Mục lục
Công an Hà Nội bất ngờ ập vào nhà bắt nhà báo Nguyễn Vũ Bình
Nhà báo Nguyễn Vũ Bình, ký giả khế ước của đài Á Châu Tự Do, nhà bình luận thời sự, đã bị bắt vào sáng ngày 29 Tháng Hai 2024 cùng thời gian với nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến.Theo chị gái của nhà báo Nguyễn Vũ Bình, anh bị bắt giữ vào lúc khoảng trưa. Công an khám nhà rồi dẫn đi luôn. Chị không nhớ rõ là cáo buộc theo điều luật nào nhưng cho biết họ có “cầm hai tờ giấy và đọc” rồi còng tay dẫn đi.Chị cho biết mặc dù cứ “run cầm cập” nhưng cũng kịp gói thêm một ít “quần áo và đồ dùng cá nhân cho Bình” vì nghe Bình bảo “Lần này là họ bắt em luôn rồi.”Ông Nguyễn Vũ Bình sinh ngày 2 Tháng Mười Một 1968 tại làng Hành Thiện, tỉnh Nam Định. Ngôi làng này rất nổi tiếng trong lịch sử chính trị Việt Nam. Nơi đây là cái nôi của nhiều nhân vật nổi tiếng thuộc nhiều đảng phái khác nhau trong lịch sử Việt Nam.Nhà báo Nguyễn Vũ Bình tốt nghiệp đại học khoa Kinh tế-Chính trị, đại học Tổng hợp Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp, ông về làm việc gần 10 năm tại tạp chí Cộng sản khi ông Nguyễn Phú Trọng làm tổng biên tập tạp chí này.Ngày 02 Tháng Chín 2000, ông làm đơn xin thành lập Đảng Tự do – Dân chủ, đồng thời cũng làm đơn xin nghỉ việc tại Tạp chí Cộng sản. Hồi Tháng Mười Hai 2003, Tòa án nhân dân Hà Nội tuyên phạt ông Nguyễn Vũ Bình bảy năm tù giam về tội danh “gián điệp,” cáo buộc ông Bình liên hệ bằng thư điện tử và gửi các tài liệu do ông soạn thảo và tập hợp “có nội dung xuyên tạc về tình hình dân chủ, nhân quyền tại VN cho một số tổ chức phản động ở nước ngoài để những tổ chức này sử dụng vu cáo, chống lại Nhà nước.”
Bộ Công An ‘bất lực’ khi truy lùng cựu tổng giám đốc FLC bỏ trốn
Bộ Công An đang cho truy lùng ông Doãn Văn Phương, cựu tổng giám đốc tập đoàn FLC, ở nhiều nơi nhưng vẫn chưa tìm được.Báo Thanh Niên hôm 27 Tháng Hai dẫn tài liệu từ Cơ Quan Cảnh Sát Điều Tra Bộ Công An xác định ông Phương xuất cảnh đi Anh hôm 27 Tháng Ba, 2022, đến nay chưa có thông tin nhập cảnh về Việt Nam.Hồi Tháng Giêng vừa qua, mở rộng điều tra vụ án tại tập đoàn FLC và các đơn vị liên quan, Bộ Công An khởi tố thêm 22 bị can, trong số này có ông Phương. Tuy nhiên, bị can này đã bỏ trốn nên Cơ Quan Cảnh Sát Điều Tra phải tách hồ sơ để “điều tra, xử lý sau.”Kết luận điều tra cho thấy từ Tháng Chín, 2012, đến Tháng Sáu, 2019, khi đang là tổng giám đốc tập đoàn FLC, ông Doãn Văn Phương được giao kiêm nhiệm làm chủ tịch và thành viên Hội Đồng Quản Trị công ty Faros.Ông Phương chính là người chỉ đạo và ký các tờ trình, biên bản, nghị quyết của Hội Đồng Quản Trị tập đoàn FLC để ra chủ trương về việc tăng vốn khống ba lần, đồng thời chủ trương ghi danh niêm yết cổ phiếu của công ty Faros trên sàn chứng khoán (mã cổ phiếu ROS).Ông Phương trực tiếp tham gia ký hồ sơ, chứng từ khống để hợp thức hạch toán kế toán cho việc góp vốn khống tại doanh nghiệp này. Trong đó, ông Phương chỉ đạo tổng giám đốc ở các giai đoạn khác nhau ký 115 hợp đồng ủy thác đầu tư khống, với tổng giá trị hơn 7,381 tỷ đồng ($299.6 triệu), để hợp thức che giấu số vốn góp khống.
Nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến bị bắt
Nhà hoạt động, blogger Nguyễn Chí Tuyến hay còn được biết đến với tên gọi Anh Chí đã bị công an Việt Nam bắt vào gần trưa ngày 29/2. Bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết, vợ blogger Nguyễn Chí Tuyến, đã xác nhận với BBC News Tiếng Việt việc công an khám nhà và ông Tuyến bị bắt.Từ Hà Nội, bà Tuyết thuật lại với BBC Tiếng Việt qua điện thoại vào trưa 29/2 rằng sự việc mới xảy ra trong buổi sáng cùng ngày. Theo đó, vào khoảng 10 giờ sáng, công an ập vào nhà ông Tuyến ở quận Long Biên, Hà Nội.“Tôi thấy đông lắm, chắc phải hơn chục người. Tôi thấy một người mặc trang phục an ninh, một người là cảnh sát khu vực. Còn lại đều mặc thường phục,” bà Tuyết nói. Trước đó một ngày, ông Tuyến nhận được lệnh triệu tập của công an nhưng do đang bị sốt nên ông không đi và ông đã liên hệ với số điện thoại trong giấy triệu tập để thông báo việc này.“Sáng nay, khi họ tới nhà thì chỉ có hai, ba người. Họ nói với tôi là chỉ muốn nói chuyện với chồng tôi chút xíu thôi. Khi tôi đồng ý mở cửa cho các anh ấy vào nhà thì các lực lượng khác ập vào trong nhà tôi.”
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c51eyzw9gkdo
Ông Hoàng Việt Khánh bị Công an Lâm Đồng bắt với cáo buộc chống phá Nhà nước
Ông Hoàng Việt Khánh (41 tuổi, ngụ tại thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) vào ngày 1/3 bị bắt theo cáo buộc có hành vi chống Nhà nước.Công an tỉnh Lâm Đồng thông báo biện pháp bắt giữ vừa nêu đối với ông Hoàng Việt Khánh.Công an cho rằng ông Hoàng Việt Khánh trong thời gian gần đây đã đăng, chia sẻ, phát tán các bài viết, video clip, hình ảnh trên các tài khoản mạng xã hội mà theo công an là “bôi nhọ Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, và xúc phạm ông Hồ Chí Minh”. Phòng An ninh mạng & phòng/chống tội phạm sử dụng công nghệ cao thuộc Công an tỉnh Lâm Đồng theo dõi các tài khoản mạng xã hội do ông Hoàng Việt Khánh quản lý rồi lập hồ sơ chuyển cho Cơ quan An ninh Điều tra tỉnh Lâm Đồng.Cơ quan An ninh Điều tra thuộc Công an tỉnh Lâm Đồng quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt ông Hoàng Việt Khánh về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” theo khoản 1 Điều 117 Bộ Luật Hình sự VN năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).Theo ghi nhận của RFA, từ đầu năm 2024 đến nay Việt Nam đã bắt giữ ít nhất bốn người theo Điều 117 như vừa nêu.
