Seite auswählen

Mục lục

Đón Putin, Hà Nội hứa ‘sẽ không hùa với nước khác chống Nga’

Chủ tịch nước Tô Lâm đã đón Tổng thống Nga Vladimir Putin với nghi thức long trọng nhất và hai vị nguyên thủ đã hứa với nhau rằng sẽ ‘không tham gia liên minh với bên thứ ba để làm tổn hại đến độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau’, truyền thông hai nước đưa tin.
Ông Putin đã bay từ Bình Nhưỡng đến Hà Nội vào sáng sớm ngày 20/6 trong chuyến thăm cấp nhà nước và là chuyến thăm lần thứ 5 của ông đến Việt Nam trên cương vị tổng thống Nga. Ông được người tương nhiệm Tô Lâm đón tại Phủ Chủ tịch vào trưa cùng ngày với 21 phát đại bác chào mừng, Thông tấn xã Việt Nam cho biết.Trong ngày đầu tiên của chuyến thăm kéo dài hai ngày, ông Putin đã hội đàm, sau đó họp báo với Chủ tịch nước Tô Lâm, gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính, hội đàm với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và dự kiến cũng sẽ gặp Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.Ông Putin đến Việt Nam theo lời mời của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng giống như Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Tuy nhiên, không rõ vì sao ông Trọng đã không chủ trì lễ đón ông Putin như ông đã từng đón hai nguyên thủ Mỹ và Trung Quốc. Cuộc xung đột tại Ukraine là một trong những nội dung được đề cập tại cuộc hội đàm Tô Lâm- Putin, truyền thông Việt Nam cho biết. Việt Nam nằm trong số ít các nước đã nhiều lần bỏ phiếu trắng và phiếu chống đối với các nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc lên án Nga xâm lược Ukraine.

https://www.voatiengviet.com/a/don-putin-ha-noi-hua-se-khong-hua-voi-nuoc-khac-chong-nga-/7663365.html

Tổng thống Putin thăm Việt Nam: Châu Âu phản ứng khác Mỹ

Liên minh châu Âu (EU) không trực tiếp nói đến Việt Nam trong những tuyên bố liên quan đến chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống Nga Vladimir Putin.Cho đến nay, phản ứng chính thức từ Mỹ là tuyên bố từ người phát ngôn Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội liên quan đến chuyến công du của ông Putin đến Việt Nam, theo Reuters tường thuật ngày 17/6:”Không có quốc gia nào nên cho Putin một nền tảng để thúc đẩy cuộc chiến tranh xâm lược của ông ta và nếu làm vậy là cho phép ông ta bình thường hóa những tội ác của mình”.”Nếu ông ta có thể đi lại tự do, điều này có thể bình thường hóa những vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế.”Reuters đánh giá phản ứng này của Mỹ, quốc gia vừa nâng cấp mối quan hệ với Việt Nam lên tầm đối tác chiến lược toàn diện hồi tháng 9/2023, là gay gắt.Trước khi ông Putin đặt chân tới Hà Nội, Đại sứ quán Ukraine tại Việt Nam nhắc lại việc ông Putin đang bị Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) phát lệnh truy nã từ tháng 3/2023.Việt Nam không phải là thành viên của ICC, đây có thể là lý do khiến ông Putin chọn Việt Nam làm điểm đến. Tuyên bố của Mỹ phần nào mang tính chỉ trích việc Hà Nội đã tiếp đón một nguyên thủ quốc gia đang bị truy nã liên quan đến các cáo buộc về tội ác chiến tranh, bao gồm cả việc bắt nhiều trẻ em từ Ukraine đưa về Nga.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cv22yk13wzyo

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam – Liên bang Nga

Tuyên bố chung về làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện trên cơ sở thành tựu 30 năm thực hiện Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị Việt Nam – Nga.Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Vladimirovich Putin (Vladimir Putin) đã thực hiện chuyến thăm cấp Nhà nước đến nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 19 – 20/6.Nhân dịp này, hai bên đã ra Tuyên bố chung về làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện trên cơ sở thành tựu 30 năm thực hiện Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị Việt Nam – Nga.Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin đã thực hiện chuyến thăm cấp Nhà nước đến nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 19 đến ngày 20 tháng 6 năm 2024. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh hai nước kỷ niệm 30 năm ký kết Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga (16 tháng 6 năm 1994).Tại Hà Nội, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có các cuộc hội đàm với Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Tô Lâm, hội kiến với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Tổng thống Vladimir Putin cũng đã đặt hoa tại Đài tưởng niệm các Anh hùng, liệt sĩ và Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Vladimir Putin đã gặp gỡ với cựu sinh viên Việt Nam từng tốt nghiệp tại các trường đại học của Liên Xô và Nga.

https://vietnamnet.vn/toan-van-tuyen-bo-chung-viet-nam-lien-bang-nga-2293695.html

Thăm Việt Nam, ông Putin mưu tìm ‘cấu trúc an ninh’ mới cho châu Á

Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố muốn xây dựng một “cấu trúc an ninh đáng tin cậy” ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam ngày 20/6, một phần của chuyến công du châu Á được coi là thể hiện sự thách thức đối với phương Tây.Một ngày sau khi ký thỏa thuận phòng thủ chung với Triều Tiên, ông Putin được 21 phát súng chào mừng tại một buổi lễ quân sự ở Việt Nam, được hai nhà lãnh đạo Cộng sản ôm hôn và được một trong hai người này khen ngợi hết lời.Chủ tịch nước Việt Nam ca tụng ông Putin đã góp phần vào “hòa bình, ổn định và phát triển” trên thế giới.Chuyến thăm của ông Putin đã vấp phải sự chỉ trích từ Hoa Kỳ và các đồng minh, những người coi nhà lãnh đạo Nga như một kẻ hạ đẳng và phản đối việc dành cho ông Putin một sân khấu để bảo vệ cuộc chiến của Nga ở Ukraine.Nga và Việt Nam đã ký các thỏa thuận về các lĩnh vực bao gồm năng lượng, nhấn mạnh chính sách xoay trục sang châu Á của Moscow sau khi phương Tây áp đặt các chế tài đối với Moscow liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine.Truyền thông Nga dẫn lời ông Putin nói: “Chúng tôi cam kết làm sâu sắc hơn mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam, đây vẫn là một trong những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Nga”.

https://www.voatiengviet.com/a/tham-viet-nam-ong-putin-muu-tim-cau-truc-an-ninh-moi-cho-chau-a/7664511.html

