giận dữ trước đề xuất của Henry Kissinger tại Diễn đàn kinh tế thế giới ở Davos tháng 5/2022: Ukraine nên nhượng Crimea và các khu vực ở Donetsk, Luhansk cho Nga, nếu không sẽ có nguy cơ xảy ra chiến tranh giữa Nga và NATO. “Người ta có ấn tượng,” Selenski nói, “rằng ông Kissinger trên lịch của mình không phải năm 2022 mà là năm 1938, và ông ấy tin rằng ông ấy không phát biểu ở Davos mà ở Munich với khán giả từ thời xa xưa đó“. Thế mà 15 tháng sau, Kissinger lại bất ngờ đề nghị kết nạp Ukraine vào NATO. Nói với tờ The Economist ông cho rằng, nếu không thì an ninh của châu Âu không thể được đảm bảo.

Suy cho cùng, Kissinger chỉ còn là dư âm mờ nhạt của thời kỳ Chiến tranh Lạnh, thời mà thế giới được phân chia rành rẽ. Giọng nói âm trầm của ông, như thể càu nhàu, luôn có sức khơi gợi, gióng lên cả một kỷ nguyên chính trị quốc tế, lóe lên trắng đen, trên màn hình vô tuyến. Những cuộc trò chuyện định mệnh trong văn phòng bầu dục Nhà trắng mà chính Nixon đã bí mật thu lại, có Kissinger thường tham gia, đã dẫn đến sự sụp đổ của Nixon trong vụ Watergate năm 1974. Một trong những cuộc đối thoại năm 1973 về Thủ tướng đức Willy Brandt. Nixon cho rằng ông Brandt là một tên ngốc, một tên khốn nạn, một tên chó đẻ (!). Đúng là một kẻ ngốc và nguy hiểm, Kissinger nói thêm. Thật tiếc là khối u trong cổ họng Brandt đã không tồi tệ hơn nữa.

Khoảng cách thời gian đã làm cho một hình ảnh khác, kém danh giá của chiến lược gia Kissinger trở nên sắc nét và toàn diện hơn. Nhiều tài liệu mà ông ấy muốn giữ kín mãi mãi, giờ đây đã có thể truy cập được. Và ngày nay chúng ta biết rất rõ vai trò của Kissinger trong các chức vụ trong chính phủ Mỹ ông đảm nhiệm từ năm 1969 đến năm 1976, trong Chiến dịch Condor, cuộc đảo chính ở Chile và giai đoạn cuối của Chiến tranh Việt Nam. Greg Grandin, người viết tiểu sử về Kissinger, viết rằng: “Ước tính sơ bộ, có lẽ gom được ba đến bốn triệu người chết”.

Điều này dẫn đến việc một vài quốc gia gửi trát đòi Kissinger hầu tòa – khiến ông đã né tránh những quốc gia này khi đi du lịch. Nước Đức không ở trong số đó. Tuy vậy kế hoạch của Bộ trưởng Quốc phòng đức thời bấy giờ, Thomas de Maizière nhằm vinh danh người bạn Mỹ vào sinh nhật lần thứ 90 của ông, năm 2014 với chức danh Giáo sư Henry Kissinger về Quan hệ Quốc tế và Luật Quốc tế tại Đại học Rheinische Friedrich-Wilhelms-Universität Bonn đã thất bại, do sự phản đối của sinh viên trường này, và đồng thời có sự nghi ngại tại Quốc hội liên bang. Một số nghị sĩ Đức tỏ ra phẫn nộ với đánh giá thiếu tôn trọng của Kissinger đối với Willy Brandt sau khi tuần báo Der Spiegel công bố điều này.

Kissinger, người thực thi quyền lực không khoan nhượng

Không giống bất cứ ai trong lịch sử Hoa Kỳ kể từ Thế chiến thứ hai, ông Henry Kissinger đại diện cho việc thực thi quyền lực một cách không khoan nhượng – một thứ quyền lực tự tin rằng không ai có thể kiểm soát được nó. Phương châm tối hậu của nó là chỉ phục vụ lợi ích của nước Mỹ và ngăn chặn sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản. Kissinger nhất trí về điều này với Richard Nixon, người mà ông phục vụ với chức Ngoại trưởng và Cố vấn An ninh Quốc gia từ năm 1968 đến năm 1974. Nixon và Kissinger – đó là một liên minh thảm họa của hai con-người-quyền-lực rất tự tin.

Kissinger, người đã mất phần lớn người thân trong gia đình mình qua thảm sát Holocaust và sau Thế chiến thứ hai, người đã thẩm vấn những tù binh Đức Quốc xã bị bắt ở Đức. Ấy thế mà ông có thể nhẫn nhịn được thứ chủ nghĩa bài Do Thái công khai của Nixon, người đã mô tả Kissinger là “cậu trẻ trâu Do Thái” của tôi, với thái độ bình thản. Ban đầu, Kissinger không đánh giá cao Nixon. Vào cuối tháng 7 năm 1968, ông còn gọi Nixon là “người nguy hiểm nhất trong tất cả các ứng cử viên tổng thống”, nhưng chỉ vài tháng sau đó ông đã trở thành cố vấn an ninh quốc gia của Nixon. Và khi Nixon sắp kết thúc nhiệm kỳ tổng thống vào năm 1974, trước nguy cơ bị luận tội đã rơi vào trầm cảm và trốn vào rượu, thì Kissinger liên tục thâu tóm quyền lực về mình.