Việt Nam 2 tháng đầu năm: Gần 63.000 doanh nghiệp dừng hoạt động; xuất nhập khẩu tăng
Xấp xỉ 63.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2024, nhiều hơn đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái và gấp đôi thời Đại dịch, theo Tổng cục Thống kê của nhà nước. Vẫn tổng cục cho hay xuất nhập khẩu của cả nước tăng gần 20% từ đầu năm đến nay so với 2 tháng đầu năm 2023.Số liệu do Tổng cục Thống kê công bố và được nhiều báo Việt Nam, trong đó có Vietnambiz, Vneconomy, dẫn lại hôm 29/2 cho thấy có đến 62.980 doanh nghiệp rút khỏi thị trường trong 2 tháng qua, tăng 22,5% so với cùng khoảng thời gian của năm ngoái.Con số kể trên bao gồm gần 49.300 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, tăng hơn 27% so với cùng kỳ của năm 2023; hơn 10.000 doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể, tăng 6,5%; và doanh nghiệp giải thể là gần 4.000, tăng 14,5%.Số doanh nghiệp rút khỏi thị trường cả trong tháng 1 lẫn tháng 2 thể hiện “xu hướng tăng tiếp tục diễn ra”, các báo đưa ra nhận xét.Trong diễn biến ngược lại, vào 2 tháng đầu năm 2024, có 41.100 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động ở Việt Nam, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước.Mặc dù vậy, dưới góc nhìn của trang Nhà báo & Công luận, với con số bình quân mỗi tháng trong giai đoạn từ đầu năm đến nay có gần 31.500 doanh nghiệp rút đi, số lượng doanh nghiệp “phá sản” áp đảo so với số được thành lập mới.
Kêu gọi trả tự do để bà Nguyễn Thúy Hạnh được điều trị ung thư
Hôm 25 tháng 2 năm 2024, ba tổ chức gồm Diễn đàn Xã hội dân sự – Đại diện là Tiến sĩ Nguyễn Quang A; Diễn đàn Bauxite Việt Nam – Đại diện là Giáo sư Nguyễn Huệ Chi; Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng – Đại diện là Nghệ sĩ Nguyễn Thị Kim Chi, cùng 38 cá nhân đã đăng trên trang change.org bản “Yêu cầu trả tự do cho bà Nguyễn Thúy Hạnh chữa bệnh ung thư”. Bản kiến nghị cũng được gửi tới ông Võ Văn Thưởng, Chủ tịch nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Bản kiến nghị có đoạn: “Cuối tháng 4 năm 2022, tuy đã hết hạn điều tra, bà Nguyễn Thúy Hạnh vẫn bị chuyển vào giam giữ tại khoa Chữa bệnh bắt buộc của Viện Pháp y Tâm thần trung ương. Ngày 15/1/2024 bà Hạnh đã được phát hiện ung thư cổ tử cung giai đoạn hai. Tiếp tục giam giữ bà Hạnh dưới bất kỳ hình thức nào khi đã hết hạn điều tra từ rất lâu và trong tình cảnh bà bị bệnh hiểm nghèo ở tuổi trên 60 là việc làm trái pháp luật và hết sức vô nhân đạo.Chúng tôi, các tổ chức và cá nhân ký tên dưới đây, khẩn thiết yêu cầu ông chỉ đạo các cơ quan hữu trách trả tự do ngay lập tức cho bà Nguyễn Thuý Hạnh để bà được chữa bệnh một cách thuận lợi”. Bà Nguyễn Thuý Hạnh bị công an Hà Nội bắt giam vào ngày 7 tháng 4 năm 2021 về tội “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước” quy định tại điều 117 Bộ luật hình sự năm 2015. Một năm sau đó, công an buộc bà phải đi điều trị bệnh trầm cảm tại Viện Pháp Y Tâm thần Trung ương. Bà Hạnh đã mắc bệnh trầm cảm nặng nhiều năm trước và phải trải qua quá trình điều trị bệnh này từ trước khi bị bắt.
Việt Nam quản lý xung đột với Trung Quốc trên Biển Đông tốt hơn Philippines?
Vấn đề Biển Đông, năm 2023, Việt Nam “quản lý xung đột tốt hơn” Philippines? Đây là một câu hỏi trong bài phỏng vấn học giả Biển Đông của Việt Nam trên RFA.So sánh, năm 2023, một bên là Philippines dồn mọi nỗ lực để giành lại đá Scarborough, tọa lạc trong vùng kinh tế độc quyền (200 hải lý) của Philippines mà Trung Quốc đã chiếm năm 2012 (bằng thủ đoạn bội ước). Philippines cũng đang tìm cách củng cố “tiền đồn” của mình trên bãi Cỏ Mây, thực chất là một tàu chiến mắc cạn, bất chấp những cản trở của tàu hải giám Trung Quốc. Thành công hay không chưa biết, nhưng ít ra Philippines đã nỗ lực làm những chuyện mà họ có thể làm.Còn Việt Nam, Việt Nam đã làm gì đối với các đảo Hoàng sa (Trung Quốc chiếm năm 1974), hay các đảo đá ở Trường Sa bị Trung Quốc cướp năm 1988? Việt Nam không làm bất cứ chuyện gì.Việt Nam đã có động thái nào để đấu tranh với Trung Quốc để giành quyền khai thác các mỏ dầu khí tại bờ rìa bồn trũng Nam Côn Sơn hay tại bãi Tư Chính? Các lô dầu khí 5.0, 5.2, 6.1, 6.2, 131, 132, 134… Việt Nam khai thác được cái gì? Việt Nam phải đền Repsol hàng tỉ đô la, vì bị Trung Quốc áp lực. BP, ExxonMobil, thậm chí Rosneft… vì bị Trung Quốc hù dọa phải “bỏ của chạy lấy người”. Các mỏ Cá Rồng Đỏ, Lan Tây, Lan Đỏ, Phong Lan Dại… phải lấp lại chờ thời…Tức là Việt Nam đã không làm được gì với Trung Quốc để giành lại quyền khai thác trên thềm lục địa chính đáng của mình.Vì vậy, ai đó nói rằng Việt Nam quản lý tranh chấp với Trung Quốc “tốt” hơn Philippines là chuyện không hề có, là chuyện “nói lấy được”.