Lệnh bắt của Tòa Hình sự Quốc tế đối với TT Nga Putin và Luật Hình sự Việt Nam

Sự kiện ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư ĐCSVN, mời Tổng thống Nga Vladimir Putin thăm cấp nhà nước tới Việt Nam từ ngày 19-20 tháng 6, 2024 đang thu hút sự quan tâm của giới quan sát quốc tế. Điều đáng chú ý là từ sau cuộc chiến Ukraine, đặc biệt là sau khi bị Tòa án Hình sự Quốc tế phát lệnh bắt giữ với cáo buộc “có thể liên quan tội ác chiến tranh”, ông Putin chỉ thăm ba nước là Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và Việt Nam. Tổng thống Nga Putin đã bị Tòa án Hình sự Quốc tế phát lệnh bắt giữ ngày 17/3/2023 với cáo buộc “có thể liên quan tội ác chiến tranh”. Theo Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC), ông Putin đã phạm tội cưỡng bức đưa trẻ em Ukraine sang lãnh thổ Nga một cách bất hợp pháp. “Công ước Liên Hiệp quốc về ngăn ngừa và trừng phạt tội diệt chủng” năm 1948 thì quy định rằng “cưỡng bức di chuyển trẻ em của một nhóm dân này sang một nhóm khác” là một hành vi diệt chủng (Điều II). Việt Nam có tham gia Công ước này. Việt Nam không tham gia Tòa án Hình sự Quốc tế, do đó không có nghĩa vụ thực hiện lệnh bắt này. Tuy nhiên, Chương 26 của Bộ Luật Hình sự năm 2015 của Việt Nam có một loạt điều quy định tương thích với phạm vi xét xử của Tòa, ví dụ, Điều 421 quy định về tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược, Điều 422 quy định xét xử tội chống lại loài người, Điều 423 quy định về xét xử tội phạm chiến tranh, Điều 424 nói về tội tuyển mộ, huấn luyện, sử dụng hoặc làm lính đánh thuê. 

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/arrest-order-of-the-international-criminal-court-against-russian-president-putin-and-vietnam-criminal-law-06182024132611.html

Tổng Bí thư: Việt Nam ủng hộ chính sách hướng Đông của Nga

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết Việt Nam ủng hộ chính sách hướng Đông của Nga và coi trọng quan hệ truyền thống với Moskva, khi hội đàm với Tổng thống Putin.Hội đàm với Tổng thống Vladimir Putin tại trụ sở Trung ương Đảng chiều 20/6, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định Việt Nam luôn trân trọng sự ủng hộ, giúp đỡ của Liên Xô, trong đó có nước Nga trước đây và Liên bang Nga ngày nay, trong cuộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước và trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước sau này.Tổng Bí thư cho biết Việt Nam coi quan hệ truyền thống, Đối tác Chiến lược Toàn diện với Nga là một ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại. Việt Nam ủng hộ Nga đóng góp vào công việc chung của cộng đồng quốc tế, cũng như ủng hộ chính sách hướng Đông của Nga, theo thông cáo của Ban Đối ngoại Trung ương Đảng.Chính sách hướng Đông của Nga được đề ra từ hơn một thập kỷ trước, với trọng tâm là chuyển hướng tăng cường quan hệ với các đối tác châu Á, trên cơ sở xác định thế kỷ 21 là “thế kỷ của châu Á”.

https://vnexpress.net/tong-bi-thu-viet-nam-ung-ho-chinh-sach-huong-dong-cua-nga-4760771.html

Những con số không biết nói dối

LTS: Báo chí nhà nước Việt Nam ra sức ca ngợi chuyến thăm của Putin đến Hà Nội, bất chấp Hoa Kỳ chỉ trích, Âu châu khó chịu… Nhưng trong bài viết của tác giả Lê Xuân Nghĩa có đưa ra những con số giữa Mỹ và Nga  với Việt Nam, để nhìn lại mối quan hệ “ưu tiên” mà Hà Nội tuyên bố trong dịp này, để xem Nga đã ứng xử thế nào với người đàn em cộng sản hiện nay.1-Người ta ca ngợi Tổng Thống Nga Putin 5 lần đến thăm Việt Nam, bắt đầu từ năm 2001 và bây giờ là 2024. Nhưng suốt trong 23 năm đó:-Về quân sự: Ngay đến công nghệ sản xuất súng bộ binh AK, Nga vẫn quyết không chuyển giao, mà chỉ nhượng quyền sản xuất với giá cắt cổ. Đến độ Việt Nam phải ký với Israel và được chuyển giao hoàn toàn với giá chỉ bằng 1/3 của Nga.-Về chính trị: Cốt lõi nhất của Việt Nam là nguy cơ bị thôn tính Biển Đông và hiện đang bị cưỡng đoạt ở Biển Đông thì Nga lại đứng về phía kẻ bành trướng và là kẻ thù của Việt Nam.-Về kinh tế: Loay hoay mãi mới lên $5.2/năm và rồi lại xuôi về hơn $3 tỉ/năm. Chưa đủ Việt Nam nhét kẽ răng. Còn lại thì khoan dầu và chia đôi. Hết phim!Và Việt Nam – Nga vẫn là quan hệ thủy chung, mẫu mực và Việt Nam đời đời ghi ơn Nga và hết lòng vì Nga.

https://saigonnhonews.com/thoi-su/thay-gi-tren-mang/nhung-con-so-khong-biet-noi-doi/

Project88: Việt Nam che giấu thông tin buôn người với Mỹ

Việt Nam chỉ thị cho các quan chức che giấu thông tin trước Washington để vẽ ra những nỗ lực giải quyết nạn buôn người một cách tích cực hơn, tổ chức vận động nhân quyền Project88 cho biết hôm 20/6, trong lúc Việt Nam đang cố gắng được nâng hạng trong phúc trình của Mỹ.Cáo buộc của Project88 dựa trên các văn bản chính thức của Việt Nam mà họ nói là họ có được. Reuters đã xem xét bản dịch của các văn bản này do Project88 cung cấp nhưng không thể xác nhận độc lập tính xác thực của chúng.Project88, vốn tập trung vào tình trạng nhân quyền ở Việt Nam, cáo buộc nước này đưa thông tin sai lệch và cố gắng che đậy các vụ buôn người có dính đến quan chức khi cập nhật cho các quan chức Mỹ phụ trách phúc trình Buôn người (TIP) của Bộ Ngoại giao.Chính quyền Việt Nam trước đây từng nói rằng họ rất nghiêm túc giải quyết nạn buôn người và trừng phạt những kẻ buôn người.Phúc trình TIP hàng năm là cơ chế chính của chính phủ Mỹ để trừng phạt các nước trên thế giới vì đã không ngăn được nạn buôn người, lao động cưỡng bức và các hình thức bóc lột khác, và nêu ra những chỗ mà mỗi nước cần hành động.Nếu nước nào đó không hành động để giải quyết các vấn đề được nêu trong phúc trình, họ có thể bị áp đặt các biện pháp trừng phạt, chẳng hạn như bị Mỹ cắt tài trợ.