Trở lại năm 1983, phóng viên Seymour Hersh của tuần báo New York Times đã mổ xẻ sự nghiệp của Kissinger trong cuốn “Cái giá của quyền lực”. Năm 2001, nhà báo người Anh Christopher Hitchens xuất bản cuốn sách “Vụ xét xử Henry Kissinger” cáo buộc ông về tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người ở Đông Nam Á và châu Mỹ Latinh. Và Cơ quan Lưu trữ An ninh Quốc gia ở Washington, một viện nghiên cứu độc lập, đấu tranh để công bố các tài liệu gây chấn động về chính sách đối ngoại của Mỹ trong hơn 30 năm, cuối cùng đã có thể cung cấp cho các nhà nghiên cứu 30.000 trang tài liệu ghi lại các cuộc điện thoại của Kissinger từ năm 1969 đến năm 1977. Chính Kissinger đã ghi âm và nhờ thư ký của mình chép lại. Tất nhiên, ông ta không có hề ý định để chúng có thể được tiếp cận trong suốt phần đời còn lại của mình.

Năm 2010, những đoạn băng này cũng chứa đựng phản ứng của Kissinger trước yêu cầu năm 1973 của Thủ tướng Israel Golda Meir nhằm gây áp lực với Mátxcơva để cho phép nhiều người Do Thái Liên Xô rời khỏi đất nước. Sau chuyến thăm của Meir, ông nói với Nixon: “Việc di cư của người Do Thái khỏi Liên Xô không phải là mục tiêu trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Ngay cả khi họ đưa người Do Thái vào phòng hơi ngạt, đó không phải là vấn đề của Mỹ. Có lẽ đó là một vấn đề nhân đạo.” Hội những người sống sót sau thảm họa Holocaust ở Mỹ gọi phát biểu này của Kissinger là “lố bịch về mặt đạo đức”.

Giọng lưỡi hai mặt ở Việt Nam

Vào mùa thu năm 1968, khi Lyndon Johnson của Đảng Dân chủ vẫn còn là Tổng thống và Nixon là ứng cử viên của Đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử sắp tới, Kissinger không nắm giữ chức vụ chính phủ nào cả. Nhưng ông ấy đã tham gia vào quá trình đàm phán ở Paris về một hiệp định hòa bình ở Việt Nam. Vị giáo sư Harvard nổi tiếng đã cố vấn cho phái đoàn Hoa Kỳ – đồng thời bí mật chuyển thông tin nội bộ cho phe Nixon, như những gì sau này đã xác nhận nhiều năm sau đó trong hồi ký của ông. Người của Nixon đã có thể cản trở các cuộc đàm phán bằng cách gây áp lực buộc miền Nam Việt Nam không đồng ý với bất kỳ thỏa thuận nào trước cuộc bầu cử Hoa Kỳ. Nếu Nixon thắng, ông ấy sẽ cho họ những điều kiện tốt hơn để ngừng bắn.

Vào thời điểm đó, Johnson biết được hoạt động ngoại giao bí mật của phe Nixon và phàn nàn qua điện thoại với lãnh đạo Thượng viện Đảng Cộng hòa Everett Dirksen. Đây là tội phản quốc, Johnson nổi giận. Dirksen trả lời: “Vâng, tôi biết.” Christopher Hitchens tóm tắt trong cuốn sách của mình: Thất bại trong đàm phán đã kéo dài chiến tranh thêm 4 năm và cướp đi sinh mạng của 31.000 lính Mỹ và khoảng nửa triệu người Việt Nam. Sau đó nó được kết thúc theo những điều khoản về cơ bản đã được đưa ra bàn đàm phán vào năm 1968.

Vào tháng 3 năm 1969, Hoa Kỳ mở rộng xung đột sang Campuchia và Lào. Với chỉ thị của Kissinger –được giữ bí mật nghiêm ngặt – các căn cứ của Việt Cộng và Bắc Việt ở Campuchia đã bị ném bom, cho đến tháng 5 năm 1970. Kissinger sau đó đã tự bào chữa: Campuchia không còn trung lập nữa vì nước này đã cho đối thủ của Mỹ chỗ đóng quân và ẩn náu. Sau đó, ông tuyên bố trước ủy ban Thượng viện rằng các khu vực bị đánh bom “không có dân cư”. Các bạn biết đó là một lời nói dối. Không lâu trước sinh nhật lần thứ 100 của mình, ông đã nói một cách cáu kỉnh trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình với Ted Koppel: “Ông phải biết: Đó là một điều cần thiết”.

Quốc hội Mỹ đã vô cùng phẫn nộ khi biết rằng các cuộc không kích, lan rộng tới một nửa Campuchia và Lào, đã được giữ bí mật đối với các nghị sỹ trong suốt thời gian qua. Hơn hai triệu tấn bom đã rơi xuống mỗi quốc gia này vào năm 1973 – nhiều hơn số lượng bom mà Không quân Hoa Kỳ đã thả trong toàn bộ Thế chiến thứ hai. Không ai có khả năng đếm được số người chết. Theo Hitchens, khoảng 350.000 người chết trong các vụ đánh bom ở Lào và lên tới 600.000 người ở Campuchia. Chính Kissinger viết trong hồi ký của mình về 50.000 người Campuchia đã chết.

Chiến dịch ném bom bí mật chống lại Campuchia, hủy hoại đất nước và mở đường cho nạn diệt chủng của Khmer Đỏ, được nhiều nghị sĩ dự định đưa ra thành một cáo buộc khác nữa trong phiên tòa luận tội truất phế Nixon năm 1974. Đó là một năm sau khi Kissinger và người đồng cấp Bắc Việt Lê Đức Thọ được trao giải Nobel Hòa bình. Nhà làm phim tài liệu và đầu bếp Anthony Bourdain đã viết vào năm 2001: “Một khi bạn đã đến Campuchia, bạn sẽ không bao giờ có thể lay chuyển được mong muốn đánh chết Henry Kissinger bằng nắm đấm tay trần của mình.”