Việt Nam điều tra vụ 7 di dân Việt bị phát hiện trong thùng xe tải tại Anh
Đại sứ quán Việt Nam tại Anh cho biết phía Việt Nam đang điều tra vụ 7 người Việt bị phát hiện nhập cư vào Anh trong thùng xe tải tại bến phà Newhaven, thuộc quận Lewes, hạt East Sussex, vào tuần trước, truyền thông Việt Nam dẫn thông cáo của cơ quan đại diện ngoại giao cho biết.Hiện tất cả những người di cư đang được chăm sóc y tế tại bệnh viện, và Đại sứ quán đang liên lạc với các cơ quan địa phương để “theo dõi vụ việc, sẵn sàng có các biện pháp bảo hộ công dân cần thiết nhằm bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của công dân trong trường hợp xác định được là công dân Việt Nam”, Thanh Niên dẫn thông cáo báo chí cho biết thêm. Trước đó, truyền thông Anh cho biết nhà chức trách nước này đã phát hiện 7 người nhập cư được cho là công dân Việt Nam ở bến phà Newhaven hôm 16/2. Những người di cư này đã phải nhập viện sau khi họ được tìm thấy trong thùng một chiếc xe tải đông lạnh trên chiếc phà xuyên eo biển từ Pháp sang Anh.
https://www.voatiengviet.com/a/7502960.html
Mặt tối của câu chuyện đẩy mạnh xuất khẩu lao động
Nhà nước Việt Nam đang dự định đẩy mạnh việc đưa người xuất khẩu lao động sang các nước Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản trong năm 2024. Dự kiến của Bộ Thương binh Lao động Xã hội (TBLĐXH), có đến 125,000 người đang nằm trong danh sách. Thông tấn xã Việt Nam hồi giữa cuối Tháng Hai 2024, dẫn lời một quan chức Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) nói rằng trong năm nay Việt Nam sẽ xuất khẩu khoảng 48,000 lao động đến Đài Loan, 63,000 lao động đến Nhật Bản và 8,500 người đến Hàn Quốc. Hiện có khoảng 650,000 lao động Việt Nam làm việc ở 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, theo thống kê của Bộ LĐ-TB-XH. Trung bình mỗi năm Việt Nam xuất khẩu 140,000 lao động. Tại Đài Loan, số lao động Việt Nam đứng hàng thứ hai – chỉ thua Nhật Bản – hiện có 260,000 lao động Việt Nam, chiếm 35% tổng số lao động nước ngoài, trong khi Hàn Quốc đang sử dụng hơn 50,000 lao động Việt Nam, chiếm hơn 11% lao động nước ngoài tại nước này. Vấn nạn của câu chuyện đưa người đi lao động nước ngoài. Mặc dù theo nhà nước nói là để xóa đói giảm nghèo và giúp đào tạo một nguồn công nhân mới. Nhưng theo linh mục Nguyễn Văn Hùng ở Đài Loan, mọi thứ không phải như vậy.
https://saigonnhonews.com/thoi-su/viet-nam/mat-toi-cua-cau-chuyen-day-manh-xuat-khau-lao-dong/
Đại hội Đảng 14: không thể kỳ vọng gì vào tuyên bố đổi mới của ông Trọng!
Theo cơ quan ngôn luận của Đảng, Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam (Đại hội Đảng) là đại hội then chốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, do Ban Chấp hành Trung ương triệu tập thường lệ 5 năm 1 lần, theo Điều lệ là ‘cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng’.Mới nhất là Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 13 diễn ra từ 26/1 đến 1/2/2021, được nói nhằm thảo luận thông qua các văn kiện, thảo luận về nhân sự và bầu Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII.Theo kế hoạch được truyền thông nhà nước đăng tải, Đại hội 14 của Đảng dự kiến tổ chức tháng 1 năm 2026.Dưới một góc nhìn khác, Nhà báo độc lập Nguyễn Ngọc Già từ Sài Gòn hôm 26/2/2024 nhận định với RFA:“Thứ nhất đảng Cộng sản Việt Nam tồn tại cho đến nay dưa trên hai yếu tố quan trọng. Về chính trị, đó là một chế độ độc đảng toàn trị, về kinh tế thì đó là một nền kinh tế phi thị trường. Cùng với yếu tố căn bản này thì bộ máy tổ chức cũ tính từ sau Cách mạng Tháng tám đến nay theo các nguyên tắc tập trung dân chủ, lãnh đạo tập thể cá nhân phụ trách, cấp dưới phục tùng tuyệt đối cấp trên… Mô hình này phản ánh Đảng CSVN không cần pháp luật, mà pháp luật chỉ là hình thức.”
Việt Nam lên kế hoạch cải cách công đoàn, công ty nước ngoài lo lắng
Việt Nam dự kiến sẽ phê chuẩn trong năm nay công ước của Liên Hợp Quốc về tự do thành lập công đoàn, trong một động thái nhằm giảm thiểu rủi ro tranh chấp thương mại. Tuy nhiên, động thái trên có thể khiến một số công ty nước ngoài cảm thấy bất an, Reuters dẫn giới chức và nhà ngoại giao của Liên Hợp Quốc cho biết. Việc phê chuẩn đã bị trì hoãn từ lâu này sẽ là một bước đi chính thức quan trọng tại quốc gia độc đảng – nơi công đoàn cấp quốc gia duy nhất nằm trong cơ cấu hoạt động của Đảng Cộng sản. Hiện vẫn chưa rõ công ước sẽ được áp dụng thực tế như thế nào và khi nào sau khi được phê chuẩn. Việt Nam, được coi là trung tâm sản xuất của Đông Nam Á, nơi đặt nhà máy của các tập đoàn quốc tế như Samsung Electronics, Intel, Foxconn và Canon, phụ thuộc rất nhiều vào thương mại. Kim ngạch thương mại của Việt Nam năm ngoái vượt hơn 160% giá trị của nền kinh tế trị giá 415 tỷ USD này. Cần phải áp dụng các tiêu chuẩn của Liên Hợp Quốc về quyền của người lao động để tránh tranh chấp về “bán phá giá”, tức là hành vi cạnh tranh không công bằng của quốc gia này với các quốc gia khác về chi phí lao động, theo các thỏa thuận thương mại trị giá hàng tỷ đô la với Liên minh châu Âu và các đối tác Thái Bình Dương
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c80n0j7x6e7o
Sài Gòn nắng nóng kinh hoàng, miền Tây lo cháy rừng ‘cấp nguy hiểm’
Nắng nóng tiếp tục xảy ra trên diện rộng tại Sài Gòn và miền Đông Nam Bộ với cường độ ngày càng gay gắt, trong khi miền Tây đặt trong tình trạng cảnh báo cháy rừng “cấp nguy hiểm và cực kỳ nguy hiểm.”Báo Tuổi Trẻ hôm 26 Tháng Hai dẫn tin từ Đài Khí Tượng Thủy Văn Khu Vực Nam Bộ, cho biết hiện tại nắng nóng ở Sài Gòn và Nam Bộ đang khá gay gắt và diễn ra trên diện rộng. Theo đó trên toàn khu vực Nam Bộ, nắng nóng diện rộng đã xảy ra tại hầu hết các tỉnh miền Đông và nhiều nơi ở miền Tây.Cụ thể tại Sài Gòn, nhiệt độ cao nhất hôm 25 Tháng Hai ghi nhận tại trạm Tân Sơn Nhất đạt 36 độ C, và nắng nóng có xu hướng mở rộng trên khu vực thành phố.Tại miền Đông Nam Bộ, nhiệt độ cao nhất dao động từ 35-37 độ C và trong thời gian tới, nắng nóng tiếp tục xảy ra trên diện rộng, có nơi trên 37 độ C.Thời điểm diễn ra nắng nóng kéo dài từ 12 giờ trưa đến 4 giờ chiều mỗi ngày.Cơ quan khí tượng dự báo đợt nắng nóng này còn kéo dài ở Sài Gòn và khu vực Nam Bộ cho hết Tháng Hai và qua những ngày đầu Tháng Ba.