https://www.voatiengviet.com/a/project88-viet-nam-che-giau-thong-tin-buon-nguoi-voi-my/7663478.html

Đảng cho Đinh Tiến Dũng ‘thôi chức’ bí thư Hà Nội do dính AIC, Vạn Thịnh Phát

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) Chỉ vài giờ trước chuyến thăm của ông Vladimir Putin, tổng thống Nga, Bộ Chính Trị bất ngờ công bố ông Đinh Tiến Dũng được cho “thôi chức” bí thư Thành Ủy Hà Nội sau khi ông này làm đơn “xin thôi các chức vụ.”Theo báo VNExpress hôm 19 Tháng Sáu, ông Dũng, 63 tuổi, bị đảng quy trách nhiệm hồi còn làm bộ trưởng Tài Chính, vì “đã gây hậu quả nghiêm trọng, khó khắc phục; gây nguy cơ thất thoát, lãng phí rất lớn ngân sách nhà nước và thiệt hại cho nhà đầu tư trái phiếu, ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư kinh doanh và trật tự, an toàn xã hội; gây dư luận xấu, bất bình, làm giảm uy tín của tổ chức đảng…”Cụ thể, “một số sai phạm” của ông Dũng là dính vụ án liên quan tập đoàn Vạn Thịnh Phát và công ty con là An Đông, cùng tập đoàn Tiến Bộ Quốc Tế (AIC) của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn.Tuy vậy, chi tiết về hành vi của ông Dũng và khoản tiền ông này nhận từ ba doanh nghiệp nêu trên không được làm rõ.

https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/dang-cho-dinh-tien-dung-thoi-chuc-bi-thu-ha-noi-do-dinh-aic-van-thinh-phat/

Ông Đinh Tiến Dũng mất chức, điều gì đang xảy ra tại Bộ Chính trị?

Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã đồng ý để ông Đinh Tiến Dũng thôi giữ chức vụ ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13. Trước đó, ông cũng đã thôi chức Bí thư Thành ủy Hà Nội.Theo thông cáo của Văn phòng Trung ương Đảng, ngày 21/6, tại trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13 đã họp xem xét, cho ý kiến về công tác cán bộ.Tại hội nghị, Trung ương Đảng đã xem xét để ông Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội khóa 15 TP Hà Nội, thôi giữ các chức vụ lãnh đạo, nghỉ công tác.Tại hội nghị ngày 21/6, Trung ương Đảng đánh giá ông Đinh Tiến Dũng là cán bộ cấp cao của Đảng và Nhà nước, được “tín nhiệm phân công giữ một số chức vụ lãnh đạo quan trọng ở trung ương và địa phương, trong quá trình công tác luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, có những đóng góp vào thành tích chung trong các cơ quan, đơn vị, địa phương nơi công tác”.Tuy nhiên, theo báo cáo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, trong thời gian làm Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính nhiệm kỳ 2016-2021, ông Đinh Tiến Dũng đã “vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm, Quy định về trách nhiệm nêu gương, Quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo để Ban cán sự đảng, Bộ Tài chính và một số tổ chức, cá nhân có nhiều vi phạm, khuyết điểm, gây hậu quả nghiêm trọng, dư luận xấu, làm giảm uy tín của tổ chức đảng, cơ quan quản lý nhà nước”.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cw99zze3p8zo

Vũ Hồng Văn, em vợ Tô Chủ tịch, tay ‘nội gián’ chờ thời

Thiếu tướng Vũ Hồng Văn, cựu cục trưởng Cục Chính Trị Nội Bộ, ủy viên Uỷ Ban Kiểm Tra Trung Ương không có thành tích gì đáng kể.Đã thế, ông này đến địa phương nào thì gieo lại tai tiếng ở địa phương đấy, nhưng vẫn lên chức đều đều, còn những tiêu cực gây ra, ông lại đẩy cho thuộc hạ gánh.Khi ông Văn làm giám đốc Công An Đồng Nai giai đoạn 2019 – 2022, liên tiếp bị tố cáo nhũng nhiễu, “bảo kê” cho các hãng xe đò chạy qua tỉnh này.Trước sự bất bình của công luận, năm 2020, ba trưởng phòng của Công An tỉnh Đồng Nai bị cách chức cùng lúc, do “có những vi phạm nghiêm trọng trong quá trình công tác.” Điều đáng nói là, dù có ba thuộc cấp bị mất ghế, nhưng ông Văn vẫn được “tín nhiệm cao,” và vào ngày 26 Tháng Sáu 2023, ông lại được anh rể trao tặng Huân Chương Quân Công Hạng Nhì. Nếu không phải là em vợ của Tô Lâm, ắt hẳn, Văn đã bị kỷ luật từ lâu.Các quan đầu tỉnh thường xây dựng nhóm lợi ích, bằng cách cất nhắc anh em dòng họ vào cơ quan cấp tỉnh. Tuy nhiên, “mốt” này không phù hợp ở Trung Ương, vì tại đây, sự cạnh tranh quá khốc liệt, không dễ gì thu xếp cho người thân vào những vị trí xung quanh. Cho nên, ở Trung Ương, các thế lực chính trị thường chọn người cùng địa phương để đưa vào nhóm lợi ích, và từ đó, dùng số đông để “chiến” với các thế lực khác.

https://saigonnhonews.com/thoi-su/viet-nam/vu-hong-van-em-vo-to-chu-tich-tay-noi-gian-cho-thoi/

Thượng tọa Thích Chân Quang bị cấm thuyết giảng hai năm: nhìn lại các vụ việc nổi cộm

Ngày 19/6, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã công bố quyết định kỷ luật Thượng tọa Thích Chân Quang, trụ trì chùa Thiền Tôn Phật Quang.Theo đó, nhà sư Thích Chân Quang không được thuyết giảng dưới mọi hình thức, không chủ trì tổ chức các sự kiện tập trung đông người tại Thiền Tôn Phật Quang và các địa điểm khác trong thời gian hai năm.Thông báo số 244/TB-HĐTS-VP2 do Thượng tọa Thích Phước Nguyên – phó tổng thư ký Hội đồng trị sự, chánh Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội – thay mặt Ban thường trực Hội đồng trị sự ấn ký.Theo thông báo, Giáo hội Phật giáo đã nhận được nhiều phản ánh từ Phật tử, nhân dân, báo chí… về việc những bài giảng của Thượng tọa Thích Chân Quang gây hoang mang trong xã hội, phản ứng của cộng đồng làm suy giảm niềm tin Phật pháp và ảnh hưởng đến uy tín của giáo hội.Nhà sư Thích Chân Quang nổi tiếng trên mạng xã hội với nhiều phát ngôn gây “sóng gió” về nhân quả, các lời kêu gọi cúng dường, cũng như các phát ngôn chỉ trích các nhà sư khác.Trên các nền tảng như YouTube, Facebook và TikTok, không khó để có tìm được video có các phát ngôn gây tranh cãi của ông.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cgxx5l4xnwko