Người dân Chile vô trách nhiệm

Vào tháng 9 năm 1970, Salvador Allende đã giành được chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống ở Chile với 36,2%, chỉ vừa hơn ứng cử viên đứng thứ hai một chút. Chiến thắng này của ông chỉ được xác nhận sau những đàm phán kéo dài hai tháng giữa Đảng Unidad Popular của Allende và Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo tại quốc hội Chile. Nixon và Kissinger đã làm mọi cách có thể để ngăn cản lễ nhậm chức của Tổng thống Allende. Cơ quan mật vụ CIA đã cấp tiền cho các đảng bảo thủ và tờ báo cánh hữu El Mercurio từ năm 1962. Kissinger nói vào năm 1970: “Chúng ta không thể im lặng nhìn một quốc gia trở thành cộng sản vì người dân ở đó quá vô trách nhiệm”.

Một mặt, Hoa Kỳ đã cố gắng – mặc dù không thành công – để ngăn cản Đảng Dân chủ Cơ đốc giáo ở Chile bỏ phiếu cho Allende trong quốc hội. Đại sứ Mỹ Ed Korry đã đe dọa người tiền nhiệm của Allende, đảng viên Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo Eduardo Frei rằng: “Nếu Allende lên nắm quyền, chúng tôi sẽ đảm bảo rằng Chile và người dân Chile biết thế nào là nghèo đói và thiếu thốn.” Nixon đã chỉ thị cho CIA: “Hãy đảm bảo rằng nền kinh tế Chile phải gào thét trong đau đớn!” Văn phòng CIA ở Santiago nhận được chỉ thị: “Mục tiêu rõ ràng vẫn là lật đổ Allende thông qua một cuộc đảo chính. Thật đáng mong đợi nếu điều này có thể đạt được trước ngày 24 tháng 10.”

Vì vậy, giới cánh hữu trong quân đội được khuyến khích tiến hành một cuộc đảo chính chống lại tân Tổng thống đắc cử. Vào ngày 22 tháng 10, CIA đã giao súng tiểu liên không số hiệu cùng đạn dược, được tuyên bố là hành lý ngoại giao cho nhóm “Patria y Libertad” dưới sự chỉ huy của Tướng Roberto Viaux. Cùng ngày, nhóm này đã cố bắt cóc tư lệnh quân đội Chile, Tướng René Schneider, và làm ông bị thương nặng bằng nhiều phát súng, ông qua đời ba ngày sau đó. CIA biết rất rõ rằng Schneider là người sẽ đảm bảo tính trung lập của quân đội Chile và sự chuyển giao quyền lực một cách hòa bình. CIA đã thưởng công cho các tướng cánh hữu món quà 50.000 đô la cho việc loại bỏ tướng René Schneider.

Nhưng cũng phải mất thêm ba năm nữa thì mong muốn của Kissinger mới thành hiện thực và ít nhất 8 triệu đô la mà CIA đã đầu tư để gây bất ổn cho Allende đã mang lại lợi ích cho ông. Trong cuộc trò chuyện qua điện thoại với Kissinger 5 ngày sau cuộc đảo chính của Pinochet, Nixon bày tỏ sự nhẹ nhõm khi không để lại dấu vết nào về sự can dự của Hoa Kỳ việc này. Kissinger trả lời: “Chúng tôi không thực hiện cuộc đảo chính, nhưng chúng tôi đã giúp đỡ và, tốt nhất có thể tạo điều kiện cho nó.” Vào tháng 6 năm 1976, ông cảm ơn lãnh đạo Junta Augusto Pinochet: “Các bạn đã giúp đỡ phương Tây một cách tuyệt vời, khi bạn lật đổ Allende.”

Ngay giữa Washington, D.C. vào tháng 9 cùng năm ấy, 1976, Orlando Letelier, đại sứ Chile và bộ trưởng quốc phòng dưới thời Allende, thiệt mạng do một thiết bị nổ dẻo cài dưới xe của ông phát nổ. Cơ quan mật vụ DINA của Pinochet chịu trách nhiệm về vụ ám sát và lệnh giết người đến từ đích thân nhà độc tài Pinochet. CIA thừa biết về các thỏa thuận xuyên biên giới nhằm sát hại những đối thủ của chế độ độc tài quân sự, sống lưu vong ở Mỹ Latinh – cái gọi là Chiến dịch Condor. Vài ngày trước vụ ám sát Letelier, Bộ Ngoại giao đã chỉ thị cho các đại sứ quán của mình tại các chế độ độc tài quân sự Mỹ Latinh ở Chile, Argentina và Uruguay cảnh báo họ về hậu quả tiêu cực của những cuộc tấn công như vậy. Tuy nhiên những bức điện này không bao giờ đến tay các đại sứ – vì Henry Kissinger đã tịch thu nó.

Năm 1978 – Jimmy Carter là tổng thống và Kissinger chỉ là một công dân bình thường – tới Argentina dự World Cup và, không giống như Carter, Kissinger ca ngợi “cuộc chiến chống khủng bố” của chính quyền. Trợ lý của Carter, Robert Pastor, đã phàn nàn trong một bức điện gửi cố vấn an ninh Zbigniew Brzezinski rằng đây “chính xác là thứ âm nhạc mà quân đội muốn nghe.”

Những giai điệu ngọt ngào dành cho những kẻ độc tài châu Á

Chính trị gia Kissinger cũng luôn dành những tiếng ngọt ngào cho các nhà độc tài ở châu Á. Năm 1971, những người ủng hộ quyền tự trị lớn hơn cho Đông Pakistan (nay là Bangladesh) đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử ở Pakistan dưới thời Mujibur Rahman. Quân đội Pakistan đã có hành động bạo lực chống lại họ, có tới một triệu người thiệt mạng và khoảng 20 triệu người phải trốn chạy sang Ấn Độ. Hoa Kỳ đã cung cấp vũ khí cho quân đội của Tướng Yahya Khan mặc dù Quốc hội đã áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế và Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Dhaka, một người tên là Archer Blood, đã cảnh báo Nixon và Kissinger trong một bức điện tín rằng họ đang cổ vũ nạn diệt chủng.