https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/sai-gon-nang-nong-kinh-hoang-mien-tay-lo-chay-rung-cap-nguy-hiem
Việt Nam tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc
Bộ trưởng Ngoại giao tuyên bố Việt Nam tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2026-2028 để tiếp nối những đóng góp và cam kết.Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn ngày 26/2 dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Phiên họp cấp cao Khóa 55 Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (LHQ) tại Geneva, Thụy Sĩ, theo thông cáo Bộ Ngoại giao.Phát biểu tại phiên họp, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho rằng nhân loại đang phải đối mặt với nhiều thách thức như cạnh tranh chiến lược, xung đột vũ trang, biến đổi khí hậu, mất an ninh lương thực, năng lượng, nguồn nước và nhiều bất công xã hội khác.Bộ trưởng đề nghị Hội đồng Nhân quyền quan tâm thúc đẩy thực thi Nghị quyết 52/19 do Việt Nam chủ trì đề xuất, nhất là kêu gọi các quốc gia thúc đẩy tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau, khoan dung, bao trùm, thống nhất và trân trọng sự khác biệt, đối thoại, hợp tác.Nêu bật những nỗ lực của Việt Nam trong lĩnh vực bảo vệ quyền con người, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết trong năm 2023, kinh tế Việt Nam đạt tăng trưởng trên 5%, với tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống 3%, đồng thời tiếp tục dành trung bình hàng năm khoảng 3% GDP cho bảo đảm an sinh xã hội. Năm 2023, Việt Nam xuất khẩu trên 8 triệu tấn gạo, qua đó góp phần đảm bảo an ninh lương thực và quyền lương thực cho hàng triệu người ở nhiều khu vực trên thế giới.
https://vnexpress.net/viet-nam-tai-ung-cu-hoi-dong-nhan-quyen-lien-hop-quoc-4715622.html
Việt Nam: Đảng ra chỉ thị siết chặt kiểm soát xã hội trước khi nâng cấp quan hệ với Mỹ
Ít tuần trước khi Việt Nam nâng quan hệ với Hoa Kỳ lên hàng Đối tác Chiến lược Toàn diện, tức quan hệ đối tác cao nhất, ban lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam đã ra chỉ thị siết chặt kiểm soát xã hội, coi ‘‘mọi hình thức hợp tác quốc tế và thương mại là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia’’. Đó là Chỉ thị số 24 ngày 13/07/2023, của Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Việt Nam, lưu hành nội bộ. Tổ chức bảo vệ nhân quyền Project88 trong bản báo cáo được công bố hôm nay, 01/03/2024 cho biết thông tin này.Chỉ thị số 24 đảng Cộng Sản Việt Nam, nhấn mạnh ‘‘bảo đảm vững chắc an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng và một số nội dung về công tác bảo đảm an ninh trật tự tại địa phương’’.Từ nhiều tháng qua, báo chí trong nước đưa tin các cấp chính quyền Đảng kêu gọi “quán triệt” nội dung chỉ thị này.Theo nội dung Chỉ thị 24, do thường trực Ban Bí Thư Trương Thị Mai ký, Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội các cấp chỉ đạo thực thi các mục tiêu như ngăn chặn việc hình thành ‘‘các tổ chức chính trị độc lập trong nước’’, ngăn chặn xu thế ‘‘tự diễn biến, tự chuyển hóa’’, giám sát chặt chẽ việc thành lập các tổ chức công đoàn khi Việt Nam tham gia Công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế…Project88 lên án chỉ thị 24 là ‘‘hành động tấn công có hệ thống nhắm vào các quyền Hiếnđịnh và nhân quyền của 100 triệu người dân Việt Nam’’, ‘‘khi ban hành chỉ thị này, các nhà lãnh đạo không được người dân bầu chọn nói rõ rằng Việt Nam sẽ không thỏa hiệp về nhân quyền, ngay cả khi hội nhập sâu rộng vào cộng đồng quốc tế’’. Nếu được thực hiện như dự định, chỉ thị này sẽ dẫn đến những vi phạm nhân quyền trên diện rộng, ‘‘bao gồm những hạn chế bất hợp pháp đối với quyền tự do hội họp, lập hội, tự do ngôn luận, tự do truyền thông cũng như quyền tự do đi lại’’.
VinFast: Thấy gì từ con số lỗ hàng tỷ đô la?