Toà án ở Tiền Giang tuyên án 24 năm tù hai người với tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền

Toà án Nhân dân tỉnh Tiền Giang vào ngày 19/6 tuyên án tù hai người bị cáo buộc tham gia tổ chức Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời của người Việt tại Mỹ. Đây là tổ chức bị Chính phủ Việt Nam xếp vào danh sách các nhóm khủng bố.Truyền thông Nhà nước cho biết, hai người bị kết án là Nguyễn Đức Thanh (56 tuổi, ngụ xã Điềm Hy, huyện Châu Thành) 16 năm tù và Nhựt Kim Bình (47 tuổi, ngụ thị trấn Mỹ Phước, huyện Tân Phước) 8 năm tù. Cả hai cùng bị cáo buộc tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát được truyền thông trong nước trích dẫn, từ năm 2019 đến năm 2023, ông Nguyễn Đức Thanh gửi hồ sơ xin tham gia tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”, Thanh được công nhận là thành viên của tổ chức và được cấp bí số.Cũng theo cáo trạng, sau khi tham gia tổ chức này, ông Thanh thường xuyên sử dụng tài khoản Facebook “Thanh Nguyen” sau đó đổi thành “Trần Nhân” để liên lạc với tổ chức và tham gia họp kín trên ứng dụng Free Conference Call, nghe tổ chức huấn luyện phương thức hoạt động chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Viện Kiểm sát cáo buộc ông Thanh, dù đã bị cơ quan có thẩm quyền nhiều lần nhắc nhở, nhưng vẫn tiếp tục tái phạm và còn lôi kéo, hướng dẫn ông Nhựt Kim Bình cùng tham gia tổ chức.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/tien-giang-court-sentenced-2-people-to-24-years-in-prison-in-total-06202024081308.html

Cách “xử lý” trường hợp ông Thích Minh Tuệ: Việt Nam có thể phải đối mặt với nguy cơ gì?

Hôm 11 tháng 6, 2024, Dân biểu Hạ viện Hoa Kỳ Michelle Steel gửi thư kêu gọi Ngoại trưởng Antony Blinken đưa Việt Nam vào danh sách các “Quốc gia Cần Quan tâm Đặc biệt” (CPC) về tự do tôn giáo. Lá thư này tiếp nối yêu cầu của bà Michelle Steel được gửi đi hồi tháng 3, 2024. Tuy nhiên, lá thư lần này có một điểm khác là bà Michelle Steel đã nêu trường hợp khất sĩ Thích Minh Tuệ “biến mất” trong đêm 3 tháng 6, 2024. Bà Dân biểu gọi con đường tu tập của ông Thích Minh Tuệ là thực hành các giá trị “buông xả” và “sự tối giản” của Phật giáo. Đêm hôm 3 tháng 6, 2024, khi ông Thích Minh Tuệ và 72 khất sỹ khác đang ngủ thì cảnh sát Việt Nam ập vào, tách họ thành nhiều nhóm khác nhau, đưa đi mỗi nơi khác nhau. Ông Thích Minh Tuệ sau đó được đưa về Gia Lai, nơi cha mẹ ông ở, để làm căn cước công dân. Sau đó, người dân lại tiếp tục kéo về Gia Lai để bày tỏ sự kính ngưỡng với ông. Nhưng rồi hôm 14/6/2024, ông Thích Minh Tuệ lại được thông báo  “ẩn tu” lần hai, và một số khất sỹ đang trên đường đến Gia Lai tìm ông đã “mất tích”. Trong đổi với RFA hôm 14 tháng 6, 2024 về trường hợp ông Thích Minh Tuệ, bà Dân biểu Hoa Kỳ Michelle Steel nhấn mạnh rằng “tự do tín ngưỡng là một quyền cơ bản của con người, và Đảng Cộng sản Việt Nam đang học theo các chiến thuật đàn áp của Đảng Cộng sản Trung Quốc bằng việc đàn áp lạnh lùng các thực hành tôn giáo.” Theo bà Michelle Steel, “cách đối xử đối với ông Thích Minh Tuệ và những người đi theo ông là sai trái và không thể bào chữa. Chính phủ Việt Nam phải chịu trách nhiệm cho điều đó.”

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/the-way-that-vietnamese-government-handle-the-case-thich-minh-tue-what-risks-can-vietnam-face-06162024092343.html

Nguyên bốn phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh nhận kỷ luật của Thủ tướng do dính líu AIC

Nguyên bốn phó chủ tịch Ủy Ban Nhân dân (UBND) tỉnh Bắc Ninh bị Thủ tướng Chính phủ Việt Nam quyết định kỷ luật. Quyết định do Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký và truyền thông Nhà nước loan ngày 17/6.Bốn người bị kỷ luật gồm ông Nguyễn Tiến Nhường, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực tỉnh Bắc Ninh hai nhiệm kỳ 2011-2016, 2016-2021; Nguyễn Lương Thành nhiệm kỳ 2011-2016; Nguyễn Văn Phong nhiệm kỳ 2016-202; Nguyễn Hữu Thành nhiệm kỳ 2016-2021.Hai ông Nguyễn Tiến Nhường và Nguyễn Lương Thành bị xóa tư cách chức vụ do có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác. Cả hai đã bị ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam khai trừ ra khỏi Đảng ngày 31/1/2024.Ông Nguyễn Văn Phong bị cảnh cáo; ông Nguyễn Hữu Thành bị khiển trách.Bốn ông bị Ban Bí thư và Ủy Ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam kết luận phải chịu trách nhiệm về những vi phạm của Ban cán sự đảng UBND tỉnh Bắc Ninh.Cụ thể, Ban này đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để UBND tỉnh và nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong quản lý, thực hiện một số dự án/gói thầu thực hiện bởi Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) và các công ty trong hệ sinh thái AIC.Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn hiện đang bỏ trốn, bị Công an Việt Nam truy nã và nhận án tù của tòa một số tỉnh tại Việt Nam.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/four-former-deputy-chairman-of-bac-ninh-province-got-penalization-by-the-pm-06182024093223.html

Việt Nam, Trung Quốc hợp tác để ‘củng cố nền tảng dân ý’