Kissinger sau đó triệu hồi tổng lãnh sự và cảm ơn Yahya Khan vào cuối tháng 4 năm 1971 vì “sự nhạy cảm và tế nhị của ông.” Năm 1975, Kissinger và Tổng thống Gerald Ford cũng có thái độ thân thiện tương tự đối với các tướng lĩnh Indonesia muốn hành động chống lại sự độc lập được tuyên bố đơn phương của Đông Timor. Vào ngày 6 tháng 12 năm 1975, tại Jakarta, họ đã đồng ý với Tổng thống Suharto về “hành động nhanh chóng hoặc quyết liệt”. Theo biên bản cuộc nói chuyện, Kissinger nói: “Điều quan trọng là các Ngài với kế hoạch của mình đạt được thành công nhanh chóng”. Cuộc xâm lược diễn ra vào ngày hôm sau. Trong 25 năm Indonesia chiếm đóng, khoảng 100.000 trong số 800.000 người Đông Timor đã thiệt mạng.

Và cả về sau đối với các chính phủ Hoa Kỳ sau này Kissinger vẫn là vị khách và cố vấn được chào đón trọng thị. Bob Woodward viết trong “Sức mạnh của sự lấn áp”, bài phân tích của ông về thất bại của George W. Bush ở Iraq, rằng Kissinger thường được Bush mời vào tiếp đón tại Phòng Bầu dục. Ông Kissinger hoài nghi liệu kế hoạch xâm lược của Bush có khôn ngoan hay không, nhưng nếu quyết định xâm lược, ông không thể tỏ ra yếu đuối. Đó là bài học từ Việt Nam. Ông viết vào năm 2005, khi mà chiến thắng đã quá xa vời: “Đánh bại lực lượng nổi dậy là chiến lược rút lui hợp lý duy nhất”. Ông ấy tất nhiên ủng hộ cuộc chiến cũng như ở Afghanistan, bởi vì cuộc xung đột với Hồi giáo cực đoan chỉ có một điều: “Họ muốn làm bẽ mặt chúng tôi. Nhưng chúng ta phải làm nhục họ.”

Điều đáng ngạc nhiên là rất ít những hoạt động„mờ ám“ mà hiện nay đã có bằng chứng rành rành này, được ghi chép trong hồi ký, sách và bài báo do Henry Kissinger viết. Ông ta nhiều lần khẳng định, khi được hỏi về trách nhiệm cá nhân là mình không hề biết, không hề nói đến chủ đề này, chưa từng gặp người này người kia. Nhưng các tài liệu lại có một tiếng nói khác. Kissinger rất vui khi được mời, Hitchens viết, “bởi vì sự hiện diện của ông ấy mang lại cảm giác hồi hộp, một cảm giác chân thực như khi chạm vào một sức mạnh thô sơ, táo bạo”.

./.

Tác giả: STEFAN SCHAAF là biên tập viên taz từ năm 1982 đến năm 1990 tại Hoa Kỳ và là phóng viên ở Washington từ năm 1986.

Nguồn: Nachruf auf Henry Kissinger:Der Kriegs-Nobelpreisträger, TAZ (Die Tageszeitung) ngày 30.11.2023, Berlin.

Biên dịch: Nguyễn Chí Chính

Tiểu sử Henry Kissinger

Heinz Alfred Kissinger sinh ra ở Fürth vào tháng 5 năm 1923 và di cư sang Hoa Kỳ cùng với cha mẹ là người Do Thái vào năm 1938. Không giống như một số người thân của mình, anh đã thoát khỏi sự sát hại của những người theo chủ nghĩa Quốc Xã (Nationalsozialisten). Năm 1943, ông nhập tịch vào Hoa Kỳ và từ đó có tên là Henry. Sau khi thực hiện nghĩa vụ quân sự ở nước Đức giải phóng, ông theo học tại Harvard và giảng dạy ở đó từ năm 1954. Ông sớm bắt đầu cố vấn cho nhiều cơ quan chính phủ và chính trị gia khác nhau, trong đó có Richard Nixon, người đã bổ nhiệm ông làm cố vấn an ninh quốc gia vào năm 1969 và cũng là ngoại trưởng vào năm 1973. Cùng năm đó ông nhận được giải Nobel Hòa bình nhờ cuộc đàm phán thành công ở Việt Nam. Năm 1977, dưới thời Tổng thống Ford, ông rời chính phủ. Đại học Columbia ở New York đề nghị cho ông chức giáo sư, nhưng ông đã từ bỏ ý định này sau những cuộc biểu tình bạo lực của sinh viên.

Năm 1982, ông thành lập công ty tư vấn Kissinger Associates, tư vấn giúp hàng loạt công ty lớn, danh sách giữ bí mật, mở cánh cửa cho họ tiếp cận ra nước ngoài mà không đặt ra những câu hỏi khó chịu. Ông đã mở đường cho công ty nước sốt cà chua Heinz thâm nhập thị trường thực phẩm trẻ em ở Trung Quốc. Kissinger nhấn mạnh mối quan hệ tốt đẹp của ông với giới lãnh đạo Bắc Kinh khi phản đối cuộc biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989 và khuyên chính phủ Mỹ từ bỏ các lệnh trừng phạt chống Trung Quốc.