Báo chí trong nước nhấn mạnh con số doanh thu tăng 91% của VinFast, báo chí nước ngoài quan tâm nhiều hơn tới con số 2,4 tỷ USD – lỗ ròng của VinFast trong năm 2023. VinFast, hãng xe điện đầu tiên ở Việt Nam, được cả báo chí trong và ngoài nước chú ý khi công bố báo cáo tài chính chưa kiểm toán quý 4 và cả năm 2023 vào thứ Năm (22/2). Tuy nhiên, yếu tố được quan tâm và lượng thông tin được đưa ra lại có sự khác biệt. Báo chí trong nước tập trung vào doanh thu tăng 91% của VinFast, báo chí nước ngoài quan tâm nhiều hơn tới con số 2,4 tỷ USD lỗ ròng.Có những lo ngại cho rằng việc này có thể dẫn đến cách nhìn nhận không toàn diện và chính xác cho công chúng, cũng như những khách hàng tiềm năng của hãng xe VinFast. Chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu, trả lời phỏng vấn BBC News Tiếng Việt từ Việt Nam vào ngày 25/2, cho biết ông “hết sức cẩn trọng khi nhìn những con số của VinFast”.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/crg9y5de0mgo
Gần 200 học viên cai nghiện trốn khỏi trung tâm ở Sóc Trăng
Gần 200 học viên cai nghiện ma túy tại cơ sở ở Sóc Trăng vào ngày 24/2 phá khóa, phá cổng chính để trốn khỏi nơi này.Truyền thông Nhà nước loan tin ngày 25/2 dẫn xác minh của Giám đốc Sở Lao động- Thương binh & Xã hội (LĐ-TB-XH) tỉnh Sóc Trăng, ông Võ Thanh Quang về vụ trốn trại tập thể mới nhất như vừa nêu.Theo lời ông Võ Thanh Quang, cơ sở cai nghiện báo cáo rằng vào trưa ngày 24/2, một số học viên lợi dụng mâu thuẫn giữa những học viên khác đã kích động việc gây náo loạn, đập phá và đến 18 giờ chiều ùa ra cổng, khống chế bảo vệ và phá khóa cổng tràn ra ngoài. Nguyên nhân cụ thể được cho biết là một số học viên nghi ngờ học viên khác báo cho cán bộ quản lý về việc dùng ma túy trong phòng.Công an được điều động đến nhưng bị những học viên chống trả khiến ba công an bị thương.Tin nói đến sáng ngày 26/2, 94 học viên trốn được ra ngoài bị đưa lại cơ sở. Công an và gia đình của chừng 100 người đang tìm kiếm số còn lại.Đây là vụ học viên tai cơ sở tỉnh Sóc Trăng bỏ trốn mới nhất; vài năm trước đây hằng trăm học viên tại cơ sở này cũng đã phá trại trốn ra ngoài. Tại cơ sở này có hơn 460 học viên đang được cai nghiện.
Việt Nam cần đúc kết bài học từ chiến tranh Nga – Ukraine
Cuộc chiến do Nga gây ra tại Ukraine gợi ý cho Việt Nam những bài học về chiến lược an ninh, quốc phòng.Cuộc chiến Nga – Ukraine đã bắt đầu bước sang năm thứ ba với tình thế giằng co, bất lợi cho quân đội Ukraine. Trong bối cảnh đó, Việt Nam mới kỷ niệm 50 năm Hải chiến Hoàng Sa (1974), 45 năm Chiến tranh biên giới Việt – Trung (1979-1989) và sắp tới là 36 năm Hải chiến Trường Sa (1988). Trong tiếng Latin có câu tục ngữ “Si vis pacem, para bellum” có nghĩa rằng, “Nếu muốn có hòa bình, phải chuẩn bị cho chiến tranh”. Việt Nam và Ukraine có nhiều điểm tương đồng về vị trí địa chính trị chiến lược: cùng nằm cạnh cường quốc; Nga cần có Ukraine trong tầm ảnh hưởng, chi phối với Crimea để duy trì sức mạnh, còn Trung Quốc cần Biển Đông và chi phối Việt Nam để vươn mình trong “Giấc mộng Trung Hoa”, hóa giải thế bao vây ở chuỗi đảo thứ nhất. Việt Nam và Ukraine cùng nằm ở điểm va chạm giữa các đại chiến lược của các cường quốc và các khối cạnh tranh ảnh hưởng. Do vậy, sự xung đột tiềm tàng trong hiện tại và tương lai với các cường quốc là điều khó tránh khỏi và phải có sự chuẩn bị một cách hữu hiệu.Nhìn từ nhiều góc độ, đây là lúc Việt Nam cần đúc rút nhiều bài học kinh nghiệm của Ukraine trong hiện tại và của chính Việt Nam trong cuộc chiến năm 1979-1989, kết hợp với nghiên cứu, đánh giá tình hình toàn cầu và nội tại của đất nước để cải tổ, chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với các cuộc xung đột, tranh chấp tiềm tàng trong tương lai.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/ce7l7dkl2r2o
Đồng minh: Ông Navalny suýt được trả tự do trong cuộc trao đổi tù nhân
Chính trị gia đối lập Nga Alexei Navalny suýt được trả tự do trong một cuộc trao đổi tù nhân vào thời điểm ông qua đời, một đồng minh thân cận cho biết hôm 26/2, đồng thời lặp lại cáo buộc của gia đình và những người ủng hộ ông rằng Tổng thống Vladimir Putin đã cho người giết ông.Phát biểu trên YouTube, nhà báo điều tra Maria Pevchikh cho biết các cuộc đàm phán về việc trao đổi ông Navalny và hai công dân Mỹ giấu tên để Nga lấy ông Vadim Krasikov, một nhân viên an ninh FSB từng giết người và hiện đang ngồi tù ở Đức, đang ở giai đoạn cuối vào thời điểm ông Navalny qua đời.Ông Navalny, 47 tuổi, chết tại trại giam Bắc Cực vào ngày 16/2. Điện Kremlin đã phủ nhận sự liên quan của nhà nước Nga trong cái chết của ông. Theo những người ủng hộ ông Navalny, giấy chứng tử của ông ghi rằng ông chết vì nguyên nhân tự nhiên.“Alexei Navalny có thể ngồi vào chiếc ghế này ngay bây giờ, ngay hôm nay. Đó không phải là cách nói tu từ, nó có thể và đáng lẽ đã xảy ra,” bà Pevchikh nói.
31,000 binh sĩ Ukraine thiệt mạng trong cuộc chiến chống Nga
Tổng Thống Volodymyr Zelenskiy hôm Chủ Nhật, 25 Tháng Hai, cho biết 31,000 binh sĩ Ukraine thiệt mạng trong cuộc chiến chống Nga xâm lược bắt đầu hai năm trước, đây là con số chính thức đầu tiên Kiev đưa ra trong hơn một năm, theo Reuters.Ông Zelenskiy nói trong một cuộc họp báo ở Kyiv rằng ông không thể tiết lộ số người bị thương vì sẽ giúp ích cho việc Nga lập kế hoạch quân sự.“31,000 quân Ukraine hy sinh trong cuộc chiến này. Không phải 300,000, không phải 150,000…như ông Putin nói dối. Nhưng đây là một tổn thất lớn đối với chúng tôi.”Ukraine chưa đưa ra con số tổn thất quân sự kể từ cuối năm 2022, khi phụ tá tổng thống Mykhailo Podolyak cho biết 13,000 binh sĩ Ukraine thiệt mạng kể từ cuộc xâm lược của Nga vào ngày 24 Tháng Hai, 2022.Thương vong trên chiến trường là một chủ đề rất nhạy cảm ở một quốc gia đang cố gắng cải cách đưa dân chúng nhập ngũ để bù đắp lực lượng tổn thất sau cuộc phản công năm ngoái mà không thể xuyên thủng phòng tuyến của Nga.Một báo cáo của New York Times vào Tháng Tám dẫn lời các giới chức Mỹ ước tính số người Ukraine thiệt mạng là gần 70,000 người. Báo cáo tương tự cho biết có tới 120,000 binh sĩ Nga đã thiệt mạng trong chiến tranh.Tổng Thống Zelenskiy nói với các phóng viên rằng 180,000 người Nga đã thiệt mạng trong cuộc giao tranh.