Hôm 17/6, ông Phó Tự Ứng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc, có chuyến công du Việt Nam trong nỗ lực tăng cường hợp tác giữa cơ quan lập pháp của hai nước và “củng cố nền tảng dân ý”, truyền thông Việt Nam đưa tin.Khi tiếp ông Phó tại Hà Nội, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Minh Vũ đề nghị hai bên tiếp tục “củng cố nền tảng dân ý”, mở rộng hơn nữa hợp tác địa phương; thúc đẩy khôi phục hợp tác du lịch; triển khai hiệu quả, thực chất các hoạt động giao lưu giữa các tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể nhân dân, nhất là thế hệ trẻ, theo cổng thông tin của Đảng Cộng sản Việt Nam.Ông Phó Tự Ứng, Ủy viên thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc (Nhân đại toàn quốc, tức quốc hội của Trung Quốc), khẳng định rằng Trung Quốc luôn coi Việt Nam là “phương hướng ưu tiên” trong tổng thể chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc.Ông Phó đề nghị hai bên tiếp tục tăng cường giao lưu, tiếp xúc cấp cao và các cấp, đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực cũng như phối hợp tốt trong các diễn đàn đa phương, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực lập pháp nhằm tạo dựng môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp các nước

https://www.voatiengviet.com/a/7660072.html

Tuẫn tiết

Bên Thắng Cuộc phát hành cuối năm 2012, và được bỉnh bút Nguyễn Hùng (BBC) liệt kê là một trong “mười chuyện nổi bật” nhất trong năm. Cùng lúc, biên tập viên Mặc Lâm (RFA) cũng nhận xét rằng “cuốn sách đang gây sôi nổi cho cư dân mạng cả trong và ngoài nước” và đã khiến cho “người đọc ngỡ ngàng” vì “cái nhìn” của tác giả – một người sinh trưởng “từ bên kia” chiến tuyến:“Các tướng lãnh như Lê Văn Hưng, Nguyễn Khoa Nam, Phạm Văn Phú, Lê Nguyên Vỹ hay Đại tá Đặng Sĩ Vinh lần lượt kết liễu đời mình trước sự chứng kiến của thuộc hạ hay vợ con dưới cái nhìn của Huy Đức là một sự tuẫn tiết.Một điểm quan trọng nữa, Huy Đức viết: ‘Nhưng đấy vẫn chưa phải là những phát súng cuối cùng của cuộc chiến tranh. Nhiều quân nhân vô danh vẫn tìm đến cái chết trong những ngày sau đó.”Mãi đến bốn mươi sáu năm sau, độc giả của nhật báo Người Việt – số phát hành vào hôm 6/12/2021 – mới có dịp biết đến tên tuổi của một số “quân nhân vô danh” này qua bài viết (“Những Anh Hùng Tuẫn Tiết Trong Ngày Tàn Cuộc Chiến Tại Việt Nam”) của ký giả Vann Phan:“Ngoài ‘Ngũ Hổ Tướng’ ra, còn có các sĩ quan khác cùng các hạ sĩ quan trong Quân Lực VNCH và Cảnh Sát Quốc Gia đã chọn cái chết để đền nợ nước trước, trong và sau ngày 30 Tháng Tư, thay vì đầu hàng quân Cộng Sản.

https://saigonnhonews.com/thoi-su/s-t-t-d-so-tay-thuong-dan/tuan-tiet-2/

Biển Đông: Trung Quốc có thể cân bằng sức mạnh quân sự với Mỹ?

Có nhiều ý kiến cho rằng Trung Quốc đang dần cân bằng lại “sức mạnh quân sự vượt trội” của Mỹ trên Biển Đông. Việc Trung Quốc tăng cường mở rộng lực lượng hải quân và khả năng đóng tàu có thể mang lại lợi thế chiến lược cho Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) trong trường hợp có xung đột, bao gồm “chiến lược địa ngục” mà Mỹ đã đề xuất gần đây, South China Morning Post (SCMP) dẫn đánh giá của chuyên gia quân sự.Trả lời SCMP trong bài viết ngày 17/5, ông Raymond Kuo, Giám đốc Sáng kiến Đài Loan của Rand Corporation, cho biết Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc có “ngành đóng tàu lớn nhất thế giới” và có khả năng hoàn thiện thân tàu nhanh hơn Mỹ.Dù “tàu chiến Mỹ thường có xu hướng hiện đại và có trọng tải lớn hơn … tốc độ đóng tàu chiến tương đối nhanh chóng của Trung Quốc giúp họ phục hồi tổn thất sau các trận chiến nhanh hơn Mỹ,” ông Kuo nói thêm.Ngành đóng tàu khổng lồ của Trung Quốc sẽ đem lại lợi thế chiến lược trong các cuộc chiến kéo dài hơn vài tuần, theo bài viết ngày 5/6 trên trang web của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS).Trong khi đó, Mỹ “vẫn đang đối mặt với tình trạng tồn đọng lớn trong việc bảo trì tàu chiến và có thể sẽ không kịp đóng nhiều tàu mới hoặc sửa chữa các tàu chiến bị hư hại khi xảy ra xung đột giữa các cường quốc”.Theo CSIS, hiện Trung Quốc sở hữu 234 tàu chiến, so với 219 tàu của Hải quân Mỹ.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/ckmm7m4d5jgo

Biển Đông: Tiết lộ của đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh về căng thẳng Mỹ – Trung Quốc

Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc nói với BBC rằng Washington và Bắc Kinh đang đàm phán thường xuyên hơn để tránh xung đột ở Biển Đông bất chấp mối quan hệ “đầy tranh cãi và cạnh tranh” giữa hai nước.“Quân đội của chúng tôi đang hoạt động rất gần nhau ở Biển Đông và eo biển Đài Loan. Chúng tôi không muốn gửi đi tín hiệu sai,” ông Nicholas Burns nói trong một cuộc phỏng vấn ở Bắc Kinh hồi đầu tuần.Biển Đông đã trở thành một điểm nóng nguy hiểm, nơi các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đang làm gia tăng căng thẳng với Đài Loan và Philippines, cũng như đồng minh mạnh nhất của họ là Mỹ.Các tàu Trung Quốc và Philippines đã chơi trò mèo vờn chuột nguy hiểm trong vùng biển tranh chấp này trong những tháng gần đây – cuộc xung đột mới nhất trong tuần này được cho là liên quan đến việc thành viên lực lượng hải cảnh Trung Quốc lên một chiếc tàu của Philippines và tấn công thủy thủ bằng kiếm và dao.Mỹ, quốc gia đã liên kết các liên minh quân sự từ Manila đến Tokyo, đã nhiều lần tuyên bố sẽ bảo vệ quyền lợi của các đồng minh ở Biển Đông.Điều này khiến mối quan hệ với Trung Quốc trở nên căng thẳng hơn – mối quan hệ vốn đã quay cuồng vì cuộc xâm lược Ukraine của Nga, các tuyên bố của Trung Quốc về Đài Loan và cuộc chiến thương mại.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/crggrp8vg34o

Việt Nam ‘sẵn sàng đàm phán’ với Philippines về ranh giới ngoài thềm lục địa ở Biển Đông, kêu gọi các bên kiềm chế 