Ngoài ra còn có bằng chứng về sự giúp đỡ của Hiệp hội Kissinger đối với chế độ Milosevic ở Nam Tư trong cuộc nội chiến ở đó. Một trong những cộng sự là Lawrence Eagleburger, người không chỉ giữ chức vụ cao trong chính phủ mà còn là đại diện chính thức của các công ty nhà nước Nam Tư tại Mỹ. Trong thời gian còn lại của mình, Kissinger viết sách, chuyên mục được nhiều tờ báo cho in, đồng thời có các bài phát biểu và bài giảng với mức phí từ 25.000 USD trở lên. Cuốn sách gần đây nhất của ông, “Staatskunst”, một cuốn sách bán chạy nhất do Spiegel xuất bản mùa xuân năm 2022, chủ yếu là “bảo tồn tượng đài thay mặt chúng ta”, như nhà phê bình đài RBB Arno Orzessek chỉ trích. „Những điều mà Kissinger đã bỏ qua không viết, là nghiêm trọng chết người, nếu không cũng gọi là đê tiện”.

​./.

Bản gốc:

Nachruf auf Henry Kissinger:Der Kriegs-Nobelpreisträger

Henry Kissinger war nicht nur ein geschickter Stratege der US-Außenpolitik. Für die Interessen seines Landes ging er immer wieder über Leichen.

Henry Kissinger

Früherer US-Außenminister Henry Kissinger ist mit 100 Jahren gestorbenFoto: Kevin Lamarque/Reuters

Sie werden ihn preisen: Kissinger, der gewiefte Stratege, der Friedensnobelpreisträger, der Staatsmann, der Vermittler in globalen Krisen. Gefragter Interviewpartner von Spiegel bis ZDF, von der FAZ bis zur Zeit, die mit Helmut Schmidt den größten Kissinger-Fan als Herausgeber hatte. Auch Hillary Clinton bewunderte als Präsidentschaftskandidatin seine profunden China-Kenntnisse. Bundespräsident Steinmeier gab anlässlich dessen 95. Geburtstages Kissinger zu Ehren im Juni 2018 ein Essen im Schloss Bellevue, Friede Springer und Joschka Fischer aßen mit. Und auch Mathias Döpfner hing noch im April 2021 für ein großes Welt-Interview an den Lippen des damals bereits fast 98-Jährigen.

„Er ist doch der Darling des Establishments“, sagte einmal der Historiker Howard Zinn. „All diese Leute, die ihn zum Dinner eingeladen haben – die wollen doch nicht sagen, dass sie mit einem Kriegsverbrecher zu Abend gegessen haben.“ Nur wenige wollten dem Fan-Club nicht angehören: Der demokratische Präsidentschaftsbewerber Bernie Sanders sagte im Februar 2016 in einer Debatte mit Hillary Clinton: „Ich bin stolz darauf, sagen zu können, dass ich nicht mit Henry Kissinger befreundet war.“ Denn der sei „einer der zerstörerischsten Außenminister in der jüngeren Geschichte“ der USA gewesen.

 

Auch Wolodimir Selenski reagierte überaus verärgert auf einen Vorschlag, den Henry Kissinger im Mai 2022 auf dem Weltwirtschaftsforum in Davos machte: Die Ukraine solle doch die Krim sowie die Gebiete in Donezk und Luhansk an Russland abtreten, denn andernfalls drohe ein Krieg zwischen Russland und der Nato. „Man hat den Eindruck,“ sagte Selenski, „dass Herr Kissinger nicht das Jahr 2022 auf seinem Kalender stehen hat, sondern das Jahr 1938, und dass er glaubt, er spreche nicht in Davos, sondern in München zu einem Publikum von damals.“ 15 Monate später riet Kissinger dann plötzlich, die Ukraine in die Nato aufzunehmen. Denn anders sei Europas Sicherheit nicht gewährleistet, sagte er dem Economist.

Kissinger war zuletzt nur ein leises Echo aus der Zeit des Kalten Krieges, als die Welt übersichtlich aufgeteilt war. Sein grummelnder Bass beschwor eine Ära, als internationale Politik in Schwarz-Weiß über die Bildschirme flimmerte. Die schicksalhaften Gespräche im Oval Office, die 1974 Nixons Sturz über die Watergate-Affäre auslösten und an denen Kissinger oft beteiligt war, hatte Nixon noch heimlich auf einem Spulen-Tonbandgerät mitgeschnitten. Bei einem dieser Dialoge ging es 1973 um Bundeskanzler Willy Brandt. Der sei ein Trottel, fand Nixon, ein Bastard, ein Hundesohn. Ein Trottel, ja, und gefährlich, fügte Kissinger hinzu. Es sei schade, dass die Geschwulst an Brandts Hals wohl doch nicht so schlimm sei.

Der zeitliche Abstand hat das andere, nicht ehrenhafte Bild des Strategen Kissinger schärfer und umfassender werden lassen. Viele Dokumente, die er gern auf ewig unter Verschluss halten wollte, sind zugänglich geworden. Und so kennen wir heute die Rolle, die Kissinger in seinen Regierungsämtern zwischen 1969 und 1976 bei der Operation Condor, beim Putsch in Chile oder in der Endphase des Vietnamkrieges spielte, recht genau. „Grob überschlagen, kommen da vielleicht drei bis vier Millionen Tote zusammen“, schreibt der Kissinger-Biograph Greg Grandin.

Dies führte dazu, dass gegen Kissinger in einigen Ländern juristische Vorladungen ausgestellt wurden – und er diese Staaten fortan auf Reisen mied. Deutschland zählte nicht dazu. Aber der Plan des damaligen Verteidigungsministers Thomas de Maizière, den amerikanischen Freund 2014 zum 90. Geburtstag mit einer Henry-Kissinger-Professur für Internationale Beziehungen und Völkerrechtsordnung an der Rheinischen Friedrich-Wilhelms-Universität Bonn zu ehren, scheiterte an Protesten der Studierenden und Zweifeln im Bundestag. Einige Abgeordnete nahmen Kissinger seine despektierliche Bewertung Willy Brandts übel, nachdem der Spiegel sie veröffentlicht hatte.