Thủ tướng Palestine từ chức do áp lực của Mỹ?
Thủ tướng Palestine Mohammad Shtayyeh đã đệ đơn từ chức ngày 26-2, để tạo sự đồng thuận rộng rãi giữa những người Palestine về các thỏa thuận chính trị hậu chiến sự ở Gaza. “Tôi đã đệ đơn từ chức lên Tổng thống Mahmoud Abbas”, ông Shtayyeh thông báo đến nội các Palestine ngày 26-2.Ông Shtayyeh, một nhà kinh tế hàn lâm nhậm chức vào năm 2019, cũng cho biết giai đoạn tiếp theo sẽ cần phải tính đến thực tế mới tại Gaza, nơi đã bị tàn phá sau gần 5 tháng giao tranh ác liệt giữa Israel và Hamas.Ngoài ra, giai đoạn mới cũng cần phải “mở rộng quyền lực của chính quyền đối với toàn bộ vùng đất Palestine”.Chính quyền Palestine (PA), vốn được thành lập cách đây 30 năm theo hòa ước tạm thời ở Oslo, chỉ có quyền quản lý hạn chế đối với các khu vực ở Bờ Tây bị chiếm đóng và đã mất quyền lực ở Gaza vào tay Hamas năm 2007.Động thái diễn ra trong bối cảnh Mỹ ngày càng gây áp lực lên Tổng thống Abbas nhằm cải tổ toàn diện PA. Nhiều bên đã nỗ lực can dự nhằm ngăn chặn giao tranh ở Gaza và bắt đầu phát triển các cơ cấu chính trị để quản lý vùng đất này sau chiến sự.
https://tuoitre.vn/thu-tuong-palestine-tu-chuc-do-ap-luc-cua-my-20240226192151309.htm
Thụy Điển vượt qua cửa ải cuối cùng để vào NATO
Quốc hội Hungary phê chuẩn đơn gia nhập NATO của Thụy Điển, mở đường cho Stockholm gia nhập liên minh sau gần hai năm đàm phán căng thẳng.Các nghị sĩ Hungary ngày 26/2 bỏ phiếu thông qua đơn xin gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của Thụy Điển với tỷ lệ 188 phiếu thuận và 6 phiếu phản đối. Văn kiện dự kiến được tổng thống Hungary ký thông qua trong vài ngày tới, hoàn tất quá trình phê duyệt của Budapest với Stockholm.Hungary hiện chưa có tổng thống mới sau khi bà Katalin Novak từ chức vì ân xá cho một người bị kết tội che giấu lạm dụng tình dục trẻ em. Quốc hội nước này dự kiến bầu Tamas Sulyok, người đứng đầu Tòa án Hiến pháp Hungary, làm tân tổng thống.Đơn xin gia nhập NATO của Stockholm được phê duyệt sau khi Thủ tướng Hungary Viktor Orban gặp người đồng cấp Thụy Điển Ulf Kristersson tại Budapest hôm 23/2, trong đó hai lãnh đạo tuyên bố đã làm rõ “những thiện chí chung của hai bên”.Sau cuộc gặp, Hungary ký thỏa thuận mua 4 chiến đấu cơ JAS 39 Gripen của Thụy Điển, nâng tổng số tiêm kích mẫu này trong biên chế không quân Hungary lên 18 chiếc.
https://vnexpress.net/thuy-dien-vuot-qua-cua-ai-cuoi-cung-de-vao-nato-4715623.html
Tổng thống Macron gợi ý điều quân đến Ukraine, các đồng minh NATO bác bỏ
Một số quốc gia NATO, gồm Mỹ, Đức và Anh, đã bác bỏ khả năng điều động lục quân đến Ukraine sau khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố “không nên loại trừ điều gì”.Ông Macron nói “không có sự đồng thuận” về việc đưa binh sĩ phương Tây đến Ukraine.Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov đã cảnh báo về một cuộc xung đột trực tiếp nếu quân đội NATO được điều động tới Ukraine.Quân Nga gần đây đã có thêm bước tiến tại Ukraine và Kyiv cũng đưa ra lời kêu gọi khẩn cấp cần có thêm vũ khí.Ông Macron phát biểu trong cuộc họp báo vào tối thứ Hai (26/2) rằng: “Chúng ta không nên loại trừ khả năng có những nhu cầu an ninh đòi hỏi yếu tố điều động [binh sĩ].”Nhưng tôi đã nói với quý vị rất rõ ràng rằng về việc nước Pháp duy trì lập trường của mình như thế nào, đó là lập trường mơ hồ chiến lược mà tôi hậu thuẫn.”Nhà lãnh đạo Pháp phát biểu tại Paris, hiện đang chủ trì một cuộc họp để giải quyết khủng hoảng nhằm mang đến sự hậu thuẫn dành cho Ukraine, với sự tham dự của những người đứng đầu quốc gia ở châu Âu, cũng như Mỹ và Canada.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c0jvq1pq9yqo
Chiến tranh Ukraina : Quân đội Nga tuyển dụng người Ấn Độ đưa ra mặt trận
Ngày 26/02/2024, chính quyền New Dehli xác nhận Nga đã tuyển dụng nhiều công dân Ấn Độ để chiến đấu ở chiến trường Ukraina. Thông tin này được đưa ra vào lúc thân nhân những người này lo lắng không nhận được tin tức từ họ. New Dehli đang đàm phán với Matxcơva để hồi hương số công dân này. Từ New Dehli, thông tín viên đài RFI Sebastien Farcis tường thuật :Hồi cuối năm rồi, chàng trai trẻ Mohammed Sufiyan được tuyển dụng với tư cách chỉ là nhân viên bảo vệ bình thường của quân đội Nga. Anh đến Matxcơva với hy vọng có được một mức lương cao. Nhưng nhanh chóng, họ trao vũ khí cho anh để chiến đấu ở mặt trận chống quân đội Ukraina. Hiện giờ, gia đình anh rất lo lắng vì họ không còn nhận được tin tức của anh nữa, theo như lời kể từ Imran, người anh trai với hãng thông tấn ANI của Ấn Độ.« Một người Ấn Độ khác đến từ vùng Kashmir, đang có mặt ở đó, cho biết anh trai của tôi bị bắn vào chân và không thể đi lại được nữa. Nhưng chúng tôi cũng không biết gì thêm từ hai tháng nay. Những nhân viên đến tuyển mộ đã không nói với anh rằng anh sẽ ra chiến trường. »Theo một điều tra của tờ báo The Hindu, khoảng một trăm người Ấn Độ có lẽ đã được quân đội Nga thuê như là nhân viên bảo vệ với hợp đồng một năm. Nhiều người trong số họ có lẽ đã bị đẩy ra mặt trận và có nhiều người đã bị thương. Trước các áp lực từ gia đình, ngoại trưởng Ấn Độ hôm thứ Hai, 26/02, thông báo ông đã có cuộc hội đàm với các đồng nhiệm Nga và nhiều người Ấn Độ dường như đã được giải ngũ.