Việt Nam hôm 20/6 nói sẵn sàng đàm phán với Philippines để tìm kiếm các biện pháp phù hợp với lợi ích của cả hai nước, sau khi Manila cuối tuần trước đệ đơn xác định ranh giới ngoài thềm lục địa của họ ở Biển Đông lên Liên Hiệp Quốc, đồng thời kêu gọi Trung Quốc và Philippines kiềm chế sau những xô xát gần đây.“Việt Nam một lần nữa khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế, và các quyền hợp pháp đối với các vùng biển của Việt Nam, được xác lập phù hợp với UNCLOS 1982”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nói trong một tuyên bố đăng trên trang web của Bộ, khi trả lời câu hỏi của phóng viên trong cuộc họp báo chiều 20/6.Việt Nam và Philippines nằm trong số các bên có yêu sách chủ quyền ở các khu vực ở Biển Đông, tuyến thuỷ lộ sầm uất mà Trung Quốc tuyên bố yêu sách chủ quyền phần lớn trong khu vực. Philippines cuối tuần qua đã đệ đơn yêu sách lên Liên Hiệp Quốc về thềm lục địa mở rộng ở Biển Đông, nơi có trị giá thương mại 3 nghìn tỷ USD đi qua hàng năm và được cho là có nhiều trữ lượng dầu mỏ, khí đốt tự nhiên cũng như trữ lượng cá.

https://www.voatiengviet.com/a/7665030.html

KCNA: Tổng thống Putin, lãnh tụ Kim Jong Un nhất trí phát triển quan hệ ‘pháo đài chiến lược’

Ngay sau khi Lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un dang tay ôm Tổng thống Nga Vladimir Putin khi ông đến sân bay Bình Nhưỡng hôm 19/6, hai nhà lãnh đạo chia sẻ “những tâm tư dồn nén sâu kín nhất” và đồng ý phát triển quan hệ hai nước, truyền thông nhà nước Triều Tiên loan tin.Ông Putin đáp máy bay xuống lúc rạng sáng và đang có chuyến thăm đầu tiên tới thủ đô của Triều Tiên sau 24 năm, một chuyến thăm có thể sẽ định hình lại mối quan hệ Nga-Triều trong nhiều thập kỷ vào thời điểm cả hai nước đều phải đối mặt với sự cô lập quốc tế.Hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA nói rằng quan hệ đối tác giữa hai nước là “động cơ thúc đẩy việc xây dựng một thế giới đa cực mới” và chuyến thăm của ông Putin thể hiện sự bất khả chiến bại cũng như sự bền vững của tình hữu nghị và đoàn kết giữa hai nước.Nga đã tận dụng mối quan hệ nồng ấm hơn với Triều Tiên để làm Washington tức tối, trong khi Triều Tiên – vốn bị bị trừng phạt nặng nề – đã giành được sự ủng hộ chính trị và những lời hứa hỗ trợ kinh tế và thương mại từ Moscow.Hoa Kỳ và các đồng minh nói rằng họ lo ngại Nga có thể cung cấp viện trợ cho các chương trình tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên, vốn bị cấm theo các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, đồng thời cáo buộc Bình Nhưỡng cung cấp tên lửa đạn đạo và đạn pháo mà Nga sử dụng trong cuộc chiến ở Ukraine.

https://www.voatiengviet.com/a/kcna-tong-thong-putin-lanh-tu-kim-jong-un-nhat-tri-phat-trien-quan-he-phao-dai-chien-luoc-/7661572.html

Mỹ đi sau Trung Quốc tới 15 năm về năng lượng hạt nhân

Mỹ đi sau Trung Quốc tới 15 năm trong việc phát triển năng lượng hạt nhân công nghệ cao giữa lúc cách tiếp cận công nghệ có sự hậu thuẫn của nhà nước và nguồn tài chính dồi dào của Bắc Kinh đang mang lại lợi thế cho Trung Quốc, một báo cáo cho biết hôm 17/6.Nghiên cứu của Hội Công nghệ Thông tin và Đổi mới, một viện nghiên cứu phi đảng phái có trụ sở tại Washington, cho biết Trung Quốc có 27 lò phản ứng hạt nhân đang được xây dựng với thời gian xây dựng trung bình khoảng 7 năm, nhanh hơn nhiều so với các nước khác.Báo cáo cho biết: “Việc Trung Quốc triển khai nhanh chóng các nhà máy điện hạt nhân hiện đại hơn bao giờ hết sẽ tạo ra hiệu quả kinh tế quy mô và hiệu ứng vừa học vừa làm đáng kể, và điều này cho thấy các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ đạt được lợi thế nhờ sự đổi mới gia tăng trong lĩnh vực này từ nay về sau.”Hoa Kỳ có đội ngũ nhà máy điện hạt nhân lớn nhất thế giới và chính quyền của Tổng thống Joe Biden coi nguồn điện gần như không phát thải này là rất quan trọng trong việc hạn chế biến đổi khí hậu.

https://www.voatiengviet.com/a/7659699.html

Trung Quốc: Đức Đạt Lai Lạt Ma phải ‘sửa đổi triệt để’ quan điểm chính trị của mình

Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm thứ Năm nói nhà lãnh đạo tinh thần lưu vong của Phật giáo Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma, phải “sửa chữa triệt để” quan điểm chính trị của mình như một điều kiện để nối lại liên lạc với chính quyền trung ương Trung Quốc.Các cuộc đàm phán chính thức giữa Trung Quốc và Đức Đạt Lai Lạt Ma, người đã trốn sang Ấn Độ vào năm 1959 sau cuộc nổi dậy thất bại của người Tây Tạng chống lại sự cai trị của Trung Quốc, và các đại diện của ông đã bị đình trệ kể từ năm 2010.“Về vấn đề liên lạc và đàm phán giữa chính quyền trung ương Trung Quốc và Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, chính sách của chúng tôi là nhất quán và rõ ràng”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Lâm Kiếm, nói.“Điều quan trọng là Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 phải suy ngẫm về cơ bản và sửa chữa triệt để các quan điểm chính trị của mình”, ông Lâm nói tại một cuộc họp báo thường kỳ của Bộ.Vào năm 2011, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã từ chức trong tư cách là nhà lãnh đạo chính trị của chính phủ Tây Tạng lưu vong, điều mà Bắc Kinh không công nhận và coi là vi phạm hiến pháp Trung Quốc.

https://www.voatiengviet.com/a/7663216.html

Đài Loan coi “sự trỗi dậy quyền lực” của Trung Quốc là “thách thức lớn nhất”