Er steht für die Ausübung skrupelloser Macht

Er steht wie kaum ein anderer in der Geschichte der Vereinigten Staaten seit dem Zweiten Weltkrieg für die Ausübung skrupelloser Macht – einer Macht, die sich sicher wähnte, von niemandem kontrolliert werden zu können. Allein den Interessen der USA zu dienen und das Vordringen des Kommunismus zu verhindern, war ihre Maxime. Darin war sich Kissinger mit Richard Nixon, dem er von 1968 bis 1974 als Außenminister und Sicherheitsberater diente, einig. Nixon und Kissinger – das war die perverse Allianz zweier von sich selbst überzeugter Machtmenschen.

Kissinger hatte einen großen Teil seiner Familie im Holocaust verloren und nach dem Zweiten Weltkrieg in Deutschland gefangene Nazis verhört. Doch er ertrug den offenen Antisemitismus Nixons, der Kissinger als seinen „Jewboy“, seinen Judenbengel, bezeichnete, mit Gleichmut. Kissinger hatte am Anfang keine hohe Meinung von Nixon. Noch im Juli 1968 nannte er ihn „den gefährlichsten unter allen Präsidentschaftskandidaten“, doch wenige Monate später wurde er dessen Nationaler Sicherheitsberater. Als Nixon 1974 vor dem Ende seiner Präsidentschaft stand und angesichts der drohenden Amtsenthebung an Depressionen litt und sich in Alkohol flüchtete, riss Kissinger wiederholt dessen Befugnisse an sich.

Schon 1983 sezierte der New York Times-Reporter Seymour Hersh Kissingers Karriere in „The Price of Power“. 2001 veröffentlichte der britische Journalist Christopher Hitchens mit dem Buch „The Trial of Henry Kissinger“ eine Anklageschrift, die ihm Kriegsverbrechen und Verbrechen gegen die Menschlichkeit in Südostasien und in Lateinamerika vorwarf. Und das National Security Archive in Washington, ein unabhängiges Forschungsinstitut, das seit über 30 Jahren für die Freigabe brisanter Dokumente zur US-Außenpolitik streitet, konnte nach einem langen Rechtsstreit Forschern auf 30.000 Seiten Kissingers Telefonate zwischen 1969 und 1977 zur Verfügung stellen. Kissinger selbst hatte sie mitgeschnitten und von seiner Sekretärin transkribieren lassen. Freilich hatte er nicht beabsichtigt, dass sie noch zu seinen Lebzeiten zugänglich sein würden.

Auf diesen Bändern fand sich 2010 auch Kissingers Reaktion auf die 1973 ausgesprochene Bitte der israelischen Ministerpräsidentin Golda Meir, Moskau zu drängen, mehr sowjetische Juden ausreisen zu lassen. Nach dem Besuch Meirs sagte er zu Nixon: „Die Auswanderung von Juden aus der Sowjetunion ist kein Ziel der amerikanischen Außenpolitik. Auch wenn sie Juden in Gaskammern stecken, ist das keine amerikanische Angelegenheit. Vielleicht ist es eine humanitäre Angelegenheit.“ Die Amerikanische Versammlung der Holocaust-Überlebenden nannte Kissingers Aussage „moralisch grotesk“.

Doppelzüngigkeit in Vietnam

Im Herbst 1968, der Demokrat Lyndon Johnson war noch Präsident und Nixon der Kandidat der Republikaner bei der anstehenden Wahl, hatte Kissinger gar kein Regierungsamt inne. Doch er mischte schon im Hintergrund bei den Pariser Verhandlungen um ein Friedensabkommen in Vietnam mit. Der weitgereiste Harvard-Professor beriet die US-Delegation – und gab gleichzeitig unter der Hand Interna an das Nixon-Lager weiter, wie dieser Jahre später in seinen Memoiren bestätigte. Nixons Leute konnten so die Verhandlungen hintertreiben, indem sie die Südvietnamesen drängten, vor der Wahl in den USA keinem Abkommen zuzustimmen. Wenn Nixon gewonnen habe, werde er ihnen bessere Bedingungen für einen Waffenstillstand verschaffen.

Johnson bekam damals Wind von der Geheimdiplomatie des Nixon-Lagers und beschwerte sich telefonisch beim republikanischen Senatsführer Everett Dirksen. Dies sei Hochverrat, schäumte Johnson. Dirksen antwortete: „Ja, ich weiß“. Christopher Hitchens bilanziert in seinem Buch: Das Scheitern der Verhandlungen habe den Krieg um vier Jahre verlängert und 31.000 US-Soldaten und etwa eine halbe Million Vietnamesen das Leben gekostet. Beendet wurde er dann zu den Bedingungen, die im wesentlichen schon 1968 auf dem Tisch gelegen hatten.

Im März 1969 weiteten die USA den Konflikt auf Kambodscha und Laos aus. Mit Direktive Kissingers wurden – unter strikter Geheimhaltung – allein bis Mai 1970 Stützpunkte des Vietcong und der Nordvietnamesen in Kambodscha aus der Luft bombardiert. Kissinger verteidigte sich später: Kambodscha sei nicht mehr neutral gewesen, da es den Kriegsgegnern der USA Unterschlupf gewährt hatte. Vor einem Senatsausschuss behauptete er dann, die bombardierten Gebiete seien „unbevölkert“ gewesen. Er wusste, dass das gelogen war. Kurz vor seinem 100. Geburtstag sagte er in einem TV-Interview mit Ted Koppel gereizt: „Sie müssen wissen: Es war eine notwendige Sache.“

Dabei war im Kongress die Empörung groß, als bekannt wurde, dass die Luftangriffe, die sich auf halb Kambodscha und Laos ausgeweitet hatten, all die Zeit vor den Abgeordneten geheimgehalten worden waren. Auf jedes dieser beiden Länder fielen bis 1973 mehr als zwei Millionen Tonnen Bomben – mehr, als die US-Luftwaffe im gesamten Zweiten Weltkrieg abgeworfen hatte. Niemand war in der Lage, die Toten zu zählen. Bei den Bombardements starben nach Hitchens’ Angaben etwa 350.000 Menschen in Laos und bis zu 600.000 in Kambodscha. Kissinger selbst schreibt in seinen Memoiren von 50.000 toten Kambodschanern.