Tình báo Ukraine: Nga sắp tăng cường các cuộc tấn công hỗn hợp
Nga trong mùa xuân này sẽ tăng cường chiến dịch gây ảnh hưởng nhằm gây bất ổn cho Ukraine và làm thất bại hỗ trợ của quốc tế dành cho Kyiv trong cuộc chiến kéo dài hai năm, tình báo Ukraine cảnh báo hôm 27/2.Ukraine đang chống chọi với quân đội Nga dọc theo phần lớn chiến tuyến khi Kyiv đối mặt với những thách thức trong việc bổ sung quân số và khả năng bị cắt viện trợ quân sự từ Mỹ.Theo ủy ban tình báo của tổng thống, Điện Kremlin sẽ tăng cường xâm lược bằng cách đẩy mạnh những nỗ lực gieo rắc thông tin xuyên tạc trên mạng xã hội, gây ra xung đột giữa người Ukraine và gieo rắc nghi ngờ giữa các đồng minh của Kyiv về cơ hội chiến thắng của họ.“Trong những tuần tới, kẻ thù sẽ thực hiện mọi nỗ lực để truyền bá những câu chuyện có tính chất phá hoại an ninh thế giới và cố gắng kích động xung đột – cả ở Ukraine và các khu vực khác trên thế giới nơi có sự hỗ trợ cho Ukraine”, theo tình báo Ukraine.Không có bình luận từ Nga về tuyên bố này. Điện Kremlin hồi đầu tuần nói Ukraine đã nhận được sự giúp đỡ từ CIA Mỹ để chống lại Nga trong hơn một thập niên.
Ông Biden hy vọng đạt thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza vào tuần tới
Tổng thống Biden bày tỏ hy vọng lệnh ngừng bắn ở Gaza sẽ bắt đầu vào đầu tuần tới, khi cuộc khủng hoảng nhân đạo ngày càng trầm trọng.”Cố vấn an ninh quốc gia của chúng tôi nói với tôi rằng chúng ta gần đạt được thỏa thuận. Tôi hy vọng sẽ có lệnh ngừng bắn vào ngày 4/3″, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói tại một cửa hàng kem trong chuyến thăm New York ngày 26/2.Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Gaza ngày càng trầm trọng, các đại diện từ Ai Cập, Qatar, Mỹ, Pháp và những nơi khác đã đóng vai trò trung gian cho Israel và Hamas, tìm kiếm giải pháp ngừng giao tranh và giải thoát con tin Israel bị giữ ở Gaza.Một thỏa thuận có thể bao gồm việc trao đổi hàng chục con tin để lấy hàng trăm người Palestine đang bị giam trong các nhà tù Israel.Đại diện của một số bên, không bao gồm Hamas, đã gặp nhau ở Paris cuối tuần qua và “đạt đồng thuận về nội dung cơ bản của thỏa thuận con tin để tạm ngừng bắn”, Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng hôm 26/2 cho hay.Sau cuộc họp ở Paris, các đại diện Ai Cập, Qatar, Mỹ, Israel và Hamas đã gặp nhau tại Doha, Qatar những ngày gần đây với hy vọng đạt thỏa thuận ngừng bắn trước tháng chay Ramadan của người Hồi giáo, bắt đầu từ 11/3.
https://vnexpress.net/ong-biden-hy-vong-dat-thoa-thuan-ngung-ban-o-gaza-vao-tuan-toi-4715662.html
Trưởng nhân quyền LHQ: Các bên đều gây tội ác chiến tranh trong xung đột Israel-Hamas
Trưởng nhân quyền Liên hiệp quốc Volker Turk hôm 29/2 tuyên bố tất cả các bên đã phạm tội ác chiến tranh trong cuộc xung đột giữa Israel và Hamas, đồng thời kêu gọi phải điều tra và những ai hữu trách phải chịu trách nhiệm.
Ông Turk phát biểu trước Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc ở Geneva: “Tất cả các bên đều đã vi phạm rõ ràng các quyền con người và luật nhân đạo quốc tế, bao gồm tội ác chiến tranh và có thể các tội ác khác theo luật pháp quốc tế”. Theo thống kê của Israel, các tay súng Hamas đã giết chết 1.200 người và bắt giữ 253 con tin trong cuộc đột kích vào Israel hôm 7/10/2023. Vụ này đã châm ngòi cho cuộc tấn công trả đũa của Israel vào Gaza do Hamas điều hành, cuộc tấn công mà họ nói là nhằm giải cứu những con tin còn lại và tiêu diệt Hamas. Cơ quan y tế ở Gaza cho biết hơn 30.000 người đã được xác nhận thiệt mạng ở Gaza. Ông Turk, người trình bày bản báo cáo về tình hình nhân quyền ở Gaza và Bờ Tây do Israel chiếm đóng, cho biết văn phòng của ông đã ghi nhận ‘nhiều sự việc có thể coi là tội ác chiến tranh của lực lượng Israel.’ Ông nói thêm cũng có những dấu hiệu cho thấy lực lượng Israel đã ‘nhắm mục tiêu bừa bãi hoặc không cân xứng’ vi phạm luật pháp quốc tế.