Trong chuyến thăm Học viện Quân sự ở Cao Hùng ngày 16/06/2024, tổng thống Lại Thanh Đức lưu ý với học viên và giảng viên về mục đích của của chính quyền Bắc Kinh « xóa bỏ » chế độ Đài Bắc. Theo tân tổng thống, « thách thức lớn nhất » của các tân sĩ quan là đối phó với « sự trỗi dậy quyền lực của Trung Quốc ». Phát biểu tại lễ kỉ niệm 100 năm thành lập Học viện Quân Sự Hoàng Phố, tổng thống Lại Thanh Đức nhấn mạnh đến ý đồ của Trung Quốc « phá vỡ nguyên trạng ở eo biển Đài Loan », « nhằm sáp nhập và loại bỏ Trung Hoa Dân Quốc (tên chính thức của Đài Loan) vì mục đích tái sinh đại cường » Trung Hoa.Tổng thống Đài Loan kêu gọi « nhiệm vụ quan trọng nhất » của lớp sĩ quan tương lai « là dũng cảm gách vác trách nhiệm và nghĩa vụ nặng nề là bảo vệ Đài Loan, bảo vệ hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan ».Lời kêu gọi được tân tổng thống Đài Loan đưa ra vào lúc căng thẳng gia tăng ở hai bờ eo biển Đài Loan. Sau lễ nhậm chức ngày 20/05 của ông Lại Thanh Đức, người bị Bắc Kinh coi là « thành phần ly khai nguy hiểm », Trung Quốc tổ chức tập trận rầm rộ bao vây hòn đảo trong hai ngày. AFP nhắc lại, trong những năm gần đây, các nhà lãnh đạo Trung Quốc khẳng định « thống nhất » Đài Loan là chuyện « không thể tránh được », thậm chí chủ tịch Tập Cận Bình không loại trừ khả năng dùng đến vũ lực.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20240616-%C4%91%C3%A0i-loan-coi-s%E1%BB%B1-tr%E1%BB%97i-d%E1%BA%ADy-quy%E1%BB%81n-l%E1%BB%B1c-c%E1%BB%A7a-trung-qu%E1%BB%91c-l%C3%A0-th%C3%A1ch-th%E1%BB%A9c-l%E1%BB%9Bn-nh%E1%BA%A5t

Ukraine: Thông cáo của hội nghị thượng đỉnh hòa bình cân nhắc quan điểm của Kyiv

Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba cho biết, quan điểm của Kyiv đã được xem xét trong thông cáo chung cuối cùng của hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo thế giới được triệu tập để tìm giải pháp hòa bình cho cuộc chiến giữa Ukraine và Nga.Hơn 90 quốc gia tham gia sự kiện kéo dài hai ngày tại khu nghỉ dưỡng Buergenstock ở miền trung Thụy Sĩ nhằm thống nhất quan điểm toàn cầu về cách thức chấm dứt cuộc xâm lược kéo dài 27 tháng qua của Moscow.Ông nói với các phóng viên: “Văn bản rất cân bằng, tất cả các quan điểm mang tính nguyên tắc của chúng tôi mà Ukraine nhấn mạnh đều đã được xem xét”. Thông cáo cuối cùng từ hội nghị thượng đỉnh vẫn chưa được công bố chính thức.Ông Kuleba cũng ám chỉ rằng Nga có thể tham gia vào một hội nghị thượng đỉnh trong tương lai nhưng bác bỏ yêu cầu của Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 14/6 rằng Kyiv phải từ bỏ 4 khu vực của Ukraine mà Nga đã chiếm đóng và từ bỏ mục tiêu gia nhập NATO.“Tất nhiên, chúng tôi… hiểu rất rõ rằng sẽ đến lúc cần phải nói chuyện với Nga”, ông nói.

https://www.voatiengviet.com/a/7657907.html

Nga ‘cần’ đàm phán với Mỹ, nhưng phải có Ukraine trong nghị trình

Nga nhận thấy nhu cầu cấp thiết phải đàm phán an ninh với Hoa Kỳ nhưng các cuộc đàm phán này phải “toàn diện” và bao gồm vấn đề Ukraine, Điện Kremlin cho biết hôm thứ 21/6.Khi được hỏi liệu Moscow có sẵn sàng đàm phán với Washington về rủi ro hạt nhân hay không, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói: “Không thể tách rời bất kỳ phân đoạn riêng lẻ nào khỏi tổng thể các vấn đề vốn đã chồng chất và chúng tôi sẽ không làm điều này”.“Vì vậy, chúng tôi sẵn sàng đối thoại, nhưng hướng tới một cuộc đối thoại toàn diện rộng rãi bao gồm tất cả các khía cạnh, bao gồm cả khía cạnh hiện tại liên quan đến cuộc xung đột xung quanh Ukraine, liên quan đến sự tham gia trực tiếp của Hoa Kỳ vào cuộc xung đột này”, ông Peskov nói với các phóng viên.Hoa Kỳ bác bỏ lập luận của Nga rằng, với việc trang bị vũ khí cho Ukraine, họ đã trở thành nhân vật nắm vai trò chủ đạo trực tiếp trong một cuộc chiến nhằm gây ra một “thất bại chiến lược” nặng nề cho Moscow. Hoa Kỳ nói rằng bất kỳ cuộc đàm phán nào về cuộc chiến đều là vấn đề của Ukraine.

https://www.voatiengviet.com/a/nga-can-dam-phan-voi-my-nhung-phai-co-ukraine-trong-nghi-trinh/7665081.html

Mối bất hòa khiến nội các chiến tranh Israel đổ vỡ

Nội các chiến tranh Israel được thành lập để đoàn kết dân tộc chống lại Hamas, song bất đồng giữa các thành viên về chiến sự Gaza đã khiến bộ máy sụp đổ.Hơn 8 tháng sau khi xung đột Israel – Hamas bùng phát, Thủ tướng Benjamin Netanyahu ngày 17/6 thông báo giải tán nội các chiến tranh.Nội các chiến tranh, đóng vai trò thay thế cho nội các an ninh, được Thủ tướng Netanyahu thành lập để xây dựng chính sách thống nhất cho cuộc chiến chống Hamas. Nó cũng được tạo ra nhằm đáp ứng yêu cầu của người đứng đầu đảng Thống nhất Quốc gia Benny Gantz nhằm đoàn kết dân tộc trong khủng hoảng.Nội các chiến tranh ban đầu được thành lập với 6 thành viên, gồm 3 lãnh đạo chủ chốt là Thủ tướng Netanyahu, Bộ trưởng Gantz và Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant, cùng ba quan sát viên là các bộ trưởng chính phủ Aryeh Deri và Gadi Eisenkot, Bộ trưởng Chiến lược Ron Dermer.Dù được kỳ vọng sẽ là cơ quan đoàn kết các chính đảng, phe phái chính trị ở Israel giữa khủng hoảng, nội các chiến tranh đã chứng kiến những bất đồng ngày càng lớn liên quan đến chiến lược xử lý cuộc chiến ở Gaza, vốn đã kéo dài hơn 8 tháng.Haaretz của Israel hồi tháng 1 đưa tin lãnh đạo phe đối lập Yair Lapid tiết lộ bất đồng giữa ông Gallant và Thủ tướng Netanyahu lớn đến mức hai người “không còn nói chuyện với nhau” và các cuộc họp nội các chiến tranh đã trở thành “nơi đấu đá và những cuộc thảo luận không mang lại kết quả”.Ông Gantz cũng công khai nói rằng ông không còn ảnh hưởng nhiều tới các quyết định về cuộc chiến. Ngày 9/6, cả ông Gantz và quan sát viên Eisenkot, đều thuộc đảng Thống nhất Quốc gia, tuyên bố rời nội các chiến tranh vì cho rằng ông Netanyahu không có kế hoạch hiệu quả cho chiến dịch ở Gaza.