Der geheime Bombenkrieg gegen Kambodscha, der das Land ruinierte und den Weg für den Genozid der Roten Khmer bereitete, sollte 1974 nach dem Willen vieler Abgeordneter zu einem weiteren Anklagepunkt im Amtsenthebungsverfahren gegen Nixon werden. Das war ein Jahr, nachdem Kissinger und seinem nordvietnamesischen Gegenpart Le Duc Tho der Friedensnobelpreis zuerkannt worden war. Der Dokumentarfilmer und Koch Anthony Bourdain schrieb 2001: „Wenn Du einmal in Kambodscha gewesen bist, wirst Du nie wieder den Wunsch los, Henry Kissinger mit bloßen Fäusten zu Tode zu prügeln.“

Unverantwortliche Chilenen

Im September 1970 gewann in Chile Salvador Allende die Präsidentschaftswahl mit 36,2 Prozent knapp vor dem Zweitplazierten. Sein Sieg wurde erst nach zwei Monate dauernden Verhandlungen zwischen Allendes Unidad Popular und den Christdemokraten in Chiles Parlament bestätigt. Nixon und Kissinger setzten alles daran, Allendes Amtseinführung zu verhindern. Der US-Geheimdienst CIA hatte schon seit 1962 konservativen Parteien und der rechten Zeitung El Mercurio Geld zukommen lassen. „Wir können doch nicht stumm zuschauen, wie ein Land kommunistisch wird, weil seine Bevölkerung so unverantwortlich ist“, sagte Kissinger 1970.

Zum einen versuchten die USA – allerdings erfolglos – Chiles Christdemokraten davon abzuhalten, im Parlament für Allende zu stimmen. US-Botschafter Ed Korry hatte Allendes Vorgänger, dem Christdemokraten Eduardo Frei, gedroht: „Falls Allende an die Macht kommt, werden wir dafür sorgen, dass Chile und die Chilenen erfahren, was Armut und Entbehrung ist.“ Nixon hatte die CIA angewiesen: „Sorgt dafür, dass Chiles Wirtschaft vor Schmerz schreit!“ Die CIA-Dienststelle in Santiago erhielt die Direktive: „Weiter bestehendes klares Ziel ist der Sturz Allendes durch einen Putsch. Es wäre wünschenswert, wenn dies noch vor dem 24. Oktober zustande käme.“

Also wurden rechte Kreise im Militär ermuntert, gegen den designierten Präsidenten zu putschen. Die CIA lieferte am 22. Oktober als Diplomatengepäck deklarierte unmarkierte Maschinenpistolen samt Munition an die Gruppe „Patria y Libertad“ unter General Roberto Viaux. Noch am gleichen Tag versuchte diese Gruppe, Chiles Militärchef General René Schneider zu entführen und verletzte ihn mit mehreren Schüssen schwer, er starb drei Tage später. Die CIA wusste genau, dass Schneider die Neutralität des chilenischen Militärs und eine friedliche Machtübergabe garantiert hatte. Sie hatte den rechten Generälen eine Belohnung von 50.000 Dollar für dessen Ausschaltung ausgelobt.

Doch es dauerte noch drei Jahre, bis die Wünsche Kissingers in Erfüllung gingen und die mindestens acht Millionen Dollar, die die CIA in die Destabilisierung Allendes investiert hatte, sich für ihn auszahlten. In einem Telefongespräch mit Kissinger zeigte sich Nixon fünf Tage nach Pinochets Putsch erleichtert, dass es keine Spuren einer Verwicklung der USA gab. Kissinger antwortete: „Wir haben den Putsch nicht gemacht, aber wir haben geholfen und, so gut es ging, die Bedingungen dafür geschaffen.“ Er bedankte sich im Juni 1976 bei Junta-Chef Augusto Pinochet: „Sie haben dem Westen einen großen Dienst erwiesen, als Sie Allende gestürzt haben.“

Mitten in Washington, D.C. starb im September des gleichen Jahres Orlando Letelier, Chiles Botschafter und Verteidigungsminister unter Allende, als ein unter seinem Fahrzeug angebrachter Plastiksprengsatz detonierte. Verantwortlich für das Attentat war Pinochets Geheimdienst DINA, und der Mordbefehl kam vom Diktator persönlich. Die CIA wusste von länderübergreifenden Absprachen, Gegner der lateinamerikanischen Militärdiktaturen im Exil zu ermorden – der sogenannten Operation Condor. Tage vor dem Letelier-Attentat hatte das State Department seine Botschaften in den lateinamerikanischen Militärdiktaturen Chile, Argentinien und Uruguay zwar angewiesen, diese vor den negativen Folgen solcher Attentate zu warnen. Doch das Kabel kam nie bei den Botschaftern an – denn Henry Kissinger hatte es einkassiert.