Nga tố Anh ‘trực tiếp can dự’ vào xung đột ở Ukraine
Điện Kremlin cáo buộc Anh “trực tiếp can dự quân sự” vào cuộc xung đột ở Ukraine và một trong những hãng thông tấn lớn của xứ sở sương mù đã xác nhận điều này.Hãng RTVI hôm 29/2 đã yêu cầu ông Dmitry Peskov, Thư ký báo chí của Tổng thống Nga Vladimir Putin bình luận về thông tin do báo The Times của Anh đăng tải, với nội dung cho biết Đô đốc Tony Radakin, người đứng đầu lực lượng vũ trang Anh đã giúp lập “kế hoạch chiến đấu” cho Kiev.Cụ thể, The Times trích dẫn một nguồn tin quân sự Ukraine hé lộ, ông Radakin “được hiểu đã giúp Kiev thực hiện chiến lược loại bỏ các tàu Nga và mở cửa Biển Đen”, đồng thời đã có “những đóng góp vô giá trong việc phối hợp hỗ trợ từ các lãnh đạo cấp cao khác thuộc NATO”. Đô đốc Anh đã tới thăm Kiev và gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky để thảo luận về chiến lược của quốc gia Đông Âu chống Nga cũng như các cách thức trợ giúp của phương Tây.Ông Peskov nói, Điện Kremlin không có thông tin cụ thể liên quan đến ông Radakin, nhưng quân đội Nga có thể nắm rõ những điều này.“Nhìn chung, việc người Anh thực sự cung cấp các hình thức hỗ trợ khác nhau cho Ukraine – nhân lực trên thực địa, thông tin tình báo,… không phải là điều bí mật. Điều đó có nghĩa họ thực sự trực tiếp can dự vào cuộc xung đột này”, phát ngôn viên của Điện Kremlin nhấn mạnh.Theo đài RT, Thủ tướng Đức Olaf Scholz trong tuần này đã vô tình xác nhận sự hiện diện của binh lính Anh ở Ukraine, trong đó các quân nhân vận hành hỏa lực của London đang điều khiển tên lửa hành trình Storm Shadow. Một nhà lập pháp Anh sau đó lên án bình luận của ông Scholz là “sự lạm dụng thông tin tình báo trắng trợn” khiến nhân viên Anh gặp nguy hiểm và tạo cớ cho Nga leo thang căng thẳng
https://vietnamnet.vn/nga-to-anh-truc-tiep-can-du-vao-xung-dot-o-ukraine-2254685.html
Ông Putin: Nga không định đưa vũ khí hạt nhân lên không gian
Tổng thống Putin khẳng định Nga không có kế hoạch triển khai vũ khí hạt nhân trên vũ trụ, gọi đây là “sự dối trá do phương Tây đặt ra”.”Chúng ta đã thảo luận về sự dối trá do một số quan chức phương Tây đặt ra về cái được gọi là kế hoạch triển khai vũ khí hạt nhân trên không gian của Nga. Tôi đã nói rõ về điều này và tất cả đều biết rằng không có kế hoạch nào như vậy”, Tổng thống Vladimir Putin nói trong cuộc họp Hội đồng An ninh Liên bang Nga hôm nay.Tuy nhiên, ông chủ Điện Kremlin khẳng định các vấn đề liên quan đến không gian và vô hiệu hóa mối đe dọa có thể xuất hiện từ vũ trụ luôn đòi hỏi sự chú ý của giới chức Nga. “Hãy bàn về vấn đề này trong cuộc họp lần này”, ông cho hay.Hội đồng An ninh Liên bang là cơ quan cố vấn cho Tổng thống Nga về các vấn đề an ninh quốc gia và lợi ích chiến lược, với thành phần gồm các quan chức quốc phòng và tình báo hàng đầu, cũng như lãnh đạo Thượng viện và Hạ viện Nga.Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ Mike Turner ngày 14/2 thúc giục Tổng thống Joe Biden giải mật thông tin liên quan tới “mối đe dọa an ninh quốc gia nghiêm trọng”. Truyền thông Mỹ dẫn nguồn thạo tin cho biết vấn đề được đề cập liên quan đến “nỗ lực của Nga nhằm phát triển vũ khí hạt nhân trên không gian”.Phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng John Kirby sau đó cho biết Nga đang phát triển vũ khí diệt vệ tinh có thể triển khai trên không gian, song không nói rõ đây có phải là vũ khí hạt nhân như truyền thông Mỹ đưa tin hay không.
https://vnexpress.net/ong-putin-nga-khong-dinh-dua-vu-khi-hat-nhan-len-khong-gian-4717345.html
Hàng ngàn người tụ họp tiễn đưa nhà lãnh đạo phe đối lập Navalny ở Moscow
Hàng ngàn người tụ họp tại một khu phố ngoại ô Moscow hôm Thứ Sáu, 1 Tháng Ba – vài người đem bông và hô vang, “Nói không với chiến tranh!” – trong lúc họ rướn mắt theo dõi tang lễ đưa tiễn Aleksei A. Navalny. Giọt nước tràn ly biến giờ phút cuối cùng của nhà lãnh đạo phe đối lập thành một buổi tuần hành bất đồng chính kiến gây chú ý ở Nga vào thời điểm công chúng bị đàn áp dữ dội, phóng sự do The New York Times ghi nhận.Tang lễ diễn ra trong sự theo dõi nghiêm ngặt của nhà cầm quyền Nga, vốn bắt giữ hàng trăm người đưa tang tại các khu tưởng niệm từ khi ông Navalny qua đời. Cảnh sát hiện diện dày đặc xung quanh nhà thờ, nơi tang lễ diễn ra ngay sau 2 giờ chiều giờ địa phương, nhưng không có ghi nhận nào về các vụ bắt bớ trên bình diện rộng tính tới đầu giờ chiều.Sau nghi lễ đưa thi hài về nghĩa trang, quan tài ông Navalny được đặt kế ngôi mộ vừa đào của ông. Đoạn phim phát trực tiếp cho thấy thân nhân trong gia đình ông và theo sau đó là những người đưa tang khác hôn tiễn biệt Navalny lần cuối. Tiếp theo, khuôn mặt Navalny được phủ một tấm vải trắng và quan tài được hạ huyệt kèm khúc ca “My Way” của Frank Sinatra và nhạc phẩm cuối cùng được xướng lên là bài hát trong “Terminator 2,” được Navalny coi là “tựa phim hay nhất trên cõi đời.”
Ukraine xác định 511 nghi phạm tội ác chiến tranh, kết án 81 kể từ khi Nga xâm lược
Ukraine đã xác định được 511 người bị tình nghi phạm tội ác chiến tranh kể từ cuộc xâm lược của Nga vào tháng 2/2022 và đã đưa ra 81 bản án, theo tổng công tố Ukraine cho biết tại Kyiv hôm 29/2.Ông Andriy Kostin phát biểu tại một hội nghị về tội ác chiến tranh cùng với các trưởng công tố của Ba Lan, Litva, Romania và Chủ tịch cơ quan tư pháp Liên minh châu Âu Eurojust.Tại cuộc họp báo sau cuộc họp, các công tố viên đã thông báo về việc ký gia hạn thêm hai năm cho công việc của Nhóm điều tra chung (JIT), một sáng kiến của 5 nước thuộc Liên minh châu Âu nhằm điều tra tội ác chiến tranh trong cuộc xung đột.Nga phủ nhận quân đội của họ phạm tội ác chiến tranh, mặc dù cuộc xung đột đã giết chết hàng ngàn thường dân Ukraine.JIT đang tiến hành điều mà người đứng đầu Eurojust Ladislav Harman gọi là “cuộc điều tra tội ác chiến tranh lớn nhất trong lịch sử”.Tổng công tố Litva Nida Grunskiene cho biết JIT cho đến nay đã nói chuyện với hơn 5.000 người Ukraine trong khuôn khổ cuộc điều tra của họ. Bình luận về 81 bản án, ông Kostin thừa nhận rằng hầu hết được tiến hành mà không có nghi phạm bị giam giữ.
https://www.voatiengviet.com/a/7510188.html