https://vnexpress.net/moi-bat-hoa-khien-noi-cac-chien-tranh-israel-do-vo-4759503.html

Nga đàm phán đưa vũ khí tầm xa tới nước đối tác, dọa đáp trả Mỹ tịch thu tài sản

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov tiết lộ, Moscow đang thảo luận với các đối tác thân cận nhất về việc triển khai vũ khí tầm xa.Hãng thông tấn Tass ngày 19/6 dẫn lời ông Ryabkov cho biết, Nga có “các đối tác thân thiết nhất” ở cả châu Á cũng như khu vực Mỹ Latinh và “tình hình an ninh đang được giải quyết một cách thực chất, không chỉ ở cấp độ trao đổi đánh giá”.“Không có gì mới trong chuyện này. Vấn đề bố trí vũ khí tầm xa đang được nêu ra với một số đối tác của chúng tôi”, Thứ trưởng Ngoại giao Nga nhấn mạnh.Ông Ryabkov không đề cập đến tên quốc gia nào, nhưng lưu ý các cuộc thương lượng đang diễn ra đều tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ theo các công ước mà các nước có thể đã ký cam kết, bao gồm cả những thỏa thuận Nga không tham gia.Cũng trong cuộc phỏng vấn với Tass, ông Ryabkov cảnh báo, Moscow không loại trừ khả năng hạ cấp quan hệ ngoại giao với Washington để đáp trả việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga vì cuộc xung đột ở Ukraine.“Phản ứng của Nga trước động thái của Mỹ có thể bao gồm các biện pháp trả đũa đối với một số tài sản phương Tây đang trong tay chúng tôi, kể cả đáp trả tương xứng và hạ cấp quan hệ ngoại giao. Có thể còn một loạt bước đi khác hoặc chỉ có một. Xin nhắc lại lần nữa, tùy thuộc vào mức độ độc hại trong hành động của họ, chúng tôi sẽ điều chỉnh các biện pháp ứng phó của mình”, nhà ngoại giao cấp cao Nga nói.

https://vietnamnet.vn/nga-dam-phan-dua-vu-khi-tam-xa-toi-nuoc-doi-tac-doa-dap-tra-my-tich-thu-tai-san-2293039.html

Nga nêu điều kiện chính để các nước được kết nạp vào BRICS

Thứ trưởng Ngoại giao Nga tuyên bố, bất kỳ nước nào muốn gia nhập Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) đều không nên tham gia vào các biện pháp trừng phạt đơn phương bất hợp pháp.Phát biểu tại cuộc họp báo ở Moscow hôm 18/6, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov đã đề cập đến quan điểm của nước này về việc mở rộng BRICS hơn nữa.Đối với chúng tôi, một trong những tiêu chí quan trọng để được gia nhập BRICS và chào đón các quốc gia đối tác là không tham gia vào các chính sách trừng phạt bất hợp pháp, các biện pháp hạn chế bất hợp pháp đối với bất kỳ thành viên BRICS nào, tất nhiên trước hết là chống lại Nga”, ông Ryabkov nói.Nhà ngoại giao cấp cao Nga tiết lộ, lập trường trên đã nhận được “sự thấu hiểu đầy đủ” của các nước thành viên BRICS khác. Ông Ryabkov nhấn mạnh, Moscow hy vọng quan điểm như vậy sẽ duy trì được “bản chất cốt lõi” khi nhóm phát triển trong tương lai.Đài RT dẫn lời ông Ryabkov lưu ý thêm, việc BRICS sẽ phát triển và tìm ra những hình thức mới với các đối tác cũng như việc mở rộng của nhóm “không có gì phải bàn cãi”. Quan chức này đồng thời cho biết, 10 quốc gia thành viên hiện tại của nhóm đã “điều chỉnh” để thích nghi với nhau và đang hành động như “một đội”.BRICS được thành lập năm 2006 và ban đầu chỉ gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Đầu năm nay, nhóm đã kết nạp thêm Ai Cập, Ethiopia, Iran và Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE) nhưng vẫn giữ nguyên tên cũ.Nhóm BRICS mở rộng hiện chiếm khoảng 30% nền kinh tế toàn cầu và 45% tổng dân số thế giới. Nhóm cũng chiếm hơn 40% sản lượng dầu của thế giới. Nhiều quốc gia đã bày tỏ mong muốn được trở thành thành viên của BRICS, gần đây nhất là Malaysia.

 https://vietnamnet.vn/nga-neu-dieu-kien-chinh-de-cac-nuoc-duoc-ket-nap-vao-brics-2292986.html

Mỹ ưu tiên gửi tên lửa cho Ukraine, Nga có thể vũ trang cho Triều Tiên

Một số hãng thông tấn quốc tế, bao gồm cả tạp chí Financial Times gần đây đưa tin, Mỹ dự định dừng mọi đơn đặt hàng về tên lửa đánh chặn cho hệ thống phòng không Patriot đến khi Ukraine có đủ trang thiết bị để tự vệ trước các cuộc không kích của Nga.Ba Lan, Romania, Đức và Tây Ban Nha nằm trong số các quốc gia châu Âu đã đặt hàng Mỹ cung ứng tên lửa cho hệ thống Patriot. Các nước thành viên tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cũng đã đặt mua tổng cộng tới 1.000 tên lửa Patriot từ Mỹ.Báo Pravda dẫn lời John Kirby, điều phối viên về truyền thông chiến lược của Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ hôm 20/6 xác nhận, Washington đã đưa ra một “quyết định khó khăn nhưng cần thiết” để sắp xếp lại việc chuyển giao các khí tài theo kế hoạch cho các nước đối tác để ưu tiên Ukraine. Trong số các khí tài ông Kirby nhắc đến có “các tên lửa phòng không Patriot và NASAMS”.Cùng ngày, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định nước này có quyền cung cấp khí tài cho các đồng minh, kể cả gửi vũ khí tầm xa cho Triều Tiên sau khi phương Tây tuyên bố có thể trang bị vũ khí cho Ukraine mà không bị trừng phạt.

https://vietnamnet.vn/my-uu-tien-gui-ten-lua-cho-ukraine-nga-co-the-vu-trang-cho-trieu-tien-2293809.html