1978 – Jimmy Carter war Präsident und Kissinger nur noch Privatmann – reiste der zur Fußball-WM nach Argentinien und lobte, anders als Carter, gegenüber der Junta deren „Kampf gegen den Terrorismus“. Carters Mitarbeiter Robert Pastor beklagte sich in einem Kabel an Sicherheitsberater Zbigniew Brzezinski, dies sei „genau die Musik gewesen, die die Militärs gern hören wollten.“

Süße Töne für Diktatoren Asiens

Süße Töne ließ der Politiker Kissinger auch für die Diktatoren Asiens erklingen. 1971 gewannen die Befürworter einer größeren Autonomie Ostpakistans (heute Bangladesch) unter Mujibur Rahman die pakistanischen Wahlen. Pakistans Militär ging gewaltsam gegen sie vor, bis zu einer Million Menschen wurden getötet und etwa 20 Millionen Menschen flüchteten nach Indien. Die USA lieferten Waffen an die Truppen General Yahya Khans, obwohl der Kongress Wirtschaftssanktionen verhängt hatte und der US-Generalkonsul in Dhaka, ein Mann namens Archer Blood, Nixon und Kissinger in einem Telegramm warnte, sie beförderten einen Völkermord.

Kissinger berief den Generalkonsul ab und dankte Yahya Khan Ende April 1971 für „sein Feingefühl und seinen Takt.“ Ähnlich freundlich waren Kissinger und Präsident Gerald Ford 1975 gegenüber den indonesischen Generälen, die gegen die einseitig ausgerufene Unabhängigkeit Osttimors vorgehen wollten. Am 6. Dezember 1975 gaben sie in Jakarta gegenüber Präsident Suharto ihre Zustimmung für eine „schnelle oder drastische Aktion“. Kissinger sagte laut Gesprächsprotokoll: „Es ist wichtig, dass Sie mit Ihrem Vorgehen raschen Erfolg haben.“ Der Einmarsch erfolgte am nächsten Tag. In den 25 Jahren der indonesischen Besatzung verloren etwa 100.000 der 800.000 Osttimorer ihr Leben.

Und auch in späteren US-Regierungen blieb Kissinger gern gesehener Gast und Ratgeber. Bob Woodward schreibt in „Die Macht der Verdrängung“, seiner Analyse über das Scheitern von George W. Bush im Irak, dass Kissinger oft von Bush im Oval Office empfangen wurde. Er war skeptisch, ob Bushs Invasionspläne klug seien, doch wenn er sich zum Einmarsch entschlösse, dürfe er keine Schwäche zeigen. Das sei die Lehre aus Vietnam. „Der Sieg über den Aufstand ist die einzig sinnvolle Ausstiegsstrategie“, schrieb er dann 2005, als der Sieg weit entfernt war. Doch er sei für den Krieg ebenso wie für den in Afghanistan gewesen, denn im Konflikt mit dem radikalen Islam gehe es nur um eines: „Sie wollen uns erniedrigen. Aber wir müssen sie erniedrigen.“

Erstaunlich ist, wie wenig sich von all diesen mittlerweile gut belegten Umtrieben in den Memoiren, Büchern und Artikeln aus der Feder Henry Kissingers findet. Er habe davon nicht gewusst, er habe über das Thema nicht gesprochen, er sei dieser Person nie begegnet, beteuerte er immer wieder, wenn er auf seine persönliche Verantwortung angesprochen wurde. Doch die Dokumente sprechen eine andere Sprache. Kissinger sei so gern eingeladen worden, schrieb Hitchens, „weil seine Anwesenheit für einen Schauder sorgt, für den authentischen Touch roher, vorlauter Macht.“

Der Autor war von 1982 bis 1990 taz-Redakteur für die USA und ab 1986 Korrespondent in Washington. Er schätzt die Arbeit seines gleichnamigen ARD-Kollegen aus Madrid sehr.

BIOGRAPHISCHE DATEN

Heinz Alfred Kissinger wurde im Mai 1923 in Fürth geboren und emigrierte mit seinen jüdischen Eltern 1938 in die USA. So entging er, anders als einige seiner Verwandten, der Ermordung durch die Nationalsozialisten. 1943 wurde er in den USA eingebürgert, er nannte sich nun Henry. Nach dem Militärdienst im befreiten Deutschland studierte er in Harvard und lehrte dort ab 1954. Bald begann er, verschiedene Regierungsbehörden und Politiker zu beraten, darunter Richard Nixon, der ihn 1969 zu seinem Nationalen Sicherheitsberater und 1973 auch zum Außenminister machte. Im gleichen Jahr erhielt er für die erfolgreichen Vietnam-Verhandlungen den Friedensnobelpreis. 1977, unter Präsident Ford, verließ er die Regierung. Die Columbia University in New York bot ihm eine Professur an, nahm nach heftigen Studentenprotesten aber Abstand von der Idee.

1982 gründete er die Beratungsfirma Kissinger Associates, die einer streng geheim gehaltenen Liste von Großfirmen Türen in fremde Länder öffnet, ohne lästige Fragen zu stellen. So ebnete er dem Ketchup-Konzern Heinz den Weg in den Babynahrungsmarkt in China. Seine guten Beziehungen zur Pekinger Führung untermauerte Kissinger, als er sich gegen die Proteste von 1989 auf dem Platz des Himmlischen Friedens stellte und der US-Regierung von Sanktionen gegen China abriet.

Belegt sind auch die Hilfe von Kissinger Associates für das Milosevic-Regime in Jugoslawien zu Zeiten des Bürgerkrieges dort. Einer der Associates war Lawrence Eagleburger, der nicht nur hohe Regierungsämter innehatte, sondern auch offizieller Vertreter jugoslawischer Staatskonzerne in den USA war. In seiner übrigen Zeit schrieb Kissinger Bücher, eine Kolumne, die viele Zeitungen druckten, und hielt Reden und Vorträge für Honorare von 25.000 Dollar aufwärts. Sein jüngstes, im Frühjahr 2022 erschienenes Buch „Staatskunst“, ein Spiegel-Bestseller, sei in erster Linie „Denkmalpflege in eigener Sache“, kritisierte rbb-Rezensent Arno Orzessek. Es sei „fatal, wenn nicht infam, was Kissinger alles weglässt“.